Đề tài Thực trạng về công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11

Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “ thẻ TSCĐ” và “sổ TSCĐ” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ. Thẻ TSCĐ: do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCĐ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng kí thẻ TSCĐ. Sổ đăng kí thẻ TSCĐ: sau khi lập thẻ TSCĐ, kế toán cần đăng ký thẻ vào Sổ đăng ký thẻ TSCĐ nhằm dễ phát hiện khi thẻ bị thất lạc. Sổ TSCĐ: được mở theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của từng doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể được dùng riêng một sổ hoặc một trang sổ. Căn cứ để ghi vào Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng là các chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc có liên quan.

doc58 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về công tác kế toán tài sản cố định tại công ty Cổ phần Sông Đà 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cổ phần sông Đà 11 được thực hiện ở cả phòng tài chính – kế toán Công ty và các chi nhánh xí nghiệp đơn vị sử dụng TSCĐ theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được thực hiện trên máy tính. Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán SAS, việc đánh số (mã hóa) TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đều có số hiệu mã hóa riêng, số hiệu đó không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại đơn vị. Số hiệu TSCĐ là một tập hợp bao gồm nhiều chữ số được sắp xếp theo một thứ tự và nguyên tắc nhất định để chỉ loại TSCĐ, nhóm TSCĐ và đối tượng TSCĐ trong nhóm. Cụ thể Công ty dùng các tài khoản cấp 1 và cấp 2 để chia loại, nhóm TSCĐ kèm theo một dãy số nhất định trong dãy số tự nhiên để ký hiệu ghi TSCĐ. Công tác kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán được thực hiện qua các sổ sau: Bảng kê chi tiết tăng, giảm TSCĐ trong năm,Sổ theo dõi tăng, giảm TSCĐ, Bảng kê tài sản. Căn cứ vào hồ sơ phòng TCKT mở thẻ TSCĐ để hạch toán từng đối tượng TSCĐ theo mẫu quy định. Thẻ TSCĐ được lập thành một bản và để lại phòng TCKT của Công ty để theo dõi ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ. Sau khi lập xong thẻ TSCĐ và được ghi vào sổ TSCĐ, sổ TSCĐ này được lập cho toàn Công ty một quyển. Sau khi kế toán tập hợp thẻ TSCĐ và đăng ký vào sổ TSCĐ đồng thời kế toán phải ghi vào sổ tăng, giảm TSCĐ. Ví dụ: Ngày 31/03/2007 Công ty đã mua TSCĐ là máy bơm trục đứng. Sau khi nhận đầy đủ chứng từ hợp lệ (Biên bản giao nhận, Hóa đơn GTGT) kế toán tiến hành ghi thẻ TSCĐ cho TSCĐ này. Kế toán chi tiết tăng TSCĐ. Tăng do mua sắm. Cuối mỗi năm tài chính ban giám đốc Công ty tiến hành họp với các bộ phận trong Công ty, cũng như căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty quyết định kế hoạch đầu tư TSCĐ trong năm sắp tới. Kế hoạch này sẽ được hội đồng quản trị của Công ty quyết định và xem xét. Khi kế hoạch đầu tư TSCĐ được thông qua, lãnh đạo Công ty sẽ gửi nó đến tất cả các bộ phận trong Công ty. Các bộ phận này căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh cũng như chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình để lập nên tờ trình xin TSCĐ gửi lên ban giám đốc Công ty. Tổng công ty Sông Đà CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Công ty cổ phần sông Đà 11 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số 159/GĐ Hà Đông, ngày 15/03/2007 GIẤY ĐỀ NGHỊ Kính gửi: Tổng giám đốc Công ty CP sông Đà 11 Căn cứ: Kế hoạch đầu tư đổi mới trang thiết bị của Công ty Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 của Công ty Tình trạng máy móc thiết bị hiện có của Công ty. Phòng kỹ thuật cơ giới đề nghị Tổng giám đốc duyệt mua một số tài sản sau: STT Tên TSCĐ Nước sản xuất Số lượng Ghi chú 1 Máy bơm trục đứng Italia 01 chiếc 2 Rất mong được sự lưu tâm giải quyết, xin cảm ơn! Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) Các tờ trình này sẽ được gửi lên ban lãnh đạo của Công ty. Ban lãnh đạo Công ty tiến hành xét duyệt và quyết định đầu tư TSCĐ cho các đơn vị. Quyết định này được gửi đến các bộ phận nhận được TSCĐ cũng như các bộ phận có liên quan khác để thực thi. Tổng công ty Sông Đà Công ty Cổ phần Sông Đà 11 Số 435 TCT/TCKT V/v: Tăng TSCĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà nội, ngày 15/02/2005 QUYẾT ĐỊNH Của tổng giám đốc Công ty xây dựng sông Đà V/v: Tăng Tài sản cố định Căn cứ nghị định số 59/CP ngày 03/11/1996 của Chính phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán cho các doanh nghiệp Căn cứ vào quyết định số 162 TCT/HĐQT ngày 13/08/1997 Tổng Công ty về việc ban hành quy chế quản lý Tổng công ty. Nay Tổng công ty quyết định tăng, giảm TSCĐ cho đơn vị và hướng dẫn hạch toán như sau: Chi tiết tăng, giảm TSCĐ: TT Tên TSCĐ Nước sản xuất Số lượng Giá thành Ghi chú 1 Máy bơm trục đứng - Giá mua - Chi phívận chuyển Italia 01 chiếc 81.547.000 80.547.000 1.000.000 Vốn ĐTXDCB CT cấp Hạch toán kế toán: Công ty Cổ phần Sông Đà 11 hạch toán như: Tăng TSCĐ: Nợ TK 2113: 81.547.000 Nợ TK 133 : 8.154.700 Có TK 112: 89.701.700 Đồng thời kết chuyển nguồn vốn kinh doanh: Nợ TK 4411: 81.547.000 Có TK 4111: 81.547.000 Tổng giám đốc (Ký, họ tên)l Sau khi nhận quyết định tăng TSCĐ phòng kinh tế kế hoạch sẽ tiến hành xin báo giá của các TSCĐ cần trang bị, sau đó các báo giá này sẽ được giám đốc duyệt. Căn cứ vào đó phòng sẽ tiến hành mua TSCĐ. Khi mua bên bán cung cấp hóa đơn GTGT. HÓA ĐƠN LB/2007B GIÁ TRỊ GIA TĂNG 008612 Liên 1: Lưu Ngày 20 tháng 12 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty CP Sông Đà 2 Địa chỉ: Số Tài khoản: Điện thoại: Mã số: Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Địa chỉ: Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng MS: STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Máy bơm trục đứng Chiếc 01 81.547.000 81.547.000 Tổng cộng 81.547.000 Thuế GTGT 10% 8.154.700 Tổng thanh toán 89.701.700 Viết bằng chữ: Tám chín triệu, bảy trăm lẻ một nghìn, bảy trăm đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) Nếu như TSCĐ đã được phòng kinh tế kế hoạch chấp nhận, thì bên mua sẽ mang đến phòng TCKT để thanh toán. Phòng kế toán sẽ thanh toán cho khách hàng theo thỏa thuận (trả ngay bằng tiền mặt, trả chậm, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng). Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì kế toán viết phiếu chi. Sau khi mua xong phòng kinh tế kế hoạch yêu cầu các đơn vị được nhận TSCĐ đến nhận TSCĐ. Và phòng kinh tế kế hoạch tiến hành lập biên bản bàn giao cho đơn vị sử dụng. Tổng công ty Sông Đà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty cổ phần sông Đà 11 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số 359/QLVT-CG Hà Đông, ngày 22 tháng 02 năm 2007 BIÊN BẢN BÀN GIAO THIẾT BỊ Thành phần Đại diện bên giao: Phòng kinh tế kế hoạch. 1. Ông/bà: Trần Trung Kiên Chức vụ: Phòng kinh tế kế hoạch. 2. Ông/bà: Lương Văn Duẩn Chức vụ: Phòng kế toán 3. Ông/bà: Đinh Ngọc Chiên Chức vụ: Phòng quản lý kỹ thuật II. Đại diện bên nhận: Phòng kỹ thuật cơ giới. 1. Ông/bà: Nguyễn Thị Ngal Chức vụ: Phòng kỹ thuật cơ giới 2. Ông/bà: Đoàn Ngọc Ly Chức vụ: Phòng kế toán 3. Ông/bà: Trần Đức Long Chức vụ: Phòng quản lý kỹ thuật Hai bên cùng tiến hành bàn giao thiết bị: Máy bơm trục đứng hãng Italia Mã ký hiệu: 211065 Số máy: 74E-3689547 Số khung: 125684558 Tình trạng kỹ thuật Phần động lực: Tốt Cơ cấu di chuyển: Tốt Cơ cấu công tác: Tốt Khung vỏ và cơ cấu khác: Tốt Kết luận tình trạng kỹ thuật: Tốt Chất lượng còn lại của thiết bị: Mới 100% Dụng cụ đồ nghề kèm theo: Không Đài diện bên giao Đại diện bên nhận (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi bàn giao TSCĐ phòng kinh tế kỹ thuật gửi toàn bộ chứng từ liên quan về phòng kế toán để thanh toán cho người bán và tiến hành hạch toán tăng TSCĐ Khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, kế toán tiến hành vào thẻ TSCĐ. Tiếp theo kế toán vào bảng kê chi tiết tăng, giảm TSCĐ và vào sổ theo dõi tăng, giảm TSCĐ. Điều này được thể hiện thông qua biểu 03. Sau khi vào sổ xong kế toán chuyển cho kế toán nhật ký chung tiến hành định khoản. Định khoản xong, kế toán vào máy. Máy sẽ in ra các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Tổng công ty sông Đà Công ty Cổ phần sông Đà 11 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 012561 Ngày 25 tháng 02 năm 2007 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 359 ngày 31/03/2007 Tên, ký hiệu TSCĐ: Máy bơm trục đứng Số hiệu TSCĐ: 012561 Nước sản xuất: Italia Năm sản xuất: 2000 Bộ phận quản lý sử dụng: Phòng kỹ thuật cơ giới Năm đưa vào sử dụng: 2005 Công suất (diện tích) thiết kế: 384HP Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày...tháng...năm... Lý do đình chỉ................. Số hiệu chứng từ Nguyên giá Tài sản cố định Giá hao mòn TSCĐ Ngày chứng từ Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C D E F G GA01 31/03/2007 Mua mới 81.547.000 2007 Dụng cụ, phụ tùng kèm theo: STT Tên quy cách dụng cụ phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C D E Ghi giảm TSCĐ chứng từ số...ngày...tháng...năm... Lý do giảm............... Người lập (Ký, họ tên) Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Căn cứ vào kế hoạch đầu tư của Công ty, giám đốc Công ty ra quyết định đầu tư TSCĐ theo hình thức xây dựng cơ bản. Sau đó Công ty tiến hành lựa chọn nhà thầu xây dựng. Khi chọn lựa xong, hai bên ký kết hợp đồng xây dựng. Sau khi bên xây dựng hoàn thành thì Công ty lập hội đồng để nghiệm thu và quyết toán công trình xây dựng. Bộ xây dựng Mẫu số 05/PTĐT Tổng công ty sông Đà Ban hành theo thông tư số 66 TCT/ĐTPT Số 435 TCT/TCKT Ngày 02/11/1996 của BTC V/v: Duyệt quyết toán đầu tư Hà Nội, ngày 17/11/2007 xây dựng cơ bản hoàn thành DUYỆT QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH Căn cứ vào thông tư số 66 TC/02/01/1996 của Bộ tài chính quy định chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình XDCB hoàn thành. Căn cứ vào quyết định số 249 TCT/KTKH ngày 02/11/2007 của Tổng giám đốc Công ty về việc bàn giao nhiệm vụ cho Công ty Cổ phần sông Đà 22 tự sản xuất thiết bị tháo lắp KBGS 450 (gồm 2 bộ tời và 8 cụm BULY. Căn cứ vào hồ sơ báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành của Công ty cổ phần sông Đà 11. Căn cứ vào công văn số 680 CT/TCKT ngày 15/12/2007 của Giám đốc Công ty Sông Đà 11 về việc xin thanh toán công trình XDCB hoàn thành. DUYỆT QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH Công trình: Gia công, lắp đặt thiết bị tháp lắp KBGS 450 (gồm 2 bộ tời và 8 cụm BULY). Địa điểm xây dựng: Công trình Nậm Mu – Tuyên Quang Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần sông Đà 11 Kết quả đầu tư XDCB hoàn thành Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Nguồn vốn đầu tư thực hiện Tổng số: + Vốn ngân sách + Vốn tự bổ sung + Vốn khác Vốn đầu tư hoàn thành Phần thiết bị Phần xây lắp (có chi tiết kèm theo) Phần kiến thiết cơ bản ........ TSCĐ mới tăng: Máy móc thiết bị Năng lực Giá trị 910.000.000 910.000.000 Tốt 910.000.000 910.000.000 910.000.000 Tốt 910.000.000 Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan Chủ đầu tư được phép ghi giảm vốn đầu tư của công trình là: 910.000.000 Ghi tăng vốn kinh doanh là: 910.000.000 Hướng dẫn hạch toán: Hạch toán tháng 11/2007. Công ty Cổ phần sông Đà 11 hạch toán: Nợ TK 2113: 910.000.000 Có TK 2412: 910.000.000 Tổng giám đốc (Ký, họ tên) Sau khi quyết toán xong, Công ty nhận bàn giao công trình từ bên thi công. Toàn bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán của Công ty để tiến hành hạch toán. Sau khi kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của chứng từ kế toán chi tiết TSCĐ tiến hành vào thẻ TSCĐ, vào bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ, bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ. Sau đó chuyển cho kế toán nhật ký chung định khoản và nhập máy. Tăng do điều chuyển từ đơn vị khác. Khi có đơn vị trực thuộc có tờ trình xin tăng TSCĐ, ban lãnh đạo Công ty tiến hành xem xét tình hình sử dụng TSCĐ tại các đơn vị trực thuộc, nếu thấy TSCĐ đó không cần thiết đối với đơn vị trực thuộc thì lãnh đạo Công ty ra quyết định điều chuyển TSCĐ đến đơn vị trực thuộc cần sử dụng TSCĐ đó. Bộ xây dựng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tổng công ty sông Đà Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số 54 CT/QLVTCG Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH Của tổng giám đốc Công ty xây dựng Sông Đà V/v: Điều chuyển phương tiện vận tải chuyển dẫn Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan Công ty cổ phần sông Đà 11 và XN 11-3 Căn cứ vào tính năng, tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị Theo công văn đề nghị của Công ty cổ phần sông Đà 11 và XN 11-3 TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Điều động máy móc thiết bị: Xe cẩu bánh lốp thủy lực. Ký, mã hiệu: 211305 Số khung: 74110739 Hiện đang ở XN 11-3 Công ty CP sông Đà 11 Đến cơ quan Công ty cổ phần sông Đà 11 Thời gian: Từ ngày 18/03/2007 Điều 2: Hai đơn vị giao nhận với đầy đủ lý lịch, hồ sơ, dụng cụ đồ nghề, phụ tùng kèm theo. Biên bản bàn giao gửi về phòng quản lý vật tư cơ giới và phòng Tài chính- Kế toán Tổng công ty để theo dõi. Điều 3: Các giám đốc, trưởng ban quản lý vật tư cơ giới, kế toán trưởng, trưởng phòng tổ chức hành chính của Công ty cổ phần Sông Đà 11 và Công ty sông Đà 2 có trách nhiệm thực thi quyết định này. Tổng giám đốc (Ký, họ tên) Sau khi nhận quyết định, bên nhận TSCĐ tiến hành nhận TSCĐ. Khi nhận TSCĐ bên giao và bên nhận tiến hành lập biên bản giao nhận. 2.2.4.2 Kế toán chi tiết giảm TSCĐ. Giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán. Hàng năm, Công ty có một số TSCĐ không sử dụng đến hoặc sử dụng không có hiệu quả, để tránh lãng phí vốn kinh doanh cũng như cần phải thu hồi vốn về cho Công ty. Công ty cổ phần sông Đà 11 đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một số tài sản trên. Hàng năm Công ty có công văn gửi cho các bộ phận trong Công ty yêu cầu kiểm tra xem xét lại toàn bộ TSCĐ mà mình đang nắm giữ. Nếu TSCĐ nào không sử dụng được hoặc sử dụng không có hiệu quả thì phải lập tờ trình gửi lên ban giám đốc để yêu cầu xin thanh lý, nhượng bán. Khi đó giám đốc Công ty phải lập tờ trình về phương án xử lý TSCĐ gửi lên Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty. Sau khi đồng ý, Công ty lập hội đồng đánh giá TSCĐ cần thanh lý, nhượng bán. Hội đồng thanh lý, nhượng bán đánh giá hiện trạng TSCĐ cần thanh lý, nhượng bán. Tổng công ty sông Đà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty Cổ phần sông Đà 11 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: 2580/QLVT-CG Hà Đông, ngày 15 tháng 10 năm 2007 BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG (Để thanh lý TSCĐ) Căn cứ Quyết định số 125/CTĐT ngày 05/11/2000 của Công ty CP Sông Đà 11 về việc nhượng bán TSCĐ. Hội đồng đánh giá thực trạng TSCĐ: Ông/bà: Nguyễn Thị Nga Chức vụ: Phòng quản lý vật tư cơ giới Ông/bà: Đoàn Ngọc Ly Chức vụ: Phòng kế toán Ông/bà: Trần Đức Long Chức vụ: Phòng quản lý kỹ thuật STT Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ Số thẻ TSCĐ Năm sử dụng Giá hạch toán Ghi chú NG HM GTCL Máy đầm Coctacom 1998 38.600.000 38.600.000 0 Cộng 38.600.000 38.600.000 0 Xe trưởng Đội xe Kỹ thuật SC Ban VTCG Giám đốc chi nhánh (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phòng QLVTCG Giám đốc Công ty (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi gửi lên giám đốc, lãnh đạo Công ty sẽ có phương án giải quyết. Hội thanh lý, nhượng bán sẽ tiến hành lập biên bản thanh lý, nhượng bán. Khi thanh lý, nhượng bán phải có biên bản kiểm kê hiện trạng để xác định được: giá trị còn lại theo sổ sách, giá trị còn lại thực tế của tài sản, giá trị ước tính thu hồi được. Tổng Công ty sông Đà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty Cổ phần Sông Đà 11 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số 79 CQ/KTVTCG Hà Đông, ngày 17 tháng 10 năm 2007 BIÊN BẢN THANH LÝ Căn cứ vào công văn 1516 TCT/QLCG ngày 11/09/2002 của Tổng giám đốc Tổng Công ty về việc xử lý xe máy, thiết bị không cần dùng, kỹ thuật lạc hậu. Căn cứ vào tờ trình số 1790/QLVT-CG ngày 24/09/2007 của Công ty về việc duyệt kế hoạch chi tiết thanh lý TSCĐ. Ban thanh lý gồm: - Ông/bà: Tạ Thị Dung Phòng kỹ thuật cơ giới, làm trưởng ban - Ông/bà: Trần Xuân Chính Phó giám đốc, ủy viên. - Ông/bà: Vũ Xuân Tiên Phòng tài chính kế toán, ủy viên - Ông/bà: Lê Văn Tuấn Phòng tài chính kế hoạch, ủy viên II. Tiến hành thanh lý TSCĐ: Tên mã hiệu quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy đầm Coctacom Nước sản xuất: Đức Năm sử dụng: 1998 Số thẻ: 102 Nguyên giá: 38.600.000 Nguồn vốn tín dụng: 38.600.000 Giá trị hao mòn: 38.600.000 Giá trị còn lại: 0 III. Kết luận của ban thanh lý Máy cũ không còn khả năng phục hồi, cần phải thanh lý để tái đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị. Phòng kỹ thuật-Cơ giới Phòng TCKT Phòng TCKH Phó giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi lập xong biên bản đánh giá hiện trạng kỹ thuật, biên bản thanh lý, giám đốc Công ty sẽ phê duyệt, đồng thời giao cho phòng kinh tế kế hoạch thanh lý. Phòng kinh tế kế hoạch sẽ tổ chức đấu thầu TSCĐ. Sau khi phê duyệt đấu thầu, hai bên tiến hành lập hợp đồng kinh tế. Sau đó bên bán xuất hóa đơn GTGT cùng với biên bản bàn giao cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán. Nếu thu bằng tiền mặt kế toán viết phiếu thu, còn các trường hợp khác tùy thuộc hình thức thanh toán mà có các chứng từ cần thiết khác. Tổng công ty sông Đà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty cổ phần sông Đà 11 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số 1081 Hà Đông, ngày 24 tháng 10 năm 2007 HÓA ĐƠN KIÊM PHIẾU XUẤT KHO Họ tên người mua: Đinh Quang Được Xuất tại đơn vị: Phòng kỹ thuật cơ giới Hình thức thanh toán: Tiền mặt Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Ba triệu, ba trăm nghìn đồng chẵn. STT Tên quy cách hàng hóa Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy đầm Coctacom Chiếc 01 3.000.000 3.000.000 Cộng 3.000.000 Thuế GTGT 10% 300.000 Tổng tiền thanh toán 3.300.000 Tổng số tiền viết bằng chữ: Ba triệu, ba trăm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu ghi họ tên) Tổng công ty sông Đà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty cổ phần Sông Đà 11 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số 2150 Hà Đông, ngày 24 tháng 10 năm 2007 PHIẾU THU Ngày 24 tháng 10 năm 2007 Họ tên người nộp tiền: Đinh Quang Được Địa chỉ: Mai Dịch- Cầu Giấy- Hà Nội Lý do nộp: Mua đầm CocTancom Số tiền: 3.300.000 (Viết bằng chữ: ba triệu, ba trăm nghìn đồng) Kèm theo: 01 chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: Ba triệu ba trăm nghìn đồng) Ngày 12 tháng 10 năm 2007 Thủ quỹ (Ký, họ tên) Toàn bộ chứng từ liên quan đến thanh lý TSCĐ sẽ gửi về phòng kế toán. Kế toán chi tiết TSCĐ sẽ ghi giảm TSCĐ ở thẻ TSCĐ đồng thời ghi vào bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ và sổ tăng giảm TSCĐ. Sau khi ghi xong tiến hành bàn giao cho kế toán nhật ký chung tiến hành định khoản, vào máy tình hình giảm TSCĐ bằng các bút toán phù hợp. Giảm TSCĐ do điều chuyển đến đơn vị khác. Đây là trường hợp ngược lại của trường hợp tăng TSCĐ do điều chuyển nội bộ. Nên khi TSCĐ được điều chuyển đến đơn vị khác thì thủ tục cũng giống như trường hợp đó. Nó cũng gồm có: Tờ trình xin tăng TSCĐ, quyết định điều chuyển TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ. Sau khi nhận xong TSCĐ, bộ chứng từ này gửi về phòng kế toán, kế toán tiến hành hạch toán giảm TSCĐ do điều chuyển nội bộ. Do công tác kế toán được thực hiện trên máy tính nên khi phát sinh các nghiệp vụ tăng TSCĐ, kế toán TSCĐ ở Công ty căn cứ vào các chứng từ hợp lý để nhập dữ liệu về TSCĐ với các chỉ tiêu theo mẫu được cài sẵn trong máy. 2.2.5 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ ở Công ty Cổ phần Sông Đà 11. 2.2.5.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ ở Công ty. + Tăng TSCĐ do mua sắm. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý, bộ phận cần TSCĐ sẽ gửi tờ trình mua TSCĐ lên giám đốc. Khi nhận đơn chào hàng cũng như giấy báo giá của các đơn vị bán gửi đến hội đồng mua bán và thanh lý sẽ phân tích và đưa ra ý kiến đánh giá của từng đơn vị bán và lập tờ trình duyệt lên giám đốc Công ty. Khi giám đốc xem xét, đồng ý phê duyệt thì mới ký hợp đồng mua TSCĐ, giao nhận và thanh toán. Căn cứ vào các chứng từ mua TSCĐ (hóa đơn, phiếu chi) và biên bản giao nhận TSCĐ được gửi lên phòng TCKT, kế toán xác định nguyên giá của và hạch toán như sau: Nợ TK 211,133. Có TK 111, 112, 332 Nếu Công ty mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc các quỹ các Công ty thì đồng thời vào bút toán ghi tăng TSCĐ, kế toán thực hiện bút toán chuyển nguồn vốn: Nợ TK 414, 441... Có TK 411 (4112) (Nếu nhận vốn do tổng Công ty cấp thì đồng thời với bút toán chuyển nguồn) Ví dụ: Ngày 20/02/2007 Công ty cổ phần Sông Đà 11 mua một máy bơm trục đứng, hãng sản xuất Italia của Công ty Sông Đà 2, từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hóa đơn GTGT số: 008612 ngày 20/02/2007 với tổng giá thanh toán là 89.701.700 đồng (trong đó chi phí vận chuyển là 1.100.000). Sau khi bộ chứng từ này gửi cho kế toán nhật ký chung, kế toán sẽ kiểm tra lại tính hợp lý hợp lệ. Sau đó kế toán tiến hành định khoản như sau:Nợ TK 211(2): 81.547.000 Nợ TK 133(2): 8.154.700 Có TK 112: 89.701.700 Đồng thời theo quyết định số: 435 TCT/TCKT ngày 15/02/2007, kế toán kết chuyển nguồn vốn như sau:Nợ TK 441: 81.547.000 Có TK 411: 81.547.000 Sau khi định khoản xong kế toán tiến hành nhập máy. Khi người sử dụng chứng từ tăng TSCĐ thì chương trình sẽ đưa ra cửa sổ thông tin chi tiết về TSCĐ, sau đó người sử dụng điền đầy đủ thông tin về tài sản mới và bấm vào nút ghi. Chương trình sẽ tự động đưa ra chứng từ tăng tài sản với các phát sinh về nguyên giá, hao mòn căn cứ trên thông tin mà người sử dụng đã khai báo. Người sử dụng điền các thông tin bổ sung trên chứng từ tăng TSCĐ. Phân loại chứng từ (lý do tăng), số hiệu chứng từ. Các phát sinh còn thiếu trên chứng từ (Tài khoản đối ứng) Các nghiệp vụ liên quan đến tăng TSCĐ, kế toán TSCĐ Công ty căn cứ vào chứng từ hợp lý, hợp lệ để nhập dữ liệu về TSCĐ bằng cách vào menu/tăng TSCĐ. Khi nhập đủ dữ liệu trên về TSCĐ tăng vào máy thì chương trình trong máy sẽ tự động chuyển vào danh sách TSCĐ lưu ở trong máy, sổ theo dõi tăng TSCĐ. Riêng chỉ tiêu “Khấu hao/tháng”, trong tháng nếu có TSCĐ tăng thì tháng sau mới vào, khi đó máy sẽ chuyển số khấu hao vào sổ khấu hao trong tháng. + Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành: Các công trình xây dựng cơ bản nói riêng và công tác đầu tư xây dựng cơ bản nói chung ở Công ty cổ phần sông Đà 11 đều do cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện nên toàn bộ chi phí đều được hạch toán vào bên thu thì căn cứ vào quyết toán đã được duyệt, kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ của Công ty đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo định khoản: Nợ TK 211 (Chi tiết) . Có TK 241 (2412) Đồng thời kết chuyển nguồn vốn kinh doanh như trường hợp trên. Ví dụ: Trong năm 2007 Công ty được tổng Công ty cho phép tự sản xuất thiết bị tháo lắp KBGS 450 (gồm 2 bộ tời và 8 cụm BULY). Đến ngày 10/11/2007 công việc đã hoàn thành. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu kỹ thuật tổng thể công trình đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và căn cứ vào dự toán tổng thể công trình, hạng mục công trình đã được duyệt, quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành số: 435 TCT/TCKT ngày 17/11/2007 với giá trị 910.000.000 đồng, toàn bộ được lấy từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quyết định số: 109 CT/QLVTCG ngày 20/09/2007. Toàn bộ chứng từ có liên quan được gửi về phòng kế toán, bộ phận kế toán có liên quan kiểm tra lại tính hợp lý, hợp lệ của bộ chứng từ, sau đó được chuyển cho kế toán nhật ký chung. Kế toán nhật ký chung tiến hành định khoản:Nợ TK 211: 910.000.000 Có TK 241: 910.000.000 Đồng thời là bút toán chuyển nguồn: Nợ TK 441: 910.000.000 Có TK 411: 910.000.000 Sau khi định khoản xong kế toán nhật ký chung tiến hành vào máy như trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm. + Tăng TSCĐ do điều chuyển từ đơn vị khác đến. Việc điều chuyển thiết bị giữa các Công ty phải có sự đồng ý, có quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty cùng với lệnh điều động thiết bị từ Công ty khác đến, phòng quản lý vật tư cơ giới lập biên bản bàn giao thiết bị vào hồ sơ TSCĐ gửi về phòng tài chính kế toán của Công ty để hạch toán. Ví dụ: Căn cứ vào tờ trình xin tăng TSCĐ số: 068/TT ngày 15/02/2007 của cơ quan Công ty. Ngày 05/03/2007 Tổng giám đốc Công ty ra quyết định số: 54 TC/QLVTCG, quyết định điều chuyển một xe cẩu bánh lốp thủy lực từ XN 11-3 về cơ quan Công ty với nguyên giá: 4.307.188.000 đồng, giá trị hao mòn:1.794.661.666 đồng, giá trị còn lại: 2.512.526.334 đồng. Hai bên đã tiến hành giao nhận theo biên bản giao nhận số: 359/QLVT-CG ngày 05/03/2007. Sau khi nhận đủ chứng từ liên quan kế toán tiến hành kiểm tra lại các chứng từ liên quan. Kế toán nhật ký chung tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 211: 4.307.188.000 Có TK 214 : 1.794.661.666 Có TK 136: 2.512.526.334 Còn đơn vị cấp dưới (XN 11-3) sẽ tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 336: 2.512.526.334 Có TK 214: 1.794.661.666 Có TK 211: 4.307.188.000 Đây là trường hợp tăng TSCĐ do điều chuyển nội bộ, nên khi nhập tăng TSCĐ kế toán nhật ký chung cũng vào màn hình nhập như hai trường hợp trên nhưng ô: Phân loại thì kế toán chọn: Tăng 04- điều chuyển từ nội bộ đơn vị. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ ở Công ty sông Đà 11. + Giảm TSCĐ do thanh lý: Kế toán tiến hành đánh giá tình trạng TSCĐ toàn Công ty và phân loại, sắp xếp những TSCĐ cần thanh lý dựa vào sổ “năng lực TSCĐ” và sổ “chi tiết TSCĐ không cần phải tính khấu hao”. Khi đó TSCĐ cần thanh lý, cần phải trình giám đốc, sau đó giám đốc Công ty phải lập tờ trình về phương án xử lý TSCĐ gửi lên Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng Công ty. Sau khi đồng ý, Công ty lập hội đồng đánh giá TSCĐ cần thanh lý, để ghi rõ: Các chi tiết, bộ phận còn sử dụng được phải bảo quản để phục vụ sửa chữa cho các TSCĐ khác, đánh giá các bộ phận chi tiết đó và có sổ sách để theo dõi. Còn bộ phận không dùng được cho bán phế liệu theo giá thị trường. Khi thanh lý phải có biên bản kiểm kê hiện trạng để xác định được: giá trị còn lại theo sổ sách, giá trị còn lại thực tế của tài sản, giá trị ước tính thu hồi được. Kế toán hạch toán như sau: Ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ.Nợ TK 811- Giá trị còn lại. Có TK 211, 213. Thu nhập từ thanh lý TSCĐ: Nợ TK 111, 112, 152, 153. Có TK 711. Chi phí thanh lý :Nợ TK 811. Có TK 111, 334, 338 + Giảm do điều chuyển đến đơn vị khác: Căn cứ vào quyết định điều động của chủ tịch hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc tổng Công ty. Phòng quản lý vật tư cơ giới lập hồ sơ TSCĐ, xác định năng lực hoạt động, tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị, lập biên bản bàn giao máy móc thiết bị. Khi có quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc Công ty cho giảm TSCĐ thì kế toán mới ghi giảm: Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ. Nợ TK 336- Giá trị còn lại. Có TK 211- Nguyên giá 2.2.6 Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ ở Công ty Cổ phần sông Đà 11. Việc trích khấu hao TSCĐ ỏ Công ty cơ bản là theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tuy nhiên trong nội bộ Công ty Cổ phần sông Đà 11 lại có những quy định riêng trong việc tính khấu hao và hao mòn TSCĐ: Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn Ngân sách cấp hoặc nguồn vốn tự bổ sung thì tỷ lệ khấu hao theo từng loại tài sản quy định riêng. Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay tín dụng và từ nguồn khác thì tỷ lệ khấu hao được xác định căn cứ vào thời gian vay theo hợp đồng và được chia đều cho từng năm, nghĩa là sau khi hết hạn hợp đồng cho vay thì Công ty phải thu hồi đủ vốn đầu tư cho tài sản đó. Bảng kế hoạch khấu hao TSCĐ được lập kế hoạch chi tiết cho từng cho nhánh, từng xí nghiệp trong Công ty và chi tiết theo từng loại TSCĐ. Cuối tháng căn cứ vào kế hoạch khấu hao và tình hình sản xuất, kế toán lập sổ khấu hao TSCĐ chi tiết cho từng TSCĐ. Từ sổ khấu hao TSCĐ căn cứ vào lượng khấu hao của từng TSCĐ và đối tượng sử dụng TSCĐ kế toán lập hồ sơ chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng sử dụng. Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên khi tăng giảm TSCĐ việc tính toán khấu hao được mặc định từ khi nhập liệu tăng giảm TSCĐ. Từ màn hình nhập liệu kế toán tiến hành nhập liệu như bình thường nhưng khi đến mục: “Sử dụng” tùy theo TSCĐ đó dùng cho mục đích gì mà kế toán chọn sao cho phù hợp (Dùng cho hoạt động kinh doanh, dùng cho mục đích phúc lợi). Nếu dùng cho mục đích kinh doanh thì hàng tháng máy tính sẽ tự tính hao mòn cho TSCĐ đó đồng thời máy sẽ tự ghi vào nguồn vốn khấu hao: TK 009, còn TSCĐ đó dùng cho mục đích phúc lợi thì hàng tháng máy sẽ tự động tính hao mòn TSCĐ nhưng không ghi vào TK 009. Kế toán sửa chữa TSCĐ. Trong một doanh nghiệp TSCĐ là cơ sở vật chất có giá trị lớn và có tầm quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như trên đã trình bày TSCĐ ở Công ty chủ yếu là máy móc, thiết bị, xe cơ giớiphục vụ các công trình xây dựng thủy điện, dân dụng, công nghiệp hoạt động ngoài trời, phải di chuyển liên tục nên các TSCĐ thường bị hao mòn và hư hỏng. Để duy trì khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì Công ty phải thường xuyên thực hiện công việc bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ. Căn cứ vào quy mô và TSCĐ được sửa chữa, công việc sửa chữa ở Công ty được thực hiện theo hình thức sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. + Đối với sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Công việc sửa chữa thường xuyên được vận dụng chủ yếu đối với các loại TSCĐ như: máy vi tính, thiết bị văn phòng, bảo dưỡng thay thế phụ tùng nhỏ nên chi phí sửa chữa được kế toán Công ty trực tiếp vào các tài khoản chi phí của các bộ phận có TSCĐ sửa chữa:Nợ TK 627, 641, 642, 241.Có TK 111,112,152,153,334,338. Công ty cổ phần sông Đà 11 Cơ quan Công ty – MST: 050031 CHI TIẾT PHÂN BỔ KHẤU HAO Năm 2007 Tên Tài sản Tài khoản ghi nợ và đối ứng sử dụng Tài khoản ghi có Tên Số hiệu 2141 2142 2143 Xe ôtô Mitsubishi 29M-2358 211402-01 642401 – xe con 35.495.484 Xe ôtô Camry 3.0V 211402-03 642401 – xe con 70.275.600 Xe ôtô Ford Transit 29M-7370 211402-05 642401 – xe con 3.634.368 Xe ôtô KIA (CN Miền Nam) 211406-02 642401 – xe con 41.686.308 .. Tổng cộng 216.235.643 Máy vi tính COMPAQ AT 586 211501-02 642403 – Thiết bị VP 3.451.490 Máy vi tính COMPAQ DEIXPRO 211501-04 642403 – Thiết bị VP 2.730.325 Máy vi tính Pentium III 500 MHZ 211501-06 642403 – Thiết bị VP 1.799.107 Máy vi tính Pentium IV (KTKH) 211501-11 642403 – Thiết bị VP 3.510.840 ....... Máy tính xách tay (KTKH) 211501-25 642403 – Thiết bị VP 6.194.424 Máy FAX Laser (TCHC) 211502-01 642403 – Thiết bị VP 2.549.196 Máy ĐHNĐ GENERAL (KTKH) 211504-01 642403 – Thiết bị VP 3.470.250 Máy ĐHNĐ National (GLCG) 211504-02 642403 – Thiết bị VP 4.016.944 ...... Tổng cộng 177.686.725 Máy bơm trục đứng 21150701-01 642404 – TSCĐ khác 13.591.167 Bộ âm ly 21150801-02 642404 – TSCĐ khác 84.883.308 ........... .............. ........... Tổng cộng 28.560.184 Tổng cộng 422.482.552 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) + Đối với sửa chữa lớn TSCĐ: Trước khi tiến hành sửa chữa, phòng quản lý vật tư cơ giới cùng các chi nhánh, xí nghiệp nơi sử dụng TSCĐ lập biên bản kiểm kê tình trạng kỹ thuật thiết bị để đưa vào sửa chữa, lập dự toán sửa chữa, sau khi sửa chữa xong lập biên bản nghiệm thu kỹ thuật thiết bị và quyết toán sửa chữa lớn. Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Toàn bộ chi phí sửa chữa lớn được hạch toán vào TK 241(2413). Hầu hết việc sửa chữa lớn TSCĐ do xưởng sửa chữa của Công ty thực hiện, tuy nhiên với một số trường hợp Công ty vẫn phải thuê ngoài. Tập hợp chi phí sửa chữa: Nợ TK 241(2413) Có TK 111,112,152,153,334,338,331 Khi sửa chữa lớn hoàn thành kế toán kết chuyển: Nợ TK 142, 242 Có TK 241(2413) Đồng thời, xác định mức phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh, hạch toán tương tự như trên. Khi có TSCĐ cần sửa chữa lớn, phòng kỹ thuật cơ giới lập tờ trình giám đốc kèm theo biên bản kiểm tra tình trạng kỹ thuật xin giám đốc cho sửa chữa lớn TSCĐ. Báo cáo tài sản. Các báo cáo về tài sản có thể xem theo tài khoản hoặc theo đơn vị quản lý tài sản bao gồm: Sổ khấu hao chi tiết, sổ khấu hao tổng hợp, số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ, chi tiết phân bổ khấu hao, tổng hợp phân bổ khấu hao, năng lực tài sản, tăng tài sản, giảm tài sản Bất kỳ báo cáo nào được hiển thị trong chương trình đều có thể chuyển qua chương trình ứng dụng của Microsoft cụ thể như: Excel, Word để tiện cho người sử dụng trong việc sử dụng linh hoạt các báo cáo. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 3.1 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sông Đà 11, nhờ sự giúp đỡ tận tình của phòng Tài chính – Kế toán và tiếp cận trực tiếp với công tác hạch toán kế toán tại Công ty với các phần hành kế toán TSCĐ em xin rút ra một số ý kiến nhận xét sau: 3.1.1 Ưu điểm của công tác kế toán TSCĐ tại Công ty CP sông Đà 11. + Trong công tác đầu tư đổi mới và quản lý TSCĐ: Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Công ty luôn nhận thức rõ vấn đề trang bị TSCĐ đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đầu tư trang bị cho mình một cơ cấu TSCĐ hợp lý nhằm đảm bảo tốt cho công tác sản xuất kinh doanh. Trải qua hơn 40 năm hoạt động đến nay Công ty đã xây dựng cơ bản một cơ cấu TSCĐ tương đối ổn định và hợp lý đối với ngành xây dựng cơ bản. Công ty tiến hành quản lý TSCĐ chặt chẽ theo đúng chế độ. Đặc biệt đã quy định trách nhiệm vật chất của từng bộ phận đơn vị với tài sản của Công ty nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong quá trình mua sắm, bảo quản và sử dụng TSCĐ từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Ta có thể thấy trong những năm qua, thiết bị máy móc đã phát huy năng suất đạt tỷ lệ bình quân máy móc thiết bị thường xuyên làm việc trong năm là 82%. Từ tháng 8/2002, khi đã hoàn thành phòng quản lý cơ giới đến nay công tác quản lý cơ giới đã được tập trung quan tâm chú trọng hơn. Công tát quản lý TSCĐ đảm bảo được phối hợp nhịp nhàng giữa phòng kỹ thuật, phòng cơ giới, phòng kế toán. + Trong công tác tổ chức và hạch toán kế toán TSCĐ của Công ty: Điều phải nói đến đầu tiên chính là đội ngũ kế toán có trình độ cao (100% đều có trình độ đại học về chuyên ngành kế toán), đó chính là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng công tác kế toán ở Công ty. Kế toán Công ty tiến hành phân công phân nhiệm kế toán theo từng phần hành kế toán cụ thể giúp cho việc chuyên môn hóa trong công tác kế toán, nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán. Hằng năm Công ty luôn có kế hoạch cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Khi có chuẩn mực kế toán mới Công ty sẽ tổ chức mời giảng viên các trường đại học, các chuyên viên về giảng để kế toán lĩnh hội và áp dụng. Bên cạnh đó được sự trợ giúp của phần mềm kế toán SAS (thống nhất trong toàn Tổng công ty) giúp cho việc xử lý số liệu kế toán trở nên nhanh gọn hơn, việc quản lý số liệu kế toán dễ dàng hơn, tính bảo mật cao hơn, cung cấp thông tin kịp thời hơn. Công ty còn tiến hành nối mạng với Tổng Công ty và với các đơn vị trực thuộc, giúp cho việc chỉ đạo công tác kế toán được kịp thời, thông tin nhanh chóng và chính xác. + Trong công tác kế toán TSCĐ: Về công tác tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ. Hệ thống sổ sách chứng từ: bên cạnh những chứng từ, sổ sách bắt buộc theo quy định của Bộ tài chính kế toán Công ty đã xây dựng một hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán một cách khoa học hợp lý chính vì vậy đã giúp cho kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty được thuận lợi trong quá trình ghi sổ kế toán, tránh được tình trạng ghi sai lệch, thuận tiện cho công tác kiểm tra giám sát số liệu cũng như trong quá trình đối chiếu so sánh số liệu góp phần nâng cao hiệu quả cho Công ty. Việc quy định cho từng TSCĐ bằng các số liệu tương ứng với đặc trưng kỹ thuật và tác dụng của chúng giúp kế toán thuận lợi trong việc sắp xếp TSCĐ theo các chỉ tiêu quản lý, xem xét nghiên cứu khi cần thiết. Đồng thời đảm bảo được trách nhiệm vật chất của cá nhân, bộ phận phân xưởng trong khi bảo quản và sử dụng TSCĐ. Trong công tác kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ. Việc hạch toán tăng giảm TSCĐ đều được dựa trên cơ sở pháp lý: các chứng từ hợp lý, hợp lệ về mua sắm nhượng bánPhí lắp đặt chạy thử, các biên bản bàn giao thiết bị, biên bản kiểm tra hiện trạng kỹ thuật của TSCĐ và được thực hiện theo quy định thống nhất. Trong công tác kế toán khấu hao TSCĐ. Công ty tiến hành đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ với chi cục thuế Thành phố Hà Nội theo quy định của Bộ tài chính, từ đó giúp cho Công ty lập được kế hoạch khấu hao TSCĐ, dự tính trước được tương đối chính xác số chi phí khấu hao TSCĐ vào từng công trình, làm cho công tác lập định mức chi phí, quản lý định mức chi phí được chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu thầu của Công ty. Kế hoạch khấu hao hàng tháng đã phản ánh được lượng khấu hao theo từng nguồn hình thành TSCĐ. Riêng đối với nguồn hình thành từ vốn vay tín dụng Công ty chú ý tới khấu hao theo thời gian vay của hợp đồng giúp cho việc tính khấu hao đơn giản, chính xác và ổn định, thu hồi vốn vay nhanh và trả nợ đúng hạn. Đối với công tác sửa chữa lớn TSCĐ. Hàng tháng Công ty đều lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ. Đối với những TSCĐ hết giá trị mà vẫn hoạt động được Công ty trích phụ phí sử dụng TSCĐ và sửa chữa lớn, công việc sửa chữa lớn được tiến hành kịp thời, thường xuyên đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. 3.1.2 Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ ở Công ty cổ phần sông Đà 11. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì công tác TSCĐ còn có một số hạn chế: + Đối với công tác đánh giá lại TSCĐ hữu hình: Do không sử dụng số liệu để đánh giá TSCĐ hữu hình để hạch toán nên Công ty không xác định giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình sau khi đánh giá lại. Như vậy chưa phản ánh được thực tế giá trị TSCĐ hiện có của Công ty và nguồn vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình trong Công ty. + Đối với công tác kế toán tăng giảm TSCĐ: Tất cả các trường hợp tăng, giảm TSCĐ trong Công ty đều được lập hồ sơ riêng và để hạch toán tăng giảm TSCĐ phải dựa cả vào quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty. Dẫn đến những TSCĐ đã tăng giảm từ lâu không được hạch toán ngay từ thời điểm phát sinh nghiệp vụ. + Đối với công tác phân loại TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình của Công ty nhiều và đa dạng nhưng phòng kế toán Công ty chưa chú trọng tới việc phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau. Mà mỗi cách phân loại đó có những đặc trưng riêng và có tác dụng rất lớn đối với yêu cầu quản lý TSCĐ trong Công ty nói chung và trong công tác hạch toán kế toán nói riêng. Công ty chỉ mới phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật và theo công dụng kinh tế. + Đối với công tác khấu hao TSCĐ: Trong sổ chi tiết khấu hao TSCĐ số khấu hao theo nguồn không được phản ánh. Trong năm 2007 Công ty chưa chuyển đổi việc tính khấu hao theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. + Đối với công tác sửa chữa lớn TSCĐ: Công ty chưa thật sự chú trọng đến việc phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ. Mà trong điều kiện hiện nay điều đó rất quan trọng. Nếu tổ chức tốt công tác phân tích TSCĐ sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được cơ cấu sự biến động tình trạng kỹ thuật TSCĐ, hiệu quả sử dụng TSCĐTừ đó giúp doanh nghiệp có biện pháp tốt nhất để bảo toàn và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. 3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, công tác kế toán luôn được chú trọng ở tất cả các doanh nghiệp vì tầm quan trọng của nó. Chức năng của kế toán là ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp, ngoài ra kế toán còn cung cấp thông tin cho rất nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý, các thông tin này giúp cho họ có những cơ sở để đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp, đối với các nhà đầu tư, các thông tin này là cơ sở để ra các quyết định đầu tư. Việc hạch toán kế toán và quản lý TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sông Đà 11. Trong điều kiện ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường như hiện nay, kế toán là công cụ hữu hiệu giúp Công ty phân tích được tình hình tài sản của mình, từ đó có hướng đầu tư và phương pháp quản lý thích hợp để tạo nên sức mạnh nội lực. Việc hạch toán và quản lý TSCĐ hiện nay tại Công ty cần được hoàn thiện để đáp ứng những nhu cầu trên. 3.2.2 Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Sông Đà 11. Qua một thời gian rất ngắn tìm hiểu và tiếp cận công tác quản lý, và công tác kế toán TSCĐ, cộng với hiểu biết thực tế còn hạn chế cũng như chưa có thời gian tìm hiểu kỹ công tác kế toán của Công ty, nhưng qua bài viết này em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhận xét về công tác tổ chức kế toán TSCĐ với hi vọng góp một phần nhỏ bé để công tác hạch toán TSCĐ của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. a. Ý kiến thứ nhất: Về công tác phân loại TSCĐ Công ty nên tiến hành phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. Qua đó giúp cho Công ty có biện pháp khai thác, mở rộng nguồn vốn, kiểm tra theo dõi tình hình thanh toán chi trả các khoản vay đúng hạn, mặt khác giúp cho kế toán biết được nguồn hình thành của từng TSCĐ hiện có của Công ty thì Công ty sẽ có kế hoạch nâng cấp sửa chữa đầu tư mới hợp lý hơn. b. Ý kiến thứ hai: Về phân chia nguồn vốn thành vốn cố định và vốn lưu động Để tăng thêm quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, chế độ kế toán mới quy định không tách nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động riêng mà gộp chung lại thành nguồn vốn kinh doanh. Nhưng hiện nay ở Công ty cổ phần sông Đà 11 vẫn có một số tài khoản chi tiết thành vốn cố định và vốn lưu động. Theo em việc phân chia này là không cần thiết bởi vì nhiều lúc rất khó phân biệt khi nào thuộc vốn cố định, khi nào cần vốn lưu động, và nó còn ảnh hưởng đến việc bảo toàn vốn của doanh nghiệp vì đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động, vốn cố định là khác nhau. c. Ý kiến thứ ba: Trong công tác kế toán tăng, giảm TSCĐ Như phần trên đã trình bày về thời gian phản ánh các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ chưa kịp thời mà nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục còn phức tạp. Theo em Tổng công ty nên giao quyền tự chủ cho các Công ty trong vấn đề này, đồng thời khi có nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ phòng Tài chính – Kế toán Công ty nhanh chóng lập danh sách và đề nghị giám đốc Công ty ra quyết định để kế toán phản ánh nghiệp vụ kịp thời. Trong phần hạch toán nghiệp vụ giảm TSCĐ do điều chuyển kế toán nên định khoản : Đối với đơn vị cấp dưới: Nợ TK 211 (Nguyên giá). Có TK 214 (Giá trị hao mòn). Có TK 411 (Giá trị còn lại). Đối với đơn vị cấp trên: Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn). Nợ TK 136 (Giá trị còn lại). Có TK 211 (Nguyên giá). Ý kiến thứ tư: Về công tác khấu hao TSCĐ: Sau khi nghiên cứu vấn đề trích khấu hao của Công ty em nhận thấy thời gian vay theo hợp đồng bao giờ cũng ngắn hơn thời gian hữu dụng của TSCĐ. Việc trích khấu hao như Công ty khi hết thời hạn hợp đồng vay, về mặt giá trị TSCĐ được khấu hao hết nhưng về mặt hiện vật vẫn còn sử dụng được, song lúc này TSCĐ không phải trích khấu hao nữa mà chỉ thu phụ phí sử dụng TSCĐ làm cho giá thành hạ, dẫn đến giá thành sản phẩm không được ổn định. Do vậy Công ty nên xem xét việc trích khấu hao đối với TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay một cách khoa học đảm bảo phản ánh đúng thực tế chi phí của TSCĐ. Công ty nên xem xét nhờ chuyên gia phần mềm máy tính sửa lại cách thức tính khấu hao không theo nguyên tắc “tròn tháng” mà theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ e. Ý kiến thứ năm: Về công tác đánh giá lại TSCĐ Khi Công ty tổ chức đánh giá lại TSCĐ đối với những TSCĐ có giá trị thực tế lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị còn lại trên sổ thì Công ty hạch toán vào TK 412 và phản ánh đúng giá trị thực tế còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán. f. Ý kiến thứ sáu: Về công tác phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ hữu hình Công ty có thể tiến hành phân tích trên một số nội dung cơ bản sau: - Phân tích cơ cấu và sự biến động của TSCĐ: Người ta xem xét tỷ trọng của TSCĐ trong tổng số của nó. Cơ cấu của TSCĐ được xem là hợp lý nếu sự phân bố TSCĐ vào mỗi nhóm, mỗi loại đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Phân tích sự biến động của TSCĐ là xem xét, đánh giá tình hình tăng, giảm của TSCĐ giữa cuối kỳ với đầu năm. - Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ: tình trạng kỹ thuật của TSCĐ được phản ánh thông qua mức độ mới cũ của TSCĐ tham gia vào quá trình kinh doanh. Để phân tích người ta sử dụng chỉ tiêu hệ số hao mòn của TSCĐ: Hm Tkh NG = Trong đó: Tkh: là số tiền khấu hao cơ bản NG: nguyên giá của TSCĐ - Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ là hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hs = Gs(D,LN) NG Trong đó: HS: hiệu suất sử dụng TSCĐ GS, D, LN: giá trị sản xuất, doanh thu thuần, lợi nhuận NG: nguyên giá bình quân của TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết bình quân một đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, doanh thu thuần hay lợi nhuận. Như vậy Hs cho thấy chất lượng quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty. g. Ý kiến thứ bảy: Về việc tăng cường hiệu quả công tác kế toán quản trị đối với phần hành kế toán TSCĐ Kế toán tài chính và kế toán quản trị là 2 mảng khác nhau của công tác kế toán, tuy vậy chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau không thế tách rời. Kế toán tài chính cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà quản trị các cấp doanh nghiệp. Hiệu quả của công tác kế toán sẽ kém đi giá trị về mặt cung cấp thông tin nếu không thực hiện tốt công tác kế toán quản trị. Kế toán quản trị là công cụ sắc bén trong quản lý tài sản của doanh nghiệp nói chung và quản lý TSCĐ nói riêng, giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định chính xác trong đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty. Chính vì vậy mà trong những năm tới, công tác hạch toán kế toán của Công ty cần phải chú trọng tới công tác kế toán quản trị. Công tác kế toán quản trị của Công ty cần phải được thực hiện thường xuyên và thực hiện ở tất cả các xí nghiệp cấp dưới để có thể quản lý chính xác hiệu quả sử dụng tại từng đơn vị trực thuộc. Từ đó Công ty có cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn trong đầu tư. Công ty nên đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đầy đủ và cần thiết để đơn vị cấp dưới thực hiện sao cho các thông tin đó thực sự có giá trị. Đó là hệ thống các nhóm chỉ tiêu sau: - Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị máy móc thiết bị: + Mức nguyên giá TSCĐ bình quân trên một lao động + Số lượng máy móc thiết bị bình quân trên một lao động + Hệ số mới, cũ TSCĐ + Cơ cấu máy móc thiết bị - Các chỉ tiêu phản ánh tình hình lắp đặt và sử dụng máy móc thiết bị: Hệ số lắp đặt thiết bị hiện có Số thiết bị điện đã đưa vào sử dụng Số thiết bị hiện có = Hệ số thiết bị hiện có Số thiết bị đã đưa vào sử dụng Số thiệt bị đã lắp đặt = Hệ số sử dụng thiết bị hiện có Số thiết bị đã sử dụng Số thiết bị hiện có = Tổng GTSX Số lượng MMTB sử dụng bình quân trong năm Số ngày làm việc bình quân của 1 máy Năng suất bình quân của 1 máy trong 1 ngày = × × - Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị cả về mặt số lượng, thời gian, công suất trong quan hệ với kết quả sản xuất. Bên cạnh một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán đã nêu trên, phòng kế toán của Công ty cần có sự đầu tư một hệ thống máy tính hiện đại và đầy đủ hơn về mặt số lượng. Cán bộ kế toán của Công ty phải không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn, trình độ sử dụng máy tính, việc áp dụng các chế độ kế toán mới cần được thực hiện nhanh chóng hơn. Nếu các biện pháp nêu trên được thực hiện thì chắc chắn trong những năm tới hiệu quả về công tác quản lý và công tác kế toán TSCĐ nói riêng, công tác kế toán nói chung sẽ được nâng cao hơn nữa. KẾT LUẬN TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu đối với mọi nền kinh tế quốc dân nói chung và mọi doanh nghiệp nói riêng. TSCĐ là tư liệu lao động có vại trò quan trọng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội và sinh lời cho doanh nghiệp. Vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng TSCĐ trong sự nghiệp phát triển kinh tế quy định những yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Việc tổ chức hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ góp phần phát triển thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm, đổi mới không ngừng TSCĐ. Để làm được điều này tổ chức hạch toán TSCĐ một cách hoàn thiện là một công cụ sắc bén. Qua tìm hiểu về “Tổ chức hạch toán công tác kế toán TSCĐ” em thấy rằng hệ thống TSCĐ ở Công ty cổ phần sông Đà 11 đã thể hiện một trình độ kỹ thuật sản xuất khoa học và tiên tiến, năng lực sản xuất rất dồi dào, với sự đổi mới trang thiết bị công nghiệp hàng năm rất lớn, sử dụng TSCĐ hiệu quả. Công tác hạch toán TSCĐ cũng đã phục vụ đắc lực cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty. Tuy vậy, để đáp ứng mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, công tác quản lý TSCĐ của Công ty cần phải khắc phục một số hạn chế, tồn tại. Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần sông Đà 11, em đã tìm hiểu được thêm một số vấn đề về quản lý TSCĐ, về lý luận, về thực trạng và về công tác hạch toán kế toán TSCĐ ở Công ty. Dựa trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến về hoàn thiện quá trình tổ chức hạch toán, tổ chức quản lý TSCĐ – với mục đích đưa ra kiến thức đã học được trong trường ứng dụng vào thực tế. Mặc dù đã rất cố gắng tìm hiểu thực tế, kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy, các cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo “Lê Thị Thanh” cùng các cán bộ phòng kế toán Công ty Sông Đà 11 đã giúp đỡ em tìm hiểu và nghiên cứu trong quá trình thực tập tại Công ty. Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2008 Sinh viên thực tập Nguyễn Minh Thu NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Người nhận xét (Ký, đóng dấu) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế toán doanh nghiệp – theo luật kế toán mới Chủ biên: PGS.TS Ngô Thế Chi – TS Trương Thị Thủy. NXB Thống kê – 2004 2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Hướng dẫn về chứng từ kế toán, hướng dẫn về sổ kế toán – NXB Lao động – 2004 3. Kế toán quản trị, 2005 NXB Tài chính 4. Kế toán thuế, 1999, Nhà xuất bản Thống kê 5. Thực hành kế toán. TS. Nghiêm Văn Lợi – NXB Tài chính – 2004 6. Tạp chí kế toán. Hội kế toán Việt Nam 7. Một số văn bản, quy định của Công ty cổ phần sông Đà 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6334.doc
Tài liệu liên quan