Đề tài Thuế thu nhập cá nhân và thực trạng ở Việt Nam

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN Lí THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 3 1.1 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: 3 1.1.1 Khỏi niệm thuế thu nhập cỏ nhõn: 3 1.1.2 Đặc điểm của thuế TNCN: 3 1.1.3 Cơ sở tính thuế: 4 1.1.4 Vai trũ của thuế TNCN: 4 1.2 QUẢN Lí THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: 6 1.2.1 Các bước quản lý thuế TNCN: 6 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế TNCN: 7 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM 9 2.1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHÁP LỆNH THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM 9 2.1.1 Đối tượng nộp thuế: 9 2.1.2 Loại thu nhập phải chịu thuế và cỏc khoản khụng thuộc diện chịu thuế, miễn thuế, chưa thu thuế: 10 2.1.3 Biểu thuế và cỏch tớnh thuế: 11 2.1.4 Cỏc chớnh sỏch giảm thuế: 16 2.2 QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO Ở VIỆT NAM: 19 2.2.1 Đối với thu nhập cao thường xuyên là người VN: 19 2.2.2 Đối với thu nhập cao thường xuyên là người nước ngoài: 23 2.2.3 Đối với người có thu nhập cao không thường xuyên ở Việt Nam: 24 2.3 KẾT QUẢ, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT THUẾ TNCN VÀ NHỮNG BẤT CẬP TỒN ĐỌNG: 25 2.3.1 Kết quả về kinh tế: 25 2.3.2 Kết quả về xó hội: 26 2.3.3 Mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật thuế TNCN: 27 2.3.4 Những bất cập, thiếu sút trong việc tớnh và thu thuế TNCN ở VN hiện nay: 28 2.3.5 Một số biện phỏp khắc phục những bất cập, thiếu sút trong việc tớnh và thu thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay. 33 KẾT LUẬN 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuế thu nhập cá nhân và thực trạng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường xuyên: áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần: Đối với công dân VN và cá nhân định cư tại VN: Đơn vị tính: triệu đồng bậc thu nhập bình quân tháng/người thuế suất 1 0-5 0% 2 5-15 10% 3 15-25 20% 4 25-40 30% 5 >40 40% Đối với người nước ngoài cư trú tại VN và công dân VN lao động, công tác ở nước ngoài Đơn vị tính: triệu đồng bậc thu nhập bình quân tháng/người thuế suất 1 0-8 0% 2 8-20 10% 3 20-50 20% 4 50-80 30% 5 >80 40% Đối với ngườì nước ngoài không cư trú rại VN: Áp dụng thuế suất 25% tính trên tổng thu nhập chịu thuế. Đối với công dân VN nếu trong năm vừa có thu nhập trong nước, vừa có thu nhập ở nước ngoài thì thuế suất áp dụng đối với thời gian ở trong nước theo biểu thuế đối với người VN, thời gian ở nước ngoài theo biểu thuế đôi với người nươc ngoài. Đối với thu nhập không thường xuyên: thuế suất áp dụng đối với tổng thu nhập chịu thuế: Thuế suất 5% đối với thu nhập chịu thuế về chuyển giao công nghệ. Thuế suất 10% đối với thu nhập chịu thuế về trúng thưởng xổ số, trúng thưởng khuyến mại. Điểm mới trong dự thảo Luật thuế TNCN là: Thứ nhất: Biểu thuế luỹ tiến từng phần: dự kiến áp dụng thống nhát cho cả người VN và người nước ngoài và áp dụng với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công. Mức thu nhập theo năm và tạm thu theo tháng. Đơn vị tính: triệu đồng Bậc thuế Thu nhập tính thuế/năm Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất 1 0-48 0-4 0% 2 48-72 4-6 5% 3 72-108 6-9 10% 4 108-168 9-14 15% 5 168-288 14-24 20% 6 288-528 24-44 25% 7 528-1008 44-84 30% 8 >1008 >84 35% Mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân được coi là ngưỡng chịu thuế nên thuế suấ o% tương ưng đuợc coi là ngưỡng giảm trừ cúa người nộp thuế. Khoản giảm trừ cho người phụ thuộc sẽ được giảm trừ trước khi xác định thu nhập tính thuế. Thứ hai: Biểu thuế suất toàn phần: Áp dụng đối với thu nhập từ đàu tư , thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và cấc khoản thu nhập khác. Thuế thu nhập đựoc tính và thu theo từng lần phát sinh thu nhập. Thu nhập chịu thuế Thuế suất 1. Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn: Lãi cho vay, lợi tức cổ phần và lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh khác. Lãi tiền gửi tiết kiệm vượt trên 5triệu đông/tháng 5% 2. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn 25% 3. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng, chuyển đổi bất động sản 25% 4 Thu nhập chịu thuế khác: Thu nhập chịu thuế từ tiền bản quyền vượt trên 10triệu đồng/lần phát sinh thu nhập. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưỏng xổ số, khuyến mại, trò chơi, có thường vượt trên 10 triệu đồng/ giải thưởng. Thu nhập từ thừa kế, quà tặng vượt trên 10triệu đồng/ lần phát sinh thu nhập. 5% 10% 10% Việc áp dụng các mức thuế suất như trên là vì các lí do: Đối với thu nhập từ đầu tư vốn hiện nay tạm thời chưa thu, luật dự kiến đưa vào diện chịu thuế để đảm bảo kiểm soát thu nhập này và động viên một phần vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên để khuyến khich phát triển thị trường vốn thì mức động viên 5% là hợp lý. Mức thuế suất này thấp hơn so với các nước ( hầu hêt các nước áp dụng mức thuế suất 15%-20%) Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn, hiện hành cá nhan kinh doanh nộp thuế là 28%, cá nhân không kinh doanh chưa nộp thuế đối với loại thu nhập này. Tuy nhien, dự lụt dự kiến quy định thu thuế đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn bất kể là kinh doanh hay không kinh doanh và áp dụng một mức thuế suất chung là 25%. Mức thuế suất này cũng là hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong thực tiễn không phải mọi trường hợp đều có thể xác định được thu nhập ròng nên đối với trường hợp không xác định được thu nhập ròng thì Dự luật qưy định thuế được tính bằng 0.1% trên giá chuyển nhượng, trên cơ sở xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bằng 0.4% trên giá chuyển nhượng nhân với thuế suất 25% - Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, hiện thu thuế trên giá chuyển nhượng với thuế suất là 2% đối với đất nông nghiệp và 4% đối với đất khác. Dự luật dự kiến quy định thu một mức thuế suât thống nhất là 25% trên thu nhập ròng của loại thu nhập này để đẩm bảo động viên bình đẳng. Trường hợp không xác định được thu nhập ròng thì dự luật thuế được tính bằng 8% trên giá chuyển nhượng, nhân với thuế suất 25%. Đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng thuế suất 5% , thu nhập từ trúng thưởng xổ sô áp dụng thuế suất 10% như hiện hành.Tuy nhiên, Để đảm bảo công bằng giữa người có thu nhập đến ngưỡng chịu thuế và người có thu nhập dưới ngưỡng chịu thuế, thuế chỉ tính trên phần vượt ngưỡng chịu thuế thay vì tính trên toàn bộ thu nhập như hiện hành. Đối với thu nhập từ thừa kế,quà tặng hiện chưa thu đốivới thu nhập này. Để kiếmoát thu nhập và động vien một phàncho nhân sách nhà nước, Dự luật quy định áp dụng là 10% trên phần thu nhập vượt ngưỡng là 10triệu đồng. Kê khai, thu nộp: Nguyên tắc khấu trừ tại nguồn: cơ quan chi trả thu thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thu thúe trước khi chi trả thu nhậpc cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào ngân sách nhà nước Cá nhân có thu nhập chịu thuế cỏ trách nhiệm kê khai,thuế đầy đủ , đungs thời hạn hành năm thực hiện quyết toán thuế đối với thu nhập thường xuyên theo quy định của bộ tài chính. Điểm mới trong dự thảo luật thuế TNCN là: đối với khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là cá nhân tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, kiểm soát. Đối với các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế còn lại áp dụng phương pháp thu thuế khẩu trừ tại nguồn: khi chi trả thu nhập cho người nộp thấp , cơ quan chi trả thu nhập thực hiẹn khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Cuối năm cá nhân tổng hợp các khoản thu thực hiện quyết toán nếu có số thuế nộp thừa thì được thoái trả tiền thuế. Các chính sách giảm thuế: Đối với trưòng hợp miễn giảm trừ gia cảnh: Trước đây trong Luật thuế cũ không có điều khoản này. Ở dự thảo Luật thuế TNCN mới có quy định mức giảm trừ gia cảnh bao gồm hai phần: ♦ Đối với người nộp thuế có hai phương án: - Trên 4 triệu đồng/ tháng - Trên 5triệu đồng/ tháng ♦ Đối với người phụ thuộc:  50% đối với người tàn tật  40% đối với người dưới 18 tuổi  30% đối với người phụ thuộc khác. Điểm mới trong dự thảo Luật thuế TNCN là mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc được áp dụng thống nhất là 40% thay cho ba mức 30%, 40%, 50% như dự thảo lần trước.Trước đó nhiều ý kiến cho rằng việc quy định mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ rất khó áp dụng, bởi sẽ kéo theo nhièu thủ tục hành chính phức tạp, từ đó dễ phát sinh tiêu cực. Bản dự thảo quy định mức giảm trừ mới cho người phụ thuộc là 1.6 triệu đồng/ tháng. Những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật là con, vợ chồng, bố mẹ, ông bà… Trường hợp trong gia đình có nhiều người có thu nhập chịu thuế thì việc tính giảm trừ đối với người phụ thuộc vào thu nhập chịu thuế của người nào là do gia đình tự lựa chọn và đăng ký theo nguyên tắc mỗi nguời phụ thuộc chỉ tính cho một người nộp thuế. Phần giảm trừ cho những người phụ thuộc mà người nộp thuế phải nuôi dưỡng cao nhất không qua 10 triệu đồng/ tháng. Mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng thống nhất cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. * Đối với việc đánh thúe tiền gửi tiết kiệm, thu nhập từ lãi cổ phiếu còn gây rất nhiều tranh cãi: Đưa thu nhập từ lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh bao gồm cả mua bán chứng khoán vào diệnc ịu thuế bởi tới đây cùng với sự phát triển nhanh chóng của các thị trường và trogn điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, số lượng người nắm giữ cổ phần của các doanh nghiệp tăng lên. Đánh thuế ngoài động viên cho NSNN còn đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam đối với các cá nhân nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Đối với thu nhập từ lãi tiết kiệm, số người có thu nhập với mức từ 4 triệu đến 10 triệu mỗi tháng đã tăng đáng kể đòi hỏi có sự động viên phù hợp. Tuy vậy dự luật dự kiến chỉ thu đối với trường hợp có lãi tiền gửi tiết kiệm vượt trên 4-5 triệu đồng/ tháng. Còn thu thuế đối với thu nhập từ thừa kế và quà tặng là nhằm kiểm soát sự chuyển dịch tài sản, khuyến khích mọi người lao động tự tạo ra thu nhập không trông chờ, ỷ lại vào người khác. Nhưng để phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, dự kiến chỉ đánh thuế đối với tài sản thừa kế, quà tặng là cổ phiếu, trái phiéu quyền sở hữu công ty, tài sản là nhà đất chỉ đưa vào diện chịu thuế trong trường hợp người đó đã có nhà ở. Tuy nhiên, đối với lãi tièn gửi tiết kiệm, khi dự thảo luật đưa ra ý kiến này đã làm cho một số ngân hàng lo ngại về sự tác động đến quyền lơị của những “khách hàng bạc tỷ” của họ. Bà Trần Hải Anh-PTGĐ ngân hàng cổ phần Phương Nam cho biết: “ chúng tôi rất lo ngại về khả năng này. Tôi nghĩ người dân có thể sẽ không còn hứng thú với hình thức gửi tiền tiết kiệm nữa mà chuyển sang các kênh đầu tư khác”. Đó có thể là chuyển sang dầu tư vào vàng, giữ vàng, USD, bất động sản… nhưng đầu tư vào các loại này cũng có nhiều rủi ro, nhất là với những diẽn biến bất thường về giá trogn thời gian qua, hoặc người dân có thể chia nhỏ khoản tiền gửi tại nhiều ngân hàng, chia thành những khoản tiền gửi với những sổ tiết kiệm khác nhau hoặc nhờ người khác đứng tên. Nhưng với cách lách trên, người gửi tiền sẽ gặp phải những rủi ro khi nhờ người đứng tên, thiệt thồi khi chia nhỏ khoản tièn gửi, nếu từ 700-800 triệu trở lên thì lại bị đóng thuế tiếp. Dù thế nào thì nguời gửi tiền cũng sẽ bị thiệt thòi và tác động của chính sách thuế đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ rất lớn.. Để hạn chế, ngân hàng có thẻ chia sẻ với khách hàng của mình bằng cách tăng them một phần lãi suất , nhưng khả năng này rất khó, vì tăng lãi suất đầu vào lại phải tăng lãi suất cho vay đầu ra, bởi vậy sẽ làm khó cho các doanh nghiệp và ngưòi dân vay vốn. Tại ngân hàng Phương Nam lượng khách hàng có khoản tièn gửi từ 700 triệu trở lên đang chiếm tỉ trọng khoảng 50-60%. Vì vậy nếu đánh thuế tác động sẽ rất lớn. Tuy vậy, trả lời những thắc mắc này, thứ trưởng bộ tài chính Trương Chí Trung- nguời trực tiếp tham gia soạn thảo dự thảo Luật thuế TNCN nói: “Ở đây đặt ra vấn đề rất nhạy cảm. Nhưng nhìn ở góc độ nào đó thì có sự hợp lý của nó. Nếu ở góc độ nguyên tắc thu thuế đối với mọi công dân thì người nào có thu nhập trên mức trung bình xã hội đều phải đống thuế. Nếu không đánh thuế vào lãi tiền gửi tiết kiệm, những người làm công ăn lương chỉ thu nhập khoảng 6-7 triệu/ tháng phải đóng thuế, trong khi người gửi tiết kiệm thu được từ lãi chục triệu một tháng chẳng hạn lại không phải đóng thuế thì sẽ mất công bằng. Mà Luật thuế TNCN đòi hỏi tính công bằng rất cao. Việc áp dụng thuế cần phải tính toán đến tốc độ lạm phát, sự biến động của tỷ giá đồng Việt Nam so với ngoại tệ mạnh và mặt bằng lãi suát huy động.Nếu không thuế thu nhập cá nhân có thể gây cản trở những dòng vốn mạo hiểm chạy vào thị truường chứng khoán, giảm tiền gửi tiết kiệm trong tình hình mặt bằng lãi suất của ta còn cao và dòng vốn nhàn rỗi chảy vào khu vực sản xuất bị ngăn cản và hạn chế. Trường hợp thực hiện như dự thảo luật thuế thì nhành thuế và cả Ngân hàng phải có một hệ thống công nghệ cực kỳ hiện đại, lọc toàn bộ dữ liệu của hàng chục triệu khách hàng để trách trường hợp “lách” thuế. QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO Ở VIỆT NAM: 2.2.1 Đối với thu nhập cao thường xuyên là người VN: Nước ta thống nhất áp dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn đối với thuế thu nhập của người VN. Mọi tổ chức cá nhân chi trả thu nhập có nghĩa cụ kháu trừ tiền thuế thu nhập để nộp vào ngân sách trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân.Một sổ trường hợp khác cơ quan thuể trực tiếp tổ chức thu. Mọi cá nhân là người VN khi có thu nhập thường xuyên đến mức chịu thuế và cơ quan chi trả thu nhập có cá nhan thuộc diện chịu thuế thu nhập đều phải đăng kí với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế. Các cá nhân nộp thuế thu nhập thường xuyên thông qua cơ quan chi trả thu nhập nộp tờ khai đăng kí thuếTNCN cho cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp tờ khai đăng kí thuế thu nhập của từng cá nhân và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp mã thuế cho từng cá nhân.Cá nhân nộp thuế thu nhập trực tiép cho cơ quan thuế nộp tờ khai đăng kí thuế TNCN cho cơ quan tthuế để được câp mã su thuế. Cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân nộp thuế thu nhập phải thực hiện đăng kí thu nhập ngay sau khi phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập. Các đối tượng nộp thuế thu nhập đã được cấp mã số thuế, khi kê khai nộp thúê phải tự ghi mã số thuế trên tờ khai nộp thuế. Mỗi cá nhân chỉ phải đăng kí để được cấp mã số thuế thu nhập một lần cà được cấp một má số duy nhất.Cá nhân đã được cấp mã số thuế sẽ sử dụng mã số thuế cho việc khai báo nộp thuế vớic quan thuế. ♦ Đối với quá trình kê khai thuế thì mọi cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm chủ động khai báo về thu nhập với cơ quan chi trả thu nhập hiọăc cơ quan thuế tại địa phương nơi làm việc. Đối với cơ quan chi trả thu nhập do cơ quan thuế cấp cục hoặc cấp chi cục quản lý thu thuế (thuế GTGT, thuế TNDN) thì kê khai nộp thuế TNCN với cấp quản lý thuế tươnmg ứng. ♦ Đối với cơ quan chi trả thu nhập không thuộc đối tượng do cơ quan thuế quản lý thu thuế GTGT, thuế TNDN (không hoạt động sản xuất kinh doanh) thì kê khai nộp thuế TNCN tcị Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi đơn vị đóng trụ sở. Các khoản thu nhập thường xuyên thì các đối tượng phải thực hiện kê khai tạm nộp thuế hang tháng. ♦ Đối với cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thu nhập thường xuyên tính trên số thu nhập chịu thuế do cơ quan trực tiếp chi trả cho cá nhân trong tháng. Cơ quan chi trả phải lập tờ khai thuế thu nhập hàng tháng, n kê các khoản chi trả cho từng cá nhân để nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế. Thời hạn nộp tờ khai cho cơ quan thuế là trước ngày 15 của tháng sau. Trường hợp số lượng nộp thuế hang tháng trên 200 người thì cơ quan chi trả thu nhập được kê khai vào bảng tổng hợp thu nhập của từng phòng, ban, tổ sản xuất. Khi cơ quan thuế yêu cầu kê khai chi tiết thì cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm báo cáo. Đối với các khoản thu nhập thường xuyên ngoài tiền lương, tiền công như thu nhập do tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thuộc diện chịu thuế TNDN: dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dài hạn, dạy học, dạy nghề, luyện thi, biểu diễn văn hoá nghệ thuật đo đặc điểm nhận không đều đặn hàng tháng, để đảm bảo tổ chức thu nộp kịp thời, sau mỗi lần chi trả thu nhập tạm thời khấu trừ 10% trên tổng số thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm kê khai nộp thuế và cấp biên lai thuế cho cá nhân có thu nhập chịu thuế. ♦ Đối với công tác nộp thuế và quyết toán thuế thì có những quy đinh cụ thể như sau: Tổ chức cá nhân chi trả thu nhập, các đối tượng nốp thuế sau khi nộp tờ khai thuế có trách nhiệm nộp thuế vào NSNN ngày sau khi kê khai thuế. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không được quá 25 tháng sau, quá thời hạn trên sẽ bị phạt nộp chậm tiền thuế theo quy định. Căn cứ vào thực tế chi trả thu nhập hàng tháng, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện việc khấu trừ tiền thuế và nộp thuế vào NSNN sau khi giữ lại tiền thù lao được hưởng. Quyết toán thuế thu nhập được thực hiện theo năm dương lịch, cuối năm hoặc sau khi hết hạn hợp đồng, cá nhân tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập trong năm thực hiện kê khoa thuế thu nhập và nộp tờ khai quyết toán thuế cho cơ quan chi trả thu nhập nếu chỉ nhận thu nhập ở một nơi. Trường hợp cá nhân trong cùng thời gian của năm đồng thời làm việc và có thu nhập từ nhiều nơi thì phải tổng hợp kê khai, quyết toán thuế thu nhập tại nơi có thu nhập ổn định hoặc nộp tờ khai và thực hiện quyết toán thuế tạo cơ quan thuế. Cơ quan chi trả thu nhập hoặc đối tượng nộp thuế tính số thuế phảo nộp trên tờ khai cá nhân, đối chiếu với số đã nộp để xác định số thuế thiếu phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa được trừ vào số phải nộp của kỳ sau hoặc hoàn lại và lập bảng tổng hợp quyết toán thuế. Cơ quan chi trả thu nhập hoặc cá nhân thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế chậm nhất không quá ngày 28/2 năm sau hoặc 30 bgày kể từ khi kết thúc hợp đồng. Trường hợp cá nhân trong thời gian khác nhau của năm mà làm việc nhiều nơi thì thuế thu nhập hàng tháng được khấu trù tạo nguồn, hết năm phải kê khai, quyết toán tại nơi làm việc cuối cùng của năm. Trường hợp cá nhân trong năm có thu nhập do tham gia các hiệp hội kinh doanh, Hội đồng quản trị hoặc có thu nhập thường xuyên khác ngoài thu nhập nơi làm việc chính thì tổng hợp kê khai thu nhập của mình với thu nhập tại nơi làm việc chính để nộp thuế, quyết toán số thuế thu nhập theo chế độ. Trường hợp cá nhân đăng ký nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập, nhưng trong năm có các khoản thu nhâp thường xuyên chịu thuế ở nơi khác thì kê khai bổ sung với cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả tổng hợp quyết toán thuế hoặc khai báo với cơ quan thuế để được quyết toán với cơ quan thuế. Nếu quyết toán tại cơ quan thuế thì đối tuợng nộp thuế phảo khai báo với cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả thu nhập xác định số thuế đã khấu trừ, số thuế đã nộp và biên lai nộp thuế thu nhập. Quyết toán thuế thu nhập thường xuyên được tính trên số thu nhập thực tế trong năm. Trường hợp trong năm chỉ làm việc một số tháng sau đó không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập thì cá nhân thực hiện quyết toán thuế thu nhập đối với cơ quan chi trả thu nhập cho số tháng đã làm việc để cơ quan chi trả cấp biên lai thuế thu nhập. Thời gian còn lại trong năm nếu làm việc ở nơi khác có thu nhập thì thực hiện kê khai thu nộp tại đơn vị mới và thực hiện quyết toán thuế thu nhập tại nơi đang làm việc. Nếu không làm việc tiếp trong năm thì cuối năm thực hiện kê khai và quyết toán tại cơ quan thuế. Trong năm, cá nhân chỉ làm việc ở trong nước thì cá nhân phải tổng hợp kê khai toàn bộ thu nhập thường xuyên trong năm dương lịch chia cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng, nếu một số tháng không có thu nhập thì cũng phải kê khai để tính thu nhập bình quân. Căn cứ thu nhập chịu thuế bình quân tháng, khi quyết toán thuế cả năm, đối chiếu với số đã nộp hàng tháng, xác đinh số thuế còn thiếu phải nộp thêm ( hoặc số nộp thừa cần hoàn lại). Trường hợp trong năm cá nhân có một số thời gian được cử đi học, công tác ngắn hạn ở nước ngoài chỉ được đài thọ tiền công tác phí hoặc về đi lại, ăn ở trong thời gian này không tính vào thu nhập chịu thuế. Trường hợp trong năm cá nhân vừa làm việc ở nước ngoài vừa làm việc ở trong nước, thu nhập chịu thuế được tính bình quân tháng trên cơ sở tổng thu nhập cả năm chia cho 12 tháng và xác định số thuế phải nộp theo biểu thuế tương ứng. Nếu trong tháng có số ngày ở Việt Nam và ở nước ngoài thì tính bình quân số thuế phải nộp theo biểu thuế tương ứng để xác định số thuế phải nộp của số ngày ở Việt Nam hay ở nước ngoài. Cơ quan chi trả thu nhập sau khi nộp tờ khai quyết toán với cơ quan thuế, nếu xác định số thuế phải nộp lớn hơn số đã nộp thì cơ quan chi trả thu nhập phải khấu trừ, thu tiếp số thiếu để nộp vào NSNN chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày quyết toán. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì được hoàn lại tiền thuế bằng cách trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau. Trường hợp cá nhân trong cơ quan chi trả thu nhập, khi quyết toán có số thuế nộp thừa nhưng cá nhân đó không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập nữa thì việc làm các thủ tục xin hoàn thuế được thực hiện tại cơ quan thuế; cá nhân phải làm đơn kê khai số thuế phải nộp, số thuế đã khấu trừ, số thuế đề nghị hoàn, biên lai nộp thuế thu nhập có dấu xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập gửi cơ quan thuế để làm các thủ tục hoàn trả. Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán tại cơ quan thuế phải nộp số thuế còn thiếu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp tờ khai quyết toán thuế, trường hợp nộp thừa so với số thuế phải nộp thì được hoàn lại bằng cách trừ vào số thuế phải nộp của kì sau, nếu không có tiền thuế phải nộp của kì sau thì được hoàn trả. Đối với thu nhập cao thường xuyên là người nước ngoài: Về tổ chức quản lý thu và công tác kê khai thuế thỉ gần tương tự như đối với người Việt Nam chỉ có những điểm khác biệt sau: Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên của ngưòi nước ngoài được kê khai quyết toán theo tiêu thức cư trú. Ngưòi nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 30 đến 182 ngày trong năm tính thuế; kê khai tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam và quyết toán số thuế phải nộp theo thuế suất thống nhất là 25%. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở nên trong năm tính thuế kê khai tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế chia cho 12 tháng để tính thu nhập bình quân tháng và quyết toán số thuế phải nộp. Trường hợp quyết toán thuế cho năm tính thuế thứ hai mà có một số thời gian đã được xác định vào thời gian tính thuế của năm đầu tiên theo thuế suất thống nhất 25% thì năm tính thuế thứ hai số thuế cho thời gian này vẫn được áp dụng thuế suất thống nhất 25% nhưng thời gian cư trú được cộng trong tổng số ngày có mặt để tính cư trú cho năm dương lịch thứ hai. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam khi kê khai quyết toán thuế phải thực hiện lập bảng kê số ngày cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế. Người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam có trách nhiệm kê khai thu nhập toàn cầu. Để có cơ sở xác định đúng thu nhập chịu thuế, cá nhân người nước ngoài có trách nhiệm xuất trình chứng từ chi trả thu nhập ở nước ngoài. Đối với người có thu nhập cao không thường xuyên ở Việt Nam: Thuế thu nhập đối với thu nhập không thường xuyên nộp cho từng lần phát sinh thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập cấp tờ khai cho người có thu nhập để kê khai thu nhập chịu thuế và thực hiện tính thuế, khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập. Việc quyết toán thuế giữa người nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập được thực hiện ngay trên tờ khai. Hàng tháng chậm nhất là 15 ngày, cơ quan chi trả thu nhập phải lập bảng kê số liệu của tháng trước về số người, số thu nhập, số tiền thuế đã khấu trừ, số tiền thù lao được hưởng, số tiền thuế phải chuyển nộp vào NSNN. Đối với các khoản thu nhập bằng hiện vật thì cơ quan chi trả thu nhập phải thu đủ tiền thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập. Các khoản thu nhập mà người nhận thu nhập không có sự hiện diện như tiền chuyển giao công nghệ, tiền bản quyền… thì cơ quan chi trả thu nhập phải kê khai thay cho người có thu nhập, thực hiện khấu trừ tiền thuế để nộp NSNN trước khi chi trả thu nhập và thông báo cho người chịu thuế biết. Người chuyển hộ quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về phải kê khai và nộp thuế thay cho người nhận quà biếu, quà tặng. Các trường hợp có thu nhập về thiết kế kỹ thuật công nghiệp, xây dựng… tiền thuế khấu trừ theo số tiền được nhận từng lần và kê khai, quyết toán tiền thuế theo giá trị quyết toán hợp đồng. KẾT QUẢ, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT THUẾ TNCN VÀ NHỮNG BẤT CẬP TỒN ĐỌNG: 2.3.1 Kết quả về kinh tế: Hiện nay hơn 180 nước đã áp dụng thuế TNCN. Theo xu hướng phát triển của thế giới thì thuế thu nhập chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số thu ngân sách. Đặc biẹt là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp…có tỉ trọng thuế thu nhập chiếm khoảng 30-40% tổng thu ngân sách, số còn lại từ thuế giá trị gia tăng. Một số nươc trong khối ASEAN như Thái lan, Malaysia, Philippin thuế TNCN chiếm khoảng 13-14% tổng thu NSNN. họ không trông chờ vào thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp như ở nước ta. Nhờ đó họ dễ áp dụng những chính sách ưu đãi khác nhau cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ ăn nên làm ra. Khi ấy họ sẽ tăng lương cho người lao động, người sau sẽ đóng thuế nhiều hơn. Các chính phủ ấy có phương tiện tác động làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển. Trong khi đó ở VN số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ chiếm khoảng 2.5% tổng thu ngân sách.Nếu tính cả số thu từ cá nhân, hộ kinh doanh và cá nhân chuyển quyền sử dụng đất thì tổng số thu thuế thu nhập từ các đối tượng này cũng chỉ chiếm khoảng 4% tổng thu ngân sách nhà nước. Ta có thể thấy được điều đó khi nhìn vào bảng số liệu sau: Bảng : Thu thuế TNCN ở VN từ 1996-2001 Đơn vị: Tỉ VNĐ 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng thu ngân sách 62387 65352 72965 78489 90749 100900 Thu từ thuế 53988 54723 60299 67916 78287 88005 Tỉ trọng thuế so với tổng thu 86.5 83.7 82.6 86.5 86.3 87.2 Thuế TNCN 1354 1482 1782 1856 1832 1932 GDP 272036 313623 361016 399942 444139 % thuế TNCN trên GDP 0.498 0.473 0.494 0.464 0.412 % thuế TNCN tên tổng thu thuế 2.5 2.71 2.96 2.73 2.3 2.4 Thuế TNCN trước hết đã đóng vai trò tăng nguồn thu ngân sách. Năm đầu tien khi pháp lênh mới ra đời thì số thu này chỉ là 62 tỉ VNĐ. Nguồn thu từ thuế TNCN đã đặc biệt tăng mạnh sau năm 1996; từ 510 tỉ VNĐ năm 1995 tăng vọt đến 1354 tỉ VNĐ năm 1996, đến năm 2001 thì só thu từ thuế TNCN đã là 1930 tỉ VNĐ. Số người nộp thuế TNCN cũng đã tăng lên nhiều so vvới những năm đầu khi pháp lệnh mới ra đời, năm 2001 có khoảng xấp xỉ 300.000 người nộp thuế trong khi đó năm 1999 chỉ có khoảng 200.000 người nộp thuế. Điều đó chứng tỏ diện điều tiết của thuế TNCN đang ngày càng được mở rộng. Số cá nhân nộp thuế TNCN tập trung chủ yếu là người nước ngoài và người VN làm việc trong các doanh nghiệp và văn phòng đại diện của nước ngoài. Đây là khu vực làm việc với nước ngoài và thu nhập tương đối cao so mức bình quân của xã hội. Chính vì vậy khi mà mức khởi điểm của thu nhập chịu thuế nước ta còn cao so với thu nhập bình quân của dân cư thì số đối tượng làm việc trong khu vực nước ngoài sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đóng góp nguồn thu từ thuế TNCN. 2.3.2 Kết quả về xã hội: Sắc thuế đã góp phần phân phối lại thu nhập từ những người có thu nhập quá cao trong xã hội, chuyển vào ngân sách nhà nước rồi thông qua đó sử dụng vào các chương trình kinh tế nhằm mục tiêu phát triển chung, đồng thời cũng nhằm thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo. Số thu là xấp xỉ 2.000 tỉ VNĐ trên tổng số là 300.000 người đóng góp. Đây là một mức đóng góp không nhỏ, rõ ràng nhờ sắc thuế này mà sự phân phối của cải trong xã hội sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác hơn, đem lại tổng lợi ích lớn nhất cho xã hội. Nếu như không có sắc thuế này thì chắc chắn 2.000 tỉ VNĐ này sẽ không được dùng hoàn toàn cho mục tiêu phát triển chung của xã hội, mà thay vào đó có thể là các hoạt động tiêu dùng cho một nhóm cá nhân trong xã hội.. Bên cạnh đó ta có thể thấy rằng việc ra đời sắc thuế này cũng giúp cho người dân phần nào hiểu hơn và làm quen dần với thuế TNCN. Điều đó có thể minh chứng cho số đơn vị chi trả thu nhập tăng lên không ngừng, đồng thời số đối tượng nộp thuế cũng tăng lên đáng kể. Sắc thuế này sẽ dần mang tính xã hội hơn. Vì vậy ta có thẻ khắng định một điều dù ít hay nhiều thì sắc thuế này cũng góp phần vào việc phân phối lại của cải và công bằng trong xã hội, giúp giảm bớt phần nào sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Kết quả đạt được trong 10 năm thực hiện thuế TNCN đối với người có thu nhập cao thực sự đã đạt được những kết quả khả quan.Tuy nhiên bản dự thảo mới nhất về luật thuế TNCN sẽ được tình quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp vừa qua. So với bản dự thảo trước đây, bản dự thảo này đã có nhiều điểm mới dựa trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân và các cơ quan liên quan. Nguyên nhân về sự thay đổi, gia tăng thuế TNCN là: - Sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nước đặc biệt từ năm 1993-1996 với tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao đã góp phần gia tăng thu nhập thực tế của dân cư, qua đó làm taêng khả năng đóng góp vào nguồn thu ngân sách cua rnhà nước thông quqa thuế TNCN của người có thu nhập cao. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế làm gia tăng thu nhập đòng thời cũng kéo theo sự phân hoá giàu-nghèo ngày càng mạnh hơn. Cùng với nó là số lượng người nước ngoài làm việc tại VN gia tăng theo thời gian qua cũng góp phần làm tăng số thuế thu nhập thu được. Đây lại là đối tượng có khả năng đóng thuế thu nhập nhiều, chính vì vậy khi mà quản lý được số đối tượng này một cách tương đối đầy đủ thì sẽ tăng được nguồn thu đáng kể. Một nguyên nhân hết sức quan trọng là việc điều chỉnh nội dung pháp lệnh đã thực hiện tỏ ra có hiệu quả. Việc điều chỉnh mức thu nhập khới điểm chịu thuế và các bậc trong biểu thuế đã khiến người nộp thuế cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, cơ quan thuế đã có những biẹn pháp cụ thể và hũư ích trong việc thu thuế TNCN. 2.3.3 Mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật thuế TNCN: - Thứ nhất, đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư để khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, SXKD, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng. - Thứ hai, Đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dán cư, tạo điều kiệm cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước, góp phần hạn chế khỏang cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Những bất cập, thiếu sót trong việc tính và thu thuế TNCN ở VN hiện nay: Tuy có được rất nhiều những bước tiến bộ trong thời gian qua nhưng thuế TNCN ở VN ta vẫn còn bộc lộ những thiếu sót đáng băn khoăn. Về việc phân chia các thu nhập phải chịu thuế: Trước hết việc phân chia thu nhập chịu thuế thành 2 loại thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên không chỉ dẫn đến sự mất công bằng mà còn tạo điều kiện cho các đối tượng dựa vào đó mà trốn thuế hay biến tấu hình thức thu nhập. Xét trên quan điểm đánh thuế thu nhập thì chúng ta nên xem xét mọi đồng tiền chịu thuế đều là như nhau, những ưu đãi đối với từng hoạt động tạo thu nhập nên được thực hiện tách rời với hoạt động tính thuế thu nhập. Sau đó là vấn đề về diện bao quát của cơ sơ thuế .các khoản thu nhập từ kinh doanh cá thể hay của doanh nghiệp tư nhân, các khoản thu nhập từ lãi cho vay, lãi đầu tư và một loạt các khoản thu nhập khác hiện nay chưa được đưa vào thu nhập chịu thuế. Ngoài ra các khoản thu nhập từ lãi vay, đầu tư chứng khoán, trái phiếu… chưa được đưa vào thu nhập chịu thuế. Đây là một vấn đề còn chưa được hợp lý trong luật. Về biểu thuế và cách tính thuế: Với nội dung quy định trong Pháp lệnh và Thông tư như trên ta có thể thấy một số điểm như sau: Thứ nhất, việc động viên thuế thu nhập cá nhân được thực hiện thông qua 3 sắc thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cá nhân kinh doanh, thuế thu nhập đối với người co thu nhập cao từ tiền lương, tiền công; thuế chuyển quỳên sử dụng đất đối với người có thu nhập từ chuyển quỳên sử dụng đất. Việc áp dụng này đem đến bất cập là chưa bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế. Vì cùng là thu nhập của cá nhân nhưng thu nhập từ kinh doanh không được trừ khởi điểm mà nộp theo mức 28% trong khi thu nhập từ tiền lương trên mức khởi điểm 5 triệu đồng mỗi tháng mới phải nộp tuế và chịu thuế suất luỹ tiến từng phần từ 10% đến 40%. Thứ hai, đối với thuế thu nhập thường xuyên chỉ có một biểu suất thuế chung cho tất cả các đối tượng. Không phân biệt hoàn cảnh gia đình và bản thân cá nhân đó. Khi xây dựng biểu thuế người ta phải quan tâm đến tính công bằng của biểu thuế, nó ngoài việc huy động nguồn thu cho NSNN thì còn phải quan tâm đến sau khi thu thuế thì người đó và gia đình sống ra sao. Thứ ba, việc phân chia ra làm biểu thuế áp dụng đối với người nước ngoài và với người Việt Nam còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều bài báo đã viết về vấn đề này, đa số là muốn duy trì một biểu thuế. Tuy nhiên, do thu nhập ở nước ta còn thấp hơn so với thu nhập ở nước ngoài nên không thể lấy thu nhập của người Việt Nam hay thu nhập của người nước ngoài làm chuẩn mực để xây dựng một biểu thuế. Do đó việc xây dựng một biểu thuế thống nhất tại thời điểm hiện tại là chưa có tính khả thi. Thứ tư, là về mức thuế suất của nước ta hiện nay. Khoảng cách giữa các bậc thuế suất đều bằng 10% do đó mức điều tiết đối với những người có thu nhập càng cao thì càng lớn. Việc này chỉ làm cho người nộp thuế tìm đủ cách để trốn thuế. Đồng thời nếu chúng ta để mức thu nhập khởi điểm tính thuế và mức thu nhập chịu thuế cao nhất cao như hiện nay thì thuế suất thực sẽ khác xa rất nhiều so với thuế suất cao nên phạm vi đánh thuế sẽ bị thu hẹp lại. Như vậy chính sách thuế thu nhập ở nước ta vẫn chưa mang tính chất chung của xã hội mà mới chỉ là gói gọn trong một nhóm người đặc biệt không đảm bảo được tính công bằng xã hội. Thứ năm, việc đánh thuế thu nhập bổ sung đối với người có thu nhập trên 15triệu đồng sau khi đã nộp thuế là quá gò ép đối với những người có thu nhập cao. Nó gây cho họ tâm lý là Nhà nước không muốn cho họ giàu và tìm cách giới hạn một mức thu nhập mà họ có thể nhận được. Đây cũng là một vấn đề mà các nhà làm luật cần xem xét tỉ mỉ luật thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới. Về bộ máy tổ chức quản lý thu thuế: Mặc dù số thuế thu nhập cá nhân đã được tăng đáng kể trong thời gian qua nhưng nó chưa thực sự phản ánh được khả năng đóng góp của toàn bộ xã hội. Nguyên nhân dẫn đến điều này là: Nếu xét về vai trò của thuế thu nhập cá nhân. Ngoài chức năng là huy động nguồn thu cho NSNN thì nó chưa thể hiện rõ nét các chức năng khác. Mặc dù tăng trưởng kinh tế trong mấy năm qua luôn ở mức cao, nhưng do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn thấp, GDP/người của nước ta còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới vì vậy mức độ đóng góp vào NSNN vẫn còn rất thấp. Chúng ta mới chỉ tăng về giá trị tuyệt đối, còn khi đem so sánh tương đối thì sự gia tăng vẫn là không đáng kể. Vai trò làm công cụ trong chính sách tài khoá của chính phủ, làm tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia và tạo công bằng xã hội của thuế thu nhập cá nhân chưa đạt được hiệu quả cao. Nếu xét về việc thực hiện thuế thu nhập cá nhân. Do người có thu nhập cao chưa thực hiện nghiêm chỉnh, nên mặt quản lý thu nhập của các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân vấp phải nhiều khó khăn. Rất nhiều khoản thu nhập của dân cư mà Nhà nước chưa xác định được và cũng chưa đề ra được biện pháp quản lý thích hợp. Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên mà công tác quản lý thu thuế hiện nay đang nảy sinh nhiều bất cập như sau: Thu nhập của rất nhiều ngành nghề như giảng dạy, ca hát, luật sư, môi giới chưa được cơ quan thuế quản lý. Hiện nay Nhà nước và các cơ quan thuế chưa thực hiện giám sát các hoạt động một cách chặt chẽ do đó các đối tượng đều hầu hết không kê khai các khoản thu nhập này khi tính thuế. Cơ quan thuế thường uỷ nhiệm cho các Sở Thương mại, Văn hoá thông tin, Lao động… và ban ngành có trách nhiệm quản lý các đối tượng này làm nhiệm vụ khấu trừ thuế. Nhưng do không chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý thuế đồng thời các hình thức chi trả cho hoạt động uỷ nhiệm này cũng không có sức hấp dẫn để các cơ quan làm nhiệm vụ uỷ nhiệm thu nhiệt tình trong công tác quản lý thu nhập của người lao động do ngành mình quản lý. Về phía các cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cũng chưa nhận thức đầy đủ nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập. Các khoản thu nhập đóng góp phần chủ yếu vào thu nhập không phải là từ tiền lương mà lại là từ tiền thưởng và bổng lộc khác không mang tính đều đặn càng gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc giám sát kiểm tra. Từ đó có thể thấy rằng con số thuế thu nhập cá nhân theo tính toán vẫn chưa phản ánh đúng khả năng đóng góp của thuế thu nhập cá nhân đối với NSNN. Các đối tượng là người nước ngoài và người lao động Việt Nam làm trong các doanh nghiệp nước ngoài hay các văn phòng đại diện cũng chưa được quản lý một cách đầy đủ. Nguyên nhân của vấn đề này là hiện nay các văn bản pháp luật để quản lý về cư trú và những khai báo về thu nhập cũng như người lao động ở các văn phòng đại diện, các chi nhánh nước ngoài còn hết sức sơ sài và thiếu chặt chẽ. Vì vậy, cơ quan thuế rất khó khăn trong việc quản lý số đối tượng này, và tất yếu là một số lượng đáng kể các cá nhân đã trốn không phải nộp thuế. Đối với các cá nhân làm việc trong cơ quan sản xuất kinh doanh có đăng ký kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho lao động của cơ sở mình thì cơ quan thuế cũng chưa kiểm tra được mà chủ yếu vẫn dựa vào tờ khai báo của các đơn vị uỷ nhiệm thu. Đối với các đơn vị chi trả thu nhập mà không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay VAT thì việc uỷ nhiệm thu gần như không được thực hiện, các đối tuợng thì không tự giác trực tiếp đến cơ quan thuế để kê khai nộp thuế. Chưa có một bộ phận thuế chuyên trách trong lĩnh vực thu thuế thu nhập cá nhân. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thì họ kê khai đồng thời với các loại thuế khác. Việc thu thuế thông qua cơ quan uỷ nhiệm thu thì chưa được thực hiện nghiêm túc do bản thân cơ quan uỷ nhiệm thu chưa nhận thức được hết trách nhiệm của mình, đồng thời cơ quan thuế cũng chưa có những biện pháp khuyến khích hữu hiệu để cơ quan uỷ nhiệm thu nhiệt tình trong công tác này. Quá trình thanh toán ở Việt Nam vẫn chủ yếu là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Chính vì đặc điểm này mà việc kiểm soát thu nhập càng trở nên khó khăn đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho việc trốn thuế dễ dàng hơn. Ý thức của người dân về nghĩa vụ nộp thuế kém. Điều này xuất phát từ hai phía, phía cơ quan Nhà nước và phía cá nhân nộp thuế. Cơ quan Nhà nước chưa có những biện pháp tuyên truyền giáo dục đối với người dân về ý thức trách nhiệm nộp thuế. Cả những cơ quan chi trả nhièu khi cũng cố tình làm lờ đi và không thực hiện nghĩa vụ khấu trừ thuế tại nguồn. Còn về phía người có nghĩa vụ nộp thuế, do luật pháp chưa có những chế tài nghiêm khắc, đồng thời do trình độ dân trí còn thấp nên họ không hề có ý thức trong việc kê khai và nộp thuế. Do tất cả những yếu tố này nên số thu từ thuế thu nhập cá nhân được báo cáo hàng năm vẫn chưa phản ánh đúng thực chất về khả năng nộp thuế thu nhập của nước ta. Con số đó có thể lớn hơn nhiều nếu như công tác kê khai và thu nộp thuế được thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ. Về thời điểm ban hành luật thuế và áp dụng luật thuế: Qua việc nghiên cứu về nội dung luật thuế và thực trạng thu thuế ở phần trên ta có thể rút ra một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét công tác thực hiện Pháp lệnh thuế trong thời gian qua. Qua các năm thì số thu đã tăng đáng kể, điều đó cho thấy sự cố gắng của ngành thuế nước ta trông việc thực hiện nội dung Pháp lệnh.Tuy nhiên những kết quả đạt được vẫn còn rất hạn chế do các nguyên nhân chủ quan hay khách quan.Biết được các nguyên nhân này chúng ta sẽ đề xuất và cố gắng thực thi một số giải pháp nhằm khắc phục phần nào các bất cập trong việc tính và thu thuế thu nhập cá nhân hiện nay. Tuy nhiên với Việt Nam hiện nay, dự thảo này có thể là sự tận thu hơi quá sớm đối với nền kinh tế còn rất yếu, còn mang nặng tính tự phát. Những năm qua, tăng trưởng phần lớn và mạnh mẽ nhất là khu vực tư nhân mà khu vực này chủ yếu vẫn mang tính tự phát, chưa có đựoc những tập đoàn kinh tế mạnh, chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh. Một số biện pháp khắc phục những bất cập, thiếu sót trong việc tính và thu thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay. Khắc phục về mục đích của thuế thu nhập cá nhân Khắc phục về phân chia các loại thu nhập phải chịu thuế Tất cả thu nhập từ các hoạt động đầu tư vốn, gửi lãi tiết kiệm, các hoạt động kinh doanh cá thể và một số hoạt động khác đều phải được bổ sung vào phạm vi điều tiết của thuế thu nhập cá nhân. Việc bổ sung này góp phần đảm bảo tính công bằng cũng như tăng thu cho NSNN. Chúng ta nên chia thu nhập theo tính chất nguồn hình thành thu nhập. Tiền lương, tiền công lao động, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Thu nhập từ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Thu nhập từ các hoạt động cho thuê nhà đất. Thu nhập từ các hoạt động phi thương mại, hành nghề tự do. Thu nhập từ chuyển dịch bất động sản, cổ phần, cổ phiếu. Thu nhập khác từ lãi tiết kiệm, lãi cổ phần, cổ phiếu, trúng số… Bên cạnh đó, chúng ta nên tính gộp thành toàn bộ tổng thu nhập thay vì phân biệt và tách riêng ra thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Điều này sẽ làm đơn giản việc tính thuế hơn, người nộp thuế sẽ chỉ phải kê khai các khoản thu nhập mình nhận được trong năm rồi tính thuế theo một biểu thuế chung duy nhất, đối với cơ quan thuế cũng sẽ bớt một công đoạn phân loại và kiểm tra việc kê khai thuế thu nhập là thu nhập thường xuyên hay không thường xuyên. Khắc phục về biểu thuế và cách tính thuế Trước tiên, chúng ta nên xem xét việc xây dựng biểu thuế thu nhập cá nhân với một mức thuế suất, mức thu nhập chịu thuế thu nhập khởi điểm là không. Điều đó có nghĩa là bất cứ ai có thu nhập đều phải có nghĩa vụ nộp thuế theo một tỷ lệ cố định trên tổng thu nhập. Nó dựa vào quan điểm xây dựng một biểu thuế công bằng theo chiều ngang chứ không phải công bằng theo chiều dọc như biểu thuế luỹ tiến. Nó không chỉ tạo tính đơn giản trong chính sách thuế thu nhập cá nhân, không phải theo biểu thuế luỹ tiến phức tạp mà còn giúp chúng ta sử dụng hiệu quả phương pháp khấu trừ thuế tại nguồn. Sự đơn giản trong xây dựng luật thuế cũng là xu hướng chung của thế giới. Thứ hai, nếu chúng ta vẫn áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến như hiện tại thì nên hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống đồng thời hạ thấp mức thuế suất khởi điểm xuống. Cơ sở cho ý kién này là việc hạ thấp mức khởi điểm chịu thuế xuống sẽ tahưng khả năng bao quát thu nhập của toàn bộ dân cư đồng thời với mức khởi điểm mới sẽ có ảnh hưởng không đáng kể đén thu nhập sau thuế của người lao động. Thứ ba, chúng ta nên xác định khoảng cách thuế suất biên giữa các bậc thuế cho hợp lý, chúng ta nên mở rộng khoảng cách thuế ở các bậc đầu và thu hẹp ở các bậc cao. Giải thích cho quan điểm này là những người có mức thu nhâp thật cao thi fmột sự gia tăng nhỏ của thuế suất biên cungx tạo ra một sự gia tăng lớn về tiền thuế phải nộp. Nếu luỹ tiến quá cao ngưòi lao dộng sẽ so sánh giữa số thuế họ phải đóng ở bạc trước với số thuế họ phải đóng ở bậc sau, khoảng cách này càng xa thì sẽ khiến họ thấy lao động để tạo thu nhập them của họ đem lại hiệu quả không cao, vì vậy động lực lao động sẽ giảm sút. Đó là điều mà các nhà xây dựng thuế TNCN không muốn. Cụ thể các bậc thuế suất biên là bao nhiêu thì cần có sự nghiên cứu một cách khoa học. Thứ tư, việc phân biêt biểu thuế suất giữa người Việt Nam và người nước ngoài tại thời điểm hiện tại chúng ta vẫn nên duy trì. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cố gắng thu hẹp dần khoảng cách giữa mức khởi điểm chịu thuế và thống nhất một biẻu thuế suất chung, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào mức độ phát triẻn của nước ta, phụ thuộc vào thu nhạp trung bình của ngưòi lao động. 2.3.5.4 Khắc phục về bộ máy tổ chức quản lý thu thuế và thực hiện luật thuế TNCN: Công tác kê khai, thu nộp thuế: Là một phần vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả thực hiện của pháp lệnh thuế thu nhập hiện nay nhưng lại tồn tại rất nhiều các bất cập do chưa có biện pháp tổ chức kê khai thực sự khoa học và có hiệu quả. Ngoài phương pháp khấu trừ tại nguồn là cần thiét và quan trọng thì khi tính thuế chúng ta nên đưa về cho các đội thuế ở địa phương cùng đảm nhiệm. Việc kiểm tra tại địa phương sẽ dễ dàng được thực hiện thông qua viẹc căn cứ vào mức sống và mức chi tiêu của các hộ gia đình. Đồng thời, với cách quản lý này cơ quan thuế sẽ xác định chính xác hơn về khả năng thu nhập của các cá nhân thông qua mức sống của gia đình họ. Tính khả thi và hiệu quả của phương pháp này có thể kiểm tra thông qua việc thực hiện thí điểm ở một số khu vực dân cư. Nếu như tỏ ra hiệu quả chúng ta nên áp dụng sớm và rộng rãi. Chúng ta cần phải hoàn thiện lại hệ thống thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Chúng ta cần phải xây dựng phòng chuyên trách trong nhiệm vụ quản lý kê khai các doanh nghiệp và các cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu và chỉ có nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực này sẽ giúp cho việc quản lý được chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả hơn. Chúng ta phải có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng. Mỗi cá nhân phải được phân công những công việc cụ thể, chi tiết và sau đó mọi vấn đề liên quan họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế. Muốn làm được điều này chúng ta cần phải cải cách hành chính bộ máy thuế của nước ta nói riêng và toàn bộ bộ máy hành chính của nước ta hiện nay nói chung. Chúng ta cần phải thực hiện công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho các đối tượng để thuận tiện cho công tác quản lý thu. Sự biến động thu nhập là một điều tương đối phổ biến trong nền kinh tế thị trường, vì vậy nên áp dụng đăng ký cấp mã số thuế căn cứ vào ngành nghề. Trong đó các cán bộ cơ quan nhà nước đều phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập hàng năm, các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giúp cơ quan thuế trong việc khấu trừ phần thuế thu nhập của cán bộ cơ quan mình. Quản lý thuế thu nhập cá nhân muốn có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng thời với sự giám sát của cấp cơ sở, các tổ chức quản lý xã hội ở địa phương. Quản lý theo cách này đặc biệt hữu ích trong việc quản lý các cá nhân hành nghề tự do, không có nơi làm ổn định. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ thuế với các cơ quan chức năng khác, với các sở, ban ngành cũng không thể được xem nhẹ. Các cơ quan, sở, ban ngành cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối kết hợp với cơ quan thuế để thực hiện việc quản lý các đối tượng nộp thuế thu nhập. Chúng ta cần thường xuyên phổ biến, tuyên truyền, vận động và giáo dục về thuế thu nhập cá nhân để mọi đối tượng nộp thuế am hiểu về pháp luật và tự giác thực hiện luật thuế. Chúng ta cần ban hành những chế tài và quy định về việc xử phạt đối với các trường hợp vi phạm luật thuế. Hiện nay nước ta chưa có Luật tố tụng thuế vụ khiến cho nhiều tổ chức cá nhân coi thường và không thực hiện các quy định trong luật thuế. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như các biện pháp của Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước nhằm giảm chi tiêu tiền mặt cũng là nhân tố hết sức quan trọng đối với hiệu quả của việc quản lý thu thuế thu nhập của cơ quan thuế. Giảm thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng rộng rãi thanh toán qua tài khoản không chỉ phục vụ cho hoạt động quản lý thu nhập của dân cư trong việc kê khai và nộp thuế thu nhập và còn tiết kiệm rất nhiều chi phí cho xã hội. Việc vận dụng các thành tựu khoa học công nghệ như tin học, công nghệ mạng vào công tác quản lý thu thuế sẽ tạo sự chính xác, nhanh gọn, đơn giản trong việc thu nộp thuế từ đó tạo điều kiện tốt để luật thuế thu nhập cá nhân được thực hiện có hiệu quả. Chính phủ cần có những chính sách để phát triển mạnh mẽ kinh tế và đời sống của người dân, để thuế thu nhập cá nhân sớm trở thành một nguồn thu quan trọng của Nhà nước. KẾT LUẬN Như vậy, sau hai chương thuế thu nhập cá nhân, chúng ta đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân nói chung và thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam nói riêng. Trước hết, chúng ta có thể chắc chắn rằng thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế hết sức cần thiết đối với mọi quốc gia. Hầu hết các nước đều phải dựa vào thuế thu nhập, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, đây là nguồn thu lớn nhất. Hiện nay đã có 180 nước thực hiện thuế thu nhập cá nhân, có nước nguồn thu từ thuế này chiếm tới 45% NSNN. Ở nước ta, nguồn thu này còn thấp nhưng dần dần cũng phải hướng tới những mục tiêu lớn hơn. Các văn bản quy định về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của kinh tế, xã hội. Tuy nhiên Luật thuế thu nhập cá nhân ở nước ta vẫn chưa phát huy hết vai trò và chức năng của nó. Nguyên nhân là do đời sồng dân cư còn thấp, khả năng huy động nguồn thu từ thu nhập của dân cư không cao, thêm vào đó Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân còn khá mới nên việc áp dụng trong dân cư chưa được rộng rãi. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật hiện nay về thuế thu nhập cá nhân còn một số vấn đề chưa thực sự hợp lý và gây nhiều tranh cãi. Ý thức kê khai, nộp thuế và quá trình thu thuế chưa thực sự hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu do các cơ quan chi trả thu nhập chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ khấu trừ phần thuế thu nhập từ thu nhập của người lao động trong đơn vị họ quản lý. Một số ngành nghề như ca sĩ, giáo viên, thiết kế… thu nhập của họ chưa được cơ quan thuế giám sát quản lý. Số người tự giác kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân không nhiều. Để khắc phục những bất cập và thiếu sót trong pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chúng ta cần có những sửa đổi một cách đồng bộ trên cả phương diện văn bản pháp luật đặc biệt là trong công tác tổ chức thu nộp thuế thu nhập cá nhân. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đó là tăng cường hoạt động thanh toán bằng séc và thanh toán thông qua chuyển khoản, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong dân cư. Trong những năm tới, trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ của các thị trường và các thành phần kinh tế, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thu nhập của cá nhân sẽ ngày càng đa dạng, việc ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở thống nhất ba sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cá nhân kinh doanh;thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao áp dụng cho người có thu nhập từ tiền lương, tiền công; thuế chuyển quyền sử dụng đất áp dụng đối với người có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất sẽ góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tê xã hội hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, góp phần đảm bảo tính ổn định và nguồn lực cho NSNN. Với đề tài “Thuế thu nhập cá nhân và thực trạng ở Việt Nam” em mong muốn thuế thu nhập cá nhân sẽ sớm trở thành một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế Việt Nam và phát huy hết vai trò và chức năng của nó đối với nền kinh tế và sự công bằng xã hội. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Tất Thắng đã giúp em hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. Pháp lệnh thuế thu nhập các nhân các năm 1991, 1994, 1997, 1999 và 2001 cùng các nghị định, Thông tư hướng dẫn . Tạp trí Thuế Nhà Nước. Các tạp trí khac như tạp trí nghiên cứu kinh tế, tài chính-kế toán, kinh tế và dự báo… Các bài phân tích về Thuế trên các trang web điện tử. Principles of Economics – Gregory Mankiw. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc68756.DOC
Tài liệu liên quan