Đề tài Tìm hiểu hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò

người đi du lịch để nghỉ ngơi, có người đi du lịch để khám phá, có người lại đi du lịch để thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh. Từ khu du lịch Cửa Lò, có thể xây dựng và phát triển các tour, tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh để làm phong phú và hấp dẫn chuyến du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách. IV.3.1 Tour du lịch Cửa Lò- Thành phố Vinh Thành phố Vinh là trung tâm chính trị , kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An cách Cửa Lò 15km. Thành phố Vinh còn lưu lại một số di tích lịch sử, văn hoá như: Đền Hồng Sơn, thành cổ Vinh, phượng hoàng Trung Đô nơi vua Quang Trung đã dừng chân và xây dựng nên trước khi tiến quân ra bắc- Trường Thi, Bến Thuỷ. Ngoài ra còn có bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bảo tàng quân khu IV. IV.3.2 Tour du lịch Cửa Lò- Kim Liên- Nam Đàn Kim Liên- Nam Đàn cách Cửa Lò 30km dọc theo quốc lộ qua thành phố Vinh về Cửa Lò. Cụm di tích lịch sử- văn hoá Kim Liên bao gồm quê nội, quê ngoại Bác Hồ, mộ bà Hoàng Thị Loan- thân mẫu Bác Hồ- trên núi Đại Huệ . IV.3.3 Tour du lịch Cửa Lò- Đền Cuông- Cửa Hiền Đền Cuông cách Cửa Lò khoảng 20km, là di tích thờ Thục Phán An Dương Vương. Cách Đền Cuông không xa là bãi biển Cửa Hiền nơi tương truyền Rùa Thần đã đưa nhà vua ra đi.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản đồ thị xã Cửa Lò PHỤ LỤC Phần mở đầu Lý do chọn đề tài Phương pháp chọn đề tài Phương pháp nghiên cứu Bố cục của đề tài Phần nội dung Chương I. Giới thiệu chung về du lịch biển Cửa Lò I.1. Khái niệm du lịch biển I.2. Du lịch biển Cửa Lò và các loại hình du lịch I.2.1. Giới thiệu chung về Cửa Lò I.2.2. Tiềm năng du lịch biển Cửa Lò I.3. Các loại hình du lịch biển Cửa Lò Chương II. Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển Cửa Lò II.1. Một số quan niệm về tính mùa vụ trong du lịch II.2. Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò Chương III. Hướng phát triển du lịch biẻn bốn mùa ở Cửa Lò III.1. Những điều kiện thuân lợi III.2. Hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò Chương IV. Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lò hấp dẫn du khách. C. Phần kết luận. TÌM HIỂU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN BỐN MÙA Ở CỬA LÒ PHẦN MỞ ĐẦU I. Mục đích, lí do chọn đề tài Du lịch hiện nay được xem là nghành công nghiệp không khói, nghành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế cuả đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc mở rộng và phát triển du lịch là cách tốt nhất để quảng bá hình ảnh đất nước và góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia. Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình dịch vụ, trong đó có du lịch nghỉ biển. Với lợi thế là một quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km, độ mặn trung bình của nước biển đông là 34, Việt Nam có những điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn. Nước ta có nhiều bãi biẻn đẹp thu hút nhiều khách du lịch như: Vũng Tàu, Nha Trang, Sầm Sơn, Đồ Sơn... Trong bài niên luận này tôi muốn giới thiệu về một vùng biển miền Trung trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể trong các lọai hình kinh doanh du lịch biển. Đó là bãi biển Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An. Cửa Lò được du khách biết đến với tư cách là một điểm nghỉ mát hấp dẫn. Trong những năm qua Cửa Lò đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Với bãi tắm dốc, thoải, bãi cát mịn màng, nước biển trong xanh tạo thành một tiểu vùng khí hậu lí tưởng. Đồng thời đây còn là một vùng in đậm những nét riêng của tiểu vùng văn hoá xứ Nghệ. Với những ưu thế về tiềm năng tự nhiên, du lịch Cửa Lò có nhiều điều kiện để phát triển. Tuy nhiên tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò thể hiện khá rõ rệt, điều đó làm cho hoạt động du lịch ở đây gặp nhiều khó khăn, du lịch của vùng chưa khai thác được tối đa tiềm năng của địa phương. Từ thực trạng trên tôi xin đi sâu tìm hiểu hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò để có thể hạn chế được phần nào tính mùa vụ trong du lịch biển, đưa hoạt động du lịch của địa phương phát triển. II. Phạm vi của đề tài Đi sâu tìm hiểu hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò, từ đó khắc phục phần nào những hạn chế tiêu cực của tính mùa vụ, thúc đẩy hơn nưa việc phát triển du lịch biển ở Cửa Lò. III. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng một số phương pháp như: thu thập tài liệu, phân loại thông tin, phân tích, tổng hợp... IV. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần mục lục, bố cục của đề tài được chia thành 4 chương Chương I: Giới thiệu chung về du lịch biển Cửa Lò Chương II: Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò ChươngIII: Hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò ChươngIV. Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lò hấp dẫn với du khách. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về du lịch biển Cửa Lò I.1: Khái niệm du lịch biển Là loại hình du lịch mà mục đích chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động du lịch biển như tắm biển, thể thao biển ... thời gian thuận lợi cho loại hình này là mùa nóng khi mà nhiệt độ nước biển và không khí trên 20. Ngoài tắm biển, còn có các hoạt động khác như lặn biển... I.2: Du lịch biển Cửa Lò và các loại hình du lịch biển I.2.1: Giới thiệu chung về Cửa Lò Cửa Lò trước đây gồm bốn xã và một thị trấn của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1994 Cửa Lò được tách ra và nâng cấp thành thị xã với hai xã và năm phường. Vị trí địa lí: Cửa Lò nằm ở vĩ độ 14,9 và kinh độ 105,43 cách thành phố Vinh_ thủ phủ của tỉnh Nghệ An 16 km về phía đông bắc... Cửa Lò cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1400km. Thị xã Cửa Lò cũng được nối với Lào và bắc Thái Lan bởi đường quốc lộ 8 và cách thủ đô Viêng Chăn của Lào 468km. Thị xã Cửa Lò nằm giữa 2 con sông, sông Cấm ở phía bắc và sông Lam ở phía nam. Thị xã Cửa Lò có diện tích đất 28,68km2, toàn bộ chiều dài bờ biển 12km, trong đó 8,2 km là bãi biển cát trắng, mịn, đẹp và liên tục. Ngoài khơi có hai hòn đảo: đảo Ngư cách đất liền 4km, là nơi sinh sống của các hệ động thực vật rất phong phú, gồm có các loài khỉ và các loài dê hoang dã, chim... Hiện nay thị xã đang xây dựng khu du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Đảo Mắt cách đất liền 18 hải lí và cũng như đảo Ngư nó là một đảo có ý nghĩa về mặt quân sự, tuy nhiên du khách có thể đến thăm đảo Mắt khi cơ quan quân sự cấp giấy phép. I.2.2: Tiềm năng du lịch biển ở Cửa Lò Cửa Lò được người Pháp chú ý và chọn làm nơi du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần cho người Pháp và đội ngũ viên chức người Việt ở khu công nghiệp và hành chính Vinh- Bến Thuỷ từ năm 1907. Với những lợi thế mà thiên nhiên ưu đãi, Cửa Lò ngày càng được du khách khắp nơi biết đến là nơi ngghỉ biển hấp dẫn. Cửa Lò được tổ chức du lịch thế giới (WTO) đánh giá “Tỉnh Nghệ An nói chung, thị xã Cửa Lò nói riêng có tất cả các yếu tố để khách du lịch dừng chân đến tham quan và lưu trú. Đó là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá lịch sử và sinh thái. Cửa Lò có môi trường, thiên nhiên và các khu vực với nhiều cảnh đẹp sinh động và hấp dẫn. Cửa Lò có bãi biển dài và đẹp, môi trương trong lành, có hệ sinh thái biển phong phú đầy đủ các loại hải sản, đặc sản, có nhiều lễ hội cũng như nhiều điểm du lịch hấp dẫn... Đó là nơi thích hợp cho du lịch văn hoá, du lịch phiêu lưu cũng như du lịch sở thích đặc biệt.Về lâu dài Cửa Lò có thể là một trong những điểm du lịch thu hút đông khách đến thăm nhất ở Việt Nam. Đường đến thị xã thuận lợi cả giao thông đường thuỷ, bộ, hàng không. Vì vậy trong tương lai nếu Cửa Lò chú trọng phát triển khu cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ du khách, phát triển các loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch phiêu lưu, du lịch theo sở thích đặc biệt, như đầu tư phát triển các khu vực vui chơi giải trí, dịch vụ hội họp khu vực , phát triển đảo Ngư, đảo Lan Châu... thì Cửa Lò sẽ là điểm đến du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước đến nghỉ và tham quan.( theo báo cáo chính thức về”quy hoạch phát triển du lịch thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An” của chương trình phát triển liên hợp quốc, tổ chức du lịch thế giới ) Cửa Lò có bãi biển vào loại hấp dẫn nhất Việt Nam: bãi biển dài 10km, phẳng, thoải, cát mịn và sạch, nước trong và mặn vừa phải hai đaauf bãi là hai cửa biển : Cửa Hội và Cửa Lò. Phía ngoài biển cách bờ khoảng 40km là đảo Song Ng, cách 20km là đảo Mắt ... du khách có thể nghỉ dưỡng, tắm biển, ngắm biển, vượt biển ra thăm đảo Ngư vãn cảnh chùa Song Ngư trên đảo. Cửa Lò có nhiều danh thắng đẹp, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. I.2.2.1: Bãi biển Cửa Lò: Biển Cửa Lò được tổ chức du lịch thế giới (WTO) đánh giá là một trong những bãi biển lý tưởng nhất Việt Nam: với chiều dài gần 10km được bao bọc bởi hai con sông ở hai đầu độ dốc thoải đều, nước biển trong xanh, sóng vừa phải, độ mặn thích hợp là những đặc điểm mà không bãi tắm nào có được. Bãi tắm Cửa Lò có ba bãi tắm nhỏ: bãi tắm Lan Châu ở phía bắc, bãi tắm Xuân Hương ở giữa và bãi tắm Song Ngư ở phía nam. Hiện nay khu vực khai thác du lịch chủ yếu ở bãi tắm Xuân Hương, vì vậy tiềm năng bãi tắm biển Cửa Lò còn rất lớn, trong tương lai, hai bãi tắm còn lại sẽ được đầu tư xây dựng các dự án du lịch cao cấp như: khu rerost, thể thao nước, công viên thế giới tuổi thơ, khu liên hợp du lịch- thương mại- thể thao, làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam, bảo tàng hải dương học. I.2.2.2: Đảo Mắt Đảo Mắt cách đất liền khoảng 18km, đảo còn có tên là núi Quỳnh Nhai cao 2218m, biển sâu 24m. Núi Quỳnh Nhai gồm hai hòn lớn nhỏ nối vào nhau, từ đất liền nhìn ra cân như cặp mắt nên gọi là đảo Mắt. Đảo Mắt là vị trí quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền. Trên đảo có rừng xanh với nhiều loại chim biển, khỉ, dê, lợn rừng... là tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng thu hút du khách. I.2.2.3: Đảo Song Ngư Đảo Song Ngư cách bờ biển hơn 4km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ, hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao88m so với mặt nước biển. Để nhìn rõ toàn cảnh hòn Ngư du khách phải đứng từ bến sông. Ngoài du lịch tắm biển, ngắm đảo hưởng khí hậu trong lành, du khách có thể tham gia du lịch leo núi, du ngoạn bằng thuyền quanh đảo, thăm khu nuôi cá Gìo Đảo Ngư. I.2.2.4: Đảo Lan Châu Một góc đảo Lan Châu Đảo Lan Châu nằm ngay sát bờ biển, còn được gọi là Rú Cóc vì đảo có hình dáng giống như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi. Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Điều đặc biệt là khi thuỷ triều lên, tất cả chân đảo chìm dưới chân biển, khi thuy triều xuống phía tây hòn đảo nối với đất liền thành bán đảo. Phía đông là những vách đá lô nhô trải dài phía biển. Đảo Lan Châu đang được quy hoạch thành khu du lịch cao cấp và thể thao nước. Hiện nay đã xây dựng cảng du lịch phục vụ khách du lịch tham quan Đảo Ngư, Đảo Mắt và các tuyến du lịch biển. I.2.2.5: Khu du lịch sinh thái Cửa Hội Khu du lịch sinh thái Cửa Hội Khu du lịch sinh thái Cửa Hội được thành lập năm 2000 trên diện tích 60 ha có rừng phi lao xanh mát. Khu du lịch sinh thái có dịch vụ ăn uống hải sản biển, ngỉ nhà sàn riêng biệt cau cá hồ nước ngọt, tắm biển. Từ vị trí này du khách có thể nhìn thấy Đảo Ngư với hai hòn nối tiếp nhau. Trong tương lai không xa, khu du ịch sinh thái Cửa Hội được quy hoạch nằm trong phần đất của dự án “ làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại thị xã Cửa Lò. khi dự án này đi vào hoạt động sễ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá xứ Nghệ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo nên điểm nhấn quan trọng cho Cửa Lò. I.2.2.6: Cảng Cửa Lò Cảng Cửa Lò Cảng Cửa Lò nằm ở phía Nam sông Cấm, vị trí thuận lợi cho giao dịch thông thương hàng hoá. Hiện nay cảng được nạo vét và nâng cấp để có thể đón tàu có trọng tải lớn. Với kế hoạch phát triển du lịch để làm cho Cửa Lò thành khu du lịch nghỉ mát việc sử dụng tàu nhỏ và vừa tại cảng là có thể thực hiện được. Về mặt địa lí, tàu từ Singapore, Thái Lan, Malaysia và đảo Hải Nam(Trung Quốc) đều có thể đưa Cửa Lò vào hành trình của mình. khi đến Cửa Lò và lưu lại vài ngày trên bờ, du khách có thể tham quan những khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các di sản văn hoá thế giới Phong Nha- Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình. Tàu chở khách là một ngành kinh doanh lớn và phát triển trong cộng đồng. Cảng Cửa Lò nằm trên vị trí tốt nhất ở phía bắc trng bộ Việt Nam cho việc phát triển thị trường dịch vụ biển. Những khả năng du ngoạn trên bờ tới những địa danh đẹp nhất ở Việt Nam đã tạo cho Cửa Lò một địa điểm lí tưởng cho các công ty du lịch tàu biển và những cảng quanh đây. I.2.2.7: Làng nghề truyền thống Làng nghề Nghi Hải Cửa Lò không chỉ có tiềm năng về tự nhên đẻ phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển mà còn có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống, Làng nghề ở Cửa Lò được hình thành với những bí quyết cùng những sinh hoạt văn hoá dân gian, phong tục tập quán riêng đặc sắc. Những làng nghề có khả năng phát triển du lịch như: làng nghề chế biến hải sản Nghi Hải- Cửa Lò, làng đóng tàu thuyền Trung Kiên, làng đan mây tre xuất khẩu Nghi Phong. I.2.2.8: ẩm thực Cửa Lò Cửa Lò có hệ động thực vật biển rát phong phú và đa dạng, có nhiều đặc sản được khai thác từ biển. Những món ăn được chế biến rất phong phú, hấp dẫn du khách như: mọc cua biển, những món ăn từ mực: mực nháy, chả mực, mực nhồi thịt rán, ghẹ hấp me, cháo nghêu... I.3: Các loại hình du lịch biển Cửa Lò Cửa Lò_ thị xã du lịch biển trẻ, là địa chỉ hấp dẫn du khách trong cả nước. Nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng và độc đáo cùng với những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này đang chào đón bạn bè bốn phương. Các loại hình du lịch chủ yếu: Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển Du lịch văn hoá tâm linh Du lịch thể thao Du lịch sinh thái và nông nghiệp Du lịch công vụ Du lịch bằng thuyền CHƯƠNG II: Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở Cửa Lò II.1. Một số quan niệm về tính mùa vụ trong du lịch Nhìn dưới góc độ xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu khá rõ rệt. Tại một điểm du lịch cụ thể có thể quan sát thấy cường độ hoạt động này không đồng đều theo thời gian. Có những lúc hầu như không có khách, ngược lại có những giai đoạn nhất định dòng khách đổ về quá sức chịu tải của khu vực. Hiên tượng có hoạt động du lịch lặp lại khá đều đặn vào một số thời điểm trong năm được gọi là mùa hay thời vụ du lịch. Dưói con mắt các nhà kinh tế du lịch, thời vụ du lịch có thể hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu du lịch xảy ra dưới tác động của một số nhân tố xác định. Trong thực tế, thời vụ du lịch của một trung tâm hoăc một đất nước nào đó là tập hợp của hàng loạt các biến động theo mùa của cung và cầu cũng như sự tác động tương hổ giữa chúng trong tiêu dùng du lịch. Để thấy rõ sự thay đổi của tính mùa vụ trong du lịch ta có thể tìm hiểu hai yếu tố thời gian và cường độ của thời vụ du lịch. Đầu tiên, đối với tầng lớp quý tộc châu âu, mùa đông kéo dài là thời gian để giải trí, còn mùa hè ngắn ngủi là mùa chữa bệnh. Sau đó với quần chúng hoá trong du lịch, các trung tâm nghỉ núi mùa hè phát triển mạnh mẽ và thời gian chính của hoạt động du lịch chuyển sang mùa hè. Khoảng đầu thế kỉ XX mùa hè ở Địa Trung Hải thu hút khá nhiều du khách Bắc, Trung Âu xuống nghỉ biển vào thời kì từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Địa Trung Hải nhanh chóng trở thành đích đến cho luồng khách du lịch và cũng là nơi đại diện lớn nhất cho sự phát triển của du lịch nghỉ biển mùa hè. Muộn hơn nữa, môn du lịch thể thao mùa đông phát triển và cùng với mùa hè mùa đông lại được phục hồi thành mùa du lịch nhưng địa điểm du lịch đã chuyển đến vùng núi. Người Pháp gọi đi du lịch về vùng vàng trắng. Sự phát triển của du lịch sau chiến tranh thế giới thứ II chẳng những không hạn chế bớt mà ngược lại còn làm tăng thêm cường độ của mùa vụ. Số khách du lịch thuộc tầng lớp trung lưu trong nhân dân tăng lên rõ rệt và họ tập trung đến các khu nghỉ biển ở miền nam châu âu. Nhiều loại hình du lịch mới được hình thành như du lịch hội nghị, du lịch tìm hiểu theo tuyến... những loại hình đó chủ yếu hoạt động vào mùa xuân, mùa thu. Tóm lại thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không phải là bất động mà chúng bién đổi dưới tác động của nhiều nhân tố. II.2. Hạn chế của tính mùa vụ trong du lịch biển ở cửa lò Tính mùa vụ có tác động đến tiến trình hoạt động bình thường của ngành du lịch trong thời gian của năm và gây ra những tác động tiêu cực đến các lĩnh vực kinh tế- xã hội, tổ chức- kỷ thuật và tâm lí. Tính thời vụ được hiểu là sự mất cân đối về cung và cầu du lịch trong một không gian cụ thể như một hiện tượng của du lịch và được thể hiện ở sự thay đổi số lượng khách, mức chi tiêu của khách, lao động trong du lịch và tính hấp dẫn của điểm du lịch. Tính mùa vụ gây nên những khó khăn trong kinh doanh du lịch, duy trì đội ngũ cán bộ, giảm hiệu quả đầu tư và gây nên những rủi ro hoặc tạo nên những quá tải về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch trong mùa vụ du lịch và ngược lại sự lãng phí cơ sở vật chất trong mùa vụ vắng khách. Hoạt động du lịch của nước ta bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ du lịch trên bình diện quốc gia nói chung và các điểm du lịch nói riêng, ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch. Điều này đang làm đau đầu các nhà quản lí, hoạch định chính sấch và các nhà doanh nghiệp. Cửa Lò với vị trí là điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều du khách cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tính mùa vụ. Nơi đây chủ yếu là phát triển loại hình du lịch tắm biển nên tính mùa vụ du lịch thể hiện rất rõ. Tính mùa vụ gây ra cho Cửa Lò nhiều khó khăn trong hoạt động tổ chức kinh doanh ngành du lịch. Những khó khăn đó để lại nhiều tai hại về kinh tế, xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu tính mùa vụ không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch của cả nước nói chung cũng như của thị xã Cửa Lò nói riêng. Tính mùa vụ trong du lịch biển gây ảnh hưởng bất lợi cho tất cả các thành phần của quá trình hoạt động du lịch ở Cửa Lò như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân viên phục vụ, khách du lịch ... Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch không hết công suất, gây lãng phí lớn về nguồn tài nguyên. ở Cửa Lò mới chỉ chủ yếu khai thác tiềm năng bãi tắm Xuân Hương, còn hai bãi tắm Lan Châu và Song Ngư vẫn chưa được khai thác tối đa. Ngoài ra nguồn lao động trong cơ sở du lịch cũng không được sử dụng hết trong năm dễ gây sự dịch chuyển việc làm. Mối quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ bị hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật chỉ được sử dụng ít trong năm nên tỉ trọng các chi phí cố định quy định trong giá thành của dịch vụ hàng hoá tăng lên. Điều đó làm giảm khả năng áp dụng chính sách giá linh hoạt, gây khó khăn cho tổ chức du lịch. Vào những ngày cao điểm của mùa du lịch, 214cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn thị xã với hơn 5400 phòng nghỉ đều kín chỗ. Tuy nhiên sau những ngày hè sôi động, các tháng còn lại trong năm thì hoạt động du lịch ở đây gần như ngủ yên. Những điểm vui chơi như quảng trường Bình Minh, công viên hoa cúc biển, sân chơi thể thao cho đến các khu vực bãi tắm đều vắng người qua lại. Đặc biệt là 214 khách sạn được xây dựng với số tiền cho mỗi cơ sở lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng gần như bỏ trống. Chỉ có một số khách sạn lớn như Sài Gòn Kim Lên, Hạ Long Hòn Ngư, khách sạn Xanh... là vẫn có khách nhờ liên doanh với các công ty lữ hành, cơ quan đơn vị trong và ngoài tỉnh. Đối với khách du lịch tính mùa vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra vào mùa du lịch chính ( tháng 4- tháng 7) luôn xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trong phương tiện giao thông trên đường và ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi du lịch, do đó dẫn đến giảm chất lượng phục vụ khách du lịch Bảy tháng đầu năm 2008 Cửa Lò đã đón hơn 1,2 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú trên 803 nghìn lượt khách, tăng 14,6% so với cùng kì. Nhưng sau mùa du lịch thì lựợng khách đến đây lại bị giảm xuống đột ngột, làm cho hoạt động du lịch ở đây ảnh hưởng lớn. Mặt khác tính mùa vụ trong du lịch ở Cửa Lò còn ảnh hưởng không tốt đến các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan ( giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công cộng...) Chương III: Hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò Từ thực trạng trên, Đảng bộ chính quyền thị xã Cửa Lò đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo nhằm tìm các giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng bốn mùa. Hiện Cửa Lò cũng đã có đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đó. III.1. Những điều kiện thuận lợi: III.1.1. Điều kiện tự nhiên: Cửa Lò được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều điều kiện để phát triển du lịch: có bãi biển đẹp để phục vụ du lịch tắm biển, có các khu rừng nguyên sinh với những hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng để phát triển du lịch sinh thái, có nhiều đặc sản, hải sản để phát triển du lịch ẩm thực... III.1.2 Điều kiện xã hội: Nghệ an là vùng đất giàu truyền thống dựng nước và giữ nước, với hơn 1000 di tích lịch sử , văn hoá với 132 di tích lịch sử văn hoá được công nhận cấp quốc gia như: đền Cuông thờ An Dương Vương, đền Hồng Sơn thờ Quan Vân Trường, đình Hoành Sơn thờ Lý Nhật Quang( ngưòi có công khai phá vùng Nam Đàn) , chùa Sư Nữ, khu lưu niệm Mai Hắc Đế, đặc biệt là khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên( quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh- vị anh hùng dân tộc danh nhân văn hoá thế giới). Ngoài ra du khách còn được tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như: khu di tích lịch sử văn hoá Phan Bội Châu, khu di tích tưởng niệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, khu lưu niệm cố tổng bí hư Lê Hông Phong, vườn quốc gia Pù Mát, làng nghề dệt thổ cẩm Lục Dạ, khu bảo tàng gen động thực vật, thác Kèm, quảng trường Hồ Chí Minh, khu du lịch bến Thuỷ, núi Quyết... Nghệ An còn là vùng đát của các lễ hội văn hoá cộng đồng các dân tộc: Mông, Khơmú, Sán Dùi, với những bản sắc riêng độc đáo. Cửa Lò nói riêng và Nghệ An nói chung là vùng đất có những nét văn hoá đặc sắc và lịch sử phát triển lâu đời. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch văn hoá_ tâm linh. III.1.3 Cơ sở vật chất: Về thị xã du lịch biển Cửa Lò hôm nay, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi nhanh chóng của một vùng quê. Hệ thống giao thông, các công trình phục vụ du lịch được xây dựng khang trang. Xen vào đó là hệ thống cây xanh, đường đi dạo bộ, điện chiếu sáng ,công viên được xây dựng theo một quy hoạch tổng thể, liên hoàn. Các nhà nghỉ, khách sạn ở Của Lò được xây dựng theo kến trúc vừa hiện đại vừa hài hoà với thiên nhiên. Trên địa bàn thị xã có khoảng 214 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 5400 phòng nghỉ. Với hệ thống cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng đa dạng và đồng bộ cùng với bãi tắm dài đẹp là điều kiện thuận lợi cho Cửa Lò phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Ngoài ra đội ngũ lao động hoạt động trong ngành du lịch đang ngày càng được nâng cao trình độ về chuyên môn, ngoại ngữ cũng như nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.Thái độ phục vụ du khách tận tình của nhân viên phục vụ du lịch cũng như sự mến khách của người dân nơi đây đã là một sự níu kéo đối với du khách khi đến với vùng đất này. Hơn nữa, với cơ sở vật chất như hiện nay Cửa Lò có thể đảm nhiệm và tổ chức tốt các cuộc hội nghị, hội thảo cấp quốc gia. Cửa Lò có hệ thống giao thông rất thuận lợi để phát triển du lịch. Du khách từ Trung Quốc, các nước Đông nam á đã có thể đến với Cửa Lò qua cảng Cửa Lò và tương lai là qua cảng nước sâu Đảo Ngư. Cửa Lò có trục đường bộ nối liền với quốc lộ 1A, đường sắt, khách các nơi theo tàu hoả về Vinh và đi bằng ô tô khoảng 20km. Hiện nay ở Vinh đã có sân bay, cách Cửa Lò 7km. Hệ thống giao thông ở Cửa Lò đã và đang được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách có thể đến Cửa Lò bằng nhiều phương tiện khác nhau. III.2. Hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò Mỗi mùa trong năm ở Cửa Lò đèu có những điều kiện tốt để có thể phát triển các loại hình du lịch khác nhau hấp dẫn du khách. Để tránh tình trạng du lịch tăng cao điểm trong vài tháng mùa hè và chủ yếu chỉ là du lịch tắm biển, sở du lịch và chính quyền Cửa Lò đã tiến hành thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trong cả bốn mùa với các loại hình du lịch đa dạng, phong phú để khai thác hết tiềm năng du lịch của vùng thu hút khách du lịch. Trong bài niên luận nay tôi không đi sâu tìm hiểu những giải pháp chung để đưa du lịch Cửa Lò phát triển mà sẽ đi sâu nghiên cứu hướng phát triển du lịch biển bốn mùa ở Cửa Lò nhằm giúp du lịch biển Cửa Lò hạn chế được những yếu thế của tính mùa vụ trong du lịch. Mỗi năm có bốn mùa và mỗi mùa thì xu hướng đi du lịch của du khách mang mục đích khác nhau. Để đáp ứng được nhu cầu du lịch đó thì những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần phải tạo ra được những loại hình du lịch đa dạng và phong phú phù hợp với điều kiện thuận lợi của từng mùa để phục vụ trong du lịch. Đối với mùa hè Do có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ biển, ở Cửa Lò du lịch tắm biển trở thành hoạt động du lịch chủ yếu. Vì thế cho nên đối với mùa hè cần chủ yếu tập trung vào du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Bãi biển Cửa Lò được đánh giá là bãi biển đẹp trong cả nước, có nhiều bãi tắm đẹp.Vì vậy cần khai thác hiệu quả tiềm năng này, ngoài bãi tắm Xuân Hương đã được khai thác khá tốt thì cần phát huy khai thác tiềm năng của hai bãi tắm còn lại là bãi tắm Lan Châu và bãi tắm Song Ngư. Dự án xây dựng những công trình ở bãi tắm Lan Châu và Song Ngư sớm được thực hiện và đưa vào hoạt động tạo sự đa dạng và phong phú cho khu du lịch biển Cửa Lò. Để thu hút du khách đến với Cửa Lò trong những tháng hè thì có thể kết hợp tổ chức một số lễ hội như “ lễ hội sông nước Cửa Lò”. Lễ hội này diễn ra vào ngày 30-4; 1-5 và đã thu hút được rất đông du khách đến với Cửa Lò. Trước đây Cửa Lò là một làng chài nhỏ sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản, cuộc sống trôi nổi trên biển khơi gặp nhiều nguy hiểm khó lhăn. Chính vì vậy mỗi khi ra khơi ngư dân ở đây tin rằng có vị thần biển luôn che chở cho họ bình yên vô sự. Hàng năm cứ đến vụ cá nam, ngư dân nơi đây lại làm lễ cầu yên, dần dần phát triển thành lễ hội sông nước có quy mô lớn trong vùng. khi du lịch phát triển lễ hội sông nước Cửa Lò không đơn thuần chỉ là lễ cầu yên mà còn kết hợp khai trương một mùa hè du lịch hàng năm của thị xã du lịch biển. Tối 30-4 chương trình văn nghệ “ nối vòng tay biển” do các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn. kết thúc màn biểu diễn là màn đốt pháo bông thu hút hàng vạn người xem.Sáng 1-5 tổ chức đua thuyền truyền thống trên biển và các hoạt động thể thao như: bóng đá mini, bóng chuyền bãi biển, kéo co, biểu diễn võ thuật... Đặc biệt giải đua thuyền hàng năm thu hút nhiều người xem và cổ vũ náo nhiệt với nhiều bất ngờ gây cấn. Cuộc đua không những làm sống lại một nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân bển mà còn trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút hàng vạn du khách về xem. Ngoài ra để thu hút nhiều hơn nữa du khách khắp nơi về đây tắm biển và nghỉ dưỡng thì Cửa Lò cũng đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách. Nhiều dự án đầu tư xây dựng đã bắt đầu được tiến hành như: Dự án xây sân golf tại thị xã Cửa Lò, ngoài ra để thu hút du khách thị xã cũng có kế hoạch xây dựng hai khu resort tại Nghi Thuỷ, Nghi Hải, đồng thời đưa vào hoạt động hệ thống đèn màu trên biển dài 5km vào cuối tháng 4 tới; dự án siêu thị- khách sạn BMC Cửa Lò với công trình chính cao 21 tầng, tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, tổng số phòng nghỉ là 304 trong đó có 272 phòng rộng từ 38-40m2 và 32 phòng VIP đạt tiêu chuẩn 4 sao... Vào những tháng hè nóng nực thì nhu cầu đi du lịch nghỉ dưỡng của du khách cũng rất cao để đáp ứng được nhu cầu đó thì Cửa Lò đã có các tour du lịch đưa du khách đến với những điểm như suối khoáng nóng Hương Sơn... Hơn nữa ở Cửa Lò vào dịp hè còn kết hợp phát triển các loại hình du lịch thể thao như bơi, lặn, lướt sóng, đua thuyền, dù lượn, leo núi... Đặc biệt trong chiến tranh có một số tàu thuyền, máy bay bị đắm ở ngoài khơi Cửa Lò và dưới đáy biển có bãi san hô được hình thành ở Đảo Ngư. những du khách ham mê môn thể thao lặn có thể lặn xuống những con tàu đắm ngoài khơi khám phá đáy đạidương. Hơn nữa trên lộ trình dulịch Cửa Lò tổ chức kết hợp với thăm quê chủ tịch Hồ Chí Minh. ở đây thường tổ chức “ lễ hội làng sen” để tưởng nhớ công ơn của Bác cũng như nhưng ngưòi thân của người. Điểm đến này thu hút nhiều du khách gần xa và sẽ góp phần cho những tháng hè ở Cửa Lò sôi động hơn. Những năm gần đây, kết hợp với sự phát triển du lịch nghỉ mát, dịch vụ câu mực đêm bằng thuyền thúng ở Cửa Lò đã trở thành một thú tiêu khiển hấp dẫn của nhiều du khách. Chính dịch vụ này tạo nên nét độc đáo, đem lại bản sắc riêng cho du lịch Cửa Lò, điều mà không bãi biển nào trong cả nước có được. dịch vụ này đã được khai thác kháhiệu quả, du khách đến Cửa Lò thường rất thích thú vì chỉ với vài chục nghìn đồng du khách có thể tham gia một chuyến câu mực nháy đầy thú vị trong hai tiếng. Với việc tập trung phát triển loại hình du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng cũng như kết hợp với các loại hình du lịch thể thao. Hơn nữa với những dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì trong những ngày hè Cửa Lò sẽ thu hút được nhiều du khách đến đây. Đối với mùa xuân Cửa Lò nói riêng cũng như Nghệ An nối chung là một vùng đất giàu truyền thống, nơi đây đã sản sinh ra nhiều danh nhân văn hoá và lịch sử từ xưa cũng như thời nay. Có thể nói đây là một vùng đất văn hoá vì thế cho nên có rất nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm. Những lễ hội đó chủ yếu đều được diễn ra vào mùa xuân. Đây là một điều kiện để Cửa Lò có thể phat triển loại hình du lịch văn hoá và tâm linh. Lễ hội đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí: Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu là một trong những vị tướng tài khai quốc công thần đời nhà Lê. Trong cuộc ciến tranh chống quân xâm lược ông đã nhiều lần lập công lớn với nghĩa quân. Sau khi bình định đất nước ông lần lượt được phong giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình. Năm Ât Dậu, niên hiệu Quang Thuận thứ 6( 1465) ông qua đời. Nhà vua nghe tin vô cùng đau buồn, thương tiếc, 3 ngày không ngự triều và than rằng “ Từ khi khai quốc đến nay chẳng ai được như nguơi”. Thi hài của ông được đưa về an táng tại que nhà. Lễ hội đền Nguỹên Xí là lễ hội truyền thống lớn ở Nghệ An. lễ hôi thể hiện rõ sự gắn kết dòng họ và làng xã. lễ hội được tổ chức vào ngày 30 tháng 1 vầngỳ mồng một tháng 2 âm lịch hàng năm. Trong lễ hội tổ chức các trò chơi dân gian như chọi gà, đu tiêu, cờ người, cờ thẻ, đấu vật ,kéo co... Sau khi tham gia lễ hội du khách còn có thể tham quan các danh lam thắng cảnh như đền, bãi biển Cửa Lò, núi Kiếm, núi Voi, núi Cờ. Lễ hội đền Vạn Lộc Nguyễn Sư Hồi là con trai trưởng của thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí( 1444- 1506) ông được vua Lê Thánh Tông tin dùng làm nhập nội thái uý, tham dự triều chính, phò mã đô uý tước quận công trấn thủ thập nhị hải môn( coi giữa cửa biển từ Sầm Sơn Thanh Hoá đến Cửa Tùng Quảng Trị). Vùng đất Vạn Lộc xưa có trại Cây Bàng được Nguyễn Sư Hồi chiêu lính và dân nhiều nơi về khai phá, mở mang ruộng đất phát triển kinh tế nhiều ngành nghề, mạnh nhất là đánh bắt hải sản.Làng Vạn Lộc là làng trung kiên ở hai bên cửa biển( Cửa Lò) có nghề đóng tàu thuyền thủ công rất nổi tiếng. Trong lễ hội có hàng vạn con cháu họ Nguyễn Đình khắp bốn phương về tụ họp và du khách thập phương về dâng hương cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn. Vùng Vạn Lộc được coi là danh thắng của tỉnh Nghệ An, có sông núi hữu tình có nhiều di tích thắng cảnh nổi tiếng đang ngày càng thu hút nhiều du khách đến thăm. Lễ hội đền ông Hoàng Mười Lễ hội diễn ra từ ngày 6 đến 7 tháng 11( tức ngày 9-10/10 âm lịch) lễ hội diễn ra trong không khí linh thiêng, trang nghiêm hài hoà giữa truyền thống và hiện đại mang đặc trưng riêng của vùng tạo được ấn tượng trong lòng du khách gần xa.Đền ông Hoàng Mười thuộc xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên là nơi thờ tự các vị phúc thần theo lịch sử ,truyền thuyết có công” Bảo quốc, hộ dân”. Đền xây dựng từ thời Lê có công trình kiến trúc đẹp, gắn với đời sống tâm linh của nhân dân.Lễ hội được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc tưởng nhớ công đức cử các vị phúc thần: Song đồng Ngọc Nữ, Nguyễn Duy Lạc, ông Hoàng Mười. Đáp ứng nhu cầu tâm linh đồng thời tạo điều kiện giao lưu văn hoá giữa nhân dân địa phương với nhân dân trong vùng và du khách thập phương. Mùa xuân là mùa mà du khách thường đi chùa chiền, lễ hội. Với nhưng tiềm năng du lịch hiện có thị xã Cửa Lò có thể tổ chức những chuyến du lịch tâm linh, điều đó chắc chắn sẽ rất thu hút du khách. Du khách có thể đến thăm chùa Song Ngư, chùa Lô Sơn, đền Vạn Lộc( nơi thờ Nguyễn Sư Hồi, con trai trưởng của thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí), đền Thu Lũng, các khu di tích, các khu lưu niệm. Qua đó du khác sẽ cảm nhận được các giá trị văn hoá của Cửa Lò được vun đắp qua hàng trăm năm qua. Song Ngư tự nằm ở phía tây đảo Ngư, có từ thời triều Trần, Lý, Trải qua thời gian và biến động cử lịch sử chùa bị bom đạn Mĩ,bão tố tàn phá. Nay chùa đã được phục dựng ngay trên nền cũ. Chùa là một địa điểm lí tưởng cho du lịch tâm linh thu hút nhiều khách địa phương cũng như khách thập phương tìm về.Song Ngư tự có địa thế đẹp ở vùng biển đệ nhất danh lam của xứ Nghệ, thuộc thị xã Cửa Lò. Đường ra thăm chùa rất thuận tiện đi ằng đường thuỷ cách đất liền khoảng 5km. Trên đường ra thăm đảo và vãn cảnh chùa du khách sẽ được sảng khoái hít thở không khí trong lành , ngắm nhìn nước non mênh mông,hữu tình vùng biển Cửa Lò, Cửa Hội. Bến Chùa, nơi đón khách tren tàu thuyền là bãi đá cuội nhiều màu sắc, được ngâm rửa hàng triệu năm trong sóng biển toát lên vẻ đẹp mê hoặc lòng người.Cách bến chừng 300m có hòn đá to, trên bằng phẳng tương truyền là nơi tiên ông ngòi câu cá. Phía bắc đảo có bãi tắm tien và nơi nuôi cá Gìo.Qua khỏi bậc tam cấp là lên sân dưới của chùa, ở đây có giếng tiên ở dưới bóng mát của hai cây lộc vừng cổ thụ. Từ cổ xưa đến nay dân vạn chài đi biển thường ghé vào giếng lấy nước không chỉ để uống mà còn để cầu may. Nước giếng tiên múc lên dùng để cất rượu nếp trắng rất ngon và có mùi thơm đặc biệt. Du khách lên thăm đảo vào viếng chùa sẽ được thưởng thức “Song Ngư tửu” một loại rượu nổi tiếng của xứ Nghệ. Chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa truyền thống ở xứ Nghệ. Nhà Hạ điện, Thượng điện thông nhau theo hình chữ đinh. Giữa sân chính ở phía ngoài có đặt một lư hương khá lớn bằng đá đuợc trang trí hoa văn hình lưỡng rồng chầu nguyệt cầu kì. Chùa được lập theo kiến trúc tiền miếu hậu chùa. Trước thờ thần, sau thờ phật. ở đâu đồng thời với thờ phật còn thờ thần Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn. Có thể thấy đây là điểm du lịch tâm linh, sinh thái lí tưởng cho du khách. Ngoài ra vào mùa xuân ở Cửa Lò còn có thể phát triển du lịch sinh thái. Du khách có thể đến thăm đảo Ngư, đảo mắt, khu du lịch sinh thái Cửa Hội, Hang Bua, nước khoáng Kim Sơn. Biển Cửa Lò nằm hai con sông : Sông Gấm và sông Lam. Du khách có thể du lịch bằng thuỳên để tham quan các thắng cảnh đẹp và các khu di tích lịch sử. Du khách có thể lênh đênh trên biển cả ngày và đêm cùng ngư dân để tìm hiểu cuộc sống của họ. Đối với mùa đông và mùa thu Đến với Cửa Lò du khách không chỉ được tắm biển vào mùa hè, được tham quan các chùa chiền, tham gia các lễ hội vào mùa xuân mà đến với Cửa Lò du khách còn được thưởng thức các đặc sản nổi tiếng ở đây. Mùa thu và mùa đông khi du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng tạm thời ngủ yên thì Cửa Lò vẫn có thể thu hút khách du lịch đến đây và phát triển loại hình du lịch ẩm thực. Đến với Cửa Lò du khách không thể bỏ qua việc thưỏng thức các món ẩm thực mang hương sắc vùng biển miền Trung. Đó là các món được chế biến từ hải sản : Nước mắm hạ thổ, mọc cua bể, các món mực, cá giò bảy món, ghẹ hấp me, cháo lươn, cháo nghêu. Và đặc biệt hơn là món ăn rất dân giã, rất riêng của người đân xứ Nghệ: Kẹo cu đơ. Cửa Lò có nguồn hải sản rất phong phú khoảng trên 200 loài cá, nhiều đặc sản như tôm, cua, rắn biển, cá mú... Du khách đến Cửa Lò sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản ngay tại các nhà hàng và nếu có thể ngay tại bãi biển. Lý thú nhất là các món ăn mực nhảy chưa có bãi biển du lịch nào có món ăn này, du khách đi thuyền nan sẽ được câu mực và nướng mực ăn ngay sau khi vừa mới câu lên, một món ăn mà du khách khi đến Cửa Lò chắc chắn không bao giờ quên. Món mực nhảy Món cháo lươn Vinh Đến với Nghệ An đi trên đường phố đâu đâu cũng thấy tấm biển “ cháo lươn” như mời mọc... Không chỉ người dân ở đây thích ăn cháo lươn mà tất cả các du khách đến đây đều thích ăn món ăn này. Cháo lươn Vinh rất đặc biệt được nấu bằng gạo trắng thơm, lươn xào mềm.Khi múc cháo cho khách bát cháo tắng bỏ lươn chan nước súp xào màu vàng trông thật ngon mắt và hấp dẫn. Ngoài món cháo lươn trong các nhà hàng còn có thêm món súp lươn ăn với bánh mì, miến lươn, để phù hợp với khẩu vị của từng du khách. Cá rô Bàu Nón Bàu Nón là một cía hồ lớn do thung lũng chết của sông Lam cổ tạo thành sau thời kì khởi chuyển của lục địa vào cuối đệ tứ kỉ. Ngoài trồng lúa nhân dân còn làm nghề đánh bắt cá ở trong hồ.ở Bàu Nón có giống cá rô ngon nổi tiếng, đến nỗi tiêng thơm truyền đến kinh thành Thăng Long. Một tên hầu cận trong cung tâu lên vua Lý Cao Tông, vua ra lệnh cho xã Nộn Giang đem cá rô Bàu Nón ra Thăng Long tiến lên vua. Một người cung nữ thấy dân làng mình phải cống vật khỏ cực quá mới bày cách giúp dân không phải cống cá lên vua nữa. Cá rô chiên vàng ươm, bóng nhẫy bốc mùi thơm lừng. cá rô đồng nấu kho tuơng với lá nghệ cũng rất được nhiều người ưa thích. Bánh đúc Nam Đàn Không chỉ có vùng Cửa Lò mới có những món ăn ngon mà ở các vùng địa phương lân cận cũng có nnhiều đặc sản. Như ở Nam Đàn có món bánh đúc ngon nổi tiếng. Nam Đàn có câu ca dao “ Sa Nam trên bến dưới đò , bánh đúc ba dãy thịt bò mê thiên” Khác với nhiều nơikhác , Nam Đàn nấu bánh đúc bằng gạo nguyên cả hạt được vo đãi kĩ chứ không phải nấu bằng bột gạo xay gĩa sẵn. Còn hến ăn kèm phải là hến ở sông Lam mới ngon. có những câu ca dao : “Bánh đúc, bánh đỗ Ai chộ( thấy) cũng thèm Chồng hay đánh em Cũng vì đúc, đỗ” Nếu ăn bánh đúc theo kiểu ăn bánh đúc hến thì bánh được thái đều thành hình chữ nhật.Nước luộc của hến sông lam trắng và đặc sánh như sữa, luộc hến xong lấy nước để riêng dùng để chan với bánh đúc sau này,còn ruột hến thì một nửa để trong nước, một nửa phi với hành . Nhút Thanh Chương Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời. Vật liệu làm nhút là mít xanh và muối trắng. Trong bữa cơm chỉ cần một bát nhút với nước chấm là đủ. Đến Nghệ An ăn bữa cơm dân giã với nhút du khách sẽ hiểu hơn về con người và sự đậm đà xứ Nghệ. ở Cửa Lò còn có một loại hình hấp dẫn du khách nữa đó là chợ đặc sản.Chợ nằm ở phường Thu Thuỷ, Cửa Lò. Đây là chợ đặc sản có một không hai ở nước ta. Hấp dẫn bởi sự đặc biệt của hải sản, bởi phong cách bán ở một vùng quê. Không có cảnh chen lấn, xô đẩy như một số chợ khác. khu vực chợ bán hàng khô được bố trí phía đông, dãy hàng tươi sống được bán ở phía tây, tại đây các hộ kinh doanh đã đầu tư xây các bể sục khí làm cho các loài hải sản sống như đang ở dưới biển. Những lời mời chào hiền lành của các chị bên những thùng mực sim, mực xôi, mực ống, mực ván, những thùng tôm tươi roi rói. Sinh động nhất là những thùng ghẹ, những con ghẹ sống được buộc chặt cứng bằng sợi dây mềm. Có năm loại ghẹ: ghẹ xanh, ghẹ đỏ, ghẹ hoa, ghẹ bầu, ghẹ chấm. Kháh có thể chọn tuỳ thích theo túi tiền của mình. Gía ghẹ ngon nhất khoảng 100 ngàn đồng/1kg, loại bình thường khoảng 50 ngàn đồng/1kg. Điều đặc biệt ở đây là chợ có những hộ chuyên làm nghề nướng tôm, cá, mực... sự hấp dẫn về cách phục vụ này đã tạo nên nét độc đáo riêng cho chợ. Khách muốn có đồ hải sản nướng chỉ cần mua cá tươi ở chợ nhờ người bán ra rửa sau đó thuê 5 ngàn đông/kg là sẽ có ngay món mình ưng ý. Bánh đa vừng Ai đã một lần đến Đô Lương dược nhấm nháp vị ngọt của kẹo lạc và cảm giác giòn tan trong miệng của những chiếc bánh đa vừng nơi đây hẳn sẽ không bao giờ quên. ở đây có nhiều làng làm bánh đa kẹo lạc nhưng chỉ có làng Vĩnh Đức là nổi tiếng nhất.Banhd đa đuợc làm từ bột gạo, tiêu, tỏi, và các gia vị khác.Nguyên liệu tuy đơn giản, dễ kiếm nhưng để có chiếc bánh đa ngon cần phải coa nhiều công phu.Gạo phải trắng không lẫn với lẫm hay cám xay nhuyễn với nước rồi trộn với vừng, cùng với tỏi giã nhỏ và hạt tiêu được xay mịnvà những gia vị vừa đủ rồi tráng bằng nồi hấp. Khi bánh chín thì vớt ra và cho lên giá phơi khô giòn.Thông thường bánh đa được ăn kèm với bánh mướt( loại bánh được làm từ bọt gạo nhưng ăn ngay khi vừa tráng xong). Chính sự công phu và mang dư vị riêng này mà sản phẩm bánh đa kẹo lạc Đô Lương giờ đây đã trở thành thương hiệu quen thuộc với khách hàng ở khắp nơi. Tương Nam Đàn Cũng như nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn nổi tiéng không chỉ ở Nghệ An mà khắp cả nước. Khác với tương bần ở ngoài Bắc tương Nam Đàn có màu vàng nâu, mùi tương có vị thơm của đậu tương rang quyện với mùi mốc nếp, mốc ngô. làm tương không những đòi hỏi kĩ thuật mà còn phải có sự kiên trì. Muốn tương thơm ngon, trước tiên phải phơi mốc được nắng. mốc được làm bằng nếp hay ngô. Nước làm tương cũng được chọn lọc rất kĩ càng lấy từ nước mưa hoặc nước sông Lam khi giữa đêm thanh vắng, đẻ lắng cặn vài ngày sau đó gạn lọc kĩ càng. Tiếp theo là đem trộn mốc tương vào tương và bỏ muối theo công thức nhất định. Như vậy ta có thể thấy ở Cửa Lò không chỉ phát triển du lịch ở mùa hè mà còn có thể phát triển du lịch mạnh ở các mùa trong năm. Với những dự án đang được thực hiện, và những tiềm năng du lịch hiện có, Cửa Lò sẽ thu hút được ngày càng nhiều du khách đến nơi đây. Mùa hè thì phát triển du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng, mùa xuân thì phát triển loaị hình du lịch văn hoá và tâm linh, mùa thu và mùa đông thì phát triển loại hình du lịch văn hoá ẩm thực. Từ hướng phát triển đó Cửa Lò có khả năng hạn chế được tính mùa vụ trong du lịch. Với sự kết hợp giữa điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất, và điều kiện văn hoá xã hội, du lịch Cửa Lò sẽ tránh được tình trạng du khách đổ về qúa sức trong mùa hè, ngược lại trong những tháng còn lại thì lại vắng khách. Việc khai thác tiềm năng du lịch đã đem lại cho Cửa Lò những hiệu quả rõ rệt. Lượng du khách đến Cửa Lò với số lượng lớn: Năm 2003 là 165754 lượt người, năm 2004 là 92 298 lượt người, năm 2005 là 8 146 lượt người, năm 2006 là 124 362 lượt người (theo số liệu thống kê của công an thị xã Cửa Lò). Doanh thu dịch vụ du lịch đạt 255,5 tỷ đồng trong năm 2005, gần 272,5 tỷ đồng trong năm 2006. Năm 2007 là năm thị xã Cửa Lò tổ chức 100 năm du lịch Cửa Lò nên đã tạo ra được những bước đột phá trong phát triển du lịch ở đây. Ông Nguyễn Minh Thông cho biết trong năm qua đã có 1 370 000 lượt khách đến Cửa Lò, tăng 24,5% so với năm 2006. Đặc biệt, trong năm qua, lượng khách quốc tế lưu trú ở Cửa Lò tăng mạnh. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 265 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2008 lượng khách du lịch đến Cửa Lò ước đạt 1 415 000 người( đạt 101% kế hoạch). Trong đó lượng khách lưu trú đạt 871 000 người. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt 360 tỷ đồng tăng 49,4% so với cùng kì và đạt 110% kế hoạch năm. Mùa du lịch 2008 được đánh giá đạt hiệu quả cao so với một vài năm gần đây.Hàng năm dịch vụ du lịch đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho cho người dân địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân. Toàn bộ giá trị đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Chương IV. Các tour, tuyến du lịch ở Cửa Lò hấp dẫn với du khách Mỗi du khách khi đi du lịch đều có những mục đích khác nhau. Có người đi du lịch để nghỉ ngơi, có người đi du lịch để khám phá, có người lại đi du lịch để thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh... Từ khu du lịch Cửa Lò, có thể xây dựng và phát triển các tour, tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh để làm phong phú và hấp dẫn chuyến du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách. IV.3.1 Tour du lịch Cửa Lò- Thành phố Vinh Thành phố Vinh là trung tâm chính trị , kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An cách Cửa Lò 15km. Thành phố Vinh còn lưu lại một số di tích lịch sử, văn hoá như: Đền Hồng Sơn, thành cổ Vinh, phượng hoàng Trung Đô nơi vua Quang Trung đã dừng chân và xây dựng nên trước khi tiến quân ra bắc- Trường Thi, Bến Thuỷ... Ngoài ra còn có bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bảo tàng quân khu IV. IV.3.2 Tour du lịch Cửa Lò- Kim Liên- Nam Đàn Kim Liên- Nam Đàn cách Cửa Lò 30km dọc theo quốc lộ qua thành phố Vinh về Cửa Lò. Cụm di tích lịch sử- văn hoá Kim Liên bao gồm quê nội, quê ngoại Bác Hồ, mộ bà Hoàng Thị Loan- thân mẫu Bác Hồ- trên núi Đại Huệ ... IV.3.3 Tour du lịch Cửa Lò- Đền Cuông- Cửa Hiền Đền Cuông cách Cửa Lò khoảng 20km, là di tích thờ Thục Phán An Dương Vương. Cách Đền Cuông không xa là bãi biển Cửa Hiền nơi tương truyền Rùa Thần đã đưa nhà vua ra đi. IV.3.4 Tour Cửa Lò- Rừng quốc gia Pù Mát Rừng quốc gia Pù Mát là khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng có hệ động thực vật phong phú và diện tích lớn nhất cả nước. Đến với rừng quốc gia Pù Mát du khách được ngắm cảnh thiên nhiên kỳ thú, hoang sơ, có thể đi thuyền trên sông Giăng, thăm đập Pà Lài, thác Khe Kèm... IV.3.5 Tour du lịch Cửa Lò- Tiên Điền- Đền Củi- Ngã Ba Đồng Lộc( Hà Tĩnh) Đây là tour du lịch liên tỉnh với nhiều loại hình phong phú. Du khách được thăm quê hương và mộ của đại thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền, đến ngã ba Đồng Lộc để viếng mộ của 10 cô gái thanh niên xung phong, viếng ngôi đền Củi thờ đức ông Hoàng Mười. IV.3.6 Tour Cửa Lò- Suối khoáng nóng Hương Sơn- Chợ biên giới Việt Lào Từ Cửa Lò qua thành phố Vinh, đến thị xã Hồng Lĩnh( Hà Tĩnh) ngược đường số 8 là đến khu du lịch nước khoáng nóng Sơn Kim( Hương Sơn). Tiếp đó là cửa khẩu Cầu Treo, du khách có thể thăm quan và mua sắm tại chợ biên giới Việt- Lào. PHẦN KẾT LUẬN Cửa Lò trở thành khu du lịch biển hấp dẫn cách đây chưa lâu so với nhiều vùng du lịch biển khác trong cả nước. Tuy nhiên trong hơn 10 năm trở lại đây, Cửa Lò đã có những bước phát triển đáng kể trong hoạt động du lịch, dịch vụ.Cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch đựơc xây dựng, mạng lưới điện quy hoạch và nâng cấp, hệ thống thông tin liên lạc khá hoàn chỉnh... Cùng với những điều kiên tự nhiên hết sức thuận lợi mà thiên nhiên ưu đãi cho, Cửa Lò thực sự là một điểm đến hấp dẫn cho du khách mọi nơi. Để du lịch biển Cửa Lò ngày càng phát triển nhanh, hiệu quả cao và bền vững, đặc biệt để hạn chế được tính mùa vụ trong du lịch biển chính quyền địa phương và các nhà đầu tư cần có những biện pháp khắc phục hạn chế và phát triển du lịch của vùng, từng bước mở rộng không gian du lịch. Trong những biện pháp đó thì hướng phát triển du lịch biển bốn mùa là giải pháp mang tính thực tế và có tính khả thi cao. Từ đó xây dựng Cửa Lò thành trung tâm du lịch, văn hoá, thương mại trọng điểm hàng đầu của Nghệ An. Với những tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng đã và đang được khai thác hợp lí, trong tương lai Cửa Lò sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước. Tài liệu tham khảo Tuyến điểm du lịch( ths. Bùi Thị Hải Yến) Nhập môn khoa học du lịch( Trần Đức Thanh) Báo Nghệ An http.dulichcualo.com Vietnamopentour.com.vn www.tourbalo.com http/www.dulichhe.com/thudong/baohe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14179.DOC
Tài liệu liên quan