Đề tài Tìm hiểu thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống

Qua thực tế nghiên cứu thực tập tại công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống với mong muốn phát huy tốt hơn công tác kế toán tại công ty trong điều kiện mới, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: Đối với lãnh đạo công ty: Cần quan tâm hơn nữa, theo dõi giúp đỡ phòng kế toán tài chính, tạo điều kiện để phòng làm việc tốt hơn. Đối với phòng kế toán tài chính: Cần nâng cao hơn nữa trình độ hạch toán, trình độ quản lý để phục vụ kịp thời cho công tác kế toán Đối với người lao động: Phải không ngừng học hỏi, hoàn thiện tay nghề, nâng cao ý thức chấp hành tốt nội quy để đạt kết quả cao trong khi làm việc.

doc47 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lao động. Đối với các doanh nghiệp nói chung, việc quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất của mình. Riêng đối với ngành thủy lợi do đặc điểm là phục vụ sản xuất nông nghiệp nên tiền lương của CBCNV trong Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống là do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh cấp, căn cứ vào kế hoạch tiền lương hàng năm. Vì vậy, việc quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu trong đợt thực tập giáo trình lần 2 là: “Tìm hiểu thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống. Từ đó, tìm ra những điểm khác biệt giữa lý thuyết và thực tế trong quá trình hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương. - Phản ánh thực tế hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty. - Đưa ra nhận xét chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chính được chúng tôi nghiên cứu là tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tìm hiểu thực trạng hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Phạm vi không gian: Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống - Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh. - Phạm vi thời gian: + Nghiên cứu thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống tháng 01 năm 2009. + Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 13/04/2009 đến ngày 25/04/2009. PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm và chức năng của tiền lương quỹ tiền, lương 2.1.1. Khái niệm tiền lương Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Trong nền kinh tế thị trường hịên nay, tiền lương chính là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng viết ra hay bằng miệng cho một công nhân đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện hoặc do những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm. Ở bất kỳ một doanh nghiệp nào thì tiền lương cũng là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động. Ngoài ra, để bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống lâu dài của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, người lao động còn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. 2.1.2. Chức năng của tiền lương - Chức năng tái sản xuất xã hội - Chức năng đòn bẩy kinh tế - Chức năng thước đo giá trị - Chức năng tích luỹ 2.1.3. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như: lương thời gian (tháng, ngày, giờ), lương sản phẩm, phụ cấp (chức vụ, đắt đỏ, khu vực…), tiền thưởng trong sản xuất. Quỹ tiền lương( hay tiền công) bao gồm nhiều loại, tuy nhiên về hạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đó chi tiết tiền lương chính và tiền lương phụ. 2.2. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương Hiện nay, việc trả lương cho người lao động được tính theo hai hình thức chủ yếu: Hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm. 2.2.1. Tiền lương theo thời gian: Là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của lao động. Tiền lương lĩnh theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, tuần, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tuỳ thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như: hành chính, quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ kế toán... Tiền lương theo thời gian có thể tính theo thời gian giản đơn hay thời gian có thưởng. *. Trả lương theo thời gian giản đơn: + Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Thường áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương + Tổng hệ số các khoản trợ cấp + Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc Mức lương tuần = (Mức lương tháng * 12)/52 tuần + Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc Mức lương ngày = Mức lương tháng/22 (hoặc 26) + Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc Mức lương giờ = Mức lương ngày/8 (tối đa) *. Trả lương theo thời gian có thưởng: Theo hình thức này kết hợp trả lương theo thời gian giản đơn với chế độ tiền lương. Hình thức tiền lương theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong việc kích thích của sản xuất, chưa phát huy khả năng sẵn có của người lao động. 2.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động - khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó. Có các chế độ trả lương theo sản phẩm như sau: * Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp: Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng (khối lượng) sản phẩm công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp được tính cho người lao động hoặc tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. * Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp: Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp x Tỷ lệ lương gián tiếp * Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến Theo hình thức này tiền lương gồm hai phần: - Phần thứ nhất: căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức lao động, tính ra phải trả cho người lao động trong định mức. - Phần thứ hai: Căn cứ vào mức độ vượt định mức để tính tiền lương phải trả theo tỷ lệ luỹ tiến. Tỷ lệ hoàn thành vượt mức càng cao thì tỷ lệ luỹ tiến càng nhiều. Hình thức này khuyến khích người lao động tăng năng suất người lao động và cường độ lao động đến mức tối đa. Do vậy, thường áp dụng để trả cho người làm việc trong khâu trọng yếu nhất hoặc khi doanh nghiệp phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng. * Tiền lương khoán: Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành. Hình thức này áp dụng cho những công việc nếu giao cho từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi, phải bàn giao toàn bộ khối lượng công việc cho cả nhóm hoàn thành trong thời gian nhất định. Hình thức này bao gồm các cách trả lương sau: - Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: là hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nhằm khuyến khích người lao động quan tâm đến chất lượng sản phẩm. - Trả lương khoán quỹ lương: Theo hình thức này doanh nghiệp tính toán và giao khoán quỹ lương cho từng phòng ban, bộ phận theo nguyên tắc hoàn thành công tác hay không hoàn thành kế hoạch. - Trả lương khoán thu nhập: Tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà hình thành quỹ lương để phân chia cho người lao động. Khi tiền lương không thể hạch toán riêng cho từng người lao động thì phải trả cho cả tập thể lao động đó, sau đó mới tiến hành chia cho từng người. Trả lương theo hình thức này có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc, giảm thời gian công việc, hoàn thành công việc giao khoán. 2.3. Các khoản trích theo lương 2.3.1. Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà Nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho người dân nói chung và người lao động nói riêng. BHXH là một hoạt động mang tíng chất xã hội rất cao. BHXH chỉ thực hiện chức năng đảm bảo khi người lao động và gia đình họ gặp rủi ro như: ốm đau, nghỉ mất sức, nghỉ hưu, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,… Quỹ BHXH được trích lập theo một tỷ lệ phần trăm nhất định của chế độ tài chính Nhà nước quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động. Theo chế độ hiện nay, trích BHXH là 20% trong đó 15% trích vào chi phí SXKD, 5% trừ vào thu nhập của người lao động. 2.3.2. Bảo hiểm y tế (BHYT) Là một khoản trợ cấp tiền thuốc men, khám chữa bệnh cho người lao động, khi ốm đau phải điều trị trong thời gian làm việc tại công ty. Quỹ BHYT được trích theo tỷ lệ phần trăm quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động. Chế độ trích ở nước ta hiện nay là 3%, trong đó 2% trích vào chi phí SXKD, 1% trừ vào thu nhập của người lao động. 2.3.3. Kinh phí công đoàn (KPCĐ) Quỹ được xây dựng với mục đích chi tiêu cho các hoạt động công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp phải trích theo một tỷ lệ phần trăm quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích KPCĐ là 2% trích vào chi phí SXKD. 2.4. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Nhiệm vụ của kế toán lao động tiền lương là ghi chép và phản ánh đẩy đủ số lượng, trình độ và kết quả làm việc của các cán bộ công nhân viên chức đang làm việc tại đơn vị. - Theo dõi về thời gian lao động - Theo dõi về số lượng người lao động - Theo dõi kết quả lao động 2.4.1. Tài khoản sử dụng * TK 334 “Phải trả người lao động” TK 334 Số phát sinh giảm Các khoản trừ vào lương hoặc thanh toán lương Số phát sinh tăng Tiền lương và các khoản có tính chất như tiền lương phải trả cho người lao động Số dư: Số còn phải trả TK có thể có số dư bên NỢ. Số dư bên NỢ TK 334 rất cá biệt- nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương và các khoản khác cho người lao động. Sơ đồ hạch toán: TK 334 TK141, TK138 TK622 (1) (5) TK 338 (2) (6) TK 623, TK641, TK642 TK 333 (3) (7) TK 431 TK 111, TK112 (4) (8) TK 335 Trong đó: (1) Các khoản trừ vào lương (2) BHXH, BHYT trừ vào lương (3) Thuế thu nhập cá nhân (4) Thanh toán tiền lương (5) Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất (6) Tiền lương của các bộ phận (7) Tiền thưởng nằm trong quỹ lương (8) Tiền lương nghỉ phép thực tế phải thanh toán * TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” TK 338 Số phát sinh giảm - Các khoản đã trả - Xử lý số thừa trong kiểm kê - Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ lên cấp trên - Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị Số phát sinh tăng - Các khoản phải trả - KPCĐ vượt chi được cấp bù Số dư: Phần KPCĐ chi vượt chưa được cấp bù (nhỏ) Số dư: Các khoản còn phải trả khác Sơ đồ hạch toán: TK 111, TK112 TK 338 TK 622, TK641, TK642 (1) (6) TK 334 TK152, TK156, TK111... (2) (7) TK 632, TK642 TK 334 (3) (8) TK 131 (4) (9) TK 421 TK515,TK511, TK711 TK 111, TK112 (5 ) (10) Trong đó: (1) Thanh toán các khoản phải trả (2) BHXH trả thay lương (3) Xử lý số thừa trong kiểm kê (4) Chuyển tiền ký quỹ thanh toán tiền hàng (5) Kết chuyển phần doanh thu thực hiện trong kỳ (6) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương (7) Chênh lệch thừa trong kiểm kê (8) Lãi phải trả cho các nhà đầu tư (9) Doanh thu nhận trước hoặc nhận tiền ký cược, ký quỹ. 2.4.2. Chứng từ kế toán Các chứng từ hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương chủ yếu là các chứng từ thanh toán bao gồm: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán BHXH - Bảng thanh toán tiền thưởng - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Phiếu xác định công việc hoàn thành - Phiếu báo làm thêm giờ - Biên bản kiểm tra tai nạn lao động - Hợp đồng giao khoán Các chứng từ trên được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán chi tiết hoặc làm cơ sở để tổng hợp ghi sổ. 2.4.3. Hình thức kế toán Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, trình độ và yêu cầu của cán bộ kế toán, quản lý mà các Doanh nghiệp áp dụng một trong 04 hình thức sau: Hình thức nhật ký chung Hình thức nhật ký sổ cái Hình thức nhật ký chứng từ Hình thức chứng từ ghi sổ PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp chung Với đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống” chúng tôi nghiên cứu vấn đề lao động, tiền lương hiện nay tại các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống trong giai đoạn đầu năm 2009 nói riêng. Vì vậy, với đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để xem xét và phân tích các vấn đề một cách khoa học và khách quan. 3.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp này được vận dụng để xem xét phân tích các vấn đề có liên quan là hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 3.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử Phương pháp này giúp chúng ta xem xét đánh giá sự vật hiện tượng theo quan điểm lịch sử. Mỗi một hiện tượng kinh tế xã hội đều có một quá trình lịch sử lâu dài theo quy luật vốn có của riêng mình và được đúc kết qua lịch sử phát triển của hiện tượng. Do đó, nắm vững tính lịch sử của hiện tượng sẽ giúp chúng ta phân tích một cách logic và khoa học. Đồng thời, chúng ta phải biết kế thừa kết quả nghiên cứu trước và dựa trên quan điểm lịch sử và phân tích hiện tại trong tình hình kinh tế cụ thể để dự đoán cho tương lai. 3.2. Phương pháp chuyên môn 3.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp tổ chức thu thập số liệu theo nguồn tài liệu sẵn có từ các tạp chí, các thông tin qua hệ thống sổ sách kế toán và các báo cáo kế toán của Công ty. 3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Các số liệu sau khi điều tra sẽ được tổng hợp hệ thống hoá theo những tiêu thức cụ thể để phục vụ cho việc phân tích tình hình phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 3.2.3. Phương pháp kế toán - Phương pháp chứng từ: là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành bằng giấy tờ theo mẫu quy định và thời gian địa điểm phát sinh các nghiệp vụ đó, Mọi sự biến động của tài sản, nguồn vốn đều phải lập chứng từ kế toán làm căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán. - Phương pháp tài khoản: là phương pháp phân loại để phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục có hệ thống, tình hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán riêng biệt. - Phương pháp ghi sổ kép: là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán. - Phương pháp lập báo cáo tài chính: là phương pháp tổng hợp số liệu các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế và tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế tài chính của đơn vị trong một thời gian nhất định. 3.2.4. Phương pháp chuyên gia Là phương pháp tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý chỉ đạo tại Công ty, ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về nội dung nghiên cứu. Từ đó, rút ra nhận xét đánh giá chung về tình hình của Công ty có liên quan đến hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên gọi: Công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống Địa chỉ: Km 16, quốc lộ 1A, xã Đình Bảng, huyên Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Công ty được xây dựng từ năm 1962, tiền thân là 3 Ban quản lý Nông giang. Hệ thống điều hành và phạm vi quản lý nằm giáp phía Bắc thành phố Hà Nội. Toàn bộ hệ thống các công trình của công ty được nằm trọn vẹn ở phía Bắc sông Đuống đây là hệ thống tưới tiêu hoàn toàn bằng động lực. Để quản lý hệ thống có hiệu quả, ngày 29/12/1970 UBND tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) đã quyết định thành lập 3 Ban quản lý Nông giang thành xí nghiệp thủy nông Bắc Đuống, gồm: Ban quản lý Nông giang Trịnh Xá (thành lập năm 1963) Ban quản lý Nông giang Việt Triều (thành lập năm 1967) Ban quản lý Nông giang Yên Phong (thành lập năm 1968) Xí nghiệp thủy nông Bắc Đuống là một trong hai doanh nghiệp thủy nông lớn của tỉnh. Được công nhận là doanh nghiệp nhà nước theo tại quyết định số 04/CT ngày 02/01/1993 của UBND tỉnh Hà Bắc và giấy phép kinh doanh số 106477 ngày 18/02/1993 do trọng tài kinh tế Hà Bắc cấp. Ngày 7/4/2000, UBND tỉnh Bắc Ninh (tỉnh Hà Bắc cũ) ra Quyết định số 34/QĐ-UB đổi tên Xí nghiệp thủy nông Bắc Đuống thành công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống, chuyển Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh sang Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Đến nay, Công ty đã có 47 năm quản lý khai thác, phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh và xã hội. Hệ thống thủy lợi tưới tiêu của Công ty từng bước được củng cố, bổ sung, nâng cấp và cơ sở vật chất cũng được nâng lên rõ rệt. 4.1.2. Nhiệm vụ của công ty 1. Điều hành, phân phối nước công bằng, đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất giữ gìn nguồn nước trong lành, bảo vệ môi trường sinh thái. 2. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, luận chứng kinh tế kỹ thuật của hệ thống công trình thuỷ lợi. 3. Duy trì năng lực công trình, bảo đảm công trình thuỷ lợi an toàn và sử dung lâu dài. 4. Làm chủ đầu tư trong việc sửa chữa, bổ sung hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi. 5. Bổ sung hoàn thiện quy trình điều tiết, hồ chứa, quy trình vận hành từng công trình, xây dựng quy trình vận hành hệ thống để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét và tổ chức thực hiện. 6. Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố kiểm tra sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa lũ. 7. Cam kết và thực hiện các hợp đồng về khai thác và bảo vệ công trình theo các quy định tại khoản 5, điều 17 Pháp lệnh khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, chấp hành các quy định về tài chính của nhà nước. 8. Quan trắc, theo dõi, thu thập các số liệu theo quy định nghiên cứu tổng kết và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. 4.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty Ban giám đốc gồm một giám đốc và ba phó giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty, chỉ đạo các bộ phận để thực hiện tốt kế hoạch hoạt động mà tỉnh đã giao cho Các phòng ban thuộc khối văn phòng có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc để diều hành sản xuất gồm: + Phòng Tổ chức - Hành chính + Phòng Quản lý nước và Công trình + Phòng Kinh tế - Kế hoạch + Phòng Cơ điện + Phòng Tài chính – Kế toán + Đội Khảo sát thiết kế + Đội Xây lắp + Ban quản lý công trình Các xí nghiệp thủy nông là các đơn vị trực thuộc công ty, trực tiếp quản lý toàn bộ cơ sở vật chất về thủy lợi trong phạm vi quản lý. Phục vụ tưới tiêu nước cho các hộ dùng nước theo nhu cầu sản xuất nông nghiệp gồm: + Xí nghiệp đầu mối Long Tửu - Trịnh Xá + Xí nghiệp thủy nông huyện Từ Sơn + Xí nghiệp thủy nông huyện Tiên Du + Xí nghiệp thủy nông huyện Yên Phong + Xí nghiệp thủy nông Thành Phố Bắc Ninh + Xí nghiệp thủy nông huyện Quế Võ Bộ máy kế toán của công ty được bố trí như sau: phòng kế toán tài chính thuộc khối văn phòng công ty có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ công tác kế toán của toàn công ty từ các cơ sở trở lên, ở các xí nghiệp thì có kế toán xí nghiệp trực thuộc công ty. Phòng kế toán hành chính bao gồm 01 kế toán trưởng và 06 kế toán viên, 01thủ quỹ Bộ máy tổ chức của công ty được bố trí theo sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Bộ máy tổ chức của công ty NPXN Cụm Ban QLCT Phòng cơ điện Đội xây lắp Phòng TCHC Phó giám đốc điều hành tưới tiêu GIÁM ĐỐC CÔNG TY XNTN Từ Sơn XNTN Yên Phong XNTN Bắc Ninh XNTN Tiên Du XNĐM Trịnh Xá Phó giám đốc phụ trách cơ điện Phó giám đốc phụ trách KH và XDCB Phòng KTTC Phòng QLN Đội KSTK Phòng KTKH XNTN Quế Võ VP Cụm VP Cụm VP Cụm VP Cụm VP Cụm 4.1.4. Tình hình lao động của công ty Tổng số lao động của công ty là 486 người trong đó có 146 nữ Về trình độ: + Kỹ sư: 84 người + Cao đẳng: 4 người + Trung cấp: 25 người + Công nhân vận hành: 267 người + Công nhân thủy nông: 86 người Cấp dưỡng: 5 người Loại khác: 15 người 4.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty được thể hiện qua biểu sau: Biểu 01: TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu Mã số Đầu năm Cuối năm Tổng tài sản(01=02+06 =14) 01 221.505.408.082 518.679.366.491 Tài sản ngắn hạn 02 12.561.968.830 16.460.325.190 1. Tiền 03 961.218.909 2.296.684.484 2.Các khoản phải thu ngắn hạn 04 11.361.942.008 13.905.434.815 3 Hàng tồn kho 05 238.807.913 258.205.891 B. Tài sản dài hạn 06 208.943.439.252 502.219.041.301 1. Tài sản cố định hữu hình 07 188.634.344.210 481.856.622.287 - Nguyên giá 08 224.392.881.337 517.541.988.805 - Giá trị hao mòn lũy kế 09 -35.758.537.127 -35.685.366.518 2. Tài sản cố định vô hình 10 263.326.000 263.326.000 - Nguyên giá 11 304.466.000 304.466.000 - Giá trị hao mòn lũy kế 12 -41.140.000 -41.140.000 3. Chi phí xây dựng cơ bản 13 20.045.769.042 20.099.093.014 Tổng nguồn vốn(14=15+16=01) 14 221.505.408.082 518.679.366.491 A. Nợ phải trả 15 14.706.066.417 18.744.524.695 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 16 206.799.401.665 499.934.841.796 4.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh cua công ty trong năm 2008 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua biểu sau: Biểu 02: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Chỉ tiêu Mã số Thực hiện 1. Doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ 01 40.670.452.737 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ(03 = 01– 02) 03 40.670.452.737 Trong đó: 04 Doanh thu thuần chia theo ngành hoạt động 05 + Ngành SXKD chính: Thủy nông 06 40.670.452.737 4. Các khoản chi phí 07 32.594.506.283 5. Lợi nhuận gộp(08 = 03 – 07) 08 8.075.946.454 6.Doanh thu hoạt động tài chính 09 114.864.723 7. Chi phí hoạt động tài chính 10 8.Thu nhập khác 11 135.722.000 9.Chi phí khác 12 91.861.394 10. Tổng lợi nhuận trước thuế 13 8.234.671.783 Chia ra 14 LN sản xuất kinh doanh 15 8.075.946.454 LN hoạt động tài chính(16 = 09 – 10) 16 114.864.723 LN hoạt động khác(17 = 11 – 12) 17 43.860.606 11. Thuế TNDN 18 2.305.708.099,24 12. Lợi nhuận sau thuế 29 5.928.963.683,76 4.2. Tình hình chung về tiền lương của Công ty 4.2.1. Nguồn hình thành quỹ lương Với đặc điểm là công ty hữu ích nên quỹ lương của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Đuống được hình thành từ ngân sách Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh cấp phát dựa trên quỹ lương kế hoạch của Công ty xây dựng hàng năm mà đã được tỉnh phê duyệt. Quỹ lương kế hoạch này được xây dựng căn cứ vào hệ số lương của CBCNV trong Công ty. Hiện nay, do nông dân được miễn thuỷ lợi phí nên Công ty không có doanh thu từ khoản này. Quỹ lương thưởng, phạt của từng đơn vị được thành lập vào cuối mỗi vụ hay cuối mỗi năm khi đã thanh lý các hợp đồng tưới tiêu để tổng hợp lại kết quả thực hiện khoán, căn cứ vào kết quả tổng hợp này mà Công ty có quyết định thưởng hay phạt đối với từng đơn vị. 4.2.2. Nguyên tắc trả lương của Công ty Nguyên tắc cơ bản để trả lương ở Công ty là căn cứ vào hệ số lương cấp bậc, chức vụ của từng CBCNV và căn cứ vào kết quả thực hiện các chỉ tiêu giao khoán của từng đơn vị. Đơn vị nào vượt thu sẽ được thưởng và đơn vị nào vượt chi thì sẽ bị phạt theo quy định của Công ty, cụ thể là: - Nếu quỹ lương thực hiện thấp hơn quỹ lương kế hoạch thì quỹ lương thực hiện được tính theo số bình quân, hệ số lương bình quân theo mức lương cơ bản. - Nếu quỹ lương thực hiện cao hơn quỹ lương kế hoạch thì sẽ đựơc thưởng theo quy định và phần cao hơn sẽ được lập quỹ dự phòng cho năm sau hoặc điều tiết một phần hợp lý cho đơn vị khác có quỹ lương thực hiện quá thấp so với mặt bằng lương khoán chung trong Công ty. Phần quỹ lương được thưởng, từng đơn vị sẽ chia cho CBCNV theo hệ số lương dựa vào quỹ của đơn vị là tuỳ từng đơn vị xử lý. Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2009, Công ty áp dụng trả lương ngoài các chỉ tiêu trên còn dựa vào bảng chấm điểm. Cụ thể: + Chỉ tiêu 1: Phẩm chất đạo đức chính trị lối sống: 10 điểm + Chỉ tiêu 2: Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, kỷ luật lao động, chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước: 20 điểm + Chỉ tiêu 3: Mức độ hoàn thành công việc: 70 điểm 4.2.3. Hình thức trả lương của Công ty Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với lao động gián tiếp ở các phòng, ban và hình thức trả lương khoán đối với bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp trong trường hợp hợp đồng xây dựng được định giá sẵn trước khi thi công, hoặc hợp đồng không xác định giá trị trước. Ngoài chế độ tiền lương, Công ty cũng xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm khuyến khích người lao động có nhiều đóng góp hơn cho sự phát triển của Công ty. Hàng tháng CBCNV trong từng đơn vị được nhận lương tạm ứng theo mức lương tối thiểu và hệ số lương cấp bậc chức vụ theo lương thời gian. Cuối quý, căn cứ vào bảng chấm công, bảng chấm điểm…của từng đơn vị mà mức tiền lương của CBCNV trong từng đơn vị đó sẽ được điều chỉnh lại. * Cách tính lương cho mỗi CBCNV Tổng tiền được lĩnh = Tiền lương theo ngày công + Phụ cấp - Tạm ứng - Tổng bảo hiểm Trong đó: Tiền lương theo ngày công = * Số ngày công thực tế Số ngày công làm việc trung bình 1 tháng của công ty là 22 ngày Tính đến tháng 01/2009 Công ty áp dụng mức lương tối thiểu: 540.000 đồng/tháng Phụ cấp gồm các khoản: phụ cấp độc hại, phụ cấp ca 3, phụ cấp tăng giờ…Hiện nay, phụ cấp làm đêm( từ 22h- 6h sáng hôm sau) được hưởng 30% lương Công thức tính: Phụ cấp ca đêm Số giờ làm đêm Phụ cấp độc hại * Số ca vận hành máy bơm Mức ăn ca của CBCNV được quy định mức chung là 20.000đồng/ bữa ăn. Ngoài ra, CBCNV trong Công ty còn có thu nhập từ phần tăng giờ với quy định: - Người lao động làm thêm ngày thường hưởng: 150% lương - Người lao động làm thêm ngày nghỉ hưởng: 200% lương - Người lao động làm thêm ngày Lễ, Tết hưởng: 300% lương Công thức tính: Tiền lương 1h tiêu chuẩn Tiền lương làm thêm giờ ngày tết = Tiền lương 1h tiêu chuẩn * Số giờ làm thêm ngày Tết * 300% Tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ = Tiền lương 1h tiêu chuẩn * Số giờ làm thêm ngày nghỉ * 200% Tiền lương làm thêm giờ ngày thường = Tiền lương 1h tiêu chuẩn * Số giờ làm thêm ngày thường * 150% 4.3. Tình hình chung về các khoản trích theo lương ở Công ty * Về BHXH: Quỹ BHXH của Công ty được hình thành bằng cách trích lập theo tỷ lệ quy định. Cách tính các mức trợ cấp BHXH ở Công ty: Mức trợ cấp BHXH = (Hệ số lương x LTT)/22 ngày x 75% x Số ngày nghỉ hưởng (do ốm đau, bệnh tật) BHXH Mức trợ cấp BHXH = (Hệ số lương x LTT)/22 ngày x 100% x Số ngày nghỉ hưởng (do thai sản) BHXH Các nữ CBCNV của Công ty được nghỉ thai sản trong thời gian 04 tháng. Ngoài việc, được hưởng 100% lương trong 04 tháng trên, họ còn được hưởng 02 tháng tiền lương tối thiểu chung (tính tại thời điểm nghỉ thai sản). Công ty trích 15% tổng tiền lương thực tế phải trả người lao động tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào lương của CBCNV. * Về BHYT: Công ty trích 2% tổng tiền lương thực tế phải trả người lao động tính vào chi phí sản xuất, 1% trừ vào lương của CBCNV. * Về KPCĐ: Công ty trích 2% theo tổng tiền lương thực tế phải trả người lao động 4.4. Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 4.4.1. Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công lao động - Bảng chi tạm ứng tiền lương - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Sổ theo dõi BHXH Ngoài ra còn có một số chứng từ khác như: kết quả thực hiện các chỉ tiêu giao khoán để làm căn cứ cho quyết định thưởng, phạt; phiếu báo làm thêm giờ… Trình tự luân chuyển chứng từ: Tổ trưởng các cụm, trạm bơm lập bảng chấm công có chữ ký của giám đốc xí nghiệp. Kế toán các xí nghiệp tính lương và lập bảng thanh toán lương toàn xí nghiệp. Sau đó, gửi lên phòng tổ chức lao động duyệt, chứng từ được quay trở lại các xí nghiệp để làm căn cứ tính lương cho các CBCNV của xí nghiệp. Các xí nghiệp sau khi tính lương và lập bảng thanh toán lương sẽ chuyển lên phòng kế toán- tài chính để kế toán tổng hợp lập bảng thanh toán tiền lương tổng hợp của toàn Công ty, trình kế toán trưởng và giám đốc Công ty ký duyệt. Cuối cùng, kế toán thanh toán viết chứng từ chi lương sang thủ quỹ để chi và phát lương. 4.4.2. Tài khoản sử dụng hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả, phải nộp khác Gồm các tiểu khoản: + TK 3382: Kinh phí công đoàn + TK 3383: Bảo hiểm xã hội + TK 3384: Bảo hiểm y tế Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 141: Tạm ứng TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.4.3 Hạch toán chi tiết tiền lương ở công ty 1. Hạch toán tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất thuộc các xí nghiệp Bảng chấm công là cơ sở để tính lương cho công nhân thuộc các xí nghiêp, được thể hiện qua biểu 03, phụ trách cụm trạm bơm căn cứ vào bảng chấm công để thấy được thời gian làm việc của công nhân trong đơn vị mình để tính lương cho họ. Qua biểu 03 ta thấy: Cột 1 đến cột 31 ghi số công tương ứng với 31 ngày trong tháng Cột 32: ghi số công thực tế Cột 33:Ghi số công nghỉ việc ngừng việc hưởng 100% lương Cột 34: ghi số công hưởng BHXH Sau khi chấm công xong người phụ trách các cụm gửi bảng chấm công và bảng tổng hợp công ca 3 và độc hại (phụ cấp độc hại qui định cho những trạm bơm có công suất bơm từ 80000m3/h trở lên) lên kế toán xí nghiệp để tính lương và phụ cấp cho từng người thể hiện qua biểu 04 - bảng chi tạm ứng tiền lương của cụm Đại Đình và biểu 05 - bảng tổng hợp công ca ba độc hại của cụm Đại Đình, XNTN Từ Sơn. Với các cụm khác cách tính phụ cấp, tính lương cũng tương tự như biểu 04, 05. Công ty KTCTTL Bắc Đuống Đơn vị: XNTN Từ Sơn Cụm: Đại Đình Biểu 03: BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 1 năm 2009 STT Họ và tên Cấp bậc lương và chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 … 29 30 31 Công làm thực tế Công nghỉ hưởng BHXH Công nghỉ hưởng 100% lương A B C 1 2 3 4 5 6 7 … 29 30 31 32 33 34 1 Nguyên Đình Mười + + + + + … + + 22 2 Phạm Quang Đẩu + + + + + … + + 22 3 Nguyễn Thị Nụ + + + + + … + + 22 4 Nguyễn Đình Tín + + + + + … + + 22 5 …. + + + + + … + + … Tổng … 176 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Ký hiệu chấm công: - Lương sản phẩm: K - Con ốm: Cố - Hội nghị học tập: H - Lao động nghĩa vụ: LĐ - Lương thời gian: + - Thai sản: TS - Nghỉ bù: NB - Ốm điều dưỡng: Ô - Nghỉ phép: P - Tai nạn: T Người chấm công (Ký. họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký. họ tên) Người duyệt (Ký. họ tên) Công ty KTCTTL Bắc Đuống Đơn vị: XNTN Từ Sơn Biểu 04: BẢNG CHI TẠM ỨNG TIỀN LƯƠNG Cụm: Đại Đình Tháng 1 năm 2009 (Theo mức lương 540.000 đ/HS/tháng) STT Họ và tên Chức danh nghề nghiệp Hệ số Tổng tiền lương và thu nhập được nhận Tổng cộng (đ) Tổng tiền BHXH, BHYT 6% phải nộp (tính theo lương 540.000đ/HS) Tổng tiền được lĩnh (đ) Ký nhận Lương cấp bậc 1 tháng Phụ cấp Trong đó chia ra Mức lương cấp bậc 1 tháng (đ) Các khoản phụ cấp Chức vụ Ca 3 Độc hại 1 Nguyên Đình Mười 3,80 0,2 2.052.000 108.000 18.409 9.818 2.188.227 129.600 2.058.270 2 Phạm Quang Đẩu 3,80 2.052.000 17.489 7.364 2.076.853 123.120 1.953.733 3 Nguyễn Thị Nụ 3,01 1.625.400 13.853 12.273 1.651.526 97.524 1.554.002 4 Nguyễn Đình Tín 3,80 2.052.000 24.484 0 2.076.480 123.120 1.953.360 5 … … … … … … … … Tổng 23,34 12.603.600 108.000 108.850 58.910 12.879.363 762.696 12.116.667 Sau khi lập bảng tính lương cho toàn xí nghiệp xong kế toán trình giám đốc xí nghiệp duyệt, sau đó gửi lên phòng tổ chức công ty và phòng kế toán để lập bảng tổng hợp lương toàn công ty. Ví dụ: Tính lương cho ông Phạm Quang Đẩu thuộc cụm Đại Đình, XNTN Từ Sơn có hệ số lương cấp bậc là 3,80. Số ngày công hưởng lương thời gian là 22 ngày. Vậy số tiền lương thời gian ông được hưởng trong tháng là 2.052 nghìn đồng và được tính như sau: Tiền lương theo ngày công = * Số ngày công thực tế = * 22 = 2.052.000 đ Biểu 05: BẢNG TỔNG HỢP CÔNG CA 3,ĐỘC HẠI (Tháng 1năm 2009) (Cụm Đại Đình, xí nghiệp thủy nông Từ Sơn) ĐVT: 1000 đ STT Họ Tên HS Ca 3 Độc hại LCB 1 tháng PC Giờ Tiền Số ca Tiền 1 Nguyễn Đình Mười 3.80 0.2 5 18,409 4 9,818 2 Phạm Quang Đẩu 3.80 5 17.489 3 7,364 3 Nguyễn thị Nụ 3.01 5 13,853 5 12,273 4 …. ….. ….. ….. ….. ….. 5 Cộng 23,34 40 108,853 24 58,910 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Trong tháng 1 ông Đẩu có 5 giờ làm ca đêm và 3 ca vận hành máy bơm được hưởng phụ cấp độc hại và được tính như sau: Phụ cấp ca đêm Số giờ làm đêm Phụ cấp độc hại * Số ca vận hành máy bơm Vậy tổng thu nhập của ông Đẩu bao gồm cả lương thời gian và các khoản phụ cấp là 2.076.853 đ Các khoản BHXH, BHYT phải nộp được khấu trừ vào lương của ông Đẩu là: BHXH phải nộp(tính theo lương tối thiểu 540.000) = 540.000 * Hệ số lương cấp bậc chức vụ * 5% = 540.000* 3,80 *5% = 102.600 đ BHYT phải nộp(tính theo lương tối thiếu 540.000) = 540.000* Hệ số lương cấp bậc chức vụ * 1 = 540.000 * 3,80 * 1% = 20.520 Tổng tiền lương ông được nhận tạm ứng trong tháng là 1.953.733 đ ( = Tổng thu nhập - các khoản khấu trừ ) Định khoản kế toán: Nợ TK 622: 2.076.853 Có TK 334: 2.076.853 Nợ TK 334: 123.120 Có TK 3383: 102.600 Có TK 3384: 20.520 Nợ TK 334: 1.953.733 Có TK 111: 1..953.733 Tương tự tính lương cho những người còn lại trong danh sách theo ngày công làm việc trong bảng chấm công, sau khi tính xong lương cho CBCNV trong đơn vị kế toán gửi bảng thanh toán lương lên phòng kế toán để lấy tiền lương. Như vậy, tại các xí nghiệp với cách tính lương như vậy đã đảm bảo được tính công bằng trong cách tính và trả lương cho công nhân, đồng thời cũng đảm bảo được các khoản phụ cấp đúng theo quy định. 2. Hạch toán tiền lương cho CBCNV quản lý doanh nghiệp thuộc khối văn phòng Công ty CBCNV thuộc khối văn phòng là lao động gián tiếp hưởng lương thời gian. Để đi đến bảng chi tạm ứng tiền lương các phòng ban phải lập bảng chấm công rồi gửi về phòng kế toán. Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào bảng chấm công để tính lương cho từng CBCNV của các phòng ban. Biểu 06 là bảng chấm công của phòng kế toán tài chính. Biểu 07 là bảng chi tạm ứng lương cho CBCNV phòng kế toán tài chính. Công ty KTCTTL Bắc Đuống Đơn vị: Văn phòng công ty Phòng: Kế toán - Tài chính Biểu 06: BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 1 năm 2009 STT Họ và tên Cấp bậc lương và chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 … 29 30 31 Công làm thực tế Công nghỉ hưởng BHXH Công nghỉ hưởng 100% lương A B C 1 2 3 4 5 6 7 … 29 30 31 32 33 34 1 Chu Thị Hồng + + + + + … + + 22 2 Trần Thị Hồng + + + + + … + + 22 3 Nguyễn Thị Thu Huyền + + + + + … + + 22 4 Nguyễn Thị Liên + + + + + … + + 22 5 …. + + + + + … + + … Tổng … 176 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Ký hiệu chấm công: - Lương sản phẩm: K - Con ốm: Cố - Hội nghị học tập: H - Lao động nghĩa vụ: LĐ - Lương thời gian: + - Thai sản: TS - Nghỉ bù: NB - Ốm điều dưỡng: Ô - Nghỉ phép: P - Tai nạn: T Người chấm công (Ký. họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký. họ tên) Người duyệt (Ký. họ tên) Công ty KTCTTL Bắc Đuống Đơn vị: Văn phòng công ty Biểu 07: BẢNG CHI TẠM ÚNG TIỀN LƯƠNG Phòng: Kế toán - Tài chính Tháng 1 năm 2009 (Theo mức lương 540.000 đ/HS/tháng) STT Họ và tên Chức danh nghề nghiệp Hệ số Tổng tiền lương và thu nhập được nhận Tổng cộng (đ) Tổng tiền BHXH, BHYT 6% phải nộp (tính theo lương 540.000đ/HS) Tổng tiền được lĩnh (đ) Ký nhận Lương cấp bậc 1 tháng Phụ cấp Trong đó chia ra Mức lương cấp bậc 1 tháng (đ) Các khoản phụ cấp Chức vụ Trách nhiệm Công tác đoàn thể 1 Chu Thị Hồng TCKT 3,89 2.100.600 2.100.600 126.036 1.974.564 2 Trần Thị Hồng KT trưởng 4,99 2.694.600 2.694.600 161.676 2.532.924 3 Nguyễn Thị Thu Huyền TCKT 1,8 972.000 972.000 58.320 913.680 4 Hà Văn Thông Thủ quỹ 3,89 0,1 2.100.600 54.000 2.154.600 136.080 2.131.920 5 … … … … … …. … Tổng 26,37 0,1 14.239.800 54.000 14.293.800 854.388 13.439.412 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Qua biểu 07 ta thấy có 1 người được hưởng phụ cấp trách nhiệm đó là: Thủ quỹ: hệ số phụ cấp là 0,1 mức phụ cấp là 54.000 (= Hệ số phụ cấp * Lương tối thiểu theo quy định ( 540.000 đ )). Mức phụ cấp này không phải khấu trừ BHXH,BHYT. Ví dụ: tính lương cho Ông Hà Văn Thông có hệ số lương cấp bậc là 3,89.hệ số phụ cấp trách nhiệm là 0,1. Số công hưởng lương thời gian là 22 ngày. Tiền lương theo ngày công của ông Thông = * Số ngày công thực tế (Tính theo lương tối thiểu 540.000) đ Phụ cấp trách nhiệm = 0,1 * 540.000 = 54.000 đ Tổng lương và thu nhập ông được nhận = 2.100.000 + 54.000 = 2.154.600 đ Các khoản khấu trừ(Tính theo lương tối thiểu 540.000) = 540.000*3,89 * 6% = 126.036 đ Tiền lương thực lĩnh của ông thông = 2.154.600 – 126.036 = 2.028.564 đ Cách định khoản: Nợ TK 622: 2.154.600 Có TK 334: 2.154.600 Nợ TK 334: 126.036 Có TK 3383:105.030 Có TK 3384: 21.006 Nợ TK 334: 2.028.564 Có TK 111: 2.028.564 Đối với các phòng ban khác cách tính lương cũng tương tự như biểu 07. Theo quy định của pháp luật lao động, nếu đơn vị có nhu cầu làm thêm thì phải có sự thỏa thuận và đồng ý của người lao động. Căn cứ vào điều 61 của Bộ lao động, người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ngày thường ít nhất bằng 150%, vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200%, vào ngày lễ ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300% Với lao động làm ban đêm, theo quy định 70 Bộ luật lao động thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương của công việc đang làm ban ngày. Cụ thể trong tháng 1 năm 2009 ta có bảng chấm công trực tết - Biểu 08 Biểu 09 là bảng thanh toán tăng giờ trực tết kỷ sửu 2009 của toàn công ty (Tính theo lương 540.000 đồng/hệ số) Ví dụ Ông Nguyễn Tất Hùng có hệ số lương là 4,66.Hệ số phụ cấp 0,4. Số giờ làm thêm ngày Tết của ông là 4h.Tiền lương tăng giờ trực Tết của ông được tính như sau: Tiền lương 1h tiêu chuẩn của ông = ((4,66+0,4) * 540.000)/22/8 = 15.525 đ Tiền lương làm thêm giờ ngày tết của ông = 15.525 * 4 * 300% = 186.300 đ Công ty KTCTTL Bắc Đuống Đơn vị: Văn phòng công ty Biểu 08: BẢNG CHẤM CÔNG TRỰC TẾT Tháng 1 năm 2009 STT Họ và tên Cấp bậc lương và chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 … 29 30 31 Số công hưởng lương thời gian Công nghỉ hưởng BHXH Công nghỉ hưởng 100% lương A B C 1 2 3 4 5 6 7 … 29 30 31 32 33 34 1 Ngô Chí Hướng 4h 2 Nguyễn Đình Sơn 4h 3 Nuyễn Tất Hùng 4h 4 Nguyễn Thị Phương 4h 5 …. … Tổng (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Người chấm công (Ký. họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký. họ tên) Người duyệt (Ký. họ tên) Nguyễn Đình Sơn Nguyễn Tất Hùng Công ty KTCTTL Bắc Đuống Đơn vị: Văn phòng công ty Biểu 09: BẢNG THANH TOÁN TĂNG GIỜ TRỰC TẾT KỶ SỬU 2009 Phòng Tổ chức hành chính (Căn cứ theo công văn 43/CV – HC ngày 15/01/2009 của giám đốc công ty) STT Họ tên HSL PC Số giờ làm thêm ngày Tết(giờ) Số giờ làm thêm ngày nghỉ(giờ) Tiền lương 1h tiêu chuẩn(đ) Tiền lương làm thêm giờ ngày Tết(đ) Tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ(đ) Tổng tiền làm thêm giờ(đ) Ký nhận 1 Nguyễn Thị Hùng 4,66 0,4 4 15.525 186.300 186.300 2 Nguyễn Thị Huệ 3,89 0,3 4 12.856 154.272 154.272 3 Nguyễn Thạc Sơn 2,34 4 7.180 86.160 86.160 4 Nguyễn Thị Nguyệt 3,70 4 11.352 136.224 136.224 5 Nguyễn Mạnh Nhạc 4,20 4 12.886 103.088 103.088 6 Nguyễn Phú Hoà 3,56 4 10.923 131.076 131.076 7 Nguyễn Đình Sơn 3,62 0,1 4 11.414 136.968 136.968 8 Hồ Chí Tâm 2,16 4 4 6.627 79.524 53.016 132.540 9 Nguyễn Đăng Chuẩn 2,65 4 8.131 97.572 97.572 10 Trần Khánh Tiến 4,20 4 12.886 154.632 154.632 11 Nguyễn Văn Tước 2,46 12 4 7.548 271.728 60.384 332.112 12 Tổng 37.44 48 12 117.328 1.434.456 216.488 1.650.944 4.4.4. Hạch toán các khoản trích theo lương * Về các khoản trích theo lương: Ngày 20 cuối tháng Công ty có trách nhiệm lập danh sách nộp BHXH của người lao động theo mẫu quy định, kiểm tra tiền lương, mức đóng BHXH của từng người lao động và tổng số tiền phải nộp BHXH của toàn công ty sau đó chuyển lên cơ quan cấp trên vào cuối mỗi tháng. Dưới đây là các khoản trích theo lương phần công ty chịu tính vào chi phí sản xuất của công ty: Biểu 10: Trích 17% BHXH,BHYT toàn công ty tháng 01 năm 2009 (Tính theo lương 540.000 đ * HS * 17%) STT Đơn vị Tổng hệ số 1 tháng Trích 17% BHXH, BHYT (đ) Ghi nợ TK Lương CB Phụ cấp TK 622 TK 627 , TK 642 1 XNTN Trịnh Xá 138,4 0,7 12.769.380 10.699.290 2.070.090 2 XNTN Từ Sơn 166,37 0,7 15.337.026 12.313.134 3.023.892 3 XNTN Tiên Du 245,20 1 22.601.160 19.972.926 2.628.234 4 XNTN Quế Võ 333,74 1,3 30.756.672 26.957.988 3.798.684 5 XNTN Bắc Ninh 193,52 0,7 17.829.396 14.783.472 3.045.924 6 XNTN Yên Phong 309,62 1,2 28.533.276 24.937.470 3.595.806 7 VP công ty 157,28 3,1 14.722.884 14.722.884 8 Tổng cộng 1.544,13 8,7 142.549.794 109.664.280 32.885.514 Định khoản: Nợ TK 622: 109.664.280 Nợ TK 627: 18.162.630 Nợ TK 642: 14.722.884 Có TK 3383: 125.779.230 Có TK 3384: 16.770.564 Biểu 11: Trích 2% KPCĐ tháng 01 năm 2009 (Tính theo lương 540.000 * hệ số * 2%) STT Đơn vị Tổng hệ số 1 tháng Trích 2% KPCĐ (đ) Ghi nợ TK Lương CB Phụ cấp TK 622 TK 627 , TK 642 1 XNTN Trịnh Xá 138,4 0,7 1.502.280 1.258.740 243.540 2 XNTN Từ Sơn 166,37 0,7 1.804.356 1.448.604 355.752 3 XNTN Tiên Du 245,20 1 2.658.960 2.349.756 309.204 4 XNTN Quế Võ 333,74 1,3 3.618.432 3.171.528 446.904 5 XNTN Bắc Ninh 193,52 0,7 2.097.576 1.739.232 358.344 6 XNTN Yên Phong 309,62 1,2 3.356.856 2.933.820 423.036 7 VP công ty 157,28 3,1 1.732.104 1.732.104 8 Tổng cộng 1.544,13 8,7 16.770.564 12.901.680 3.868.884 Định Khoản: Nợ TK 622: 12.901.680 Nợ TK 627: 2.136.780 Nợ TK 642: 1.732.104 Có TK 3382: 16.770.564 * Về hạch toán lương nghỉ ốm, thai sản do BHXH chi trả Hàng quý xí nghiệp lập bảng danh sách lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản, ốm đau, sau đó nộp lên công ty, đối với công ty cũng lập danh sách như ở xí nghiệp rồi gửi lên cơ quan BHXH. Về chi trả thì cơ quan BHXH chuyển tiền cho công ty qua ngân hàng sau đó công ty sẽ chuyển tiền cho xí nghiệp. Khi nộp lên công ty, xí nghiệp cần có bảng danh sách lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản kèm theo Giấy chứng nhận ốm đau của bệnh viện hoặc kèm theo giấy khai sinh ( nếu sinh con) Chứng từ thanh toán với công ty bảo hiểm sẽ do công ty lập, sau đó công ty sẽ chuyển tiền chi trả BHXH của xí nghiệp,xí nghiệp sẽ chi trả cho CNV Ví dụ trong quý II năm 2008 chị Đỗ Thị Bích thuộc XNTN Bắc Ninh hưởng chế độ thai sản thì những giấy tờ xí nghiệp phải lập rồi chuyển lên công ty là: giấy ra viện, giấy khai sinh, danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản Tiền lương tính hưởng BHXH của chị Đỗ Thị Bích là 1.198.800, số tháng chị được nghỉ là 4 tháng. Vậy số tiền BHXH chị được hưởng = (1.198.800 * 4) + (540.000 * 2) = 5.875.200 đ SỞ Y TẾ BẮC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM MS:01/BV – 01 BỆNH VIỆN ĐK TỈNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số lưu trữ Khoa sản Mã y tế GIẤY RA VIỆN - Họ và tên người bệnh: Đỗ Thị Bích Tuổi 22 Nữ - Dân tộc: Kinh Nghề nghiệp: CN - BHYT :Giá trị từ……/……../ đến ……/……../ Số - Địa chỉ: Xí nghiệp thủy nông Bắc Ninh CTKTCTTL Bắc Đuống - Ra viện lúc: 19 giờ 15 phút, ngày 22 tháng 6 năm 08 - Chẩn đoán: chuyển dạ lần 1 - Phương pháp điều trị: đẻ thường - Lời dặn của thầy thuốc: Ngày 26 tháng 6 năm 2008 Ngày 26 tháng 6 năm 2008 TRƯỞNG KHOA ĐIỀU TRỊ Giám đốc bệnh viện ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu: Xã/phường: Đại Phúc Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 154 Huyện/Quận: Bắc Ninh Quyểnsố: 01/2008 Tỉnh/TP: Bắc Ninh GIẤY KHAI SINH (Bản sao) Họ và tên : TRẦN THÙY DƯƠNG Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 23/06/2008 Ghi bằng chữ: Ngày hai mươi ba tháng sáu năm hai nghìn không trăm linh tám Nơi sinh: Bệnh viện tỉnh Bắc Ninh Dân tộc : Kinh Quốc tịch: Việt Nam Quê quán: Khu phố 1 – Đại Phúc – Bắc Ninh Họ và tên cha: TRẦN NGỌC BỐN Họ và tên mẹ: ĐỖ THỊ BÍCH Họ và tên người đi khai sinh: TRẦN NGỌC BỐN Quan hệ với người được khai sinh: Cha đẻ Cán bộ tư pháp hộ tịch Đăng ký ngày 18 tháng 07 năm 2008 Đã ký TM ỦY BAN NHÂN DÂN Nguyễn Kiều Khánh Phó chủ tịch Đã ký Nguyễn Văn Thưởng DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN Tháng 8 quý II năm 2008 STT Họ và tên Số sổ BHXH Tiền lương tính hưởng BHXH Thời gian đóng BHXH(Năm – tháng) Số đề nghị Ghi chú Số ngày nghỉ Số tiền Trong kỳ LK từ đầu năm Sinh con, nuôi con nuôi 1 Đỗ Thị Bích 8507004949 1.198.800 1N – 8T 122 122 5.875.200 Tổng cộng 122 122 5.875.200 Ngày 18/08/2008 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Nguyễn Thạc Sơn Trần Thị Hồng Ngô Chí Hướng PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu trong quá trình kinh doanh vì vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán chi phí lao động sống là nội dung quan trọng của công tác quản lý kinh tế. Quản lý tốt lao động và sử dụng hợp lý chi phí về lao động sống sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm giá sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nói chung. Còn đối với Công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống ngành nghề chính là phục vụ sản xuất nông nghiệp,hoạt động mang tính chất công ích thì việc quản lý tốt lao động và tính đúng, tính đủ lương cho CBCNV là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần tạo động lực tốt cho CBCNV làm việc hăng hái đồng thời tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Từ thực tế nghiên cứu và tìm hiểu tại Công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống cho thấy việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương ở công ty có một số ưu và nhược điểm sau: 1. Ưu điểm + Việc sử dụng các tiêu chí chấm điểm kèm theo bảng chấm công đã đảm bảo đánh giá đúng chất lượng lao động ,tạo điều kiện cho người lao động có ý thức chấp hành tốt nội quy. + Thực hiện tốt các chế độ đối với người lao động: có hợp đồng lao động đầy đủ theo đúng mẫu quy định,môi trường làm việc vấn đề an toàn lao động được đảm bảo. Ngày lễ tết người lao động được hưởng đúng chế độ. Thực hiện tốt chế độ ca 3, độc hại. Huy động làm thêm giờ theo đúng luật 1 năm không quá 200h. + Cách hạch toán tiền lương phù hợp đảm bảo tính công bằng trong việc tính lương, trả lương và các khoản phụ cấp + Hạch toán BHXH và BHYT chính xác đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi ốm đau, thai sản hay tử tuất, CBCNV trong công ty đã có thẻ BHYT tạo điều kiện cho họ yên tâm về việc khám sức khỏe mỗi khi đến bệnh viện. 2. Nhược điểm Việc chấm công một cách khách quan, nghiêm ngặt đòi hỏi người quản lý từ các cụm tổ trở lên phải giao việc chặt chẽ cho người lao động từ đó việc quản lý sẽ vất vả và tốn nhiều thời gian hơn. 5.2. Kiến nghị Qua thực tế nghiên cứu thực tập tại công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống với mong muốn phát huy tốt hơn công tác kế toán tại công ty trong điều kiện mới, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: Đối với lãnh đạo công ty: Cần quan tâm hơn nữa, theo dõi giúp đỡ phòng kế toán tài chính, tạo điều kiện để phòng làm việc tốt hơn. Đối với phòng kế toán tài chính: Cần nâng cao hơn nữa trình độ hạch toán, trình độ quản lý để phục vụ kịp thời cho công tác kế toán Đối với người lao động: Phải không ngừng học hỏi, hoàn thiện tay nghề, nâng cao ý thức chấp hành tốt nội quy để đạt kết quả cao trong khi làm việc. MỤC LỤC 3.2. Phương pháp chuyên môn 12 3.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế: 12 3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 12 3.2.3. Phương pháp kế toán 13 3.2.4. Phương pháp chuyên gia 13 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 14 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 14 4.1.2. Nhiệm vụ của công ty 15 4.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty 15 4.1.4. Tình hình lao động của công ty 18 4.1.5. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 18 4.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh cua công ty trong năm 2008 19 4.2. Tình hình chung về tiền lương của Công ty 20 4.2.1. Nguồn hình thành quỹ lương 20 4.2.2. Nguyên tắc trả lương của Công ty 20 4.2.3. Hình thức trả lương của Công ty 21 4.3. Tình hình chung về các khoản trích theo lương ở Công ty 22 4.4. Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 23 4.4.1. Chứng từ sử dụng 23 4.4.2. Tài khoản sử dụng hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 24 4.4.3 Hạch toán chi tiết tiền lương ở công ty 24 4.4.4. Hạch toán các khoản trích theo lương 36 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Kiến nghị 42 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn LTT : Lương tối thiểu XNTN : Xí nghiệp thuỷ nông HSL : Hệ số lương SXKD : Sản xuất kinh doanh TK : Tài khoản CBCNV : Cán bộ công nhân viên TCHC : Tổ chức hành chính KTTC : Kế toán tài chính QLN : Quản lý nước QLCT : Quản lý công trình KSTK : Khảo sát thiết kế KTKH : Kinh tế kế hoạch TNDN : Thu nhập doanh nghiệp PC : Phụ cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLoan-Thuy.doc
Tài liệu liên quan