Đề tài Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 0 1. Tính cấp thiết của đề tài 0 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 4. Đối tượng, phạm vi, khách thể và mẫu nghiên cứu 2 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3 6. Giả thuyết nghiên cứu 8 7. Khung lý thuyết 9 8. Các khái niệm công cụ 10 Chương I: 13 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 13 2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam về việc phát triển văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội 14 3. Một số đặc điểm về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng 16 3.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư 16 3.2. Đặc điểm về kinh tế 16 3.3. Văn hóa, xã hội, giáo dục 17 Chương 2: 19 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 1. Nhận thức của người dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng về vai trò của giải trí 19 2. Thực trạng nhu cầu giải trí trong thời gian rỗi của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay 20 2.1. Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi 20 2.2. Mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí của người dân trong thời gian rỗi 30 3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi của người dân 32 3.1. Yếu tố nghề nghiệp 32 3.2. Trình độ học vấn 35 3.3. Ảnh hưởng của nhóm tuổi đến việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi 42 3.4. Ảnh hưởng của giới tính đến việc lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi 46 3.5. Ảnh hưởng của mức sống đến việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân 49 4. Mức độ tự đáp ứng của cư dân đối với các nhu cầu giải trí 54 5. Khả năng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí 55 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58 1. Kết luận 58 2. Khuyến nghị 59

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn đĩa nhạc có thể nghe đi nghe lại vẫn thấy hay. Dịch vụ karaoke cũng chiếm tỉ lệ khá cao (31,6%). Những người sử dụng dịch vụ này phần lớn là thanh niên chưa có gia đình. Theo anh N- 24 tuổi- công an xã: “Thanh niên ở đây hay rủ nhau đi hát và hay ra quán. Như thế họ cảm thấy tự nhiên hơn, vui hơn. Còn người lớn chủ yếu hát ở nhà vì ở đây có rất nhiều gia đình có đầu máy để hát karaoke”. Internet cũng khá phát triển (21,4%). Những người truy cập internet chủ yếu là thanh thiếu niên. Họ truy cập internet với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là để tra cứu thông tin (40%) và đọc tin tức (36%). Khoa học công nghệ hiện đại làm cho thời gian lao động của con người giảm đi, thời gian nhàn rỗi tăng lên. Việc phát triển Internet rộng khắp đã giúp kết nối con người lại gần nhau hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Khi truy cập internet, con người vừa có thể đọc tin tức ở mọi lĩnh vực để nâng cao hiểu biết, thưởng thức âm nhạc, thư giãn, chát, trò chuyện để thỏa mãn nhu cầu giao lưu kết bạn, đàm thoại, bày tỏ quan điểm ý kiến của bạn với người khác về một vấn đề nào đó và cũng có thể chơi các trò chơi để rèn luyện tư duy, tính phản xạ…Ích lợi mà internet đem lại cho con người rất nhiều. Nhận thức được điều đó, một vài năm trở lại đây, internet ở đây cũng khá phát triển và thanh niên là người rất năng động trong lĩnh vực này. Bi- a là dịch vụ giải trí ít được sử dụng nhất vì ở đây chưa có nhiều quán để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. vNhững loại hình giải trí ưa thích nhưng không có điều kiện tham gia như xem phim, xem ca nhạc ngoài rạp và đi du lịch. Nguyên nhân chính khiến người dân không có điều kiện tham gia là do chi phí cao và không có thời gian: “Xem phim ở các rạp lớn ngoài thành phố mất khá nhiều tiền, khoảng hơn 20000 đồng/1 vé. Với mức sống ở đây, không nhiều người có điều kiện làm việc đó”,anh T- 24 tuổi –sinh viên, đã trả lời như vậy. v Chi phí cho nhu cầu giả trí của người dân rất thấp. Hầu như các gia đình không có quỹ riêng cho giải trí. Tóm lại, qua phân tích thực trạng nhu cầu giải trí trong thời gian rỗi của cư dân ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay, có thể nhận thấy rằng các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi được nhiều người dân lựa chọn là xem ti vi/video, nghe đài, sang chơi nhà hàng xóm và thăm hỏi họ hàng. Đây là những loại hình giải trí thông dụng, có nhiều tiện ích như đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin, nhu cầu giao tiếp, học hỏi, đem lại cho con người sự thoải mái, giải tỏa những căng thẳng, lo âu, buồn phiền, mang lại hiệu quả cao trong công việc, tạo dựng và củng cố các mối quan hệ thân tộc, làng xóm, ít tốn kém về mặt tiền bạc, hợp lý về mặt thời gian, giúp con người không ngừng hoàn thiện nhân cách. Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi ít được người dân tham gia như đi chùa, tham gia thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, các địa điểm như sân bãi tập, khu vui chơi dành cho nhân dân chưa nhiều. Các dịch vụ giải trí được người dân sử dụng nhiều là: thuê băng đĩa, hát karaoke và truy cập internet. Đây là những dịch vụ giúp người dân nâng cao đời sống tinh thần, thưởng thức văn hóa nghệ thuật và tiếp nhận thông tin. Nhìn chung, hầu kết các dịch vụ giải trí tại đây là những dịch vụ giải trí mới du nhập. Những dịch vụ giải trí mang tính độc đáo và có màu sắc địa phương gần như vắng bóng. 3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi của người dân Việc lựa chọn các hình thức giải trí góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người được nâng cao và tăng cường mối liên hệ giao tiếp giữa người với người trong xã hội. Nhưng đôi khi những mong muốn của con người lại không phải bao giờ cũng được thỏa mãn vì nhiều yếu tố kinh tế- xã hội chi phối. Do vậy, mỗi người đều có sự lựa chọn và mức độ tham gia một số loại hình giải trí trong thời gian rỗi phù hợp với lứa tuổi, trình độ hiểu biết cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình. 3.1. Yếu tố nghề nghiệp Mỗi ngành nghề có đặc trưng riêng và đều ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi.Quỹ thời gian rỗi ở mỗi nghề cũng không giống nhau.Với những người làm việc theo giờ hành chính, họ được rỗi sau những ngày làm việc theo giờ quy định: ngày làm 8 tiếng, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ được nghỉ. Còn đối với một số nghề như: nông nghiệp, buôn bán, thợ xây, đồng nát…thì khó xác định ranh giới giữa thời gian rỗi và thời gian làm việc. Khi được hỏi “Một ngày anh( chị) có bao nhiêu thời gian rảnh rỗi?”, chị B.T.L làm nghề buôn bán đã trả lời chúng tôi rằng: “Khi nào không có khách thì là thời gian rỗi đấy. Nhưng mà cũng ít lắm. Khi nào vắng khách thì lại tranh thủ nấu cơm, giặt quần áo. Em cũng biết đấy, bán hàng này thì phải bán suốt ngày, thời gian bán hàng cũng không cố định như công nhân viên chức ngày làm 8 giờ đâu”. Còn với chị V.T.N làm nghề nông: “ít lắm, việc nhà nông quanh năm chân lấm tay bùn”. Với mỗi nghề khác nhau, lượng thời gian rỗi khác nhau nên mức độ tham gia một số loại hình giải trí cũng khác nhau. Bảng 7: Tương quan giữa nghề nghiệp của người trả lời và việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi. Nghề nghiệp Hoạt động Nông nghiệp Ngư nghiệp CBCNVNN Tiểu thủ công nghiệp Làm cho cty liên doanh nươc ngoải Lam cho công ty tư nhân Kinh doanh Buôn bán nhỏ Xe ôm Thợ xây, thợ môc Đồng nát Việc khác Nghỉ hưu Nghe đài 24.4 14.3 23.4 12.0 27.3 22.2 20.4 22.6 0 29.6 0 27.3 31.3 Xem TV/ Video 88.9 100 90.9 92 81.8 94.4 85.2 88.7 100 81.5 100 63.6 93.8 Đi chủa 4.8 0 10.4 0 0 0 7.4 11.3 0 0 50 0 4.2 Thăm hỏi họ hàng 43.4 42.9 27.3 44 9.1 38.9 24.1 37.4 42.9 44.4 0 22.7 35.4 Sang chơi nhà hàng xóm 53.6 71.4 40.3 56 45.5 61.1 40.7 38.3 85.7 48.1 50 40.9 35.4 Karaoke 2.1 0 5.2 4.0 18.2 16.7 13 7.0 14.3 7.4 0 9.1 2.1 Tham gia TDTT 2.7 0 7.8 8.0 9.1 0 11.1 4.3 0 11.1 0 13.6 8.3 Đọc sách báo 10.5 14.3 36.4 28 36.4 16.7 14.8 18.3 14.3 11.1 0 22.7 37.5 Đi chơi cùng bạn bè 8.7 0 19.5 16 9.1 27.8 24.1 7 14.3 22.2 0 22.7 12.5 Làm việc khác 19.3 14.3 9.1 16 18.2 16.7 24.1 13.9 28.6 14.8 0 18.2 18.8 Nhìn chung, ở tất cả các ngành nghề, việc xem ti vi/ video và sang chơi nhà hàng xóm vẫn là những hoạt động giải trí phổ biến nhất của người dân. Dù ở nghề nào thì nhu cầu tiếp nhận thông tin để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết, đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu tạo dựng và củng cố các mối quan hệ đều rất cần thiết. Phần trăm chênh lệch giữa nhóm người làm nghề đồng nát với các nhóm nghề khác trong hoạt động đi chùa là rất lớn. Trong hoạt động đi lễ chùa, những nhóm nghề ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làm việc tại công ty liên doanh, công ty tư nhân, xe ôm, thợ xây, thợ mộc đều chiếm 0 %. Trái lại, cũng trong hoạt động này, nhóm làm nghề đồng nát chiếm 50%. Tuy vậy, cuộc sống của họ thường khó khăn, vất vả, thu nhập rất thấp. Phần lớn họ lên chùa để cầu tài, cầu lộc, mong được thoát khỏi nghèo nàn. Hoạt động giải trí của nhóm nghề này tập trung vào xem ti vi (100%), đi chùa(50%), sang chơi nhà hàng xóm(50%) và các hoạt động khác(0%). Bảng tương quan trên cho thấy, các hình thức giải trí của những người làm công chức, kinh doanh, buôn bán nhỏ và nghỉ hưu thì đa dạng và phong phú hơn. Phần lớn những người thuộc nhóm nghề này thường có thu nhập cao. Đời sống vật chất của họ được đảm bảo. Họ luôn mong muốn tham gia vào nhiều hoạt động để không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao chất lượng sống. Việc tham gia vào nhiều hoạt động giải trí sẽ giúp họ phát triển toàn diện hơn. Còn đối với những người nghỉ hưu, phần lớn thời gian của họ là thời gian rỗi. Đây là thời điểm họ được nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già, không còn ham thú với công danh, sự nghiệp. Tuy nhiên, khát vọng tái hòa nhập xã hội trong họ vẫn rất cao. Việc tham gia vào các hoạt động giải trí sẽ giúp họ vơi bớt cô đơn tuổi già, sống vui, khỏe, nâng cao tuổi thọ. Họ cảm thấy vẫn là người có ích cho xã hội. Các hoạt động giải trí của những người làm nghề ngư nghiệp hay đồng nát đều rất đơn điệu. Chủ yếu họ tham gia vào các hoạt động giải trí tại nhà như xem ti vi hay sang chơi nhà hàng xóm. Đây là những người tham gia lao động sản xuất trực tiếp. Họ làm việc vất vả, thu nhập thấp. Họ phải làm thêm để kiếm sống. Do đó, thời gian dành cho nghỉ ngơi và giải trí là rất ít. 3.2. Trình độ học vấn Khi trình độ học vấn khác nhau, thì cách nhìn nhận và đánh giá về một vấn đề xã hội sẽ khác nhau. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn loại hình và phương thức hành động vui chơi, giải trí trong thời gian rỗi của người dân.Trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ sử dụng các loại hình hoạt động giải trí càng nhiều. Do đó, đời sống văn hóa tinh thần càng phong phú và đa dạng Bảng 8: Tương quan giữa trình độ học vấn của người trả lời và sự tham gia vào các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi. Học vấn Các loại hình Tiểu học trở xuống THCS PTTH PTTH trở lên Tổng Nghe đài người 38 74 47 18 177 % 24.5 21.0 25.5 30.0 23,7 Xem TV/ video người 130 318 162 55 665 % 83.9 90.1 88.0 91.7 88,4 Đi chùa người 8 17 15 5 45 % 5.2 4.8 8.2 8.3 6.0 Thăm hỏi họ hàng người 63 149 53 17 282 % 40.6 42.2 28.8 28.3 37,5 Sang chơi nhà hàng xóm người 70 177 90 20 357 % 45.2 50.1 48.9 33.3 47.5 Hát karaoke người 5 14 15 5 39 % 3.2 4.0 8.2 8.3 5.2 Tham gia hoạt động TDTT người 5 17 12 5 39 % 3.2 4.8 6.5 8.3 5.2 Đọc sách báo người 15 47 48 25 135 % 9.7 13.3 26.1 41.7 18.0 Đi chơi cùng bạn bè người 16 37 30 10 93 % 10.3 10.5 16.3 16.7 12.4 Làm việc khác người 28 67 27 8 130 % 18.1 19.0 14.7 13.3 17.3 Tổng người 155 353 184 60 752 % 20.6 46.9 24.5 8.0 100 Bảng tương quan trên cho thấy những người có trình độ PTTH trở lên tham gia các hoạt động giải trí nhiều nhất, đặc biệt vì mục đích tiếp nhận thông tin như xem ti vi (91.7%) hay đọc sách báo (41.7%). Đây là nhóm xã hội có trình độ học vấn nhất định và luôn nhạy bén với các vấn đề xã hội. Họ luôn có nhu cầu trau dồi và làm giàu kiến thức. Quả thực là, để tồn tại được trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, để tìm được việc làm ổn định, có thu nhập cao, mỗi cá nhân phải không ngừng vươn lên, phải năng động, sáng tạo và phải luôn tự trau dồi kiến thức. Đây chính là hành trang cần thiết để con người bước vào cuộc sống. Việc đọc sách báo hay xem ti vi luôn cung cấp những thông tin bổ ích và cập nhập. Những thông tin trên báo chí, ti vi không chỉ làm cho kho tàng kiến thức của mỗi cá nhân thêm phong phú mà còn giúp ích cho chuyên môn nghề nghiệp của chính họ. Đối với những người có trình độ PTTH trở lên, cơ hội xin được việc làm có thu nhập cao cao hơn những người có học vấn thấp. Do đó, đời sống vật chất của họ được đảm bảo. Họ có điều kiện cả về tiền bạc và thời gian. Khi nấc thang nhu cầu để duy trì sự sống được đáp ứng, họ sẽ tiếp tục hướng đến các nấc thang nhu cầu cao hơn: đó là nâng cao đời sống tinh thần. Việc tham gia vào nhiều hoạt động giải trí làm cho món ăn tinh thần của họ thêm phong phú. Trong khi đó, nhu cầu giải trí ở nhóm có học vấn tiểu học trở xuống rất thấp. Nhu cầu nghe đài, xem ti vi, đọc báo ở nhóm này thấp hơn so với các nhóm ở trình độ học vấn khác. Tỷ lệ các hoạt động trên ở nhóm có học vấn thấp là: đọc báo(9.7%), xem ti vi(83.9%), nghe đài(24.5%). Đối với những người có trình độ học vấn thấp, cơ hội xin được việc làm ổn định có thu nhập cao rất khó. Họ sống bươn chải vất vả. Cuộc sống bấp bênh. Phần lớn họ làm nông nghiệp, ngư nghiệp, xe ôm, đồng nát, thợ xây... Thời gian họ dành cho giải trí là rất ít. Họ chủ yếu rảnh rỗi vào buổi tối. Khi đời sống vật chất chưa được đảm bảo, khi những nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống chưa được đáp ứng, thì những đòi hỏi nâng cao đời sống tinh thần càng trở nên ít hơn, cơ hội tham gia thường xuyên vào các hoạt động giải trí vì thế bị hạn chế. Mức độ tham gia vào các hoạt động như hát karaoke, thể dục thể thao và đi chơi cùng bạn bè ở nhóm có học vấn PTTH trở lên lần lượt là: 8.3%, 8.3% và 16.7%. Trong khi đó mức độ tham gia các hoạt động trên ở nhóm có học vấn thấp, tiểu học trở xuống lần lượt là: 3.2%; 3.2% và 10.3%, thấp hơn khá nhiều so với các nhóm học vấn khác. Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, nhu cầu nâng cao thể lực, sức khỏe, nhu cầu tạo dựng mối quan hệ ở nhóm có học vấn cao cao hơn nhóm có học vấn thấp. Đối với những người có học vấn cao, nhận thức và trình độ hiểu biết của họ cũng cao hơn những người có học vấn thấp. Vì thế, nhu cầu và đòi hỏi của họ trong giải trí cũng cao hơn. Tuy nhiên, mức độ mở rộng và củng cố các mối quan hệ thân tộc, xóm làng ở nhóm có học vấn thấp lại cao hơn ở nhóm có học vấn cao. Hoạt động thăm hỏi họ hàng và sang chơi nhà hàng xóm của nhóm có học vấn thấp lần lượt là 40.6% và 45.2%. Trong khi đó ở nhóm có trình độ PTTH trở lên là: 28.3% và 33.3%. Các mối quan hệ của nhóm có học vấn thấp thường đơn giản và nặng về tình cảm, tinh thần. Đây là một trong những nét tích cực trong hoạt động giải trí của những người có trình độ học vấn thấp. Vì không có điều kiện tài chính để tham gia vào các hoạt động giải trí tốn kém, vô hình dung họ góp phần lưu giữ và phát triển những mối quan hệ truyền thống đáng quí trong văn hoá Việt Nam như thăm hỏi xóm làng, tương trợ nhau khi gặp khó khăn…. Với những người có học vấn cao, ngoài các mối quan hệ với họ hàng, làng xóm, họ còn bị chi phối bởi rất nhiều các mối quan hệ khác như quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với đối tác làm ăn, quan hệ với các nhóm bạn thân, quan hệ với nhóm cùng sở thích…Những quan hệ này có ảnh hưởng ít nhiều đến con đường công danh và sự nghiệp của họ. Hơn nữa, đối với những người có học vấn cao, nhu cầu nâng cao chất lượng sống của họ cũng rất lớn. Họ luôn có sự xắp xếp, cải thiện sao cho các món ăn tinh thần của họ không bị nhàm chán. Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiếp nhận thông tin trên truyền hình. Nhu cầu tiếp nhận thông tin trên truyền hình giữa nhóm có học vấn cao và nhóm có học vấn thấp cũng rất khác nhau. Trình độ học vấn càng cao thì tỉ lệ sử dụng các loại hình giải trí càng nhiều. Đời sống văn hóa tinh thần của nhóm xã hội này càng phong phú đa dạng. Trình độ học vấn thấp, tỉ lệ sử dụng các loại hình giải trí đơn điệu, tập trung vào một số hoạt động tại nhà. Bảng 9: Tương quan giữa trình độ học vấn của người trả lời và nhu cầu tiếp nhận thông tin trên truyền hình Thông tin Mức độ Học vấn Tiểu học trở xuống THCS PTTH PTTH trở lên VH_NT_TT Rất quan tâm 16.1 21.2 27.2 31.7 Quan tâm 41.3 51.6 52.7 60.0 Không quan tâm 42.6 27.2 20.1 8.3 Kinh tế- chính trị Rất quan tâm 23.9 28.0 31.5 36.7 Quan tâm 36.8 51.0 53.8 55.0 Không quan tâm 39.4 21.0 14.7 8.3 Phổ biến kiến thức Rất quan tâm 9.7 12.7 16.8 26.7 Quan tâm 41.3 53.5 54.3 61.7 Không quan tâm 49.0 33.7 28.8 11.7 Nhu cầu tiếp nhận thông tin trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- chính trị, văn hóa-nghệ thuật- thể thao và phổ biến kiến thức của người có học vấn phổ thông trung học trở lên rất cao.Trong các lĩnh vực trên, ở mức độ rất quan tâm và quan tâm, người có học vấn PTTH trở lên chiếm lần lượt 91.7%, 91.7% và 88.4%, người có học vấn tiểu học trở xuống chiếm 57,4%, 60.6% và 51%. Chênh lệch phần trăm giữa nhóm có học vấn cao so với nhóm có học vấn thấp trong lĩnh vực tiếp nhận thông tin là34.3%, 31.1% và 37.4%. Sự chênh lệch trên cho thấy , những người có học vấn cao, nhận thức cao, luôn muốn tìm hiểu nhiều vấn đề xã hội, luôn muốn mở mang vốn sống, vốn hiểu biết ở mọi lĩnh vực. Các thông tin mà họ có nhu cầu tiếp nhận là đa dạng, phong phú và cao hơn so với nhóm có học vấn thấp. Ngoài ra, các thông tin mà họ tiếp nhận được trên truyền thông còn phục vụ cho công việc của họ, giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn. Những người có học vấn thấp ít quan tâm đến các thông tin truyền thông. Số người không quan tâm đến các vấn đề văn hóa- nghệ thuật- thể thao, kinh tế- chính trị và phổ biến kiến thức ở người có học vấn thấp rất cao 42.6%; 39.4% và 49.0%. Đối với những người có trình độ học vấn tiểu học trở xuống, sự hiểu biết của họ về các vấn đề xã hội rất hạn chế và những kiến thức trên truyền hình cũng ít ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống của họ. Các công việc của họ chủ yếu là lao động chân tay, không cần nhiều kiến thức. Mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí của nhóm có học vấn cao và nhóm có học vấn thấp cũng rất khác nhau. Bảng 10: Tương quan giữa trình độ học vấn của người trả lời và việc sử dụng các dịch vụ giải trí trong thời gian rỗi. Họcvấn Dịch vụ Tiểu học trở xuống THCS THPT THPT trở lên Tổng Hát karaoke người 4 13 15 7 39 % 22.2 5.5 38.5 36.8 0.7 Internet người 3 7 6 9 25 % 16.7 13.7 5.4 47.4 19.7 Bi-a người 0 2 3 0 5 % 0 3.9 7.7 0 3.9 Game online người 0 1 1 3 5 % 0 2.0 2.6 15.8 3.9 Thuê băng đĩa người 10 38 21 13 82 % 55.6 74.5 53.8 68.4 4.6 Tổng người 18 51 39 19 127 % 14.2 40.2 30.7 15.0 100 Sử dụng các dịch vụ Karaoke, internet và thuê băng đĩa ở nhóm có trình độ PTTH trở lên thứ tự là36.8%, 47.4% và 68.4%. Trong khi đó, ở nhóm có trình độ tiểu học trở xuống, tỷ lệ tương ứng là 22.2%, 16.7% và 55.6%. Tỉ lệ này thấp hơn ở nhóm có học vấn PTTH lần lượt là 14.6%, 30.7% và 12.8%. Đặc biệt trong việc truy cập internet, nhóm có học vấn cao truy cập nhiều gấp 2.8 lần so với nhóm có học vấn thấp. Mức độ truy cập internet của nhóm có học vấn cao thường xuyên hơn nhóm có học vấn thấp. Bảng 11: Tương quan giữa trình độ học vấn của người trả lời và mức độ thường xuyên truy cập internet (%). Học vấn Mức độ Tiểu học trở xuống THCS THPT THPT trở lên Tổng Hàng ngày người 0 0 1 4 5 % 0 0 16.7 44.4 20 Vài lần/tuần người 1 1 1 2 5 % 33.3 14.3 16.7 22.2 20 1 tuần/ lần người 1 0 0 1 2 % 33.3 0 0 11.1 8 Vài tháng/ lần người 0 6 2 2 10 % 0 85.7 33.3 22.2 40 Tổng người 3 7 6 9 25 % 12 28 24 36 100 Những người có học vấn cao truy cập internet hàng ngày chiếm 44.4%. Trong khi đó, tỉ lệ này ở nhóm có trình độ tiểu học và trung học cơ sở là 0%. Điều đó chỉ ra rằng, người có học vấn cao thì nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao chất lượng sồng và nhu cầu hưởng thụ càng được coi trọng. Họ luôn cố gằng theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ và của thời đại. Nhận thức của họ về internet cũng khác so với những người có trình độ học vấn thấp. Đối với những người có học vấn cao, việc truy cập internet hàng ngày sẽ giúp họ luôn cập nhật thông tin. Đồng thời, đây là cũng là nơi để họ tìm đối tác làm ăn, tìm kiếm các mối quan hệ, trao đổi thông tin, giải trí, thưởng thức nghệ thuật, thử sức mình với các trò chơi trí tuệ giúp họ rèn luyện tính phản xạ và tư duy nhanh. Internet làm cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn. Còn đối với những người có trình độ học vấn thấp, mức độ truy cập internet của họ là vài lần/tuần(33.3%). Họ truy cập internet chủ yếu để chơi game, chat và kết bạn. Nhu cầu sử dụng internet chưa ở mức độ thực sự cần thiết, không phục vụ trực tiếp cho công việc và cuộc sống của họ. Phân tích ở trên cho thấy, trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn các loại hình giải trí và mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí. Đối với người có trình độ học vấn càng cao, các hình thức giải trí của họ càng phong phú, đời sống tinh thần không ngừng được nâng cao. Đối với người có học vấn thấp, mức độ sử dụng các loại hình giải trí và dịch vụ giải trí thấp, đơn giản, tập trung vào một số hoạt động như xem ti vi, sang chơi nhà hàng xóm. 3.3. Ảnh hưởng của nhóm tuổi đến việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi Mỗi lứa tuổi đều có sở thích riêng, phong cách sống riêng và nhu cầu giải trí riêng. Cách nhìn nhận đánh giá một vấn đề xã hội ở mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Việc lựa chọn loại hình giải trí ở mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Quan niệm, chuẩn mực, tiêu chí để lựa chọn loại hình giải trí ở mỗi nhóm tuổi cũng không giống nhau. Như nhận xét của một người dân xã Tân Dương: “Bây giờ xã hội phát triển, giao lưu- hợp tác nó làm thay đổi nhiều thứ, bộ mặt đất nước, thế rồi văn hóa cũng thay đổi theo. Nhu cầu giải trí cũng khác trước, trẻ có sở thích riêng, già có kiểu của già, mỗi thế hệ lại có lựa chọn khác nhau”. Bảng 12: Tương quan giữa nhóm tuổi của người trả lời và việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi (%). Tuổi Loại hình Dưới 35t 35 – 44t 45 – 54t Trên 55t Tổng Nghe đài người 27 48 53 52 180 % 19,4 20,9 21,9 34,9 23,7 Xem TV/ video người 125 206 216 125 672 % 89,9 89,6 89,3 83,9 88,4 Đi chùa người 7 12 14 12 45 % 5,0 5,2 5,8 8,1 5,9 Thăm hỏi họ hàng người 47 82 102 53 284 % 33,8 35,7 42,1 35,6 37,4 Sang chơi nhà hàng xóm người 55 123 118 66 362 % 39,6 53,5 48,8 44,3 47,6 Hát karaoke người 18 14 6 2 40 % 12,9 6,1 2,5 1,3 5,3 Tham gia hoạt động TDTT người 8 12 14 5 39 % 5,8 5,2 5,8 3,4 5,1 Đọc sách báo người 35 35 38 27 135 % 25,2 15,2 15,7 18,1 17,8 Đi chơi cùng bạn bè người 32 28 23 11 94 % 23,0 12,2 9,5 7,4 12,4 Làm việc khác người 19 35 47 30 131 % 13,7 15,2 19,4 20,1 17,2 Tổng người 139 230 242 149 760 % 18,3 30,3 31,8 19,6 100 Do tuổi cao, sức yếu, những người già ít tham gia vào lao động sản xuất. Vì thế, phần lớn thời gian họ dành cho nghỉ ngơi và giải trí. Đối với những người từ 55 tuổi trở lên, những hoạt động giải trí trong thời gian rỗi chiếm tỷ trọng nhiều là nghe đài(34.9%), xem ti vi(83.9%), sang chơi nhà hàng xóm(44.3%) và thăm hỏi họ hàng(35.6%). Người già rất coi trọng các giá trị truyền thống và tình cảm họ hàng, bạn bè, làng xóm. Với truyền thông họ đặc biệt quan tâm đến các thông tin về kinh tế-chính trị trong nước, những đường lối chủ trương của Đảng, thích những loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, truyền thống. Ngoài ra, đối với người già, những hoạt động như thăm hỏi bạn bè, họ hàng là nhu cầu không thể thiếu. Chỉ với một tách trà nóng, họ có thể ngồi hàng giờ hàn huyên tâm sự. Bên cạnh đó, những người già ở xã Tân Dương còn thường xuyên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thơ đối với các cụ nam và đi lễ chùa đối với các cụ nữ. Già có thú vui của tuổi già. Còn trẻ cũng có những thú vui riêng. Tuổi trẻ thường năng động, sáng tạo, ham học hỏi, dễ đón nhận cái mới, dễ hòa đồng với xu thế thời đại và thích giao lưu kết bạn. Họ luôn muốn tìm tòi khám phá những cái mà họ chưa biết và thường có nhiều mối quan hệ. Do đó, họ thường tham gia vào nhiều hoạt động giải trí. Đối với những người dưới 35 tuổi ở xã Tân Dương hiện nay, hoạt động giải trí được yêu thích là xem ti vi(89.9%), đọc sách báo(25.2%), đi chơi cùng bạn bè(23%). Ở đây, những hoạt động đem lại cho họ nhiều thông tin và giúp họ thiết lập và củng cố các mối quan hệ xã hội. Mức độ thưởng thức nghệ thuật giữa các nhóm tuổi cũng khác nhau. Bảng 13: Tương quan giữa nhóm tuổi người trả lời và việc thưởng thức văn hóa nghệ thuật. Tuổi Các loại hình Dưới 35 tuổi Từ 35- 44T Từ 45- 54 T Trên 55 tuổi Dân ca 33.1 44.3 59.5 65.8 Sân khấu 22.3 34.8 50.4 55.0 Nhạc quốc tế 4.3 3.9 2.1 2.0 Nhạc trẻ Việt Nam 37.4 14.8 7.9 5.4 Ca khúc cách mạng 38.8 46.1 57.9 53.7 Nhạc vàng 39.6 17.4 6.6 6.0 Truyện thơ 5.8 9.6 13.6 18.8 Phim truyện 59.7 73.0 59.9 53.0 Bảng tương quan trên cho thấy, những người dưới 35 tuổi thích các loại hình nghệ thuật: phim truyện(59.7%), ca khúc cách mạng(38.8%), nhạc trẻ Việt Nam(37.4%) và dân ca(33.1%). Phim truyện chủ yếu là phim hành động của nước ngoài như phim Mỹ, phim chưởng thường kịch tính, bất ngờ, hay những phim tâm lý tình cảm Hàn Quốc lãng mạn nhưng trẻ trung, hiện đại. Đối với các bạn trẻ dưới 35 tuổi, loại nhạc được yêu thích nhất vẫn là nhạc trẻ sôi động, rất phù hợp với nhịp sống của họ. Ngoài ra, các ca khúc cách mạng hào hùng hay những làn điệu dân ca mượt mà cũng được nhóm người dưới 35 tuổi quan tâm. Ở tuổi trẻ, truyền thống và hiện đại luôn tồn tại song song. Đối với những người trung niên và người già, phần lớn họ thích các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc như: dân ca, ca khúc cách mạng, phim truyện và sân khấu. Theo họ, dân ca thường dễ thuộc, dễ nhớ; còn ca khúc cách mạng gợi lại không khí chiến đấu của cha ông. Phim truyện được nhóm tuổi này quan tâm là phim Việt Nam. Sân khấu gồm kịch, chèo, tuồng, cải lương. Phần lớn, họ không thích các thể loại nhạc trẻ và nhạc quốc tế. Như chị N.T.L- 41 tuổi, nhận xét: “Nhạc trẻ ồn ào nhức cả đầu, dân ca và bài hát cách mạng nghe nhẹ nhàng, dễ nhớ”. Mức độ sử dụng dịch vụ giải trí giữa các nhóm tuổi cũng khác nhau. Bảng 14: Tương quan giữa nhóm tuổi của người trả lời và việc sử dụng các dịch vụ giải trí (%). Tuổi Dịch vụ Dưới 35 tuổi Từ 35- 44 T Từ 45- 54 T Trên 55 tuổi Karaoke 50.0 31.1 18.8 0 Internet 36.8 11.1 15.6 7.7 Bi-a 5.3 6.7 0 0 Game online 7.9 2.2 3.1 0 Thuê băng đĩa 47.4 66.7 75.0 84.6 Đối với những người dưới 35 tuổi, tỷ lệ sử dụng các dịch vụ rất cao: karaoke (50.0%), internet(36.8%), ngoài ra các dịch vụ như bi- a(5.3%) và game online (7.9%). Trong khi đó đối với những người từ 55 tuổi trở lên, mức độ sử dụng các dịch vụ trên là rất thấp karaoke, bi-a, game online đều ở mức 0%, internet (7.7%) và dịch vụ được sử dụng nhiều nhất là thuê băng đĩa (84.6%). Các dịch vụ giải trí như: karaoke, internet, bi-a, game đòi hỏi phải có kỹ năng, tư duy nhanh và phải có thể lực. Trong khi đó , do tuổi cao, sức khoẻ yếu, mắt mờ, chậm chạp, những người già thường gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động trên. Hơn nữa, quan điểm, nhận thức giữa những người già và người trẻ về việc tham gia các dịch vụ giải trí trên cũng khác nhau do chuẩn mực và tiêu chí để lựa chọn các loại hình giải trí khác nhau. Lớp trẻ cho rằng, chơi các trò chơi trên không những giúp họ giải trí mà còn rèn luyện cho họ tính phản xạ, lối tư duy nhanh, giúp ích nhiều trong công việc của họ. Còn đối với những người già, do chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của các dịch vụ này, nên phần lớn họ cho rằng, đây là những trò chơi không lành mạnh, tốn kém về mặt tiền bạc và thời gian, làm cho con người hư hỏng. Ông B.V.T- 60 tuổi đã nói với chúng tôi rằng: “Chỉ có cái sân bóng ở ngoài đình làng là tôi thấy còn bổ ích. Cũng có mấy quán internet và bi-a. Nhưng tôi thấy mấy trò đó vô bổ lắm”. Đối với những nhóm tuổi từ 35- 54, dịch vụ giải trí được sử dụng nhiều nhất là thuê băng đĩa. Ngoài ra, họ cũng sử dụng một số dịch vụ như karaoke, internet, game. Tuy nhiên, mức độ sử dụng không bằng những người dưới 35 tuổi. Bởi ở đây, nhóm tuổi này có ít thời gian rảnh rỗi. Họ vừa phải lo toan cho cuộc sống gia đình, và vừa nỗ lực tích luỹ làm giàu. Ở lứa tuổi này, họ thích tham gia các hoạt động giải trí cùng gia đình hơn. 3.4. Ảnh hưởng của giới tính đến việc lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi Việt Nam đang tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng giữa nam và nữ về quyền lợi và nghĩa vụ. Trong xã hội ngày nay, người phụ nữ có quyền tham gia vào các công việc xã hội, có quyền tự quyết định và ngày càng được xã hội coi trọng. Tuy nhiên, trong gia đình người phụ nữ vẫn chưa thực sự được bình đẳng với đàn ông. Một phần do người phụ nữ vẫn bị ảnh hưởng bởi quan niệm gia đình gia trưởng truyền thống: vợ phải phụng sự chồng mặc dù không còn hà khắt như trước. Một phần, ở họ luôn có sẵn đức tính trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam. Ngày nay, người phụ nữ không chỉ đảm việc nhà.Họ còn tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau ngoài xã hội… Chính vì thế, thời gian rảnh rỗi của người phụ nữ thường ít hơn nam giới. Hơn nữa, phần lớn những người dân ở xã Tân Dương làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Đây là những công việc khá vất vả và mất nhiều thời gian. Ban ngày họ bận lo toan kiếm sống. Tối về, họ lại phải lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái, bố mẹ già… Do đó, những hoạt động giải trí của họ thường là tại nhà như xem ti vi, nghe nhạc. Những thông tin mà họ quan tâm là: phương pháp giáo dục, chăm sóc con cái và các vấn đề về nội trợ. Những thông tin này sẽ giúp ích cho họ rất nhiều trong việc nuôi dạy con cái và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Bảng 15: Tương quan giữa giới tính của người trả lời và việc tham gia các hoạt động giải trí (%). Giới tính Loại hình Nữ Nam Tổng Nghe đài người 90 90 180 % 20.6 27.8 23,7 Xem TV/ video người 391 281 672 % 89,7 86.7 88,4 Đi chùa người 33 12 45 % 7.6 3.7 5.9 Thăm hỏi họ hàng người 168 116 284 % 38.5 35.8 37.4 Sang chơi nhà hàng xóm người 193 169 362 % 44.3 52.2 47.6 Hát karaoke người 18 22 40 % 4.1 6.8 5.3 Tham gia hoạt động TDTT người 12 27 39 % 2.8 8.3 5.1 Đọc sách báo người 59 76 135 % 13.5 23.5 17.8 Đi chơi cùng bạn bè người 42 52 94 % 9.6 16 12.4 Làm việc khác người 86 45 131 % 19.7 13.9 17.2 Tổng người 436 324 760 % 57.4 42.6 100 Bảng tương quan trên cho thấy, yếu tố giới có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian rỗi. Phụ nữ ngoài tham gia công việc xã hội còn đảm nhận các công việ gia đình như nội trợ, chăm sóc con cái… nên thời gian rảnh rỗi ít, cơ hội tham gia các hoạt động giải trí cũng không thể thường xuyên như nam giới. Trong khi đó, nam giới ít phải tham gia các công việc nội trợ, chăm sóc con cái…do đó họ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Do đặc điểm tâm lý giới tính, nam giới thường quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự, chính trị, thích cùng bạn bè bàn luận về các vấn đề nóng bỏng của làng xã, của đất nước, thích hoạt động thể dục thể thao, thích tham gia vào các hoạt động xã hội.Trong khi đó nữ giới lại có xu hướng thiên về tình cảm, thích chăm sóc chồng con, có hứng thú với việc thăm hỏi họ hàng. Chính vì thế mà tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động thăm hỏi họ hàng, đi lễ chùa ở nữ cao hơn ở nam giới. Hoạt động thăm hỏi họ hàng ở nữ là 38.5%, nam là 35.8%, đi chùa ở nữ là 7.6%, nam là 3.7%. Ngược lại, tỷ lệ nam tham gia các hoạt động sang chơi nhà hàng xóm, nghe đài, đọc báo, đi chơi cùng bạn bè và thể dục thể thao ở nam lại cao hơn ở nữ. Tỷ lệ các hoạt động này ở nam lần lượt là:52.2%; 27.8%; 23.5%; 16% và 8.3%, trong khi đó ở nữ là: 44.3%; 20.6%; 13.5%; 9.6% và 2.8%. Phần trăm chênh lệch giữa nam giới so với nữ giới lần lượt là: 7.9%; 7.2%; 10%; 6.4% và 5.5%. Sự chênh lệch này cho thấy rằng, nam giới có nhu cầu tiếp nhận thông tin trên báo đài, nhu cầu nâng cao thể lực và nhu cầu giao lưu kết ban cao hơn nữ giới. Nam giới thường đảm nhận các công việc nặng nhọc, cần nhiều sức khỏe trong gia đình. Vì thế, nhu cầu thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe rất được nam giới quan tâm. Việc tiếp nhận thông tin trên báo đài và việc giao lưu kết bạn sẽ giúp họ có thêm kiến thức và có nhiều mối quan hệ có thể giúp ích cho con đường công danh sự nghiệp của họ sau này. Nữ giới luôn đặt gia đình lên hàng đầu, rất coi trọng tình cảm, thích được quan tâm, chia sẻ. Vì thế, những lúc rảnh rỗi, họ thường đến nhà anh em họ hàng chơi. 3.5. Ảnh hưởng của mức sống đến việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của người dân Bình quân thu nhập và bình quân chi tiêu là hai chỉ số quan trọng để đo mức sống của gia đình. Thu nhập cao và chi tiêu cao thường diễn tả rằng, đời sống vật chất được đảm bảo và đời sống tinh thần được nâng cao. Mức sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng thời gian rỗi của các cá nhân. Bảng 16: Tương quan giữa bình quân thu nhập của người trả lời và việc tham gia các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi (%). Thu nhập Loại hình Dưới 2400 Từ 2400 đến 3400 Từ 3400 đến 4800 Từ 4800 đến 6860 Trên 6860 Tổng Nghe đài người 44 29 34 36 37 180 % 24 22 24.1 28.3 21 23.7 Xem TV/ video người 153 115 129 118 156 671 % 83.6 87.1 91.5 92.9 88,6 88.4 Đi chùa người 7 6 6 11 15 45 % 3.8 4.5 4.3 8.7 8.5 5.9 Thăm hỏi họ hàng người 77 55 55 46 51 284 % 42.1 41.7 39 36.2 29 37.4 Sang chơi nhà hàng xóm người 101 64 80 54 63 362 % 55.2 48.5 56.7 42.5 35.8 47.7 Hát karaoke người 7 5 10 4 14 40 % 3.7 3.8 7.1 3.1 8 5.3 Tham gia hoạt động TDTT người 6 5 4 6 18 39 % 3.3 3.8 2.8 4.7 10.2 5.1 Đọc sách báo người 23 19 12 30 51 135 % 12.6 14.4 8.5 23.6 29 17.8 Đi chơi cùng bạn bè người 15 14 14 20 31 94 % 8.2 10.6 9.9 15.7 17.6 12.4 Làm việc khác người 35 23 26 21 25 130 % 19.1 17.4 18.4 16.5 14.2 17.1 Tổng người 183 132 141 127 176 759 % 24.1 17.4 18.6 16.7 23.2 100 Kết quả thu được từ bảng trên cho thấy, những cá nhân có mức thu nhập trên 6.860.000 vnd/người/năm sử dụng thường xuyên các loại hình hoạt động giải trí ngoài xã hội có tỷ lệ cao hơn hẳn so với những cá nhân có mức thu nhập dưới 2.400.000vnd/người/năm. Những cá nhân có thu nhập trên 6.860.000vnd/người/ năm thường ít phải lo đến chuyện cơm áo hàng ngày, đời sống vật chất no đủ, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu giải trí tinh thần. Vì vậy, các hình thức giải trí của họ đa dạng hơn và thường xuyên hơn. Trong các hoạt động thể dục thể thao, đọc sách báo, đi chơi cùng bạn bè của những người có thu nhập trên 6.860.000vnđ/người/ năm chiếm tỷ lệ lần lượt là10.2%; 29% và 17.6%. Cũng ở các hoạt động này, tỷ lệ ở người có thu nhập dưới 2.400.000vnđ/người/năm là3.3%; 12.6% và 8.2%, thấp hơn rất nhiều so với những người có thu nhập trên 6 triệu. Những người có thu nhập cao có điều kiện cả về thời gian và tiền bạc hơn so với những người có thu nhập thấp. Chính vì vậy, mức độ tham gia thể dục thể thao của những người có thu nhập cao gấp 3 lần người có thu nhập thấp. Tập thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao và duy trì sức khỏe cho con người mà còn đem lại sự sảng khoái, nhanh nhẹn, cường tráng cho cơ thể, tái tạo lại sức khỏe cho con người sau những giờ lao động mệt mỏi. Nhưng do có sự khác nhau về mặt thời gian, tiền bạc và điều kiện sống mà mức độ hoạt động thể dục thể thao ở mỗi cá nhân có sự khác nhau. Nhu cầu đọc báo ở nhóm có thu nhập trên 6.860.000vnđ/người/năm cao gấp 2.3 lần so với nhóm có thu nhập dưới 2.400.000vnđ/người/năm. Với mức thu nhập dưới 2 triệu/người/năm thì chi phí để mua báo thường xuyên là rất khó. Giá của một tờ báo cũng không phải rẻ. Giá của một tờ báo rẻ nhất hiện nay là 1900vnđ, đắt có thể lên đến 10.000 hay 20.000 đồng. Đối với những người có thu nhập thấp, việc mua báo thường xuyên vượt quá khả năng tài chính của họ. Do đó, những người có thu nhập cao thường có hiểu biết rộng, rất nhạy bén với các vấn đề xã hội, đời sống tinh thần của họ không ngừng được nâng cao. Nhu cầu đi chơi cùng bạn bè của nhóm có thu nhập trên 6 triệu đồng/người/năm cao gấp 2 lần nhóm có thu nhập thấp. Nhóm có thu nhập cao thường có quan hệ rộng. Việc đi chơi cùng bạn bè giúp họ củng cố và thiết lập thêm nhiều mối quan hệ và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm ăn hay sự thăng tiến của họ. Trong khi đó, đối với nhóm có thu nhập dưới 2 triệu đồng/ người/ năm, công việc thường vất vả. Họ phải làm thêm để kiếm sống. Do đó, thời gian rảnh rỗi rất ít. Các quan hệ xã hội của họ cũng đơn giản. Cũng có khi vì sự chênh lệch mức sống, học vấn, địa vị mà những người có thu nhập thấp ít đi chơi cùng bạn bè hơn. Như ông N.V.T- 49 tuổi-làm nghề nông nói: “Bạn bè cùng lứa tuổi với bác toàn những người thành đạt. Những người nghèo như bác ít lắm. Bạn bè rủ đi chơi. Phương tiện không có. Anh nào cũng có xe máy còn mình lấy gì mà đi nên hạn chế”. Tuy nhiên hoạt động thăm hỏi họ hàng và sang chơi nhà hàng xóm ở nhóm có thu nhập dưới 2 triệu đồng/người/năm lần lượt là 42.1% và 55.2%. Trong khi đó cũng với những hoạt động này, tỷ lệ ở nhóm có thu nhập trên 6 triệu đồng/người/năm lần lượt là 29.5% và 35.8%. Phần trăm chênh lệch giữa nhóm có thu nhập thấp với nhóm có thu nhập cao là: 13.1% và 19.4%. Đối với những người có thu nhập thấp, thời gian rảnh rỗi của họ ít. Các mối quan hệ thường đơn giản và nặng về tình cảm. Còn đối với những người có thu nhập cao, ngoài các mối quan hệ với họ hàng, làng xóm còn rất nhiều các mối quan hệ khác như quan hệ làm ăn, quan hệ đồng nghiệp…. Những quan hệ này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của họ. Vì thế, thời gian rỗi chính là cơ hội để các mối quan hệ này được củng cố. Bình quân chi tiêu đầu người cũng là thước đo đánh giá mức sống của cá nhân. Bảng 17:Tương quan giữa bình quân chi tiêu đầu người của người trả lời và việc tham gia các loại hình giải trí trong thời gian rỗi(%). Dưới 2 552 Từ 2552 đến 3374 Từ 3375 đến 4266 Từ 4266 đến 5684 Trên 5684 Tổng Nghe đài người 31 31 27 33 34 156 % 23.7 23.5 20.5 25.0 26 23.7 Xem TV/ video người 111 118 114 121 116 580 % 84.7 89.4 86.4 91.7 88.5 88.1 Đi chùa người 13 5 4 7 7 36 % 9.9 3.8 3.0 5.3 5.3 5.5 Thăm hỏi họ hàng người 49 51 54 60 36 250 % 42.1 41.7 39 36.2 29 37.4 Sang chơi nhà hàng xóm người 76 70 65 60 46 317 % 58 53 49.2 45.5 35.1 48.2 Hát karaoke người 2 2 10 8 11 33 % 1.5 1.5 7.6 6.1 8.4 5.0 Tham gia hoạt động TDTT người 4 6 5 4 19 38 % 3.1 4.5 3.8 3.0 14.5 5.8 Đọc sách báo người 20 18 20 23 37 118 % 15.3 13.6 15.2 17.4 28.2 17.9 Đi chơi cùng bạn bè người 9 17 17 11 24 78 % 6.9 12.9 12.9 8.3 18.3 11.9 Làm việc khác người 25 23 17 17 21 103 % 19.1 17.4 12.9 12.9 16 15.7 Tổng người 131 132 132 132 131 658 % 19.9 20 20 20 19.9 100 Với những nhóm có mức chi trên 5.684.000 đồng/người/ năm, chi tiêu cho hoạt động hát karaoke, thể dục thể thao, đọc báo, đi chơi cùng bạn bè lần lượt là 8.4%, 14.5%, 28.2% và 18.3%. Cũng ở các hoạt động này, mức chi của nhóm dưới 2.552.000đồng/người/năm lần lượt là 1.5%,3.1%,15.3% và 6.9%. Như vậy, ở trong hoạt động karaoke, mức chi của nhóm trên 5 triệu đồng gấp 5,6 lần nhóm có mức chi dưới 2 triệu, trong hoạt động thể dục thể thao là 4,7 lần, trong hoạt động đọc sách báo là 1,8 lần và đi chơi cùng bạn bè 2,6 lần. Những nhóm có mức chi trên 5 triệu chi cho hoạt động giải trí ngoài xã hội cao hơn hẳn nhóm có mức chi dưới 2 triệu/người/năm. Sự chênh lệch về mức sống có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tham gia các hoạt động giải trí của người dân. Đối với những người có mức sống cao, các hoạt động giải trí thường được thực hiện thường xuyên và đa dạng. Đời sống tinh thần luôn được coi trọng. Những người có mức sống thấp ít có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động giải trí. Chất lượng sống không cao. Họ luôn bị thiệt thòi trong việc nâng cao đời sống tinh thần. Việc tham gia vào các hoạt động giải trí góp phần làm cho chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao, giúp con người không ngừng hoàn thiện bản thân. Giải trí là một trong những thước đo lối sống của con người. Tuy nhiên, việc lựa chọn tham gia các hoạt động giải trí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, tuổi, nghề nghiệp, mức sống, giới. Ngoài ra, nó còn bị chi phối bởi các quan niệm, giá trị, chuẩn mực, pháp luật, chính sách xã hội, cơ sở hạ tầng….Chính vì thế, khi nghiên cứu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng cần xem xét đến những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của họ. 4. Mức độ tự đáp ứng của cư dân đối với các nhu cầu giải trí Thời gian nhàn rỗi và khả năng tài chính là hai yếu tố chi phối mạnh mẽ đến sự khác biệt trong việc lựa chọn và sử dụng các hình thức giải trí của người dân. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng vật chất của xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ tham gia các hoạt động giải trí. Qua khảo sát thực tế tại địa bàn, chúng tôi nhận thấy rằng, các khu vui chơi công cộng như công viên, rạp chiếu phim hay các trung tâm thể dục, thể thao, các câu lạc bộ là rất ít. Do vậy, mà chúng ta có thể thấy được mặt mạnh và vai trò của các hình thức giải trí tại nhà, đặc biệt là vô tuyến truyền hình và đài. Mức độ tự đáp ứng của cư dân xã Tân Dương đối với các nhu cầu giải trí còn thấp, chủ yếu là qua các phương tiện tại nhà như đài, ti vi, vidéo.Tỉ lệ các hộ sử dụng đài 42,8%, ti vi 94,1% và vidéo 75%. Đây là những tiện nghi thông dụng nhất của người dân. Nó mang lại sự tiện lợi và phù hợp với lối sống, sở thích của mọi tầng lớp nhân dân. Xem tivi/vidéo, nghe đài hướng con người tới việc tự hoàn thiện bản thân, nâng cao vốn hiểu biết, trình độ văn hóa, hòa nhập với xu thế phát triển chung của xã hội. Đặc biệt, các hoạt động này còn giúp cá nhân giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần và thể chất. Đồng thời, nó làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn, sống có ýýýnghĩa hơn. Xã Tân Dương, trước đây là một xã thuần nông với 65% hộ làm nông nghiệp. Mức sống của người dân chưa cao. Thời gian rảnh rỗi ít. Vì thế, điều kiện, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hoạt động thể dục, thể thao, truy cập internet, chơi các trò chơi giải trí tại nhà hầu như không có. Việc tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh có hiệu quả giúp con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân chủ quan như thời gian rỗi còn hạn chế, chi phí cho giải trí thấp, thu nhập của người dân chưa cao, nguyên nhân khách quan như cơ sở hạ tầng xã hội, các địa điểm giải trí còn ít…dẫn đến mức độ tự đáp ứng của cư dân xã Tân Dương đối với nhu cầu giải trí còn ở mức thấp, chủ yếu qua các phương tiện tại nhà như ti vi, vidéo, đài. 5. Khả năng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí Bên cạnh các yếu tố như trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp… thì cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ cho nhu cầu giải trí cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tham gia và chất lượng các hoạt động giải trí của người dân. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, xã Tân Dương cũng đang từng bước chuyển mình. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa tác động rất lớn đến sự thay đổi của toàn xã. Cơ cấu ngành nghề đang có nhiều sự chuyển dịch. Tuy nhiên, so với tổng thể rộng lớn của Hải Phòng thì Tân Dương chỉ là một xã nhỏ đang trong quá trình phát triển. Cho nên các khu vui chơi giải trí, công viên, trung tâm thể dục thể thao, bể bơi, sân tennis, nhà thi đấu, rạp chiếu phim… ở đây hầu như không có. Người dân muốn đến các nơi vui chơi giải trí trên thì phải đi một quãng đường ít nhất là 5 km để đến trung tâm thành phố Hải Phòng. Chi phí để vào được các địa điểm giải trí trên cũng không hề rẻ đối với mức thu nhập của phần lớn người dân ở đây. Khi được hỏi: “Anh thấy cơ sở hạ tầng của xã đã đáp ứng nhu cầu giải trí của dân chưa?”, anh T-23 tuổi đã trả lời chúng tôi rằng:“Cả xã chỉ có một sân bóng chung cho tất cả các thôn. Thanh niên trong xã thường ra đó chơi. Nhu cầu giải trí của người dân tăng nhưng đáp ứng được thì chưa nhiều”. Hoạt động thể thao hay văn nghệ ở xã thường theo phong trào, thời vụ, nghĩa là phát triển mạnh vào các dịp lễ tết, hội hè hay khi xã tổ chức đón tiếp cán bộ tỉnh về. Theo đánh giá của người dân, các hoạt động vui chơi giải trí hiện nay cũng được chính quyền địa phương quan tâm. Nhưng vật chất duy trì hoạt động thường xuyên thì chưa có. Công tác để tổ chức các buổi biểu diễn gặp nhiều khó khăn nhất là tài chính: “Vì là vùng ven đô nên cơ sở hạ tầng chưa phát triển, vẫn còn hạn hẹp. Muốn biểu diễn một chương trình vẫn phải thuê trang phục, dàn nhạc, phải mượn địa điểm, không có địa điểm rộng”. Chính vì các khu vui chơi giải trí ở xã chưa có nhiều nên thời gian rảnh rỗi, người dân chủ yếu giải trí bằng việc xem ti vi/ video, sang chơi nhà hàng xóm hoặc thăm hỏi họ hàng. Chất lượng các dịch vụ giải trí như: cửa hàng internet, quán karaoke, cửa hàng cho thuê băng đĩa ở xã cũng chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Theo anh N- công an xã thì: “Mấy năm trở lại đây, số lượng cửa hàng internet ở xã tăng lên rất nhanh. Hiện nay có khoảng 14 cửa hàng. Chất lượng giữa các quán cũng khác nhau. Nói chung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng internet của thanh niên”. Các cửa hàng internet ở đây có nhiêu máy cũ, máy thường chạy chậm nhưng người dân vẫn phải dùng vì họ không có nhiều sự lựa chọn. Chất lượng đĩa cho thuê kém, hay bị xước, bị vấp do nhiều người thuê. Thanh niên ở đây thường mua đĩa ở thị trấn Núi Đèo hoặc vào thành phố mua vì theo họ “Đĩa ở đó phong phú. Chất lượng tốt. Nghe thích hơn và dễ lựa chọn hơn. Chứ ở đây đĩa nhạc không đa dạng lắm. Nhiều lúc muốn tìm một đĩa mới cũng khó”. Qua những đánh giá nhận xét của người dân và qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ giải trí ở xã để đáp ứng cho nhu cầu giải trí ngoài xã hội của người dân chưa cao, chưa nhiều. Chất lượng các dịch vụ còn thấp. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Sự phát triển của công nghệ thông tin- khoa học tiến bộ trên thế giới cùng với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước là tiền đề quan trọng tạo nên mọi sự biến đổi trong đời sống xã hội của người dân. Chất lượng cuộc sống của con người không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu của con người vì thế cũng tăng theo, đặc biệt là các nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần. Những quan điểm, những tư tưởng về lối sống, về sự hưởng ngày càng được coi trọng. Thời gian rỗi vì thế cũng được con người sử dụng một cách hiệu quả và triệt để nhằm mang lại một chất lượng sống tốt nhất. Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi được người dân tham gia ngày càng phong phú đa dạng, trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt động sống của cá nhân, góp phần tạo nên diện mạo văn hóa cá nhân và là một trong những thước đo lối sống của con người. Việc tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh giúp con người kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, hình thành nhân cách tốt, đồng thời giúp họ tránh xa những cạm bẫy của các hoạt động giải trí thiếu lành mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống văn hóa đồi truỵ, độc hại, những hành vi lệch chuẩn. Tuy nhiên ở mỗi người đều có sự lựa chọn và mức độ tham gia một số loại hình giải trí trong thời gian rỗi phù hợp với lứa tuổi, trình độ hiểu biết cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Qua nghiên cứu thực trạng nhu cầu giải trí trong thời gian rỗi của cư dân xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: Trong thời gian rỗi, phần lớn người dân tham gia vào các hoạt động giải trí như: xem ti vi/ video, nghe đài, sang chơi nhà hàng xóm và thăm hỏi họ hàng. Đây là những loại hình giải trí thông dụng, phổ biến, hợp lý cả về thời gian và tiền bạc. Ti vi/ video, đài phát thanh cung cấp cho con người những thông tin cập nhập, liên tục, đầy đủ về mọi lĩnh vực, góp phần nâng cao hiểu biết. Các chương trình giải trí trên truyền thông giúp con người thư giãn, quên đi mệt mỏi, lo âu, buồn phiền, làm cho kho tàng kiến thức của mỗi cá nhân thêm phong phú. Nội dung chương trình đa dạng, hấp dẫn, luôn đổi mới, chất lượng chương trình không ngừng được cải thiện và nâng cao, phù hợp với mọi lứa tuổi, nghề nghiệp. Hoạt động thăm hỏi họ hàng và sang chơi nhà hàng xóm giúp các cá nhân tạo dựng và củng cố các mối quan hệ thân tộc, làng xóm, học hỏi được những cách ứng xử đúng đắn, không ngừng hoàn thiện bản thân. Các dịch vụ giải trí được phần lớn người dân sử dụng là thuê băng đĩa, hát karaoke và truy cập internet. Đây là những dịch vụ giúp con người giải tỏa những căng thẳng về thể chất và tinh thần, đạt tới sự thư giãn trong tâm hồn và những rung cảm thẩm mỹ, rèn luyện cho con người lối tư duy phản xạ nhanh, nhạy bén với các vấn đề xã hội, giúp con người thiết lập nhiều mối quan hệ xã hội khác. Nghề nghiệp, thu nhập, nhóm tuổi, trình độ học vấn và giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn cũng như mức độ tham gia các loại hình giải trí và mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí của người dân. Cơ sở hạ tầng như: sân bãi, khu vui chơi, rạp chiếu phim, bể bơi…, các dịch vụ giải trí như: bi-a, internet, karaoke… chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí của người dân, số lượng chưa nhiều và chất lượng chưa đảm bảo. 2. Khuyến nghị Trên cơ sở hướng nghiên cứu nhỏ của đề tài, tôi đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị như sau: 1) Nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Điều kiện sống, chất lượng sống chính là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người. Chỉ khi nào đời sống vật chất được đầy đủ thì con người mới có khả năng thỏa mãn các nhu cầu về mặt tinh thần. Như vậy cuộc sống mới thực sự trở nên có nghĩa và có ích. Vì vậy Đảng và Nhà nước cần có chính sách kinh tế, xã hội phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tạo ra mạng lưới dịch vụ xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội đầy đủ, chất lượng cao nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi giải trí cho người dân. 2) Mở các lớp dạy nghề và nâng cao trình độ nhận thức cho người dân, tạo cho họ những công việc ổn định, có thu nhập đảm bảo cuộc sống sinh hoạt cho gia đình, giúp họ có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lực và thực hiện một số hoạt động giải trí, giao tiếp theo mong muốn. 3) Đại đa số người dân ưa thích loại hình giải trí qua phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là vô tuyến truyền hình. Nó vừa mang tính giáo dục, lại vừa có sự định hướng rõ ràng, vừa mang tính giải trí, giao lưu văn hóa, vừa là nguồn cung cấp thông tin. Vì vậy, cơ quan truyền thông đại chúng ở địa phương và trung ương cần thường xuyên cải tiến chất lượng và nội dung cho phù hợp với đặc điểm của công chúng. Không làm mất đi chức năng quan trọng của truyền thông đại chúng là hình thức giải trí không thể thiếu được của mỗi gia đình. 4) Xây dựng mạng lưới đại lý sách báo. 5) Sự đa dạng của các loại hình giải trí góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên cần được kiểm soát một cách chặt chẽ và định hướng theo sự phát triển lành mạnh. 6) Cần đẩy mạnh việc xây dựng các khu vui chơi giải trí cho người dân như: nhà văn hóa, công viên, sân bóng… 7) Kêu gọi các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã…ủng hộ kinh phí xây dựng các khu vui chơi giải trí ngày càng phong phú. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (27).doc
Tài liệu liên quan