Đề tài Tìm hiểu về Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội

TÌM HIỂU CHUNG 1.Tên công ty: Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI Tên tiếng anh: HANOI RAILWAY SERVICE JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HARATOUR 2. Địa chỉ giao dịch: Trụ sở: Số 142 đường Lê Duẩn - quận Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: 04.5182476, 04.8510576. Fax: 04.5182095,04.5182933. 3.Loại hỡnh doanh nghiệp: Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá theo quyết định 3744/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 của bộ giao thông vận tải về việc chuyển công ty dịch vụ du lịch đường sắt thành công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội. Đây là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có mở tài khoản tại các ngân hàng, cú sử dụng con dấu riêng. 4.Lĩnh vực hoạt động: -Kinh doanh du lịch: kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế, các dịch vụ phục vụ khách du lịch. -Kinh doanh thương mại, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá điếu, công nghệ phẩm, hàng may mặc, máy móc thiết bị. -Sản xuất giấy nhón và bao bì -Mua bán chất bôi trơn làm sạch động cơ -Mua bán nhiên liệu khác dùng trong động cơ -Kinh doanh dịch vụ khỏch sạn, nhà hàng -Hoạt động hỗ trợ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách -Sản xuất đồ uống -Kinh doanh bất động sản -Dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao.

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY I. Những thông tin chung: 1.Tên Công ty: Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI Tên tiếng anh: HANOI RAILWAY SERVICE JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: HARATOUR 2. Địa chỉ giao dịch: Trụ sở: Số 142 đường Lê Duẩn - quận Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: 04.5182476, 04.8510576. Fax: 04.5182095,04.5182933. 3.Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá theo quyết định 3744/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 của bộ giao thông vận tải về việc chuyển công ty dịch vụ du lịch đường sắt thành công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội. Đây là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có mở tài khoản tại các ngân hàng, có sử dụng con dấu riêng. 4.Lĩnh vực hoạt động: -Kinh doanh du lịch: kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế, các dịch vụ phục vụ khách du lịch. -Kinh doanh thương mại, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá điếu, công nghệ phẩm, hàng may mặc, máy móc thiết bị. -Sản xuất giấy nhãn và bao bì -Mua bán chất bôi trơn làm sạch động cơ -Mua bán nhiên liệu khác dùng trong động cơ -Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng -Hoạt động hỗ trợ vận tải hàng hoá và vận chuyển hành khách -Sản xuất đồ uống -Kinh doanh bất động sản -Dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao. 5.Phạm vi kinh doanh và hoạt động của công ty: Công ty được quyền hoạt động kinh doanh theo quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phù hợp với các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của công ty. 6.Mục tiêu hoạt động của công ty: Mục tiêu hoạt động của công ty là không ngừng phát triển trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, thực hiện tối đa hoá lợi nhuận để nâng cao lợi tức cho cổ đông, đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động và cải thiện điều kiện lao động. II. Chức năng nhiệm vụ của công ty 1. Chức năng: Công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội có chức năng chung là quản lý và điều hành doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đó là: Chức năng về kỹ thuật là phải tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thật hoàn hảo của doanh nghiệp để đưa ra thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Chức năng thương mại là thực hiện thật tốt các hoạt động mua và bán các hàng hoá và dịch vụ. Chức năng tài chính là quản lí tốt việc huy động, sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của công ty. Chức năng quản trị là phải dự báo điều phối, kiểm soát, chỉ huy để tạo điều kiện cho các hoạt động của công ty phối hợp nhịp nhàng, không để chệch mục tiêu kế hoạch dự định. 2.Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch, khách sạn, thương mại. Tổ chức tốt du lịch lữ hành và dịch vụ du lịch cho khách trong nước và quốc tế. Kinh doanh thương mại tổng hợp: Bán buôn, bán lẻ, các mặt hàng giải khát, thực phẩm công nghệ, sản xuất bia, nước ngọt đảm bảo an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng. Cùng đặc điểm chung của ngành dịch vụ, công ty còn có đặc điểm riêng của đơn vị chủ quản là Tổng công ty đường sắt Việt Nam ( TCTĐSVN ) đó là nhiệm vụ được phân bổ theo nhu cầu phát triển của ngành Đường sắt vì vậy ngành đường sắt ở đâu có dịch vụ thì ở đó có Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Đường sắt Hà Nội. Mặt khác, nhiệm vụ của công ty còn đặc biệt chú trọng đến chất lượng phục vụ uy tín trên thị trường, vì vậy công ty đã không ngừng đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị để phục vụ khách hàng, đây là những kết quả ban đầu đáng khích lệ, xu hướng phát triển mới cho Công ty. III. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội tiền thân là công ty phục vụ đường sắt được hợp nhất bởi công ty ăn uống đường sắt và trạm bán hàng trên tàu của đoạn công tác trên tàu tại quyết định 3271/QĐ-TC ngày 9 tháng 12 năm 1970 của Bộ trưởng bộ GTVT với chức năng nhiệm vụ là : Tổ chức phục vụ 2 bữa ăn chính, bồi dưỡng ca 2, ca 3 cho CBCNV đặc biệt chú trọng tổ chức ăn uống cho anh em công tác lái máy xếp dỡ, làm công tác vận chuyển, công tác trên tàu. Tổ chức phục vụ ăn uống cho hành khách trên tàu và dưới ga. Tổ chức tăng gia chăn nuôi, chỉ đạo hướng dẫn và giúp đỡ về nghiệp vụ tăng gia chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật chế biến nấu ăn đối với các cơ quan đơn vị trong ngành. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ đổi mới quản lý của nhà nước về kinh tế, đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh và chuyển các đơn vị kinh tế cơ sở sang hạch toán kinh doanh XHCN trong ngành đường sắt. Công ty phục vụ đường sắt Hà Nội được đổi tên thành Công ty dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội tại quyết định số 836 ĐS/TC ngày 13 tháng 11 năm 1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục đường sắt với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: Phục vụ ăn uống cho hành khách trên tàu và ở các ga lớn Tổ chức dịch vụ du lịch đường sắt Tổ chức sản xuất chế biến các mặt hàng ăn uống và kinh doanh dịch vụ tổng hợp phục vụ cho khách đi tàu. Phục vụ ăn nghỉ cho CBCNV trong ngành đường sắt. Sự chuyển đổi chức năng nhiệm vụ như trên của công ty là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế nước nhà, các nước trong khu vực và nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bước đầu thực hiện công ty đã gặp không ít khó khăn thách thức: cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu chỉ có duy nhất một khách sạn công nhân đường sắt (80 Lý Thường Kiệt) 5 tầng mà thực chất chỉ là phòng trọ, phòng ăn tập thể, lực lượng lao động chưa qua đào tạo làm du lịch trong đó có cả cán bộ lãnh đạo khách sạn và thương mại, xuất nhập khẩu. Do đó, để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, Đại hội Đảng bộ du lịch đường sắt lần thứ XII (3/1991) đã quyết định sự tồn tại và phát triển của du lịch đường sắt phải bằng nội lực là chính, bên cạnh đó tranh thủ thời cơ, sự giúp đỡ của ngành, phải tạo bước đột phá cho sự phát triển sau này. Bước đầu, công ty quyết định đầu tư liên doanh với công ty du lịch TP Hồ Chí Minh trong việc cải tạo Khách sạn công nhân đường sắt (80 Lý Thường Kiệt) thành khách sạn quốc tế 3 sao. Sau 3 năm tập sự, du lịch Đường sắt đẫ được Tổng cục du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (12/1994) và từ năm 1995, công ty chính thức đứng trong hàng ngũ làm du lịch quốc tế. Do yêu cầu đổi mới nền kinh tế, khắc phục tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, căn cứ NĐ 64/2002 NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của CP về chuyển DNNN thành công ty cổ phần, công ty dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội đã chuyển sang mô hình công ty cổ phần tại quyết định số 3744/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội chính thức đi vào hoạt động ngày 01 tháng 4 năm 2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103007241 do sở KHĐT- phòng đăng ký kinh doanh cấp. BẢNG TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY Năm Sự kiện thay đổi Căn cứ - Quyết định 1970 Hợp nhất công ty ăn uống đường sắt và trạm bán hàng trên tàu của trạm công tác bán hàng trên tàu thành Công ty phục vụ đường sắt. Công ty phục vụ đường sắt là tiền thân của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt. Quyết định số 3271/QĐ-TC, ngày 9 tháng 12 năm 1970 của Bộ trưởng Bộ GTVT, KT thứ trưởng Hồng Xích Tâm. 1989 Đổi tên công ty phục vụ đường sắt thành công ty dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội Quyết định số 836 ĐS/TC, ngày 13 tháng 11 năm 1989 của Trưởng tổng cục đường sắt. Thứ trưởng BGTVT kiêm Tổng cục trưởng cục đường sắt Đoàn văn Xê ký. 2002 Chuyển công ty dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Quyết định số 3744/QĐ-BGTVT, ngày 07 tháng 12 năm 2004 Bộ truởng GTVT ký. 2005 Công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 4 năm 2005 Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103007241 do sở KHĐT - phòng đăng ký kinh doanh cấp. PHẦN II: TÌNH HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY I. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Giai đoạn đầu công ty có trên 4000 cán bộ công nhân viên. Đến năm 1989 còn lại 2000 người, do một số trạm trại, cửa hàng đã giao lại cho các xí nghiệp liên hợp vận tải ( nay là các công ty vận tải ). Sau khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập, công ty đã không ngừng tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức. Hiện nay, sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty còn 129 người. Nhờ không ngừng đầu tư mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên mà đến nay công ty đã có một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm kinh doanh và cơ sở vật chất ngày càng hiện đại. Do đó, công ty đã phát huy được lợi thế của mình trên thị trường, có tốc độ phát triển cao, năm sau cao hơn năm trước. Nhằm mục tiêu xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, đồng thời dựa trên căn cứ chức năng nhiệm vụ công ty đã thiết lập cơ cấu tổ chức như sau: 1.Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ban quản lý nhà 142 Lê Duẩn P.TCHC Phã Tæng gi¸m ®èc T ỔNG GI ÁM ĐỐC Các đơn vị trực thuộc P. Du lịch P.TCKH P. ĐTKD HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HH Chi nh¸nh Lµo Cai Chi nh¸nh Mãng C¸i Chi nh¸nh Vinh Chi nh¸nh phÝa Nam Trung t©m th­¬ng m¹i phÝa Nam Trung t©m dÞch vô thÓ thao Trung t©m NguyÔn KhuyÕn Trung t©m ®iÒu hµnh vµ h­íng dÉn du lÞch Trung t©m th­¬ng m¹i vµ kinh doanh dÞch vô Kh¸ch s¹n Mïa Xu©n Kh¸ch s¹n Kh©m Thiªn 2.Chức năng quyền hạn của các bộ phận: 2.1. Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất đối với công ty cổ phần, có nhiệm vụ thảo luận và thông qua các báo cáo sau Đại hội thường niên và bất thường: báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Ban kiểm soát về tình hình Công ty, báo cáo của HĐQT, báo cáo Kiểm toán của Công ty kiểm toán, báo cáo kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty; ra các quyết định thông qua nghị quyết tại Đại hội. 2.2. Hội đồng quản trị: là cơ quan được đại hội đồng cổ đông bầu ra, có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị được qui định tại Điều lệ Công ty. 2.3. Ban kiểm soát: là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ và quyền hạn qui định tại Điều lệ Công ty. 2.4. Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người được Hội đồng quản trị bầu ra, thay mặt Hội đồng quản trị giải quyết các công việc giữa hai kì họp thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị được qui định tại Điều lệ của Công ty. Sau đó báo cáo lại Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. 2.5. Tổng giám đốc: là người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm ( hoặc thuê ), có trách nhiệm điều hành việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn do Đại hội đồng cổ đông qui định. 2.6. Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc giới thiệu và Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công việc được Tổng giám đốc giao. 2.7. Các phòng, ban chức năng: Phòng tổ chức hành chính: Chức năng: - Tham mưu về quản lý, tuyển dụng, đào tạo, bảo hộ lao động. - Giải quyết các chế độ đối với người lao động như tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các loại bảo hiểm và chế độ khác. - Tham mưu về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, quản trị hành chính, an ninh trật tự, y tế vệ sinh của Công ty. - Là thường trực của Ban kế hoạch hóa gia đình, vì sự tiến bộ phụ nữ… Nhiệm vụ: Tổ chức cán bộ: + Đề xuất phương án tổ chức bộ máy quản lý của Công ty phù hợp với từng thời kỳ, đạt hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động. + Thực hiện công tác quản lý cán bộ đương chức và thực hiện chế độ đánh giá phân loại cán bộ hàng năm. + Tham mưu công tác qui hoạch cán bộ lãnh đạo để có hướng đào tạo và bồi dưỡng. + Soạn thảo văn bản, thủ tục cho đoàn đi công tác nước ngoài, chuyển cho phòng Du lịch triển khai hộ chiếu, visa. + Phối hợp với phòng TCKT để xếp hạng doanh nghiệp, qui định chức danh cho từng nhân viên. - Lao động tiền lương: + Tham mưu tiếp nhận lao động theo đúng qui trình và chất lượng, đúng ngành nghề đã đào tạo, điều chuyển lao động nhằm đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. + Quản lý lao động theo chế độ chính sách Nhà nước và qui định của Công ty. + Quản lý hồ sơ nhân sự, phối hợp với thủ trưởng đơn vị, phòng kế hoạch xác định mức lao động cho từng công việc, từng bộ phận để làm căn cứ cho từng vị trí, thay thế lao động và xây dựng kế hoạch đảm bảo hợp lý trong dây chuyền sản xuất kinh doanh. + Thực hiện giải quyết quyền người lao động khi nghỉ chế độ: nghỉ phép, nghỉ ốm, thai sản, thôi việc, về hưu và chuyển công tác. + Quản lý chặt chẽ công tác tiền lương trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và qui chế phân phối tiền lương của Công ty. + Phối hợp với phòng TCKT để theo dõi chế độ đóng bảo hiểm xã hội của đơn vị, của cán bộ, người lao động theo đúng chế độ nhà nước ban hành để hoàn thiện sổ BHXH cho cá nhân người lao động. + Hàng tháng căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành toán tiền lương cho các đơn vị kịp thời chính xác, phản ánh và trao đổi với các bộ phận có liên quan và thủ trưởng đơn vị những phát sinh không hợp lí có ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động. + Phối hợp với phòng TCKT để tham mưu phương án thưởng từ quĩ lương trên nguyên tắc đảm bảo khuyến khích được đơn vị và cá nhân làm việc có hiệu quả. + Thống kê báo cáo lao động tiền lương, thu nhập theo qui định của ngành sau khi thống nhất số liệu với TCKT và báo cáo theo yêu cầu cụ thể của Giám đốc. + Chấn chỉnh kịp thời những đơn vị thực hiện không đúng quản lý và sử dụng lao động và tiền lương. - Đào tạo và bảo hộ lao động: + Căn cứ tình hình cụ thể của Công ty, nghiên cứu hình thức đào tạo lại của CNVC, bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng sự phát triển của công ty. + Đề xuất trang bị bảo hộ lao động cho các bộ phận: Vệ sinh, nhà buồng, nhà bếp, bảo vệ, y tế…, đảm bảo an toàn lao động cho người lao động. + Theo dõi BHLĐ, tai nạn lao động trong SXKD, hàng năm đánh giá công tác bảo hiểm lao động và báo cáo Liên Hiệp Đường sắt Việt Nam theo hướng dẫn của ngành. + Đề xuất cải tiến điều kiện lao động trong các bộ phận SXKD, cơ quan Công ty và điều kiện của lao động nữ. - Hành chính quản trị: + Soạn thảo các văn bản để làm căn cứ cho các hoạt động của Công ty đi vào nề nếp, có nguyên tắc, làm cho guồng máy quản lý và điều hành SXKD không bị chồng chéo trì trệ, mang lại hiệu quả cao trong SXKD. + Tập hợp tình hình, thông báo kết luận hội nghị giao ban SXKD hàng tháng, quí của Công ty, đôn đốc các phòng, đơn vị , cá nhân thực hiện nhiệm vụ đúng nội dung, chất lượng thời gian. + Đảm bảo việc mua sắm, trang cấp thiết bị dụng cụ văn phòng cho cơ quan Công ty làm việc theo kế hoạch và nhu cầu đột xuất. + Phối hợp với phòng TC-KT, phòng ĐT-KD, phòng Du lịch để cân đối kế hoạch chi phí quản lý, thực hiện theo dõi và điều tiết kế hoạch. + Đảm bảo điện nước, điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cơ quan Công ty - Văn thư lưu trữ: + Tiếp nhận công văn đến, vào sổ đánh số và trình Giám đốc theo dõi việc giải quyết công văn đến. + Chuyển công văn đi đảm bảo đúng địa chỉ, thời gian và thông báo bộ phận có liên quan biết. Đảm bảo truyền đạt kịp thời, chính xác khi có thông tin. + In ấn các tài liệu, thực hiện chế độ lưu trữ hồ sơ thực hiện đúng nguyên tắc đóng dấu và quản lý con dấu. + Đảm bảo bí mật trong công tác công văn, giấy tờ, đảm bảo công tác lễ tân, khánh tiếp chỉ dẫn khách hàng đến liên hệ công tác. - Thi đua tuyên truyền: + Cùng với Công đoàn, Đoàn thanh niên phát động tổ chức phong trào thi đua văn hoá, văn nghệ thể thao, các hoạt động quần chúng. + theo dõi kết quả thi đua sơ kết và tập kết, phân loại và phân tích thành tích, đề xuất khen thưởng các Đảng viên, cá nhân có thành tích trong các phong trào và thành tích đột xuất. + Tuyên truyền thành tích của đơn vị, cá nhân trên các phương tiện, thông báo trên nội bộ, các ngành và tạp chí ngành… - Thanh tra bảo vệ quân sự: + Giúp giám đốc kiểm tra, xem xét, hoàn tất hồ sơ. Kiểm tra các qui chế Công ty ban hành phù hợp với pháp luật. + Tiếp người lao động, giải quyết những bước đầu khiếu nại, tố cáo theo nguyên tắc trong pháp lệnh thanh tra của Nhà nước. + Đề xuất hình thức kỷ luật và bồi thường vật chất đối với đơn vị cá nhân vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, vi phạm luật lao động, thiếu trách nhiệm làm mất mát tìa sản của Công ty. + Ngăn ngừa những việc làm không đúng pháp luật, sai nguyên tắc, hoạt động SXKD không đúng pháp luật, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động sai nguyên tắc. + Tổ chức tốt lực lượng bảo vệ từ cơ quan Công ty đến từng đơn vị cơ sở. + Phối hợp cơ quan công an các cấp thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện phòng cháy chữa cháy của các đơn vị, khách sạn nhà trọ. - Y tế vệ sinh: + Tổ chức khám và điều trị những bệnh thường xuyên, chuyển bệnh viện cấp trên, khám và điều trị những bệnh y tế không đủ điều kiện khám và điều trị được. + Thực hiện chế độ kiểm tra sức khoẻ ban đầu cho người lao động và khám định kỳ theo hướng dẫn của y tế cấp trên. + Nghiên cứu đề xuất cải thiện vệ sinh môi trường để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Phòng đầu tư - kinh doanh Chức năng: - Tham mưu công tác đầu tư xây dựng các công trình phục vụ công tác phát triển sản xuất kinh doanh. - Tham mưu phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở các ngành nghề hiện có và phát triển các ngành nghề mới. Nhiệm vụ và quyền hạn: Công tác Đầu tư: - Nghiên cứu xây dựng quy hoạch kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về công tác đầu tư xây dựng mới kể cả liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài. Mở rộng, cải tạo duy tu sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật toàn công ty, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh toàn công ty có hiệu quả nhất. - Tham mưu và chỉ đạo thực hiện trình tự đầu tư xây dựng giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng theo đúng quy định nhà nước đảm bảo chất lượng tiến độ và hiệu quả. - Quản lý toàn bộ hồ sơ xây dựng, đất đai, nhà cửa và trang thiết bị là TSCĐ của công ty, tham mưu giải quyết những tồn tại, những quan hệ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ. Công tác Kinh doanh - Phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh trên các lĩnh vực hoạt động toàn công ty và từng đơn vị để định ra chiến lược phát triển cho từng thời kỳ: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Nghiên cứu thị trường trong nước, ngoài nước, hướng phát triển và biến động của thị trường để lựa chọn, tham gia, đề xuất, đón đầu mở ra lĩnh vực kinh doanh ngành nghề mới với các hình thức: Tự kinh doanh, liên doanh, liên kết… - Phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh để tăng cường công tác quản lý, cung cấp thông tin, xử lý thông tin kịp thời, chính xác. - Tổ chức mạng lưới kinh doanh hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. Thừa lệnh (T/L) Tổng giám đốc ký các văn bản liên quan đến công tác Đầu tư - Xây dựng và các lĩnh vực khác liên quan theo quy định của Nhà nước và của Công ty về thẩm quyền ký văn bản. Phối hợp với các phòng, ban, các đơn vị trong và ngoài công ty để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm về các ý kiến tham mưu - chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ được giao. Bảo đảm tính chính xác các số liệu, các thông tin khi báo cáo theo quy định của pháp luật và công ty. Giữ gìn bí mật thông tin và số liệu liên quan đến công ty. Tuân thủ các quy chế và quy định về công tác nghiệp vụ, chuyên môn. Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo quy chế phân cấp của công ty. Phòng Tài chính - Kế hoạch Chức năng: - Tổ chức tham mưu, giúp Tổng giám đốc quản lý về công tác tài chính, kế toán, theo quy định hiện hành của nhà nước, của công ty. - Tham mưu định hướng kế hoạch phát triển SXKD của công ty. Nhiệm vụ và quyền hạn: Công tác tài chính - kế toán - Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán, thực hiện công tác tài chính, kế toán, phản ánh thông tin về hạch toán hoạt động SXKD cảu công ty theo chế độ kế toán nhà nước và quy định của công ty. - Xây dựng quy chế quản lý tài chính kế toán, quản lý chi phí, kế hoạch thu - chi. Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra. - Quản lý và phân tích các mặt hoạt động SXKD của công ty thông qua các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán để tham mưu cho Ban lãnh đạo chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ. - Lập kế hoạch tài chính năm, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn phù hợp với chiến lược phát triển SXKD. Cân đối vốn, xác định và tìm nguồn huy động vốn, giám sát bằng đồng tiền về việc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đồng vốn. - Nghiên cứu quy chế phân cấp về TCKT, hướng dẫn và xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết áp dụng cho công ty và sử dụng phần mềm tin học phù hợp áp dụng cho công tác kế toán toàn công ty. - Thực hiện hạch toán và theo dõi quá trình biến động các loại tài sản (TSCĐ, TSLĐ: tiền, CCDC, vật tư, hàng hóa, công nợ…) và trích khấu hao TSCĐ theo quy định trong quy chế tài chính do HĐQT ban hành. - Hạch toán, theo dõi các loại vốn và quỹ của công ty, các khoản đầu tư, liên doanh, liên kết… - Trích lập quỹ và phân phối lợi nhuận trên cơ sở báo cáo tài chính được duyệt ( đã được kiểm toán độc lập, cơ quan thuế kết luận ) và các quyết định của đại hội đồng cổ đông, của HĐQT. - Thực hiện công tác phản ánh thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời thông qua các báo cáo tài chính, các báo cáo của kế toán quản trị và các báo cáo đột xuất khác, phục vụ yêu cầu quản lý của nhà nước, của Tổng giám đốc. - Soạn thảo, ban hành, hướng dẫn các văn bản nghiệp vụ để tổ chức thực hiện và nâng cao nghiệp vụ cho công tác kế toán toàn công ty. - Thực hiện giao vốn, giám sát việc sử dụng vốn trong quá trình SXKD và quản trị của công ty. - Phân tích hiệu quả công tác đầu tư: thông qua số liệu phân tích, tham mưu cho Tổng giám đốc biết để chỉ đạo và điều chỉnh SXKD phù hợp với thị trường và điều kiện , đặc điểm SXKD của Công ty, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong kinh doanh và trong đầu tư. Công tác kế hoạch: - Nghiên cứu soạn thảo quy chế kế hoạch trên cơ sở chính sách chế độ nhà nước, tình hình phát triển kinh tế thị trường, nghị quyết đại hội cổ đông, nghị quyết HĐQT, tính đặc thù của công ty và từng lĩnh vực hoạt động. - Phân tích thị trường, nguồn vốn, khả năng tình hình thực tế của công ty, dựa vào đặc điểm, điều kiện hoạt động… để xác lập kế hoạch SXKD, quý, năm, ngắn hạn, dài hạn. Thông báo, hướng dẫn đơn vị trực thuộc xây dựn kế hoạch trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ; tính đúng, tính đủ đầu vào, khai thác tối đa cơ sở vật chất, điều kiện lợi thế của đơn vị, định mức lao động, định mức chi phí hợp lý, thẩm hạch, tổng hợp và trình Tổng giám đốc xét quyết định. - Nghiên cứu, đề xuất các phương án SXKD để áp dụng đối với từng đơn vị hoặc từng bộ phận. Nhằm không ngừng nâng cao năng lực SXKD. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị để có biện pháp chỉ đạo, điều hành. Thực hiện sơ kết, tổng kết, thống kê để báo cáo kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ các nội dung có liên quan đến công tác tài chính kế toán, kế hoạch theo quy định của pháp luật và quy định của công ty. Số liệu báo cáo phải chính xác, kịp thời. Chịu trách nhiệm về các ý kiến tham mưu cho Tổng giám đốc trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Được quyền từ chối ký các văn bản, chứng từ khi thấy vi phạm quy định của nhà nước về tài chính kế toán. Trường hợp có mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền quyết định vẫn phải thực hiện, và được bảo lưu ý kiến. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. Phối hợp với phòng TCHC tham gia ý kiến với các cấp có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng đối với đội ngũ viên chức làm công tác kế toán. Thừa lệnh (T/L) Tổng giám đốc ký các văn bản liên quan đến công tác tài chính kế tóan, kế hoạch và các lĩnh vực khác liên quan theo quy định của Nhà nước và của Công ty về thẩm quyền ký các văn bản. Phối hợp với các phòng, ban nghiệp vụ, các đơn vị trong và ngoài công ty để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Phòng Du lịch Chức năng: - Tham mưu định hướng chiến lược phát triển kinh doanh du lịch - Lữ hành; Phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch. Tham mưu điều hành kinh doanh du lịch lữ hành và tổ chức dịch vụ toàn công ty. Nhiệm vụ và quyền hạn: Kinh doanh du lịch: - Soạn thảo quy chế hoạt động kinh doanh du lịch, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động lữ hành quốc tế, nội địa, các dịch vụ như: ăn uống, lưu trú, thăm quan thắng cảnh…đảm bảo chất lượng tour, tuyến. - Trực tiếp tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế, kinh doanh dịch vụ du lịch, hạch toán kinh doanh theo quy định của công ty. - Tham mưu về ký kết hợp đồng du lịch, đôn đốc việc triển khai thực hiện. - Xúc tiến thị trường, tạo thị trường ổn đinh quốc tế và nội địa, thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng… để có hướng phát triển du lịch và dịch vụ. - Có chương trình và nội dung tiếp thị luôn đổi mới phù hợp và thỏa mãn với nhiều đối tượng về thời gian, lứa tuổi, giá cả. - Xây dựng đội ngũ thị trường lành nghề, nhiều kinh nghiệm, hiểu biết rộng, có năng khiếu giao tiếp phù hợp với nghề nghiệp, có tư tưởng yên tâm công tác, vì sự phát triển của công ty. - Xây dựng và thực hiện chương trình quảng bá, tham gia có chọn lọc các hội chợ quốc tế, hội chợ trong nước. Đầu tư, liên doanh liên kết, xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho du lịch phát triển đồng bộ, xây dựng và nâng cao trình độ sử dụng trang Website, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập thông tin, phát triển và nâng cao chất lượng lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở danh lam thắng cảnh… Nhằm giữ vững và nâng cao uy tín thương hiệu. - Nâng cao chất lượng điều hành, nắm bắt tình hình sát đúng, cụ thể để giải quyết những tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện lữ hành và các dịch vụ. - Tổ chức, chỉ đạo hệ thống mạng lưới làm dịch vụ về tầu có tổ chức trong toàn công ty để khai thác triệt để thế mạnh của ngành đường sắt, phát triển dịch vụ đại lý vé máy bay. Đào tạo, rèn luyện đội ngũ hướng dẫn viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết sâu rộng, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh, mẫn cán với công việc, tận tình, chu đáo với khách, trung thành với lợi ích doanh nghiệp. - Đánh giá, tổng kết công tác kinh doanh du lịch theo định kỳ, hoặc tổ chức chuyên đề để rút kinh nghiệm, và tạo ra bước phát triển mới. - Xây dựng hệ thống thống kê, báo cáo thường kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Tổng giám đốc. Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. Thừa lệnh (T/L) Tổng giám đốc ký các văn bản liên quan đến công tác Kinh doanh Du lich và các lĩnh vực khác liên quan theo quy định của Nhà nước và của Công ty về thẩm quyền ký văn bản. Phối hợp với các phòng, ban, các đơn vị trong và ngoài công ty để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm về các ý kiến tham mưu cho Tổng giám đốc về việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ được giao. Bảo đảm tính chính xác các số liệu, các thông tin khi báo cáo. Giữ gìn bí mật thông tin và số liệu theo quy định của nhà nước, của ông ty. Tuân thủ các quy chế và quy định về công tác nghiệp vụ, chuyên môn. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ đúng nội dung, thời gian. Ban quản lí 142 Lê Duẩn: Trực tiếp điều hành các hoạt động nhằm khai thác tối đa hiệu quả văn phòng cho thuê tại toà nhà 142 Lê Duẩn như: đảm bảo dịch vụ tốt nhất (điện nước, an ninh trật tự…); quảng cáo tiếp thị kịp thời tìm nguồn khách thuê khi có khách hàng trả lại, đàm phán với khách hàng để tham mưu với Tổng giám đốc kí các hợp đồng cho thuê. Các đơn vị trực thuộc (11 đơn vị ) trong đó: - 4 đơn vị chuyên kinh doanh lữ hành du lịch và dịch vụ du lịch là: phòng du lịch, Chi nhánh công ty tại Móng Cái, Trung tâm điều hành-Hướng dẫn du lịch Hà Nội, Trung tâm kinh doanh thương mại Hà Nội. - 5 đơn vị: khách sạn Mùa xuân (Hà Nội), khách sạn Khâm thiên (Hà Nội), Trung tâm dịch vụ du lịch thương mại (Hà Nội), chi nhánh công ty tại thành phố Vinh, chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ và kinh doanh lữ hành du lịch (chủ yếu là du lịch nội địa), dịch vụ du lịch. - 2 đơn vị kinh doanh thương mại và du lịch: chi nhánh Công ty tại Lào Cai, Trung tâm dịch vụ du lịch thương mại thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng Các đơn vị cơ sở có chức năng cụ thể khác nhau song đối với tổng công ty thì chức năng tổng quát chung của các đơn vị cơ sở là: trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh, phấn đáu thực hiện mục tiêu : Hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, với doanh nghiệp, với cổ đông, nâng cao quyền lợi của người lao động, tối ưu hoá lợi nhuận. Nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị cơ sở Nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị cơ sở được phân theo các nội dung: kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, kinh doanh thương mại, kinh doanh khách sạn (khách sạn Mùa Xuân), Kinh doanh lĩnh vực khác. Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa Xây dựng định hướng phát triển hoạt động du lịch lữ hành quốc tế và nội địa trên cơ sở đầu tư cơ sở vật chất và hoàn thiện đội ngũ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch phong phú, phù hợp với thị hiếu, sở thích của nhiều đối tượng và luôn đổi mới tạo sự hấp dẫn; tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, báo gía công khai cho khách và điều kiện phục vụ để cạnh tranh với các doanh nghiệp du lịch khác; luôn ý thức nâng cao uy tín và thương hiệu Haratour. Có trách nhiệm trước công ty và pháp luật về quản lý các đoàn khách du lịch quốc tế từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài theo chương trình hợp đồng đã được ký. Trong trường hợp không đủ điều kiện tổ chức lữ hành thì uỷ quyền uỷ thác cho doanh nghiệp lữ hành quốc tế có uy tín thực hiện toàn bộ hoặc một phần tour hoặc một phần dịch vụ cho khách. Phổ biến và hướng dẫn khách thực hiện đúng các quy định về bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hoá. Đảm bảo bí mật quốc gia, an toàn tài sản và tính mạng của khách. Tham gia hội chợ quốc tế và nội địa được Tổng giám đốc phê duyệt. Đối với kinh doanh thương mại Tổ chức thực hiện ký kết hợp đồng mua, bán buôn, bán lẻ, đại lý, ký gửi sản phẩm hàng hoá được phép kinh doanh và thực hiện theo đúng pháp luật, đúng quy định của địa phương. Bảo toàn vốn và tăng nhanh vòng quay, không để xảy ra nợ hàng tiền dây dưa hoặc không có khả năng thanh toán. Vay vốn ngoài phải được Tổng giám đốc công ty cho phép bằng văn bản. Tính toán xác định định mức chi phí vận chuyển, bốc xếp, hao hụt thực tế từng loại hàng làm cơ sở thực hiện Hàng hỏng, kém chất lượng, quá đát phải kịp thời xử lý và chịu trách nhiệm về những thiệt hại ( nếu có) Đối với kinh doanh khách sạn (khách sạn Mùa Xuân) Thực hiện đúng quy định của Chính phủ, Bộ công an về điều kiện kinh doanh về điều kiện kinh doanh cho thuê khách lưu trú. Thủ tục đón nhận và quản lý khách đến lưu trú tại khách sạn. Chỉ nhận khách lưu trú khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ. Từ chối đối với khách không chấp hành nội quy khách sạn đã được biết trước, yêu cầu của khách vượt quá khả năng, phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật , khách mang trong người bệnh truyền nhiễm. Từ chối các cuộc thanh tra kiểm tra không đúng pháp luật. Đảm bảo an ninh, trật tự, bí mật quốc gia, bảo vệ người và tài sản cho khách khi đang lưu trú tại khách sạn. Quản lý lưu trữ danh sách khách đã lưu trú cùng các thông tin cần thiết khác theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh lưu trú, chế độ báo cáo theo quy dịnh của pháp luật, của công ty. Duy tu, bảo trì, sửa chữa để không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất của khách sạn. Lãnh đạo và nhân viên khách sạn phải sử xự với khách đúng mực, lịch sự, gây được thiện cảm và uy tín đối với khách. Đối với Kinh doanh lĩnh vực khác Kinh doanh các lĩnh vực khác phải đúng với giấy phép do sở kế hoạch đầu tư cấp, quá trình kinh doanh thực hiện đúng pháp luật, đúng quy định của địa phương, của công ty. Cá lĩnh vực kinh doanh đều phải tuân thủ các bước tiến hành: Nghiên cứu, phân tích thị trường, thông qua khảo sát thống kê để đánh giá khả năng thực hiện, và tiềm năng của thị trường, thuận lợi, khó khăn, rủi ro để lập phương án khả thi tiến hành đầu tư, huy động vốn, tính toán vòng quay vốn, thời gian hoàn vốn, các khoản chi phí hiệu quả kinh doanh. Sử dụng lao động đúng với hợp đồng lao động Tổng giám đốc đã ký. Hợp đồng lao động thời vụ đúng quyền hạn, người lao động phải có chuyên môn, tay nghề. Thực hiện an toàn cơ sở vật chất, an toàn lao động đúng quy định về an toàn cảu từng ngành nghề, phòng chống cháy nổ, tệ nạn xã hội, những hành vi tiêu cực trong quá trình SXKD gây thất thoát hàng, tiền của đơn vị. 3. Nhận xét về mô hình quản lý: Mô hình quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình quản lý hỗn hợp. Mô hình quản lý này giúp doanh nghiệp có thể chuyên môn hoá được các hoạt động của doanh nghiệp song cũng có nhược điểm là có thể hình thành các doanh nghiệp quá nhỏ tạo nên sự cồng kềnh trong quản lý và không hiệu quả. Mặt khác tổ chức quản lý của công ty có sự kết hợp chức năng trong các phòng ban như: phòng tài chính kế hoạch, phòng kinh doanh du lịch, tổ chức hành chính như vậy có thể tiết kiệm được mặt bằng, nhân công nhưng vẫn có thể tạo ra sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ dẫn đến khó quản lý. Đặc điểm về thị trường sản phẩm của Công ty: 1. Sản phẩm kinh doanh du lịch: Sản phẩm kinh doanh của Công ty gồm có: Các tour: tour du lịch xuyên Việt, tour du lịch hè, tour du lịch cuối tuần, tour du lịch quốc tế; Dịch vụ lưu trú Dịch vụ vận chuyển Các dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm du lịch Các loại đồ ăn, thức uống cùng những dịch vụ đi kèm với nó Các hàng hóa, đồ lưu niệm bày bán tại điểm du lịch Một số dịch vụ bổ sung: Thông tin liên lạc, mua vé, giặt là… 2. Thị trường du lịch: Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn phục vụ nhiệt tình, chính xác với lịch trình từng tour, giá cả lại phải chăng và nhiều chương trình mới thường xuyên thay đổi nên có rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đi du lịch qua Công ty. Nguồn khách nội địa đi du lịch nước ngoài chủ yếu các nước sau: Trung Quốc, Nhật, Pháp, Mỹ, Thái Lan. Ngược lại lượng khách trên cũng đi du lịch vào Việt Nam. Cụ thể ta có số liệu như sau: -Khách Quốc tế vào Việt Nam: +Năm 2004: 5.314 lượt khách Trong đó: Trung Quốc: 5.247 lượt khách Pháp: 13 lượt khách. +Năm 2005: 470 lượt khách, trong đó: Trung Quốc: 283 lượt khách Pháp: 28 lượt khách Mỹ: 9 lượt khách Nhật: 3 lượt khách Khách khác: 147 lượt khách +Năm 2006: 29 lượt khách, trong đó: Trung Quốc: 26 lượt khách Khách khác: 3 lượt khách -Khách nội địa ra quốc tế: +Năm 2004: 2.017 lượt khách +Năm 2005: 2.253 lượt khách +Năm 2006: 2.779 lượt khách Qua đó ta có thể thấy lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam luôn đạt ở mức cao hơn so với các nước khác rất nhiều. Thị trường khách du lịch từ Trung Quốc vào Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, tuy nhiên từ năm 2005 và 2006 thì lượng khách du lịch Trung Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và tình hình quan hệ, chính sách giữa hai Chính phủ. 3. Đặc điểm lao động và quản lý 3.1.Cơ cấu lao động * Cơ cấu lao động phân theo lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Trong tổng số 128 nhân viên công ty có 17 nhân viên được xếp vào lao động gián tiếp và 111 nhân viên còn lại được xếp là lao động trực tiếp. Như vậy 6 nhân viên trực tiếp làm ra sản phẩm thì nuôi sống một nhân viên quản lý. Cơ cấu này là tương đối hợp lý. Trong cách chia lao động gián tiếp hay lao động trực tiếp, do đặc thù của ngành dịch vụ lao động trực tiếp là lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm trong đó có tính cả nhân viên phòng Du Lịch. Những người này trực tiếp tiếp cận thị trường và cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. * Độ tuổi, giới tính: <= 30 tuổi 31 - 40 tuổi 41 - 50 tuổi > 50 tuổi Nam 16 20 14 8 Nữ 34 21 12 3 Tổng SL 50 41 26 11 % 40 32 20 8 SƠ ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO ĐỘ TUỔI VÀ GIỚI TÍNH Qua sơ đồ biểu diễn cơ cấu lao động theo độ tuổi ta thấy được đội ngũ lao động của công ty tương đối trẻ, tỷ lệ lao động dưới 40 tuổi là 62% trong đó 28% lao động dưới 30 tuổi. Cơ cấu lao động theo độ tuổi như vậy sẽ tạo sự năng điịng cho công ty phù hợp với xu thế chuyển động của nền kinh tế. Đội ngũ lao động có độ tuổi từ 40 trở lên cũng là một thành phần không thể thiếu của công ty, họ là những hạt giống của công ty với nhiều nam cống hiến và kinh nghiệm trong nghề. Đội ngũ này sẽ dẫn dắt lớp trẻ sau tiếp tục giữ vững vị thế của công ty trên thị trường du lịch Việt Nam. * Cơ cấu lao động phân theo trình độ Trình độ văn hoá chuyên môn Lớp 9 Lớp 12 Công nhân kỹ thuật Trung học CN Cao đẳng Đại học Trên đại học tổng Số công nhân 12 25 9 15 3 62 2 128 SƠ ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN TỶ LỆ PHẦN TRĂM LAO ĐỘNG PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Qua biểu đồ mô tả chúng ta thấy được chất lượng của đội ngũ lao động của công ty ngày càng được nâng cao. Theo thống kê thì trong 62 lao động có trình độ đại học thì có 32 lao động dưới tuổi 30, 17 lao động từ 30 đến 40 tuổi. Lao động có trình độ đại học chiếm 48% trong lao động trong tổng số, đấy là một tỷ lệ tương đối cao, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến chts lượng đội ngũ của công ty. Trong số 27 lao động có trình độ đến lớp 9, lớp 12 hầu hết là lao động không cần đến chuyên môn, tập trung vào công tác vệ sinh và quản lý toà nhà 142 Lê Duẫn. Sự phân công lao động này không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty và phù hợp với nhu cầu lao động, không gây lãng phí nhân công lao động khi thuê lao động có trình độ không cần thiết. Điều kiện cơ sở vật chất: Công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội có tổng giá trị tài sản dài hạn la 23,457,650,227 ( hai mươi ba tỷ, bốn trăm năm mươi bảy triệu, sáu trăm năm mươi nghìn, hai trăm hai mươi bảy) Trong đó tài sản cố định 23,051,282,886 ( Hai mươi ba tỷ, khôngẳtm nam mươi mốt triệu, hai trăm tám lăm nghìn, tám trăm tám sáu) và chi phí xây dựng dở dang là: 3,674,334,871( Ba tỷ, sáu trăm bảy tư triệu, ba trăm ba tư nghìn, tám trăm bảy mốt ). Thương hiệu của Công ty ( Haratour ) đã được khách hàng biết đến và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Công ty đã có một cơ sở vật chất kỹ thuật khá đầy đủ với trang thiết bị máy móc hiện đại cho từng phòng, từng bộ phận như : điện thoại, máy fax, máy vi tính, mạng internet, máy điều hoà…Công ty có diện tích 1000 mét vuông là văn phòng cho thuê, có một đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn. Năm 2004 và 2005 Công ty được bình chọn trong top 19 doanh nghiệp có dịch vụ lữ hành được hài lòng do báo Sài Gòn tiếp thị thực hiện. Đó chính là cơ sở nền tảng cho sự phát triển của Công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2004, 2005 và 2006 đơn vị: đồng STT Năm Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 74,486,668,266 60,262,944,665 71,458,116,700 2 Các khoản giảm trừ 2,244,631,843 1,488,365,923 2,788,840,047 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 72,242,036,423 58,774,578,742 68,669,276,653 4 Giá vốn hàng bán 62,886,418,797 50,215,803,224 60,643,362,036 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (3-4) 9,355,617,626 8,558,775,518 8,025,914,617 6 Doanh thu hoạt động tài chính 9,180,184 7,677,420 15,638,511 7 chi phí tài chính 774,987,965 459,478,717 457,594,900 8 chi phí bán hàng 5,743,106,598 8,296,645,998 8,055,017,867 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,470,694,269 1,645,164,293 2,563,250,318 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5+(6-7)-(8+9)) 376,008,978 1,422,717,592 11 Thu nhập khác 1,078,722,022 1,213,467,682 47,575,454 12 Chi phí khác 841,143,616 126,800,904 87,798,108 13 Lợi nhuận khác (11-12) 237,578,406 1,086,666,778 -40,222,654 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (5+10+13) 613,587,384 2,501,850,291 3,315,256,417 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 244,310,401 - - 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 369,276,983 2,501,850,291 3,315,256,417 Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của năm 2005 là thấp hơn so với doanh thu năm 2004 và 2006 là do năm 2005 Công ty mới bước vào thời kỳ đổi mới chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, mặt khác do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 cũng làm ảnh hưởng lớn đến lượng khách du lịch nội địa và ra nước ngoài. Nhưng từ năm 2006 thì doanh thu của Công ty tăng mạnh do công ty đã bước đầu đi vào ổn định, có chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và thương mại. Về chi phí, chi phí quản lí và chi phí bán hàng của Công ty có xu hướng tăng dần theo qui mô hoạt động của Công ty, đó là do từ năm 2005 công ty đã cho đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cấp cơ sỏ vật chất cho các phòng ban, tuy nhiên tỷ lệ tăng chi phí vẫn nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu do đó đảm bảo cho lợi nhuận của Công ty tăng. Qua bảng số liệu ta cũng thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng dần qua 3 năm, đặc biệt là năm 2006 tăng mạnh chứng tỏ công ty đã hoạt động hiệu quả, đây là một tín hiệu đáng mừng và là cơ sở vững chắc để công ty tiếp tục hoạt động tốt hơn nữa trong tương lai. Đánh giá tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ của Công ty: Trong năm 2005, 2006 Công ty đã gặp phải một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh đó là: từ quí II năm 2005 Công ty chuyển sang hoạt động theo cơ chế Công ty cổ phần, tạo cơ hội cho động lực phát triển công ty vì cán bộ công nhân viên thực sự là người làm chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng không ít khó khăn do sức cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty chưa cao; tiềm lực và đội ngũ chưa đủ mạnh; kinh doanh còn nhiều bất cập; hoạt động du lịch, khách sạn và đầu tư gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của bệnh dịch gia cầm, giá thuê đất tăng cao…làm cho nguồn khách từ Trung Quốc vào Việt Nam giảm hẳn do qui chế 849 từ quí III/2005 đến nay vẫn chưa được khai thông làm cho một số đơn vị phụ thuộc nguồn thu chủ yếu từ khách Trung Quốc trở nên khó khăn. Song có thể tóm lược kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ của Công ty như sau: Năm 2005, năm đầu Công ty chuyển sang công ty cổ phần, lần đầu tiên 100% các đơn vị trực thuộc hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, lần đầu tiên SXKD toàn công ty đạt được kết quả vượt bậc, cụ thể là: Doanh thu đạt trên 60 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch, lợi nhuận đạt 1,422 tỷ đồng, đạt 105,3% kế hoạch. Năm 2006, doanh thu đạt trên 70 tỷ đồng vượt mức kế hoạch; Lượng khách du lịch năm 2005 inbound ( khách vào )giảm hẳn nhưng khách outbound ( khách ra ) và du lịch nội địa tăng mạnh; hoạt động thương mại, khách sạn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, cơ sở vật chất các khách sạn xuống cấp, kinh doanh thương mại đòi hỏi vốn lớn; thu nhập bình quân của CBCNV tăng, đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, các chế độ chính sách đối với người lao động được thực hiện đầy đủ đúng qui định của pháp luật lao động và qui chế của công ty như: chuyển lương cũ sang lương mới cho CNV, nâng lương tối thiểu cho CNV từ 350 nghìn đồng lên 450 nghìn đồng, nâng bậc lương, làm sổ BHYT, BHXH, hàng năm tổ chức khám sức khoẻ, phục hồi sức khoẻ cho CBCNV, quan tâm chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ cho CNV. PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI Mục tiêu tổng quát: “ Huy động mọi nguồn lực; tranh thủ thời cơ; vượt qua thách thức; đẩy mạnh hoạt động du lịch và đầu tư; nâng cao chất lượng dịch vụ; phấn đấu hoàn thành vượt mức Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên; đưa công ty phát triển từng bước lên tầm cao mới ”. 2. Nhiệm vụ trọng tâm: -Phát triển SXKD, tăng trưởng bền vững ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh, phấn đấu xây dựng thương hiệu HARATOUR thành thương hiệu có uy tín. -Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, trọng tâm là Trung tâm dịch vụ và thương mại đường sắt ( toà nhà 142 Lê Duẩn ), các khách sạn; chú trọng đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh khác. -Tiếp tục sắp xếp lại sản xuất; củng cố mạng lưới kinh doanh nhất là về du lịch, thương mại; tập trung chỉ đạo kinh doanh du lịch để tạo ra những chuyển biến mới. -Đào tạo, bôì dưỡng nguồn nhân lực, tuyển dụng lao động đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. -Tiếp tục thực hiện triệt để chủ trương tiết kiệm chi, nhất là chi phí quản lý hành chính. 3. Nhiệm vụ cụ thể: Phấn đấu chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 10% trở lên; thu nhập bình quân người lao động tăng trưởng tối thiểu 7%. Năm 2007 phấn đấu: Doanh thu đạt 77,5 tỷ đồng, đạt 110% so với năm 2006; khấu hao cơ bản đạt tối thiểu 1,7 tỷ đồng ( cao hơn năm 2006 ); lợi nhuận đạt 2,3 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2006; thu nhập bình quân đạt 2.435.000đ/ng/tháng, tăng 7% so với năm 2006. Về du lịch: phấn đấu lợi nhuận các đơn vị tăng trưởng tối thiểu 10% so với năm 2006, tăng hơn thời kỳ DNNN. Phấn đấu lượng khách đạt: 14.850 lượt người, tăng 10,4% so với năm 2006, doanh thu du lịch phấn đấu đạt 26,4 tỷ đồng, chiếm 34% tổng doanh thu. 4. Những biện pháp chủ yếu: Phân công rõ ràng chức trách nhiệm vụ của thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc, đôn đốc kiểm tra các thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ; xúc tiến chiến lược phát triển của công ty; có kế hoạch kịp thời, sát đúng trong điều hành nhiệm vụ SXKD phù hợp với điều kiện cụ thể từng lĩnh vực, từng đơn vị, các phòng ban và nâng cao chất lượng của cán bộ CNV. Thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ, tạo được nét mới, hấp dẫn đối tác thuê. Phấn đấu 100% diện tích thường xuyên được khai thác. Về du lịch: Khôi phục và khai thác tốt trang Web của công ty; tranh thủ tận dụng tốt những thời cơ, thuận lợi; không ngừng đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, tiếp thị; hoàn thiện, bổ sung các tour, tuyến du lịch quốc tế và nội địa với giá hợp lí, đủ sức cạnh tranh và có hiệu quả. Về thương mại: Phát triển sản xuất gắn với quản lý tiền, hàng; giao hàng phải có thế chấp; không để thất thoát hàng hóa, hàng mất phẩm chất; không có công nợ khó đòi. Hoàn thiện, ban hành đầy đủ hệ thống qui chế quản lý, kịp thời xem xét sửa đổi bổ sung để các qui chế phù hợp với yêu cầu SXKD.Giải quyết dứt điểm tồn tại tài chính của Trung tâm dịch vụ du lịch và thương mại Thành phố Hồ Chí Minh. Cải tiến công tác hạch toán kế toán. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng đội ngũ kế toán toàn công ty. Cân đối tài chính hàng năm. Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với người lao động đúng qui định của pháp luật lao động và qui chế của công ty. Quan tâm chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ CNV.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35045.DOC
Tài liệu liên quan