Đề tài Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh

Qua việc tìm hiểu cũng như đI thực tế ở trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh. Tôi đã có sự vận dụng và kết hợp với những phương pháp nghiên cứu đIều travới một hệ thống câu hỏi mà chúng tôi đã đánh máy sẵn theo yêu cầu của đối tượng trả lời, không cần ghi tên vì vậy công việc đIều tra được tiến hành hêt sức khách quan, trung thực. Bên cạnh phương pháp điều tra chúng tôi còn kết hợp các phương pháp khác như: phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát Qua đó nhằm giảI quyết nhiệm vụ của đề tài. Nhìn chung các thầy cô giao đều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp dạy học, Tuy nhiên hiệu quả của thực tế vận dụng phương pháp dạy học chưa như ý muốn đó là do rất nhiều các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Qua đó chúng tôi tìm hiểu rõ hơn một số nguyên nhân cơ bản gây nên việc vận dụng phương pháp dạy học mà thực tế đang diễn ra ở các trường THCS nói chung va trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh nói riêng.

doc30 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Mùa xuân 1788 Nguyên Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung. Ông đã lậ ra “chiếu lập học”,Ông viết “xây dựng đất nước phải lấy việc dạy học làm đầu”. Chính sách “ Dụng dân” được Nguyên Huệ thực hiện thông qua hệ thống giáo dục. Đúng vậy giáo dục có một vị trí và vai trò quan trọng từ xa xưa và đặc biệt trong tình hình hiện nay đối với Việt Nam ta nay riêng và đối với các nước trên thế giới nay chung. Để xây dựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt thì giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất do vậy mà ngành giáo dục nói chung luôn luôn có sự cải cách và đổi mới về mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục. Để đạt được kết quả giáo dục tốt, nhất là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, có trí tuệ, sự sáng tạo có nhân cách hoàn thiện, sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong đó việc sử dụng phương pháp dạy học ở trường phổ thông là một vấn đề lớn và đang được rất nhiều các nhà khoa học giáo dục nghiên cứu và gây ra nhiều tranh cãi nhằm tìm ra phương pháp dạy học hợp lý và hiệu qủa nhất. Đối với em là một sinh viên năm thứ ba lần đầu tiên được giao một công trình nghiên cứu là việc làm khó khăn. Và hoàn thành đề tàI nghiên cứu là một yêu cầu cấp thiết. Bản thân em sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ và thiếu sót khi thực hiện công trình nghiên cứu này. Vì vậy rất mong sự giúp đỡ và ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô Lê Thị Hà người đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ tâm lý đã giúp em có đủ kiến thức để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô, các em học sinh ở trường THCS Tương Giang - Từ Sơn - Bắc Ninh và xin cảm ơn ban lãnh đạo xã Tương Giang đã giúp đỡ tôI hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi xin trân thành cảm ơn! Người viết đề tài:Nguyễn Thị Bình PHần I: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng có câu: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không phần lớn là nhờ ở công học tập của các cháu ”(Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường ngày 2/9/1946). Đó chính là lời hiệu triệu đối với toàn thể nhân dân: Hãy quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, nó chính là cầu nối Việt Nam với thế giới. Đúng vậy trong sự phát triển về mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay thì con người chúng ta cũng phải luôn thay đổi đi lên để có thể hoà nhập vào nhịp điệu phát triển. Để xây dựng một đất nước Việt Nam mạnh cả về kinh tế, chính trị, văn hoá,đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc đầu tiên là chúng ta phải có được nguồn nhân lực có đủ cả đức lẫn tài để có thể tiếp tục phát triển sự nghiệp lớn hơn nữa. Đây là nhiệm vụ trọng tâm cao cả được giao cho ngành giáo dục. Ngành giáo dục có trách nhiệm đào tạo ra thế hệ trẻ, là những chủ nhân tương lai cho đất nước với một nhân cánh toàn diện. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục của chúng ta luôn có sự thay đổi về mọi mặt trong đó vấn đề phương pháp dạy học hết sức được quan tâm. Hiện nay chúng ta đang tiến hành thay đổi cả nội dung trương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học ở tiểu học và trung học cơ sở.Trong đó phương pháp dạy học mới là sự vận dụng, phối hợp của rất nhiều các phương pháp dạy học. Tuỳ thuộc vào từng đặc điểm của từng bộ môn, tùng bài học, từng lớp học, đặc điểm của từng học sinh, trình độ của từng học sinh như thế nào mà từ đó giáo viên có thể lựa chọn sự phối hợp sao cho học sinh có thể tự mình khám phá ra kiến thức và tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Nhìn lại chặng đường phát triển đã qua của giáo dục Việt Nam ta thấy rằng việc vận dụng phương pháp dạy học cũ không thể đáp ứng đượcyêu cầu mới của tình hình hiện nay: phương pháp cũ là phương pháp sử dụng chủ yếu là thuyết trình, giáo viên gần như độc thoại diễn giảng cho học sinh về kiến thức còn học sinh chỉ ngồi lắng nghe và ghi chép bài, với phương pháp dạy học này thì học sinh không độc lập suy nghĩ, không tự mình tìm tòi phát hiện ra kiến thức mà học sinh tiếp thu tri thức một cách thụ động và học sinh lâu thuộc bài hơn, nắm không vững và không sâu bản chất của vấn đề. Việc dạy học chất lượng không đạt yêu cầu là đã từng xảy ra. Chính vì vậy mà phương pháp dạy học mới đã được đưa vào, chúng ta đang làm thí điểm và áp dụng rộng rãi sách giáo khoa chương trình mới ở một số khối lớp, bằng sự phù hợp với đặc điểm riêng của từng khối lớp mà có sự thay đổi cho hợp lý, đó là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. trong đó giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo các hoạt động của học sinh còn học sinh thì chủ động, tự giác, độc lập, tìm tòi phát hiện ra kiến thức. Phương pháp mới được tạo thành do sự kết hợp của rất nhiều các phương pháp dạy học khác như: phương pháp thuyết trình tìm tòi bộ phận, phương pháp đàm thoại tìm tòi bộ phận, phương pháp trực quanchính vì vậy mà hiện nay còn gặp nhiều khó khan trong việc sử dụng phương pháp mới: cơ sở vật chất mà cụ thể là đồ dùng trực quan, phòng thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, thư viện, hoá chất thí nghiệm .Trình độ của giáo viên đối với việc tiếp cận phương pháp dạy học mới. Do vậy để có thể thực hiện phương pháp mới một cách hiệu quả như mong muốn chúng ta cần cung ứng đầy đủ trang thiết bị dạy học, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho giáo viên một cách thường xuyên. Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục được phản ánh trong hội nghị khoá VIII lần hai của bân chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam. Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá với thực trạng lạc hậu của phương pháp dạy học đã làm nảy sinh và thúc đẩy cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục với những tư tưởng chỉ đạo được thực hiện dưới nhiêù hình thức như: lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, hoạt động hoá người học những ý tưởng đều bao hàm yếu tố tích cực. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tổ chức cho người học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác,tích cực và sáng tạo. Kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng phương pháp dạy học hợp lý đối với đặc điểm riêng của tri thức cần truyền thụ, trình độ tiếp thu của học sinh cũng như điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường, địa phương. Do vậy đây là một vấn đề rất lớn có ý nghĩ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Giáo dục dạy học chỉ đạt kết quả tốt khi có sự kết hợp và sử dụng hợp lý phương pháp dạy học. Vì những lý do trên đây tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp dạy học ở trương trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh”. Đối với sinh viên năm cuối như chúng tôi, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng tôi củng cố kỹ năng nghề nghiệp, có thêm hiểu biết và một tâm lý vững vàng trước khi bước vào nghề. II. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường trung học cơ sở Tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả, qua đó đề ra một số biện pháp phối hợp tổ chức hoạt động dạy học nhằm hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học. Giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về vị trí quan trọng của mình trong việc vận dụng phương pháp dạy học đối với chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. III. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Tìm hiểu việc vân dụng phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở Khách thể nghiên cứu : Học sinh Giáo viên Gia đình học sinh Nhà trường IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài Thực trạng việc vân dụng các phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở Nguyên nhân dẫn đến thực trạng Đề xuất các biện pháp giải quyết V. Giả thuyết khoa học Thực tế ngành giáo dục của Việt Nam ta trong những năm qua cho thấy cả nội dung và phương pháp dạy học cũ không đáp ứng đuực yêu cầu cho sự phát triển của đất nước trong thực tế hiện nay và trong tưong lai. Thế giới đang phát triển đi lên một cách nhanh chóng, liên tục không ngừng về mọi mạt, mọi lĩnh vực vì vậy chúng ta muốn theo kịp sự phát triển của nhân loại, để chúng ta có thể thực hiện được mong muốn của Bác Hồ là: “có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu ” thì cần hơn hết là đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Phương pháp dạy học cũ làm cho học sinh thụ động, không phát huy hết tiềm năng, đặc biệt là khả năng tư duy sáng tạo. Việc giáo viên giảng bài còn học sinh nghe và ghi chép dẫn đến việc nắm kiến thức không sâu và không bản chất. Về phương pháp dạy học mới hiện nay đó là tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh: học sinh đứng ở vị trí người phát minh. Vậy thực tế ở trường trung học cơ sở hiên nay thì việc vận dụng phương pháp dạy học mới và cũ ra sao, có hiệu quả như thế nào?. VI. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn hoặc lý thuyết mà nhà khoa học sử dụng để nhận thức khám phá đối tượng, tạo ra những kiến thức về đối tượng. Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp đọc sách Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo giúp ta nắm bắt vấn đề liên quan, sử dụng các thao tác tư duy trong đó có phân tích và tổng hợp lý thuyết. Phân tích tài liệu thành các đơn vị kiến thức để ta có thể tìm hiểu dấu hiệu đặc thù, bản chất cấu trúc bên trong của lý thuyết từ đó có thể nắm vững bản chất của từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề ta nghiên cứu. Tìm ra mối quan hệ biện chứng và hiểu đầy đủ toàn diện sâu sắc về lý thuyết đang nghiên cứu. Phương pháp trò truyện Đây là phương pháp trực tiếp tiếp xúc trò truyện với giáo viên và học sinh, đặt ra câu hỏi cho người đối thoại thông qua câu tả lời của họ ta có thể rút ra đIều mà mình muốn biết để phục vụ cho đề tàI nghiên cứu của mình. Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát khoa học là phương pháp thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố liên quan trực tiếp đến đối tượng, làm việc có mục đích, có kế hoạch cụ thể ở đây là quan sát qua việc dự giờđể tìm hiểu việc vân dụng phương pháp dạy học của giáo viên ra sao và học sinh tiếp nhận phương pháp đó như thế nào phương pháp quan sát khi đánh giá mang tính chủ quan của người quan sát. Phương pháp này giúp ta có được những thông tin thực tiễn có giá trị, quan sát phải được chuẩn bị cẩn thận, các tài liệu cầc được sử lý khách quan. Phương pháp điều tra Là phương pháp khảo sát một số lực lượng lớn các đối tượng nghiên cứu oử một hay nhiều khu vực vào một hay nhiều thời điểm. điều tra giáo dục nhằm thu thập rộng rãi các số liệu, hiện tượng để từ đó phát hiện vấn đề cần giảI quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Phương pháp điều tra là phương pháp sử dụng các câu hỏi kín xen kẽ các câu hỏi gợi mở nhằm thu thập tài liệu một cách chính xác. Câu hỏi là công cụ điều tra được sắp xếp theo một trình tự logic nhằm thu thập thông tin, câu hỏi còn có thể ở dạng tìm hiểu sự kiện, kiểm tra nhận thức để biết ý kiến quan điểm hay để tìm hiểu động cơ của hành vi. ở đây tôi đã sử dụng câu hỏi để thu thập thông tin dưới dạng viết sẵn bản in có những câu hỏi và chỗ để trả lời. Việc sử lý kết quả thu được sau khi điều tra là hết sức quan trọng, người ta sử dụng toán học thống kê, máy vi tính để xử lý thông tin, kết quả đó cho nhưng tàI liệu khách quan về đối tượng ta cần biết. Đây là phương pháp trưng cầu ý kiến nhanh nhất giúp ta thu được những ý kiến cần thiết của số đông và tiết kiệm được chi phí. Câu hỏi phải dễ hiểu, ý nghĩa. Trong đề tài này tôI đã sử dụng các câu hỏi sau: (Xin thầy, cô vui lòng đánh dấu “+” vào câu phù hợp với mình) Câu 1 Thầy(cô) hãy lựa chộn định nghĩa đúng nhất về phương pháp dạy học (PPDH): PPDH là cách thức táo động qua lại giữa thầy và trò PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động tương táccủa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học PPDH là hoạt động của giáo viên và học sinh Câu 2 : Trong quá trình dạy học thầy(cô) sử dụng các PPDH với mức độ nào? STT Phương pháp dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % 01. Giải thuật 02. Diễn giải 03. Dùng SGK 04. Vấn đáp 05. Trình bày trực quan 06. Luyện tập 07. Làm thí nghiệm 08. Daỵ học nêu vấn đề 09. Thảo luận nhóm 10. Đi thực tế 11. Nghiên cứu tình huống 12. Đóng vai 13. Tổng số 14. Tỷ lệ =Tổng số/12 Câu 3: Thầy(cô) thườn sử dụng các phương pháp dạy học sau cho loại bài giảng nào: STT PPDH Loại bài Tìm kiếm tri thức mới Củng cố ôn tập Rèn luyện kỹ năng SL % SL % SL % SL % 01. Giảng thuật 02. Diễn giảng 03. Dùng SGK 04. Vấn đáp 05. Trình bày trực quan 06. Luyện tập 07. Làm thí nghiệm 08. Dạy học nêu vấn đề 09. Thảo luận nhóm 10. Đi thực tế 11. Nghiên cứu tình huống 12. Đóng vai Câu 4 : Theo thầy(cô) ưu điểm khi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình) là gì? Cung cấp nhiều tri thức Giáo viên hoàn toàn làm chủ tiến trình giờ dạy Học sinh tiếp thu bài có hệ thống Tất cả các ưu điểm trên Câu 5: Hạn chế chủ yếu của phương pháp truyền thống Khó phát huy được tính tích cực độc lập của học sinh Giáo viên vất vả khi truyền thụ kiến thức cho học sinh Làm cho học sinh bị động khi tiếp thu bài Câu 6: Theo thầy (cô) hệ thống phương pháp dạy học tích cực có hạn chế được những phương pháp dạy học truyền thống hay không? Có Không Câu 7: Theo thầy (cô) để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp dựa trên cơ sở nào? Ưu điểm của phương pháp dạy học Năng lực của giáo viên Trình độ của học sinh Nội dung bài dạy Điều kiên vật chất (thiết bị dạy học) Tất cả các yếu tố trên Câu 8: Việc sử dụng các phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay còn có tồn tại những điểm nào ? Lựa chon tuỳ tiện không có cơ sở khoa học ít chú ý đến đặc điểm cá nhân Không chú ý đến phương pháp học tập của học sinh một cách đúng mức Sử dụng phương tiện chỉ mang tính minh hoạ Câu9: Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên ? Câu 10: Thầy (cô) vui lòng cho biết những hiểu biết của mình về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” ? Phần II: Nội dung nghiên cứu I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Phương pháp dạy học là một phần cơ bản của quá trình dạy học, phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng là con đường đẫn dắt học sinh đi tìm tri thức không chỉ có vậy mà nó còn giúp học sinh lĩnh hội cả nội dung kinh nhiệm xã hội. Để có thể truyền thụ cho học sinh bất kỳ một loại tri thức nào thì đIều kiện đầu tiên là phải có phương pháp. Việc vân dụng phương pháp dạy học của giáo viên là vấn đề rất cần thiết đối với mỗi giáo viên vì vậy việc nghiên cứu “tìm hiểu vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường trung học cơ sở Tuơng Gang Từ Sơn Bắc Ninh” là một vấn đề cần thiết. Đây là đề tài được rất nhiều nhà khoa học giáo dục nghiên cứu nhằm tìm ra những tồn tại của việc vận dụng phương pháp dạy học trong thực tế để từ đó đề ra những giải pháp khắc phục dần những tồn tại trên để hướng về một mục đích chung, cao cả là: nâng cao chất lượng dạy và học, cung cấp, truyền thụ tri thức cho học sinh để giúp các em có sự phát triển toàn diện về mọi mặt đáp ứng được yêu cầu về côn người xã hội chủ nghĩa cho hiện tại và sự phát triển mai sau của đất nước. Tuy đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên nhưng việc nghiên cứu cách vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên trường trung học cơ sở Tuơng Gang Từ Sơn Bắc Ninh lại là một mới mẻ. Tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu. Qua việc nghiên cứu những tồn tại của việc vận dụng phương pháp dạy học trong thực tế luôn liên tục và thường xuyên như vâỵ góp phàn tạo ra động lực lớn cho việc đổi mới phương pháp dạy học mới. II. Cơ sở lý luận của đề tài Khái niệm về quá trình dạy học Quá trình dạy học là quá trình hoạt đọng có mục đích,có tổ chức của giáo viên và học sinh trong đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo còn học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học. Quá trình dạy học có bản chất là quá trình nhận thức của học sinh đựoc xác định bởi cơ sở nhất định. Khái niệm về phương pháp Phương pháp là hệ thống những cách thức, những con đường hoạt động nhằm đạt được mục đích đã đề ra từ trước. Khái niệm về phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là tổ hợp các hình thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Hệ thống các phương pháp dạy học bao gồm 4 nhóm: Nhóm các phương pháp dùng lời: Thuyết trình Đàm thoại Sử dụng sách giáo khoa và tài liệu Nhóm phương pháp dạy học trực quan Hương pháp quan Trình bày trực quan Nhóm phương pháp dạy học thực hành: Phương pháp luyện tập Phương pháp ôn tập Phương pháp công tác độc lập Phương pháp dạy quy nạp và suy diễn Phương pháp dạy giải thích minh hoạ Phương pháp dạy học tái hiện Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá, tự kiểm tra tự đánh giá: Kiểm tra Kiểm miệng tra viết: tự luận, trắc nghiệm Kiểm tra thực hành Kiểm tra bằng máy Phần cụ thể: Nhóm phương pháp dạy học dùng lời Khái niệm: là phương pháp sử dụng ngôn ngữ của giáo viên để thực hiện vai trò chủ đạo nhằm làm tốt các nhiệm vụ dạy học. Phương pháp thuyết trình Khái niệm: là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo viên để trình bày tài liệu mới hoặc tổng kết một cách có hệ thống những tri thức học sinh đã thu được Phương pháp thuyết trình được thể hiện dưới hình thức là giải thuật, giảng giải, diễn giải phổ thông. Cấu trúc của phương pháp thuyết trình Đặt vấn đề: thông báo tổng quát vấn đề Phát biểu vấn đề: nêu những câu hỏi cụ thể, vạch phạm vi vấn đề cần xem xét. Giải quyết vấn đề: tiến hành theo logic quy nạp hay logic diễn dịch Rút ra kết luận từ vấn đề. Phương pháp vấn đáp Khái niệm: là phương pháp giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ vấn đề mới, tự khám phá ra tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học, giúp học sinh củng cố, mở rộng đào sâu tri thức và nhằm kiểm tra đánh giá, giúp học sinh tự kiểm tra đánh giá việc lĩnh hội tri thức của mình. Phân loại: Dựa vào mục đích dạy học: vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra. Dựa vào tính chất nhận thức: vấn đáp giải thích – minh hoạ, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi phát hiện. Phương pháp sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo Khái niệm là phương pháp học sinh dùng sách giáo khoa và tài liệu để đọc và nghiên cứu tự mình tìm tòi phát hiện ra kiến thức dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên. Nhóm phương pháp dạy học trực quan KháI niệm: là phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, trong đó giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng hoặc mô hình của chúng qua đó học sinh nám bắt được tài liệu cảm tính làm cơ sở cho tư duy trìu tượng sau này. Phương pháp trình bày trực quan: Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật khi nắm tàI liệu ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức kĩ năng, kĩ sảo – gồm hai hình thức: Minh hoạ: bản mẫu, bản đồ, tranh vẽ Trình bày: thí nghiệm, trang thiết bị, phim, ảnh Phương pháp quan sát: Là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch theo dõi tiến trình và biến đổi của đối tượng quan sát và quan sát gắn với tư duy. Nhóm phương pháp dạy học thực hành Phương pháp luyện tập Dưới sự chỉ dẫn của giáo viên học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ sảo được dùng ở tất cả các môn học. Phương pháp ôn tập Là phương pháp giúp học sinh mở rộng đào sâu, kháI quát hoá hệ thống tri thức và rèn luyện kĩ năng. Phương pháp thực hành thí nghiệm Giáo viên chỉ đạo học sinh sử dụng thiết bị làm thí nghiệm và làm sáng tỏ lý thuyết, củng cố đào sâu tri thức. Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ sảo của học sinh Đây là phương pháp xác nhận khả năng tiếp thu tri thức và phát triển tư duy của học sinh, qua đó bổ xung những thiếu sót trong tri thức của học sinh và giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh Phương pháp dạy học truyền thống Là phương pháp dạy học mang lại tính chất nhồi sọ, giáo đIều, giáo viên là người thuyết trình giảng giải còn học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giáo viên hoạt động là chủ yếu. Đây là phương pháp dạy học đã được sử dụng từ trước tới nay. Tuy nhiên trong đIều kiện cơ sở vật chất chưa được đầy đủ thì phương pháp dạy học truyền thống lại tỏ ra có ưu thế. Phương pháp dạy học hiện đại Đây là phương pháp nêu vấn đề, lấy học sinh làm trung tâm để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Học sinh sẽ tự tìm tòi tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của dạy học nêu vấn đề là việc tạo ra những tình huống có vấn đề. Mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang được áp dụng rộng rãI vào thực tế. Điều mà phương pháp dạy học này làm đựơc phù hợp với mục tiêu giáo dục của thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. iii. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh 1. Một vài nét về đặc điểm nhà trường va học sinh trường trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh Trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh là trưòng có số lượng học sinh đông. Nhà trường bao gồm 19 lớp với 776 học sinh Khối 6 có 5 lớp với 219 học sinh Khối 7 có 5 lớp với 234 học sinh Khối 8 có 4 lớp với 183 học sinh Khối 9 có 4 lớp với 140 học sinh Học sinh học vào 1 khu và học hai ca trong một ngày Trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh là một trong những trường đIểm của tỉnh Bắc Ninh trong nhiều năm liền vừa qua. Trường đã đào tạo và cung cấp nhiều học sinh giỏi cho trường năng khiếu của Huyện. Rất nhiều em học sinh của trường đã đạt giảI trong các kỳ thi học sinh giỏi của Huyện Từ Sơn. Học sinh của trường đa số là ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, kính trọng người lớn tuổi, có nếp sông văn minh lành mạnh, thực hiện tốt nội quy của trường lớp. Đôí với gia đình học sinh gồm nhiều loại : con em cán bộ, gia đình buôn bán, làm nghề phụ hoặc làm ruộng do đó việc quan tâm của gia đình đến việc học tập cũng khác nhau, có tính chất không đồng đề. Nhưng nói chung việc học tập của các em đề được gia đình quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất, mặt khác nhà trường luôn luôn kết hợp giữ mối quan hệ chặt chẽ với các lực lượng xã hội. Về tình hình đội ngũ giáo viên của trường: trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh bao gồm 37cán bộ giáo viên trong đó có 2 người quản lý, 2 người hành chính, giáo viên đạt trên chuẩn là 5 trong đó có 1 hợp đồng, có 28 giáo viên chuẩn, thiếu giáo viên nhạc và vật lý, có 16 giáo viên đI học từ xa. Đội ngũ giáo viên của trường có năng lực chuyên môn cao, có nhiều giáo viên đạt danh hiệu là giáo viên giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh. Giáo viên trong trường có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, yêu trẻ, nhiệt tình trong công việc. Đội ngũ giáo viên trong trường đã được đi học lớp bồi dưỡng thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa và học về đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên trong trường có một số ở xa, một số giáo viên lại có con nhỏ nên gặp một số khó khăn trong việc chuẩn bị cho giờ lên lớp mặt khác cơ sở vật chất còn hạn chế nên cũng có ảnh hưởng tới việc vân dụng phương pháp dạy học như ý muốn. 2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh Qua quá trình về thực tập tại trường tôi đã thấy việc vân dụng phương pháp dạy học của giáo viên tại trường trong giới hạn khả năng của mình. Thông qua việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu và phát phiếu đIều tra là chính. Số phiếu phát ra là 33, số phiếu thu về là 33, điều tra giáo viên ở tất cả các bộ môn. sau đây là kết quả thu được: Câu1 Thầy(cô) hãy lựa chọn định nghĩa đúng nhất về phương pháp dạy học ? Phương pháp dạy học là cách thức tác động qua lại giữa thầy và trò. Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động tương tác của thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học là hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Câu hỏi này được đặt ra nhằm đIều tra việc nhìn nhận của giáo viên về một khía cạnh của lý luận dạy học là khái niệm về phương pháp dạy học nó là cơ sở trong việc vận dụng vào thực tế của phương pháp dạy học về mặt lý luận xem đã hoàn toàn chính xác và đầy đủ chưa. Số phiếu là 33 nhưng số lượt lựa chọn là 43 vì có nhiều thỳ cô đã chọn cả 2 trong 3 phương án đưa ra và kết quả thu được thể hiệ trong bảng số liệu sau: mục số liệu a b c Số lượng 6 30 7 Tỷ lệ 14% 70% 16% Thông qua bảng thống kê số liệu ở trên ta thấy hầu hết các giáo viên của trường đều nhìn nhận một cách đầy đủ về phương pháp dạy học ở mặt định nghĩa, kháI niệm điều này được thể hiện ở số liệu thu được là 30/43 lượt lựa chọn dành cho phương án (b) chiếm 70%. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm các thầy cô đã có dịp tìm hiểu, nghiên cứu nhiều về lý luận dạy học trong đó phương pháp dạy học. Và đối với thực tế hiện naycác thầy cô đã có một thơì gian trong nghề, các thầy cô đã có cơ hội áp dụng lý luận vào thực tế và qua thực tế để hiểu sâu hơn về lý luận. Khi tiến hành sử dụng trong thực tế thì mỗi giáo viên lại có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau chính vì vậy mà tạo nên một số ý kiến khác nhau về định nghĩa phương pháp dạy học. Đã có 6/43 lượt lựa chọn phương án (a) chiếm 14% ý kiến cho rằng: “phương pháp dạy học là tác động qua lại giữa thầy và trò”,còn lại 7/43 lượt lựa chon phương án (c) chiếm 16% cho rằng: “phương pháp dạy học là hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học”. Hai ý kiến này chiếm tỏng số là 13/43 lượt với 30% có cách nhìn nhận về lý luận phương pháp dạy học hay cụ thể là định nghĩa về phương pháp dạy học chưa đầy đủ và hiểu về nó một cách đơn thuần. Như vậy bằng các ý kiến mà qua phiếu đIều tra vhúng tôI thu thập được cho thấy rằng có rất nhiều giáo viên đều có nhận thứcđúng và chính xác về định nghĩa phương pháp dạy học. Biết tầm quan trọng của việc hiểu biết về phương pháp dạy học đặc biệt là trong tình hình thực tế hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới trảI qua nhiều năm công tác thầy cô giáo trong trường đã có được một lượng kiến thức thực nghiệm dày dặn nên việc nhận thức đánh giá về tầm quan trọng của phương pháp dạy học là sâu và chính xác. Để đI tìm hiểu xem việc vận dụng các phương pháp dạy học nhất định ở mức độ nào thì chúng tôI đã phát phiếu đIều tra câu hỏi tiếp theo và đã thu được báng số liệu sau: Câu 2 Trong quá trình dạy học thầy (cô) sử dụng các phương pháp dạy học sau đây ở mức độ nào ? STT Phương pháp dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % 01. Giảng thuật 13 39% 13 39% 7 22% 02. Diễn giảng 12 36% 21 64% 0 0% 03. Dung sách giáo khoa 27 82% 4 12% 2 6% 04. Vấn đáp 33 100% 0 0% 0 0% 05. Trình bày trực quan 24 73% 9 27% 0 0% 06. Luyện tập 17 52/5 16 48% 0 0% 07. Làm thí nghiệm 9 27% 20 61% 4 12% 08. Dạy học nêu vấn đề 29 88% 4 12% 0 0% 09. Thảo luận nhóm 16 48% 14 52% 0 0% 10. Đi thực tế 0 0% 20 61% 13 39% 11. Nghiên cứu tình huống 5 15% 27 82% 1 3% 12. Đóng vai 0 0% 17 52% 16 48% Nhìn vào bảng số liệu thu thập được ở trên ta thấy rõ mức độ sử dụng các phương pháp dạy học dạy học thực tế ở các trường THCS là rất khác nhau. Trong đó phương pháp dạy học được sứ dụng nhiều nhất là phương pháp dạy học vấn đáp đạt 33/33 chiếm 100% tất cả các thầy cô đều sử dụng phương pháp này cho tất cả các bộ môn. Có lẽ đây là phương pháp dạy học đuaoạ xem là sử dụng phổ biến nhất và nó hợp lý với đặc đIểm riêng của tất cả các cấp học và từng loại đối tượng học sinh. Để kiểm chứng cho vấn đề này tôi đã đặt ra câu hỏi đối thoại trực tiếp với giáo viên của trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh như sau: “Tại sao phương pháp dạy học vấn đáp lại được sử dụng rộng rãI dến vậy? ” và chúng tôI đã nhận được câu trả lời như sau: “phương pháp vấn đáp là phương pháp mà giáo viên đặt ra câu hỏi hay chính xác là việc đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề, để từ đó học sinh sẽ thấy mình đang ở tâm thế là phảI có trách nhiệm giải quyết vấn đề và câu hỏi của thầy cô đặt ra, từ đó học sinh sẽ đi tìm tòi phát hiện ra tri thức. Học sinh có cảm giác mình là nhà phát minh sáng chế từ đó mà hứng thú học tập được nâng lên và một lý do nữa là phương pháp này có tính thích ứng rộng rãi, nó có thể phù hợp với cả cách dạy học cũ và cách dạy học mới nên nó được sử dụng rất phổ biến. Phương pháp dạy học tiếp theo cũng được sử dụng rất nhiều đó là phương pháp dạy học dùng sách giáo khoa có 27/33 phiếu đạt 82% và phương pháp thứ 3 cũng được sử dụng rất nhiều là phương pháp dạy học nêu vấn đề có 29/33 phiếu chiếm 88%. Hai phương pháp dạy học này cũng được sử dụng rất phổ biến ở tất cả các môn học. Phương pháp dùng sách giáo khoa thi thường sử dụng khi cho học sinh về nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó phương pháp dạy học nêu ván đề cúng rất phổ biến, nó được sử dụng để gợi ra vấn đề cho học sinh để từ đó các em bước vào con đường tìm tòi tri thức của mình. Phương pháp dạy học có số người ít sử dụng nhất là phương pháp dạy học đóng vai chỉ có 16/33 số người lựa chọn chiếm 48% bởi đây là phương pháp có đặc thù rất riêng. Nó chỉ phù hợp với môn văn học: khi học những tác phẩm có đoạn hội thoại học sinh đóng vai đọc lời thoại để các em diễn dảI các âm đIêụ của lời thoại từ đó có thể minh hoạ sinh động cho việc phân tích tính cách của nhân vật, cũng như hiểu được ý của nhà văn muốn tả gì, nói gì. Phương pháp dạy học tiếp theo cũng có số giáo viên chưa sử dụng bao giờ rất đông đó là phương pháp dạy học đi thực tế có 13/33 người chiếm 39% chưa bao giờ sử dụng. Sở dĩ có tình trạng này là do để có thể thực hiện phương pháp dạy học đi thực tế thì việc chuẩn bị kế hoạch hoạt động của giáo viên là không khó khăn nhiều nhưng có rất nhiều lý do lớn khiến cho phương pháp dạy học trên là khó thực hiện như: học sinh còn nhỏ lại hiếu động nên việc đI thực tế phả đi xa là không đảm bảo sức khoẻ cho các em là rất khó khăn, thứ hai là điều kiện vật chất của các trường nay riêng và của nước ta nay chung còn nhiều khó khăn chưa đảm bảo cho những chuyến đI thực tế dù là trong thời gian ngắn. Qua thực tế cho thấy để có thể giúp giáo viên vận dụng tốt các phương pháp dạy học cần có sự giúp đỡ của các trường cũng như chính quyền ddịa phương nhiều hơn nữa. Còn lại các phương pháp khác có mức độ sử dụng không nổi trội nhưng tất cả đều được sử dụng. Số người chưa sử dụng các phương pháp đó là rất ít coc hiện tượng này là vì có những phương pháp dạy học chỉ phù hợp cho viẹec sử dụng để dạy ở một số môn chứ không phù hợp với tất cả các môn học. Ví dụ như phương pháp dạy học làm thí nghiệm: phương pháp dạy học này chỉ được sử dụng nhiều ở các môn khoa học tự nhiên như: hoá học, vật lý, sinh học, toán học ,còn các môn hâù như không sử dụng đến phương pháp này như: văn, sử, địa, vẽ Qua việc thống kê số liệu, tìm hiểu, phân tích ở trên chúng ta thấy được một đIều rằng mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trên có sự khác nhau rất nhiều và nguyên nhân dẫn đến mức độ sử dụng đólà phụ thuộc vào đặc thù của môn học , một phương pháp dạy học nào đó có thể phù hợp nói chung với môn học này hay môn học khác. Số liệu tổng hợp cho thấy các phương pháp dạy học được sử dụng ở mức độ thường xuyên là lớn hơn cả. Để đi tìm hiểu xem việc vận dụng các phương pháp dạy học trên vào mục đích nào của bài học, từng môn học hay chính là việc vận dụng các phương pháp dạy học vào loại bài nào ưu thế hơn chúng tôi đã phát phiếu điều tra câu hỏi sau: Kết quả thu được đã được thành lập ở bảng sau: Bảng III STT Phương pháp dạy học Loại bài Tìm kiếm tri thức mới Củng cố ôn tập Rèn luyện kỹ năng 01. Giảng thuật 30 91% 3 9% 0 0% 02. Diễn giảng 23 70% 10 30% 0 0% 03. Dùng SGK 19 58% 13 39% 6 18% 04. Vấn đáp 27 82% 4 12% 2 6% 05. Trình bày trực quan 29 88% 3 9% 0 0% 06. Luyện tập 27 82% 23 70% 1 3% 07. Làm thí nghiệm 22 67% 12 36% 16 49% 08. Dạy học nêu vấn đề 29 88% 5 15% 3 9% 09. Thảo luận nhóm 12 36% 22 67% 16 49% 10. Đi thực tế 5 15% 23 70% 6 18% 11. N.cứu tình huống 28 85% 8 24% 8 24% 12. Đóng vai 26 79% 6 18% 8 24% Qua bảng số liệu thu được ở trên ta thấy đối với loại bài tìm kiếm tri thứcmới thì việc sử dụng cacs phương pháp dạy học này là nhiều hơn cả trong 3 loại bài. Trong sđó có một số phương pháp dạy học được sử dụng nổi trội là giảI thuật diễn giảng, vấn đáp, luyện tập, dạy học nêu vấn đề, nghiên cứu tình huống các phương pháp này đều chiếm từ 70% dến 90% sự lựa chọn. Nguyên nhân của nó do loại bài tìm kiếm tri thức mới là những kiến thức mà học sinh chưa hề biết và để học sinh có được tri thức mới thì cần sự giúp đỡ dẫn dắt của giáo viên và giáo viên thực hiện nhiệm vụ đó bằng cách sử dụng phương pháp dạy học này. Còn đối với loại bài củng cố ôn tập thì cố lựa chọn sử dụng tất cả các phương pháp dạy học trên nhưng với số lượng ít hơn loại tìm kiếm tri thức mới. Trong đó được lựa chọn nhiều nhất là phương pháp dạy học luyện tập còn các phương pháp khác được lựa chọn ít hơn, sở dĩ thực tế như vậy do đặc thù của bàI củng cố ôn tập là tổng kết lại kiến thức mà học sinh đã học,đã biết để các em có cái nhìn khái quát về cả một phần của chương trình học cố thể là một chương, hai chương hay cả một học kỳ , một năm học. Với loaị bài rèn luyện kỹ năng thì có sự lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học ít hơn cả so với 2 loại bài trước. Trong đó còn có một số phương pháp dạy học không được sử dụng như phương pháp dạy học diễn giảng, phương pháp dạy học giảng thuật và phương pháp dạy học trình bày trực quan. Nguyên nhân của hiện trạng này là do đặc thù riêng của loại bài rèn luyện kỹ năng chủ yếu là kỹ năng tính toán, làm thí nghiệm hoặc kỹ năng dùng sách giáo khoa. Thông qua số liệu và việc phân tích số liệu ở trên ta thấy rằng việc lựa chọn các phương pháp dạy học sử dụng cho mỗi loại bàI là rất khác nhau và việc lựa chộn đó phụ thuộc vào đặc thù riêng của từng loại bài. Phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình) được sử dụng rất phổ biến từ trước vậy đẻ tìm hiểu xem giáo viên trường THCS đánh giá về phương pháp dạy học này như thế nào chúng tôi đã phát phiếu điều tra và đã thu được kết quả sau: Câu 4 Theo thầy (cô) ưu ưđIểm khi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là gì? Cung cấp nhiều tri thức Giáo viên hoàn toàn làm chủ tiến trình giờ dạy. Học sinh tiếp thu bài có hệ thống. Tất cả các ưu đIểm trên. Bảng IV Mục a b c d Số lượng 5 25 5 5 Tỷ lệ 15% 76% 15% 15% Từ số liệu ở bảng thống kê tren ta thấy ưu diểm của phương pháp dạy học truyền thống được đánh giá và lựa chọ nhiều nhất. Nguyên nhân có sự lựa chọn đa số này là do phương pháp dạy học thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nay sinh động của mình để giảng bài như vậy trong giờ học giáo viên làm việc rất nhiều, tự biên, tự diễn nên hoàn toàn làm chủ không phụ thuộc vào trình độ cũng như khả năng tiếp thu của học sinh như phương pháp dạy học vấn đáp và một số phương pháp dạy học khác. Ngoài những ưu điểm trên thì giáo viên không nêu thêm điều gì. Qua thực tế cho thấy ưu đIểm được lựa chọn nhiêu nhât ở trên cũng là một thực trạng không phù hợp với nhu cầu của thực tiễn là học sinh phải là người tự lực tìm tòi phát hiện để làm chủ tri thức, còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm ra tri thức. Đó là nguyên nhân thúc đẩy việc tiến hành phương pháp dạy học mới hiện nay và thay nội dung chương trình sách giáo khoa cho phù hợp. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhâncủa việ lựa chọn những ưu đIểm trên và đồng thời là kiểm chứng chúng tôi đã phát phiếu đIều tra với các câu hỏi và đã thu được kết quả như sau: Câu 5 Hạn chế chủ yếu của phương pháp dạy học truyền thống? Khó phát huy được tính tích cực, độc lập của học sinh. Giáo viên vất vả khi truyền đạt tri thức cho học sinh. Làm cho học sinh bị động khi tiếp thu bài. Số phiếu phát ra và thu về đều là 33 nhưng có nhiều sự lựa chọn nên số lượt lựa chọn nhiều hơn số phiếu. Bảng V Mục a b c Số lượng 27 13 29 Tỷ lệ 82% 39% 88% Nhìn bảng số liệu trên ta thấy điểm hạn chế được các thầy cô lựa chọn nhiều nhất là (a) chiếm 82% và (c) chiếm 88%. Nguyên nhân của tình trạng này là do đặc diểm của phương pháp dạy học thuyết trình là giáo viên giảng bàI gần như độc thoại còn học sinh chỉ nghe giảng và ghi bài. Trong cả tiến trình của giờ học học sinh không hề hoạt động tìm tòi tri thức mà chỉ nghe giáo viên đổ vào tai mình, dẫn đến việc học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, không làm chủ được tri thức. Còn 39% cho rằng khi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống làm cho giáo viên vất vả, đó là điều tất nhiên vì giáo viên phải hoạt động một mình trong suốt giờ dạy. Qua kết quả thu được trong câu hỏi này cũng thấy rõ hơn ưu điểm về nhiều mặt của phương pháp dạy học mới. Từ câu hỏi ở trên ta thấy rằng phương pháp dạy học thực tế có nhiều diểm hạn chế. Vậy để tìm hiểu xem các thầy cô khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực thì có hạn chế được những nhược diểm đó không?. Chúng tôi cũng đã phát phiếu điều tra và thu được bảng số liệu như sau: Câu 6 Theo thầy (cô) hệ thống phương pháp dạy học tích cực có hạn chế được những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống không? Có Không Bảng VI Mục Có Không Số lượng 22 6 Tỷ lệ 67% 18% Đã có 67% số thầy cô cho rằng phương pháp dạy học tích cực đã hạn chế được những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống có lẽ vì phương pháp dạy học tích cực là phương pháp mà học sinh được tham gia rất nhiều trong giờ học, giáo viên gợi mở vấn đề còn học sinh thì từ sự hướng dẫn của giáo viên sẽ tích cực độc lập tìm tòi ra tri thức, nó đã hạn chế được cả 3 khuyết điểm của câu hỏi trên của phương pháp dạy học truyền thống. Khi được hỏi về phương pháp dạy học tích cực thì một số giáo viên trong trường đã nói: “phương pháp dạy học tích cực rất ưu điểm ở chỗ học sinh chủ động tìm kiến thức và từ đó các em dễ dàng làm chủ kiến thức mà minhf tìm ra”. Chỉ có 18% số giáo viên cho rằng phương pháp dạy học tích cực chưa hạn chế được nhược đIểm của phương pháp dạy học truyền thống có lẽ là vì nó chưa sử dụng triệt để nên chưa phát huy hết tác dụng của nó. Còn lại 5% không nêu ra ý kiến của mình vì thấy chưa có sự đánh giá cụ thể về danh giới sử dụng các phương pháp dạy học trên. Qua đây ta thấy cần phải phát huy triệt để tính năng của phương pháp dạy học tích cực. Để tìm hiểu xem các thầy cô giáo lựa chon các phương pháp dạy học thì thường căn cứ vào đâu. Chúng tôi đã tiếp tục diều tra và thu được kết quả như sau: Câu 7 Theo thầy (cô) dể lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nên dựa vào cơ sở nào? ưu điểm của phương pháp dạy học Năng lực của giáo viên Nội dung bài dạy Điều kiện vật chất Tất cả các yếu tố trên. Qua việc đIều tra chúng tôi đã thu được kết quả sau: có 2/33 phiếu không có sự lựa chọn nào, 31/33 phiếu chiếm 94% lựa chọn “Tất cả các yếu tố trên”. Ta thấy rằng để có thể đạt được mục đích của giờ học phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp. Phương pháp dạy học phù hợp phải có nhiều ưu đIểm, nó phụ thuộc vào đặc điểm riêng về khả năng sử dụng của giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh nhanh hay chậm, sâu hay không ; phụ thuộc vào đặc diểm riêng của bài, trang thiết bị dạy học Chính vì vậy khi giáo viên lựa chọn một phương pháp dạy học cần phải căn cứ vào tất cả các yếu tố trên. Lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp là một điều bị rất nhiều yếu tố chi phối: cơ sở vật chất thiếu, thời gian chuẩn bị nhiều, mỗi bài dạy lại có đặc thù rất riêng ở khía cạnh nào đó. Vì vậy giáo viên cần có sự giúp đỡ rất nhiều của gia đình, nhà trường và địa phương để có thể lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp từ đó mà thu được kkết quả dạy học tốt nhất. Để tìm hiểu việc vân dụng phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay còn có đIểm gì hạn chế. Chúng tôi đã phát phiếu điều tra bằng câu hỏi sau: Câu 8 Việc dùng các phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiệ nay còn tồn tại nhữnh điểm nào? a-Lựa chọn tuỳ tiện không có cơ sở khoa học b-It chú ý đế đặc điểm cá nhân c-Không chú ý đế phương pháp học tập d-Sử dụng phương tiện chỉ mang tính minh hoạ Bảng VII Mục a b c d Không Số lượng 0 9 10 15 8 Tỷ lệ 0% 27% 30% 45% 24% “Việc sử dụng phương tiện chỉ mang tính minh hoạ” đã chiếm tỷ lệ cao nhất (45%) cho thấy rằng không phát huy được hết tính năng của phương tiện dạy học, đó là điều đáng tiếc. Có thể có nhiều nguyên nhân: giáo viên đã quen với việc vận dụng phương pháp dạy học thuết trình, hơn nữa để có thể khai khác triệt để phương tiện dạy học thì giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian cho việc tìm tòi, nghiên cứu, phải chuẩn bị trước rất nhiều dẫn đến sự ngại ngùng khi sử dụng phương tiện. Ngoài ra còn có 30% sự lựa chọn cho rằng hạn chế là “không chú ý đến phương pháp học của học sinh”. Qua đây ta thấy nguyên nhân cơ bản chung nhất dẫn đế những hạn chế ở trên là do giáo viên đã quen với phương pháp dạy học truyền thống, nó đã ăn sâu vào tiềm thức và thói quen. Thực tế rất khó thay đổi ngay được, để củng cố những hạn chế trên cân có sự nỗ lực của bản thân giáo viên, sự giúp đỡ bồi dưỡng chuyên môn của đồng nghiệp và ban giám hiệu nhà trường Câu 9 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên? Câu10 Thầy (cô) vui lòng cho biết những hiểu biết của mình về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh là trung tâm” ?. Cả hai câu hỏi trên tất cả các phiếu điều tra các thầy cô đều không nêu ra ý kiến của mình mà bỏ trống nên chúng tôi không thu thập được thông tin về hai câu hỏi này. 3. Những nguyên nhân dẫn đến việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên Để tìm hiểu nguyên nhân của việc vân dụng phương pháp dạy học của giáo viên chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng các phiếu câu hỏi và các phương pháp khác nhau, tôi đã rút ra nguyên nhân cơ bản sau: Đặc thù của môn học Đặc điểm của từng loại bài. Thói quen của bản thân Do điều kiện thực tế Bảng VIII Mục a b c d Số lượng 7 7 6 13 Tỷ lệ 21% 21% 19% 39% Qua bảng trên ta thấy đa phần nguyên nhân dẫn đế việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường THCS là do diều kiện thực tế. Chúng ta thấy rằng cơ sở vật chất thiếu thốn không đáp ứng được yêu cầu chuẩn bị tốt cho phương pháp dạy học là một tồn tại khó khăn đối với trường THCS nói riêng và nước ta nay chung. Sự khéo vận dụng phương pháp dạy học hợp lý của giáo viên giúp cho học sinh có hướng học tập tốt sẽ đạt kết quả cao trong giờ học và môn học riêng. Việc vận dụng các phương pháp dạy học hợp lý không chỉ là dạy cho học sinh tri9 thức khoa học mà còn dạy để cho học sinh có được tâm hồn trong sáng, có tri thức và nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa.Trước hết giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, cao thượng có tác phong sư phạm chuẩn mực có trình độ và phương pháp giáo dục sư phạm tốt không chỉ bằng nội quy mà phảI cả bằng tình thương trách nhiệm, từ đó giúp các em học tập tốt hơn nữa. Tiếp theo sau là hai nguyên nhân còn lại đều chiếm những tỷ lệ gần như nhau, đó là những nguyên nhân khách quan là đặc thù môn học, do loại bài học từ đó mà giáo viên phải hiểu rõ hơn về các nguyên nhân khách quan để cố gắng khắc phục và lựa chọn phương pháp dạy học cho hợp lý. Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là do thói quen của bản thân từ nhiều năm quen dùng phương pháp dạy học cũ, nhiêuù lúc làm việc bằng phương pháp dạy học mới nhưng đến khi để ý lại thấy nó quay về phương pháp dạy học cũ ở một số điểm. Tóm lại với phương pháp nghiên cứu khoa học đã trình bày ở trên cùng với việc đIều tra trực tiếp ở các thầy cô giáo của trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh một cách chân thực, nghiêm túc, tôi đã rút ra đựơc những nguyên nhân trên. 4. Những biện pháp nhằm giúp giáo viên vân dụng các phương pháp dạy học như ý muốn, hợp lý và hiệu quả hơn. Từ thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh chúng ta thấy rõ: để nâng cao hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học và sử dụng phương pháp dạy học hợp lý cần có những giải pháp tối ưu. qua đây tôi xin đóng góp một số ý kiến: Người thân trong gia đình phải tạo mọi điều kiện giúp đỡ giáo viên có thời gian chuẩn bị giờ dạy, chính quyền địa phương giúp đỡ cán bộ giáo viên nhiều hơn nữa về vật chất cũng như tinh thần. Địa phương cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt hơn và đầy đủ hơn. Các cấp lãnh đạo tìm mọi cách giúp đỡ giáo viên trong việc chuẩn bị giờ lên lớp, chuẩn bị một số phương pháp dạy học liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan đơn vị như phương pháp dạy học đI thực tế. Từ những sự giúp đỡ trên giáo viên sẽ có tư tưởng, cuộc sống gia đình thoải mái hơn từ đó sẽ có tinh thần cho công việc tốt hơn. Có như vậy mới truyền đạt cho học sinh một cách tốt nhất và đạt hiêu quả cao. Thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao trình độ cho giáo viên để từ việc có tri thức thầy cô giáo sẽ dựa vào đặc đIểm và cụ thể của môn học mình phụ trách mà lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học cho hợp lý và có hiệu quả. Các thầy cô sẽ căn cứ vào đặc điểm riêng của từng loại bài mà có sự lựa chọn vận dụng phương pháp dạy học sao cho thích hợp. Cung cấp cho giáo viên các sách và tài liệu, tạp chí để tự nghiên cứu, tham khảo về lý luận dạy học, trau rồi kiến thức về chuyên môn. Bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức về viẹc thay đổi chương trình, nội dung sách giáo khoa và quan trọng hơn cả là học về việc thay đổi phương pháp dạy học mới. Giúp cho giáo viên hiểu cặn kẽ để có thể vận dụng tốt vào thực tế. Giáo viên phả khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học cũ bằng cách vận dụng phương pháp dạy học mới dần dần cho quen. Làm sao gây được hứng thú học tập, lòng ham hiểu biết ở học sinh, phát huy hết được khả năng trí tuệ, khả năng tự tìm tòi tri thức nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao trong bộ môn của mình. Không những thế người giáo viên phải có tình cảm với nghề nghiệp. Để có được giờ dạy học tốt thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốcả về phía học sinh lẫn giáo viên trong đó việc vận dụng phương pháp dạy học hợp lý có tầm quan trọng rất lớn, nó quyết định xem trong giờ học thì giáo viên và học sinh làm những gì và cách hoạt động ra sao. Nhf trường thường xuyên mở các đợt thi hội giảng có trao giải để tăng hứng thú trong việc đắn đo sử dụng phương pháp dạy học cụ thể kỹ lưỡng. Các cấp lãnh đạo thường xuyên đi dự giờ rút kinh nhiệm cùng với các giáo viên khác để từ đó có biện pháp đôn đốc kịp thời việc chuẩn bị tốt phương pháp dạy học đã lựa chọn cho giờ lên lớp. Phần III. Kết luận chung Qua việc tìm hiểu cũng như đI thực tế ở trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh. Tôi đã có sự vận dụng và kết hợp với những phương pháp nghiên cứu đIều travới một hệ thống câu hỏi mà chúng tôi đã đánh máy sẵn theo yêu cầu của đối tượng trả lời, không cần ghi tên vì vậy công việc đIều tra được tiến hành hêt sức khách quan, trung thực. Bên cạnh phương pháp điều tra chúng tôi còn kết hợp các phương pháp khác như: phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát Qua đó nhằm giảI quyết nhiệm vụ của đề tài. Nhìn chung các thầy cô giao đều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp dạy học, Tuy nhiên hiệu quả của thực tế vận dụng phương pháp dạy học chưa như ý muốn đó là do rất nhiều các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Qua đó chúng tôi tìm hiểu rõ hơn một số nguyên nhân cơ bản gây nên việc vận dụng phương pháp dạy học mà thực tế đang diễn ra ở các trường THCS nói chung va trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh nói riêng. Nhờ việc vận dụng các phương pháp dạy học hợp lý mà giáo viên đã đạt được mục đích của giờ dạy, còn học sinh đã tiếp thu được tri thức của bài học một cách tốt nhất, hiểu bài sâu rộng băng sự chủ động của mình từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Từ thực trạng của việc vân dụng phương pháp dạy học của giáo viên mà tôI đã nêu ở trên khi đIều tra và biết được nguyên nhân của việc vận dụng phương pháp dạy học đó sẽ góp phần cảI tạo phương pháp dạy học cho phù hợp, nâng cao hiệu quả công việc của thầy và trò. TôI mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn và khắc phục thực trạng của việc vân dung phương pháp dạy học đã được nêu ở trên. Phân tích cho giáo viên hiểu được rõ hơn tầm quan trọng của phương pháp dạy học. Nếu vận dụng hợp lý sẽ đạt được hiêu quả cao trong dạy học va giáo dục. Giúp đỡ giáo viên về vật chất, về chuyên môn, tinh thần để giáo viên quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn phương pháp dạy học và chuẩn bị phương tiện cho giờ lên lớp. Gia đình - nhà trường – xã hội quan tâm nhiều hơn đến việc đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đầy đủ cho giáo viên. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV591.doc
Tài liệu liên quan