Đề tài Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương) của người dân xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn – Thanh Hóa

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẨU 0 1. Lý do chọn đề tài 0 2. Mục đích nghiên cứu: 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 4. Đối tượng nghiên cứu: 2 5. Khách thể nghiên cứu: 2 6. Phạm vi nghiên cứu: 2 7. Giả thuyết nghiên cứu: 2 8. Phương pháp nghiên cứu: 2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4 1. Vài nét sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề. 4 1.1. Nghiên cứu tính cộng đồng ở nước ngoài. 4 1.2. Nghiên cứu tính cộng đồng ở Việt Nam. 6 2. Khái niệm cơ bản của đề tài. 8 3. Một số đặc trưng của làng xã Việt Nam truyền thống. 9 3.1. Dư luận làng: 11 3.2. Tính cộng đồng và bầu không khí trong làng. 11 3.3. Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tình cảm cộng đồng. 12 4. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ: 13 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 16 I. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu. 16 II. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ. 16 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 27 1. Kết luận. 27 1.2. Về phương diện lý luận: 27 1.3. Về phương diện thực tiễn. 27MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẨU 0 1. Lý do chọn đề tài 0 2. Mục đích nghiên cứu: 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 4. Đối tượng nghiên cứu: 2 5. Khách thể nghiên cứu: 2 6. Phạm vi nghiên cứu: 2 7. Giả thuyết nghiên cứu: 2 8. Phương pháp nghiên cứu: 2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4 1. Vài nét sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề. 4 1.1. Nghiên cứu tính cộng đồng ở nước ngoài. 4 1.2. Nghiên cứu tính cộng đồng ở Việt Nam. 6 2. Khái niệm cơ bản của đề tài. 8 3. Một số đặc trưng của làng xã Việt Nam truyền thống. 9 3.1. Dư luận làng: 11 3.2. Tính cộng đồng và bầu không khí trong làng. 11 3.3. Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tình cảm cộng đồng. 12 4. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ: 13 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 16 I. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu. 16 II. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ. 16 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 27 1. Kết luận. 27 1.2. Về phương diện lý luận: 27 1.3. Về phương diện thực tiễn. 27

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương) của người dân xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn – Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. Tâm lý học cộng đồng làng với những đặc điểm đặc trưng của nó như: “tính cộng đồng được thể hiện qua quan hệ dòng họ và quan hệ làng xóm láng giềng”, “tính cộng đồng thể hiện qua việc tuân thủ và giữ gìn các phong tục tập quán biểu hiện trong lễ hội làng. Nói đến tính cộng đồng, chúng ta không thể không đề cập đến “tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ”. Thổ ngữ chính là một trong những nét đặc trưng của từng làng, là một yếu tố trong hệ thống những yếu tố làm nên văn hoá làng. Thổ ngữ đóng vai trò tích cực trong việc liên kết những người cùng làng và thổ ngữ còn là phương tiện rất quan trọng giúp người dân trong làng có thể giao lưu và trao đổi kinh nghiệm trong lao động sản xuất cũng như giao tiếp trong văn hoá làng. Làng ra đời sớm bao nhiêu thì giọng nói của làng đặc trưng bấy nhiêu. Quan điểm lịch sử đã khẳng định rằng: “Tâm lý của người là sự phản ánh những điều kiện sống: được hình thành trong những điều kiện sống kinh tế - xã hội nhất định, cho nên những điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì tâm lý của con người cũng thay đổi theo”. Từ lâu, vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là vấn đề của toàn Đảng, toàn dân, Bởi lẽ tính cộng đồng làng được hình thành và thể hiện trong văn hoá làng nên tất nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc giữ gìn những giá trị văn hoá của dân tộc ta. Vì vậy, khi nghiên cứu về chủ đề “tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ” của người dân xã Quảng Cư- thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá là việc cần phải nghiên cứu. Đề tài này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn góp phần bổ sung, hoàn chỉnh trong hệ thống nghiên cứu về tính cộng đồng làng mà chúng tôi nghiên cứu nhằm tìm ra bản chất, sự thực khi thực tiễn đất nước đang bước vào giai đoạn chín muồi của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài: “Tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá, thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ” chúng tôi nhằm thực hiện các mục đích sau: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận - thực tiễn nhằm chỉ ra phương diện tâm lý cộng đồng của nông dân qua việc sử dụng thổ ngữ của người xã Quảng Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá. Từ đó đề xuất, khuyến nghị nhằm phát huy những giá trị văn hoá mà chúng tôi cho là phù hợp với văn hoá chuẩn mà Đảng và Nhà nước quan tâm đề sướng, đồng thời hạn chế sẽ được làm rõ trong tính cộng đồng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thông qua việc hệ thống các tài liệu, xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề “tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ”. Điều tra thực trạng tính cộng đồng của người dân sống tại xã Quảng Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá qua việc sử dụng thổ ngữ. Đề xuất một số kiến nghị và cách tiếp cận, đánh giá “tính cộng đồng và định hướng sử dụng có hiệu quả các đặc điểm của tính cộng đồng”. 4. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu “Tính cộng đồng của người dân sống tại xã Quảng Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá”. 5. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu dưới 100 người dân từ 15 tuổi trở lên sống tại xã Quảng Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá. 6. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá qua việc sử dụng thổ ngữ. Khách thể nghiên cứu được giới hạn ở dưới 100 người dân sống tại xã Quảng Cư - Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá. 7. Giả thuyết nghiên cứu: Tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư thể hiện khá rõ nét. Tuy nhiên trong hoàn cảnh khác nhau thì mức độ thể hiện của tính cộng đồng là không giống nhau. Trong môi trường sinh sống và học tập và làm việc thì biểu hiện của tính cộng đồng qua việc sử dụng thổ ngữ là khác nhau. 8. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu tâm lý học, văn hoá học, lịch sử học nhằm xây dựng bộ khái niệm công cụ của đề tài, chỉ ra những đặc điểm của làng xã Việt Nam truyền thống qua việc sử dụng thổ ngữ trong đời sống thường nhật. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thiết kế bảng hỏi nhằm mục đích nghiên cứu tìm hiểu tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư. Thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá. Sự biểu hiện cụ thể và mức độ biểu hiện tính cộng đồng của những người dân trên yêú tố thổ ngữ. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sâu kết hợp với bảng hỏi để tìm hiểu kỹ hơn tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 For Windows để xử lý số liệu thu được, từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Vài nét sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề. Tính cộng đồng là một vấn đề từ lâu đã được nghiên cứu không chỉ ở lĩnh vực tâm lý mà còn là đối tượng của rất nhiều ngành khoa học nhân văn khác. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy tính cộng đồng và tính cá nhân là cặp phạm trù luôn tồn tại trong mỗi cá thể, chỉ có điều là tuỳ thuộc vào mỗi nền văn hoá, hoàn cảnh cụ thể khác nhau mà biểu hiện của mặt nào là nổi trội hơn. Chính vì vậy, nghiên cứu tính cộng đồng thường đi liền với tính cá nhân. Đây có thể coi là hai mặt của vấn đề. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đềcập đến tính cộng đồng qua việc sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương). 1.1. Nghiên cứu tính cộng đồng ở nước ngoài. Ngành khoa học đi đầu trong việc nghiên cứu tính cộng đồng thì phải kể đến khoa học triết học “khoa học của mọi khoa học. Ngay từ thế kỷ V (trước công nguyên) thì Platon là Socrates đã phản đối quan điểm ngụy biện Hylạp cho rằng: “Cá nhân có thể quyết định xem mình cần ứng xử như thế nào không cần phải tuân theo chuẩn mực của nhóm”. Platon và Socrates cho là “không có các chuẩn mực thế nào là tốt và thích hợp”. Sự tranh cãi là nền móng cho sự ra đời của các nghiên cứu về tính cá nhân và tính cộng đồng. Một trong những người ủng hộ cho tập thể luận là Jócquos Kousean và J.Cam bell. Cùng với triết học, nhân học cũng xem xét tính cộng đồng cùng với tính cá nhân khi nghiên cứu các bộ lạc, các tộc người sống ở các vùng văn hoá, địa lý khác nhau. Họ cho rằng: “ở phương đông tính cộng đồng thường thể hiện trội hơn tính cá nhân và ở người Phương Tây thì ngược lại. Người sống trong xã hội nông nghiệp thì thường gắn kết với nhau chặt chẽ, tôn trọng truyền thống tổ tiên, ưu tiên cho gia đình và cộng đồng, kìm hãm cái tôi phát triển. Dưới góc độ tâm lý học cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu tính chính sách ở các cấp độ khác nhau. -Tâm lý học Xô Viết. Từ lâu tâm lý học Xô Viết đã nghiên cứu rất nhiều về tính cộng đồng và tính cá nhân. Thoe V.h.Chontsicos, người Nga có tính cộng đồng khá cao, có nguồn gốc từ thế kỷ IX cho đến nay. Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt (mùa đông lạnh kéo dài, nhiều đầm lầy, đất có độ axit cao…) vì tình trạng phân tán, biệt lập của các làng ở vùng nông thôn đã làm cho người Nga liên tục phải đối phó với những khó khăn và rủi ro. Cuộc sống khó khăn kéo dài đã làm cho nhóm có ưu thế hơn cá nhân. Vì sự sinh tồn của cả cộng đồng. Biểu hiện của tính cộng đồng đầu tiên là dòng tộc, thổ ngữ…” Sau đó đến cộng đồng nông thôn. Sau này, khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời, tâm lý học xô Viết thường đề cập đến tính cộng đồng trong khuôn khổ của nghiên cứu về lối sống mà cụ thể là những sinh hoạt trong xã hội chủ nghĩa. Theo đó xã hội chủ nghĩa được nói đến là lối sống dựa trên nền tảng của chủ nghĩa tập thể, định hướng tập thể trong đó con người hành động vì lợi ích tập thể,cộng đồng. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: Trong hơn một thập kỷ qua, kể từ khi Liên Xô bị sụp đổ, nước Nga đã có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, định hướng giá trị và hành vi trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng của người Nga đã thay đổi căn bản. Nghiên cứu về “tính ích kỷ” trong nhân các của người Nga đã được Muzôđưbaev tiến hànhvào năm 2000 cho thấy: có thể hiện rõ hơn ở những người trẻ tuổi, những người làm dịch vụ trong khu vực kinh tế tư nhân, những người quản lý và sinh viên. Thể hiện rõ nhất là trong nhóm thanh niên Nga dưới 30 tuổi. Theo ĐônXốp, khi nghiên cứu cá nhân và tập thể thì đáng lưu ý nhất là nghiên cứu tính cố kết, mà tính cố kết trên ba phương diện. Một là: hành vi hợp tác, sự tương đồng về định hướng giá trị và cách nhìn nhận và cuối cùng là lòng tin đối với các thành viên khác. Ngoài ra, các nhà khoa học phương Tây và phương Đông đã tiến hành nghiên cứu và có những quan điểm khác nhau nhưng nội dung của những quan điểm ấy mang tính tương đối đồng nghĩa. Theo Tai-Hocha (người Hàn Quốc) khi nghiên cứu các thay đổi và định hướng giá trị, hành vi của người Hàn Quốc trong một thế kỷ (1870 - 1970) đã đi đến kết luận rằng: Trong tính cộng đồng ở một số khía cạnh có yếu đi và sự thay đổi diễn ra theo xu hướng cá nhân, nhưng tính cộng đồng trong xã hội Hàn Quốc khá nổi trội. Các nghiên cứu của Kim và đồng nghiệp cũng cho thấy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nhật Bản đã làm cho mối quan hệ giao tiếp qua lại với làng xóm láng giềng của người Nhật ngày càng lạnh nhạt, lỏng lẻo và thưa thớt, nhưng nhìn chung nó không làm thay đổi một cách đáng kể các giá trị văn hoá cơ bản vốn nhấn mạnh với mối quan hệ con người. Tóm lại, vấn đề tính cộng đồng được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Các nghiên cứu lúc đầu thường tập trung nói về sự khác biệt hay tương phản của tính cá nhân và tính cộng đồng ở văn hoá phương Tây và văn hoá phương Đông phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng: Tính cá nhân và tính cộng đồng là hai khái niệm mang tính đối lập và loại trừ nhau - đã có tính cộng đồng thì không tồn tại, tính cá nhân và ngược lại… Nhờ các nhà nghiên cứu ấn Độ Hàn Quốc, Nhật Bản… đã nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng: cả tính cá nhân và tính cộng đồng đều có thể tồn tại ở một nước. ở một cá nhân tuy chúng mang tính lưỡng cực, tương phản nhưng không loại trừ nhau với tính cộng đồng. Các nghiên cứu đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết về các đặc điểm của tính cộng đồng và tính cá nhân. 1.2. Nghiên cứu tính cộng đồng ở Việt Nam. Việt Nam là nước châu á, lại là một dân tộc có nên nông nghiệp lúa nước, hơn nữa chúng ta có lịch sử chống giặc ngoại xâm lâu dài. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm nên con người Việt mang tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau khá rõ nét, và tính cộng đồng có thể xem là một nét tính cách của người dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, hiện nay có rất ít nhà nghiên cứu tâm lý học Việt Nam nói riêng và các nhà tâm lý học nước ngoài nói chung nghiên cứu về thái độ hay tình cảm của người Việt Nam đối với cộng đồng mà chủ yếu là tính cộng đồng vẫn chỉ là những phần nhỏ lẻ nằm trong các nghiên cứu của dân tộc học, sử học hay văn hoá học. Các nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực, các ngành khoa học chuyên ngành đều đưa đến nhận định: “người Việt Nam có tính cộng đồng chính tính cộng đồng là nguyên nhân của hàng loạt cái hay cũng như cái dở trong tính cách của người Việt”. Nhà tâm lý học Đỗ Long đã chú ý nghiên cứu tính cộng đồng ở Việt Nam. Trong những công trình nghiên cứu của ông về tính cộng đồng (và tính cá nhân) của người Việt Nam. Tác giả và các cộng sự đã khẳng định rằng: Người Việt Nam có tính cộng động và tinh thần cộng đồng là một đặc điểm nổi bật trong tầm thức của người Việt Nam. Ông chỉ ra tính cộng đồng qua hàng loạt các yếu tố của văn hoá làng như: Hội làng, hương ước, quan hệ dòng họ và yếu tố thổ ngữ. Tính cộng đồng cũng được ông nhấn mạnh khi nghiên cứu trên đối tượng cụ thể là người nông dân. Tác giả khẳng định rằng: tinh thần cộng đồng của người nông dân Việt Nam chính là một trong những yếu tố làm nên sức mạnh chiến thắng cả thiên tai, cả địch hoạ. Phan Thị Mai Hương nghiên cứu đề tài “tính cộng đồng, tính cá nhân và cái tôi của người Việt Nam ngày nay” trên mẫu chọn là sinh viên và kết quả cho thấy “Mạc dù tính cộng đồng trong thanh niên vẫn nổi trội, nhưng cái “tôi của thanh niên càng thể hiện khá cao, khá rõ nét. Điều đó cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu mà nhiều tác giả đã tiến hành trong nhiều năm trước đây. Ngoài ra tính cộng đồng và tính cá nhân cũng được. Lê Văn Hảo rất quan tâm, tác giả này có nhiều tác phẩm như: * “Xung quanh một số nghiên cứu về tính cá nhân và tính tập thể” tạp chí Tâm lý học số 2/4/2001. * “Khái niệm về tính cộng đồng và tính cá nhân” tạp chí tâm lý học, số 8, tháng 8/2002. * Một số lý thuyết về tính cộng đồng và tính cá nhân” tạp chí tâm lý học, số 10, tháng 10/2004. * Tính cộng đồng và tính cá nhân từ góc độ nhận thức và mô tả về cái tôi” Tạp chí Tâm lý học, số 10, tháng 11/2004. Tuy vậy, đăng kí phải nói đến công trình cá nhân của người dân xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội” của ông. Đây có thể coi là công trình lớn và qui mô nhất, cụ thể nhất về tính cá nhân và tính cộng đồng biểu hiện trên ba mặt nhận thức: định hướng giá trị và hành vi, khách thể nghiên cứu là 415 người dân xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả cho thấy: tính cộng đồng tồn tại song song cùng với tính cá nhân, tính cá nhân biểu hiện khá rõ nét, nhưng tính cộng đồng (tập thể) vẫn chiếm ưu thế hơn, tính cá nhân của những khách thể nghiên cứu gắn với hoàn cảnh, tình huống. Các kết quả này đồng nhất với các kết quả của các tác giả khác. 2. Khái niệm cơ bản của đề tài. a.Khái niệm về tính cộng đồng. Định nghĩa tính cộng đồng. Tính cộng đồng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng của con người, tính cộng đồng xuất hiện ở mỗi cá nhân văn hoá khác nhau thì tính cộng đồng này thể hiện ở các mức độ không giống nhau. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Tác giả Trần Ngọc Thâm (21.191) định nghĩa: “Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác - nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại”. Theo định nghĩa này, mỗi người trong cộng đồng đều hướng tới những người khác. Đó chính là một biểu hiện dẫn đến sự liên kết ở cấp độ làng. Tác giả H.Trianchs cho rằng: “tính cộng đồng tập thể là xu hướng của con người, nhấn mạnh (ưu tiên) cho cách nhìn nhận nhu cầu, mục đích của nhóm nội hơn là bản thân; niềm vui làm mình hoà chung với nhóm nội hơn là niềm tin phân biệt mình với nhóm nội; Sự sẵn sàng hợp tác với thành viên nhóm nội; gắn bó về mặt cảm xúc với nhóm nội”. Nhìn vào định nghĩa của H.triandis chúng ta thấy định nghĩa của ông những hạn chế là ông quá nhấn mạnh đến tính cộng đồng trong nhóm nội, nhưng trong một số hoàn cảnh nhất định thì nhóm ngoại cũng có thể được ưu tiên. S.Yamaguchi khi nghiên cứu về tính cộng đồng của người Nhật Bản cũng đưa ra định nghĩa: “Tính cộng đồng là xu hướng coi trọng các mục đích của nhóm hơn các mục đích của cá nhân, khi các mục đích này có mâu thuãn” theo chúng tôi thì định nghĩa này quá đơn giản, không nêu được hội hàm của khái niệm, nó chỉ nhấn mạnh đến biểu hiện của tính cộng đồng trong hoàn cảnh cụ thể là khi mục đích cá nhân và mục đích của nhóm bị mâu thuẫn, chứ không bao quát được hoàn cảnh khác. Đỗ Long cho rằng: tính cộng đồng là một đặc trưng tâm lý xã hội của nhóm, thể hiện năng lực phối hợp, kết hợp ở sự thống nhất của các thành viên trong hành động và làm cho các quan hệ qua lại của các hoạt động diễn ra một cách nhịp nhàng nhất”. Theo định nghĩa này tính cộng đồng chính là một đặc điểm tâm lý của nhóm, một cộng đồng gồm nhiều cá thể người hợp thành. Nó là một yếu tố tạo nên sức mạnh của nhóm và sức mạnh ấy được thể hiện qua năng lực phối hợp hành động của các cá nhân trong nhóm. Nó không phải là phép cộng đơn thuần các đặc điểm cá nhân, mà khi đã có tính cộng đồng thì nhóm sẽ có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với sức mạnh của tất cả các thành viên gộp lại. Từ quá trình tìm kiếm và phân tích các định nghĩa của các nhà nghiên cứu chúng tôi đã rút ra được kết luận: “Tính cộng đồng là một đặc điểm tâm lý thể hiện xu hướng đặt người khác, tập thể, cộng đồng vào vị trí ưu tiên trong nhận thức của cá nhân”. Ưu tiên, coi trọng các giá trị cộng đồng, tập thể hơn là định hướng vào các giá trị cá nhân, từ đó dẫn đến hoạt động ứng xử vì tập thể cộng đồng hơn và vì cá nhân”. 3. Một số đặc trưng của làng xã Việt Nam truyền thống. Trần Ngọc Thêm cho rằng [21] làng là một hình thức tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú do nhu cầu liên kết với nhau chặt chẽ của những người sống gần nhau ở nông thôn, nhằm đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội. Nó bộc lộ sự gắn bó với nhau không chỉ bằng các quan hệ máu mủ mà cả bằng các quan hệ sản xuất của các thành viên trong làng. Hai tác giả Đỗ Long và Trần Hiệp [12] thì cho rằng: Làng ở Việt Nam là một đơn vị tương đối nhỏ của những cộng đồng định cư lâm - nông nghiệp và “sự tồn tại lâu dài trong mấy nghìn năm lịch sử của làng như một đơn vị hành chính, kinh tế, văn hoá, dân cư… cho phép nói tới ranh giới của nó. Như vậy, có thể cho làng là một đại lượng tâm lý trong những không gian xác định. Có thể cho rằng, làng xã chính là một thực thể, một nhóm lớn với số lượng người đông đảo chủ yếu là làm nghề nông, có một truyền thống văn hoá, dân cư…cho phép nói tới ranh giới của nó. Như vậy, có thể cho làng là một đại lượng tâm lý trong những kông gian xác định. Có thể cho rằng, làng xã chính là một thực thể, một nhóm lớn với số lượng người đông đảo chủ yếu là làm nghề nông, có một truyền thống văn hoá riêng và có đầy đủ các đặc trưng tâm lý của nó. Nó có vai trò và quan hệ trực tiếp nhất đối với mỗi người nông dân. Do ý thức được vai trò của các mối quan hệ của những thành viên trong làng mà người nông dân thường có lối sống ứng xử rất linh hoạt nhằm điều hoà mối quan hệ giữa mình với một bên là dòng họ và một bên là làng xóm láng giềng. Nguyên tắc ứng xử này được thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ như: “bán anh em xa mua láng giềng gần”, “hàng xóm láng giềng tối lửa, tắt đèn có nhau”, hay “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “chẳng gì cũng là máu mủ ruột già”… nội dung hàm ý của các câu ca dao, tục ngữ ấy chẳng mâu thuẫn với nhau mà nó còn thể hiện lối ứng xử của người Việt hết sức linh hoạt “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Sống trong làng lại biết rõ về nhau qua quá trình dài sinh hoạ, nên người Việt thường “vị tình chứ không vị lý”, “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”; “có tình, có lý”… Những người sống trong cùng một làng luôn luôn có sự hợp tác tương trợ dưới nhiều hình thức khác nhau như đổi công, giúp đỡ nhau trong các dịp hiếu, hỷ… điều này dẫn đến một hệ quả là người Việt có thói quen thích chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với nhau, yếu tố này làm nên tình cảm cộng đồng. Phạm Minh Thảo [ 19, 145 - 146] cho rằng: trước đông người dân sống quanh quẩn ở làng, chỉ làm ruộng là chủ yếu nên tâm thức tiểu nông phát triển. Đó là sự an phận thủ thường, ít chất phiêu lưu, chỉ dự trữ theo lối sống “ăn chắc, mặc bền” cuộc sống ấy có ưu điểm là “cố kết mọi người”, nhưng nhược điểm của nó là sức ỳ rất lớn, không muốn có sự xáo trộn, thay đổi. Cộng đồng có tính cố kết nhưng lại xét nét. Con người trước đây sinh ra sống và chết đi đều ở làng. Còn nay “cơ sở xã hội đã có sự thay đổi cơ bản về chất - cuộc sống ồn ảo, khẩn trương và quan niệm về tự do cá nhân phát triển đã khiến cho trật tự trên dưới không còn có tính bất di bất dịch như trước. Theem nữa ngày nay ở nông thôn, do cơ chế khoán, do các phương tiện thông tin đại chúng và sự giao lưu văn hoá thì làng xã không còn như trước nữa, vẫn còn có những tập tục mà dân làng phải theo nhưng với cuộc sống hiện đại thì con người có nhu cầu đi đây đi đó rồi lại về làng đã làm thay đổi bầu không khí tâm lí trong làng. Từ đó, các quan hệ chặt chẽ liên đới giữa các cá nhân trong làng lỏng lẻo hơn trước. Tóm lại: đặc trưng nổi bật của làng xã Việt Nam truyền thống là tính cộng đồng (tính tự trị), được hình thành và duy trì trong nhiều thế kỷ là do cơ cấu tổ chức đặc biệt của làng xã cũng như do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đã buộc con người phải có sự đoàn kết cao để chống lại thiên tai, bảo vệ mùa màng, chống giặc ngoại bang bảo vệ làng mạc, đất nước nên đã tạo nên tình cảm cộng đồng trong làng xã Việt Nam. 3.1. Dư luận làng: là một trong những cơ chế duy trì và củng cố tính cộng đồng. Dư luận làng có thể coi là một thành tố tâm lý của cộng đồng làng. Nó chịu sự chi phối của các đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội, đạo đức, văn hoá làng. Từ đó nó chịu sự chi phối mạnh mẽ đến hành vi của người nông dân. Bằng sự đánh giá tốt hay xấu, khen hay chê, khích lệ hay lên án, dư luận làng có tác động trực tiếp tới phương thức ứng xử của mọi người dân trong làng. Dư luận làng được hình thành do cơ cấu làng xã Việt Nam. Mỗi làng là một thực thể khép kín, trong đó tồn tại, nhiều nhóm xã hội khác nhau (gia đình, dòng họ, hàng xóm, hội…) với các chuẩn mực giá trị, lợi ích, trách nhiệm là nghĩa vụ riêng. Tính khép kín và quan h chằng chịt là điều kiện khiến cho các thành viên trong làng hiểu rõ nhau. Bên cạnh những mẩu chuyện về mùa màng, thời tiết, thì tất cả những sự kiện lớn nhỏ xảy ra trong làng đều trở thành nyhững mẩu chuyện của làng, được dân làng nhỏ to bàn tán mỗi khi gặp gỡ. Người trong làng bình phẩm từ chuyện hay hay dở trong làng, trong xom, trong từng gia đình, cho đến hành vi của từng cá nhân trong sinh hoạt đời thường. Những lời bàn luận, bình phẩm ấy đã tạo nên dư luận làng. Bởi thế, người nông dân luôn “trông trước nhìn sau”, trong ứng xử, “ăn vuông ở tròn” phòng khi người trên trông xuống, người ta trông vào phòng “thiên hạ đàm tiếu”, phòng “kẻ cười người chê”, phòng “miệng đời mỉa mai”. Hành vi của người nôgn dân được thông qua sự thẩm định của dư luận làng, của bà con lối xóm. Mọi cử chỉ của họ phải tuân theo ý nuốn của những người xung quanh - bị dư luận dẫn dắt, điều khiển. 3.2. Tính cộng đồng và bầu không khí trong làng. Làng xã Việt Nam cổ truyền với đặc trưng là khép kín đã tạo nên bầu khong khí thanh bình, êm ả, đầm ấm. Bầu không khí tâm lý chính là các phản ánh các mối quan hệ (quan hệ giữa các thành viên trong nhóm với nhau, quan hệ giữa các thành viên với lãnh đạo…) trong một nhóm, một tập thể. Mặt khác tính chất của cá mối quan hệ trong làng cũng là yếu tố phản ánh tính cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu tính cộng đồng làng không thể không xem xét đến bầu không khí tâm lý làng. Trong cuộc sống, làng xã cổ truyền Việt Nam thì những xung đột trong làng thường xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, cách thức tổ chức của làng xã và những sinh hoạt cộng đồng như: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội thanh niên… đã góp phần xoa dịu những xung đột, căng thẳng trong làng. Mặt khác, trong sinh hoạt hằng ngày quan hệ làng xóm, láng giềng, gia đình thông qua giao lưu bằng thổ ngữ (tiếng địa phương) cũng đã góp phần tạo dựng tâm lý đàm ấm, cố kết của những người dân trong làng. Vì theo người nông dân, thì khi nói tiếng địa phương họ cảm thấy gần gũi, tự tin hơn. Mặc dù do hoàn cảnh sinh sống và học tập ở nơi khác có làm thay đổi hành vi sử dụng ngôn ngữ địa phương, nhưng hầu hết khi họ trở về quê hương thì họ vẫn dùng tiếng thổ ngữ để trò chuyện. Vì vậy, yếu tố thổ ngữ đã tác động và nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý trong làng. Tóm lại: tính cộng đồng là tập hợp những yếu tố như: dòng họ, quan hệ làng xóm, láng giềng, qua việc sử dụng thổ ngữ, qua việc tuân thủ và giữ gìn phong tục tập quán của làng, lễ hội làng đã duy trì và nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý làng. Nếu bầu không khi làng tích cực thì phản ánh tính cộng đồng cao. Mọi người quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau. Ngược lại, nếu bầu không khí tâm lý tiêu cực thì ở đó sự ích kỷ, cá nhân hẹp hòi đã len lỏi và lấn át cái cộng đồng. Những yếu tố đó cũng là tiêu chí giúp chúng ta thiết lập bảng hỏi và phân tích kết quả trong phần nghiên cứu thực tiễn. 3.3. Mối quan hệ giữa tính cộng đồng và tình cảm cộng đồng. Nói đến tính cộng đồng, không thể không nhắc đến một hệ quả rất quan trọng của nó đó là tình cảm cộng đồng. Như đã đề cập đến, hoạt động và giao tiếp là hai phạm trù rất quan trọng của tâm lý, chính chúng là những điều kiện tiên quyết để làm xuất hiện và phát triển tâm lý người. Do đó tính cộng đồng được coi là một nét tính cách của người Việt Nam. Nếu không có hoạt động và giao tiếp thì không thể hình thành nét tính cách ấy. Trong điều kiện làng là một hệ thống khép kín với sự tồn tại tương đối độc lập về nhiều lĩnh vực cho nên hoạt động và giao tiếp không thể vượt ra khỏi phạm vi của làng và chi phát huy tác dụng trong nội bộ của nó, có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp tới cả quá trình hoạt động sống của mỗi người. Trên thực tế, quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân đều phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức đặc thù của làng; sự tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau chỉ diễn ra trong phạm vi chật hẹp của làng. Tâm lý cộng đồng làng sẽ qui định mức độ tiếp thu kinh nghiệm, phạm vi học hỏi, trình độ, bề rộng, chiều sâu của các tri thức của các thành viên trong làng. Giao tiếp, thực hiện chức năng rất quan trọng, đó là chức năng cảm xúc, tình cảm. Cần phải khẳng định rằng: tính cộng đồng được hình thành và biểu hiện qua hoạt động giao tiếp, nhưng một khi nó đã trở thành đặc trưng của làng xã, ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của người nông dân thì nó cũng sẽ tác động lại hoạt động và giao tiếp của người dân trong làng. Tính cộng đồng chính là biểu hiện ở mức độ cao của tính cộng đồng làng. 4. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ: Thổ ngữ là phương tiện để người dân có thể giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phản ánh ưu, nhược điểm của các thành viên trong làng… Vì vậy, nét đặc trưng của thổ ngữ mang đặc điểm của từng làng. Thổ ngữ là một yếu tố trong hệ thống những yếu tố làm nên văn hoá làng, thổ ngữ đóng vai trò tích cực trong việc củng cố tinh thần đoàn kết của những người trong làng. Làng ra đời càng sớm bao nhiêu, càng cổ xưa bấy nhiêu, thì giọng nói của làng càng đặc trưng bấy nhiêu. Vì theo những người nông dân, thổ ngữ chính là sự kế thừa từ thế hệ trước truyền đạt lại cho những thế hệ sau, nên thổ ngữ là tiếng cha sinh mẹ đẻ, họ có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Có chăng sự thay đổi sử dụng thổ ngữ là do môi trường sinh sống và học tập buộc họ phải thích nghi, nhưng khi về làng họ vẫn sử dụng tiếng của làng mình. Đặc trưng chủ yếu của thổ ngữ được thể hiện ở ngữ điệu, thanh sắc, cách phát âm, cách gọi tên đồ vật, sự vật. Theo nhứng ngtười nông dân thì họ lại cho rằng: âm tiết, ngữ điệu, cách phát âm thì có thể là nhấn mạnh, hoặc kéo dài, hoặc tô đậm ở nguyên âm thêm thanh điệu của làng được coi là thiêng liêng mà mỗi người cần phải giữ gìn và bảo vệ. Những người có cùng chung một thứ tiếng nói, họ luôn ý thức về tính cộng đồng, nó được thể hiện ở chỗ là họ có thể nói dược thứ ngôn ngữ toàn dân nhưng khi gặp những người trong làng thì họ lại nói thứ tiếng của làng mình, bởi họ nghĩ, nói tiếng địa phương của làng xã mình cảm thấy gần gũi hơn, tự tin hơn. Trong thâm tâm của từng người dân thì họ cảm thấy thân thiết hơn so với bất cứ cách diễn đạt nào khác. Thổ ngữ mang tính đạc trưng của nó. Vì vậy, thổ ngữ là thứ tiếng nói cho một làng xã cụ thể nào đó ở Việt Nam, nên người trong làng có thể nghe tiếng thôi họ có thể phân biệt được đâu là người làng mình, đâu là không phải. Vì vậy, nói đã tạo cơ sở, là nền tảng tạo ra tâm lý “vững dạ” hơn, được che chở hơn vf cũng cho họ sức mạnh hơn trong cộng đồng có cùng chung tiếng nói, chung ngữ điệu, thanh điệu. Thổ ngữ là tiêu chí phân biệt làng này với làng khác, nên dù có bị làng làng khác chê bai, nhạo báng nhưng bao giờ nó cũng được trân trọng và gìn giữ. Đối với người dân trong làng thì thổ ngữ là danh dự chung của làng không được chế nhạo, nếu có sự chế nhạo sẽ tạo nên tâm lý rất tức giận trong từng thành viên trong làng. Một người dân trong làng đi làm xa nhưng khi trở về thì họ vẫn ý thức được rằng họ phải sử dụng tiếng địa phương của mình để giao tiếp. Nếu có nói tiếng pha tạp, không phù hợp với tâm lý chung của các thành viên trong làng xã thì sẽ bị dư luận làng xã lên tiếng chê trách, người dân thì dị nghị, dem pha và nhìn với ánh mắt đây tức giận. Theo quan điểm của từng thành viên trong làng xã cho rằng: nếu người đi làm xa, học tập có thể sử dụng tiếng ngôn ngữ của địa phương khác nhưng với điều kiện khi ngôn ngữ đó phải có sự tương đồng với ngôn ngữ làng xã mình. Đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển, đã kéo theo hàng loạt các biến động về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội. Thổ ngữ cũng bị yếu tố hội nhập và phát triển chi phối, nhưng người dân luôn tự ý thức về bản thân, về cộng đồng mình mà biểu hiện ở chỗ: ngày nay do có nhiều luồng thông tin đại chúng từ những phương tiện hiện đại mang lại. Sự giao lưu giữa các nền văn hoá đã làm ngôn ngữ của làng xã Việt Nam xáo trộn nhưng người dân trong làng xã Việt Nam vẫn dùng thứ tiếng cha sinh mẹ đẻ, họ vẫn ý thức được trách nhiệm cần phải gìn giữ bản sắc dân tộc. Vì đó là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những quy định, nguyên tắc trong làng xã được củng cố; người dân trong làng có thể bị dư luận làng xã lên án là a dua, học đòi, mất gốc… khi người đó có hành vi không phù hợp với các chuẩn mực của làng xã. Tính cố kết, gìn giữ, bảo vệ bản sắc văn hoá làng xã biểu hiện ở mức độ cao khi người dân đã ý thức được rằng: cho dù ai đó trong làng chuyển tới một nơi nào khác sinh sống, học tập thì có thể chấp nhận được khi họ dùng thứ tiếng nói khác với làng xã để cho phù hợp hơn với môi trường ấy, nhưng khi về làng thì họ phải sử dụng thổ ngữ của làng mình. Tóm lại, thổ ngữ là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần cấu thành nên tính cộng đồng của tâm lý làng. CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN I. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu. Xã Quảng cư, thuộc địa phận thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá. Cách quốc lộ I.A 20 km về hướng đông, nghề chính là ngư nghiệp, du lịch biển, sinh thái, diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đất nhiễm mặn. Với đề tài nghiên cứu tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư qua việc sử dụng thổ ngữ. Chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi, phỏng vấn sâu và sử lý kết quả từ đầu tháng 7/2006 đến cuối tháng 8/2006. Phát tổng số phiếu là 100 phiếu hỏi và thu lại 96 phiếu, tiến hành xử lý kết quả của 96 phiếu. Sau đây là một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Các yếu tố Tỷ lệ % Giới tính Nam 59,4 Nữ 40,6 Học vấn Mù chữ 4,2 Cấp I 22,9 Cấp II 24 Cấp III 38,5 Trung cấp 5,2 Cao đẳng đại học 7,3 1. Tính cộng đồng thể hiện qua việc sử dụng thổ ngữ. Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động và giao lưu của con người. Ngôn ngữ phản ánh những đặc trưng của một nền văn hoá mang bản chất riêng - đạm đà bản sắc dân tộc của một vùng, miền, lãnh thổ cụ thể. Với thổ ngữ lại bị quy định bởi truyền thống chủng tộc, vị trí, địa lý, môi trường xã hội. Ngôn ngữ là do con người sáng tạo để rồi duy gì gìn giữ từ thế hệ này cho tới thế hệ sau thông qua các hình thức văn tự, chữ viết, tiếng nói (truyền miệng). Vì vậyt, ngôn ngữ là do con người sáng tạo và duy trì. Khi nghiên cứu “tính cộng đồng thể hiện việc sử dụng thổ ngữ của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá” Mục đích của tôi cần phải làm sáng tỏ vấn đề sử dụng thổ ngữ trong hoạt động và giao tiếp của người dân, đồng thời tìm ra các quá trình tâm lý ẩn chứa bên trong từng khách thể, để rồi xác thực tính tập thể trội hay tính cá nhân trội. Với tiếng nói của ngư dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá lại mang nét đặc thù của nó biểu hiện ở góc độ ngữ điệu, thanh sắc, cách phát âm và cách gọi đồ vật, sự vật… đã tạo ra sự khác biệt đáng kể trong tiếng nói của các làng quê Việt Nam. Từ đó lý giải và đưa ra mức độ của tính cộng đồng trong xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá. Làng quê Việt Nam nét nổi bật làm nên tính cộng đồng là văn hoá làng xã - tức làng xã Việt Nam xưa và nay được giữ gìn và phát huy các mặt của giá trị văn hoá, củng cố tính cộng đồng, dựa trên những hành vi theo chuẩn mực tập thể. Gắn với chuẩn mực là nhận thức của từng thành viên trong làng và tính cộng đồng có trội hơn tính cá nhân là tuỳ thuộc vào nhận thức dó. Trong quá trình nghiên cứu điều tra, phỏng vấn những người dân đang sinh sống tại xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá tôi đã thu được kết quả mang tính khoa học dựa trên cơ sở, phương pháp cần vận dụng trong thực tiễn. Với số lượng phiếu là 96 phiếu tương đương với 96 người dân đang sinh ongs trên địa bàn xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá tôi đã có được những luận điểm chính xác, chân thực để đánh giá quá trình diễn biến trạng thái tâm lý. Vậy trên cơ sở thực tiễn, để xác định tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá trong việc sử dụng thổ ngữ, tôi đặt ra các giả thuyết, sau đó tôi yêu cầu người dân lựa chọn và nêu ra lý do mà mình quyết định lựa chọn cách sử dụng ngôn ngữ như thế nào trong giao tiếp, kết quả thu được như sau: 1.1. Kết quả thứ nhất: Với câu hỏi: “Theo ông, bà (anh/chị) tiếng nói của làng mình có khác với những làng khác và với ngôn ngữ toàn dân không?”. Có (92,7%) số người cho rằng: tiếng nói của làng mình là khác với làng khác, sự khác nhau được thể hiện qua các phát âm (chiếm 59,4% trong tổng số 92,%), có người lại cho rằng sự khác biệt tiếng nói của làng mình với làng khác là về ngữ điệu (chiếm 30,2% trong tổng số 92,7%); số người còn lại cho rằng do cachs gọi đồ vật và sự vật khác nhau. Theo ý kiến chủ quan của tôi. Sự khác biệt là do yếu tố môi trường: vị trí địa lý, kinh tế - xã hội đã dẫn đến cách phát âm bẩm sinh “nặng” hơn so với các vùng lân cận, vùng xa. Để không là phiến diện, tôi đã hệ thống hoá ngân hàng câu hỏi, rất khoa học để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu. Taôi đưa ra tình huống: “nếu ông/bà (anh/chị) chỉ nghe tiếng nói của một người nào đó thì ông/bà (anh/chị) có nhận ra đó là người làng mình hay không?” Với (80,5%) số người lựa chọn có thể phân biệt đâu là người trong làng, đâu không phải. Vậy những người dân đó họ căn cứ dựa trên cơ sở nào? với (44,8%) số người cho rằng giọng điệu của làng mình có khác với giọng điệu của làng khác; còn cách phát âm là khác và chiếm tỉ lệ % thấp hơn (31,2%); có không ít ý kiến cho rằng họ có thể nhận ra là do cách gọi đò, vật, sự vật, nghe giọng quen thuộc. Thiết nghĩ, khi xác định tiếng người cần căn cứ vào âm sắc, thanh điệu cao thấp để phân thành “thanh phổ”. Từ trọng thành phố hầu như không có âm thanh của người nào giống người nào. Nguyên nhân là khi ta phát âm, trong vai trò của thanh đó là cực kỳ quan trọng nhưng nó không qui định hoàn toàn mà có liên quan đến hình thức cộng hưởng. Khi mỗi người phát âm, cùng với những rung động do thanh đới phát ra có sự tham gia của hầu, yết, khoang miệng, khoang mũi, lồng ngực vì mỗi người có các cơ quan và bộ phận không giống nhau hoàn toàn, cho nên ở mức độ to nhỏ và hình dạng của chúng rất khó tránh khỏi những khác biệt nhỏ nhỏ. Cùng với nó thì đầu lưỡi hàm răng, môi, gò má cũng có những khác biệt. Bên cạnh đó là sự khác nhau về giới tính, tuổi tác, khí chất và giáo dục về văn hoá nên làm cho âm điệu, âm sắc, cường độ, tiết tấu đa dạng, phong phú. Từ đó hình thành đặc trưng riêng của từng người nên người dân có thể dễ ràng nhận ra. theo ý của chủ quan của chúng tôi thì tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá là trội hơn, biểu hiện ở tinh thần đoàn kết, tương thân, “hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau”. Như vậy, nhu cầu giao tiếp bằng tiếng thổ ngữ là không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Với các số % là (73%) người lại cho rằng tiếng nói của lòng mình không khác với tiếng nói làng khác. Họ dựa vào cơ sở nào khẳng định là có sự tương đồng trong tiếng nói. Nhóm khách thể này chỉ giải thích quá đơn giản mang tính máy móc, thiết nghĩ, đây là nền tảng là cơ sở của quá trình hình thành tính cá nhân. Chúng tôi tiến hành kiểm phiếu và nhận thức thực tiễn là tính cộng đồng trội hơn tính cá nhân, nhưng bên tỏng là những trạng thái tâm lý rất phức tạp, sự phức tạp đó được biểu hiện cụ thể giữa lứa tuổi trung niên, già với lứa tuổi thanh, thiếu niên - lứa tuổi thanh thiếu niên có thiên hướng mang tính cá nhân và ngược lại trung niên, người già mang tính cộng đồng cao. Vì vậy, họ là lực lượng đông đảo góp phần hình thành nên tính cộng đồng. Chúng tôi tiến hành đưa ra tình huống: “hiện nay có một thực trạng là có một số người có tâm lý ngại không muốn nói tiếng địa phương mình hoặc pha tạp tiếng của vùng miền khác. ở làng ông/bà (anh/chị) có tình trạng đó không?”. Kết quả cho thấy (83,3%) người cho là có tình trạng đó và thực trạng này xuất hiện chủ yếu là ở giới trẻ. Vì theo tâm lý của giới trẻ là phải năng động, hoạt bát, thích nghi cao với môi trường mới. Có thể khẳng định nguyên nhân của sự xuất hiện chủ nghĩa cá nhân nằm ngay trong nhận thức của giới trẻ xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá (13%) ý kiến cho rằng: làng họ không có chuyện đó - phải chăng, do tâm lý thụ động, khép kín, ít có cơ hội giao lưu với những nền văn hoá khác, với giới trẻ trong xã, nên họ không hiểu sâu sắc về sự thay đổi tiếng nói của làng trong giới trẻ, hoặc do yếu tố không tự tin lựa hcọn phương án. Nhưng khi chúng tôi đưa ra các phương án: “theo ông/bà (anh/chị) đâu là nguyê nhân dẫn tới tâm lý trên? Có đến (54,2%) cho rằng “điều kiện nơi sống, học tập lao động buộc phải thay đổi” ; (11,5%) do tâm lý ngại ngùng không thích người khác biết mình ở đó; (9,4%) do đó không phải là tiếng nói toàn dân, nói ra sợ mọi người chê cưới; (6,2%) nghĩ rằng là do khó nói chuyện với mọi người bằng tiếng địa phương . Thực trạng trên đó và đang tồn tại và phát triển trong các làng quê Việt Nam. Nhưng đằng sau những khách thể có tính cộng đồng cao hơn ẩn chứa sự không biết có thực trạng ngại không nói tiếng địa phương - phải chăng, do trình độ học vấn, qui định nhận thức của khách thể” nhóm khách thể này, chúng tôi nghĩ là nhóm khách thể “cá nhân gốc”. Tình huống “Ông/bà (anh/chị) thường sử dụng tiếng địa phương tribg bgưbgx trơpbgf gpoh bài? với các phương án lựa chọn sau: STT Các phương án Tần suất % 1 Bất cứ lúc nào ở đâu 58,3 2 Chỉ gặp người làng, hiểu tiếng nói 29,3 3 Chưa từng biết từng hoàn cảnh cụ thể 12,4 Nhìn vào sự lựa chọn tần suất % từ cao xuống thấp, chúng tôi nhận định: khách thể chiếm đa số sử dụng bất kì lúc nào, ở đâu, đã chứng minh trong tiềm thức của từng khách thể luôn muốn sử dụng tiếng địa phương, vì theo họ khi sử dụng tiếng địa phương cảm thấy tự tin, gần gũi và thân thiện với mọi người… yếu tố tâm lý “thói quen” trong giao tiếp bằng thổ ngữ trong thôn xóm, làng xã là nhu cầu giao tiếp bất cứ ở đâu, vì theo nhóm khách thể này, đó là tiếng cha sinh mẹ đẻ ra như vậy, cả làng nói như vậy sao phải thay đổi (51%). Với (29,3%) lượt người lựa chọn chỉ khi gặp người làng mới nói cũng đồng nghĩa với số 50 % còn lại cho rằng tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà họ nên hay không nên sử dụng có thể dễ nhận ra nhóm khách thể này có diễn biến tâm lý rất phức tạp, họ có phẩm chất ứng xử, thích nghi tốt. Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi nhóm khách thể này khi có cơ hội sẽ chuyển tính cá nhân sang tính tập thể và ngược lại. Khi nhóm khách thể này về làng xã buộc họ phải sử dụng tiếng địa phương, theo họ nếu không sử dụng thì sẽ bị dân làng chê cười, đánh giá nọ kia - tức ý thức tập thể được nóng lên, tính cá nhân giảm trong nhóm khách thể này. Phần nhỏ (7,3% trong tổng số) cho rằng tiếng địa phương của làng mình không phải là ngôn ngữ toàn dân nên họ không sử dụng. Tính cộng đồng trong nhóm khách thể này giảm và tính cá nhân là trội. Tình huống “Giả sử ông/bà (anh/chị) chuyển tới một nơi khác sống và buộc phải sử dụng tiếng nói khác trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp lại một người cùng làng tại nơi mình sống sẽ: dùng tiếng địa phương để giao tiếp? Có đến gần (80%) người cho rằng họ sẽ sử dụng tiếng địa phương để giao tiếp. Bởi khi nói “tiếng địa phương họ cảm thấy gần gũi, tự tin hơn (65,6% trong tổng số gần 80%). Do điều kiện sinh sống và học tập - lao động mà nhóm khách thể buộc phải thay đổi, nhưng bên trong nhận thức của từng người họ khao khát được nói thứ tiếng địa phương của mình, tái hiện lại toàn cảnh của lối sống, cách sinh hoạt của cả làng xã. Tâm lý của những người xa quê hương thật da diết là yếu tố hình thành tính cộng đồng tương đối bền vững, nhóm khách thể (20%) người thì cho rằng họ sẽ không sử dụng thổ ngữ làng mình, vì theo họ tiếng nói làng mình không phù hợp với nơi họ đang sinh sống. Vậy, tâm lý chung do nhóm khách thể này là sự tự ý thức so sánh sự khác biệt giữa tiếng địa phương làng mình với tiếng mà nơi mình đang sống, đã hình thành suy nghĩ cần phải thay đổi tiếng nói để cho phù hợp. Lập luận ấy đã làm giảm đi tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá. Chúng tôi lại đặt ra tình huống: “ông/bà (ânh/chị) đánh giá như thế nào khi thấy một người dân của làng sau một thời gian đi xa về không nói tiếng địa phương của làng mình nữa mà lại nói tiếng nơi khác”. Có tới (46,9%) cho rằng có thể cảm thông được, theo suy luận của người dân: do ở lâu nên có sự pha tạp là đương nhiên. Có thể nhận thấy, tâm lý chung của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá là tôn trong lối sống, hoàn cảnh của những thành viên khác. Theo ý kiến của những ngươì dân (34,4%) cho rằng khi về làng người đó không cần nói tiếng địa phương cũng chẳng sao, nhưng nếu đi quá giới hạn thiết nghĩ sẽ bị dư luận làng lên án và đào thải. Người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá chấp nhận thứ tiếng phổ thông. Các kết quả của từng tình huống cho phép chúng tôi rút ra được kết luận: người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá chấp nhận thứ tiến phổ thông. Các kết quả của từng tình huống cho phép chúng tôi rút ra được kết luận: người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá thể hiện tới cộng đồng trội hơn tính cá nhân xét ở yếu tố sử dụng thổ ngữ. 1.2. Kết quả nghiên cứu lần hai. Nội dung khác nhau, tâm lý cũng diễn biến khác nhau, vậy chúng tôi đã đưa ra tình huống mang tính trắc nghiệm để khách thể biểu hiện những phản ứng để từ đó chúng tôi nhìn nhận dưới góc độ tâm lý học. “Giả sử ông/bà (anh/chị) dùng tiếng địa phương để nói chuyện với một ng=ười nào đó, tuy nhiên người này tỏ ra chê cười, giễu cợt tiếng nói đó, ông/bà (anh/chị) sẽ: STT Cách lựa chọn Tần suất % 1 Hết sức tức giận 26 2 Vẫn nói chuyện với người đó, nhưng sẽ giải thích cho họ hiểu đó là tiếng cha sinh mẹ đẻ là văn hoá của làng 6/4 3 Coi đó là chuyện bình thường, chẳng việc gì phải bận tâm 11,4 4 Không ý kiến 1.2 Hết sức tức giận được số lượng người lựa chọn là (26%) vì theo họ người đó là không tôn trọng văn hoá làng, không đồng nhất tính cộng đồng làng mình với làng khác. Hành vi không tôn trọng là sự xúc phạm tới danh dự, thể diện của các làng. Theo nhận định chủ quan của chúng tôi, nhóm khách thể này (26%) có thời gian sinh sống trong làng xã là lâu đời. Với con số khá cao (61,4%) người cho rằng cần phải giải thích cho họ - tức người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá có tấm lòng rất thân thiện, vị tha “trọng tình hơn lý” đã làm nổi bật tiền đề của tình thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã. Bên trong nhóm khách thể này tâm lý diễn biến cân bằng, có lẽ họ vẫn tức giận nhưng điềm tĩnh hơn nhóm khách thể trước. 11,4% còn lại cho rằng chuyện đó là bình thường, không ý kiến. Trong trường hợp này thì chủ nghĩa cá nhân vẫn song song tồn tại với tính tập thể, cộng đồng. Vì vậy, cộng đồng thường chịu tác động của yếu tố hoàn cảnh, và qua đó hoàn cảnh sẽ tác động lên những hành vi của từng thành viên. Đất nước đang trên con đường hội nhập và phát triển, vì vậy đòi hỏi ở công dân Việt Nam cần phải có những nền tảng tốt về vốn tri thức, giao tiếp. Giao tiếp là quan trọng. Nhưng việc sử dụng ngôn ngữ nào là truỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp. Trong khi chúng tôi đặt ra trường hợp: trong thời đại ngày nay thì theo ông/ba (anh/chị) có cần phải thay đổi tiếng nói cho phù hợp không? phần lớn đều cho rằng vốn sử dụng tiếng địa phương, tuy nhiên là phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường giao tiếp. Còn nhóm khách thể chiếm (55,2%) trong tổng số cho rằng chỉ sử dụng tiếng địa phương khi gặp người cùng làng để khỏi bị đánh giá nọ kia; (32,3%) người cho rằng: không nên thay đổi vì đó là bản sắc riêng của làng, là nét đẹp truyền thống mang tính cộng đồng sâu sắc. Theo nhận định chủ quan của chúng tôi, làng xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá nói riêng, làng xã Việt Nam nói chung đã có những biến thái nhất định trong thời đại ngày nay cả về kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội, nhưng người dân vốn chất phát, hiên hậu đoàn kết đã gìn giữ và tái tạo những yếu tố tích cực nhằm phát triển theo hướng hoà nhập chứ không hoà tan”. Tức tính hướng nội luôn được gìn giữ trong cộng đồng. Với (12,5%) người cho rằng không nên sử dụng tiếng địa phương mà thay vào đó là tiếng toàn dân. Theo nhận định chủ quan của chúng tôi điều kiện sống và làm việc của nhóm khách thể này có địa bàn rộng, phần lớn là lứa tuổi thanh thiếu niên là học sinh, sinh viên nên họ có tư tưởng thoáng trong ngôn ngữ giao tiếp, đã dẫn đến thực trạng lớp trẻ ngày nay đang “chạy những bước rất dài theo kinh tế thị trường”. Với lượng thông tin đa dạng tràn vào Việt Nam bằng các con đường khác nhau đã tạo theo trào lưu “tây hoá” đó là nhược điểm, còn ưu điểm là sự tiếp thu có chọn lọc vào những nguyên tắc, chuẩn mực của dân tộc ta, đã làm cho tính cộng đồng được trẻ hoá trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khi chúng tôi đưa ra tình huống “theo ông/bà (anh/chị) khi chuyển tới một nơi khác sinh sống thì có nhất thiết phải thay đổi ngôn ngữ địa phương cùa làng mình không? Có tới 67,8% người lựa chọn cần thay đổi, có phải là do tính chất hai mặt của thời đại kinh tế thị trường đã kéo theo tâm lý quan điểm của người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá (đặc thù du lịch). Còn lại (32,3%) người cho rằng không nên thay đổi tiếng nói của địa phương mình. Với kết quả thu được chúng tôi nhận thấy người dân xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá là có cách suy nghĩ, nhận thức trong việc sử dụng thổ ngữ là cô cùng phức tạp, người già có thiên hướng hướng về cộng đồng, trung niên thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà họ định hướng theo, còn lứa tuổi thanh thiếu niên có định hướng phát triển theo chủ nghĩa cá nhân. Từ kết quả một chúng tôi kết hợp với một phần của kết quả hai đã rút ra kết luận: Tầng lớp thanh, thiếu niên xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá rất ngại ngừng khi sử dụng tiếng địa phương của quê mình khi đến nới khác sinh sống và học tập. Người trung niên, người già có hướng tới sử dụng thổ ngữ ở bất kì nơi nào? là điều kiện hình thành và duy trì tính cộng đồng làng xã Quảng Cư - thị xã Sầm Sơn - Thanh Hoá, Với câu hỏi mang tính nhận thức về giới trẻ, trung niên của những người làng ông/bà (cha/mẹ…) khi có con em họ sau một thời gian đi xa về mà không nói tiếng địa phương nữa, ông/bà (anh/chị) nghĩ gì trong trường hợp này: STT Cách lựa chọn Tần suất % 1 Bắt buộc người đi phải sử dụng tiếng địa phương không được thay đổi đá là truyền thống văn hoá làng xã cần giữ gìn 9,4 2 Cho phép dùng tiến nói khác nhưng về làng buộc phải dùng tiếng của làng vì sợ dân làng cho là a dua, mất gốc 47,9 3 Chẳng có ý kiến gì, ở đâu thì phải theo đó 39,6 4 ý kiến khác 3,1 Trong tổng số 96 phiếu có tới 46 phiếu lựa chọn phương án 2 (47,9%). Mất gốc, a dua phản ánh lối sống thực dụng, lối sống ấy không phù hợp với chuẩn mực của người Việt đặc biệt là tầng lớp nông dân. Có thể là do điều kiện kinh tế, môi trường sống quyết định nhân cách của con người. Vậy những người dân xã Quảng cư có thể cho phép con cháu họ sử dụng tiếng nói khác nhưng với môi trường giao tiếp không phải là quê hương mình, còn khi về quê thì cần phải nói tiếng của cha sinh mẹ đẻ để khỏi bị dân làng cho là a dua, mất gốc. Theo nhận định của chúng tôi, thì hầu như người dân xã Quảng Cư khi xa quê hương đều khát khao được về quê để được thoả mãn sự giao tiếp bằng tiếng nói của làng mình. Theo họ sử dụng tiếng địa phương họ cảm thấy tự tin, gần gũi với gốc đa, bụi tre, giếng làng hơn, từ đó tạo nên tình cảm giữa các thành viên trong làng với nhau tốt đẹp. Với những gì thu được ở kết quả 2 chúng tôi kết luận “tính cộng đồng” của người dân xã Quảng Cư là trội hơn so với tính cá nhân, nhưng tính cá nhân có xu hướng tăng lên trong tương lai và tính cộng đồng giảm đi. Tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá thể hiện khá rõ nét, trên nhiều phương diện và cách thức khác nhau có liên quan đến hành vi sử dụng thổ ngữ (tiếng địa phương). Việc sử dụng thổ ngữ của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là kết quả mà chúng tôi cần nghiên cứu, mục đích là làm rõ tính cộng đồng trội hay tính cá nhân trội qua việc sử dụng thổ ngữ của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá. Từ kết quả lần 1 và lần 2m chúng tôi có kết luận sau: Song song bên tính cộng đồng là sự tồn tại tính cá nhân, nhưng tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là trội hơn tính cá nhân. Với tương lại thì cần phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường mà chúng thể hiện những liều lượng khác nhau về tính cá nhân và tính cộng đồng. Hiện tại ở thực tiễn nghiên cứu chúng tôi cho rằng tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là yếu tố trội hơn, chiếm ưu thế hơn. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kết luận. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tính cộng đồng, chúng tôi rút ra một số kết luận chung sau: 1.1. Về phương diện lý luận: Kế thừa những quan điểm của các nhà tâm lý học thế giới và Việt Nam, chúng tôi cho rằng tính cộng đồng là một đặc trưng tâm lý thể hiện xu hướng đặt người khác, tập thể, cộng đồng vào vị thế ưu tiên trong nhận thức của cá nhân, ưu tiên, coi trọng các giá trị tập thể, cộng đồng hơn là định hướng vào các giá trị cá nhân. Tính cộng đồng thể hiện trên văn hoá làng có liên quan chặt chẽ với yếu tố sử dụng thổ ngữ. 1.2. Về phương diện thực tiễn. Kết quả thực tiễn được thể hiện qua thổ ngữ cho phép chung tôi đưa ra kết luận: tính cộng đồng của người dân xã xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá thể hiện khá rõ nét. Tuy nhiên là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thì mức độ thể hiện là không giống nhau. Tính cộng đồng của người dân xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá thể hiện khá rõ nét, có liên quan đến yếu tố thổ ngữ. Việc sử dụng thổ ngữ cũng chứng minh đặc điểm tính cộng đồng và tính cá nhân luôn luôn tồn tại song song ở mỗi con người, chỉ có điều là phụ thuộc vào điều kiện môi trường mà chúng thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Nhưng dù sao, tính cs ở xã Quảng Cư - Sầm Sơn - Thanh Hoá là trội hơn, điểm ưu thế. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH 33.doc