Đề tài Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Chi phí công cụ dụng cụ: Như đã trình bày ở trên là được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất do giá trị nhỏ và thời gian thi công công trình thường dài. Tuy nhiên trên thực tế công cụ dụng cụ sử dụng cho một công trình xong thường không hao hụt nhiều vẫn có thể sử dụng được. Vì vậy Công ty nên mở sổ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn công cụ dụng cụ chi tiết hơn tránh lãng phí. - Đối với tiền lương bộ phận quản lý đội trong trường hợp phải phân bổ Công ty đã lựa chọn tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp nhưng theo em như vậy là không nên vì: Thứ nhất, là muốn phân bổ thì phải có chi phí nhân công trực tiếp tức là việc hạch toán chi phí sản xuất chung phải phụ thuộc vào việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như vậy sẽ gây chậm trễ cho công tác hạch toán. Thứ hai, chi phí nhân công trực tiếp còn phụ thuộc vào thời kỳ thi công công trình (công trình mới khởi công, công trình đang hoàn thiện thì chi phí nhân công trực tiếp phát sinh không tương ứng với khối lượng hoàn thành trong kỳ) nên dùng tiêu thức này chưa hẳn đã chính xác. Theo em Công ty nên lựa chọn tiêu thức là giá thành dự toán của từng giai đoạn tương ứng nó khắc phục được cả hai nhược điểm của tiêu thức cũ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền nên lập thành hai bảng: Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và Bảng chi phí bằng tiền khác để tiện cho việc theo dõi và quản lý.

doc100 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật chất trong thi công đồng thời tính chính xác giá thành công trình xây dựng từ đó tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí làm giảm giá thành sản phẩm. Tại Công ty, khi có công trình phòng Kế hoạch- Kỹ thuật căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công từng công trình, hạng mục công trình tính khối lượng xây lắp theo từng loại công việc để từ đó tính định mức dự toán xây dựng cơ bản và định mức nội bộ. Bộ phận thi công căn cứ vào bản vẽ thi công và khối lượng công việc thức hiện theo tiến độ để yêu cầu cấp vật tư cho thi công công trình. Công ty không áp dụng chế độ khoán gọn vật tư cho các đội thi công. Đối với những loại vật tư chính (như sắt, thép, xi măng….) đều do Công ty trực tiếp ký kết hợp đồng với người bán. Sau đó đến kỳ lĩnh vật tư theo hợp đồng nhân viên của đội sẽ đi lĩnh. Đối với những loại vật tư phụ (như ve, sơn, đinh, thép ly….) thì do đội tự mua bằng tiền tạm ứng. Xét về tổng thể thì lượng vật tư do đội mua chiếm không quá 10% tổng chi phí mỗi công trình. Khi đội sản xuất trực tiếp mua vật tư. Đội sản xuất căn cứ vào kế hoạch mua vật tư lập giấy đề nghị tạm ứng kèm phiếu báo giá gửi lên giám đốc theo mẫu sau: Công ty xây dựng số 7 Địa chỉ: H10- Thanh Xuân Nam Mẫu số 03-TT Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính Giấy đề nghị tạm ứng Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2001 Số 151 Kính gửi : Giám đốc Công ty xây dựng số 7 Tên tôi là : Nguyễn Văn Sơn Địa chỉ : Tổ Sắt Đề nghị tạm ứng số tiền là : 260.000 đồng (Hai trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn ) Lý do xin tạm ứng: Mua dây thép đen 1 ly cho công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Thời hạn thanh toán : Ngày 10 tháng 12 năm 2001 Người đề nghị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán tiền mặt căn cứ vào giấy tạm ứng lập phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên: liên 1 lưu, liên 2 người xin tạm ứng giữ, liên 3 chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ chi tiền và ghi sổ quỹ sau đó chuyển cho kế toán tiền mặt. Giấy tạm ứng và phiếu chi là cơ sở để kế toán tiền mặt vào sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết TK 111, 141. Khi giao tiền tạm ứng kế toán Công ty ghi: Nợ TK 141- Chi tiết Anh Sơn tổ sắt 260.000 Có TK 111 260.000. Tại đội sản xuất, khi mua vật tư đến công trình thủ kho công trình, đội trưởng cùngnhân viên phụ trách thu mua tiến hành kiểm tra vật tư về số lượng, chất lượng và chủng loại và nhận hàng. Kế toán đội căn cứ vào hoá đơn này ghi vào bảng theo dõi chi tiết vật tư. Bảng này được lập cho từng công trình có mẫu như sau: Bảng theo dõi chi tiết vật tư Công trìnhNhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Tháng 12 năm 2001 Stt Chứng từ Tên vật tư Đơn vị SL Đơn vị bán Đơn giá Thành tiền Ký nhận Sh NT … … … … … … … … 6 505 10/12 Mua thép 1 ly đen Kg 45 Công ty TN PhạmNgọc Minh 5.850 260.000 7 31G 17/12 Đinh bê tông Hộp 05 20- Hàng cháo 20.000 100.000 … … … … … … .. … .. Tổng cộng 57.047.000 Phụ trách công trình Thủ kho Kế toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó kế toán đội cần hoá đơn lên Công ty thanh toán . Kế toán Công ty sau khi xem xét hoá đơn và đối chiếu với giấy xin tạm ứng ghi sổ: Nợ TK 621- Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 236.364 Nợ TK 133-Thuế gtgt đầu vào được khấu trừ 23.636 Có TK 141- Chi tiết Anh Sơn tổ sắt. 260.000 Trường hợp vật tư do Công ty chịu trách nhiệm mua. Sau khi ký hợp đồng mua vật tư Công ty thông báo cho đội sản xuất. Đến thời hạn các đội cử người đi lĩnh vật tư về công trường. Khi vật liệu về đến chân công trình người bán và nhân viên đội căn cứ vào hợp đồng mua bán đã ký kết cùng lập biên bản giao nhân hàng đồng thời nhân viên kế toán đội ghi vào bảng theo dõi chi tiết vật tư và mang biên bản giao nhận hàng hoá lên phòng kế toán của Công ty. Công ty căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hoá thanh toán với người bán. Nếu thanh toán bằng chuyển khoản, kế toán ngân hàng lập giấy uỷ nhiệm chi và chuyển tiền. Nếu thanh toán bằng vay ngân hàng, kế toán ngân hàng lập khế ước vay ngắn hạn, bằng kê rút vốn vay và uỷ nhiệm chi. Nếu thanh toán bằng tiền mặt, kế toán tiền mặt lập phiếu chi. Nợ TK 621-Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng . 32.472.715. Nợ TK 133- Thuế gtgt đầu vào được khấu trừ. 3.247.285 Có TK 112(1121)- Thanh toán bằng TGNH 7.600.000. Có TK 311- Thanh toán bằng vay ngắn hạn 16.872.000. Có TK 111- Thanh toán bằng tiền mặt 7.600.000. Trên cơ sở chứng từ gốc (giấy uỷ nhiệm chi, kế ước vay ngắn hạn hay phiếu chi ) kế toán ghi sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK tương ứng. Sổ chi tiết TK 621 Công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Quý IV/2001. Đơn vị: VNĐ Chứng từ Trích yếu TK ĐƯ Số tiền PS Số luỹ kế SH NT Nợ Có Nợ Có … … … … 659.276.336 659.276.336 Quý IV 505 10/12 Mua thép 1 ly đen 141 236.364 659.512.700 31G 17/12 Đinh bê tông 141 90.909 659.603.609 56C 21/12 Mua xi măng 111 6.909.090 666.512.699 … … … … … … … … 31/12 K/c chi phí nguyên vật liệu liệu trực tiếp 1541 295.450.230 954.726.566 954.726.566 Tổng cộng quý IV 295.450.230 295.450.230 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) Sổ cái TK 621 Công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Quý IV/2001. Đơn vị: VNĐ Chứng từ Trích yếu TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có … … … … … Quý IV 32C 02/10 Mua xi măng Bút Sơn cho CT nhà C16 ĐHBK Hà Nội 331 47.250.560 … … … … … 31/12 K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 154 295.450.230 31/12 K/c chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nhà C16 ĐHBK Hà Nội 1541 342.150.950 … … … … .. Tổng cộng 5.620.678.250 5.620.678.250 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) Hết năm tài chính kế toán đội lập Bảng kê chi phí vật tư năm cho từng công trình, bảng này đối chiếu với số luỹ kế của sổ chi tiết TK 621 của kế toán Công ty. Bảng kê chi phí vật tư Năm 2001 Công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Tên đơn vị, người bán Thuếgtgt đầu vào Giá trị HH trước thuế Giá trị HH sau thuế Ghi chú KH Ngày 1 3 4 5 6 7 8 01C 05/01 Công ty CN Vinh Quang – thép 6.459.089 129.181.786 135.640.875 .. … … … … … 31G 17/12 20- Hàng Cháo - Đinh bê tông 9.091 90.909 100.000 Công ty VTKT- Ximăng 1.533.825 15.338.175 16.872.000 Công ty VTKT- Ximăng 690.910 6.909.090 7.600.000 .. … … … … .. … Tổng cộng 95.472.657 954.726.566 1.050.199.223 Ngày 31 tháng 12 năm2001 Người lập Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty xây dựng số 7 bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp trích theo lương cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất (công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân vận chuyển khuân vác, công nhân chuẩn bị thi công, công nhân thu dọn hiện trường ) Đối với yếu tố chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty xây dựng số 7 thực hiện theo phương thức khoán gọn cho đội xây dựng trong nội bộ Công ty. Do vậy công nhân tham gia vào quá trình xây dựng tại Công ty không phải là công nhân thuộc danh sách của Công ty mà là công nhân thuê ngoài theo hợp đồng nên chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán vào TK 141, còn bộ quản lý đội mới thuộc danh sách công nhân viên của Công ty nên mới được hạch toán vào TK 334. Công ty xây dựng số 7 áp dụng hai hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian và trả lương theo khoán sản phẩm. - Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho số cán bộ gián tiếp trên Công ty và bộ phận quản lý gián tiếp các đội và các công nhân tạp vụ trên công trường. - Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất và được giao khoán theo hợp đồng làm khoán. Hạch toán tại đội xây dựng. Sau khi nhận khoán với Công ty đội trưởng lập hợp đồng làm khoán (mẫu phía dưới) với công nhân thuê ngoài, nếu không lập hợp đồng làm khoán thì tính lương theo bảng chấm công. Sau khi ký hợp đồng làm khoán tổ tiến hành thi công. Hàng ngày tổ trưởng theo dõi tình hình lao động của công nhân và chấm công vào bảng chấm công. Đến cuối tháng đội trưởng tập hợp các hợp đồng làm khoán và các bảng chấm công để tính xem một công nhân được hưởng tổng cộng bao nhiều vì một công nhân có thể thực hiện một hay nhiều hợp đồng. Trong trường hợp đến cuối tháng vẫn chưa hết hợp đồng (đối với lao động nhận khoán ) thì đội trưởng cùng với cán bộ kỹ thuật xác định giai đoạn công trình đã hoàn thành để tính lương cho công nhân. Sau khi tính lương xong cho tổng số lao động trong đội, đội trưởng (hoặc kế toán đội ) lập bảng tổng hợp lương cho từng công nhân Sau đó đội trưởng hoặc nhân viên kế toán đội gửi lên phòng kế toán của Công ty các hợp đồng làm khoán, bảng chấm công và bảng tổng hợp tiền lương. Bảng Đơn vị: Công ty xây dựng số 7 Hợp đồng làm khoán số: 235 Công trình: Nhà máy gạch Long Hầu – Thái Bình Tổ: Cốt pha Tổ trưởng: Nguyễn Văn Sơn Số hiệu định mức Nội dung công việc Đơn vị tính Giao khoán Thực hiện KTxác nhận công viêc PT kỹ thuật xác nhận Khối lượng Đơn giá Thành tiền Thời gian Khối lượng Thành tiền Công thực tế T.gian kết thúc Bắt đầu Kết thúc A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 D E Ngày …tháng…năm 2001 Người nhân khoán Người giao khoán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Điều kiện sản xuất và kỹ thuật Tổng số tiền thanh toán (bằng chữ)……………………………………………………………………………………………. Ngày…. tháng …năm 2001 Cán bộ định mức Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng Đơn vị: Công ty xây dựng số 7 Bảng chấm công Tháng 9 năm 2001 Công trình: Nhà máy gạch Long Hầu – Thái Bình Tổ: Cốt pha Tổ trưởng: Nguyễn Văn Sơn STT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Tổmg số ngày công Đơn giá ngày công Thành tiền (đông) Ký nhân 1 2 3 … 29 30 31 A B C 1 2 3 … 29 30 31 32 33 34 35 1 Nguyễn Văn Sơn x X x 23 2 Trần Công Thành x X x 21 3 Nguyễn Hải Nam x X x 20,5 4 ……. 16 Trịnh Quốc Bảo x X x 16,5 17 Nguyễn Văn Khánh x X x 18,5 Người chấm công Phụ trách bộ phận Nguòi duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng Đơn vị: Công ty xây dựng số 7 Bảng thanh toán lương Tháng 9 năm 2001 Công trình: Nhà máy gạch Long Hầu – Thái Bình Tổ: Cốt pha Tổ trưởng: Nguyễn Văn Sơn Đơn vị tính: 1000 đồng STT Họ và tên Bậc thợ Số ngày công Lương một ngày công Số tiền được lĩnh Các khoản giảm trừ Còn lĩnh Ký Trong giờ Ngoài giờ Trong giờ Ngoài giờ Trong giờ Ngoài giờ Ăn ca Cộng Tạm ứng Tiền ăn Trừ khác Cộng 1 Nguyễn Văn Sơn Thợ CP 23 30 690.0 690.0 690.0 2 Trần Công Thành Thợ CP 21 28 588.0 588.0 588.0 3 Nguyễn Hải Nam Thợ CP 20,5 26 533.0 533.0 533.0 4 ……. 16 Trịnh Quốc Bảo Thợ CP 26 26 429.0 429.0 429.0 17 Nguyễn Văn Khánh Lđpt 23 23 425.5 425.5 425.5 Tổng cộng 9062.50 9062.50 9062.50 Ngày 3 tháng 10 năm 2001 Cán bộ kỹ thuật Kế toán thanh toán Chủ mhiệm công trình (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hạch toán tại phòng kế toán của Công ty. Kế toán tiền lương của Công ty đối chiếu bảng chấm công, hợp đồng làm khoán và bảng tổng hợp lương (các chứng từ này phải hợp lệ) do dưới đội gửi lên lập bảng tổng hợp lương tháng cho từng công trình ( nếu đội thi công nhiều công trình thì phải lập bảng phân bổ tiền lương ) Bảng tổng hợp lương tháng 12 Công trình: Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Đơn vị tính: VNĐ STT Bộ phận Số tiền 1 Tổ Cốp pha I (Nguyễn Văn Tiến) 9.062.500 2 Tổ Sắt (Nguyễn Văn Sơn) 9.216.000 3 Tổ Nề, bê tông (Bùi Như Thanh) 17.924.000 4 Tổ Cốp pha II ( Trịnh Tuấn Hùng ) 10.560.000 5 Tổ Điện, nước ( Nguyễn Mạnh Hoàn ) 15.630.000 Cộng 62.392.500 Chủ nhiệm công trình Kế toán tiền lương (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Số liệu trên bảng tổng hợp lương hoặc bảng phân bổ tiền lương là cơ sở để kế toán vào Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết TK 622, 141 Nợ TK 622- Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 62.392.500 Có TK 141- Tạm ứng 62.392.500 Sổ chi tiết TK 622 Quý IV/2001 Công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Trích yếu TK ĐƯ Số tiền PS Số luỹ kế SH NT Nợ Có Nợ Có … … … … 102.611.400 Quý IV 105c 31/10 Chi phí nhân công tháng 10 141 28.350.000 130.961.400 106c 30/11 Chi phí nhân công tháng 11 141 58.207.000 189.168.400 107c 31/12 Chi phí nhân công tháng 12 141 62.392.500 31/12 K/c chi phí NC 1541 148.949.500 251.560.900 251.560.900 Tổng cộng quý IV 148.949.500 148.949.500 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) Sổ cái TK 622 Quý IV/2001. Đơn vị: VNĐ Chứng từ Trích yếu TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có … … … … … Quý IV 105c 31/10 Chi phí NC tháng 10 CT Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 141 28.350.000 … … … … … 156b 31/12 Chi phí NC tháng 12 CT Nhà C16 ĐHBK Hà Nội 141 22.547.000 … … … … … … 108c 31/12 K/c chi phí NC công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 154 148.949.500 …… … …. … Tổng cộng 2.590.458.450 2.590.458.450 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) Đến cuối quý , kế toán đội lập bảng tổng hợp lương cho từng công trình làm căn cứ xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành ban giao trong kỳ và đối chiếu với kế toán tổng hợp tại Công ty. Bảng tổng hợp lương quý Iv năm 2001 Công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Đơn vị tính: VNĐ Stt Bộ phận Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng cộng 1 Tổ Cốp pha I (Nguyễn Văn Tiến) 9.155.680 10.035.470 9.062.500 28.253650 2 Tổ Sắt (Nguyễn Văn Sơn) 10.225.350 12.148.430 9.216.000 31.589.780 3 Tổ Nề, bê tông (Bùi Như Thanh) 5.260.230 7.176.340 17.924.000 30.360.570 4 Tổ Cốppha II ( Trịnh Tuấn Hùng ) 10.456.360 6.244.140 10.560.000 27.260.500 5 Tổ Điện, nước (NguyễnMạnh Hoàn) 8.140.640 7.714.360 15.630.000 31.485.000 Cộng 43.238.260 43.318.740 62.392.500 148.949.500 Hà Nội ngày 31 tháng 12 năm 2001 Người lập biểu Đội trưởng (Ký ,họ tên) (Ký ,họ tên) Tổ chức hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Để tiến hành hoạt động xây dựng Công ty cần có máy thi công. Hiện nay Công ty đã trang bị thêm nhiều loại máy mới, hiện đại : Máy trộn bê tông, cẩu tháp, cần cẩu KATÔ…Đối với những máy thuộc sở hữu của Công ty để tiện cho việc quản lý và sử dụng thì Công ty giao cho đội tự quản lý và không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công. Đối với chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng đội phải kịp thời báo cáo về Công ty để hạch toán chi phí. Đối với máy thuê ngoài thông thường Công ty đứng ra thuê và thuê luôn cả máy, người lái và các loại vật tư cần thiết cho chạy máy ( tức là thuê trọn gói ). Trường hợp máy thuê ngoài. Công ty và đơn vị cho thuê máy lập hợp đồng thuê thiết bị có mẫu như sau: Tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty xây dựng số 7- Vinaconco7 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Công ty Thiên Hoà An ------------------------ Hợp đồng thuê thiết bị Hà Nội ngày 10 tháng 12 năm 2001 Bên cho thuê máy ( Bên A): Công ty Thiên Hoà An Địa chỉ : Bên thuê máy: Công ty xây dựng số 7. Địa chỉ : H10 Thanh Xuân Nam Hai bên cùng thoả thuận thuê thiết bị với các điều khoản cụ thể như sau: Điều 1: Loại máy, công việc, thời gian . Bên A đồng ý cho bên B thuê: 01 máy búa rung 40KVA NB 02 máy phát điện NB 125KVA nhãn hiệu DENYO Thời gian thuê: Bắt đầu từ ngày 10/12/2001 đến hết ngày 25/12/2001 Điều 2: Giá cả, phương thức thanh toán. 1/ Đơn giá thuê. Búa rung 80.000đ/giờ Máy phát điện 70.000đ/giờ …... Quá trình hoạt động của máy sẽ được theo dõi qua nhật trình sử dụng máy thi công và lệnh điều động máy. Thông qua lệnh điều động máy (nếu máy thuê sử dụng cho nhiều công trình) công ty cho thuê máy xác định thời gian máy dừng hoạt động tại công trình này chuyển sang công trình khác để xác định chi phí thuê máy cho một công trình Nhật trình sử dụng xe máy thi công Đơn vị: Công ty Thiên Hoà An Tháng 12 năm 2001 Tên xe: Máy búa rung 40KVA NB Ngày Nội dung công việc Giờ xe hoạt động Họ tên lái xe Xác nhận chỉ huy CT KL Đơn giá 12/12 Phục vụ tại CT Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 6 giờ 80.000đ/h … … .. … … … Tổng cộng Hàng tháng căn cứ vào hợp đồng thuê máy, nhật trình sử dụng máy và lệnh điều động máy kế toán đội tính ra chi phí thuê máy 1 tháng cho từng công trình. Trên cơ sở chi phí thuê của từng máy trên từng công trình kế toán lập bảng tổng hợp chi phí thuê máy quý cho từng công trình Bảng tổng hợp chi phí thuê máy Quý IV năm 2001 Công trình: Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Đơn vị tính: VNĐ Loại máy Số giờ hoạt động Đơn giá Thành tiền Búa rung 6 80.000 480.000 Máy phát điện 6 70.000 420.000 .. … … … Tổng cộng 8.356.500 Người lập Kế toán trưởng (Ký ,họ tên) (Ký ,họ tên) Bảng tổng hợp chi phí thuê máy hàng tháng là căn cứ để kế toán Công ty lên sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết TK 623, 331, 133, bảng tổng hợp chi phí thuê máy theo quý là căn cứ để kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí thuê máy sang TK 154 ghi bút toán kết chuyển vào sổ Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết TK 627, 154. Ví dụ: Chi phí thuê máy của Công ty Thiên Hoà An. Nợ TK 6237- Công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 900.000. Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ 45.000. Có TK 331- Công ty Thiên Hoà An 945.000. … Trong trường hợp công trình sử dụng máy của Công ty. - Chi phí vật liệu cho chạy máy hạch toán tương tự như hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp. Khi có nhu cầu đội tự mua bằng tiền tạm ứng sau đó hạch toán lại với Công ty theo nguyên tắc: chi phí phát sinh tại công trình nào, ứng với máy nào thì tập hợp riêng cho công trình, cho máy đó. Sau đó chuyển chứng từ gốc cho kế toán Công ty ghi Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết TK 141, 6232 Bảng chi tiết vật tư sử dụng cho xe máy thi công Công trình: Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Quý IV năm 2001 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Loại máy Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Giá chưa thuế Thành tiền SH NT .. … … … …. … 14g 03/12 Máy vận thăng Dầu HD400 Hộp 10 57.000 570.000 15g 05/12 Máy cẩu KATO Dầu Mogas83 Lít 60 4.300 258.000 … … … … …. … Tổng cộng 8.560.350 Ví dụ: Chi phí vật tư sử dụng cho xe, máy thi công tháng 12. Nợ TK 6232- Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 2.362.000. Nợ TK 133- Thuế gtgt được khấu trừ 236.200. Có TK 141- Tạm ứng – Anh Kiên máy vận thăng 2.598.200. … - Tiền lương của công nhân lái máy và phụ máy: Chứng từ ban đầu là các bảng chấm công, nhật trình sử dụng xe, máy và các hợp đồng làm khoán. Hàng ngày đội trưởng theo dõi quá trình làm việc của tổ máy qua bảng chấm công cuối tháng lập bảng tổng hợp lương cho bộ phận này. Nếu công nhân tham gia vào nhiều công trình thì kế toán lập bảng phân bổ tiền lương. Căn cứ vào bảng tổng hợp lương, thanh toán lương và bảng phân bổ tiền lương, kế toán tổng hợp ghi nghiệp vụ vào sổ Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết TK 6231, 141. Sau khi khớp số liệu kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí nhân công lái máy vào TK 154 Bảng tổng hợp lương công nhân lái máy Công trình: Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Quý IV Năm 2001 Đơn vị tính: VNĐ Stt Họ và tên Số công Đơn giá Số tiền lương 1 Trần Hải Nam 24 30.000 720.000 2 Nguyễn Xuân Vinh 26 30.000 780.000 … … …. … Tổng cộng 5.220.000 Ví dụ: Chi phí lương công nhân lái máy tháng 12. Nợ TK 6231- Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 1.980.000. Có TK 141- Anh Thịnh (Đội trưởng đội 5) 1.980.000 Chi phí khấu hao máy thi công + Hàng tháng căn cứ vào bảng tính khấu hao Công ty lập cho mọi loại TSCĐ trong Công ty (đã đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản ) sổ chi tiết TSCĐ, lệnh điều động xe, máy của Công ty kế toán trích khấu hao xe, máy thi công cho từng công trình ( máy thi công ở công trình nào thì trích cho công trình đó ) và lập bảng tính khấu hao hoặc bảng phân bổ khấu hao theo giờ máy chạy (được theo dõi ở nhật trình sử dung xe, máy thi công) nếu xe, máy thi công sử dụng cho nhiều công trình + Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao đều theo thời gian = x Mức khấu hao bình quân phải trích trông năm Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm 12 Từ đó xác định được chi phí khấu hao trong một quý cho từng công trình. Bảng tính và phân bổ khấu hao tscđ Quý IV năm 2001 Đơn vị tính: VNĐ Stt Loại TS TG SD còn lại Toàn doanh nghiệp Chi tiết ra công trình NG KH GTCL Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng … A Máy móc thi công 1 Máy vận thăng 27m 5 24.500.000 359.333 21.560.000 359.333 2 Máy trộn bê tông 3 5.000.000 80.556 2.900.000 0 .. … … … … … …. .. B Phương tiện vận tải 1 Ô tô tải KTA 6 122.850.000 1.706.250 52.630.000 1.256.352 ... … … … … … … .. C Trụ sở Công ty 45 226.500.000 1.110.463 198.824.870 … … … … … .. Tổng cộng 3.825.669.350 36.547.564 3.188.060.974 11.013.600 … Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, dấu) + Đây là căn cứ để ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết TK 6234, 214. Sau khi kiểm tra số liệu, kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí khấu hao vào TK 154. Ví dụ: Chi phí khấu hao máy thi công tháng 12. Nợ TK 6234- Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 3.671.200. Có TK 214- Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 3.671.200. Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao 3.671.200. Sổ chi tiết TK 623 Quý IV/2001 Công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Trích yếu TK ĐƯ Số tiền PS Số luỹ kế SH NT Nợ Có Nợ Có … … … … 42.354.140 42.354.140 Quý IV .. … … … … … .. … 14g 03/12 Mua dầu HD400 141 570.000 … …. … …. … … … 23t 25/12 Thuê máy CT- Thiên Hoà An 331 900.000 68.997.390 31/12 Lương công nhân lái máy tháng 12 141 1.980.000 69.897.390 31/12 Chi phí khấu hao tháng 12 214 3.627.200 71.877.390 31/12 K/c chi phí máy thi công quý IV 15411 33.150.450 75.504.590 75.504.590 Tổng Cộng 33.150.450 33.150.450 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) Sổ cái TK 623 Quý IV/2001. Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Trích yếu TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có … … … … … Quý IV … … … .. … … 14g 03/12 Mua dầu HD400 cho CT Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 141 570.000 … … … … … … 31/12 K/c chi phí máy thi công quý IV CT Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 15411 33.150.450 31/12 K/c chi phí máy thi công quý IV CT Nhà C16 ĐHKH Hà Nội 15411 35.654.350 Tổng cộng quý IV 542.925.700 542.925.700 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) Cuối quý kế toán đội lập bảng kê chi phí máy Bảng kê chi phí máy Quý IV/2001 Công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Đơn vị tính: VNĐ Tháng Nhân công Vật tư Khấu hao Thuê ngoài Tổng 10 1.477.000 2.984.850 3.671.200 3.250.000 11.383.050 11 1.763.000 3.213.500 3.671.200 2.540.300 11.188.000 12 1.980.000 2.362.000 3.671.200 2.566.200 10.579.400 Tổng 5.220.000 8.560.350 11.013.600 8.356.500 33.150.450 Ngày 31 tháng 12 năm 2001 Người lập biểu Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán chi phí sản suất chung. - Đối với bộ phận quản lý đội ( cũng như các bộ phận gián tiếp khác ) thì Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Trong thời gian thi công công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng đội còn thực hiện công trình Nhà C16 Trường ĐHBK Hà Nội do đó chi phí nhân viên quản lý đội được phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp Ví dụ: Tổng lương của bộ phận quản lý đội tháng 12 là 6.200.000. chi phí nhân công trực tiếp tháng 12 công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng là 62.392.500 còn công trình Nhà C16 ĐHBK là 22.547.000. thì chi phí lương bộ phận quản lý đội được phân bổ như sau: Chi phí lương bộ phận quản lý công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng tháng 12 = 6.200.000 62.392.500 + 22.547.000 x 62.392.500 = 4.554.224 Chi phí lương bộ phận quản lý CT Nhà C16 ĐHBK tháng 12 = 6.200.000 - 4.554.224 = 1.645.776 Đối với bộ phận này thì chứng từ ban đầu để tính lương là bảng chấm công. Mặt khác do số lương lao động ở đội chủ yếu là thuê ngoài, lao đông trong danh sách của Công ty chỉ gồm có: đội trưởng, phó chủ nhiệm công trình, kỹ sư, phụ trách an toàn lao động, thủ kho nên Công ty chỉ trích BHXH, BHYT, KPCĐ của những người nằm trong danh sách theo tỉ lệ quy định và đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp ( TK 642-1) mà không đưa vào TK 627-1 Đơn vị: Công ty xây dựng số 7 Bảng chấm công Tháng 9 năm 2001 Công trình: Nhà máy gạch Long Hầu – Thái Bình Bộ phận: Gián tiếp. STT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Tổmg số ngày công Đơn giá ngày công Thành tiền (đông) Ký nhân 1 2 3 … 29 30 31 A B C 1 2 3 … 29 30 31 32 33 34 35 1 Nguyễn Xuân Thu Đội trưởng x x x 20 2 Hoàng Anh Tuấn p. cnct x x x X x 30 3 Nguyễn Duy Hoài Kỹ Sư x x x 28 4 Trần Văn Nam ATLĐ X x 20 5 Trịnh Văn Bình Thủ kho x x x X x 30 6 Nguyễn Văn Hoà Bảo vệ x x x 30 7 Trần Hữu Quý Bảo vệ 28 Người chấm công Phụ trách bộ phận Nguòi duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng Đơn vị: Công ty xây dựng số 7 Bảng thanh toán lương Tháng 9 năm 2001 Công trình: Nhà máy gạch Long Hầu – Thái Bình Bộ phận: Gián tiếp Đơn vị tính: 1000 đồng STT Họ và tên Bậc thợ Số ngày công Lương một ngày công Số tiền được lĩnh Các khoản giảm trừ Còn lĩnh Ký Trong giờ Ngoài giờ Trong giờ Ngoài giờ Trong giờ Ngoài giờ Ăn ca Cộng Tạm ứng Tiền ăn Trừ khác Cộng 1 Nguyễn Xuân Thu Đội trưởng 20 50 1.000 1.000 1.000 2 Hoàng Anh Tuấn p. cnct 30 40 1.200 1.200 1.200 3 Nguyễn Duy Hoài Kỹ Sư 28 35 980 980 980 4 Trần Văn Nam ATLĐ 20 35 700 700 700 5 Trịnh Văn Bình Thủ kho 30 29 870 870 870 6 Nguyễn Văn Hoà Bảo vệ 30 25 750 750 750 7 Trần Hữu Quý Bảo vệ 28 25 700 700 700 Tổng cộng 6.200 0 0 6.200 6.200 Ngày 3 tháng 10 năm 2001 Cán bộ kỹ thuật Kế toán thanh toán Chủ mhiệm công trình (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng tổng hợp lương văn phòng Quý iv Đơn vị tính: VNĐ Tháng Tổ công tác Tiền công làm ngày Tiền công làm đêm Tổng số tiền Chi tiết ra CT Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng … 10/01 Văn phòng 3.559.000 0 3.559.000 2.223.550 11/01 Văn phòng 7.049.000 0 7.049.000 4.862.336 12/01 Văn phòng 6.200.000 0 6.200.000 4.554.224 Tổng cộng 16.808.000 0 16.808.000 11.640.110 Hà Nội ngày 31 tháng 12 năm 2001 Người lập biểu Đội trưởng (Ký ,họ tên) (Ký ,họ tên) - Đối với các chi phí dịch vụ mua ngoài: Căn cứ vào hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ kế toán hạch toán theo nguyên tắc chi phí phát sinh cho công trình nào thì hạch toán trực tiếp cho công trình đó. Cuối quý kế toán lập bảng kê chi phí chung mua ngoài Bảng kê chi phí chung mua ngoài quý iv Công trình: Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ mua HH, DV Tên đơn vị, người bán Thuế GTGT Giá trị HH trước thuế Giá trị HH sau thuế Ghi chú Ký hiệu Số Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 BT/01-B 203 03/10 Trần Xuân Ba - CPC 712.340 7.123.400 7.835.740 … .… ..… … … … … TK/06-B 12 23/11 Tiếp khách 356.300 3.563.000 3.919.300 .. … … … … … … 31/12 Lương văn phòng 0 11.640.110 11.640.110 Tổng cộng 5.990.479 71.544.900 77.535.379 Ngày 31 tháng 12 năm 2001 Người lập Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ chi tiết TK 627 Quý IV/2001 Công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Trích yếu TK ĐƯ Số tiền PS Số luỹ kế SH NT Nợ Có Nợ Có … … … … 119.385.100 119.385.100 Quý IV 203 03/10 Trần Xuân Ba – CPC 331 7.123.400 126.508.500 …. … …. … … … 30/11 Lương nhân viên quản lý tháng 11 141 4.862.336 … … … … … … …. 31/12 K/c chi phí sản xuất chung quý IV 15411 71.544.900 190.930.000 190.930.000 Tổng Cộng 71.544.900 71.544.900 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên) Sổ cái TK 627 Quý IV/2001. Đơn vị: VNĐ Chứng từ Trích yếu TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có … … … … … Quý IV … … … .. … … 334 12/10 Chi phí tiếp khách – CT Trụ sở Bảo hiểm y tế Hoà Bình 111 2.150.000 … … … … … … 31/12 K/c chi phí sản xuất chung quý IV CT Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 15411 71.544.900 31/12 K/c chi phí sản xuất chung quý IV CT Nhà C16 ĐHBH Hà Nội 15411 82.112.360 Tổng cộng quý IV 1.207.334.800 1.207.334.800 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký ,họ tên, dấu) Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. 2.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất. Đến định kỳ, kế toán tổng hợp tiến hành tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành. Tại Công ty xây dựng số 7 tính giá thành theo quý để thanh toán với chủ đầu tư. Thành phần của giá thành bao gồm 4 khoản mục chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Sổ chi tiết TK 1541- Xây lắp Công trình:Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Quý IV/2001 Đơn vị tính: VNĐ NT ghi Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 133.689.600 31/12 31/12 K/c chi phí nvl trực tiếp vào giá thành 621 295.450.230 31/12 31/12 K/c chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành 622 148.949.500 31/12 K/c chi phí máy thi công vào giá thành 623 33.150.450 31/12 K/c chi phí sản xuất chung quý IV 627 71.544.900 K/c chi phí sản xuất vào giá thành 632 612.168.280 Tổng cộng số phát sinh 549.095.080 612.168.280 Số dư cuối kỳ 70.616.400 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, dấu) Sổ cái TK 1541- Xây lắp (Quý IV/2001) Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 1.612.325.620 … … … … … … 31/12 K/C chi phí NVLTT quý IV sang CP SXKDDD cho công trình Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng 621 295.450.230 … … … … … 31/12 K/C chi phí MTC quý IV sang chi phí SXKDDD cho CT Trụ sở Bảo hiểm y tế Hoà Bình 623 12.892.051 … … … … … … 31/12 K/C chi phí sản xuất vào giá thành 632 11.023.452.500 Số phát sinh 9.961.397.200 11.023.452.500 Số dư cuối kỳ 550.270.320 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, dấu) Cuối mỗi quý kế toán Công ty lập bảng tổng hợp chi phí phát sinh trong quý Bảng tổng hợp chi phí phát sinh Quý iv/2001 Stt Tên công trình NVLTT NCTT CPMTC CPSXC Tổng 1 Nhà thư viện ĐH Xây Dựng 295.450.230 148.949.500 33.150.450 71.544.900 549.095.080 2 Nhà C16 ĐHBK 342.150.950 142.350.000 35.654.350 82.112.360 602.267.660 … … … … … … Tổng cộng 5.620.678.250 2.590.458.450 542.925.700 1.207.334.800 9.961.397.200 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tại Công ty xây dựng số 7, hàng quý Công ty thanh toán với chủ đầu tư phần khối lượng xây lắp hoàn thành đến thời điểm đó tại điểm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Để thanh toán được Công ty phải xác định được giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ. Muốn vậy, Công ty phải xác định được khối lượng xây lắp dở dang cuối quý. Việc xác định thường được tiến hành bằng biện pháp kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối quý là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý tính từ điểm dừng kỹ thuật hợp lý liền trước đó Cuối mỗi quý, cán bộ kỹ thuật của đội xây dựng, chủ nhiệm công trình và đại diện bên chủ đầu tư ra công trình để xác định phần việc hoàn thành và dở dang cuối quý. Sau đó cán bộ kỹ thuật gửi sang phòng kế toán bảng kiểm kê khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý và khối lượng dở dang cuối quý theo dự toán chi tiết theo từng khoản mục tính giá thành. Kế toán căn cứ vào đó và tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, chi phí dở dang đầu kỳ tính ra chi phí dở dang cuối kỳ theo công thức sau: Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí SX-KD dở dang đầu kỳ + Chi phí SX-KD phát sinh trong kỳ x Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Giá trị của khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán + Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Từ đó lập bảng kê chi phí dở dang thực tế cuối quý theo khoản mục tính giá thành chi tiết cho từng công trình Bảng kê chi phí dở dang cuối quý Công trình: Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Quý IV Đơn vị tính: VNĐ Khoản mục chi phí Giá trị thực tế Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37.845.012 Chi phí nhân công trực tiếp 18.341.179 Chi phí máy thi công 4.293.061 Chi phí sản xuất chung 10.137.148 Tổng cộng 70.616.400 2.5.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp. Cuối mỗi quý kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng kê chi phí dở dang cuối quý n, bảng chi phí dở dang cuối quý (n-1) và bảng chi phí phát sinh trong quý n để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng công trình và tổng hợp cho toàn doanh nghiệp. Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp Quý IV năm 2001 Công trình: Nhà thư viện Trường ĐH Xây Dựng Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Tổng số Theo khoản mục chi phí Vật liệu trực tiếp Nh/công trực tiếp Máy thi công Chi phí sx chung 1. CFSX-KD đầu kỳ 133.689.600 76.239.536 32.154.365 9.563.236 15.732.463 2. CFSX-KDFS trong kỳ 549.095.080 295.450.230 148.949.500 33.150.450 71.544.900 3. CPSX-KDD cuối kỳ 70.616.400 37.845.012 18.341.179 4.293.061 10.137.148 4. Giá thành Sp hoàn thành 612.168.280 333.844.754 162.762.686 38.420.625 77.140.215 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên,dấu) Bảng Vinaconco7 Bảng tổng hợp giá thành công trình Quý III/2001 Đơn vị tính : Việt Nam đồng Tên công trình Chi phí phát sinh trong kỳ Giá thành SP hoàn thành bàn giao Chi phí sản xuất dở dang NVLTT NCTT MTC SXC Tổng Đầu kỳ Cuối kỳ … … … … … … … … … 1. Nhà máy gạch Long Hầu – Thái Bình 544.305.410 122.759.500 12.892.051 39.148.630 719.105.591 719.105.591 0 0 2. Khách sạn hoàng gia 2.127.869.400 1.036.293.299 236.321.116 569.961.301 3.970.444.116 3.985.267.788 85.440.072 70.616.400 … … … … … … … … … Tổng cộng 5.319.671.125 2.590.733.247 590.802.800 1.424.903.257 9.926.110.304 9.830.606.547 897.364.950 992.868.707 Ngày … tháng…. năm2001 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên, dấu) Phần 3 phương hướng hoàn thiện công tác hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng số 7 1. NHẬn xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng số 7. Mặc dù thời gian thực tập chưa nhiều, cơ hội tiếp xúcvới thực tế còn hạn chế nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Phòng Tài chính - Kế toán em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 7. Về ưu điểm. - Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức một cách rõ ràng. Từng nhân viên được phân công từng phần hành cụ thể vì thế tính chuyên môn hoá cao đem lại hiệu quả cao trong côg việc. Hơn nữa, trình độ nhân viên kế toán trong Công ty cao ( trên 80% là đại học và trên đại học) có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và nắm vững những quy định hiện hành của chế độ kế toán vì thế giảm thiểu được những sai sót trong công tác kế toán. - Việc lựa hình thức Nhật ký chung là phù hợp với đặc điểm của Công ty và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng kế toán máy. Phòng Tài chính – Kế toán được trang bị hệ thống máy tính đầy đủ, hiện đại giúp cho nhân viên kế toán giảm bớt được khối lượng công việc, tiết kiệm thời gian, nâng cao tính chính xác đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin đồng thời lại dễ kiểm tra, sửa chữa vì thế đáp ứng được nhu cầu quản lý ngày càng cao của Công ty - Phần mềm kế toán được sử dụng tại Phòng Tài chính –Kế toán khá hợp lý với đầy đủ các loại sổ chi tiết, sổ tổng hợp được kết cấu theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Những thông tin kế toán được in ra thường xuyên và được tập hợp thành từng quyển sổ chi tiết, sổ tổng hợp để quản lý thông tin kế toán một cách khoa học, đầy đủ và chính xác. - Việc theo dõi tình hình thi công, tình hình sử dụng nguyên vật liệu, nhân công từng công trình ngoài kế toán đội tại Công ty cũng mở sổ chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình một mặt giúp cho công tác kiểm tra đối chiếu được chặt chẽ mặt khác có thể đưa ra những ý kiến đóng góp cho đội nhằm mang lại hiệu quả cao cho toàn Công ty. - Tại Công ty các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật thường xuyên đầy đủ và có chứng từ hợp lệ đi kèm. Chính vì vậy mà Công ty luôn đảm bảo cho việc lập và nộp báo cáo kế toán kịp thời cho cấp trên và đơn vị chủ quản vào cuối mỗi quý. Nhìn chung công tác hạch toán và phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 7 là đúng chế độ, rõ ràng, chính xác phù hợp với đặc điểm của Công ty. Những ưu điểm này là nguyên nhân giúp cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có những ưu điểm nổi bật. * Về công tác quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn nên phần lớn nguyên vật liệu do Công ty mua, còn các nguyên vật liệu phụ thì các đội mua bằng tiền tạm ứng. Việc Công ty chỉ giao cho các đội mua sắm các loại vật tư nhỏ, không quan trọng còn lại Công ty trực tiếp ký kết hợp đồng mua những vật tư chính có giá trí lớn giúp Công ty nắm được thị trường giá cả đồng thời Công ty có thể trực tiếp đề ra các biện pháp tiết kiện chi phí nguyên vật liệu. Vật tư do đội phụ trách mua phải qua duyệt tạm ứng, đối với vật tư do Công ty mua thì độ phải cử người đi lĩnh. Sự quản lý chặt chẽ vật tư như vậy giúp cho việc quản lý vật tư được chính xác, bảo đảm việc sử dụng vật tư phù hợp với dự toán đồng thời giảm chi phí quản lý vật tư tại Công ty (vì tại Công ty không cần lập kho vật tư) và tránh được tình trạng tồn đọng vật tư gây ứ đọng vốn, giảm tình trạng hư hỏng vật tư do các điều kiện về bảo quản gây ra. Tóm lại, công tác quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu tại Công ty rất có hiệu quả và đúng chế độ. Tại công trình khi có nghiệp vụ phát sinh các đội phải kịp thời hoàn chứng từ lại cho Công ty để hạch toán, Công ty lập bảng kê chi tiết vật tư phục vụ cho việc theo dõi vật tư nên cuối kỳ đối chiếu, kiểm tra chi phí phát sinh, tính giá thành… nhanh chóng, chính xác. * Về công tác quản lý và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Việc lựa chọn phương pháp trả lương tại Công ty là rất hợp lý. Hình thức khoán được sử dụng để giao việc cho công nhân tạo điều kiện thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn đối với công việc cả về thời gian lẫn chất lượng như vậy thì cũng bảo đảm tiến độ thi công và chất lượng của công trình. Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng với bộ phận lao động gián tiếp do lao động của họ không tạo ra sản phẩm cụ thể nên không thực hiện làm khoán được. Quá trình lao động của công nhân được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công, bảng thanh toán lương ghi rõ số công, tiền của từng công nhân giúp cho kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp tiền lương và tính giá thành thuận tiện. * Về công tác quản lý và hạch toán chi phí máy thi công. Việc sử dụng nhật trình máy và lệnh điều động máy giúp Công ty xác định rõ khoảng thời gian hoạt động tại một công trình của một máy thi công qua ngày tháng ghi trên lệnh điều động. Các khoản chi phí liên quan đến máy thi công được hạch toán thành một khoản riêng, rõ ràng, cụ thể thông qua bảng tổng hợp chi phí máy thi công. Cuối kỳ kế toán lập bảng tổng hợp chi phí thuê máy do vậy người quản lý biết được cơ cấu chi phí máy thi công trong giá thành và giúp kế toán tổng hợp trong việc tính giá thành, phân tích hiệu quả sử dụng máy. * Về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản suất chung. Chi phí sản suất chung được tổng hợp thành từng bảng riêng trong đó lại chi tiết từng loại chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, cho công tác quản lý. Đối với chi phí khấu hao được tính và hạch toán khá chính xác theo quy định. Các loại máy móc, thiết bị được xác định tỷ lệ khấu hao khá hợp lý đảm bảo phản ánh đúng chi phí và tạo nguồn tài chính cho tái đầu tư TSCĐ. Đối với công cụ dụng cụ do đặc trưng là thời gian thi công kéo dài nên các loại công cụ dụng cụ khá cố định tại một công trình nên Công ty không phải phân bổ chi phí này cho các công trình. Đối với các dịch vụ mua ngoài đều có chứng từ hợp lệ. Những chi phí chung phát sinh cho nhiều công trình được tập hợp và phân bổ hợp lý đảm bảo tính chính xác. * Về sổ kế toán chi tiết Có thể nói Công ty đã tổ chức được một hệ thống sổ chi tiết khá đầy đủ và hợp lý hữu ích cho công tác theo dõi chi phí. Trong sổ chi tiết có cột số luỹ kế cho phép ngay lập tức biết được số chi phí phát sinh từ đầu kỳ đến bất cứ thời điểm nào trong kỳ chi tiết cho từng khoản mục. Về nhược điểm. Tại Công ty xây dựng số 7, nhìn chung công tác hạch toán chi phí và tính giá thành đã thực hiện tốt chức năng của mình. Tuy nhiên quá trình hạch toán vẫn còn một số điểm chưa hợp lý cần khắc phục để công tác hạch toán được hoàn thiện hơn, đó là: - Đối với hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do tại công trường kế toán đội không lập phiếu nhập kho nên chưa theo dõi thật chặt chẽ việc xuất nhập vật tư tại công trường được, đồng thời bảng theo dõi chi tiết vật tư được lập chung cho mọi loại vật tư nên tính chi tiết, cụ thể chưa cao. Mặt khác, do địa bàn hoạt động của Công ty rộng nghĩa là có nhiều công trình thi công ở xa Công ty nên công tác thu thập và gửi chứng từ của đội về phòng kế toán của Công ty còn tương đối chậm ảnh hưởng đến công tác kế toán chung. Đối với hạch toán chi phí máy thi công. + Đối với máy thi công của Công ty giao cho đội quản lý và sử dụng trong bảng tính khấu hao chưa có cột tỉ lệ khấu hao + Đối với máy thi công thuê ngoài thì được hạch toán vào TK 623 như vậy là chưa hợp lý, Công ty nên hạch toán vào TK 627 để xác định chính xác cơ cấu chi phí trong giá thành. - Đối với hạch toán chi phí sản suất chung. + Đối với các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ ) của công nhân trong danh sách quỹ lương của Công ty, Công ty không đưa và TK 627 mà hạch toán vào TK 642 như vậy làm cho việc tính giá thành và cơ cấu chi phí trong giá thành kém chính xác. 2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 7. Trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng số 7 em đã cố gắng tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vì vậy em xin có một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Về công tác tổ chức quản lý. Trong bất cứ doanh nghiệp nào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng hết sức quan trọng. Việc tổ chức bộ máy quản lý có tốt, tổ chức bộ máy sản xuất hợp lý thì mới phát triển sản xuất được. Đối với Công ty xây dựng số 7 vấn đề bố trí nhân lực giữa các đội chưa thật đồng đều, có những đội thiếu thợ lành nghề, thợ cả nên đội đó không tự sản xuất độc lập được mà chỉ đồng xây dựng công trình với đội khác. Điều này làm cồng kềnh bộ máy quản lý nhưng hiệu quả lại không cao. Măt khác mỗi đội cũng cần có ít nhất một cán bộ kỹ thuật giỏi để giám sát quá trình thi công và sử lý những sự cố kỹ thuật khi cần thiết hoặc tính chính xác lượng vật liệu tiêu hao để có kế hoạch lĩnh vật tư sát với thực tế nhất. Vì vậy em đề nghị: Thứ nhất, Công ty nên nghiên cứu sáp nhập các đội nhỏ không có khả năng tự sản xuất với các đội lớn để giảm sự cồng kềnh của bộ máy quản lý đồng thời tạo ra những đội đủ lớn có khả năng thi công độc lập. Thứ hai, Công ty nên tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ để thường xuyên kiểm tra công tác kế toán cả ở đội sản xuất và cả ở phòng kế toán của Công ty nhằm hạn chế tiêu cực, sai sót đồng thời tư vấn cho giám đốc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Về công tác kế toán. Đối với chi phí vật tư. Do vật tư chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá thành, mặt khác ngành vật tư rất công kềnh, số lượng lớn lại tập trung ở nơi thi công nên nếu không có thủ tục nhập, xuất kho thì rất dễ gây thất thoát, hao hụt, mất mát. Do đó để quản lý chặt chẽ vật tư Công ty nên sử dụng tối đa lực lượng lao động tại công trình là thủ kho công trình và kế toán đội bằng cách lập phiếu nhập kho công trường. Lập phiếu nhập kho công trường cần có sự giám sát, xác nhận của đội trưởng, thủ kho, nhân viên kế toán, nhân viên phụ trách thu mua Phiếu nhập kho vật tư Công trình … Ngày … tháng … năm Đơn vị tính :VNĐ STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Xin nhập Thực nhập Tổng cộng Người nhập Thủ kho Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phiếunày được lập thành hai liên: Liên 1 thủ kho giữ để lập thẻ kho, liên 2 giao cho kế toán đội giữ cùng hoá đơn để chuyển lên phòng kế toán . Đối với vật tư sử dụng không hết hoặc phế liệu thu hồi do phá dỡ công trình cũ kế toán đội lập biên bản kiểm kê và đánh giá giá trị thu hồi có sự có mặt của đội trưởng công trình, thủ kho công trình, kế toán theo mẫu sau. Biên bản kiểm kê và đánh giá giá trị phế liệu thu hồi Công trình… Ngày … tháng … năm Đơn vị tính: VNĐ STT Loại vật tư, quy cách Đơn vị tính Số lượng Giá trị ước tính (Thành tiền) Người nhập Thủ kho Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Để làm tốt quá trình hạch toán giá trị vật liệu Công ty chọn phương pháp tính giá thích hợp. Đối với vật tư giá trị lớn nên sử dụng giá thực tế đích danh, đối với những vật tư giá trị nhỏ tuỳ theo từng loại mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Thẻ kho Công trình … Tên, quy cách vật tư… Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng Ghi chú Số hiệu Ngày Nhập Xuất Tồn Người lập Người nhập, xuất VT Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi xuất vật tư cho thi công, thủ kho ghi vào thẻ kho và lấy xác nhận đầy đủ sau đó xuất vật tư. Trong quá trình thi công, đội trưởng có trách nhiệm quản lý vật tư đảm bảo cho quá trình nhập, xuất vật tư được chính xác. Đối với chi phí nhân công. - Lương lao độngcủa đội được thanh toán bằng tiền tạm ứng và kế toán của Công ty đã định khoản Nợ TK 622 Có TK 141 Hạch toán như vậy làm khó theo dõi quỹ lương của Công ty và khi tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ gặp khó khăn vì khoản này được trích trên lương phải trả cho nhân viên. Vì vậy Công ty nên hạch toán khoản mục này qua TK 334 như sau: Nợ TK 622 Có TK 334 Sau đó mới kết chuyển Nợ TK 334 Có TK 141 - Công ty trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý đội đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho giá thành của công trình giảm đi, như vậy không xác định chính xác lãi do từng công trình mang lại mặc dù lãi của toàn Công ty là không thay đổi. Do đó, Công ty cần hạch toán khoản này vào TK 6271 hoặc Công ty phân bổ chi phí này từ tài khoản 642 vào tài khoản 6271 của từng công trình. - Trong Công ty có hai bộ phận nhân công: Một là thuộc biên chế của Công ty và hai là không thuộc biên chế (thuê ngoài ) Việc phân biệt hai đối tượng này liên quan đến quyền lợi cuả người lao động trong việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Vì vậy cuối tháng tiện cho việc theo dõi kế toán tiền lương và nhân viên kế toán đội nên lập bảng tổng hợp lương cho nhân công thuê ngoài để tiện chi việc theo dõi Bảng tổng hợp lương công nhân thuê ngoài Công trình: Tháng … năm… STT Tên công nhân Hợp đồng thuê Số công Đơn giá Thành tiền Đối với chi phí máy thi công. Căn cứ vào bảng tính khấu hao năm của Công ty kế toán tính và phân bổ khấu hao cho từng công trình theo mẫu sau: Bảng tính và phân bổ khấu hao Công trình Tháng … năm… STT Loại TS Tỉ lệ KH Toàn DN Bộ phận Sử dụng NG KH GTCT … … Đối với chi phí sản xuất chung. - Chi phí công cụ dụng cụ: Như đã trình bày ở trên là được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất do giá trị nhỏ và thời gian thi công công trình thường dài. Tuy nhiên trên thực tế công cụ dụng cụ sử dụng cho một công trình xong thường không hao hụt nhiều vẫn có thể sử dụng được. Vì vậy Công ty nên mở sổ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn công cụ dụng cụ chi tiết hơn tránh lãng phí. - Đối với tiền lương bộ phận quản lý đội trong trường hợp phải phân bổ Công ty đã lựa chọn tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp nhưng theo em như vậy là không nên vì: Thứ nhất, là muốn phân bổ thì phải có chi phí nhân công trực tiếp tức là việc hạch toán chi phí sản xuất chung phải phụ thuộc vào việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như vậy sẽ gây chậm trễ cho công tác hạch toán. Thứ hai, chi phí nhân công trực tiếp còn phụ thuộc vào thời kỳ thi công công trình (công trình mới khởi công, công trình đang hoàn thiện …thì chi phí nhân công trực tiếp phát sinh không tương ứng với khối lượng hoàn thành trong kỳ) nên dùng tiêu thức này chưa hẳn đã chính xác. Theo em Công ty nên lựa chọn tiêu thức là giá thành dự toán của từng giai đoạn tương ứng nó khắc phục được cả hai nhược điểm của tiêu thức cũ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền nên lập thành hai bảng: Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và Bảng chi phí bằng tiền khác để tiện cho việc theo dõi và quản lý. 2.2.5. Đối với phần mền kế toán Công ty sử dụng. Phần mền kế toán Công ty sử dụng thực tế rất có tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, làm giảm nhẹ rất nhiều công sức cho các nhân viên kế toán. Tuy nhiên, việc sử dụng máy tính một cách chuyên môn hoá cho công tác kế toán không phải là một công việc đơn giản. Vì vậy, theo em Công ty nên tổ chức cử cán bộ đi học về kế toán máy để nâng cao tính chuyên môn hoá và tăng khả năng khai thác những chức năng ưu việt của máy tính, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm nói riêng. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0003.doc
Tài liệu liên quan