Đề tài Tình hình chung của ngân hàng điện tử Việt Nam hiện nay

Thực tế, ngành công nghiệp ngân hàng hiện nay đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cùng với sự xuất hiện hàng ngày các sản phẩm mới có liên quan đến ngân hàng như thẻ tín dụng, giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, ngân hàng tự phục vụ. và tiền điện tử hay ví điện tử cũng đang trở thành hiện thực.

doc40 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình chung của ngân hàng điện tử Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 4,4% so với năm 2001 và đã có tổng cộng 72 triệu lượt thanh toán trực tuyến, trong đó số người sử dụng thẻ tín dụng chiếm hơn một nửa. ở khu vực Châu á-Thái Bình Dương, Singapore và Hồng Kông đã phát triển những kênh phân phối này từ rất sớm. Tại Hồng Kông kênh phân phối ngân hàng điện tử có từ năm 1990, còn các ngân hàng ở Singapore các kênh phân phối cung cấp dịch vụ ngân hàng quan Internet từ năm 1997. Dịch vụ Internet Baking ở Thái Lan bắt đầu hoạt động từ năm 2001. Trung quốc mới tham gia vào hệ thống ngân hàng điện tử từ năm 2000 nhưng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này. Theo một khảo sát mới đây của IDC, đến hết năm 2002 có 16,8 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở 8 nước và vùng lãm thổ là: Trung Quốc, Australia, Hồng Kông, ấn độ, Malaisia, Singapore, Đài Loan. Và sự báo năm 2006 đạt được mức 25,4 triệu khách hàng. Hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và số lượng người sử dụng dịch vụ này cũng đã tăng dần qua các năm. Bảng 1. Tình trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước. Khu vực (triệu người sử dụng) 2003 2004 Tây Âu 47,7 57,9 Nhật Bản 19,6 21,8 Châu á Thái Bình Dương 9,8 13,8 (Nguồn: International Data Côpration) Riêng tại Mỹ, một nước đi đầu trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, theo khảo sát mới đây nhất của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ, việc sử dụng ngân hàng điện tử trở nên phổ biến rộng rãI, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại để phục vụ mọi khách hàng. Từ năm 1999 đến năm 2003 tỉ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tăng lên đáng kể, thể hiện nhu cầu về loại hình dịch vụ này càng tăng. Bảng 2. Khảo sát tình hình sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Mỹ. Loại dịch vụ 1999 (%) 2003 (%) Direct deposit of any type ATM card Debit card Preauthorized Automated phone banking Smart card Prepaid card 65 59 31 40 10 70 65 54 46 44 32,6 73 (Nguồn: ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ) Theo số liệu điều tra của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ ở bảng 2 cho thấy hầu hết các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Người ta ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử. Cũng theo một cuộc điều tra khác ở Mỹ thì trong vòng những năm tới việc thanh toán trực tuyến sẽ tăng lên rõ rệt. Bảng 3. Dự báo tình hình thanh toán trực tuyến tại Mỹ. Năm Thanh toán trực tuyến (Paying Online) 2003 50% 2004 57% 2005 64% 2006 71% 2007 78% 2008 85% (Nguồn: Jupiter Reseach, November 2003) Với đà tăng trưởng như trên thì trong vòng vài năm tới thanh toán trực tuyến sẽ trở thành phương thức thống lĩnh, khi đó các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ được sử dụng phổ biến. Theo dự báo đến năm 2008 thanh toán trực tuyến sẽ chiếm 85% tổng thanh toán, như vậy đến thời điểm này các ngân hàng hầu như đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ trực tuyến cho khách hàng và việc giao dịch trực tiếp với phương thức truyền thống sẽ giảm xuống hẳn. Tại Mỹ, hầu hết các ông chủ ngân hàng đều nhận thức được tầm quan trọng của ngân hàng điện tử, chỉ tính riêng trong năm 2000, lượng tiền đầu tư nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử đã chiếm 500 triệu USD, và đạt tới con số 2 tỷ USD vào năm 2005. Những ngân hàng lớn tham gia kinh doanh trực tuyến càng nhiều, theo báo cáo của FDIC, số ngân hàng có tài sản dưới 100 triệu USD cung cấp dịch vụ trực tuyến chỉ chiếm khoảng 5%, trong đó những ngân hàng có tài sản trên 10 tỷ USD có dịch vụ ngân hàng điện tử chiếm tới 84%. Bảng 3. Số lượng ngân hàng có mặt trên mạng Internet. Tổng tài sản (triệu USD) Số ngân hàng Có mặt trên mạng Ít hơn 100 5,912 5% Từ 100 đến 500 3,403 16% Từ 500 đến 1000 814 34% Từ 1000 đến 3000 312 42% Từ 3000 đến 10.000 132 52% Trên 10.000 94 84% Kể từ giai đoạn có mặt trên mạng đến khi cung cấp đầy đủ dịch vụ trực tuyến là cả một quá trình. Vào thời điểm năm 2000, trong số top 100 ngân hàng của Mỹ thì có 36% không có mặt trên mạng, 41% chỉ cung cấp thông tin, còn lại 23% là cung cấp đầy đủ dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Trong năm 2000, đã có khoảng 1.100 ngân hàng lớn nhỏ tại Mỹ cung cấp đầy đủ mọi dịch vụ ngân hàng qua mạng, con số này tăng lên 1.200 vào cuối năm và đạt tới 3000 vào cuối năm 2005. 4.2 Các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đang ứng dụng tại các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngày nay mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng đã trở nên chặt chẽ và thân thiết hơn. Với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong lĩnh vực ngân hàng bên cạnh việc nỗ lực xây dựng ngày càng nhiều những dịch vụ mới, xu thế chung hiện nay của các ngân hàng là thắt chặt quan hệ và phục vụ từng sản phẩm cá biệt phục vụ cho từng nhu cầu của mỗi khách hàng khác nhau. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay ngày càng phong phú, đa dạng, sự phát triển của khoa học công nghệ gần như đã “biến cái không thể thành cái có thể” mang lại sự nhanh chóng, thuận tiện với chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử ngày nay rất đa dạng, ngày càng phát triển nhằm mang đến những tiện ích tối đa cho người sử dụng. Bên cạnh hoàn thiện những sản phẩm dịch vụ truyền thống, các ngân hàng luôn hướng tới việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử phong phú, đa dạng, thuận tiện cho khách hàng. Nhìn chung, hiện nay các ngân hàng trên thế giới đã cung cấp những dịch vụ sau: 4.2.1 Dịch vụ cung cấp thông tin về tài khoản cho khách hàng (Account information): Dịch vụ ngân hàng trực tuyến này cho phép khách hàng thực hiện những giao dịch trực tuyến như: Tóm lược về những sản phẩm, dịch vụ đã giao dịch với ngân hàng, xem số dư tài khoản (Account summary). Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đã giao dịch (Transaction History). Kiểm tra tình trạng các thẻ ghi nợ, thẻ ghi có (Credit /Debit card Enquiry). Kiểm tra tình trạng sức khoẻ các séc đã phát hành, xem chúng được thanh toán hay chưa, bị từ chối thanh toán hay đang trong tình trạng chờ chi trả (Cheque Status Enquiry) 4.2.2 Dịch vụ ngân hàng điện toán (Computer banking) Là những dịch vụ mà cho phép khách hàng có thể giao dịch với khách hàng bằng cách sử dụng Internet hay Intranet kết nối với máy chủ của ngân hàng để thực hiện, nhân và thanh toán hoá đơn…Nhiều dịch vụ tài chính khác có thể được thực hiện qua mạng Internet (chẳng han như thanh toán bằng thẻ qua Website của người phát hành thẻ), nhưng những loại dịch vụ như vậy không được coi là dịch vụ Computer banking. 4.2.3 Thẻ ghi nợ (Debit card). Thẻ được sử dụng tại những máy ATM hay máy thanh toán tại những điểm bán hàng (Point of sale-POS) cho phép khách hàng sử dụng được bằng cách ghi nợ trực tiếp vào tài khoản của họ. 4.2.4 Thanh toán trực tiếp (Direct payment). Là hình thức thanh toán cho phép khách hàng tự động thanh toán các hoá đơn hay lương, trợ cấp cho nhân viên bằng cách chuyển tiền điện tử. Các khoản chi trả được chuyển điện tử từ tài khoản của họ đến tài khoản của người thụ hưởng. Các mẫu tin về người hưởng có thể được cài đặt sẵn trước hàng tháng nếu cần. Gửi và thanh toán đơn điện tử (Electronic bill presentement and payment-EBPP) Đây là một hình thức hóa đơn thanh toán được gửi trực tiếp đến khách hàng bằng e-mail hay bằng một thông báo trên tài khoản ngân hàng điện tử. Sau đó khách hàng sẽ ra thông báo đồng ý chi trả, vịêc thanh toán được điện tử hoá trực tiếp từ tài khoản của khách hàng. 4.2.5 Thẻ lương (Payroll card): Một loại thẻ tích trữ giá trị (Store value card) được phát hành bởi các doanh nghiệp thay cho việc thanh toán lương trực tiếp, với thẻ lương cho phép người làm công nhận lương trực tiếp từ máy ATM hay sử dụng máy thanh toán tại các điểm bán hàng. Lương công nhân được các doanh nghiệp nạp vào thẻ một cách điện tử. Ghi nợ được uỷ quyền trước (Preauthorized debit). Đây là hình thức thanh toán mà cho phép khách hàng uỷ quyền cho ngân hàng tự động thanh toán các khoản thường xuyên, các hoá đơn có tính chất định kỳ từ tài khoản của họ vào ngày cụ thể (ví dụ như những khoản thanh toán thẻ, thanh toán tiền thuê nhà…). Khoản thanh toán được chuyển điện tử từ tài khoản khách hàng đến tài khoản người thụ hưởng. 4.2.6 Dịch vụ đầu tư (Investment services). Với dịch vụ này khách hàng có thể vay tiền của ngân hàng thông qua các máy cho vay tự động ALM (Automatic loan machines). Việc duy nhất mà khách hàng phải làm là nhập vào máy những thông tin cần thiết và trả lời những câu hỏi mà máy đưa ra. 4.2.7 Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ: Sử dụng dịch vụ này khách hàng sẽ thao tác với các máy giao dịch tự phục vụ, đó là những máy ATM (Automatic teller machines), với nhiều chức năng, cho phép khách hàng có thể rút tiền từ tài khoản, nộp tiền vào tài khoản, kiểm tra số dư, chuyển khoản, vay, đầu tư cổ phiếu, mở tài khoản, viết séc, cung cấp cũng như truy vấn thông tin…Ở các nước phát triển các máy ATM có chức năng gần bằng một chi nhánh ngân hàng. Nhìn chung, ở các nước phát triển, với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến cùng với việc nhận thức được tiềm năng to lớn của công nghệ thông tin nên chính phủ các nước này đã đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hầu hết các lĩnh vực, mà thanh toán điện tử là một trong những ứng dụng đó. Dịch vụ ngân hàng điện tử đã được sử dụng phổ biến đên mọi người dân, mọi dịch vụ thương mại dường như đã được điện tử hoá, đa dạng, nhiều chức năng, phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. Phát triển mô hình ngân hàng điện tử là xu hướng chung của các ngân hàng hiện đại, là xu thế tất yếu của các ngân hàng thế ký 21. trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế, vấn đề cạnh tranh và phát triển đặt ra không ít khó khăn cho mỗi nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng mỗi nước nói riêng. Nỗ lực của ngành ngân hàng mỗi nước trong vấn đề hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh đầu tư về con người, công nghệ, tin học hoá…là một trong những dấu hiệu thể hiện sự ý thức chuyển mình, xây dựng mô hình hiện đại, sẵn sàng hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Dù phía trước còn nhiều khó khăn mhưng với những gì mà hệ thống ngân hàng thế giới đã trải qua và đạt được thì có thể khẳng định rằng việc xây dựng mô hình, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử là một định hướng đúng đắn. 4.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới . Kinh nghiệm cho thấy các dịch điện tử của ngân hàng điện tử cần phải được cá nhân hoá. Đối với cả hai bên, ngân hàng và khách hàng, việc đó không chỉ làm tăng tiện ích mà còn làm tăng hiệu quả của quy trình chung. Các tiện ích này có thể được mở rộng đến khách hàng, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và phát triển mối quan hệ đó. Với một mạng lưới khách hàng lớn, giao dịch trực tuyến có thể chạy tới địa chỉ của khách hàng, với một màn hình cá nhân cung cấp các dịch vụ hỗ trợ bằng Video tử Internet hoặc Callcenter. Xa hơn khách hàng có thể được hỗ trợ bởi một nhóm chuyên gia ngân hàng, cung cấp cơ hội sử dụng các dịch vụ như một ngân hàng bán lẻ ảo. Mặc dù có những vấn đề về bảo mật, Internet banking vẫn được hi vọng phát triển một cách nhanh chóng. Bằng việc tiếp tục đầu tư vào kỹ thuật bảo mật và sử dụng kỹ thuật để cá nhân hoá dịch vụ, nhận hình thức và kinh nghiệm của khách hàng sẽ dần được cảI thiện. Một sự thay đổi đang xảy ra trong cách sắp đặt tổng thể vật lý của hệ thống chi nhánh. Các chi nhánh truyền thống sẽ đại diện cho ngân hàng và trở thành kênh phân phối hỗn hợp thực sự với đầy đủ các dịch vụ và với khả năng xử lý tốt nhất, có khả năng phục vụ ở các vùng xa xôi một cách tận tuỵ với khách hàng. Chi nhánh sẽ trở thành một thành phần quan trọng và bổ khuyết trong chiến dịch thâm nhập sản phẩm và dịch vụ. Việc này được khẳng định thêm khi chúng ta nhìn vào kinh nghiệm của Hoa Kỳ-một trong những quốc gia hàng đầu thế giới-vào thời điểm cuối năm 2002, ngân hàng America thông báo rằng họ đã có thêm 550 chi nhánh cộng thêm vào mạng lưới 4.200 chi nhánh chỉ trong vòng một vài năm tới và các ngân hàng Hoa Kỳ khác cũng thông báo kế hoạch bành trướng tương tự. Cũng vậy, tại các quốc gia khác, các ngân hàng đang rất dè dặt trong việc từ bỏ hệ thống chi nhánh. Ngân hàng ING đã thực hiện triển khai kế hoạch phân phối của họ rất rõ ràng với phương châm “click-call-face” một xu hướng chuyển tải dịch vụ kiên định từ tất cả 3 kênh phân phối ( Internet, Callcenter và hệ thống chi nhánh) được nhìn bằng con mắt lạc quan trên cơ sở nền tảng hạt nhân là cơ sở khách hàng và giảm bớt đi sự sao chép, áp lực của các chủ ngân hàng trong việc nâng cao hiệu quả của hệ thống chi nhánh. Mức phí phải giảm xuống trong khi lợi nhuận phải tăng lên. Việc triển khai các kênh phân phối mới song cùng với hệ thống chi nhánh, việc khai thác các công nghệ mới và sự đổi mới trong hình thức tiếp xúc và giao dịch với khách hàng có thể giúp ngân hàng đạt được mong muốn đó. Các kênh phân phối đã giúp họ giảm phí giao dịch trong khi tăng cơ hội cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ tự phục vụ thông qua việc làm đơn giản hoá các dịch vụ tự động, đồng thời tạo cho nhân viên của chi nhánh thời gian tăng thêm để bán các sản phẩm mới và dịch vụ mới tới khách hàng. Đó chính là giải pháp. Các kênh phân phối điện tử có thể hoạt động tách rời nhau hoặc triển khai lần lượt. Internet baking và Callcenter có thể hỗ trợ hoàn toàn hiệu quả cho việc giao dịch tại các chi nhánh. Các dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân và việc nhận diện khách hàng cá nhân đã được thực hiện tại chi nhánh hoàn toàn có thể chuyển sang bộ phận Callcenter và Internet banking. Kênh phục vụ khách hàng qua dịch vụ Phone-banking-voice và dữ liệu giao dịch khách hàng có thể hoạt động và trong khoảng cách xa chỉ trong giây lát. Bằng việc tạo ra sự hỗ trợ, các dịch vụ hiệu quả đã được cá nhân hoá không chỉ các chi nhánh có thể thực hiện một cách có hiệu quả, mọi kênh phân phối đều có thể thực hiện được điều đó. Việc triển khai thực hiện mỗi kênh phân phối trong số đó phải được kết hợp với chương trình làm hợp lý hơn vai trò của các chi nhánh. Chương II. Thực trạng ngân hàng điện tử tại Việt Nam hiện nay. I. Phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam. 1.1 Phát triển ngân hàng điện tử hiện nay ở nước ta. Phải tính từ năm 2000 trở đi, những sản phẩm mang dấu ấn hiện đại mới được hình thành. Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đều đã mở các Website riêng để giới thiệu các dịch vụ điện tử của mình như thủ tục chuyển tiền, mức phí chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hàng ngày, biểu lãi suất đang áp dụng. Tháng 3 năm 2001 Ngân hàng Á Châu (ACB) khai trương dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking) thông qua mạng Intranet. Để làm nghiệp vụ này ACB đã hợp tác với công ty phát triển phần mềm và truyền thông VASC ký kết “ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử”. Khách hàng được quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch với ngân hàng. Với dịch vụ Home banking , khách hàng có tài khoản tại ACB có thể dùng tiền trên tài khoản của mình để thực hiện tất cả các giao dịch thanh toán qua ngân hàng như: chuyển khoản (Fund transfer) cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến các tài khoản khác trong cùng hệ thống ngân hàng Á Châu; thanh toán hoá đơn (Bill payment) cho phép thanh toán những hoá đơn điện, điện thoại, nước…có đăng ký trước với ngân hàng. Chuyển tiền (Money transfer) cho phép chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ACB đến người nhận bằng chứng minh thư nhân dân, passport…trong hoặc ngoài hệ thống. Tra cứu thông tin, liệt kê giao dịch. Mỗi doanh nghiệp sẽ được sử dụng 2 user , một đế soạn thảo lệnh, một để xác nhận mã số truy cập, mật khẩu khác nhau. VASC bảo mật và đảm bảo an toàn các chữ ký điện tử trong thanh toán cho khách hàng. Từ cuối năm 2002 VASC đã phối hợp với ACB phát triển và đưa vào thử nghiệm dịch vụ Mobile banking (viết tắt là M-banking). Bắt đầu tư ngày 1/8/2003 dịch và này được chính thức đưa vào hoạt động qua số 997. Theo đó, tất cả khách hàng có Điện thoại di động, mở tài khoản tại ACB, được cấp mã số truy cập và mật khẩu là có thể thực hiện thanh toán tiền mua hàng hoá , dịch vụ ở bất kỳ nơi nào có phủ sóng điện thoại di động với nội dung tin nhắn ngắn gọn: mã số đại lý nơi thanh toán tiền, số tiền sẽ trả, mật mã của khách hàng. 1.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Cho đến nay, nhìn chung nhiều ngân hàng thương mại ở nước ta đã chú ý phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh hai ngân hàng đi đầu là ACB và Viêtcombank, nhiều ngân hàng khác cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương đã lắp đặt và triển khai phần mềm Globus, giải pháp công nghệ ngân hàng hiện đại của hãng Temenos Holding NV Thuỵ Sĩ được triển khai tại các chi nhánh của ngân hàng này, các sản phẩm đang và sẽ được thiết lập là: tài khoản thấu chi, thẻ thanh toán Fast access. Bên cạnh đó Techcombank đang cung ứng hai dịch vụ ngân hàng điện tử là Telebank và Home banking. Telebank là hệ thống dịch vụ thanh toán trực tuyến từ xa cho phép khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Techcombank thực hiện thanh toán điện tử với ngân hàng ngay tại chỗ làm việc của mình. Telebank có độ bảo mật cao vì sử dụng công nghệ sinh mã ngẫu nhiên duy nhất có tên Cetificate của Microfit, được thiết kế theo dạng một phần mềm ứng dụng được cài đặt vào máy của khách hàng. Phần mềm này kết nối với ngân hàng qua đường truyền Dial-up, làm việc được ở cả hai chế độ, chế độ Offline cho phép xem thông tin để duyệt điện trước khi chuyển sang chế độ Online để chuyển đi. Còn với Techcombank Homebanking cho phép ngân hàng tiếp cận với khách hàng qua bốn sản phẩm: Techcombank Fast access: hệ thống truy vấn số dư tài khoản thông qua trang chủ của Techcombank. Techcombank mail access: dịch vụ theo dõi và gửi thông tin giao dịch tài khoản khách hàng tự động qua email mỗi khi tài khoản có giao dịch. Techcombank Mobile access: cung cấp thông tin số dư vào giao dịch của tài khoản khách hàng tự động bằng tin nhắn SMS. Techcombank Voice access: mọi thông tin về số dư và giao dịch của tài khoản , thông tin tỷ giá, lãi suất…được cấp qua tổng đài tự động khi quay 1570. Cùng với Á Châu, Vietcombank, Kỹ thương, các ngân hàng thương mại cổ phần khác như Đông Á, Sacombank, Phương Nam, Eximbank BIDV, Incombank…cũng đã nỗ lực triển khai một số dịch vụ ngân hàng điện tử như: internet banking, telephone banking, mobile banking, home banking…để phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Có thể thấy rằng, thời gian gần đây, với ý thức về vấn đề cạnh tranh và hội nhập, nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin hệ thống ngân hàng thương mại trong nước đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả nổi bật, đa dạng hoá dịch vụ, phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử. Đến nay, có thể thống kê được các dịch vụ ngân hàng thương mại được cung cấp như sau: Với dịch vụ I nternet banking, hiện tại, ở Việt Nam hầu hết các ngân hàng đều có trang Web riêng để khách hàng truy vấn thông tin, một số ngân hàng như Vietcombank, Incombank, ACB…đã cung cấp các dịch vụ xem số dư, theo dõi giao dịch tài khoản…qua Internet, còn dịch vụ thanh toán qua Internet thì chưa ngân hàng nào cung cấp. Telephone banking-dịch vụ ngân hàng qua điện thoại hiện đã có một số ngân hàng cung cấp như Vietcombank HCM, ACB, Sài gòn thương tín, Techcombank, Eximbank. Mobile banking-giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, hiện tại dịch vụ này đang được một số ngân hàng cung cấp như: ACB, Techcombank, Phương Nam, Công thương. Riêng ACB là ngân hàng cung cấp dịch vụ này mạnh nhất với nhiều tiện ích được khách hàng ưa chuộng như: báo số dư tự động đến điện thoại di động của khách hàng mỗi khi số dư trên tài khoản thay đổi, thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…qua điện thoại di động. Home banking – ngân hàng tại nhà, dịch vụ này đang được cung cấp bởi một số ngân hàng như: Đầu tư và phát triển Việt Nam, ACB, Techcombank, Eximbank, Vietcombank. Tóm lại có thể thấy rằng, với việc ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống ngân hàng trong nước đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thu được một số kết quả nổi bật. Tuy nhiên so với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, hiện tại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá hệ thống ngân hàng trong nước mới chỉ là bước khởi đầu, các dịch vụ ngân hàng điện tử mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin về tài khoản, các thông tin về dịch vụ ngân hàng còn các giao dịch thực sự vẫn chưa được phổ biến lắm, chưa tạo ra được sự đa dạng, hấp dẫn, sự tiện lợi thực sự để đủ sức thuyết phục người sử dụng. 1.3 Phát triển ngân hàng điện tử của Việt Nam đặt trong sự so sánh với thế giới. Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa, từ vài thập kỷ hoặc hơn nữa, so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự yếu kém, non nớt của ngành Ngân hàng Việt Nam với các vấn đề như nợ xấu tồn đọng, dịch vụ ngân hàng đơn điệu, tính an toàn chưa cao, công nghệ lacj hậu, tổ chức cồng kềnh, vốn ít, trình độ quản lý, giám sát chưa hoàn thiện… đang là những thách thức lớn. Thêm vào đó, khi các đợt sóng hội nhập đang đến gần, các ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài, những tập đoàn tài chính đa quốc gia với sự dày dặn về kinh nghiệm, tiềm lực tài chính khổng lồ, kỹ thuật, công nghệ hiện đại…thì để tồn tại và phát triển, dù muốn hay không phải có sự “thay đổi da thịt” trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam phải nỗ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hoá ngân hàng, bên cạnh hoàn thiện những nghiệp vụ truyền thống, tập trung phát triển ứng dụng ngân hàng hiện đại, không ngừng cải tiến, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Để bắt kịp tiến trình đó, hiện nay nhiều ngân hàng thương mại trong nước đang đẩy mạnh việc đầu tư kỹ thuật, công nghệ, tin học hoá mà bước đầu tạo ra mạng trực tuyến trong hệ thống ngân hàng của mình và những ứng dụng về mặt sản phẩm trên nền tảng đã xây dựng, giúp khách hàng có thể giao dịch đa dạng và thuận lợi. Các dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời cũng không ngoài mục đích đó, song sự mới mẻ của những dịch vụ này cùng với sự non trẻ về kinh nghiệm, nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ chưa cao khiến cho việc ứng dụng các công nghệ này chưa được đa dạng, hoàn thiện và mở rộng. Con đường đưa những tiện ích này đến tay người sử dụng còn nhiều gian nan. Các ngân hàng Việt Nam chưa bước chân trọn vẹn vào lĩnh vực này, song với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì chắc chắn đây sẽ là mảng dịch vụ chủ đạo của các ngân hàng thương mại trong tương lai. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay đã và đang nhắm tới mảng dịch vụ này, dù trước mắt còn nhiều khó khăn chưa tháo gỡ được. Chúng ta hi vọng rằng trong tương lai gần, các khách hàng của ngân hàng Việt Nam được hưởng nhiều hơn thành quả của nền công nghệ tin học hiện đại được ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng mà trước hết là ngân hàng điện tử. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là đem lại một sức sống mới cho ngân hàng và bắt đầu một quá trình thay đổi mang tính văn hoá. Phát triển dịch vụ ngân hàng không phải là nâng cao hiệu quả của quy trình hiện đại, mà là xem xét một cách có hệ thống quy trình công việc và thiết kế lại toàn bộ quy trình. Nói cụ thể hơn thì điều đó có nghĩa là sắp xếp lại trật tự các bước của công việc, loại bỏ đi các bước không cần thiết và cũng bỏ cả nhu cầu phải kiểm tra, kiểm soát nhiều lần, thực ra có rất nhiều việc hoàn toàn không mang lại hiệu quả và thậm chí là vô nghĩa. Thực trạng đáng lo ngại nhất hiện nay trong hệ thống ngân hàng là việc tổ chức xử lý nghiệp vụ không định hướng theo những nhu cầu của khách hàng hay không quan tâm nhiều đến các nhu cầu của khách hàng. Họ không chủ động tìm ra cách xử lý hồ sơ thủ tục của khách hàng một cách nhanh nhất. Họ quan niệm khách hàng phải tìm kiếm ngân hàng, hoặc phải “chờ đợi phục vụ” là hiển nhiên. Chính vì vậy, hệ thống công nghệ thông tin lúc đó chỉ là phần mềm Foxpro cũ kỹ phục vụ trong nội bộ các ngân hàng để nhập dữ liệu và xử lý các giao dịch đơn giản. Và ngay cả trong nội bộ ngân hàng cũng không thể đấu nối trực tiếp với nhau dẫn đến gây khó khăn cho việc kiểm soát và điều hành thanh khoản. Hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ thực sự quan tâm đến mục tiêu là làm sao đảm bảo được an toán về tín dụng mà không quan tâm đến những nhu cầu của khách hàng cần nhất. Khách hàng gặp nhiều khó khăn trong giao dịch gửi một nơi, rút nhiều nơi nên phải chờ đợi xác minh chữ ký bằng điện thoại và fax, cũng như các giao dịch chuyển tiền nội địa. Các kênh dịch vụ còn hạn chế do gặp nhiều khó khăn trong việc gửi một nơi rút nhiều nơi, từ đó rất khó mở rộng các loại thẻ thanh toán, không thể quản lý tốt các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ở Việt Nam một nhà nhập khẩu muốn xin ngân hàng bảo lãnh lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu đó phải đến phòng nhập khẩu của ngân hàng đưa ra yêu cầu của mình, sau đó phòng nhập khẩu phải qua các phòng tiền gửi, tiền vay và các bộ phận khác để điều tra xem khách hàng của mình ở trong vị thế nào trong các mối quan hệ với ngân hàng. Sau đó, nếu thoả đáng, bộ phận tín dụng của ngân hàng mới đồng ý bảo lãnh, tất nhiên trước đó quy trình này còn phải trình lãnh đạo duyệt. Mãi cho đến khi lô hàng nhập về đến cảng, doanh nghiệp còn phải đến phòng kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trình các hoá đơn cần thiết để được mua ngoại tệ thanh toán. Toàn bộ quy trình này, cho dù ngân hàng có cải tiến cách mấy đi nữa cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian chờ đợi của khách hàng. Ở các nước, các doanh nghiệp chỉ cần đưa ra yêu cầu của mình sau đó toàn bộ vấn đề sẽ được xử lý hoàn toàn tự động và tập trung về một đầu mối thồng nhất, không còn chuyện mỗi bộ phân chỉ có thông tin riêng khách hàng của mình. Ngoài các yếu kém trong quy trình nghiệp vụ như trên, ở Việt Nam các nghiệp vụ ngân hàng mang tính chất nền tảng, có thứ bậc ưu tiên cao nhất vẫn chưa được chú ý một cách đúng mức như hệ thống xử lý trực tuyến, hệ thống thông tin khách hàng tập trung, hệ thống kế toán chuẩn…Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng vẫn còn quá nghèo nàn và đơn điệu, các ứng dụng công nghệ thông tin để giao dịch trực tuyến còn quá mới mẻ, thiếu môi trường pháp lý đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng; sự thay đổi thưởng xuyên của các chế độ chính sách còn nhiều bất cập. Nói ngắn gọn chúng ta còn thiếu một dạng ngân hàng cốt lõi. Tức là những nghiệp vụ ngân hàng cơ bản chi phối toàn bộ hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, và là nền tảng cơ sở để phát triển các dịch vụ, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, từ đó dẫn đến những hậu quả như các ngân hàng đã không thể nào ứng dụng và phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ, quanh quẩn chỉ có các sản phẩm tiền gửi, tiền vay. Ngoài ra, yếu tố về các dữ liệu cũng cần được chú ý. Chẳng hạn theo đánh gía của bộ phận tín dụng, tài sản thế chấp của một doanh nghiệp được đánh giá là 50 tỷ đồng, trong khi đáng lý nó đánh giá 30 tỷ. Thông tin sai lệch này có thể tự động chuyển tới các bộ phân khác như bộ phận quản lý cấp cao từ đó hàng loạt những quyết định sai lầm có thể sẽ được đưa rảơ từng bộ phân và từng cấp quản lý. Như vậy, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử không phải là tối đa hoá hiệu quả của từng công đoạn cụ thể, chẳng hạn thời gian thẩm định tín dụng hay thao tác của nhân viên thu ngân, mà tối đa hoá hiệu quả của toàn bộ quy trình từ mỗi đầu vào và đầu ra tích gộp, tức là làm những công việc mới mang lại hiệu quả cao hơn, chứ không phải làm những việc cũ theo cách tốt hơn hoặc chi phí thấp hơn. 1.2 Những hạn chế trong vấn đề phát triển ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Các ngân hàng trong nước đang đua nhau giới thiệu về dịch vụ Internet Banking. Bên cạnh những hứa hẹn về sự tiện lợi, vấn đề an toàn, bảo mật đang là điều thu hút khá lớn sự quan tâm của khách hàng thường xuyên online Hiện tại, hầu hết ngân hàng đều có website và một số cung cấp dịch vụ online để khách hàng gửi thắc mắc, góp ý cũng như xem tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm, số dư tài khoản, liệt kê giao dịch phát sinh và hướng tới thực hiện chuyển khoản, thanh toán hoá đơn... chỉ với động tác click chuột hoặc enter. Truy cập Internet có thể xem được thông tin đầy đủ về tài khoản, chi tiết tiền gửi vào, rút ra, lãi phát sinh cũng như thời gian, địa điểm... giúp chủ thẻ không phải lưu hoá đơn đối chiếu với số dư tài khoản hoặc nhờ đến nghiệp vụ ngân hàng. Đặc biệt là những cư dân mạng được phục vụ 24/24 giờ và tiết kiệm khá nhiều thời gian. Ngoài Internet Banking, một số dịch vụ khác như Phone Banking, SMS Banking, Mobile Banking và Home Banking cũng được các ngân hàng giới thiệu khá rầm rộ. Tuy nhiên, đấy chỉ là bề nổi, truy cập vào dịch vụ ngân hàng trực tuyến của một số website ngân hàng như Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), TMCP Phương Nam, Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Công thương Việt Nam, Sài Gòn Công thương... khách hàng chỉ nhận được thông báo website đang được xây dựng hoặc khi click chuột kích hoạt thì chẳng thấy tác dụng gì. Theo phản ánh của nhiều chủ thẻ, các tiện ích từ dịch vụ này còn nhiều hạn chế. “Mở tài khoản trong Internet Banking chỉ xem được số tiền hiện có, riêng thanh toán chi phí điện, nước, điện thoại... thì không thực hiện được mặc dù ngân hàng giới thiệu rất đầy đủ về các tiện ích này", một số khách hàng của Vietcombank, phàn nàn. "Gần đây, ngân hàng trực tuyến này lại báo nâng cấp, không thể truy cập". Ngân hàng trực tuyến đòi hỏi tính an toàn và bảo mật rất cao. Tại Việt Nam, Luật thương mại điện tử vẫn chưa chính thức được ban hành, vì thế những tiện ích của dịch vụ này còn nhiều hạn chế, chỉ cho phép xem số dư tài khoản và thông tin giao dịch, chưa thể thanh toán hoá đơn trên web. Nhiều chủ thẻ có giá trị tài khoản lớn đã tỏ ra lo ngại vì khả năng tổn thất là rất lớn vì vẫn chưa có sự công nhân và bảo vệ quyền lợi của luật pháp. Gần đây, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín phải khuyến cáo trên website về thông tin khuyến mãi "giả mạo" mời đăng ký tài khoản tại www.swissbank-accounts.net. Nhằm bảo vệ chủ thẻ tránh những thiệt hại không lường trước, Sacombank đã đề nghị khách hàng không truy cập cũng như không điền bất kỳ thông tin cá nhân, tài khoản nào vào website này. Trên thế giới, Internet Banking và tiện ích thanh toán hoá đơn ngay trên web rất thu hút khách hàng, quan trọng hơn cả số lượng máy ATM và địa điểm giao dịch. Tuy nhiên, dịch vụ này phải luôn đối diện với "phishing", "pharming" cũng như các hình thức lừa đảo trực tuyến khác nhằm đánh cắp thông tin cá nhân truy cập tài khoản và "rút ruột" chủ thẻ. Vì thế, khách hàng luôn được nhà cung cấp dịch vụ cảnh báo. Trong khi đó, tại các ngân hàng Việt Nam chưa hề có dòng khuyến cáo nào về vấn đề này khi truy cập dịch vụ online banking. Hiện tại, để thực hiện tiện ích này, chủ thẻ có thể sử dụng dịch vụ Mobile Banking và Home Banking của các ngân hàng như ACB, VIBank, EAB... Tuy nhiên đối tượng sử dụng vẫn còn nhiều hạn chế. "Mức độ an toàn của Home Banking rất cao, dịch vụ này cho phép chuyển khoản và thanh toán hoá đơn trực tiếp với ngân hàng thông qua hệ thống Intranet", ông Kỳ cho biết thêm. Thực tế, để dùng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, khách hàng cần phải điền vào phiếu đăng ký và trình chứng minh thư hoặc hộ chiếu trực tiếp tại ngân hàng để được cấp mã số truy cập và mật khẩu. Thông thường, ngân hàng thực hiện bảo mật bằng cách cấp chứng chỉ CA (Certificate Authentication) khi khách hàng đăng ký dịch vụ và chỉ thanh toán khi chữ ký điện tử của người tạo ra tập lệnh trên mạng và người xác nhận lệnh chuyển tiền được chứng thực. Thực trạng luật giao dịch điện tử tại Việt Nam. 1.3.1 Vấn đề về luật giao dịch điện tử là rất cần thiết để phát triển ngân hàng điện tử. Ông Phạm Đình Hưng, kế toán trưởng Công ty TNHH Medicare khởi động chiếc máy tính để bàn rồi bắt đầu gõ những ký tự và con số trên bàn phím. Khoảng hai phút sau ông dừng lại và nói: “Tôi vừa hoàn tất lệnh chuyển tiền từ tài khoản của medicare sang tài khoản của một đối tác. Chỉ cần sếp của tôi truy cập vào mạng của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ký bằng chữ ký điện tử nữa là lệnh chuyển tiền có hiệu lực pháp lý”. Là một doanh nghiệp có trụ sở chính tại TPHCM, hoạt động trong lĩnh vực thương mại, mỗi tuần Medicare phải thực hiện việc 30-40 lần chuyển khoản để thanh toán tiền cho các đối tác. Trước đây, mỗi lần chuyển khoản như vậy Medicare phải cử nhân viên đến tận các điểm giao dịch của ACB để thực hiện. Mặc dù thời gian để hoàn tất việc chuyển khoản thông thường chỉ mất khoảng năm đến mười phút, nhưng phải liên tục cử nhân viên đến tận ngân hàng để giao dịch thật là mất thời gian và bất tiện, theo ông Hưng. Cách đây ba tháng, Medicare quyết định tham gia phương thức giao dịch ngân hàng qua Homebanking, tên gọi của dịch vụ ngân hàng điện tử, có thể giao dịch trực tiếp thông qua mạng Intranet của ACB. Homebanking của ACB được ACB đưa vào khai thác từ đầu năm nay. ACB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch điện tử. Hiện nay, có khoảng 140 doanh nghiệp tham gia giao dịch qua Homebanking của ACB, trong đó 50 doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên. Doanh số giao dịch hàng tuần qua Homebanking khoảng từ hai đến ba tỉ đồng. Số khách hàng cũng như doanh số giao dịch qua Home banking hiện chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với số khách hàng của ACB có hơn 10.000 doanh nghiệp và 200.000 cá nhân. Nhưng ông Giang vẫn cho rằng dịch vụ ngân hàng điện tử của ACB khởi đầu như vậy là khá thành công. Homebanking của ACB đang thực hiện một số dịch vụ như: chuyển khoản, chuyển tiền cho người không có tài khoảng ở ngân hàng, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước và tiền điện thoại. Hiệu quả của dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng là tiết kiệm thời gian và có thể thực hiện các giao dịch mọi lúc, mọi nơi. Lợi ích đối với ngân hàng cũng không nhỏ. Ông Giang cho biết Homebanking giúp ACB tiết kiệm nhiều chi phí, do phải thuê nhân viên và đầu tư cho mặt bằng, cũng như trang thiết bị. “Một nhân viên có thể thực hiện hàng ngàn giao dịch chuyển khoản trong Homebanking trong một ngày, trong khi làm theo cách truyền thống thì chỉ thực hiện vài trăm cuộc giao dịch”. Ngoài ACB, nhiều ngân hàng khác cũng đang triển khai hệ thống ngân hàng điện tử, trong đó có thể kể đến Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), đơn vị triển khai giao dịch điện tử liên ngân hàng từ năm 1998 đến nay đã có 64 ngân hàng tham gia. Trong thời gian gần đây, Vietcombank chi nhánh ở TPHCM cũng đã triển khai dịch vụ giao dịch điện tử với tên gọi VCBmoney cho bốn doanh nghiệp ở TPHCM. VCBmoney mỗi ngày có khoảng 50 cuộc giao dịch cho dịch vụ chuyển khoản và chuyển lương cho nhân viên công ty. Dù dịch vụ ngân hàng điện tử có nhiều tiện ích, nhưng hiện nay vẫn có ít doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này. Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng diện tử của ACB và Vietcombank đã làm nhiều cách để thu hút khách hàng. Theo ông Hồ Thái Trường Giang, hiện nay ACB đang hỗ trợ kỹ thuật miễn phí và thanh toán phí chữ ký điện tử (do Công ty VASC cấp) cho khách hàng. Còn Vietcombank thì hỗ trợ việc đào tạo sử dụng dịch vụ giao dịch điện tử, cung cấp chữ ký điện tử (do Vietcombank tạo ra) miễn phí. Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển dịch vụ Homebanking là chưa có luật làm cơ sở pháp lý, nên hiện nay nhiều ngân hàng vẫn phải chờ Luật giao dịch điện tử ban hành để phát triển hệ thống ngân hàng điện tử. Khi ngân hàng đặt vấn đề cho khách hàng sử dụng dịch vụ Homebanking, thì nhiều khách hàng từ chối với lý do họ đưa ra là hiện nay chưa có cơ sở pháp lý khi có xảy ra tranh chấp, nên họ chưa sử dụng dịch vụ này. Một yếu tố quan trọng khác khiến cho nhiều doanh nghiệp ngại sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là vấn đề bảo mật thông tin. Theo ông Hưng, lúc đầu Medicare cũng lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin và cơ sở pháp lí cho việc sử dụng Homebanking, nhưng đến nay giao dịch qua hệ thống Homebanking chưa có gì rắc rối. Thêm vào đó, khả năng sử dụng công nghệ thông tin của nhiều chủ doanh nghiệp kém kiến họ không mặn mà với loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử. 1.3.2. Dự kiến ra đời luật giao dịch điện tử Dự kiến Luật về giao dịch điện tử sẽ được ban hành vào giữa năm 2005. ACB và Vietcombank sẽ triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử đến các đối tượng khách hàng là cá nhân. Hiện nay để có cơ sở pháp lí trong trường hợp có tranh chấp ACB và Vietcombank đều lưu trữ dữ liệu của tất các giao dịch. Hai ngân hàng này cho biết, tính bảo mật của tất cả các giao dịch này luôn được đảm bảo, vì dữ liệu đều được mã hóa “Trong khi dịch vụ chứng thực điện tử ở Việt Nam cần hội nhập với thế giới thì Luật Giao dịch điện tử vẫn chưa ra đời, khiến cho ngành ngân hàng phải hoạt động... "lưỡng tính": vừa thực hiện một số hoạt động giao dịch điện tử, lại vừa in ra giấy chứng từ giao dịch” Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng Tạ Quang Tiến đã than phiền như vậy tại hội thảo chuyên đề ngày 5/7 về Luật Giao dịch điện tử trong khuôn khổ Diễn đàn Công nghệ thông tin (CNTT) và Vietnam ComputerWorld Expo 2004. Cho đến thời điểm này, ngành ngân hàng đã hội đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật để cung cấp cho khách hàng các giao dịch điện tử nhưng còn thiếu cơ sở pháp lý hoặc chưa đầy đủ. Các dịch vụ tiện ích như Internet Banking, Home Banking, Telephone Banking,... chưa thể triển khai đến khách hàng như một dịch vụ hoàn chỉnh do Việt Nam vẫn chưa có Luật Giao dịch điện tử. Mặc dù Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký văn bản chấp thuận sử dụng văn bản điện tử trong nội bộ ngành ngân hàng, nhưng theo đúng Luật Kế toán Thống kê, ngân hàng vẫn buộc phải in ra giấy, đóng dấu và ký tên vào các loại chứng từ giao dịch để đảm bảo tính pháp lý của chứng từ. Việc này đã làm tăng đáng kể khối lượng công việc của ngành ngân hàng. Với hàng chục ngàn chi nhánh của tất cả các ngân hàng trong cả nước, mỗi giám đốc chi nhánh ngân hàng buộc phải ký tên, đóng dấu đến hàng ngàn giao dịch mỗi ngày. Trong khi đó, các hoạt động giao dịch điện tử của ngành ngân hàng đang tăng nhanh. Chỉ từ năm 2003 đến nay, số lượng thẻ thanh toán điện tử đã lên đến 356.250 thẻ (256.250 thẻ thanh toán trong nước, 100.000 thẻ thanh toán quốc tế), gấp đôi so với số lượng thẻ của bảy - tám năm về trước và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Vẫn theo ông Tiến, hiện có trên 80% nghiệp vụ ngân hàng đã tin học hoá. Ngành ngân hàng đã thực hiện giao dịch trực tuyến (online), chứng từ điện tử và chữ ký điện tử nhưng do "cơ sở pháp lý về luật chưa có nên, nếu có vướng mắc gì trong hoạt động, phải đưa ra pháp luật thì rắc rối to... Nhưng may là chưa có gì xảy ra!" - ông nói. Theo ông Vũ Minh Mão, phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, phó trưởng ban thường trực Ban Soạn thảo Dự án Luật Giao dịch điện tử, Quốc hội đã giao Uỷ ban KHCN&MT chủ trì soạn thảo dự án Luật Giao dịch điện tử để trình Quốc Hội xem xét và thông qua vào cuối năm 2005. Ban Soạn thảo gồm 22 thành viên, với đại diện nhiều Bộ ngành, Hội và Hiệp hội... Một tổ biên tập gồm 24 thành viên cũng đã được thành lập và do TS Mai Anh, uỷ viên Uỷ ban KHCN&MT Quốc hội làm tổ trưởng. Tổ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch công tác theo lộ trình hoàn thành bản thảo dự luật vào cuối năm 2004. Ngoài ra, một khía cạnh kỹ thuật đóng vai trò không thể thiếu được trong các loại giao dịch điện tử là "chứng thực điện tử" (hiểu nôm na, kỹ thuật nhằm chứng thực danh tính của những người tham gia gửi và nhận thông tin qua mạng, chứng thực nguồn gốc và nội dung thông tin giao dịch) cũng đang được chú ý xây dựng cơ sở pháp lý thông qua các văn bản pháp lý khác cũng đang được soạn thảo. Đó là Pháp lệnh Thương mại điện tử (do Bộ Thương mại chủ trì), Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực điện tử (Bộ Bưu chính - Viễn thông chủ trì), Nghị định của Chính phủ quy định việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng mật mã không thuộc phạm vi bí mật Nhà nước (Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì). So với các nước và lãnh thổ trong khu vực, Việt Nam đi khá chậm trong xây dựng dựng cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử. Malaysia đã ban hành Luật Chữ ký Số vào năm 1997, Singapore ban hành Luật Giao dịch điện tử vào năm 1998, Hong Kong có Sắc lệnh về Giao dịch điện tử vào năm 2000. Hàn Quốc có Luật Chữ ký điện tử vào năm 1999 và sửa đổi vào năm 2001. Thái Lan và Nhật Bản cũng đã có các văn bản luật liên quan đến giao dịch điện tử vào năm 2001. 1.4 Phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Ngân hàng điện tử, hiểu theo nghĩa đơn giản và trực quan nhất đó là sự kết hợp hoạt động ngân hàng với Internet - Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, điện tử và tin học, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử. Đối với nước ta, đây là lĩnh vực hoạt động mới, hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) và các văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước và một số Bộ, ngành chưa đáp ứng để ứng dụng hoạt động của ngân hàng điện tử, ngoại trừ một số phần trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng phát triển riêng biệt và một số dịch vụ nhất định như: xây dựng và phát triển trang Web cho ngân hàng mình; homebanking; ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile banking). Trong đó hoạt động ngân hàng qua mạng điện thoại di động được phát triển với nhiều tiện ích như: cung cấp thông tin về tài khoản qua tin nhắn; thông tin về thị trường: tỷ giá, lãi suất, giá cả; giao dịch chứng khoán, nhà đất...; giao dịch thanh toán tiền điện thoại, tiền taxi, tiền điện, nước... Riêng đối với dịch vụ E-Banking, là dịch vụ ngân hàng điện tử “hoàn hảo” nhất, nhưng đòi hỏi tính an toàn, bảo mật trong thanh toán cao nhất, bởi lẽ rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam mới chỉ phát triển ở mức độ nhất định, khách hàng chủ yếu là các TCTD, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn ít và chỉ tham gia quan hệ mang tính chất tư vấn, tham khảo và tìm kiếm thông tin là chủ yếu. Việc khai thác được điểm mạnh và lợi thế tuyệt đối của một Ngân hàng điện tử là cung cấp sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng và có tính tiện lợi, tiện ích cao, nhanh chóng, chính xác, mang tính ngân hàng điện tử hiện chưa làm được Xét trên quan điểm kinh tế thì ngân hàng điện tử tiết kiệm chi phí. Theo đó tất cả các chi phí liên quan đến các hoạt động giao dịch, thanh toán, chi phí kiểm đếm, các chi phí đi lại... Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng sẽ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thuận lợi, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với ngân hàng điện tử. Với mô hình ngân hàng hiện đại là kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh là rất cao. Đặc biệt ngân hàng điện tử có thể cung cấp dịch vụ chéo. Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán... Khả năng giữ và thu hút khách hàng của ngân hàng điện tử. Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Tuy nhiên quá trình phát triển ngân hàng điện tử cũng nảy sinh nhiều vấn đề liên quan. Nổi bật là 3 vấn đề chính: vốn và công nghệ; an toàn và bảo mật; quản trị, phòng ngừa rủi ro. Trong điều kiện hiện nay, để phát triển ngân hàng điện tử ở nước ta, trước hết các TCTD trên địa bàn cần thực hiện một số “bước đi” thích hợp, theo các giải pháp cụ thể: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống: dịch vụ tín dụng; dịch vụ thanh toán; dịch vụ ngoại hối; kho quỹ; tư vấn... Đây là cơ sở đảm bảo cho TCTD phát triển đạt trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử. Thứ hai, phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng điện tử mà một số TCTD trên địa bàn đã và đang phát triển: dịch vụ hombanking; mobile banking, theo hướng ngày càng tiện ích. Phối hợp với các doanh nghiệp, với các ngành, lĩnh vực kinh doanh để tiếp tục mở rộng hoạt động thanh toán qua mạng điện thoại di động. Thứ ba, là sự phát triển ngân hàng điện tử mang tính chiến lược, tuy nhiên để phát triển vững chắc, các TCTD cần lựa chọn phương án tối ưu nhất để triển khai thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, trước mắt các TCTD trên địa bàn nên phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử ở mức độ nhất định, phù hợp với tình hình thực tế, trình độ phát triển của nền kinh tế; nhu cầu của khách hàng như: xây dựng và phát triển trang web của ngân hàng; phát triển hoạt động ngân hàng qua mạng điện thoại di động (mobile banking); phát triển dịch vụ homebanking. Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho chính các đối tượng khách hàng của ngân hàng (khách hàng truyền thống), đồng thời thu hút khách hàng mới sử dụng bằng chính tiện ích và hiệu ứng thông tin về dịch vụ từ các khách truyền thống. Thực hiện khai thác hiệu quả trang Web của ngân hàng mình để tổ chức hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tư vấn... nhằm thu hút khách hàng quan tâm và chú ý đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng Web, tạo trang web có nội dung đa dạng, phong phú với lượng thông tin cung cấp có chất lượng và thường xuyên được cập nhật, đổi mới. Kết luận. Đối với các ngân hàng thương mại, việc phát triển ngân hàng điện tử đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho sự phát triển. Tại Việt Nam, gần 50 năm phát triển vừa qua, hầu hết các ngân hàng chỉ có duy nhất hệ thống truyền thống - hệ thống chi nhánh. Để có thể cung cấp những dịch vụ, tiện ích đến tận tay những khách hàng mọi lúc, mọi nơi thì phát triển ngân hàng điện tử là một trong những yếu tố làm nên thành công trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ Thực tế, ngành công nghiệp ngân hàng hiện nay đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cùng với sự xuất hiện hàng ngày các sản phẩm mới có liên quan đến ngân hàng như thẻ tín dụng, giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, ngân hàng tự phục vụ... và tiền điện tử hay ví điện tử cũng đang trở thành hiện thực. Ngân hàng điện tử đã thực sự là một cuộc cách mạng ngân hàng, nếu trước kia công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngân hàng thì ngày nay ngân hàng điện tử sẽ thay đổi bộ mặt của kinh doanh ngân hàng. Do nhận thức còn nhiều hạn chế, đề tài của em vẫn còn tồn tại những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô. Em xin cảm ơn sự lưu tâm của thầy, cô đến đề tài này của em. Mục lục Lời mở đầu Chương I: Ngân hàng điện tử I. Lịch sử phát triển của ngân hàngđiện tử trên thế giới. 1.1 Vài nét về sự phát triển của ngân hàng điện tử trên thế giới. 1.2 Ngân hàng điện tử - sự lựa chọn chiến lược của ngành công nghiệp ngân hàng. 1.3 Sự phát triển của ngân hàng điện tử. 1.4 Sự ra đời của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử. 1.4.1 Sự xuất hiện của ATM- hệ thống máy rút tiền tự động. 1.4.2 Phone Banking- dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. 1.4.3 Internet banking. 1.4.4 Mobile banking. 1.4.5 Home banking. 1.4.6 Call center. 1.5 Thị trường dịch vụ ngân hàng điện tử. 1.5.2 Thị trường B2C (khách hàng là người tiêu dùng). 1.5.2 Thị trường B2B (khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp). 1.6 Một số phương tiện giao dịch thanh toán điện tử được sử dụng trong ngân hàng điện tử. 1.6.1 Tiền điện tử-Digital cash. 1.6.2 Séc điện tử – Digital cheques. 1.6.3 Thẻ thông minh – Ví điện tử – Stored Value smart Card. 1.7 Xây dựng luật giao dịch điện tử trên các nước. II. Tiền đề để phát triển ngân hàng điện tử. Sự xuất hiện mạng Internet - một gợi ý phát triển ngân hàng điện tử. 2.2 Sự ưa chuộng sử dụng mạng Internet của dân chúng - tiền đề cho tiến trình xây dựng và phát triển những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. III. Những vấn đề cần chú trọng khi phát triển ngân hàng điện tử. 3.1 Vấn đề bảo mật và an ninh mạng - một yếu tố quan trọng trong tiến trình xây dựng ngân hàng điện tử. 3.2 Xây dựng chi nhánh trực tuyến (E-branch). 3.3 Đa dạng hoá kênh phân phối điện tử nhằm cung cấp các dịch vụ điện tử đến tay mọi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. IV. Tình hình chung về việc phát triển ngân hàng điện tử hiện nay trong khu vực và trên thế giới.. 4.1 Tổng quan về tình hình phát triển ngân hàng điện tử hiện nay tại các nước và khu vực trên thế giới. 4.2 Các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đang ứng dụng tại các nước trong khu vực và trên thế giới. 4.2.1 Dịch vụ cung cấp thông tin về tài khoản cho khách hàng (Account information): 4.2.2 Dịch vụ ngân hàng điện toán (Computer banking) 4.2.3 Thẻ ghi nợ (Debit card) 4.2.4 Thanh toán trực tiếp (Direct payment). 4.2.5 Thẻ lương (Payroll card): 4.2.6 Dịch vụ đầu tư (Investment services). 4.2.7 Dịch vụ ngân hàng tự phục vụ: 4.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Chương II. Thực trạng ngân hàng điện tử tại Việt Nam hiện nay. I. Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam. 1.1 Thực trạng phát triển ngân hàng điện tử hiện nay ở nước ta. 1.2 Thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. 1.3 Phát triển ngân hàng điện tử của Việt Nam đặt trong sự so sánh với khu vực và thế giới. II. Những hạn chế trong vấn đề phát triển ngân hàng điện tử ở Việt Nam Những hạn chế xuất phát từ phía ngân hàng Hạn chế về luật giao dịch điện tử tại Việt Nam. 2.2.1 Vấn đề về luật giao dịch điện tử là rất cần thiết để phát triển ngân hàng điện tử. 2.2.2. Dự kiến ra đời luật giao dịch điện tử III. Phát triển ngân hàng điện tử tại Việt Nam. K ết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0919.doc
Tài liệu liên quan