Đề tài Tình hình chuyển giao công nghệ qua các dự án nước ngoài ở Việt Nam

Với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế,Nhà nước ta cũng cần xây dựng một quy hoạch chiến lược phát triển tổng thể. Đây sẽ là định hướng giúp các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn.Mặt khác một chiến lược tổng thể về đổi mới công nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế cụ thể chiến lược phát triển công nghệ gắn với chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp. Chiến lược đó bao gồm: - Các quan điểm và mục tiêu đổi mới công nghệ. - Các định hướng ưu tiên trong phát triển công nghệ. - Các giải pháp chiến lược đổi mới và phát triển công nghệ. - Lộ trình đổi mới công nghệ. Đây sẽ là giải pháp nhằm tránh tình trạng chuyển giao công nghệ một cách ồ ạt, thiếu đồng bộ và không hiệu quả. Cần tiến hành tổng kết, đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động chuyển giao công nghệ trong thời gian qua để rút ra những bài học thành công và chưa thành công để nâng cao hơn nữa những nhận thức về lợi ích và chi phí của hoạt động chuyển giao công nghệ trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Đồng thời có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để các địa phương phối hợp và tiến hành cạnh tranh lành mạnh nhằm thu hút các luồng chuyển giao công nghệ, tránh tình trạng đưa chính sách ưu tiên riêng để thu hút đầu tư, thiếu sự chỉ đạo chung của Chính phủ.

doc56 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình chuyển giao công nghệ qua các dự án nước ngoài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới hiện nay, cùng với sự mở rộng các quan hệ kinh tế song phương và đa phương, chuyển giao công nghệ cũng được thực hiện chủ yếu qua con đường này. ở đây, phần chủ động thường thuộc về phía nước ngoài. Phía Việt Nam dễ phải chịu thua thiệt, đặc biệt là nếu người chịu trách nhiệm đàm phán lại thiếu kiến thức về công nghệ và chuyển giao công nghệ. Thực tế cho thấy, nhiều dự án gặp vướng mắc trong vấn đề chuyển giao công nghệ mà hai bên phải đàm phán, thảo luận đi lại nhiều lần, phải bổ sung, điều chỉnh lại các văn bản liên quan... khiến các bên tốn kém thời gian, tiền của mà hiệu quả rất hạn chế. Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ gắn với hàng loạt các vấn đề kinh tế – xã hội khác như: việc làm người lao động, mức sống, nền văn hoá dân tộc... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nói riêng và các cơ quan quản lý nói chung phải lưu tâm trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp. Một vấn đề mà chúng ta đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay là: chuyển giao công nghệ phần nhiều là yếu tố kĩ thuật( máy móc, thiết bị ) mà những bí quyết kĩ thuật, phương pháp quản lý... lại ít được chuyển giao. Phải chăng đây là một trong những vấn đề bức xúc và rất có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc vào nền công nghệ chính quốc tại các nước đang phát triển? Đánh giá chung về chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài, người ta không thể không đánh giá chất lượng công nghệ được chuyển giao thông qua chính nhà đầu tư nước ngoài – người đóng vai trò quyết định trong việc đưa công nghệ nào vào nước sở tại. Đến nay, chưa có một số liệu thống kê chính xác cho biết cơ cấu đối tác chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài. Nhưng nhìn vào bảng số liệu sau, người ta cũng có thể nhận thấy được một phần điều băn khoăn trên: BẢNG 2: CƠ CẤU ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM. ®Çu tƯ trùc tiÕp nƯíc ngoµi theo níc 1988-2007 (tÝnh tíi ngµy 31/12/2007 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT Níc, vïng l·nh thæ Sè dù ¸n Vèn ®Çu t Vèn ®iÒu lÖ §Çu t thùc hiÖn 1 Hµn Quèc 1857 14,398,138,655 5,168,461,054 2,738,114,393 2 Singapore 549 11,058,802,313 3,894,467,177 3,858,078,376 3 §µi Loan 1801 10,763,147,783 4,598,733,632 3,079,209,610 4 NhËt B¶n 934 9,179,715,704 3,963,292,649 4,987,063,346 5 BritishVirginIslands 342 7,794,876,348 2,612,088,725 1,375,722,679 6 Hång K«ng 457 5,933,188,334 2,166,936,512 2,161,176,270 7 Malaysia 245 2,823,171,518 1,797,165,234 1,083,158,348 8 Hoa Kú 376 2,788,623,488 1,449,742,606 746,009,069 9 Hµ Lan 86 2,598,537,747 1,482,216,843 2,031,314,551 10 Ph¸p 196 2,376,366,335 1,441,010,694 1,085,203,846 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư. Chúng ta đã biết mối quan hệ mật thiết giữa các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với hoạt động chuyển giao công nghệ. Đây không những là mong muốn được tiếp nhận những công nghệ mới, tiên tiến của các nước sở tại mà còn là mong muốn kéo dài vòng đời công nghệ, thải hồi những công nghệ lạc hậu ở các quốc gia phát triển của nhà đầu tư thông qua các dự án đầu tư trực tiếp. Bởi vậy nhìn vào bảng số liệu trên, người ta có thể thấy rằng công nghệ chuyển giao vào Việt Nam những năm qua chủ yếu là từ các nước trong khu vực ASEAN, mà đứng đầu là Singapore và Đài Loan. Ở phần “ đánh giá trình độ công nghệ của Việt Nam”, đề án cũng đưa ra một bảng điểm về trình độ công nghệ của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN. Các nước này có trình độ công nghệ không phải là cao trên thế giới. Vậy thì khó có thể hy vọng công nghệ chuyển giao vào Việt Nam là hiện đại, tiên tiến nếu như không tăng cường các biện pháp chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghệ phát triển như EU, Mỹ... Một cách khái quát, có thể nói rằng, chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua đã đáp ứng được phần nào yêu cầu phát triển nền kinh tế song chưa thực sự hiệu quả và phát huy tác dụng. 2.3. Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ thời gian vừa qua. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Kể từ năm 1986, nền kinh tế nước ta bắt đầu mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu được đẩy mạnh. Hoạt động này đã thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Mặc dù còn nhiều thua kém so với các nước trong khu vực nhưng bước đầu, bức tranh về một nền công nghệ tồi tàn, lạc hậu đã được cải thiện. Đây là những cơ sở, những định hướng để chúng ta xây dựng một nền công nghệ hiện đại trong tương lai. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. a. Về trình độ công nghệ: Chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao rõ rệt trình độ công nghệ của sản xuất so với thời kì trước đây. Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v) Trong hầu hết các ngành, công nghệ tiên tiến của nước ngoài đã được đưa vào dưới dạng đổi mới đồng bộ hay từng dây chuyền công nghệ. Thực tiễn “ chiến lược đón đầu công nghệ” – một ưu thế của kẻ đi sau, các ngành bưu chính viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí, một số dây chuyền sản xuất tự động đã được đưa vào trong nước như công nghệ CAD, CAM đưa vào trong thiết kế cơ khí chế tạo, dệt may, nhựa.Thông qua các dự án đầu tư nước ngoài, một số công nghệ mới đã được nhập vào nước ta như công nghệ sản xuất ống gang chịu áp lực bằng gang graphit cầu, sản xuất ống thép bằng phương pháp cuốn và hàn tự động theo đường xoắn ốc, sản xuất cáp quang, sản xuất đồ trang sức bằng kim loại quí với qui mô công nghiệp bằng phương pháp đúc khuôn mẫu chảy… đã tiếp nhận được những công nghệ tiên tiến so với khu vực và thế giới. Một số ngành khác cũng cải thiện được phần lớn dây chuyền sản xuất, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh trong nước như: may mặc, giầy da, chế biến thuỷ sản... Ngoài ra còn phải kể đến sự vực dậy của Công ty gang thép Thái Nguyên thông qua một loạt các hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Đài Loan... Như vậy, sự nâng cao trình độ công nghệ tại một số ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân cũng như tại các doanh nghiệp trung ương và địa phương đã góp phần nâng cao trình độ của nền công nghệ Việt Nam thời gian qua. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng vốn FDI chiếm tỷ lệ thấp , tuy nhiên nhiều dây chuyền công nghệ mới đã được chuyển giao vào Việt Nam như dây chuyền sản xuất các loại rau quả hộp, nước trái cây, một số liên doanh đã được thành lập ở Việt Nam để xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ sản phẩm như liên doanh sản xuất thịt lợn ở Bình Dương, bột mì cao cấp ở Bà Rịa - Vũng Tàu, liên doanh chế biến chè, hồ tiêu... Một số giống cây mới đã được đưa vào Việt Nam cho năng suất cao như giống dứa Cayen, giống mía ấn Độ, Đài Loan, châu Mỹ La tinh. Nhiều loại thiết bị chế biến đã được đưa vào Việt Nam thuộc loại tiên tiến và hiện đại bậc nhất thế giới như dây chuyền xay xát gạo Satake của Nhật Bản, dây chuyền sản xuất bột mỳ của Xinhgapo, Inđônêxia, các dây chuyền chế biến rau quả của ý, Hà Lan, các dây chuyền chế biến thịt của úc, các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc của Mỹ, Pháp, Hà Lan, các dây chuyền chế biến chè của Nhật, Bỉ, Đài Loan, các nhà máy đường của Anh, Pháp, ấn Độ, úc, Nhật, Đài Loan, liên doanh chế biến sữa và các sản phẩm sữa, liên doanh sản xuất bia, nước giải khát, liên doanh chế biến hải sản.... Các công nghệ mới này góp phần tạo ra một khối lượng hàng nông sản xuất khẩu lớn, chất lượng cao và giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh trên thị trường  thế giới. b. Về trang thiết bị. Có thể nói công nghệ chuyển giao vào Việt Nam qua các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là phần cứng của công nghệ dưới dạng các trang thiết bị phục vụ sản xuất. So với thế giới, các công nghệ này có độ lạc hậu ít nhất từ 1 – 2 thế hệ. Nhưng so với nền công nghệ Việt Nam, đây là những trang thiết bị tương đối đồng bộ và có trình độ cơ khí hoá cao hơn công nghệ trong nước. Phần lớn các thiết bị đó được trang bị các bộ gá chuyên dùng kèm theo các phương tiện nâng hạ vận chuyển phục vụ cho dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa(các máy đột, ép, đập trên các dây chuyền sản xuất các kết cấu kim loại..). Các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào Việt Nam các thiết bị riêng lẻ có trình độ tự động hoá cao, như các dây chuyền lắp ráp các bản mạch điện tử, tổng đài tự động kỹ thuật số, lắp ráp các mặt hàng điện tử... Tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 lên 21,72 tỷ USD, tăng 31,6% so với  năm trước và chiếm 34,3% tổng giá trị nhập khẩu của cả nước.Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2007 đạt trên 11,12 tỷ USD, tăng 67,8% so với năm trước. Trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI là 3,33 tỷ USD, tăng 31,1% và khu vực trong nước là 7,79 tỷ USD, tăng gần 91% so với năm 2006. Nhập khẩu nhóm hàng này đạt trị giá lớn nhất, chiếm 17,74% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước và cũng là mặt hàng đóng góp nhiều nhất 4,49 tỷ USD (25,3%) trong phần tăng thêm 17,79 tỷ USD của nhập khẩu. Công nghệ và thiết bị được nhập vào nước ta qua các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã nhanh chóng tạo ra lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu trước mắt của các nhà đầu tư nước ngoài trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó cũng phù hợp với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế thị trường , đổi mới công nghệ trong sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động , đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Đây là những công nghệ đã ổn định và phổ cập trong việc sử dụng ở các nước đang phát triển, phù hợp với qui mô sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. c. Bố trí lại cơ cấu kinh tế. Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi theo ngµnh 1988-2007 (tÝnh tíi ngµy 31/12/2007 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc) STT Chuyªn ngµnh Sè dù ¸n Vèn ®Çu t­ Vèn ®iÒu lÖ §Çu t­ thùc hiÖn I C«ng nghiÖp vµ x©y dùng 5,819 51,405,264,671 21,118,126,226 20,045,968,689 CN dÇu khÝ 40 3,902,961,815 2,345,961,815 5,148,473,303 CN nhÑ 2572 13,553,033,810 5,943,809,944 3,639,419,314 CN nÆng 2434 24,437,228,586 9,293,803,365 7,049,865,865 CN thùc phÈm 312 3,643,885,550 1,617,923,717 2,058,406,260 X©y dùng 461 5,868,154,910 1,916,627,385 2,149,803,947 II N«ng, l©m nghiÖp 929 4,458,158,278 2,115,319,681 2,021,028,587 N«ng-L©m nghiÖp 800 4,008,270,499 1,867,539,550 1,852,506,455 Thñy s¶n 129 449,887,779 247,780,131 168,522,132 III DÞch vô 1,936 29,193,410,221 12,653,163,964 7,167,440,030 DÞch vô 966 2,155,006,145 947,877,283 383,082,159 GTVT-Bu ®iÖn 211 4,323,882,565 2,781,446,590 721,767,814 Kh¸ch s¹n-Du lÞch 227 6,135,310,332 2,569,935,362 2,401,036,832 Tµi chÝnh-Ng©n hµng 67 915,827,080 850,404,447 714,870,077 V¨n hãa-YtÕ-Gi¸o dôc 272 1,249,195,062 573,586,594 367,037,058 XD Khu ®« thÞ míi 9 3,477,764,672 944,920,500 111,294,598 XD V¨n phßng-C¨n hé 154 9,418,878,164 3,468,469,591 1,892,234,162 XD h¹ tÇng KCX-KCN 30 1,517,546,201 516,523,597 576,117,330 Tæng sè 8,684 85,056,833,170 35,886,609,871 29,234,437,306 Trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, hoạt động chuyển giao công nghệ chưa thực sự nổi bật, tuy vậy từ những năm 1990 đã có sự xuất hiện của các công ty nước ngoài thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp như công ty Pacific của Australia nằm trong tập đoàn đa quốc gia ICI, tập đoàn CP group và công ty Uniseed của Thái lan, công ty Bioseed của Ấn Độ,công ty Cargill, công ty Pioneer của Mỹ, Trung Quốc…đưa các công nghệ giống cây trồng có năng suất cao vào Việt Nam, làm năng suất cây trồng bình quân năm tăng lên đáng kể. d. Chất lượng sản phẩm Nhờ quá trình chuyển giao công nghệ, nói chung chất lượng sản phẩm đã được nâng cao rõ rệt. Hoạt động chuyển giao công nghệ qua đầu tư nước ngoài khiến cho các doanh nghiệp sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt và hình thức. mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Người tiêu dùng trong nước bớt đi tâm lý “ sính dùng hàng ngoại”. Một số sản phẩm đã chiếm được cảm tình của khách hàng trong và ngoài nước như: hàng may mặc, giày da, quạt điện, bánh kẹo, bàn ghế... Việc đầu tư chuyển giao công nghệ từ nước ngoài đã hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu một khối lượng lớn các sản phẩm: bia, gạch ốp lát, ximăng, sắt thép xây dựng... Đồng thời cũng giảm nhập khẩu các sản phẩm, linh kiện, bộ phận, chi tiết cho các sản phẩm có công nghệ chế tạo phức tạp( đèn hình, xe máy, tổng đài điện tử số...). Đến nay, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đã được thế giới biết đến và công nhận thông qua việc cấp chứng chỉ ISO cho một số doanh nghiệp, hầu hết các sản phẩm của các xí nghiệp trên đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). e. Trình độ quản lý của các doanh nghiệp Trình độ quản lý là một trong những mặt còn yếu kém của Việt Nam. Những năm qua, việc tiến hành hợp tác làm ăn với các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp chúng ta tiếp cận được với phương thức quản lý mới. Đó là quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ ra ngoài phạm vi lãnh thổ đất nước. Thông qua đầu tư nước ngoài, trong một thời gian ngắn, nhiều cán bộ quản lí các xí nghiệp, các tổ chức kinh doanh, kể cả quản lý nhà nước đã tiếp cận với phương thức quản lý mới, mở rộng quan hệ ra ngoài phạm vi lãnh thổ đất nước. Hàng nghìn cán bộ quản lí, cán bộ, công nhân kĩ thuật được đi học tập, tham quan tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp ở nước ngoài. Hàng chục nghìn cán bộ, công nhân kĩ thuật khác được đào tạo ngay tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trực tiếp trên các dây chuyền sản xuất. Nhiều dây chuyền sản xuất phức tạo có qui mô lớn đã hình thành và đang được vận hành có hiệu quả với sự phối hợp của cán bộ Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài. Cho đến nay trong nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài số cán bộ là người nước ngoài đã giảm đáng kể, một số hoàn toàn do người Việt Nam điều hành, phía nước ngoài chỉ cử người đến kiểm tra định kì. Nhìn chung, trình độ quản lí sản xuất kinh doanh của số đông cán bộ trong các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài đã được nâng lên đáng kể. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài, và cũng là một trong những mục tiêu chính cần đạt được trong chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ là con đường ngắn nhất để đổi mới công nghệ, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chính sách mở cửa ban hành luật đầu tư nước ngoài và Luật chuyển giao công nghệ sẽ tạo ra sự đồng bộ về mặt chính sách và những điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ. Chúng ta không thể không công nhận những đóng góp to lớn của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua. Nó đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tăng thu nhập quốc dân, tiết kiệm chi phí sản xuất, bố trí lại hợp lý lực lượng lao động và nâng cao trình độ người lao động, đưa họ tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới. 2.3.2. Những mặt còn tồn tại. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng phải nghiên cứu, phải tìm các biện pháp khắc phục. a. Công nghệ chuyển giao chưa thuộc loại tiên tiến, hiện đại trong khi đó giá lại quá cao. Theo Tổng cục Thống kê ,chỉ có khoảng 8% số DN có công nghệ tiên tiến, 75% có công nghệ trung bình và lạc hậu. Còn theo số liệu của Bộ Khoa học - Công nghệ qua khảo sát nhiều DN thuộc 7 ngành, thì máy móc thiết bị dây chuyền của Việt Nam lạc hậu so với thế giới từ 10-20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30-50%, thậm chí 38% là số máy ở dạng thanh lý, 52% đã qua bảo dưỡng sửa chữa. Trong từng DN, bộ máy còn cồng kềnh, vận hành nặng nề kém hiệu quả. Trong khi đó, số DN có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 65,45%, và DN có vốn trên 10 tỷ đồng mới chiếm 20,89%. Mới đây, một cuộc khảo sát công nghệ được chuyển giao tại 42 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gần đây cho thấy: trong 727 thiết bị và 8 dây chuyền sản xuất thì có đến 76% thiết bị được sản xuất từ những năm 50 – 60, 50% máy móc đã qua sử dụng. Nhận định trên một lần nữa lại được minh chứng qua kết quả điều tra, đánh gía trình độ công nghệ trong ngành công nghiệp nhẹ: - 46% doanh nghiệp có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá, có thể duy trì trong vòng 3 đến 5 năm sau nếu thị trường ổn định. - 40% doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình, cần phải được cải tiến, phải nâng cao mới đáp ứng được yêu cầu. - 14% doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp cần phải được đổi mới. Trong số những công nghệ được khảo sát trên, có những công nghệ lạc hậu mà thế giới đã loại bỏ lại được chuyển giao vào nước ta như: công nghệ sản xuất các chất tẩy rửa có sử dụng chất tạo bọt bằng DBSA.Trong lĩnh vực cơ khí , công nghệ được nhập vào nước ta chủ yếu là công nghệ lắp ráp. Nhiều dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực này chỉ có khâu gia công đơn giản, lắp ráp, hoàn thiện và bao gói sản phẩm, không có khâu tạo phôi và gia công chính xác(sản xuất quạt điện, sản xuất ô tô, xe máy, chế tạo linh kiện, phụ tùng, linh kiện điện tử..) Một số công nghệ bị thanh lý ở chính quốc được đưa vào Việt Nam sau khi đã tân trang, cải tiến ít nhiều( dây chuyền sợi dệt, sản xuất thuốc lá, dây chuyền sơn mạ tôn lợp...). Cho đến nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hệ thống quản lý chất lượng được cấp chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn theo hệ thống chuẩn quốc tế không nhiều. Chất lượng sản phẩm chủ yếu mới đạt được các tiêu chuẩn để tiêu thụ trong nước, trừ một số ít sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc mang nhãn hiệu của các công ty nổi tiếng thế giới được xuất khẩu ra bên ngoài. Mặt khác, công nghệ chuyển giao lại có giá quá cao so với giá trị thực tế của nó. Một phòng tư vấn Thụy Sĩ cho biết, trung bình các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã tăng từ 10 – 15%, đôi khi tới 40% so với giá thực trên thị trường quốc tế. Phần lớn công nghệ được chuyển giao có trình độ lạc hậu so với thế giới. Nhiều dây chuyền sản xuất còn sử dụng nhiều lao động thủ công, có trình độ cơ khí hoá thấp. Trong khi đó, nhiều công trình, dự án bị phía nước ngoài nâng giá lên gấp 2 – 2,5 lần. Vậy đâu là nguyên nhân của sự mâu thuẫn này ? Lợi dụng sự kém hiểu biết của phía Việt Nam, đối tác nước ngoài không chuyển giao loại công nghệ hiện đại, chủ yếu vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao và nhanh. Những công nghệ có trình độ tiên tiến thường đắt tiền, thời gian hoàn vốn lâu. Bên cạnh đó, phía Việt Nam lại có tâm lý ỷ lại, trông chờ nhiều vào Nhà nước, trình độ hiểu biết về công nghệ mới còn rất hạn chế, động cơ trục lợi cá nhân, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn, thụ động trong việc tìm kiếm công nghệ và đàm phán, kí kết hợp đồng. Sự hạn chế này một phần là do những điều kiện về môi trường kinh tế – xã hội chưa đầy đủ; thiếu hệ thống thông tin về công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ khác; năng lực nghiên cứu, triển khai công nghệ còn yếu kém, chưa đủ “nội lực” để làm cơ sở cho việc tiếp thu và phát triển công nghệ được chuyển giao... Hàng loạt các nguyên nhân khách quan và chủ quan trên cho thấy sự bất cập trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề đáng được quan tâm thoả đáng. b. Những công nghệ được chuyển giao chưa tạo được lực đẩy cần thiết cho việc tiếp tục nâng cao năng lực công nghệ và tự đổi mới công nghệ. Từ thực tế đáng lo ngại: công nghệ được chuyển giao phần lớn có trình độ yếu kém, lạc hậu so với thế giới thì hậu quả tất yếu của nó sẽ là: chưa tạo được lực đẩy cần thiết cho việc tiếp tục nâng cao năng lực công nghệ và tự đổi mới công nghệ. Bởi trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay, đổi mới công nghệ diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu: thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới và tự đầu tư để đổi mới công nghệ. Những năm qua, hệ số đổi mới thiết bị chỉ đạt 7%/năm(chỉ bằng một nửa mức tối thiểu của các nước khác). Sự chuyển giao công nghệ được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng( dệt may, giầy dép, chế biến lương thực, thực phẩm...). Các ngành khác, quá trình chuyển giao chưa thực sự diễn ra sâu rộng. Tại các doanh nghiệp ngành điện tử, công nghệ lắp ráp chiếm ưu thế (80% CKD). Tại các doanh nghiệp ôtô, công nghệ hầu như là lắp ráp (100% ootoo được lắp ráp dưới dạng CKD); tỷ lệ khai thác năng lực máy móc, thiết bị thấp... Không những công nghệ được chuyển giao chủ yếu là phần cứng, chủ yếu trong các lĩnh vực lắp ráp, gia công, chế biến mà chỉ dừng lại ở khâu tiếp nhận - vận hành. Mặt khác, sự tiếp thu công nghệ một cách thụ động đã khiến các doanh nghiệp khó nâng cấp và tự đổi mới công nghệ đó khi cần thiết. Chuyển giao công nghệ cũng chưa tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nghiên cứu và triển khai tiến bộ kĩ thuật – công nghệ. Đây là điểm yếu của chúng ta nhưng lại là bí quyết thành công ở các nước tiên tiến trên thế giới và ở ngay cả nước trong khu vực như: Singapore, Malaysia. c. Chuyển giao công nghệ trong điều kiện đổi mới công nghệ lẻ tẻ, thiếu quy hoạch và chiến lược, thiếu sự gắn bó giữa phương hướng đổi mới chuyển giao công nghệ với chiến lược phát triển cũng như chiến lược kinh doanh. Trước sức ép của thị trường, các doanh nghiệp đua nhau chuyển giao công nghệ. Phải chăng đây là “cái mốt” mà các doanh nghiệp tìm mọi cách để chạy theo mà không hề chú ý tới việc công nghệ được chuyển giao có thực sự phù hợp với bản thân doanh nghiệp hay không ? Có thể kể ra đây một trường hợp điển hình về việc nhập khẩu thiết bị từ FLS, Đan Mạch của nhà máy ximăng Hoàng Thạch. Quá hiện đại, quá rộng so với yêu cầu của địa phương, thiết bị phải ngừng hoạt động 6 tháng vì thiếu than đá. Vấn đề đặt ra ở đây lại không phải là trình độ công nghệ mà chính là sự phù hợp của công nghệ, hay sự gắn bó chặt chẽ giữa chuyển giao công nghệ với chiến lược phát triển, chiến lược sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn tồn tại tình trạng công nghệ được chuyển giao phần lớn do phía nước ngoài giới thiệu chứ không phải tự các doanh nghiệo tìm kiếm, tự nghiên cứu, thiết kế. Hơn nữa, nhập máy móc thiết bị lẻ nhiều và phổ biến hơn là các dây chuyền đồng bộ và khép kín...Tình trạng công nghệ chuyển giao xong mà thiết bị máy móc vẫn không sử dụng có hiệu quả, thậm chí không sử dụng được vẫn tồn tại. Một lần nữa, vấn đề hiệu quả của chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài lại được đặt ra như một bài toán chưa có lời giải. d. Thực hiện luật pháp trong chuyển giao công nghệ. Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện không theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ: không lập và ký kết hợp đồng hay chỉ ký kết hợp đồng giữa bên giao và bên nhận mà không trình để phê duyệt, chuyển tiền cho bên chuyển giao công nghệ khi chưa được phê duyệt hợp đồng ... nhiều hợp đồng do bên nước ngoài soạn thảo với điều kiện có lợi cho họ hoặc trái với quy định của pháp luật Việt Nam; phí chuyển giao công nghệ quá cao... Nhà Nước ta khuyến khích chuyển giao công nghệ với mức phí chuyển giao là 5% giá bán tinh hay 25% lợi nhuận sau thuế trong thời hạn 7 năm ( theo quy định số 49- HDBT ). Nhưng bên giao tìm cách không trình duyệt hợp đồng chuyển giao công nghệ ( chỉ có dự án đầu tư nước ngoài có hợp chuyển giao công nghệ trình Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường xét duyệt theo đúng pháp luật). Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Mặt khác, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do các bên tham gia chuyển giao công nghệ không am hiểu pháp luật Việt Nam; các đối tác Việt Nam không có đủ thông tin về công nghệ, về thị trường; một số cán bộ có trình độ kém, không quan tâm đến lợi ích chung. Một phần khác là do hệ thống pháp Việt Nam chưa thực sự ổn định và chặt chẽ. e. Sự thiếu đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh của cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động chuyển giao công nghệ. Công nghệ chuyển giao vào trong nước phải có những điều kiện nhất định về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để chọn lựa cho phù hợp cũng như phát huy được hiệu quả, tác dụng. Trong khi đó, sự thiếu đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh của cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn:Thiếu thông tin, thiếu năng lực quản lý, đổi mới công nghệ...Đặc biệt với các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống cơ sở vật chất quá cũ, lạc hậu, không thể thích ứng được với các công nghệ mới. Đó cũng là thực trạng chung cho toàn nền kinh tế. Việc hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém gây cản trở không nhỏ cho các hoạt động đầu tư cũng như các hoạt động kinh tế- văn hóa- xã hội khác. Mặc dù chúng ta đang từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nhưng vẫn còn nhiều thua kém so với các quốc gia khác trong khu vực và so với thế giới. Công nghiệp phụ trợ yếu kém đã gây ảnh hưởng đáng kể đối với thu hút FDI trong lĩnh vực CNTT, sản xuât sản phẩm điện, điện tử, tin học. Hiện nhiều Tập đoàn, công ty lớn của thế giới đã vào VN như NTT, Fujisu, Canon (Nhật Bản), LG, SK Telecom (Hàn Quốc), Hewlett Packard, Compaq, IBM (Mỹ). Có nhiều dự án quy mô lớn như dự án của Tập đoàn Intel đầu tư vào Khu CNC TP.HCM với vốn đầu tư 1 tỷ USD sản xuất, lắp ráp chíp... Các nhà sản xuất lớn này trong tương lai sẽ là nhân tố lôi cuốn các công ty con sản xuất linh kiện vào VN, nhưng trước mắt giá trị gia tăng trong các sản phẩm không đáng kể. f. Bảo vệ môi trường. Một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình “ phát triển bền vững ” đối với mọi quốc gia là yêu cầu về bảo vệ môi trường. Cùng với việc chuyển giao các công nghệ cũ, lạc hậu thì nỗi lo về môi sinh cũng được đặt ra. Khảo sát ở một số cơ sở sản xuất dưới đây cho thấy: Nhà máy phân lân Văn Điển có lượng bụi tới 1100 mg/m3, chiếm 90% lượng chất thải vào không khí. Nhà máy cao su Hà Nội, hơi xăng có nồng độ cao vượt tiêu chuẩn cho phép tới 40 lần. Một số cơ sở chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh,lượng khí Freon và amoniac từ hệ thống cấp động bị rò rỉ vào không khí lớn là tác nhân phá huỷ tầng ozon của khí quyển...Bên cạnh tình trạng ô nhiễm không khí là sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt do các nhà máy dệt, nhuộm, thuộc da, hoá chất thải ra. Tiếng ồn, độ rung của máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người công nhân và nhân dân lao động. Đặc biệt, vấn đề môi trường là vấn đề nổi cộm được dư luận và các cơ quan chức năng quan tâm, và là điểm nóng của xã hội. Đó là vụ việc của nhà máy bột ngọt Vêdan. Công ty đã không xử lý chất thải sau sản xuất mà đổ thẳng trực tiếp ra sông Thị Vải, tỉnh Đồng Nai, gây ô nhiễm sông với các chỉ số môi trường vượt định mức cho phép hàng trăm lần, gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân lưu vực sông. Đáng buồn hơn, sau vụ việc của công ty Vedan, một loạt các công ty khác bị các cơ quan chức năng phát hiện ra có sai phạm thậm chí nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến môi trường: như công ty Miwon, Công ty TNHH TP-Công nghiệp Hua Heong (KCN Lê Minh Xuân) ông ty TNHH Jin Kyong Việt Nam (KCN Lê Minh Xuân), Công ty TNHH Chieh Lin (Việt) (KCN Tây Bắc Củ Chi), công ty TNHH Yujin Vina (KCX Linh Trung), Công ty CPCN &TM Lidovit (KCN Bình Chiểu, công ty TNHH Viet Nam Nothern Viking Technologies (KCN Tân Thới Hiệp)…. Tình trạng báo động này là nguyên nhân từ phía các nhà đầu tư hay pháp luật Việt Nam chưa có những điều khoản quy định rõ ràng, trong khi các biện pháp quản lý của cơ quan nhà nước bị buông lỏng, để cho những tồn tại đó diễn ra trong nhiều năm liên tục, chưa có những biện pháp xử lý cứng rắn đối với các thiết bị gây ô nhiễm; những công nghệ xử lý chất thải không hiệu quả. Dù sao chăng nữa, chúng ta cần những công nghệ tiên tiến và phù hợp để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước song không thể trở thành “ bãi thải công nghệ ” của các quốc gia phát triển. Theo các chuyên gia công nghệ, tình trạng chuyển giao công nghệ chậm và kém hiệu quả đang là những rào cản đối với sự phát triển kinh tế ở VN. Điều đó xuất phát từ hai lí do chính: thiếu thông tin về công nghệ được chuyển giao và các vấn đề nảy sinh trong quá trình chuẩn bị và vận hành chuyển giao công nghệ. Ngoài ra còn có hàng loạt nguyên nhân chủ quan và khách quan khác đang làm cho việc chuyển giao công nghệ có một khoảng cách lớn so với những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra, cũng như chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ hiện có của đất nước. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CGCN QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VN 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả CGCN ở Việt Nam. Trong thời gian sắp tới, Đảng và Nhà nước ta vẫn hết sức coi trọng việc đổi mới công nghệ thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài bởi chuyển giao công nghệ là con đường ngắn nhất để chúng ta thúc đẩy nền công nghệ quốc gia phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Do đó phải đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao công nghệ hiện đại tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam và ứng dụng các kết quả nghiên cứu của người Việt Nam vào trong nước. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm hiện đại hóa sản xuất và quản lí kinh tế- xã hội, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả tăng trưởng nhanh và phát trển bền vững .Một số nhận định chung nhất về tình hình chuyển giao công nghệ trên quy mô toàn cầu nói chung và tại Việt nam nói riêng ở trên sẽ giúp chúng ta đề ra những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài. Thống trị nền kinh tế toàn cầu, nắm trong tay 2/3 tổng giá trị mậu dịch thế giới, các công ty xuyên quốc gia của các nước công nghiệp đang chi phối tới 90% thị trường công nghệ cao. Thời gian sắp tới, Việt Nam phải tạo cho mình sức hút đối với hoạt động đầu tư trực tiếp từ các công ty này để chuyển giao một cách đồng bộ các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó, phương thức chuyển giao sẽ thay đổi: công nghệ – công nghệ nhiều hơn là công nghệ – tiền. Đây là một bài toán hết sức khó khăn đặt ra không chỉ với các doanh nghiệp mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách. Mặt khác, nhiều vấn đề đang phát sinh gây cản trở cho các quốc gia có trình độ công nghệ kém như: giá công nghệ cao hơn, điều kiện chuyển giao ngặt nghèo, hạn chế thị trường xuất khẩu, không chuyển giao hết các bí quyết công nghệ... Nhiều công nghệ không được phép chuyển giao dưới bất kỳ hình thức nào vì bị coi là bí mật quốc gia. Như đã nói trên, đầu tư nước ngoài là nhân tố căn bản quyết định số lượng và chất lượng công nghệ được chuyển giao. - Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam: chỉ hiệu quả khi công nghệ đó bám rễ được vào sản xuất trong nước. Muốn vậy đất nước ta phải chuẩn bị một tiềm lực về khoa học và công nghệ, một chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để công nghệ chuyển giao vào đến nơi cần công nghệ. Chuyển giao công nghệ không thể hiệu quả nếu chỉ dừng lại ở giới hạn tiếp nhận thụ động kiến thức của người khác. Bí quyết sản xuất là một tài sản quí báu và có thể dựa vào đó mà cải tiến phát triển, vì vậy phải biết tiếp thu và biến thành cái của mình , nghĩa là tự mình phải làm chủ được công nghệ. Đó cũng là bài học đã làm cho các nước Đông Á khác biệt với nhiều nước ở chỗ họ đã tự mình thúc đẩy nền kinh tế của mình chứ không phải nhờ vào nước khác. Một điển hiền mới nổi lên ở Châu Á là Trung Quốc, theo RFI, ngân sách hàng năm cho khoa học công nghệ của Trung Quốc đã lên tới hàng tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản. - Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ: Việt Nam phải chú trọng cả nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, từng bước nâng cao tiềm lực nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, phải có dự án nghiên cứu và phát triển lớn, phù hợp và chủ động tiến hành nghiên cứu và phát triển quốc tế. “ Năng lực nội sinh về khoa học công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự phát triển trên một số lĩnh vực, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa” 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả CGCN qua các dự án đầu tư nước ngoài. Mỗi doanh nghiệp cần phải nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác đổi mới công nghệ. Đặc biệt, quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ bằng cách: khắc phục tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Trong một thời gian quá dài chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đến khi chuyển sang cơ chế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp đều tỏ ra lúng túng, kém năng động. Sự chậm chạp trong việc nắm bắt nhu cầu không ngừng gia tăng của thị trường và trong đổi mới công nghệ đã khiến không ít các doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ triền miên. Điển hình ở đây là một số doanh nghiệp Nhà nước như: Nhà máy dệt Nam Định, các nhà máy cơ khí đóng tàu... Mặt khác, các doanh nghiệp phải tự nâng cao trình độ quản lý, xây dựng chiến lược kinh doanh trung và dài hạn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam thường có bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Thời gian qua, thông qua liên doanh, liên kết với nước ngoài, thông qua các chương trình đào tạo... nhìn chung, trình độ quản lý đã được nâng cao một phần đáng kể. Song, sự nâng cao này vẫn chưa theo kịp với trình độ của thế giới cũng như sự đổi mới về phương thức quản lý chưa thực sự phù hợp với điều kiện hiện nay. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đào tạo được một đội ngũ người lao động có trình độ, có khả năng thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh gọn, chính xác. Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp không những phải nắm bắt thông tin về thị trường và thực lực của doanh nghiệp, của đối thủ cạnh tranh để lựa chọn công nghệ thích hợp; mà doanh nghiệp còn phải nắm bắt được thông tin vè thị trường công nghệ thế giới để tránh tình trạng: mua quá đắt so với giá trị thực tế của công nghệ như hiện nay. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thực sự coi trọng vấn đề nhân sự, kĩ năng quản lý và phẩm chất đạo đức của họ. Điều này có ý nghĩa lớn trong khâu chuẩn bị và kí kết hợp đồng. Thứ nhất là giai đoạn chuẩn bị đàm phán: doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu, kết quả đạt được sau khi đưa công nghệ vào sản xuất ; đánh giá và phân tích công nghệ một cách cẩn thận; tìm hiểu các thông tin về đối tác để biết được thực lực công nghệ của họ. Thứ hai là giai đoạn thảo luận hợp đồng chuyển giao công nghệ với các điều khoản của hợp đồng. Các điều khoản này phải được xem xét kĩ lưỡng và kết hợp lợi ích của cả hai bên trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ. Người đại diện cho doanh nghiệp tham gia kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có ý thức đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ là công việc hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp nhận được công nghệ phù hợp mà tiết kiệm được chi phí tối đa. Ở trên, chúng ta đã đề cập đến vấn đề Nhà nước tạo cơ chế thông thoáng cho mối liên kết giữa doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu triển khai công nghệ. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp nên chủ động tìm cho mình cách đổi mới công nghệ thích hợp, hiệu quả mà ít tốn kém. Gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với các viện, các trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một số giải pháp đổi mới từ phía các doanh nghiệp không thể bao quát toàn bộ những vấn đề đã và đang tồn tại. Nhưng phần nào, các giải pháp này đã dựa trên thực tế khách quan tại các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng, các doanh nghiệp có thể tìm ra được hướng đi phù hợp với điều kiện của bản thân mình. Bên cạnh đó, đa dạng hoá các đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm: phần cứng sản xuất, phần cứng tổ chức, tài liệu sản xuất, tài liệu tổ chức, kỹ năng sản xuất giải pháp này khắc phục những lỗ hổng trong chuyển giao công nghệ tại nước ta hiện nay. Đó là tình trạng chuyển giao công nghệ chỉ đơn thuần là chuyển giao các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mà thiếu những phần mềm có tính chất quyết định trong sản xuất kinh doanh như: bí quyết kĩ thuật, phương thức quản lý... Đa dạng hoá các đối tượng chuyển giao công nghệl là điều kiện cần và đủ để từng bước giúp các doanh nghiệp làm chủ được công nghệ chuyển giao. Trên cơ sở đó, thúc đẩy nền công nghệ quốcgia phát triển làm động lực cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 3.3. Một số kiến nghị. Với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế,Nhà nước ta cũng cần xây dựng một quy hoạch chiến lược phát triển tổng thể. Đây sẽ là định hướng giúp các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn.Mặt khác một chiến lược tổng thể về đổi mới công nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế cụ thể chiến lược phát triển công nghệ gắn với chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp. Chiến lược đó bao gồm: - Các quan điểm và mục tiêu đổi mới công nghệ. - Các định hướng ưu tiên trong phát triển công nghệ. - Các giải pháp chiến lược đổi mới và phát triển công nghệ. - Lộ trình đổi mới công nghệ. Đây sẽ là giải pháp nhằm tránh tình trạng chuyển giao công nghệ một cách ồ ạt, thiếu đồng bộ và không hiệu quả.    Cần tiến hành tổng kết, đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động chuyển giao công nghệ trong thời gian qua để rút ra những bài học thành công và chưa thành công để nâng cao hơn nữa những nhận thức về lợi ích và chi phí của hoạt động chuyển giao công nghệ trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Đồng thời có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để các địa phương phối hợp và tiến hành cạnh tranh lành mạnh nhằm thu hút các luồng chuyển giao công nghệ, tránh tình trạng đưa chính sách ưu tiên riêng để thu hút đầu tư, thiếu sự chỉ đạo chung của Chính phủ. Một mặt tăng cường công tác tư vấn chuyển giao công nghệ, Nhà nước ta cũng khuyến khích các dự án đầu tư nước ngoài gắn với chuyển giao công nghệ.Một vấn đề đặt ra ở đây là: Lựa chọn công nghệ thích hợp như thế nào? Phần trên của đề án đã khá đầy đủ về cách thức lựa chọn một công nghệ thích hợp. Tuỳ từng doanh nghiệp mà có thể thực hiện phương châm “ đi trước đón đầu”, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại hay chỉ tiếp nhận những công nghệ có trình độ phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Đồng thời nhà nước cần tăng cường quản lý các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ để tránh những phiền hà trung gian không cần thiết. Mặt khác, sự kiểm soát chặt chẽ này sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ hiệu quả hơn. Nguồn thông tin do họ cung cấp cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn. - Nâng cao nhận thức của các tầng lớp dân cư về việc tiếp nhận công nghệ chuyển giao thông qua các dự án đầu tư nước ngoài. Điều này đòi hỏi công tác giáo dục, tuyên truyền về những lợi ích của hoạt động chuyển giao công nghệ đối với từng cá nhân và cộng đồng cần được thực hiện rộng rãi và kiên trì hơn. - Tổ chức các khoá tập huấn để nâng cao kiến thức tiếp nhận công nghệ chuyển giao trong các lĩnh vực, ngành nghề và phát huy năng lực nội sinh của công nghệ. Từng bước xây dựng đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học có đủ khả năng phát triển các loại công nghệ được chuyển giao phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. - Qui hoạch và chủ động xây dựng các khu công nghệ tập trung, công nghệ cao để tạo địa bàn cho việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ một cách thuận lợi đặc biệt là các loại công nghệ cao và đội ngũ nhân lực chất lượng cao. - Phát triển mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để bổ sung những phần kiến thức về công nghệ trong lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu. Đồng thời cần chú trọng nhiều hơn đến việc khai thác các thế mạnh về thị trường tiêu thụ, kiến thức quản lý các loại dây chuyền công nghệ, tiếp nhận các loại tài liệu cũng như quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình khai thác và sử dụng công nghệ của đối tác nước ngoài để phát huy thế mạnh của Việt Nam. Quá trình này cần gắn với hoạt động nội địa hóa công nghệ một cách toàn diện. - Ban hành danh mục các công nghệ được ưu tiên chuyển giao. Danh mục này giúp nhà nước thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển công nghệ quốc gia như đã định. Đồng thời giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhà nước có các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc chuyển giao các máy móc, thiết bị cũ được tân trang lại và các công nghệ lạc hậu. Về lâu dài, nhà nước nên ban hành chính sách công nghệ quốc gia. Áp dụng các biện pháp kiểm tra về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư nước ngoài. Các công nghệ được chuyển giao trong các dự án đầu tư phải trình duyệt với bộ khoa học- công nghệ và môi trường. Công nghệ gây ô nhiễm có thể bị phạt, bị đánh thuế nặng hay trả về cho nhà đầu tư. Xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là quy luật tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Cùng với việc mở rộng các quan hệ quốc tế: là thành viên của ASEAN, là thành viên của hiệp hội Thương mại quốc tế( WTO các diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực: APEC, ASEM, AFTA… Nhà nước Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.Việc tăng cường quan hệ này sẽ mở đường cho hoạt động đầu tư nước ngoài và quá trình chuyển giao những công nghệ tiên tiến thích hợp từ các nước có trình độ công nghệ cao. Một điểm quan trọng nữa là Nhà nước phải cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi bao gồm hàng loạt các vấn đề như: hoàn thiện cơ sở hạ tầng về tài chính, giao thông vận tải, luật pháp; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng mạng lưới thông tin thông suốt... Hiện nay, các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật quy định về hoạt động đầu tư nước ngoài, hoạt động chuyển giao công nghệ nói riêng còn hay thay đổi, chưa thực sự có hiệu quả. Một môi trường đầu tư an toàn, ít biến động sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn. Trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất là điều cần thiết. Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc,Singapore, các đặc khu kinh tế này sẽ trở thành trung tâm thu hút hoạt động chuyển giao công nghệ có hiệu quả. Để tiếp nhận công nghệ được chuyển giao một cách hiệu quả, nền công nghệ nội sinh cũng phải khẳng định được vai trò của mình. Phát triển nền công nghệ nội sinh là nền tảng để thực hiện chuyển giao công nghệ. Không có khả năng tìm hiểu, tiếp thu thông tin công nghệ - đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự thất bại trong chuyển giao công nghệ. Điều này có nguồn gốc sâu xa từ sự yếu kém của nền công nghệ trong nước. Chính vì vậy Nhà nước ta nên tạo một cơ chế mở đối với sự phát triển khoa học – công nghệ trong nước. Một mặt, tạo điều kiện để đội ngũ các nhà khoa học học tập và nghiên cứu.    Hoàn thiện cơ chế, chính sách để chuyển đổi các cơ sở nghiên cứu hiện thời sang hình thức doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động nghiên cứu triển khai trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, cần nghiên cứu và xây dựng thí điểm các lọai hình nghiên cứu như ở các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Ngoài ra gắn hoạt động của họ với cơ chế thị trường, tức gắn kết nhu cầu đổi mới công nghệ với công tác nghiên cứu triển khai công nghệ ở các viện, các trung tâm công nghệ. Đây cũng là một giải pháp tốt đối với vấn đề thiếu nguồn lực cho đầu tư đổi mới công nghệ và thiếu công nghệ thích hợp để triển khai ở các doanh nghiệp hiện nay. KẾT LUẬN: Nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế vào năm 1986 ; đồng thời đề cao vai trò công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, coi đây là giai đoạn phát triển tất yếu. Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ trương “Lấy ứng dụng và chuyển giao công nghệ là chính” là hoàn toàn đúng đắn. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ ở VN vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như: số các dự án chuyển giao công nghệ còn quá ít, chinh sách mở cửa đối với các nhà đầu tư chưa thật thông thoáng và hấp dẫn, chiến lược kinh doanh cụ thể còn chưa thực sự chú trọng đến công tác chuyển giao công nghệ tiên tiến, vai trò của công nghệ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tình trạng chuyển giao công nghệ và trang thiết bị có trình độ thấp, công nghệ loại thải của các nước còn xảy ra khá phổ biến. Nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản... còn ít. Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đưa ra những biện pháp, chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp tiến hành chuyển giao công nghệ. Mặt khác, các doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài. Bởi đây là một trong những con đường thuận lợi và ngắn nhất để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Có như vậy mới có thể nâng cao được hiệu quả cảu chuyển giao công nghệ. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong được sự góp ý và sửa chữa của cô giáo. Cuối cùng em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn : PGS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đề án này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Công nghệ và quản lý công nghệ – Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Bộ môn quản lý công nghệ – 2003 2. Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường, vận dụng vào Việt Nam – Nhà xuất bản Nông nghiệp – 1994. 3. Chuyển giao công nghệ và quản lý của Nhật Bản sang các nước ASEAN( nhiều tác giả Nhật Bản). 4. Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp- NXB CTQG-2004 5. Giáo trình Quản trị dự án đầu tư quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế – Nhà xuất bản Thống kê - 1998. 6. Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ- Khoa đầu tư, trường ĐHKTQD, 2008 7. Kinh nghiệm tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các NIE Châu á - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam – Hoàng Thị Bích Loan – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Kinh tế Châu á Thái Bình Dương số 4(21)/2000. 8. Tạp chí Thời báo Kinh tế Sài Gòn 9. Tạp chí Khoa học & Phát triển . www.vietnamnet.com.vn . www.tchdkh.org.vn . www.vietbao.vn . www.mpi.gov.vn . www.gso.gov.vn . www.dost.hochiminhcity.gov.vn/web/vn/ . www.ncseif.gov.vn . . www.vst.vista.gov.vn . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24947.doc