Đề tài Tình hình đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí trong giai đoạn suy thoái kinh tế

Sáu trạm kinh doanh than: trạm Cổ Loa , trạm Ô Cách (Gia Lâm), trạm Giáp Nhị ,trạm Vĩnh Tuy , trạm Hoà Bình , trạm Sơn Tây : các trạm này sẽ tiếp nhận và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà công ty giao cho.Trực tiếp tiếp xúc và giao dịch vời khách hàng . Đề xuất với công ty kí hợp đồng với các mỏ trong Tổng công ty.Sau khi công ty kí hợp đồng ,các trạm tổ chức nhận hàng theo nội dung hợp đồng đã kí.Hiện nay công ty đang áp dụng mô hình khoán-quản đối với các trạm . Khoán về sản lượng ,tài chính, quản về chứng từ hàng hoá ,các quy định của cấp trên và Nhà nước .Mối quan hệ công tác giữa công ty và các trạm là mối quan hệ cấp trên cấp dưới. Toàn bộ hoạt động cuả các trạm phải nằm trong khuôn khổ các quy định đã được cụ thể hoá của công ty kinh doanh than Hà Nội. 1.3: Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của công ty

doc75 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí trong giai đoạn suy thoái kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều này là phù hợp vì trong giai đoạn suy thoái như hiện nay để công ty có thể phát triển làm ăn có lãi cũng như đảm bảo được quy mô phát triển thì công ty phải không ngừng đầu tư nhằm gia tăng uy tín, sức cạnh tranh cũng như mở rộng thêm thị trường cho công ty .Chính vì thế mà tình đầu tư,vốn cũng như các kế hoạch đầu tư và cả quy mô đầu tư đều được cán bộ trong công ty qua tâm . Bảng 1.9 :Quy mô tốc độ tăng vốn của công ty giai đoạn 2004 - 2008 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư (tỷ) 2,4 1,9 4,6 2,8 5,4 Tốc độ tăng định gốc(%) 100 79,2 192 117 225 Lượng tăng tuyệt đối (tỷ) 0 -0,5 2,7 -1,8 2,6 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 100 79,2 242 61 193 “Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường” Nhìn vào bảng ta có thể thấy tốc độ gia tăng vốn định gốc của công ty ngày một tăng lên đặc biệt là năm 2008 tăng hơn 225 % so vơi năm 2004 . Vào năm 2007 vốn đầu tư của công ty giảm hơn so với 2004 chỉ đạt 79 % điều này là do trong năm nay công ty không có nhiều hoạt động đầu tư cũng như các kết quả đầu tư từ các năm trước bắt đầu phát huy tác dụng điều này phù hợp với quy luật độ trễ trong hoạt động đầu tư. Năm 2006 thì vốn đầu tư thực tế của công ty đạt 192% so định gốc năm 2004. Theo tốc độ tăng liên hoàn thì năm 2006 là năm có tốc độ tăng liên hoàn so với năm trước là lớn nhất 242% và năm 2008 so với năm 2007 là 193%.. Trong đó năm 2006 là năm có mức tăng lớn nhất rất phù hợp với quá trình đầu tư của công ty. 1.5.2:Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Phần lớn nguồn vốn của công ty là hình thành từ vốn ngân sách Nhà nước vốn góp của cán bộ công nhân viên,vốn vay của các tổ chức tín dụng hay vốn khác lấy từ lợi nhuận để lại từ nguồn trả chậm cho khách. Với đặc điểm là công ty nhà nước nên hầu như vốn đầu tư của công ty là do Ngân sách Nhà nước cấp.Đây là một nguồn vốn lớn với chi phí sử dụng thấp nhưng lại có nhược điểm lớn là công ty phải phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Chính phủ và Nhà nước gần như không có tự chủ trong vốn kinh doanh. Vốn góp là nguồn vốn huy động được từ cán bộ nhân viên trong công ty.Chính nguồn vốn này là một nguồn lực lớn cho công ty không chỉ trong hoạt động đầu tư mà nó còn có vai trò quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên hăng say lao động nhằm làm cho nguồn vốn mình bỏ ra sinh lời cho công ty và cho bản thân mình. Vốn vay hầu hết là vay tín dụng thương mại ,đây là một nguồn không thể thiếu để vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư của công ty .Công ty hiện nay hoạt động và sử dụng khá tốt nguồn này.Sử sụng nguồn vay tín dụng này tốt có thể mang lại cho công ty những khoản tiết kiệm lớn như thuế thu nhập doanh nghiệp do chi phí lãi vay được tính là một khoản chi phí giảm trừ vào lợi nhuận công ty trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận trước thuế.Tuy nhiên việc sử dụng nguồn này phải thận trọng vì đôi khi chính chi phí trả lãi vay lại mang lại áp lực trả nợ cho công ty thậm chí có thể làm mất đi khả năng thanh toán của công ty . Vốn khác :nguồn này có thể hiểu là nguồn được trích từ các quỹ của công ty .Nguồn này có những đóng góp nhất định trong công cuộc huy động vốn của công ty .Nguồn này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty nhưng nó đang không ngừng gia tăng trong những năm ngần đây ,khẳng định vai trò tự chủ về vốn trong chiến lược đầu tư của công ty. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng như tỷ trọng và tầm quan trọng của các nguồn vốn hãy xem xét bảng sau. Bảng 1.10 :Nguồn vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn ngân sách 3,8 2,3 3,1 Vốn góp 0,5 0 1,6 Vốn vay 0 0,4 0,1 Vốn khác 0,3 0,1 0,6 Tổng 4,6 2,8 5,4 “Nguồn từ phòng kế toán và thống kê” Nhìn vào bảng 1.8 ta có thể thấy nhìn chung phần lớn vốn đầu tư của công ty là lấy từ ngân sách của nhà nước , một phần nhỏ là lấy từ vốn vay và vốn khác như vốn từ hoạt động kinh doanh mà nợ khách hàng chưa trả , hay từ lợi nhuận để lại của công ty.Năm 2006 là năm mà vốn đầu tư của công ty không hề dùng tới vốn vay do vào năm này thì phần lớn vốn rót từ ngân sách Nhà nước dùng cho hoạt động đầu tư của công ty .Nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh công ty đã phải huy động vốn kinh doanh từ cán bộ trong công ty .Trong năm 2007 thì vốn góp từ cán bộ công nhân viên lại không hề được sủ dụng cho đầu tư, Bảng 1.11 : Tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính : % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn ngân sách 82,6 82,1 57,4 Vốn góp 10,9 0 29,6 Vốn vay 0 14,3 1,9 Vốn khác 6,5 3,6 11,1 Tổng 100 100 100 “Nguồn: Tự tính của bản thân“ Qua bảng 1.9 ta có thể thấy rõ hơn hầu hết vốn đầu tư của công ty là lấy từ Ngân sách Nhà nước năm 2006 vốn từ Ngân sách chiếm tới 82,6 % trong tổng vốn đầu tư của công ty và năm 2007 là 82,1 % trong tổng vốn đầu tư,năm 2008 vốn từ Ngân sách có giảm hơn so với hai năm trước đạt 57,4 % và vốn góp từ cán bộ công nhân viên chiếm tới gần 30% cũng như vốn khác là 11 % điều này ngày càng khẳng định khả năng tự chủ về vốn đầu tư của công ty .Công ty đang dần giảm sự phụ thuộc của mình vào Ngân sách Nhà nước cũng như tăng cường hơn nữa vai trò tự quyết của mình trong hoạt động đầu tư. Dưới đây là bảng tổng kết về quy mô và tỷ trọng của các nguồn vốn trong công ty. Bảng 1.12: Bảng quy mô và tỷ trọng các nguồn vốn của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính :Tỷ đồng , % Chỉ tiêu Quy mô (tỷ) Tỷ trọng (%) Vốn ngân sách 16.8 65.94% Vốn góp 4.684 18.39% Vốn vay 1.007 3.95% Vốn khác 2.986 11.72% “Nguồn: Tự tính của bản thân.” Qua bảng tổng kết trên ta có thể thấy vốn ngân sách Nhà nước chiếm một tỷ lệ rất lớn 65,94 % trong tổng cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2008. Sau đó là vốn góp từ cán bộ công nhân viên trong công ty 18,39 %,rồi tới vốn khác 11,72% và cuối cùng là vốn vay chiếm 3,95 %.Có thể thấy rằng công ty đã hạn chế được rủi ro rất lớn khi sử dụng rất it vốn vay từ tổ chức tín dụng khác.Và tận dụng chiệt để nguồn vốn từ ngân sách cấp cho. Thể hiện rõ điều này qua tỷ trọng của nguồn vốn ngân sách trong tổng quy mô vốn đầu tư của công ty. Bảng 1.13 : Cơ cấu tổng nguồn vốn trong công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn ngân sách 3,8 6,294 6,706 Vốn góp 4,684 0 1,6 Vốn vay 0 0,515 0,492 Vốn khác 0,989 0,608 1,389 Nợ phải trả 10,98 6,161 8,442 Tổng 20,453 13,578 18,629 “Nguồn từ phòng kế toán và thống kê” Qua bảng 1.10 ta có thể thấy rõ hầu như toàn bộ tổng nguồn vốn trong công ty nằm ở nợ phải trả là chủ yếu nhiều nhất về mặt số lượng là năm 2006 gần 11 tỷ đồng và đang có xu hướng giảm dần qua các năm.Cơ cấu chính của nợ phải trả của công ty thường là phải trả người bán ,người mua trả tiền trước ,phải trả người lao động hay trả nội bộ và nộp Ngân sách Nhà nước. Ta thấy phần lớn vốn của công ty vẫn là lấy từ vốn ngân sách của Nhà nước và chiếm lớn nhất là năm 2008 là 5,64 tỷ đồng điều này một mặt cũng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước khu vưc cũng như trên toàn thế giới khiến cho ngân sách Nhà nước phải tiến hành cấp kinh phí hoạt động cho các công ty Nhà nước nhằm duy trì hoạt động của các công ty này .Ngoài ra còn một phần vốn huy động từ vốn góp của công nhân viên trong công ty chiếm tỷ lệ cao nhất là năm 2006 với 4,5 tỷ đồng trong tổng 9,482 tỷ đồng của công ty.Còn vốn vay và vốn khác nhìn chung chỉ chiếm một tỷ lên nhỏ trong tổng vốn của công ty. Nguồn vốn huy động trong công ty trong giai đoạn qua nhìn chung là khá tốt .Đã vận dụng các nguồn khá linh hoạt ,mặc dù hầu hết nguồn vốn của công ty là từ ngân sách Nhà nước nhưng các nguồn khác cũng là những nguồn quan trọng được công ty sử dụng . 1.5.3 : Các lĩnh vực đầu tư . Trong quá trình kinh doanh hầu như không một tổ chức nào không phải tiến hành hoạt động đầu tư cả.Đầu tư được coi là khung xương vững chắc cho hoạt động của công ty .Trong đó bao gồm nhiều hình thức đầu tư .Hiện tại nghiên cứu thực tập ở công ty kinh doanh than Hà Nội cho thấy công ty cũng có nhiều hình thức đầu tư như đầu tư xây dựng nhà xưởng ,các trạm chế biến cũng như các kho cất trữ than, đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị ,đầu tư cho quản lý chất lượng và đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Để có cái nhìn chung nhất về các lĩnh vực đầu tư của công ty ,hãy quan sát bảng số liệu sau. Bảng 1.14 : Bảng tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 4,6 2,8 5,4 Nhà xưởng 1,4 1,2 0,2 Máy móc ,thiết bị 2,977 1,182 5,139 Nguồn nhân lực 0,223 0,418 0,061 “Nguồn từ phòng kế toán và thống kê” Trong giai đoạn 2006-2008 công ty rất chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị.Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm đa phần nguồn vốn của công ty đặc biết năm 2008 vừa qua công ty đã đầu tư rất lớn máy móc thiết bị phần lớn là dành cho các của hàng và trạm Hòa Bình vừa được sáp nhập vào công ty.Nhà xưởng được đầu tư ít hơn lớn nhất là năm 2006 và kết quả này đã phát huy tác dụng trong các năm sau khiến cho nhu cầu đầu tư cho nhà xưởng giảm đi trong các năm sau đó.Công ty cũng dành một phần nhỏ trong vốn đầu tư của mình dành cho việc đào tào nguồn nhân lực,chất lượng nguồn nhân lực sẽ khẳng định vị thế cũng như quy mô và chất lượng phục vụ của công ty. Để hiểu rõ hơn về tình hình đầu tư của công dưới đây sẽ đi sâu nghiên cứu về các lĩnh vực đầu tư của công ty trong giai đoạn 2006-2008   1.5.3.1:  Đầu tư xây dựng nhà xưởng trạm chế biến và kho cất trữ than: Đầu tư xây dựng nhà xưởng là một trong những hoạt động đầu tư được thực hiện đầu tiên trong mọi quá trình đầu tư như xây dựng trụ sở làm việc ,nơi giao dịch ,nhà xưởng nhằm đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất hoạt động an toàn thuận lợi và có hiệu quả cao nhất Vì thế có thể nói đầu tư cho nhà xưởng có vai trò quan trọng ,Trong thời gian qua công ty đã tiến hành đầu tư vào xây dựng nhà xưởng như sau:. Bảng 1.15 :Quy mô vốn đầu tư cho xây dựng nhà xưởng của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn cho nhà xưởng 1,4 1,2 0,2 Tổng vốn đầu tư 4,6 2,8 5,4 “Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường”   Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy năm 2006 công ty đã dùng 1,4 tỷ đồng trong tổng 4,6 tỷ đồng tổng vốn đầu tư của công ty cho xây dựng nhà xưởng.Con số này lớn nhất so với các năm nghiên cứu có thể nói mặc dù trong năm 2006 suy thoái kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ nhưng công ty vẫn quyết định đầu tư lớn vào nhà xưởng điều này cho thấy công ty có định hướng rất lâu dài cho hoạt động đầu tư của mình. Và năm 2008 là năm mà vốn đấu tư cho nhà xưởng giảm mạnh chỉ có 200 triệu đồng trong tổng số 5,4 tỷ đồng vốn đầu tư của công ty do trong năm này công ty phần lớn dành vốn đầu tư vào máy móc thiết bị thay đổi dây chuyền sản xuất cũ đặc biệt là của tram than Hòa Bình mới sáp nhập vào công ty. Năm 2007 công ty dành 1,2 tỷ đồng vốn đầu tư cho xây dựng nhà xưởng trong tổng 2,8 tỷ đồng vốn đầu tư Bảng 1.16 :Tỷ trọng đầu tư cho nhà xưởng trong tổng vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính :tỷ đồng , % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị tài sản 1,4 1,2 0,2 Tổng vốn đầu tư 4,6 2,8 5,4 Tỷ trọng TS/VĐT( %) 30,43% 42,86% 3,70% “Nguồn từ cách tính của bản thân” Năm 2006 nhu tổng vốn đầu tư cho nhà xưởng chiếm 30,43 % trong tổng vốn đầu tư của công ty ,đây có thể coi là con số cao trong cơ cấu vốn đầu tư, năm 2008 thì tổng vốn cho nhà xưởng giảm xuống còn 3.7% giảm rất nhiều so với năm 2006 và năm 2007 thì con số này lại tăng lên tới 42,86 % trong tổng vốn đầu tư của công ty. Điều này là do năm 2006 được coi là năm bản lề cho công cuộc đầu tư của công ty là năm đầu tiên mà công ty tiến hành đầu tư nhằm phục vụ cho sản xuất và kinh doanh giảm bớt phải di thuê ngoài cũng như phụ thuộc vào các đối tác cung cấp dịch vụ vận chuyển hay chế biến. Và tiếp tục đầu tư mạnh vào nhà xưởng trong năm 2007. Còn năm 2008 công ty đầu tư rất ít vào quá trình xây dựng nhà xưởng do năm nay công ty phần lớn đầu tư vào máy móc thiết bị và nhà xưởng đầu tư trong các năm trước đã phát huy tác dụng theo đúng tính chất của hoạt động đầu tư đó là “độ trễ” trong đầu tư. 1.5.3.2 :  Đầu tư máy móc thiết bị . Với đặc trưng là công ty chế biến và kinh doanh than phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cá thể. Thì có thể nói máy móc thiết bị hay dây chuyền công nghệ hiện đại là không thể thiếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Như các loại máy móc dùng cho sang lọc chế biến than đóng bánh than tổ ong hay ô tô tải dùng cho vận chuyển than tới cho khách hàng.Vì thế đây là mảng đầu tư rất quan trọng và được công ty quan tâm. Nó không những khẳng định rõ chức năng của công ty mà còn góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của công ty , cũng như góp phần làm gia tăng thị phần và doanh thu cho công ty . Dưới đây là tình hình đầu tư chi tiết của công ty cho máy móc thiết bị. Bảng 1.17 : Tình hình đầu tư cho máy móc thiết bị của công ty Chỉ tiêu nguyên giá tuổi thọ năm đầu tư I:máy móc thiết bị 8,518,088,050.00 2008 Cân chìm 30 tấn Vĩnh Tuy 93,751,918.00 5 2008 Cân 35 tấn Hoà Bình 95,258,953.00 3 2008 Máy xúc komastsu cho HB 358,259,258.00 9 2008 Xe Huyndie 15 tấn 1,475,000,000.00 10 2008 Xe ủi than 958,258,000.00 12 2008 Máy hitachi LX70 cho HB 458,897,258.00 9 2008 Xe chở than Huyndie 18 tấn 1,600,000,000.00 9 2008 Cân 27 tấn Sơn Tây 88,568,589.00 4 2007 Xe ôtô tải kamaz 1,025,589,589.00 7 2007 Xe ô tô 598,258,259.00 7 2006 Máy xúc cho trạm ST 350,258,269.00 8 2006 Máy xúc mitsumitshi cho OC 578,987,857.00 8 2006 Xe bò chở than 12 tấn 1,358,000,000.00 10 2006 II:dụng cụ quản lý 245,692,496.00 1 2008 Máy tính 14,326,000.00 1 2008 Máy điều hoà 18,867,470.00 1 2008 Máy điều hoà 12,547,920.00 1 2008 Máy điều hoà nhiệt độ 10,670,000.00 1 2008 Máy phôtocopy 43,790,000.00 1 2008 Máy tính 13,326,000.00 1 2007 Máy điều hoà 10,867,470.00 1 2007 Máy điều hoà 10,547,920.00 1 2007 Máy điều hoà nhiệt độ 9,670,000.00 1 2007 Máy phôtocopy 23,790,000.00 1 2007 Máy tính 12,326,000.00 1 2006 Máy điều hoà 16,867,470.00 1 2006 Máy điều hoà 11,547,920.00 1 2006 Máy điều hoà nhiệt độ 10,070,000.00 1 2006 Máy phôtocopy 40,790,000.00 1 2006 “Nguồn từ phòng kế toán thống kê” Qua bảng ta cũng có thể thấy công ty phần lớn tiến hành đầu tư cho máy móc thiết bị vào năm 2008.Để thấy công ty rất quan tâm tới việc có thêm trạm than cũng như có thêm thị trường tiêu thụ than cho công ty ,để mở rộng kinh doanh sản xuất công ty đã tiến hành đầu tư thoả đáng nhằm đổi mới quá trình sản xuất vận chuyển nhằm tạo tính cạnh tranh trong kinh doanh hơn. Bảng 1.18 :Quy mô vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tại công ty Đơn vị tính :tỷ đồng ,% 2006 2007 2008 Vốn cho máy móc thiết bị 2,977 1,182 5,139 Tổng vốn đầu tư (tỷ) 4,6 2,8 5,4 Đầu tư máy móc /TV (%) 64,72 42,21 95,17 “Nguồn từ tính toán của bản thân” Qua bảng tổng kết trên ta có thể thấy rõ năm 2008 tổng vốn đầu tư của công ty gia tăng rõ rệt tăng mạnh từ 2,977 tỷ đồng năm 2006 vầ 1,182 tỷ đồng năm 2007 lên tới 5,139 tỷ đồng năm 2008. Nămm 2006 vốn đầu tư cho máy móc thiết bị là 2,977 tỷ đồng chiếm 64,72% trong tổng vốn đầu tư của cả năm. Con số đầu tư thực tế của năm 2007 có giảm đôi chút so với năm 2006 nhưng vẫn có tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt gia tăng đầu tư cho máy móc mạnh vào năm 2008 vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm gần như toàn bộ tổng vốn đầu tư của năm. Đây là một con số đầu tư lớn trong tỷ trọng cơ cấu vốn đầu tư. Do trong năm 2008 công ty phải đầu tư một lượng lớn cho trạm Hòa Bình mới sáp nhập vào công ty do sự sáp nhập của Hà Tây vào Hà Nội, làm tăng thêm địa bàn kinh doanh cũng như quản lý của công ty. 1.5.3.3 : Đầu tư phát triển nâng cao nguồn nhân lực. Đây là hoạt động đầu tư không thể thiếu được của bất cứ tổ chức công ty hay doanh nghiệp nào.Quá trình tuyển chọn kỹ càng , nhằm tìm ra cán bộ có trình độ chuyên môn cao nhất định nhằm đảm bảo nhu cầu hoạt động của công ty .Khi thị trường phát triển các đối thủ cạnh tranh cũng lớn mạnh theo dẫn tới phải đầu tư cho nguồn nhân lực đầu tư cho lao động như các chính sách đào tạo ,lương ,thưởng ,trợ cấp cho người lao động.Và chính sách này cũng khác nhau qua từng giai đoạn từng công ty. Mỗi công ty sẽ có cho mình một chính sách riêng phù hợp với các giai đoạn phát triển của công ty ,Nhưng nhìn chung tất cả chỉ nhằm mục đích là khuyến khích người lao động đóng góp một cách tốt nhất khả năng của mình cho công ty . Mặc dù từ trước tới nay Việt Nam vẫn được coi là quốc gia có lợi thế về nguồn nhân công rẻ. Song cùng với sự phát triển và mức sống của dân cư ngày càng tăng thì lợi thế này bắt đầu không còn thể hiện rõ ràng vai trò của mình trong nền kinh tế nữa ,mà thậm chí ưu thế này giờ bắt đầu có xu hướng yếu hơn một số quốc gia khác trong khu vực. Do vậy để giảm tỷ trọng lao động trong chi phí giá thành sản phẩm thì phải tiến hành rèn luyện kỹ năng ,kỹ xảo cho người lao động để năng cao năng suất lao động ,cũng như giảm thiểu phế phẩm trong quá trình sản xuất của công ty . Mặt khác khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển việc áp dụng các dây chuyên công nghệ mới tiên tiến đì hỏi phải có đội ngũ lao động có tay nghề và ‎ thức nghề nghiệp vững chắc . Nhận thức được tầm quan trọng của khâu đào tạo và đào tạo chuyên sâu cũng như đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ nhân viên , công ty đã tiến hành các hoạt động đầu tư nhăm nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua các lớp bồi dưỡng cũng như tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có điều kiện học lên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quá trình đầu tư này được thể hiện rõ dưới bảng sau Bảng 1.19 : Tình hình đầu tư cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty Đơn vị tính : tỷ dồng ,% Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 TVĐT - - 4,6 2,8 5,4 Vốn cho NL 0,36 0,42 0,223 0,418 0,061 “Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường” Ta có thể thấy vốn đầu tư cho nguồn nhân lực có chiều hướng gia tăng đặc biệt năm 2007 vốn đầu tư này tăng mạnh lên tới 418 triệu đồng .Điều này có thể được lý giải là do năm 2008 công ty đầu tư một lượng lớn máy móc thiết bị mới khiến cho phải tiến hành công tác đào tào nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng tay nghề của nhóm máy móc thiết bị mới mua về này nhằm sử dụng hết công suất không lãng phí công suất của máy móc thiết bị đó để có thể tiến hành vận hành cũng như quản lý tốt các máy móc mới này. Và trong năm 2008 vốn đầu tư dành cho nguồn nhân lực là rất ít do đội ngũ đào tạo ở năm 2007 có thể đảm nhận và vân hành có hiệu quả cao các máy móc công nghệ đầu tư và năm 2008 đúng như theo kế hoạch của công ty. Công ty cũng thường xuyên tiến hành nâng cao chất lượng cán bộ quản lý điều hành bộ máy hành chính ở văn phòng công ty cũng như các trạm các cửa hàng trong toàn thể công ty. Khiến cho quân số của các trạm liên tục thay đổi theo, có sự gia tăng của các lao động có trình độ chuyên môn và giảm bớt các lao động kém tay nghề. Bên cạnh các hoạt động nâng cao tay nghề cho người lao động công ty còn có những chính sách đối với người lao động :công ty áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật lao động với cán bộ công nhân viên như lương, thưởng, trợ cấp, chế độ bảo hiểm y tế , bảo hiểm xã hội, giờ làm việc, nghỉ ngơi, hay các hoạt động tập thể như thể dục thể thao. Áp dụng chế độ đãi ngộ tương xứng đối với người lao động có tay nghề cao, các nhân viên quản lý điều hành tốt hay các công nhân viên gắn bó lâu năm với công ty. Công ty ngoài trả lương theo quy định của pháp luật công ty còn có các mức thưởng , phụ cấp cho cán bộ công nhân viên hoạt động tốt hay gặp phải khó khăn trong cuộc sống.Người lao động tại công ty được hưởng những quyền lợi xứng đáng với những công sức họ đóng góp cho công ty . Hơn nữa do công ty hoạt động kinh doanh than là ngành có nguy cơ độc hại cao và bệnh nghề nghiệp như ho, phổi, hen.nên công ty thường xuyên có các buổi khám sức khỏe định kì cho tất cả nhân viên trong công ty cũng như các trạm và của hàng,cũng như có các chính sách ưu tiên đối với các nhân viên mắc bệnh nghề nghiệp hay gặp tai nạn nghề nghiệp bất ngờ. Dưới đây là bảng tiền lương trung bình của công ty. Bảng 1.20 :Bảng tiền lương bình quân của công ty Đơn vị tính :triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Thu nhập bình quân 2,1 2,5 3 4 5 Lượng tăng tương đối - 0,4 0,5 1 1 “Nguồn từ phòng kế toán và thống kê” Ta có thể thấy tiền lương có sự gia tăng qua các năm năm sau cao hơn năm trước. Điều này cho thấy rõ tình hình hoạt động của công ty ngày càng tốt lên và chính sách đãi ngộ với nhân viên được quan tâm . 1.6 :Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư của công ty. Như đã nghiên cứu ở trên về tình hình đầu tư của công ty vào các lĩnh vực ta có thể thấy công ty rất chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng cũng như gia tăng doanh thu mở rộng thị phần khẳng định hơn nữa vị thế của công ty trong toàn ngành. Dưới đây là một số đánh giá về kết quả đạt được của công ty trong hoạt động đầu tư của mình. 1.6.1 :Giá trị tài sản cố định mới huy động được . Công ty đã tiến hành đầu tư rất lớn cho nhà xưởng máy móc trang thiết bị. Để hiểu rõ hơn các tài sản cố định này góp phần như thế nào và lợi nhuận hay doanh thu của công ty ta xem xét bảng sau. Bảng 1.21 :Bảng giá trị tài sản có định huy động Đơn vị tính :tỷ đồng , lần Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 4,6 2,8 5,4 Giá trị tài sản mới huy động 3,25 2,75 4,53 Lượng tăng tương đối - -0,5 2,67 “Nguồn từ tính toán của bản thân” Nhìn chung ta có thể thấy giá trị tài sản cố định mới huy động được hầu như bằng với tổng vốn bỏ ra đầu tư của công ty, điều này cho thấy công ty rất quan tâm tới hoạt động đầu tư dẫn tới kết quả đầu tư vào hệ thống nhà xưởng máy móc trang thiết bị thể hiện rất rõ vào giá trị tài sản mới huy động được của công ty phần giá trị mới huy động này gia tăng dần theo thời gian và độ trễ của hoạt động đầu tư, năm 2007 phần lớn giá trị tài sản mới huy động là kết quả của quá trình đầu tư trong năm 2006 đã phát huy tác dụng và đưa vào sử dụng. Ta có thể nói bên cạnh việc tạo ra tài sản mới liên tục qua các năm nhà xưởng máy móc mới hay các công trình đưa vào sử dụng và khai thác đã giúp cho công ty mở rộng quy mô, gia tăng số lượng nâng cao chất lượng cũng như phục vụ khách hàng tốt hơn , giúp công ty giữ vững sản xuất kinh doanh . Về gia tăng sản lượng :hoạt động của công ty những năm 2004 ,2005 chủ yếu vẫn là do thuê ngoài các hoạt động nên mức gia tăng sản lượng tiêu thụ là rất nhỏ nhưng từ khi tiến hành đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh thì sản lượng bán của công ty gia tăng lên rất nhiều . 1.6.2:Gia tăng về sản lượng Như bất cứ công ty kinh doanh nào việc gia tăng sản lượng tiêu thụ của công ty khẳng định công ty đó hoạt động tốt hay không tôt,khẳng định công ty đó đi đúng hướng hay không hay khẳng định đội ngũ cán bộ quản lý có hoạt động có hiệu quả không. Ta hãy đi xem xét sản lượng tiêu thụ của công ty để khẳng định rõ hơn nhận định này, Bảng1.22 :Quy mô tốc độ tăng sản lượng của công ty giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị tính: nghìn tấn ,% 2004 2005 2006 2007 2008 Sản lượng tiêu thụ-nghìn tấn 263 276 304 365 420 Tốc độ tăng định gốc % 100 105 116 139 160 Lượng tăng tuyệt đối 0 13 28 89 55 Tốc độ tăng liên hoàn % 100 105 110 107 115 “Nguồn từ phòng kế toán và thống kê” Nhìn từ bảng số liệu ta có thể thấy mặc dù toàn bộ nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nhưng nhìn chung sản lượng tiêu thụ của công ty vẫn không hề suy giảm mà còn có chiều hướng gia tăng .Điều này cũng một phần là do nhu cầu tiêu dùng của cá nhân doanh nghiệp sản xuất không thể giảm sút quá nhanh cũng vì tâm lý của một số nhà đầu tư nghĩ rằng trong giai đoạn suy thoái này có thể bỏ tiền ra đầu tư mua lại một số công ty đang trên đà phá sản với giá rẻ và sau đó có thể vực dậy công ty và làm ăn có lãi cũng như tiếp tục sản xuất nhằm tung ra sản phẩm nhanh mạnh vào thời kì sau suy thoái. Sản lượng tiêu thụ than đặc biệt trong 3 năm gần đây thường xuyên đạt số lượng lớn 304 nghìn tấn vào năm 2006 , 365 nghìn tấn năm 2007 và năm 2008 thì sản lương tiêu thụ đạt mức 420 nghìn tấn. Và tốc độ gia tăng của sản lượng cũng ngày một nhiều năm sau cao hơn năm trước từ 5% tới 10 % sản lượng. Có thể nói trong giai đoạn nền kinh tế đang trên đà suy thoái như mấy năm gần đây mà công ty vẫn duy trì được mức bán hàng sản lượng tiêu thụ cao như vậy và ngày một gia tăng như thế một phần cũng là nhờ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty từ đây có thể thấy chính sách đối đãi với nhân viên rất tích cực thu hút được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiêm. 1.6.3: Gia tăng thị phần. Thị phần của công ty trong toàn bộ môi trường kinh doanh khẳng định vị thế và uy tín của công ty.Công ty càng có thị phần lớn thì càng làm ăn có lãi và có thể ngày càng mở rộng thị trường hơn nữa. Bảng 1.23: Thị phần của công ty sau giai đoạn đầu tư Đơn vị tính :% Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Trạm Cổ Loa 62 59 63 75 88 Trạm Ô Cách 85 82 86 90 92 Trạm Vĩnh Tuy 90 88 90 92 95 Trạm Giáp Nhị 94 90 92 94 97 Trạm Sơn Tây 83 76 80 87 92 Trạm Hòa Bình - - - - 90 “Nguồn từ phòng kế hoạch và thị trường” Ta có thể thấy rõ thị phần của công ty ở các trạm quản lý ngày một gia tăng mạnh mẽ chỉ còn một phần nhỏ thị phần của công ty bị một số đối thủ cạnh tranh chiếm giữ nhưng đó chỉ là một lượng rất nhỏ không đáng kể.Điều này khẳng định tính đúng đắn trong đầu tư của công ty. 1.6.4 :Giảm chi phí Chi phí là một khoản mục không thể thiếu của bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Càng có chi phí thấp thì càng có khả năng tăng thu trong doanh thu cũng như trong lợi nhuận hơn. Chi phí của công ty bao gồm rất nhiều các khoản mục như giá vốn hàng bán, chí phí hoạt động tài chính trả lãi vay, chi phí quản lý‎ doanh nghiệp, chi phí bán hàng , và các chi phí khác.Để hiểu hơn về tổng chi phí của công ty giai đoan vừa qua ta đi xem xét bảng sau. Bảng 1.24 : Chi phí hàng năm của công ty giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị tính : tỷ đồng , % Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Chi phí 91,6 114,54 152,91 142,315 298,468 lượng tăng ,giảm tương đối - 22,94 38,37 -10,595 156,153 Tốc độ tăng, giảm tuyệt đối định gốc (%) - 25 41,9 -11,6 170 Tốc độ tăng, giảm liên hoàn (%) - 25 33,5 -7 109,7 “Nguồn từ phòng kế toán và thống kê” 1.6.5:Tăng doanh thu và lợi nhuận Bất cứ hoạt động đầu tư nào cũng vì kết quả cuối cùng là doanh thu hay lợi nhuận cao. Nếu hoạt động đầu tư mà không làm gia tăng doanh thu lợi nhuận hơn so với trước khi đầu tư thì hoạt động đầu tư này không mang lại kết quả gì và nên dừng hay chấm dứt hoạt động đầu tư đó. Để xem liệu hoạt động đầu tư của công ty có mang lại kết quả khả quan hay không hãy quan sát bảng kết quả kinh doanh sau. Bảng 1.25 : Kết quả kinh doanh chung của công ty Đơn vị tính :tỷ đồng ,% 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 92 115 153,39 142,39 299,143 Doanh thu tăng thêm - 23 38,39 -11 156,753 Tổng chi phí 91,6 114,54 152,91 142,315 298,468 LNTT 0,400 0,460 0,480 0,075 0,675 LNST 0,400 0,460 0,480 0,075 0,675 Tỷ suất lợi nhuận (%) 0,435 0,4 0,313 0,053 0,226 “Nguồn tư phòng kế toán và thống kê” Có thể thấy trong tình hình kinh tế như hiện nay mà doanh thu từ hoạt động bán hàng của công ty vẫn không ngừng gia tăng từ năm 2004 doanh thu chỉ đạt 2 tỷ đồng thì tới năm 2008 doanh thu đã là 299,143 tỷ đồng gấp hơn 3,25 lần so với năm 2004.Và lợi nhuận của công ty cũng tăng theo doanh thu tuy tốc độ tăng của lợi nhuận không nhiều như tốc độ tăng của doanh thu những cũng phản ánh phần nào khả năng kinh doanh cũng như năng lực dự tính sản lượng và đầu tư có hiệu quả.Điều này là phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh cũng như các chính sách đầu tư đúng đắn của công ty đã mang lại kết quả cao thể hiện bằng sự gia tăng không ngừng của doanh thu qua các năm sau khi tiến hành đầu tư. Tuy nhiên kết quả đạt được còn chưa tương sứng với năng lực thật sự của công ty.Điều này cũng đúng do đây đang là giai đoạn suy thoái kinh tế chính điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty . Dưới đây là bảng lợi nhuận của công ty . Bảng 1.26 : Lợi nhuận gia tăng của công ty Đơn vị tính: triệu đồng, % 2004 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận 400 460 480 75 675 Lợi nhuận tăng thêm - 60 20 -405 600 LN/1 đồng vốn bỏ ra (%) - - 5,06 1 6,63 Tỷ suất LN 0,435 0,4 0,313 0,053 0,226 “Nguồn từ phòng kế toán và thống kê” Lợi nhuận của công ty không ngừng gia tăng qua các năm , tuy năm 2007 lợi nhuận có giảm đi rất nhiều. Một phần là do doanh thu giảm đi và cũng do chi phí trong năm này tăng cao gần bằng với doanh thu. Năm 2007 là năm ngay sau khi công ty bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư về mọi mặt cơ sở vật chất nguồn nhân lựcChính điều này khiến cho công ty có phần bị ảnh hưởng, dẫn tới chi phi và doanh thu có sự biến động lớn. Dưới đây là một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư của công ty. Các chỉ tiêu này phản ánh nguyên nhân và kết quả đầu tư có mối liên hệ với nhau như thế nào. Như chỉ tiêu doanh thu tăng thêm so với tài sản mới đưa vào sử dụng nó phản ánh một đồng tài sản mới huy động sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hay chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm so với tài sản mới huy động được. Bảng sau mô tả chi tiết về các chỉ số đó. Bảng 1.27 :Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư Đơn vị tính :triệu đồng, % Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 92.000 115.000 153.390 142.390 299.143 Doanh thu tăng thêm - 23.000 38.390 -11.000 156.753 Lợi nhuận 400 460 480 75 675 Lợi nhuận tăng thêm - 60 20 -405 600 Giá trị tài sản mới - - 3250 2750 4530 Tổng vốn đầu tư - - 4600 2800 5400 Doanh thu/TS mới %) - - 4720 5180 6600 DT tăng/TS mới (%) - - 1180 -400 3460 LN/TS mới (%) - - 14,77 2,73 14,9 LN tăng/TS mới (%) - - 0,62 -14,73 13,25 TS mới/VĐT(%) - - 70,65% 98.21% 83.89% “Nguồn tự tổng hợp của bản thân” Ta có thể thấy rõ năm 2006 cứ một đồng tài sản mới đi vào sử dụng mang lại cho công ty 1180 đồng doanh thu tăng thêm so với năm trước, tương đương với 4720 đồng doanh thu thu được, và 0,62 đồng lợi nhuận tăng lên và 14,77 đồng lợi nhuận thu được trong năm. Tài sản cố định mới huy động được trong năm khiến cho doanh thu thu về rất cao và lợi nhuận kiếm được cũng tăng như thế.Điều này tương tự cho năm 2008. Còn trong năm 2007 thì nặm dù có sự giảm sút trong doanh thu nhưng sự giảm sút này là không đánh kể dù vậy tài sản mới này vẫn tạo ra cho công ty một con số gia tăng trong doanh thu cao 5180 đồng doanh thu cho một đồng tài sản cố định mới sử dụng. 1.7 :Hạn chế và nguyên nhân. Với bất cứ quá trình đầu tư nào nhà quản lý đều phải xem xét và tìm ra nguyên nhân của thành công và thất bại từ đó rút ra bài học cho bản thân mình cũng như cho công ty nhằm đảm bảo quá trình đầu tư sau đó sẽ không mắc phải sai lầm như vậy nữa. Xin đánh giá hạn chế và đưa ra một số nguyên nhân cho hoạt đông đầu tư phát triển của công ty như sau; 1.7.1 : Về quy mô vốn đầu tư. Như đã phân tích ở trên ta có thể thấy rõ vốn đầu tư thực tế của công ty vẫn chưa đạt mức như nhu cầu kế hoạch đặt ra mức huy động được mới chỉ đạt cao nhất là 75% nhu cầu vốn kế hoạch đặt ra còn kém xa so với mức kế hoạch đặt ra. Điều này có thể lý giải là do trong quá trình lập kế hoạch đầu tư các cán bộ lập kế hoạch của công ty xác định chưa chính xác nhu cầu vốn thực tế cũng như khả năng có thể huy động được của công ty như thế nào.Đôi khi dẫn tới thừa vốn ở một số khâu ,một số kế hoạch, trong khi một số khác lại thừa.Ngoài ra do hầu hết vốn của công ty là vốn từ ngân sách nhà nước mà đây là một nguồn có thể cho là phải chi tiêu cho rất nhiều lĩnh vực nhiều khi đầu năm kế hoạch đặt ra như thế nhưng do có quá nhiều khoản mục phải chi tiêu mà Ngân sách đã cắt giảm một phần dẫn tới tình trạng thiếu vốn cho công ty. 1.7.2: Về công tác kế hoạch hóa hoạt động đầu tư Ta có thể thấy rõ công tác kế hoạch hóa hoạt động đầu tư tốt thì thành quả mang lại cho công ty là khả quan nhưng khi công tác kế hoạch này mà yếu ở bất cứ khâu nào thị kết quả mang lại sẽ phản ánh rõ nét nhất yếu điểm của công tác này. Công tác kế hoạch hóa hoạt động đầu tư của công ty nhìn chung khá ổn định hầu hết các kế hoạch của công ty đều được tiến hành triệt để cũng như được đội ngũ cán bộ chuyên môn giám sát và quản lý sát sao.Chính điều này khiến cho công ty có thể thành công trong các hoạt động đầu tư phát triển của mình. 1.7.3: Về cơ cấu nguồn vốn Như ta đã xem xét ở trên hầu hết nguồn vốn của công ty là nguồn từ Ngân sách nhà nước, sau đó tới nguồn vốn góp huy động được từ cán bộ công nhân viên trong công ty, rồi tới vốn khác gồm có vốn từ các quỹ và sau cùng là vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Chính điều này cho ta thấy trong cơ cấu vốn của công ty có sự lệch lạc khá nhiều sự không cân đối giữa cơ cấu giữa các nguồn vốn.Vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2006-2008 chiếm hơn 65% trong tổng cơ cấu vốn đầu tư của công ty ,con số này lớn hơn rất nhiều so với con số 18,39 % của nguồn vốn góp và 2 nguồn vốn còn lại.Chính do công ty nằm trong tập đoàn than khoáng sản Việt Nam một trong nhưng tập đoàn nằm dưới sự điều hành quản lý của Nhà Nước. Và hơn nữa than là loại tài nguyên qu‎ý của đất nước đang có nguy cơ cạn kiệt do khai thác bừa bãi quá nhiều nên Nhà nước buộc phải có các biện pháp và chính sách nhằm bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này của đất nước.Dẫn tới Nhà nước tiến hành bảo hộ và giám sát mọi hoạt động của ngành này. 1.7.4 :Về cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung. Ta đã thấy phần lớn vốn đầu tư của công ty là dùng cho đầu tư vào máy móc trang thiết bị phuc vụ sản xuất và kinh doanh phần nhỏ đầu tư cho nhà xưởng và nguồn nhân lực. Điều này cũng có thể được hiểu là do nhà xưởng xây dựng phần lớn có thời gian sử dụng dài thời gian phát huy tác dụng của nhà xưởng thường phải lâu năm hơn so với máy móc thiết bị trong nó. Chính điều này khiến cho nhu cầu phải đầu tư vào nhà xưởng ít hơn rất nhiều so với đầu tư vào máy móc thiết bị. 1.7.5 : Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Ta có thể thấy sau khi đầu tư vào nhà xưởng máy móc trang thiết bị hay nguồn nhân lực thì doanh thu của công ty có sự gia tăng tương sứng. Với sự kết hợp của các hoạt động đầu tư tất cả cùng tạo nên cho công ty một kết quả khá ổn định. Tuy nhiên so với những gì bỏ ra đầu tư thì mức thu về như vậy vẫn chưa tương sứng với tiềm năng của công ty.Điều này được giải thích theo quy luật của hoạt đông đầu tư đó là độ trễ trong quá trình đầu tư,kết quả đầu tư thường phát huy tác dụng rất lâu sau khi tiến hành đầu tư và đưa vào sử dụng Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty 2.1:Phương hướng hoạt động, nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới. Mục tiêu của công ty :phải đồng thời thực hiện cả hai chiến lược phát triển thị trường và xâm nhập thị trường trong quá trình đáp ứng nhu cầu của ngành cũng như của công ty .Là một công ty nhà nước nên mục tiêu của công ty là đạt mực doanh số bán ,cũng như tổng doanh thu ,và nộp ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện đúng và đủ mọi trách nhiệm của công ty với cán bộ công nhân viên tới Nhà nước Nhiệm vụ cụ thể của công ty trong năm tới:. Trước hết trong giai đoạn này công ty đã đưa ra nhiệm vụ trong năm là :số lượng nhập than về công ty và các trạm là 450 nghìn tấn , sản lượng bán ra trong năm khoảng 450 nghìn tấn .Và đem về doanh thu là 155 tỷ .Phải đảm bảo nộp đủ thuế cho Nhà nước và các cơ quan cấp trên ,có lãi để đảm bảo hoàn vốn và đầu tư cho năm sau. Phấn đấu đảm bảo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên với mức lương 5,5 triệu một người một tháng. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác an toàn bảo họ lao động , phòng cháy chữa cháy và thường xuyên kiểm tra và đôn đốc thực hiện cũng như tập huấn cho cán bộ công nhân viên trong công ty . Phối hợp chắt chẽ với cơ quan chính quyền địa phương ,chăm lo ,phát triển mọi lĩnh vực . Đồng thời trong dài hạn phải hoàn tất các nhiệm vụ sau: Thực hiện bàn giao nhận than cho các hộ lớn các công ty kí kết hợp đồng với khối lượng lớn như: công ty Dệt 8-3, Xí nghiệp chè Mộc Châu, Xí nghiệp gạch Từ Liêm , công ty dệt kim Đồng Xuân .. 2.2: Một số giải pháp và đề xuất nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Bao gồm hai nhóm giải pháp lớn là nhóm giải pháp từ phía Nhà nước và từ phía công ty. 2.2.1: Nhóm giải pháp kiến nghị từ phía Nhà nước. Hiện nay hệ thống pháp lý về hoạt động kinh doanh đầu tư của ngành than còn nhiều hạn chế, biểu hiện ở số lượng văn bản pháp luật ,Nghị định, Thông tư luôn phải sửa đổi, bổ sung mà chưa có tính ổn định lâu dài, tính linh hoạt cũng không cao, quan hệ phức tạp, sư giám sát điều hành, kiểm tra có nhiều hạn chế chưa theo kịp với sự tăng trưởng và phát triển của nhu cầu ngành than. Cũng như tính pháp lý của các văn bản pháp luật quy định chưa cao. Bên cạnh đó do có sự bảo hộ của Nhà nước trong một giai đoạn dài đã khiến cho không chỉ công ty mà cả tập đoàn rơi vào những hậu quả xấu như: tư duy kinh doanh theo hướng cũ, chậm cải tiến trong khoa học công nghệ, cũng như trông chờ nhiều vào sự bảo trợ của Nhà nước.Khi mà hoạt động trong một môi trường pháp lý không minh bạch không rõ ràng như thế này khiến cho các công ty bị cản trở trong hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của mình.Do đó trước tình hình này ,đòi hỏi phải có một môi trường pháp lý phù hợp cho các công ty hoạt động và phát triển những cũng phải mang tính pháp lý chế tài cao để tránh tình trạng lợi dụng kẽ hở mà làm liều.Để làm được điều này xin đưa ra một vài giải pháp sau Thứ nhất:Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cơ chế chính sách của mình cũng như hàng lang và môi trường pháp lý nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các công ty do Nhà nước bảo trợ nói chung và ngành than Việt Nam nói riêng.Tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước.sớm xây dựng và ban hành cũng như tổ chức hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật. Thứ hai : Nhà nước cần sớm nghiên cứu và ban hành luật cạnh tranh nhằm hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị. Cũng như co chính sách nhằm bảo vệ cho ngành than trong nước sau khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Cũng như cải thiện môi trường đầu tư bằng việc ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn phạm vi đầu tư của ngành. Thứ ba: có các chính sách khuyến khích các công ty tiến hành đầu tư hiện đại hóa dây chuyên công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu chi phí quản lý, hạ thấp giá thành, cũng như tăng cương tính cạnh tranh trong kinh doanh. Chuẩn bị tốt các điều kiện cụ thể để thích ứng nhanh nhất với những thay đổi của môi trường kinh doanh, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay. Thứ tư: có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư,tạo điều kiện cho không chỉ ngành than co thể có tính cạnh tranh với ngành than Trung Quốc về giá cả. Khuyến khích các công ty mở rộng hoạt động kinh doanh kể cả thị trường trong và ngoài nước Thứ năm:Nhà nước nên phát hành thêm trái phiếu Chính phủ có thời hạn dài để các công ty có thể có điều kiện lựa chọn ra cho mình danh mục đầu tư có hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi nhuận,do trái phiếu Chính phủ là một loại trái phiếu có độ an toàn cao lãi xuất cố định ,có thể tính toán rõ được khoản thu về sau này cũng như nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Thứ sáu: Nhà nước phải tăng cường quản lý giám sát hoạt động đầu tư của các công ty trong tập đoàn than khoáng sản Việt Nam nói chung và của chính công ty kinh doanh than nói riêng. Cũng như tiến hành các biện pháp kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của TKV và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong quá trình kiện toàn bộ máy quản lý của toàn ngành than nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.Ngoài ra Nhà nước cũng nên tiến hành sắp xếp lại các công ty trong TKV. Để các công ty có thể đứng vững và phát triển độc lập trong điều kiện mở cửa và suy thoái như hiện nay. Trên đây là những kiến nghị về phía Nhà nước nhằm tăng cường cho hoạt động đầu tư của công ty.Dưới đây là một số giải pháp và kiến nghị về phía công ty kinh doanh than Hà Nội 2.2.2:Nhóm giải pháp từ phía công ty Dưới đây em xin đưa ra bảy nhóm giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư tại công ty 2.2.2.1: Nhóm giải pháp về tài chính và nguồn vốn Theo như dự báo, trong giai đoạn 2008-2010 nhu cầu về vốn đầu tư của công ty sẽ tăng cao nhằm phục vụ tôt hơn nữa nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty nhu cầu vốn cho giai đoạn này khoảng 21 tỷ đồng chủ yếu dùng cho đầu tư mới vad mở rộng sản xuất bao gồm: Đầu tư xây dựng nhà xưởng ,công trình kiến trúc Đầu tư vào máy móc thiết bị Đầu tư cho hoạt động Marketing Đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng Đầu tư cho nguồn nhân lực Trong những năm qua nguồn vốn đầu tư của công ty chủ yếu là từ nguồn cấp từ ngân sách Nhà nước,sử dụng chủ yếu cho xây dựng nhà xưởng.Trong thời gian tới để tiếp tục thực hiện mục tiêu mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh thì vấn đề về vốn càng có vị trí qua trong. Để giải quyết tôt vấn đề trên công ty phải làm tốt các giải pháp sau: Tiếp tục sử dụng vốn huy động được từ ngần sách Nhà nước và từ vốn góp của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng nhu vốn từ lợi nhuận giữ lại của công ty, nhằm tạo ra tính tự chủ trong nguồn vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua tăng nguồn thu từ vốn, giảm chi phí trong hoạt động, đây là biện pháp quan trọng trực tiếp góp phần tăng cường hiệu quả các hoạt động đầu tư phát triển trong công ty, tạo nguồn vốn để tiến hành cho các hoạt động đầu tư phát triển mới. Tiếp tục sử dụng và nâng cao hiệu quả của các khoản vay tín dụng ngân hàng thương mại, đây là một nguồn có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về nguồn vốn đầu tư của công ty. Bên cạnh đó cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch cổ phần hóa nhằm trở thành công ty đại chúng, phát hành trái phiều công ty nhằm huy động vốn với chi phí thấp.Ngoài ra điều này còn giúp công ty dễ có cơ hội tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài,cũng như xây dựng các quan hệ hợp tác và tận dụng ưu thế về vốn công nghệ và phương thức quản lý của các đối tác nước ngoài 2.2.2.2:Nhóm giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh và sử dụng vốn có hiệu quả Cần phải tiến hành các hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty về giá cả ,chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng ,khuyến mã hay quảng cáo sản phẩm Xem xét lại các dự án trước đó nếu thấy không phù hợp ,không có tính khả thi cao thì phải có kế hoạch giải quyết chấm dứt hoặc hủy bỏ hẳn dự án đó.Từ đó cần phải chú ý tới công tác lập kế hoạch đầu tư nhằm đảm bảo công tác đầu tư có hiệu quả và khả thi cao. Xây dựng các danh mục dự án đầu tư, các lĩnh vực đầu tư có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho công ty, sau đó lựa chọn ra các dự án thực sự khả thi và cần thiết cũng như sẽ đạt hiệu quả cao để lập kế hoạch xin phép đầu tư và cấp vốn tránh tình trạng đầu tư tràn lan không có hiệu quả. 2.2.2.3:Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả đầu tư Phải tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho các dự án đinh đầu tư ngay từ đầu từ những bước đầu tiên,cũng như làm tốt công tác lập kế hoạch,tăng cường đào tạo tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực lập dự án quản lý dự án cũng như quản lý hoạt động đầu tư. Ngoài ra công ty cũng phải quan tâm tới sự chậm trễ trong đầu tư như công tác thẩm định công tác giải phóng mặt bằng công tác thuê đất hay các thủ tục hành chính rườm rà.để có kế hoạch cho phù hợp. 2.2.2.4 : Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực. Đối với tất cả các đơn vị kinh doanh thì con người là vấn đề đáng ưu tiên hàng đầu ,yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của đơn vị, con người là yếu tố có mặt trong tất cả các hoạt động của công ty của doanh nghiệp .Đối với công ty kinh doanh than và chế biến than Hà Nội mặt quan tâm tới nhân sự rất được quan tâm , hằng năm vào các dip lễ ,tết công ty đều dành cho cán bộ công nhân viên của mình sự quan tâm tận tình như tổ chức cho cả công ty đi chơi đầu năm . Theo đánh giá chung thì nguồn nhân lực của công ty vẫn còn thiếu các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao, nhất là trong giai đoan suy thoái như hiện nay lại càng cần có những cán bộ có tay nghề nhằm giảm thiểu thiệt hại cho công ty khi đưa ra quyết định đầu tư. Do đó mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của công ty nên là xây dựng đội ngũ lao động đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng với cơ cấu lao động hợp lý giữa lao động kỹ thuật, đội ngũ nhân viên, công nhân hay ban cán bộ lãnh đạo công ty. Cần phải có các chính sách nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động có chất lượng cao, mở các lớp bồi dưỡng thêm nâng cao tay nghề cho cán bộ, cũng như tiếp tục tuyển dụng nhân lực vào các vị trí trong công ty, 2.2.2.5: Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ Trong quá trình hội nhập với kinh tế thê giới như hiện nay không chỉ Việt Nam có cơ hội giao lưu hợp tác mà ngay cả ngành than cũng có chung cơ hội tiếp cận và ứng dụng nhiều hơn công nghệ hiện đại, tiên tiến của các nước trên thế giới, cũng như có cơ hội trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. Nhưng điều này cũng đồng thời đem đến cho công ty nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường,vì thế buộc phải tiến hành hoạt động đầu tư. Về mặt công nghệ công ty cần phải hợp tác, thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư và chuyển giao công nghệ.Công ty cũng nên dành nhiều vốn đầu tư hơn nữa cho khoa học công nghệ.Phải tính toán chính xác hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực này. 2.2.2.6: Nhóm giải pháp về hoạt động Marketing Do nhu cầu của khách hàng luôn luôn có sự thay đổi nên việc xây dựng nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải được quan tâm,cũng như phải xây dựng được uy tín sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Khuyến khích khách hàng tham gia vào quá trình xây dựng hoàn thiện sản phẩm . Với mục tiêu xây dựng cho mình một môi trường làm việc với chất lượng hàng đầu trong phục vụ khách hàng thì công ty lại càng phải quan tâm tới sự mở rộng uy tín và thị phần của công ty thông qua hoạt động marketing của mình. Phải xây dựng được hệ thống phân phối tiêu thụ phủ kín khắp thị trường.Hơn nữa cũng phải tận dụng những thành quả về công nghệ đặc biệt là hệ thống máy vi tính tận dụng triệt để nhưng ưu điểm cả hệ thống này kết hợp với việc chuyên môn hóa cho nhân viên trực tiệp giao dịch với khách hàng cũng như các nhân viên khác trong hệ thống sản xuất kinh doanh. 2.2.2.7: Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác quản lý Phải hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp vì đây là nhân tố quyết định đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý của ban lãnh đạo công ty và đội ngũ nhân viên của công ty và sự hợp tác giữa các thành viên trong công ty.Cũng như tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng tinh giản gọn nhẹ và có hiệu quả ,khắc phục sự chồng chéo nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy công ty. Bên cạnh việc sắp xếp lại mô hình và tổ chức bộ máy,cần thiết phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng Phòng ban làm việc tạo sự phân công rõ ràng giữa các phòng ban, đầu tư đổi mới trang thiết bị nâng cấp mạng thông tin từng bước hiên đại hóa công ty và quy trình quản lý KẾT LUẬN Ngành than nói chung và công ty kinh doanh than Hà Nội nói riêng đang trên đà phát triển biểu hiện ở sự lớn mạnh không ngừng của nó.Cùng với quá trình phát triển của đất nước và sự hội nhập quốc tế để có thể tồn tại và phát triển công ty đã tiến hành đầu tư có trọng điểm nhằm tăng tính cạnh tranh của mình đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng của ngành kinh tế quốc dân, đây được coi là phần quan trọng của bất cứ quá trình đầu tư nào, cũng như của bất cứ công ty nào. Quá trình đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn vừa qua đã khẳng định một phần vai trò của công ty cũng như của ngành than đối với tăng trưởng của đất nước.Có thể nói chung hoạt động đầu tư của công ty khá thành công,doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể bất chấp tính chất của quá trình đầu tư là có độ trễ trong kết quả đầu tư. Đề tài của chuyên đề tuy khá hạn hẹp song rất có ý nghĩa bởi tính phức tạp cũng như tầm quan trọng của đầu tư phát triển đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh của công ty.Em rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô hướng dẫn và đơn vị thực tập để hoàn thành tốt chuyên đề cũng như quá trình thực tập tốt nghiệp của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Mai Hoa và cán bộ hướng dẫn thực tập tại công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lập và Quản lý dự án - Tiến sĩ Nguyễn Bạch Nguyệt (chủ biên) -Đại học kinh tế quốc dân Giáo trình Kinh tế đầu tư - Tiến sĩ Từ Quang Phương(chủ biên)-Đại học kinh tế quốc dân Các luận văn tốt nghiệp các khoá trước. Báo cáo kết quả kinh doanh ,bảng cân đối kế toán của công ty kinh doanh than Hà Nội Website TKV : Tài liệu tham khảo khác NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Công ty kinh doanh & chế biến than Hà Nội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-tự do-hạnh phúc NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Kính gửi : Bộ môn kinh tế đầu tư –Trường Đại học kinh tế Quốc dân. Công ty kinh doanh than Hà Nội đã tiếp nhận Sinh viên Đỗ Thùy Dương Lớp đầu tư D Khóa 47 Bộ môn kinh tế đầu tư của trường Đại học kinh tế quốc dân Tới công ty thực tập từ ngày 6/1/2009 tới ngày 7/5/2009. Trong thời gian thực tập tại công ty sinh viên Đỗ Thùy Dương đã: Có ý thức tốt và nghiêm túc trong thời gian thực tập tại công ty, tuân thủ đúng mọi quy định của công ty . Nghiên cứu và hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : “Tình hình đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí trong giai đoạn suy thoái kinh tế.” Nắm bắt được những nội dung cơ bản về tình hình hoạt động đầu tư phát triển tại công ty và đã đưa ra một số giải pháp tích cực đối với công ty nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian tới. Hà Nội ngày 5 tháng 5 năm 2009 Công ty kinh doanh than Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2223.doc
Tài liệu liên quan