Đề tài Tình hình đầu tư phát triển của công ty chế biến ván nhân tạo – Licola

Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học cũng như trên thực tế chúng ta thấy tồn tại rất nhiều phương thức cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp cạnh tranh nào hữu hiệu nhất, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và nếu có thể kết hợp được một cách linh động nhiều phương thức khác nhau thì hiệu quả đem lại sẽ thực sự lớn. Trong điều kiện hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có nhiều phương thức cạnh tranh khác nhau thì công ty ván nhân tạo lại chỉ có một phương thức cạnh tranh duy nhất đó là cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Tất cả các sản phẩm của công ty ván nhân tạo đều được có những công nhận qua những lần được cấp huy chương vàng về chất lượng sản phẩm và đăng ký nhãn mác với cơ quan quản lý chất lượng của Nhà nước và có chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập. Tuy nhiên như chúng ta đã biết thì chất lượng sản phẩm mặc dù là một yếu tố quan trọng nhất nhưng không đủ để tạo cho công ty có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để tăng được thị phần sản phâm công ty chế biến ván nhân tạo cần phải có các biện pháp giảm chi phí đầu vào, chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động từ đó hạ giá thành sản phẩm đến mức tương đương hoặc thấp hơn các sản phẩm của liên doanh và hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó để cạnh tranh dể dàng hơn, công ty phải cố gắng tạo ra tính chuyên biệt của sản phẩm của công ty. Đó là phương thức được đánh giá là rất quan trọng. Nhưng thực tế cũng rất khó khăn đối với công ty, bởi lẽ cơ cấu sản phẩm của công ty còn rất nghèo nàn. Chỉ có một số sản phẩm về trang trí nội thất, và ván nhân tạo dùng trong trang trí bề mặt nội thất là có khả năng về quy mô, công suất và sản lượng,mà sản phẩm này thì lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh

doc59 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư phát triển của công ty chế biến ván nhân tạo – Licola, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm của công ty. Đó là phương thức được đánh giá là rất quan trọng. Nhưng thực tế cũng rất khó khăn đối với công ty, bởi lẽ cơ cấu sản phẩm của công ty còn rất nghèo nàn. Chỉ có một số sản phẩm về trang trí nội thất, và ván nhân tạo dùng trong trang trí bề mặt nội thất là có khả năng về quy mô, công suất và sản lượng,mà sản phẩm này thì lại có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Sự nghèo nàn về cơ cấu sản phẩm là cản trở lớn làm cho công ty không tham gia toàn diện vào thị trường. Một số sản phẩm có lợi thế thì lại không được sản xuất nhiều dẫn đến thị phần của công ty ở thị trường trong nước rất thấp. Trong thời gian tới, công ty cần có những điều chỉnh linh hoạt hơn trong chính sách cạnh tranh và cũng cần phải điều chỉnh, mở rộng cơ cấu sản phẩm và phải biết tận dụng lợi thế của mình, tăng cường tính ưu việt của sản phẩm của công ty từ đó nâng dần vị thế cạnh tranh của công ty. * Công ty chế biến ván nhân tạo chưa thực sự tham gia vào cạnh tranh một cách tự chủ trong thị trường. Là một doanh nghiệp nhà nước nên công ty còn có sự bảo hộ của Nhà nước. Thông qua các công cụ thuế và phi thuế Nhà nước đã can thiệp hạn chế nhập khẩu sản phẩm về Lâm nghiệp vào Việt Nam, bảo hộ sản xuất mộc trong nước. Hơn nữa nguồn vốn của Tổng công ty chủ yếu được lấy từ ngân sách Nhà nước nên kinh doanh hiệu quả hay không thì đã có Nhà nước bù lỗ. Chính vì thế đã tạo ra một tâm lý ỷ lại cho quá trình sản xuất đồ mộc, do đó làm giảm động lực cạnh tranh. Các xí nghiệp không chủ động sáng tạo tham gia thị trường mà vẫn chờ đợi ở sự bảo hộ của Nhà nước. Đây là một vấn đề không chỉ công ty thép mắc phải mà hầu như có ở hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước khác. Nói tóm lại do không thấy được nguy cơ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, do vẫn còn quen với vòng tay bảo hộ của Nhà nước nên Công ty chế biến ván nhân tạo đã không có những bước đi phù hợp để thích ứng với cơ chế thị trường. Và đó cũng là một lý do để chúng ta đặt dấu hỏi rằng; Khả năng cạnh tranh của chế biến ván nhân tạo trong vài năm tới sẽ như thế nào? Có thể khẳng định rằng nếu như những khó khăn trên của công ty chưa được giải quyết thì sự phát triển rất nhanh của các công ty liên doanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn trong lĩnh vực sản xuất về sản phẩm Mộc và nội thất sẽ nhấn chìm thị phần của công ty trên thị trường trong tương lai không xa. Khả năng cạnh tranh của công ty sẽ chật vật và khó khăn hơn rất nhiều. 2. Thực trạng đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo – LICola thời kỳ 1998-2001. 2.1 Tình hình thực hiện vốn và nguồn vốn đầu tư ở công ty chế biến ván nhân tạo. 1.1 Vốn đầu tư của công ty 2.1.1 Vốn đầu tư của côngty Bảng1 : Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo thời kỳ 1998-2001. Đơn vị : triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tổng vốn đầu tư 81.532 95.453 163.343 259.951 2. Vốn thiết bị 54468 66.72 64432 67.25 43177 65.04 274889 72.35 3. Vốn xay lắp 20758 25.43 21559 22.5 15810 23.82 89605 23.58 4.Vốn đầu tư XDCB khác 64050 7.85 9818 10.25 7399 11.14 15457 4.07 Qua số liệu trên ta thấy rằng,tổng vốn đầu tư huy động trong thời kỳ này cũng có nhiều biến động. So với năm 1998, tổng vốn đầu tư năm 2000 giảm 17.37%, nhưng đến năm 2001, tổng vốn đầu tư lại tăng 315.43% tương đương 290.220 triệu đồng, và đây cũng là năm tổng vốn đầu tư đạt cao nhất từ trước đến nay. Bởi lẽ trong năm 2001, công ty đã thực hiện rất nhiều dự án quan trọng chẳng hạn như dự án mở rộng Cơ khí Nội Thất và xí nghiệp XN chế biến gỗ công nghiệp, và XN Mộc và trang trí nội thất 1.2 Cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, vốn đầu tư của công ty được chia theo cac khoản mục chính là: Vốn thiết bị, vốn xây lắp và vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác. Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư của công ty trong giai đoạn này ta nhận thấy rằng, vốn đầu tư cho thiết bị luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư. Năm 1998, vốn đầu tư cho thiết bị chiếm 66.72% tổng vốn đầu tư, năm 1999 chiếm 67.25% tổng vốn đầu tư, năm 2000 vốn đầu tư cho thiết bị có giảm nhưng vẫn chiếm 65.04% tổng vốn đầu tư. Trong năm 2001, vốn đầu tư cho thiết bị chiếm tới 72.35% tổng vốn đầu tư. Chứng tỏ rằng trong khả năng hạn hẹp về vốn đầu tư, Công ty vẫn chú trọng đến công tác đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, ngày càng nâng cao hơn nữu hàm lượng chất xám trong cơ cấu sản phẩm, giảm dần tiêu hao năng lực vật chất đầu vào cho sản xuất. Do nhu cầu vốn đầu tư lớn nhưng lượng vốn trong nước không đủ để cung cấp vì vậy chế biến ván nhân tạo đã góp vốn liên doanh, liên kết với nước ngoài nhằm tận dụng những lợi thế về vốn, công nghệ trình độ quản lý. Từ việc nghiên cứu tình hình vốn đầu tư của các đơn vị thuộc công ty chúng ta thấy rằng trong thời gian qua nguồn vốn đầu tư cũng như cơ cấu vốn đầu tư của công ty còn nhiều điều bất cập. Trong thời gian tới công ty cần có những điều chỉnh cho phù hợp từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư của công ty phát triển hơn nữa 1.3 Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty. Nguồn vốn đầu tư của công ty bao gồm các nguồn cơ bản ,đó là: nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp; Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp ; Nguồn vốn tín dụng trong nước , nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và các nguồn vốn khác. +) Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty. Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty bao gồm các nguồn cơ bản ,đó là: nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp; Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp ; Nguồn vốn tín dụng trong nước , nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và các nguồn vốn khác. Cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư của công ty được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu các nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo thời kỳ 1998-2001. Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) * Tổng vốn đầu tư 1.Vốn NSNN 2.Vốn tín dụng. 3.Vốn KHCB. 4. Vốn tự bổ xung. 5.Vốn khác 81.532 2670 35521 8235 532 7675 100 5.17 57.66 8.76 0.53 6.03 95.453 8715 68.999 2134 1185 2060 100 7.22 56.1 4.75 987 1.25 163.343 5654 20170 6486 14 19345 100 7.52 29.41 10.74 0.02 23.3 259.951 2629 89.380 3167 19876 1223 100 0.67 30.05 0.07 4.29 0.21 *Vốn tích luỹ của doanh nghiệp: Vốn tích luỹ của doanh nghiệp chủ yếu được hình thành từ hai nguồn chính: +Nguồn vốn khấu hao cơ bản. +Lợi nhuận để lại sau thuế. Nhìn chung trong mấy năm gần đây do lợi nhuận của công ty giảm kéo theo nguồn vốn này cũng giảm và rất nhỏ so với các nguồn vốn khác, chẳng hạn trong năm 2000, vốn đầu tư lấy từ lợi nhuận để lại sau thuế của dự án chỉ có 19 triệu ,chiếm 0.03% tổng vốn đầu tư.Nguồn vốn này chỉ đủ để đầu tư chiều sâu, cải tạo một số cơ sở có quy mô nhỏ. *Vốn ngân sách Nhà nước cấp: Vốn ngân sách là vốn Nhà nước cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh để thực hiện các dự án đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và ít lợi nhuận, chủ yếu chỉ mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cho quốc gia. Chế biến ván nhân tạo là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo sự nhất trí của chính phủ và Bộ Lâm nghiệp Việt nam , nên nguồn vốn ngân sách cũng là một bộ phận hết sức quan trọng hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển. Trong thời kỳ bao cấp trước đây, khi mà các thành phần kinh tế chưa tự do phát triển ;nhà nước quản lý bằng các chỉ tiêu pháp lệnh từ đầu vào đến đầu ra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn ngân sách chủ yếu là được cấp phát trực tiếp hàng năm không theo dự án . vấn đề này đã gây lãng phí rất lớn trong khi các dự án lại không đạt được hiệu quả cao các đơn vị không chủ động sáng tạo trong kinh doanh. Đây chính là lý do khiến các doanh nghiệp Nhà nước thời kỳ đó thua lỗ triền miên. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường vốn ngân sách không còn đống vai trò quyết định mà chỉ đống vai trò định hướng, hỗ trợ phát triển. Trong 4 năm 1998-2001 tổng vốn ngân sách đã cấp cho công ty là 26.928 triệu đồng. Trong năm 2001 , kế hoạch vốn ngân sách nhà nước cấp cho công ty thép chỉ có 2.929 triệu đồng, chiếm 0.77 % tổng vốn đầu tư. Chứng tỏ rằng nguồn vốn NSNN cấp cho hoạt động đầu tư của công ty ngày càng giảm về cả tuyệt đối lẫn tương đối. Cho dù nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ trọng không lớn song vẫn phải khẳng định lại chắc chắn rằng nguồn vốn này đóng một vai trò rất quan trọng để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất sản phẩm của công ty phát triển. *Nguồn vốn tín dụng trong nước: Để có thêm vốn đầu tư , tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong công tác đầu tư theo chiều rộng cũng như theo chiều sâu của các đơn vị thành viên thuộc công ty, công ty chế biến ván nhân tạo còn phải tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước dưới hình thức cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian ân hạn dài. Qua các năm từ 1998-2001, tỷ trọng nguồn vốn này trong Tổng vốn đầu tư luôn lớn nhất so với các nguồn vốn khác. Điều này đã chứng tỏ được tầm quan trọng của nguồn vốn này trong công ty. Nguồn vốn này thường được công ty sử dụng để đầu tư các dự án có quy mô lớn, thời gian đầu tư kéo dài. Tình hình thực hiện vốn tín dụng trong thời gian này được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Tình hình thực hiện vốn tín dụng của công ty thời kỳ 1998-2001. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 1.KH vốn tín dụng Tỷ.đ 50429 73500 135000 135193 2.Vốn tín dụng thực hiện Tỷ. đ 49521 70999 24170 129380 3.Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch (%) 98.2 96.5 17.9 95.7 Nhìn chung, tình hình thực hiện vốn tín dụng của công ty đạt tỷ lệ tương đối cao.. Có thể nhận thấy rằng, nguồn vốn tín dụng trong nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đầu tư của công ty. Trong thời gian tới công ty cần khai thác triệt để nguồn vốn này hơn nữa để tạo ra nguồn cung cấp dồi dào về vốn cho công ty để hoạt động đầu tư tiến hành được hiệ quả cao hơn. 1.4. Vốn đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo được phát triển theo hình thức mở rộng, nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng số vốn đầu tư được tăng lên hàng năm, và năm 2001 công ty thực hiện nhiều dự án quan trọng với việc mở rộng chẳng hạn như dự án mở rộng nhà máy Cơ khí Nội Thất và xí nghiệp XN chế biến gỗ công nghiệp, và XN Mộc và trang trí nội thất. Công ty đã đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn xí nghiệp Cơ khí nội thất và xí nghiệp chế biến gỗ công nghiệp và xí nghiệp mộc và trang trí nội thất. Nhìn chung vốn đầu tư của công ty trong thời gian trước đây và một thời gian sau nay vẫn thực hiện vào đầu tư mở rộng công ty, vì công ty muốn trang bị cho mình một cơ sở thật chất lượng nhất, sau đó mới thực hiện đầu tư chiều sâu nhằm phát triển công ty hơn nữa. Ngoài ra công ty cũng đã thực hiện đầu tư vốn theo chiều sâu, nhưng với hình thức và quy mô đang còn hạn chế: xí nghiệp đầu tư chiều sâu sản phẩm nội thất với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng; Dự án đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhà máy cơ khí có vốn đầu tư hơn 5 tỷ đồng; Mua và lắp đặt thêm nhiều dây chuyền máy cơ khí nhầm nâng cao khả năng sản xuất ván nhân tạo 2. Thực trạng hoạt động đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo thời kỳ 1998-2001. Công tác đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo thời gian qua có rất nhiều chuyển biến và đạt được nhiều kết quả, không chỉ mang lại lơi ích đối với ngành thép mà còn đối với cả các ngành khác có liên quan trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động đầu tư của công ty đã diễn ra thực sự sôi động trong hai năm 2000-2001 vừa qua với rất nhiều dự án quan trọng được thực hiện. Công ty chế biến ván nhân tạo đã chỉ đạo các đơn vị chú trọng đầu tư chiều sâu với nội dung đổi mới,hiện đai hoá công nghệ và thiết bị nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với chủ trương trên năm 2000, công ty đã đầu tư công nghệ hiện đại vào nhà máy cơ khí nội thất, xí nghiệp chế biến gỗ công nghiệp, cùng với xí nghiệp mộc và trang trí nội thất được năng cấp về cơ sở hạ tầng, cùng với công nghệ vối tổng nguồn vốn 100,4 tỷ đồng Đặc biệt trong năm 2000, Tổng công ty đã triển khai xây dựng, hoàn thiện một số đề án chiến lược dài hạn quan trọng của ngành như: Quy hoạch phát triển sản phẩm của công ty đến năm 2010, quy hoạch kinh doanh 2001-2006, kế hoạch 5 năm (2001-2005), chiến lược cạnh tranh sản phẩm...Đến nay hầu hết các đề án đã được phê duyệt, đặc biệt quy hoạch chiến lược phát triển sản xuất ván nhân tạo của công ty sau quá trình kiên trì kiến nghị đã được chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư lớn của công ty. Năm 2001, tổng số vốn được cấp cho các dự án đầu tư là 380 tỷ đồng, so với năm 2000 tăng khoảng 572%. Việc giải ngân vốn của các dự án còn chậm do dự án mở rộng cải tạo cải tạo xí nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu Việt Trì, và xí nghiệp Mộc Văn Điển Nhìn chung công tác đầu tư ở công ty trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các đơn vị chủ lực của công ty được đầu tư rất thoả đáng,mang lại hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho công ty. 3. Thực trạng đầu tư phát triển của công ty chế biến ván nhân tạo 3.1 Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một nhân tố hết sức quan trọng để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm bảo đảm, đạt tiêu chuẩn quy định thì khách hàng sẽ ưa chuộng hơn. Đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển như hiện nay thì yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm sẽ cang cao hơn buộc các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ của mình. Có rất nhiều phương thức nâng cao chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để tăng hàm lượng chất xám ttrong sản phẩm, thực hiện đo lường, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm trước khi xuất xuởng... Trong thời kỳ 1991-1995, thị trường sản phẩm lâm sản đang mất cân đối cung nhỏ hơn cầu, công ty chế biến ván nhân tạo đã hoạt động theo phương châm tăng nhanh sản lượng nhằm cắt giảm cơn sốt sản phẩm lâm sản và đã không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Nhưng trong những năm gần đây từ 1998-2001, Tổng công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Trong giai đoạn này hàng loạt các dự án đầu tư theo chiều sâu đã được thực hiện ở các đơn vị thuộc Tổng công ty như: Nhà máy cơ khí nội thất: Đầu tư chiều sâu sản phẩm nội thất với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng; Dự án đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhà máy cơ khí có vốn đầu tư hơn 5 tỷ đồng; Mua và lắp đặt thêm nhiều dây chuyền máy cơ khí nhầm nâng cao khả năng sản xuất ván nhân tạo Công ty còn triển khai một số đề tài ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm cải thiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản xuất thành công những sản phẩm ván nhân tạo nhằm phục vụ trong sản xuất công nghiệp, cũng như tạo ra được những sản phẩm tiêu dùng. *Xí Nghiệp chế biến gỗ công nghiệp: Công ty đã duy trì và đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ vật liệu mới trong sản xuất những loại gỗ để phục vụ trong công nghiệp, trong xây dựng *Xí nghiệp mộc và trang trí nội thất: Công ty đã khắc phục được những hạn chế của thiết bị cũ, đã áp dụng những thành tựu của khoa học để đưa những công nghệ tiên tiến của thế giới áp dụng vào việc chế biến sản phẩm, trang trí nội thất bằng máy móc giúp phần tạo ra những sản phẩm có tính chính xác và mẫu mã đep hơn, cũng như chất lượng được tốt hơn. Có thể nhận thấy rõ vai trò tích cực của đầu tư trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Sản phẩm của tổng công ty đều đã được khẳng định về chất lượng, được cơ quan kiểm tra chất lượng của nhà nước kiểm nghiệm và công nhận. công ty cần phải ngày càng phát huy hơn nữa lợi thế này của mình để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, xứng đáng với vị trí là doanh nghiệp chủ lực của ngành. 3.2 Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ ở doanh nghiệp: Công nghệ có thể hiểu là tập hợp các công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực sản xuất thành sản phẩm nhằm mục đích sinh lời. Công cụ gồm hai phần là phần cứng và phần mềm. Phần cứng của công nghệ là máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ...Phần mềm của công nghệ là kỹ năng, bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Như vậy khái niệm công nghệ bao gồm cả máy móc thiết bị. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và trang thiêt bị, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như cạnh tranh của sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và để đối phó với các đối thủ cạnh tranh tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường , doanh nghiệp cần phải quan tâm đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, tăng năng suất lao động. Khi đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, các doanh nghiệp cần phải phân tích thực trạng doanh nghiệp cũng như phân tích các yếu tố liên quan đến máy móc thiết bị. Các yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn công nghệ đó là khả năng tài chính của doanh nghiệp, quy mô vốn có thể huy động và đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc thù của ngành. Một nhân tố nữa cũng rất quan trọng cần phải xem xét là trình độ của đội ngũ lãnh đạo, nhất là năng lực lãnh đạo kỹ thuật và trình độ nghề nghiệp của công nhân trực tiếp sản xuất. Các nhân tố liên quan đến máy móc thiết bị cần phải xem xét như: xem xét xu hướng lâu dài của máy móc, thiết bị và công nghệ để đảm bảo tránh sự lạc hậu hoặc những khó khăn gây trở ngại cho việc sử dụng máy móc thiết bị(khan hiếm về nguyên liệu hoặc vật liệu mà máy móc thiết bị sử dụng...(trong khi thu hồi vốn ;xem xét lựa chọn thiết bị có khả năng thay thế; xem xét lựa chọn công nghệ có nguồn cung cấp để không bị sức ép về 3.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động; Trong thời đại ngày nay, trí tuệ, tri thức đã trở thành yếu tố bao trùm quyết định tính chất , đặc trưng của thời đại và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của tất cả các quốc gia. Quốc gia nào nắm được nhiều tri thức, quốc gia đó sẽ ở vị trí chi phối nền kinh tế toàn cầu, khu vực nào hội tụ được nhiều tri thức nhất khu vực đó sẽ trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới. Chính điều này đã tạo ra những thời cơ, những vận hội lớn cho bất kỳ quốc gia nào biết đầu tư có hiệu quả làm tăng nhanh chất lượng của nguồn lực con người trong quả trình cạnh tranh. Bên cạnh đó, nó cũng đặt ra những thách thức mới, những nguy cơ tụt hậu, lạc hậu ngày càng xa đối với các quốc gia đang trên đà phát triển. Việt Nam đang ở vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì thế nhân tố con người càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lực là một đòi hỏi khách quan và vô cùng cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần phải quan tâm tới các nội dung sau: *Chính sách tiền lương. *Đầu tư tuyển dụng và đào tạo lao động. *Đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc. *Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động. *Tổ chức quản lý lao động. Công ty chế biến ván nhân tạo Hà Nội cũng nhận thức được đầy đủ về vấn đề này. Công ty luôn coi nhân lực là đầu vào quan trọng nhất để phát triển sản xuất. Trong thời gian qua công ty đã rất quan tâm đầu tư cho đội ngũ lao động. Đến nay công ty đã có một đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực và đội ngũ công nhân lao động lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, đủ sức quản lý, vận hành các máy móc thiết bị hiện đại. Trong năm 2001, tổng số lao động bình quân của Tổng công ty khoảng gần 1000 người. Về thu nhập của người lao động thì so với nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác thu nhập bình quân cuả người lao động trong Tổng công ty đạt mức trung bình khá, dao động khoảng trên dưới 700.000 đồng/ người/tháng. Số lượng lao động và thu nhập của người lao động của Công ty chế biến ván nhân tạo thời kỳ 1998-2001 được trình bày ở bảng sau. Bảng 4: Số lượng lao động và thu nhập của người lao động thuộc Công ty chế biến ván nhân tạo thời kỳ 1998-2001. Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Số lao động bình quân (Người ) 20341 18531 18390 17085 Thu nhập bình quân (đ/người/tháng) 780462 945000 1227350 1371342 Nguồn:báo cáo tổng kết các năm 1998-2001, VSC. Nhờ các biện pháp tinh giảm lao động, trong những năm qua số lao động của Tổng công ty đã từng bước giảm. Từ 20341 người năm 1998 giảm xuống còn 17805 người năm 2001, cùng với nó là sự tăng lên về thu nhập bình quân của người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2001 là 1371 nghìn đồng/ người/ tháng, tăng 40,78% so với năm 1998. Tuy nhiên mức thu nhập giữa các đơn vị là không đồng đều. Thu nhập cao chủ yếu tập trung ở các khu vực sản xuất. Các đơn vị lưu thông hiệu quả kém nên thu nhập thấp hơn. Về công tác đào tạo: Trong thời gian qua, trường đào tạo nghề cơ khí và nghề mộc, trang trí nội thất công ty quan tâm đầu tư thích đáng. Tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà Nước cấp cho hoạt động đào tạo trong thời kỳ này là 6868 triệu đồng và được thể hiện trong bảng sau: Bảng 5: Tình hình vốn đầu tư cấp cho công tác đào tạo nghề của công ty thời kỳ 1998-2001. Chỉ tiêu đơn vị 1998 1999 2000 2001 1.Tổng vốn đầu tư Tr.đ 81631 95809 66386 379951 2.Vốn đầu tư cho trường dậy nghề Tr.đ 1226 2595 1047 1000 3.Tỷ lệ so với Tổng vốn đầu tư. (%) 1.5 3.66 1.5 0.26 Nguồn: Phòng tổ chức lao động, VSC. Trong những năm được sự quan tâm đầu tư của công ty, công tác đào tạo nghề của công ty đã thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo tiếp tục được nâng cao Năm 2002, để nâng cao trình độ của các cán bộ công viên công ty, trung tâm hợp tác lao động nước ngoài đã ra đời. Trung tâm có chức năng tổ chức xuất khẩu, đưa lao động đi công tác, học tập ở nước ngoài. Tính đến năm 2001, trung tâm đã tổ chức xuất khẩu 100 lao động. Tuy kết quả này chưa lớn song đây cũng là cố gắng rất lớn của trung tâm sau hai năm đi vào hoạt động. Tóm lại trong thời gian qua, Công ty chế biến ván nhân tạo đã nỗ lực sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, tinh giảm đội ngũ lao động và chú trọng nâng cao chất lượng lao động trong toàn công ty. Tuy nhiên để ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh của mình truớc các đối thủ cạnh tranh khác, công ty cần có kế hoach đào tạo, đào tạo lại và bổ xung đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quản lý hiện có, đồng thời từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên, có những chế độ khuyến khích hợp lý để thu hút lao động có năng lực về làm việc cho công ty. 3.4. Đầu tư cho công tác tiếp thi bán hàng. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường không thể thiếu các hoạt động Marketing. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì phải nắm vững những kiến thức và kỹ năng của hoạt đông Marketing, đó là hỗn hợp Marketing hay gọi là Marketing mix. Nó bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược giá và chiến lược chiêu thị. Trong đó chiến lược chiêu thị là rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hoạt động chiêu thị bao gồm bốn yếu tố: quảng cáo, bán hàng trực tiếp, khuyến mãi và quan hệ công chúng. Mỗi yếu tố đều có những vai trò đặc trưng riêng nhưng chủng luôn được kết hợp lại trong một nỗ lực ngằm thông báo cho người về sự có mặt của những sản phẩm, thuyết phục người tiêu dùng về những đặc tính nổi bật của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh và nhắc nhở họ tiêu dùng những sản phẩm đó. Một chiến lược chiêu thị hợp lý bao giờ cũng mang lại cho doanh nghiệp những thuận lợi cơ bản, giúp gia tăng doanh số, sự ưa thích và trung thành với nhãn hiệu, tạo ra hình ảnh thuận lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, đầu tư cho hoạt động chiêu thị (quảng cáo, bán hàng, khuyến mại...) là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay. Quan tâm đầu tư đúng mức có trọng tâm cho công tác này là cách để doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác trên cùng một thị trường . Trong thời gian qua, công ty chế biến ván nhân tạo đầu tư cho khối thương mại 25 tỷ đồng chiếm 3.8% tổng vốn đầu tư. Mạng lưới tiêu thụ của công ty được mở rộng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó có ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất của công ty còn mở thêm các đại lý, chi nhánh bán lẻ ở các nơi đặt cơ sở sản xuất. Để bán được nhiều hàng, các đơn vị sản xuất đều có chính sách bán hàng trả chậm, có khuyến mãi, chịu tiền cước vận chuyến, trích chiết khấu. Để người tiêu dùng tiếp cận và biết đến sản phẩm của công ty, trong thời gian qua tổng công ty đã chú trọng đầu tư cho công tác quảng cáo như tham gia hội chợ, quảng cáo trên truyền hình, trên mạng Internet... Mặc dù cũng đã có quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này nhưng nhìn chung mạng lưới bán hàng của công ty còn chưa được rộng khắp, phương thức thanh toán kém linh hoạt,các hoạt động quảng cáo còn thua xa so với các liên doanh và các đối thủ cạnh tranh khác. Nếu như trong thời gian tới công ty không chú trọng dến công tác đầu tư cho quảng cáo,bán hàng,không tìm cách để thu hút thêm khách hàng mới mở rộng thị trường tiêu thụ mà lại trông chờ ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước thì Tổng công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Sức cạnh tranh theo đó sẽ bị giảm xuống rất nhiều. Tóm lại, trong tình hình mới hiện nay , công ty chế biến ván nhân tạo cũng đã có những bước chuyển mình đáng kể. Sức cạnh tranh của công ty mặc dù còn yếu hơn so với các đon vị khác trong ngành nhưng với sự cố gắng của cán bộ, công nhân viên trong công ty hy vọng rằng , công ty chế biến ván nhân tạo sẽ vững bước đi lên, khẳng định vị thế chủ lực của mình trong ngành sản phẩm về lâm nghiệp III/ đánh giá tình hình đầu tư phát triển ở công ty chế biến ván nhân tạo 1. Kết quả và hiệu quả đạt được Hoạt động đầu tư của công ty thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Với tổng vốn đầu tư tính tại thời điểm năm 2001 là 100 đồng.Tổng công ty đã triển khai rất nhiều dự án lớn nhỏ mang tính khả thi cao và đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty . Với tốc độ đầu tư như vậy, công ty chế biến ván nhân tạo đã và đang thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thời kỳ 1998-2001 được thể hiện ở bảng sau. Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của , công ty chế biến ván nhân tạo thời kỳ 1998-2001. Chỉ tiêu đơn vị 1998 1999 2000 2001 1.GTSX công nghiệp Tốc độ tăng liên hoàn Tr.đ % 1324564 1432176 0.83 1742567 13.56 2064243 17.1 2.Sản lượng sản phẩm Tốc độ tăng liên hoàn sản phẩm % 214567 275890 0.07 398456 9.8 512765 15.7 3.tổng lượng sản phẩm tiêu thụ Tốc độ tăng liên hoàn sản phẩm % 211523 273153 2.5 395744 8.7 512455 14.8 Hiệu quả đầu tư đạt được trong thời gian này cũng rất khả quan, và được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Thứ nhất, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: (E) Tổng doanh thu E= Tổng vốn kinh doanh Hệ số (E) phản ánh doanh thu thu được trên một đơn vị vốn kinh doanh. Thứ hai, chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định: (H) Tổng vốn cố định H= Tổng lợi nhuận Hệ số này phản ánh tổng vốn cố định phải bỏ ra để thu được một đơn vị lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư trong Tổng công ty thép Việt Nam thời kỳ 1998-2001 được thể hiện qua bảng sau Bảng 7: Hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo thời kỳ 1998-2001. Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1.Doanh thu (tỷ.đ) 56 58 60 75 2.Lợi nhuận (tỷ.đ) 24.4 43.1 56.3 50.6 3.Hệ số E 2.07 2.94 3.38 4.39 4.Hệ số H 6.14 7.65 5.5 7.5 Hệ số E phản ánh doanh thu thu được trên một đơn vị vốn kinh doanh. E càng cao hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Có thể nhận thấy rằng hệ số E qua các năm của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng rất chậm. Chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn thấp. Đối với công ty, vốn đầu tư cho tài sản cố định chiếm tỷ lệ cao vì vậy hệ số sinh lời của vốn cố định (H) là chỉ tiêu phản ánh được chính xác hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hệ số này phản ánh tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định phải bỏ ra để thu được một đơn vị lợi nhuận. Trong những năm qua ở Tổng công ty thép hệ số này luôn giảm. Nếu trong năm 1998, để tạo ra được một tỷ đồng lợi nhuận thì phải đầu tư hơn sáu tỷ đồng cho tài sản cố định nhưng trong năm 2001 thì chỉ cần có 7.5 tỷ đồng. Điều này đã chứng tỏ được hiệu quả đầu tư trong công ty đã được nâng lên trong những năm qua. Trong thời kỳ 1998-2001, công ty đã đóng góp rất nhiều cho ngân sách Nhà nước và được thể hiện trong bảng sau: Bảng 8 : Tình hình nộp ngân sách Nhà nước của thời kỳ 1998-2001 Năm 1998 1999 2000 2001 Nộp ngân sách(trđ) 117668 233315 203366 310110 Tốc độ tăng (%) 8.3 98.28 -12.83 52.49 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng chỉ tiêu nộp ngân sách của công ty có sự tăng giảm bất thường. Nộp ngân sách đạt mức cao nhất năm 2001, với mức đóng góp 310110 triệu đồng. Bên cạnh chỉ tiêu nộp ngân sách, công ty còn góp phần không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia. Trong năm 2001, công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho 17085 lao động và từng bước nâng thu nhập của ngươì lao động lên tới 1371nghìn đồng/ người/ tháng năm 2001. Với chiến lược đầu tư đúng đắn, mở rộng cơ cấu sản phẩm, hạn chế lượng thép nhập khẩu từ nước ngoài, Tổng công ty đã tiết kiệm được một lượng ngoại tệ tương đối lớn cho quốc gia. Trên đây là những kết quả đạt được rất đáng khích lệ của công ty chế biến ván nhân tạo. Trong tương lai công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình để ngày càng đạt được những kết quả lớn hơn nữa, xứng đáng là một doanh nghiệp Nhà nước đầu ngành. 2. Những khó khăn tồn tại của hoạt động đầu tư ở công ty chế biến ván nhân tạo trong thời gian qua 2.1. Những khó khăn tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh thời gian qua Tổng công ty còn gặp không ít những khó khăn trở ngại cần được khắc phục. Hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ trong thời gian qua cũng đã được thực hiện nhưng mức độ đầu tư còn thiếu, yếu, chưa tạo ra được động lực thực sự mạnh để thắng được các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ, hệ thống bán hàng và phân phối sản phẩm còn nhiều hạn chế, hoạt động quảng cáo tiếp thị chưa phát triển. Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài còn kém, và rất ít. Môi truờng đầu tư chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư liên doanh. Điều này đã làm hạn chế khả năng vốn và công nghệ của công ty rất nhiều. Nhìn chung hoạt động đầu tư của công ty còn rất nhiều bất cập, cần phải có biện pháp và hướng đi đúng đắn hơn trong thời gian tới. 3.2 Nguyên nhân. Sự yếu kém cũng như những hạn chế trong công tác đầu tư của công ty bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, môi truờng đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, các dự án có hiệu quả không nhiều dẫn đến nguồn huy động vốn để tự đầu tư là rất ít. Thời gian qua chủ yếu là đầu tư một cách nhỏ giọt, dàn trải, không có trọng điểm. Thứ hai, thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam phát triển chậm, nhu cầu đa dạng nhưng khối lượng nhỏ, rất khó đáp ứng. Trong khi đó tình hình sản xuất thép trên thế giới cũng gây khó khăn lớn cho ngành thép ở chỗ cung vượt quá cầu, giá thép luôn biến động và giảm mạnh. Thị trường tiêu thụ bị co hẹp lại cả trong nước và quốc tế. Thứ ba, xu hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngoài việc mang lại những thuận lợi còn gây ra cho công ty những khó khăn không nhỏ. công ty phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong khi sức cạnh tranh của Tổng công ty hiện tại lại rất yếu nên việc bị thua, bị mất dần khả năng cạnh tranh là có thể xẩy ra. Thứ tư, công tác quản lý của công ty còn nhiều hạn chế. Mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất và lưu thông vẫn còn lỏng lẻo, gây lên tình trạng thiếu đồng bộ trong sản xuất kinh doanh. Trong các đơn vị của công ty thì bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh còn cồng kềnh, hiệu quả hoạt động không cao. Thứ năm, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế. công ty còn thiếu những người thực sự giỏi về chuyên môn trong sản xuất cũng như kinh doanh. Nhận biết được những nguyên nhân chính gây nên tình trạng cạnh tranh kém hiệu quả là điều hết sức cần thiêt đối với công ty trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, công ty có thể điều chỉnh, khắc phục những khó khăn hiện tại để dần dần nâng cao khả năng canh tranh, chủ động hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo-licola I/ Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty chế biến ván nhân tạo 1. Phương hướng: Thứ nhất, nâng cấp và hiện đại hoá dây truyền máy móc thiết bị. Dần dần thay thế các thiết bị quá cũ và lạc hậu. Đầu tư xây dựng các nhà máy mới có quy mô lớn, hiện đại. Thứ hai, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng từng bước hạ giá thành sản phẩm. Thứ ba, đổi mới phương thức kinh doanh, cải tiến công tác tiếp thị bán hàng, giữ vững và mở rộng thị phần. Thứ tư, lựa chọn vị trí tối ưu nhất có tính đến yếu tố vùng để xây dựng các nhà máy chế biến ván nhân tạo mới, giảm tối thiểu chi phí sản xuất. Thứ năm, chuyển sang hình thức tự đầu tư là chính với sự hỗ trợ tối đa của Nhà nước, cắt giảm các dự án liên doanh đầu tư vào khâu hạ nguồn mà ưu tiên kêu gọi đầu tư nước ngoài vào đầu tư vốn cũng như công nghệ vào công ty. 2. Mục tiêu của công ty chế biến ván nhân tạo tới năm 2010 * Về sản lượng: Phấn đấu chiếm lĩnh thị trương nước ta về sản phẩm Lâm nghiệp, những sản phẩm trang trí bề mặt nội thất, cũng như các loại sản phẩm ván nhân tạo của công ty, sản lượng đưa ra đáp ứng được nhu cầu của thị trương trong nước cũng như ngoài thế giơi. *Về chủng loại sản phẩm: Phấn đấu năm 2010 đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế đối với những chủng loại và quy cách sản phẩm ,chủn loại sản phẩm phải đa dạng và phù hợp với yêu cầu đặt ra của thị trường, *Về khoa học kỹ thuật và công nghệ: Đến năm 2010, phấn đấu đạt được mức độ tiên tiến trong khu vực, với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả. Sử dụng các máy móc thiết bị hiện có, công suất lớn, ổn định kết hợp với nhập khẩu các máy móc thiết bị mới. Gía trị thết bị nhập khẩu ước chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư. Ban hành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; Chỉ đạo các đơn vị sản xuất tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công gnhệ nhằm giảm các chỉ tiêu tiêu hao, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Phấn đấu để được cáp chứng chỉ ISO 9001-2000 cho các đơn vị chưa được cấp và chuyển đổi hệ thống quản lý chát lượng theo ISO9002-1994 sang hệ thống ISO9001-2000. Nguồn vốn: tiếp tục mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng ngân hàng để huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và chuẩn bị cho các dự án đầu tư lớn đến năm 2010. Ngoài ra còn chú trọng đến nguồn vốn vay ưu đãi trong nước và nước ngoài thông qua các tổ chức quốc tế (ODA),và nguồn vốn FDI thông qua các liên doanh liên kết. Để tăng cường khả năng cạnh tranh, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trong thời gian tới Tổng công ty thép Việt Nam phấn đấu thực hiện tốt một số dự án đầu tư dưới hình thức tự đầu tư hoặc liên doanh *Về thị trường: Mục tiêu chính về thị trường mà công ty chế biến ván nhân tạo cần đạt được là từng bước thay thế nhập khẩu, chiếm lĩnh và làm chủ thị trường trong nước về các loại sản phẩm về ván nhân tạo, các trang trí bề mặt nội thất, đồng thời chú trọng xuất khẩu trước hết là sang thị trường của các nước láng giềng như Lào và Campuchia, cũng như các nước châu âu Pháp, ý...Phấn đấu sản xuất trong nước đáp ứng tương đối đày đủ các chủng loại, quy cách chất lượng của khách hàng và chiếm khoảng 75% nhu cầu trong nước về khối lượng sản phẩm. Đối với những sản phẩm có nhu cầu ít, trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không có hiệu quả thì dựa vào nhập khẩu để đáp ứng. II/ Một số giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty trong thời gian tới. Đứng trước thực trạng của công ty chế biến ván nhân tạo hiện nay cũng như những khó khăn thách thức mà Tổng công ty đang phaỉ đối đầu thì ngành thép nói chung và công ty nói riêng cần phải có những giải pháp đầu tư taó bạo và toàn diện, nâng cấp cải tạo các cơ sở hiện có về mọi mặt. Có thể kể đến rát nhiều giải pháp về đầu tư nhưng tựu chung lại có thể chia thành hai nhóm giải pháp chính đó là: Các giải pháp đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty và các giải pháp để một dự án đầu tư của Tổng công ty thực hiện đạt tính khả thi cao. 1.Các giải pháp đầu tư nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo. 1.1 Giải pháp về công nghệ và thiết bị sản xuất. Để góp phần giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm thì vấn đề phải quan tâm đầu tư trước nhất đó là đầu tư cho công nghệ và thiết bị. Trình độ công nghệ và thiết bị của công ty hiện tại đang ở mức trung bình so với các ngành khác trong nước và lạc hậu so với trên thế giới. Chính vì thế công ty cần đầu tư đổi mới, thay thế dần các thiết bị đã quá cũ và lạc hậu bằng những thiết bị có trình độ tương đối hiện đaị, phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Để hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đạt hiệu quả cao nhất thì phải quan tâm đén các vấn đề sau: + Thực hiện lựa chọn công nghệ thiết bị theo quy chế đấu thầu hiện hành, tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi hoặc ưu tiên đấu thầu trong phậm vi nước cấp tín dụng ưu đãi. +Ưu tiên đấu thầu mua trong nước các thiết bị đã sản xuất được đạt yêu cầu của dự án. +Đảm bảo thiết bị đồng bộ, hiện đại đạt trình độ chung trên thế giới, giá cả hợp lý, kèm theo chuyển giao công nghệ đầy đủ, dễ nắm bắt sử dụng. +Có thể nhập và sử dụng một số thiết bị đã qua sử dụng theo đúng quy định của Bộ KHCN và MT để tiết kiệm vốn đầu tư song vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến. 1.2. Giải pháp về đào tạo và sử dụng lao động. Thực trang đầu tư cho nguồn nhân lực cửa công ty cũng còn nhiều hạn chế. Để khắc phục được khó khăn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tổng công ty cần chú trọng các giải pháp sau: + Các đơn vị thuộc công ty cần ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo, để đào tạo có địa chỉ và theo lịch triển khai các công trình. +Tăng cường cơ sở đầu tư cho công tác đào tạo công nhân để đủ sức đáp ứng nhu cầu của công ty. Mặt khác, phải coi trọng hình thức đưa đi đào tạo, huấn luyện ở nước ngoài và mời chuyên gia đào tạo, bổ túc tại nhà máy. Con người là một nhân tố quyết điịnh sự phát triển, chính vì vậy công tác đào tạo rất cần thiết được tổng công ty quan tâm giải quyết sớm. +Đối với các cơ sở đang dư thừa nhiều lao động càn có biện pháp sắp xếp lại, tinh giảm biên chế, tiến hành đào tạo, bổ túc nâng cao trình độ cho số lao động còn làm việc, mở thêm ngành nghề để thu hút số lao động dư thừa, đồng thời vẫn phải tuyển dụng thêm lao động trẻ, khoẻ đã qua đào tạo có trình độ khá để thay thế dần lớp cán bộ công nhân lớn tuổi. Với chính sách đầu tư cho nguồn lao động một cách hợp lý, Tổng công ty sẽ có được một lợi thế lớn, là nguồn nội lực để Tổng công ty vững bước đi lên trong sản xuất và kinh doanh. 1.3. Giải pháp đầu tư mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Thị trường là một yếu tố quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải quan tâm. một dự án đầu tư có đạt được kết quả hay không còn tuỳ thuộc vào thị trường đầu ra cho các sản phẩm của dự án đó. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, công ty cần phải có những giải pháp lớn về thị trường như sau: Thứ nhất, chỉ đầu tư sản xuất khi có thị trường chắc chắn và nhu cầu lớn hơn công suất dự kiến hoặc có khả năng xuất khẩu. Thứ hai, chọn mặt hàng sản xuất đang có nhu cầu cấp bách hoặc có khả năng cạnh tranh cao để đầu tư trước, tạo tích luỹ mở rộng mặt hàng sản xuất. Thứ ba, đầu tư thiết lập hệ thống lưu thông tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đủ tin cậy tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng. Thứ tư, đầu tư đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo để thu hút khách hàng và để họ hiểu được chất lượng sản phẩm của công ty, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Thứ năm, đặc biệt quan tâm đầu tư cho dịch vụ bán hàng và phương thức bán hàng để giữ uy tín với khách hàng truyền thống và thu hút các khách hàng tiềm năng. Các dịch vụ thanh toán, tổng công ty cần hết sức linh hoạt, tránh cứng nhắc, chấp nhận mọi phương thức thanh toán trong khả năng của công ty để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng nhằm khuyến khích tiêu thụ sản phẩm. Nhìn chung, muốn tăng sức cạnh tranh của công ty trong thời gian tới thì cùng với việc đầu tư để xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài về thị trường, để các sản phẩm của Tổng công ty tham gia toàn diện vào thị trường mà không cần sự bảo hộ của Nhà nước. Phát triển sản xuất, tăng thị phần và lợi nhuận là mục tiêu cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh của công ty. 1.4. Đầu tư đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do cơ cấu sản phẩm hạn chế nên công ty chế biến ván nhân tạo chưa tham gia một cách toàn diện vào thị trường. Chính vì thế trong thời gian tới, công ty cần phải xây dựng thêm các nhà máy mới, sản xuất các mặt hàng lâm sản mà trước đây chưa sản xuất được. Cùng với việc đa dạng hoá các mặt hàng thép, công ty cần phải chú trọng đầu tư một cách thích đáng, trọng điểm cho các sản phẩm thép mà các đối thủ cạnh tranh không sản xuất được, tạo tính chuyên biệt cho sản phẩm của mình. Đó cũng là cách để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp hiện đại hoá thiết bị công nghệ, chuyên môn hoá sản xuất với quy mô lớn, tăng hiệu suất, giảm tỷ lệ phế phẩm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu úng dụng các giải pháp kỹ thuật, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó công ty cần phối hợp với cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng, kiểm tra thường xuyên các sản phẩm thép trên thị trường theo tiêu chuẩn đã đăng ký, tránh tình trạng đua hàng kém chất lượng vào lưu thông, làm giảm uy tín của công ty Trên đây là những giải pháp chung mà công ty chế biến ván nhân tạo cần thực hiện để tạo ra một cơ cấu cân đối giữa các sản phẩm, giữa sản xuất và tiêu thụ... để từng bước hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo vị thế cạnh tranh cho Tổng công ty trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. III/ Một số kiến nghị nhằm nâng Hiệu quả đầu tư của cong ty chế biến ván nhân tạo trong thời gian tới 1. Đối với Nhà nước. - Đề nghị Đảng và Nhà nước có những chính sách phát triẻn và đầu tư hơn nữa vào công ty nhằm phục vụ chiến lược phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Vốn đầu tư cho phát triển công ty yêu cầu lớn, chắc chắn phải trông chờ nhiều vào các nguồn vốn nước ngoài, tự bản thân công ty không đủ sức lo. Vì vậy, Nhà nước cần bảo lãnh việc vay vốn nước ngoài, hỗ trợ tiền đặt cọc đối với việc vay mua sắm thiết bị của các dự án đầu tư. - Nhà nước tiếp tục có chính sách bảo vệ sản xuất thép trong nước bằng các mức thuế hợp lý, thuế VAT, thuế thu nhập của công ty, thuế nhập khẩu các sản phẩm thép trong khuôn khổ mà các cam kết quốc tế liên quan đến hội nhập cho phép. - Nhà nước trực tiếp đầu tư xay dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ ngành thép và có chính sách kích câù mạnh mẽ để tăng tiêu thụ sản phẩm trong nước. - Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đề nghị Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng làm hàng giả, hàng kém chất lượng, nhía nhãn mác, chống bán phá giá. 2. Về phía công ty. - Công ty cần chú trọng đầu tư cho khâu thượng nguồn để cung cấp nguyên liệu, tạo thế chủ động trong việc sản xuất thép, tránh lệ thuộc một cách tối đa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. -Trong vấn đề lựa chọn thiết bị công nghệ cho sản xuất, công ty cần dựa vào đấu thầu và cần thông qua các tổ chức tư vấn để lựa chọn công nghệ thiéet bị phù hợp, tránh chọn phải các công nghệ đã cũ, lạc hậu, năng suất lao động thấp trong khi giá lại cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Tổng công ty. - Công ty cần tăng cường các kênh huy động vốn để tạo nguồn vốn kinh doanh để mạnh chẳng hạn như tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm huy động nguồn vốn nhàn dỗi trong dân và các tổ chức khác. - Mỗi nhà máy thuộc công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư dài hạn dựa trên định hướng chung của công ty và đặc trưng riêng của từng nhà máy để phát huy được toàn bộ sức mạnh của mình, tham gia toàn diện vào thị trường, nâng cao sức cạnh tranh góp phần vào sự phát triển chung của công ty. Tóm lại, để tăng cường sức cạnh tranh trong thời đại nền kinh tế mở hiện nay là hết sức khó khăn, nhưng lại không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp quyết định sự sống còn, sự tồn tại hay không tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Trong xu thế chung này,công ty chế biến ván nhân tạo cần phải nỗ lực hết sức mình để từng bước nâng dần sức cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều này,cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, công ty chế biến ván nhân tạo cần đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mở rộng nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có về cơ sở vật chất, đầu tư đồng bộ cho tất cả các mặt về thiết bị công nghệ, lao động, thị trường...khắc phục dần những yếu kém hiện tại về cơ cấu sản phẩm, quy mô năng lực sản xuất, phương thức cạnh tranh...Chỉ có như thế, công ty chế biến ván nhân tạo mới có thể khẳng định được vị thế cạnh tranh của mình. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước không còn được " Bảo hộ " như trước do đó vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và chế biến ván nhân tạo nói riêng là phải biết cách nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình Trong những năm gần đây hiệu quả vốn đầu tư của công ty đã được nâng lên do công ty đã có những biện pháp hữu ích nhằm tháo gỡ những tồn tại còn vướng mắc mà các doanh nghiệp nhà nước trước đây thường mắc phải. Trong thời gian được thực tập tại công ty, em đã đi tìm hiểu đánh giá các chỉ tiêu về đầu tư để đề ra một số giải pháp cho vấn đề này. Dựa trên những hiểu biết của em về tình hình thực tế ở công ty kết hợp với kiến thức được học ở trường em đã hoàn thành báo cáo này. Tuy nhiên vấn đề sử dụng vốn đầu tư cho hiệu quả là một vấn đề rất rộng, sự nhận thức của em về vấn đề này còn hạn chế do đó bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty, phòng kế hoạch, cũng như các phòng ban khác của công ty Một lần nữa em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Bạch Nguyệt đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành báo cáo này. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú phòng kế hoạch, Công ty chế biến ván nhân tạo đã tạo điều kiện tốt cho em trong thời gian thực tập tại Công ty. Mục lục Lời mở đầu Chương I : Những vấn đề chung về đầu tư phát triển I. Lý luận chung về đầu tư phát triển. 1. Khái niệm về đầu tư. Khái niệm. Phân loại. 2. Đầu tư phát triển và vai trò của nó. 2.1. Hoạt động đầu tư phát triển - vốn đầu tư phát triển. 2.1.1. Hoạt động đầu tư phát triển. 2.1.1. Vốn đầu tư phát triển. 2.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển. 2.3. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển. 2.3.1. Vai trò đối với nền kinh tế. 2.3. Vai trò đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh dịch vụ 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp: 5/ Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp: 5.1/Hiệu quả tài chính: 5.2 Hiệu quả kinh tế xã hội: Chương II: Thực trạng Đầu tư của công ty Chế biến ván nhân tạo - LICOLA- trong thời kỳ 1999-2001 1. quá trình hình thành và phát triển của công ty chế biến ván nhân tạo - licola Giới thiệu Công ty chế biến ván nhân tạo 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2. các đặc điểm về công nghệ và tổ chức sản xuất của công chế biến ván nhân tạo 2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất 2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty 2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý II/ Thực trạng đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo – LICOLA thời kỳ 1998-2001. 1. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư và năng cao hiệu quả đầu tư ở công ty chế biến ván nhân tạo . 2. Thực trạng đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo – LICola thời kỳ 1998-2001. 2.1 Tình hình thực hiện vốn và nguồn vốn đầu tư ở công ty chế biến ván nhân tạo. 1.1 Vốn đầu tư của công ty 2.1.1 Vốn đầu tư của công ty 1.2 Cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư 1.3 Nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty. 2. Thực trạng hoạt động đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo thời kỳ 1998-2001 3.1 Thực trạng đầu tư phát triển của công ty chế biến ván nhân tạo 3.1 Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm 3.2 Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ ở doanh nghiệp: 3.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động; 3.4. Đầu tư cho công tác tiếp thi bán hàng. III/ đánh giá tình hình đầu tư phát triển ở công ty chế biến ván nhân tạo 1. Kết quả và hiệu quả đạt được 2. Những khó khăn tồn tại của hoạt động đầu tư ở công ty chế biến ván nhân tạo trong thời gian qua 2.1. Những khó khăn tồn tại 3.2 Nguyên nhân. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư ở Công ty chế biến ván nhân tạo . I/ Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty chế biến ván nhân tạo 1. Phương hướng: 2. Mục tiêu của công ty chế biến ván nhân tạo tới năm 2010 II/ Một số giải pháp về đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty trong thời gian tới 1.Các giải pháp đầu tư nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty chế biến ván nhân tạo. 1.1 Giải pháp về công nghệ và thiết bị sản xuất. 1.2. Giải pháp về đào tạo và sử dụng lao động. 1.3. Giải pháp đầu tư mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. 1.4. Đầu tư đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. III/ Một số kiến nghị nhằm nâng Hiệu quả đầu tư của cong ty chế biến ván nhân tạo trong thời gian tới 1. Đối với Nhà nước. Về phía công ty. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0051.doc
Tài liệu liên quan