Đề tài Tình hình hoạt động tại xí nghiệp may Minh Hà

Tý số lợi nhuận biên- ROS: phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu, tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Do đó tỷ số này càng cao càng tốt, tỷ số lợi nhuận biên trong 2 năm 2005 và 2006 không thay đổi đáng kể, điều này thực sự cho thấy rằng xí nghiệp có một nguồn thị trường khá ổn định và đảm bảo được mức lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA: đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty, tất nhiên tỷ số này càng cao càng tốt. Tỷ số này trong năm 2006 không thay đổi nhiều so với năm 2005, tuy nhiên so với năm 2005 cao hơn 1.26 lần

doc43 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động tại xí nghiệp may Minh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ng Union 2 75 5,000,000 - 5,000,000 - C¾t tay HITAKA 1 89 7,605,911 - 7,605,911 - C¾t tay Z M 6 1 89 1,000,000 - 1,000,000 - §an líi ZK MF 860 1 91 24,000,000 - 24,000,000 - §an líi KANSAI 8102 1 90 13,227,600 - 13,227,600 - §an líi YAMATO DV 103 3 91 15,000,000 - 15,000,000 - §Ýnh bä hung CS 600 1 76 10,000,000 - 10,000,000 - §Ýnh nót ZK MB 372 1 88 4,586,104 - 4,586,104 - Thïa khuy LBH 761 ZK 1 88 20,435,102 - 20,435,102 - Thïa LX 2 85 7,145,648 - 7,145,648 - V¾t sæ 1k 3c Pegasóc 901 8 75 40,000,000 - 40,000,000 - V¾t sæ 1k 3c Textima 2 90 17,934,399 - 17,934,399 - V¾t sæ 1k 3c Textima 3 94 26,901,594 - 26,901,594 - V¾t sæ 2k 4c Brother EF 4 8 90 28,000,000 - 28,000,000 - V¾t sæ 2k 4c Pegasóc L 52 4 90 16,000,000 - 16,000,000 - V¾t sæ 2k 4c Siruba 747 30 91 333,600,000 - 333,600,000 - V¾t sæ 2k 5c JK 2316 4 84 9,639,934 - 9,639,934 - V¾t sæ 2k 5c JK 2316 1 87 10,000,000 - 10,000,000 - Nåi h¬i RONO 18 KW 1 00 21,356,800 3,915,405 21,356,800 0 C¾t tay KM 2 00 27,661,600 5,071,308 27,661,600 0 Bµn hót Naomoto FB 700 SID 4 00 42,940,800 7,872,480 42,940,800 0 §Ýnh bä JK LK U 2 00 83,865,200 15,375,271 83,865,200 0 C¾t vßng BK 700 1 00 97,752,800 17,921,355 97,752,800 0 B»ng 2k O. Ng Brother B 845 8 00 215,840,000 39,570,603 215,840,000 0 B»ng 1k Brother DB 2 B7 76 00 561,184,000 122,417,304 548,809,275 12,374,725 B»ng 1k Brother DB 2 B7 80 01 639,452,000 127,890,400 538,205,033 101,246,967 Céng 261 2,314,432,378 340,034,126 2,200,810,686 113,621,692 (nguồn: phòng kế toán tài vụ) Qua bảng khấu hao máy móc thiết bị ở trên, có thể thấy hệ thống máy móc của xí nghiệp chủ yếu là sản xuất bán thủ công, xí nghiệp chưa dám đầu tư thêm các máy móc thiết bị hiện đại bởi vì còn nhiều hạn chế về vốn và trình độ kỹ thuật của công nhân. Khá nhiều các máy móc thiết bị của công ty đã quá thời hạn sử dụng quy định nhưng vẫn được đưa vào sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Số máy móc này nếu có thể công ty nên đổi mới để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như tăng được năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Đây cũng là một hình thức để mở rộng thị trường tìm kiếm thêm khách hàng, tuy nhiên điều này đòi hỏi công ty phải bỏ ra một số vốn lớn. Với tổng diện tích 12.761m2, trong đó 3.290 m2 là phân xưởng, 1500 m2 là nhà điều hành, xí nghiệp đang có kế hoạch đầu tư thêm máy móc thiết bị vừa để thay thế những máy móc đã hết hạn sử dụng vừa để tăng năng lực sản xuất trong tương lai đáp ứng được những đơn hàng lớn. Xí nghiệp đang từng bước quy hoạch lại nhà xưởng kho tàng để nâng cao hiệu quả sử dụng mặt bằng và tạo nên một doanh nghiệp sản xuất có khoa học. Đầu tư thêm máy đính bọ tự động để nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm may Đầu tư thêm 3 dây chuyền máy may mới khi khu nhà xưởng mới hoàn thành. Bảng. khấu hao nhà cửa vật kiến trúc Tªn tµi s¶n SL N¨m SD Nguyªn gi¸ KhÊu hao Hao mßn luü kÕ Gi¸ trÞ cßn l¹i Bé tù ®éng ®ãng tô bï 2 01 6,500,000 1,299,996 5,633,321 866,679 Chèng sÐt van 35KW 1 01 7,500,000 1,500,000 7,000,000 500,000 C¸p PVC 98m 01 15,680,000 3,135,996 13,589,321 2,090,679 Tô bï h¹ thÕ 120 KWA 2 01 40,000,000 8,000,004 37,333,345 2,666,655 BiÕn ¸p 3 pha 400 KWA 1 01 79,300,000 15,860,004 74,013,345 5,286,655 Tram biÕn ¸p 1 01 112,296,190 22,459,236 93,580,152 18,716,038 Nhµ lµm viÖc 10 gian 330 01 123,823,851 4,952,952 19,811,810 104,012,041 Nhµ lµm viÖc 5 gian 130 01 137,820,800 5,512,836 22,051,340 115,769,460 HÖ thèng ®iÖn ®éng lùc 00 209,833,305 24,480,546 209,833,305 0 Xưởng may 3,060,432,617 122,417,304 612,086,520 2,448,346,097 HÖ thèng ®iÖn chuyÒn 94 15,263,100 15,263,100 0 HÖ thèng ®iÖn chuyÒn 94 12,121,600 12,121,600 0 Tường rµo cæng 94 80,246,010 80,246,010 0 Céng 3,900,817,473 209,618,874 1,202,563,169 2,698,254,304 Tình hình sử dụng tài sản cố định Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để tìm biện pháp sử dụng triệt để thời gian và công suất thiết bị máy móc. Hiện tại, tất cả các máy móc của xí nghiệp đều được hoạt động hết công suất, ngay cả những máy móc thiết bị đã hết thời gian khấu hao. Xí nghiệp có thể đầu tư thêm máy móc mới thay thế những thiết bị đã hết thời gian sử dụng hoặc có thể xin được trích tiếp khấu hao để có thể tăng thêm hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định Hiện nay, nhiệm vụ sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng, đối với những mặt hàng gia công thì nguyên liệu chính là do bên khách hàng cung cấp, xí nghiệp chỉ theo dõi phần số lượng. Đối với những hàng may theo hợp đồng, theo đơn đặt hàng bên ngoài thì xí nghiệp tự lo tất cả khâu đầu vào. Chính vì thế hiện nay trong việc xuất nhập vật liệu phải được phân vùng quản lý vật liệu gia công, vật liệu mua về. Mỗi loại nguyên vật liệu này cần được theo dõi quản lý riêng, hạch toán trên một sổ riêng tránh việc thất thoát nhầm lẫn trong quá trình kiểm tra cũng như hoạt động xuất nhập nguyên vật liệu. Phần 3 : Phân tích hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp Phân tích hệ thống kế toán của doanh nghiệp Tổ chức hệ thống kế toán doanh nghiệp Là một doanh nghiệp nhỏ với gần 400 lao động nên bộ máy phòng ban của xí nghiệp tương đối gọn nhẹ, bộ máy kế toán cũng vậy. Bộ máy kế toán của xí nghiệp may Minh Hà gồm 3 người được tổ chức theo hình thức tập chung. Hình 4: Sơ đồ bộ máy kế toán của xí nghiệp Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm thủ quỹ Kế toán NVL &TSCĐ và tiền lương Nhìn chung bộ máy kế toán của xí nghiệp may Minh Hà tương đối gọn nhẹ và khá chặt chẽ, mỗi bộ phận có những quyền hạn riêng của mình và có mối quan hệ chặt chẽ trong phạm vi chức năng kế toán. Chức năng và quyền hạn của kế toán: Kế toán trưởng: Là trưởng phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ kiểm soát kinh tế tài chính của nhà nước tại xí nghiệp. Có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động kinh tế, kế toán trưởng giúp giám đốc thực thi các chế độ tiền lương, lao động, phúc lợi.. cũng như việc chấp hành kỷ luật tài chính tín dụng và thanh toán. Kế toán nguyên vật liệu và tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi sự biến động của nguyên liệu, vật liệu, tài sản cố định và các khoản phải trả đối với nhà cung cấp kiêm kế toán tiền lương nên có nhiệm vụ tính toán, tổng hợp lương cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu của bộ phận kế toán để lập báo cáo cuối kỳ. Do xí nghiệp may Minh Hà có quy mô nhỏ nên kế toán tổng hợp có nhiệm vụ phải tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp, đôn đốc theo dõi các khoản phải thu đối với khách hàng, theo dõi cả tình hình biến động tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và xây dựng cơ bản đồng thời kiêm luôn thủ quỹ nên có nhiệm vụ thực hiện công tác thu chi hàng ngày của xí nghiệp Hệ thống thông tin kế toán Xí nghiệp may Minh Hà đã áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành cụ thể như sau: Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 theo năm dương lịch Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam(VNĐ), đồng thời công ty cũng tuân thủ phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng VNĐ sử dụng trong kế toán. Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: xí nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Hình 5 . Quy trình hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. Trong bốn hình thức ghi sổ kế toán, để phù hợp với doanh nghiệp của mình, xí nghiệp đã lựa chọn hình thức chứng từ ghi sổ. Ưu điểm của hình thức này là ghi chép đơn giản, thống nhất cách thiết kế sổ nhật ký và sổ cái, số liệu kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra, sổ nhật ký rời cho phép chuyên môn hóa được lao động dựa trên sự phân công lao động. Ngoài ra, hình thức này còn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp với số lượng nghiệp vụ hàng tháng không nhiều và phức tạp. Các chính sách kế toán áp dụng: Phương pháp kế toán tài sản cố định: + Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: theo hóa đơn mua tài sản, cộng với chi phí thu mua, lắp đặt chạy thử.. + Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: tính theo giá gốc, cộng chi phí thu mua có liên quan. + Phương pháp hạch toán giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình quân gia quyền. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán tại công ty Công ty tuân thủ theo chế độ chứng từ kế toán áp dụng tại các doanh nghiệp theo đúng nội dung, phương pháp lập, kế chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định 129/2004/NĐ-QĐ ngày 31/5/2004 của chính phủ và các văn vản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán. Các chứng từ có liên quan đến lao động tiền lương gồm: bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương. Các chính từ có liên quan đến hàng tồn kho gồm: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư; công cụ; sản phẩm.. Các chứng từ liên quan đến bán hàng: hóa đơn thuế GTGT, phiếu xuất kho, invoice.. Các chứng từ kiên quan đến tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, giấy báo có của ngân hàng Các chứng từ liên quan đến tài sản cố định: biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Hiện tại, toàn bộ các chứng từ trên đều được thực hiện và lưu trữ thủ công. Mỗi kế toán viên được trang bị một máy tính kết nối mạng Internet, tuy nhiên xí nghiệp chưa sử dụng một phần mềm kế toán nào cả, hình thức ghi sổ là thủ công và sử dụng chủ yếu trên excel. Hệ thống máy tính không kết nối mạng nội bộ nên việc lưu trữ trao đổi thông tin giữa các phòng và hệ thống kho với phòng kế toán không linh hoạt và nhanh chóng. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính Là một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạch toán độc lập, nhưng lại là một chi nhánh của công ty Cổ phần may Bình Minh, nên ngoài việc lập báo cáo tài chính cuối kỳ kế toán, kế toán xí nghiệp phải chuyển bản các báo cáo tài chính về công ty mẹ để lập báo cáo tài chính hợp nhất theo đúng nghị định 129/2004/NĐ-CP của chính phủ. Ngoài ra, với tư cách là chi nhánh của công ty CP may Bình Minh nên cuối kỳ kế toán, xí nghiệp không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, mà chuyển toàn bộ báo cáo tài chính và một phần lợi nhuận theo điều lệ của xí nghiệp về công ty và công ty Bình Minh sẽ có trách nhiệm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhận xét về hệ thống kế toán Phân tích chi phí và giá thành Đối tượng, phương pháp phân loại chi phí Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng của toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó hạch toán chi phí và tính giá thành là một trong những công tác trọng tâm của xí nghiệp. Đây là công việc đòi hỏi phải tổng hợp nhiều số liệu liên quan, khối lượng tính toán tương đối lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được tiến hành trên một quy trình công nghệ khép kín từ phân xưởng cắt đến phân xưởng may và kết thúc ở phân xưởng hoàn thành. Các phân xưởng này hoạt động phụ thuộc, hỗ trợ lẫn nhau, thành phẩm của phân xưởng này lại là nguyên liệu đầu vào của phân xưởng kia, nên các phân xưởng không thể theo dõi chi phí một cách độc lập.Do đó các phân xưởng không phải là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Ngoài ra, với đặc thù sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất theo từng đơn đặt hàng do đó đối tượng tập hợp chi phí cũng không phải là từng sản phẩm nhập kho. Xuất phát từ thực tế trên, để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất, đáp ứng yêu cầu quản lý nói chung và công tác kế toán chi phí nói riêng, xí nghiệp đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là từng đơn đặt hàng riêng biệt.Việc tập hợp chi phí sản xuất liên quan đến đơn hàng nào thì căn cứ vào chứng từ kế toán tập hợp trực tiếp cho đơn hàng đó. Trường hợp chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đơn hàng thì những chi phí trực tiếp thì được tập hợp riêng theo từng đơn hàng, đối với chi phí gián tiếp được kế toán tổng hợp cho toàn phân xưởng sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp. Tại xí nghiệp, để thuận tiện cho công tác hạch toán chi phí doanh nghiệp sử dụng cách phân loại chi phí theo khoản mục: Phân loại chi phí theo khoản mục: - Chi phí NVL trực tiếp: nguyên vật liệu chính bao gồm: các loại khóa, chỉ, cúc, khuy.. Nguyên vật liệu phụ: đối với sản phẩm may mặc nguyên vật liệu phụ là các loại phấn may, kim may, giấy than.. - Chi phí nhân công trực tiếp: được mở chi tiết cho từng phân xưởng bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: gồm chi phí sản xuất chung phát sinh ở các phân xưởng sản xuất như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí năng lượng, chi phí tiền lương nhân viên phân xưởngPhần chi phí này được tập hợp chung cho cả 3 phân xưởng và cuối kỳ được phân bổ cho từng phân xưởng theo khối lượng sản phẩm hoàn thành của từng đơn hàng. * Phương pháp tập hợp chi phí Công ty vận dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cũng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán sử dụng các tài khoản: - Tài khoản 621- Chi phí NVL trực tiếp: để tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng cho việc sản xuất sản phẩm. - Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp : để tập hợp chi phí về tiền lương, phụ cấp, BHXH,BHYT, KPCĐ, - Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung: để tập hợp chi phí tại phân xưởng phục vụ sản xuất sản phẩm. Các tài khoản này được theo dõi và đến cuối tháng kế toán tập hợp toàn xí nghiệp. Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành * Đối tượng tính giá thành: Kết cấu sản xuất sản xuất của xí nghiệp là sản xuất dây chuyền, sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, chủng loại khác nhau. Sản phẩm hoàn thành phải trải qua khâu kiểm tra chất lượng mới được nhập kho. Vì vậy đối tượng tính giá thành của xí nghiệp được xác định là từng mã sản phẩm hoàn thành nhập kho. * Kỳ tính giá thành: Do chu kỳ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp ngắn, sản phẩm sản xuất liên tục với khối lượng lớn nên kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng. * Đơn vị tính giá thành: Đối với các loại thành phẩm nhập kho ở xí nghiệp, đơn vị tính giá thành là “đồng/ chiếc”. Quy trình hạch toán các khoản mục chi phí chủ yếu và tính giá thành thực tế * Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Nội dung chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dành cho sản xuất sản phẩm may ở xí nghiệp may Minh Hà chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Nguyên vật liệu được mua từ bên ngoài chủ yếu là qua nhập kho, sau đó căn cứ vào nhu cầu sản xuấ của từng phân xưởng trong từng thời kỳ để xuất kho.Ngoài ra, cũng có loại vật liệu mua về không nhập kho mà đưa vào sản xuất luôn. - Chứng từ sử dụng Do chủng loại sản phẩm sản xuất là đa dạng nên có sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau do đó tại công ty tài khoản 152 được sử dụng để theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu và được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau: TK 152.1: nguyên vật liệu chính: Chỉ, khuy.. TK 152.2 : nguyên vật liệu phụ: kim may các loại, phấn may, bút sáp - Quy trình kế toán nguyên vật liệu trực tiếp: Tại xí nghiệp để phù hợp với yêu cầu quản lý, công việc hạch toán nguyên vật liệu được áp dụng theo phương pháp thẻ song song. + Tại kho: Mở một bộ thẻ theo dõi từng loại nguyên vật liệu, thành phẩm về mặt số lượng. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ xuất nhập, thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho từng loại nguyên vật liệu thành phẩm. + Tại phòng kế toán: sử dụng sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, thành phẩm để ghi chép tình hình xuất, nhập tồn chi tiết theo giá trị và số lượng. Định kỳ căn cứ và chứng từ xuất nhập do thủ kho chuyển đến, kế toán ghi vào sổ kế toán chi tiết theo từng đối tượng. Cuối kỳ tính số dư tồn kho và đối chiếu với bộ thẻ, căn cứ vào sổ kế toán chi tiết để lập báo cáo xuất nhập tồn. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng kế hoạch và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kế toán lập phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất từng xí nghiệp. Nguyên vật liệu dùng cho nhóm sản phẩm nào thì theo dõi riêng cho nhóm sản phẩm đó. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi rõ khối lượng thực tế xuất dùng của NVL, CCDC Cuối tháng, từ các phiếu nhập kho thủ kho chuyển lên đã được nhập dữ liệu và lưu giữ trên máy, kế toán nguyên vật liệu in trên các bảng kê phiếu nhập kho, xuất kho. Các bảng kê này được lập cho tất cả các loại vật liệu theo trình tự thời gian, từ bảng kê kế toán viên sẽ tổng hợp và tính ra tổng nhập, xuất, tồn của từng nguyên vật liệu theo từng nhóm vật liệu. Số liệu vật liệu thực lĩnh được xác định: Số lượng vật liệu thực lĩnh = Định mức vật liệu trên mỗi sản phẩm x Số lượng sản phẩm sản xuất Trên phiếu lĩnh vật tư theo định mức không ghi đơn giá mà chỉ ghi số lượng. Khi xuất kho NVL doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp xuất kho đích danh và phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. Giá trị vật liệu xuất dùng trong tháng = Giá trị vật liệu tồn đầu tháng + Giá trị vật liệu nhập trong tháng Số lượng vật liệu tồn đầu tháng + Số lượng vật liệu nhập trong tháng Dựa vào phiếu lĩnh vật tư, kế toán vật tư sẽ tập hợp vào sổ chi tiết của từng loại nguyên vật liệu. Cuối tháng kế toán nguyên vật liệu tính đơn giá và trị giá vốn thực tế xuất kho đồng thời tiến hành đối chiếu giữa bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn, với thẻ kho (về số lượng) và đối chiếu bảng kê tổng hợp nhập-xuất-tồn với sổ kế toán tổng hợp (về mặt giá trị). * Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp - Nội dung chi phí: Do đặc thù sản xuất của xí nghiệp là gia công sản phẩm do đó chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khá cao(thường từ 60-65% giá thành) bao gồm các khoản như: lương chính, lương phụ, phu cấp, các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định của nhân công trực tiếp sản xuất - Tài khoản sử dụng: Xí nghiệp theo dõi chi phí nhân công trực tiếp trên tài khoản 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”.Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng: + TK 622.1: Phân xưởng cắt + TK 622.2: Phân xưởng may + TK 622.3: Phân xưởng hoàn thành. - Chứng từ sử dụng: + Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, báo cáo sản phẩm, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ BHXH, KPCĐ + Sổ sách phản ánh: Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các sổ: bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ BHXH và KPCĐ, Sổ cái TK 622 - Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Cuối tháng, các tổ tổng hợp ngày công, kết quả sản xuất đưa lên kế toán, kế toán tiền lương dựa trên thời gian, kết quả lao động của mỗi tổ sẽ tính lương, thưởng, các khoản giảm trừ của mỗi công nhân, từ đó lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương của từng tổ. Việc trích lương cho khối công nhân sản xuất được sử dụng kết hợp cả hai phương pháp, phương pháp tính lương theo sản phẩm và phương pháp tính lương theo thời gian. Phương pháp tính lương theo sản phẩm chủ yếu được áp dụng trong khoán lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. Phương pháp tính lương theo thời gian: áp dụng tính cho thời gian ngừng việc, nghỉ việc trong quá trình sản xuất. + Tiền lương thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau: TLcnsx = TLsp + TLcb + Pc Trong đó: TLcnsx: Tiền lương cho công nhân sản xuất TLsp: tiền lương được tính theo số sản phẩm làm ra của công nhân TLcb: Tiền lương cho những ngày nghỉ theo chế độ Pc: Các khoản phụ cấp theo chế độ quy định. + Tiền lương theo sản phẩm làm ra của công nhân được tính như sau: TLsp= Sli x ĐGi Trong đó: Sli : Số lượng sản phẩm i làm ra trong kỳ ĐGi: Đơn giá tiền lương của sản phẩm i + Tiền lương cơ bản: (TLcb) tiền lương cho những ngày nghỉ chế độ, nghỉ tết, nghỉ phép hưởng lương 100%. Khoản tiền lương này được tính theo lương thời gian. TLcb = N x Tl Trong đó: N : số ngày nghỉ theo chế độ Tl : thang lương của công nhân trực tiếp theo bậc (450.000x bậc) Việc trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp theo đúng chế độ, BHXH trích 15% lương cơ bản, BHYT trích 2% lương cơ bản, KPCĐ trích 2% lương thực tế. Để đảm bảo việc trả lương hợp lý, kích thích khả năng làm việc của người lao động, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán theo từng đơn hàng. Căn cứ vào tổng số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng kế hoạch và đơn giá gia công, kế toán xác định tổng quỹ lương theo từng đơn đặt hàng của toàn bộ công nhân viên. Quỹ lương của công nhân sản xuất chiếm 74.4% tổng quỹ lương trong đó quỹ lương cho công nhân may là 65.9%, của bộ phận cắt là 4.2% và của bộ phận hoàn thành 4.3%. Bảng. Bậc và thanh lương của công nhân sản xuất Bậc 1 2 3 4 5 6 EOA 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 540,000 540,000 630,000 720,000 810,000 900,000 EOB 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 2.2 540,000 630,000 720,000 810,000 900,000 990,000 (nguồn: phòng hành chính nhân sự) Trong đó EOA: Vị trí lao động phổ thông EOB: Vị trí lao động có tay nghề Bảng. Đơn giá tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất mã hàng HH160 Bộ phận Đơn giá lương(đ/sp) Phân xưởng cắt 274.7 Phân xưởng may 4597.6 Phân xưởng hoàn thành 281.2 (nguồn: phòng kỹ thuật) Như vậy, để tính được tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng và đơn giá tiền lương tương ứng ở từng phân xưởng. * Hạch toán chi phí sản xuất chung: - Nội dung : Chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp bao gồm các chi phí khác ngoài hai khoản mục trên như: khấu hao tài sản cố định, tiền lương nhân công gián tiếp sản xuất và nhân viên quản lý; chi phí bồi dưỡng ca ba độc hại, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung được tập hợp toàn nhà máy và phân bổ cho khối lượng sản phẩm hoàn thành. - Chứng từ và tài khoản sử dụng: + Các chứng từ sử dụng phục vụ cho việc hạch toán chi phí sản xuất chung như bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, hóa đơn các chi phí dịch vụ mua ngoài. + Tài khoản sử dụng: tài khoản được sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất là TK627: chi phí sản xuất chung được mở chi tiết thành 6 TK cấp 2 -TK6271 : chi phí nhân viên phân xưởng - TK6272: chi phí vật liệu phân xưởng - TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278 : Chi phí bằng khác bằng tiền - Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung: Hàng tháng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sau đó vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (đối với TK 6271). Hàng ngày, các khoản chi phí về vật liệu xuất dùng cho sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (đối với TK 6272). Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở phân xưởng, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung,sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh(TK6273) - Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Hàng tháng căn cứ vào số khấu hao được tính theo công thức: Hao mòn TSCĐ Trong tháng = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12 tháng Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ máy tính sẽ tự động lên nhật ký chứng từ số 7,sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh(TK6274). - Hàng ngày, phát sinh các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, căn cứ vào hóa đơn giấy báo nợ, phiếu chi tiền mặt kế toán tiến hành ghi vào nhật ký chứng từ số 7,sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh(TK 6277, 6278). Từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung kế toán tiến hành lên sổ cái TK627 từ đó kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154 để tính giá thành Với đặc điểm sản xuất sản phẩm may mặc chi phí vật liệu chính là chi phí chi một lần trong suốt quá trình sản xuất, để đơn giản trong quá trình tập hợp chi phí và tính khối lượng sản xuất, nhà máy quy định hệ số quy đổi các sản phẩm may trên cơ sở đơn giá gia công để phân bổ chi phí sản xuất chung. Bảng. Tổng hợp chi phí phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm STT Mã hàng SL H.số SLQĐ 621 622 627 Tổng cộng Zđv 1 hh108 1,930 1 1,930 2,458,634 13,475,466 5,828,143 21,762,243 11275.77 2 2384 4,737 1.4 6,632 6,032,483 45,583,244 20,019,848 71,635,575 10801.83 3 nhh6011 5,286 0.75 3,965 6,733,285 28,170,307 11,970,839 46,874,431 11823.54 4 nhh11 1,792 0.75 1,344 2,281,528 9,522,876 4,058,595 15,863,000 11802.83 5 hh193 638 0.93 593 812,560 5,677,880 1,791,328 8,281,769 13957.88 6 hh131 2,544 1.15 2,926 3,242,317 20,294,163 8,838,722 32,375,201 11066.17 7 Al874g 5,052 0.9 4,547 6,434,654 31,928,888 13,727,898 52,091,440 11456.73 8 nhh6014 2,096 0.72 1,509 2,670,162 10,755,634 4,557,288 17,983,084 11916.27 9 107g 636 1.3 827 810,203 5,701,752 2,496,740 9,008,695 10895.86 10 nhb1011 661 0.85 562 841,891 3,958,986 1,695,759 6,496,636 11562.94 11 hh900 24 0.8 19 30,576 135,856 57,985 224,417 11688.4 12 hh9003 24 1.27 30 22,678 210,401 92,042 325,122 10666.72 13 nhb6011 768 0.75 576 978,358 4,093,194 1,739,383 6,810,935 11824.54 14 j107 4,357 1.27 5,533 4,117,925 38,205,753 16,713,512 59,037,191 10669.26 15 hh160 870 1.02 887 1,108,321 6,163,675 2,679,797 9,951,792 11214.55 16 112h 1,125 0.8 900 1,433,265 6,368,234 2,718,021 10,519,520 11688.36 17 WP 291 10,926 0.92 10,052 14,228,121 70,600,235 30,354,731 115,183,086 11458.81 18 WP 292 8,000 0.95 7,600 10,195,499 53,235,269 22,959,812 86,390,580 11367.18 Tổng 51,466 50,432 64,432,459 354,081,816 152,300,442 570,814,716 11318.46 Phương pháp tính giá thành thực tế - Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: không có - Phương pháp tính giá thành kế hoạch: Trước mỗi kỳ tính giá thành kế toán tiến hành tính toán giá thành kế hoạch trên cơ sở các định mức chi kinh tế kỹ thuật theo từng mã sản phẩm. Phân tích sự biến động của giá thành thực tế Nhận xét về công tác quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là việc xem xét đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được kết quả đó của doanh nghiệp trong năm qua. Bảng. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2005 So sánh Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ 1. Tổng doanh thu thuần 10,276,075,569 100.00 7,196,146,864 100.00 3,094,928,705 43.01 1.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10,241,658,336 99.52 7,183,523,742 99.82 3,058,134,594 42.57 1.2. Doanh thu hoạt động tài chính 29,539,233 0.29 7,027,911 0.10 22,511,322 320.31 1.3. Thu nhập khác 4,878,000 0.05 5,595,211 0.08 (717,211) (12.82) 2. Tổng chi phí 9,482,549,151 92.14 6,614,298,093 90.52 2,952,251,058 45.32 2.1. Giá vốn hàng bán 7,716,948,005 74.99 5,405,745,555 75.12 2,311,202,450 42.75 2.2. Chi phí tài chính 182,331,456 1.77 145,561,725 0.63 36,769,731 300.19 Trong đó chi phí lãi vay 174,685,050 137,369,741 2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,560,566,676 15.16 1,059,931,424 14.73 500,635,252 47.23 2.4. Chi phí bán hàng - - - - - - 2.5. Chi phí khác 6,703,014 0.22 3,059,389 0.04 3,643,625 119.10 3. Tổng lợi nhuận trước thuế 809,526,418 7.88 581,848,771 8.09 227,677,647 39.13 Tổng lợi nhuận trước lãi vay và thuế 984,211,468 719,218,512 Tổng doanh thu thuần của công ty tăng 3,094 tỷ đồng với tốc độ tăng là 43.01%. Doanh thu chủ yếu là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm gần 100% tổng doanh thu của cả năm 2005 và 2006. + Trong năm 2006 cả doanh thu từ hoạt động tài chính tăng khá nhanh so với năm 2005, tuy nhiên nó không tác động nhiều đến tốc độ tăng trưởng doanh thu do tỷ trọng của cả hai loại thu nhập này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu. Trong tổng chi phí của xí nghiệp không có chi phí bán hàng. Tổng chi phí của xí nghiệp tăng lên với sự tăng lên của doanh thu. Mức tỷ trọng của tổng chi phí so với doanh thu là cao chiếm 92.14% trong năm 2006 và 91.91% trong năm 2005. Việc gia tăng tổng chi phí là do: + Giá vốn hàng bán tăng: giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu (chiếm hơn 75% trong tổng chi phí), do đó việc gia tăng chỉ tiêu giá vốn hàng bán có tác động mạnh đến việc gia tăng tổng chi phí. Về mặt giá trị giá vốn hàng bán tăng 2.311,202,450 đồng với tốc độ gia tăng 42.75% tương đương với tốc độ tăng trưởng doanh thu. + Chi phí tài chính tăng mạnh tăng hơn 36 triệu: chủ yếu là do chi phí lãi vay. + Chi phí quản lý tăng khá nhiều 47% so với năm 2005 với số tuyệt đối là 500,635,252 đồng. Việc gia tăng chi phí quản lý như vậy là khá cao so với một xí nghiệp có số lượng nhân viên gián tiếp không nhiều. Doanh nghiệp cần xem xét lại nguyên nhân gây ra việc tăng chi phí quản lý cao nhu vậy. + Chi phí khác chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí(chiếm 7% trong năm 2006) nhưng tỷ lệ tăng chi phí khác trong năm 2006 là 119% so với năm 2005, do trong năm 2006 xí nghiệp tiến hành sửa chữa lại khu nhà xưởng cũ, tiến hành thanh lý một số máy móc thiết bị đã cũ tại phân xưởng cũ. Việc tăng chi phí này là hợp lý và không có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ chi phí. Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng hơn 200 triệu đồng và tăng 39.15% so với năm 2005. Việc tăng lợi nhuận do xí nghiệp đã có những nỗ lực trong việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ điều này khiến cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó. Phân tích băng cân đối kế toán ta có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sơ đồ. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2006 Sơ đồ trên thể hiện cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Ta có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm 89.45% trong tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm 10.55% trong tổng tài sản. Điều này cũng phần nào thể hiện đặc trưng về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.Là một doanh nghiệp may, do đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao so với tài sản dài hạn điều này là hợp lý. Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn (hơn 74.11%) trong tổng nguồn vốn, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 25.89%. Điều này cho thấy toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn. Toàn bộ nợ ngắn hạn của xí nghiệp được sử dụng để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, điều này cũng phản ánh cơ cấu vốn hợp lý. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn Bảng .Phân tích cơ cấu tài sản Chỉ tiêu Năm 2006 Cơ cấu Năm 2005 Cơ cấu Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ I. Tài sản ngắn hạn 4,972,760,421 89.45 3,430,960,738 85.67 1,541,799,683 44.94 1.Tiền 3,284,894,668 59.09 1,411,672,673 35.25 1,873,221,995 132.70 2.Các khoản phải thu 964,187,627 17.34 1,147,329,532 28.65 (183,141,905) (15.96) 3.Hàng tồn kho 419,298,975 7.54 626,482,424 15.64 (207,183,449) (33.07) 4.Tài sản ngắn hạn khác 304,379,151 5.47 245,476,109 6.13 58,903,042 24.00 II. Tài sản dài hạn 586,731,859 10.55 574,013,151 14.33 12,718,708 2.22 1.TSCĐHH 470,414,526 8.46 542,829,818 13.55 (72,415,292) (13.34) 2.XDCBDD 111,452,000 2.00 21,452,000 0.54 90,000,000 419.54 3. Tài sản dài hạn khác 4,865,333 0.09 9,731,333 0.24 (4,866,000) (50.00) Tổng tài sản 5,559,492,280 100.00 4,004,973,889 100.00 1,554,518,391 38.81 Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản chiếm tỷ lệ cao hơn 80%, tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ khá nhỏ, năm sau giảm hơn so với năm trước. Trong năm 2006, cơ cấu tài sản ngắn hạn chiếm gần 90% tổng tài sản, đây là tỷ lệ khá cao, trong đó tiền mặt có tỷ trọng cao nhất chiếm gần 60 % trong tổng tài sản, rõ ràng là không tốt khi doanh nghiệp nắm giữ một lượng tiền lớn, điều này giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tiếp theo là các khoản phải thu chiếm tỷ lệ 17% trong tổng tài sản điều này cho thấy tỷ lệ vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm giữ trong tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 10.55% trong tổng tài sản, trong đó tài sản cố định hữu hình chiếm 8.46% và xây dựng cơ bản dở dang chiếm 2%, tài sản dài hạn khác là 0.09%. Tốc độ tăng tài sản của năm 2006 so với năm 2005 là 38.81% với giá trị là 1.554 tỷ chủ yếu là do việc tăng tài sản ngắn hạn(tăng thêm 1.541 tỷ), tài sản dài hạn có tăng nhưng giá trị tăng thêm không nhiều (12,718,708 đồng).Tài sản ngắn hạn tăng thêm do tiền tăng thêm(tăng thêm hơn 1.8 tỷ, tăng thêm 132%) làm cho giá trị tiền trong tài sản ngắn hạn năm 2006 tăng 3.2 tỷ đồng, đây là giá trị lớn đối với doanh nghiệp, các khoản mục khác trong tài sản nhắn hạn như khoản phải thu, hàng tồn kho lại giảm. Đây là một tín hiệu tốt, khoản mục các khoản phải thu giảm chứng tỏ mức vốn doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng giảm, giá trị hàng tồn kho cũng giảm hơn 200 triệu đây cũng là dấu hiệu tốt, điều này là có lợi cho doanh nghiệp.Tỷ lệ tài sản dài hạn năm 2006 so với năm 2005 tăng thêm 12,718,708 đồng (tỷ lệ tăng 2.22%) do khoản mục xây dựng cơ bản dở dang tăng cao (tăng thêm 90 triệu, tăng 419%), do trong năm 2006 doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng mới khu nhà kho để chuyển khu nhà kho cũ lấy mặt bằng đầu tư xây dựng nhà xưởng trong năm 2007-2008. Bảng . Phân tích cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Năm 2006 Cơ cấu Năm 2005 Cơ cấu Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ I.Nợ ngắn hạn 4,120,260,171 74.11 3,267,413,383 81.584 852,846,788 26.10 1.Vay ngắn hạn 1,500,000,000 26.98 1,001,900,000 25.016 498,100,000 49.72 2 .Phải trả cho người bán 254,967,819 4.59 308,332,490 7.6987 (53,364,671) (17.31) 3.Phải trả CNV 337,101,552 6.06 215,651,191 5.3846 121,450,361 56.32 4.Chi phí phải trả 134,160,554 2.41 30,500,000 0.7616 103,660,554 339.87 5.Phải trả nội bộ 1,749,742,432 31.47 1,665,746,401 41.592 83,996,031 5.04 6. Phải trả phải nộp khác 144,287,814 2.60 45,283,301 1.1307 99,004,513 218.63 II.Nguồn vốn chủ sở hữu 1,439,232,109 25.89 737,560,506 18.416 701,671,603 95.13 1. Vốn chủ sở hữu 1,376,508,435 24.76 716,278,866 17.885 660,229,569 92.17 2.Nguồn kinh phí, quỹ 62,723,674 1.13 21,281,640 0.5314 41,442,034 194.73 Tổng nguồn vốn 5,559,492,280 100.00 4,004,973,889 100 1,554,518,391 38.81 Trong bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, có thể thấy tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm 74.11% trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 25.89% trong tổng nguồn vốn, doanh nghiệp không đi vay dài hạn. So sánh với bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ toàn bộ tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ lệ nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn điều này có thể rủi ro cho doanh nghiệp nếu tất cả các khoản nợ đều đến hạn phải thanh toán. So sánh với năm 2005, tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu tăng 95%, nợ ngắn hạn cũng tăng 26%. Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2006 của doanh nghiệp tăng mạnh tăng thêm 660 triệu (hơn 92%) so với năm 2005 . Việc tăng này do trong năm 2006 xí nghiệp đã được đầu tư thêm 200 triệu đồng(tăng thêm 62%) , ngoài ra do lợi nhuận chưa phân phối trong năm 2006 tăng hơn 197 triệu(tăng hơn 50%) so với năm 2005. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm 2006 tốt hơn năm 2005.Ngoài ra, nguồn kinh phí quỹ khác trong nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng hơn 41.4 triệu (tăng 194.73%) do việc tăng quỹ khen thưởng phúc lợi của năm 2006 so với năm 2005. Nợ ngắn hạn năm 2006 tăng 852.8 triệu tăng 26.1% so với năm 2005, chủ yếu là do việc tăng chi phí phải trả (tăng thêm 106 tr) chiếm tỷ lệ 339%, ngoài ra mức tăng khoản vay ngắn hạn 498 triệu (tăng thêm 49%). Khoản mục phải trả người bán năm 2006 so với năm 2005 giảm 53 triệu (tương đương giảm 17%), như vậy trong năm 2006 doanh nghiệp giảm mức chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Phải trả nội bộ chiếm 31% so với nợ ngắn hạn, tăng gần 84 triệu so với năm 2005 do trong năm 2006 doanh nghiệp được đầu tư thêm từ công ty mẹ. Phân tích khả năng thanh toán. Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh rõ nét chất lượng của công tác tài chính. Bảng. Phân tích tình hình thanh toán Các khoản phải thu Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch 1.Phải thu của khách hàng 991,870,165 1,053,143,767 (61,273,602) 2.Phải thu khác 170,546,602 292,414,905 (121,868,303) Tổng 1,162,416,767 1,345,558,672 (183,141,905) Các khoản phải trả Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch 1.Vay ngắn hạn 1,500,000,000 1,001,900,000 498,100,000 2.Phải trả người bán 254,967,819 308,332,490 (53,364,671) 3.Phải trả CNV 337,101,552 215,651,191 121,450,361 4.Chi phí phải trả 134,160,554 30,500,000 103,660,554 5.Phải trả nội bộ 749,742,432 665,746,401 83,996,031 6.Phải trả khác 144,287,814 45,283,301 99,004,513 Tổng 3,120,260,171 2,267,413,383 852,846,788 So với năm 2005, các khoản phải thu giảm hơn 183 triệu tức là số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng giảm 183 triệu. Trong đó chủ yếu là do giảm các khoản phải thu khác (giảm 121 triệu), và giảm khoản phải thu của khách hàng 61 triệu đồng. Trong khi đó các khoản phải trả năm 2006 lại tăng 852 triệu so với năm 2005 điều này thể hiện nghĩa vụ trả nợ trong tương lai của doanh nghiệp. Trong đó hầu hết các khoản mục đều tăng hơn so với năm 2005, khoản mục tăng nhiều nhất là khoản vay ngắn hạn tăng thêm gần 500 triệu, tiếp theo là các khoản phải trả công nhân viên tăng 121 triệu, chi phí phải trả tăng 103 triệu. Để đánh giá chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta sử dụng hệ số thanh toán. Hệ số thanh toán là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Gồm có: tỷ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh khoản hiện hành. Bảng. Phân tích hệ số thanh toán Hệ số Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch 1.Hệ số thanh toán tức thời 1.05 0.62 0.43 2 Hệ số thanh toán nhanh 1.46 1.24 0.22 3.Hệ số thanh toán hiện hành 1.59 1.51 0.08 4.Hệ số khả năng thanh toán của VLĐ 0.66 0.41 0.25 Qua bảng phân tích hệ số thanh toán, tình hình thanh toán năm 2006 tốt hơn so với năm 2005. Điều này thể hiện ở chỗ các hệ số thanh toán trong năm 2006 đều cao hơn trong năm 2005. Hệ số phản ánh khả năng thanh toán đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng tài sản ngắn hạn của mình với ít rủi ro về thanh khoản. Hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động phản ánh tỷ trọng của vốn bằng tiền so với tổng số tài sản ngắn hạn và khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động. Hệ số này của xí nghiệp lớn hơn 0.5 (0.66 trong năm 2006 và 0.41 ở năm 2005) điều này chứng tỏ lượng tiền mặt trong doanh nghiệp quá nhiều. Tình trạng này tồn tại từ năm 2005, doanh nghiệp cần có biện pháp cải thiện tình hình tránh để đọng quá nhiều tiền mặt trong quỹ, sẽ dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình công nợ Khả năng quản lý tài sản Nhóm chỉ số phản ánh khả năng quản lý tài sản là các chỉ tiêu động và có tính giai đoạn, các số liệu lấy từ bảng CĐKT là các số phản ánh thời điểm, do đó khi tính toán các chỉ số này cần phải chuyển các số đó thành số thời kỳ tức là lấy bình quân. Nhóm chỉ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp, chúng trả lời câu hỏi: các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối có hợp lý không? Để đánh giá tính hiệu quả sử dụng tài sản chúng ta phân tích các chỉ số sau: Bảng . Các chỉ số quản lý tài sản Chỉ số Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch Vòng quay hàng tồn kho 19.65 11.62 8.03 Số ngày tồn kho 18.32 30.98 (12.66) Kỳ thu nợ bán chịu 36.99 61.89 (24.90) Vòng quay tài sản dài hạn 17.71 12.33 5.38 Vòng quay tài sản ngắn hạn 2.45 2.30 0.15 Vòng quay tổng tài sản 2.15 1.94 0.21 Qua bảng các chỉ số quản lý tài sản có thể thấy hiệu quả quản lý tài sản năm 2006 tốt hơn trong năm 2005. Cụ thể: Chỉ số vòng quay hàng tồn kho đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp và được tính bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và giá trị hàng tồn kho bình quân. Trong năm 2006 tỷ số này của xí nghiệp tốt hơn năm 2005, số vòng quay của HTK từ 11.62 vòng lên 19.65 vòng. Điều này cũng phản ánh qua hệ số ngày tồn kho bình quân, năm 2006 số ngày tồn kho bình quân giảm 12.66 ngày so với năm 2005. Việc này đối với doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp không bị đọng vốn nhiều và hoạt động sản xuất trong năm 2006 tốt hơn. Chỉ số kỳ thu tiền nợ bán chịu(hay còn gọi là kỳ thu nợ) phản ánh hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Chỉ số này cho biết bình quân khoản phải thu phải mất bao nhiêu ngày.Kỳ thu nợ của xí nghiệp trong năm 2006 là 36.99 ngày giảm 24.9 ngày so với năm 2005. Điều này cho thấy chính sách quản lý khoản phải thu trong năm 2006 của xí nghiệp được thực hiện một cách hợp lý. Việc sử dụng linh hoạt chính sách thu nợ không những giúp doanh nghiệp giảm việc bị khách hàng chiếm dụng vốn mà còn có thể thu hút thêm những khách hàng mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chỉ số vòng quay tài sản dài hạn đo lường hiệu quả sử dụng các tài sản dài hạn như máy móc thiết bị và các tài sản dài hạn khác. Vòng quay tài sản dài hạn trong năm 2006 cao hơn so với năm 2005 là 5.38 vòng. Điều này thể hiện trong năm 2006 doanh nghiệp đã sử dụng các tài sản cố định có hiệu quả hơn. Chỉ số vòng quay tổng tài sản năm 2006 (2.15 vòng ) cao hơn năm 2005 (1.94 vòng), điều này cho thấy bình quân một đồng tài sản của công ty năm 2006 tạo ra được nhiều doanh thu hơn so với năm 2005. Như vậy, tổng tài sản trong năm 2006 đã được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Khả năng quản lý vốn vay Mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp có tính hai mặt. Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận, mặt khác nó làm gia tăng tính rủi ro. Do đó quản lý vốn vay cũng quan trọng như quản lý tài sản. Bảng. Các tỷ số quản lý vốn vay. Hệ số Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch 1. Chỉ số nợ 56.12 56.61 (0.49) 2. Khả năng thanh toán lãi vay TIE 5.63 5.24 0.40 3. Khả năng thanh toán tổng quát 1.78 1.77 0.01 Chỉ số nợ đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tổng tài sản. Chỉ số nợ năm 2006 thấp hơn năm 2005(56.12%< 56.61%), điều này cho thấy tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn của công ty giảm. Chủ yếu là trong năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh việc này thêm 660 triệu đồng. Điều này làm tăng tính tự chủ trong quyết định của công ty, đồng thời tăng sự ổn định trong sản xuất kinh doanh. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế so với lãi vay, tỷ số này đo lường khả năng trả lãi của công ty. Tỷ số TIE năm 2006 là 5.63 lần cao hơn so với năm 2005(5.24 lần) điều này cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán chi phí lãi vay. (so sánh với các doanh nghiệp may khác) Trong tỷ số quản lý nợ còn có tỷ số khả năng thanh toán tổng quát. Tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì ngoài trả lãi ra doanh nghiệp còn phải trả nợ gốc và các khoản khác. Do đó chúng ta không chỉ có quan tâm đến khả năng trả lãi mà còn quan tâm đến khả năng thanh toán nợ nói chung. Để đo lường khả năng trả nợ chúng ta sử dụng tỷ số khả năng thanh toán tổng quát được tính bằng cách lấy tổng tài sản so với tổng nợ. Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2006 (1.78 lần) chỉ hơi nhỉnh so với năm 2005(1.77 lần) nhưng điều này vẫn cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán được nợ, ít bị rủi ro thanh khoản. Khả năng sinh lợi Trong phần trước, chúng ta đã phân tích các tỷ số đo lường khả năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, tỷ số quản lý nợ. Kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ở khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tỷ số về khả năng sinh lợi là một trong những tỷ số được các nhà quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nó được coi như là những chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá tính sinh lợi vì nó liên quan đến tỷ lệ thu nhập trên số vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh. Tỷ số này càng cao càng tốt. Để đo lường khả năng sinh lợi chúng ta có thể sử dụng những tỷ số sau: Bảng. Các tỷ số sinh lợi Chỉ số Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch 1.Lợi nhuận biên - ROS 7.88 8.09 (0.21) 2.Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản - ROA 16.93 15.67 1.26 3.Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu - ROE 38.76 51.06 (12.29) Các hệ số phản ánh hiệu quả tài chính trong năm 2006 có thay đổi thấp hơn so với năm 2005.Cụ thể: Tý số lợi nhuận biên- ROS: phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu, tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Do đó tỷ số này càng cao càng tốt, tỷ số lợi nhuận biên trong 2 năm 2005 và 2006 không thay đổi đáng kể, điều này thực sự cho thấy rằng xí nghiệp có một nguồn thị trường khá ổn định và đảm bảo được mức lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA: đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty, tất nhiên tỷ số này càng cao càng tốt. Tỷ số này trong năm 2006 không thay đổi nhiều so với năm 2005, tuy nhiên so với năm 2005 cao hơn 1.26 lần Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu -ROE: đây là tỷ số quan trọng nhất, tỷ số này đánh giá mức sinh lợi trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu, như ở đây tỷ số ROE của năm 2006 là 38.76% thấp hơn so với năm 2005 là 51.06%. Nguyên nhân là do năm 2006 vốn chủ sở hữu tăng lên đột biến khiến cho dù mức lợi nhuận năm 2006 có tăng 227,677,647 đồng nhưng mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm. Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ các bảng và nhận xét ở trên, ta có thể nói rằng tình hình tài chính năm 2006 của xí nghiệp đã khả quan hơn năm 2005 Trong cơ cấu nguồn vốn-tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao do đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty là gia công, sản xuất các sản phẩm may mặc. Trong năm 2006 tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty giảm, tình hình tự chủ tài chính của công ty tốt hơn năm 2005. Tuy nhiên cơ cấu tài sản ngắn hạn tiền mặt có tỷ trọng cao nhất chiếm gần 60 % trong tổng tài sản, rõ ràng là không tốt khi doanh nghiệp nắm giữ một lượng tiền lớn, điều này giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn qua các tỷ số thanh toán có thể thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ đến hạn. Về độ ổn định trong tài trợ tài sản, ta có thể nhận ra tài sản ngắn hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn không những đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy nguyên tắc cân bằng tài chính của công ty được đảm bảo, công ty không gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đến hạn đảm bảo được tính ổn định trong tương lai. Các hệ số thể hiện tình hình quản lý tài sản của năm 2006 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản trong năm 2006 tốt hơn trong năm 2005. Doanh nghiệp đã có những biện pháp tích cực làm giảm kỳ thu nợ cũng như thời gian tồn kho của nguyên vật liệu, thành phẩm do đó làm tăng hiệu quả quản lý tài sản. Về khả năng sinh lợi của xí nghiệp, có thể thấy năm 2006 do xí nghiệp sử dụng tài sản một cách hiệu quả hơn năm 2005 điều này dẫn đến khả năng sinh lợi của xí nghiệp là chấp nhận được. Phần 4 : Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp Các ưu điểm Những hạn chế Định hướng đề tài tốt nghiệp Phụ lục Phụ lục 1: Phụ lục 2: Phụ lục 3: Phụ lục 4:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8509.doc
Tài liệu liên quan