Đề tài Tình hình lội ngập thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề cần giải quyết

Vấn đề lội ngập đô thị không chỉ có ở những đô thị của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng mà đây là “vấn nạn” của nhiều đô thị trên thế giới, nhất là đô thị ở các nước đang phát triển- nơi đang có quá trình đô thị hóa quá nhanh nhưng thiếu những giải pháp quy hoạch quản lý và công trình hạ tầng thích ứng. Ngập lụt đô thị đã gây nên những tác động không nhỏ đến sinh hoạt của người dân: ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường sống Vấn đề lội ngập tại đô thị Hồ Chí Minh đã là vấn đề bức xúc trong nhiều năm qua đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố. Mặc dù đã được sự quan tâm và nói đến nhiều của các cơ quan quản lý, nhà lãnh đạo, báo chí, truyền thông nhưng vấn đề ngập lụt của thành phố vẫn là bài ca muôn thuở chưa có hồi kết. Mỗi mùa mưa về, người ta lại nghe nhiều hơn điệp khúc “ Mưa – ngập- kẹt xe” hay “ Đường ngập, nâng đường – nhà ngập, nâng nhà”, để rồi nhà lại ngập, mãi trong vòng luẩn quẩn. Hàng loạt giải pháp cho vấn đề ngập lụt đô thị đã được đưa ra và thực hiện như: cải tiến hệ thống thoát nước, nâng đường . nhưng đều tỏ ra không đạt hiệu quả, vì những giải pháp đó chỉ là những giải pháp mang tính “chống đỡ, tình thế, bị động”. Và đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều giải pháp đã được áp dụng vào thực tế nhưng do tính chất phức tạp của vấn đề nên tình trạng ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh không những không được giải quyết mà còn có chiều hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào?

doc74 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình lội ngập thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề cần giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ đạo thực hiện trong công tác chống ngập và đã đạt được những kết quả nhất định. Đã phối hợp với các Bộ - Ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đến năm 2020, quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nhiều công trình, dự án từ nguồn vốn ngân sách được triển khai cùng với 3 dự án thoát nước sử dụng vốn ODA với mục tiêu: Nạo vét, cải tạo kênh rạch nội thành, xây dựng bổ sung hệ thống cống cấp 2-3, hệ thống thu gom và xử lý nước thải (dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dự án Cải thiện Môi trường nước lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Tẻ, kênh Đôi giai đoạn I, dự án Nâng cấp Đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm); đã hoàn thành đưa vào vận hành 2 nhà máy xử lý nước thải có công suất xử lý trên 60 triệu m3 nước thải/năm, 184km cống thoát nước mới xây lắp và nhiều tuyến đê bao, cống kiểm soát triều vào quản lý, khai thác góp phần kéo giảm và xóa được nhiều điểm ngập. Tuy nhiên, tình hình ngập nước vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; các điểm ngập tuy có giảm về số lượng và mức độ ngập nhưng vẫn chưa tạo ra những chuyển biến có tính đột phá nhất là các điểm ngập do mưa tại vùng trung tâm; chưa khống chế tình trạng phát sinh các điểm ngập mới nhất là trên các địa bàn quận mới đô thị hóa và các vùng ven ngoại thành; việc xóa, giảm các điểm ngập do triều cường chỉ mới triển khai các dự án kiểm soát triều cục bộ; các dự án kiểm soát triều trên diện rộng đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan do địa hình thành phố trũng thấp, chịu ảnh hưởng nặng của thủy triều và những tổ hợp bất lợi của mưa, triều, lũ; cường độ mưa có xu hướng gia tăng làm chu kỳ tràn cống thực tế bị giảm xuống khiến hệ thống cống bị quá tải gây ngập thì những nhân tố chủ quan cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gia tăng mức độ ngập của các điểm ngập hiện hữu và xuất hiện các điểm ngập mới như sau: - Trong quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị chưa thực hiện mạnh mẽ và hiệu quả những quy định về bảo vệ hệ thống thoát nước, kênh rạch, vùng đệm, vùng trũng điều tiết nước; chưa có những quy định phù hợp về bù đắp diện tích mặt nước bị san lấp và ngăn chặn việc gia tăng hệ số chảy tràn; - Hạ tầng thoát nước phát triển không đồng bộ với quá trình đô thị hóa; chỉ đạt 1/4 chiều dài cần xây dựng phát triển đến năm 2020, thường xuyên bị quá tải do thiết kế, xây lắp và khâu quản lý vận hành thiếu đồng bộ trong khi nhiều tuyến kênh rạch thoát nước quan trọng không được nạo vét đúng kỹ thuật do tình trạng lấn chiếm làm chặn hướng thoát nước; - Tiến độ thực hiện các dự án quy mô lớn được xem là một giải pháp đột phá để thực hiện chương trình chống ngập chưa đạt tiến độ về thời gian và khối lượng; việc tổ chức thi công có khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước (nhiều công trình đã hoàn thành trục chính nhưng chưa kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước hiện hữu, việc thi công của các nhà thầu thiếu biện pháp dẫn dòng, gây bít dòng chảy, cửa xả,...). Công tác chống ngập tại thành phố Hồ chí Minh trước đây do nhiều đơn vị cùng tham gia: Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do nhiều đơn vị cùng tham gia nên có những bất cập trong công tác quản lý và điều hành, trước tình hình đó Ủy ban nhân dân thành phố đã thành lập Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước (03/2008), đây là cơ quan độc lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các chương trình, dự án thoát nước, chống ngập trên địa bàn thành phố. Trung tâm thay mặt, giúp Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ sở hữu, tổ chức quản lý toàn bộ hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, làm chủ các dự án đầu tư về chương trình chống ngập nước và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác có liên quan đến lĩnh vực thoát nước chống ngập, xử lý nước thải. Có thể coi đây là việc làm mới có tính đột phá của thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LỘI NGẬP 3.1.NGUYÊN TẮC KHẮC PHỤC Trong giải pháp tổng thể, cần kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội. Không vì mục đích kinh tế mà bỏ qua các vấn đề về môi trường. Phải xuất phát từ nguyên lý cân bằng nước, tổng lượng nước mưa và nước thải không vượt quá lượng nước tiêu thoát qua hệ thống cống, sông, kênh rạch. TP.HCM hình thành, phái triển trên vùng đất ngập triều. Vì vậy, khi xây dựng các hệ thống thoát nước cần căn cứ vào tình hình mỗi lưu vực sông - rạch, lạch - triều. Phải tính toán kỹ diện tích đất, mặt thoáng cần giữ lại không được san lấp để duy trì hệ sinh thái, duy trì diện tích đất tự nhiên, điều tiết nước mưa - nước triều. Vùng đất trũng của thành phố là những phần thuộc phía Tây Nam, Đông và Nam là những vùng có độ cao so với mặt nước biển chỉ từ 0,5-l,0m. Vì vậy, khi xây dựng các công trình tại khu vực này cần chú ý xây dựng dọc theo các tuyến thoát nước, tránh không nên xây ngăn tuyến thoát nước, gây ngập lụt. Trong qui hoạch xây dựng thành phố cần chú ý tỉ lệ thích hợp giữa diện tích bêtông hóa và diện tích đất trống, mặt thoáng như chú ý tỉ lệ cây xanh và mặt nước. Bảo vệ tuyệt đối một tỉ lệ an toàn về diện tích và thể tích chứa nước của kênh rạch, bàu, đìa, ao chuôm vì đó là những hồ điều hòa tự nhiên vô giá. Một nửa đô thị TP.HCM là đô thị ngập triều. Vì vậy, khi thiết kế nhà cửa, xây dựng đô thị phải hết sức lưu ý tránh những hậu quả triều cường, tránh ngập bẩn và ngập mặn. Phải giữ đúng nguyên tắc giải quyết thoát nước theo lưu vực tự nhiên, không quản lý theo đơn vị hành chính. Không xây nhà cao tầng ở những vùng quá thấp, trũng, đất không nền. Cần tính đến mực nước biển dâng do trái đất nóng lên. 3.2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CỤ THỂ 3.2.1. Giải pháp xây cống chống ngập - Đối với vùng cao: Không nối thêm ống cống vào các đường cống cũ, để nhận thêm lượng thải quá dung tích lưu vực. Xây dựng các đoạn cống thoát nước mới bên cạnh các đoạn cống thoát nước quá tải để biến thành không quá tải. Cuối đoạn cống mới này lắp van một chiều để chủ động thoát nước tự chảy hoặc thay vào đoạn cống mới là một hồ điều hoà dạng chìm ở những nơi có điều kiện địa hình cho phép như ở công viên, dưới vòng xoay, dưới vườn hoa..., lượng nước này có thể được dùng cho cứu hỏa, tưới cây, rửa đường... - Đối với vùng ngập do triều do mưa: Không làm thêm các đường cống nối từ đường này với đường khác mà tạo thêm hệ thống cống lấy và dẫn nước mưa vùng phía Bắc, đổ trực tiếp ra sông Sài Gòn, không cho đi qua nội thành nữa. Hoặc dùng máy bơm để bơm lượng nước ngập sang nơi khác. Tiến hành san lấp nâng cao cao trình mặt đất, nâng cao mặt đường (như đã san lấp ở khu đô thị mới quận 7 hay tôn cao mặt đường đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Bảng 7: Qxả qua công trình (Tài liệu Viện QHTL) Lũ 2000 Vị trí ( xả thực tế) Lũ (an toàn CT) Thiết kế (m3/s) (m3/s) P = 0.5% P = 1% P = 10% Hiện trạng Sau Trị An 2551 17000 9246 4001 công trình S.Bé (Ph.Hoà) 1860 7480 4859 2005 năm 2000 Hợp lưu (ĐN-SB) 4411 24480 14105 6006 Dầu Tiếng 600 2800 1305 241 Sau 2010 Sau T.An+S.Bé 12971 4845 Dầu Tiếng 1130 241 Sau 2010 Sau T.An+S.Bé 11239 2843 Dầu Tiếng 1130 241 Nếu so sánh lũ năm 2000 với lũ thiết kế P = 0,5% ta thấy lũ thiết kế lớn gấp 5,5 lần lũ năm 2000. Vì thế, nếu lũ thiết kế xảy ra thì vùng hạ du còn phải chịu những thiệt hại lớn hơn rất nhiều, nhất là trong điều kiện cơ sở hạ tầng của TP đã phát triển nhiều hơn so với năm 2000. Năm 2000 có thể thấy nước lũ từ Trị An đổ về là mối đe doạ lớn nhất. Càng làm nhiều công trình thượng lưu Qxả xuống hạ lưu càng giảm. So sánh Qxả(1%) trong điều kiện hiện trạng công trình với Qxả 0,5% vào năm 2020, ta thấy đến năm 2020 các công trình sẽ làm giảm 20% Qcho phép xả xuống hạ du (12.369m3 /s). Tuy vậy, lưu lượng lũ này vẫn còn lớn hơn khả năng thoát lũ của 2 sông Đồng Nai, Sài Gòn. Vì vậy, phải tìm mọi cách để làm giảm nhỏ lưu lượng xả xuống hạ lưu (cắt lũ, hạ lưu băng biện pháp cắt lũ, điều tiết lũ, phân lũ ra các hướng để tránh ngập lụt cho vùng dân cư tập trung. Điều này có thể chứng minh hoàn toàn là khả thi). - Bộ NN&PTNT, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Hội Thủy lợi TP.HCM và các nhà khoa học quan tâm tới vấn đề ngập nước đã cùng đưa ra những giải pháp chống ngập do triều cường, nước lũ ở TP.HCM là: giải pháp công trình cống kiểm soát đỉnh triều ở các sông rạch cấp III - cửa nối ra các sông chính (vòng giữa II) và giai đoạn đầu xây dựng hạng mục công trình tại: cống kiểm soát triều Rạch Tra, cống kiểm soát triều Vàm Thuật, cống kiểm soát triều Phú Xuân, cống kiểm soát triều rạch Mương Chuối, cống kiểm soát triều Sông Kinh, cống kiểm soát triều Kinh Lộ, cống kiểm soát triều Kinh hàng, cống kiểm soát triều Cần Giuộc (cầu Thủ bộ). Chế độ vận hành các cống này không làm mất đi hiện tượng tự nhiên thuỷ triều, nó chỉ làm cho mực nước thuỷ triều cao nhất không vượt quá mức độ yêu cầu (ví dụ không cao hơn 1m). Một mặt, các cống sẽ kiểm soát nước triều chống ngập, một mặt mở tối đa thời gian để giao thông đường thuỷ có thể dễ dàng đi lại. Phương án này sẽ giải quyết được úng do mưa và ngập do triều cao, mưa và lũ trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn về. Giải quyết triệt để vấn đề ngập, úng.  Hình 14: Hệ thống cống ngăn triều dự kiến xây dựng (các điểm đỏ nối nhau) Trước mắt đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thoát nước, phục vụ các công trình thoát nước quan trọng của TP tại những khu vực quận 5, 6, 11 như dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Chu Văn An, Phạm Đình Hổ, Cao Văn Lầu (quận 6); cải tạo hệ thống thoát nước đường Hùng Vương, Hoàng Lê Kha (quận 5, 6, 11); công trình chống ngập cấp bách khu vực bến xe Chợ Lớn và công trình Trạm bơm Phú Lâm để kết nối đồng bộ chống ngập cho khu vực vòng xoay Cây Gõ và một phần lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm. - Sử dụng hệ thống cống kiểm soát triều hạ thấp mức nước triều cao để tăng cường năng lực tiêu thoát của hệ thống cống nội thành (quận 6, 7, 8), hệ thống Tân Hoá – Lò Gốm, Tham Lương – Bến Cát, kênh Đôi – kênh Tẻ, Tàu Hủ - Bến Nghé; - Phân lũ lớn cho sông Sài Gòn (qua cống Rạch Tra, Bến Mương, Láng The); - Thu gom và tiêu thoát lũ từ phía Tây; - Tiêu thoát nước mưa cho các vùng đất cao (Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp, Bình Chánh, Nam TP); - Lấy nước sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông (qua phối hợp các cống thượng lưu – hạ lưu) để cải tạo vùng trũng phèn Lê Minh Xuân, Láng Le, cấp nước cho nông nghiệp, cải tạo ô nhiễm toàn vùng; - Ngăn mặn xâm nhập vào toàn vùng; - Giữ chân triều cao phục vụ giao thông thuỷ. 3.2.2. Làm sạch hệ thống kênh, rạch - Cấm tuyệt đối san lấp kênh rạch và vùng trũng không để ách tắc dòng chảy khi có mưa hoặc triều. Hiện nay trên địa bàn TP.HCM có khoảng 500km sông, kênh rạch đang bị san lấp tùy tiện, trái phép dưới mọi hình thức. - Nạo vét thường xuyên hoặc định kỳ các hệ thống kênh rạch nạo vét ống cống, hố ga để tăng lưu lượng thoát nước. Mức nạo vét lấy kích thước kênh rạch trước khi bị bồi lấp, lấn chiếm. Nạo vét tuyến trục Bắc-Nam (Rạch Tra - An Hạ - Nam Sài Gòn; Vàm Thuật -Tham Lương – Bến Cát - Rạch Nước Lên). Bảng 8: Thống kê các trục tiêu thoát chính cần cải tạo (Tài liệu Sở NN-PTNT thành phố Hồ Chí Minh) TT Tên sông rạch Chiều dài (km) I Trục thoát nước nội thành 28,1 1 Rạch Thủ Đào 4,434 2 Rạch Bà Lớn 7,55 3 Rạch Lung Mân 2,554 4 Rạch Xóm Củi 7,638 5 Rạch Ông Bé 3,324 6 Rạch Thầy Tiêu 2,600 II Trục thoát nước Bắc Nam 80,518 1 Sông Cần Giuộc 11,75 2 Vàm Thuật- Tham Lương- Bến Cát- Rạch Nước Lên 30,378 3 Rạch Tra-Kênh Xáng-An Hạ- Kênh Xáng Lớn 38,39 Tổng cộng 108,618 - Trong những năm qua, thành phố đã lập nhiều dự án và chi ra hàng chục nghìn tỷ đồng để giải tỏa dân cư sống ven kênh, khắc phục ô nhiễm nguồn nước tại các kênh, rạch. Chỉ riêng làm sạch nguồn nước tại kênh Ba Bò, thành phố đã chi ra gần 800 tỷ đồng. Để cải tạo hệ thống kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè thành phố mất gần 4.000 tỷ đồng (tương đương 200 triệu USD). Dự án làm trong sạch và chống ngập kênh Bến Nghé-Tàu Hũ có chiều dài 7.100m đã tiêu tốn khoảng 8.000 tỷ đồng (gần 450 triệu USD). Tuy nhiên, ô nhiễm tại các kênh này không những không giảm mà ngày càng trầm trọng hơn. - Để làm sạch hệ thống kênh, rạch trước mắt thành phố cần kiên quyết giải tỏa các hộ dân sống hai bờ kênh, kiểm soát chặt đầu ra của các loại nước thải. Cắt điện, nước thậm chí đóng cửa và truy tố các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cố tình xả nước thải chưa qua xử lý vào kênh, rạch. - Rà soát lại các KCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh dùng nhiều nước, có khả năng gây ô nhiễm cao, buộc các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải và ký cam kết bảo vệ nguồn nước. Thường xuyên tuyên truyền, vận động các cộng đồng dân cư đề cao ý thức bảo vệ môi trường. Đẩy nhanh thực hiện các dự án cải tạo, nạo vét kênh, rạch, kết hợp đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, từng bước làm sạch hệ thống kênh, rạch. Khẩn trương xây dựng quy chế bảo vệ môi trường rõ ràng và thành lập một bộ phận đủ mạnh, có thực quyền để xử lý các hành vi nào gây ô nhiễm, xâm hại đến kênh, rạch. Ngoài ra, thành phố cần phối hợp với các địa phương lân cận như: Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, đặc biệt là Bình Dương, những tỉnh nằm đầu nguồn các dòng kênh cùng có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn nguồn nước. Nếu không có sự hợp tác đồng bộ thì thành phố có chi ra hàng trăm nghìn tỷ đồng/năm cũng không giải quyết tận gốc nguồn nước gây ô nhiễm kênh, rạch. 3.2.3. Thay đổi hướng phát triển của thành phố. Cách nay 150 năm, những người quy hoạch thành phố Sài Gòn - Gia Định đã đề ra những phương án đối phó với lũ lụt . Năm 1968, nhóm kiến trúc sư do ông Lê Văn Lắm lãnh đạo đã công bố “Dự án thiết kế Thủ đô Sài Gòn”.  Đây là một dự án được coi là thực tế và có nhiều sáng tạo nhất so với các đề án khác cùng thời. Dự án nghiên cứu từ lịch sử, địa lý đến điều tra xã hội học, từ quy hoạch cũ đến trạng thái  kế hoạch mới theo giả  định, từ thiết kế công trình đến kế hoạch trù liệu tài chính. Dự án này có một điểm quan trọng nhất là xác định trục phát triển chính của thành phố. Theo ông Lắm, thành phố chỉ nên phát triển và mở rộng ra theo trục xa lộ Biên Hòa, hướng về phía Bắc Sài Gòn, đồng thời “thiết lập một đô thị Sài Gòn mới song hành với Sài Gòn cũ”. Cho đến trước 1975, các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch danh tiếng của Pháp cũng như của Việt Nam như Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Kỹ sư Trần Lê Quang đều thống nhất cao về hướng phát triển chính của thành phố là phía bắc, đông bắc (Thuận An, Biên Hòa) và tây bắc (Củ Chi). Các chuyên gia hiện nay cũng đồng quan điểm với người xưa nên hạn chế tối đa đô thị hoá nhà cao tầng ở vùng Đông Nam Thành Phố, nếu cần chỉ làm nhà vật liệu nhẹ, nhà sàn. Không nên đắp những con đường như đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Thập hiện nay. Nên phát triển công nghiệp và đô thị hóa về hướng Bắc- Đông Bắc (Thuận An-Bình Dương – Biên Hòa) và Tây Bắc (Củ Chi) đồng thời đưa ra khuyến cáo do TP có độ dốc từ Bắc xuống Nam vì vậy không nên phát triển công nghiệp và đô thị hóa về hướng Nam và Đông Nam (Nhà Bè, Cần Giờ, một phần Bình Chánh) bởi nơi đây là chỗ chứa nước của thành phố khi mưa lớn. Đó là những yếu tố có thể vận dụng có hiệu quả vào chống ngập nước tại TP Hồ Chí Minh hiện nay, bởi TP HCM trước đây có 1/3 diện tích là vùng bán ngập, nghĩa là khi nước lớn đã có túi chứa là tràn vào đồng, nước ròng rút ra, vì vậy khu vực nội thành không bị ngập. Ai cũng biết nguyên nhân là bởi chưa giải quyết căn cơ theo bản chất vật lý của khu vực bị ngập nước và khu vực nhận nước tiêu thoát, cũng như tính mất cân bằng của lưu vực đô thị trong quá trình đô thị hóa. Do đó giải quyết nước ngập bằng cách tôn cao mặt đường, đặt trạm bơm tại các điểm ngập nước cũng chỉ là nhất thời và bài toán thoát nước không những không giải quyết được tối ưu mà còn phức tạp hơn bởi nâng nền hoặc bơm nước chống ngập ở chỗ này sẽ là dồn nước gây ngập cho chỗ khác. 3.2.4. Khắc phục những bất cập trong quản lý. Giải pháp để giải quyết dứt điểm ngập lụt là cần phải có quy hoạch đô thị hợp lý mang tính tổng thể, kết nối giữa các quận huyện, đồng bộ toàn thành phố. Trong đó phải tính đến việc tạo sự cân bằng giữa lượng nước đến và lượng nước đi, bằng cách vừa tăng cường thêm đường ống thoát nước đồng thời phải tổ chức xây dựng các hồ chứa để điều hòa lượng nước mưa không bị ứ đọng, gây ngập lụt dây chuyền tại nhiều khu vực . Trước hết, phải có sự hợp tác giữa các quy hoạch ngành liên quan khác. Mà trước hết, quy họach đô thị hợp đồng chặt chẽ với quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất. Cần có sự bàn thảo với cơ quan quản lý và sử dụng đất đai, cơ quan quản lý môi trường đất để thống nhất đất ở đâu sử dụng vào xây nhà, đất ở đâu làm đường. Hoặc, xây nhà máy xây ở đâu thì không ô nhiễm môi trường đất, và xác định chợ búa, nhà dân ở trên đất nào thì hợp lý nhất, vị trí đất nào thì tốt nhất. Quy hoạch đô thị phải có sự kết hợp giữa ngành xây dựng với ngành cấp nước với ngành điện với ngành đường với ngành điện thoại. Tránh tình trạng, khi nhà xây xong, phải dời, đường vừa xong lại đào lên, mới hạn chế lô cốt thi nhau mọc lên. Các nhà lãnh đạo TP phải có nhiều chuyến đi kiểm tra thực địa và chỉ đạo các sở - ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ các hạng mục công trình chống ngập quan trọng trên địa bàn thành phố, chấn chỉnh tình trạng xả rác, chất thải, thi công gây cản trở tiêu thoát nước và đưa những trục cống thoát nước chính đã hoàn thành vào quản lý, vận hành; yêu cầu đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đấu nối các cốn băng ngang đường vào các trục thoát nước chính đã hoàn thành; ưu tiên nạo vét, khai thông các cửa xả dọc tuyến đại lộ Đông – Tây và dự án vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang còn 92 điểm bị chặn dòng chảy cần phải nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ. Cho đến nay, giới khoa học và quản lý vẫn chưa lượng hóa được bằng các số liệu khoa học các nguyên nhân gây nên ngập lụt, từ yếu tố mưa, lũ, triều cường hay do chính quy hoạch gây nên. "Các số liệu chung chung, dựa trên những cảm tính, rất khó nhận được sự quan tâm của nhà nước, của cộng đồng và của giới tài trợ quốc tế để có các giải pháp giải quyết tận gốc". Cần phải tìm ra các phương pháp để thu lại những số liệu cụ thể chính xác để thông tin rộng rãi trên các phương tiện với các nhà khoa học và người dân cùng tìm cách đối phó với tình hình lội ngập diễn ra ngày một phức tạp và trầm trọng hơn. Các nhà lãnh đạo TP không được cấp phép san lấp kênh rạch và thay bằng các đường cống để tiêu thoát nước. Việc tiêu thoát nước bằng cống sẽ không bao giờ hơn được so với tiêu nước bằng kênh rạch vì cống sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn tới hư hỏng và tắc nghẽn. 3.2.5. Chống ngập bằng quy hoạch đô thị Các phân tích về diễn biến đô thị hóa ở TP.HCM đều cho thấy sự biến động rất mạnh của các yếu tố có thể tác động xấu đến tình hình mưa và mực nước trong khu vực. Các giải pháp quy hoạch đô thị, giao thông và kiến trúc theo hướng giảm bớt dần tỷ lệ diện tích không thấm nước, tăng khả năng điều tiết tại chỗ tiết kiệm năng lượng để giảm nhiệt độ đô thị là những giải pháp tích cực giúp ngăn chận quá trình vũ lượng tăng dần. Chính quyền TP.HCM đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để xây thêm trạm bơm, đắp đê, đào thêm đường, lắp ống thoát nước chống ngập. Tuy nhiên, nếu tiếp cận vấn đề theo một cách khác, tiếp cận “mềm” bằng cách sử dụng công cụ quy hoạch đô thị như các chính sách đất đai, quy hoạch sử dụng đất, sử dụng các hạ tầng xanh như công viên, hồ điều hòa để tăng khả năng tiêu thoát tự nhiên thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Tiến tới xã hội hóa thoát nước đô thị: Khi người dân và Nhà nước cùng tham gia việc chống ngập bằng giải pháp kinh tế hoặc phi kinh tế, sẽ chủ động góp phần làm giảm tình trạng ngập lụt hiện nay cho TP. HCM. Ví dụ để giảm ngập lụt do mưa nhà nhà cùng xây bể chưa nước mưa trên lóc nhà. 3.2.6 Làm hồ điều tiết TP cần chú ý xây dựng các hồ điều hòa, hồ sinh thái-điều hòa, các hồ điều tiết nước tự nhiên ở một số nơi của thành phố, tận dụng công viên làm hồ chứa nước, xây dựng các hồ chứa nước ngầm để tích nước khi trời mưa lớn chứa lượng nước chưa kịp tiêu thoát, sau đó khi triều rút thoát nước tự chảy. Những vùng còn đủ diện tích (từ 1ha trở lên) nên xây dựng hồ điều hoà mang cả chức năng sinh thái. TP.HCM rất ít hồ, việc xây dựng thêm hồ sinh thái dạng này là hết sức cần thiết và cấp bách. Đánh giá về các giải pháp chống ngập của TP, các chuyên gia cho rằng TP rất bị động vì loay hoay chạy theo khắc phục các điểm ngập nên thực tế chống được chỗ này thì chỗ khác phát sinh. Các điểm ngập mới liên tục xuất hiện. Một trong các nguyên nhân chính gây ngập là do biến đổi khí hậu khiến nước triều dâng cao.  Vì vậy, việc xây dựng các hồ điều tiết nước là hết sức cần thiết và cũng là biện pháp chống ngập bền vững được các chuyên gia khuyến nghị. Theo các chuyên gia, các hồ này có công dụng tích nước mưa và nước triều từ các hệ thống cống nội thành, giảm ngập cho TP. Lượng nước trữ này sau đó sẽ được sử dụng trong tưới tiêu, thủy lợi và thậm chí cho cả giao thông thủy trong mùa hạn hán. Một số địa điểm có thể tận dụng làm hồ điều tiết tự nhiên: + Tuyến Mương Chuối- Phú Xuân- Rạch Tôm- Rạch Đỉa nên nạo vét tạo thành hồ điều tiết vừa cải tạo môi trường vừa chống sạt lở đất bờ sông. Do cao trình đất tự nhiên của TP xuôi dần về phía Nam nên các kênh rạch và vùng đất trũng ở phía Nam TP nằm ở quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè rất phù hợp để làm hồ điều tiết.   + Hệ thống kênh Đôi - kênh Tẽ - kênh Tàu Hũ, do tuyến Đông Tây đã bê tông hóa một bên nên rất thích hợp hình thành một hồ điều tiết nước cho khu vực trung tâm và tạo cảnh quan sinh thái hài hòa với kiến trúc toàn tuyến.   Việc tận dụng các hồ điều tiết tự nhiên còn có tác dụng rất lớn khác về mặt kinh tế, đó là chúng ta có thể tận dụng làm các âu thuyền và tạo cảnh quan sinh thái, phục vụ du lịch. Ngoài ra, trong một nghiên cứu gần đây của Tập đoàn Arup - chuyên hoạt động về lĩnh vực môi trường và xây dựng - trong vòng một thập kỷ tới, nhu cầu nước sinh hoạt của TP sẽ tăng lên 20%, trong khi đó nguồn cung cấp nước chính cho TP đang bị ô nhiễm vì các chất thải công nghiệp khiến cho việc xử lý của các nhà máy cung cấp nước sạch khó khăn hơn. Chính vì vậy, hồ dự trữ nước mưa sẽ tạo thêm được một nguồn cung cấp nước sạch cho TP với chất lượng đáng tin cậy. Nhiều nước trên thế giới đã tận dụng hệ thống kênh rạch, sông ngòi vốn có để làm hồ điều tiết, hạn chế giải phóng mặt bằng như TP Barcelona của Tây Ban Nha đã làm với dung tích khoảng 100.000 – 150.000 m³. Tuy thống nhất về tính cần thiết của hồ điều tiết song vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh cãi và băn khoăn đối với các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học do quy hoạch này liên quan đến nhiều vấn đề về đất đai, ngân sách. Nhưng nếu TP muốn giải quyết bài toán lội ngập tận gốc thì phải nhanh chóng triển khai giải pháp này vì những hồ tự nhiên hiện nay đang dần bị mất rất nhiều. 3.2.7. Xây đê bao Để chống ngập ở TPHCM hiện nay, điều cần thiết là phải tiếp tục xây dựng hệ thống đê bao cùng các hồ chứa nước. Đê bao là một giải pháp cứng, là một điều kiện cần đối với vấn đề ngăn triều chống ngập. TPHCM sẽ không xây đê bao theo dạng truyền thống vì nền đất yếu, mà bằng giải pháp đóng các bản cọc ở khu vực ngoại thành, và ở nội thị thì bằng giải pháp kè sông, xây tường đứng để ngăn lũ, chống ngập, đồng thời kết hợp với chỉnh trang đô thị. Dự kiến quý 4 năm nay thành phố sẽ triển khai giải pháp này. Tuy nhiên để giải pháp này đạt hiệu quả nhất cần phải kết hợp với xây các hồ chứa và hệ thống đê bao luôn phải gắn liền với hệ thống cống ở các cửa sông hoặc cửa kênh rạch nơi tuyến đê bao đi qua. Vì nếu không có hồ điều hòa, thì đê bao cũng chính là đê chắn không cho nước thoát ra mỗi khi thành phố bị ngập lụt. Bảng 9: Chiều dài các tuyến đê chính STT Đoạn (từ…đến) Chiều dài (km) Ghi chú 1 Bến Súc- Vàm Thuật 64,964 Ven sông Sài Gòn 2 Cống Vàm Thuật- Phú Xuân 18,046 Ven sông Sài Gòn 3 Phú Xuân- Kinh Lộ 15,038 Ven sông Nhà Bè 4 Kinh Lộ- Cảng Tân Tập 8,589 Ven sông Sài Gòn 5 Cảng Tân Tập- TL 824 (TT Đức Hoà) 57,640 Ven sông Vàm Cỏ Đông Tổng cộng 164,277 3.2.8. Dự báo ngập nước đô thị Dự báo ngập lụt đô thị đã được áp dụng ở một số nước Đông Nam Á và trên thế giới. Một khi người dân được cung cấp và hiểu thông tin dự báo ngập tại các điểm ngập, họ sẽ sắp xếp việc làm phù hợp, chú ý đến các biện pháp an toàn khi trời mưa. Hình 15 : Sơ đồ dự báo ngập ở TPHCM. Số liệu dự báo ngập, độ sâu ngập và thời gian ngập cho một điểm ngập được tạo ra từ sự kết hợp hai nguồn thông tin. Đó là nguồn thông tin “bên trên” liên quan đến khí tượng thủy văn: cung cấp dự báo ngày giờ mưa, khu vực mưa, cột mưa và thời gian mưa; nguồn thông tin “bên dưới” liên quan đến cơ sở hạ tầng thoát nước và đô thị hóa: lưu vực tiêu thoát, hệ thống kênh rạch/cống, khẩu độ cống, chiều dài tuyến, số hầm ga thu nước, hiện trạng khả năng làm việc của hệ thống cống, hệ số thấm của mặt đất/đường, chế độ thủy lực gồm dòng chảy không áp, có áp (trong cống ngầm) tính đến tác động triều cường và mức độ tập trung dân cư. Giả sử, ta đã có được thông tin dự báo ngập cho ngày 25/7/2008 và chuyển đến cho người dân trước đó thông qua sơ đồ. Hình vuông nhỏ thể hiện tâm điểm ngập, mang mã màu khác nhau tương ứng với mức độ ngập. Chúng sẽ được số hóa chứa đầy đủ thông tin liên quan đến điểm ngập và bằng cái nhấp chuột (khi thông tin dự báo ngập đưa lên mạng) người dân có thông tin vị trí ngập, đường ngập từ đâu đến đâu, mức độ ngập, sâu nhất ở vị trí nào, thời gian ngập, nguy hiểm do ngập có thể… Nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để có được thông tin “bên trên” với độ tin cậy của dự báo khác nhau. Ra-đa thời tiết cho phép định vị và đo cường độ mưa trong khoảng thời gian thực cần dự báo trước đó. Nguồn thông tin “bên dưới” dễ dàng được cung cấp bởi công ty quản lý hệ thống thoát nước đô thị. Ngay bây giờ chúng ta có thể dự báo ngập đô thị do mưa bằng cách xử lý thống kê số liệu đo ngập tương ứng với từng trận mưa của Công ty Thoát Nước Đô Thị TPH.CM thực hiện từ nhiều năm qua. Thông tin dự báo ngập không chỉ có ích cho người dân, mà nó còn giúp cho các nhà quản lý đô thị, cơ quan ban ngành khác nhau đối phó với ngập trong vấn đề dân sinh. Liên quan đến cơ sở hạ tầng, thông tin ngập được thống kê lưu trữ hằng năm sẽ là một trong những cơ sở dữ liệu “định lượng” hỗ trợ cho các nhà quản lý ra quyết định (ví dụ chúng ta có thể lắp dựng biển báo ngập ở mỗi điểm ngập - tương tự biển báo giao thông). Việc cung cấp thông tin dự báo ngập là một giải pháp “mềm” giúp người dân ứng phó với sự thay đổi bất lợi của thời tiết, nhất là tác động xấu của biến đổi khí hậu toàn cầu mà Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng dễ bị tổn thương. 3.2.9. Khuyến khích người dân học bơi Giải pháp tạm thời mà chính quyền đô thị đưa ra trước mắt với lời khuyên người dân chấp nhận “sống chung với ngập” đó là Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch được yêu cầu triển khai các cuộc vận động, phát động người dân thành phố kĩ năng bơi lội lên chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng bơi, lặn, cứu người bị nạn trên sông, trên biển cho cán bộ làm công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Đặc biệt đối với học sinh, sinh viên, người thường xuyên tiếp xúc, hoạt động, hành nghề trên sông, biển để có thể tự cứu mình, cứu người khác bị nạn.Giảm thiếu tối đa thiệt hai về người và về của vì ngập lụt đô thị đến mức không thể kiểm soát được, sẽ trầm trọng hơn, có thể đe dọa đến mạng sống con người. Hình 16: Phố biến thành sông. Hình 17: Sống chung với ngập Ảnh Trần Duy - Ngày 15/10/2008 , Nguồn: Theo VietNamNet 3.3. CÁC DỰ ÁN CHỐNG NGẬP TRIỂN KHAI TẠI TP HCM 3.3.1. Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè) đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 19 tháng 05 năm 2000 và trong Quyết định 528/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2001 về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 484/QĐ-TTg. Chủ đầu tư: Sở Giao thông - Công chính thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm xây dựng và diện tích chiếm đất: Lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè rộng 3.320 ha nằm trên địa bàn của 7 quận trong thành phố Hồ Chí Minh: quận 1, quận 3, quận 10, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh và Gò Vấp. Tổng mức đầu tư: 199,96 triệu USD, trong đó nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới WB là 166,34 triệu USD, vốn đối ứng được cấp từ ngân sách thành phố Hồ Chí Minh là 33,62 triệu USD. Dự án đầu tư gồm các hạng mục chính: - Xây dựng tuyến cống bao chạy dọc theo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. - Lắp đặt 1 trạm bơm có thiết bị lược rác với công suất bơm là 64.000m3/giờ. - Xây dựng một miệng xả ngầm có độ sâu từ 18m đến 20m ở dưới dòng sông Sài Gòn, có thiết kế đặc biệt để tăng cao độ pha loãng và không gây ành hưởng đến dòng chảy hoặc sự xói mòn dòng sông hiện hữu. - Xây dựng hệ thống điều khiển bao gồm hệ thống kiểm soát và các thiết bị cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt. - Cải tạo 26,484km cống các loại trong đó cống tròn có kích thước từ 0.6m đến 1.4m; cống hộp có kích thước từ 1,2x0,8 đến 2,1x1,4m. - Cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: nạo vét giai đoạn 2 khoảng 750.000 m3, gia cố chân kè (đoạn đã xây dựng), xây bờ kè đứng (đoạn chưa xây dựng). Những lợi ích của dự án: - Cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt với những hộ nghèo sống dọc theo kênh và ở những vùng hay bị ngập úng; - Cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm chi phí y tế; Cải thiện tình trạng môi trường, từ đó cải thiện bộ mặt của thành phố đối với du khách và những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngăn chặn thiệt hại về tài sản tư nhân do nước ngập; Tránh tốn kém trong việc phòng chống ô nhiễm và ngập úng của từng hộ gia đình; Giảm tắc nghẽn giao thông, tiết kiệm thời gian; Gia tăng giá trị bất động sản - Số dân sống trong lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè khoảng 1,2 triệu người, trong đó một phần đáng kể có thu nhập thấp, chỉ có 73% số hộ có nước máy và chỉ có  64% số hộ có nhà vệ sinh. Việc xây dựng dự án sẽ góp phần giảm ngập úng và cải thiện chất lượng nước kênh, từ đó mang lại lợi ích chung cho thành phố cũng như cho từng hộ gia đình. Đặc biệt dự án sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe của trẻ em và phụ nữ, những người thường xuyên tiếp xúc với điều kiện thiếu vệ sinh. Dự án sau khi được xây dựng dự kiến sẽ xóa được một số điểm ngập sau: Ngã tư Bảy Hiền (ngã tư Bảy Hiền đến Nguyễn Thái Bình); Đường Cao Thắng (từ số 81 đến Điện Biên Phủ); Đường Hồng Bàng – Bạch Đằng (từ Hồng Hà đến mương Nhật Bản, từ Bạch Đằng đến Nguyễn Kiệm); Đường Hoàng Văn Thụ ( khu công viên Chiến Thắng); Đường Lý Thường Kiệt (từ trường Nguyễn Thái Bình đến đến chợ Tân Bình); Đường Đinh Tiên Hoàng (từ số 61 đến 131); Đường Phạm Văn Hai (Từ CMT8 đến Bùi Thị Xuân); Đường Phan Đình Phùng (từ 26C đến chợ Phú Nhuận); Đường Phan Văn Hân (suốt tuyến); Đường Vũ Tùng (suốt tuyến) Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (từ Hàng Xanh đến Nguyễn Cửu Vân); Đường Nguyễn Kiệm (từ ngã năm Nguyễn Thái Sơn đến SN 51); Hình 18: Dự án lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ được hoàn thành vào năm 2011 3.3.2. Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ Nguồn vốn vay của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC). Dự án nhằm chống ngập,  khôi phục cải tạo hệ thống kênh, chỉnh trang đô thị, kết hợp giao thông đường thủy và đường bộ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho 11 quận, huyện (Q.1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân   Bình, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh) với tổng diện tích lưu vực là 3.300ha. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 263 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2008.   3.3.3. Dự án cải thiện môi trường TP.HCM - Tiểu dự án cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng - Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với tổng vốn đầu tư là 25 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2007. Theo mục tiêu đề ra, dự án hoàn thành sẽ chống ngập cho diện tích lưu vực là 438ha. Dự án được giao cho Sở Tài nguyên Môi trường làm chủ đầu tư nhưng do thực hiện chậm trễ nên ADB đã khóa sổ vay. Dự án đã được chuyển về Sở GTVT TP.HCM để tiếp tục đầu tư nhưng  đến nay vẫn chưa khởi công và cũng chưa thể biết được ngày hoàn thành.   3.3.4. Dự án nâng cấp đô thị TP.HCM (lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm) Nguồn vốn vay WB, chống ngập cho Q.6, 8, 11, Tân Phú và Tân Bình với diện tích lưu vực là 1.480ha. Hiện dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư là 298  triệu USD. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2010 (đối với các hạng mục thoát nước thuộc lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm). 3.3.5. Dự án quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM Hình 19: Bản đồ nghiên cứu quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập lụt khu vực TP.HCM do tổ công tác nghiên cứu thực hiện theo quyết định số 3608/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT ngày 25/11/2007. Gồm các chuyên gia thuộc các cơ quan của Bộ NN&PTNT bao gồm Viện khao học Thuỷ lợi miền nam, trường Đại học thuỷ lợi (cơ sở 2 và Viện Thuỷ lợi và môi trường), Viện quy hoạch thuỷ lợi Nam Bộ, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Thuỷ lợi 2, phân viện địa lý tại TP HCM thuộc viện Khoa học Việt Nam. - Vùng I: Nằm giữa sông Sài Gòn- Nhà Bè và sông Vàm Cỏ Đông còn gọi là bờ hữu sông Sài Gòn- Nhà Bè. - Vùng II: là khu vực bờ tả sông Sài Gòn. - Vùng III: là khu vực huyện Ngà Bè 3.4. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA TP. HCM 3.4.1. Mục tiêu Để khắc phục tồn tại, kéo giảm ngập nước giai đoạn 2011 - 2015, đồng thời phải tiếp tục hoàn thiện chiến lược tổng thể để giảm nhẹ nguy cơ ngập lụt đô thị trước biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên một cơ sở đảm bảo kiểm soát ngập một cách hợp lý về kinh tế và kỹ thuật; tạo sự đồng thuận cùng tham gia của cộng đồng là yếu tố then chốt để triển khai một chiến lược quản lý ngập lụt một cách bền vững, thân thiện với môi trường. Thành phố Hồ Chí Minh đề ra chương trình đột phá cụ thể như sau: 3.4.1.1. Mục tiêu từ 2011 – 2015: Tại vùng thoát nước trung tâm với diện tích 106km2, dân số 3.298.235 người: Giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước do mưa và triều (xoá 90% các điểm ngập do mưa, xoá 90% các tuyến đường ngập do triều), cụ thể: - Phấn đấu xóa các điểm ngập do mưa hiện hữu (tương ứng với tần xuất thiết kế chu kỳ tràn cống 2 - 3 năm của hệ thống thoát nước), kéo giảm tình trạng ngập nước lưu vực Bắc Tàu Hũ và Tân Hóa - Lò Gốm, bao gồm các quận 11, Tân Phú, Bình Tân, 6, 11 và một phần quận 5, không để tái diễn tình trạng ngập do thi công và khống chế tình trạng phát sinh các điểm ngập mới. - Đối với 5 vùng thoát nước còn lại với diện tích 580km2, dân số 3.413.698 người: Giảm 70% các điểm ngập nước do mưa, 50% các điểm ngập do triều hiện hữu và kiểm soát, ngăn chặn không cho phát sinh điểm ngập mới. 3.4.1.2. Mục tiêu từ 2015 – 2020: Giải quyết căn bản tình trạng ngập nước do mưa (nâng chu kỳ tràn cống lên trên 5 năm so với với tần xuất thiết kế của hệ thống thoát nước) và triều tại lưu vực trung tâm vào năm 2015. Giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước do mưa (xoá các điểm ngập do mưa) tại 5 lưu vực ngoại vi và phần diện tích còn lại của thành phố vào năm 2020. Mở rộng khu vực bảo vệ chống ngập ra ngoài phạm vi nghiên cứu Quy hoạch tiêu thoát nước bao gồm cả khu vực Hóc Môn, Củ Chi. 3.4.1.3. Mục tiêu đến năm 2025: Giải quyết triệt để tình trạng ngập nước do mưa trên 5 lưu vực ngoại vi và phần diện tích còn lại của thành phố. Mở rộng khu vực giải quyết cơ bản tình trạng ngập nước do lũ và triều, có xét đến hiện tượng mực nước biển dâng cao trong tương lai trên toàn địa bàn thành phố. 3.4.2. Nhiệm vụ 3.4.2.1. Tập trung các biện pháp để kéo giảm, xóa các điểm ngập nước hiện hữu và ngăn chặn phát sinh mới Phối hợp xử lý nhanh các vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ thi công để đẩy nhanh tiến độ các dự án, sớm đưa các công trình vào vận hành; đồng thời thực hiện các giải pháp kỹ thuật thoát nước cấp bách kéo giảm mức độ ngập và tiến hành nạo vét thông thoáng dòng chảy tại các cửa xả và kênh rạch đang bị lấn chiếm gây bịt hướng thoát nước. Tiến hành giải tỏa tình trạng lấn chiếm kênh rạch để thực hiện việc nạo vét theo đúng thiết kế kỹ thuật, kết hợp với chỉnh trang đô thị. Phấn đấu đến cuối năm 2012 thực hiện xong chương trình giải tỏa các khu nhà lụp xụp trên kênh rạch làm cơ sở cho nhiệm vụ nạo vét, thông thoáng kênh, rạch thoát nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Giai đoạn 2012 - 2015 thực hiện xong cơ bản chương trình chỉnh trang đô thị dọc hai bên bờ kênh rạch, tạo khoảng lưu không phù hợp để tăng diện tích vùng đệm điều tiết nước và tạo cảnh quan cho đô thị. Thực hiện các biện pháp kiểm soát, khống chế tình trạng phát sinh khu vực ngập mới: - Khống chế tình trạng gây ngập do thi công: quy mô và khối lượng các công trình xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý môi trường nước trong thời gian tới còn rất nhiều; cùng với việc xét tuyển các nhà thầu đáp ứng đủ các điều kiện về thi công công trình, phải tổ chức thi công hợp lý và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Trong thời gian triển khai kế hoạch cải tạo, xây mới hệ thống thoát nước tại 5 lưu vực ngoại vi và các khu đô thị mới, các địa phương phải quản lý tốt các kênh rạch thoát nước, xử lý nghiêm các trường hợp san lấp, lấn chiếm và giữ hiện trạng diện tích mặt phủ thấm nước và dung tích chứa nước mưa cho quy hoạch về không gian xây dựng hạ tầng thoát nước. - Tăng cường công tác quản lý đô thị, xây dựng những quy định phù hợp về bù đắp diện tích mặt nước bị san lấp và ngăn chặn việc gia tăng hệ số chảy tràn và quy định chế tài mạnh mẽ và hiệu quả để bảo vệ có hiệu quả hệ thống cống thoát nước, kênh rạch, vùng đệm, vùng điều tiết nước. - Xây dựng và ban hành quy chế, chính sách về việc duy trì và phát triển các không gian điều tiết nước trong các dự án chỉnh trang và phát triển đô thị. Rà soát, bổ sung các giải pháp công nghệ quản lý nước mưa đô thị và xây dựng các quy định về điều tiết trữ nước mưa nhằm giới hạn lưu lượng đỉnh xả cùng lúc vào hệ thống thoát nước thông qua các giải pháp chứa nước có điều tiết trong phạm vi từng lô đất hay đầu mạng lưới thoát nước công cộng phù hợp với thiết kế tần suất tràn của hệ thống thoát nước hiện hữu để xử lý việc gia tăng về cường độ mưa và mực nước triều đã vượt hơn tần suất tính toán trong thiết kế hệ thống thoát nước đã được xây dựng. - Nghiên cứu lập quy hoạch và thực hiện các khu vực điều tiết nước kiểu mẫu cho một số khu vực thoát nước để tạo tiền đề cho việc tiến đến triển khai rộng rãi trên khắp các khu vực phù hợp của thành phố. Đây là một bước đột phá quan trọng để tạo ra một chuyển biến mới về quan điểm ngăn chặn phát sinh và kiểm soát ngập lụt đô thị trong điều kiện phải ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, phù hợp với định hướng phát triển theo hướng sinh thái và bền vững của thành phố. - Thực hiện kế hoạch cải tạo các tuyến cống thoát nước của các tuyến đường chính có cống thoát nước đã cũ và quá nhỏ nhằm giải quyết tình trạng ngập cho các khu vực đã đô thị hóa thuộc các quận 5, 6, 11, Bình Tân, Tân Phú, 12, Gò Vấp và huyện Bình Chánh,... Để tiến tới hoàn tất việc cải tạo và nâng cấp hệ thống cống thoát nước cho Vùng Trung tâm, Tây và Bắc thành phố. 3.4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ - Quản lý chặt chẽ các quỹ đất liên quan đến vấn đề thoát nước chống ngập và bảo vệ kênh rạch, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu thoát nước + Bảo vệ quỹ đất của vùng nông nghiệp để hình thành 3 tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết hợp với đất nông nghiệp; bố trí trục cây xanh cảnh quan, mặt nước với bề rộng từ 50m – 800m để hình thành ba tuyến vành đai sinh thái với không gian xanh kết hợp với đất nông nghiệp bề rộng 2.000m - 3.000m dọc hai bên bờ sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Nhà Bè. Bố trí các hồ điều tiết tại những nơi có địa hình cao, giữ tối đa các khu đất ngập nước tại những nơi có địa hình thấp, giảm sự gia tăng dòng chảy mặt,…Giữ lại kênh rạch để hỗ trợ tiêu thoát nước và tạo cảnh quan cho đô thị,…Không thay đổi môi trường, phù hợp với quy hoạch thủy lợi, bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. + Về định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch hệ thống thoát nước mưa: Đối với các khu vực nội thành hiện hữu gồm 13 quận cũ, khu nội thành phát triển gồm 6 quận mới, các khu dân cư nông thôn và khu đô thị mới tại 5 huyện ngoại thành nằm trong vùng bờ hữu sông Sài Gòn - Nhà Bè thuộc hệ thống đê bao khép kín; cao độ nền xây dựng khống chế trong đê Hxd ≥ 2,00m, chú trọng việc hoàn thiện mặt phủ đồng thời với các biện pháp quy hoạch, quản lý đô thị nhằm nâng cao diện tích cây xanh, thảm cỏ,… - Thực hiện việc rà soát, bổ sung điều chỉnh theo hướng quy hoạch tích hợp để giảm thiểu nguy cơ ngập một cách bền vững trên cơ sở các quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt với các nghiên cứu do các tổ chức khoa học trong, ngoài nước hỗ trợ xây dựng, triển khai một chiến lược gắn chặt 4 yếu tố: Mưa, triều, lũ và sinh thái thành một thể thống nhất không chia cắt để quản lý ngập lụt thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu một cách bền vững, thân thiện với môi trường một cách hợp lý về kinh tế và kỹ thuật làm cơ sở cho việc định hướng chi tiết và xác định đúng tiến độ đầu tư ưu tiên trong từng giai đoạn. - Xây dựng cơ chế, chính sách cho lĩnh vực thoát nước + Ưu tiên nguồn vốn ODA cho đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước, thu gom nước thải, các công trình hồ điều tiết, đê bao và các cống kiểm soát triều. Hàng năm ngân sách nhà nước bố trí tỷ lệ hợp lý để đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước đô thị. + Khuyến khích, huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, đặc biệt là các nhà máy xử lý nước thải theo các hình thức khác nhau và được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng lợi nhuận từ đầu tư các cơ sở hạ tầng khác để đầu tư hạ tầng hệ thống thoát nước của thành phố. + Xây dựng lộ trình tăng phí thoát nước đảm bảo đến năm 2015, phí thoát nước đáp ứng đủ cho nhu cầu quản lý, vận hành hệ thống thoát nước. 3.4.2.3. Tăng cường trao đổi và hợp tác khoa học, công nghệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, chuyên gia trong và ngoài nước - Phải xây dựng cơ chế và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường trao đổi và hợp tác khoa học, công nghệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các Viện, trường Đại học phục vụ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực và cùng hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực quan trọng. - Các lĩnh vực cần tập trung nghiên cứu, triển khai: Đánh giá tác động kinh tế xã hội của biến đổi khí hậu; xây dựng chiến lược tích hợp để nâng cao khả năng thích nghi và ứng phó ngập lụt một cách chủ động, hài hòa; nâng cao năng lực quan trắc và dự báo ngập lụt; nghiên cứu các giải pháp mềm, cơ chế để nâng cao năng lực cho các đơn vị liên quan và vai trò của cộng đồng trong chiến lược ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu; tác động của việc bổ cập nước mưa đối với động thái và chất lượng nước ngầm, diễn biến lòng dẫn sông Sài Gòn và khả năng cải tạo để tăng năng lực thoát nước và chống sạt lở, các khả năng ứng phó với các biến cố mưa vượt tầng suất thiết kế do biến đổi khí hậu đối với các hệ thống thoát nước đô thị… 3.4.2.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ tầng thoát nước, xử lý nước thải đô thị và quản lý ngập lụt đô thị do biến đổi khí hậu - Tập trung đầu mối, thống nhất về tổ chức quản lý hệ thống thoát nước, xử lý nước thải và các công trình kiểm soát triều để quản lý ngập lụt đô thị do biến đổi khí hậu từ thành phố đến địa phương trên cơ sở xác định rõ sự phân cấp quản lý, các hợp đồng quản lý, vận hành với các đơn vị thoát nước trên địa bàn để hệ thống thoát nước được quản lý, duy tu bảo dưỡng vận hành hợp lý, tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất về tiêu thoát nước và xóa giảm ngập. Khắc phục tình trạng thiếu tập trung, thiếu đồng bộ trong nghiên cứu, triển khai các hoạt động xóa, giảm ngập. Tạo bước chuyển đột phá trong công tác chỉ đạo, điều hành chống ngập. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu của mạng lưới thoát nước toàn thành phố trên nền số hóa và xây dựng mô hình quản lý, điều khiển bằng hệ thống SCADA (Supevisory control and Data Acquisition). Lập chiến lược quản lý, vận hành, bảo vệ, mở rộng và xây dựng mới hệ thống thoát nước. Dự báo, ước tính các chi phí cần thiết trong việc vận hành bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo đầu tư mới hệ thống thoát nước mưa đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước và xử lý nước thải trong tương lai để xây dựng lộ trình tăng phí thoát nước và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. - Ngăn chặn hiệu quả tình trạng phát sinh các điểm ngập mới thông qua các công cụ mới về công nghệ quản lý kênh rạch, hệ thống thoát nước, công cụ quản lý quy hoạch và xây dựng để khoanh vùng, bảo vệ vùng đệm, vùng điều tiết nước trong quá trình đô thị hóa. - Củng cố, mở rộng các chuyên ngành đào tạo tại các trường dạy nghề để nâng cao và bổ sung chất lượng đào tạo công nhân ngành nước phục vụ yêu cầu quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước, các nhà máy xử lý nước thải. - Xây dựng cơ chế và môi trường hoạt động trong ngành thoát nước để thu hút các cán bộ khoa học đủ khả năng nghiên cứu phát triển công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới. - Nghiên cứu bổ sung thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan thanh tra trong phạm vi, chức năng quản lý nhà nước thuộc chuyên ngành thoát nước, chống ngập úng đô thị. 3.4.2.5. Phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị Để đẩy mạnh công táctuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức, sự hiểu biết và đồng thuận của cộng đồng là yếu tố then chốt để triển khai một chiến lược quản lý ngập lụt một cách bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường nước. 3.4.2.6. Nhóm giải pháp về dự án công trình: Phải đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án ODA, nghiên cứu thực hiện những giải pháp hiệu quả để huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia chương trình chống ngập - Tập trung xử lý các khó khăn để tăng tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào quản lý, vận hành các dự án thoát nước chống ngập đang thi công, đã được phê duyệt trong kỳ kế hoạch 2005 - 2010. - Tập trung vốn và cải tiến các thủ tục để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đê bao và cống kiểm soát triều, nạo vét các kênh rạch thoát nước quan trọng; các dự án tiêu thoát nước và xử lý nước thải cho các vùng phía Bắc, vùng phía Tây, vùng Đông - Nam, vùng Đông - Bắc và vùng phía Nam thành phố để xác định sơ đồ hệ thống, lưu vực thoát nước, nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải, xác định các dự án đầu tư và giai đoạn đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt; làm cơ sở trong việc lập kế hoạch huy động các nguồn vốn, đầu tư xây dựng công trình và quản lý vận hành. CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN Bài viết đã tập trung đúc kết một số nguyên nhân gây nên lội ngập TP. HCM, bên cạnh những nguyên nhân khách quan do địa hình thành phố trũng thấp, chịu ảnh hưởng nặng của thủy triều và những tổ hợp bất lợi của mưa, triều, lũ; cường độ mưa có xu hướng gia tăng khiến hệ thống cống bị quá tải gây ngập. Bên cạnh đó những nhân tố chủ quan do con người như quá trình đô thị hoá, lấn chiếm kênh rạch … cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gia tăng mức độ ngập ở TP.HCM. Vấn đề này đã và đang trở thành bài toán khó không chỉ về mặt kỹ thuật do tính phức tạp của hệ thống liên quan về vốn đầu tư xây dựng lớn mà cả về quản lý vận hành hệ thống các công trình trong điều kiện hiện nay của thành phố. Ngoài ra việc quản lý giáo dục ý thức người dân trong việc thực hiện cũng như đóng góp vào vận hành hệ thống các công trình này một cách hiệu quả là cả quá trình phấn đấu đòi hỏi phải có sự đồng lòng và quyết tâm của cả chính quyền và người dân vì chất lượng cuộc sống của chính mình. 4.2. KIẾN NGHỊ 4.2.1. Đánh giá một cách đầy đủ tình trạng ngập úng trên địa bàn TP.HCM Việc xác định một cách tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố nhằm mục tiêu đưa ra những cảnh báo đầy đầy đủ về thực trạng ngập úng của thành phố đối với các cơ quan quản lý kể cả cấp trung ương, địa phương cũng như cho người trên địa bàn để từ đó xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong bối cảnh hiện tại của thành phố. Các công việc chính của nội dung này là thu thập, tổng hợp các số liệu, dữ liệu liên quan trên địa bàn TP.HCM để từ đó tổng hợp xác định rõ bức tranh tổng thể về tình trạng ngập úng của toàn thành phố cũng như các khu vực cụ thể. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu này cũng xác định, dự báo tình hình diễn biến ngập úng trong các giai đoạn tiếp theo. 4.2.2. Xác định rõ các nguyên nhân của tình trạng ngập úng, đề xuất giải pháp Đối với bất kỳ vấn đề nào thì việc xác định rõ các nguyên nhân gây nên tình trạng của vấn đề đó như nguyên nhân là gì, đâu là nguyên nhân chính, mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào,... là một trong những vấn đề cần phải được xác định một cách đầy đủ, rõ ràng. Có như thế thì việc giải quyết các vấn đề mới được hợp lý và cụ thể. Trên cơ sở các nguyên nhân được xác định, nghiên cứu xây dựng các giải pháp vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cụ thể. Các giải pháp giải quyết vấn đề tiêu thoát nước TP.HCM cần phải có những giải pháp chiến lược mang tính lâu dài, tổng thể cho toàn khu vực cũng như các giải pháp cụ thể ứng với các khu vực riêng biệt. Trên cơ sở đó, xác định các giải pháp đối với các khung trục tiêu chính, các trục tiêu cho các khu vực cụ thể,... Công việc chính của nội dung này là phân tích, đánh giá xác định các nguyên nhân trên cơ sở các dữ liệu được thu thập. Bên cạnh đó, để có cơ sở đề xuất các giải pháp hợp lý thì việc xây dựng các mô hình toán, cụ thể là các mô hình thủy lực, nhằm xem xét các diễn biến của nó dưới những tác động khác nhau của các phương án đề xuất cần phải được thực hiện. 4.2.3. Đề xuất các giải pháp và tiến trình thực hiện quy hoạch Trên cơ sở các giải pháp đề xuất, nghiên cứu xây dựng tiến trình thực hiện quy hoạch nhằm đạt được mục tiêu của nghiên cứu là giải quyết các vấn đề tiêu thoát nước TP.HCM đáp ứng được các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ phát triển môi trường bền vững trên địa bàn TP.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG LUAN VAN.doc
  • docbia.doc
  • docDANH MỤC CÁC BẢNG.doc
  • docDANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.doc
  • docDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU.doc
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docmuc luc.doc
  • docnhiem vu.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
Tài liệu liên quan