Đề tài Tình hình thu hút và sử dụng vốn viện trợ chính thức (ODA) giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2006-2010 thực trạng và giải pháp

Điểm qua các công trình xây dựng trọng điểm trên cả nước đã và đang thực hiện, khá nhiều công trình có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Nhật. Trong đó có cả những công trình được xem là niềm tự hào của Việt Nam như cầu Bãi Cháy, nhà ga hành khách quốc tế mới sân bay Tân Sơn Nhất, đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn, đường hầm Hải Vân, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, dự án cải thiện môi trường nước ở Hà Nội và TP.HCM. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù Nhật tiếp tục cắt giảm 5,8% vốn ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỉ Yen, giảm khoảng 1% so với năm 2002. cơ cấp viện trợ 2001-2003 vẫn ổn định và ở mức cao: cho vay 82%, không hoàn lại 8%, hỗ trợ kỹ thuật 10%. Từ năm 2002 - 2006, tổng vốn viện trợ Nhật Bản cho Việt Nam vào khoảng 479 tỉ Yen, tương đương 4,1 tỉ USD. Năm 2002 - 2006, Chính phủ Nhật tiến hành viện trợ cho 26 dự án chính liên quan đến xây dựng trường tiểu học và trung học cơ sở, cung cấp thiết bị y tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề với tổng vốn 213 triệu Yen.

doc49 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thu hút và sử dụng vốn viện trợ chính thức (ODA) giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2006-2010 thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giai đoạn 2006-1010 là 3.24 tỉ USD chưa được giải ngân trong giai đoạn 2001-2005. Trong những năm vửa qua Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho VN, nhưng tình hình giải ngân các khoản vay của Chính phủ Nhật trong các năm qua đều ở mức thấp: năm tài khóa 2001 là 9,8%, năm 2002 là 7,2% và năm 2003: 10-12%. Đây là những con số thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình 15% của các nước tiếp nhận khác sự chậm trễ này là do hạn chế kém hiệu quả khi sử dụng vốn của các dự án ODA trong nước ODA phân theo ngành giai đoạn 2001-2005 Vốn ODA được sử dụng vào các lĩnh vực phát triển kinh tế khác nhau nhưng phần lớn ODA vẫn được dùng cho các hoạt động phát triển xã hội , giáo dục, an ninh, quốc phòng, giao thông và những hoạt động quản lý nhà nước… tạo ra những tiền đề cơ sở vững trắc cho các nước đang phát triển. Việt Nam trong những năm 2001-2005 được sử dụng trong các ngành như sau Bảng . Cơ cấu sử dụng vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005 Đơn vị: Triệu USD Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA ký kết 2001 - 2005 Giải ngân ODA 2001 – 2005 Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % 1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo 1.818 16% 1.641 21% 2. Năng lượng và công nghiệp 1.802 16% 1.375 17% 3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị, trong đó: 3.801 34% 2.559 32% - Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông 2.753 25% 2.040 25% - Cấp, thoát nước và phát triển đô thị 1.048 9% 519 7% 4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học kỹ thuật, các ngành khác, trong đó: 3.785 34% 2.332 30% - Y tế, giáo dục đào tạo 1.171 11% 554 7% - Môi trường, khoa học kỹ thuật 351 3% 361 5% - Các ngành khác 2.263 20% 1.417 18% Tổng số 11.206 100% 7.907 100% Từ bảng ta có thể thấy cơ cấu sử dụng vốn ODA thời kỳ 2001-2005 không đảm bảo giải ngân theo kế hoạch đề ra và có nhiều khác so với cơ cấu vốn ký kế của các ngành, lĩnh vực. Cơ cấu vốn ODA trong nganh nông nhiệp chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra 21% (trong khi kế hoạch là 15% đầu tư cho nông nhiệp phát triển nông thôn) giao thông vận tải và bưu điện tỉ trọng cũn tăng 32% (trong khi kế hoạch là 25%), vì tỉ lệ này tăng lên làm cho tỉ trọng đầu tư cho các ngành khác giảm đi đáng kể. ngành năng lượng và công nhiệp 17% ( kế hoạch đặt ra là 25%), y tế giáo dục đào tạo khác là 30%( kế hoạch là 35%) .Sự thay đổi khá lớn trong cơ cấu sử dụng vốn ODA trong các lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội ta có thể nhận thấy xu hướng biến đổi của xã hội có sự thay đổi. Nên kinh tế chuyển dịch còn chậm yêu cầu đầu tư cho các nhu cầu cơ bản của xã hội còn đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết. để thấy rõ được xu hướng sử dụng vốn trong cơ cấu vốn và cơ cấu ngành chúng ta có thể thấy trong bảng sau: Giá trị hiệp định ODA phân theo ngành giai đoạn 2001-2005 (triệu USD) Ngành Tổng giá trị Hiệp định ODA ký kết ODA vốn vay ODA viện trợ không hoàn lại Tỷ trọng Nông nghiệp và PTNT kết hợp với xoá đói giảm nghèo 1.607 1.300 308 16,0% Công nghiệp và Năng lượng 1.582 1.536 46 15,8% Giao thông, Thông tin liên lạc và Viễn thông 2.541 2.445 96 25,4% Khoa học, Công nghệ và Môi trường 1.005 726 280 10,0% Y tế - Giáo dục – Xã hội 1.063 484 579 10,6% Các ngành, lĩnh vực khác 2.219 1.805 414 22,2% Tổng 10.018 (*) 8.295 1.722 100,0% Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ghi chú: (*) Tổng giá trị ODA ký kết từ 2001 đến tháng 6/2005  Tính tới tháng 6 năm 2005 lượng vốn ODA kí kế của các nước trên thế giới đã đạt 10.018 triệu USD trong cơ cấu vốn ODA lượng vốn vay ưu đãi chiếm khoảng 82.8%(8.295 triệu USD) còn lại là vốn viện trợ không hoàn lại 17.2% (1.722 triệu USD) khoản vốn vay ưu đãi này là nguồn đầu tư phát triển cho đẩt nước xong nguồn vốn này sau thời gian ân hạn phải trả cả gốc và lãi hàng năm cho nước viện trợ nên lượng vốn này càng nhiều thì khoản nợ phải trả qua các năm sẽ tăng lên có nguy cơ để lại cho quốc gia các khoản nợ do vậy cùng với việc chú trọng đầu tư đẩy mạnh tốc độ giải ngân hiệu quả chúng ta cũng cần phải có sự chú ý tới các khoản nợ phải trả tránh tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài. Những mặt được chủ yếu trong sử dụng ODA thời kỳ 2001 - 2005 Đánh giá một cách tổng thể, việc thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2005 đã được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. 1. Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển, chiếm khoảng từ 22% đến 25% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả phần vốn ODA cho vay lại từ ngân sách nhà nước). 2. Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đa góp phần cải thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút  đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. 3. ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo. Số liệu các cuộc điều tra mức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ mức 58% vào năm 1983 xuống còn 37% năm 1998; 28,9% năm 2002 và dưới 10% năm 2004.. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, kết hợp xoá đói giảm nghèo, trong đó nguồn vốn ODA đã giúp nông dân nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để tạo ra các ngành nghề phụ, hỗ trợ phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm  y tế, trường học... 4. Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ phát triển các tỉnh và thành phố, nhất là hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, phát triển hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng nông thông miền núi; hầu hết các tỉnh và thành phố có các dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt, trường học, bệnh viện hệ thống thuỷ lợi, một số dự án thoát nước, phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ. 5.ODA đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động tích cực đến việc cải thiện chỉ số phát triển con người ở Việt Nam. Tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ước chiếm khoảng 8,5 - 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, như các dự án ODA hỗ trợ cải cách giáo dục tiểu học, trung học và đại học, tự án tạo nghề.... 6. ODA đã góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người... Thông qua các dự án ODA, hàng ngàn cán bộ Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại; nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý hiệnđại được chuyển giao. 7. Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA. Hạn chế và khó khăn thách thức trong quá trình sử dụng và thu hút ODA Chậm trễ trong quá trình giải ngân, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA và làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ của ta. Nguyên nhân chủ yếu là quy trình và thủ tục trong nước cũng như của các nhà tài trợ còn phức tạp, lại có sự khác biệt giữa các nhà tài trợ và phía Việt Nam; chậm trễ trong việc di dân tái định cư và giải phóng mặt bằng; công tác đấu thầu; năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các Ban quản lý còn hạn chế và bất cập. Số giải ngân cam kế dưới mức trung bình TB trong giai đoạn 2001 - 2003 là 55.4% (9728tr USD/17540tr USD). Trong những năm 2001-2005 mức giải ngân có nhiều thay đổi. Mức đỉnh điểm giải ngân của năm 2000 từng đạt 2 tỷ USD. Trong 4 năm 2001-2004 giải ngân được khoảng 6 tỷ USD, năm 2005 1.8 tỷ (hoàn thành được 87% kế hoạch đề ra). Tỉ lệ giải ngân với vốn ODA của Nhật Bản trong năm tài khóa 2001 là 9,8%, năm 2002 là 7,2% giới năm 2003 đạt 14,3%. Đây là những con số thấp hơn hẳn tỷ lệ trung bình 15% của các nước tiếp nhận khác. Đặc biệt, các dự án thuộc UBND Hà Nội và TP.HCM có mức giải ngân hoặc bằng, hoặc thấp hơn 30% của kế hoạch giải ngân. Thiếu quy hoạch vận động và sử dụng ODA; các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán, minh bạch, nhất là trong các vấn đề liên quan tới quản lý đầu tư và xây dựng; thực thi các văn bản pháp luật về quản lý ODA chưa nghiêm. thiếu thông tin ODA nhất là các dự án cụ thể làm mất đi tính thanh bạch của dự án. Khung pháp lý cho các nhà tài trợ còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa tiếp cận thực tế, chưa tạo được động lực khuyến khích hào hoà cho các giai đoạn trong nước và quốc tế. nghị định 17/2001/NĐ_CP và một số văn bản dưới luật được ban hành xong hiệu quả của chúng còn thấp. Công tác theo dõi và đánh giám sát dự án buông lỏng. Thiếu một cơ quan thực sự có năng lực trong việc đánh giá hiệu quả. Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý được các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc. Làm cho hiệu quả của các dự án không cao. Năng lực cán bộ ở các cấp còn nhiều bất cập và thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý và sử dụng ODA. ODA được coi là nguồn thu dồi dào của ngân sách chi tiêu và đầu tư kém hiệu quả bị chi phối rất nhiều bởi các mục đích ngoài kinh tế III. NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân của những thành tựu Nhân dân ta đã cần cù lao động và sử dụng nguồn vốn này đạt hiệu quả, không chỉ phát triển tốt cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của đất nước, Việt Nam với nhân dân và chính phủ các nước cung cấp ODA, góp phần vào việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, được các nước tin tưởng và ngày càng có ảnh uy tín trên trường quốc tế. việt Nam tham gia vào rất nhiều các tổ chức khác nhau trên thế giới ASEM, ASEAN, WTO… Tiềm năng kinh tế trong nước ngày càng được mở rộng và cải thiện, VN được đánh giá là một trong những nước có môi trường đầu tư hấp dẫn vì thế khả năng thu hút vốn cao. Khung pháp lý ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện cho các chính phủ, các tổ chức của các nước viện trợ có điều kiện và quỳên lợi nhiều hơn khi đầu tư vào Việt Nam. 2. Nguyên nhân của những hạn chế 2.1. Nguyên nhân khách quan Yêu cầu của nhà tài trợ khi cung cấp ODA thường có những điều kiện rất khắt khe và phức tạp nên việc triển khai đấu thầu, qui trình đấu thầu, xét thầu, giao thầu kéo dài hơn so với kế hoạch. nhiều dự án đòi hởi những công nghệ mới khó khăn trong việc sử dụng và đào tạo cần có thời gian chờ đợi. Thuế thu nhập đánh vào các nhà tài trợ thực hiện dự án tại Việt Nam. Trong khi các nhà tài trợ không đồng ý khiến cho có sự mâu thuẫn giữa hai bên làm cho tiến đội của các dự án chậm lại. Cạnh tranh giữa các nước trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay các nước đang phát triển thực hiện rất nhiều các biện pháp thu hút ODA phát triển kinh tế vì thế mà ảnh hưởng khả năng cung cấp ODA của thế giới cho Việt Nam 2.2. Nguyên nhân chủ quan Khuôn khổ pháp lý cho việc thu hút và sử dụng ODA còn chưa đồng bộ và tồn tại nhiều thiếu sót: Vốn đối ứng bố trí chưa kịp thời, vấn đề quy hoạch vận động và sử dụng ODA đến thời điểm này vẫn chưa được hoàn chỉnh để định hướng cho các cơ quan, địa phương chủ động thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Thủ tục của các nhà tài trợ còn rườm rà chưa thức sự tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tài trợ: các chính sách thuế, chính sách sử dụng lao động... Việc giải phóng mặt bằng chính sách đề bù còn chưa thực sự công bằng, chưa thoả đáng nên diễn ra rất chậm làm cho các dự án không thể đẩy nhanh tiến độ. Chậm trễ trong công tác đấu thầu và sau đấu thầu: khâu này thường phát sinh nhiều vướng mắc do việc chuẩn bị tài liệu chưa tốt, không đáp ứng được những tiến độ của dự án. Có sự khác biệt về giá nên thường xuyên phải điều chỉnh để thống nhất vì thế gây ra những chậm trễ. Khảo sát thiết kế chất lượng chưa cao các nhà thiết kế và các nhà tài trợ không thống nhất được với nhau. Một số trường hợp các nhà tài trợ chấp nhận đầu tư nhưng sau khâu nghiên cứu khả thi các nước này lại rút lại vốn do dự án không khả thi. Năng lực quản lý còn nhiều hạn chế trong nhiều mặt cả về công tác quản lý và thực hiện dự án: Những Cán bộ cấp tỉnh chưa nắm vững được qui trình thủ tục đấu thầu vì thế quá trình trình duyệt mất rất nhiều thời gian Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của dự án chưa thực sự căn cứ vào năng lực và khả năng và đỏi hỏi của dự án mà thường do tự phân giữa cán bộ địa phương vì thế mà tính chuyên nghiệp không cao, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Tinh thần trách nhiệm của các cán bộ chưa cao. Do trách nhiệm chưa được qui roc ràng, các vấn đề phát sinh là vấn đề chung của cả dự án Việc cấp vốn thiếu tính kịp thời với tiến độ của dự án, nhất là hệ thống kho bạc chưa đáp ứng được yêu cầu quýêt toán kịp thời của các dự án. với những dự án đòi hỏi cán bộ phức tạp viêc sự dụng vốn đối ứng còn chậm trễ và bất cập Hệ thống thông tin còn chưa cập nhật kịp thời ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động điều phối đánh giá và xử lý dự án các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện. KẾ HOẠCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 1. Nguyên tắc chỉ đạo thu hút Đảm bảo tính chủ động và vai trò làm chủ quốc gia Tối đa hoá hiệu quả và hiệu lực của ODA Tính lựa chọn Sự tham gia của đối tượng thụ hưởng Tạo dựng mối quan hệ đối tác 2. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA:     Sau đây là các lĩnh vực ưu tiên ODA chủ yếu trong thời kỳ 2006-2010. Các lĩnh vực ưu tiên này cũng được thể hiện trong Dự thảo sửa đổi và bổ sung Nghị định 17/2001/NĐ-CP:         (1) Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản) kết hợp xóa đói giảm nghèo;         (2) Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại;         (3) Phát triển hạ tầng cơ sở xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số và phát triển…);         (4) Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;         (5) Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. 3 .Tiêu chí định lượng của kế hoạch vốn ODA giai đoạn 2006-2010 3.1. ODA cam kết, giải ngân Nhu cầu vốn đầu tư phát triển: Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5-8%/năm, cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2005), tương đương gần 140 tỷ USD (theo giá hiện hành là 160 tỷ USD), trong đó 65% huy động từ các nguồn vốn trong nước và 35% từ các nguồn vốn ngoài nước. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và vốn ODA có vị trí quan trọng. Nhu cầu về vốn ODA: Để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư huy động từ bên ngoài, trong 5 năm 2006 - 2010 cần thực hiện được khoảng 11 tỷ USD vốn ODA. Để thực hiện được nguồn vốn ODA nêu trên, cần phải có vốn ODA cam kết khoảng  19 - 21 tỷ USD.   Dự báo vốn ODA cam kết: căn cứ vào kết quả phân tích và đánh giá tình hình và xu hướng ODA trên thế giới; những thuận lợi, khó khăn và thách thức của Việt Nam trong thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2006 - 2010; dựa trên những kinh nghiệm và những bài học rút ra về thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 1993 - 2005; căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến các nhà tài trợ được thực hiện trong tháng 2 năm 2006, có thể dự báo trong thời kỳ 2006 - 2010, vốn ODA dành cho Việt Nam sẽ có mức cam kết đạt khoảng 19 - 21 tỷ USD, bình quân 4 tỷ USD/năm, tăng trung bình 8% so với mức cam kết ODA năm 2005.     Dự báo vốn ODA ký kết: Vốn ODA ký kết trong thời kỳ 2001 - 2005 chuyển tiếp sang thời kỳ 2006 - 2010 là khoảng 8 tỷ USD; vốn ODA ký kết mới trong thời kỳ 2006 - 2010 dự báo sẽ đạt khoảng từ 12,35 - 15,75 tỷ USD. Như vậy, tổng vốn ODA được ký kết thời kỳ 2006 - 2010 sẽ đạt khoảng từ 20,35 - 23,75 tỷ USD.     Kết quả khảo sát các nhà tài trợ cũng cho thấy tổng vốn ODA của các chương trình và dự án sẽ được ký kết trong thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 23,23 tỷ USD, sát với dự báo nguồn vốn ODA ký kết nêu trên.     Dự báo vốn ODA giải ngân: Dự báo tổng vốn ODA sẽ giải ngân thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng từ 11,46 - 12,41 tỷ USD. Theo kết quả thăm dò ý kiến các nhà tài trợ, tổng vốn ODA giải ngân 5 năm tới sẽ đạt khoảng từ 10,9 - 12,3 tỷ USD.     3.2. Nguồn ODA thực hiện giai đoạn 2006-2010:     Kế hoạch 5 năm đòi hỏi duy trì mức đầu tư cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Ước tính để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu chung của Kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt Nam cần thực hiện được 11,1 tỷ USD ODA trong thời kỳ này và do đó mức giải ngân hàng năm phải đạt 2,2 tỷ USD (mức giải ngân dự kiến của năm 2005 là 1,7 tỷ USD). Tổng vốn ODA đã ký kết chưa giải ngân giai đoạn 2001-2005 ước xấp xỉ 8 tỷ USD chuyển tiếp và sẽ bổ sung vào nguồn ODA thực hiện trong những năm tới. 3.2.1.    Định hướng ưu tiên thu hút và sử dụng ODA theo ngành và lĩnh vực Căn cứ vào các ưu tiên ODA nêu trên và trên cơ sở giá trị hiệp định ODA, khối lượng ODA dự kiến giải ngân và những cam kết mới cho thời kỳ tới, dự kiến cơ cấu ODA theo ngành giai đoạn 2006-2010 như sau: Cơ cấu ODA theo ngành giai đoạn 2006-2010 (tỷ USD và %) Ngành, lĩnh vực Giá trị ODA theo hiệp định 2001-2005 Dự báo giá trị ODA theo hiệp định 2006-2010 ODA cam kết 2006-2010 Tỷ USD Tỷ trọng Tỷ USD Tỷ trọng Tỷ USD Nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản kết hợp với phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo 1,6 14,6% 2,2-2,5 18% 2,9-3,3 Năng lượng và công nghiệp 2,1 18,7% 1,9-2,2 16% 2,6-2,9 Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị 2,9 26,3% 3,6-4,1 30% 4,8-5,5 Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác 4,5 40,4% 4,3-4,9 36% 5,8-6,6 Tổng số 11,1 100% 12,0-13,6 100% 16,0-18,2 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ghi chú: Ngành được phân loại trên cơ sở các chi tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX. Phân ngành này khác với phân ngành trong giai đoạn kế hoạch trước.  Bảng . Cơ cấu vốn ODA theo lĩnh vực thời kỳ 2006 - 2010 Ngành, lĩnh vực Cơ cấu ODA thực hiện  2001 - 2005 Dự kiến cơ cấu ODA ký kết 2006 - 2010 Tổng ODA ký kết (Tỷ USD) Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói, giảm nghèo 21% 21% 4,27 - 4,98 Năng lượng và công nghiệp 17% 15% 3,05 - 3,56 Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị 32% 33% 6,72 - 7,84 Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực…) 30% 31% 6,31 - 7,37 Tổng 100% 100% 20,35 - 23,75   Theo Quyết định 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ) Chính sách phân bổ nguồn vốn ODA trong thời kỳ 2006 - 2010 sẽ tiếp tục duy trì tỷ trọng ODA ở mức cao để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xoá đói, giảm nghèo(21%); tập trung sử dụng vốn ODA vay ưu đãi để hỗ trợ phát triển hệ thống lưới điện và các trạm phân phối(15%); tăng tỷ trọng vốn ODA (33%) cho phát triển giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và phát triển hạ tầng đô thị. Các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học và công nghệ và các ngành khác tiếp tục giữ tỷ trọng vốn ODA cao (31%). Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình và dự án nhằm tăng năng suất nông nghiệp; phát triển hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ thiết yếu cho người nghèo (giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế,.. Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại: Về điện, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để tiếp tục phát triển ngành điện, đặc biệt là phát triển lưới điện và trạm phân phối, nhất là phát triển lưới điện nông thô Về giao thông, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho các lĩnh vực sau: Phát triển hệ thống đường cao tốc Bắc Nam, các đường trục chính của các vùng kinh tế; phát triển các tuyến hành lang giao thông trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS), tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và Hai hành lang và Một vành đai kinh tế Việt - Trung; xây dựng một số cầu đường bộ lớn ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam; nâng cấp, xây dựng một số tuyến đường sắt, kể cả tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng một số cảng nước sâu, cảng trung chuyển; xây dựng một số sân bay quốc tế ở một số tỉnh, thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống các sân bay của cả nước;...     Về bưu chính, viễn thông, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA hỗ trợ đầu tư phát triển một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật bưu chính viễn thông có ý nghĩa quốc gia, phục vụ nhu cầu khai thác chung của mọi thành phần kinh tế, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp và lợi ích của người sử dụng; phát triển điện thoại nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội: Ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện; hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào; cải thiện chất lượng và phổ cập giáo dục; hỗ trợ xây dựng và thực hiện chính sách, phát triển thể chế và tăng cường năng lực quản lý ngành. Về môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 về môi trường, bao gồm thực hiện các quy hoạch về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững; hỗ trợ thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững; hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc tế về môi trường và giảm ô nhiễm; cải thiện môi trường đô thị; tăng cường khả năng phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế, quản lý xã hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO; xây dựng và thực hiện chính sách quản lý kinh tế, cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng; đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế đi đôi với tăng cường năng lực ở cơ sở; tăng cường năng lực cho các cơ quan dân cử ở các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương; tăng cường năng lực toàn diện quản lý các chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, kể cả hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án; đẩy mạnh cải cách hành chính công theo hướng chú trọng đến người nghèo; giảm thiểu quan liêu, đẩy lùi tham nhũng, thực hiện quản lý nhà nước dân chủ có sự tham gia của người dân. Việc làm và an sinh xã hội, thực hiện bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên Việt Nam; phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. 3.2.2.   Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng, lãnh thổ: Trong thời kỳ 2006 - 2010 Chính phủ sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để tăng tỷ trọng vốn ODA hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương thuộc vùng ưu tiên, cụ thể là tích cực vận động ODA cho các vùng nghèo và khó khăn như vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long.     Mặt bằng phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thấp hơn các vùng khác của đất nước. Các vùng này có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Do đó cần ưu tiên huy động nguồn vốn ODA cho các vùng này. Hệ thống các tiêu chí ưu tiên ODA hiện đang được xây dựng với các tiêu chí chủ yếu bao gồm các chỉ tiêu về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách, tỷ lệ hộ nghèo và các tiêu chí cụ thể về sức khoẻ, giáo dục, sử dụng nước sạch…     Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình và dự án trong các lĩnh vực như phát triển lâm nghiệp bền vững; tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng bao gồm điện, thuỷ lợi, nước sạch và giao thông nông thôn; phát triển dân tộc thiểu số; xây dựng các trường dân tộc nội trú và tăng cường trang thiết bị cho các trường đại học; tăng cường trang thiết bị cho bệnh viện tuyến tỉnh và hình thành các trung tâm y tế; phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Trung Quốc; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp;     Vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển trong các lĩnh vực như hiện đại hoá kết cấu hạ tầng; cải tạo các dịch vụ cơ sở hạ tầng khác; hỗ trợ xây dựng và trang bị một số trường đại học; phát triển hệ thống các trường đào tạo nghề; hỗ trợ đa dạng hoá thu nhập cho các hộ nông dân; tăng cường trang thiết bị cho hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố; phòng, chống ô nhiễm môi trường; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp;     Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình, dự án trong các lĩnh vực như quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên rừng; các hệ thống thuỷ lợi; giảm thiểu thảm hoạ thiên tai; giao thông nông thôn; hỗ trợ ngư dân ven biển và đồng bào thiểu số; phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy thương mại với các vùng khác trong nước và quốc tế; phát triển hệ thống các trường dạy nghề; phát triển hệ thống y tế; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp;     Vùng Tây Nguyên: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho các lĩnh vực như trồng rừng và bảo vệ các vườn quốc gia; xây dựng các công trình thuỷ lợi; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nâng cấp các quốc lộ nối các tỉnh duyên hải miền Trung, nâng cấp các tuyến đường sang Campuchia và Lào; cải thiện khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng nông thôn; tăng cường các cơ hội tạo thu nhập cho người dân nông thôn; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp;     Vùng Đông Nam Bộ, bao gồm khu kinh tế trọng điểm phía Nam: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA để thực hiện các chương trình, dự án trong các lĩnh vực thích hợp như hỗ trợ về khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ ven biển; xây dựng hệ thống giao thông bao gồm các đường vành đai quanh thành phố Hồ Chí Minh, hiện đại hoá hệ thống đường sắt và đường thuỷ, xây dựng cảng hàng không quốc tế mới và hệ thống giao thông công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh; hoàn thiện và xây dựng hệ thống cấp và thoát nước nhằm cải thiện môi trường đô thị; tăng cường trang thiết bị y tế cho các bệnh viện tỉnh; xây dựng các trường đào tạo nghề; tăng cường năng lực quản lý đô thị;     Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho các lĩnh vực như: quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên; các hệ thống thuỷ lợi; giao thông nông thôn; phát triển giao thông đường thuỷ; khôi phục tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh đi Mỹ Tho; phát triển cơ sở hạ tầng thành phố Cần Thơ; phát triển cơ sở hạ tầng môi trường; đầu tư vào phát triển nông thôn tổng hợp; cải thiện các dịch vụ y tế, giáo dục; phát triển các trường dạy nghề; xây dựng trường Đại học Cần Thơ thành trường trọng điểm quốc gia; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGÂN ODA TRONG NĂM 2006 - 2007 VÀ NHIỆM VỤ CÒN LẠI TRONG NĂM 2008 - 2010 Tình hình thu hút và giải ngân ODA 2006 Kế hoạch vốn ODA năm 2006 cam kết tài trợ vốn ODA năm 2006 là 3,747 tỷ USD. So với năm 2005, con số này cao hơn khoảng 300 triệu USD. Danh sách các nhà tài trợ song phương của Việt nam là Nhật Bản với mức cam kết ODA là 835 triệu USD. Trong số các nhà tài trợ đa phương, EU cam kết cao nhất với 936,2 triệu USD, tăng 11% so với năm ngoái. Ngân hàng thế giới 750 triệu USD, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 539 triệu USD. Năm 2006, vốn ODA tài trợ cho Việt Nam là 3,7 tỷ USD nhưng giải ngân được khoảng 1,8 tỷ USD. Mức giải ngân của các dự án vay vốn WB năm 2006 ước đạt 13,3%, trong khi mức bình quân của khu vực là 19,3%. Tương tự, mức giải ngân vốn vay ADB ước đạt 5,9%, bình quân khu vực là 7,29%. Một điểm đáng chú ý khác là các dự án vay vốn thuộc các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế thường có mức giải ngân thấp, chủ yếu do năng lực tổ chức quản lý và thực hiện. Tình hình thu hút và giải ngân 2007 2.1. Kế hoạch 2007 Tổng mức cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam trong năm 2007 đạt 4,445 tỷ USD, vượt 700 triệu USD so với năm 2006. Trong đó, các nhà tài trợ song phương cam kết viện trợ cho Việt Nam 2,164 tỷ USD, đa phương 2,101 tỷ USD và từ các tổ chức phi chính phủ 180 triệu USD. Đứng đầu danh sách các nhà tài trợ là ADB với 1,14 tỷ USD, Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ hai với 948,2 triệu USD. Năm ngoái Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với 835 triệu USD. Trong năm 2007, Nhật Bản đứng thứ ba cùng Ngân hàng Thế giới (WB) với 890 triệu USD.   Kế hoạch giải ngân 2007: tổng mức giải ngân ODA 2007 dự kiến đạt 2.036 triệu USD (chưa kể các khoản giải ngân nhanh), cao hơn kế hoạch 2006 khoảng 14%, trong đó vốn vay ước đạt 1.815 triệu USD, viện trợ không hoàn lại ước đạt khoảng 221 triệu USD 2.2.Thực hiện Vốn ODA trong 9 tháng đầu năm nay được ký kết với các nhà tài trợ thông qua các hiệp định đạt khoảng 2,097 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 1,968 tỷ USD và vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 129 triệu USD.    Các hiệp định vốn vay được ký kết năm nay chủ yếu tập trung vào các dự án công nghiệp, y tế, giáo dục, môi trường, đặc biệt tập trung vào các dự án của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và của Ngân hàng Thế giới (WB).     Trong khi đó, giải ngân vốn ODA trong 9 tháng đầu năm 2007 ước đạt 1,438 tỷ USD, đạt 76% kế hoạch giải ngân năm 2007 đề ra là 2 tỷ USD, trong đó vốn vay là 1,242 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 196 triệu USD. Khoản cam kết viện trợ 720 triệu Euro từ EU: trong danh sách các nước cam kết, Pháp dành ODA cho Việt Nam 281,10 triệu euro trở thành nước tài trợ lớn nhất, trong đó vốn vay đạt 246,50 triệu euro và viện trợ đạt 34,60 triệu euro; Anh với 74,85 triệu euro; Đan Mạch, với 64,9 triệu euro, Italia 42,15 triệu Euro, Đức 57,75 triệu Euro ... Dự kiến cả năm tổng giá trị vốn ODA ký kết khoảng 3157 triệu USD, tăng 12% so với ước thực hiện năm 2006, trong đó vốn vay: 2705 triệu USD, vốn viện trợ khônghoàn lại 452triệu USD. Tổng mức ODA giải ngân ước đạt khoảng 2000 triệu USD, tăng 5,2%so với kê hoạch đề ra, trogn đó vốn vay khoảng 1800 triệu USD, vốn việ trợ không hoàn lại khoảng 200 triệu USD. Nguồn vốn ODA được sử dụng một phần đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, một phần để cho vay lại theo các chương trình, dự án tín dụng đầu tư 3. Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch 2006-2010 3.1. Nhiệm vự còn lại trong năm 2008-2010 Trên cơ sở Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) và Đề án Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA 5 năm 2006-2010, nguồn vốn ODA thực hiện trong 5 năm tới dự kiến đạt 11 tỷ USD (chỉ tính phần trực tiếp cân đối vào ngân sách) có nghĩa là mức giải ngân hàng năm phải đạt bình quân 2 tỷ USD/năm. Căn cứ vào mức giải ngân năm 2006 và ước tính giải ngân cả năm 2007 (khoảng 3,6 tỷ USD), trong 3 năm còn lại giải ngân nguồn vốn ODA phải đạt mức khoảng 7,5 tỷ USD. Như  vậy, trung bình các năm còn lại của kế hoạch 5 năm 2006-2010 phải đạt khoảng 2,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng giải ngân trung như hiện nay (1.8 tỷ USD/năm) thì tình hình giải ngân vốn ODA trong 3 năm kế hoạch tiếp theo còn gặp rất nhiều khó khăn. chỉ tiêu KH 2006-2010 Thực Hiện 2006-2007 KH điều chỉnh 2006-2010 nhiệm vụ còn lại 2008-2010 Cam kế 19-21 8,192 10,808-12,808 Ký kế 20,35-23,75 5,797 14,553-17,953 giải ngân 11,46-12,41 3,238 10,9-12,3 7,662 – 9.062 Số liệu tổng hợp theo kế hoạch 2006-2010.Tính tới hết tháng 9/2007 3.2. Khả năng hoàn thành kế hoạch Những kết quả dự báo nói trên là cơ sở để nhận định rằng, khả năng thực hiện 10,9-12,3 tỷ USD vốn ODA như đã được dự kiến trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là khó có thể thực hiện thực hiện được nếu không có các chính sách kinh tế hiệu quả và đúng đắn. các chính sách đầu tư và dự án là rất quan trọng trong đầu tư, đảm bảo cho các dự án diễn ra đúng tiến độ. Bên cạnh đó trong giai đoạn gần đây và đặc biệt trong thời gian tới nhu cầu vốn cho phát triển đòi hỏi ngày càng cao khi Việt Nam đang lần lượt ra nhập các tổ chức quốc tế. cơ cấu tổ chức và huy động vốn cũng ngày càng hoàn thiện hơn do đó công tác sử dụng vốn hiệu quả đảm bảo cho khả năng giải ngân hiệu quả cho cả nền kinh tế Như vậy có thể nói gặp nhiều khó khăn và chậm trong quá trình giải ngân trong thời gian qua của Việt Nam xong đó không phải là xu thế của thời gian tới có nghĩa là trong thời gian tới Việt Nam vẫn có thể hoàn thiện được kế hoạch giải ngân hiệu quả của mình. CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ GIẢI NGÂN HIỆU QUẢ VỐN ODA CHO GIAI ĐOẠN 2006-1010 Từ những đánh giá sơ bộ về nền kinh tế và khả năng hoàn thành kế hoạch vốn ODA cùng với những thuận lợi, khó khăn từ bên ngoài tác động và những mặt mạnh mặt yếu bên trong nội lực của nền kinh tế Việt Nam ta có thể thấy một số phương án cho kế hoạch huy động và giải ngân vốn ODA hiệu quả cho cả nền kinh tế Việt Nam thông qua bảng ma trận SWOT sau: MA TRẬN SWOT SWOT O ( cơ hội) - Việt nam ra nhập WTO - Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. - Các dự án mang tầm quốc gia ngày càng được quan tâm - Công nghệ và khoa học kỹ thuật trên thế giới ngày càng được nâng cao, khả năng tiếp thu hiệu quả lớn T (thách thức) - Nguồn vốn ODA trên thế giới có xu hướng giảm đi qua các thời kỳ - Những thách thức đặt ra khi Việt Nam ra nhập các tổ chức thế giới. - Những điều kiện về nguồn vốn ODA của các nước viện trợ đặt ra ngày càng khắt khe về lĩnh vực và cách thức sử dụng vốn. - Lượng vốn ODA ngày càng lớn hết kỳ ân hạn đặt ra một khoản nợ lớn cho quốc gia. S(điểm mạnh) - Kết quả thu hút và sử dụng vốn nước ngoài ngày càng cao. - Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây tăng cao, ổn định. - Cơ chế khuyến khích đầu tư và bộ máy quản lý sử dụng vốn ngày càng được hoàn thiện. Năng lực thể chế được tăng cường, cải cách pháp luật, hành chính, xây dựng các chính sách phù hợp tạo hành lang thông thoáng cho các hoạt động đầu tư. Việt Nam được coi là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn và có khả năng thu hút vốn cao. Nâng cao năng lực và hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện cho chính phủ và các tổ chức tài trợ có điều kiện và quyền lợi khi đầu tư vào Việt Nam. Phát huy tiềm năng, nâng cao chất lượng lao động tiếp thu tiến bộ công nghệ của thế giới. Hoàn thiện hơn môi trường đầu tư cho nhà tài trợ. Tận dụng những thành tựu và tiềm năng về môi trường đầu tư, lợi thế so sánh ổn định mội trường đầu tư Kết hợp cá điều kiện vật chất đã có và năng lực thực cuả các dự án. Phát huy hiệu quả nguồ vốn đầu tư đảm bảo khả năng thanh toán. W(điểm yếu) - Tiến độ giải ngân còn chậm và gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chất lượng và trình độ lao động còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu. Các văn bản pháp luật thiếu tính đồng bộ, minh bạch trong vận động, quản lý và sử dụng ODA. Công tác đấu thầu và sau đấu thầu còn nhiều thiếu sót nên qui trình diễn ra chậm làm cho khả năng giải ngân chậm Việc theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá dự án còn buông lỏng. Năng lực cán bộ các cấp còn nhiều bất cập, yếu kém. thiếu tính chuyên nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn. Hệ thống thồng tin của các dự án còn chậm và chưa đảm bảo. Qui trình thủ tục và các điều kiện đầu tư còn phức tạp và khó khăn nên các nước khó đầu tư. Nâng cao chất lượng lao động và bộ máy quản lý tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện, cơ sở hạ tầng đảm bảo tăng cường sự tin tưởng cho các nhà đầu tư. Cải tiến công tác đấu thầu và sau đấu thầu đẩy nhanh tốc độ giả ngân Theo dõi kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn tận dụng thu hút các nguồn vốn bên ngoài. Nâng cấp bộ máy thông tin đồng bộ hiệu quả kịp thời tận dụng kịp thời các nguồn đầu tư. Có chiến lược thu hút vốn cụ thể thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng bộ hoá bộ máy quản lý nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong hoạt động thu hút vốn. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân và hiệu quả vốn tạo sự tin tưởng của các nhà tài trợ. Nâng cao năng lực quản lý, hệ thống thông tin chủ động nắm bắt yêu cầu vè vốn của nhà tài trợ Từ bảng SWTO trên ta có thể thấy một số phương pháp khắc phục điểm yếu để đối đầi với thách thức, tận dụng điểm mạnh để khắc phục thách thức, phát huy điểm mạnh để tăng khả năng thu hút vốn, hay khắc phục điểm yếu tận dụng cơ hội để hoàn thành kế hoạch thu hút vốn ODA của Việt Nam trong năm 2008-2010 tíêp theo. I. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN HIỆU QUẢ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH 2006 - 2010 Để nâng cao hơn nữa khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư và đặc biệt là nguồn vốn ODA một nguồn vốn có tính chất tương đối khác với các nguồn vốn khác nhưng nó lại có mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn vốn khác nó là tiền đề của các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài khác. Quan điểm của các nước tài trợ thường là “vốn ODA đi trước và FDI đi sau” bởi thế để thu hút được các nguồn vốn chúng ta cần phải có những chính sách và giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý đảm bảo kế hoạch đề ra. Từ những phân tích thực trạng trong bảng SWOT, thực tế bài học kinh nghiệm của các nước ta có thể đưa ra một số giải pháp Về phía Việt Nam như sau: Xây dựng chiến lược thu hút ODA cho thời kỳ Để thu hút và sử dụng vốn có hiệu quả trước hết cần phải có một chiến lược lâu dài phù hợp với xu hướng của thế giới và của đảng và nhà nước đề ra. Từ đó có thể chủ động được nguồn thu hút lĩnh vực thu hút hiệu quả phù hợp với xu hướng chung của phát triển kinh tế. Muốn vậy chính phủ và các ban ngành có liên quan cần thực hiện các cam kết sau: Tiến hành công khai các chính sách hoàn thiện các dự án gói thầu công khai, đảm bảo cho các chính sách cho hoạt động đấu thầu và sau đấu thầu bằng cách nâng cao và đồng bộ hóa năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA cho các địa phương các vùng còn kém phát triển trong cả nước. Đảm bảo cho các gói thầu tính minh bạch đúng tiến độ và hiệu quả. Thực hiện tăng cường hơn nữa ODA vào lĩnh vực phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. Đồng thời, tập trung vào các dự án phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng sống của người dân. Cải cách lại hệ thống ngân hàng các chính sách thuế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư, các thủ tục pháp lý dành cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư cho Việt Nam. Đồng bộ hóa khung pháp lý Sự thiếu đồng bộ cà chặt chẽ trong nội dung cuả một số văn bản pháp luật và chính sách sử dụng ODA, một số văn bản không nhất quán với nhau. Qua thực tế triển khai thì cả bộ kế hoạch đầu tư và các ban quản lý dự án và các nhà tài trợ đều phải điều chỉnh những qui định và các chính sách phù hợp đồng bộ.từ đó tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và hợp lý cho các nhà tài trợ. Liên tục hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành công việc tiếp nhận phân phối các nguồn vốn ODA một các minh bạch hợp lý các địa phương các cấp chính quyền cho những chương trình cấp thiết và mang lại hiệu quả thực sự của nguồn vốn. Chính phủ cần ra soát điều chỉnh hệ thống văn bản pháp qui theo hướng đơn giản dễ áp dụng và đồng bộ từ trên xuống. Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể có tính khả thi cao và dài hạn trên qui mô cả nước, địa phương ngành và các lĩnh vực làm cơ sở cho hoạt động điều phối va sử dụng ODA. Bộ kế hoạch và đầu tư cần tiếp tự hài hòa các thủ tục với các nhà tài trợ song phương. Chọn các khâu công việc có tính khả thi cao như hài hòa kết cấu nội dung và hình thức và văn kiện dự án thông qua các báo cáo nghiên cứu khả thi đáp ứng yêu cầu thủ tục trong nước và các nhà tài trợ. Hài hòa qui trình đấu thầu và sau đấu thầu Nâng cao chất lượng khâu thiết kế và chuẩn bị dự án Thực hiện khâu khảo sát và thiết kế, thiết kế lại dự án, bổ xung thêm các dự án thiết kế. Đặc biệt là các dự án về điện và cung cấp nước Xem xét lựa chọn dự án phải thực sự sát với qui hoạch ngành, qui hoạch vùng lãnh thổ và mức độ kỹ càng trong công tác chuẩn bị. Cương quyết không xem xét các dự án không nằm trong qui hoạch chưa được các cấp chính quyền phê duyệt và chưa có khâu khảo sát thiết kế, tránh tình trạng quan liêu không minh bạch. Nâng cao công tác chuẩn bị chương trình dự án quan tâm tích đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế xã hội và làm rõ trách nhiệm của các chủ dự án. Kinh nghiệm cho thấy công tác chuẩn bị dự án và thự hiện dự án là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao sự phù hợp của dự án và khả năng và nguồn vốn, trình độ quản lý của các chuyên gia . từ đó nâng cao chất lượng dự án. Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án trong quá trình thực hiện dự án và sau dự án. Kiêm tra giám sát, theo dõi là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá tình quản lý và sử dụng vốn. việc kiểm tra được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh làm giảm tham nhũng tiêt kiệmm và tăng cường năng lực thực hiện dự án. bởi vậy, Các cơ quan có thẩm quyền như bộ kế hoạch đầu tư, bộ thương mại… chính phủ cần hoàn thiện đội ngũ cán bộ thẩm định có chuyên môn sâu và có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các sai phạm. phối hợp với các chuyên gia thuê ngoài và các bên đại diện tiến hành giám sát dự án từ khi tiến hành tới lúc bàn giao và ảnh hưởng của nó sau một thời gian. Bộ kế hoạch đầu tư kế hợp với bộ tài chính trước mắt tổ chức đoàn liên ngành đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA theo 3 nhóm dự án: Nhóm dự án hỗ trợ kĩ thuật Nhóm dự án viện trợ không hoàn lại Nhóm dự án vốn vay Trên cơ sở các kinh nghiệm thu được tổng hợp các mô hình tốt thông qua việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ báo cáo kết quả kết thúc dự án, kiểm toán theo qui định hiện hành của nước ta và nhà tài trợ để phổ biến rộng rãi. Tăng cường năng lực cho ban quản lý dự án, khắc phục tình trạng không chuyên cán bộ quản lý dự án. Các cơ quan chủ quản tiếp nhận nguồn vốn cần thực hiện tốt công tác tuyển chọn đúng người đúng việc, bổ nhiệm và bồi dưỡng chuyên môn, hoàn thiện trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án theo hướng chuyên trách và chuyên môn cao. Cương quyết tránh hiện tượng cán bộ phụ trách ban quản lý kiêm nhiệm. tránh hiện tượng một cơ quan chủ quản cứ có một dự án mới lại lập một ban quản lý mới gây lãng phí và hiệu quả không cao do không tận dụng được kinh nghiệm và nhân lực. Đề cao vai trò của tính tự giác cá nhân, phân định rõ vai trò và trách nhiệm cho từng cá nhân từng bộ phận tránh chồng chéo và tình trạng tham nhũng tiêu cực làm thất thoá vốn nhất là đối với các công trình xây dựng cơ bản. Bộ kế hoạch và đầu tư hợp tác với các nhà tài trợ thực hiện chương trình đào tạo cán bộ tham gia quản lý dự án ODA ở các cấp về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực hiện dự án và theo dõi, đánh giá dự án. Các bộ ngành tỉnh, thành phố hoàn chỉnh bộ máy tổ chức theo hướng tập trung vào một mối tăng cường năng lực và hiệu lực các đầu mối này theo các qui định hiện hành. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin Hoàn thiện hệ thống thông tin để phục vụ cho hoạt động điều hành phân phối và theo dõi, đánh giá dự án và sử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện dự á. hệ thống này trước hết là từ các ciư quan đầu mối, sau đó là các mạng hữu quan (văn phòng chính phủ, bộ tài chính, bộ kế hoạch đầu tư, bộ ngoại giao, ngân hàng trung ương..) tới các cơ quan quản lý, UBND các tỉnh thành phố trong cả nước phải là một hệ thống thông suốt Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn thể nhân dân nhận thức được vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia quản lý bảo vệ các nguồn vốn quốc gia. Tăng cường quan hệ đối tác với các nhà tài trợ: Cải tiến chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ thông qua các cơ chế đã được hình thành như Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) thường niên và giữa kỳ, các nhóm quan hệ đối tác ngành, Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE); phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành và các địa phương trong việc vận động ODA đối với các nhà tài trợ; hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ; thúc đẩy các nhà tài trợ cùng làm việc với nhau trên cơ sở lợi ích chung với mục đích hợp lý hoá, hài hoà quy trình thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ;...     Ngoài những giải pháp tầm vĩ mô nêu trên, Để giám sát quá trình thực hiện cũng đã thoả thuận sẽ xây dựng một hệ thống theo dõi, đánh giá theo các tiêu chí: (1) Giảm thời gian chuẩn bị dự án; (2) Giảm thời gian đưa dự án vào hiệu lực; (3) Cải thiện tỷ lệ giải ngân vốn ODA; (4) Giảm số lượng các trường hợp xin kéo dài thời gian thực hiện dự án. II. CÁC KIẾN NGHỊ Từ những giải pháp đưa ra của nhà nước nhằm thực hiện tốt kế hoạch thu hút và sử dụng vốn trong giai đoạn 2006-2010 ta có thể đưa ra một số các kiến nghị sau đây nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả hơn nguồn vốn ODA của Việt Nam: Chính phủ cần có một quy hoạch tổng thể làm căn cứ chủ động cho việc thu hút và sử dụng nguồn ODA. Từ đó có những phương pháp và cách thức sử dụng vốn tránh gây lãng phí nguồn lực. Thu hút vốn ODA tập trung theo định hướng vào lĩnh vực cụ thể, tránh dàn trải Xây dựng quy hoạch phải có sự đánh giá chi tiết việc vận động và sử dụng ODA trên cả bình diện tổng thể nền kinh tế và của từng ngành, từng vùng. Chính phủ và các cơ quan có thẩm quỳên tiếp nhận ODA cần Xây dựng hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc vận động, thực hiện nguồn vốn ODA; hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát thực hiện nguồn vốn ODA thông qua cấ luật. Văn bản chỉ thị trong việc sử dụng và huy động vốn. Chính phủ cần xây dựng hệ thống tiêu chí ưu tiên vận động và sử dụng ODA một cách thống nhất trên khắp cả nước qua từng thời kỳ từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đảm bảo cho nguồn vốn ODA đến đúng nơi cần đến đáp ứng đúng nhu cầu phát triển kinh tế, tránh tình trạng phụ thuộc vào yêu cầu của nhà đầu tư... Để giám sát quá trình thực hiện cũng đã thoả thuận sẽ xây dựng một hệ thống theo dõi, đánh giá theo các tiêu chí: (1) Giảm thời gian chuẩn bị dự án; (2) Giảm thời gian đưa dự án vào hiệu lực; (3) Cải thiện tỷ lệ giải ngân vốn ODA; (4) Giảm số lượng các trường hợp xin kéo dài thời gian thực hiện dự án. Các cơ quan hữu quan cần chuẩn bị tốt các nguồn vốn đối ứng và hoàn thành tốt công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Đối với các nhà tài trợ trong việc cấp vốn cho các dự án cần quan tâm hơn nữa tới mục đích của vốn ODA một loại vốn hỗ trợ phát triển. Bác bỏ những điều kiện bắt buộc trong các khoản tài trợ vì những điều kiện này có thể làm mất cân đối trong nền kinh tế Việt Nam. Tăng khối lượng vốn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam để có thể tăng qui mô và số lượng các dự án hợp tác trong các lĩnh vự nghiên cứu đào tạo sâu hơn nữa. Tuân thủ đúng theo những cam kết mà đã cam kết và đã ký kết Với Việt Nam theo luật pháp Việt Nam về thuế cũng như nhiều KẾT LUẬN Trong những năm gần đây công tác kế hoạch của Việt Nam có rất nhiều biến đổi. Kế hoạch vốn đầu tư là một phần quan trong và ngày càng được chú trọng bởi vai trò của nó là không thể thiếu trong tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Đặc biệt như trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. vốn ODA là một kế hoạch quan trọng trong kế hoạch vốn quốc gia và cũng là nguồn vốn cơ bản phát triển ban đầu của đất nước trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển việc lập một bản kế hoạch chi tiết cho nguồn vốn này là nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống phát triển kinh tế xã hội. Qua hai bản kế hoạch vốn 2001-2005 và 2006-2010 về thu hút và sử dụng ODA. thực trạng thu hút sử dụng vốn 2001-2005 những thành tựu đạt được những hạn chế mắc phải cùng với những bài học được rút ra. Hai năm đầu thực hiện kế hoạch 2006-2010 chúng ta cũng đã thực hiện được những bước tiến bộ nhất định trong huy động và sử dụng nguồn vốn này. Trong những năm tiếp theo của kế hoạch với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay nguồn vốn này sẽ có nhiều thay đổi và có xu hướng giảm đi cùng với sự phát triển của đất nước bởi thế trong thời gian quá độ chúng ta cần sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế đồng thời cũng cần phải giữ thế chủ động của nền kinh tế không để phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài. Thu hút sưr dụng xong cũng phải chú ý tới khả năng trả nợ. Nguồn vốn ODA có mối quan hệ mật thiết với các nguồn vốn khác, nó là nguồn vốn xây dựng cơ bản là nguồn vốn tiền để cho quá trình phát triển. tạo ra cơ sở cho việc thu hút các nguồn vốn khác. Nên cần có những biện pháp hơn nữa để sử dụng thực sự hiệu quả nguồn vốn này. Bài viết đánh giá được một phần các vấn đề về sử dụng vốn ODA Việt Nam xong còn rất nhiều vấn đề xung quanh việc huy động và sử dụng nguồn vốn này do thời gian có hạn và lượng tài liệu tìm đựoc có hạn mong thầy đóng góp ý kiến! Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Kinh tế Việt Nam năm 2001-2005 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 (TS. Đinh Văn Ân -Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW) Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội TS. Ngô Thắng Lợi NXB Thống kê Hà Nội 2006 Tạp chí Kinh tế và dự báo Trung tâm thông tin và dự báo xã hội kinh tế quốc gia Trang web MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0206.doc
Tài liệu liên quan