Đề tài Tình hình tổ chức và tài chính hiện nay của một doanh nghiệp nhà nước

Bên cạch những thành tích đã đạt được, hoặt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn hạn chế chưa hoàn toàn khắc phục được tính thời vụ của nhu cầu bánh kẹo cho thị trường, vào những dịp lễ, tết thì nhu cầu về sản phẩm của công ty thường rất lớn song nhiều khi sản xuất ra không đủ để bán.Do đó đã tạo ra một lỗ hổng cho đối thủ cạch tranh.Về mặt tổ chức công ty vẫn chưa có phòng Marketing riêng, bộ phận nghiên cứu thị trường là một bộ phận của phòng kế hoạch vật tư nên công tác nghiên cứu dự báo còn hạn chế, kế hoạch chưa xát với thực tế.Cơ cấu tổ chức theo chức năng trực tuyến của công ty ngoài ưu điểm thì còn có mặt hạn chế là có khả năng làm giảm sự phối hợp thống nhất của công ty hoặt tình trạng các phòng kinh doanh tự biến mình thành những ương quốc độc lập.Bộ máyquản lý hoạt động chưa thực sự có hiệu quả, bởi thiếu sự liên kết một cách chặt chẽ giữa các đơn vị, các chi nhánh, các xi nghiệp với tổng công ty.Lực lượng cán bộ chưa tinh giản, vì vậy còn tạo ra nhiều bất cập trong việc sử dụng và phân công lao động hợp lý

doc20 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình tổ chức và tài chính hiện nay của một doanh nghiệp nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu : Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nhiều doanh nghiệp đã vượt qua được những khó khăn, thử thách dần dần đi và ổn định, và làm ăn có lãi.Trong đó, phải kể đến Doanh Nghiệp Nhà Nước. Nhờ vào đường lối đổi mới toàn diện và đồng bộ của đảng ta, thì đổi mới về kinh tế dược xem là nhiệm vụ trọng tâm và đổi mới hệ thống Doanh Nghiệp Nhà Nước là khâu đột phá.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã đánh dấu bước ngoặt cơ bản trong quá trình đổi mới kinh tế nói chung ở nước ta.Sau đại hội lần thứ VI đổi mới Doanh Nghiệp Nhà Nước thực sự trở thành nội dung trung tâm của tiến trình đổi mới toàn bộ hệ thống kinh tế theo hướng nhất quán chuyển sang kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, giải phóng sức sản xuất Xã Hội tháng 11 /1987 Hội Đồng Bộ trưởng (hay là chính phủ ) ban quyết định 2/7/HĐBT đánh dấu bước đổi mới cơ bản Doanh nghiệp Nhà Nước theo hướng áp dụng cơ chế mới về quản lý, trao cho họ quyền tự chủ, có tư cách pháp nhân độc lập, tự hạch toán kinh tế lấy thu bù chi và có danh lợi.Cho đến nay, Doanh Nghiệp Nhà Nước đã trải qua nhiều đợt đổi mới, sắp xếp laị và phần lớn đang dần dần thích ứng với cơ chế mới.Nhiều công ty thuộc Doanh nghiệp Nhà Nước đã đạt những thành tựu quan trọng trong hoặt động và sản xuất kinh doanh góp phần xứng đáng vào phần ổn định Kinh tế –Xã hội.Vì vậy, em lựa chọn đề tài: > Nội dung Phần I :Doanh nghiệp Nhà Nước 1-Khái Niệm: Doanh Nghiệp Nhà Nước là tổ chức kinh tế do Nhà Nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoặt động kinh doanh hoặt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu Kinh tế –Xã hội do Nhà Nước giao.Doanh Nghiệp Nhà Nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoặt động kinh doanh trong phạm vi vốn do Doanh Nghiệp quản lý.Doanh Nghiệp Nhà Nước có tên Gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 1Luật Doanh Nghiệp Nhà Nước do Quốc hội thông qua 20/4/1995) 2-Đặc điểm Doanh Nghiệp Nhà Nước: . Doanh Nghiệp Nhà Nước là tổ chức kinh tế do Nhà Nước thành lập.Nếu xét thấy cần thiết phải thành lập Doanh Nghiệp thì cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền ký quyết định thành lập.Trường hợp không phải là Doanh Nghiệp.Nhà Nước thì Nhà Nước chỉ cho phép thành lập theo pháp luật, khi có đơn xin thành lập của người muốn thành lập Doanh nghiệp. . Tài sản trong Doanh nghiệp Nhà Nước là một bộ phận tài sản của Nhà nước.Tài sản trong Doanh Nghiệp Nhà Nước do Nhà Nước đầu tư vốn, vì vậy nó thuộc sở hữu Nhà nước.Thực hiện quyền sở hữu của mình, Nhà nước giao cho Bộ tài chính thực hiện việc thống nhất quản lý vốn và tài sản Nhà nước trong các Doanh Nghiệp.Doanh Nghiệp Nhà Nước là chủ thể kinh doanh được nhận và có trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của Nhà nước ;để kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. . Doanh Nghiệp là đối tượng quản lý trực tiếp của Nhà nước.Đặc điểm này có nguồn gốc từ tính chất và hình thức sở hữu Nhà nước về vốn và tài sản cũng như mục đích thành lập ra Doanh Nghiệp Nhà Nước.Chính phủ thực hiện việc phân cấp quản lý Nhà nước đối với Doanh Nghiệp.Mỗi một Doanh Nghiệp Nhà Nước phải chịu sự quản lý trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.(Chính phủ, Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương).Song Nhà nước quản lý trực tiếp các Doanh Nghiệp của mình không có nghĩa là làm mất tư cách chủ thể kinh doanh của Doanh Nghiệp. . Doanh Nghiệp Nhà Nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.Sau khi được Nhà nước trực tiếp ra quyết định thành lập, doanh nghiệp.Nhà nước trở thành chủ thể kinh doanh độc lập. Doanh Nghiệp có tài sản riêng.Tài sản riêng của Doanh Nghiệp Nhà Nước được hiểu là tài sản của Nhà nước giao cho Doanh Nghiệp, tách biệt tài sản khác của Nhà nước và tài sản của các Doanh Nghiệp khác.Doanh Nghiệp phải chịu trách nhiệm độc lập về số tài sản này và chỉ chịu trách nhiệm toàn bộ hoặt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn mà Doanh Nghiệp quản lý.Khác với các cơ quan của Nhà nước, Doanh Nghiệp phải thực hiện hạch toán kinh tế, đảm bảo có lãi. .Doanh Nghiệp Nhà nứớc có cơ cấu tổ chức do Nhà nước quy định.Hiện có hai mô hình tổ chức sau đây: -Hội đồng quản trị, giám đốc và bộ máy giúp việc . -Giám đốc và bộ máy giúp việc. .Doanh Nghiệp Nhà nước có thể nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật và có thể trở thành quyên đơn hoặc bị đơn. .Doanh Nghiệp Nhà nước hoặt động theo luật Doanh Nghiệp Nhà nước.Khi chuyển đổi thành Công ty hữu hạn, Công ty cổ phần thì hoặt động theo Luật Doanh Nghiệp. 3- các loại Doanh Nghiệp nhà nước: 3.1 căn cứ vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp đó: doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, tức là hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ công cộng, theo các chính sách nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm quốc phòng, an ninh 3.2 căn cứ vào quy mô hình thức tổ chức của doanh nghiệp thì có các loại sau: . doanh nghiệp nhà nước độc lập(lớn, vừa và nhỏ) . doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp lớn hơn 3.3 tổ chức căn cứ vào cách thức, quản lý thì có hai loại : . doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị . . doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị.ở loại doanh nghiệp chỉ có giám đốc doanh nghiệp quản lý các hoạt động của doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng . phần II : trình bày thưc tiễn 1- những đặc điểm khái quát chung về công ty: Doanh nghiệp Nhà Nước là tổ chức kinh tế do nhà nươc thành lập theo nghị định 388/ HĐBT, các doanh nghiệp nhà nước phải được thành lập lại đăng ký lại để loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài .Như vậy, nghị định 388như một giải pháp hợp pháp hóa để công nhận các doanh nghiệp nhà nước tồn tại tại trong cớ chế thị trường loại bỏ trên thực tế, những tồn tại trên danh nghĩa .Ngày 2/9/1965 được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc) , bộ công nghiệp nhẹ quyết định thành lập nhà máy Bánh Kẹo Hải Châu ( hiện nay là công ty ) thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng. Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty Mía Đường I- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn .Thực hiện theo nghị quyết số 1355 NN – TCCB/QĐ ngày 24/10/1994/của Bộ Trưởng BNNVPTNN về việc đổi thành công ty Bánh Kẹo Hải Châu và bổ xung thêm nhiệm vụ cho công ty . Khi thành lập công ty có 3 phân xưởng : phân xưởng mỳ sợi, phân xưởng kẹo và phân xưởng bánh . 2- Nhiệm vụ kinh doanh ngành nghề của cônh ty: Thực hiện theo nghị quyết số 1355NN- TCCB/QD ngày 24/10/1994 của bộ trưởng BNNVPTNN về việc đổi thành công ty bánh kẹo Hải Châu và bổ xung thêm nhiệm vụ của công ty Bánh Kẹo Hải Châu. Tính đến thời điểm này .công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính như : sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo các loại . sản xuất kinh doanh các sản phẩm bột gia vị các loại .Kinh doanh vật tư nguyên liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm.Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng của công ty được phép kinh doanh liên doanh liên kết với thành phần kinh tế khác. 3-Phân loại doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước có các loại hình khác nhau, tùy theo tiêu chí phân loại có ba cách phân loại .Đó là căn cứ vào mục đích hoặt động của doanh nghiệp đó .căn cứ vào quy mô, hình thức tổ chức của doanh nghiệp, căn cứ vào cách thức tổ chức quản lý.Để đẩy mạnh sắp xếp loại doanh nghiệp nhà nước, theo tinh thần nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 4 (khóa VIII ) thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 20/1998/CT-TTG ngày 21/4/1998 theo tinh thần của chỉ thị 20/TTG, vấn đề trọng tâm là tổ chức phân loại doanh nghiệp nhà nước dựa trên sự nắm vững và phân tích tình hình hoặt động của các doanh nghiệp trong ba năm gần đây nhất để tổ chức lại sản xuất kinh doanh cho phù hợp .Đối với công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước hoặt động kinh doanh tức là hoặt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận .Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp thành viên của tổng công ty Mía Đường, trực thuộc bộ công nghiệp thực phẩm (nay là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ) là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp lớn hơn . 4-Đặc điểm tổ chức bộ máy, cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty: 4.1 Tổ chức bộ máy quản lý: Từ sau đại hội đảng lần thứ VII (1991 ) chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo thực tiễn và hoàn thiện lý luận về sở hữu .Điều này được thể hiển trong cái quyết định 315/HĐBT, quyết định 330/ĐHBT, nghị định 388/ĐHBT và luật doanh nghiệp nhà nước được ban hành 1995. Một trong những nội dung cơ bản là doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy, mua sắm trang thiết bị, tìm kiếm thị trường, tổ chức sán xuất kinh doanh ...theo luật kinh tế thì giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thpừi giám đốc cũng là người chụi trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc là người chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp, lại là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp .Bộ máy giúp việc trong doanh nghiệp nhà nước, gồm phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban chuên môn .Trong đó phó giám đốc điều hành công việc theo sự phân công và ủy thác của giám đốc, chụi trách nhiệm trược giám đốc doanh nghiệp chỉ đạo tổ chúc thực hiện công tác kế toán thống kê của doanh nghiệp và các nhiệm vụ, quyền hạn độc lập theo quy định của pháp luật.Về mặt tổ chức hiện nay của công ty có khoảng 900 CBCNV.Trong đó có khoảng 15%là lao động gián tiếp. Công ty tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất theo phương pháp kết hợp giữa trực tuyến và chức năng.Bộ máy tổ chức quản lý của công ty gồm có: Một giám đốc, hai phó giám đốc, một kế toán trưởng, 5phòng và hai ban.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của công ty được xác định như sau: Ban giám đốc: Giám đốc: phụ trách và phụ trách các mặt công tác cụ thể sau: công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương ...( phòng tổ chức lao động ) công tác tài tài chính thống kê toán ( phòng tài chính kế toán ).Công tác kế hoạch vật tư và tiêu thụ ( phòng kế hoạch vật tư), tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản ( phòng kỹ thuật và banXDCB). Phó giám đốc kinh doanh :giúp cho giám đốc phụ trách công tác công tác kinh doanh tiêuthụ sản phẩm ( phòng kế hoạch đầu tư), công tác hành chính quản trị và bảo vệ xây dựng cơ bản (phòng hành chính và ban xây dựng cơ bản) Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất : giúp giám đốc về công tác kỹ thuật( thuộc phòng kỹ thuật ); công tác bồi dưỡng nâng cao trình đọ công nhân, công tác bảo hộ lao động ( phòng tổ chức tiền lương quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, điều hành kế hoạch tác nghiệp các phân xưởng. Kế toán trưởng: phụ trách vấn đề tài chính của công ty Các phòng ban chức năng: Phòng tổ chức lao động: tổ chức bộ máy điều độ sản xuất lao đọng tiền lương, soạn thảo các nội quy, quy chế, quản lý các quyết định công văn, chỉ thị về lao động ; tuyển dụng đào tạo ; giải quyết các chế độ chính sách. phòng kỹ thuật: theo dõi thực các quy trình công nghệ lắp đặt, sửa chữa thiết bị và đưa ra dự án để mua sắm thiết bị mới. Phòng hành chính: theo dõi thực hiện các mặt hành chính, quản trị đòi sống, y tế sức khỏe.Phòng kế hoạch vật tư: xác định ké hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch tác nghiệp, cung ứng vật và tiêu thụ sản phẩm. Phòng tài chính kế toán- thống kê( phòng tài vụ): tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán. Ban bảo vệ: tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, công tác tự vệ và nghĩa vụ dân sự. Ban xây dựng cơ bản: lập kế hoạch xây dựng và sửa chữa nhỏ trong công ty. Ban thi đua: tham mưu cho giám đốc về công tác vận động, tổ chức các phong trào thi đua, các xét duyệt khen thưởng, tổng kết báo cáo thành tích về các mặt hoạt động. Cửa hàng giói thiệu sản phẩm và các văn phòng đại diện:giúp giám đốc về một số công việc kinh doanh, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, phân phối và đưa nhãn hiệu Hải Châu đến tay người tiêu dùng ở khu vực như Hà Nội, TPHCM... 4.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất: hiện nay công ty có 6 phân xưởng, trong đó có 5phân xưởng sản xuất chính và một phân xưởng sản xuất phụ.Cơ cấu tổ chức phân xửởng gồm:quản đốc phụ trách hoạt động chung của phân xưởng.Phó quản đốc phụ tráchvề kỹ thuật, lao động, và vật tư thiết bị.Các phân xưởng làm ca hoặc theo ngày, mỗi ca đều có trưởng ca chịu trách chung toàn bộ. sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc công ty Phó giám đốc KD Kế toán trưởng Phó giám đốc KT Phòng KHVT Phòng tài vụ Ban bảo vệ Ban cơ bản Phòng tổ chức Phòng hành chính Phòng KT Phân xưởng bánh I Phân xưởng bánh II Phân xưởng bánh III Phân xưởng kẹo Phân xưởng bột canh Phân xưởng cơ điện 5-Tình hình tài chính của công ty: 5.1 Vốn và các nguồn vốn hình thành: Vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của công ty .Nhờ có các quyết định 3/5/HĐBT, quyết định 330/HĐBT.Nghị 388/HĐBT và Luật nhà nước được ban hành năm 1995, đã khẳng định :Doanh nghiệp nhà nước cũng có thể huy động thêm nguồn vốn từ các nguồn khác nhưng không được thay đổi hình thức sở hữu.Ngoài ra chính phủ ban hành nghị định 42/CP đề ra quy chế phát hành các loại trái phiếu chinh phủ (1994).Nghị định 120/CP về phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp nhag nước (1994), nghị định 75/CP về việc thành lập ủy ban chứng khoán Việt Nam (1996) nghị định 42/CP quy định đều lệ về quỹ tín dụng nhân dân (1997) Quốc hội đã ban hành luật các tổ chức tín dụng (1997).Thị trường vốn đã bước đầu hình thành có các bước phát triển.Hiện nay hình thành một số thị trường tài chính, thị trường tín phiếu ngân hàng phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước, thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.Hiện nay vốn của công ty đã tăng lên rất nhanh trong mấy năm qua.Vốn pháp định là4.983.000đồng từ ngày có quyết định thành lập doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh 9/1/1995 thì nay đã tăng lên 21 tỉ đồng, trong đó vốn lưu động 6tỉ, vốn cố định 15tỉ đồng.Nguồn vốn kinh doanh cũng tăng rất nhanh trong các năm qua, hiện nay là 50 tỉ đồng, gồm 15tỉ đồng vốn lưu động và 35 tỉ đồng vốn cố định.Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty nên vốn của công ty bánh kẹo Hải Châu chủ yếu có từ các nguồn vốn sau:Vốn do ngân sách cấp, vốn tự có của công ty, vốn vay ngân hàng, vốn vay từ tổng công ty, và các nguồn vốn khác. 5.2- Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của công ty: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2002-2003 chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 năm2003so với năm 2002 số tiền(trđ) tỷ trọng(%) số tiền(trđ) tỷ trọng(%) số tiền(trđ) tỷ trọng(%) A. nợ phải trả 14.023 27, 2 14.555, 3 27, 9 532, 3 103, 8 I. nợ ngắn hạn 5.596, 4 10, 9 5.523, 2 10, 6 -73, 2 98, 7 II. nợ dài hạn 7.823, 9 15, 2 8.703, 3 16, 7 879, 4 111, 3 III. nợ khác 602, 7 1, 1 328, 7 0, 6 -27, 4 54, 5 B. vốn csh 37.539 72, 8 37.614, 4 72, 1 75, 4 100, 2 I. vốn quỹ 28, 339 54, 56 28.414, 4 54, 5 75, 4 100, 3 II kinh phí 9.200 17, 84 9.200 17, 6 0 0 III. tổng cộng 51, 562 100 52.169, 7 100 607, 7 101, 2 thông qua bảng phân tích tathấy mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 tăng so với năm 2003(75, 5trđ) và đạt (100, 2%), nhưng tỷ trọng tổng nguồn vốn giảm xuống 72, 2% trong khi đó nợ phải trả tăng lên 532, 3trđ tueơng ứng tăng 103, 7%. Điều đó đơn vị đã tăng cường đi chiếm dụng vốn thực tế lượng đi vay để xây dựng cơ bản, mua sắm tscđ tăng lên 879, 4trđ, tăng lên 111, 3% so với năm 2000, tài sản ký gửi, ký cược dài hạn giảm xuống 73, 2trd đây là một cố gắng lớn của công ty nhằm đầu tư xây dựng csvc kỹ thuật trang thiết bị côngnghệ mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh. tuy nhiên xét về tỷ suất tài trợ vẫ khá cao, năm 2001 là 72, 8%, và 72, 1% năm 2002 cho thấy khả năng tài chính của công ty vẫn đảm bảo phần lớn tscđ của đơn vị được đầu tư tăng số vố của mình, chứng tỏ khả năng độc lập tài chính của công ty.Đặc biệt, nghi định 10/cp năm1998 là một bức tiến mới trong việc đơn giản hóa rút ngắn thời gian làm thủ tục giấy phế đầu tư. Nghị định 87/cpnăm1993, nghi định 62/cp năm 1998, nghi định 02/cp năm1999đã quy định cụ thể hơp tác đàu tư. Vấn đề đầu tư tài chính của công ty năm 2002 (602, 7trđ), năm 2003 (166, 8trđ).Tỷ suất đầu tư tscđ cũng tăng lên đáng kể năm 2001(53%) và tăng lên(55, 4%)vào năm 2002, chứng tỏ công ty rất chú trọng đến trang thiết bị và csvc, khẳng định năng lực sản xuất hướng phát triển của công ty trong các năm tới.Tài sản lưu động, các khoản đầu tư dài hạn trong năm 2002(42, 7%) khi hàng tồn kho và ccs khoản phải thu tăng lên (0, 25%) năm2003 so với năm 2002 tăng (0, 28%) do công ty áp dụng một số biện pháp thúc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm như áp dụng chính sách thanh toán ưu đãi cho các đại lý bằng cách cho trả chậm, chiết khấu, giảm giá, khuyến mại... Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2003(trđ) 6 tháng cuối năm 2003(trđ) kế hoạch thực tế kế hoạch thực tế 1.DT thuần 82 95 92 2. vốn lưu động 11, 38 12, 3 12, 4 3. hệ số luân chuyển vốn 7, 2 7, 73 7, 42 4.tg1kỳ luân chuyển vốn 2, 5 23, 3 24, 25 5. hs đảm nhiệm vốn lưu động 0, 138 0, 129 0, 135 Qua bảng ta thấy thực tế 6 tháng đầu năm nay tuy so với kế hoạch không đạt nhưng so với 6 tháng đầu năm trước công ty có nhiều cố gắng đáng kể trong việc tăng tốc độ luân chuyển vốn cố định, vì vậy đã nâng cao hiệu quả sử dụng cùng như tiếp kiệm trong vốn lưu động.Số vòng luân chuyển vốn tăng 0, 53 vòng, hệ số đảm nhiệm vốn cũng giảm xuống 0, 009. Điều đó chứng tỏ Hải Châu đã phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền KT quốc dân, sử dụng hiểu quả các nguồn lực do nhà nước giao, không chỉ bảo toàn mà còn làm ăn có hiệu quả và phát triển không ngừng nguồn vốn hiện có.Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán tài chính, báo cáo quyết toán kịp thời vào cuối năm.Đó là nét nổi bật của Hải Châu trong công tác tài chính. 5.3- Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2001-2003 ) STT chỉ tiêu đơn vị năm 2001 năm 2002 năm 2003 số tuyệt đối (%) 2001/2000 số tuyệt đối (%) 2002/2001 số tuyệt đối (%) 2003/2002 1 gtrị tổng sản lượng trđ 1.0458 112, 76 11.952 114 13.427 112, 3 2 Doanh thu trđ 12.958 110, 21 150.10 116 15.362 102, 34 3 Nộp NSNN trđ 7.245 84, 24 7.575 110 7.789 117, 24 4 Lợi nhuận TNBQ trđ 2.600 395, 74 3.600 138, 4 4.080 113, 2 5 Thay người 1000đ 850 113, 33 1.000 11, 6 1.100 110 6 Đầu tư XDCB trđ 221 216, 67 2.354 106, 52 2.798 118, 86 7 sản lượng sản phẩm chủ yếu tấn 12.551 116 1.4875 118, 52 16.868 113, 4 Trong quản lý kinh tế, sau khi có quyết định 2/7/HĐBTvới lĩnh vực tài chính, giá cả, Nhà nước chủ trương từng bước xóa bỏ bao cấp qua giá và vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước.Đã tạo cho công ty nhiều thuận lợi trong hoặt động sản xuất và kinh doanh.Bằng sự nỗ lực của công ty đã đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng và những thành tích đáng khích lệ .Doanh thu của doanh nghiệp nhà nướcgồm doanh thu từ hoặt động kinh doanh và thu nhập từ các hoặt động khác.Theo quy định tại điều 20 nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 thì doanh thu từ hoặt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường.Sau khi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.Chỉ tiêu doanh thu cho biết tốc độ tiêu thụ của công ty trong các năm, nưm 2000 đạt 129, 58 tỷ đồng, năm 2001 đạt 150 tỷ đồng tăng 2, 4%so với năm 2000.So các số liệu thống kê cho thấy không những quy mô sản xuất được mở rộng, mà cả lượng tiêu thụ của công ty tăng.Tuy tăng với tốc độ khác nhau nhưng vẫn đạt chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ hướng đầu tư chiều sâu, mở rộng đầu tư vào dây chuyền sản xuất, thị trường mới là hướng đi đúng đắn của công ty.Bên cạnh đó lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoặt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nhgiệp nào, lợi nhuận vừa là mục tiêu đầu tiên, vừa là mục đích cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp muốn hướng tới.Qua bảng ta thấy lợi nhuận của công ty trong 3năm luôn tăng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.Năm 2002 đạt 3, 6 tỷ đồng tăng 38, 4% so với năm 2001, năm 2003 lợi nhuận đạt 4, 08 tỷ đồng tăng 13, 3%so với năm 2002.Lợi nhuận tăng chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả, không chỉ tăng giá trị sản lượng, doanh thu mà lợi nhuận cũng tăng đều qua các năm.Để quản lý vốn, tài sản thuộc sở hữu nhà nước chặt chẽ hơn, nhà nước ta chủ trương chuyển giao việc quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước vào một đầu mối là tổng cục quản lý vốn của bộ tài chính (Quyết định 397/TTG ngày 7/7/1995 của thủ tướng chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ).Công ty luôn đi đầu trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước.Các khoản nộp ngân sách bình quân tăng 10-18%.Đặt biệt 6 tháng đầu năm nay 4, 1tỷ đồng tăng 18%so với cùng kì năm ngoái. 5.4 Đánh giá chung về cách thức tổ chức và hoặt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : Ưu điểm: Những năm qua Hải Châu là một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tiếng trên thị trường, trong quá trình chuyển đổi cơ chế công ty đã từng bước nắm bắt được nhu cầu thị trường, liên tục cải tiến, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm.Mạnh dạn đưa ra thị trường những sản phẩm mới phong phú về hình thức, chất lượng đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn luôn thay đổi của người tiêu dùng.Bên cạch đó công ty khá thành công trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa bằng những điều chỉnh linh hoặt, mềm dẻo, phù hợp với từng thời kì, từng nhóm khách hàng, điều này đã giúp hoặt động sản xuất.Kinh doanh của công ty ổn định và ngày càng phát triển về mặt tổ chức phòng kinh doanh hình thành một hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh tương đối hoàn chỉnh, tăng tính linh hoặt và tính thích ứng trong quản lý thúc đẩy chuyên môn hóa, giúp công ty làm tốt công tác quyết sách chiến lược và quy hoạch dài hạn.Do công ty sử dụng cả hai hình thức quản lý thích hợp, nên thể hiện được cả tính tập trung hóa, tận dụng được ưu điểm của phương pháp này Những hạn chế: Bên cạch những thành tích đã đạt được, hoặt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn hạn chế chưa hoàn toàn khắc phục được tính thời vụ của nhu cầu bánh kẹo cho thị trường, vào những dịp lễ, tết thì nhu cầu về sản phẩm của công ty thường rất lớn song nhiều khi sản xuất ra không đủ để bán.Do đó đã tạo ra một lỗ hổng cho đối thủ cạch tranh.Về mặt tổ chức công ty vẫn chưa có phòng Marketing riêng, bộ phận nghiên cứu thị trường là một bộ phận của phòng kế hoạch vật tư nên công tác nghiên cứu dự báo còn hạn chế, kế hoạch chưa xát với thực tế.Cơ cấu tổ chức theo chức năng trực tuyến của công ty ngoài ưu điểm thì còn có mặt hạn chế là có khả năng làm giảm sự phối hợp thống nhất của công ty hoặt tình trạng các phòng kinh doanh tự biến mình thành những ương quốc độc lập.Bộ máyquản lý hoạt động chưa thực sự có hiệu quả, bởi thiếu sự liên kết một cách chặt chẽ giữa các đơn vị, các chi nhánh, các xi nghiệp với tổng công ty.Lực lượng cán bộ chưa tinh giản, vì vậy còn tạo ra nhiều bất cập trong việc sử dụng và phân công lao động hợp lý. PhầnIII: một số ý kiến Biện pháp khắc phục: tăng cường đầu tư năng cấp máy móc thiết bị nhà xưởng.Từ đó không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tăng doanh thu và lợi nhuận cải tiến tổ chức sản xuất phù hợp với hoặt động sản xuất kinh doanh.Thành lập phòng chất lượng để tạo cho công tác quản lý được tốt hơn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phần kết luận: Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung quan liêu bao cấp với sự tham ra chủ yếu của thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể. Nhà nước đã mạnh dạn chuển sang nền kinh tế hàng hóa vận hành cơ chế thị trường có sự quản lý hướng XHCN, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế hoạt động trong cơ chế mới của doanh nghiệp không còn dựa dẫm ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước được nữa, mà phải vươn lên bằng chính sức lực của mình.Trong nhiều năm qua đã có những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả qua số liệu đã phân tích về tình hình sản xuất, tiêu thụ cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.Tuy công ty còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty bánh kẹo Hải Châu đã có những thành công trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.Đem lai được lợi nhuận, công ty dần thích ứng và đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Phần mục lục: lời mở đầu: nội dung: phần I: doanh nghiệp nhà nước: khái niệm đặc điểm doanh nghiệp nhà nước các loai doanh nghiệp nhà nước phần II: trình bày thực tiễn: những đặc điểm khái quát chung về công ty: nhiệm vụ kinh doanh ngành nghề của công ty phân loai doanh nghiệp nhà nước đặc điểm tổ chức bộ máy, cơ cáu sản xuất kinh doanh của công ty 4.1- tổ chức bộ máy quản lý 4.2- cơ cấu tổ chức sản xuất 5-tình hình tài chính của công ty 5.1- vốn và các nguồn hình thành 5.2- đánh giá khái quát về tình hình tài chính của công ty 5.3- đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5.4- đánh giá chung về cách thức tổ chức và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. phần III: một số ý kiến: phần kết thúc Tài liệu tham khảo: Luật kinh tế ( giáo trình trườngĐHDL- QlKD – Hà Nội) Hoàn thiện môi trường kinh doanh của các DNNN sản xuất hàng tiêu dùng nxb- CTQG Kinh tế nhà nước& quá trình đổi mới DNNN( giáo trình trường ĐHQG) Những văn bản hương dẫn mới về qản lý tài chínhtrong DNNN Luật doanh nghiệp –h CTQG 1999

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0155.doc
Tài liệu liên quan