Đề tài Tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận xã hội học Macxit trong việc giải thích về tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình hiện nay. Đồng thời sử dụng một số lý thuyết khác như: Lý thuyết vai trò, lý thuyết tương tác xã hội, lý thuyết hành động xã hội, thiết chế gia đình, lý thuyết xã hội học về giới, lý thuyết xã hội học về hành vi. 6.2/: Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 6.2.1/: Phương pháp phân tích tài liệu: Dựa trên các nguồn tài liệu có sẵn để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu. Nguồn tài liệu do công an phường Dịch Vọng và quận Cầu Giấy cung cấp, và nguồn tài liệu do hội phụ nữ cung cấp. Ngoài ra, chúng ta còn dựa vào các tài liệu như: Các ngành, tạp chí xã hội học, các tài liệu báo cáo, tạp chí hạnh phúc gia đình, tạp chí gia đình. 6.2.2/: Phương pháp phỏng vấn sâu: Những thông tin thu thập được từ những phương pháp này nhằm làm rõ hơn những vấn đề nghiên cứu.

doc18 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở Đầu Nói đến phụ nữ tức là nói đến cái đẹp, đó là cái đẹp của tạo hoá ban tặng, một thi nhân đã từng nói: “ Đừng cầm nhành hoa quất vào phụ nữ”. Qua đây để thấy rằng người phụ nữ đáng được nâng niu trân trọng biết bao nhiêu. Và hơn cả, để có được một gia đình hạnh phúc cần có một trái tim và bàn tay của một người phụ nữ, bởi theo truyền thống Việt Nam họ chính những người giữ ngọn lửa hạnh phúc của mỗi gia đình, ấy thế mà thói bạo hành xúc phạm tới phụ nữ ngày một gia tăng, có trường hợp ngấm ngầm, có trường hợp công khai. Như vậy, toàn xã hội chúng ta cần xoá bỏ triệt để những bất công đối với phụ nữ. Điều này được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc qua nhiều bài viết, bài nói về vấn đề giải phóng phụ nữ nói chung và giải phóng phụ nữ Việt Nam nói riêng, Người khẳng định: “ Công lao to lớn của phụ nữ Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ.”. Người chỉ ra cuộc Cách mạng để xoá bỏ mọi định kiến hẹp hòi, hủ tục, tàn dư của tư tưởng coi thường phụ nữ do chế độ cũ để lại: “ Giải phóng đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến Tư sản trong người đàn ông”. Đó là một cuộc Cách mạng khá to lớn và khó khăn vì tư tưởng trọng nam khinh nữ, đó là một tư tưởng mấy nghìn năm để lại vì nó đã ăn sâu trong mỗi người, mỗi gia đình và tầng lớp xã hội. Người khẳng định giải phóng phụ nữ là cuộc cách mạng phải tiến hành thường xuyên, triệt để thu hút cả xã hội tham gia. Phụ nữ là một nửa của bầu trời, nhưng trên thực tế một nửa bầu trời của thế giới đã và đang tồn tại không phẳng lặng do những ám ảnh và nỗi đau mà nạn bạo hành mang lại. Phụ nữ chiếm 50,8% dân số Việt Nam, là 50% lực lượng lao động và họ đã góp một phần công sức cho sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, hiện nay phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nạn bạo hành gia đình. ở Việt Nam hiện nay, một số lượng không nhỏ các bà, các chị đã tìm đến các trung tâm tư vấn, hỗ trợ cho các chị em phụ nữ trong vấn đề tình yêu hôn nhân, đình để mong nhận được sự giúp đỡ chia sẻ vì bị chồng, cha của mình đánh đập và hành hạ. Rất nhiều cảnh tượng đau lòng đổ lên đầu người phụ nữ, họ bị xúc phạm, bị lăng nhục, bị hành hạ. Thân thể mảnh mai, mềm yếu của họ là nơi mà người chồng thả sức hạ cơn tức giận bằng những cú đấm, những trận đòn doi. Thật sự không khỏi chạnh lòng khi chúng ta đang được sống trong một thời đại mà quyền bình đẳng về giới tính được nhắc đến nhiều nhất nhưng đâu đó lại xuất hiện cảnh tượng người chồng hành hạ đánh đập người vợ. Trong những gia đình mà người chồng có tính bạo hành ngoài nạn nhân là người vợ thì con cái họ cũng là nạn nhân thứ hai phải gánh chịu hậu quả này. Chúng bị tổn thương về mặt thể xác lẫn tinh thần, có thể thấy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ có hành vi phạm tội. Những đau khổ, mất mát ấy không chỉ ảnh hưởng đến gia đình nạn nhân mà còn gây nguy hại đến toàn xã hội. Không ít người trong chúng ta đều hiểu được hậu quả khôn lường của nạn bạo hành mà người phải trực tiếp gánh chịu là chị em phụ nữ. Họ bị sa sút, bạc nhược, khủng hoảng tinh thần, họ không còn đủ sức mạnh để làm ăn sinh sống. Đã có nhiều người tìm đến con đường tự huỷ hoại mình để tìm đường giải thoát. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, bạo lực gia đình ở nước ta tồn tại từ lâu, nhưng trong nhận thức của người dân đây vẫn là một vấn đề riêng tư của mỗi nhà và xu hướng giải quyết là “ Không vạch áo cho người xem lưng”. Vì vậy, bạo lực gia đình ở Việt Nam đang ngày càng phát triển với cấp độ nghiêm trọng hơn. Theo đánh giá từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước phần lớn số đơn ly hôn của phụ nữ ở nhiều địa phương khác nhau do xung đột gia đình, do chị em bị đánh đập hành hạ. Số vụ ly hôn do bạo lực gia đình đang ngày càng gia tăng. ở các thành phố hiện tượng bạo hành lại ngày càng tăng và do đối tượng có trình độ học vấn cao gây ra, tình trạng người dân đô thị sống khép kín, không quan tâm đến hàng xóm láng giềng đã tạo ra sự cô lập giữa các gia đình. Đây chính là thế giới riêng của bạo lực mà không sợ bị lên án. Bạo lực gia đình gây ra hậu quả nghiêm trọng làm tổn thương đến sức khoẻ, thể xác, gây rối loạn trật tự an toàn xã hội và tổn thương đến tâm lý tinh thần cho nạn nhân và những người xung quanh. Đặc biệt, bạo lực gia đình làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, và đây cũng là nguyên nhân dấn đến tình trạng ly hôn ngày càng cao. Trước thực trạng xã hội về bạo lực gia đình, do tính cấp thiết như trên, cho nên bạo lực gia đình không còn là vấn đề riêng tư mà nó còn trở thành vấn đề đang nhức nhối, một vấn đề xã hội mang tính cấp bách đòi Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cần quan tâm giải quyết. Vì vậy cho nên chúng tôi chọn đề tài thực tập môn học của mình là: “Tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình”, với việc tập trung nghiên cứu phụ nữ bị bạo hành tại quận Cầu Giấy với mục đích làm rõ tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình hiện nay và đưa ra những nguyên nhân, kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình. Phần II: Nội Dung A/: 1/: Các ý nghĩa của đề tài: 1.1/: ý nghĩa khoa học: Khi nghiên cứu: “ Tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình, bằng việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên đây dưới góc độ của xã hội học, ta chủ yếu đi sâu nghiên cứu, sử dụng các phạm trù, các lý thuyết cơ bản của xã hội học như “ lý thuyết vai trò”, “ lý thuyết tương tác xã hội”, “ lý thuyết hành động xã hội”, “ thiết chế gia đình”, “ lý thuyết xã hội hoá”, “ lý thuyết xã hội học về giới”, “ lý thuyết xã hội học về hành vi” nhằm làm rõ hiện trạng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình hiện nay tại địa bàn quận Cầu Giấy. Cùng với nó, đề tài đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ một số khái niệm về các hành vi mang tính bạo hành, bạo lực, bạo hành gia đình; tình trạng bạo hành gia đình hiện nay. Đồng thời qua cuộc nghiên cứu, đưa ra các dẫn chứng cụ thể về vấn đề nghiên cứu xã hội học đối với tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình hiện nay. 1.2/: ý nghĩa thực tiễn: Gia đình là tế bào của xã hội. Giá trị căn bản của gia đình là sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau. Nếu như không còn yếu tố này, sự tồn tại của gia đình là rất mong manh. Vì vậy, nghiên cứu về tình trạng bạo hành trong gia đình có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng. Để gia đình là chỗ dựa cho các thành viên sống và làm việc hữu ích và là bức thành trì ngăn chặn sự xâm nhập của tệ nạn xã hội, chúng ta cần kiên quyết loại bạo hành ra khỏi gia đình. Và những kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc đề ra các biện pháp kiến nghị nhằm hạn chế và loại bỏ tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình. Ví như ở Việt Nam chúng ta nên đặt ra luật bảo vệ mọi người. Nếu ai đánh đập, hành hạ vợ đều bị pháp luật lên án, và cơ quan công quyền truy tố. Người phạm luật có bằng chứng sẽ bị phạt vạ hay bị ở tù thì mới mong phòng ngừa, răn đe cũng như giải cứu được vấn nạn bạo hành trong gia đình hiện nay. 2/: Mục tiêu nghiên cứu: 2.1/: Tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình. Đồng thời đề ra các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nêu trên. 2.2/: Làm rõ một số vấn đề lý luận về tình trạng bạo hành trong gia đình, từ đó đ làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ liên quan. 2.3/: Làm rõ thực trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình hiện nay xảy ra nhủ thế nào?, và đánh giá tình trạng đó trong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay. 3/: Phạm vi nghiên cứu: 3.1/: Đối tượng nghiên cứu: Tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình trên địa bàn quận Cầu Giấy. 3.2/: Khách thể: Phụ nữ trên địa bàn quận Cầu Giấy. 3.3/: Phạm vi nghiên cứu: 3.3.1/: Không gian: Địa bàn quận Cầu Giấy. 3.3.2/: Thời gian: Trong 1 tuần: kể từ ngày 26/05/2008 đến ngày 30/05/2008. 4/: Mục đích nghiên cứu: 4.1/: Nhằm thức tỉnh các cá nhân, là người gây ra các hành vi bạo hành trong gia đình. Đồng thời tác động vào các cơ quan chức năng, các cơ quan có thẩm quyền nhận thức lại quá trình tuyên truyền, giáo dục của mình. 4.2/: Nhằm đưa ra các biện pháp, các kiến nghị làm hạn chế, giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng bạo hành trong gia đình, từ đó tạo ra cho các gia đình sự ổn định và làm cho xã hội ngày một ổn định và trật tự hơn. 5/: Giả thuyết nghiên cứu: 5.1/: Tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình hiện nay đang có xu hướng gia tăng và có nhiều thay đổi với nhiều hình thức khác nhau. 5.2/: Các cơ quan chức năng có thẩm quyền, có trách nhiệm chưa thể hiện rõ vai trò của mình trong quá trình tuyên truyền cho các gia đình về pháp luật gia đình. 5.3/: Nhận thức về tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình còn nhiều hạn chế, thậm chí còn có thái độ thờ ơ với tình trạng trên. 5.4/: Những biện pháp nhằm hạn chế, xoá bỏ tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình. 6/: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 6.1/: Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận xã hội học Macxit trong việc giải thích về tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình hiện nay. Đồng thời sử dụng một số lý thuyết khác như: Lý thuyết vai trò, lý thuyết tương tác xã hội, lý thuyết hành động xã hội, thiết chế gia đình, lý thuyết xã hội học về giới, lý thuyết xã hội học về hành vi. 6.2/: Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 6.2.1/: Phương pháp phân tích tài liệu: Dựa trên các nguồn tài liệu có sẵn để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu. Nguồn tài liệu do công an phường Dịch Vọng và quận Cầu Giấy cung cấp, và nguồn tài liệu do hội phụ nữ cung cấp. Ngoài ra, chúng ta còn dựa vào các tài liệu như: Các ngành, tạp chí xã hội học, các tài liệu báo cáo, tạp chí hạnh phúc gia đình, tạp chí gia đình. 6.2.2/: Phương pháp phỏng vấn sâu: Những thông tin thu thập được từ những phương pháp này nhằm làm rõ hơn những vấn đề nghiên cứu. 6.2.3/: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng một bảng hỏi hoàn chỉnh. Những thông tin cần tìm kiếm, cần thu thập cho việc kiểm định các giả thiết sẽ thu nhận được qua các câu trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi. 6.2.4/: Phương pháp quan sát: Qua quan sát ta thấy được biểu hiện rõ ràng của phụ nữ bị bạo hành được thể hiện qua thể xác và tâm lý. 7/: Xác định mẫu: - 150 mẫu áp dụng với phụ nữ trên địa bàn quận Cầu Giấy. - Sau k hi điều tra, thu thập và chọn lọc có 140 phiếu. 8/: Xây dựng khung lý thuyết: Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện gia đình Luật Hôn nhân và Gia đình - Vị trí - Trình độ học vấn - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Các cơ quan chức năng có thẩm quyền Người bị bạo hành (phụ nữ) Người gây ra bạo hành Trình độ nhận thức học vấn Luật Hôn nhân và Gia đình Tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình Nguyên nhân Giải pháp - kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình B/: Cơ sở lý luận và Cơ sở thực tiễn: 1/: Cơ sở lý luận (Các lý thuyết vận dụng): 1.1/: Lý thuyết về vai trò: Lý thuyết vai trò có vị trí quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Vận dụng lý thuyết này nhằm giải thích các hành vi xã hội của cá nhân được nghiên cứu (cụ thể người bạo hành và người bị bạo hành). 1.2/: Lý thuyết về hành động xã hội: Hành động xã hội là hành động hướng tới sự đáp lại của người khác. Trong đề tài dưới góc độ xã hội học chúng ta đi nghiên cứu hành động, thái độ của phụ nữ khi bị bạo hành đồng thời tìm hiểu về hành động của cơ quan, chức năng có thẩm quyền. 1.3/: Lý thuyết xã hội hoá: Vận dụng lý thuyết xã hội hoá nhằm tìm hiểu những tác động của quá trình xã hội hoá tới hành vi của con người, góp phần làm rõ tình trạng bạo hành trong gia đình. 1.4/: Lý thuyết gia đình: Gia đình là một đơn vị xã hội, bao gồm nhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân. Vận dụng thiết chế gia đình nhằm làm rõ ảnh hưởng của bạo hành trong gia đình tới những thành viên khác trong gia đình. 2/: Cơ sở thực tiễn (Các khái niệm liên quan): 2.1/: Bạo hành: Bạo hành tức là một người nào đó sử dụng bạo lực trong một thời gian dài để thực hiện những hành vi làm cho người khác đau đớn về mặt thể xác, dẫn đến khủng hoảng về mặt tinh thần và bế tắc về mặt xã hội nhằm đạt được mục đích khuất phục, khống chế và kiểm soát người đó. 2.2/: Bạo hành trong gia đình: Bạo hành trong gia đình là bạo hành của một hay nhiều thành viên đối với một hay nhiều thành viên khác trong gia đình, thông thường hay xảy ra bạo hành của chồng đối với vợ, dì ghẻ với con chồng, cha với con hay như mẹ chồng với nàng dâu 2.3/: Bạo lực: Nói tới bạo lực người ta thường nghĩ ngay tới những hành vi như lăng mạ, đánh đập, cưỡng bức 2.4/: Bạo lực gia đình: Là hành vi cố ý của thành viên trong thành viên trong gia đình gây tổn hại đến thể chất, tinh thần, cưỡng bức 3/: Một vài nét về vấn đề nghiên cứu: Ngạn ngữ có câu: “ Không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa”. Nhưng đáng buồn là dường như những câu nói này chưa mấy được lưu tâm, áp dụng tại Việt Nam. Thực tế chứng minh qua nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong năm qua cho thấy 60% các trường hợp ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo lực. Trong 6 người phụ nữ thì có 1 người là nạn nhân của bạo lực gia đình. Một nghiên cứu đầu tiên mang tính toàn cầu về vấn đề bạo hành với phụ nữ trong giai đoạn vừa qua mới được công bố, những phụ nữ sống trong nền kinh tế phát triển và trong các vùng nông thôn truyền thống ở các nước đang phát triển đang ngày càng bị bạo hành nhiều hơn. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, Viện lâm sàng vệ sinh phối hợp thực hiện với khoảng 24.000 phụ nữ từ 10 quốc gia khác nhau tham gia phỏng vấn, phát hiện cho tháy với những phụ nữ đã từng bị bạo hành thì chất lượng sức khoẻ chỉ bằng một nửa so với những phụ nữ khác. Giờ đây bạo lực gia đình là hành vi mang tính toàn cầu. Bạo hành gia đình được chia thành 5 loại: - Cưỡng bức thân thể. - Cưỡng bức tình dục. - Cưỡng bức tâm lý tình cảm. - Cưỡng bức về xã hội. - Cưỡng bức về tài chính. Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định: Bạo lực gia đình bao gồm các hành vi sau: - Đánh đập, hành hạ, cưỡng ép lao động quá sức. - Chửi mắng, lăng mạn hoặc hành vi cố ý xúc phạm danh dự. - Cô lập, xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực về tâm lý. - Ngăn cản quyền thực hiện hợp pháp giữa ông bà và cháu - Cưỡng ép quan hệ tình dục. - Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân. - Chiếm đoạt huỷ hoại cố ý làm hư hỏng tài sản riêng. - Cản trở trái phép thành viên trong gia đình lao động, kiểm soát thu nhập. - Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở. ở Hà Nội hiện nay có thể nói Bạo lực gia đình đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp. Các hành vi bạo hành thường xảy ra ở các gia đình Hà Nội, chủ yếu là trì triết, lắm điều, tiếp đến là đánh đập lăng mạn, tỏ thái độ lạnh lùng, các hành vi bạo lực chiếm tỉ lệ thấp là nhục hình. Bạo lực xảy ra ở khắp nơi, người vi phạm bạo lực ở nhiều độ tuổi, trình độ học vấn và địa vị xã hội khác nhau. C/: Kết Qủa Nghiên Cứu: 1/: Vài nét về địa bàn nghiên cứu: Quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều thành phần hộ gia đình trong các lứa tuổi khác nhau, trong các trình độ học vấn khác nhau và với những địa vị khác nhau. Vì vậy cho nên nhận thức thấy được về tình trạng bạo hành trong gia đình đang diễn ra. Bởi vậy, chúng em quyết định nghiên cứu đề tài này. 2/: Đánh giá về kết quả thu được: 2.1/: Kết quả thu được từ đối tượng nghiên cứu: - Số lượng mẫu phát ra: 150 phiếu. - Số lượng mẫu thu về: 149 phiếu. - Số lượng mẫu qua chọn lọc: 140 phiếu. Kết quả những phụ nữ bị bạo hành theo độ tuổi: - Độ tuổi từ 20 à 25: chiếm 29%. - Độ tuổi từ 25 à 30: chiếm 40%. - Độ tuổi từ 30 à 40: chiếm 29%. - Độ tuổi trên 40: chiếm 2%. Kết quả theo điều tra thực tế: Có rất nhiều cuộc bạo hành gia đình ở quận Cầu Giấy, tuy nhiên trong năm 2007 vừa qua tại phường Dịch Vọng – Cầu Giấy đã xảy ra một vụ bạo hành gia đình gây ra cái chết thương tâm của chị Vũ Thị Minh Hằng. Chị Hằng đã sống không hôn thú và có một đứa con trai với Nguyễn Việt Hùng (Tức Huy, một đối tượng có nhiều tiền án và đã phải ngồi tù 6 năm). Ngay từ những ngày đầu cuộc sống của chị đã vô cùng khủng khiếp. Chị luôn sống trong nỗi lo sợ không biết khi nào thì Huy lại giở thói vũ phu với mình. Thậm chí chị Hằng mang thai cũng không thể tránh khỏi những trận đòn của Huy. Hằng là lao động chính, Huy ham mê cờ bạc đến nỗi lừa lấy xe em vợ đi cắm. Rồi hết tiền y lại đến cửa hàng của Hằng(Hằng mở cửa hàng làm đầu ở Cát Linh) để “xin vợ”. Xin không được y lại dở thói vũ phu, côn đồ của mình ngay tại cửa hàng. Cuộc sống với chị cứ khủng khiếp như vậy cho tới tối 30/05 hàng xóm thấy người phụ nữ xấu số này bị ngã từ trên tầng hai xuống đất, nằm bất tỉnh nhân sự. Do vết thương nặng quá chị đã qua đời vào tối 31/05. Chi chết do bị bức hại? Dù sao điều đau lòng ở đây là đứa con trai 7 tuổi của Hằng luôn sợ hãi, run rẩy khi ai đó hỏi có nhìn thấy mẹ bị ngã không?. Qua câu chuyện thực tế nêu trên cũng như những kết quả thu được đó là “ bạo lực gia đình làm cho sức khoẻ về thể chất và tinh thần của nạn nhân (phụ nữ và trẻ em) bị tổn thương (thậm chí còn dẫn tới tử vong). Nó làm ảnh hưởng tới kinh tế gia đình. Và hơn cả đó chính là những người phụ nữ, họ rất dễ bị tổn thương. 2.2/: Đánh giá tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình: 2.2.1/: Trình độ học vấn của người chồng trong gia đình: Trình độ học vấn quyết định khá lớn đến hành vi của người chồng trong gia đình đối với việc Bạo hành phụ nữ. Qua kết quả điều tra cho thấy: - 65% số lượng chị em phụ nữ bị hành hạ là chồng có trình độ học vấn là Trung học cơ sở. - 18% số lượng chị em phụ nữ bị bạo hành là chồng có trình độ học vấn là Trung học phổ thông. - 17% còn lại là chồng có trình độ học vấn là Cao đẳng, Đại học. 2.2.2/: Hành động của phụ nữ khi bị bạo hành: Hành vi, thái độ của người phụ nữ khi bị bạo hành là vô cùng quan trọng. Bởi nó cho chúng ta thấy rõ được tình trạng bạo hành trong gia đình diễn ra như thế nào?. Qua điều tra, phân tích cho thấy: - 55% phụ nữ khi bị bạo hành là im lặng, không dám lên tiếng vì nghĩ đây là chuyện gia đình. - 25% phụ nữ khi bị bạo hành tìm đến với các trung tâm tư vấn tình yên, hôn nhân và gia đình. - 20% số còn lại là đi báo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và trách nhiệm để tìm cách tháo gỡ. Như vậy, rõ ràng với kết quả trên cho chúng ta thấy sự nhận thức, suy nghĩ của mỗi phụ nữ là khác nhau. Tỷ lệ dám đi tới báo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền là rất ít. 2.2.3/: Các hình thức bạo hành: Có thể nói trong thòi đại ngày nay, khi mà quyền bình đẳng giới đã được xác lập thì các hình thức về nạn bạo hành lẽ ra phải giảm đi. Nhưng thật trớ trêu là nó ngày càng tăng lên với nhiều hình thức khác nhau: Nhiều người vẫn hiểu đơn giản chỉ đánh đập mới xem là bạo lực( bạo lực thân thể). Thực tế bạo lực còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác. Việc dùng sức mạnh để đe doạ, áp đặt nhằm bóc lột sức lao động của người khác cũng được xem là một hình thức bạo lực (bạo lực lao động). Với những lời nói, thái độ hành vi ngược đãi hay áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thích thị hiếu riêng của mỗi người gọi là bạo lực tâm lý. Bên cạnh đấy những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thoả mãn tình dục khi vợ chồng không muốn là bạo lực sinh lý. Như vậy, chúng ta có thể thấy phụ nữ hiện nay không những bị bạo hành về mặt thể xác mà còn bị bạo hành cả về tinh thần bằng nhiều hình thức khác nhau. 2.2.4/: Khả năng nhận thức của phụ nữ khi bị bạo hành: Quá trình nghiên cứu mong muốn tìm ra khả năng hiểu biết của phụ nữ khi bị bạo hành nhằm tìm ra cho họ cách giải quyết tốt nhất. Khi được hỏi: “ Chị có hiểu rõ về luật hôn nhân và gia đình không?”. Có: 68% cho biết không được biết và chưa từng đọc. 15% cho biết hiểu sơ qua. 7% còn lại là đã từng đọc và hiểu rõ. 2.2.5/: Sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với tình trạng bạo hành trong các gia đình: Khi tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình đang có xu hướng gia tăng thì vai trò của các cơ quan chức năng vô cùng quan trọng. Các cấp chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là Hội phụ nữ địa phương phát hiện sớm và giúp người bi bạo hành, nhất là những người phụ nữ thoát khỏi những bi kịch mà nạn bạo hành gia đình gây ra. Theo kết quả điều tra về sự tuyên truyền, chăm lo của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cho thấy: 50% cho rằng thiếu quan tâm, chia sẻ. 30% cho rằng có quan tâm. 20% cho rằng có quan tâm nhưng ít (thỉnh thoảng). D/: Nguyên nhân - Giải Pháp- Kiến Nghị Nhìn chung, tình trạng bạo hành phụ nữ trong gia đình đang ngày càng gia tăng. Qua cuộc nghiên cứu này cho thấy phụ nữ ngày nay trong nền kinh tế thị trường phát triển, họ sống trong thời đại của sự bình đẳng giới nhưng họ vẫn bị bạo hành và bị bạo hành bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng, các đoàn thể, Hội phụ nữ thì nhiều phụ nữ đã nhận thức rằng mình cần phải hiểu và phải biết bản thân cần làm gì để thấy được sự nguy hiểm của tình trạng bạo hành gia đình, đồng thời họ cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm chống lại tình trạng bạo hành đang ngày càng gia tăng. 1/: Nguyên nhân: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng bạo hành gia đình thường là do định kiến về giới (Trọng nam khinh nữ). Nguyên nhân kế tiếp mà chúng ta có thể thấy rõ đó là do điều kiện kinh tế và nạn rượu chè, cờ bạc cũng làm tăng khả năng sử dụng bạo lực trong gia đình. Có thể không nói tới đó chính là do xuất phát từ việc nhận thức của người dân còn hạn chế, đặc biệt là những nơi ở vùng sâu, vùng xa. Hay như pháp luật chưa hoàn thiện, đồng thời với đó là thái độ và biện pháp can thiệp của chính quyền không kịp thời, kéo theo đó là công tác tuyên truyền chưa đúng mức Một nguyên nhân nữa mà chúng ta không thể không bàn tới, đó chính là do cặp vợ chồng đã không tuân thủ theo lời chỉ dẫn của ông bà: “chồng giận thì vợ bớt lời”. Tiếp theo nhân tố góp phần làm cho nạn Bạo hành gia tăng là do sự thờ ơ của chính quyền địa phương mà đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Điều này muốn nói lên thực trạng quyền lực của chính quyền, chưa kiểm soát được tình hình chung của nạn bạo hành. Ngoài ra, còn do tâm lý của chị em phụ nữ mà khiến cho số nguyên nhân nào đó cố ý bị che dấu cho hành vi bạo hành của người chồng. 2/:Giải Pháp: Để hạn chế và giải quyết nạn bạo hành phụ nữ trong gia đình, chúng ta cần có những biện pháp tiêu biểu như sau: Điều quan trọng là phải làm cho mọi người nhận ra rằng tình trạng bạo hành trong gia đình có thể giảm khi ý thức cộng đồng được nâng cao. Nhà nước ta phải có luật pháp cứng rắn để bảo vệ phụ nữ, cũng như trẻ em là nạn nhân của bạo hành gia đình. đồng thời người gây ra bạo lực trong gia đình phải bị trừng phạt nghiêm khắc bằng pháp luật. Tích cực tuyên truyền và giáo dục phụ nữ có cách để nhìn đúng đắn và tích cực hơn với vị trí cũng như vai trò của mình. Họ ý thức được quyền bình đẳng giới để tự đấu tranh, bảo vệ lấy mình. bên cạnh đó các tổ chức chính quyền, đoàn thể hay hội phụ nữ phải có biện pháp giải quyết triệt để theo đúng pháp luật khi có tình trạng bạo hành. Cần có những nơi tạm lánh dưới sự bảo trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức khác. Ví dụ như câu lạc bộ dành cho những người bị bạo hành của những người phụ nữ bị bạo hành ở quận Cầu Giấy- Hà Nội do bà Nguyễn Thị Bầu làm chủ nhiệm CLB. Hay như “ NgôI nhà bình yên”- thuộc Trung tâm phụ nữ và phát triển- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Chính những nơ đây giúp cho những người bị bạo hành là điểm đến an toàn, là chỗ dựa bình yên. Đồng thời nơi đây được chị em coi đó là ngôi “nhà tạm lánh” thứ 2 của họ, môi trường ở đây giúp cho họ được cởi mở, chia sẻ cũng như giúp nhau vượt qua khó khăn của chính mình. Và có một biện pháp mà chúng ta không thể không bàn tới đó chính là ngăn chặn, đẩy lùi nạn bạo hành bằng sự yêu thương, chia sẻ, quan tâm, lòng trắc ẩn, lòng vị tha 3/ Kiến Nghị: Cần tăng cường sự tham gia vào cuộc của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội, ban ngành địa phương, đoàn thể, đặc biệt là Hội phụ nữ địa phương. Xây dựng thiết chế gia đình bền vững. Xây dựng pháp luật để bảo vệ những người phụ nữ trước hành vi bạo lực gia đình. Hội phụ nữ ở các địa phương nên thành lập các câu lạc bộ gia đình ấm no, hạnh phúc. Phần III: Kết luận Hàng năm, cứ đến ngày 28/06- Ngày gia đình Việt Nam, toàn xã hội lại chung sức, chung lòng vun đắp cho mỗi gia đình thêm hạnh phúc. Tuy nhiên, hãy đồng lòng không chỉ trong ngày kỉ niệm đó mà cộng đồng hãy nên ý thức cao hơn nữa về nạn bạo hành trong gia đình đang gia tăng. Điều quan trọng ở đây là người phụ nữ phải mạnh mẽ, cứng rắn, dám nói, dám đấu tranh có tình, có lý, có nhu nhưng phải có cương chứ không thể âm thầm chịu đựng mãi thế. Thông qua đây, thiết nghĩ các cơ quan đoàn thể ở địa phương cũng hoạt động tích cực để hộ trợ cho chị em phụ nữ một cách thấu tình đạt lý. Chúng em tin tưởng rằng khi chị em lên tiếng cũng như sự đồng lòng giúp sức của các cấp chính quyền ủng hộ thì tình trạng bạo hành trong gia đình sẽ bị đẩy lùi và loại bỏ khỏi xã hội ta để chị em phụ nữ có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Mục Lục: Phần I: Mở Đầu Phần II: Nội Dung A/: 1/: Các ý nghĩa thực tiễn 2/: Mục tiêu nghiên cứu 3/: Phạm vi nghiên cứu 4/: Mục đích nghiên cứu 5/: Giả thiết nghiên cứu 6/: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7/: Xác định mẫu 8/: Xây dựng khung lý thuyết B/: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: 1/: Cơ sở lý luận (Các lý thuyết vận dụng) 2/: Các khái niệm liên quan 3/: Một vài nét về vấn đề nghiên cứu C/: Kết quả nghiên cứu: 1/: Vài nét về địa bàn nghiên cứu 2/: Đánh giá về kết quả thu được D/: Nguyên nhân- Giải pháp- Kiến Nghị Phần III: Kết Luận Tài liệu tham khảo: 1/: Các số liệu do Công an phường, hội phụ nữ phường, quận cung cấp. 2/: Tạp chí Xã hội học. 3/: Các báo cáo nghiên cứu. 4/: Các loại hình tạp chí: Tạp chí Hạnh phúc gia đình, tạp chí phụ nữ, tạp chí Gia đình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6169.doc
Tài liệu liên quan