Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long

Hiện nay, ở Công ty May Thăng Long tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung trong phạm vi toàn Công ty, sau đó khi đến kỳ tính giá thành mới tiến hành phân bổ cho các mã hàng sản xuất trong quý theo sản lượng quy đổi. Điều này gây khó khăn cho việc theo dõi tình hình sử dụng chi phí sản xuất chung ở từng Xí nghiệp thành viên, mặt khác còn dẫn đến việc tính giá thành của một số mặt hàng thiếu chính xác, bởi vì có những mặt hàng chỉ được sản xuất ở một Xí nghiệp hoặc chỉ được sản xuất trong thời gian ngắn một tháng. Vì vậy, với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung đã xác định là từng Xí nghiệp trong đó chi tiết cho từng đơn đặt hàng, Công ty nên tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng Xí nghiệp và tập hợp hàng tháng, sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng mà các Xí nghiệp sản xuất trong tháng theo sản lượng quy đổi của đơn đặt hàng đó. Cách làm này mặc dù phức tạp song lại có hiệu quả và việc tính giá thành được chính xác hơn.

doc72 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất mặt hàng gia công Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở từng xí nghiệp như: Chi phí khấu hao tài sản cố định , chi phí quản lý phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác bằng tiền. Đặc điểm nổi bật của loại hình sản xuất gia công may mặc cho khách hàng của Công ty may Thăng Long khác với các loại hình sản xuất khác là chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất. Nguyên nhân là do nguyên phụ liệu đều do khách hàng (bên đặt hàng) chịu trách nhiệm đưa đến cho Công ty theo đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Công ty chỉ tính vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp và chi phí nguyên vật liêụ phụ trực tiếp phần chi phí vận chuyển của lượng nguyên phụ liệu (dùng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ) từ cảng Hải phòng về kho của Công ty. Trường hợp khi kiểm nhận tại kho, nếu thiếu Công ty sẽ thông báo cho khách hàng và nếu có yêu cầu, Công ty sẽ mua hộ lượng nguyên vật liệu thiếu hụt đó và khách hàng sẽ thanh toán cho Công ty sau. Trong loại hình sản xuất gia công may mặc cho khách hàng, định mức chi phí về nguyên phụ liệu do Công ty và khách hàng thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Căn cứ vào đó, các phòng ban có liên quan như phòng Kỹ thuật, phòng Kế hoạch sản xuất .. .lập bảng định mức chi phí sản xuất cho từng mã hàng và gửi xuống các xí nghiệp thực hiện. Nếu Công ty không dùng hết sốlượng nguyên phụ liệu đó do tiết kiệm được thì phần tiết kiệm đó Công ty sẽ được hưởng và không hạch toán giảm chi phí sản xuất. 2.1.2- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và do điều kiện cụ thể của Công ty như đã nêu ở trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty được xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của tất cả các loại sản phẩm. 2.1.3- Phương pháp kế toán chi phí sản xuất ở Công ty : 2.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Để quản lý và tập hợp chính xác khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã chia khoản mục này làm hai loại đó là : Vật liệu chính (vải ngoài, vải lót, bông .. .) Vật liệu phụ (khoá, cúc, chỉ may .. .) Tại Công ty may Thăng Long, đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc thì toàn bộ nguyên vật liệu, kể cả bao bì đều do khách hàng (bên đặt hàng) cung cấp theo điều kiện CIF tại cảng Hải phòng, (có nghĩa là chi phí vận chuyển từ nước của người đặt hàng đến cảng Hải phòng, bảo hiểm cho lượng nguyên phụ liệu đều do bên đặt hàng chịu) hoặc theo điều kiện hợp đồng gia công. Số lượng nguyên vật liệu chuyển đến Công ty được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức từng loại nguyên vật liệu tính cho từng sản phẩm (định mức này được Công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên). Ngoài phần nguyên liệu tính toán theo định mức như trên, khách hàng còn có trách nhiệm chuyển cho Công ty 3% số nguyên liệu để bù vào sự hao hụt kém phẩm chất trong quá trình sản xuất sản phẩm và vận chuyển nguyên vật liệu. Trong loại hình sản xuất hàng gia công, kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng của lượng nguyên vật liệu nhâp kho nói trên theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất cung cấp nguyên vật liệu cho Xí nghiệp, kế toán không hạch toán giá vốn thực tế của bản thân nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển số nguyên vật liệu ấy vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Như đá trình bày ở trên, để việc nghiên cứu được tập trung có chiều sâu và đem lại hiệu quả trong chuyên đề này em xin trình bày phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của loại hình hàng gia công. Chi phí nguyên liệu được quản lý trên hai mặt: -Quản lý về mặt số lượng. -Quản lý chi phí vận chuyển. 2.1.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp : Quá trình theo dõi quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính ở Công ty may Thăng Long được tiến hành trong suốt quá trình sản xuất theo từng mã sản phẩm gia công. Quá trình này có thể khái quát trên 2 mặt: Quản lý về mặt số lượng Hạch toán chi phí vận chuyển cho từng mã hàng a)- Quản lý về mặt số lượng: Quản lý về mặt số lượng là sự theo dõi, quản lý số lượng nguyên vật liệu chính sử dụng trong kỳ, giám đốc việc thực hiện các định mức tiêu hao. Các loại vải do phòng Kỹ thuật xây dựng cho từng mã hàng đồng thời làm căn cứ để phân bổ chi phí vận chuyển (của toàn bộ lượng nguyên vật liệu mà khách hàng chuyển đến) cho sốlượng sản phẩm sản xuất ra theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Mặc dù một loại vải được dùng để sản xuất gia công ra nhiều mã hàng khác nhau và mỗi mã hàng lại được sản xuất từ nhiều loại vải khác nhau với các kích cỡ khác nhau nhưng sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng (bên đặt hàng) mà lại tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu nhất (vải ngoài, vải lót .. .). Bởi vậy, Công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán bàn cắt trên “ Phiếu theo dõi bàn cắt ” nhằm phản ánh được một cách chính xác số lượng từng loại vải tiêu hao thực tế cho mỗi mã hàng liên quan. Căn cứ vào Phiếu xuất kho (ghi rõ số lượng từng loại vải xuất cho từng xí nghiệp) và định mức kỹ thuật tiêu hao do phòng kỹ thuật cung cấp, nhân viên hạch toán ở Xí nghiệp tính toán và lập “Phiếu theo dõi bàn cắt”, ghi rõ số lượng từng loại vải tiêu hao thực tế cho mỗi mặt hàng, số lượng thừa hoặc thiếu so với hạch toán bàn cắt công ty may thăng long phiếu xuất kho Mẫu số: 02-VT ******* Ngày 11 tháng 7 năm 2001 Họ tên người nhận hàng: Hiền - XN4 Lý do xuất hàng : Gia công Xuất tại kho : Nguyên liệu Số T T Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm Mã số Đvị tính Số lượng Đơn giá Yêu cầu Thực xuất 1 2 Vải ngoài xanh Vải bò 20003 9460 mét mét 410 428 Cộng x x x x x Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Lập phiếu * Phiếu theo dõi bàn cắt ( trang bên ) Ví dụ: Ngày 11 tháng 7 năm 2001, theo lệnh sản xuất, xí nghiệp may 4 nhận từ kho nguyên liệu về 410 m vải ngoài xanh của mã hàng 20003, rải được 75 lá, chiều dài mỗi lá là 5.34m Vậy số vải trải được là 75 x 5,34 = 400,5 (m) Số vải hao phí do những chỗ đầu bàn đoạn nối là: 0,02 x 75 = 1,5 (m) Nên số vải thực tế tiêu hao là: 400,5 + 1,5 = 402 (m) Lẽ ra số vải còn lại sau khi cắt phải là : 410 - 402 = 8 (m) Song thực tế phần vải nhập về kho chỉ có 4,5 m còn lại là những dẻo vải vụn nhỏ không sử dụng được. Do đó phần thiếu 8 - 4,5 = 3,5 (m) được gọi là thiếu do hạch toán bàn cắt Cuối tháng, từ các “Phiếu theo dõi bàn cắt”, nhân viên hạch toán Xí nghiệp lập “Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn nguyên liệu”, “Báo cáo chế biến” và “Báo cáo hàng hoá” Nội dung cụ thể của từng loại báo cáo này như sau: Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn nguyên liệu (Biểu số 2) Báo cáo Nhập, Xuất, Tồn nguyên liệu được lập vào cuối tháng cho biết số lượng từng loại nguyên liệu dùng để sản xuất từng mã hàng Xí nghiệp nhận về trong tháng là bao nhiêu, số lượng nguyên liệu xuất chế biến hoặc đổi bán .. là bao nhiêu và còn tồn lại dưới dạng nguyên liệu, vật liệu là bao nhiêu. Đối với các Xí nghiệp, nguyên liệu nhận về trong tháng có thể từ nhiều nguồn khác nhau như từ kho đầu dấu, từ kho nguyên liệu ... Nguyên liệu xuất khỏi kho Xí nghiệp bao gồm: xuất chế biến (đây là phần tiêu hao thực tế); xuất về kho nguyên liệu; xuất về kho đầu dấu (đây là số lượng các loại vải đầu các cây vải không đủ cắt một chi tiết sản phẩm của mã hàng lần trước được nhập lại kho đầu dấu, lần này có thể đủ cho một hoặc một vài chi tiết sản phẩm của mã hàng lần này nên được xuất dùng nhưng vì lý do nào đó nên lại nhập trở về kho); phần đổi bán thành phẩm (thực chất đây là các lá vải đã cắt nhưng bị lỗi hay bị cắt hỏng, Xí nghiệp nhập lại kho xin đổi); phần nguyên liệu thiếu trong cây (phần này được đo đếm lại và có lập biên bản cụ thể cho từng cây vải bị thiếu), và phần nguyên liệu xuất kho của Xí nghiệp vì những lý do khác. Số lượng nguyên vật liệu còn tồn lại là bao nhiêu. Biểu số 2 Công ty may Thăng long Báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu Xí nghiệp may 4 Tháng 7 năm 2001 TT Tên nguyên liệu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất chế biến Xuất về kho nguyên liệu Xuất về kho đấu thầu Đổi bán Thiếu có biên bản Xuất khác Tổng cộng xuất Tồn cuối kỳ 1 Mã 20003 -Vải ngoài 990 950 950 40 -Vải lót thân Jin 1500 1465 1465 35 -Vải phối 210T 11 8 8 3 2 Mã UJ 340 - Vải ngoài 1911 1890,5 1890,5 20,5 -Vải bò 120Z đen 732,5 715 715 17,5 - Vải lót túi # xanh 2000 3015 3015 -1015 -Vải lót túi # đen 1400 1405 1405 -5 .. .. . .. Cộng 28686,5 42.428 4.550 363 560.5 48.494,5 22.620 Người lập biểu Giám đốc Xí nghiệp Báo cáo chế biến nguyên liệu (Biểu số 3) Báo cáo này được lập căn cứ vào “Phiếu theo dõi bàn cắt” thể hiện số lượng bán thành phẩm (đã đánh số đồng bộ) Xí nghiệp cắt được trong tháng là bao nhiêu, thực tế tiêu hao bình quân một đơn vị bán thành phẩm là bao nhiêu. Cột “Đầu bàn, đoạn nối” là phần vải chừa ra ở đầu bàn cắt hoặc ở chỗ nối giữa 2 cây vải mà phần này đã được tínhở trên. Cột này có tác dụng giúp kế toán kiểm tra tính hợp lý của hao phí đầu bàn, đoạn nối. Biểu số 3 Công ty may Thăng Long Báo cáo chế biến nguyên liệu Xí nghiệp may 4 Tháng 7 năm 2001 TT Tên nguyên liệu Khách Hàng Bán thành Phẩm Nguyên liệu Chế biến Đầu bàn đoạn nối Định mức thực tế Định mức Công ty 1 Mã 20003 OTTO Vải ngoài 1.300 950 7,4 0,730 0,775 Vải lót thân Jin 1.300 1.465 12,28 1,127 1,2189 Vải phối 210T 1.300 8 0,7 0,006 0,00816 2 Mã UJ 340 OTTO Vải ngoài 2.700 1.890,5 13,56 0,700 0,724 Vải bò 120Z đen 1.000 715 5,64 0,715 0,724 Vải lót túi # xanh 2.700 3.015 25,38 1,117 1,213 Vải lót túi # đen 1.000 1.205 9,6 1,205 1,213 .. .. .. .. Người lập biểu Giám đốc Xí nghiệp * Báo cáo hàng hoá ( Biểu số 4) Báo cáo này thể hiện số lượng bán thành phẩm đã cắt được trong kỳ, số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang còn đang gia công chế biến ở giai đoạn nào đó trên dây chuyền công nghệ. “Báo cáo hàng hoá” được theo dõi từng mã hàng cả từng đơn đặt hàng. Biểu số 4 Công ty may Thăng Long Báo cáo hàng hoá Xí nghiệp may 4 Tháng 7 năm 2001 TT Mã hàng Đơn vị tính Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ 1 20003 Cái 4.818 4638 180 2 UJ 304 nt 3.500 1.500 200 3 DV 12 nt 11 11 0 .. .. .. Cộng 1.951 25.510 25.430 2.031 Người lập biểu Giám đốc Xí nghiệp Cuối tháng, 3 báo cáo này được gửi lên phòng Kế toán Công ty, bộ phận kế toán nguyên vật liệu tổng hợp số liệu và gửi sang bộ phận kế toán chi phí. Kế toán chi phí tổng hợp số liệu và lập “Báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt”, “Báo cáo tổng hợp chế biến”và “Báo cáo tổng hợp hàng hoá”. * Báo cáo tổng hợp chế biến (Biểu số 5) Căn cứ vào “Báo cáo chế biến nguyên liệu” của các Xí nghiệp thành viên, kế toán của Công ty lập “Báo cáo tổng hợp chế biến”. Nội dung của báo cáo này cho biết: + Số lượng bán thành phẩm đã cắt được của Xí nghiệp trong quý là bao nhiêu. + Số lượng mỗi loại nguyên vật liệu chính tiêu hao cho lượng bán thành phẩm cắt được trong quý là bao nhiêu. + Số tiền vận chuyển phân bổ cho số lượng nguyên vật liệu chính đó là bao nhiêu. Biểu số 5 Công ty may Thăng Long Báo cáo tổng hợp chế biến Phòng Kế toán – Tài vụ Quý 3 năm 2001 TT Tên nguyên liệu Mã hàng Số lượng BTP Lượng vải xuất chế biến Bình quân tiêu hao Chi phí NVL chính Chi phí bình quân 1 đ/v sản phẩm 1 Vải ngoài 20003 8000 16.080 2,01 2.480.064 310,008 UJ 304 56.000 105.840 1,89 16.368.352 292,292 .. .. .. Cộng 297 827 45.954.750 2 Vải Hàn quốc DV266 6.000 12.048 2,008 2.074.320 345,72 .. .. .. Cộng 127.251.420 Tổng cộng 965.839.700 * Báo cáo tổng hợp hàng hoá (Biểu số 6) Báo cáo này được lập dựa trên “Báo cáo hàng hoá” được lập hàng tháng ở các Xí nghiệp. Nội dung cụ thể các báo cáo cho biết số lượng của từng mã hàng đã nhập kho trong quý là bao nhiêu, bất kể mã hàng đó do Xí nghiệp nào sản xuất. Đây là căn cứ để phân bổ chi phí vận chuyển vật liệu phụ, tính lương cho công nhân sản xuất và là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Biểu số 6 Công ty may Thăng Long Báo cáo tổng hợp hàng hoá Phòng Kế toán – Tài vụ Quý 3 năm 2001 Tháng Mã hàng Kế hoạch Sản lượng thực tế 10 20003 9.500 11 20003 17.500 12 20003 18.000 Cộng 45.000 45.000 10 UJ340 10.300 11 UJ340 11.800 12 UJ340 9000 Cộng 31.000 31.000 b) Hạch toán chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển của mỗi chuyến nguyên vật liệu từ cảng Hải phòng về kho của Công ty được chia bình quân cho số lượng vải ngoài của chuyển đó mặc dù trong đó còn có nhiều loại nguyên liệu khác. Tiếp đó, căn cứ vào lượng vải ngoài xuất cho các Xí nghiệp trong quý để phân bổ chi phí vận chuyển tính vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong quý đó (không kể lượng vải ngoài xuất cho các Xí nghiệp trong quý đó sử dụng có sử dụng hết vào việc sản xuất sản phẩm hay không) Trong “Báo cáo tổng hợp chế biến”, chi phí vận chuyển còn được kế toán phân bổ cho từng mã hàng theo tiêu thức phân bổ là lượng vải ngoài tiêu hao thực tế cho từng mã hàng. Sau đó, với từng mã hàng, kế toán tính ra chi phí vận chuyển bình quân cho một đơn vị bán thành phẩm. (Xem biểu "Báo cáo tổng hợp chế biến") Ví dụ: Theo hợp đồng ký với khách hàng OTTO Công ty nhận được số nguyên liệu chính do khách chuyển đến là 208.500 mét vải ngoài . Chi phí vận chuyển lô hàng là: 32.171.500 đồng. Như vậy chi phí vận chuyển tính bình quân cho 1m vải ngoài là: = 154,29 đồng/m 32.171.500 208.500 Căn cứ vào báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt, số vải ngoài thuộc loại vải Nhật đã giao cho các xí nghiệp trong Quý 3/2001 là 297.827m. Chi phí vận chuyển phân bổ cho lượng nguyên liệu đó tương ứng là: 297.827 x 154,29 = 45.954.750 đồng. Kết quả này được phản ánh trên báo cáo tổng hợp chế biến (biểu số 5). Đối với các loại vải ngoài khác cũng được tính toán tương tự. Sau cùng, kế toán tính ra tổng chi phí vận chuyển được tính vào giá thành sản phẩm của các mã trong quý 3/2001 là: 965.839.700 đồng. Ngoài ra, trên báo cáo tổng hợp chế biến chi phí vận chuyển còn được tính toán phân bổ cho từng mã hàng theo lượng vải ngoài tiêu hao thực tế. 2.1.3.1.2 Kế toán chi phí vật liệu phụ trực tiếp. Vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm may nhưng lại là những vật liệu không thể thiếu được của sản phẩm hoặc làm tăng thêm giá trị của sản phẩm như: chỉ, cúc,khuy, nhãn mác .. . Cũng như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ cũng được bên đặt hàng (khách hàng) chuyển đến cho Công ty theo một định mức thoả thuận tương ứng với số lượng sản phẩm mà Công ty gia công cho khách hàng, trong đó có tính cả phần hao hụt, hư hỏng cho phép. Quá trình theo dõi, quản lý và hạch toán chi phí vật liệu phụ cũng được tiến hành trên 2 mặt như chi phí nguyên vật liệu chính. - Quản lý về mặt số lượng - Hạch toán chi phí vận chuyển cho từng mã hàng Quản lý về mặt số lượng: Vật liệu phụ được cung cấp cho các Xí nghiệp căn cứ vào định mức vật liệu phụ cho các đơn vị sản phẩm và số lượng bán thành phẩm đã cắt được ở các Xí nghiệp. Định mức vật liệu phụ thường phù hợp với tiêu hao thực tế như 1 cái áo Jacket cần 1 bộ khuy, một bộ khoá, nhãn mác .. . Trường hợp vật liệu phụ kém phẩm chất hoặc mất mát, hư hỏng, hao hụt trong sản xuất thường không vượt quá phạm vi cho phép được coi là hao hụt định mức. Hàng tháng, nhân viên hạch toán - thống kê ở các Xí nghiệp căn cứ vào “Phiếu xuất vật liệu phụ” theo định mức (Xem Biểu số 7) cho từng mã hàng và tình hình sử dụng vật liệu phụ để lập “Báo cáo phụ liệu” (Xem Biểu số 8) chuyển lên phòng Kế toán -tài vụ của Công ty. Biểu số 7 Công ty may Thăng Long phiếu xuất vật liệu phụ theo định mức Kho vật liệu phụ XN Mã Số Chi tiết vật liệu sản xuất hàng lượng vật liệu phụ Chỉ L 5000m Chỉ L 2000m Cúc đồng Khoá Chun 0,6-0,9cm Nhãn chính Nhãn Sử dụng May 4 20003 120 cuộn 47 cuộn 6320 3598 582m 4520 4520 Cộng 290 99 8.678 6218 1284 4520 4520 Người nhận Thủ kho Người lập phiếu Biểu số 8 Công ty may Thăng Long báo cáo phụ liệu Xí nghiệp may 4 Tháng 7 năm 2001 TT Tên phụ liệu Đơn vị tính Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Hỏng mất Tồn cuối kỳ Mã 20003 1 Chỉ L5000m Cuộn 168 168 2 Chỉ L2000m Cuộn 62 62 3 Cúc đồng Bộ 6.320 4.578 6 1.736 4 Khoá Chiếc 4.520 3.275 129 1.116 5 Nhãn mác Chiếc 3.100 3.080 8 12 .. .. . . “Báo cáo phụ liệu” cho biết chi tiết số vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm trong tháng chi tiết theo từng mã hàng. Cuối quý , kế toán chi phí căn cứ vào “Báo cáo phụ liệu” được lập hàng tháng ở các Xí nghiệp, tổng hợp lại và lập “Báo cáo tổng hợp vật liệu phụ” (Xem Biểu số 9). Báo cáo này thể hiện số lượng vật liệu phụ tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ và xuất trong kỳ, hỏng mất và tồn cuối kỳ mỗi loại để sản xuất sản phẩm trong quý là bao nhiêu. Biểu số 9 Công ty may Thăng Long Báo cáo tổng hợp vật liệu phụ Phòng Kế toán - Tài vụ Quý 3 năm 2001 Tên vật liệu Mã hàng Tồn đầu kỳ Nhập Xuất may Hỏng, mất Tồn cuối kỳ Chỉ L5000m 20003 4.585 4.425 55 105 .. .. .. Cộng 18.680 18.100 105 475 Cúc đồng 20003 120.000 99.300 700 20.000 .. .. .. Cộng 480.850 445.200 10.650 25.000 Khoá 20003 100.000 99.230 70 700 .. .. .. .. .. .. Cộng 480.000 450.000 20.000 10.000 Cộng quý Người lập bảng Kế toán Trưởng b - Hạch toán chi phí vận chuyển vật liệu phụ trực tiếp: Như đã trình bày ở phần chi phí vận chuyển nguyên liệu chính, thì toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng từ cảng Hải Phòng về kho Công ty được tính toán phân bổ cho lượng vải ngoài. Nên phụ liệu đi kèm không phải chịu chi phí vận chuyển. Tóm lại, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm là chi phí vận chuyển được phân bổ cho lượng vải ngoài cấu thành nên sản phẩm. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty may Thăng long bao gồm: tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ở các Xí nghiệp thành viên, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT và KPCĐ. Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công, Công ty may Thăng long tiến hành hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. Cụ thể quỹ tiền lương của từng xí nghiệp được tính như sau: Hàng tháng, căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm (sau khi đã qua kiểm tra KCS), kế toán tính ra tổng sản lượng hoàn thành nhập kho (theo USD) của từng Xí nghiệp; tiếp đó, căn cứ vào tỷ lệ % mà xí nghiệp được hưởng (hiện nay là 41,6%) và tỷ giá hiện thời của ngoại tệ (giữa VNĐ/USD) do Ngân hàng Trung ương công bố để tính ra quỹ lương của từng xí nghiệp. Toàn bộ tiền lương tính trên doanh thu mà Xí nghiệp nhận được sẽ được phân chia theo quy chế lương do bộ phận lao động tiền lương của Công ty xây dựng. Cụ thể Nếu gọi tổng quỹ lương của Xí nghiệp là A thì: - 10% A gọi là quỹ dự phòng (ký hiệu a1) dùng để chia thêm lương cho công nhân sản xuất khi làm giãn ca, làm thêm giờ hoặc khi có ít việc làm. Quỹ này được trích khi Xí nghiệp sản xuất sản xuất đạt hoặc vượt mức kế hoạch được giao. Trong đó: + 4,2%A: Quỹ dự phòng phát sinh ngoài quy trình sản xuất + 3%A: Quỹ lương nghỉ phép + 0,8%A: Quỹ BHXH, BHYT, và KPCĐ + 2% A: Các phụ cấp khác - Phần còn lại C = A - a1 (tức 90%A) được chia cho tổng tiền lương thực tế của các Xí nghiệp trong tháng (70%) và quỹ tiền thưởng 30%. Đối với các bộ phận trong xí nghiệp tiền lương được chia theo tỷ lệ % của tổng quỹ lương, cụ thể: Nếu gọi tổng quỹ lương của xí nghiệp là Y thì: Tiền lương tổ may: 77,4% Y Tiền lương tổ cắt 4,57% Y Tiền lương tổ là: 7,65% Y ----------------------------------------------------------------------- Tổng tiền lương của CN trực tiếp sản xuất: 89,62% Y Tiền lương tổ kỹ thuật: 3,77% Y Tiền lương tổ văn phòng 3,45% Y Tiền lương tổ bảo toàn 2,20% Y Tiền lương tổ thu hoá may 0,96 %Y --------------------------------------------------------------------- Tổng tiền lương của nhân viên Xí nghiệp: 10,38% Y Trong mỗi bộ phận (các tổ) có quy định hệ số chia lương cho từng cán bộ, từng công nhân. Hàng tháng, nhân viên hạch toán ở xí nghiệp thành viên căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành nhập kho của Xí nghiệp ở “Báo cáo hàng hoá” (Xem Biểu số 4, đơn giá gia công (tính theo USD) để tính được số tiền lương mà Xí nghiệp được hưởng trong tháng đó lập “Bảng doanh thu tiền lương” mà Xí nghiệp được hưởng trong tháng đó, lập “Bảng doanh thu chia lương” và gửi lên phòng Kế toán - Tài vụ của Công ty. Ví dụ: Trong tháng 7 năm 2001, kết quả sản xuất của xí nghiệp may 4 như sau: Mã hàng Sản lượng (cái) Đơn giá (USD/cái) Sản lượng quy đổi (USD) 1. 20003 3275 1,15 3766,25 2. UJ 340 1500 0,65 975 --- Cộng 26431 20474,96 - Quỹ lương của xí nghiệp may 4 trong tháng 7 năm 2001 là: 20.474,96 x 41,6% x 14559 VND/USD = 124.007.496,1 đồng - Quỹ dự phòng của Xí nghiệp 10% x 124.007.496,1 = 12.400.749,61 đồng Phần còn lại: 124.007.496,1 - 12.400.749,61 = 111.606.746,49 đồng Trong đó: + Tiền lương của Xí nghiệp trong tháng: 70% x 111.606.746,49 = 78.124.722,5 đồng + Quỹ tiền thưởng của xí nghiệp trong tháng: 30% x 111.606.746,49 = 33.482.023,9 đồng Trong đó:Tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là: 89,62% x 111.606.746,49 = 100.021.966,2 đồng Tổng tiền lương của nhân viên Xí nghiệp là: 10,38% x 111.606.746 = 11.584.780,3 đồng Cuối quý, bộ phận kế toán tiền lương tổng hợp số liệu từ các báo cáo này tính toán phần chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm. Tại Công ty may Thăng Long, phần chi BHXH được trích với tỷ lệ 19% trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Hnàg quý, căn cứ vào quỹ lương cấp bậc của các đơn vị, bộ phận trong Công ty, kế toán tiền lương trích 19% các khoản theo quy định lập bảng "Trích BHXH theo lương cấp bậc" làm căn cứ lập bảng phân bổ số 1 Các khoản trích theo lương cấp bậc Quý III năm 2001 Đơn vị Tài khoản Quỹ lương cơ bản Các khoản trích theo lương (19%) XN1 622 294.036.054 55.866.850 XN2 622 293.636.326 55.790.902 XN3 622 249.731.564 47.448.997 XN4 622 282.235.652 53.624.774 XN5 622 203.473.584 38.659.981 XN6 622 144.029.695 27.365.642 XN Nam Hải 622 157.547.005 29.933.931 XN Hải Phòng 622 88.886.026 16.884.545 Tổng 622 1.713.555.906 325.575.622 XN1 627 21.786.768 4.139.486 XN2 627 12.258.316 2.329.080 XN3 627 12.258.316 2.329.080 XN4 627 16.764.284 3.285.214 XN5 627 16.788.122 3.189.743 XN6 627 11.608.158 2.205.550 XN Nam Hải 627 13.568.713 2.578.055 XN Hải Phòng 627 15.721.584 2.987.100 Tổng 627 120.754.261 22.943.308 CHTT + TTNQ 641 46.637.506 8.861.126 Khối phòng ban 642 329.791.336 62.660.354 Bảng phân bổ số 1 Công ty May Thăng long Phân bổ tiền lương vào đối tượng sử dụng Phòng Kế toán - tài vụ Quý III/2001 Tài khoản Diễn giải Thu nhập quý III/2001 Trích 19% BHXH Tổng cộng Quý III/2001 622 Chi phí nhân công trực tiếp 4.315.614.268 325.575.622 4.641.189.890 627 Chi phí nhân viên quản lý Xí nghiệp 613.391.907 22.943.308 636.335.215 641 Chi phí nhân viên bán hàng 248.068.833 8.861.126 256.929.959 642 Chi phí nhân viên quản lý Công ty 426.651.436 62.660.354 489.311.790 1388 Các khoản phải thu 30.634.400 30.634.400 111 Thu hồi 4.350.000 4.350.000 Tổng cộng 5.638.710.844 420.040.410 6.058.751.254 Người lập bảng Kế toán trưởng 2.1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: Kế toán chi phí sản xuất chung ở Công ty may Thăng long bao gồm: - Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý Xí nghiệp. - Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất của Xí nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định và sửa chữa tài sản cố định dùng cho Xí nghiệp . - Ngoài ra còn có các khoản chi phí khác phục vụ cho sản xuất ở Xí nghiệp: Chi phí phải trả về tiền điện, nước, điện thoại .. . Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán ở Công ty mở Tài khoản 627-Chi phí sản xuất chung và chi tiết theo các tài khoản cấp 2 theo chế độ của Bộ Tài Chính. Tất cả các khoản mục chi phí sản xuất chung khi phát sinh đều được kế toán tập hợp vào Tài khoản 627 và được ghi vào Bảng kê tập hợp chi phí sản xuất chung. Cuối quý, Kế toán tổng hợp các khoản chi phí phát sinh bên Nợ Tài khoản 627 sau khi trừ số ghi giảm. Chi phí sản xuất chung được tập hợp ở bên có tài khoản 627. Chênh lệch giữa bên Nợ Tài khoản 627 và bên Có Tài khoản 627 được kết chuyển sang Tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm. a) Kế toán tập hợp chi phí chờ phân bổ: Chi phí chờ phân bổ là những khoản chi phí đã chi ra nhưng phân bổ làm nhiều kỳ sản xuất. Những khoản chi phí đó có thể được hạch toán vào TK 627,TK642 .... Chi phí chờ phân bổ được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết TK 142. Cuối quý, kế toán theo dõi lập bảng phân bổ chi phí chờ phân bổ. bảng phân bổ chi phí chờ phân bổ Số TT Ghi có các tài khoản Đối tượng sử dụng TK 142 HT TT 1 Phục vụ sản xuất (TK 627) 75.160.000 2 Phục vụ quản lý (TK 642) 50.000.000 Cộng 125.160.000 b) Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất được tính theo tỷ lệ khấu hao do nhà nước quy dịnh đối với ngành may (Thông tư số 1062/BTC và Nghị định 59CP) Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao (năm) Mức khấu hao TSCĐ = 4 (quý) Hàng quý, kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã được quy định để tính mức khấu hao TSCĐ theo công thức sau : Kết quả của việc tính khấu hao TSCĐ được thể hiện trên bảng phân bổ số 3 - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Cuối quý, số trích khấu hao TSCĐ được kết chuyển vào bảng kê số 4 để tính giá thành sản phẩm. Công ty không thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữ TSCĐ, do vậy không phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ dùng cho sản xuất ở phậm vi XN sẽ được ghi trực tiếp và TK 627 - Chi phsi sản xuất chung theo các đối tượng liên quan. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ c) Kế toán chi phí nhân viên xí nghiệp: Chi phí nhân viên xí nghiệp bao gồm tiền lương và các khoản chi theo lương của nhân viên xí nghiệp như cán bộ văn phòng, nhân viên thống kê; số tiền lương của tổ văn phòng xí nghiệp được tính bằng 10,38% tổng quỹ lương của xí nghiệp. Cuối quý, kế toán Công ty tập hợp toàn bộ chi phí nhân viên của các xí nghiệp thành viên và ghi vào TK 627 - Chi phí nhân viên phân xưởng. Khoản mục này được thẻ hiện trên bảng phân bổ số 1. Các khoản chi phí bằng tiền khác hay chi phí dịch vụ mua ngoài khi có phát sinh, tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng để ghi trực tiếp. Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung toàn Công ty được kế toán lập vào cuối quý thể hiện toàn bộ số chi phí sản xuất chung mà Công ty đã chi ra trong quý. Tập hợp chi phí sản xuất chung (trang bên) Kế toán chi phí sản xuất toàn Công ty may Thăng long. Kế toán sử dụng Bảng kê số 4 để tập hợp chi phí sản xuất theo từng Xí nghiệp thành viên và đây chính là một hạn chế của Công ty may Thăng long. Cách lập Bảng kê số 4 ở Công ty như sau: - Căn cứ vào “Báo cáo tổng hợp chế biến” và chi phí vận chuyển của các đơn đặt hàng, kế toán tổng hợp tập hợp lại và ghi vào dòng Nợ Tài khoản 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đối ứng với cột Có Tài khoản 1521-Nguyên vật liệu chính và cột Có Tài khoản 1522 - Vật liệu phụ. - Căn cứ vào “Bảng doanh thu chia lương” và “Bảng phân bổ số 1”, kế toán tổng hợp tập hợp lại và ghi vào dòng Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, đối ứng với cột Có TK 334 - Phải trả công nhân viên và cột Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. - Căn cứ vào “Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung”, kế toán tổng hợp ghi vào dòng Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung, đối ứng với cột Có TK 111, TK 112, TK 152, TK 153, TK 214 .. . - Căn cứ vào các tài khoản phản ánh ở các Nhật ký chứng từ khác có liên quan đối ứng Nợ với các TK621, 622, 627 để ghi vào các dòng và cột tương ứng. Bảng kê số 4 - tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty Thực trạng tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long. Công tác quản lý giá thành ở Công ty: Trong loại hình sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng, đơn giá gia công sản phẩm được phía khách hàng và Công ty thoả thuận, nhất trí và được ghi rõ trong hợp đồng từ trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Đơn giá gia công là thước đo chuẩn mực để Công ty đánh giá hiệu quả của công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý chi phí sản xuất .. . Nếu thực hiện tốt công tác quản lý chi phí sản xuất, sử dụng đúng mục đích sẽ tiết kiệm từ đó giá thành thực tế sản phẩm sản xuất có thể thấp hơn đơn giá gia công đã ký với khách hàng. Do đó, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Công ty. Đối tượng tính giá thành ở Công ty: Cũng như việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm. Sản phẩm may mặc ở Công ty may Thăng long như áo sơ mi, quần kaki, quần bò, áo jacket .. . được thừa nhận theo từng mã hàng. Trong mỗi mã hàng lại bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau, song do đặc điểm của loại hình sản xuất gia công hàng may mặc là không phân biệt sự khác nhau về đơn giá gia công giữa các kích cỡ khác nhau. Do đó, đối tượng tính giá thành ở Công ty may Thăng long được xác định là từng mã hàng hoá (nhóm sản phẩm cùng loại). Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành ở Công ty: Do tính chất của sản phẩm may mặc nên ở Công ty may Thăng Long, đơn vị tính giá thành được xác định là cái hoặc bộ (quần, áo.. .). Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất hàng gia công, chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể của Công ty, kỳ tính giá thành được xác định là hàng quý vào thời điểm cuối mỗi quý. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ ở Công ty may Thăng Long: Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công hàng may mặc, ở Công ty may Thăng long, sản phẩm làm dở cuối kỳ bao gồm: - Dở dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt hoặc cắt chưa đồng bộ). - Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm cắt (chưa may xong). - Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm may (chưa là). - Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng gói, đóng hòm). Do Công ty may Thăng Long thực hiện việc tính lương theo sản phẩm, khi có sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập kho mới được tính và thanh toán lương. Vì vậy, đã khuyến khích công nhân nỗ lực sản xuất, nhằm tạo ra số sản phẩm hoàn thành lớn nhất và đạt chất lượng cao nhất. Chính vì thế, sản phẩm làm dở cuối kỳ rất ít, Công ty không tổ chức công tác đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty may Thăng Long Xuất phát từ việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty may Thăng Long là toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng mã hàng sản xuất, cuối quý, kế toán căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất và các tài liệu có liên quan để tính tổng giá thành (Z) và giá thành đơn vị (z) của từng mã hàng theo phương pháp hệ số. Hệ số tính giá thành. Công ty may Thăng long sử dụng đơn giá gia công sản phẩm (số tiền công mà Công ty nhận được về việc sản xuất gia công một sản phẩm nhất định) của từng mã hàng để làm hệ số tính giá thành. Ví dụ: Đơn giá gia công một sản phẩm thuộc mã hàng 20003 là 1,15 USD, còn đơn giá gia công một sản phẩm thuộc mã hàng UJ 340 là 0,65 USD thì tương ứng hệ số tính giá thành của mã hàng 20003 là 1,15 và của mã hàng UJ 340 là 0,65. Trình tự và phương pháp tính giá thành ở Công ty may Thăng Long: Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành trong quý của từng mã hàng ( QA, QB .. .) và hệ số tính gía thành quy ước cho từng mã hàng đó (HA, HB .. .) để tính ra sản lượng quy đổi của từng mã hàng. Tổng sản lượng quy đổi của tất cả các mã hàng đã hoàn thành trong quý (QH) như sau: QH = QA x HA + QB x HB + .. .. . + QN x HN Khi đó tổng giá thành sản xuất của mã hàng A (theo khoản mục là): C ZA = ---------- x (QA x HA) QH Trong đó: C: Là tổng chi phí sản xuất (theo khoản mục) của tất cả các mã hàng sản xuất đã tập hợp được trong kỳ. Và giá thành đơn vị sản phẩm của mã hàng A là : ZA z = ------------- QA Ví dụ: Trong quý 3/2001, Công ty sản xuất nhiều mã hàng, trong đó có mã hàng 20003 thuộc đơn hàng của khách hàng OTTO. Đơn giá gia công đơn vị sản phẩm thuộc mã hàng này là 1,15 USD/sp nên hệ số tính giá thành của mã hàng đó được xác định là 1,15. Mã hàng 20003 được đưa vào sản xuất và hoàn thành trong quý 3 với sản lượng thực tế nhập kho là 45.000 sp. Vậy sản lượng quy đổi của mã là: 45.000 x 1,15 = 51.750 sp. Tổng sản lượng quy đổi của tất cả các mã hàng Công ty đã sản xuất và hoàn thành nhập kho trong quý là 560.428,5 sp. Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong toàn Công ty Quý 3/2001 gồm: -Chi phí nguyên liệu trực tiếp là 1.320.112.500 đồng Chi phí nguyên liệu chính TT 821.569.600 đồng Chi phí vật liệu phụ TT 498.542.900 đồng -Chi phí nhân công trực tiếp 4.641.189.890 đồng Tiền lương công nhân sản xuất 4.315.614.268 đồng BHXH, BHYT, KPCĐ (19%) 325.575.622 đồng -Chi phí sản xuất chung 2.046.253.450 đồng +Chi phí nhân viên phân xưởng 489.153.898 đồng +Chi phí vật liệu phân xưởng 422.814.650 đồng +Chi phí chờ phân bổ 75.160.000 đồng +Khấu hao TSCĐ 616.549.957 đồng +Chi phí khác 442.514.900 đồng Tổng chi phí sản xuất toàn Công ty 6.642.872.149 đồng Căn cứ vào "Báo cáo tổng hợp hàng hoá" và tổng chi phí sản xuất toàn Công ty đã tập hợp ở bảng kê số 4, bộ phận kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng mã hàng theo phương pháp hệ số, chi tiết theo từng khoản mục tính giá thành. Cụ thể như sau: -Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: +Giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí nguyên liệu chính trực tiếp: 821.569.600 Z1 = x 51.750 = 75.863.784 đồng 560.428,5 +Giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí vật liệu phụ trực tiếp: 498.542.900 Z2 = x 51.750 = 46.035.480 đồng 560.428,5 -Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: +Giá thành sản phẩm tính theo CP tiền lương công nhân sản xuất : 4.315.614.268 Z3 = x 51.750 = 398.504.070 đồng 560.428,5 +Giá thành sản phẩm tính theo các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất: 325.575.622 Z4 = x 51.750 = 30.063.672 đồng 560.428,5 - Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: +Giá thành sản phẩm tính theo chi phí nhân viên phân xưởng: 498.153.898 Z5 = x 51.750 = 45.168.499 đồng 560.428,5 +Giá thành sản phẩm tính theo chi phí vật liệu phân xưởng: 422.874.650 Z6 = x 51.750 = 39.048.269 đồng 560.428,5 +Giá thành sản phẩm tính theo chi phí khấu hao TSCĐ: 616.549.957 Z7 = x 51.750 = 56.932.258 đồng 560.428,5 +Giá thành sản phẩm tính theo các khoản chi phí sản xuất chung khác: 517.674.900 Z8 = x 51.750 = 47.802.130 đồng 560.428,5 Đối với các mã hàng khác cũng được tính theo cách tương tự. Kết quả tính toán trên được thể hiện trên " Bảng tính giá thành sản phẩm " Phần III Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty May Thăng Long. I - Nhận xét, đánh giá chung thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Thăng Long. Những ưu điểm cơ bản : Công ty May Thăng Long đã xác định đúng mức tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn bảo đảm chất lượng tốt trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phòng Kế toán - Tài vụ của Công ty thực hiện một cách nghiêm túc và được sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo. Trong công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty đã tổ chức việc quản lý nguyên vật liệu về mặt số lượng theo định mức, luôn luôn khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất. Mỗi khi đưa vào sản xuất một mã hàng hoá nào đó, Công ty đều xây dựng định mức nguyên vật liệu thể hiện sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý Công ty. Để khuyến khích tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty thực hiện quy chế thưởng tiết kiệm cho bộ phận đã thực hiện tiết kiệm. Phòng Kế toán của Công ty đã tổ chức theo dõi nguyên vật liệu một cách chặt chẽ từ khi đưa vào sản xuất đến khi sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho, nhất là mặt lượng. Đây là việc làm rất có ý nghĩa trong việc quản lý chi phí sản xuất, đặc biệt là đối với ngành may mặc. Một ưu điểm nổi bật dễ nhận thấy trong công tác phân cấp quản lý đã giúp cho từng bộ phận, từng tổ sản xuất phát huy được tinh thần trách nhiệm, ý thức cao trong sản xuất. Các nhân viên hạch toán được bố trí ở các Xí nghiệp thành viên theo dõi chặt chẽ tình hình Nhập - Xuất - Tồn nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu, khoản tiêu hao thực tế. Sáng kiến lập "Phiếu theo dõi bàn cắt" đã phản ánh được số lượng từng loại vải tiêu hao thực tế cho mỗi mặt hàng một cách chính xác. Việc tính lương theo hình thức tiền lương trả theo sản phẩm đã khuyến khích các Xí nghiệp thành viên tăng cường và nhanh chóng sản xuất thật nhiều sản phẩm hoàn thành nhập kho (sau khi kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng). Bên cạnh đó, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Thăng Long được tiến hành một cách quy củ, có hệ thống thể hiện trong việc lập hệ thống báo cáo, các bảng biểu, bảng kê chi tiết từ các Xí nghiệp thành viên cho đến phòng Kế toán - tài vụ của Công ty. Điều này không thể thực hiện tốt nếu Công ty không có được một đội ngũ cán bộ kế toán viên có trình độ, có năng lực và ý thức luôn luôn tìm tòi và sáng tạo. Hơn nữa, sáng kiến sử dụng ngay đơn giá gia công sản phẩm của mã hàng nhận gia công làm hệ số tính giá thành thể hiện sự vận dụng sáng tạo và đem lại kết quả chính xác cao vì sản phẩm càng phức tạp, yêu cầu cao thì đơn giá gia công phải cao, đồng nghĩa với việc hệ số tính giá thành phải cao. Do vậy, việc xác định hệ số tính giá thành như vậy là hợp lý. II - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Thăng Long. Qua thời gian thực tập ở Công ty May Thăng Long, được sự giúp đỡ, bảo ban tận tình của các cô, chú, anh chị ở Phòng Kế toán - tài vụ của Công ty, đặc biệt là được sự hướng dẫn của Cô giáo hướng dẫn, trên cơ sở kiến thức đã học tại trường và việc nghiên cứu tình hình thực tế, em xin được đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Thăng Long. Thứ nhất là: Xác định lại đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Việc sản xuất gia công một loại sản phẩm nào đó ở Công ty đều dựa trên cơ sở hợp đồng ký kết với khách hàng, có thể nói đối với loại hình sản xuất gia công may mặc cho khách hàng ở Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng. Trên mọi hợp đồng của Công ty đều ghi rõ loại hàng cần gia công, số lượng, định mức nguyên vật liệu, đơn giá gia công, thời gian hoàn thành.. . Trên cơ sở các chỉ tiêu, yêu cầu ghi rõ trong hợp đồng, phòng Kế hoạch của Công ty lên định mức về nguyên phụ liệu, đồng thời đưa ra lệnh sản xuất cho từng Xí nghiệp thành viên. Đối với các đơn đặt hàng mà khối lượng sản phẩm gia công lớn thì có thể giao cho nhiều Xí nghiệp sản xuất để kịp thời giao hàng cho khách, còn đối với những đơn đặt hàng mà khối lượng sản phẩm gia công ít thì có thể giao cho một vài Xí nghiệp sản xuất để tiện cho việc theo dõi, quản lý, giám sát.. . Với đặc điểm là sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục kết hợp với song song, Công ty đã tổ chức quy trình công nghệ khép kín trong phạm vi một Xí nghiệp. Điều kiện cụ thể đó đã tạo điều kiện cho việc quản lý chi phí sản xuất theo từng địa điểm phát sinh chi phí thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất nếu được xác định lại là từng Xí nghiệp thành viên, trong đó lại chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác, đặc biệt là đối với những đơn đặt hàng chỉ được sản xuất ở một hoặc vài Xí nghiệp. Với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất như trên, kỳ tính giá thành nên thực hiện theo từng chu kỳ sản xuất, có nghĩa là khi hoàn thành đơn đặt hàng sẽ tính giá thành luôn cho đơn đặt hàng đó. Thứ hai là: Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất. * Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp Về mặt số lượng: Theo em, nguyên vật liệu chính vẫn được quản lý theo phương pháp hiện nay của Công ty. Về mặt hạch toán chi phí vận chuyển: Hàng tháng, căn cứ vào "Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn nguyên liệu" của từng Xí nghiệp thành viên, kế toán tính được số vải ngoài xuất cho mỗi Xí nghiệp trong tháng và lấy đó làm cơ sở để phân bổ chi phí vận chuyển số nguyên liệu đó từ cảng Hải Phòng về kho của Công ty. Cụ thể là: Chi phí vận chuyển Số lượng vải ngoài xuất Chi phí vận chuyển phân bổ cho ĐĐHi = cho các XN sản xuất x bình quân cho 1m vải trong tháng theo ĐĐHi trong tháng ngoài thuộc ĐĐHi Chi phí nguyên vật liệu chính được tập hợp như trên đảm bảo nguyên tắc chi phí vận chuyển của chuyến hàng thuộc đơn đặt hàng nào được phân bổ trực tiếp cho sản phẩm thuộc đơn đặt hàng ấy sản xuất trong kỳ, khắc phục được tình trạng có những đơn đặt hàng chi phí vận chuyển ít mà sản phẩm thuộc đơn đặt hàng ấy vẫn phải chịu chi phí vận chuyển ngang bằng với những sản phẩm thuộc đơn đặt hàng có chi phí vận chuyển lớn. * Kế toán chi phí vật liệu phụ trực tiếp Hiện nay, chi phí vận chuyển vật liệu phụ phân bổ cho từng đơn đặt hàng một lần vào cuối mỗi quý. Khi tính giá thành và tổng hợp lại toàn Công ty, sau đó lại phân bổ cho từng mã hàng tính theo sản lượng quy đổi. Do đó, kết quả kém chính xác. Bởi vậy, nên phân bổ chi phí vận chuyển vật liệu phụ cho từng đơn đặt hàng từng tháng theo sản lượng quy đổi ở từng Xí nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán (từng Xí nghiệp trong đó chi tiết theo từng đơn đặt hàng). Công thức tính như sau : Chi phí vận chuyển tính cho ĐĐH thứ i trong tháng của XN A = Tổng chi phí vận chuyển vật liệu phụ của ĐĐH thứ i Tổng sản lượng quy đổi của ĐĐHi x Sản lượng quy đổi ĐĐHi trong tháng ở Xí nghiệp A Trong đó: Tổng sản lượng quy đổi = ồ (Sản lượng thực tế x Đơn giá gia công sản phẩm) Thứ ba là: Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Để chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và để giản tiện cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì hàng tháng căn cứ vào giá trị sản lượng của từng Xí nghiệp đối với từng đơn đặt hàng để tính ra khoản mục chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Tiền lương của công nhân sản xuất và tiền lương nhân viên quản lý Xí nghiệp theo tỷ lệ quy định. Để tính đúng và đủ cho khoản mục chi phí nhân công trực tiếp nhằm tính giá thành, theo em cần xác định tỷ lệ như sau: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất = 89,62% Tiền lương Xí nghiệp nhận được. Tiền lương nhân viên quản lý Xí nghiệp = 10,38%Tiền lương Xí nghiệp. Các khoản trích theo quy định (19% bao gồm BHXH, BHYT và KPCĐ) sẽ được tính trên khoản tiền lương thực tế này. Cách tính trên sẽ đảm bảo phản ánh đúng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng của từng đơn đặt hàng, đảm bảo quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Thứ tư là : Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung. Hiện nay, ở Công ty May Thăng Long tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung trong phạm vi toàn Công ty, sau đó khi đến kỳ tính giá thành mới tiến hành phân bổ cho các mã hàng sản xuất trong quý theo sản lượng quy đổi. Điều này gây khó khăn cho việc theo dõi tình hình sử dụng chi phí sản xuất chung ở từng Xí nghiệp thành viên, mặt khác còn dẫn đến việc tính giá thành của một số mặt hàng thiếu chính xác, bởi vì có những mặt hàng chỉ được sản xuất ở một Xí nghiệp hoặc chỉ được sản xuất trong thời gian ngắn một tháng. Vì vậy, với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung đã xác định là từng Xí nghiệp trong đó chi tiết cho từng đơn đặt hàng, Công ty nên tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng Xí nghiệp và tập hợp hàng tháng, sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng mà các Xí nghiệp sản xuất trong tháng theo sản lượng quy đổi của đơn đặt hàng đó. Cách làm này mặc dù phức tạp song lại có hiệu quả và việc tính giá thành được chính xác hơn. Phương pháp tập hợp một số khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung ở Công ty May Thăng Long như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng Theo tỷ lệ tiền lương quy định đối với bộ phận nhân viên quản lý Xí nghiệp là 10,38% tiền lương Xí nghiệp nhận được. Hàng tháng, căn cứ vào số tiền lương Xí nghiệp nhận được do gia công hoàn thành một khối lượng sản phẩm thuộc đơn đặt hàng, kế toán tính được tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý Xí nghiệp. Chi phí vật liệu Cũng như cách tính đối với chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí vật liệu dùng cho quản lý, phục vụ sản xuất ở các Xí nghiệp trong từng tháng được tập hợp lại và cuối tháng phân bổ cho các đơn đặt hàng mà Xí nghiệp sản xuất theo sản lượng quy đổi của đơn đặt hàng đó Chi phí khấu hao tài sản cố định Cũng như chi phí vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất ở các Xí nghiệp cũng nên tập hợp theo từng tháng dựa trên nguyên giá tài sản cố định và tỷ lệ khấu hao đã quy định. Số khấu hao này sẽ phân bổ cho các đơn đặt hàng mà Xí nghiệp sản xuất trong tháng theo sản lượng quy đổi. Thứ năm là: Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn đặt hàng. Để phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng, đảm bảo tính giá thành chính xác phù hợp với quy trình tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành được xác định là từng đơn đặt hàng, sau đó trong từng đơn đặt hàng lại tính giá thành cho từng mặt hàng thuộc đơn đặt hàng đó. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở từng Xí nghiệp theo đơn đặt hàng để ghi sang "Bảng tính giá thành" có liên quan. Khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng đã được sản xuất hoàn thành, kế toán ghi tiếp chi phí sản xuất trong tháng của đơn đặt hàng đó và cộng lại sẽ tính được tổng giá thành của một đơn đặt hàng. Tất cả các đơn đặt hàng còn đang sản xuất dở dang thì chi phí đã ghi trong bảng tính giá thành đều là chi phí của sản phẩm làm dở. Sau khi đã tính được tổng giá thành của một đơn đặt hàng, kế toán sẽ tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng mã hàng thuộc đơn đặt hàng đó theo phương pháp hệ số với hệ số tính giá thành vẫn được xác định như ở Công ty hiện nay là đơn giá gia công (nếu trong đơn đặt hàng có nhiều mã hàng khác nhau). Cách tính như sau: Tổng giá thành của mã hàng i thuộc đơn đặt hàng j (theo khoản mục) = Tổng giá thành của đơn đặt hàng j (theo khoản mục) Tổng sản lượng quy đổi của đơn đặt hàng j x Sản lượng Quy đổi của mã hàng i Việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng giúp cho các chi phí được theo dõi sát theo từng đơn đặt hàng. Như vậy, sẽ khắc phục được tình trạng đơn đặt hàng nào có lãi, lãi nhiều hay lãi ít, trên cơ sở xem xét quan hệ với khách hàng, thoả thuận nâng cao đơn giá gia công. Thứ sáu là: Một số ý kiến phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty May Thăng Long. Trong quá trình thực tập và nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đơn vị sản phẩm thuộc mã hàng đó cao hơn giá gia công mà Công ty nhận được. Như vậy, xét về mặt hiệu quả kinh tế có thể nói rằng việc gia công những mã hàng đó không mang lại hiệu qủa hay Công ty đã bị lỗ. Song thực tế không hẳn là như vậy vì trong quá trình sản xuất, số nguyên phụ liệu mà Công ty tiết kiệm được trong quá trình sản xuất mã hàng đó khá lớn. Việc tiết kiệm nguyên phụ liệu này, Công ty không thực hiện trừ làm giảm giá thành sản xuất mà Công ty tính toán rất chi tiết, lập báo cáo tiết kiệm trong toàn Công ty và coi khoản đó như là một khoản lãi. Theo em, để tính giá thành sản xuất sản phẩm theo đúng chi phí sản xuất Công ty đã bỏ ra, phản ánh chính xác kết quả kinh doanh, Công ty nên thực hiện tính trừ khoản tiết kiệm của từng mã hàng trên bảng tính giá thành. Hơn thế nữa, đồng thời với việc đổi mới phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như ở trên, Công ty nên cải tiến một số sổ sách, bảng biểu thích hợp. Nói tóm lại, nếu Công ty tiếp tục phát huy được những ưu điểm vốn có, có biện pháp hạn chế, khắc phục được những tồn tại nói trên thì chắc chắn rằng bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và Phòng Kế toán - tài vụ sẽ phát huy được những vai trò vốn có của mình, đóng góp vào sự phát triển của mình, đóng góp vào sự phát triển và thành công chung của cả Công ty. Kết luận Có thể nói rằng, "Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm "luôn là một vấn đề thời sự được các nhà doanh nghiệp quan tâm vì nó là một vấn đề thiết thực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất phát sinh muôn hình muôn vẻ. Do đó, việc tìm tòi một phương pháp quản lý tiết kiệm chi phí luôn là mục tiêu của các nhà quản lý. Công ty May Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô sản xuất và đang trên đà phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất phong phú, mặt hàng Công ty rất đa dạng với số lượng lớn. Vì vậy, ở Công ty May Thăng Long, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như thế nào cho có hiêụ quả và chính xác còn là một vấn đề khó khăn. Trong thời gian thực tập ở Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế ở Công ty và hoàn thành chuyên đề "Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Thăng Long". Để có được kết quả này, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo, các cô chú, anh chị ở phòng Kế toán Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28843.doc