Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vận tải ô tô số 3

Do đặc điểm của ngành vận tải ô tô nguyên vật liệu chủ yếu là xăng dầu và lốp. Hiện nay nền kinh tế thị trường có nhiều thay đổi rất thuận lợi do vậy lái xe trên đường tự mua xăng dầu. Hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc, hoá đơn mua nhiên liệu (hoá đơn GTGT). Lái xe dưa về và được sự phê duyệt của kế toán trưởng và Giám đốc Công ty. Kế toán thanh toán cho lái xe theo tỷ lệ định mức khoán. Xăng dầu chiếm khoản 30% doanh thu * Trích nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 8/2003 Ngày 10/8/2003- lái xe Nguyễn Văn B ình thanh toán tiền xăng đầu – 1 chứng từ gốc.

doc80 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vận tải ô tô số 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế ( Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải…) TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp có thể mở chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất, từng giai đoạn gia công chế biến sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm, từng bộ phận sản phẩm hoặc từng đơn đạt hàng. Trình tự kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau; Tk 621 TK 154 TK 138, 152, 821 Cuối tháng k/c CPNVLTT Trị giá SP hỏng bắt bồi thường phế liệu thu do SP hỏng Tk 622 TK 155 Giá thành thực tế SP nhập kho K/C CPNCTT Tk 157 Giá thành thực tế SP gửi bán không qau kho TK 627 TK 632 K/C CPSXC Giá thành thực tế SP hoàn thành bán ngay 2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 2.1: Kế toán chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp: Do đặc điểm phương pháp kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành sảnphẩm lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo chi tiết các chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng ( Phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ) hoặc đưa vào mục đích sử dụng hay tỉ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích. Kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bên nợ:- Giá trị vật liệu xuất dùng cho các hoạt SXKD trong kỳ Bên Có:- Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ. Tk 621 cuối kỳ không có số dư và được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ) Trị giá vật liệu xuất dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, ghi: Nợ TK 621: ( Chi tiết đối tượng) Có TK 611 ( 6111): Giá trị vật liệu xuất dùng Cuối kỳ kết chuyên rchi phí nguyên, vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ( chi tiết theo từng đối tượng): Nợ TK 631 Có TK 621 2.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Về chi phí nhân công trực tiếp TK sử dụng là TK 622 và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành; Nợ TK 631 Có TK 627 2.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp vào tài khoản TK627 và được chi tiết theo các tiểu khoản và tương tự như doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đố sẽ phân bổ vào TK631, chi tiết cho từng đối tượngđể tính giá thành: Nợ TK 631: Cố TK 627: 2.4 tổng hợp chi phí sản xuất; Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất”. Nội dung phản ánh: Bên nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuâts phát sinh trong kỳ liên quan tới ché tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào Tk 154 TK 631 cuối kỳ giá trị sản phẩm hoàn thành không có số dư. Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất: TK 154 TK 631 TK 611 TK 621 TK 622 TK 627 V.Hệ thống sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 1. Đối với doanh nghiệp aps dụng hình thức NKC: * Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”. sổ kế toán tổng hợp gồm: - Sổ cái TK 621,622, 627, 111 ,112, 154, 155, 335, 142. - Sổ Nhật ký chung * Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ chi tiết TK 621,622, 627, 154, 155…, các thẻ tính giá thành. 2. Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức NKSC: * Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức NKSC: - Số tổng hợp: Sổ nhật ký sổ cái - Sổ chi tiết gồm:Sổ chi tiết Tk 621,622,627, 154, 155…, các thẻ tính giá thành. 3. Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức CTGS: * Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức CTGS - Số tổng hợp: sổ cái Tk 621, 622, 627 335, 142, 155, 154 - Sổ chi tiết gồm:Sổ chi tiết Tk 621, 622, 627 335, 142, 155, 154 các thẻ tính giá thànhsản phẩm, dịch vụ. 4. Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức NKCT: * Đối với doang nghiệp áp dụng hình thức NKCT: - Sổ tổng hợp: Nhật ký chững từ số , sổ cái TK 621, 622, 627 335, 142, 155, 154 Bảng kê số 3, 4 - Sổ chi tiết:Sổ chi tiết Tk 621, 622, 627 335, 142, 155, 154 các thẻ tính giá thànhsản phẩm, dịch vụ. Phần II Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại công ty vận tải ô tô số 3. I.Giới thiệu khái quát chung về Công ty. - Tên Công ty: Công ty vận tải ô tô số 3. - Tên giao dịch quốc tế: The lorry transport company No 3. Trụ sở chính: Số 1 phố Cảm Hội - Hai Bà Trưng - Hà Nội. * Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Vận tải hàng hoá đường bộ - Sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ - Đại lý vận tải hàng hoá - Kinh doanh vật tư xăng dầu - Xuất nhập khẩu trực tiếp - Cải hoán đóng mới phương tiện vận tải đường bộ - Du lịch lữ hành, tổ chức hội chợ quốc tế - Đào tạo cấp phép bằng lái xe mô tô. II. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. 1. Lịch sử hình thành: Công ty vận tải ô tô số 3 được thành lập tháng 3 năm 1983 trên cơ sở sáp nhập 3 xí nghiệp. - Xí nghiệp vận tải hàng hoá quá cảnh C1 - Xí nghiệp vận tải ô tô số 2 - Xí nghiệp vận tải ô tô số 20 Lý do sáp nhập 3 xí nghiệp vận chuyển hàng hoá trong cùng một khu vực. xí nghiệp vận tải hàng hoá quá cảnh C1 vận chuyển hàng hoá cho Bắc Lào, xí nghiệp vận tải ô tô số 2 và xí nghiệp vận tải ô tô số 20 vận chuyển hàng hoá cho tuyến Tây Bắc chủ yếu phục vụ cho hai tỉnh Sơn La và Lai châu cho nên 3 xí nghiệp này được sáp nhập và trở thành Công ty vận tải ô tô số 3. 2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hoá phục vụ các tỉnh Tây Bắc và Bắc Lào. Là một doanh nghiệp Nhà nước trong suốt thời kỳ bao cấp đảm nhận toàn bộ khối lượng hàng hoá cho Sơn La và Lai Châu, tuyến Bắc Lào.Từ khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế công ty vẫn giữ được vai trò chủ đạo trên tuyến Tây Bắc và Bắc Lào phục vụ kinh tế miền núi ngày càng phát triển. Là một doanh nghiệp vận tải hàng hoá quốc doanh có số phương tiện và lao động lớn của Bộ Giao thông vận tải vì vậy khi chuyển sang cơ chế thị trường Công ty gặp không ít khó khăn, lao động quá lớn gâng 2000 người mang nặng tư tưởng bao cấp, phương tiện vận tai trên 600 xe toàn bộ là xe zil 130 dùng nhiên liệu xăng, xe cũ nát, hiệu qảu kinh tế thấp. Tuyến hoạt động chủ yếu là đèo dốc, khí hậu khắc nghiệt. Hàng hoá từ tập trung khối lượng lớn chuyển sang phân tán và giảm mạnh, hình thái hoạt động từ phục vận chuyển phục vụ nhiệm vụ chính trị chuyển sanh hạch toán kinh doanh vì vạy đặt Công ty vào một tình thế cực kỳ khó khăn. từ năm 1990 Nhà nứoc giao vốn kinh doanh cho Công ty do đó bắt buộc Công ty phải tính toán theo cơ chế thị trường hiện nay. Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty vừa phải quán triệt đường lối mới của Đảng là chuyển sang nền kinh tế thị trường, vừa phải tiếp tục vận chuyển hàng hoá phục vụ các tỉnh miền núi theo tinh thần nghị quyết 22 của Bộ chính trị, nghị quyết 72 của Thủ tướng chính phủ vì vậy qua trình đổi mới diễn ra khá phức tạp trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh thị trường Công ty đã tiến nhiều hành biện pháp đồng bộ như kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại lao động cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, thực hiện chương trình hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh nhằm tự chủ trong sản xuất , bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, triển khai cac hình thức khoán theo tinh thần chỉ thị 36/VT của Bộ Giao thông vận tải áp dụng nhiều hình thức huy động vốn của cán bộ công nhân viên để giải quyết những khó khăn về vốn và gắn người lao động với kết qủ sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm như xuất nhập khẩu, dịch vụ nhà nghỉ, dào tạo cáp bằng lái xe, dich vụ du lịch lữ hành, sữa chữa, cải hoán đóng mới phương tiện vạn tải… nhằm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động vì vạy trong quá trình đổi mới Công ty đã cơ bản chuyển từ cơ chế quản lý bao cấp sanh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3. Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy tài chính của công ty. a. Tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy theo chế độ một thủ trưởng. * Giám đốc Công ty là người có quyền hành cao nhất trong Công ty là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cơ quan quản lý cáp trên về sản xuất kih doanh. * Hỗ trợ cho giám đốc là 2 phó giám đốc: 1 phó giám đốc kinh doanh và 1 phó giám đốc kỹ thuật. * Các phòng ban có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong quản lý và điều hành: - Phòng tổ chức lao động: Đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, làm nhiệm vụ xây dựng bộ máy quản lý, quản lý nhân sự, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý. tổ chức lao động khoa học cho cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng, làm thủ tục và chi trả BHXH, giải quyết bảo hiểm lao đọng, an toàn giao thông, phù hợp với chính sách chế độ nhà nước và đặc điểm của công ty. - Phòng kế toán tài chính: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty. Có chức năng phản ánh với Giám đốc tất cả các hoạt động kinh tế trong toàn Công ty. Phòng kế toán tài chính là một phòng giữ vị trí quan trọng trong việc điều hành quản lý kinh tế, thông tin kinh tế trên mọi lĩnh vực kinh doanh vận tải, xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. Phòng có chức năng kiểm tra việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn đưa vào sản xuất phải dảm bảo đúng chế độ Nhà nước sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước giao. - Phòng kế haọch điều độ: đạt dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc kinh doanh. có nhiệm xây dựng hệ thống định mức kinh tế. kỹ thuật phù hợp với từng thời điểm cụ thể các lĩnh vực sản xuất vận tải, sản xuất công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh được giao, trình giám đốc phê duyệt. Ký kết và sạon thảo hợp đồng vận tải, tổ chức điều động phương tiện vận tải thực hiện các hợp đồng vận chuyển, thanh lý hợp đồng và giải quyết thương vụ ( nếu có). Mở sốách theo dõi tổng hợp, phân tích tiến độ và kết quả các mặt hoạt đọng sản xuất kinh doanh. - Phòng kỹ thuật: đặt dưới sự chỉ đạocủa phó giám đốc kỹ thuật. có nhiệm vụ quản lý phương tiện, quản lý khoa học, công nghệ thiết bị cơ điện, bảo dưỡng sữa chữa các loại máy móc, phương tiện. Duy trì và phát triển trình độ kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật từ phòng đến các đội xe về nghiệp vụ và đổi mới phương tiện thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày một tăng. - Phòng cung ứng dịch vụ vật tư nhiên liệu: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật làm nhiệm vụ tổ chức cung ứng, mua bán vật tư, mở sổ sách theo dõi các hoạt động mua bán vật tư nhiên liệu và báo cáo quyết toán với Công ty kịp thời, chính xác. Hàng tháng làm quyết toán nội bộ về thu - chi trong mua bán vật tư với Công ty. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. có nhiệm vụ lập kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp hàng thủ công mỹ nghệ, phụ tùng thiết bị, vật tư xe máy, từng kỳ kế hoạch để giám đóc đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Liên hệ với Bộ thương mại, hải quan và các cơ quan hữu quan làm thủ tục xuất nhập khẩu nhằm thực hiện kế hoạch đã lập. Tìm kiếm thị trường trong nước và ngoài nước để xuất nhập các mặt hàng đã ghi trong giấy phép kinh doanh phục vụ ngành giao thông vận tải và sản xuất tiêu dùng của nhân dân. - Phòng hành chính quản trị: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc nhà cửă, đất đai, hộ khẩu, sức khoẻ và các tài sản khác phục vụ sinh hoạt, đời sống cán bộ công nhân viên chức. - Xưởng bảo dưỡng sữa chữa: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế kỹ thuật xưởng bảo dưỡng sữa chữa là đơn vị sản xuất và dich vụ của công ty. Xưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác bảo dưỡng sửa chữa nhằm duy trì tính năng kỹ thuật của xe, góp phần nâng cao ngày xe tốt nhằm hoàn thành kế hoạch vận tải. Xưởng là đơn vị hạch toán nội bộ lấy thu từ bảo dưỡng sửa chữa xe và các dịch vụ khác…. để chi các khoản tiền lương, khấu hao, thuế. Quản lý và sử dụng tài sản được giao đúng pháp luật, mở sổ sách hạch toán kinh tế nội bộ làm tròn nghĩa vụ Công ty. - Đội xe: Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đội xe là một đơn vị sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quy chế của Công ty và luật pháp nhà nước. Đội xe đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Nhiệm vụ nắm và quản lý chắc tình hình lao động, phương tiện hàng ngày, hàng tháng. Trên cơ sở đó cùng phòng kế hoạch điều độ xây dựng mức khoán theo kỳ ké haọch. Sau khi nhận kế hoạch công ty giao, phỉa triển khai kế hoạch đó đén từng lái xe. Đôn đốc công nhân lái xe thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch vận tải, kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, nộp đúng, nộp đủ mức khoán hàng tháng. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ giải quyết tại nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn kỹ thuật khi xảy ra. Quản lý toàn bộ tài sản như: phương tiện, đất đai, nhà cửa… theo đúng luật pháp của Nhà nước và quy chế của Công ty. - Trạm vận tải đại lý: trong lĩnh vực quản lý kinh tế, trạm vận tải đại lý là một nghiệp vụ cảu công ty. Trạm chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác thương vụ, khia thác hàng hoá vận chuyển đồng thơidf làm dịch vụ kỹ thuật, đời sống. Traml là đơn vị hach toán kinh tế nội bộ tự trang trải lấy thu để chi , nộp khoán theo định mức. Trạm đặt dưới sự chỉ dậo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Ban thiết kế cơ bản: đặt dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc kỹ thuật. có nhiệm vụ lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và cải tạo công trình được giám đốc phê duyệt. Lập luận chứng từ kinh tế kỹ thuật công trình, giải quyết các thủ đất đai, các thủ thủ tục ký kết hợp đồng thiết kế thi công, theo dõi giám sát công trình, quyết toán bàn giao công trình. b. Tổ chức bộ máy kế toán: Xuất phát từ quy mô kinh doanh, Công ty vạn tải ô tô số 3 tổ chức bộ máy tài chính kế toán theo chế độ kế toán thường xuyên.Phòng tài chính kết oán giữ một vị trí quan trọng trong việc điều hành kinh tế, thông tin trên khắp mọi lĩnh vực kinh doanh vậntải xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. ghi chép phản ánh các số liệu hiện có về tình hình vận động toàn bộ tài sản của Công ty, giám sát việc sử dụng bảo quản tài sản của các đơn vị. phản ánh chính xác về tổng số vốn hiện có và các nguồn hình thành vốn, xác định hiệuquả sử dụng đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, tham gia vào các dự toán phải kinh doan xuất nhập khẩu và dịch vụ kinh doanh kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong xây dựng, thiết kế công trình. bộ máy tài chính kế toán thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của năm pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ tài chính của Nhà nước. Hàng quý, năm cùng với các cơ quan tài chính thuế tổ chức xét duyệt quyết toán quý, năm cho Công ty. Hiện nay phòng tài chính có 7 người bao gồm: * Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm và nộp đúng hạn các báo cáo thống kê, tổ chức kiểm kê, định kỳ tài sản, vật tư tiền vốn. Tổ chức bộ máy kế toán thống kê phù hợp với quy mô phát triển của công ty và yêu cầu đổi mới cơ chế, tổ chức luân chuyển chứng từ, lựa chọn hình thức kế toán thích hợp.. *Phó kế toán trưởng: Thay mặt kế toán trưởng giải quyết các việc mà kế toán trưởng uỷ quyền khi tạm thời vắng mặt, chịu trách nhiệm theo dõi hạch toán doanh thu khoán vận tải, trực tiếp thanh toán cước với các chủ hàng là lái xe, theo dõi công nợ và tiền cước chi phí, phụ trách trực tiếp bộ phận thống kê, sản lượng, tiền lương…. * Kế toán tổng hợp: Ghi chép tổng hợp các số liệu trên cơ sở nhật ký bảng kê các kế toán chi tiết. Hàng tháng lên bảng cân đối các tài khoản, tính toán tổng hợp doanh thu, tổng chi phí, giá thành vận tải, lãi lỗ trong kinh doanh, cânđối phát sinh phải nộp và số đã nộp ngân sách. Lên báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, năm. theo dõi kinh doanh vật tư tổng hợp trực tiếp lên các nhật ký 7,8 và bảng kê số 5, ghi sổ cái. * Kế toán thanh toán: Viết phiếu thu chi lên các bảng tạm ứng cho các đơn vị và cán bộ CNV, thanh toán với ngân hàng, lập các chứng từ thanh toán, séc uỷ nhiệm chi, chuyển tiền cho khách hàng, mở thư tín dụng theo dõi các lô hàng nhập khẩu, xác định các khoản nộp thuế nhập khẩu, thuế doanh thu, xác định lợi nhuận kinh doanh… trực tiếp lên các nhật ký bảng kê số 1.2.3.5.6 thu chi tiền mặt, theo dõi các khoản phải thu phải trả, công nợ. * Kế toán tài sản cố định, công cụ lao động: Mở sổ sách, thẻ tài sản theo dõi hạch toán toàn bộ các danh mục tài sản công cụ lao động của Công ty. Hàng tháng tính toán mức khấu hao cơ bản sửa chữa lớn tài sản đến từng đầu xe, máy móc thiết bị nhà xưởng, lên báo cáo tăng giảm tài sản từng đẫue, máymóc, thiết bị nhà xưởng lên báo cáo tăng giảm TSCĐ, xác định giá trị còn lại của từng tài sản làm cơ sở để thanh lý nhượng bán. theo dõi hạch tióan các nguồn cố định vốn lưu động vốn XDCB, vốn đóng góp đặt cọc của cán bộ công nhâ viên. Trực tiếp tổng hợp báo cáo quyết toán, lên nhật ký 9,10,11 và tham gia kiểm kê định kỳ, đánh giá taid sản, cong cụ lao động. * Kế toán tiền lương, BHXH, nhân viên máy tính: Sử dụng máy tính, ứng dụng phần mềm trên các chương tình kế toán, thống kê theo dõi số lượng vận tải, lập báo cáo vận chuyển, giám sát từng đầu xe về chỉ tiêu giao khoán trong thnág, số đã nộp và số còn nợ đọng cước khoán. Tổng hợp số thu nộp toàn Công ty, tính lương cho cán bộ công nhân viên khối gián tiếp, các đối tượng chính sách BHXH theo quy định. Lập bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, tính toán các khoản lương ốm, tai nạn, thai sản với cơ quan BHXH. * Thủ quỹ: bảo quản tiền mặt và chi trả cho các đối tượng theo các chứng từ được duyệt, hàng tháng vào sổ quỹ, lên báo cáo quỹ, rút số dư tiền mặt tồn quỹ, kiểm tra số tiền thực tế. Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội Kế toán thanh toán chi phí Thủ quỹ Kế toán TSCĐ công cụ LĐXD cơ bản Kế toán tổng hợp Phó phòng kế toán Kế toán trưởng Sơ đồ bộ máy kế toán II. thực tế công táckế toán chi phí sản xuất và tính giá thấnhnr phẩmtại công ty. 1. Một số vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Để đáp ứng với nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có nhiều lực lượng phương tiện tham gia vận tải hàng hoá, việc tiến tới đảm bảo cân đối thu chi tự trang trải đòi hỏi các xí nghiệp vận tải, đặc biệt là các xí nghiệp vận tải ô tô, phải đổi mới phương thức quản lý, trong đó khoán là một phương thức được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp vận tải. Khoán trong vận tải là giao quyền sử dụng phương tiện vận tải cho lái xe, gắn lao động của lái xe với kết quả và hiệu quả của sản xuất. Người lái xe có quyền chủ động nhất định trong sản xuất kinh doanh cũng như có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản phương tiện. Sau một thời gian sử dụng cơ chế khoán, một số xí nghiệp đã thu được những kết quả tốt, nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít những vấn đề tồn tại, nhằm tận dụng và khai thác tốt hơn các nguồn và tiềm năng sẵn có, phấn đấu đáp ứng ngày càng tốt hơn cả về mặt số lượng và chất lượng nhu cầu vận tải về hàng hoá của nền kinh tế và của nhân dân. Mục đích của khoán bảo đẩmccs xí nghiệp giữ vững được nhịp độ sản xuất bình thường trong bước đường chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ ché hạch toán kinh doanh tự trang trải. * Các phương thức khoán: Căn cứ vào yêu cầu của quản lý cũng như hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mà đơn vị có thể áp dụng một hoặc một số phương pháp sau: + Khoán chuyến: Khi luồng tuyến ổn định hoặc khối lượng vận tải thoả mãn nhu cầu vận tải. Đây là hình thức khoán doanh thu và chi phí khai thác cho mỗi chuyến xe. áp dụng dụng hình thức này dêc quản lý xe, bảo đảm chứng từ ghi chép ban đầu, thu nhập ổn định nhưng lái xe có thể chen chuyến, kéo dài cung độ. + Khối lượng hay nhiệm vụ vận chuyển: Khi khối lượng vận chuyển lớn, cần tập trung lực lượng ở đây là khoán chi phí để thực hiện khối lượng vận chuyển trong thời gian quy định, hình thức này khuyến khích lái xe tăng chuyến, kéo mooc, tăng nămg suất lao động, tiết kiệm chi phí nhưng hạn chế khả năng tận dụng hàng hai chiều. + Khoán doanh thu: Khi luồng hàng hoá không theo quy luật, không ổn định, điều kiện khai thác biến động. Thực chất của hình thức khoán này là gắn mỗi xe ô tô với một hoặc một số người, giao quyền sử dụng xe ô tô này với doanh thu và chi phí khai thác nhất định. tuy nhiên mức khoán và các yếu tố khoán cần thay đôỉ thường xuyên và liên tục cho phù hợp với thực tế. +Khoán đấu thầu: Là hình thức khoán đối với những xe đã hêt khấu hao hoặc cũ nát. thực chất của phương thức này là đấu giá quyền sử dụng xe ô tô để lái xe có điều kiện sửa chữa và khai thác. Đây là hình thức tận dụng tài sản tạo việc làm cho só lao động dư dôi, nhưng phải có hợp đồng cụ thể cho thời gian tương đối dài cho lái xe có điều kiện đầu tư. Để áp dụng một trong các hình thức quản lý trên công ty vận tải ô tô số 3 đã và đang áp dụng phương phâp khoán chuyến Các biện pháp quản lý chuyến xe trong cơ chế khoán vận tải Quản lý, cấp phát, ghi chép, nghiệm thu giấy đi đường. Giấy đi đường trong kinh doanh vận tải là một trong những chứng từ gốc vì vậy phòng thống kê, kế toán trực tiếp quản lý giấy đi đường. Hàng tháng phòng thống kê, kế toán cùng phòng kế hoạch điều độ quyết toán dứt điểm vào cuối tháng. Giấy đi đường do phòng kế hoạch điều độ cấp trực tiếp cho từng lái xe trước khi đưa xe ra hoạt động. Nghiệm thu giấy đi đường: giấy đi đường sau khi đã hoàn thành chuyến xe hoặc hết thời hạn sử dụng lái xe phải nộp cho cụn điều độ. Cán bộ nghiệm thu của phòng kế hoạch điều độ căn cứ mức khoán của lái xe ( tiền khoán, tấn ,TKm, tuyến hoạt động) để ghi chép đày đủ vào giấy đi đường làm cơ sở ban đàu theo dõi và đối chiếu hàng tháng. Thu nộp sản phẩm Doanh thu tháng nào lái xe phải nộp dứt điểm tháng đó cùng với giấy đi đường. Hàng tháng phòng kế hoạch điều độ và phòng thống kê - kế toán tổ chức quyết toán chính xác tưng đàu xe. Về doanh thu Nộp chậm doanh thu từ 1 đến 10 ngày chịu phạt lãi 0,25% ngày tính trên tổng số nợ. Nộp chậm 21- 30 ngày chịu phạt lãi 0,4% ngày tính trên tổng số nợ. Trả lương Đối với lái xe: Lương lái xe được trả dười hình thức khoán theo từng mác xe, loại xe, chỉ riêng lái xe con trả lương theo thời gian có thưởng. 2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong nền kinh tế thị trường có sự cạn tranh giữa doanh nghiệp Nhà nước và vận tải tư nhân về giá cước vận chuyển. Công tác quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là một việc làm thường xuyên và có vai trò quan trọng. Việc quảm lý chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm găn liền với nguyên tắc tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng yêu cầu tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Vì sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp đảm bảo chữ tín và sự hưng thịnh trong kinh doanh quan điểm xác định của người lãnh đạo, người quản lý tài chính doanh nghiệp phải khôn khéo. do đặc thù của nghành vận tải nên thực chất của quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản p0hẩm nghành vậnt ải ô tô theo từng đội xe, đoàn xe. Theo văn bản chỉ thị của Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải và căn cứ thông tư 101 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện luật thuế GTGT trong nghành vạn tải đường bộ . Công ty vậnt tải ô tố số 3 áp dụng chế độ khoán cho lái xe từ tháng 01/2003 như sau: TT Khoản mục Xe Kamaz+Hyundai Xe Hinô Xe Chenglong Xe IFAW50 Xe Zil130 Khoán cứng Khoán gọn Khoán cứng Khoán gọn Khoán cứng Khoán gọn Khoán cứng Khoán gọn Khoán cứng Khoán gọn I Tấn hàng vận chuyển 60 40 40 35 30 II Tấn hàng luân chuyển 24.000 16.300 16.000 14.400 10.800 III Tổng thu 11.760.000 39.000.000 8.000.000 1.253.000 7.800.000 1.100.000 7.056.000 2.639.000 5.292.000 1.917.000 IV Tổng chi 1 Lương lái phụ xe 1.586.000 650.000 600.000 716.000 627.000 2 BHXH+BHYT 115.000 115.000 115.000 115.000 85.000 85.000 72.000 72.000 72.000 72.000 3 Nhiên liệu 3.530.000 2.020.000 2.227.000 2.120.000 1.590.000 4 Dầu mỡ phụ 110.000 114.000 80.000 70.000 50.000 5 Trích trước săm lốp 1.833.000 1.799.000 1.170.000 1.100.000 825.000 6 Trích trước SCTX 801.000 411.000 285.000 411.000 283.000 7 Khấu hao cơ bản 2.100.000 2.100.000 1.603.000 2.138.000 1.200.000 1.200.000 740.000 740.000 8 Khấu hao SCL 260.000 260.000 150.000 200.000 229.000 229.000 159.000 159.000 9 Quản lý phí 894.000 894.000 784.000 784.000 662.000 662.000 815.000 815.000 691.000 691.000 10 Năng suất 120.000 120.000 74.000 74.000 80.000 80.000 76.000 76.000 70.000 70.000 V Thuế 235.000 235.000 160.000 160.000 156.000 156.000 141.000 141.000 106.000 106.000 VI Lãi trước thuế 176.000 176.000 120.000 120.000 117.000 117.000 106.000 106.000 79.000 79.000 Phòng kế hoạch phòng kế toán giám đốc a.Nhiên liệu Do đặc điểm của ngành vận tải ô tô nguyên vật liệu chủ yếu là xăng dầu và lốp. Hiện nay nền kinh tế thị trường có nhiều thay đổi rất thuận lợi do vậy lái xe trên đường tự mua xăng dầu. Hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc, hoá đơn mua nhiên liệu (hoá đơn GTGT). Lái xe dưa về và được sự phê duyệt của kế toán trưởng và Giám đốc Công ty. Kế toán thanh toán cho lái xe theo tỷ lệ định mức khoán. Xăng dầu chiếm khoản 30% doanh thu * Trích nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 8/2003 Ngày 10/8/2003- lái xe Nguyễn Văn B ình thanh toán tiền xăng đầu – 1 chứng từ gốc. Hoá đơn Mẫu sổ: 01 GTKT - 3LL Giá trị gia tăng DB/2003B Liên 2: Giao khách hàng 0090987 Ngày 15 tháng 8 năm 2003 Đơn vị bán hàng: DNTN xăng dầu phú liễu Địa chỉ: Cầu đôi - hoài nhơn - bình định Số tài khoản Điện thoại: MS: 4100355691 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Bình lái xe 29 M - 4519 Tên đơn vị: Công ty vận tải ô tô số 3 Địa chỉ: Số tài khoản Hình thức thanh toán: MS: 0100109025-1 STT Tên hàng hoá, dich vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 Dầu DIESCL cao cấp Lít 1000 3454 3.454.000 Lệ phí giao thông 300.000 Cộng tiền hàng 3.454.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 345.400 Lệ phí giao thông: 300.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 4.099.400 Số tiền viết bằng chữ: (Bốn triệu, không trăm chín mươi chín ngàn bốn trăm đồng) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, ghi rõ họ tên ) (Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) Căn cứ vào hoá đơn GTGt số 0090987 được kế toán trưởng và giám đốc phê duyệt. Kế toán lập phiếu chi. Định khoản: Nợ TK 621 Nợ Tk 133 Có TK 111 Từ số liệu trên: Ghi vào nhật ký chứng từ số 1, bảng kê số 4 và bảng kê khai thuế GTGT đầu vào: a. Chi phí hao mòn săm lốp: - Căn cứ vào thônh tư 101/199 của Bộ Tài chính ngày 20/8/1999 Công ty vận tải ô tô số 3 tính chi phí săm lốp theo định mức khoán trên công thức sau: Lt x a ( Cm - Cđt) x n CSL = Lđn Trong đó: CSL : chi phí hao mòn săm lốp Lt: tổng Km thực tế xe chạy (km) a: hệ số đường Cm: giá 1 bôk lốp mới (đ) Cđt: giá trị đào thải 9đ) Lđt: Định ngạch đổi lốp (km) n: Số bộ lốp trên 1 xe(bộ) định mức hao mòn săm lốp hàng tháng TT Mác, loại xe S.L lớp Tổng Km theo khoán Hệ số Tổng kc quy đổi L1 Tổng chi phí hao mòn 1 Xe KAMAZ 10 3.918 1,17 4.580 1.833.000 2 Xe HINÔ 10 3.846 1,17 4.500 1.799.000 3 Xe CHENGLONG 6 4.167 1,17 4.875 1.175.000 4 Xe ZIL 130 6 2.646 1,17 3.440 825.000 5 Xe IFA 6 3.330 1,17 3.896 935.000 Để xác định hao món xăm lốp được chính xác và thống nhất. Bộ phận nghiệm thu phải ghi đầy đủ các nội dung trong phiếu thanh toán chi phí sản xuất xăm lốp mà Công ty đã ban hành. Trích nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 8/2003 Phiếu chi hao mòn xăm lốp định mức Họ và tên lái xe: Nguyễn Tiến Trung Đội xe: 302 Số xe: 29K 6508 Mác xe: IFA Tổng số lốp lắp trên xe : 6 Tuyến đường vận chuyển : Hà Nội - thành phố HCM Tổng km thực tế xe chạy Hệ số đường: 1,17 Tổng km thực tế quy đổi loại 1: 3896 Định mức hao mòn xăm lốp L1. 240(đ) Số tiền : 935.000 (Chín trăm ba mươi năm ngìn) Ngày tháng năm 2003 Kế hoạch điều độ Kế toán Giám đốc công ty * Căn cứ vào phiếu hao mòn xăm lốp định mức được kế toán trưởng và giám đóc phê duyệt. Kế toán viết phiếu chi: Nợ Tk 621 : 935.000 Có TK 111 : 935.000 Từ số liệu đó ghi vào bảng kê số 4 Trong những năm trước đây phòng vật tư xăm lốp về nhập kho. Hàng tháng xuất cho lái xe theo định ngạch lốp. Nay Công ty khoán thẳng cho lái xe định khoán. Như vậy tiết kiệm được khoản chi phí cho công ty. 1. Chi phí nhân công trực tiếp: Hàng tháng khi nghiệm thu phiếu khoán. Căn cứ vào định mức nộp doanh thu để tính lương sản phẩm cho lái xe. - Xe Kamaz: 1.586 - Xe Zil 130: 627.000 - Xe Ifa w50:716.000 - cheng long: 600.000 từ phiếu khoán đựoc kế toán trưởng lập và giám đốc phê duyệt. Kế toán lập bảng thanh toán sản phẩm cho lái xe và phụ xe. theo mưcứ nộp thực tế doanh thu tháng giám đốc Công ty quyết định mức thưởng cho CNV lái xe. Trên cơ sở bảng lường tập hợp số liệu lên bảng phân bổ lương( bảng phẩn bổ số 1) Bảng phân bổ lương: trang sau Trích số liệu tháng 8 năm 2003 bảng phân bổ các đối tượng thanh toán ở số liệu tổng hợp (Các khoản thanh toán trong và ngoài quỹ lương) Tài khoản Đối tượng Thanh toán CNVC Lương Cơ bản Trích 15% BHXH Trích 2% KPCĐ Cộng Lương chính Phụ Cộng lương 622 Lái xe 125.766.016 125.766.016 79.552.952 11.932.943 2.151.320 14.448.263 627 Xưởng 9.791.950 9.791.950 35.646.973 5.347.046 195.839 5.542.885 642 Văn phòng 25.825.176 25.825.176 12.609.415 1.891.412 516.504 2.407.916 Ngày 30 tháng 8 năm 2003 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Khi trích BHXH và kinh phí công đoàn. Kế toán tính: - BHXH = LCB x 15% = 79.552 x 15% = 11.932.943 - KPCĐ = Tổng lương x 2% = 125.766.016 x 2% = 2.515.320 Cộng 14.448.263 Trên cơ sở số liệu ở bảng phân bổ lương kế toán ghi: Nợ TK 622 : 140.214.279 Có TK 334 : 125.766.016 Có TK338 : 14.448.263 Và ghi vào bảng kê 4 2. Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chủ yếu: chi trả lương cho thợ sửa chữa: hao mòn phương tiện, chi phí vận chuiyển cầu phà. a. Chi phí sửa chữa thường xuyên: Hàng tháng khi lái xe về nộp doanh thu khoán theo đúng mức quy định thì việc sửa chữa thường xuyên đã tính theo bảng khoán. Trường hợp lái xe nộp doanh thu lớn hơn mức quy định của Công ty thì chi phí sửa chữa thường xuyên được tính như sau: Căn cứ vào số km loại I đã quy đổi khi nộp và đánh giá chi phí sửa chữa thường xuyên cho 1 km đường loại I ứng với các mác loại xe. CSCTX = Lt x a x Cđg Trong đó: CSCTX : Chi phí sửa chữa thường xuyên Lt : Tổng km thực tế xe chạy a : Hệ số đường Cđg : Đánh giá chi phí sửa chữa thường xuyên Công ty đã tính cụ thể: Chi phí sửa chữa thường xuyên cho 100 km L1 đối với các xe: - Xe Kamaz : 17.500đ - Xe ìa + Hinô : 9.000đ - Xe zil 130 : 8.000đ Khi có phiếu nghiệm thu chi phí sửa chữa thường xuyên bảo dưỡng cấp 1, bảo dưỡng cấp 2. b. Chi phí sửa chữa lớn: Trường hợp sửa chữa lớn: Căn cứ vào định ngạch sửa chữa lớn - phòng kỹ thuật lập phương án sửa chữa lớn. Viết phiếu điều xe vào xưởng Trích nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 8/2003 công ty vận tải ô tô số 3 Phiếu điều xe vào sửa chữa lớn Phòng kỹ thuật Ngày 15 tháng 8 năm 2003 Số xe: 29K 1202 Mác xe: Đội xe: 304 Người lái: Nguyễn Thanh Bình Đơn vị sửa chữa: Xí nghiệp sửa chữa Ngày xe vào 15/8/2003 Nội dung sửa chữa: Đại tu máy: Thay hơi, pít tông, xi lanh, xéc măng. Phòng kỹ thuật Giám đốc Công ty vận tải ô tô số 3 Ban kcs Biên bản nghiệm thu xe Hôm nay, ngày 25 tháng 8 năm2003 1.Nguyễn Văn Ba - Trưởng ban KCS 2. Nguyễn Ngọc Hùng - Trung tâm BDSC 3.Nguyễn Quang Hải - Xí nghiệp sửa chữa 4. Nguyễn Thanh Bình - Lái xe Cùng nhau nghiệm thu biên bản ngày 25 tháng 8 năm 2003. Nội dung cụ thể: Làm theo phương án phòng kỹ thuật: Đại tu máy, thay xi lanh. pít tông… Sau khi sửa chữa máy song yêu cầu chạy thử và bảo hành 2 tháng. Trong thời gian bảo hành, nếu xe hỏng thì sẽ vào xưởng sửa chữa lại. Biên bản nghiệm thu đã đọc cho các bên cùng nghe và nhất trí như trên. Lái xe Xí nghiệp sửa chữa Trung tâm bdsc ban kcs Bảng thanh toán tiền sửa chữa xe Số xe: 29K 1202 Nội dung Tiền Thuế Mua phụ tùng theo HĐ 52052 11.500.000 575.000 Tiền công sửa chữa 500.000 Cộng 12.000.000 575.000 Căn cứ vào đội xe được trưởng phòng kỹ thuật và giám đốc phê duyệt, biên bản nghiệm thu xe của trưởng ban KCS: Bảng thanh toán tiền sửa chữa được kế toán trưởng và giám đốc Công ty ký. Kế toán viết phiếu chi ghi: Nợ TK 3235 : 12.000.000 Có TK 111 : 11.500.000 Có TK334 : 500.000 Đồng thời ghi Nợ TK 133 : 575.000 Có TK111 : 575.000 Từ TK 335 kết chuyển vào TK 627 Nợ TK 627 : 12.000.000 Có TK 335 : 12.000.000 Trên cơ sở số liệu đó ghi vào bảng kê số4 và bảng kê khai thuế đầu vào. c. Khấu hao TSCĐ: Theo quy định số QD166- 30/12/99- TC/ QĐ/ CSTC của Bộ Tài chính Cục trưởng Tổng cục quản lý vón và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp - quy định về Mức trích khấu hao như sau: Mức trích khấu hao Nguyên giá TSCĐ Trung bình hàng = năm của TSCĐ Thời gian sử dụng Trích quyết định số 166 của TC/QĐ/CSTC áp dụng cho ngành vận tải. Nội dung Thời gian sử dụng tối thiểu ( năm ) Thời gian sử dụng tối đa theo ( năm ) Phương tiện đường bộ 6 10 Nhà cửa vật kiến trúc 25 50 Nhà cửa khác 6 25 Công ty vận tải ô tô số 3 áp dụng mức khấu hao: - Phương tiện vận tải đường bộ + máy móc thiết bị = 10 năm - Nhà cửa = 25 năm Nguyên giá TSCĐ cuả phương tiện vận tải và máy móc thiết bị đến tháng 8: - Nguyên giá của PTVT và MMTB đến tháng 8/2003 = 13.863.120 - Nguyên giá của nhà cửa đến tháng 8/2003 = 5.925.200.000 Số khấu hao phải phân bổ trong tháng 8/2003 là: 13.863.120.000 Khấu hao MMTB + PTVT = :12tháng = 115.526.000 10 năm 5.959.200.000 Khấu hao nhà cửa = : 12 tháng = 19.864.000 25 năm Từ số liệu kế toán ghi: Nợ TK 627 : 115.526.000 Có TK 214 : 115.526.000 Nợ TK 642 : 19.864.000 Có TK 214 : 19.864.000 Định khoản này ghi vào bảng phân bổ KHTSCĐ d. Vé cầu đường: Đây là một khoản chi phí khong thể thiếu được trong ngành vận tải đường bộ. chi phí này cũng khá lớn. Từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh phải qua 20 trạm thu phí khác nhau. Các đoạn đường lớn nhỏ đều làm bằng ngân sách Nhà nước cấp hay theo phương thức BOT cùng tổ chức thu phí. Thường xe trọng tải 10 tấn 1 chuyến từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 400.000 - 500.000 đồng vé cầu phà. Hàng tháng căn cứ vào vé cầu phà lái xe về thanh toán được sự phê duyệt của kế toán trưởng và Giám đốc. Kế toán viết phiếu chi và định khoản: Nợ TK 627 Có TK 111 Ghi vào nhật ký số 1 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Do sự cạnh tranh gay gắt giữa kinh doanh vận tải doanh nghiệp nhà nước và xe tư nhân về giá cước vận tải, Công ty vận tải ô tô số 3 giảm bớt chi phí để hạ giá thành vận tải tăng lợi nhuận tối đa. Vì vậy chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu chi các khoản sau: - Chi phí tiếp khách, hội nghị, văn phòng phẩm, huấn luyện quân sự, điện nước, lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, hao mòn nhà cửa. * Trích nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 8/2003 - Chi phí tiếp khách hội nghị : 15.500.000 - Chi văn phòng phẩm : 3.500.000 - Chi huấn luyện quân sự : 700.000 - Chi lương cán bộ quản lý : 20.500.000 - Chi phí BHXH : 1.435.000 - Hao mòn TSCĐ : 3.865.000 Cộng 45.500.000 Căn cứ vào chứng từ gốc được Giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt. Kế toán lập phiếu chi và ghi: Nợ TK 642 : 45.500.000 Có TK 111 : 19.700.000 Có TK 334 : 20.500.000 Có TK 338 : 1.435.000 Có TK 214 : 3.865.000 Từ định khoản trên ghi vào nhật ký chứng từ số 1 6. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào chứng từ gốc được kế toán trưởng và Giám đốc phê duyệt. Kế toán viết phiếu thu chi. Hàng ngày theo phiếu thu chi, thủ quỹ lên báo cáo quỹ hàng ngày. - Trích báo cáo quỹ: Ngày ………. Công ty vận tải ô tô số 3 ˜ỏ™ Báo cáo quỹ tiền mặt Tháng 8 năm 2003 Ngày Số phiếu Diễn giải Số iệu TK đối ứng Số tiền Thu Chi Thu Chi Tồn 3/8 09 Cước vận tải cty BĐPNRĐ 511 32.059.000 … 4/8 05 Chi tiếp khách 642 15.500.000 …. 10/8 15 Thu cước vận chuyển CTTBBĐ 511 105.000.000 …. 11/8 08 Chi mua văn phòng 642 3.500.000 … 15/8 23 Cước vận chuyển 511 95.000.000 … 232.059.000 19.000.000 … Thủ quỹ Kế toán trưởng Trích số liệu bảng kê số 1 bảng kê số 1 tháng 8/2003 Ghi Nợ TK 111 “tiền mặt” Số TT Ngày 511 Ghi Có các TK liên quan Cộng Nợ 1 3/8 32.509.000 32.509.000 2 10/8 105.000.000 105.000.000 3 15/8 95.000.000 95.000.000 … … … … 232.509.511 232.509.511 Người ghi sổ Kế toán trưởng Trích số liệu tháng 8/2003 Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK 111 “tiền mặt” STT Ngày tháng Ghi Có TK 111 – Ghi Nợ các TK Cộng Có TK 111 112 334 338 621 642 627 1 01/8 4.493.300 22.834.890 10.940.000 19.055.880 14.400.640 34.179.400 135.904.110 2 05/8 21.074.000 6.850.000 36.205.000 5.250.000 5.696.000 75.075.000 3 10/8 20.500.000 3.820.000 18.250.000 42.570.000 4 15/8 1.484.800 20.778.000 10.000.000 19.500.000 4.180.000 8.935.000 64.887.800 5 20/8 25.470.000 15.200.000 65.250.000 3.560.000 9.526.000 119.006.000 6 25/8 20.906.250 13.800.000 100.300.000 5.820.000 10.450.000 151.276.250 7 27/8 34.530.000 6.600.000 34.008.000 4.760.000 5.750.000 85.648.000 8 29/8 8.400.000 40.710.000 3.709.360 9.423.600 62.242.960 26.884.350 124.686.890 71.790.000 335.528.880 45.500.000 102.210.000 706.600.120 * Theo chứng từ UNC, séc chuyển khoản ở Ngân hàng gửi về phòng kế toán, kế toán ghi vào sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng và ghi vào bảng kê số 2. Trích số liệu bảng kê số 2 (Tháng 8/2003) bảng kê số 2 Ghi Nợ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” STT Số hiệu Ngày Diễn giải Ghi Nợ TK 112 – Ghi Có TK Cộng Nợ TK 112 511 1 UNC 15/8 Tiền cước vận chuyển C.ty Trần Phú 412.451.000 412.451.000 2 UNC Cước vận chuyển C.ty BĐPNRĐ 230.050.000 230.050.000 Cộng 642.501.000 642.501.000 Trích số liệu (tháng 8 năm 2003) STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 214 334 335 338 NK số 1 NK số 2 Cộng 1 TK 621 “chi phí NVL” 335.528.880 335.528.880 2 TK 622 “chi phí NCTT” 125.766.016 14.448.263 140.214.279 3 TK 627 “chi phí SXC” 115.526.000 35.646.973 12.000.000 5.542.885 102.210.000 270.925.858 115.526.000 161.412.989 12.000.000 16.991.148 437.738.880 746.669.017 Trích số liệu (tháng 8/2003) bảng kê số 5 Tập hợp chi phí sản xuất (TK 642) STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 214 334 335 NK số 1 NK số 2 Cộng 1 Chi phí nhân viên quản lý 25.825.176 5.407.176 31.233.092 2 Chi phí khấu hao 19.864.000 19.864.000 3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 45.500.000 8.101.000 53.601.000 4 Chi phí bằng tiền khác 19.864.000 25.825.176 5.407.176 45.500.000 8.101.000 104.698.092 *Trên cơ sở dữ liệu ở bảng kê 1, bảng kê 2. bảng kê 4, bảng kê 5 lên sơ đồ chữ T, NK số 8, NK số 7, NK số 10. Nhật ký chứng từ số 8 Tháng 8 năm 2003 STT SHTK Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 511 334 335 NK số 1 Cộng 1 111 Tiền mặt 232.509.000 232.509.000 2 112 Tiền gửi ngân hàng 642.501.000 642.501.000 3 511 Doanh thu bán hàng 875.010.000 875.010.000 4 911 Xác định KQKD 746.669.092 104.698.092 851.367.109 857.010.000 746.669.092 104.698.092 875.010.000 2.601.387.109 Nhật ký chứng từ số 10 Tháng 8 năm 2003 Chứng từ Diễn giải Ghi có tài khoản 421 ghi nợ các tài khoản Số hiệu Ngày 911 Lãi 23.642.891 Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 8 năm 2003 TK ghi Có TK ghi Nợ 154 214 334 335 338 621 622 627 NK số 1 NK số 2 NK số 8 NK số 10 Cộng 621 – Chi phí NVL 335.528.880 335.528.880 622 – Chi phí NCTT 125.766.016 14.448.263 140.214.279 627 – Chi phí SXC 115.526.000 35.646.973 12.000.000 5.542.885 102..210.000 270.925.858 154 – C.P SXKDD 335.528.880 140.214.279 270.925.858 764.669.017 632 – Giá vốn HB 746.669.017 764.669.017 511 – Doanh thi BH 875.010.000 875.010.000 642 – Chi phí QLDN 19.864.000 25.825.176 5.407.916 45.500.000 8.101.000 104.698.092 911 – XĐ KQKD 851.367.109 23.642.891 875.101.000 746.669.017 135.390.000 187.238.165 12.000.000 25.339.064 335.528.880 140.214.279 270.925.858 483.238.880 8.101.000 1.726.337.109 23.642.891 4.094.725.143 Giá thành yếu tố: Năm 2002 Năm 2003 1.Doanh thu 10.580.250.626 12.848.421.726 2. Chi phí 10.399.725.176 12.597.778.962 - Chi phí NVL 2.856.667.670 3.854.530.000 - Chi phí NCTT + Lương 1.225.250.300 1.838.225.299 + BHXH 208.292.550 291.928.145 - Khấu hao TSCĐ 1.654.634.500 1.654.634.500 - Chi phí TSCĐ 2.054.800.050 2.950.407.008 - Chi phí khác bằng tiền 2.400.080.106 2.008.050.010 Lãi 180.525.450 250.642.764 * Nhìn vào giá thành yếu tố năm 2002 so với năm 2003. Năm 2003 tăng: -Về doanh thu tăng: 268.117.100 đ chiếm 21,4% - Về lợi nhuận: 70.117.314 đ chiếm 38,8% - Về tổng chi phí: So với doanh thu năm 2003 giảm 0,3% Phần III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại công ty vận tải ô tô số 3. I. Đánh giá chung về công tác quản lý và kế toán CPSX, tính giá thành sản phẩm tại Công ty ô tô số 3. Công tác kế toán ở Công ty ô tô số 3 hạch toán theo nhật ký chứng từ. Về kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nhnf chung thực hiện theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước. Tập hợp chi phí sản xuất được phản ánh đầy đủ chính xác, cập nhật hàng ngày vào bảng kê nhật ký. Các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, đúng thời gian. Nhìn chung việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành vận tải ôtô số 3 đãv đảm bảo tuân theo chế độ hiện hành, đảm bảo thống nhất cho việc chỉ đạo công tác kế toán.Trong việc tính toán và đã cung cấp được những thông tin quan trọng về chi phí và tính gía thành vận tải ôtô phục vụ cho việc điều hành và chỉ đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh của lãnh đạo công ty. Có thể nói công tác phí sản xuất tính giá thành sản phẩm đã cung cấp cho lãnh đạo Công ty các thông tin cần thiết về các khoản chi phí của Công ty. Giúp cho lãnh đạo Công ty kịp thời đưa ra các biện pháp và giải pháp để tiết kiệm chi phí kinh doanh , làm cho sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ vận tải ô tô số 3 đã nhận thức một cách đứng đúng đắn việc đưa ra những giải pháp phù hợp trong tính hình hiện tại chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh tế. Qua đó, đánh gía một cách đầy đủ khách quan tình hình quản lý kinh tế của Công ty mà nội dung chủ yếu của nó là công tác kế toán, trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là quan trọng nhất. Do đó Công ty luôn luôn quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lý với tình hình thực tế của Công ty và yêu cầu chế độ quản lý kinh tế hiện này. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Em đã củng cố thêm kiến thức đã học ở trường và liên hệ với thực tế. Tuy thời gian về tìm hiểu thực tế tại Công ty chưa nhiều, nhưng qua bài viết này em xin mạnh dạn trình bày một số ưu điểm, nhược điểm và một số kiện nghị về kế toán chi phí và tính giá thành Công ty. Hy vọng rằng nó sẽ góp phần nhỏ vào việc hòan thiện công tác kế toán của Công ty. Nnững tồn tại trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành vận tải ôtô một mặt do những nguyên nhân khách quan, chế độ kế toán tái chính chưa đồng bộ, thiếu thống nhất. Việc hoàn thiện kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm ôtô tại công ty vận tải ôtô số 3 sẽ góp phần phát huy chức năng vai trò của kế toán làm cho kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý có hiệu quả nhất. Ưu điểm: Công y vận tải ôtô số 3 đã vượt qua những khó khăn thử thách và tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường. Để cố được nhừng thành tựu đó đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của ban giám đốc cùng toàn thể cán bôn công nhân viên trong công ty, trong đó có sự đống góp không nhỏ của phòng kế toán. - Công ty xác định tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là tương đối hợp lý, phù hợp với hoạt động của sản xuất kinh doanh dịch vụ vận tải. - Công ty xây dựng các mức chi phí làm căn cứ cho việc tính các khoản mục vào chi phí vận tải được xác định nói chung là chính xác, phù hợp với đặc điểm của Công ty. - Bộ phận kế toán cuả Công ty hạch toán ban đầu tương đối nhanh, kịp thời. Hàng tháng công việc lập bảng kê về hoá đơn GTGT đầu vào được khấu trừ đầy đủ, phù hợp với chế độ chính sách thuế của Nhà nước ban hành. - Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành kịp thời. Vì vậy, đã tạo ra thuận lợi trong việc cung cấp thông tin nhanh chóng cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành. Nhược điểm: Cơ chế khoán còn bộc lộ nhiêug tồn tại về mặt hiệu quả và phát sinh những bất hợp lý trong quản lý kinh doanh vạn tải trong Công ty. - Về hiệu quả kinh doanh của công ty thấp đặc biệt làm giảm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Giám đốc, còn vai trò của bộ máy giúp việc dần dần trở thành là người chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh vận tải. - Về quản lý: Công ty không còn là người tổ chức hoạt động vận tải tập trung theo quy mô lớn vì đã trao quyền cho lái hoạt đọng kinh doanh vậntải trên từng chiếc xe. Do đó, người lái được quyền lựa chọn phương án vậntải khi họ thấy có lợi hoặc không có lợi. Vì vậy tại một số nơi, Công ty ký hợp đòng vận chuyển có khối lượng lớn nhưng khi giao cho lái xe họ không chịu thực hiện vì họ đã nhạn khoánvới Công ty cũng từ đây uy tín Công ty bị mất dần đối với các chủ hàng. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất - tính giá thành vận tải ô tô số 3: - Nâng cao công tác quản lý theo hình thức khoán: Để khắc phục được những nhược điểm trong hình thức khoán giúp cho việc tính toán các khoản mục trong giá thành, Công ty cần phải đổi mới cơ chế khoán sao cho phù hợp với tình hình hiện nay tạo điều kiện cho Công ty tồn tại và phát triển. Thứ nhất: Công ty phải thường xuyên tiếp cận thị trường, điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để điều chỉnh mức khoán cho phù hợp. Thứ hai: Công ty phải quản lý chặt chẽ số km xe chạy và thời gian xe hoạt động, muốn làm được điều đó thì cán bộ đội xe hàng ngày phải thường xuyên kiểm tra cho phương tiện mỗi khi xe về bãi và tính được số km xe xhạy thực tế và giấy tờ liên quan đến việc đi đường của lái xe để phòng kế toán tính giá thành trong tháng. Thứ ba: Mỗi lái xe dùng phương tiện để thực hiện kinh doanh bên ngoài thì phải báo cho bộ phận quản lý xe và được sự đồng ý của các đội xe. trên cơ sở đó cán bộ đội xe tổng hợp lại và báo cáo cho phòng kế hoạch biết để bắt lái xe phải nộp theo tỷ lệ % trêb doanh thu của hoạt động đó. Ngoài ra, phải quản lý số lượng xe từng ngày và lập kế hoạch kinh doanh hợp đồng bên ngoài của phòng kế hoạch được chính xác. Vì vậy, có làm được như trên thì công việc quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty đạt được hiệu quả cao hơn. - Tăng cường công tác quản lý mức tiêu hao cho phương tiện Do nhiên liệu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành vận tải ( từ 30% - 35%). Cho nên việc quản lý tốt tiêu hao nhiên liệu sẽ có tác dụng lớn trong việc phản ánh chính xác giá thành vận tải. Vì vậy, để thực hiện tốt quản lý mức tiêu hao nhiên liệu cho phương tiện ban lãnh đạo Công ty và bộ phận kế toán cần có biệnpháp quản lý sau: Thứ nhất: Phải thường xuyên quan tâm đến định mức chi phí tiêu hao nhiên liệu cho từng phương tiện để làm được điều này thì đội trưởng các đội xe, phòng kỹ thuật phải căn cứ vào tuyến đường xe chạy để quản lý số km xe chạy thực tế. Thứ hai: Hiện nay phương tiện của Công ty có nhiều xe dã cũ nát. do vậy Công ty nên dổi mới phương tiện nhằm tiết kiệm được tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí trong giá thành vận tải cho Công ty và giúp cho Công ty tăng thêm thu nhập. Ngoài ra còn phù hợp với quy định của Chính phủ ( hết thời gian khấu hao xe thì sẽ không hoạt động nữa) Thứ ba: Trên cơ sở việc tính toán đó hàng tháng kế toán phải lập bảng theo dõi nhiên liệu cho từng xe, trên cơ sở đó xác định mức tiết kiệm hay lãng phia nhiên liệu để có biện pháp xử lý cụ thể. - ứng dụng phần mềm vào phòng kế toán trong Công ty. Công ty nên đầu tư trang bị cũng như đào tạo kế toán sử dụng máy. Làm được như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian giảm bớt khối lượng ghi chép, đặc biệt là việc cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời. Trên đây là một số kiến nghị của em về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vận tải ô tô số 3. Em mong rằng những ý kiến đó sẽ góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Kết luận Ngày nay trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiẹp muốn tồn tại và phát tiển được thì phải không ngừng nâng cao công tác quản lý chi phí sản xuất, hạ thành sản phẩm, cải tiến đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, giá thành hợp lý, phù hợp với ngưòi tiêu dùng. Đối với Công ty vận tải đó là giá cước phí vận chuyển hợp lý, vận chuyển hàng hoá đảm bảo uy tín, nhanh chóng, đúng thời gian quy định đối với khách hàng. Đối với Công ty vận tải ô tô số 3 đã chọn cho mình hướng đi đúng là đổi mới cách nghĩ và cách làm bằng phương pháp liên doanh liên kết để tạo thêm sức mạnh về vốn. Tạo được sức cạnh tranh trên thị trường. Trong quá trình thực tập tại Công ty với thời gián tương đối ngắn, kinh nghiệm thực tế cúng như trình độ bản thân còn hạn chế nên không tránh được những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của cán bộ trong Công ty mà trực tiếp là cán bộ kế toán tài chính và những ý kiến của thầy cô giáo để tôi có thêm hiểu biết về phương diệnlý luận cũng như thực tiễn . Xin trân trọng cảm ơn Thạc sỹ Thái Bá Công cùng toàn thể anh chị em trong Công ty vận tải ô tô số 3 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0027.doc
Tài liệu liên quan