Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5

Hệ thống kế toán Việt Nam nói chung, kế toán áp dụng cho khối sản xuất kinh doanh nói riêng đã có những đổi mới tích cực góp phần vào sự phát triển của đất nước, áp dụng hệ thống kế toán mới có nhiều điểm phù hợp hơn với cơ chế quản lý, giúp các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp quản lý tốt hơn về nguồn tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy một vấn đề cần đặt ra hiện nay là áp dụng như thế nào cho và phù hợp với điều kiện sản suất kinh doanh và đúng với quy định thì lại là một bài toán mà các cơ quan quản lý đặc biệt là các chủ doanh nghiệp đang tìm lời giải. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5, tìm hiểu thực trạng kế toán của Công ty thì nhìn chung công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu quản lý tại Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu việt thì vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục.Với kiến thức đã học ở trường và qua thực tế công tác kế toán tại Công ty em đã mạnh dạn nêu một số ý kiến của bản thân nhằm làm cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thiện hơn. Quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng tiếp cận với những kiến thức mới nhất về chế độ kế toán do Nhà nước ban hành, kết hợp với những kiến thức đã học tập trong trường đại học. Do thời gian thực tập có hạn, tầm nhận thức còn mang nặng tính lý thuyết, chưa nắm bắt được nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Bài viết của em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để nhận thức của em về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn.

doc45 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a hoàn thành tại điểm dừng kỹ thuật. Giá trị sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí thực tế, trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn công việc hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Giá trị của khối lượng XL DD cuối kỳ = Chi phí SX-KD DD đầu kỳ + Chi phí SX-KD phát sinh trong kỳ x Giá trị của khối lượng XL DD Cuối kỳ Theo dự toán Giá trị KL XL hoàn thành theo dự toán + Giá trị khối lượng XL DD cuối kỳ theo dự toán 3- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 3.1- Đối tượng tính giá thành Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên của công tác tính giá thành, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tính chính xác giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây lắp là sản phẩm mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm có yêu cầu dự toán riêng và yêu cầu quản lý theo dự toán. Do đó, đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, các khối lượng xây lắp có dự toán riêng đã hoàn thành. Nếu tổ chức thêm phân xưởng sản xuất phụ thì đối tượng tính giá thành là một đơn vị sản phẩm. 3.2- Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Để xác định kỳ tính giá thành cho thích hợp, kế toán căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất thích hợp. Căn cứ vào đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là những sản phẩm mang tính đơn chiếc, cố định tại nơi sản xuất, thời gian sử dụng lâu dài, mỗi sản phẩm đều có thiết kế riêng… do đó, kỳ tính giá thành trong xây dựng cơ bản thường là: + Khi hoàn thành kết thúc toàn bộ công trình. + Khi kết thúc mọi công việc trong đơn đặt hàng. + Khi một bộ phận công trình hoàn thành được nghiệm thu bàn giao. + Khi từng phần công việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng giao thầu. 3.3- Phương pháp tính giá thành Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu CPSX để tính toán tổng giá và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành theo yếu tố hoặc theo khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định. Các phương pháp tính giá thành được sử dụng tuỳ theo đặc điểm tập hợp chi phí, quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xây dựng, hiện nay các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau: 3.3.1- Phương pháp tình giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp thuộc loại hình giản đơn, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo; trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành càn phải tính giá thành thực tế: Giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 3.3.2- Phương pháp tình giá thành tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng thích hợp với công việc xây dựng các công trình lớn, phức tạp và quá trình xây lắp có thể chia ra cho các đội xây lắp khác nhau; đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng. Công thức tính như sau: Z = dđk + c1 + c2 + c3 + … + cn - dck Trong đó: - Z : Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp - c1, c2, c3, … cn : CPSX ở từng đội, công trình, hạng mục công trình - dđk, dck : Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ 3.3.3- Phương pháp tình giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng; kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành. Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình, hạng mục công trình thì chi phí sản xuất đơn đặt hàng tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp xây lắp có thể áp dụng các phương pháp trên hoặc kết hợp chúng với nhau. 4- Sổ sách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 4.1.Một số vấn đề về tổ chức sổ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Để phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý tài sản và sử dụng vốn nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp xây lắp bắt buộc phải mở đầy đủ các sổ, ghi chép, quản lý, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán. Doanh nghiệp xây lắp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật để lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp và nhất thiết phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản của sổ kế toán đó. Các doanh nghiệp co thể áp dụng 1 trong 4 hình thức sổ kế toán sau: Nhật ký chung, Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký Chứng từ. 4.2. Tổ chức hạch toán theo hình thức nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số hiệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên hệ thống các bảng phân bổ, sổ chi tiết tài khoản, hệ thống sổ tổng hợp như Nhật ký chung và sổ Cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154 và thẻ tính giá thành sản phẩm. Sơ đồ trình tự ghi sổ Nhật ký chung ð Chương II Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 a- giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 1- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Cổ phần xây dựng số 5 thuộc Tổng công ty Xuất Nhập khẩu xây dựng Việt nam (VINACONEX) - Bộ Xây Dựng là một doanh nghiệp xây dựng được thành lập theo quyết định số 1500/BXD năm 1973 của bộ trưởng bộ xây dựng trên cơ sở sát nhập Công ty Kiến trúc Ninh bình, Công ty Kiến trúc Nam Hà và Xí nghiệp sản xuất vật liệu số 6. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty là xây dựng tất cả các công trình công nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi…. Là một doanh nghiệp cổ phần Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của VINACONEX, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh theo số vốn huy động được. Trong 33 năm qua Công ty luôn luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ nhà nước giao và trưởng thành đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Công ty luôn giữ một nền tài chính lành mạnh và vững chắc mặc dù bên cạnh đó gặp rất nhiều khó khăn. Các công trình tiêu biểu mà Công ty đã xây dựng như: Xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy Dệt Nam Định, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thuỷ điện Hoà Bình… Nhờ những thành qủa đạt được mà Công ty đã nhận được rất nhiều các phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng III, Huân chương kháng chiến hạng III. Bộ Xây Dựng tặng cờ đơn vị thi đua xuát sắc thời kỳ 1990 -2000, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị xuất sắc liên tục trong 5 năm (1996 - 2000). Đến năm 1995 do chủ trương của Nhà nước, Bộ Xây Dựng đã sắp xếp lại tổ chức, thu hẹp đầu mối quản lý của Bộ thành lập các tổng công ty lớn và tham gia đấu thầu quốc tế, vì vậy Công ty được thành lập lại và trực thuộc VINACONEX chođến năm 2000 đứng trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, được sự cho phép của Bộ Xây Dựng và VINACONEX, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và chính thức mang tên Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 (VINACONEX 5). Hiện nay Công ty đã thực sự trưởng thành và vững mạnh là một trong những công ty lớn trong Tổng công ty, có một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, năng lực quản lý tốt, dầy dạn kinh nghiệm và số lượng công nhân lành ghề chiếm tỷ trọng lớn, bên cạnh đó còn có một khối lượng vốn kinh doanh đảm bảo tốt cho hoạt động của Công ty. Tinh hình tài chính hiện nay của Công ty với số vốn điều lệ lên tới 7,2 tỷ đồng (phát hành 72000 cổ phần, mệnh giá 100.000 đ/ cổ phần). Các chỉ tiêu kinh tế Công ty đã đạt được 2003 - 2005 (Đơn vị tính:VNĐ) Chỉ tiêu Năm thực hiện Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng doanh thu 144.731.344.780 162.222.099.789 199.399.400.124 Thu nhập bình quân 856.502 950.134 1.126.985 Nộp ngân sách 1.349.487.958 1.625.182.946 1.934.705.820 Lợi nhuận trước thuế 3.500.223.253 3.825.455.451 4.056.124.362 Giá trị tài sản cố định 23.100.308.322 38.343.562.213 42.256.898.542 2- cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty - Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý của Công ty, là đại diện chủ sở hữu có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty. HĐQT bầu ra chủ tịch HĐQT trong số các thành viên HĐQT. - Ban kiểm soát HĐQT: Ban kiểm soát có 5 thành viên, trong đó có một thành viên Hội đồng quản trị là Chủ tịch, 4 thành viên khác do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật; trong đó một thành viên là chuyên viên kế toán hai thành viên do đại hội đại biểu công nhân viên chức Công ty giới thiệu và một thành viên do Tổng công ty giới thiệu. - Giám đốc điều hành: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. - Các phó giám đốc: Có trách nhiệm giúp giám đốc về mặt kỹ thuật, quản lý và thay mặt Giám đốc xử lý các công việc trong thẩm quyền trách nhiệm khi được uỷ quyền hoặc giám đốc vắng mặt, tự chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật trong quyền hạn của mình. - Phòng tài chính - Kế toán: Đơn vị chức năng tập hợp các dữ liệu hoạt động kinh tế tài chính báo cáo tổng hợp tình hình tài chính của Công ty cho Giám đốc và các cơ quan chức năng, chủ trì kiểm kê và theo dõi tài sản theo quy định, tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động kinh tế. Giải quyết các nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính của Nhà nước. - Phòng kế hoạch kỹ thuật: nhiệm vụ chức năng của phòng là giúp Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi tiêu, mua sắm, sửa chữa, xây dựng giá thành sản phẩm và đơn giá tiền lương, xây dựng các định mức về lao động và các loại định mức khác phù hợp với các điều kiện của Công ty. - Phòng vật tư thiết bị: Có chức năng giúp Giám đốc Công ty quản lý và sử dụng xe, máy, thiết bị trong toàn Công ty đảm bảo có hiệu quả cao nhất. - Phòng Tổ chức Hành chính: Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc và triển khai thực hiện các quyết định của Giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo quản lý nhân sự. Nơi tiếp nhận các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Công ty và các cơ quan cấp trên, công tác văn thư và quản trị văn phòng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy ð 3- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình xây lắp 3.1- Đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Xây dựng số 5 là một doanh nghiệp tạo ra tài sản cố định với những sản phẩm là công trình, hạng mục công trình… có quy mô và kết cấu lớn, thời gian thi công dài, sản phẩm mang tính đơn chiếc. Sản phẩm tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước nên tính hàng hoá của sản phẩm không thể hiện rõ. Công ty với 21 đội sản xuất, đứng đầu là các đội là đội trưởng, trong đó có: @ Một đội mộc & trang trí nội thất, có nhiệm vụ chuyên cung cấp các sản phẩm về gỗ cho các công trình xây dựng trong toàn công ty và hoàn thiện khâu cuối cùng của một công trình (sơn tường, kẻ vẽ, lát gạch trang trí…). @ Một đội điện nước chuyên làm nhiệm vụ thiết kế và hoàn thiện hệ thống điện nước cho các công trình mà các đội xây dựng trong Công ty đã trúng thầu. @ Còn lại 19 đội chuyên xây dựng tất cả các công trình xây dựng, đây là bộ phận hoạt động sản xuất chính của Công ty. Các đội trưởng trực tiếp phụ trách thi công, chịu toàn bộ trách nhiệm trong hoạt động của mình, tự lên phương án hoạt động, tự chịu trách nhiệm về tài chính, luật pháp. Công ty trực tiếp thu 9 % phí quản lý đối với mỗi công trình, phần còn lại (91 %) dự toán là do các đội tự quản lý và sử dụng một cách hợp lý. 3.2- Quy trình xây lắp Khái quát các bước của quá trình xây lắp một công trình: Để có một công trình hoàn thành với chất lượng đảm bảo cho các hợp đồng đã ký kết, Công ty luôn áp dụng và cải tiến công nghệ và phương pháp mới nhất để đưa vào các công trình và hạng mục công trình; nhờ vậy các sản phẩm hoàn thành của Công ty luôn được các chủ đầu tư, khách hàng đánh giá cao. 4- Các chỉ tiêu kinh tế đã đạt và chiến lược kinh doanh của Công ty 4.1- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm gần đây Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ khi thành lập cho đến nay không những đảm bảo khả năng tồn tại của Công ty trên thị trường mà còn liên tục phát triển; năng lực sản xuất kinh doanh được nâng cao rõ rệt cả về cơ chế điều hành đến lực lượng sản xuất, hiệu quả và sức cạnh tranh liên tục tăng lên. 4.2- Chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới ð Củng cố xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo toàn Công ty có nền sản xuất kinh doanh hiện đại. ð Giao kế hoạch 2006 - 2007 cho các tổ đội, phát động thi đua phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh ngay từ những tháng đầu, quý đầu. ð Xây dựng và phát huy nền tài chính trong sạch vững mạnh, cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất cho các hợp đồng đã, đang và sẽ ký kết trong thời gian tới. ð Tiếp tục chú trọng và phát triển công tác đào tạo, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý phòng ban cơ quan Công ty, cán bộ quản lý các tổ đội. ð Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và có tay nghề cao, sẵn sàng cho các công trình khi Công ty điều động. ð ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào công tác điều hành và quản lý Công ty. ð Cơ giới hoá có trọng điểm các công việc đòi hỏi độ chính xác cao và khối lượng lớn bảo đảm an toàn lao động cho cán bộ công nhân trực tiếp sản xuất. 5- Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty 5.1- Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán Công ty có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp báo cáo. Với việc áp dụng hình thức kế toán tập trung đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, đối với công tác kế toán, tổng hợp số liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện cho việc áp dụng phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty gồm các cán bộ nhân viên biên chế với trình độ 100% là đại học và cao đẳng đảm nhận các công việc sau: Œ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của phòng cũng như thực hiện chức năng kiểm soát của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về toàn bộ công tác kế toán của Công ty.  Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến các khoản chi phí do các phần hành kế toán khác chuyển đến, kế toán tổng hợp vào sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản, tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và lập bảng cân đối kế toán gửi lên cấp trên có thẩm quyền. Ž Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi tình hình nhập xuất, tăng giảm vật tư, nguyên vật liệu cũng như tài sản cố định ( nguyên giá, giá trị còn lại và giá trị hao mòn), thực hiện tính toán thanh lý và sửa chữa tài sản cố định.  Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Theo dõi các khoản thu chi và sử dụng vốn bằng tiền tại công ty, theo dõi các khoản vay, ký quỹ ký cược, các khoản bảo lãnh đồng thời thanh toán các khoản nợ đến hạn trả.  Kế toán thuế: Thực hiện kê khai, theo dõi các khoản thuế hàng tháng trình cục thuế, tổ chức hạch toán, theo dõi các khoản phải nộp ngân sách. ‘ Kế toán lương, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn: Theo dõi số ngày lao động và số thành phẩm của các cán bộ công nhân viên để làm câưn cứ tính lương cho từng người, tính toán số tiền bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn phải nộp theo quy định của Nhà nước. ’ Kế toán theo dõi các công trình: Kiểm tra, tập hợp các chi phí của các công trình đưa lên để ghi sổ và tính giá thành “ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi, tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt của Công ty. 5.2- Tổ chức vận dụng hình thức kế toán ụ Chế độ kế toán Công ty áp dụng chế độ kế toán của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. ð Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm. ð Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ). ð Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. ð Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Phương pháp khấu trừ ụ Hình thức ghi sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán. 5.3- Tổ chức và phân tích báo cáo kế toán Việc lập và phân tích báo cáo kế toán của Công ty được thực hiện một cách tổng quát, phản ánh đầy đủ tình hình tài sản, các nguồn hình thành tài sản, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và một số tình hình khác liên quan đến các hoạt động kinh tế của Công ty. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty: Œ Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01 - DN)  kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (mẫu số B02 - DN) Ž Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09 - DN) b- Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 1- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1- Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây dựng và của các sản phẩm xây lắp là có qui trình sản xuất phức tạp, thời gian xây dựng lâu dài, sản phẩm là đơn chiếc và có qui mô lớn, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ... cho nên để đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được Công ty xác định là từng công trình, hạng mục công trình. 1.2- Đối tượng kế toán tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc có tính dự toán riêng đã hoàn thành của từng công trình, hạng mục công trình. Nghĩa là khối lượng công việc đó có sự xác nhận của chủ đầu tư trong biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp. 2- Nội dung kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất Trong năm 2005 Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 đã nhận được nhiều công trình lớn, nhưng trong giới hạn bài luận văn này em xin trình bày quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công trình chung cư 25 tầng khu đô (VIMECO) qua các ví dụ. trích dẫn số liệu tháng 12/ 2005 của công trình này. 2.1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) Chi phí NVLTT là một chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, chiếm khoảng 65-70% tổng chi phí. Do đó việc hạch toán dúng và đủ chi phí này rất quan trọng trong việc xác định tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và tính chính xác của giá thành xây dựng. Sơ đồ trình tự hạch toán ð Chi phí NVLTT bao gồm: nguyên vật liệu chính (sắt thép, gạch, xi măng…), nguyên vật liệu phụ (sơn, dây thép, đinh vít…), nhiên liệu. Ä TK kế toán sử dụng TK 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tại Công ty kế toán lựa chọn giá thực tế để theo dõi tình hình luân chuyển vật liệu, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đích danh. Ví dụ: Hoá đơn GTGT ngày 06/12/2005 (Phụ lục 01) mua nguyên vật liệu nhập kho, giá chưa thuế GTGT là: 13.033.000, thuế suất thuế GTGT = 10%. Kế toán lập phiếu nhập kho số 12 ngày 06/12/2005 (Phụ lục 02a) và hạch toán: Nợ TK 152 : 13.033.000 Nợ TK 133 : 1.303.300 Có TK 331 : 14.336.000 Sau khi nhập kho, tiến hành xuất kho ngay (theo giá đích danh), giao trực tiếp tới chân công trình. Kế toán lập phiếu xuất kho (Phụ lục 02b) và hạch toán: Nợ TK 621 : 13.033.000 Có TK 152 : 13.033.000 Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên bảng kê phiếu xuất vật tư kế toán lập bảng tổng hợp xuất vật tư (Phụ lục 02c). Đến cuối kỳ toàn bộ chi phí NVLTT được tập hợp trên TK 621, kế toán tổng hợp và kết chuyển để tính giá thành công trình VIMECO theo định khoản: Nợ TK 154 : 370.542.875 Có TK 621 : 370.542.875 Kế toán tập hợp tất cả các số liệu và hạch toán trên phần mềm máy tính, máy sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ Nhật ký chung (Phụ lục 03), sổ Cái TK 621 (Phụ lục 04) và sổ Chi tiết TK 621 (Phụ lục 05) 2.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) Trong giá thành xây dựng, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ lệ tương đối lớn, khoảng 10-12% tổng chi phí là trong điều kiện thi công bằng máy còn hạn chế. Do vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí NCTT có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương và trả lương chính xác cho người lao động và nó góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm xây lắp. Hình thức trả lương cho lao động trực tiếp mà Công ty áp dụng là giao khoán từng khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Ä TK kế toán sử dụng TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp” Lao động trong các tổ đội đối với mỗi công trình được chia làm 2 hình thức: ụ Đối với lao động thuê ngoài Công ty không tiến hành trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) mà tính toán hợp lý vào đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động. Đơn giá này do phòng kỹ thuật lập dựa trên cơ sở đơn giá qui định của Nhà nước cùng với điều kiện thi công từng công trình cụ thể. Sau khi lập hợp đồng thuê nhân công (Phụ lục 06) sẽ làm hợp đồng giao khoán khối lượng công việc thuê ngoài. Cuối tháng khi khối lượng công việc hoàn thành, đội sẽ lập biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Ví dụ: Căn cứ vào bảng thanh toán khối lượng thuê nhân công trực tiếp bên ngoài cho công trình VMECO tháng 12/2005 (Phụ lục 06) với tổng số thù lao lao động phải trả là: 59.783.000, kế toán hạch toán: Nợ TK 622 : 59.783.000 Có TK 334 (3342) : 59.783.000 ụĐối với lao động trong danh sách Công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng qui định hiện hành. Kế toán căn cứ vào hợp đồng giao khoán từng phần việc, khối lượng thực tế công tác xây lắp hoàn thành, thời gian hoàn thành bàn giao, chất lượng kỹ thuật công việc và đơn giá ban hành tính số tiền cần phải thanh toán cho tổ lao động này. Kế toán phải căn cứ vào bảng chấm công để tiến hành chia lương cho từng thành viên trong tổ (Phụ lục 07) Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công đối với công nhân viên trong danh sách của đội phục vụ trực tiếp cho công trình VMECO tháng 12/2005 (Phụ lục 07) với tổng số lương phải trả là: 39.650.000, kế toán hạch toán: Nợ TK 622 : 39.650.000 Có TK 334 (3341) : 39.650.000 Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ lương (Phụ lục 08), kế toán ghi vào sổ chi tiết (Phụ lục 09), sổ Cái TK 622 (Phụ lục 10) và ghi sổ Nhật ký chung. Cuối kỳ kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất của công trình VIMECO (TK 3341 và TK 3342) là: 39.650.000 + 59.783.000 = 99.433.000 (đ), kế toán kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành Kế toán hạch toán: Nợ TK 154 : 99.433.000 Có TK 622 : 99.433.000 2.3- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công Hiện nay, máy thi công tại Công ty là thuê ngoài để hoạt động (do các công trình Công ty nhận thầu thường ở rất nhiều nơi cách xa nhau). Chứng từ trước tiên lấy làm cơ sở xác định chi phí thuê máy là hợp đồng thuê máy, trong hợp đồng thuê máy nêu rõ nội dung khối lượng công việc, đơn giá thuê. Ä TK kế toán sử dụng TK 623 “ chi phí sử dụng máy thi công” Cuối kỳ căn cứ vào các chứng từ là hợp đồng thuê ca máy hoạt động kế toán ghi vào sổ chi tiết (Phụ lục 12) chi phí cho từng công trình, sổ Cái TK 623 và ghi sổ Nhật ký chung (Phụ lục 13). ví dụ: Căn cứ vào hợp đồng thuê ca máy hoạt động cho công trình VIMECO Ngày 01/12/2005 với Công ty Cơ giới và Xây lắp 45 (Phụ lục 11) giá chưa thuế GTGT là: 12.750.000, thanh toán bằng tiền mặt, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 623 (6237): 12.750.000 Nợ TK 133 : 1.275.000 Có TK 111 : 14.025.000 Cuối kỳ toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công (đối với Công ty là chi phí thuê ca máy hoạt động) được kết chuyển sang TK 154 theo từng đối tượng: Nợ TK 154 (công trình VIMECO): 12.750.000 Có TK 623 : 12.750.000 2.4- Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đên quá trình quản lý ở các tổ, đội bao gồm lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca..., khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền. Ä TK kế toán sử dụng TK 627 “ chi phí sản xuất chung” và chi tiết thành: ụ TK 6271- Chi phí nhân viên quản lý đội Chi phí này bao gồm các khoản lương chính, phụ, làm thêm, phụ cấp lao động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT tính theo quy định hiện hành trên tổng số tiền lương phải trả toàn bộ công nhân viên trong từng đội (BHXH + BHYT + KPCĐ = 25% trong đó 6% trừ vào lương công nhân viên, 19% tính vào giá thành của sản phẩm xây lắp). Ví dụ: Trả lương tháng 12/2005 cho ông Lê Dũng với hệ số bậc lương: 4,0; hệ số phụ cấp: 0,5; thưởng: 195000. Kế toán tính lương cho ông Quý như sau: Lương cơ bản = 350.000 x 4,0 = 1.400.000, Phụ cấp = 350.000 x 0,5 = 175.000 ð Lương thực tế = 1.400.000 + 175.000 + 195.000 = 1.770.000 ð BHXH, BHYT phải nộp = 1.400.000 x 6% = 84.000 Tương tự như vậy kế toán tính lương cho tất cả nhân viên quản lý đội ( công trình VIMECO): lương cơ bản = 5.500.000, lương thực tế = 8.350.000 Nợ TK 6271 : 8.350.000 Có TK 334 : 8.350.000 Trích BHXH (15%), BHYT (2%), KPCĐ (2%) theo tỷ lệ quy định. Tổng lương cơ bản của toàn đội là: 5.500.000 + 39.650.000 = 45.150.000; lương thực tế của cả đội là: 8.350.000 + 39.650.000 = 48.000.000 (lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất = lương thực tế). Sau đó kế toán hạch toán: Trích BHXH : 45.150.000 x 15% = 6.772.500 Trích BHYT : 45.150.000 x 2% = 903.000 Trích KPCĐ : 48.000.000 x 2% = 960.000 Cộng : 8.578.500 Nợ TK 6271 : 8.578.500 Có TK 338 (3382, 3383, 3384): 8.578.500 ụ TK 6272, 6273- Chi phí vật liệu công cụ dụng cụ Chi phí này bao gồm chi phí vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển, công cụ dụng cụ lao động nhỏ… Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi tiết TK 6272 (Phụ lục16) xuất vật liệu cho việc làm lán trại tạm thời, kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 6272 : 5.022.880 Có TK 152 : 5.022.880 Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi tiết TK 6273 (Phụ lục18) xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất, kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 6273 : 13.400.000 Có TK 142 : 13.400.000 ụ TK 6274- Chi phí kháu hao tài sản cố định Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động chung của từng đội. Công ty tính khấu hao TSCĐ cho từng tháng căn cứ vào bảng đăng ký mức trích khấu hao TSCĐ, hàng tháng kế toán sẽ ghi sổ theo dõi khấu hao TSCĐ mức trích của những TSCĐ mà mình đang quản lý. Phương pháp tính khấu hao Công ty sử dụng là khấu hao tuyến tính: Mức khấu hao tháng = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng x 12 Ví dụ: Trong tháng 12/2005, công trình Vimeco có sử dụng một xe ôtô trộn bê tông trị giá 450.000.000đ, ước tính thời gian khấu hao hết tài sản cố định này là 10 năm. Như vậy tiền khấu hao xe ôtô trong tháng 12 là: 450.000.000 = 3.750.000 10 x 12 Kế toán định khoản và nhập số liệu vào máy Nợ TK627.4 : 3.750.000 Có TK 214 : 3.750.000 Tất cả các số liệu được phản ánh trên sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 6274 (Phụ lục20) và sổ Cái TK 6274 (Phụ lục21) ụ TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm những chi phí thuê ngoài tiền điện, nước... phục vụ thi công. Tất cả các chi phí này đều được kế toán phản ánh vào Sổ chi tiết TK 6277 (Phụ lục22), Nhật ký chung và sổ Cái TK 6277 (Phụ lục23). Ví dụ: Theo hoá đơn GTGT số 17 ngày 05/12 Công ty trả tiền dịch vụ điện thoại tháng 12/2005, tổng tiền: 1.725.790, thuế suất thuế GTGT: 10%. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK6277 : 1.568.900 Nợ TK 133 : 1.56.890 Có TK111 : 1.725.790 Cuối tháng kế toán tập hợp được chi phí ở TK 6277 cho công trình 25 tầng VIMECO tháng 12/2005 là: 25.873.000 (Phụ lục22). ụ TK 6278- Chi phí khác bằng tiền Chi phí bằng tiền khác là những chi phí nằm ngoài các khoản chi phí đã nêu trên như chi phí về hội nghị, giao dịch tiếp khách,... Các chi phí này được tập hợp vào TK 6278- “chi phí khác bằng tiền”. Ví dụ: Định kỳ Công ty trả tiền khám sức khỏe cho cán bộ theo phiếu chi tiền mặt số 57 ngày 15/12/2005. Số tiền : 225.000. Kế toán ghi định khoản: Nợ TK 6278 : 225.000 Có TK 111 : 225.000 Các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh vào sổ Nhật ký chung và sổ Chi tiết TK 6278 (Phụ lục 24) và sổ Cái TK6278 (Phụ lục 25). Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết các TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277 và TK 6278. Kế toán tiến hành tổng hợp vào sổ chi tiết TK 627 (Phụ lục 26) để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình. Kế toán hạch toán: Nợ TK 154 : 65.323.380 Có TK 6271 : 16.928.500 Có TK 6272 : 5.022.880 Có TK 6273 : 13.400.000 Có TK 6274 : 3.750.000 Có TK 6277 : 25.873.000 Có TK 6278 : 349.000 2.5- Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ, sau khi các chi phí phát sinh từng công trình, hạng mục công trình đã được tập hợp vào các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627. Kế toán kết chuyển sang TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” cho từng công trình, hạng mục công trình. Đồng thời ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết TK 154 (Phụ lục 27) Ví dụ: Đối với công trình 25 tầng VIMECO tháng 12/2005, sau khi đã tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan, kế toán tiến hành kết chuyển sang TK 154: Nợ TK 154 : 548.049.255 Có TK 621 : 370.542.875 Có TK 622 : 99.433.000 Có TK 623 : 12.750.000 Có TK 627 : 65.323.380 3- Kế toán giá thành sản phẩm 3.1- Đánh giá sản phẩm dở dang Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 là doanh nghiệp xây lắp nên chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, doanh thu thường tập hợp vào các tháng cuối năm nên việc lập biểu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được lập theo quý chứ không theo tháng. Việc xác định CPSX kinh doanh dở dang căn cứ vào khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ, kết quả kiểm kê phản ánh trên bảng kiểm kê khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá trị của KLXL dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế KLXL dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ x Giá trị của KLXL dở dang cuối kỳ theo dự toán Giá trị KLXL hoàn thành theo dự toán + Giá trị KLXL dở dang cuối kỳ theo dự toán Ví dụ: Đối với công trình 25 tầng VIMECO tháng 12/2005 có giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ là: 157.743.707, giá trị KLXL hoàn thành theo dự toán: 459.654.300, giá trị dự toán KLXL cuối kỳ: 260.542.600. Vậy ta có: Giá trị KLXL dở dang cuối kỳ = 157.743.707 + 548.049.255 x 260.542.600 = 255.331.748 459.654.300 + 260.542.600 3.2- Giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành của Công ty là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Trong kỳ tính giá thành, các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành bàn giao cho bên giao thầu là những sản phẩm dở dang. Theo định kỳ hàng quý, vào cuối quý phòng kế toán lập bảng tập hợp CPXS và tính giá thành (Phụ lục 28). Các chi phí chung được tập hợp và phân bổ gián tiếp cho các công trình. Giá thành công trình hoàn thành là tổng chi phí thực tế phát sinh từ lúc bắt đầu xây dựng đến khi công trình hoàn thành bàn giao. Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Ví dụ: Đối với công trình 25 tầng VIMECO tháng 12/2005 có CPSX kinh doanh đầu kỳ: 157.743.707, CPSX phát sinh trong kỳ: 548.049.255 và CPSX dở dang cuối kỳ: 255.331.748 ðGiá thành thực tế (ztt) khối lượng xây lắp công trình VIMECO hoàn thành là: ztt = 157.743.707 + 548.049.255 - 255.331.748 = 450.461.214 Như vậy, giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành của công trình nhà 25 tầng VIMECO trong tháng 12/2005 là: 450.461.214 đồng. Căn cứ vào số liệu này kế toán kết chuyển giá thành thực tế của công trình sang TK 632 - “Giá vốn hàng bán” theo định khoản sau: Nợ TK 632 : 450.461.214 Có TK 154 : 450.461.214 Chương III Một số phương hướng nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 5 1- Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 1.1- Những ưu điểm cơ bản Qua quá trình tìm hiểu về công tác quản lý kế toán nói chung, công tác quản lý hạch toán kinh tế chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, tôi nhận thấy Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc quyền quản lý của Nhà nước và Tổng công ty (VINACONEX), Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và sự chủ động trong kinh doanh. 1.1.1- Về bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ. Đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực, trình độ, xây dựng được hệ thống sổ sách, cách thức ghi chép và phương pháp hạch toán khoa học; phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán mới; tổ chức công tác quản trị; công tác kế toán tài chính một cách rõ ràng, khoa học; giảm bớt được khối lượng công việc ghi sổ kế toán, đáp ứng đầy đủ thông tin đối với từng yêu cầu quản lý của Công ty và các đối tượng có liên quan. 1.1.2- Về tổ chức công tác kế toán Công ty đã nhanh chóng tiếp cận chế độ kế toán mới tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình phân cấp quản lý tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi hoạt động kinh tế tài chính, phát sinh cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý. Từ công việc kế toán ban đầu, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc được tiến hành khá cẩn thận, đảm bảo cho các số liệu kế toán có căn cứ pháp lý, tránh được sự phán ánh sai lệch của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán. Việc lập và luân chuyển chứng từ gốc theo đúng chế độ hiện hành, cung cấp kịp thời số liệu cho kế toán làm nhiệm vụ cập nhật vào máy tính. Hiện nay, công tác kế toán của Công ty được thực hiện trên máy theo hình thức Nhật ký chung đã giảm được khối lượng công việc đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác kế toán. Mặt khác toàn bộ phần kế toán tài chính và một phần kế toán quản trị thông qua các sổ theo dõi chi tiết, các báo cáo của khối văn phòng có thể đưa ra bất cứ thời điểm nào giúp cho Ban lãnh đạo quản lý tốt hơn. 1.1.3- Bộ máy quản lý của Công ty Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả cho ban lãnh đạo trong việc giám sát thi công, quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán được tiến hành phù hợp với khoa học hiện nay. Đặc biệt là phân công chức năng nhiệm vụ từng người rõ ràng, động viên khuyến khích những người lao động có tay nghề cao, năng lực nhiệt tình, trung thực của cán bộ phòng kế toán rất cao đã góp phần đặc lực vào công tác kế toán và quản lý kinh tế cuả Công ty. 1.1.4- Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với hạch toán giá thành sản phẩm, công ty xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Kế toán Công ty đã hạch toán chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng tháng, từng quí một cách rõ ràng, đơn giản, phục vụ tốt yêu cầu quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty. Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang của các công trình được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu chính xác, kịp thời cho công tác tính giá thành. Giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty được xác định theo từng khoản mục, yếu tố chi phí sản xuất, bao gồm các chi phí trực tiếp phù hợp với yêu cầu hạch toán của chế độ kế toán hiện hành. Do đó, hỗ trợ tích cực cho sản xuất, thi công đồng thời phục vụ tốt yêu cầu quản lý sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị Công ty trong việc đề ra các biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Những ưu điểm về quản lý và kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm xây lắp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2- Một số tồn tại cần khắc phục 1.2.1- Về tổ chức công tác kế toán Công ty có địa bàn hoạt động rất rộng, các công trình thi công được tiến hành ở rất nhiều nơi khác nhau cho nên việc luân chuyển chứng từ của các đội sản xuất lên Công ty bị chậm trễ là điều không thể tránh khỏi. Luân chuyển chứng từ chậm dẫn đến khối lượng công việc dồn vào cuối kỳ do đó nhiều khi việc hạch toán không được chính xác. Việc luân chuyển chứng từ chậm trễ không chỉ do một nguyên nhân khách quan là đơn vị thi công ở xa Công ty mà còn do nguyên nhân chủ quan từ phía các đội. 1.2.2- Về công tác quản lý Bộ máy quản lý gọn nhẹ, chỉ bao gồm các phòng ban đã được tinh giản và bộ máy quản lý thi công các công trường. Tuy nhiên do khối lượng công việc thường lớn nên bộ máy này không quản lý được toàn diện các công việc mà chỉ tập trung vào đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình, một số khâu khác chưa được quản lý chặt chẽ ví dụ như việc đảm bảo an toàn lao động... 1.2.3- Về hạch toán chi phí ụ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Việc cập nhật chứng từ xuất kho không được tiến hành một cách thường xuyên. Thường vào cuối tháng kế toán mới nhận được chứng từ. Điều đó làm dồn khối lượng công tác vào cuối tháng, cuối quí làm cho việc theo dõi sổ sách không cập nhật, không đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. Trong quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Giá trị vật liệu xuất dùng chỉ tính bằng giá mua ghi trên hoá đơn, còn chi phí thu mua vận chuyển lại tính vào TK 6277. Tuy về mặt tổng số thì không thay đổi, nhưng cơ cấu chi phí thay đổi. Do đó sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi đánh giá và phân tích chi phí sản xuất phát sinh ảnh hưởng tới độ chính xác của thông tin số liệu đưa ra. ụ Đối với chi phí sản xuất chung Do đặc điểm sản xuất của Công ty mà chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng không tập hợp trực tiếp cho sản phẩm nào thì kế toán thường phân bổ theo một tiêu thức nhất định thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nhưng có sản phẩm mang tính gia công thì cần nhiều giờ công sản xuất, có sản phẩm thì nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn nên việc phân bổ theo tiêu thức này thường gây ra sự chênh lệch lớn về chi phí. 1.2.4- Tập hợp chi phí sản xuất Công ty chưa kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tài chính và và kế toán quản trị trong lĩnh vực chi phí và giá thành. Công ty chưa xác định được nội dung kế toán quản trị và không xác định rõ mô hình kế toán quản trị trong lĩnh vực chi phí. Mạng lưới tập hợp và phân tích chi phí còn đơn giản, chủ yếu là đáp ứng yêu cầu tính giá mà chưa chú trọng đến yêu cầu kiểm tra, quản lý, kiểm soát chi phí. 2- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 Qua một thời gian ngắn tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cổ phần Xây dựng số 5, trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tâp, nghiên cứu tại trường. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty như sau: 2.1. Luân chuyển chứng từ Để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán vào cuối tháng, cuối quí và cũng để theo dõi ghi sổ một cách cập nhật và chính xác thì việc xuống kho lấy chứng từ nhập xuất vật liệu cần phải tiến hành một cách thường xuyên hơn, khoảng từ 7 - 10 ngày hoặc 15 ngày đối với các công trình ở xa. Có như vậy việc kiểm tra định khoản, nạp số liệu vào máy được cập nhật hơn, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra khối lượng vật liệu tiêu hao theo định mức, vượt định mức bao nhiêu, việc sử dụng vật liệu đã hợp lý chưa để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất. 2.2- Kế toán chi phí nguyên vật liệu Việc tiết kiệm vật tư vẫn luôn phải coi trọng hàng đầu. Tuy nhiên, tiết kiệm chi phí vật tư không có nghĩa là cắt xén lượng vật liệu đã được định mức cho thi công từng công trình mà là giảm hao hụt trong bảo quản, trong thi công, giảm chi phí vận chuyển, nắm giá thị trường để đối chiếu; kiểm tra hoá đơn vật tư do nhân viên cung ứng mang về, lập các phương án cải tiến kỹ thuật, thay thế các loại vật liệu có thể làm giảm chi phí mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Ngoài ra, Công ty nên thiết lập một mạng lưới các nhà cung cấp vật liệu có uy tín, có khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp vật tư mọi nơi, mọi lúc. Điều này sẽ cho phép làm giảm chi phí bảo quản tại kho, giảm được vốn ứ đọng ở hàng tồn kho mà khi cần vật tư vẫn được cung cấp đủ về số lượng đảm bảo chất lượng cho thi công công trình. Bên cạnh đó, để giảm chi phí vận chuyển vật tư phải ở cả 2 khâu: Vận chuyển trong thu mua và vận chuyển trong sử dụng. Để đảm bảo chi phí vận chuyển trong thu mua vật tư, bộ phận cung ứng nên xác định được phương án thu và vận chuyển có hiệu quả kinh tế cao nhất đối với mỗi công trình. Phương án này phải lấy công trình làm trọng tâm kết hợp với những giá cả ưu đãi. Để giảm chi phí trong vận chuyển sử dụng Công ty cần xác định rõ nhu cầu sử dụng rồi mới chuyển tới chân công trình. Các chi phí liên quan đến dàn giáo, cốp pha sắt Công ty hạch toán vào TK 621, điều đó không phù hợp với chế độ kế toán quy định. Cách hạch toán như vậy sẽ làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và làm giảm chi phí sản xuất chung. Công ty nên hạch toán khoản này vào chi phí sản xuất chung để đảm bảo cơ cấu chi phí được chính xác từ đó đưa ra các quyết định quản trị. 2.3- Tính giá thành sản phẩm hoàn thành Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm của sản phẩm xây lắp và yêu cầu của công tác quản lý nên Công ty đã áp dụng phương pháp tính trực tiếp (giản đơn) để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắp = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Thường vào cuối quí hoặc cuối kỳ hạch toán Công ty mới tính giá thành sản phẩm xây lắp. Để đảm bảo cho công ăn việc làm của cán bộ công nhân viên trong Công ty và tăng lợi nhuận thì ngoài việc thi công các công trình xây dựng cần thực hiện các hợp đồng cải tạo nâng cấp công trình. Với loại hợp đồng này, thời gian thi công thường ngắn, giá trị và khối lượng xây lắp không lớn nên bên chủ công trình (bên A) thường thanh toán cho công trình khi đã hoàn thành toàn bộ công việc theo hợp đồng. Với loại hợp đồng này Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp của các đơn đặt hàng. Mặt khác phương pháp tính toán lại đơn giản nhanh chóng. Ví dụ: Đơn đặt hàng A và B của Công ty nhận được trong tháng 12/2005 có số liệu như sau: Chi phí PXSXC Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Sản xuất chung 1541 PXSXC1 500.000 100.000 130.000 Đơn đặt hàng A 150.000 40.000 Đơn đặt hàng B 350.000 60.000 1542 PXSXC2 800.000 150.000 225.000 Đơn đặt hàng A 300.000 50.000 Đơn đặt hàng B 500.000 100.000 Cộng 1.300.000 250.000 355.000 Bảng tính giá thành cho đơn đặt hàng A như sau: Chi phí PXSXC Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Sản xuất chung Cộng 1541 PXSXC1 150.000 40.000 52.000 242.000 1542 PXSXC2 300.000 50.000 75.000 425.000 Tổng giá thành 450.000 90.000 127.000 667.000 Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho đơn đặt hàng A theo tỷ lệ với chi phí nhân công trực tiếp: Đơn đặt hàng A: x 40.000 = 52.000 Khi hoàn thành hợp đồng ta có thể tính toán xác định được ngay giá thành sản phẩm xây lắp của các đơn vị đặt hàng mà không phải đợi đến kỳ hạch toán, đáp ứng kịp thời số liệu cần thiết cho công tác quản lý. Kết luận Hệ thống kế toán Việt Nam nói chung, kế toán áp dụng cho khối sản xuất kinh doanh nói riêng đã có những đổi mới tích cực góp phần vào sự phát triển của đất nước, áp dụng hệ thống kế toán mới có nhiều điểm phù hợp hơn với cơ chế quản lý, giúp các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp quản lý tốt hơn về nguồn tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy một vấn đề cần đặt ra hiện nay là áp dụng như thế nào cho và phù hợp với điều kiện sản suất kinh doanh và đúng với quy định thì lại là một bài toán mà các cơ quan quản lý đặc biệt là các chủ doanh nghiệp đang tìm lời giải. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5, tìm hiểu thực trạng kế toán của Công ty thì nhìn chung công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu quản lý tại Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu việt thì vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục.Với kiến thức đã học ở trường và qua thực tế công tác kế toán tại Công ty em đã mạnh dạn nêu một số ý kiến của bản thân nhằm làm cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thiện hơn. Quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng tiếp cận với những kiến thức mới nhất về chế độ kế toán do Nhà nước ban hành, kết hợp với những kiến thức đã học tập trong trường đại học. Do thời gian thực tập có hạn, tầm nhận thức còn mang nặng tính lý thuyết, chưa nắm bắt được nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Bài viết của em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để nhận thức của em về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn. Đề tài hoàn thành với kết quả lao động khoa học nghiêm túc của em trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Đức Trụ, cám ơn toàn thể thầy cô giáo khoa Kế toán - Tài chính trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà nội và các cán bộ phòng Kế toán - Tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1 - Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội - NXB Lao động Xã hội. 2. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội - NXB Lao động Xã hội. 3. Giáo trình Kế toán quản trị - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội- NXB Lao động xã hội - 2002 4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Học Viện Tài chính- NXB Thống kê 5. Hệ thống Kế toán doanh nghiệp - Vụ chế độ kế toán - NXB Tài chính - 2001 6. Kế toán Tài chính trong các doanh nghiệp - NXB Tài chính - 2002 7. Giáo trình Kế toán quốc tế - Học Viện Tài chính - NXB Thống kê - 2002 8. Tạp chí Kế toán năm 2004, 2005 9. Tạp chí Kiểm toán năm 2004, 2005 10. Luận văn các khoá trước Các cụm từ viết tắt CCDC : Công cụ dụng cụ CPSX : Chi phí sản xuất KH : Khấu hao KLXLDD : Khối lượng xây lắp dở dang NXB : Nhà Xuất bản TSCĐ : Tài sản cố định XDCB : Xây dựng cơ bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa Zdt : Giá thành dự toán Ztt : Giá thành thực tế CPNLVTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSDMTC : Chi phí sử dụng máy thi công CPSXC : Chi phí sản xuất chung TK : Tài khoản Mục lục Lời mở đầu Chương I Cơ sở Lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.........................................1 A- Đặc điểm của hoạt động xây lắp và sự ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm……... ……1 1- Đặc điểm của hoạt động xây lắp……………………………..………………………...…1 2- Đặc điểm của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm……………………………..…………….……………….2 3- Yêu cầu của công tác quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp…..2 4- Nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp....3 B - khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.........................................................................................................................4 1- Chi phí sản xuất. ………………………...………………………………….………………….….4 2- Giá thành sản phẩm xây lắp………………………………………………….………………..6 d - tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp…..9 1- Vai trò và yêu cầu của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp…9 2- Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất……………………..9 3- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp…………….……..14 4- Sổ sách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp……….16 Chương II Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5…………………17 a- giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Xây dựng số 5…..……. 17 1- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty……………….………. 17 2- cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty………………….…………………..………. 18 3- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình xây lắp…………………...19 4- Các chỉ tiêu kinh tế đã đạt và chiến lược kinh doanh của Công ty……….…. 20 5- Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty……………………………………………….…. 21 b- Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP) tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5…..…...…23 1- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm……23 2- Nội dung kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất……………………………23 3- Kế toán giá thành sản phẩm…………………………………………………………………30 Chương III Một số phương hướng nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 5……………………………………………………….………………………..……32 1- Đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Xây dựng số 5.………………………………..… 32 2- Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5.……...… 36 Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0509.doc
Tài liệu liên quan