Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố đinh tại công ty da giày Hà Nội

Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định và chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định. + Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định, giám sát tài sản cố định về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa. + Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng, trang bị thêm đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá tài sản cố định cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. + Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hoạch toán tài sản cố định đúng chế độ quy định. + Tham gia kiểm tra đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản, sử dụng tài sản cố định tại đơn vị.

doc69 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố đinh tại công ty da giày Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại... và xử lý tổn thất theo các quy định hiện hành. Đối với những tài sản cố định đang chờ quyết định thanh lý tính từ thời điểm tài sản cố định ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh doanh nghiệp thôi trích khấu hao theo các quy định. - Hội đồng giao nhận, hội đồng thanh lý, hội đồng nhượng bán... tài sản cố định trong doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định thành lập gồm các thành viên bắt buộc: giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính kế toán của dn09 một chuyên gia kỹ thuật am hiểu về loại tài sản cố định (trong hay ngoài doanh nghiệp), đại diện bên giao tài sản cố định (nếu có) và các thành viên khác do doanh nghiệp xác định. Trong những trường hợp đặc biệt hoặc theo quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành, doanh nghiệp mới thêm đại diện cơ quan quản lý trực tiếp quản lý và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật (nếu có) cùng tham gia các hội đồng này. - Việc sử dụng số khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp và huy động tiền khấu hao tài sản cố định của đơn vị thành viên trong tổng công ty phải tuân theo các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước, quy chế tài chính của tổng công ty. Tổ chức hạch toán hao mòn và khấu hao a) Tài khoản sử dụng: TK214 và TK009 b) Trình tự hạch toán khấu hao tài sản cố định được thể hiện qua sơ đồ sau: TK 111,112 Nộp vốn khấu hao được hoàn trả lại TK 136 TK 214 TK 627, 641, 642 Phân bổ chi phí TK 411 Nộp vốn khấu hao không được hoàn trả TK 128, 228 Nguồn vốn khấu hao TK 211 Đánh giá tăng nguyên giá Mua sắm Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn TK4112 TK 214 Hao mòn TK 412 Chênh lệch Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn Sơ đồ 08: Hạch toán khấu hao tài sản cố định * Tổ chức hạch toán hao mòn được thực hiện theo các bước sau Bước 1: Xác định phương pháp khấu hao của doanh nghiệp, đăng ký với nhà nước và bộ tài chính. Bước 2: Lập bảng khấu hao cho từng loại tài sản cố định tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. * Tổ chức hạch toán khấu hao Kế toán ghi hệ thống khấu hao trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Mức khấu hao đã được trích định kỳ sẽ được lần lượt ghi trên các sổ sau: - Sổ chi tiết tài sản phần khấu hao (ghi đơn) - Sổ kê chi phí cho các bộ phận - phần chi phí khấu hao - Sổ tổng hợp Tùy theo hình thức sổ mà doanh nghiệp lựa chọn, kế toán sẽ thể hiện quy trình và khối lượng công tác kế toán cần cho công việc khấu hao. Việc tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định được thực hiện trên bảng tính, phân bổ khấu hao tài sản cố định. Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Tháng (quý)... năm... e) Hạch toán sửa chữa tài sản cố định Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Tùy theo quy mô, tính chất của công việc sửa chữa kế toán sẽ phản ánh vào các tài khoản thích hợp, tuy nhiên ta có thể hạch toán tổng quát sửa chữa tài sản cố định qua sơ đồ sau: Sơ đồ 09. Sơ đồ hạch toán tổng quát sửa chữa tài sản cố định V. Sổ sách kế hoạch và ghi sổ kế hoạch Mỗi đơn vị kế hoạch chỉ có một hệ thống sổ sách chính thức theo chế độ quy định. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức ghi sổ nào, số lượng và kết cấu quan hệ ghi chép giữa các sổ ra sao còn tùy thuộc vào hình thức tổ chức sổ mà đơn vị áp dụng. Sổ kế toán được mở và bắt đầu niên độ kế toán và khóa sổ kế toán khi kết thúc niên độ. Sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa vào đó để cung cấp các thông tin tổng hợp và thường chỉ sử dụng thước đo giá trị. Hiện nay ở nước ta có bốn hình thức ghi sổ kế toán là: 1. Theo hình thức chứng từ ghi sổ Hình thức này áp dụng cho mọi quy mô nhưng thích hợp với đơn vị có quy mô lolứn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều. Theo hình thức này kế toán sử dụng ba sổ chủ yếu sau: + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Để ghi chép chứng từ ghi sổ phát sinh theo thời gian. + Sổ cái: Phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản dựa trên chứng từ ghi sổ. + Chứng từ ghi sổ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại làm căn cứ để vào hai sổ trên. * Trình tự kế toán tài sản cố định theo hình thức chứng từ ghi sổ + Hàng ngày sau khi nhận được chứng từ gốc kế toán phân loại chứng từ, chọn ra các chứng từ có liên quan đến tài sản cố định. Sau đó lập chứng từ ghi sổ cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản cố định. Chứng từ ghi sổ có chữ ký của người lập và kế toán trưởng. + Vào đăng ký chứng từ ghi sổ: Các chứng từ ghi sổ có liên quan đến tài sản cố định đều được vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ như mọi chứng từ ghi sổ khác. + Từ các chứng từ ghi sổ vào các sổ cái cho các tài khoản tài sản cố định. Nếu các nghiệp vụ về tài sản cố định phát sinh nhiều cần lập bảng tổng hợp chứng từ gốc trước khi lập chứng từ ghi sổ rồi từ bảng tổng hợp chứng từ gốc vào chứng từ ghi sổ cho tài sản cố định. Sơ đồ 10: Khái quát việc ghi sổ tài sản cố định theo hình thức chứng từ ghi sổ 2. Hình thức nhật ký chung Nhật ký chung là nhật ký ghi tết cả các chứng từ phát sinh theo thời gian. Như vậy về bản chất mang tính chất của hệ thống kê chứng từ và định khoản kế toán. Theo hình thức này kế toán sử dụng hai sổ quan trọng là sổ nhật ký và sổ cái. Sổ cái mở theo kiểu một bên. Sơ đồ 11. Khái quát việc ghi sổ theo hình thức nhật ký chung 3) Hình thức nhật ký chứng từ áp dụng ở đơn vị có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, yêu cầu quản lý cao, có trình độ nhân viên kế toán đồng đều. Theo hình thức này kế toán tài sản cố định sử dụng các sổ: sổ chi tiết số 5 hoặc thẻ TSCĐ, nhật ký chứng từ số 9, bảng phân bổ số 3, sổ cái tài khoản TSCĐ. * Trình tự hạch toán TSCĐ theo hình thức nhật ký chứng từ + Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lý, hợp lệ, hợp pháp vào nhật ký chứng từ số 9, đối với nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ thì trước khi vào nhật ký chứng từ số 7 phải vào bảng phân bổ rồi vào bảng kê. Sau đó để đáp ứng yêu cầu quản lý chi tiết cần vào sổ chi tiết và thẻ chi tiết TSCĐ. + Cuối tháng tính số phát sinh có của tài khoản nên nhật ký chứng từ số 9 để vào sổ cái cho các tài khảon và lập báo cáo kế toán. Sơ đồ 12. Khái quát trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ kế toán TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ Nhật ký chứng từ liên quan 1, 2, 5, 7, 10 Nhật ký chứng từ số 9 211, 212, 213 Sổ cái tài khoản TSCĐ Báo cáo Ghi nợ Ghi có 4) Theo hình thức nhật ký sổ cái - NKSC áp dụng trong các đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ hay số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít, không phức tạp, số lượng tài sản sử dụng không nhiều, trình độ kế toán còn thấp. Theo hình thức này sổ kế toán chủ yếu là NKSC, là sổ kế toán liên hợp ghi theo thời gian và hệ thống. Ngoài ra còn sử dụng các sổ như: sổ chi tiết TSCĐ, sổ kho vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thẻ kho... Trình tự kế toán TSCĐ theo hình thức nhật ký sổ cái Hàng ngày kế toán vào nhật ký sổ cái và sổ hoặc sổ chi tiết tài sản cố định. Cuối tháng khóa sổ, tính ra số phát sinh của tài khoản tài sản cố định và số dư cuối kỳ, lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với sổ cái và kiểm tra tính chính xác của các số liệu. Sau đó lập báo cáo kế toán. Sơ đồ 13. Sơ đồ khái quát việc ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái Chứng từ kế toán Nhật ký sổ cái tài khoản 211 Báo cáo tài sản Sổ chi tiết tài sản Chú thích: quan hệ ghi chép hàng ngày ghi vào cuối kỳ kế toán (tháng, quý) quan hệ đối chiếu * Hình thức sổ kế toán mà công ty da giầy Hà Nội áp dụng Hiện nay hình thức sổ sách mà công ty da giầy Hà Nội dùng để ap ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán là hình thức nhật ký chứng từ. Là công ty sản xuất kinh doanh bán sản phẩm hàng hóa nên TSCĐ đối với công ty vô cùng quan trọng bởi TSCĐ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh... do đó để biết được sự thay đổi về KHKT, đổi mới công nghệ, hạch toán tài sản cố định trong mỗi doanh nghiệp cần phải được theo dõi chặt chẽ, tỉ mỉ. Để đáp ứng được điều này Công ty da giầy Hà Nội đã áp dụng hình thức nhật ký chứng từ vì công ty có một đội ngũ công nhân viên có trình độ cao, mặt khác đơn vị da giầy có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều trong tháng. VI. Phân tích đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định 1) Chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư tài sản cố định TSCĐ đã và đang được đầu tư Tỷ suất đầu tư = Tổng số tài sản Về cơ cấu tái ản, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản đầu kỳ so với cuối kỳ, còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và máy móc, thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 2) Chỉ tiêu về tình hình sử dụng Từ việc phân tích chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, chúng ta tính, so sánh tốc độ và tỷ trọng của từng loại tài sản cố định. Xu hướng có tính hợp lý là tốc độ và tỷ trọng tăng tài sản cố định dùng trong sản xuất phải lớn hơn tài sản cố định dùng ngoài sản xuất. Có vậy mới tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Mức trang bị TSCĐ Nguyên giá TSCĐ (hay máy móc thiết bị) = cho một lao động Số lao động bình quân Để đánh giá trình độ trang bị kỹ thuật, có thể tính ra và so sánh chỉ tiêu. Việc trang bị tài sản cố định tốt hay xấu, mới hay cũ đều ảnh hưởng tới năng suất lao động và kết quả sản xuất. Do vậy để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ta cần tính và so sánh chỉ tiêu. +) Giá trị hao mòn của TSCĐ Hệ số hao mòn = của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ +) Giá trị TSCĐ còn sử dụng được Hệ số còn sử dụng = được của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ +) TSCĐ đưa vào hoạt động Hệ số đổi mới = TSCĐ Nguyên giá TSCĐ (cuối năm) +) TSCĐ loại bỏ trong năm Hệ số loại bỏ = TSCĐ Nguyên giá TSCĐ (đầu năm) Thực tế cho thấy rằng, mặc dù doanh nghiệp được trang bị đầy đủ tài sản cố định với tình trạng kỹ thuật tốt nhưng nếu việc sử dụng không hợp lý cả về số lượng, thời gian và công suất thì hiệu quả không cao. Để nghiên cứu vấn đề này, chúng ta cần đi vào loại tài sản cố định chủ yếu đó là máy móc thiết bị, với một lượng máy móc thiết bị có công suất nhất định thì thời gian sử dụng thiết bị dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng tới kết quả của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình sử dụng của máy móc, thiết bị cần tính ra và so sánh với các chỉ tiêu sau. Tỷ suất sử dụng Thời gian làm việc chính = Thời gian chế độ Thời gian chế độ Tỷ suất sử dụng Thời gian làm việc có ích = Thời gian theo lịch Thời gian theo lịch Ngoài sử dụng máy móc, thiết bị về số lượng thời gian thì việc sử dụng về mặt cuộc sống cũng có ảnh hưởng quyết định đến kết quả sản xuất 3) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta sử dụng các chỉ tiêu sau. +) Tổng số doanh thu thuần Sức sản xuất của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ +) Lợi nhuận thuần (lãi gộp) Sức sinh lợi của TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ +) Nguyên giá bình quân TSCĐ Suất hao phí TSCĐ = Doanh thu hay lợi nhuận (giá trị tổng sản lượng) Qua việc đánh giá chỉ tiêu sử dụng tài sản cố định, người quản lý sẽ có những căn cứ xác đáng để đưa ra những quyết định về đầu tư, điều chỉnh quy mô sản xuất cho phù hợp và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có, khắc phục những tồn tại trong quản lý. Phần II: Tình hình thực tế và công tác kế toán ở công ty da giầy Hà Nội I - Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý ở Công ty da giầy có ảnh hưởng tới tổ chức hạch toán tài sản cố định 1. Quá trình hình thành phát triển và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Công ty da giầy Hà Nội ngày nay tiền thân là nhà máy da Thụy Khê do một nhà tư bản pháp đầu tư xây dựng năm 1912 theo thiết kế của Pháp với nhiệm vụ sản xuất da thuộc, các sản phẩm chế biến từ da phục vụ cho các ngành công nghiệp đặc biệt là cuộc chiến tranh của thực dân Pháp. Từ khi thành lập cho đến nay nhà máy đã trải qua quá trình phát triển khá dài, và có một số thay đổi trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như tên gọi của cơ quan chủ quản. Từ năm 1912 đến 1954, một nhà tư bản đã đầu tư vào ngành thuộc da và thành lập công ty thuộc da Đông Dương - một công ty thuộc da lớn nhất Đông Dương thời đó. Nhiệm vụ sản xuất thời kỳ này là sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho chiến tranh như bao súng, bao đạn, thắt lưng... Giai đoạn từ 1954 đến 1960, công ty thuộc da Đông Dương nhượng lại cho tư sản Việt Nam. Sau đó nhà nước quốc hữu hóa một phần chuyển thành Công ty hợp doanh lấy tên là "Công ty thuộc da Việt Nam". Công ty đã đề ra nhiệm vụ mới bên cạnh việc sản xuất thuộc da, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm thuộc da phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Giai đoạn 1960 đến 1987, Công ty thuộc da Việt Nam từ một công ty hợp doanh mang tên mới là "Nhà máy da Thụy Khê" trực thuộc Công ty tạp phẩm của Bộ Công nghiệp nhẹ. Trong giai đoạn này công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung cấp da công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước. Đây là giai đoạn phát triển nhất của công ty. Bởi thời kỳ này nước ta chỉ có 2 đơn vị sản xuất thuộc da đó là nhà máy da Thụy Khê và nhà máy da Sài Gòn. Giá đầu vào và đầu ra khá ưu đãi do Công ty tự xây dựng thông qua cấp trên không cần phải lo đến việc thị trường có chấp nhận hay không, do đó giai đoạn này công ty có lãi cao. Giai đoạn từ 1987 đến 1990, khi thấy ngành da giầy có nét đặc trưng riêng và có triển vọng, nhà nước đã cho phép nhà máy da Thụy Khê được tách khỏi công ty tạp phẩm và thành lập liên hiệp da giầy với nhiệm vụ tập trung vào công nghiệp da giầy cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho các công ty giầy sản xuất thêm các mặt hàng sản xuất ra thị trường. Giai đoạn từ 1990 đến 1992, cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý của nhà nước mô hình liên hiệp không còn hiệu quả, nhà nước đã cho phép tất cả các doanh nghiệp được tách ra hoạt động độc lập, nhà máy da Thụy Khê cũng nằm trong số đó lúc này nhà máy trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ và xuất khẩu trực tiếp. Đến tháng 12 năm 1992, nhà máy da Thụy Khê được đổi tên thành Công ty da giầy Thụy Khê Hà Nội theo quyết định số 1310/CNN TCLD ngày 17/12/1992 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ kèm theo điều lệ công ty. Giai đoạn 1993 đến nay, theo quyết định số 338/CNN - TCLD ngày 29/4/1993, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập lại công ty lấy tên là: Tên doanh nghiệp: "Công ty da giầy Hà Nội" Tên giao dịch: HALEXIM Từ tháng 6/1996, công ty trở thành thành viên của Tổng Công ty da giầy Việt Nam. Chuyển sang cơ chế thị trường bên cạnh việc phải lo đầu vào đầu ra công ty còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của công ty khác như công ty da Sài Gòn, Công ty da MÊCÔ... Nhu cầu tiêu thụ giảm, các công ty (khách hàng) truyền thống hầu hết chuyển sang hình thức gia công bằng nguyên vật liệu của nước ngoài. Bên cạnh đó, mặc dù là doanh nghiệp nhà nước nhưng mấy năm gần đây nguồn vốn ngân sách cấp giảm dần, trang thiết bị máy móc được đầu tư từ những năm 60 nay đã lạc hậu cũng làm cho sản phẩm của công ty cũng bị hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như tăng sản lượng, năm 1994, công ty đã đưa một dây chuyền thuộc da hoàn chỉnh và một số thiết bị nhập từ Italia vào lắp đặt. Lúc này sản lượng của công ty đã tăng lên. Từ năm 1996 đến nay nhờ sự nỗ lực tìm hiểu thị trường, bạn hàng, công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất giầy vải, và các loại da giầy khác. Với nhiệm vụ mới là sản xuất và xuất khẩu giầy vải bên cạnh việc phát triển những mặt hàng truyền thống. Do thích nghi và hoà nhập chưa tốt với cơ chế mới cộng thêm với những tác động khách quan cho nên hiệu quả kinh tế của công ty vẫn còn chưa cao. Để tiếp tục phát triển hơn nữa công ty đã đặt hướng đi cho năm 2003. - Tập trung phát triển ngành da nâng cao sản phẩm da cả về số lượng và chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất. - Xây dựng đầy tư máy móc thiết bị cho ngành da. - Thực hiện công nghệ sản xuất giầy gia hợp tác với Đài Loan. 2) Đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp Là đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân trực thuộc tổng công ty da giầy Việt Nam, Công ty da giầy Hà Nội tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng: Ban giám đốc trực tiếp điều hành quản lý. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện cơ chế khoán đén từng phân xưởng để giải quyết công ăn việc làm cho công nhân, các quản đốc phân xưởng phải tự đôn đốc công nhân trong quá trình sản xuất. Hiện nay Công ty da giầy có 560 lao động ngoài ban giám đốc và bộ máy công ty có 7 phòng ban và 5 phân xưởng. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng. - Ban giám đốc: gồm đồng chí giám đốc và hai phó giám đốc. + Giám đốc: Điều hành chung cả công ty, đặc biệt là về mặt kinh tế + Một phó giám đốc thường trực quản lý về mặt đời sống, đầu tư xây dựng cơ bản. + Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật - Văn phòng: Bao gồm bốn bộ phận: Phòng tổ chức, phòng hành chính, phòng bảo vệ, phòng y tế. + Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về cán bộ, tổ chức bộ máy, quản lý lao động, ban hành một số quy chế về công tác tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Phòng hành chính: Có chức năng xây dựng lịch trình làm việc của ban giám đốc, đón tiếp khách của công ty, tham mưu tổng hợp cho bộ phận văn phòng... + Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, duy trì trật tự an ninh trong công ty, theo dõi việc thực hành nội quy, quy chế mà công ty đã đề ra. + Phòng y tế: Có nhiệm vụ chăm lo sức khỏe, đời sống cán bộ công nhân viên, khám chữa bệnh, cấp thuốc và giải quyết nghỉ ổm cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. - Phòng kế hoạch vật tư có 2 chức năng: + Chức năng thứ nhất: Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ khách hàng. + Chức năng thứ hai: là căn cứ nhu cầu và các thông tin trên thị trường, đưa ra kế hoạch giá thành, kế hoạch số lượng nhằm thu lợi nhuận cao nhất. - Phòng tài chính kế hoạch: giúp lãnh đạo công ty hạch toán chi phí sản xuất khẳng định của công ty. Báo cáo tình hình tài chính với các cơ quan chức năng của nhà nước, xây dựng kế hoạch tài chính của công ty. Xác định nhu cầu về vốn, tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản trong công ty. - Phòng kinh doanh - Xuất nhập khẩu: giúp giám đốc tìm thị trường trong nước, nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm, thực thi kế hoạch bán hàng. Phòng có nhiệm vụ xuất những sản phẩm do công ty sản xuất ra hoặc xuất ủy thác khi có khách hàng. Bên cạnh đó phòng kinh doanh chịu trách nhiệm khâu nhập vật tư, máy móc thiết bị cần thiết cho sản xuất và gọi vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các phương án đầu tư. - Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng các quy trình, quy phạm trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó phòng còn xây dựng kế hoạch trung đại tu và sửa chữa máy móc thiết bị đồng thời xây dựng quy trình sử dụng và quản lý máy móc thiết bị. - Phòng xây dựng cơ bản. Có nhiệm vụ quản lý, đề nghị và tham mưu cho lãnh đạo xây dựng đề ra kế hoạch và các hạng mục đầu tư, gọi vốn đầu tư. Giám sát quá trình xây dựng, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về trách nhiệm công trình, chất lượng thi công công trình... Mặc dù các phòng ban trong công ty có sự độc lập tương đối nhưng cũng có mối liên hệ gần gũi tương tác, phối hợp nhịp nhàng để bộ máy công ty vận hành trôi chảy. Sơ đồ: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Giám đốc PGĐ phụ trách đời sống, XDCB PGĐ phụ trách kỹ thuật Phòng tổ chức Văn phòng Phòng kế hoạch vật tư Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh XNK Phòng kỹ thuật Phòng XDCB Quản đốc phân xưởng chế biến I Quản đốc phân xưởng da heo Quản đốc phân xưởng chế biến II Quản đốc phân xưởng giày Quản đốc phân xưởng cơ khí 3) Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất a) Đặc điểm quy trình công nghệ Hiện nay công ty đang tập trung vào các mặt hàng truyền thống đó là da cứng, da mềm và sản phẩm mới như giầy vải. Mỗi loại sản phẩm đều có một quy trình công nghệ riêng. Quy trình công nghệ thuộc da ở công ty da giầy Hà Nội là một quy trình công nghệ sản xuất kiểu phức tạp chế biến liên tục nhưng phân bước không rõ ràng, sản phẩm da (da thành phẩm, da công nghiệp) là kết quả chế biến của nhiều công đoạn. Thời gian đưa nguyên vật liệu và sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 15 ngày đến một tháng. Trong sản xuất ngoài việc sử dụng nguyên vật liệu chính là da còn sử dụng nhiều loại hóa chất như axit sunfuric (H2SO4), phẩm nhuộm... các loại máy móc thiết bị sử dụng như máy xẻ, máy bào, sàn giấy... Còn quy trình công nghệ giầy vải thì đơn giản hơn. Sản phẩm giầy vải cũng là kết quả của nhiều công đoạn. Nguyên vật liệu chính để sản xuất giầy vải là cao su. Tuy nhiên, thời gian đưa nguyên vật liệu vào dù sao vẫn nhanh hơn sản xuất giầy da và nhập kho hàng ngày. Sơ đồ: Các bước quy trình công nghệ giầy vải Vải Cao su Chặt mảnh Cách luyện May Chuẩn bị gò Gò ráp Hấp Cắt riềm, dán kín, xỏ giây Hoàn tất sản phẩm Sản phẩm giầy Kiểm nghiệm Nhập kho Rửa, ướp muối Hồ tươi Tẩy lông, cắt riềm Ngâm vôi Xẻ Tẩy vôi làm mềm Thuộc crôm ép nước, bào, thuộc lại Hồi ẩm vò, xén đánh bóng Kiểm nghiệm Nhập kho Thuộc tamin ép Ăn dầu Da thuộc Rửa Trung hòa Nấu Cô đặc Nghiền đồng Getaline CN b,Đặc điểm tổ chức sản xuất: Hiện nay để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất ba loại sản phẩm công ty tổ chức bốn phân xưởng và một phân xưởng giầy vải, cụ thể : + Phân xưởng da keo : Đây là phân xưởng sản xuất chính. Nguyên liệu chính đưa vào sản xuất là các loại da trâu, bò tươi hoặc da muối, vật liệu sử dụng là các loại hoá chất. Sản phẩm của phân xưởng là các loại da cứng, da mềm, da công nghiệp. Nhìn chung dây chuyền công nghệ sản xuất mới đưa vào phân xưởng so với các công ty khác ở Việt Nam là mới nhưng vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Máy chưa sử dụng hết công suấtlà do vấn đề đầu ra còn thấp. + Phân xưởng chế biến I : Chế biến các mặt hàng đồ da phục vụ công nghiệp dệt như ( gông, dây curoa,...) một số phục vụ cho quốc phòng ( dây đeo, bao súng, bao đạn,...) Nguyên vật liệu của phân xưởng này là da cứng, da mềm lấy từ phân xưởng da keo. + Phân xưởng chế biến II : Nguyên liệu da cứng, da mềm, do phân xưởng da keo cung cấp, phân xưởng chế biến ra các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng dân dụng và quốc phòng như đóng giày, mang găng tay... + Phân xưởng cơ khí: Đây là phân xưởng sản xuất phụ có nhiệm vụ cung cấp lao vụ cho các phân xưởng chính đồng thời tạan dụng các loại phế liệu, phế phẩm để sản xuất ra các sản phẩm cung cấp trên thị trường, phân xưởng bao gồm 3 bộ phận : Bộ phận mộc nề : Có nhiệm vụ đóng các trang thiết bị phục vụ cho ngành và các phân xưởng khác như bệ máy, các dụng cụ cho đóng giày... Bộ phận cơ khí : Có nhiệm vụ gia công, sữa chữa, phục hồi các loại máy móc thiết bị... Tổ nồi hơi : có nhiệm vụ cung cấp hơi nước cho sản xuất trong đó chủ yếu là cung cấp hơi nước cho phân xưởng da keo. Ngoài ra còn có tổ pha chế hoá chất nhằm tạo ra các loại hoá chất phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công nghệ thuộc da. +Xưởng giày : Gồm : - Bộ phận cắt may, gò ráp và hoàn thiện. Nguyên vật liệu chủ yếu của xưởng giày là vải và cao su. Do mới đưa vào sản xuất, máy móc thiết bị của phân xưởng rất hiện đại, việc sắp xếp lao động rất hợp lý. Việc tổ chức sản xuất như trên hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Giữa các phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ giúp cho quá trình sản xuất có hiệu quả. Chẳng hạn phân xưởng cơ khí phục vụ đồng thời cho các phân xưởng còn lại, hay da keo ngoài cung cấp các loạida còn cung cấp nguyên vật liệu cho hai phân xưởng chế biến. Quá trình sản xuất được chia thành các phân xưởng, các xưởng, bên cạnh đó công ty còn khoán gọn tới từng phân xưởng đòi hỏi công ty quản lý thông qua các phân xưởng. Sơ đồ : Mối quan hệ giữa các phân xưởng sản xuất Bộ phận cơ khí Cơ khí Mộc nề Nồi hơi PX da keo PX chế biến I PX chế biến II PX giày Cắt may Gò ráp và hoàn thiện 4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty : Tổ chức bộ máy kế toán : Hiện nay công ty là một đơn vị hạch toán đọc lập trong tổng công ty da giày Việt Nam. Hình thức kế toán ở đây là hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung thực hiện tại phòng kế toán từ khâu tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán đến báo cáo tài chính. Các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng, chỉ có quản đốc phân xưởng quản lý sản xuất và các nhân viên quản lý kinh tế. Do địa bàn hoạt động của công ty tập trung tại một địa điểm, phương tiện ghi chép thông tin được trang bị khá đầy đủ nên hình thức kế toán nêu trên tỏ ra rất phù hợp với công ty đảm bảo sự kiểm tra giám sát của kế toán trưởng và lãnh đạo kịp thời của ban giám đốc. Theo biên chế phòng kế toán của công ty có 7 người, một kế toán kiêm trưởng phòng, một phó phòng và 5 kế toán viên. Nhiệm vụ và chức năng của từng người như sau : Kế toán trưởng : có nhiệm vụ điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chế độ chính sách hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán. Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp): thực hiện công tác kế toán tổng hợp (ghi sổ cái) theo dõi mảng kế toán tài chính, lập báo cáo tài chính kế toán. Kế toán TSCĐ,nguyên vật liệu: theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ và tình hình nhập xuất nguyên vật liệu. Kế toán tiền gửi ngân hàng, công cụ dụng cụ, tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành phẩm, XDCB. Theo dõi việc gửi tiền hoặc rút tiền ở ngân hàng. Theo dõi chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn hình thành đồng thời kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành phẩm. Kế toán thanh toán : theo dõi chi tiết thanh toán với người bán, thanh toán lương, bảo hiểm cho công nhân đồng thời theo dõi tình hình trích lập và sử dụng các quỹ, tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt. Kế toán thành phẩm và phụ trách vấn đề tiêu thụ thành phẩm theo dõi công nợ đối với người mua. Thủ quỹ: có nhiệm vụ giữ tiền mặt, thu chi tiền mặt và ghi sổ quỹ. Dưới các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ biên chế các nhân viên hạch toán kinh tế. Các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu thu nhận và kiểm tra chứng từ ghi chép sổ sách phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất dưới phẫn xưởng. Định kỳ lập báo cáo chuyển chứng từ và báo cáo về phòng tài chính kế toán để xử lý và tiến hành công tác kế toán. Đặc biệt cuối tháng thống kê các phân xưởng lập hai báo cáo gửi về phòng kết toán công ty. + Báo cáo chi phát sinh trong kỳ + Báo cáo tái chế sản phẩm cuối kỳ. Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Phó phong kế toán Nhân viên kinh tế ở các phân xưởng Kế toán NVL, TS cố định Kế toán tập hợp chi phí và Zsx, XDCB, TGNG Kế toán TP và tiêu thụ TP theo dõi công nợ Kế toán tiền lương tiền mặt. Theo dõi công nợ với người bán Thủ quỹ Quan hệ cung cấp số liệu Quan hệ chỉ đạo Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Như ta đã biết công ty Da Giầy Hà Nội tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ vơí hệ thống sổ bao gồm NKKT số 1,2,,4,5,7,9,10 bảng kê số 1,2,3,4,5,6 bảng phân bổ 1,2,3 và các sổ cái tài sản. Chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty đều được lập chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, các chứng từ gốc là cơ sở để các kế toán phần hành tiến hành ghi sổ chi tiết, bảng kê, nhật ký chứng từ. + Hết năm sau khi quyết toán được duyệt, các chứng từ và sổ sách tổng hợp được chuyển vào kho lưu trữ theo chế độ hiện hành, tuỳ theo tính chất quan trọng của chứng từ để quy định thời hạn lưu trữ. Thời hạn lưu trữ tối thiểu là mười năm. Kế toán tổng hợp sau khi nhận được số liệu của kế toán phần hành mở tài khoản chữ T, lập bảng cân đối tài khoản và lên bảng cân đối kế toán. Trình tự ghi sổ theo sơ đồ sau: Sơ đồ: Chứng từ gốc và bảng phân bổ Nhật ký chứng từ số Bảng kê 1.2.3.4 Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sổ cái TK Giá trị hàng ngày Quan hệ đối chiếu Giá trị cuối tháng II. Tình hình thực tế về tổ chức, hạch toán tài sản cố định ở công ty Da Giầy Ha Nội: 1. Đặc điểm TSCĐ tại công ty Da Giầy Hà Nội: Như ta đã biết TSCĐ là những tư liệu sản xuất có giá trị lớn (từ năm triệu trở lên), thời gian sử dụng từ một năm trở lên và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho tới lúc hư hỏng. Dựa vào những đặc điểm trên, Em thấy công ty Da Giầy Hà Nội có rất nhiều loại tài sản, các tài sản cố định bao gồm: nhà xưởng, máy móc, thiết bị phương tiên vận tải, dụng cụ quản lý. Các loại TSCĐ này chủ yếu nhập ngoại từ các nước ấn Độ,Tiệp Khắc, Liên Xô, Nhật Bản...tài sản cố định được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều loại có công dụng và đặc thù khác nhau. Vì vậy để tạo điều kện thuận lợi cho quản lý và hạch toán kế toán đã phân chia TSCĐ theo nguồn hình thành, tài sản cố định theo công dụng và tình hình sử dụng. 2. Đánh giá tài sản cố định : Để đánh giá tài sản cố định ghi sổ công ty tiến hành đánh gia tài sản cố định ngay khi đưa tài sản cố định vào sử dụng. Việc tính gia tài sản cố định tại công ty được thực hiên theo công thức : Nguyên giá TSCĐ = Giá mua+ các chi phí khác có liên quan. Trên cơ sở nguyên gia và giá trị hao mòn, kế toán công ty xác định giá trị còn lại theo công thức : Giá trị còn lại =Nguyên giá- Giá trị hao mòn. 3. Hạch toán và tổ chức hạch toán biến động TSCĐ : Để theo dõi tình hình giá trị tài sản cố định hiện có và sự biến động của TSCĐ, công ty Da Giầy Hà Nội sử dụng các tài khoản về kế toán sau: TK211 : Tài khoản cố định hữu hình. TK214 : Hao mòn tài sản cố định TK241: Xây dựng cơ bản dở dang TK411: Nguồn vốn kinh doanh Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản kế toán liên quan khác như tài khoản 111,112 ... Trường hợp tài sản cố định tăng: Vì công ty đựơc thành lập đã lâu nên đa phần tài sản đã cũ kỹ, lạc hậu do đó để đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, công ty Da Giầy đã không ngừng vươn lên trong hoạt động sản xuất bằng việc áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến, mua sắm mới tài sản cố định đầu tư vào sản xuất da giầy nhằm tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận. Trong quá trình mua bán, giá mua và mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi , tập hợp đâỳ đủ kèm theo hoá đơn chứng từ. Khi hợp đồng mua bán hoàn thành, hai bên sẽ thanh lý hợp đồng và quyết toán, thanh toán tiền đồng thời làm thủ tục kế toán tăng tài sản cố định trước khi dùng. Đối với những tài sản cố định có giá trị nhỏ, mua với số lượng ít thì thanh toán không cần theo hợp đồng mà chỉ cần thanh toán theo hoá đơn do Bộ tài chính phát hành. Thông thường TSCĐ của công ty đều được giao thẳng cho bộ phận sử dụng. Trong năm 2002 lượng tài sản cố định của công ty tăng 9.915.453.436 đ. Để thao dõi chi tiết tình hình tăng TSCĐ của công ty trong năm qua ta theo dõi theo bảng sau: Bảng số: Bảng kê tăng tài sản cố định năm 2002 STT Tên hạng mục- Tài sản Số lượng Ngày tăng TSCĐ Đơn giá Tổng nguyên giá 1 Máy tính IBM 1 1/1/2003 18.490.000 18.490.000 2 Máy gò mũi 1 1/1/2003 312.247.275 312.247.275 3 Máy may viền ống 4 1/1/2003 14.661.025 58.644.099 4 Máy cà rẽ 2 1/1/2003 38.992.085 77.984.174 5 Ô tô Zace 1 1/1/2003 347.914.529 347.914.529 6 Máy Photo copy 1 1/1/2003 46.567.400 46.567.400 7 Máy tính DNA 1 1/1/2003 7.442.616 7.442.616 8 ổn áp Lioa 1 1/1/2003 95.700.000 95.700.000 9 Máy tính DNA( 6Mt +4MI) 10 1/1/2003 9.100.668 91.006.682 10 Máy đế ép trong 2 1/1/2003 8.410.349 16.820.698 11 Máy hút bụi 1 1/1/2003 11.124.800 11.124.800 12 Máy mài nhám da 1 1/1/2003 10.401.688 10.401.688 13 Quạt thổi khí nóng 1 1/1/2003 13.472.133 13.472.133 14 Máy mài chân gò 2 1/1/2003 711.987 1.423.974 15 Máy mài cạnh đế 1 1/1/2003 8.454.848 8.454.848 16 Máy chải hoàn tất 2 1/1/2003 8.410.349 16.820.698 17 Máy ép đánh dấu mũi giầy 1 1/1/2003 8.454.848 8.454.848 18 Máy ép trục hai tầng 2 1/1/2003 11.124.800 22.247.600 19 Máy cắt đế vát 1 1/1/2003 20.469.632 20.469.632 20 Máy dán keo bằng conrăn 2 1/1/2003 26.505.996 53.011.992 21 Máy mài ráp dứng 4 1/1/2003 19.200.348 76.801.392 22 Máy mài đế tốc độ cao 2 1/1/2003 11.910.048 23.820.069 23 Máy mài mũi và gót đế 5 1/1/2003 14.595.948 72.979.740 24 Máy hgép đế hai màu 2 1/1/2003 12.662.100 25.324.200 25 Máy đánh ráp hai mặt 1 1/1/2003 21.285.676 21.287.676 26 Máy ép đế thuỷ lực 1 1/1/2003 49.727.520 49.727.520 27 Máy ép cạnh thuỷ lực 1 1/1/2003 41.086.596 41.086.596 28 Máy ép mũi và gót thuỷ lực 1 1/1/2003 42.437.220 42.437.220 29 Máy ép mũi và gót thuỷ lực 1 1/1/2003 33.197.724 33.197.724 30 Máy ép pho mũi 1 1/1/2003 64.372.000 64.372.000 31 Máy in dò kim loại 1 1/1/2003 97.020.000 97.020.000 32 Máy Khâu SUNSTAR 1 kim CVBX 20 1/1/2003 9.241.800 184.836.000 33 Máy Khâu SUNSTAR 2 kim CVBX 30 1/1/2003 10.658.876 319.766.280 34 Máy cắt dây dệt 1 1/1/2003 54.372.590 54.372.590 35 Máy ép đế CF 710A 2 1/1/2003 177.673.605 355.347.210 36 Máy in cao tần DT12000 TSW 1 1/1/2003 137.779.835 37 Máy bồi ngang YW2BT 1 1/1/2003 442.913.265 38 Hệ thống 2D 1 1/1/2003 1.447.922.538 39 Hệ thống tổng đài 1 1/1/2003 168.175.238 40 Dây chuyền giày thể thao ( cấp vốn) 1 1/1/2003 4.621.200.000 Tổng cộng: 9.519..068.806 1 Hệ thống đi + Biển quản cáo 1 1/1/2003 315.115.100 2 Hàng rào Cộng 1 1/1/2003 81.269.530 396.384.630 Tổng cộng: 9.915.453.436 +Tăng TSCĐ do mua sắm : Phiếu chi tiền mặt số 125 ngày 17/07/2002 , mua một máy ép pho mũi dùng cho xưởng giày. Máy ép pho mũi được mua bằng quỹ đầu tư phát triển. Tổng giá thanh toán 64.372.000đ ( gồm cả VAT 10%). Đã trả tiền. Sau khi nhận TSCĐ công ty sẽ cử ban kiểm nghiệm và lập biên bản giao nhận TSCĐ nếu TSCĐ đạt yêu cầu. Kèm theo biên bản giao nhận TSCĐ là phiếu chi tiền mặt công ty da giày Hà Nội trả cho người bán ( Công ty SX và TM Sơn Hải). Đơn vị : Công ty da giày Hà Nội -Mẫu số 05 - VT Bộ phận -Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CDKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 Của bộ tài chính Biên bản kiệm nghiệm ( vật tư, sản phẩm, hàng hoá ) Ngày 17 / 07 / 2002 Số : 01 Căn cứ hợp đồng kinh tế ngày tháng năm Của ... Biên bản kiểm nghiệm gồm : - Ông (bà) : Đặng Văn Minh Trưởng ban - Ông (bà) : lê Mai Chi Uỷ viên - Ông (bà) : Nguyễn Thị Như Uỷ Viên Đã kiểm nghiệm loại tài sản cố định sau : STT Tên nhãn hiệu, quy cách phảm chất vật tư Mã số Phương thức kiểm nghiệm Đơn vị tính Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú Số lượng đúng quy cách Số lượng không đúng quy cách 1 Cái 1 0 ý kiến của ban kiểm nghiệm : hàng dật tiêu chuẩn. Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban ( Kí, họ tên) ( Kí, họ tên) ( Kí, họ tên) Đơn vị : Công ty da giày Hà Nội -Mẫu số 02-TSCĐ Bộ phận -Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 Của bộ tài chính Biên bản Giao nhận tài sản cố định Ngày 17 / 07 / 2002 Số : Nợ TK211 Có TK 111 Căn cứ quyết định số : ngày tháng năm Về việc bàn giao TSCĐ Bàn giao TSCĐ gồm : - Ông (bà) : Chức vụ Đại diện bên giao - Ông (bà) : Chức vụ Đại diện bên nhận Địa điểm giao nhận tài sản cố định. Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau : STT Tên kí hiệu quy cách cấp hạng Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Năm sản xuất Công suất Tính NG TSCĐ Tỷ lệ hao moàn Mã hiệu kỹ thuật kèm theo Giá mua Cước vận chuyển Chi phí chạy thử NG TSCĐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Cộng 64372000 64372000 Dụng cụ phụ tùng kèm theo : STT Tên phụ tùng Số lượng Đơn giá Thành tiền A B 1 2 3(1 x 2) 1 Máy ép pho mũi 1 64.372.000 64.372.000 Kèm theo biên bản giao nhận TSCĐ là phiếu chi tiền mặt Hoá đơn ( GTGT) Liên 2( giao khách hàng) Ngày 17/07/02 Mã số : 02 GTGT- 3LL Ký hiệu : AA/98 Số : 1 Đơn vị bán hàng : Công ty sản xuất và TM Sơn Hải Địa chỉ : 545 Hồng Bàng - Hải Phòng Điện thoại : Mã số Họ tên người mua hàng : Lê Anh Đức Đơn vị : Công ty da giày Hà Nội Hình thức thanh toán : Trả bằng tiền mặt STT Tên phụ tùng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B Cái 1 2 3(1 x 2) 1 Máy ép pho mũi Cái 1 58.520.000 58.520.000 Cộng hàng hoá dịch vụ 58.520.000 Thuế suất GTGT 10%. Tiền thuế GTGT 5.852.000 Tổng công tiền thanh toán 64.372.000 Số tiền viết bằng chữ : Sáu tư triệu ba trăm bảy hai nghìn đồng chẵn Người mua hàng (Kí, ghi rõ họ tên) Lê Đức Anh Kế toán trưởng (Kí, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Kí, ghi rõ họ tên) Liên 1 : Lưu Liên 2 : Giao khách hàng Liên 3 : Dùng thanh toán Đơn vị : Công ty da giày Hà Nội Địa chỉ Tel Mẫu số 02-TTQĐ số 141 - TC/QĐ/CĐKT ngày 1-1-1995 của bộ tài chính Phiếu chi Ngày 17 tháng 7 năm 2002. Số 172 Nợ TK 211 Có TK 111 Họ và tên người nhận tiền : Nguyễn Thanh Sơn Địa chỉ : 154 Hồng Bàng - Hải Phòng Lý do chi : Mua một máy ép pho mũi dùng cho xưởng giày Số tiền : 64.372.000 ( Viết bằng chữ ) Sáu tư triệu ba trăm bảy hai nghìn đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị (kí, họ tên) KTT (kí, họ tên) Người lập phiếu (kí, họ tên) Thủ quỹ (kí, họ tên) Nguyễn Thị Trâm Người nhận tiền (kí, họ tên) Ng. Thanh Sơn + Tăng TSCĐ do xây dựng cơ bản: khi công trình xây dựng hoàn thành, phòng xây dựng cơ bản lập quyết toán, quyết toán sẽ được chuyển cho phòng kế toán sau khi được giám đóc duyệt. Trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ : TSCĐ sử dụng lâu sẽ bị hoản, do đó cần được bảo dưỡng tu sửa. Đối với TSCĐ sửa chữa lớn sau khi việc sửa chữa lớn hoàn thành phải lập biên bản giao nhận TSCĐ. Mẫu bảng như sau : Đơn vị : Địa chỉ : Mẫu số 03- TSCĐ Ban hành theo QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 1 năm 1999 Của Bộ tài chính Biên bản giao nhận TSCĐ Số : Sửa chữa lớn hoàn thành Nợ : Ngày tháng năm Có: Căn cứ quyết định số ngày tháng năm Chúng tôi gồm : - Ông ( Bà) : .......... Đại diện ......... ...... Đơn vị sửa chữa - Ông ( Bà) : .......... Đại diện ......... ...... Đơn vị có tài sản cố định Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau : Tên, kí hiệu, Mã, quy cách( cấp hạng) TSCĐ ...... Số hiệu TSCĐ .....Số thẻ TSCĐ.... Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ Thời gian sửa chữa từ ngày .... tháng......năm Các bộ phận sữa chữa gồm có : Tên bộ phận Nội dung (mức độ) công Giá dự toán Chi phí thực tế Kết quả kiểm tra A B 1 2 3 Cộng x Kết luận :...... KTT ( kí, họ tên) Đơn vị nhận ( kí, họ tên) Đơn vị giao ( kí, họ tên) Đơn vị Mẫu số 03 TSCĐ Địa chỉ Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 1 năm 1999 của Bộ Tài Chính Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Ngày tháng năm Số Nợ Có Căn cứ quyết định số ngày tháng năm Chúng tôi gồm: Ông (bà)... Đại diện.... Đơn vị sửa chữa Ông (bà)... Đại diện.... Đơn vị có tài sản cố định Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau: - Tên, ký hiệu, mã, quy cách (cấp hạng) TSCĐ... Số hiệu TSCĐ... Số thẻ TSCĐ... - Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ - Thời gian sửa chữa từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm... - Các bộ phận sửa chữa gồm có Tên bộ phận Nội dung (mức độ) công Giá dự toán Chi phí thực tế Kết quả kiểm tra A B 1 2 3 Cộng X Kết luận... KTT Đơn vị nhận Đơn vị giao (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) c) Trường hợp giảm tài sản cố định Trong quá trình hoạt động sản xuất, tài sản cố định không tránh khỏi hao mòn, hư hỏng. Khi khoa học tiến bộ và phát triển các tài sản cố định cũ kỹ lạc hậu không còn phù hợp với quy trình phát triển, sản xuất sẽ bị loại bỏ. Là đơn vị sản xuất, lại tồn tại đã lâu nên Công ty da giầy Hà Nội có nhiều tài sản cố định cũ kỹ lạc hậu, hết thời gian sử dụng và đã đến lúc cần phải thanh lý. Mặt khác nhiều tài sản của Công ty thời gian sử dụng vẫn còn dài nhưng thực sự không còn có ích cho sản xuất nên để sử dụng chỉ gây lãng phí vốn trong khi Công ty lại cần có vốn cho việc cải tiến, mua sắm máy mới nhằm ngày càng nâng câo hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Trong trường hợp này, nhượng bán và thanh lý là phương án tốt nhất để thu hồi vốn nhanh. Khi muốn thanh lý tài sản cố định, đặc biệt là vốn cố định do ngân sách cấp công ty phải lập tờ trình gửi lên cơ quan chủ quản và sở tài chính trong đó bao gồm các nội dung sau: - Lý do xin thanh lý, nhượng bán. - Các loại tài sản cố định xin thanh lý, nhượng bán - Bảng kê tài sản cố định xin thanh lý. Sau khi trình duyệt, công ty lập hội đồng thanh lý. Hội đồng thanh lý của công ty xem xét đánh giá thực trạng chất lượng giá trị còn lại của tài sản từ đó xác định giá trị thu hồi. xác định chi phí thanh lý bao gồm chi phí vật tư, chi phí cho nhân công để tháo dỡ, tháo bỏ, thu hồi. Lập hồ sơ thanh lý trình giám đốc. Trong năm 2002, tài sản cố định của công ty giảm khá lớn trong đó: Nguyên giá tài sản cố định 1.702.214.594 Khấu hao 758.500.592 Giá trị còn lại 943.714.006 Giá bán tài sản cố định 177.142.851 Chi tiết các loại tài sản cố định giảm trong năm 2002 như sau: Bảng + Tài sản cố định giảm do thanh lý Ngày 25/08/2002 Công ty da giầy Hà Nội có quyết định thanh lý nhà xưởng tại 151 Thụy Khê do nhà xưởng bị xuống cấp không còn sử dụng để sản xuất. Nguyên giá tài sản cố định 1.404.501.598 đồng. Giá trị khấu hao 722.215.092 đồng, giá trị còn lại của tài sản cố định là 682.286.506. Giá bán tài sản cố định là 528.286.500 đồng (chưa có thuế VAT 10%). Người mua trả bằng tiền mặt. Để tiến hành thanh lý nhà xưởng chúng ta lập biên bản thanh lý theo mẫu sau Đơn vị Biên bản thanh lý tài sản cố định Địa chỉ Ngày tháng năm Số Nợ Có Căn cứ quyết định số ngày tháng năm I. Ban thanh lý tài sản cố định gồm - Ông (bà)... đại diện - Ông (bà)... đại diện II. Tiến hành thanh lý tài sản cố định - Tên, mã, ký hiệu - Số hiệu tài sản cố định - Nước sản xuất, xây dựng - Năm sản xuất - Năm đưa vào sử dụng... số thẻ - Nguyên giá tài sản cố định - Giá trị hao mòn của tài sản cố định - Giá trị còn lại của tài sản cố định III. Kết luận của ban thanh lý tài sản cố định IV. Kết quả thanh lý tài sản cố định - Chi phí thanh lý - Giá trị thu hồi Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày 15/08/2002, ta có các bút toán phản ánh giảm tài sản cố định do thanh lý như sau: a) Nợ TK214 722.215.092 Nợ TK821 682.286.506 Có TK211 1.404.501.598 b) Nợ TK111 581.115.150 Có TK721 528.286.500 Có TK33311 52.828.650 Khi tiến hành thanh lý nhà xưởng ta phải lập biên bản thanh lý. Đơn vị: Cty da giầy Hà Nội Biên bản thanh lý TSCĐ Số Địa chỉ: Ngày 25 tháng 8 năm 2002 Nợ TK214, 821 Có TK211 Căn cứ quyết định số 05 ngày 25 tháng 08 năm 2002 của ban giám đốc về việc thanh lý nhà xưởng 151 Thụy Khê I. Ban thanh lý tài sản cố định gồm: - Ông: Trần Văn Tâm - Đại diện nhà xưởng - Bà: Lê Thị Vân - Đại diện ban giám đốc - Ông: Nguyễn Văn Cảnh - Đại diện phòng tài vụ II. Tiến hành thanh lý TSCĐ Tên TSCĐ: Nhà xưởng tại 151 Thụy Khê Năm xây dựng: 1986. Năm sử dụng nhà xưởng 1987. Nguyên giá TSCĐ: 1.404.501.598 đồng Khấu hao: 722.215.092 đồng Giá trị còn lại: 682.286.506 đòng III. Kết luận của ban thanh lý Tài sản cố định này không còn sử dụng trong sản xuất vì đã xuống cấp khá nặng, xây dựng giá bán là 528.286.500 (chưa có thuế VAT 10%) IV. Kết quả thanh lý - Chi phí thanh lý tài sản cố định: 0 - Giá trị thu hồi: 0 Công ty TNHH Ngọc Long đồng ý mua tài sản cố định trên theo giá bán. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hóa đơn (GTGT) Mã số 01 GTKT-3LUôN LUôN Liên 3 (dùng để thanh toán) AK/99-B Ngày 25/8/2002 Đơn vị bán hàng: Công ty da giầy Hà Nội Địa chỉ: 409 Tam Trinh Số TK: 431101-000-166 Điện thoại: Mã số: Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Minh Đơn vị: Công ty TNHH Ngọc Long Địa chỉ: TPHCM Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Nhà xưởng 151 Thụy Khê 01 528.286.500 528.286.500 Cộng 528.286.500 Thuế GTGT 10%. Tiền thuế 52.828.650 Tổng cộng tiền thanh toán 581.115.150 Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm tám mươi mốt nghìn một trăm mười lăm nghìn một trăm năm mươi đồng. Người mua Kế toán trưởng Thủ trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Đơn vị: Công ty da giầy Hà Nội Mẫu số 01-TT Địa chỉ Phiếu thu QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKINH Tế Tel: Ngày 25 tháng 8 năm 2002 Ngày 1 tháng 1 năm 1995 Nợ của Bộ Tài chính Có: Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Minh thuộc Công ty TNHH Ngọc Long Địa chỉ: 354 Bình THạnh - Thành phố Hồ Chí Minh Lý do nộp: Mua nhà xưởng 151 Thụy Khê Số tiền: 581.115.150 (viết bằng chữ): Năm trăm tám mươi mốt triệu một trăm mười lăm nghìn một trăm năm mươi đồng chẵn. Kèm theo 2 chứng từ gốc Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Năm trăm tám mươi mốt triệu một trăm mười lăm nghìn một trăm năm mươi đồng chẵn Ngày 25 tháng 8 năm 2002 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp Thủ quỹ (Ký, dấu, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) + TSCĐ giảm do nhượng bán Ngày 16/8/2002 Công ty da giầy Hà Nội nhượng bán một dây chuyền sản xuất giầy thể thao nguyên giá 98.000.000 đ, giá trị hao mòn lũy kế 8.000.000 đ, giá bán được Công ty thuộc da Vinh chấp nhận là 76.190.470 đồng (giá chưa thuế VAT 10%). Chi phí sửa chữa tân trang trước khi nhượng bán thuê ngoài trả bằng tiền mặt (cả thuế VAT 10%) là 1.650.000 đ. Khách hàng chưa trả tiền cho Công ty da giầy Hà Nội. * Ta phản ánh các bút toán làm giảm tài sản cố định khi nhượng bán tài sản cố định như sau: a) Nợ TK821 1.500.000 Nợ TK133 (1331) 150.000 Có TK111 1.650.000 b) Nợ TK214 8.000.000 Nợ TK821 90.000.000 Có TK211 98.000.000 c) Nợ TK131 83.809.517 Có TK3331 (33311) 7.619.047 Có TK721 76.190.470 Từ ví dụ trên ta vào chứng từ sau: Đơn vị : Cty da giầy Hà Nội Mẫu số 02-TT Địa chỉ: Phiếu chi QĐ 1411-TC/QĐ/CĐKINH Tế Tel Ngày 16 tháng 5 năm 2002 Ngày 1/1/1995 của BTC Nợ 821 Có 111 Họ và tên người nhận tiền: Trần Văn Cẩn Địa chỉ: 36 A - Thái Hà Lý do chi: Chi sửa chữa, tân trang dây truyền sản xuất giầy thể thao Số tiền: 1.650.000 (viết bằng chữ) Một triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Chi Nguyễn Thị Chi Thủ quỹ Người nhận tiền (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trâm Cẩn Nguyễn Thị Trâm Trần Văn Cẩn 4) Tổ chức hạch toán tài sản cố định trên sổ sách chi tiêu, tổng hợp * Trường hợp tài sản cố định tăng Căn cứ vào các chứng từ giao nhận tài sản cố định, kế toán công ty mở sổ đăng ký tài sản cố định và sổ chi tiết tài sản cố định. Nội dung chính của hai loại sổ này phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Số liệu trên sổ cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình tài sản và là căn cứ để lập báo cáo. Bảng số Đơn vị: Cty Da giầy Hà Nội Địa chỉ: Sổ đăng ký tài sản cố định Năm 2002 Bộ phận sử dụng: Xưởng giầy STT Tên TSCĐ Nước SX Nguyên giá Năm đưa vào sử dụng Số năm khấu hao Số khấu hao một năm Ghi chú ... 30 31 ... 34 ... Máy ép pho mũi Máy dò kim loại Máy cắt dây dệt Nhật Italia Nhật 64.372.000 97.020.000 54.372.590 2002 2002 2002 12 12 10 5.364.333,3 8.085.000 5.437.259 Hàng ngày khi có nghiệp vụ TSCĐ phát sinh kế toán ghi vào sổ chi tiết tài sản cố định theo mẫu sau. Bảng số: Sổ chi tiết tài sản cố định Năm 2002 STT Chứng từ Tên TSCĐ Nước sản xuất Nơi sử dụng Nguyên giá Số khấu hao năm Nguồn hình thành Ghi chú SH NT Bảng số: Sổ chi tiết tài sản cố định Năm 2002 Đơn vị: đồng STT Chứng từ Tên TSCĐ Nước sản xuất Nơi sử dụng Nguyên giá Số khấu hao năm Nguồn hình thành Ghi chú SH NT ... 30 472 17/7 Máy ép pho mũi Nhật Xưởng giầy 64.372.000 5.364.333,3 Tự bổ sung 31 473 20/9 Máy dò kim loại Italia 97.020.000 8.085.000 Tự bổ sung 34 477 25/9 Máy cắt dây dệt Nhật Xưởng giầy 54.372.590 5.437.259 ... Cuối mỗi tháng kế toán tổng hợp số liệu để lập bảng tổng hợp tăng giảm tài sản cố định của công ty. Bảng tổng hợp này được dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu sổ cái tài khoản 211. Kế toán chi tiết căn cứ vào hai sổ nêu trên để vào bảng sau. Bảng số: Bảng tổng hợp tăng giảm tài sản cố định Chứng từ Tên TSCĐ Đvị tính Số lượng TSCĐ tăng SH NT Nguyên giá Nguồn hình thành Bộ phận sử dụng Nguyên giá Khấu hao GTCL ... PC172 17/7 20/9 25/9 Máy ép pho mũi Máy dò kim loại Máy cắt kim loại 1 64.372.000 97.020.000 54.372.590 Xưởng giầy Xưởng giầy + Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký - chứng từ. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc về tài sản cố định phát sinh, kế toán tổng hợp ghi vào nhật ký chứng từ liên quan Bảng số: Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK111 - Tiền mặt Tháng 7 năm 2002 STT Chứng từ Diễn giải Ghi có TK111, ghi nợ các TK Cộng có TK111 SH NT 112 211 222 ... 30 17/7 Máy ép pho mũi 64.372.000 28/7 Máy mài mũi và gót đế 25.324.200 Tổng cộng 89.696.200 Bảng số: Nhật ký chứng từ số 7 Ghi có các TK142, 152, 241... Tháng... năm 2002 Kết luận: Một nần nữa chúng ta có thể nói tài sản cố định là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng góp phần tạo lên sự phát triển và tồn tại của Công ty. TSCĐ vừa là cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiêpks tiến hành sản xuất tạo ra sản xuất phẩm vừa là công cụ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Một Công ty hay doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh khi có cơ sở vật chất máy móc thiết bị hiện đại và phù hợp, những máy móc thiết bị chính là chìa khoá cho các nhà sản xuất xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Nắm rõ được tầm quan trọng của TSCĐ nên trong thời gian thực tập tại Công ty da giầy Hà Nội em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo chuyên đề “Tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty da giầy Hà Nội” với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn và các anh chị kế toán trong Công ty. Vì sự hiểu biết của em có hạn nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo của các thầy cô trong khoa để báo cáo chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm hơn cô giáo hướng dẫn và các anh chị trong phòng kế toán trong Công ty da giầy Hà Nội đã t ận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực tập để hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Nhận xét của Công ty da giầy Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3304.doc
Tài liệu liên quan