Đề tài Tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Tây Bắc – Bộ Quốc phòng

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có các nguồn lực kinh tế như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Xét về thời gian hữu dụng và giá trị ban đầu, nguồn lực kinh tế của các doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Tài sản cố định là các nguồn lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và thời gian hữu dụng dài. Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam ( Chuẩn mực 03, 04 – Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 ), TSCĐ của Công ty cũng có đủ 4 tiêu chuẩn sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. + Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm. + Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

doc61 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Tây Bắc – Bộ Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dư cuối kỳ Số Ngày Nợ Có Nợ Có 001 – Phương tiện vận tải 9.656.972.015 .......... ........... ............................ ........... 80 20/09/2007 Công ty mua 01 ô tô Kamaz 331 253.809.000 109 13/09/2007 Mua 01 xe Ford Everest 111 605.145.455 164 31/12/2007 Công ty mua 01 ô tô tải ben tự đổ 331 571.428.571 .......... .......... ............................... Tổng công: 001-Phương tiện vận tải 2.512.474.643 Dư cuối kỳ 12.169.446.658 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 KẾ TOÁN GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) QUÂN KHU II CÔNG TY TÂY BẮC-BQP BẢNG 01: BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN GIÁ VÀ HAO MÒN TSCĐ Năm 2007 ĐVT: Đồng Số thẻ Mã số TSCĐ Tên TSCĐ Nguồn vốn Nguyên giá Đã hao mòn Giá trị còn lại Mức KH 12 120004735 Nhà cửa vật kiến trúc Trên cấp Tự bổ sung 2.773.073.559 1.365.894.707 1.407.178.852 341.473.677 30 213000314 Máy móc thiết bị Trên cấp Tự bổ sung Nguồn khác 27.135.755.337 21.815.413.024 5.320.342.313 3.391.971.917 412 451000617 Phương tiện vận tải Tự bộ sung Nguồn khác 12.169.446.658 9.401.247.851 2.768.198.808 3.133.749.284 790 549003587 Thiết bị quản lý Tự bổ sung 542.235.001 403.435.406 138.799.595 100.858.852 Tổng cộng 42.620.510.555 32.985.990.987 9.634.519.568 6.968.053.730 Lập ngày 31 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Các số liệu trên được thể hiện trên sổ nhật ký chung tháng 9/2007, sổ chi tiết, sổ cái TK 211, 111, 133, 411, 414. Do nhu cầu phát triển mở rộng của Công ty nên Công ty vẫn thường xuyên mua sắm TSCĐ để phục vụ SXKD và nguồn vốn ở đây một phần được trích từ ngân sách , phần còn lại là vốn tự có và đi vay. * Tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành. Trong đơn vị thì TSCĐ tăng do Công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao không phân biệt đơn vị bên ngoài hay bộ phận xây dựng cơ bản của Công ty tự làm mà các khoản chi phí đều được hạch toán vào TK 241 Khi công trình hoàn thành nghiệm thu căn cứ vào quyết toán được duyệt, kế toán ghi tăng giá trị của TSCĐ đã hoàn thành bàn giao nay đưa vào sử dụng, kế toán định khoản. Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang. Tuỳ thuộc vào việc sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp, kế toán đồng thời ghi tăng nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm nguồn vốn khác (có thể nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các quỹ của Công ty). Ngày 31/5/2007 Công ty đã nghiệm thu công trình cải tạo nhà ăn. Với giá trị quyết toán toàn bộ công trình là 74.556.969 đồng. Căn cứ vào: - Quyết định phê duyệt thiết kế ký thuật thi công. - Biên bản nghiệm thu. - Bản xác định các nội dung liên quan đến TSCĐ mới tăng. Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán căn cứ vào biên bản nghiệm thu bàn giao ghi tăng TSCĐ. Nợ TK 211: 74.556.969 Có TK 241: 74.556.969 Cũng như ở trường hợp trên, bút toán này được thể hiện trên Nhật ký chung tháng 9/2007, sổ chi tiết tài khoản 211, sổ cái TK: 211, 441, 411. BIỂU 03: TRÍCH MẪU SỔ CÁI TK 211. QUÂN KHU II SỔ CÁI CÔNG TY TÂY BẮC-BQP TK: 2111 - Nhà cửa vật kiến trúc Thời gian báo cáo: 6 tháng đầu năm 2007 Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 2.773.073.559 055 31/5/2007 Cải tạo nhà ăn Công ty 111 74.556.969 Tổng cộng 74.556.969 2.847.630.528 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) * Trường hợp tăng TSCĐ do điều chuyển: Căn cứ vào cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh TSCĐ, 2 bên tổ chức giao nhận và lập biên bản giao nhận TSCĐ. Bên giao TSCĐ có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định tăng vốn. Bên nhận TSCĐ căn cứ vào hồ sơ giao nhận TSCĐ để hạch toán tăng TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ lập thẻ mới tăng giá trị lần đầu tiên cho thẻ và tiến hành trích khấu hao . Ngày 5/4/2007 tăng một xe ô tô MAZDA do điều kiện chuyển từ Bộ tư lệnh Quân khu II đến công ty Tây Bắc - BQP. Nguyên giá là 223.809.523đ, hao mòn 21.924.600đ, giá trị còn lại 201.884.923đ. Khi TSCĐ được điều chuyển đến đơn vị, phòng kế toán lập hồ sơ bao gồm: - Quyết định điều chuyển. - Biên bản giao nhận số 01 - TSCĐ. - Biên bản đánh giá tình trạng kỹ thuật xe ô tô Bút toán ghi nhận TSCĐ được chuyển nhượng cho Công ty Tây Bắc - BQP. Nợ TK 211 : 223.809.523 Có TK 214: 21.924.600 Có TK 411: 201.884.923 Sau đó kế toán vào các số theo dõi TSCĐ, sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái TK 211, 214, 411 bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ. 2.3.1.3. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình: Giá trị của tài sản được xác định bởi nguyên giá trong quá trình sử dụng tài sản, phần giá trị của tài sản sẽ bị giảm đi gọi là hao mòn, TSCĐ của đơn vị giảm chủ yếu là do thanh lý, điều chuyển nội bộ. * Hạch toán TSCĐ giảm do thanh lý: Trong quá trình SXKD có những TSCĐ bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc những tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật không phù hợp với SXKD,gây lãng phí vốn... Sau khi có sự kiểm tra của phòng kỹ thuật, kết hợp với phòng tài chính kế toán và các đơn vị quản lý TSCĐ thì Giám đốc đơn vị lập hồ sơ thanh lý, Công ty sẽ lập hội đồng thanh tra giá trị tài sản. Vì vậy đơn vị có thế nhượng bán những TSCĐ này để đầu tư vào việc cải tiến, mua sắm TSCĐ mới. Hội đồng đánh giá kết hợp các phòng ban chức năng đi kiểm tra hiện trạng để xác định. - Những thiết bị hư hỏng nặng có kế hoạch và phương án tháo dỡ an toàn. - Thiết bị còn sử dụng được lập bảng kê chi tiết danh mục thông số kỹ thuật, số lượng, đánh giá % chất lượng còn lại, sau đó làm thủ tục nhập kho để dự phòng và sử dụng lại. Giá trị thu hồi của TSCĐ thanh lý được xác định trên cơ sở trọng lượng TSCĐ theo thông số kỹ thuật của Nhà chế tạo, các định mức thu hồi theo từng loại máy và giá cả thị trường. Biên bản thẩm tra cần xác định: + Tổng nguồn giá trị TSCĐ trên sổ sách kế toán + Giá trị còn lại phải bảo toàn vốn. + Giá trị thu hồi dự tính của từng loại TSCĐ được thanh lý (có phụ lục chi tiết kèm theo). Trích số liệu ngày 10/11/2007 Công ty Tây Bắc - BQP tiến hành thanh lý TSCĐ không còn giá trị sử dụng: Đợt 1: Nguyên giá: 281.746.032đ, đã khấu hao 281.746.032đ. Giá trị: Còn lại: không xét theo yêu cầu của phòng kế toán. Quản lý tài sản là do tài sản này đã hao mòn hết. Giám đốc xí nghiệp lập tờ trình gửi Ban giám đốc và được sự cho phép thanh lý của Giám đốc Công ty Tây Bắc - BQP đã thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ được lập thành 02 bản, 01 bản gửi lên phòng tài chính Quân khu II, 01bản lưu tại Phòng tài chính kế toán để làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập hồ sơ thanh lý gồm: + Quyết định thanh lý + Biên bản thanh lý. + Phiếu thu thanh lý. Căn cứ vào biên bản thanh lý số 2412, kế toán ghi giảm TSCĐ. Nợ TK 214: 281.746.032 Có TK 211: 281.746.032 Phần giá trị còn lại đơn vị thu hồi bằng tiền mặt, kế toán định khoản. Nợ TK 111: 3.201.400 Có TK 711: 3.201.400 Các bút toán này được phản ánh trên sổ nhật ký chung tháng 12/2007, sổ cái TK 211; TK 214; TK 111; TK 711 BIỂU 04: TRÍCH MẪU SỔ CÁI TÀI KHOẢN 211 QUÂN KHU II SỔ CÁI CÔNG TY TÂY BẮC - BQP Tài khoản: 2113: Máy móc thiết bị Thời gian báo cáo: 6 tháng cuối năm 2006 Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 25.299.327.005 056 10/11/07 Thanh lý máy móc thiết bị không còn giá trị sử dụng đợt 1 214.1 281.746.032 Tổng cộng: 281.746.032 25.017.580.973 KẾ TOÁN GHI SỔ KT TỔNG HỢP KT TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) QUÂN KHU II Biểu 05: Trích sổ nhật ký chung CÔNG TY TÂY BẮC-BQP SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Ngày GS Số CT Ngày CT Diễn giải TK nợ TK có Số tiền nợ Số tiền có ....... ...... ....... ....................... ...... ...... ......... ........ 06/1/07 12 06/1/07 Đ.C Vĩnh tạm ứng SC máy nén khí Tạm ứng Tiền Việt Nam 141 111 40.000 40.000 40.000 40.000 ........ ....... ........ ........................ ....... ........ .......... .......... 05/4/07 039 05/4/07 Tăng 01 xe Mazda do Đ/c từ Quân khu II P. tiện vận tải truyền dẫn Hao mòn TSCĐ Nguồn vốn kinh doanh 2113 2141 411 223.809 223.809 223.809 21.924 201.885 ......... ...... ......... ........................... ....... ....... .......... .......... 13/9/07 109 13/9/07 Công ty mua 01 xe ô tô Ford Everest P. tiện vận tải truyền dẫn Tiền mặt 2113 111 605.145 605.145 605.145 605.145 20/9/07 115 20/9/07 C. ty mua 1 xe Kamaz P. tiện vận tải truyền dẫn Phải trả cho người bán 2113 331 253.809 253.809 253.809 253.809 .......... ...... .......... .......................... ....... ....... .......... ......... Tổng phát sinh 737.179.665 737.179.665 Lập ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) * Giảm do điều chuyển nội bộ; Hồ sơ kế toán gồm có: + Quyết định điều chuyển. + Phiếu xuất kho TSCĐ được điều chuyển. + Biên bản giao nhận TSCĐ. Căn cứ vào hồ sơ điều chuyển TSCĐ kế toán tiến hành hạch toán giảm TSCĐ: Nợ TK 411 - Giá trị còn lại Nợ TK 214 - Hao mòn Có TK 211 - Nguyên Giá Các nghiệp vụ tăng,giảm TSCĐ trong tháng 12/2007 được kế toán ghi sổ như sau: Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung. Sau đây em xin trích một số mẫu sổ cái của TK 211 của báo cáo 6 tháng cuối năm 2007. BIỂU 06 TRÍCH MẪU SỔ CÁI QUÂN KHU II SỔ CÁI CÔNG TY TÂY BẮC - BQP Tài khoản: 2112 - Máy móc thiết bị Thời gian báo cáo : 6 Tháng cuối năm 2007 Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 25.299.327.005 051 15/11/2007 Công ty mua 08 máy xúc Kobelco 331 3.438.352.000 28.737.679.005 058 17/12/2007 Công ty trả lại 02 xe lu rung mua của Công ty TNHH Việt Hưng 331 1.009.990.904 27.727.688.101 064 17/12/2007 Công ty trả lại 01 máy xúc mua của Công ty TNHH Việt Hưng 331 585.523.097 27.142.165.004 068 17/12/2007 Thanh lý máy móc thiết bị không còn giá trị sử dụng 214.1 281.746.032 26.860.418.972 080 31/12/2007 Công ty mua máy xúc Hitachi 331 414.312.633 27.274.731.605 Tổng cộng 3.852.664.633 1.877.260.033 27.274.731.605 KT GHI SỔ KT TỔNG HỢP KT TRƯỞNG (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) BIỂU 07 TRÍCH MẪU SỔ CÁI QUÂN KHU II SỔ CÁI CÔNG TY TÂY BẮC - BQP Tài khoản: 2113 - Phương tiện vận tải truyền dẫn Thời gian báo cáo : 6 Tháng cuối năm 2007 Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 9.565.972.015 110 28/10/2007 Công ty mua 03 ô tô Landcruise 331 1.715.280.000 11.281.252.015 154 15/11/2007 C. ty mua 2 ô tô Huyndai vận tải 331 533.892.334 11.815.144.349 215 29/11/2007 Đ.C Vĩnh ứng tiền nộp thuế trước bạ 04 xe ô tô Kamz 1111 16.800.000 11.831.944.349 073 20/12/2007 Điều chỉnh lại xe ô tô đã chuyển cho hướng Điện Biên 1368 86.000.000 11.917.944.349 135 26/12/2007 Công ty mua 01 xe ô tô của Công ty Cổ phần Ford Thăng Long 331 605.145.455 12.523.089.804 275 31/12/2007 C. ty T. lý TSCĐ đợt 2 năm 2007 2141 353.643.146 12.169.446.658 Tổng cộng 2.957.117.789 353.643.146 12.169.446.658 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 KT ghi sổ KT tổng hợp KT trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) BIỂU 08 TRÍCH MẪU SỔ CÁI QUÂN KHU II SỔ CÁI CÔNG TY TÂY BẮC - BQP Tài khoản: 2114 - Thiết bị dụng cụ quản lý Thời gian báo cáo : 6 Tháng cuối năm 2007 Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 402.408.736 074 17/11/2007 Mua máy tính XN 87 111 40.165.000 442.573.736 118 28/11/2007 Mua máy tính sử dụng cho phòng kế toán, hành chính của Công ty 331 99.661.265 542.235.001 Tổng cộng 139.826.265 542.235.001 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 KT GHI SỔ KT TỔNG HỢP KT TRƯỞNG (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) 2.3.2. Tổ chức kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình Công ty Tây Bắc - BQP thực hiện đúng chế độ trích và sử dụng khấu hao TSCĐ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Toàn bộ khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn ngân sách được để lại Công ty để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ và sử dụng cho nhu cầu kinh doanh, Công ty quản lý tập chung phần khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn Ngân sách và các nguồn vốn do trên cấp, Công ty Tây Bắc - BQP thực hiện trích khấu hao theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thay thế Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999. + Việc phản ánh tăng giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại thời điểm tăng giảm TSCĐ (không thực hiện theo nguyên tắc trong tháng). + Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ: Việc trích hoặc thôi trích khấu hao được bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. + Những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn được sử dụng hoạt động TSCĐ không được tính và trích khấu hao. + Phương pháp trích khấu hao: Công ty Tây Bắc - BQP chọn phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo đường thẳng và phương pháp này được áp dụng thống nhất. Mức khấu hao trung bình hàng năm được tính theo công thức. Mức khấu hao trung bình Nguyên giá = hàng năm Thời gian sử dụng Mức khấu hao tháng Mức khấu hao bình quân năm Của TSCĐ = 12 Căn cứ vào tình hình tăng, giảm TSCĐ trong tháng, kế toán lập bảng tổng hợp trích khấu hao cho từng năm. Biểu 09: TRÍCH BÁO CÁO SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHẤU HAO CƠ BẢN NĂM 2007 QUÂN KHU II CÔNG TY TÂY BẮC BÁO CÁO SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHẤU HAO CƠ BẢN NĂM 2007 Nội dung Tổng số Trong đó Nguồn NS cấp Nguồn tự bổ sung Nguồn khác 1. Số đầu năm 18.551.602.509 906.419.332 960.567.290 16.684.615.887 2. Số tăng trong năm 3.822.269.988 3.822.269.988 3. Số giảm trong năm - - - Nộp ngân sáh - Mua sắm TSCĐ 4. Số cuối năm 22.373.872.497 906.419.332 960.567.290 20.506.885.875 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC DN (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Bảng 02 QUÂN KHU II CÔNG TY TÂY BẮC TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TSCĐ VÀ VỐN KINH DOANH NĂM 2007 Nội dung Tổng số Trong đó Nguồn NS cấp Nguồn tự bổ sung Nguồn khác A. TĂNG GIẢM TÀI SẢN I. Nguyên giá TSCĐ 1. Số đầu năm 38.131.780.844 1.282.726.933 1.746.113.702 35.102.940.209 - Cần dùng cho SXKD 23.241.438.118 392.576.742 746.339.024 22.102.522.352 - Không cần dùng chờ thanh lý 458.304.998 458.304.998 - TSCĐ đã khấu hao hết 14.405.037.728 404.845.193 999.774.678 13.000.417.857 2. Số tăng trong năm 4.488.729.711 4.488.729.711 - Do mua sắm 4.488.729.711 4.488.729.711 - Do XDCB hoàn thành - Tăng khác 3. Số giảm trong năm - Do thanh lý, nhượng bán - Do điều động - Giảm khác 4. Số cuối năm 42.620.510.555 1.282.726.933 1.746.113.702 39.591.669.920 - Cần Dùng cho SXKD 27.730.167.829 392.576.742 746.339.024 26.591.252.063 - Không cần dùng chờ thanh lý 485.304.998 485.304.998 - TSCĐ đã hết khấu hao 14.405.037.728 404.845.193 999.774.678 13.000.417.857 II. Hao mòn TSCĐ 1. Số đầu năm 29.163.720.999 1.956.092.206 1.097.814.229 26.109.814.564 2. Số tăng trong năm 3.822.269.988 3.822.269.988 3. Số giảm trong năm 4. Số cuối năm 32.985.990.987 29.932.084.552 B. TĂNG GIẢM VỐN I. Vốn cố định 1. Số đầu năm 2.473.271.581 1.349.489.000 1.123.782.581 2. Số tăng trong năm 3. Số giảm trong năm 4. Số cuối năm 2.473.271.581 1.349.489.000 1.123.782.581 II. Vốn lưu động 1. Số đầu năm 2.393.331.663 2.256.000.000 137.331.663 2. Số tăng trong năm 3. Số giảm trong năm 4. Số cuối năm 2.393.331.663 2.256.000.000 137.331.663 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 NGƯỜI LẬP BIỂU KT TRƯỞNG GIÁM ĐỐC DN (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Cuối tháng căn cứ vào Sổ chi tiết khấu hao, bảng phân bổ khấu hao, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung; Sổ chi tiết TK 214, TK 642, TK 627. Nợ TK 627: Nợ TK 641: Nợ TK 642: Có TK 214: BIỂU 10 TRÍCH MẪU SỔ CÁI QUÂN KHU II SỔ CÁI CÔNG TY TÂY BẮC - BQP Tài khoản: 2141 - Hao mòn tài sản hữu hình Thời gian báo cáo : 6 Tháng cuối năm 2007 Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 29.463.720.999 072 18/12/2007 Thanh lý MMTB không còn giá trị sử dụng 2112 281.746.032 29.181.974.67 079 18/12/2007 Điều chỉnh số KHTSCĐ năm 2006 do cộng nhầm 335 58.537.870 29.123.437.907 278 31/12/2007 Công ty thanh lý TSCĐ đợt 2 năm 2007 2113 51.227.219 29.072.209.876 289 31/12/2007 Công ty khấu hao TSCĐ năm 2007 642 3.822.269.988 32.894.479.866 315 31/12/2007 Công ty báo nợ tiền khấu hao TSCĐ năm 2007 1361 91.511.121 32.985.990.987 Tổng cộng 391.511.121 3.913.781.109 32.985.990.987 Lập Ngày31 tháng12 năm 2007 KT GHI SỔ KT TỔNG HỢP KT TRƯỞNG (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Mọi phần hành kế toán của Công ty Tây Bắc- BQP đều thực hiện trên máy nên đôi khi những mã số không giống với việc ghi chép bằng tay nhưng vẫn đảm bảo đủ yêu cầu về mẫu số quy định trong luật kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi sổ trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ. Hệ thống sổ sách của đơn vị tương đối đầy đủ phù hợp với yêu cầu quản lý tài sản hiện có. * Chứng từ và tài khoản sử dụng: Chứng từ kế toán khấu hao TSCĐ Công ty sử dụng: Bảng trích khấu hao. Công ty sử dụng tài khoản: TK 214 – Hao mòn tài sản cố định TK 2141 – Hao mòm tài sản cố định hữu hình. 2.3.3. Tổ chức kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc – Bộ Quốc phòng Do đặc thù của Công ty là Công ty xây lắp có các TSCĐ với đặc điểm chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải như ôtô, máy lu, máy đầm... các TSCĐ cũng hay bị hỏng hóc ... để duy trì khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ, đơn vị thường xuyên có kế hoạch sửa chữa và sửa chữa lớn TSCĐ. * Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ. Vì chi phí sửa chữa thường xuyên nhỏ do đó kế toán phản ánh trực tiếp vào chi phí SXKD của bộ phận có TSCĐ sửa chữa, thủ tục sửa chữa thường xuyên bao gồm. + Bản dự toán chi phí sửa chữa: tuỳ theo mức độ hỏng dự toán trước hay không. + Hợp đồng sửa chữa TSCĐ. + Biên bản thanh lý hợp đồng. + Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình. + Biên bản xác nhận công việc thực hiện. Sửa chữa thường xuyên ở Công ty có thể tự làm hoặc thuê ngoài. Trích số liệu ngày 16/12/2007 Phòng tài chính kế toán tiến hành sửa chữa máy in, tổng hợp chi phí là 2.700.000đ.. Các hạng mục sữa chữa bao gồm: Thay trống: 1.700.000đ, thay hộp mực in: 1.000.000đ. Đối với nghiệp vụ này, kế toán lập các chứng từ ban đầu: Phiếu chi, biên bản giao nhận sửa chữa hoàn thành, căn cứ vào hồ sơ kế toán định khoản như sau: Nợ TK 642: 2.700.000đ Có TK 111 : 2.700.000đ Sau đó kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 111, 642. * Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ: Chi phí sữa chữa lớn TSCĐ là chi phí thực tế phát sinh cho việc sữa chữa thay thế phụ tùng thiết bị nhằm khôi phục năng lực và tính năng kỹ thuật của TSCĐ. Trong quá trình sửa chữa lớn TSCĐ có thể thay thế thiết bị, phụ tùng hoặc bộ phận tài sản đảm bảo phù hợp với công nghệ hiện đại và đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Mọi chi phí đều được hạch toán theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước quy định. Khi tiến hành sửa chữa TSCĐ thì Công ty sẽ ứng trước tỷ lệ % chi phí sửa chữa theo tỷ lệ nhất định để đơn vị có nguồn vốn tiến hành công việc sửa chữa lớn TSCĐ. Sau khi hoàn thành các đơn vị trình duyệt lên Công ty quyết toán công trình. Thực tế tại Công ty Tây Bắc - BQP không trích trước chi phí sửa chữa lớn mà Chi phí phát sinh được tính trực tiếp vào giá thành và chi phí đó phải được duyệt theo quy định. Khi đưa máy móc thiết bị ra sửa chữa lớn thì bộ phận quản lý và sử dụng máy móc thiết bị, phải lập biên bản bàn giao cho bộ phận sửa chữa TSCĐ đã được sửa chữa hoàn thành bàn giao cho bộ phận sử dụng hồ sơ gồm có: + Hợp đồng sửa chữa. + Biên bản nghiệm thu kỹ thuật. + Biên bản giao nhận TSCĐ đưa ra sửa chữa. + Báo cáo quyết toán số chi phí sửa chữa TSCĐ và trình duyệt quyết toán theo sự phân cấp của Bộ quốc phòng. + Phiếu chi: Căn cứ số liệu ngày 20/12/2007 Công ty Tây Bắc - BQP thuê sửa chữa 01 máy xúc SK 04, Tổng chi phí hết: 73.000.000đ (Vật liệu: 71.800.000đ, nhân công 1.200.000đ) căn cứ vào: + Hợp đồng số 15 ngày 12 tháng 12 năm 2007. + Biên bản thanh lý hợp đồng ngày 18 tháng12 năm 2007. + Biên bản nghiệm thu sửa chữa lớn hoàn thành. + Hoá đơn số 0032028, 0078825 ngày 13 tháng 12 năm 2007 giữa Công ty Tây Bắc - BQP với Công ty TNHH Việt Hưng - Việt Trì - Phú thọ kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 2413: 73.000.000 Có TK 331: 73.000.000 Bút toán được thể hiện trên sổ nhật ký chung, sổ cái TK 2413 và sổ cái TK liên quan. Đến cuối năm kế toán phải lập bảng tổng hợp các công trình sửa chữa lớn hoàn thành, đối chiếu với bảng kế hoạch sửa chữa lớn lập vào đầu năm để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sửa chữa. Căn cứ vào đó lập kế hoạch sửa chữa cho kỳ tiếp theo. * Về việc kiểm kê đánh giá lại TSCĐ hữu hình: Định kỳ hàng năm vào ngày 01/01 và ngày 1/7 công ty có tổ chức thành lập hội đồng kiểm kê TSCĐ, cộng cụ dụng cụ, trang thiết bị toàn công ty. Nhằm kiểm tra việc thừa, thiếu để có biện pháp khắc phục, giải quyết. Tuy nhiên việc đánh giá lại TSCĐ thì công ty vẫn chưa kiểm kê đánh giá kịp thời về giá trị còn lại thực tế để xác định giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ trong công ty. Để khắc phục yếu điểm trên đến tháng 7/2008 Công ty tiến hành thành lập Hội đồng đánh giá lại TSCĐ để có phương hướng thanh lý, đại tu, sửa chữa lớn những loại TSCĐ đã quá lỗi thời, cũ nát hoạt động không hiệu quả. QUÂN KHU II Biểu 11: Trích sổ nhật ký chung CÔNG TY TÂY BẮC-BQP SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Ngày GS Số CT Ngày CT Diễn giải TK nợ TK có Số tiền nợ Số tiền có ....... ...... ....... ....................... ...... ...... ......... ........ 05/4/07 039 05/4/07 Tăng 01 xe Mazda do Đ/c từ Quân khu II P. tiện vận tải truyền dẫn Hao mòn TSCĐ Nguồn vốn kinh doanh 2113 2141 411 223.809 223.809 223.809 21.924 201.885 ......... ...... ......... ........................... ....... ....... .......... .......... 31/5/07 055 31/5/07 Xây mới tường rào bao quanh Công ty Nhà cửa, vật kiến trúc Xây dựng cơ bản dở dang 2112 241 74.557 74.557 74557 74.557 13/9/07 109 13/9/07 Công ty mua 01 xe ô tô Ford Everest P. tiện vận tải truyền dẫn Tiền mặt 2113 111 605.145 605.145 605.145 605.145 10/11/07 166 10/11/07 T.Lý máy móc không còn giá trị sử dụng Hao mòn TSCĐ Máy móc thiết bị Tiền mặt Thu nhập khác 2141 111 2113 711 284.947 281.746 3.201 284.947 281.746 3.201 .......... ...... .......... .......................... ....... .......... ......... 13/12/07 188 13/12/07 Thuê sửa máy xúc SK 04 Máy móc thiết bị Phải trả cho người bán 2113 331 73.000 73.000 73.000 73.000 ........... ...... ............ .................................. ....... ....... ................ ................ Tổng phát sinh 737.179.665 737.179.665 Lập ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu 12: TRÍCH MẪU TÀI KHOẢN 241 QUÂN KHU II Công ty Tây Bắc-BQP SỔ CÁI Tài khoản: 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Thời gian báo cáo : 6 Tháng cuối năm 2007 Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 462.894.279 077 31/08/2007 Đ.C Bình tập hợp CP làm hàng rào, công trình phụ XN 87 141 19.598.000 482.492.279 078 31/08/2007 Đ.C Vinh tập hợp CP xây tường bao quanh Công ty 141 27.875.000 510.367.279 102 20/12/2007 Điều chỉnh lại XD nhà trụ nhà làm việc 3 tầng Công ty 331 235.750.000 746.117.279 Tổng cộng: 283.223.000 746.117.279 Lập Ngày 31 tháng 12 năm 2007 KT GHI SỔ KT TỔNG HỢP KT TRƯỞNG (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Biểu 13: TRÍCH SỔ CÁI TK 2413 QUÂN KHU II CÔNG TY TÂY BẮC-BQP SỔ CÁI Tài khoản: 2413 - Sửa chữa TSCĐ Tháng 12 năm 2007 STT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 543.679.500 Số phát sinh 188 13/12/2007 Thuê sửa chữa 01 máy xúc SK 04 331 73.000.000 Cộng pháp sinh 73.000.000 Số dư cuối kỳ 616.679.500 Lập Ngày 31 tháng 12 năm 2007 KT GHI SỔ KT TỔNG HỢP KT TRƯỞNG (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) PHẦN 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TÂY BẮC – BỘ QUỐC PHÒNG 3.1. Đánh giá thực trạng về tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc – Bộ Quốc phòng: Trong thời gian thực tập tại Công ty Tây Bắc - Bộ Quốc phòng, em nhận thấy rằng nhìn chung Công ty đã thực hiện được các mục tiêu mà Ban giám đốc đã đề ra. Để đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh có sự đóng góp không nhỏ của công tác kế toán, trong đó có tổ chức kế toán TSCĐ. Em xin nêu ra một số ý kiến của mình về ưu cũng như nhược điểm trong tổ chức kế toán TSCĐ mà theo em Công ty nên tìm phương hướng phát triển hay khắc phục để ngày càng hoàn thiện bộ máy kế toán trong Công ty hơn. * Ưu điểm: Công ty Tây Bắc - Bộ Quốc phòng có số lượng TSCĐ nhiều, nằm rải rác trên các địa bàn thi công của các đội, xí nghiệp xây dựng. Do đó, việc quản lý TSCĐ của Công ty gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của Ban lãnh đạo Công ty cùng với phòng kế toán, công việc tổ chức kế toán nhìn chung đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, Công ty đã từng bước đầu tư đổi mới TSCĐ, không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quá trình kinh doanh. Việc phân công hạch toán kế toán cụ thể dưới sự quản lý của Ban giám đốc và sự điều hành của kế toán trưởng trong công tác tổ chức đến việc lập báo cáo. Phân công trách nhiệm rõ ràng, quy định các tài khoản sử dụng, các chứng từ ghi chép ban đầu cùng với việc mở sổ kế toán theo dõi định kỳ lập báo cáo kế toán. Công ty có một bộ máy kế toán tập trung, chỉ đạo thống nhất và chặt chẽ trong toàn Công ty. Điều này giúp cho công tác kế toán hoạt động hiệu quả hơn cho việc cung cấp thông tin chính xác và kịp thời hơn, góp phần đáng kể cho việc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty có 6 kế toán phụ trách toàn bộ khối lượng công việc hàng ngày. Đây là một khối lượng công việc lớn và vì lý do đó cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần làm việc của nhân viên kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả làm việc của công tác kế toán. Các nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, nắm vững yêu cầu nhiệm vụ, đã thực hiện các phần hành kế toán một cách nhanh chóng, chính xác kịp thời cho cấp quản lý, góp phần giảm chi phí cho công tác quản lý tại Công ty. Bộ phận kế toán TSCĐ mở sổ sách theo dõi từng loại, từng đối tượng TSCĐ nên việc kiểm tra theo dõi về chất lượng hoạt động cũng như yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ khá chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc chế độ lập và ghi chép sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ theo quy định của Nhà nước. Việc phân công trách nhiệm quản lý TSCĐ cho các bộ phận sản xuất trong quản lý và sử dụng TSCĐ, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với những người quản lý và sử dụng TSCĐ. Qua nhiều năm hoạt động Công ty đã lựa chọn được bộ máy kế toán đầy đủ năng lực, đặc biệt là kế toán theo dõi TSCĐ, mặc dù địa bàn hoạt động rộng tỷ trọng TSCĐ nhiều nhưng đã bám sát đối tượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá TSCĐ cũng như về công tác kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp TSCĐ, kế toán đã trích đúng, đủ phần khấu hao của từng loại TSCĐ theo quy định của Nhà nước, phản ánh số liệu chính xác kịp thời cả về hiện vật và giá trị, tình hình tăng giảm TSCĐ. * Tồn tại: Phạm vi hoạt động của Công ty rất rộng, vì vậy việc quản lý và hạch toán kế toán tài chính của Công ty nói chung và quản lý, hạch toán kế toán TSCĐ trong Công ty nói riêng chưa được kịp thời. Công tác quản lý TSCĐ chưa được đúng quy trình như việc đánh giá lại TSCĐ chưa đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất. Nhiều TSCĐ đã hết khấu hao nhưng chưa kịp thời đánh giá lại. Do Công ty áp dụng hình thức kế toán báo sổ nên công tác hạch toán ban đầu như luân chuyển chứng từ còn chậm, thiếu sự đồng bộ, các chứng từ đôi khi còn chưa đầy đủ về nội dung cần thiết theo yêu cầu. Mặt khác, theo chế độ kế toán thì TK 136 chỉ dùng cho các loại hình Công ty áp dụng quan hệ kế toán nội bộ. Các xí nghiệp và các đội xây dựng của Công ty không tổ chức hạch toán kế toán mà chỉ gửi chứng từ lên phòng kế toán hạch toán tập chung vì vậy sử dụng TK 136 là chưa hợp lý Hạch toán khấu hao TSCĐ còn nhiều hạn chế. TSCĐ của Công ty đa dạng về công dụng, cách sử dụng nhưng Công ty chỉ áp dụng một phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho tất cả các loại TSCĐ. Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Nhưng việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế nhất là hao mòn vô hình ( do tiến bộ khoa học kỹ thuật ) nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư trang bị TSCĐ mới. Công ty chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. TSCĐ của Công ty một phần được mua sắm từ lâu và việc Công ty phải tiến hành sửa chữa để khôi phục và nâng cấp tính năng kỹ thuật của các máy móc thiết bị là rất cần thiết và không thể tránh khỏi. Do đó, để đảm bảo chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị không gây ra những biến động trong chi phí, giá thành sản phẩm và để công ty chủ động trong việc tổ chức, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị tạo điều kiện tốt cho sản xuất, Công ty nên lập kế hoạch và trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Công ty tiến hành tính và trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng chứ chưa áp dụng theo quy định mới của Bộ Tài chính là TSCĐ đưa vào sử dụng hoặc ngừng sử dụng vào ngày nào thì sẽ tiến hành tính hoặc thôi tính khấu hao từ ngày đó. Công ty chưa tiến hành lập Báo cáo quản trị, tuy nhiên để có thể điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất Công ty nên tiến hành lập Báo cáo quản trị trong đó tập trung vào các báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất. 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc – Bộ Quốc phòng 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc – Bộ Quốc phòng: Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế hội nhập và mở cửa với các nước trên thế giới, với một môi trường cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, cũng như ngày càng chứng tỏ được khả năng của doanh nghiệp mình đạt được những thành quả cao nhất có thể thì các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ, tận dụng các nguồn lực kinh doanh, tận dụng các thế mạnh vốn có và học hỏi những tiến bộ của khoa học. Với mọi nhà quản lý thì việc nghiên cứu và tìm hiểu để có thể hoàn thiện, đổi mới công tác hạch toán TSCĐ là một vấn đề rất đáng được quan tâm. Việc hạch toán TSCĐ là một bước quan trọng, có ảnh hưởng tới các hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và vì thế nó có vị trí không nhỏ trong những kết quả đạt được của các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty Tây Bắc – Bộ Quốc phòng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Công ty Tây Bắc – Bộ Quốc phòng có những ưu thế về vốn, khoa học kỹ thuật, cùng với thị trường khách hàng rộng, nhưng trong tình hình hiện nay, khi sự cạnh tranh trong ngành xây dựng xây lắp đang ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nên Công ty luôn không ngừng đổi mới và hoàn thiện mình, một trong những biện pháp phát triển đó là quan tâm hơn đến việc đổi mới và nâng cấp TSCĐ, cũng như không ngừng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ. 3.2.2. Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc – Bộ Quốc phòng: Việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình là một điều hết sức cần thiết, chính vì thế nên trong quá trình tìm hiểu và đưa ra những biện pháp hoàn thiện, ta cần phải dựa trên những yêu cầu nhất định cũng như những nguyên tắc chuẩn mực vốn có đối với công tác kế toán TSCĐ phải phù hợp với điều kiện của Công ty để đạt được hiệu quả cao nhất. Việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình phải phù hợp với thông lệ quốc tế, phải tôn trọng và tuân thủ các điều khoản được quy định trong luật, các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các Thông tư hướng dẫn và các cơ chế Tài chính có liên quan đã được Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ của Công ty cần phải phù hợp với những đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, loại hình sản xuất, các sản phẩm sản xuất ra và các đặc điểm của sản phẩm. Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ cũng như đổi mới và nâng cao TSCĐ hữu hình trong Công ty phải đảm bảo tiết kiệm chi phí, đưa ra các biện pháp khả thi, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế trong hiện tại mà phải có lợi ích lâu dài. Như ta đã biết, hiện nay tốc độ phát triển của công nghệ tin học rất cao, là công cụ đắc lực phục vụ cho hầu hết các lĩnh vực đời sống của con người và đối với công tác kế toán cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy việc nâng cao trình độ tin học cho nhân viên trong Công ty là một yếu tố rất quan trọng để góp phần vào công tác hoàn thiện tổ chức kế toán một cách khoa học và nhanh chóng nhất. Xuất phát từ việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ thì việc kết hợp và xem xét mối quan hệ với các phần hành kế toán khác là vô cùng quan trọng, không thể tách rời việc hạch toán TSCĐ với các phần hành khác cũng như không thể không xem xét mối quan hệ giữa việc nâng cao đổi mới TSCĐ với những lợi ích từ việc đó tới các phần hành kế toán nói riêng và việc sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung. Cùng với đó là Công ty phải có việc phân tích tỷ trọng TSCĐ một cách hợp lý để đưa ra những quyết định đầu tư một cách thích hợp và hiệu quả nhất. 3.2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc – Bộ Quốc phòng: Trong những năm qua ngành xây lắp nói chung và Công ty Tây Bắc nói riêng, công tác kế toán ngày càng hoàn thiện phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý, xong ở một mặt nào đó, công tác kế toán TSCĐ còn bộc lộ những nhược điểm nhất định. Căn cứ vào những quy định trong chế độ kế toán hiện hành ở nước ta, căn cứ vào thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại đơn vị, với những kiến thức tích luỹ được cùng với thời gian tìm hiểu thực tiễn, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ như sau: * Công ty cần chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên lao động kế toán, mở những lớp huấn luyện nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, triển khai ứng dụng hơn nữa phần mềm máy vi tính trong công tác kế toán. Công ty nên căn cứ vào điều kiện thực tế như quy mô sản xuất kinh doanh, trình độ của nhân viên kế toán, để quyết định sử dụng phần mềm ứng dụng cho phù hợp. * Thường xuyên đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Công ty, tránh để tình trạng TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả của TSCĐ. Khi TSCĐ không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và đã chuyển sang TSCĐ chờ thanh lý thì không được tính và phân bổ khấu hao TSCĐ đó nữa. Việc đánh giá lại TSCĐ cũng rất cần thiết để nắm bắt kịp thời giá trị thực tế của TSCĐ, để có biện pháp xử lý thích hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. * Công tác khấu hao TSCĐ: Việc công ty phân bổ khấu hao vào tháng 12 sẽ ảnh hưởng tới việc phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch cho kỳ tiếp theo của đơn vị, mức khấu hao không được phân bổ đều cho các tháng. * Công tác kế toán sửa chữa lớn TSCĐ: Công ty nên chủ động tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và nên bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ, không nên để khi máy móc thiết bị báo hỏng mới sửa chữa. Công ty nên lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ và tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, để có thể chủ động trong việc tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ tốt cho nhu cầu của sản xuất và tránh những biến động về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giữa các kỳ hạch toán. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa phòng kế toán và phòng kỹ thuật để tiến hành xác định thời gian tiến hành sửa chữa cũng như dự trù kinh phí cho các lần sửa chữa đó. Đây sẽ là căn cứ cho kế toán xác định khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cần được trích trước trong tháng và để hạch toán khoản mục chi phí này kế toán sử dụng TK 335 như sau: Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hàng tháng: Nợ TK 627 Mức trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hàng tháng Có TK 335 Khi sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành bàn giao, giá trị quyết toán của TSCĐ được định khoản như sau: Nợ TK 335 Giá trị quyết toán của TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Có TK 2413 Cuối năm tài chính kế toán cũng tiến hành điều chỉnh các khoản chênh lệch (nếu có). * Về công tác kế toán: Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối phù hợp; cơ bản chấp hành đúng chế độ kế toán do Nhà nước quy định về mở sổ, tài khoản, hạch toán, chứng từ kế toán và lập Báo cáo tài chính (theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp). Về các chứng từ kế toán: Đề nghị Công ty cần kết hợp với các đơn vị và cơ quan quản lý ở các văn phòng đại diện nhanh chóng cung cấp kịp thời các thủ tục chứng từ mỗi khi có TSCĐ tăng hoặc giảm. Từ đó giá thành sản phẩm được phản ánh một cách chính xác. Chứng từ được lưu trữ tại phòng kế toán, có hệ thống đúng quy định; tính pháp lý và các yếu tố của chứng từ cơ bản được đảm bảo theo chế độ. Hạch toán kế toán: Mở tương đối đầy đủ các tài khoản kế toán và hạch toán cơ bản theo đúng chế độ kế toán. Tuy nhiên trong quá trình hạch toán do trình độ kế toán còn hạn chế nên kế toán phải điều chỉnh tương đối nhiều, còn một vài trường hợp hạch toán sai chi tiết chi phí giữa các công trình, mua sắm TSCĐ hạch toán vào chi phí, còn hạch toán tắt như hạch toán thẳng khoản thu nhập khác, ( theo kết luận của phòng Tài chính Quân khu ) từ TK 335 vào TK 911. Công ty đã mở tương đối đầy đủ hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết đáp ứng được yêu cầu quản lý; ghi sổ kế toán trên máy vi tính, cuối năm in sổ kế toán, kế toán, ký, đóng dấu, đóng dấu giáp lai theo quy định. Tồn tại: Còn mở thiếu sổ TSCĐ (mẫu số S21-DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tài chính); Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (mẫu số S22-DN). Dưới đây là mẫu sổ: Đơn vị: ............ Mẫu số S21-DN Địa chỉ: ........... (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm: ....... Loại tài sản: ................ Số TT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng, năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm TCSĐ Số hiệu Ngày tháng Tỷ lệ (%) khấu hao Mức khấu hao Số hiệu Ngày, tháng, năm A B C D E G H 1 2 3 4 I K L Cộng * * * * * * Ngày .... tháng .... năm .... Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: .............. Mẫu số S22-DN Địa chỉ: ............. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ THEO DÕI TSCĐ VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG Năm: ........ Tên đơn vị (phòng, ban hoặc người sử dụng) ............. Ghi tăng TSCĐ và công cụ, dụng cu Ghi giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ Ghi chú Chứng từ Tên, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ và công cụ, dụng cụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu Ngày, tháng A B C D 1 2 3=1*2 E G H 4 5 I Ngày ... tháng ... năm ... Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Sổ tài sản cố định ( Mẫu số S21-DN) Sổ TSCĐ dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm TSCĐ. Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Mỗi một sổ hoặc một số trang sổ được mở theo dõi cho một loại TSCĐ (nhà cửa, máy móc thiết bị ...). Căn cứ vào chứng từ tăng, giảm TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ: Cột A: Ghi số thứ tự Cột B,C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ. Cột D: Ghi tên, đặc điểm, ký hiệu của TSCĐ. Cột E: Ghi tên nước sản xuất TSCĐ. Cột G: Ghi tháng, năm đưa TSCĐ vào sử dụng. Cột H: Ghi số hiệu TSCĐ. Cột 1: Ghi nguyên giá TSCĐ. Cột 2: Ghi tỷ lệ khấu hao một năm. Cột 3: Ghi số tiền khấu hao một năm. Cột 4: Ghi số khấu hao TSCĐ tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐ. Cột I, K: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ. Cột L: Ghi lý do giảm TSCĐ (nhượng bán, thanh lý...). Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ ( Mẫu số S22-DN) Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã được cấp cho các phòng, ban làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ. Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Mỗi đơn vị hoặc bộ phận (phân xưởng, phòng ban ...) thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dõi tài sản. Căn cứ vào chứng từ gốc về tăng, giảm tài sản để ghi vào sổ tài sản theo đơn vị sử dụng như sau: Cột A,B: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ tăng TSCĐ và công cụ, dụng cụ. Cột C: Ghi tên nhãn hiệu TSCĐ và công cụ, dụng cụ. Cột D: Ghi đơn vị tính (cái, chiếc...) Cột 1: Ghi số lượng. Cột 2: Ghi nguyên giá TSCĐ hoặc đơn giá công cụ, dụng cụ. Cột 3: Ghi số tiền (Cột 3 = Cột 1 * Cột 2). Cột E, G: Ghi số hiêu, ngày tháng của chứng từ ghi giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ. Cột H: Ghi lý do giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ. Cột 4: Ghi số lượng TSCĐ và công cụ, dụng cụ. Cột 5: Ghi nguyên giá TSCĐ và giá trị công cụ, dụng cụ giảm. Khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng, doanh nghiệp phải lập hội đồng giao nhận gồm có đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số ủy viên để lập “Biên bản giao nhận TSCĐ” cho từng đối tượng TSCĐ. Còn đối với những TSCĐ cùng loại, giao nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị chuyển giao thì có thể lập chung một biên bản. Sau đó kế toán phải sao lại cho mỗi đối tượng ghi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng cho từng TSCĐ. Một bộ hồ sơ TSCĐ bao gồm: “Biên bản giao nhận TSCĐ”, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật và các chứng từ khác có liên quan. TSCĐ của doanh nghiệp có thể giảm do điều chuyển, do góp liên doanh, liên kết, nhương bán, thanh lý,... tùy theo từng trường hợp giảm TSCĐ mà doanh nghiệp phải lập các chứng từ như “Biên bản giao nhận TSCĐ”, “Biên bản thanh lý TSCĐ”... Trên cơ sở các chứng từ này kế toán ghi giảm TSCĐ trên “Sổ TSCĐ”. Khi di chuyển TSCĐ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thì kế toán ghi giảm TSCĐ trên “Sổ TSCĐ” của bộ phận giap và ghi tăng trên “Sổ TSCĐ” của bộ phận nhận. * Công ty cần có những phương hướng cũng như những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại Công ty. Để sử dụng hiệu quả hơn TSCĐ của Công ty, không những Công ty phải chú trọng đến việc đầu tư và tăng tỷ trọng TSCĐ mới trên tổng tài sản nhằm đưa ra những tài sản hiện đại và thay thế các tài sản cũ, lạc hậu mà còn phải quan tâm đến hiệu quả của bộ phận sử dụng các tài sản đó. Nếu có vấn đề phát sinh phải tìm cách giải quyết ngay để có thể không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản. Công ty cần xử lý kịp thời đối với các TSCĐ không sử dụng hay sử dụng không có hiệu quả, các TSCĐ hư hỏng nhằm thu hồi để tái đầu tư. Đẩy mạnh việc thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ thông qua việc lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với thực trạng của Công ty, để tiến hành nên quỹ khấu hao nhằm tái đầu tư vào TSCĐ. 3.2.4. Điều kiện thực hiện 3.2.4.1. Về phía Nhà nước: Nhà nước cần ưu tiên giảm mức lãi suất vay Ngân hàng cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung bởi đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản là theo mùa ( mùa khô ). Hơn nữa, việc thi công công trình đòi hỏi số lượng nguồn vốn lớn, công ty thường xuyên phải vay vốn và thời gian vay kéo dài Do đó tổng số tiền phải trả lãi cho Ngân hàng hàng năm là rất lớn. 3.2.4.2. Về phía Công ty: Việc đầu tư vào TSCĐ đòi hỏi phải có nguồn tài trợ vì thế Công ty cần tăng cường việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho TSCĐ, đồng thời chú ý đảm bảo khả năng thanh toán các nguồn đầu tư tự do. Công ty nên đẩy mạnh việc thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ thông qua việc lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với thực trạng của Công ty để tiến hành nên quỹ khấu hao nhằm tái đầu tư vào TSCĐ. Công ty phải tiến hành lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp mua sắm TSCĐ, tránh hư hỏng mất mát, duy trì và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ. KẾT LUẬN: TSCĐ là một bộ phận quan trọng trong quá trình SXKD của Công ty Tây Bắc - BQP, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu tài sản của ngành xây lắp. Đặc biệt trong những năm gần đây kinh tế thị trường đã trở thành đòn bẩy hết sức hữu hiệu đối với sự vận động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế mở. Điều đó đòi hỏi các Doanh nghiệp trong nền kinh tế mở, đòi hỏi các ngành doanh nghiệp nói chung và Công ty Tây Bắc - BQP nói riêng là không ngừng đổi mới, hiện đại hoá và đi vào đầu tư thêm trang thiết bị để tạo được năng xuất cao, ổn định chỗ đứng của mình trên thị trường. Do đó công tác tổ chức kế toán TSCĐ ở đơn vị phải được thực hiện tốt theo dõi đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm, khấu hao, sửa chữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như tính toán những chỉ tiêu về hệ số hao mòn và thực hiện mục tiêu Quân khu II - Bộ Quốc phòng giao. Đơn vị đã rất quan tâm tới việc đầu tư TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh song song với việc tổ chức công tác kế toán và quản lý TSCĐ. Trong thời gian thực tập tại công ty Tây Bắc - BQP dù thời gian rất ít nhưng em đã có điều kiện nghiên cứu, tiếp cận thực tế và học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích về chuyên môn kế toán cũng như thực tế công việc, với khả năng và thời gian có hạn nên chắc chắn trong chuyên đề của em có nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy em kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo và Phòng kế toán để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn và có giá trị thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn GS.TS . Đặng Thị Loan và các cô chú, các anh, chị trong Phòng kế toán của Công ty Tây Bắc - BQP đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và xây dựng chuyên đề của mình. Phú Thọ, ngày 14 tháng 8 năm 2008 SINH VIÊN Trần Thị Vân Anh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Kí hiệu Từ viết tắt 1 TSCĐ Tài sản cố định 2 SXKD Sản xuất kinh doanh 3 QK Quân khu 4 PGĐ Phó giám đốc 5 HTK Hàng tồn kho 6 GTGT Giá trị gia tăng 7 TK Tài khoản 8 HĐMB Hợp đồng mua bán 9 TGSD Thời gian sử dụng 10 KH Khấu hao 11 BQP Bộ quốc phòng 12 GS Ghi sổ 13 CT Chứng từ 14 Đ/C Điều chuyển 15 Đ.C Đồng chí 16 XN Xí nghiệp 17 XDCB Xây dựng cơ bản 18 KT Kế toán 19 DN Doanh nghiệp 20 MMTB Máy móc thiết bị 21 KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định 22 CP Chi phí 23 XD Xây dựng 24 NS Ngân sách TÀI LIỆU THAM KHẢO Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp, ghi sổ kế toán theo các hình thức sổ kế toán lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính Doanh nghiệp. Chủ biên: TS Võ Văn Nhị, NXB tài chính năm 2004. 108 sơ đồ kế toán doanh nghiệp, 22 chuẩn mực kế toán. Chủ biên: PGS – TS Võ Văn Nhị, NXB tài chính ( Hà Nội năm 2005 ). Hướng dẫn hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chủ biên: TS Võ Văn Nhị, NXB thống kê ( Hà Nội năm 2001 ). Kế toán tài chính: Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh khoa kế toán – kiêm toàn bộ môn tài chính kế toán. Chủ biên: TS Bùi Văn Dường, NXB tài chính năm 2005. Giáo trình kế toán Doanh nghiệp: Tác giả TS Nguyễn Minh Thọ. Lý thuyết kế toán: Tác giả TS Đoàn Quang Thiệu năm 2003. Chế độ kế toán Doanh nghiệp, quyển 1,2 ( Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính ). NXB tài chính (Hà Nội năm 2006) MỤC LỤC NỘI DUNG Số trang LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÂY BẮC-BQP 3 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 3 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Tây Bắc-BQP 4 1.3: Thực tế tổ chức kế toán tại Công ty Tây Bắc-BQP 7 1.3.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 7 1.3.2: Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Tây Bắc-BQP 8 PHẦN 2: THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TÂY BẮC-BQP 10 2.1: Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 10 2.1.1: Đặc điểm cơ cấu TSCĐ tại Công Ty Tây Bắc-BQP 10 2.1.2: Đánh giá TSCĐ tại Công ty Tây Bắc-BQP 11 2.1.3: Yêu cầu quản lý TSCĐ tại Công ty Tây Bắc-BQP 12 2.2: Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 13 2.2.1: Tổ chức hệ thống chứng từ về TSCĐ hữu hình tại Công ty 13 2.2.2: Tổ chức hệ thống sổ chi tiết TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 14 2.3: Tổ chức kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 15 2.3.1: Tổ chức kế toán tình hình biến động TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 15 2.3.1.1: Tổ chức chứng từ và tài khoản sử dụng 15 2.3.1.2: Kế toán tăng TSCĐ hữu hình 15 2.3.1.3: Kế toán giảm TSCĐ hữu hình 24 2.3.2: Tổ chức kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình 32 2.3.3: Tổ chức kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 37 PHẦN 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TÂY BẮC-BQP 44 3.1: Đánh giá thực trạng về tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 44 3.2: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 47 3.2.1: Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 47 3.2.2: Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 47 3.2.3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Tây Bắc-BQP 48 3.2.4: Điều kiện thực hiện 56 3.2.4.1: Về phía Nhà nước 56 3.2.4.2: Về phía Công ty 56 KẾT LUẬN 57 Danh mục từ viết tắt 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6380.doc
Tài liệu liên quan