Đề tài Tố tụng kinh tế tại toà án nhân dân thực trạng giải pháp

Việc xác định ngày phát sinh tranh chấp có ý nghĩa rất quan trọng và đó là ngày bắt đầu của thời hiệu khởi kiện. Thông tư số 04 ngày 7.1.1995 giữa tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm soát nhân dân tối cao giải thích: “ Ngày phát sinh tranh chấp dưới các hợp đồng kinh tế được hiểu là “ngày phát hiện vi phạm “ (Trong thời gian hợp đồng kinh tế đang có hiệu lực) hoặc là “ ngày tiếp theo của ngày hợp đồng kinh tế hết hiệu lực” (trong trường hợp hợp đồng kinh tế hết hiệu lực mà các bên không có thỏa thuận nào khác). Trong thực tiễn việc xác định “ngày phát sinh tranh chấp” theo hướng dẫn trên không phải là đơn giản mà thường có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến tình trạng cùng một vụ án mà ở cấp tòa án này xác định còn thời hiệu nhưng ở cấp tòa án khác lại cho rằng đã hết thời hiệu và không có sự thống nhất về xác định ngày phát sinh tranh chấp. Thực trạng này có nguyên nhân từ việc giải thích chưa thật hợp lý và chưa thật rõ ràng về ngày phát sinh tranh chấp. Khi một bên phát hiện được sự vi phạm của bên kia thì chưa chắc đã phát sinh tranh chấp ngay mà các bên thường gặp nhau để đàm phán, thương lượng đêt giải quyết sự vi phạm. Chỉ khi thương lượng không thành thì mới phát sinh tranh chấp. Như vậy cần có quyết định cụ thể rõ ràng và thống nhất về ngày phát sinh tranh chấp.

doc29 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tố tụng kinh tế tại toà án nhân dân thực trạng giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các quyền ,lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoà giải và cũng không muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải quyết bằng con đường trọng tài. 2.1.Sơ lược về sự ra đời của Toà kinh tế-cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế ở việt Nam hiện nay Trong tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế việt Nam ,Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đánh dấu sự chuyển hướng có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành mô hình kinh tế vĩ mô phù hợp với thực tế Việt Nam và quy luật khách quan đó là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN . Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế trở nên đa dạng ,sống động và phức tạp .Đặc trưng của cơ chế thị trường là sự cạnh tranh ,có thể nói “lợi nhuận” là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp kinh tế.Trong điều kiện mới các thành phần kinh tế sẽ hoạt động một cách tích cực và bình đẳng trước pháp luật ,vì thế các quan hệ kinh tế không những trở nên phức tạp có sự cạnh tranh gay gắt hơn mà hệ thống chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế cũng phong phú đa dạng hơn.Các tranh chấp kinh tế không chỉ đơn thuần trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế mà đã có những tranh chấp mới phát sinh mang nét đặc thù của nền kinh tế thị trường ,những tranh chấp này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài kinh tế như: +Tranh chấp trong mua bán tiền tệ ,chứng khoán; + Tranh chấp trong việc giải quyết công nợ khi một doanh nghiệp nào đó phá sản; + Tuyên bố phá sản đối với một doanh nghiệp nào đó; + Tranh chấp giữa công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau liên quan đến vấn đề thành lập , hoạt động ,giải thể công ty... Từ thực tiễn khách quan trong quá trình đổi mới kinh tế đã đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế một cách phù hợp.Mặt khác đứng ở góc độ nào đó để xem xét thì về cơ bản quan hệ kinh doanh có cùng tính chất với quan hệ dân sự vì nó cũng có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ trên cơ sở các quan hệ hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể độc lập và bình đẳng với nhau, do đó tranh chấp kinh tế cũng không khác nhiều với tranh chấp dân sự. Tuy nhiên với những đặc điểm riêng, đặc thù tranh chấp kinh tế cũng rất khác so với tranh chấp dân sự (tranh chấp kinh tế phát sinh giữa các nhà kinh doanh với nhau, mục đích trong hoạt động kinh doanh của họ là nhằm lợi nhuận, còn tranh chấp dân sự thì phát sinh giữa các công dân với tổ chức xã hội hoặc giữa các tổ chức xã hội với nhau với tư cách là những người tiêu dùng, không nhằm mục đích mưa cầu lợi nhuận mà chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt). Chính bởi có sự khác biệt nhất định giữa tranh chấp kinh tế và tranh chấp dân sự mà không thể đồng nhất việc giải quyết tranh chấp kinh tế với tranh chấp dân sự hay để Toà dân sự đồng thời là cơ quan giải quyết luôn tranh chấp kinh tế được. Mặt khác hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Trọng tài chỉ có hiệu quả thấp, không đáp ứng được yêu cầu của các nhà kinh doanh. Trong khi đó họ mong muốn một phương thức giải quyết mới đạt hiệu quả cao, đảm bảo chắc chắn việc khôi phục lại quyền lợi kinh tế của họ. Con đường duy nhất để đảm bảo quyền lợi đó là tài phán kinh tế mang tính tư pháp. Như vậy việc thành lập và tổ chức các Toà kinh tế để thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp kinh tế và thực hiện tuyên bố phá sản doanh nghiệp là nhu cầu khách quan nảy sinh từ sự đòi hỏi của chuyển đổi cơ chế kinh tế. Trên tinh thần đó ngày 28 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân. Chủ tịch nước công bố Luật ngày 10 tháng 1 năm 1994 và Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 1 năm 1994. Phần sửa đổi, bổ sung chủ yếu là các điều liên quan đến việc thành lập Toà kinh tế, tổ chức và thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các vụ án kinh tế. Tiếp đến luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ VIII thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 đều xác đinh Toà kinh tế được đặt trong Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và toà án nhân dân tối cao. Toà kinh tế không phải là hệ thống toà án riêng biệt, khác biệt với toà án thường mà nằm trong và là một bộ phận cấu thành của các toà án nhân dân ,cụ thể là: Theo khoản 2 điều 17 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức toà án nhân dân: “Cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân tối cao gồm: -Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; -Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; -Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế và các Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của chánh án Toà án nhân dân tối cao. -Bộ máy giúp việc”. Theo khoản 1 điều 27 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân “cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: -Uỷ ban thẩm phán -Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của bộ trưởng bộ tư pháp sau khi thống nhất với chánh án Toà án nhân dân tối cao. -Bộ máy giúp việc”. Đối với các Toà án nhân dân cấp quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì không có các phân Tòa kinh tế mà chỉ có các thẩm phán kinh tế chuyên trách. 2.2. Tố tụng kinh tế. 2.2.1. Khái niệm Với tư cách là một chế định của Luật kinh tế, tố tụng kinh tế là tổng hợp các quan hệ pháp luật điều chỉnh mối quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế giữa Toà án kinh tế với các bên tham gia tố tụng và giữa họ với nhau. Những quan hệ đó là quan hệ tố tụng kinh tế. 2.2.2. Đặc điểm. Quan hệ tố tụng kinh tế có các đặc điểm: ; Chúng phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế tại Toà án kinh tế. (Vụ án kinh tế là vụ án phát sinh tại Toà án kinh tế, khi Toà giải quyết các tranh chấp kinh tế phát sinh từ hoạt động kinh doanh.) ; Một trong các chủ thể bắt buộc của quan hệ tố tụng kinh tế là Toà án kinh tế, các chủ thể khác là người kinh doanh, doanh nghiệp); ; Căn cứ phát sinh quan hệ tố tụng kinh tế là sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các nhà kinh doanh, người có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu Toà án giải quyết. ; Mục đích của việc giải quyết các vụ án kinh tế tại Toà án kinh tế là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ kinh tế. Nội dung của tố tụng kinh tế bao gồm các quy định về nguyên tắc giải quyết vụ án kinh tế, thẩm quyền, trình tự, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng kinh tế. 2.2.3. Các nguyên tắc của tố tụng kinh tế ( nguyên tắc của việc giải quyết các vụ án kinh tế) Nguyên tắc, đó là tư tưởng chỉ đạo đối với việc giải quyết các vụ án kinh tế được các quy phạm pháp luật và tố tụng kinh tế ghi nhận nó thể hiện được những đặc trưng và nội dung cơ bản của tố tụng kinh tế. Việc tôn trọng các nguyên tắc của tố tụng kinh tế là cơ sở cho việc đảm bảo giải quyết vụ án kinh tế khách quan, đúng pháp luật. Toà kinh tế là một toà chuyên trách của Toà án nhân dân, do đó nó cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân. Ngoài ra khi giải quyết các vụ án kinh tế còn phải tuân theo những nguyên tắc sau: . Nguyên tắc tự định đoạt của đương sự Theo nguyên tắc này các bên tranh chấp có quyền tự quyết định việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước Toà án. Điều đó có nghĩa là khi đương sự có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm, thi họ có quyền khởi kiện hoặc không khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi cho mình. Khi đương sự đã khởi kiện vụ án người khởi kiện có quyền rút đơn kiện, thay đổi nội dung đơn kiện. Các đương sự có quyền hoà giải vơi nhau. Căn cứ vào nguyên tắc này, Toà án kinh tế chờ giải quyết vụ án kinh tế nếu đương sự yêu cầu và cũng chỉ giải quyết những vấn đề mà đương sự yêu cầu. Còn tranh chấp kinh tế nào đương sự không yêu cầu thì Toà án không giải quyết. . Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật Khi các doanh nghiệp, người kinh doanh tham gia vào quan hệ tố tụng kinh tế họ hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ, không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước, công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hay người kinh doanh nhỏ. Doanh nghiệp nào vi phạm quyền lợi của doanh nghiệp khác đều phải chịu trách nhiệm, đều phải thực hiện những nghĩa vụ do pháp luật quy định. Doanh nghiệp nào bị vi phạm đều được pháp luật bảo vệ Nguyên tắc này đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án kinh tế được công bằng, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. .Nguyên tắc xét sử công khai Xét sử công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Tòa án. Việc giải quyết các vụ án kinh tế ngoài mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn có mục đích tuyên truyền giáo dục pháp luật. Do đó về nguyên tắc, các vụ án kinh tế được xét sử công khai trừ trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. Trong hoạt động kinh doanh, người kinh doanh có thể có bí quyết kinh doanh riêng , nếu họ yêu cầu Tòa án có thể xét xử kín nếu Tòa thấy yêu cầu đó là chính đáng. Xong dù Tòa có xét xử kín thì phần quyết định của bản án cũng phải công bố. . Nguyên tắc Tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ Khi giải quyết các vụ án kinh tế, Tòa án chỉ căn cứ vào những chứng cứ mà đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp quyền lợi của đương sự bị vi phạm mà đương sự không đưa ra được chứng cứ để chứng minh thì Tòa án không có trách nhiệm giải quyết. Khi cần thiết, Tòa án có thể xác minh, thu thập chứng cớ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Tòa án không tiến hành điều tra như trong vụ án hình sự và dân sự. . Nguyên tắc hòa giải Khi có tranh chấp kinh tế xảy ra, các bên đương sự phải chủ động gặp gỡ nhau để hòa giải, thương lượng. Khi mà sự thương lượng đó không đem lại kết quả thì bên bị vi phạm có quyền khởi kiện vụ án kinh tế ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế Tòa án nhân dân có nhiệm vụ phải hòa giải giữa các bên đương sự. Hòa giải là bắt buộc trong tố tụng kinh tế. Nếu như khi giải quyết vụ án kinh tế của Tòa án không hòa giải giữa các bên thì coi như đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tòa án chỉ đưa vụ án ra xét sử khi hòa giải không thành. Hòa giải có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai bên đương sự và với cả Tòa án. Nó giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, đạt được yêu cầu của cả hai bên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những thỏa thuận sau này. Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường rất năng động, linh hoạt, thời gian đối với các nhà kinh doanh có ý nghĩa sống còn. Do đó khi có tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, các nhà kinh doanh cần các cơ quan giải quyết tranh chấp, không những giải quyết đúng pháp luật mà phải nhanh chóng kịp thời, dứt điểm, tránh dây dưa kéo dài. Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đơn giản hơn thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Cũng nhằm vào việc giải quyết nhanh chóng, vì vậy mà trong quá trình giải quyết các vụ án kinh tế Tòa án không cần giai đoạn điều tra, hạn chế việc quay vòng vụ án để xét sử nhiều lần 3.Thẩm quyền của Tòa kinh tế Tòa kinh tế là một cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Những tranh chấp kinh tế thuộc lĩnh vực giải quyêt của Tòa kinh tế.Nói đến thẩm quyền của tòa kinh tế tức là nói đến những thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp về kinh tế.khi xảy ra một tranh chấp kinh tế thì việc xác định nó thuộc thẩm quyền của cơ quan nào có ý nghĩa quan trọng trong việc thụ lý ,chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp kinh tế cũng như việc thi hành quyết định bản án của tòa kinh tế. Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế được thể hiện ở các mặt sau: 3.1.Thẩm quyền xét xử theo tính chất ,nội dung vụ việc Theo điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế,Toà kinh tế có thẩm quyền giải quyết các vụ việc sau: v các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân ,giữa pháp nhân vói cá nhân có đăng ký kinh doanh; v Các tranh chấp kinh tế giữa các công ty với công ty,giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập,hoạt động ,giải thể công ty; v Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu trái phiếu ; v Các tranh chấp kinh tế khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa kinh tế. Việc quy định tòa kinh tế được :”giải quyết các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật” là một quy phạm mở,cho phép Tòa kinh tế tòa án nhân dân các cấp được giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ,các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế thuộc các kĩnh vực như thương mại ,hàng hải,hàng không ,bưu chính viền thông ,tài chính ,ngân hàng,bảo hiểm... và các tranh chấp thuộc thẩm quyền xem xét của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam mà các bên đương sự quyết định khởi kiện tại tòa kinh tế tòa án nhân dân các cấp khi không đồng ý với phán quyết của Trọng tài. 3.2.Thẩm quyền theo cấp Tòa án Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy đinh: v Tòa án nhân dân huyện ,quận ,thị xã,thành phố thuộc tỉnh(gọi chung là tòa án cấp huyện )giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng,trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài. v Tòa án nhân dân tỉnh ,thành phố trực thuộc trung ương(gọi chung là Tòa án cấp tỉnh)giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế được quy đinh tại điều 12 của pháp lệnh này,trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện.Trong trường hợp cần thiết tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án cấp huyện.Theo quy đinh này: Tại các tòa án nhân dân cấp huyện mặc dù không có tranh chấp kinh tế nhưng tòa án vẫn được giao thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp hợp đông kinh tế có giá trị tranh chấp nhỏ ,tình tiết đơn giản.Đó là các tranh chấp hợp đồng kinh tế có giá trị dưới 50 triệu đồng,còn nếu là các tranh chấp khác như tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp ,chứng khoán... dù có giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng vẫn không thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện . v Thẩm quyền của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao là giám đốc thẩm ,tái thẩm những vụ án kinh tế má bản án ,quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng (khoản3-điều23 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật tổ chức Tòa án nhân dân). 3.3.Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ Theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế là Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú ; trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản giải quyết. 4.Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn Điều 15 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết vụ án ,gồm các trường hợp: ; Nếu không biết trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi có tài sản , nơi có rụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn để giải quyết; ; Nếu vụ án phát sinh là hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp thì có thể yêu cầu tòa án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoăc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn để giải quyết; ; Nếu vụ án phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế thì có quyền yêu cầu tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong số các bị đơn giải quyết vụ án ; ; Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bât động sản thì có quyền yêu cầu tòa án nơi có bât động sản hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết ; ; Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác thì có quyền yêu cầu Tòa án của một trong số các nơi đó giải quyết . Trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền của Tòa án thì do Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết. . 5.TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ TẠI TOÀ ÁN 5.1.Khởi kiện vụ án Khởi kiện vụ án kinh tế là quyền của công dân, pháp nhân có lợi ích bị xâm hại hoặc có tranh chấp cần được bảo vệ. Theo khoản 1 - điều 31- Pháp lệnh quy định: Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Theo khoản 2- diều 31 quy định : đơn khởi kiện phải có các nội dung sau đây: Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án . Tên của nguyên đơn, bị đơn. Địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp. Quá trình thương lượng của các bên. Các yêu cầu, đề nghị Toà án xem xét, giải quyết. Ngoài ra, đơn kiện phải do nguyên đơn hoặc người đại diện của nguyên đơn ký. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng cứ cho yêu cầu của nguyên đơn (khoản 3- điều 31) 5.2Thụ lý vụ án Thụ lý vụ án là việc Toà án chấp nhận đơn của người khởi kiện và ghi vào sổ thụ lý vụ án của Toà án. Theo điều 32 – Pháp lệnh quy định Toà án thụ lý vụ án với các điều kiện sau đây: Người khởi kiện có quyền khởi kiện . Đơn kiện gửi đúng thời hiệu khởi kiện. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đó. Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục Trọng tài. Nếu Toà án xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì thông báo ngay cho nguyên đơn biết. Trong thời hạn 7 ngày , kể từ ngày được thông báo, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật và Toà án vào sổ thụ lý vụ án vào ngày nguyên đơn xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí (quy định tại điều 33- Pháp lệnh) 5.3.Chuẩn bị xét xử Chuẩn bị xét xử là giai đoạn Toà án tiến hành những công việc đưa vụ án ra xét xử. Theo khoản 2 - điều 34- Pháp lệnh quy định: thời hạn chuẩn bị xét xử là 40 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án phức tạp thì thời hạn đó không quá 60 ngày. Trong thời gian này , Toà án tiến hành các công việc sau: Thông báo việc kiện: (khoản 1- điều 34) trong thời hạn 10 ngay, kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo cho bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết nội dung đơn kiện. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thông báo, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải gửi cho Toà án ý kiến của mình bằng văn bản về đơn kiện và các tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Xác minh, thu thập chứng cứ (điều 35 – Pháp lệnh): Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử , nếu xét thấy cần thiết, Toà án có thể tiến hành hoặc uỷ thác cho Toà án khác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, bao gồm: Yêu cầu đương sự cung cấp , bổ sung chứng cứ hoặc trình bầy về những vấn đề cần thiết . Yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, cá nhân cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án . Yêu cầu người làm chứng trình bầy về những vấn đề cần thiết. Xác minh tại chỗ. Yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập hội đồng định giá tài sản có tranh chấp. Hoà giải:( điều 36- pháp lệnh) Trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án . Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án , thì Toà án lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp các đương sự không thể thoả thuận với nhau được thì Toà án lập biên bản hoà giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 5.4 Phiên toà sơ thẩm Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử , Toà án phải mở phiên toà. Trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn đó không quá 20 ngày. Phiên toà sơ thẩm được tiến hành với sự điều khiển của một Hội đồng xét xử gồm 2 thẩm phán và một hội thẩm, với sự có mặt của các đương sự hoặc người đại diện của đương sự. Nếu viện kiểm sát có yêu cầu tham gia phiên toà thì được tiến hành với sự có mặt của viện kiểm sát viên. Nếu sự có mặt của người làm chứng, người giám định , người phiên dịch là không thể thiếu được thì phiên toà chỉ đựoc tiến hành khi họ có mặt(điều 45- Pháp lệnh). Phiên toà sơ thẩm vụ án kinh tế gồm các thủ tục sau: * Thủ tục bắt đầu phiên toà(điều 46-Pháp lệnh): Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt và căn cước của những người được triệu tập đến phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà. Chủ toạ phiên toà giới thiệu các thành viên tham gia phiên toà. Người làm chứng phải cam đoan khai đúng sự thật. Nếu thấy người làm chứng có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai của người khác thì chủ toạ phiên toà cho cách ly người làm chứng với những người khác trước khi lấy lời khai của người làm chứng. * Thủ tục xét hỏi tại phiên toà(điều 47- Pháp lệnh): Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bầy của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của đương sự, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng. Khi xét hỏi, Hội dồng xét xử hỏi trước, sau đó đến kiểm sát viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những ngời tham gia tố tụng có quyền đề xuất với Hội đồng xét xử những vấn đề cần được hỏi thêm. * Thủ tục tranh luận tại phiên toà(điều 48- Pháp lệnh): Sau khi Hội đồng xét xử kết thúc việc xét hỏi, các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án, tham gia tranh luận, có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình bầy ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. * Nghị án(điều 51- Pháp lệnh): Các quyết định của Hội đồng xét xử phải được các thành viên thảo luận và quyết định theo đa số. Khi nghị án phải có biên bản ghi các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. * Tuyên án(điều 52- Pháp lệnh): Chủ toạ phiên toà công bố toàn văn bản án và có trách nhiệm giải thích cho đương sự biết quyền kháng cáo và nghĩa vụ chấp hành bản án. Theo điều 55 – Pháp lệnh quy định: Toà án không được sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định đã tuyên, trừ trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu tính toán hoặc về chính tả và phải thông báo ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và cá nhân, tổ chức khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo khoản 2- điều 56- Pháp lệnh quy định: Sau 5 ngày, kể từ ngày tuyên án, các đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được xem biên bản phiên toà có quyền yêu cầu sửa chữa , bổ sung biên bản. Chủ toạ phiên toà, thư ký phiên toà và người có yêu cầu ký tên xác nhận những điều sửa chữa, bổ sung. Nếu yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản phiên toà không được chấp nhận thì họ có quyền ghi ý kiến của mình bằng văn bản để đưa vào hồ sơ vụ án. 5.5Thủ tục phúc thẩm Phúc thẩm vụ án kinh tế là việc Toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Quyền kháng cáo, kháng nghị(điều 59- Pháp lệnh): Đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án trên một cấp xét xử phúc thẩm. Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị(điều 61- Pháp lệnh): Thời hạn kháng cáo là 10 ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Đối với những đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn này tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã , phường, thị trấn nơi họ có trụ sở hoặc cư trú. Thời hạn kháng nghị của viện kiểm sát cùng cấp là 10 ngày, của viện kiểm sát cấp trên là 20 ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu viện kiểm sát không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định. Nếu kháng cáo, kháng nghị quá hạn vì trở ngại khách quan, thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 10 ngày kể từ ngày trở ngại đó không còn nữa. Những người tham gia phiên toà phúc thẩm (điều 68- Pháp lệnh): Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị. Đối với các trường hợp khác, Viện kiểm sát tham gia phiên toà phúc thẩm nếu xét thấy cần thiết. Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị phải được triệu tập tham gia phiên toà phúc thẩm. Toà án chỉ triệu tập người giám định, ngời làm chứng khi có yêu cầu của đương sự và khi thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Nếu viện kiểm sát phải tham gia phiên toà hoặc có yêu cầu tham gia phiên toà mà không tham gia đưọc thì Hội đồng xét xử hoẵn phiên toà. Nếu những người khác vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì Toà án vẫn tiến hành xét xử. Theo điều 60- Pháp lệnh quy định: Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị bằng văn bản phải nêu rõ: Nội dung phần quyết định của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Lý do kháng cáo, kháng nghị. Yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị. Phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực pháp luật. Phần bản án , quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật(điều 64- Pháp lệnh) Kết thúc phiên toà phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có quyền ra một trong các quyết định sau: - Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm. Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc việc xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án cấp sơ thẩm không đầy đủ mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án theo quyết định của pháp luật. Theo điều 73- Pháp lệnh quy định: Khi phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị , Toà án không khải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần khải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định. Toà án cấp phúc thẩm phải ra quyêt định việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị. Bản án , quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án. 5.6. Thủ tục xem xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật Thủ tục giám đốc thẩm Giám đốc thẩm là một thủ tục xét xử đặc biệt trong đó Toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của những người có thẩm quyền. Theo điều 74- Pháp lệnh quy định: Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp. Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân địa phương. Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm(điều 75- Pháp lệnh): Bản án , quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau: Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật Thời hạn kháng nghị và thời hạn xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm (điều 77- Pháp lệnh): Thời hạn kháng nghị là 9 tháng, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn một tháng , kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án , Toà án phải mở phiên toà giám đốc thẩm. Thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về Toà án cấp trên trực tiếp của Toà án đã ra bản án , quyết định bị xét xử giám dốc thẩm, cụ thể là: - Uỷ ban thẩm phán Toà án cấp tỉnh giám đốc thẩm những vụ án mà bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng nghị. – Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị. – Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các toà thuộc Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị. – Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án mà quyết định của uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị. Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm(điều 80 – Pháp lệnh): - Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. – Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. – Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc việc xác minh, thu thập chứng cứ của Toà án cấp dưới không đầy đủ mà Toà án cấp giám đốc thẩm không thể bổ sung được. – Huỷ bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án. Thủ tục tái thẩm Thủ tục tái thẩm là một thủ tục xét xử đặc biệt, trong đó Toà án cấp trên tiến hành xem xét lại bản án, quyết định của Toà án cấp dưới, nếu phát hiện thấy những tình tiết mới , quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án , trên cơ sơ kháng nghị của người có thẩm quyền. * Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm( điều 81-Pháp lệnh): Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp. Chánh án Toà án cấp tỉnh, viện trưởng viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện. * Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm(điều 82- Pháp lệnh): Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ sau: - Mới khát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án. – Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng. – Thẩm phán, hội thẩm, Kiểm sát viên , thư ký Toà án cố tình làm sai lệnh hồ sơ vụ án. – Bản án , quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ. * Thời hạn kháng nghị, thời hạn xét xử tái thẩm(điều 83, 84- Pháp lệnh): Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Toà án phải mở phiên toà tái thẩm. * Quyết định của Hội đồng xét xử tải thẩm(điều 86- Pháp lệnh): - Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. – Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. – Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. II.THỰC TRẠNG ,NHỮNG BẤT CẬP ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI TỐ TỤNG KINH TẾ TẠI TÒA ÁN 1.Tình hình giải quyết các vụ án kinh tế tại Tòa án .Kết quả giải quyết tranh chấp kinh tế của trọng tài kinh tế Nhà nước 4 năm cuối Năm 1990 : thụ lý giải quyết 6240 vụ. Năm 1991 : thụ lý giải quyết 4058 vụ. Năm 1992 : thụ lý giải quyết 1648 vụ Năm 1993 : thụ lý giải quyết 1465 vụ .Kết quả thụ lý và giải quyết của Tòa án Năm 1994 : các cơ quan Tòa án thụ lý 78 vụ. Năm 1995 : các cơ quan Tòa án thụ lý 453 vụ. Năm 1996 : đã thụ lý 532 vụ tranh chấp kinh tế trong đó có 75 bản án bị kháng cáo kháng nghị . Năm 1997 : đã thụ lý 630 vụ ,giải quyết song 528 vụ ,có 71 vụ kháng cáo kháng nghị . Có thể thấy so với trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây thị số vụ việc giải quyết Tòa án còn khiêm tốn ,đặc biệt trong 2 năm đầu. Điều này cũng dễ hiểu bởi: - Toà kinh tế là một chế định pháp lý mới với thủ tục tố tụng kinh tế còn nhiều điều mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Do chưa quen với việc kiện tụng theo thủ tục của toà án, nhiều doanh nghiệp khi có tranh chấp đã có tâm lý e ngại, mặc cảm sợ ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh. Họ coi việc kiện ra toà án là rất nặng nề, là việc làm bất đắc dĩ. Họ cho toà án là cơ quan xét xử đối với những việc phạm pháp, chức không coi đó là nới để giải quyết các tranh chấp hoặc các vi phạm về hoạt động kinh tế. -Xuất phát từ tính đặc thù của quan hệ kinh tế thị trường (thời gian,lợi nhuận, uy tín trên thương trường ) nên khi có tranh chấp nhiều doanh nghiệp có xu hướng tự hoà giải, cùng chia xẻ rủi ro. Việc hiện ra toà án kinh tế sẽ phải tuân theo những thủ tục cứng nhắc bắt buộc, phức tạp, kéo dài, án phí thì lại cao. -Bằng việc ban hành nhiều văn bản dưới luật về quản lý kinh tế, công tác tuyên truyền phổ biến dưới luật được nâng cao hơn. Do đó, ý thức dưới luật và kiến thức dưới luật trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được nâng cao, hạn chế phần nào tranh chấp kinh tế và vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. -Cơ chế quản lý vốn và chế độ trách nhiệm vật chất đối với các doanh nghiệp nhà nước quy định hiện hành chưa nâng cao được trách nhiệm của những người lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó khi có tranh chấp về kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Họ sợ kiện tụng ra toà án sẽ mất uy tín trên thương trường, mất uy tín với bạn hàng, đặc biệt họ sợ mất uy tín với cấp trên, cơ quan chủ quản. Mặt khác với cơ chế “thoáng” như hiện nay trong bối cảnh “cơ chế quản lý kinh tế mới bước đầu hình thành nhưng chưa đồng bộ, còn thiếu nhiều luật lệ, chính sách bảo đảm sản xuất kinh doanh đúng hướng”. Khi đưa tranh chấp kinh tế ra toà án họ sợ “cái sẩy nẩy cái ung”, mất bí quyết và mánh lới làm ăn . Một số quan điểm của pháp lệnh thủ tục quản lí các vụ án kinh tế còn chưa phù hợp với hiện thực cũng gây trở ngại nhất định cho việc đưa đơn kiện dến toà án kinh tế . Vấn đề ta quan tâm ở đây không phải là số lượng các vụ án kinh tế được giải quyết mà ở chỗ chất lượng xét xử các vụ án kinh tế . Năm 1999 số lượng các vụ án được giải quyết tăng lên, đặc biệt là một số tỉnh, thành phố lớn như Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh.Xong chất lượng xét xử các vụ án kinh tế của các toà án kinh tế, toà án nhân dân chưa cao: Qua phân tích số liệu xét xử các vụ án kinh tế tại toà án năm 1999 cho thấy: Tỷ lệ cải sửa, huỷ, đình chỉ án sơ thẩm mà toà án phúc thẩm, toà án nhân dân tối cao đã tuyên chiếm tới 65,2% trên tổng số 111 vụ đã xử; Thậm chí toà án kinh tế, toà án nhân dân tối cao xử 9/10 vụ theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì đã tuyên huỷ 9 vụ. Tỉ lệ tuyên huỷ bản án kinh tế mà các cấp toà kinh tế khác nhau đã xét xử của uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân tối cao cũng chiếm tới 50% (6/12 vụ). 2.Những khó khăn vướng mắc từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh tế . .Nguyên nhân của những tồn tại trong thực tiễn giải quyết tranh chấp Nguyên nhân của nhưng tồn tại ,thiếu sót trong quá trình giải quyết các vụ án kinh tế của Toà án kinh tế , toà án nhân dân các cấp có nhiều,trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan.Có thể đưa ra đây một số nguyên nhân sau sau: +Thứ nhất ,nhiệm vụ của những người bảo vệ pháp luật là tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành, xem xét mọi quan hệ kinh tế có tranh chấp trong khuôn khổ pháp luật có quy định hoặc cho phép về nguyên tắc được áp dụng tương tự pháp luật hay áp dụng tâp quán.....mà không thể sáng tạo trong việc áp dụng các quy định pháp luật như toà án hay thẩm phán ở các nươc có áp dụng án lệ .Như vậy đối với những quan hệ kinh tế mà pháp luật chưa có quy định hoặc chưa được quy định chi tiết để thi hành và rơi vào trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật ,áp dụng tập quán ...,khi xảy ra tranh chấp hoặc có yêu cầu bảo vệ , thì toà án đã chưa mạnh dan thụ lý để giải giải quyết . + Thứ hai: Khi áp dụng các qui định của pháp luật về hợp đồng, nhiều trường hợp gặp phải nội dung của điều luật qui định không được rõ ràng, dễ dẫn đến cách hiểu khác nhau và đương nhiên vì chưa có hướng dẫn áp dụng thống nhất, khi toà án áp dụng để giải quyết đối với những tranh chấp cụ thể cũng dễ dẫn đến kết quả giải quyết khác nhau. + Thứ ba: Có những vấn đề cùng một nội dung, nhưng ở các điều luật khác nhau lại qui định không khớp nhau, thậm chí có trường hợp mâu thuẫn nhau, dẫn đến tình trạng không biết áp dụng theo qui định của điều luật nào là đúng. + Thứ tư: Mặc dù điều luật đã qui định rõ ràng, nhưng khi áp dụng trong môi trường có liên quan đến phạm vi diều chỉnh của lĩnh vực pháp luật khác thì có trường hợp gặp phải sự không thống nhất và cũng có trường hợp gặp phải sự mâu thuẫn giữa các qui định cụ thể của hai lĩnh vực pháp luật này, do đó người áp dụng pháp luật không biết lựa chọn áp dụng qui phạm pháp luật nào cho đúng. + Thứ năm: Đó là sự thụ động của người trực tiếp áp dụng pháp luật (cụ thể ở đây là thẩm phán) trong công tác giải quyết các tranh chấp kinh tế. Nó thể hiện ở chỗ tuy các văn bản pháp luật về kinh tế đã có qui định nhưng vì chưa có văn bản hướng dẫn thi hành hoặc hướng dẫn áp dụng thì thẩm phán không mạnh dạn áp dụng các qui định đó ma chờ hướng dẫn chi tiết của các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương. Tóm lại, có thể đưa ra đây hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng xét xử các vụ án kinh tế của toà kinh tế chưa cao: ãDo hệ thống pháp luật kinh tế của ta chưa hoàn chỉnh. Các hoạt động kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các văn bản hướng dẫn dưới luật. Các văn bản hướng dẫn thường chậm, lại có trường hợp chưa cụ thể, chồng chéo rất khó vận dụng hoặc không phù hợp với thực tiễn. Các toà án địa phương thiếu thốn tài liệu để phân phát cho các thẩm phán. ãDo trình độ, khả năng của thẩm phán, cán bộ nghiên cứu còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn; các thẩm phán, các bộ nghiên cứu được phân công giải quyết vụ án có người chưa tận tâm, tận lực đề cao trách nhiệm khi làm việc, nên có những chứng cứ đã có trong hồ sơ nhưng không phát hiện ra hoặc chưa có phương pháp làm việc khoa học, khả năng nghiên cứu tổng hợp chưa tốt dẫn đến nhận định không đúng với hiện thực khách quan. . Những vấn đề đang đặt ra đối với Tố tụng kinh tế tại toà án: Về thẩm quyền của Toà kinh tế: Điều 12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế qui định: Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Như vậy, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng ký kết giữa các chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân với nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình không phải là tranh chấp kinh tế và không được giải quyết theo tố tụng kinh tế. Theo Điều 12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, để xác định thẩm quyền cho Toà án kinh tế trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng, trước hết phải xem hợp đồng từ đó phát sinh tranh chấp có phải là hợp đồng kinh tế không. Căn cứ điều 1, điều 2 Pháp lệnh Hoẹp đồng kinh tế thì có ba dấu hiệu để nhận biết hợp đồng kinh tế. @Chủ thể phải là pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với các nhân có đăng ký kinh doanh @Hình thức hợp đồng: bằng văn bản @ Mục đích: kinh doanh Một hợp đồng phải thoả mãn đầy đủ cả ba yếu tố trên mới được coi là hợp đồng kinh tế. Trên thực tế việc xác định một hợp đồng cụ thể có phao\ỉ là hợp đồng kinh tế hay không lại vô cùng khó khăn và hay nhầm lẫn. Thế nào là mục đích kinh doanh, hợp đồng được giao kết nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của chủ thể mới được coi là có mục đích kinh doanh hay cả những hợp đồng ký kết phục vụ một cách gián tiếp cho hoạt động kinh doanh (Ví dụ: Công ty xây dựng ký hợp đồng thuê trụ sở giao dịch) cũng được coi là có mục đích kinh doanh. Làm thế nào để biết được mục đích của hợp đồng là kinh doanh hay tiêu dùng trong trường hợp một bên chủ thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh, những người tiến hành kinh doanh bằng năng lực hành vi của mình (Ví dụ: Một các nhân có đăng ký kinh doanh mua ô tô, vừa sử dụng vào mục đích các nhân, vừa phục vụ cho hoạt động kinh doanh). Về hình thức hợp đồng : pháp luật yêu cầu hợp đồng phải bằng văn bản và các tài lệu như công văn ,điện báo ,đơn đặt hàng ,đơn chào hàng –nhưng với điều kiện như thế nào để được chấp nhận là hợp đồng kinh tế .Liệu các hình thức như điện tử ,fax ...có được công nhận là văn bản hợp đồng hay không ? Tại khoản 3 Điều 15 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định :”Nếu vụ phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi thưc hiện hợp đồng giải quyết vụ án “ Thế nào là nơi thực hiện hợp đồng ? Nếu các bên chỉ thỏa thuận một nơi sẽ thực hiện hợp đồng nhưng hợp đồng hoàn toàn không được thực hiện và phát sinh tranh chấp thì có áp dụng theo khoản 3 Điều 15 không? Trường hợp trong hợp đồng các bên thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể dể giải quyết mọi tranh chấp phát sinh tư hợp đồng thì thỏa thuận đó có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên không nếu khi tranh chấp xảy ra nguyên đơn lại nộp đơn kiện tại Tòa án địa phương khác . Theo quy định tại điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ,Tòa án nhân dân cấp tỉnh (tòa kinh tế) và Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tranh chấp kinh tế .Nhưng Tòa án nhân dân cấp huỵen chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế có đày đủ 3 điều kiện : +tranh chấp đó phải là tranh chấp về hợp đồng kinh tế; +Giá rị tranh chấp dưới 50 triệu đồng; +Không có nhân tố nước ngoài. Tuy nhiên qua tổng kết các tranh chấp kinh tế mà Tòa án nhân dân giải quyết trong những năm qua cho thấy hầu hết giá trị tranh chấp đều trên 50 triệu .Như vậy trong tố tụng kinh tế hầu hết các tranh chấp đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh .Vì vậy việc quy định tòa án cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế với giá trị nhỏ hơn 50 triệu là không phù hợp , làm hạn chế số vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện . Về thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế là 6 tháng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ) .Quy định này nhìn bề ngoài tưởng như hợp lý nhưng qua thực tế giải quyết các tranh chấp kinh tế quy định này có nhiều điểm bất cập: -Thời hiệu khởi kiện 6 tháng là quá ngắn: Xuất phát tư quan điểm cho rằng việc giải quyết các tranh chấp kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nên pháp lệnh thủ tụ giải quyết các vụ án kinh tế đã quy định thời hạn tố tụng ,thời hiệu khởi kiện rút ngắn nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án kinh tế được nhanh chóng kịp thời.Tuy nhiên thời hiệu khởi kiện 6 tháng lại quá eo hẹp. Trong kinh doanh khi có sự vi phạm nghĩa vụ của một bên thì các bên thường gặp nhau để đàm phán ,thương lượng ,hòa giải mà rất ít khi khởi kiện ngay ra Tòa .Trong trường hợp thương lượng hòa giải không thành thì các bên mới thực hiện đến phương án đưa tranh chấp ra Trọng tài hoặc Tòa án.Việc thương lượng không phải xong ngay được mà nhiều trương hợp bị kéo dài tùy theo tính chất ,mức độ vi phạm và thiện chí của các bên .Trong thực tế việc thương lương thường kéo dài trong nhiều tháng thậm chí tới 1-2 năm chưa xong .Chẳng hạn như tranh chấp hợp đồng kinh tế số 08 ngày 5.6.1995 giữa công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Hà Nội với công ty lọc hóa dầu TP. Hồ Chí Minh đã phát sinh ngày 22.8.1995 những thương lượng kéo dài đến ngày 30.3.1997 công ty thủ công mỹ nghệ mới khởi kiện vụ án kinh tế ra tòa thì đã hết thời hiệu 6 tháng; Tranh chấp hợp đồng kinh tế số 323 ngày 12.8.1997 giữa công ty chế biến lâm sản Trung văn với Trường Đại học dân lập Đông Đô phát sinh từ năm 1998 thương lượng đến cuối tháng 12 – 2000 chưa xong. Trong những trường hợp này, khi tranh chấp được đưa ra tòa thì thời hiệu khởi kiện đã hết từ lâu, bên bị vi phạm phải chấp nhận thiệt hại nặng nề về vật chất và uy tín kinh doanh. Đối với các trường hợp mà các bên đã thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài kinh tế mà không được khởi kiện ngay ra tòa án. Trong khi đó, pháp luật hiện hành ở nước ta lại chưa quyết định cho 1 bên có quyền đưa phán quyết của trọng tài ra tòa án để công nhận và cho thi hành, nếu bên kia không tự nguyện thi hành. Điều 31 Nghị định 116/CP ngày 5.9.1994 quyết định “Trong trường hợp quyết định trọng tài không được 1 bên chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế”. Trong thực tế có nhiều trường hợp theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế, khi có tranh chấp phát sinh các bên đã đưa ngay ra trọng tài kinh tế trong thời hiệu 6 tháng những trọng tài không thụ lý để giải quyết hoặc đã giải quyết mà một bên không chấp nhận phán quyết của trọng tài, không tự nguyện thi hành thì phán quyết này cũng không được cưỡng chế thi hành. Bên kia muốn khời kiện ra tòa án để giải quyết thì thời hiệu khởi kiện đã hết từ lâu nếu tính từ ngày phát sinh tranh chấp mà không tính từ sau ngày giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. -Việc xác định ngày phát sinh tranh chấp có ý nghĩa rất quan trọng và đó là ngày bắt đầu của thời hiệu khởi kiện. Thông tư số 04 ngày 7.1.1995 giữa tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm soát nhân dân tối cao giải thích: “ Ngày phát sinh tranh chấp dưới các hợp đồng kinh tế được hiểu là “ngày phát hiện vi phạm “ (Trong thời gian hợp đồng kinh tế đang có hiệu lực) hoặc là “ ngày tiếp theo của ngày hợp đồng kinh tế hết hiệu lực” (trong trường hợp hợp đồng kinh tế hết hiệu lực mà các bên không có thỏa thuận nào khác). Trong thực tiễn việc xác định “ngày phát sinh tranh chấp” theo hướng dẫn trên không phải là đơn giản mà thường có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến tình trạng cùng một vụ án mà ở cấp tòa án này xác định còn thời hiệu nhưng ở cấp tòa án khác lại cho rằng đã hết thời hiệu và không có sự thống nhất về xác định ngày phát sinh tranh chấp. Thực trạng này có nguyên nhân từ việc giải thích chưa thật hợp lý và chưa thật rõ ràng về ngày phát sinh tranh chấp. Khi một bên phát hiện được sự vi phạm của bên kia thì chưa chắc đã phát sinh tranh chấp ngay mà các bên thường gặp nhau để đàm phán, thương lượng đêt giải quyết sự vi phạm. Chỉ khi thương lượng không thành thì mới phát sinh tranh chấp. Như vậy cần có quyết định cụ thể rõ ràng và thống nhất về ngày phát sinh tranh chấp. -Thời điểm tính thời hiệu kể từ “ngày phát sinh tranh chấp cho mọi trường hợp là cứng nhắc” bởi trong thực tế có nhiều trường hợp do những trở ngại khác quan mà các bên không thể nộp đơn khởi kiện trong hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp đó là những trường hợp gặp phải sự kiện bất khả kháng như thiên tai., lũ lụt, chiến tranh bạo loạn... hoặc những trở ngại khách quan khác. Theo quyết định của pháp luật thời gian giải quyết các vụ án kinh tế và giải thích của tòa án nhân dân tối cao thì khoảng thời gian bị gián đoạn do gặp phải những sự kiện khách quan đặc biệt cũng không được khấu trừ để tính thời hiệu khởi kiện. Trong những trường hợp này nếu đã quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện. Việc quyết định không cho phép khấu trừ thời gian gián đoạn này để tính thời hiệu là rất cứng nhắc, xa dời thực tế và ở một chừng mực nhất định đã tước đi quyền khởi kiện của các doanh nghiệp gặp phải những trở ngại khách quan. _ Có trường hợp tòa án không giải quyết theo yêu cầu của đương sự mà lại tập trung vào việc xem xét vấn đề các bên của hợp đồng có đăng ký kinh doanh hay không đăng ký có đúng thẩm quyền không để tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu. _Quá trình xét xử một số vị án kinh tế thường bị dây dưa kéo dài không thể dứt điểm được do nhiều nguyên nhân. Tòa án kinh tế thuộc tòa án nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm. Bản án này bị kháng cáo và tòa phúc thẩm thuộc tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm. Bản án của tòa phúc thẩm có thể bị kháng nghị hoặc tòa kinh tế thuộc tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa kinh tế cấp tỉnh bị kháng nghị và trong nhiều trường hợp hồ sơ vụ án bị trả lại cho tòa án nhân dân tinh xét xử sơ thẩm lại. Đối với một số vụ án kinh tế nếu có thể áp dụng thủ tục rút gọn thì phù hợp hơn, sẽ tránh được tâm lý hoang mang, mệt mỏi cho các chủ thể do vụ án kéo dài quá lâu. Tài liệu tham khảo CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM: Hiến Pháp nớc CHXHCNVN 1992 Luật Phá sản doanh nghiệp 30/12/1993 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 25/9/1989 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 16/3/1994 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2/4/2002 CÁC TÀI LIỆU KHÁC: Tạp chí Toà án nhân dân số 7/2002 – Thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế – Phạm Văn Thiệu. Tạp chí Toà án nhân dân số 12/2001 – Tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu – Lê Thị Bích Thọ. Tạp chí nhà nớc và pháp luật số 12/1999 – Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nớc ta trong giai đoạn hiện nay – Phạm Hữu Nghị. Tạp chí công nghiệp số 10/2002 – các doanh nghiệp nghĩ gì qua công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế – Thu Hơng. Tạp chí dân chủ và pháp luật số 7/2002 – Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh cháp kinh tế trong điều kiện Việt Nam – Thạc sỹ Đào văn Hội. Tạp chí Toà án nhân dân số 3/2002 – Vấn đề không hoà giải đợc trong tố tụng kinh tế . Giảo trình Luật kinh tế. Giáo trình luật dân sự Giáo trình luât thương mai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9733.doc
Tài liệu liên quan