Đề tài Toàn cầu hóa tác động tới lao động và việc làm Việt Nam

Những đánh giá và phân tích đã nêu cho phép rút ra 3 nhận xét quan trọng: Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa có tính chất hai mặt, vừa tạo ra cơ hội vừa đặt ra những thách thức đối với các nước đang phát triển. Những cơ hội mà toàn cầu hoá tạo ra cho các nước đang phát triển là khách quan và rất tiềm năng. Song, đó mới chỉ là khả năng. Khả năng này có biến thành hiện thực hay không, hoặc được hiện thức hoá tới mức nào, điều đó còn tùy thuộc vào nhân tố chủ quan về năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của mỗi quốc gia cụ thể. Những thách thức mà toàn cầu hoá đặt ra cho phát triển hay khoanh tay chấp nhận tụt hậu. điều đó tuỳ thuộc vào nghị lực phấn đấu cua mỗi quốc gia. Thứ hai, lao động Việt Nam có trở thành nguồn lực quyết định sự thành công trong tham gia hội nhập quốc tế hay trở thành rào cản trong tiến trình “đuổi kịp” các nước tiên tiến, điều này tùy thuộc ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam, của từng doanh nghiệp và của từng con người Việt nam.Nếu có chính sách hợp lý, môi trường thông thoáng, doanh nghiệp tìm tòi đổi mới công nghệ và huy được mọi nguồn lực để tăng sức cạnh tranh, con người Việt Nam ngày một phát huy khả năng sáng tạo, bản chất hiếu học, tiếp thu những tinh hoa lao động trên thế giới nhất định chúng ta sẽ thành công. Còn không, chúng ta sẽ ngày một tụt hậu xa hơn với việc chứng kiến các chỉ số đói nghèo cao, thất nghiệp lớn, năng suất lao động và thu nhập từ lao động thấp, hậu quả là “nền kinh tế bị gạt ra bên lề” của quá trình toàn cầu hoá. Thứ ba, cái giá mà mỗi nước, mỗi doanh nghiệp và người lao động phải trả tuỳ thuộc vào việc xác định mục tiêu, lộ trình, bước đi của từng cấp độ. Nếu tỉnh táo, chủ động hội nhập và đối phó có hiệu quả với những thách thức thì nhất định cái giá phải trả cho việc tham gia toàn cầu hoá sẽ “cực tiểu”, sẽ thu được vô vàn cái lợi. Tất nhiên, ích lợi của toàn cầu hoá không phân phối đều cho mọi người, Nhà nước cần xây dựng những chính sách trợ giúp những đối tượng chính sách, những người chịu ảnh hưởng của chiến tranh và những người yếu thế trong xã hội.

doc41 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Toàn cầu hóa tác động tới lao động và việc làm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta, nước ta được hưởng ưu đãi thuế một số mặt hàng xuất khẩu vào các nước ASEAN. Các ưu đãi thuế đã có tác động tích cực đối với phát triển sản xuất kinh doanh và việc làm. Việc giảm thuế sẽ làm nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.mở ra các khu công nghiệp và các khu chế xuất.chính vì vậy sẽ tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tham gia APEC: Việc tham gia APEC là thuận lợi đối với Việt Nam để tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, nắm bắt các yêu cầu về chất lượng hàng hoá của các nước thành viên, thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các nước APEC là đối tác chủ yếu về kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam với 80% kim ngạch ngoại thương,75% tổng vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, APEC còn là nguồn cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Các chương trình hành động của APEC (đặc biệt là chương trình hợp tác Khoa học và Công nghệ hướng tới thế kỷ XXI) rất thiết thực đối với Việt Nam trong phát triển cơ sở hạ tầng truyền thông, phát triển nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ môi trường...cơ chế hoạt động của “Hội đồng cố vấn kinh doanh” của APEC phù hợp với tình hình phát triển doanh nghiệp của Việt Nam. Hiện nay, vì mới gia nhập APEC nên ảnh hưởng của việc tham gia APEC đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và tác động đến biến động việc làm là chưa nhiều. Kế hoạch của APEC thực hiện các chương trình giảm thuế mang tính chất tự nguyện nhưng đều hướng tới đích là giảm thuế xuống mức không quá 10% và triệt tiêu các hàng rào phi thuế quan, tự do hoá hoàn toàn thương mại vào năm 2020. Do đó, các tác động tích cực và tác động ngược chiều của gia nhập APEC đối với việc làm trong tương lai phụ thuộc vào sự lựa chọn chương trình tự do hoá thương mại với các nước APEC. Tham gia các hiệp định thương mại khác: Hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Hiệp định thương mại được ký kết ngày 14/7/2000 và được cơ quan lập pháp hai nước thông qua, có hiệu lực từ ngày 11/12/2001 là Hiệp định vượt ngoài tầm quan hệ song phương. Bởi vì ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ có phạm vi toàn cầu, Mỹ là nước có kim ngạch nhập khẩu hàng năm trên 1100 tỷ USD và có tiềm năng xuất khẩu công nghệ hiện đại thuộc loại bậc nhất thế giới. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ tạo điều kiện cho cho Việt Nam mở rộng thương mại với Mỹ nhờ áp dụng quy chế tối huệ quốc (MFN) .Trong 11 tháng đầu năm 2009 tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Mỹ là 10213704 nghìn usd, tốc đột tăng này đã tác động tích cực đối với việc làm. Một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ gia tăng nhanh như: thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép, quần áo, khoáng sản... đã tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao động. Tiềm năng thịtrường Mỹ đối với xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và tạo việc làm của Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, để xuất khẩu vào Mỹ, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.Ví dụ như sựkiện Mỹ hạn chế xuất khẩu cá tra, cá basa trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng tới công ăn việc làm của 15 nghìn hộ gia đình nuôi cá da trơn Đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng thời gian dài (có hộ đã thiệt hại đến gần 1 tỷ đồng) là một ví dụ về yêu cầu chuẩn bị tốt để thực hiện Hiệp định.Qua đó có thể thấy rằng mặc dù các Hiệp định thương mại đã được ký kết nhưng các trở ngại ngắn hạn có thể xảy ra và ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Tối huệ quốc trong quan hệ thương mại song phương. Việt Nam được 69 nước đối sử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với các nhóm mặt hàng nhất định. Trong đó, bao gồm cả các nước có nền kinh tế lớn như: Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga, Canada, CHLB Đức... Đồng thời có 8 nước dành cho Việt Nam đối sử ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại Brunei, Inđônêxia, Lào, Malaisia, Myamar, Philippine, Singapore, Thái Lan. Các đối sử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại song phương đã góp phần tạo điều kiện cho nước ta hội nhập mạnh vào nền kinh tế thế giới, mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Trong khi đó, hàng rào thuế và phi thuế quan của nước ta vẫn duy trì ở mức khá cao, một số chủng loại hàng hoá của các nước này nhập khẩu vào nước ta không đáng kể, nên thời gian qua các.Hiệp định thương mại song phương có tác động tích cực đối với sản xuất kinh doanh và việc làm của người lao động. 1.3. Biến động lao động và thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế 1.3.1. Biến động lao động trong khu vực doanh nghiệp dưới tác động của toàn cầu hóa Toàn cầu hoá kinh tế có tác động nhất định đến biên độ dao động của lao động trong các doanh nghiệp.Có sự chênh lệch giữa nam và nữ về số lượng và trình độ chuyên môn.Báo cáo thống kê gần nhất của Tổng cục Thống kê (đầu năm 2008), dân số nước ta có khoảng 86,3 triệu người, trong đó nữ chiếm 50,9%. Tính riêng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, cả nước có khoảng 44,1 triệu lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân, trong đó có gần 21,1 triệu lao động là nữ (chiếm 47,8%).Theo số liệu một cuộc điều tra về lao động - việc làm năm 2007 cho thấy, lao động nữ tham gia vào thị trường lao động sớm hơn nam giới, nhưng lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao. Phần lớn phụ nữ khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, thậm chí nhiều người chỉ tốt nghiệp tiểu học, không tiếp tục học lên mà tham gia ngay vào thị trường lao động. Đa số phụ nữ làm việc trong các lĩnh vực: dệt, may, da giày (78,5%); chế biến lương thực, thực phẩm (66,8%); sành, sứ, thủy tinh (59,2%). Nhìn chung, lao động phổ thông nữ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (62,9%), sau đó đến các doanh nghiệp tư nhân (62,6%) và doanh nghiệp nhà nước là 49,1%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thấp hơn so với nam giới. Bảng 3: Tỷ lệ lao động phân theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2007 Đơn vị:% Lao động phổ thông CNKT không có bằng CNKT có bằng Trung cấp Cao đẳng, đại học Chung 100 100 100 100 100 Lao động nữ 55,59 38,1 30,1 47,5 41,2 Lao động nam 44.41 61.9 69.9 52.5 58.8 Nguồn: Điều tra lao động - việc làm năm 2007 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội - Tình trạng có việc làm của lao động nữ cũng kém hơn so với lao động nam, tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp ở thành thị cũng cao hơn mức chung của cả nước. Năm 2007, cả nước có trên 2,5 triệu lao động thiếu việc làm, trong đó nữ chiếm 51%. Lao động thiếu việc làm chủ yếutập trung ở nông thôn (88,87%) - khu vực lao động nữ chiếm số lượng lớn. Bảng 4 . Tình trạng việc làm của lao động nữ (đơn vị %) Thất nghiệp thành thị Thất nghiệp nông thôn Chung cả nước 4,6 1,7 Lao động nữ 5,2 2,6        Nguồn: Tổng cục Thống kê (năm 2008) Trong khu vực có quan hệ lao động, phụ nữ chỉ chiếm 40% số việc làm được trả lương và chiếm tỷ lệ thấp trong ngành nghề bậc cao (quản lý, chuyên môn ky thuật), chiếm tỷ lệ cao trong nghề bậc trung và nghề bậc thấp.Biến động lao động trong các doanh nghiệp xảy cũng có nguyên nhân từquá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Để nâng cao khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp cần cơ cấu lại sản phẩm, chuyên môn hoá sản xuất, đổi mới chất lượng lao động. 1.3.2. Vấn đề thất nghiệp dưới tác động của toàn cầu hoá Quá trình đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm , năng xuất lao động và khả năng cạnh tranh làm cho một bộ phận lao động bị thất nghiệp. Chỉ tính trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước, lao động dôi dư do nguyên nhân người lao động không đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ chiếm tới 30,41% tổng số lao động dôi dư. Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao gồm: lao động khu vực thành thị gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động trong độ tuổi đang làm việc; lao động khu vực nông thôn 31,9 triệu người, chiếm 73%. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên là 56,7% so với tổng số lao động trong độ tưổi, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là 27,8%. Lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên chiếm 5,3% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó thành thị 14,4%; nông thôn 1,8%; nam 5,6%; nữ 5%. Tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% (cao hơn mức 2,38% của năm 2008), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,64%, xấp xỉ năm 2008; khu vực nông thôn là 2,25%, cao hơn mức 1,53% của năm 2008 Thất nghiệp do doanh nghiệp bị phá sản: Trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hiện tượng có doanh nghiệp bị phá sản là chuyện bình thường.Sự phá sản của một bộ phận doanh nghiệp dẫn đến hậu quả là số lao động làm việc trong các doanh nghiệp này rơi vào tình trạng thất nghiệp. Ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước, giai đoạn mở cửa nền kinh tế đã có 1344 doanh nghiệp (20% doanh nghiệp) bị phá sản trong tổng số 6720 doanh nghiệp đã đưa ra khỏi danh sách doanh nghiệp Nhà nước. Hiện tượng doanh nghiệp bị phá sản trong khu vực ngoài quốc doanh cũng không còn hiếm.Nhà nước Việt Nam đã ban hành luật phá sản doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề đến tình trạng doanh nghiệp bị phá sản.Toàn cầu hoá kinh tế đã làm tăng mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế: hiện tượng thất nghiệp do phá sản, giải thể doanh nghiệp là hiện tượng có tính quy luật. Thất nghiệp của lao động không kỹ năng: Trong các khu vực FDI, khu công nghệ cao, các ngành nghề, lĩnh vực mới thường sử dụng công nghệ hiện đại, mức đầu tư chỗ làm việc lớn, năng xuất lao động cao.Các ngành, lĩnh vực này sử dụng phần lớn lao động có kỹ năng, do đó có tác động đến thu hẹp việc làm của lao động không kỹ năng, khả năng thất nghiệp cao nghiêng về lao động không có kỹ năng. 2.Thực trạng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa Toàn cầu hoá và quá trình hội nhập có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, làm thay đổi nhận thức và phát huy khả năng sáng tạo cũng như mở rộng các cơ hội lựa chọn cho con người Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những tác động không thuận cho sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện nền kinh tếchuyển đổi mà tỷ trọng nông nghiệp còn cao. 2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với quá trình chuyển giao công nghệ Song song với sự phát triển các ngành nghề mới và nâng cấp công nghệ trong nền kinh tế dưới tác động của toàn cầu hoá, thì sự đổi mới chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu làm chủ công nghệ, xử lý hệ thống thông tin kỹ thuật, lắp đặt và vận hành, bảo trì công nghệ, tổ chức sán xuất cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng.Trong khu vực FDI, các ngành nghề mới phát triển như: Công nghệ thông tin, sản xuất xe máy, ô tô, điện tử, viễn thông... đã tiếp nhận công nghệ ngoại nhập với quy mô lớn hơn các ngành kinh tế khác, đồng thời cũng là những ngành có nhu cầu lớn sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao. Bảng 5: Sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của các loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Văn phòng đại diện nước ngoài Lao động phổ thông 19.8 25,7 39,2 1.5 Công nhân kỹ thuật, sơ cấp 59,0 49.1 44.5 16.9 Trung cấp 6.5 11.7 8.2 30.9 Cao đẳng, đại học trở lên 14.7 13.5 8.1 50.7 Tổng số 100 100 100 100 Nguồn: Nguồn:Điều tra lao động - việc làm năm 2008 Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội Kết quả điều tra phần nào cho thấy, khu vực FDI có nhu cầu cao sử dụng công nhân kỹ thuật (59%) và lao động cao đẳng và Đại học trở lên (14,7%). Theo tỷ lệ này thì năm 2008 nhu cầu sử dụng thêm lao động chuyên môn kỹ thuật của khu vực FDI là: Công nhân kỹ thuật là 20,06 nghìn người, trung học chuyên nghiệp 2,21 nghìn người , cao đẳng và đại học trở lên 4,99 nghìn người. Hội việc làm tại T.p Hồ Chí Minh và Đồng Nai tháng 7 và 8/ 2009 cho thấy nhu cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp (trong đó có một tỷ lệ lớn là doanh nghiệp FDI) là rất lớn. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp T.p Hồ Chí Minh: Lao động phổ thông 14,4%, công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên 65,0 %, cao đẳng và đại học 20,6%; tại Đồng Nai: lao động phổ thông 32,0%, công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên 45,4%, cao đẳng và đại học 22,6%. Ngoài ra, nhu cầu lao động chuyên môn kỹ thuật trong các ngành công nghệ cao và một số loại hình dịch vụ đã thúc đẩy phát triển đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật. Cơ cấu sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các ngành này có sự khác biệt so với các ngành khác. Bảng 6: Cơ cấu sử dụng lao động một số ngành công nghệ cao và dịch vụ Đơn vị tính: % Công nghệ Thông tin Khoa học, công nghệ Thông tin Liên lạc Tài chính, Tín dụng Làm việc trong các tổ chức Quốc tế Lao động phổ thông 0 16.2 10 8.5 6.2 Công nhân kỹ thuật, sơ cấp 28.22 22.5 61 28.1 6.3 Trung cấp 20.4 15.5 22.7 21.4 25 Cao đẳng, đại học trở lên 51.38 45.8 20.5 42.0 62.5 Tổng số 100 100 100 100 100 Nguồn: Điều tra lao động - việc làm năm 2008 Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội Phần lớn làm việc trong các ngành này là lao động có kỹ năng và kỹ năng cao. Lao động làm việc trong các ngành công nghệ cao và các ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng phục vụ cao đòi hỏi phải có sự đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và tri thức hiện đại, theo tiêu chuẩn lao động của các nước phát triển , phù hợp với công nghệ áp dụng, đặc biệt là trong điều kiện phát triển mạnh của các ngành công nghệ cao. 2.2.Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nhân lực Dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá kinh tế, các doanh nghiệp rất chú trọng đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cấp công nghệ. Các doanh nghiệp coi chất lượng lao động là nguồn lực quan trọng bậc nhất để năng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và tỷ lệ lao động được đào tạo lại trong các doanh nghiệp FDI cao hơn tỷ lệ chung của tất cả các loại hình doanh nghiệp là 14,42% so với 10,69%:Các doanh nghiệp FDI chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho người lao động rất lớn. Thí dụ, tại các công ty ở Bình Dương, đểgửi lao động đi đào tạo ở nước ngoài bình quân công ty bỏ ra 3000 USD/ người, đào tạo trong nước 1500 USD / người; Công ty VIDAMCO là liên doanh giữa công ty Daewoo (Hàn Quốc) và một công ty ô tô của Bộ Quốc Phòng đi vào hoạt động từ 1995 đến nay đã gửi 25% tổng số kỹ sư và cán bộ đi đào ở Hàn Quốc và hơn 35% số công nhân được thực tập sử dụng công nghệ của các chi nhánh công ty ô tô tại Inđônêxia và Ân Độ. 2.3.Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nước ta Đặc trưng của xuất khẩu lao động trong các năm 2002 - 2009 là lao động có tay nghề ngày càng cao. Tỷ lệ lao động xuất khẩu có nghề trong tổng số lao động xuất khẩu hàng năm qua đã đạt hơn 70%. Theo tỷ lệ này, năm 2009 nhu cầu lao động chuyên môn kỹ thuật cho xuất khẩu là 21,7 nghìn người. Tại một số thị trường: Coét, Angola, Nhật Bản, Cộng Hoà Séc, Libia... lao động xuất khẩu có có nghề đạt gần 100%. Xu hướng tăng xuất khẩu lao động qua đào tạo nghề đã có tác động đến mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề đã có tác động đến mở rộng quy mô vànâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. Đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động được định hướng theo tiêu chuẩn của các thị trường lao động Quốc tế. Các cơ sở chuẩn bị lao động cho xuất khẩu đã có sự đầu tư, đổi mới chương trình, nội dung,phương pháp giảng dạy để đáp ứng các yêu cầu về tay nghề và các phẩm chất khác của người lao động mà thị trường lao động các nước đặt ra. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển hệ thống đào tạo nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh 2.4.Những bất cập trong việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu toàn cầu hoá kinh tế +)Nguồn nhân lực có quy mô lao động đào tạo nhỏ, chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế Hiện nay, quy mô lao động qua đào tạo và chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật của chúng ta vẫn còn có khoảng cách so với với các nước NICs và các nước phát triển. Trình độ văn hoá bình quân của người lao động là 7,4 năm/12 năm, thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Tình trạng rất nghiêm trọng là thiếu công nhân lành nghề cao, cả nước chỉ có khoảng 8000 công nhân bậc cao (tương đương bậc 6, 7). Thị trường lao động chưa đáp ứng được yêu cầu lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của các doanh nghiệp, tổ chức, kể cả doanh nghiệp FDI. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đào tạo. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu vực FDI và xuất khẩu lao động còn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (công nhân kỹ thuật lành nghề cao, lao động trình độ đại học trở lên được đào tạo có chất lượng tốt) để đáp ứng chuyển giao khoa học và công nghệ mới từ nước ngoài. +). Mất cân đối giữa cung và cầu lao động chuyên môn kỹ thuật: Toàn cầu hoá kinh tế tác động đến sự phát triển một số ngành nghề mới tạo ra xu hướng đào tạo chạy theo thị hiếu của người lao động, thiếu định hướng, phân luồng, dẫn đến hậu quả là đào tạo chưa gắn vào nhu cầu của các nước khu vực kinh tế và các ngành, mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo. Hiện nay, số lượng sinh viên ngành văn hoá nghệ thuật là 1,3%, nông lâm ngư nghiệp 3,13%, khoa học cơ bản 15,5%, khoa học công nghệ và kỹ thuật là 15,2%, khoa học xã hội 42,78%. Thực tế này tạo ra tình trạng cung lao động chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với cầu lao động đối với một số ngành nghề, lĩnh vực. +).Vấn đề thương mại hoá giáo dục, đào tạo: Xu hướng thương mại hoá giáo dục và đào tạo cho ta thấy rõ tác động của nó đến sự phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa ra thế giới, nhưng mặc dù điều này làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước nhưng cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực đối với phát triển nguồn nhân lực. Thương mại hoá giáo dục, đào tạo làm nảy sinh tình trạng chạy theo quy mô, ít chú trọng đến chất lượng và do đó ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. Một bộ phận lớn người lao động sau đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đào tạo chưa thực sự tạo cho người lao động cơ hội tìm được việc làm. Thương mại hoá giáo dục và đào tạo có tác động tiêu cực đối với các hộ, các nhóm nghèo trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo. ở nhóm hộ thu nhập thấp, tỷ lệ trẻ em đi họp thấp hơn các nhóm hộ thu nhấp trung bình và cao.Các hộ nhóm nghèo không thể hoặc khó khăn trong việc bỏ ra khoản tiền lớn để cho bản thân hoặc con cái học văn hoá và đào tạo nghề, do khả năng kinh tế hạn hẹp. Do đó, tình trạng bỏ học văn hoá, không có tiền đểhọc nghề của nhóm này còn phổ biến, đặc biệt là đối với các vùng kinh tế chậm phát triển (vùng núi, vùng sâu, vùng xa). Hâụ quả là tại các vùng (Miền núi phía bắc, vùng Tây nguyên, miền núi các tỉnh miền trung ...) thiếu nhân lực chuyên môn kỹ thuật, tình trạng kém phát triển phổ biến,dân trí, mức sống dân cư thấp. +). Sự phân bổ lao động bất hợp lý gây khó khăn lớn cho phát triển kinh tế Dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế , tại các Thành Phố, đặc biệt là thành phố lớn (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) các cơ sở đào tạo, dạy nghề phát triển mạnh. Đặc biệt, phát triển đào tạo các nghề: công nghệ thông tin, điện tử, điện lạnh, xây dựng, may mặc, du lịch, cơ khí chế tạo và sửa chữa, điện công nghiệp... tạo ra cung lớn nhưng cung lao động chuyên môn kỹ thuật thường lớn hơn cầu rất nhiều. Tình trạng thất nghiệp của lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tại các thành phố lớn khá phổ biến. Trong khi đó, tại nhiều địa phương (đặc biệt là các vùng núi phía Bắc, miền núi các tỉnh Trung, đồng bằng sông Cửu Long...) thiếu các cơ sở đào tạo, dạy nghề và thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật. Các chính sách thị trường lao động chưa có tác dụng nhiều đối với vùng, địa phương thiếu nhân lực chuyên môn lành nghề và lành nghề cao. +).Thiếu nguồn lực vật chất cho phát triển đào tạo, dạy nghề theo các chuẩn mực của lao động quốc tế Nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế trong khi yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của công tác giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của hội nhập vào nền kinh tế thế giới lại không ngừng tăng. Bảng 7. Ngân sách chi thường xuyên của nhà nước dành cho giáo dục Đơn vị:tỷ đồng Tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 Mầm non 1359 1563 2550 4096 Tiểu học 6380 7057 10081 17105 TH cơ sở 3962 4770 7230 11833 TH phổ thông 2149 2367 3170 5663 Dạy nghề 641 729 1158 1879 TCCN 627 651 752 1434 Đại học CĐ 1798 2026 3294 4881 Chi đào tạo khác 2589 3433 5679 7907 Tổng 19505 22596 33914 54798 Hiện nay, ngân sách Nhà nước đầu tư cho học sinh phổ thông trung bình khoảng 30-50 USD/năm và 300-400 USD/năm cho học sinh cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp. Trong đó, phần lớn là chi cho lương giáo viên và chi phí thường xuyên (80 – 90%), chi phí cho phát triển cơ sở vật chất của các trường còn rất eo hẹp, chỉ khoảng 10 – 20%.Trong khi đó, đối với các nước phát triển và khá phát triển đầu tư cho giáo dục rất lớn. Ngoài nguồn đầu tư của Nhà nước, đầu tư tư nhân có vai trò quan trọng để đảm bảo cho hệ thống giáo dục và đào tạo hoạt động năng động và có chất lượng cao. III.GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ 1.Giải pháp về việc làm và chống thất nghiệp +)Ổn định nền kinh tế vĩ mô và đào tạo bầu không khí đầu tư lành mạnh trong toàn xã hội. Đây là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm tăng trưởng việc làm. Các giải pháp vĩ mô chủ yếu phải hướng vào kích cầu, mở thị trường tiêu thụ sản phẩm (nhất là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực), xử lý biến động bất lợi về giá cả trong nước và quốc tế; lành mạnh hoá hệ thống tài chính ngân hàng. Đồng thời, cần tiếp tục cải cách, đổi mới cơ chế, nhất là cơ chế tài chính và lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước; tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để tạo mở việc làm; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. +)Hoàn thiện các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoàn thiện chính sách khuyến khích thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp gắn với các thế mạnh về: thị trường tiêu thụ, vùng nguyên liệu... ở các địa phương. Các dự án FDI quy mô lớn, hàm lượng kỹ thuật cao cần tập trung vào các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp có điều kiện hạ tầng và nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật. Khuyến khích các dự án FDI quy mô vừa và nhỏ gắn với sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện các chính sách hỗ trợ (đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ...) đối với các dự án FDI đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Nghiên cứu tiếp tục sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài nhằm tạo thêm sự thông thoáng, giảm thiểu rủi ro và tăng thêm các điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, các vấn đề cần được Nhà nước quan tâm là: bước đầu tạo ra mặt bằng pháp lý chung giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; hoàn thiện cơ chế, chính sách giải quyết tranh chấp; cải tiến thủ tục cấp giấy phép, doanh nghiệp FDI cần được quyền thế chấp, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để đảm bảo vốn vay tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần. Có chính sách cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua lại và sát nhập đối với một số loại hình doanh nghiệp Việt Nam để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này và tạo thêm nhiều việc làmcho người lao động. +)Phát triển hệ thống xúc tiến thương mại để phát triển xuất khẩu Thành lập Cục xúc tiến thương mại và các chi cục xúc tiến thương mại tại các địa phương. Phát triển hệ thống Phòng công nghiệp thương mại, các Hiệp hội nghề nghiệp có thực hiện chức năng xúc tiến thương mại. Hệ thống xúc tiến thương mại thực hiện các công việc hỗ trợ xuất khẩu như: cung ứng thông tin (thị trường xuất khẩu, giá cả xuất khẩu, công nghệ...) thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh, giúp tìm kiếm thị trường, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu, trợ giúp phát triển hệ thống giám định chất lượng hàng hoá thế giới... +)Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối phó với những khả năng tác động mạnh mẽ của việc thực hiện các lịch trình tự do hoá thương mại. Các chính sách này nhằm tạo điều kiện cho các ngành hàng có khả năng cạnh tranh thấp như: xi măng, sắt thép, mía đường, thuốc lá, hoá chất, giấy, rượu.. nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình để đảm bảo ổn định sản xuất và việc làm của người lao động. Các chính sách này hướng vào các vấn đề sau đây: Có bước đi thích hợp trong giảm thuế đối với các mặt hàng có khả năncạnh tranh thấp trong quá trình thực hiện các cam kết tự do hoá thương mại với CEPT,APEC, WTO, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và trong ký kết các Hiệp định thương mại song phương. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bằng cách tăng cường năng lực công nghệ, nâng cao trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có xét đến tiêu chuẩn khu vực và thế giới, nâng cao tính hiện đại và hiệu quả của hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát vệ sinh dịch tễ hàng hoá, liên doanh với nước ngoài để phát triển ngành hàng. Tăng cường nghiên cứu sản xuất trong nước các nguyên vật liệu đang phải nhập khẩu với số lượng lớn từ nước ngoài (như trong ngành dagiầy...) để giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong xúc tiến áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như các ISO, các luật ứng xử,... Kiểm soát gắt gao và có chế tài nặng đối với các doanh nghiệp và tổ chức nhập khẩu các công nghệ, máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; cũng như nhập khẩu hàng hoá cũ, hết hạn sử dụng,hàng hoá không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, giám sát nhập khẩu hàng hoá thời hạn sử dụng ngắn. Nghiên cứu xây dựng chính sách liên quan tới tự vệ thương mại, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế... 2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Cũng như ở hầu hết các nước Châu Á khác, hệ thống giáo dục và đào tạo nước ta rất chú trọng tới việc hoc thuộc lòng, thay vì khuyến khích tính sáng tạo. Kết quả thu được là một lực lượng lao động có thể nói là khá xuất sắc về “các cơ hội bắt chước” và tương đối thành công trong việc biến các công nghệ và sản phẩm hiện có thành “những cách kiếm tiền mới khôn ngoan”, nhưng nhìn chung thiếu tố chất sáng chế, đổi mới và thử nghiệm. Chế độ khoa cử, chủ nghĩa hình thức đã làm cho hàng triệu người chạy theo bằng cấp, hư danh, mà không chú ý đến chất lượng đào tạo. Thị trường lao động đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc và đánh giá chất lượng đào tạo.Thực tế, trên thị trường lao động nước ta đang diễn ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu nhân lực(cung và cầu thực tế). Trong khi lao động giản đơn, chưa qua đào tạo đang dư thừa và tạo nên một sức ép rất lớn về việc làm, thì việc cung ứng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thực thụ, đặc biệt là số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, các nhà quản lý giỏi đang thiếu trầm trọng. Sự mất cân đối đang xẩy ra theo nhiều phương diện khác nhau: giữa các vùng lãnh thổ, giữa các khu vực kinh tế, giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các ngành nghề, giữa các cấp trình độ đào tạo, đó là chưa nói đến chất lượng đào tạo và khả năng hành nghề...Trong bối cảnh toàn cầu hoá, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần có cách tiếp cận mới, trong đó nhấn mạnh đến năng lực giải quyết vấn đề trong những hoàn cảnh không chắc chắn và hay thay đổi. Điều này đòi hỏi trong đào tạo nguồn nhân lực cần có giải pháp cụ thể cho từng khu vực. 2.1. Đào tạo nhân lực đáp ứng các khu công nghiệp, khu chế xuất Theo tin từ Bộ Kế hoach và Đầu tư, từ đầu năm đến nay đã có trên 76,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2008.Với tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp hiện tại, đến 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 540 nghìn doanh nghiệp, vượt 8% so với kế hoạch đề ra.Trong đó, số doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới không ngừng tăng cao, từ 2006 - 2010 ước đạt 331,5 nghìn doanh nghiệp, tăng gấp đôi 5 năm trước đó.Tuy nhiên, bên cạnh số lượng phát triển mạnh thì một loạt những hạn chế đã khiến cho "sức khỏe" của nhiều các doanh nghiệp khu vực này còn nhiều bất ổn như quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng tích tụ vốn và huy động vốn thấp, trình độ và kỹ năng quản lý yếu, không thu hút được lao động có tay nghề cao...Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những hạn chế nêu trên đã dẫn đến năng lực cạnh tranh và khả năng bứt phá của khu vực này chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Kết quả khảo sát cầu lao động tại 8 tỉnh/ thành phố cho thấy, nhu cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật cho các khu công nghiệp, khu chế xuất chủyếu thuộc các ngành nghề sau: dệt may và các nghề liên quan (chú trọng các kỹ sư ngành dệt, thợ dệt, thợ chuẩn bị cọc sợi, thợ may, thợ cắt may, thợ tạo mẫu hàng dệt); da giầy; điện-điện tử (kỹ sư và công nhân kỹ thuật điện và điện tử); kỹ sư công nghệ thông tin; kỹ sư công nghệ sinh học; kỹsư công nghệ tự động hoá; kỹ sư vật liệu công nghiệp; công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm; kỹ sư vàcông nhân kỹ thuật cho các ngành lọc dầu, lắp ráp ô tô và xemáy, đóng và sửa chữa tàu biển , công nghiệp giấy, chế tạo thiết bị đồng bộ, điện công nghiệp, vận hành thiết bị sản xuất xi măng và khoáng chất, điện lạnh, xây dựng dân dụng và công nghiệp, sản xuất đồ gỗ; lao động chuyên môn kỹthuật bậc cao và bậc trung phục vụ quản lý (kế toán, tài chính, ngân hàng,tổ chức nhân sự, thư ký;nhân lực cao cấp quản trị các đơn vị sản xuất kinh doanh, khách sạn và nhà hàng.Báo cáo của khu quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cơ cấu nhu cầu sử dụng lao động các năm 2005-2009 tại đó như sau: 13% làm việc trong các ngành điện và điện tử, 25% trong ngành may, 4% trong ngành giầy da, 11% trong ngành cơ khí, 8% trong ngành cao su và nhựa, 5% trong ngành thực phẩm và 6% làm việc trong ngành gỗ và bao bì. Cũng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh, cơcấu lao động được sử dụng theo cấp trình độ là: cao đẳng, đại học trở lênchiếm 5,9%, trung học chuyên nghiệp chiếm 13,2%, công nhân lành nghệvà nghề cao có trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm 29,3% và công nhân bán lành nghề chiếm 51,6%. Như vậy, theo cơ cấu này, trong thời kỳ2005 – 2009 hàng năm thị trường lao động phải cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung tại 28 tỉnh và thành phố trọng điểm khoảng 250-300 nghìn lao động, trong đó khoảng 18 nghìn lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, 40 nghìn lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp, 89 nghìn công nhân kỹ thuật lành nghề cao, 155 nghìn lao động công nhân bán lành nghệ. Để đảm bảo các khu công nghiệp , khu chế xuất phát triển có hiệu quả, ngoài việc đào tạo công nhân bán lành nghề, phải đẩy mạnh đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề thời gian 1-2 năm và công nhân lành nghề cao tương đương cao đẳng có kỹ năng nghề nghiệp thành thạo của kỹ sư thực hành , với thời gian đào tạo 3 năm. Cần tổ chức các cơ sở dạy nghề bên cạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ sở đào tạo và dạy nghề với các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hoàn thiện thể chế thị trường lao động, đặc biệt là các hoạt động hướng nghiệp, dịch vụ giới thiệu và tư vấn việc làm, hội chợ việc làm, tăng cường thông tin và khả năng tiếp xúc giữa doanh nghiệp và người lao động. 2.2.Đào tạo nhân lực cho phát triển các lĩnh vực công nghệ cao Đặc điểm sử dụng lao động của các khu công nghiệp cao là tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học ttở lên rất lớn (trên 52%) và sử dụng ít lao động bán lành nghề. Theo dự báo, tại khu công nghệ cao Hoà Lạc trong giai đoạn 2006 – 2010 sẽ thú hút 17,6 nghìn lao động, trong đó 9,3 nghìn lao động cao đẳng và đại học (chiếm 52,84%).Năm 2008, tổng số lao động thu hút vào các khu công nghiệp cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng sẽ vào khoảng trên 30 nghìn người. Như vậy, trong giai đoạn 2006 – 2010 bình quân hàng năm cần cung ứng khoảng 4 – 5 nghìn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các khu công nghiệp cao, trong đó phân lớn là lao động có trình độ cao đẳng, đại học, công nhân kỹ thuật lành nghề cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và tự động hoá. Có thể nói, nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ cao có những yêu cầu rất cao về chất lượng. Đây là những lĩnh vực mới, đòi hỏi phải có đầu tưlớn và chấp nhận mức độ rủi ro cao. Do vậy, khác với các khu vực khác, đối với lao động tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên và đầu tư thoả đáng.Trước hết, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi các cơ sở đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao: về vốn, về thuế, về mặt bằng, vềđào tạo giáo viên và chế độ đối với họ, về nhập khẩu các phương tiện giảng dạy và nghiên cứu. Có chính sách ưu đãi và khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào đào tạo, nghiên cứu, sản xuất thử và huấn luyện cho lao động Việt Nam. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ học sinh, sinh viên học tập trong các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là con em các gia đình chính sách, con các gia đình nghèo về học phí, học bổng, tín dụng đào tạo... 2.3.Đào tạo nhân lực cho xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động tiếp tục được coi là hướng quan trọng trong giải quyết việc làm và thu ngoại tệ về cho đất nước. Theo dự báo, từ nay đến 2010 xuất khẩu lao động và chuyên gia tiếp tục tăng nhanh về số lượng. Đặc biệt, để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tuyển dụng của Nhà nước nhập khẩu lao động, lao động xuất khẩu của ta cần tiếp tục được cải thiện mạnh về cơ cấu chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Đến năm 2008 cần đào tạo 72 nghìn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật các loại cho xuất khẩu, trong đó, chú trọng vào một số ngành nghềnhư: Xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng: cơ khí (chế tạo và lắp ráp cơ khí; giao thông vận tải (thuyền viên, lái xe...); dệt may; luyện kim;điện; điện tử; chế biến thuỷ sản; đánh bắt chế biến hải sản; công nghệthông tin; nông nghiệp; y tế (bác sỹ, kỹ thuật viên y tế, y tá....); giáo dục(chuyên gia giáo dục, giáo viên)... Để đảm bảo chất lượng lao động cho xuất khẩu, cần hướng vào các giải pháp chủ yếu sau đây: Nâng cấp, chuẩn hoá các cơ sở đào tạo định hướng và bồi dưỡng nghề nghiệp cho lao động xuất khẩu. Lao động xuất khẩu – ngoài đào tạo chuyên môn kỹ thuật, học tập pháp luật về lao động của Việt Nam và nước nhập khẩu – cần được đào tạo về kỷ luật công nghiệp, kỷ luật lao động, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức về văn hoá, phong tục tập quán của các nước sẽ đến làm việc. Hiện đại hoá nội dung, phương pháp giảng dạy, trang thiết bị dạy học, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên... nhằm nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng nước ngoài.Xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo nghề nghiệp và tiêu chuẩn tuyển dụng lao động, chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tiều chuẩn lao động của các nước nhận lao động. Tăng cường thông tin thị trường lao động của các nước nhận lao động để mở rộng ngành nghề xuất khẩu và chủ động trong đào tạo lao động với cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ có khả năng cung ứng kịp thời và đầy đủ các thị trường khác nhau. Một hướng rất quan trọng đối với nước ta là xuất khẩu chuyên gia vì loại hình này mang lại giá trị gia tăng cao hơn nhiều lần xuất khẩu công nhân. Chúng ta đã có thế mạnh về kinh nghiệm xuất khẩu chuyên gia trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo viên đi các nước Châu Phi, Trung Đông trong thời gian qua. Để đào tạo chuyên gia cho xuất khẩu, cần có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu và các doanh nghiêp. 2.4. Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển nhân lực Để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực theo các hướng nêu trên, trong thời gian tới cần phải hoàn thiện hệ thống các chính sách về đào tạo, sửdụng nguồn nhân lực, huy động nguồn lực cho đào tạo, cũng như các chính sách có liên quan khác. Đặc biệt cần để ra các giải pháp hữu hiệu đểthực hiện các chủ trương đã nêu trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII và Hội nghị trung ương 6 khoá IX về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; đó là: Tích cực huy động các nguồn vốn cho phát triển giáo dục và đào tạo. Dự kiến, vào năm 2005 cần huy động hơn 38 nghìn tỷ đồng và vào năm 2010 cần huy động hơn 66 nghìn tỷ đồng. Thực hiện chính sách xã hội giáo dục và đào tạo , tỷ trọng chi từ ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm dần, song vẫn chiếm hơn 70% tổng chi cho giáo dục và đào tạo vào năm 2010. Bảng 8:Các chi tiêu tài chính cho đào tạo và dự báo năm 2010 NĂM 2000 2005 2010 Ngân sách Nhà nước (tỷ đồng) 13.380 27.450 46.400 % Ngân sách Nhà nước trong tổng số 74 72 70 Ngoài ngân sách (tỷ đồng) 7.700 10.670 19.900 Tổng số (tỷ đồng) 18.080 38.120 66.300 Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho đào tạo nghề trong tổng ngân sách chi cho giáo dục đào tạo. Dự kiến tỷ trọng chi cho giáo dục đào tạo trong Ngân sách Nhà nước tăng từ khoảng 15% vào năm 2000 lên 18,2% năm 2005 và 20% năm 2010, đưa mức chi cho giáo dục đào tạo trên đầu người lên 33 USD năm 2005 và lên 65 USD năm 2010. Thực hiện xã hội hoá đào tạo, dạy nghề để tăng cường trách nhiệm vànguồn lực. Phát triển đa dạng các loại hình đào tạo: công lập, bán công, dân lập, trường tư, các lớp đào tạo mở, đào tạo từ xa... Có chính sách cụ thể về huy động các nguồn vốn FDI, ODA và tranh thủ nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển đào tạo và dạy nghề. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho tất cả các loại trường, có chính sách quản lý công bằng để khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng đào tạo vì lợi ích của người học cũng như của hệ thống đào tạo. Ban hành chính sách ưu tiên đối với học sinh vào học các nghề khó thu hút học sinh trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt là các nghề hiện đang có mức tiền lương thấp, các nghề nặng nhọc, độc hại. Nghiên cứu ban hành danh mục mới về nghề đào tạo theo các cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với danh mục nghề chung của các nước khu vực và thế giới (cần có đoàn khảo sát thu nhập thông tin, tài liệu liên quan tại các nước) Đổi mới chính sách, chế độ tiền lương đối với đội ngũ giảng viên, đặc biệt là chính sách, chế độ đối với giảng viên chính và giảng viên cao cấp; hoàn thiện chính sách và tiêu chuẩn thi vào ngạch giảng viên chính, giảng viên cao cấp. Ban hành chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho khu vực công nghệ cao và đào tạo nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn. Hoàn thiện hệ thống chính sách học bổng và trợ cấp chi phí đào tạo nhằm kích thích nâng cao chất lượng đào tạo. Hoàn thiện chính sách đầu tư cho phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường đào tạo lao động các cấp trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề theo hướng phát triển hệ thống đào tạo hiện đại, thiết thực và hiệu quả, hoà nhập với tiêu chuẩn và xu thế đào tạo của thế giới.Miễn thuế nhập khẩu cho tất cả các loại máy móc thiết bị, phương tiện hiện đại nhập từ nước ngoài để phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi về nhập cảnh và cư trú cho các giảng viên nước ngoài vào giảng dạy tại Việt Nam và giảng viên Việt Nam ra giảng dạy ở nước ngoài. Áp dụng các mức thuế thu nhập có ưu đãi cho các chuyên gia nước ngoài trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. 3. Giải pháp về chính sách lao động và giải quyết các vấn đề xã hội của lao động Song song với các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực , tạo mở việc làm,chống thất nghiệp cần hoàn thiện những chính sách lao động và giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế, hội nhập lao động. 3.1. Hoàn thiện chính sách lao động Cho phép các doanh nghiệp FDI trong mọi trường hợp được trực tiếp tuyển dụng lao động theo yêu cầu. Ban hành các chính sách thúc đẩy phát triển việc làm trong các ngành kinh tế mũi nhọn sản xuất hướng vào xuất khẩu (dệt may, giầy da, thủ công mỹ nghệ, chế biến hải sản, chế biến lương thực và thực phẩm...) và phát triển việc làm trong các ngành công nghệ cao (công nghệ thông tin- viễn thông , công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, chế tạo máy, điện tử...), trong đó chú trọng các nội dung sau: tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp (kể cẩ các doanh nghiệp nước ngoài) huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm, hỗ trợ xúc tiến thương mại, ưu đãi thuế đất, tạo nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước , tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm,đào tạo nhân lực lành nghề và lành nghề cao; tăng cường liên doanh , liên kết và hợp tác quốc tế....; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có chính sách thu hút lao động chuyên môn kỹ thuật đến làm việc tại các vùng, địa phương đang thiếu nghiêm trọng lao động lành nghề và lành nghề cao – Miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hoàn thiện các chính sách phát triển dịch vụ việc làm. Bổ xung các chức năng của các trung tâm giới thiệu việc làm phù hợp với thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá như thu nhập thông tin và phân tích thị trường lao động, theo dõi thất nghiệp và hỗ trợ người thất nghiệp, cung cấp thông tin cho người lao động về việc làm ngoài nước, đào tạo nghề cho theo hợp đồng cho lao động xuất khẩu, giới thiệu việc làm cho người lao động đi xuất khẩu lao động trở về... Ngoài ra cần hoàn thiện các quy định về phí dịch vụ, phí đào tạo nghề, vi tính hoá và mạng hoá các hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm,đào tạo cán bộ cho các trung tâm này. Ban hành các chính sách về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ đối với lao động làm việc trong khu vực công nghệ cao. Tăng cường tính thực thi và hiệu lực của các quy định pháp luật về: đảm bảo tiền lương thực tế không ngừng tăng lên, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, điều kiện lao động, vai trò của Công đoàn trong bảo vệ người lao động và giải quyết tranh chấp lao động, quyền đình công của người lao động, tự do hiệp hội, không phân biệt đối xử trong lao động... Hoàn thiện các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp đưa người đi xuất khẩu lao động đảm bảo cho các doanh nghiệp thu thập được các thông tin về số lương, chất lượng và cơ cấu người lao động các nước yêu cầu, tiền công, tình hình tài chính doanh nghiệp cần tuyển lao động; phong tục tập quán, luật pháp, các yếu tố phát sinh rủi ro.... của thị trường lao động các nước. Ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết kịp thời vấn đềlao động dôi dư, biến động lao động trong các doanh nghiệp (kể cả trong các doanh nghiệp FDI), với trọng tâm là trợ cấp thất nghiệp, đào tạo nghề, tái hoá nhập người lao động vào thị trường lao động. Trước mặt bảo hiểm thất nghiệp mang tính pháp lệnh cần hướng vào đối tượng người lao động làm việc trong các doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên (thuộc các lĩnh vực và hình thức sở hữu), các cơ quan, sự nghiệp, các doanh nghiệp FDI, và văn phòng nước ngoài. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các nội dung liên quan đến các tiêu chuẩn về chất lượng (tiêu chuẩn ISO), về môi trường làm viêc, phù hợp với các điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta. Ban hành Luật Bảo Hiểm Xã Hội phù hợp với xu thế Bảo Hiểm xã hội của các nước trong khu vực và các nước trên thế giới có nền kinh tế thị trường.Coi trọng cả hai hình thức Bảo Hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc mở rộng thêm đối tượng là lao động làm việc trong các doanh nghiệp có dưới 10 lao đông. Bảo hiểm xã hội tự nguyện tập trung và Bảo hiểm hưu trí, Bảo hiểm y tế và chú trọng lao động trong các khu vực: nông nghiệp, phi chính thức, lao động tự do làm công ăn lương. 3.2. Chính sách giải quyết các vấn đề xã hội của lao động Phát triển hệ thống Bảo hiểm việc làm cho người lao động trong hệ thống lưới an sinh xã hội quốc gia. Coi bảo đảm việc làm là cơ sở cho sự an toàn cuộc sống của mọi thành viên trong cộng đồng. Thiết lập những cơ chế chống rủi ro về việc làm để giải quyết lao động dôi dưtrong tiến trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Hỗ trợ người nghèo: Nhiệm vụ đặt ra là ngăn chặn và giảm thiểu mức độ thiết hại do các rủi ro và sự cố bất thường mang lại, giúp vượt qua tình trạng đói nghèo một cách vững chắc. Các giải pháp chính bao gồm: phát triển hệ thống cảnh báo và giám sát đói nghèo; hoàn thiện các hệ thống cứu trợ; xây dựng quỹ phòng chống rủi ro và ưu tiên cung cấp các dịch vụ công cộng, trước hết là các dịch vụ cơ bản. Đối với hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo nhằm vào các vấn đề cơ bản: tín dụng đất đai, tư liệu sản xuất, tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm, miễn giảm các khoản đóng góp xã hội, hỗ trợ vật chất cho đời sống các hộ đặc biệt khó khăn. Đối với xã nghèo, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm xã, thuỷ lợi, nước sạnh, trung tâm văn hoá xã), hỗ trợ chuyển giao công nghệ phát triển hàng hoá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nhận lực cho xã, ưu đãi các dự án FDI, ODA đầu tư vào các vùng chậm phát triển.Ban hành chính sách đảm bảo sự di chuyển lao động thông thoáng trên thị trường lao động không có các cản trợ chia cắt thị trường lao động và kiểm soát được các dòng di cư ồ ạt vào các thành phố lớn. Để giảm thiểu tình trạng di cư ồ ạt vào các Thành phố lớn cần thực hiện các giải pháp: - Phát triển các đô thị vệ tinh tại các Thành phố lớn; các đô thị vừa và nhỏ tại các vùng nông thôn và dọc theo đường Hồ Chí Minh để khai thác các nguồn tài nguồn và mở rộng hoạt động gia công chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và tạo việc làm. - Tăng cường sở hữu đất đai của các hộ như kéo dài thời gian sử dụng đất của các hộ, vì với thời gian quy định như hiện nay vẫn gây cản trở đến thực hiện các quyền mua bán, thế chấp...ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế trang trại và các nghề phi nông nghiệp. - Phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ sản xuất hướng vào xuất khẩu thuộc các ngành: may mặc, da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm...tại các vùng nông thôn. - Mở rộng quy mô hoạt động của hệ thống tín dụng nông thôn, hoạt động theo cơ chế thị trường, tạo cho nông dân tiếp cận được với các nguồn tín dụng phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm. Phát triển hệ thống tín dụng đối với lao động xuất khẩu, tạo điều kiện cho người lao động nghèo, lao động nông thôn có điều kiện về chuyên môn kỹ thuật để có thể đi lao động ở nước ngoài. Kết luận Những đánh giá và phân tích đã nêu cho phép rút ra 3 nhận xét quan trọng: Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa có tính chất hai mặt, vừa tạo ra cơ hội vừa đặt ra những thách thức đối với các nước đang phát triển. Những cơ hội mà toàn cầu hoá tạo ra cho các nước đang phát triển là khách quan và rất tiềm năng. Song, đó mới chỉ là khả năng. Khả năng này có biến thành hiện thực hay không, hoặc được hiện thức hoá tới mức nào, điều đó còn tùy thuộc vào nhân tố chủ quan về năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của mỗi quốc gia cụ thể. Những thách thức mà toàn cầu hoá đặt ra cho phát triển hay khoanh tay chấp nhận tụt hậu. điều đó tuỳ thuộc vào nghị lực phấn đấu cua mỗi quốc gia. Thứ hai, lao động Việt Nam có trở thành nguồn lực quyết định sự thành công trong tham gia hội nhập quốc tế hay trở thành rào cản trong tiến trình “đuổi kịp” các nước tiên tiến, điều này tùy thuộc ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam, của từng doanh nghiệp và của từng con người Việt nam.Nếu có chính sách hợp lý, môi trường thông thoáng, doanh nghiệp tìm tòi đổi mới công nghệ và huy được mọi nguồn lực để tăng sức cạnh tranh, con người Việt Nam ngày một phát huy khả năng sáng tạo, bản chất hiếu học, tiếp thu những tinh hoa lao động trên thế giới nhất định chúng ta sẽ thành công. Còn không, chúng ta sẽ ngày một tụt hậu xa hơn với việc chứng kiến các chỉ số đói nghèo cao, thất nghiệp lớn, năng suất lao động và thu nhập từ lao động thấp, hậu quả là “nền kinh tế bị gạt ra bên lề” của quá trình toàn cầu hoá. Thứ ba, cái giá mà mỗi nước, mỗi doanh nghiệp và người lao động phải trả tuỳ thuộc vào việc xác định mục tiêu, lộ trình, bước đi của từng cấp độ. Nếu tỉnh táo, chủ động hội nhập và đối phó có hiệu quả với những thách thức thì nhất định cái giá phải trả cho việc tham gia toàn cầu hoá sẽ “cực tiểu”, sẽ thu được vô vàn cái lợi. Tất nhiên, ích lợi của toàn cầu hoá không phân phối đều cho mọi người, Nhà nước cần xây dựng những chính sách trợ giúp những đối tượng chính sách, những người chịu ảnh hưởng của chiến tranh và những người yếu thế trong xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 4 tr.474. 2.TS. Đỗ Minh Cương, PGS.TS. Nguyễn Thị Doan, Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học, NXB Chính trị quốc gia, 2002. 3.Đỗ Văn Dạo, Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Tạp chí Lao động và xã hội, số 329-2008, tr.11. 4.Lê Thị Hồng Điệp, Các tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8-2008, tr 79. 5.GS.TS ĐỖ ĐỨC BÌNH,PGS.TS NGUYỄN THƯỜNG LẠNG,KINH TẾ QUỐC TẾ,NXB ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN. 6.TS. Phùng Ngọc Nhạ, Đầu tư Quốc tế, NXB Đại Học quốc gia Hà Nội 7.GS.TS. Dương Phú Hiệp, NXB Chính trị quốc gia, Toàn cầu hoá kinh tế. 8.Nguyễn Thị Thúy Hồng,Kinh Tế Các Nước ASEAN,NXB Gdục 9.Tổng cục thống kê, khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 10.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN, 2006, tr 95. 11. www.laodong.com.vn 12. 13. 14. 15.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25919.doc
Tài liệu liên quan