Đề tài Tổng quan về công ty cổ phần sông đà 10

Công ty cổ phần Sông Đà 10, hiện nay vẫn là một trong những doanh nghiệp có những đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Từ khi thành lập đến nay, Công ty không ngừng đổi mới phương pháp quản lý, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, Công ty đã thành lập được 6 xí nghiệp thành viên với 98 dây chuyền công nghệ đặt trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Gia Lai, Đà Nẵng, Tuyên Quang Công ty có một mô hình bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh

doc82 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về công ty cổ phần sông đà 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ cho thuê TSCĐ TSCĐ cho thuê tài chính ,về thực chất là một khoản vốn bằng hiện vật cho bên ngoài thuê,TSCĐ vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê.Do đó bên thuê phải theo dõi TSCĐ,đã cho thuê tài chính cả về giá trị và hiện vật và hạch toán giá trị TSCĐ cho thuê như một khoản đầu tư tài chính. Dựa vào hợp cho thuê TSCĐ và biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán cần phải tính những chỉ tiêu cần thiết để ghi sổ kế toán . + Phản ánh giá trị TSCĐ đầu tư cho thuê tài chính, ghi: Nợ TK 228: Giá trị thực tế của TSCĐ đi thuê. Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn (nếu có). Có TK 211: Nguyên giá . Có TK 241: Chuyển giá trị TS cho thuê. + Tiền thu được do cho thuê TSCĐ(căn cứ hợp đồng kinh tế ghi sổ số tiền thu được) được tính là khoản thu nhập đầu tư tài chính . Nợ TK 111,112 : Số tiền đã thu được . Nợ TK 131 : Số còn nợ. Có TK 711 : Thu nhập cho thuê tài chính. Có Tk 333(3331): VAT đầu ra phải nộp. Đồng thời định kỳ phản ánh giá trị TSCĐ đầu tư cho thuê cần phải thu hồi ,trong quá trình đầu tư,coi đây là một khoản chi phí đầu tư,ghi: Nợ TK 811: Chi phí hoạt động tài chính . Có TK 228 : Đầu tư dài hạn khác . + Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán TSCĐ cho bên đi thuê ,khi kết thúc thời hạn hợp đồng cho thuê : Phản ánh giá trị TSCĐ đầu tư cho thuê chưa thu hồi ,ghi: Nợ TK 811 : Chi phí hoạt động tài chính . Có TK 228 : Chi tiết đầu tư cho TSCĐ tài chính . Phản ánh tổng số tiền thu được khi thực hiện việc chuyển quyển sở hữu , kế toán ,ghi : Nợ TK 111, 112,131: Tổng số nợ thu về . Có TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính . Nếu nhận lại TSCĐ sau khi kết thúc thời hạn cho thuê, theo hợp đồng, căn cứ vào “Biên bản giao nhận TSCĐ” để xác nhận các chỉ tiêu ghi phục hồi TSCĐ của doanh nghiệp: Nợ TK 211 : Giá trị còn lại . Có TK 228 : Giá trị phần đầu tư chưa thu hồi . c,Kế toán thuê và cho thuê hoạt động . TSCĐ thuê hoạt động là những TSCĐ chi đi thuê (hoặc cho thuê) thời hạn ngắn (dưới một năm) ,TSCĐ đi thuê hoạt động vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, doanh nghiệp đi thuê không phải tính trích khấu hao,chỉ phải trả cho bên có TSCĐ cho thuê một khoản tiền cho thuê hoạt động ,theo thoả thuận của hai bên,chi phí đi thuê hoạt động đựơc tính vào đối tượng sử dụng TSCĐ. *)Tại đơn vị đi thuê ,kế toán ghi : -Khi nhận tài sản đi thuê,KT ghi vào TK ngoài bảng. Nợ TK 001: Nguyên giá. -Khi trả lại TS,KT ghi . Có TK 001: Nguyên giá. Căn cứ vào HĐ cho thuê và các chi phí liên quanm ,kế toán ghi : Nợ TK 627,641,642: Tiền thuê phải trả và các chi phí liên quan. Nợ TK 133: VAT đầu vào được khấu trừ . Có TK 111,112…: Chi phí khác . - Trả tiền thuê cho đơn vị cho thuê : Nợ TK 331,338: Số tiền thuê đã trả. Có TK 111,112. Nếu chi phí này quá lớn , làm ảnh hưởng đến chi phí hoặc giá thành sản xuất, thì kế toán có thể ghi vào bên Nợ TK 142 “Chi phí trả trước”. Đối với đơn vị cho thuê TSCĐ ,khi nhận được số tiền cho thuê TSCĐ kế toán ghi vào thu nhập bất thường : Nợ TK 138,111,112 : Tổng số thu . Có TK 711 : Số thu về cho thuê. Có TK 333(3331): VAT đầu ra phải nộp. Hàng tháng bên cho thuê phải trích khấu haoTSCĐ cho thuê hoạt động và tính vào chi phí bất thường ,cùng với các chi phí cho thuê khác ,tạo thành chi phí cho TSCĐ: Nợ TK 811 : Tập hợp chi phí cho thuê. Nợ TK 133: VAT đầu ra phải nộp. Có TK 214 :Trích khấu hao TSCĐ. Có TK 111,112 : Chi phí khác có liên quan. d,Kế toán TSCĐ vô hình . Để phản ánh và giám sát tình hình vận động và số hiện có của TSCĐ vô hình, kế toán sử dụng TK 213 - “TSCĐ vô hình”. Kết cấu TK 213: Bên nợ :Phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kỳ . Bên có :Phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kỳ. DCK: Phản ánh nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có. Tài khoản này có các TK cấp hai như sau : - TK 2131 - Quyền sử dụng đất . - TK 2132- Chi phí thành lập chuẩn bị sản xuất kinh doanh . - TK 2133 - Bằng phát minh sáng chế *) Trình tự hạch toán TSCĐ vô hình. Khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp hoặc chuẩn bị SXKD doanh nghiệp phải chi ra một số tiền dùng để làm các thủ tục thành lập hoặc những chi phí thăm dò, quảng cáo ...những chi phí này tạo nên giá trị của TSCĐ vô hình. Khi phát sinh các chi phí đó kế toán căn cứ vào các chứng từ cụ thể ghi: Nợ TK 241(2412):Tập hợp chi phí thực tế. Nợ TK133(1332): VAT được khấu trừ . Có TK liên quan 111,112,152... Khi quá trình đầu tư hoàn thành,kế toán tính toán chính xác tổng số chi phí hình thành nên giá trị TSCĐ vô hình kế toán ghi: Nợ TK 213. Có TK 241. Đến cuối kỳ hạch toán dựa vào các chứng từ gốc kế toán và sổ nhật ký chung và vào sổ cái. Sổ nhật ký chung Năm... NT Ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tk Số phát sinh Số n.tháng Nợ có Sổ cái Năm :…………….. Tên tài khoản : ……………… Số hiệu :…………….. N.tháng Ghi sổ Chứng từ Trang Sổ nkc Số hiệu Tk đối ứng Số phát sinh Số Tháng Nợ Có (Sơ đồ 3) Sơ đồ tổng quát hạch toán tăng giảm TSCĐ vô hình (1) (3) TK 213 811 111,112,131 214 (1) (3) 111,112,331 241 (2a) (2b) TK 213 821 111,112,131 214 (1) (3) Giải thích : (1),Tăng TSCĐ vô hình (2),Giảm TSCĐ vô hình do nhượng bán và thanh lý (2a) Tập hợp chi phí (2b) Kết chuyển TSCĐ vô hình *) Phương pháp khấu hao đường thẳng Mức Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao TSCĐ khấu hao = TSCĐ 12 tháng (4 quí) Ngoài tính khấu hao theo thời gian, nước ta còn có một số doanh nghiệp tính khấu hao theo sản lượng.Cách tính này cố định mức khấu hao,trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh,khắc phục được hao mòn vô hình ,đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca ,tăng kíp ,tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm. Mức khấu Sản lượng Mức khấu hao bình hao TSCĐ phải = hoàn thành x quân trên một trích trong tháng trong tháng đơn vị sản lượng Mức khấu hao bình Tổng số khấu hao phải trích trong thời gian sử dụng quân trên một = đơn vị sản lượng Sản lượng tính theo công suất thiết kế Để phản ánh tình hình tăng giảm và số liệu hiện có của giá trị hao mòn TSCĐ,kế toán sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ” .TK này gồm 3 TK cấp hai: + TK 2141 -Hao mòn TSCĐ hữu hình . + TK 2142 - Hao mòn TSCĐ đi thuê . + TK 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình . Kết cấu của TK 214: Bên nợ : Giá trị hao mòn giảm ,khi TSCĐ giảm . Bên có : Giá trị hao mòn do trích khấu hao . Giá trị hao mòn tăng do tăng TSCĐ cũ DCK: Giá trị hao mòn hiện có . *) Trình tự hạch toán khấu hao TSCĐ - Hàng tháng (quí ) khi tính trích khấu hao TSCĐ phân bổ vào các đối tượng sử dụng,kế toán căn cứ vào bảng tính giá trị hao mòn để ghi: Nợ TK 6247 : Khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng. Nợ TK 6424 : Khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp. Nợ TK 6414 : Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng Có TK 214 : Tổng số khấu hao phải trích. đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 009 Trường hợp phải nộp số khấu hao cho đơn vị cấp trên hoặc điều chuyển cho đơn vị khác, kế toán ghi : Nợ TK 411:Nếu được trả lại . Nợ TK 1368:Nếu không được trả lại. Có Tk 336 ;Số phải nộp cấp trên. Đồng thời ghi giảm nguồn vốn khấu hao Có TK 009 - Cho đơn vị khác vay vốn khấu hao: Nợ TK 128(228): Có TK 111,112 : Ghi giảm nguồn vốn khấu hao ghi Có TK 009 - TSCĐ đánh giá lại theo quyết định của nhà nước + Trường hợp đánh giá lại tăng nguyên giá của TSCĐ Nợ TK 211 . Có TK 214 : Giá trị hao mòn TSCĐ tăng thêm Có TK 412 : Phần giá trị còn lại tăng thêm Nếu có điều chỉnh giá trị hao mòn . Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn. Nợ TK 412 . Có TK 214 . Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn. Nợ TK 214 . Có TK 412 . + Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ, ghi : Nợ TK 412 : Phần giá trị giảm . Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ giảm. Có TK 211 : Nguyên giá . (Sơ đồ số 4) Sơ đồ tổng quát hạch toán khấu hao TSCĐ TK 214 211 , 313 142,335 Giá trị hao mòn giảm Giá trị hao mòn tăng 222,228,411 627,641,642 211 3) Hạch toán sửa chữa TSCĐ Căn cứ vào cấp độ sửa chữa được chia thành 2 loại : Sữa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn phục hồi . - Sửa chữa thường xuyên là công việc là công việc sửa chữa ngoài kế hoạch ,qui mô sửa chữa không lớn chủ yếu do tự làm .Vì vậy chi phí sửa chữa thực tế kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh . Nợ TK liên quan (627,641,642…). Có các TK (111,112,152,331). - Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa thực tế nhằm khôi phục năng lực của TSCĐ. Công việc sửa chữa thường kéo dài ,chi phí sửa chữa thường lớn , việc sửa chữa thường có thể thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất ,có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài : + Theo phương thức tự làm : Tập hợp chi phí sửa chữa theo từng công trình Nợ TK 2413. Co TK 111,112,152 .. + Theo phương thức giao thầu (thuê ngoài) ,kế toán phản ánh số tiền phải trả ,theo thoả thuận được ghi trong hợp đồng : Nợ TK 2413 : Chi phí sản xuất thực tế . Nợ TK 133 ; VAT được khấu trừ. Có TK 331 : Tổng số tiền phải theo hợp đồng. + Khi công trình sửa chữa hoàn thành ,kế toán tính toán giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa lớn để quyết toán số chi phí này theo từng trường hợp. Nợ TK 627,642,441 : Chi tiết . Có Tk 241 : Chi phí sửa chữa . (Sơ đồ 5) Hạch toán các nghiệp vụ sửa chữa TK 241 TK 331 TK 627 , 641, 642 Giá trị Công tác Sửa chữa TSCĐ Hoàn thành Tiền thuê Sửa chữa Chi phí tự sửa chữa TSCĐ TK 142, 335 TK 152 , 153 TK 111, 112 Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ luôn luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật .Trong quá trình sử dụng ,khi một bộ phận TSCĐ hao mòn ,thì có một bộ phận khác được bổ sung đưa vào hoạt động .Vì vậy hạch toán TSCĐ ,cần nghiên cứu các nguồn bổ xung TSCĐ và nguyên nhân loại bỏ các TSCĐ ,nghiên cứu và theo dõi khấu hao TSCĐ, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu qủa sử dụngTSCĐ và hạ thấp chi phí sản xuất,tăng sản phẩm cho xã hội.Hạch toán càng đầy đủ ,chính xác thì quản lý TSCĐ càng chặt chẽ ,hiệu quả sử dụng càng cao,tuy nhiên nếu chỉ hạch toán thôi chưa đủ , mà phải tăng cường quản lý TSCĐ,thì số liệu kế toán phải được đưa vào phân tích qua các chỉ tiêu cơ bản để có được thông tin cần thiết. 4) Kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. *) Hiệu quả sử dụng TSCĐ. TSCĐ có vai trò rất quan trọng ,trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , là tiền đề vật chất và phương tiện để tiến hành sản xuất kinh doanh trong các doanh nghi . Nó quyết định đến năng suất ,chất lượng giá thành sản phẩm cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường về sản phẩm doanh nghiệp . Do vậy , ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn cố dịnh ,có ảnh hưởng lớn khối lượng sản phẩm sản xuất ,lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Tính hiệu quả trong việc sử dụng TSCĐ,được biểu hiện ở khả năng phát huyvà duy trì công suất và hoạt động của TSCĐ .Công suất hoạt động của TSCĐ càng cao ,thì tạo ra nhiều sản phẩm và sẽ hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên bất cứ một quyết định đầu tư, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nào,tính đến hiệu quả cuối cùng đều phải dựa trên khả năng sinh lợi .TSCĐ cũng vậy, khả năng sinh lợi của TSCĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao. *) Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiêp bằng cách tính toán,đối chiếu ,so sánh các chỉ tiêu qua các thời kỳ (thường tính theo năm) ta sẽ thấy được hiệu quả sử dụng của đơn vị. a, Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ. Doanh thu năm I = Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân năm Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng vốn TSCĐ được đầu tư thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. b)Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ (R). Lợi nhuận trong năm R = Nguyên giá của TSCĐ sử dụng bình quân trong năm Chỉ tiêu này cho ta biết, bỏ ra một đồng TSCĐ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. c, Trình tự phân tích. Căn cứ vào số liệu về doanh thu, lợi nhuận , giá trị TSCĐ bình quân sử dụng trong các năm cần so sánh, tính ra các chỉ tiêu (I,R) . Trong đó giá trị TSCĐ sử dụng bình quân năm được tính: Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Giá trị TSCĐ đầu năm + cuối năm sử dụng bình = quân năm 2 Căn cứ vào chỉ tiêu (I , R) so sánh giữa các năm để đưa ra đánh giá, về hiệu quả sử dụng vốn cố định của đơn vị. d) Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ . Mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, phải đảm bảo duy trì và phát huy năng lực hoạt động của máy móc ,thiết bị của doanh nghiệp ,đồng thời không ngừng tăng cường đổi TSCĐ trên cơ sở lợi nhuận thu được ,trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp : - Phải xác định một cơ cấu hợp lý TSCĐ của doanh nghiệp ,nhằm dung hoà về các nhu cầu về TSCĐ như : TSCĐ cho sản xuất ,dùng cho quản lý, cho nhu cầu phúc lợi… - Có kế hoạch dài hạn trong việc thu hồi vốn và tích luỹ vốn nhằm đầu tư mới,để thay thế TSCĐ ,có hiệu qủa sử dụng thấp trên cơ sở nhu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Sửa chữa thường xuyên và có TSCĐ để duy trì năng lực hoạt động của chúng ,phải có những qui định chặt chẽ trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ Trên đây là toàn bộ những vấn đề lý luận của việc tổ chức hạch toán TSCĐ,trong doanh nghiệp .Tổ chức tốt hạch toán TSCĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cho các doanh nghiệp được tốt hơn. II) Đặc điểm TSCĐ Và kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần Sông Đà 10 Đặc điểm TSCĐ tạicông ty cổ phần Sông Đà 10 Công ty cổ phần Sông Đà 10,là doanh nghiệp thuộc nghành xây dựng ,trị giá đầu tư trang thiết bị của công ty tương đối lớn. Tính đến ngày 1/1/ 2006,tổng số nguyên giá TSCĐ của công ty là 8.466.476.655 (VND) bao gồm nhiều loại: Bảng phân loại TSCĐ Stt Tài sản Nguyên giá Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng (%) I Nhà cửa ,vật kiến trúc 2.010.088.287 24 II Máy móc thiết bị 608.959.317 7 III Phương tiện vận tải 1.604.990.720 19 IV Thiết bị văn phòng 4.242.438.331 50 Tổng cộng 8.466.476.655 100 Toàn bộ TSCĐ của công ty được quản lý tập trung .Để tiện cho việc hạch toán và quản lý ,người ta chia TSCĐ thao các theo các tiêu thức sau : + Theo địa điểm sử dụng TSCĐ gồm 2 bộ phận chính là; *) TSCĐ dùng cho khối văn phòng ,nguyên giá : 4.329.950.834 (đ). *) TSCĐ dùng cho các khối đơn vị,xí nghiệp,nguyên giá : 4.136.625.821 (đ). + Theo kết cấu TSCĐ gồm : *) Nhà cửa ,vật kiến trúc. *) Máy móc thiết bị :Máy khoan,máy siêu âm bê tông ,cân điện tử và các thiết bị khác, chủ yếu dùng cho xí nghiệp khảo sát và văn phòng cơ điện *) Phương tiện vận tải : Ô tô các loại. *) Thiết bị văn phòng chủ yếu là máy vi tính ,máy vẽ ,máy in các loại dùng cho sản xuất và quản lý . Đây sự phân chia có tính chất đặc thù của công ty. +) Theo nguồn hình thành TSCĐ của công ty được đầu tư và quản lý theo các nguồn sau: *) Nguồn vốn ngân sách cấp : 2.010.088.280 (đ) *) Nguồn vốn tự bổ sung : 2.975.204 595 (đ) *) Nguồn khác : 3.391.859. 852 (đ) +) Việc hạch toán TSCĐ ở công ty cổ phần Sông Đà 10,chỉ dừng ở các nghiệp vụ đơn giản như: Mua sắm ,nhượng bán, thanh lý ,còn các nghiệp vụ khác như góp vốn liên doanh ,cho thuê hoạt động ,cho thuê tài chính đều chưa có phát sinh ,nên chưa có được ví dụ cụ thể ,để minh hoạ cho phần lý luận ở trên. 2)Tổ chức kế toán TSCĐ tại Công Ty *) Tài khoản sử dụng : TK 211 - “TSCĐ hữu hình ” (Theo dõi chi tiết theo từng đối tượng trên TK cấp II gồm : TK 2112, 2113,2115 ). TK 214 - “ Hao mòn TSCĐ “ chi tiết trên TK 2141 . *) Sổ sách dùng để hạch toán Các sổ dùng để hạch toán chi tiết TSCĐ gồm: +) Sổ chi tiết TSCĐ theo dõi chi tiết theo từng loại TSCĐ,về tình hình biến động tăng giảm nguyên giá ,khấu hao, giá trị còn lại . +) Thẻ TSCĐ. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung để ghi sổ , nên sổ sách kế toán của công ty gồm các sổ sau : + Sổ nhật ký chung . + Sổ cái TK 211,214. + Sổ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ. Việc tổ chức hạch toán TSCĐ theo sơ đồ sau: (Sơ đồ số 7) Sơ đồ luân chuyển chứng từ và ghi sổ hạch toán TSCĐ Chứng từ gốc (Giấy đề nghị,HĐ,NT,biên bản giao nhậnTSCĐ, t.lý…) Sổ nhật ký đặc biệt Thẻ TSCĐ Sổ TSCĐ Nhật ký chung Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết tăng , giảm TSCĐ Báo cáo Ghi Chú: Ghi định kỳ Ghi hàng ngày Đối chiếu , kiểm tra a)Tổ chức hạch toán kế toán tăng TSCĐ tại công ty cổ phần Sông Đà 10 Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trang thiết bị , đưa kỹ thuất tiên tiến áp dụng cho sản xuất ,công ty không ngừng đầu tư mua sắm trang thiết bị mới đưa vào sử dụng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Công ty tiến hành huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn tự bổ sung , vay ngân hàng, vay đối tượng khác...Mọi trường hợp tăng TSCĐ công ty đều phải làm đầy đủ các chứng từ ban đầu để lập hồ sơ lưu trữ cho từng TSCĐ.Hồ sơ lưu trữ bao gồm hai loại: - Hồ sơ lưu trữ kỹ thuật là các Catalogue,hướng dẫn sử dụng và các biên bản kiểm nghiệm kỹ thuật ... Hồ sơ này được văn phòng tổng hợp và lưu trữ. - Hồ sơ kế toán gồm các chứng từ gốc để hạch toán tăng TSCĐ do phòng tài vụ lưu trữ bao gồm : • Giấy đề nghị của các bộ phận có yêu cầu do kế toán trưởng và giám đốc công ty ký duyệt. • Hoá đơn của bên bán, hoá đơn vận chuyển, bốc dỡ.. • Hợp đồng, biên bản giao nhận, biên bản kiểm nghiệm kỹ thuật... Căn cứ vào kế hoạch đầu tư (nếu có) và nhu cầu trang bị của các bộ phận đã được giám đốc công ty phê duyệt, văn phòng tổng hợp làm thủ tục ký hợp đồng mua TSCĐ với nhà cung cấp (giao ước tên hàng, chất lượng, giá cả, địa điểm, thời gian giao nhận…). Trong quá trình mua bán , giá mua và mọi chi phí phát sinh đều dược theo dõi tập hợp đầy đủ kèm theo hoá đơn chứng từ. Khi hợp đồng mua bán hoàn thành, thanh toán tiền, kế toán TSCĐ căn cứ vào chứng từ gốc, đồng thời làm thủ tục kế toán tăng TSCĐ (vào thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ) trước khi đưa vào sử dụng. Riêng đối với những TSCĐ có giá trị nhỏ, mua với số lượng ít, thì thanh toán giấy báo giá đã được phê duyệt và hoá đơn tài chính do cục thuế qui định. Thông thường TSCĐ của công ty đều được giao thẳng cho bộ phận sử dụng. Ví dụ : Ngày 17/05/2006 triển khai dự án “”Đầu tư chiều sâu nghiên cứu ứng dụng tin học nâng cao năng lực tư vấn , khảo sát, thiết kế ” bằng nguồn vốn vay ưu đãi ,công ty đã vay ngân hàng để mua máy toàn đạc điện tử TC 605-Leica trang bị cho xí nghiệp khảo sát trị giá : 149.866.800đ. Thuế GTGT đầu vào là 7493340 đ, ngân hàng đã báo nợ số tiền trên vào ngày 17/05/2006 . Căn cứ vào nghiệp vụ trên đây, do máy toàn đạc điện tử TC 605 dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nên nguyên giá TSCĐ trên được xác định là: 149.866.800 (đ) . Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ được khấu trừ là: 7493340 (đ). Trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, công ty lập biên bản giao nhận TSCĐ như sau : Hóa đơn Giá trị gia t ăng Mẫu số: 01 GTKT- 3LL Liên 2: ( Giao cho hàng) BG/ 99 – B Ngày 17 Tháng 5năm 2006 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH thiết bị phụ tùng TMT Địa chỉ : 235-Trường Chinh- Quốc lộ 1 A- Đà Nẵng Số tài khoản : 00700080010 Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Điên thoại : 048614257 Họ và tên người mua hàng: Vương Văn Khánh Đơn vị: Công ty cổ phần Sông Đà 10 Địa chỉ : Tầng 5- Tòa nhà Sông Đà - Xã Mỹ Đình- Huyện Từ Liêm- Hà Nội Số tài khoản : 431101003042 tại ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội Hình thức thanh toán : chuyển khoản Mã số thuế: 5900189357 STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số Lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy toàn đạc điện tử - Leica Bộ 01 149.866.800 149.866.800 Cộng tiền hàng : 149.866.800 Thuế suất 5% tiền thuế GTGT : 7493340 Tổng cộng số tiền thanh toán : 157360140 Số tiền bằng chữ: Mười lăm triệu ba trăm nghìn, chín trăm đồng chẵn./ Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký , ghi rõ họ tên ) (Ký , ghi rõ họ tên) (Ký , ghi rõ họ tên ) (Biểu số 8 ) Công ty cổ phần Sông Đà 10 Biên bản giao nhận TSCĐ Ngày 17háng 05 năm 2006 Số:02/BBGN - Căn cứ yêu cầu đầu tư chiều sâu của : Xí nghiệp khảo sát xây dựng. - Căn cứ quyết định số 226/TVXD ngày 1/4/1999 của giám đốc công ty về việc bàn giao TSCĐ. Ban giao nhận TSCĐ gồm có : A/ Đại diện bên giao : Ông : Lương Anh Dũng Chức vụ : P.Giám đốc công ty B/ Đại diện bên nhận : Ông : Võ Hồng Châu Chức vụ : P.Giám đốc C/ Địa điểm giao nhận TSCĐ : Tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau : thị trường Tên ký hiệu mã qui cách TSCĐ Số hiệu TSCĐ Nước SX Năm đưa vào SD Nguyên giá USD Tỷ lệ hao mòn % Tài liệu kỹ Thuật kèm theo 1 Máy toàn đạc điện tử - Leica Thuỵ sĩ 2006 149.866.800 16,7 Thủ trưởng đơn Vi kế toán trưởng người nhận người giao Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán TSCĐ mở thẻ TSCĐ và vào sổ TSCĐ như sau : (biểu số 9 và biểu số 10) (Biểu số 9) bộ xây dựng Công ty cổ phần Sông Đà 10 Thẻ tài sản cố định Số : 12 Ngày 17 tháng 05 năm 2006 Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ số 02/BBGN Ngày 17 tháng 05 năm2006 -Tên, ký hiệu mã, qui cách TSCĐ : Máy toàn đạc điện tử - Leica -Nước sản xuất : Thuỵ sĩ Năm sản xuất : - Bộ phận quản lý, sử dụng : công cổ phần Sông Đà 10 -Năm sử dụng 2006 -Công suất diện tích : - Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày …. tháng ….năm…. - Lý do đình chỉ………. Số hiệu chứng từ Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 02/bbgn 17/05/2006 Máy toàn đạc điện tử TC 605 - Leica 149.866.800 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số ……….ngày ………tháng ………năm………. Lý do giảm : ……………………………… Kế toán trưởng người lập Từ chứng từ gốc ta vào sổ Nhật Ký Chung và sổ cái: (Biểu số 10) sổ nhật ký chung Năm 2006 NT Nt Ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tk Số phát hành Số NG.TH Nợ Có Nợ có Tháng 05/2006 ………………. 29 26/BK 29/04 Mua máy toàn đạc điện tử TC-Thuỵ sĩ cho XNKS bằng nguồn vốn vay ưu đãi 2113 341 149.866.800 149.866.800 29 26BK 29/04 Thuế GTGT đầu vào của mua máy toàn đạc điện tử TC605 1332 341 14.986.680 14.986.680 ……………. Cộng phát sinh tháng 05/2006 4.239.928.778 4.239.928.778 Sổ cái Năm 2001 Tên tài khoản : Máy móc thiết bị Số hiệu : 2113 Nt gs Chứng từ Diễn giải Trang nkc Tk đư Số phát sinh Số N.tháng Nợ có Số dư đầu kỳ 406.717.317 26BK 29/4/99 Mua máy toàn đạc điện TC 605-Leica – Thuỵ sĩ Cho XNKS bằng nguồn vốn vay ưu đãi 5 341 149.866.800 Cộng phát sinh 149.866.800 Số dư cuối kỳ 608.959.317 a,Hạch toán giảm TSCĐ. TSCĐ của công ty giảm chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán .Đối với những TSCĐ giảm phải tập hợp đầy đủ chứng từ, hồ sơ TSCĐ để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ giảm TSCĐ gồm đơn xin thanh lý TSCĐ và biên bản thanh lý (nhượng bán) TSCĐ. Khi có TSCĐ nào cần thanh lý, đơn vị sử dụng TSCĐ chủ động làm tờ trình để xin thanh lý (nhượng bán)khi có quyết định thanh lý của giám đốc ,thành lập hội đồng thanh lý gồm: Đại diện văn phòng tổng hợp , phòng kế toán tài chính và đơn vị sử dụng tài sản. Hội đồng thanh lý chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý TSCĐ và lập biên bản thanh lý TSCĐ theo mẫu qui định. Biên bản thanh lý TSCĐ được lập thành 3 bản, một bản giao cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, một bản giao cho văn phòng tổng hợp để vào hồ sơ kỹ thuật, một bản giao cho đơn vị sử dụng. Sau khi làm đầy đủ mọi thủ tục thanh lý kế toán ghi huỷ thẻ TSCĐ, vào sổ TSCĐ. Sau đây là một trường hợp giảm TSCĐ : Trích một nghiệp vụ thanh lý máy Photocopy của văn phòng kết cấu 2. Chứng từ gồm đơn xin thanh lý TSCĐ: (Biểu số 11) cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập –Tự do –Hạnh phúc * ******************* Bộ xây dựng ĐƠN XIN THANH LÝ Số : 15/TVCD – KC2 V/v : Xin thanh lý máy Photocopy Hà nội ngày 17 tháng 05 năm 2006 Kính gửi : Ông giám đốc Công Ty cổ phần Sông Đà 10 Văn phòng đại diện xin thanh lý một máy Photocopy nhãn hiệu SHAP 2030 của Nhật được mua từ tháng 6/1997, nguyên giá : 15.915.000 (đ), đã khấu hao : 10.941.536 (đ)giá trị còn lại : 4.973.437(đ).Hiện máy đã bị hư hỏng nặng, đơn vị không có nhu cầu sử dụng. Đề nghị ông giám đốc công ty Công Ty Cổ phần Sông Đà 10 xét duyệt cho văn phòng đại diện được thanh lý chiếc máy Photocopy theo đúng thủ tục qui định. Rất mong sự quan tâm giúp đỡ. Văn phòng đại diện Giám đốc Nơi nhận : Như trên Nguyễn Văn Thành Lưu Sau khi có ý kién đồng ý cho thanh lý , tiến hành lập biên bản thanh lý TSCĐ như sau : (Biểu số 12) cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập –Tự do –Hạnh phúc Xí Nghiệp ******************** Sông Đà 10.1 biên bản thanh lý TSCĐ Số : 01 Căn cứ công văn số 15/TVXD – KC2 ngày 17/05/2006 của văn phòng kết cấu 2 đã được giám đốc công ty tư vấn XDDD Việt nam phê duyệt. Hôm nay ngày 17 tháng 5 năm 2006, Hội đồng thanh lý tài sản gồm có : Ông Lương Anh Dũng - Phó giám đốc công ty Bà Lê Thị Thu - Kế toán tổng hợp Ông Lê Quang Long - Văn phòng tổng hợp Bà Nguyễn Thị Chi - Kế toán văn phòng KC2 Đã cùng nhau tiến hành thanh lý TSCĐ -Tên,ký mã hiệu, quy cách , cấp hàng TSCĐ : Máy photocopy SHAP 2030 -Số hiệu : 304957 - Nước sản xuất : Nhật Bản - Năm sản xuất : - Năm đưa vào sử dụng : tháng 6 /1997. - Nguyên giá TSCĐ : 15.915.000 (đ). - Giá trị hao mòn : đã trích đến thời điểm thanh lý :10.941.563 (đ). - Giá trị còn lại của TSCĐ : 4.973.437 (đ). Tình trạng thực tế : máy đã hỏng, không sử dụng được. Xác định bán thu hồi phế liệu tối thiểu:1.000.000đ. Biên bản lập xong hồi 14h cùng ngày. Phòng kế toán giám đốc công ty (đã ký) (đã ký) văn phòng tổng hợp văn phòng kc2 (đã ký) (đã ký) - Sau khi làm đầy đủ mọi thủ tục thanh lý, căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ có liên quan kế toán ghi giảm TSCĐ Nợ TK 214 :10.914.563(VND) Nợ TK 812 :4.973.437(VND) Có TK 2115 : 15.915.000 (VND) - Căn cứ vào phiếu chi số 243 về số tiền chi phí thanh lý TSCĐ kế toán ghi : Nợ TK 812: 100.000(VND) Có TK 111 :100.000(VND) - Ngày 15/03/00 giám đốc phê duyệt giấy đề nghị mua máy Photocopy thanh lý của ông Nguyễn Văn An với giá 1.000.000 đ. Căn cứ vào phiếu thu 126 về số tiền thu do nhượng bán TSCĐ kế toán ghi : Nợ TK 111:100.000(VND) Có TK 711 :100.000(VND) Sau khi thanh lý kết thúc, kế toán ghi huỷ thẻ TSCĐ (Biểu số 13) thẻ TSCĐ Số : 57 Ngày lập thẻ: 17 tháng 5 năm 2006 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 217 ngày 17 tháng05 năm 2006 Tên, ký mã hiệu, qui cách TSCĐ: Máy Photocopy SHAP 2030 Số hiệu : 304957 Bộ phận quản lý sử dụng : Văn phòng kết cấu 2 Năm đưa vào sử dụng :2003 Công suất (diện tích )thiết kế : Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày… tháng…năm 200… Lý do đình chỉ : Số hiệu Chứng Từ Nguyên giá Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng Năm Diễn giải Nguyên Giá Năm Giá trị Hao mòn Cộng dồn 15 NH 17/05/2006 Máy Photocopy SHAP 2030 15.915.000 2003 2004 2005 2006 1.989.375 3.978.750 3.978.750 994.688 1.989.357 5.968.125 9.946.875 10.941.563 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số : 01/BBTL ngày 12 tháng 03 năm 2006 Lý do giảm : máy bị hỏng nặng Căn cứ vào thẻ TSCĐ, cuối tháng kế toán vào sổ TS (Biểu số 14) Công ty cổ phần Sông Đà 10 Sổ tài sản cố định Loại tài sản : Thiết bị văn phòng TT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên,đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm đưa vào SD Nguyên giá TSCĐ Khấu hao KH đã Tính đến khi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm TSCĐ Số hiệu Ngày Tháng Tỷ Lệ KH % Mức khấu hao Số Hiệu Ngày Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 13 12/5/03 Máy photocopy SHAP 2030 Nhật 5/2003 15.915.000 25 10.941.563 02 17/05/06 …… Cộng 4..242.438.321 2.312.915.448 Người ghi sổ kế toán trưởng Cuối tháng,căn cứ vào các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ từ các bảng kê phân loại… Kế toán tổng hợp ghi vào nhật ký chung và sổ cái. (Biểu số 15) sổ nhật ký chung Năm 2006 Nt Ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tk Số phát sinh Số n.tháng Nợ có Nợ Có Tháng 05/2006 ………………. 17 03BK 17/05 Thanh lý máy photocopy SHAP 214 10.941.563 2030 của VPKC2 811 4.973.437 2115 15.915.000 17 243 17/05 Chi phí thanh lý TSCĐ 811 111 100.000 100.000 ………………… 17 126PT 17/.05 Thu tiền bán máy photo đã T/lý 111 711 1.000.000 1.000.000 ………………… Cộng phát sinh tháng 05/2006 8.777.588.014 8.777.588.014 Sổ cái Năm 2006 Tên tài khoản : Thiết bị văn phòng Số hiệu : 2115 Ntháng Ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang Số nkc Shtk đƯ Số phát sinh Số N.tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 2.656..222.077 Phát sinh trong kỳ ……. 03BK 17/05/06 T/lý máy photocopy SHAP 2030-VPKC2 5 15.915.000 ……….. Cộng phát sinh Số dư cuối kỳ 2.640.207.077 a, Hạch toán khấu hao TSCĐ Công Ty cổ phần Sông Đà 10 Mức trích khấu hao trong năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao TSCĐ mà đang áp dụng để tính và trích khấu hao là: - Máy móc thiết bị ( 6 năm ) 16,7% / năm -Phương tiện vận tải ( 10 năm ) 10% / năm -Thiết bị văn phòng ( 4 năm ) 25% / năm Việc tính và trích khấu hao TSCĐ ở Công Ty cổ phần Sông Đà 10 được thực hiện theo quí và tính cho từng TSCĐ . Đối với TSCĐ thuộc khối văn phòng , xí nghiệp chi phí khấu hao được hạch toán vào TK 627. Còn những TSCĐ thuộc các phòng ban chức năng và TT khoa học công nghệ thông tin chi phí khấu hao đưa vào TK 642 . Cuối quí, kế toán TSCĐ lập bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ (biểu số 18) Căn cứ vào bảng phân bố khấu hao TSCĐ , kế toán tổng hợp lập bảng kê phân loại để vào nhật ký chung và vào sổ cái. Nợ TK 627(6274) : 76.789.870(đ) Nợ TK 642( 6424) :68.295.069(đ) Có TK 214 :145.084.938(đ) Cuối năm, theo yêu cầu của cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, công ty lập bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ ( biểu số 18 ) Công Ty cổ phần Sông Đà 10 Bảng phân bố khấu hao tài sản cố định Quý 2 năm 2006 thị trường Chỉ tiêu Toàn công ty TK 627 TK 642 Nguyên giá Số khấu hao I Số KH TSCĐ tăng trong quý 3.559.257.674 145.084.938 76.789.870 68.295.069 1 Văn phòng quản lý kỹ thuật 81.454.245 5.090.901 5.090.901 2 Văn phòng thi công an toàn 197.482.245 12.342.640 12.342.460 3 Văn phòng tổ chức hành chính 191.049.000 11.940.943 11.940.563 4 Văn phòng đảng đoàn 110.772.948 6.923.309 6.923.309 5 Văn phòng kế toán tài chính 68.463.000 4.278.938 4.278.938 6 Văn phòng kinh tế 58.872.250 3.679.516 3.679.516 7 Văn phòng kế hoạch 121.519.500 7.594.969 7.594.969 8 Văn phòng quản lý cơ giới 60.417.735 3.776.108 3.776.108 9 Văn phòng cơ điện 40.216.485 2.513.530 2.513.530 10 Văn phòng-nước môi trường 40.216.485 2.513.530 2.513.530 11 Văn phòng kinh tế dự án 47.398.985 3.587.437 3.587.437 12 Văn phòng phát triển đô công trình 38.466.000 2.404.125 2.404.125 13 Xí nghiệp khảo sát 277.972.977 10.144.304 10.144.304 14 Khối văn phòng chức năng 2.214.955.954 68.295.069 68.295.069 II Số KH TSCĐ giảm trong quí 0 0 0 III Số KH phải trích quí này 145.084.938 76.789.870 68.295.068 Trong đó Máy móc thiết bị 3.760.597 3.760.597 Phương tiện vận tải 35.155.340 2.800.000 32.355.340 Thiết bị văn phòng 106.169.001 70.229273 35.939.728 Kế toán trưởng Ngưòi lập Sổ Chi tiết TK 2112: Máy móc thiết bị Tháng 5 năm 2006 Số CT Ngày CT Ngày Ghi Sổ Diễn Giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có Số Dư 5/257 16/05/06 16/05/06 Tăng bộ toàn đạc diện tử TC605 leica 341 149.866.800 419.849.410 5/256 31/05/06 31/05/06 Máy thủy chuẩn tự động thụy sĩ 241 11.288.000 431.137.410 5/260 31/05/06 31/05/06 Máy Trộn 1368 52.375.200 483.512.610 5/262 31/05/06 31/05/06 Giảm máy Phôtôcopy 214 15.915.000 467.597.610 Tổng số PS Tổng số PS lũy kế 213.530.000 532.597.610 15.915.000 65.000.000 Dư cuối kỳ 467.597.610 Số dư Đầu Kỳ: 69.982.610 Ngày 31 tháng 05 năm 2006 Người lập phiếu kế toán trưởng giám đốc Biểu số 16 Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ tăng giảm năm 2006 TT Tên tài sản Số lượng Thời gian mua Đơn vị sử dụng Nguyên giá Tự bổ sung Khác I Phần thiết bị 1 Máy đo độ P H 1 11 – 06 VPCĐ 6.675.804 2 Máy cán 1 4 – 06 XNKS 149.866.800 3 Máy trộn 1 4 – 06 XNKS 52.375.200 4 Máy thuỷ chuẩn tự động – Thuỵ sĩ 1 4 – 06 XNKS 11.288.000 5 Dây chuyền đóng ngói 1 8 – 06 XNKS 64.000.000 6 Máy in 1 8 – 06 XNKS 93.258.500 Cộng phần thiết bị 6.675.804 370.788.500 II Máy văn phòng 1 Máy photo Shap 2030 1 3 – 06 VPTH 41.532.800 2 Máy ĐHNĐ TOSHIBA 1 cục 1 chiều 1 6 – 06 VPKTDA 6..250.000 3 Máy ĐHNĐ TOSHIBA 2cục 1 chiều 1 6 – 06 VPKT1 11.154.000 4 Máy ĐHNĐ TOSHIBA 1cục 1 chiều 1 6 – 06 VPTH 6..250.000 5 Máy ĐHNĐ TOSHIBA 1cục 1 chiều 1 7 – 06 VPTH 6..150.000 6 Máy ĐHNĐ TOSHIBA 2cục 1 chiều 1 9 – 06 TTTH 14.760.000 7 Cân điện tử Satorius GP1800G 1 9 – 06 XNKS 12.520.000 8 Cân điện tử Shimadzu BL 220 H 1 9 – 06 XNKS 9.740.000 9 Máy in laze JET 5 1 11 – 06 KT – TC 16.312.500 10 Máy photo 9F 2030 – A3 1 5 – 06 ĐHSX 41.545.000 11 Máy photo XEROX 2030 A1 1 4 – 06 ĐHSX 84.435.000 12 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 3 5 – 06 VPKT1 52.212.000 13 Máy tính Servex 3000 model 5200 14 inc 1 5 – 06 VPKT1 10.066.000 14 Máy in laze HP 6L 1 5 – 06 VPKT1 5..260.000 15 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 4 5 – 06 VPKT2 69.616.000 16 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 1 5 – 06 VPKT3 17.404.000 17 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 2 5 – 06 VPKT4 34.808.000 18 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 3 5 – 06 VPKT5 52.212.000 19 Máy in laze HP 6L 1 5 – 06 VPKT5 5..260.000 20 Máy in laze HP 6L 1 5 – 06 VPKC1 5..260.000 21 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 2 5 – 06 VPKC3 34.808.000 22 Máy tính Servex 3000 model 5200 14 inc 1 5 – 06 VPN – MT 10.066.000 23 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 2 5 – 06 VPCD 34.808.000 24 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 2 5 – 06 VPKTDA 34.808.000 25 Máy tính Servex 3000 model 5200 14 inc 4 5 – 06 VPPTĐT 40.264.000 26 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 2 5 – 06 VPPTĐT 34.808.000 27 Máy in laze HP 6L 1 5 – 06 Tổ nội thất 5.260.000 28 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 1 5 – 06 XNKS 17.404.000 29 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 2 5 – 06 XNKS 34.808.000 TT Tên tài sản Số lượng Thời gian Mua Đơn vị sử dụng Nguyên giá Tự bổ sung Khác 30 Máy in laze HP 6L 1 5 – 06 VPDA 5..260.000 31 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 3 5 – 06 VPDA 52..212.000 32 Máy Servex model 5166 không màn hình 4 5 – 06 ĐHSK 33.769.000 33 Máy tính Servex 3000 model 5200 17 inc 1 5 – 06 TC – LĐ 17.404..000 34 Máy tính Servex 3000 model 5200 14 inc 2 5 – 06 TTKHCN 20..132.000 35 Máy đồ hoạ dell optiplexg/XA/3..2/64/20 1 5 – 06 TTKHCN 59.095.000 36 Máy tính Servex 3000 model 5200 14 inc 1 5 – 06 TTKHCN 10..066.000 37 Máy in laze HP 6L 1 5 – 06 TTKHCN 5..260.000 38 Máy in Design Jet 450 CA1 – Nhật 1 5 – 06 TTTH 42. 211.000 39 Máy in laze HP 4L 1 5 – 06 TTTH 28. 963.000 40 Máy tính Servex 3000 model 5200 21 inc 1 5 – 06 TTTH 30. 522.000 41 Máy tính Servex 3000 model 5200 21 inc 1 5 – 06 TTTH 34. 808.000 42 MT đồ hoạ dell Prection 4100 MT 1 5 – 06 TTTH 131. 447.184 43 Máy tính 17 inc, loa, đĩa CD, Fax 1 5 – 06 ông Dũng 24. 304.500 44 Máy in laze HP 6L 1 5 – 06 TC – TL 5. 260.000 45 Máy tính Servex 3000 model 5200 14 inc 1 5 – 06 KT – TC 17. 404.000 46 Máy tính Servex 3000 model 5200 14 inc 1 5 – 06 VPTH 10. 066.000 47 Máy tính Servex 3000 model 5200 14 inc 1 5 – 06 VPTH 10. 066.000 Cộng phần thiét bị văn phòng 124.678.300 1.163.361.684 Tổng cộng 124.678.300 1.227.361.684 Chi nhánh miền nam 1 Máy photocopy XEROX 2030 A1 1 4 – 06 CNMN 84.435.000 2 Máy tính xách tay 220 CDS Toshiba 1 5 – 06 CNMN 27.275.000 3 Máy tính Servex 3000 model 5200 21 inc 1 5 – 06 CNMN 32.080.500 4 Máy in Design Jet 450 CA1 – Nhật 1 5 – 06 CNMN 42.211.000 5 Máy photo A3 Xerox 1 1 – 06 CNMN 74..978.000 6 Máy lạnh Daikin FT 45/R45 2HP 1 2 – 06 CNMN 16..720.000 7 Máy lạnh 2 tần Toshiba 13 Nax 1,5HP 1 2 – 06 CNMN 11.395.000 8 Máy in laze 6P 1 3 – 06 CNMN 10.920.000 9 Máy tính P200/2,56 B/32 MB 1 3 – 06 CNMN 15.318.760 10 Máy lạnh Daikin 2HP 1 4 – 06 CNMN 16.820.000 11 Máy lạnh Daikin 1HP 1 4 – 06 CNMN 9..280.000 12 Máy tính Acer 3000 PT 1 12 – 06 CNMN 14.589.000 13 Máy Fax L90 1 12 – 06 CNMN 22.085.100 Cộng chi nhánh miền nam 0 378.116.360 Tổng cộng TSCĐ tăng trong năm 131.354.140 1.912.266.544 Tài sản cố định giảm trong năm 1 Máy photocopy 1 3 – 06 VPKC2 15.915.000 b)Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ Trong quá trình hoạt động,có một số TSCĐ của công ty bị hư hỏng đòi hỏi phải được sửa chữa .Thông thừơng công ty đều thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, khi phát sinh hư hỏng tại bộ phận sử dụng TSCĐ, đơn vị làm giấy đề nghị được sửa chữa . Được sự đồng ý của Kế toán trưởng chuyển xuống văn phòng tổng hợp ,tiến hành thuê ngoài sửa chữa TSCĐ,sau đó tập hợp toàn bộ chứng từ đưa sang bộ phận kế toán làm thủ tục thanh toán . Nếu công việc sửa chữa không nhiều ,qui mô chi phí ít thì phát sinh đến đâu tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đấy. Nợ các TK liên quan (627,642) . Có các TK chi phí (111,112,152)_. Nếu công việc sửa chữa lớn phát sinh,thì cách thức hạch toán cũng không có gì thay đổi ,công ty không trích trước chi phí sửa chữa,mặc dù chi phí sửa chữa có thể khá lớn . c,Hạch toán đánh giá lại TSCĐ Năm 1996,tính đến nay Công Ty cổ phần Sông Đà 10,chưa phát sinh nghiệp vụ đánh lại TSCĐ.Mọi TSCĐ trong đơn vị đều không đánh giá lại,mà vẫn hạch toán giữ nguyên giá trị ban đầu của tài sản ,mặc dù giá trị còn lại trên sổ sách ,thay đổi nhiều so với giá trị thực tế của taì sản . Đến ngày 31-12 hàng năm ,Công ty đều tiến hành kiểm kê TSCĐ .Năm2006,số tài sản theo thực tế kiểm kê và theo sổ sách khớp đúng ,không phát sinh chênh lệnh,nên các nghiệp vụ về đánh giá lại TSCĐ và xử lý chênh lệnh sau khi kiểm kê,đều không phát sinh .Do đó Công ty không có ví dụ để minh hoạ, cho phần lý luận đã trình bày ở trên . 3) Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ ,tại Công Ty cổ phần Sông Đà 10 Để xem xét tình hình trang bị TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ , vốn cố định của công ty,ta phải phân tích một số chỉ tiêu sau: Bảng phân tích chỉ tiêu sức sinh lợi và sức sản xuất TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 - Doanh thu 41.018.690 43.118.724.896 - Lợi nhuận 2.264.431.960 1.746.093.504 -Nguyên giá b/q của TSCĐ 5.174.905.567 + 6.438.770.934 2 = 5.806.838.260 6.438.770.854 + 8.466.476.638 2 = 7.452.623.796 - Sức sản xuất của TSCĐ(I) 7,06 5,79 - Sức sinh lợi của TSCĐ 0,39 0,23 Cứ bỏ ra một đồng TSCĐ thì tạo ra 7,06đ doanh thu năm 20005 và 5,79đ doanh thu năm 2006 Doanh thu trên một đồng TSCĐ năm 2006 < năm 2005 và lợi nhuận trên một đồng TSCĐ năm 2006 < năm 2005 .Như vậy,hiệu quả sử dụng TSCĐ của năm 2006< năm 2005 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 - Tổng nguyên giá TSCĐ 6.438.770.954 8.466.476.638 - Tổng giá trị hao mòn TSCĐ 2.117.420.225 3.235.903.064 - Hệ số hao mòn TSCĐ 0,33 0,38 - Hệ số sử dụng TSCĐ 0,67 0,62 Hệ số sử dụng TSCĐ qua 2 năm 2005 và năm 2006,cho thấy khả năng tiếp tục phục vụ của TSCĐ tại công ty vẫn còn dồi dào.Thực hiện dự án “Đầu tư chiều sâu,nghiên cứu nâng cao năng lực tư vấn,khảo sát ,thiết kế”,TSCĐ của doanh nghiệp được đổi mới cả về số lượng và chất lượng.Tuy nhiên do việc đầu tư này ,trong năm đầu tiên của dự án , TSCĐ chưa phát huy hết năng lực,nên hiệu quả sử dụng có phần giảm sút.Trong những năm tiếp theo ,khi TSCĐ mới đầu tư phát huy hết năng lực,trong sản xuất kinh doanh thì sẽ đem lại hiệu qủa kinh tế cao. Phần IIi: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại công ty cổ phần sông đà 10 I. Đánh giá thực tế hạch toán Tài sản cụ́ định tại Công ty Trong hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần Sông Đà 10 đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Từ một Doanh Nghiệp sản xuất nhỏ ban đầu, với số lượng vài chục công nhân, sản xuất nhỏ lẻ phân tán, nơi làm việc chật trội, thiếu thốn. Ngày nay, Công ty cổ phần Sông Đà 10 đã phát triển lớn mạnh, gồm 6 xí nghiệp thành viên nằm tại các khu vực: Hà Nội, Gia Lai, Đà Nẵng, Tuyên Quang ...với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại.với ngày càng nhiều những công trình lớn được công ty xây dựng và hoàn thành .thương hiệu của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới và trong nước. Cùng với sự phát triển của Công ty, bộ máy kế toán trong Công ty cũng ngày càng được hoàn thiện và phù hợp hơn trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay, công tác kế toán đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm bộ máy kế toán của Công ty cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể: v Về tổ chức công tác kế toán Về tình hình tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty, bộ phận kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, Công ty cổ phần cổ phần Sông Đà 10 chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện hết tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán trung tâm của đơn vị bao gồm các bộ phận có cơ cấu phù hợp với các khâu của công việc, các phần hành kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị và các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp, phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn và thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan và gửi các chứng từ kế toán về phòng kế toán trung tâm. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung trong Công ty đã đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán; kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một các kịp thời. Điều đó đã giúp lãnh đạo Công ty nắm được tình hình hoạt động của Công ty một cách nhanh chóng thông qua các thông tin kế toán cung cấp để thực hiện kiểm tra, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Công ty. Từ đó tạo điều kiện trang bị và ứng dụng phương tiện ghi chép, tính toán và thông tin hiện đại như máy vi tính; đồng thời bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên kế toán. v Về hình thức kế toán, chế độ chứng từ, hệ thống sổ sách và báo cáo trong Công ty. Công ty cổ phần Sông Đà 10 là một doanh nghiệp có quy mô lớn, đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao. Chính vì vậy, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Hình thức này đã giúp Công ty cổ phần Sông Đà 10 giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng tài khoản ngay trên tờ sổ và kết hợp kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết trên cùng trang sổ. Việc kiểm tra, đối chiếu được tiến hành thường xuyên trên trang sổ nên cung cấp số liệu kịp thời cho việc lập báo cáo tài chính cũng như cho các yêu cầu của các bộ phận, phòng ban khác. Hệ thống chứng từ và sổ sách được sử dụng tại Công ty cổ phần Sông Đà cổ phần Sông Đà 10 là phù hợp với quy định của Bộ tài chính. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty đều có các chứng từ chứng minh rõ ràng, chính xác. Do những đặc thù riêng của ngành xây dựng, Công ty có sử dụng riêng một số chứng từ và sổ sách do Công ty tự thiết kế. Ngoài các báo cáo phải lập theo quy định của Bộ tài chính, hiện nay, Công ty còn sử dụng một số báo cáo khác để đánh giá tình hình thực trạng Công ty như: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, đánh giá quản lý kỹ thuật, khả năng thị trường, đánh giá chung… Điều này đã giúp ích rất nhiều cho việc ra quyết định của ban giám đốc được kịp thời và chính xác. v Về hạch toán Tài Sản Cố Định Nhìn chung, tài sản cố định phát sinh từ việc mua sắm, điều chuyển nội bộ, được nhà nước cấp…đều được kế toán phản ánh và tập hợp đầy đủ vào tài sản của công ty. Công tác hạch toán trong Công ty đã phản ánh đúng quy định của Bộ tài chính, đúng bản chất của kế toán TSCĐ, phù hợp với đặc trưng của Công ty. Trong công tác hạch toán TSCĐ, Công ty đã xây dựng được một hệ thống chứng từ, bảng biểu, bảng kê chi tiết, báo cáo hoàn chỉnh từ các xí nghiệp đến phòng kế toán tài vụ. Nhờ đó, Công ty đã quản lý tốt TSCĐ ở từng tổ đội, phân xưởng, xí nghiệp và trong toàn Công ty. II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán Tài Sản Cố Định tại Công ty cổ phần Sông Đà 10. 1. Nhận xét đánh giá các mặt tích cực và mặt hạn chế của Công ty cổ phần Sông Đà 10 trong công tác kế toán.TSCĐ * Về mặt tích cực: Xét về tổng thể, tổ chức công tác kế toán tài sản cố định của Công ty cổ phần Sông Đà 10 đã thực hiện được tương đối đầy đủ và có hệ thống theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ. Các nguyên tắc hạch toán tài sản cố định đã được công ty áp dụng theo đúng quy định hiện hành tạo thuận lợi cho việc phân tích tổng hợp trong nội bộ công ty, cũng như việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan chức năng. Hệ thống sổ kế toán được vận dụng một cách tương đói linh hoạt, sáng tạo phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Kế toán đã phân loại tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp theo đúng quy định của nhà nước. Cách phân loại này cụ thể, tỉ mỉ, rõ ràng khiến người xem báo cáo tài chính có thể nhận biết được thế mạnh của công ty. Việc áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ là phù hợp với quy mô của công ty. Công ty đang dần đưa việc kế toán máy để thay đổi việc kế toán bằng tay. Các nhân viên thường xuyên nắm vững và vận dụng các văn bản điều lệ mới, về hạch toán kế toán của bộ tài chính. *Về mặt hạn chế: Hệ thống sổ chi tiết của công ty còn thiếu sổ theo dõi tài sản cố định đến từng bộ phận sử dụng. Phương pháp khấu hao tài sản cố định đều không thực sự phù hợp đối với tất cả tài sản cố định ở công ty, nhất là các loại tài sản thuộc nhóm máy móc thiết bị.Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật mức độ hao mòn vô hình của loại tài sản cố định này là rất lớn, nếu công ty áp dụng theo hình thức khấu hao trên thì sẽ gây kho khăn cho quá trình đầu tư đổi mới tài sản cố định và khó hạn chế được những rủi ro về vốn. Để khắc phục tình trạng trên công ty nên nghiên cứu áp dụng phương pháp khấu hao phù hợp hơn. Việc đánh giá phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty chưa làm được dẫn đén chất lượng công tác quản lý giảm sút thể hiện ở việc đầu tư máy móc không đồng bộ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Sông Đà 10. Xuất phát từ những tồn tại và khó khăn cần khắc phục của công ty căn cứ các quyết định hiện hành của nhà nước, để góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 em có một số đề xuất sau: - Công ty cần bổ sung theo dõi tài sản cố định cho từng đơn vị, từng bộ phận sử dụng. Việc này tạo điều kiện thuận lợi để kế toán đánh giá tình hình tài sản cố định sủ dụng tại các đơn vị nói chung. Mặt khác có thể đánh giá được các chỉ tiêu như: sức sản xuất của tài sản cố định, sức sinh lợi của tài sản cố định …để từ đó công ty có kế hoạch đầu tư cho các bộ phận một cách thích hợp. Hàng năm công ty nên tiến hành lập kế hoạch chi tiết cho việc sửa chữa lớn tài sản cố định để phòng kế toán thực hiện việc trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kỳ. Có kế hoạch bảo dưỡng , thay thế từng chi tiết, bộ phận tài sản cố định để kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản. - Căn cứ vào thực trạng tài sản cố định công ty cần khẩn trương làm thủ tục thanh lý , nhượng bán đối với tài sản cũ , lạc hậu, hỏng, lỗi thời không còn giá trị dử dụng để thu hồi vốn cho kinh doanh và cho ngân sách nhà nước. - Công ty cần thường xuyên thực hiện phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định để nâng cao chất lượng công tác quản lý nhằm đưa ra các quyết định chính xác đảm bảo việc đầu tư tài sản cố định đúng thời điểm và đem lại hiệu quả cao nhất. - Để đảm bảo phản ánh đúng mức độ hao mòn tài sản cố định, đối với tài sản loại thiết bị tin học, công ty nên áp dụng công tác khấu hao lũy kế. - Trên cơ sỏ đáp ứng yêu cầu vừa đảm bảo lợi ích của công ty, vừa đảm bảo yêu cầu lợi ích của nhà nước, tỷ lệ khấu hao lũy kế cần tuân thủ các nguyên tắc sau: + Phải có thẩm quyền cho phép + Phải tương ứng khả năng bù đắp doanh thu trong doanh nghiệp (sản xuất kinh doanh không lỗ. Thời gian sử dụng tài sản cố định vẫn đảm bảo theo quy định hiện hành. Kết luận Công ty cổ phần Sông Đà 10, hiện nay vẫn là một trong những doanh nghiệp có những đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Từ khi thành lập đến nay, Công ty không ngừng đổi mới phương pháp quản lý, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, Công ty đã thành lập được 6 xí nghiệp thành viên với 98 dây chuyền công nghệ đặt trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Gia Lai, Đà Nẵng, Tuyên Quang… Công ty có một mô hình bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh. Điều này đã đóng góp không nhỏ vào những thành công của Công ty trên bước đường phát triển trong những năm qua. Tuy còn một vài nhược điểm cần khắc phục như bộ máy quản lý chưa được phân nhiệm chi tiết tới từng nhân viên. Do điều kiện thực tế Công ty còn chưa thực hiện được việc tự động hoá toàn bộ công tác kế toán. Một số phần hành kế toán vẫn còn phải thực hiện theo phương pháp thủ công. Khi đưa phần mềm kế toán vào sử dụng thì hình thức kế toán nhật ký chung chưa thực sự phù hợp. Đây đang là một hạn chế mà Công ty cần khắc phục, để có thể hội nhập với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao như hiện nay. Từ quá trình tìm hiểu về Công ty, em đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để hoàn chỉnh hơn bộ máy quản lý và kế toán trong công ty. Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sông Đà 10 . em đã có thêm một số kinh nghiệm thực tế. Nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên trong phòng kế toán tài vụ của Công ty, em đã tiếp cận và tìm hiểu được mô hình tổ chức bộ máy quản lý của toàn Công ty cũng như bộ máy kế toán trong phòng kế toán tài chính. Dựa vào đó để tự đánh giá và bổ sung kiến thức của mình đã được học trong trường . EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ! Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0678.doc
Tài liệu liên quan