Đề tài Trang trí nội thất biệt thự Tây Hồ

Có những phòng ngủ rất nhẹ nhàng về màu sắc, nhưng cũng có những phòng lại có màu sắc, kiểu dáng mạnh mẽ theo cá tính của từng người. Nhưng ở đây phòng ngủ đã được gợi một cảm giác ấm áp, thoải mái và hơi “độc” về cá tính bởi các chất liệu, hình dáng của giường, tủ, bàn làm việc trong phòng. Một hệ thống trần hết sức đơn giản bằng các thang gỗ nhắc lại môtuýp của phòng khách đã đem lại hiệu quả cao trong việc giải quyết không gian tĩnh của phòng ngủ. Hiệu quả đó còn được tăng thêm khi được thiết kế các thang gỗ chạy dài xuống đầu giường giúp cho thị giác được cân bằng khi bước vào phòng.Đây cũng là một cách giải quyết không gian tĩnh trong ứng dụng mà có lẽ theo tôi là rất quan trọng. Chỉ bằng vài chi tiết sọc đó mà nó đã phá vỡ đi được bầu không khí ngột ngạt âm u của phòng ngủ, nhưng nó không làm ảnh hưởng một chút nhỏ nào tới việc sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn của chủ nhân.Hệ thống bàn liên hoàn ở cuối giường kéo dài ra gần cửa đã đem lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm diện tích và công năng.

doc56 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trang trí nội thất biệt thự Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt chung, do nhu cầu văn hoá tăng lên, giảm bớt diện tích bếp và khối vệ sinh do thiết bị ngày càng hoàn thiện. Ngoài ra vấn đề chiếu sáng và thông gió, vấn đề gần gũi tiếp cận với thiên nhiên cũng được chú ý. Loại nhà này có hình thức đa dạng tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế cũng như sở thích thẩm mĩ của chủ nhân. Tuy vậy phương thức tổ hợp mặt bằng nhà một hay hai tầng đều có các mối liên hệ giữa các nhóm phòng với nhau cũng như giữa kiến trúc và thiên hiên hợp lí. Kiểu kiến trúc này được phân bố rải rác khắp chiều dài đất nước mà có lẽ Hà Nội là nơi có nhiều biệt thự được xây dựng nhất. Khu vực phía nam hồ Gươm là nơi có nhiều biệt thự của người Pháp nhất. Các khu phố ở đây còn được gọi là khu phố Tây. Tất cả đều được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây. ở Pháp, loại dinh thự và trang viện của nhà giàu được phát triển mạnh. Dinh thự xây bằng đá, và tường bên ngoài cũng xây đá dày bao quanh, bên trên nóc nhà có bố trí nhiều tháp để trang trí, hình thức mặt đứng bưng bít kín đáo. Việc xây dựng các công trình kiến trúc đã quy hoạch một cách cơ bản các khu phố Pháp ở Hà Nội, mặt khác đặt nền móng cho phong cách kiến trúc, mỹ thuật ở các khu vực khác. Hệ thống phân chia theo mạng ô cờ đã tạo nên những khu phố vuông vắn. Trên những khu phố ấy chia thành những lô đất nhỏ để xây dựng loại nhà ở loại biệt thự độc lập, có vườn ruộng. Cũng theo nguyên tắc ấy, mà khu phố thứ hai của người Pháp được hình thành trên khu vực thành Hà Nội cũ với mức độ hoàn thiện cao hơn. Nhìn chung thì nhà biệt thự là loại nhà ở độc lập, tiêu chuẩn cao hơn gồm hai khối nhà chính và nhà phục vụ. Diện tích xây dựng chiếm khoảng một nửa khu đất còn lại dành cho vườn. Khối nhà chính cách từ 2 đến 3 tầng, có chức năng đầy đủ, tầng dưới có tiền sảnh, sảnh trung tâm, phòng khách, phòng ăn với diện tích lớn và một số phòng làm thư viện, phòng làm việc, phòng chơi. Tầng trên có khu phòng ngủ lớn nhỏ gắn liền với khu vệ sinh, cùng hệ thống hàng hiên rộng. Phía sau khối nhà chính thường là nhà phụ gần tường rào, phía sau bao gồm khu phụ như: bếp, kho, phòng dành cho người giúp việc.. Đường đi, sân vườn, cây cối cũng là những thành phần được thiết kế thích hợp. Biệt thự thường dùng ở Hà Nội cho nhà tư sản hay công chức Pháp thì diện tích nhỏ, không nhiều phòng, kiểu dáng cũng đơn giản hơn như văn phòng có hàng hiên và sân vườn nhỏ thường ở phía trước hay bên hông nhà. Biệt thự xuất hiện với những phong cách kiến trúc mới thì nội thất cũng mang phong cách khác so với nội thất nhà ta xưa. Trong biệt thự thì người Pháp luôn muốn mang hình ảnh quê hương họ tới nơi họ sống, cho nên điều đó đã tạo nên sự phong phú của nội thất biệt thự. Trong biệt thự của phương Tây thì đồ đạc thường là mang phong cách Châu âu. Phòng khách thường được bố trí ghế sô pha, Sa lon, tủ ly và những vật dụng để trang trí... Kiến trúc Pháp, trần thường cao để tạo không gian thoáng rộng. Phòng ngủ thường có giường đệm, tủ giường, bàn phấn, tất cả đều mang phong cách người á Đông cho nên nó đã tạo ra những hình thức mới, phong cách riêng và dần dần được ưa chuộng hơn phong cách Châu Âu. Và nó được sử dụng rộng rãi trong các biệt thự sau này. Tuy nhiên mỗi một vùng, một khu vực biệt thự lại có những phong cách riêng, đặc điểm riêng để phù hợp với điều kiện khí hậu, kinh tế vùng đó. Nước ta trải qua thời kỳ dài để khôi phục và phát triển nền kinh tế sau chiến tranh. Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta bắt đầu ổn định và phát triển nhanh chóng. Điều này khiến cho đời sống vật chất và tinh thần càng được nâng cao rõ rệt. Một số lớn tầng lớp trung lưu đã tạo cho mình được những không gian riêng biệt với không gian riêng trữ tình. Nó hay tập trung ở khu ven đô hay quanh hồ vì địa thế và khí hậu. Sự phát triển mạnh của loại kiến trúc theo sở thích của từng cá nhân đôi khi đã tạo nên sự thiếu đồng bộ trong quần thể kiến trúc. Nó được quy hoạch và phát triển tạo nên sự đồng bộ trong cái nhìn tổng thể kiến trúc mà bản thân mỗi biệt thự cũng đều thể hiện được nét riêng. Điều này khiến cho mỗi không gian có được một nét đẹp, hợp lý, đầy đủ tính công năng nhưng vẫn mang đầy đủ tình cảm sắc thái riêng. Biệt thự ngày một phát triển và nó đang là xu hướng phát triển trong những năm tới. Nó cũng chính là tiền đề tạo sự phát triển sáng tạo cho các nhà kiến trúc sư và hoạ sĩ thiết kế nội thất để tạo nên những công trình đẹp. 1.1.2. Ngôi nhà một không gian sống của người Việt. Ngôi nhà ở trong điều kiện khí hậu nhiệt đới đòi hỏi giải pháp kiến trúc chống lại cái nóng khắc nghiệt, tránh những tác động có hại đến trạng thái sinh lý của con người. Đối với những vùng nóng ẩm như nước ta, thông gió xuyên phòng lại rất cần thiết vì thông gió làm cho con người dễ chịu hơn và làm giảm độ ẩm, bớt cảm giác bức bối khó chịu. Bên cạnh yêu cầu thông gió là yêu cầu về chống bức xạ nhiệt. Nhưng không phải chỉ có nhà ở kiểu hành lang bên mới có điều kiện thông gió tốt mà kiểu nhà đơn nguyên nếu khéo tổ chức, có cửa gió vào và cửa hút gió ra cũng có được sự trao đổi khí và tạo sự mát mẻ. Theo một số nhà nghiên cứu, không phải chỉ thông gió xuyên phòng mà thông gió thẳng đứng (qua sân trong hoặc sân trong hẹp gọi là ô giếng hay giếng giời), điều kiện vi khí hậu cũng được cải thiện rất nhiều. Ngoài yêu cầu thông gió nói trên (Nhà đặt theo hướng nam và Đông – Nam), còn có một số biện pháp khác như sử dụng những mái hiên trống, lô gia sâu, tường hoa, vách ngăn nhẹ, vườn hoa trên mái, thông gió xuyên mái, ở trong nhà và dùng cây xanh, bồn hoa, bể nước ở ngoài nhà đều là những biện pháp tốt. Vùng khô nóng, người ta không tạo thành những tổ hợp không gian hở mà là không gian kín, có lối đi ngầm dưới đất, mỗi căn nhà sân trong đều có cây xanh ở sân và trên mái. Nhà cũng được xây dựng bằng những vật liệu nặng cách nhiệt như: đất, gạch, đá, mặt ngoài có cửa sổ nhỏ và màu sơn trắng, tổ chức những thiết bị che chắn nắng. Ngôi nhà của những ngày xưa vốn giản dị và mộc mạc xiết bao. Nhìn dưới góc độ chuyên môn, ngôi nhà ấy chỉ có cột, kèo, mái tranh hay mái ngói mang hơi thở của gỗ và đất. ấy thế mà ta vẫn quý, vẫn yêu. Đó là thời của những khu rừng bạt ngàn, những cánh đồng mênh mông với hình ảnh người nông dân cần cù lao động trên mảnh đất quê hương mình, hay dịu dàng hơn nữa là những cô gái thôn quê, áo mớ ba mớ bảy, ríu rít sau luỹ tre làng, để cho ai thương ai nhớ. Nhưng có lẽ đó là xa xưa lắm rồi, bởi hiện tại chúng ta đang sống trong thời đại khác hẳn. Bây giờ dưới sức ép của gia tăng dân số, con người dần lấn đất lấn làng để theo kịp với nhịp sống của thời đại công nghiệp hoá. âu cũng là lẽ thường tình. Xã hội đang phát triển, Việt Nam không là ngoại lệ. Tấm áo mớ ba mớ bảy đẹp thì đẹp thật nhưng ta cứ hình dung một cô gái bận trang phục ấy mà tồn tại ngay trong cuộc sống ngày nay thì chưa hẳn là phù hợp. Vì thế, ngôi nhà cũng như con người ta vậy, cũng cần phải có sự phù hợp với thời đại, khi mà nhu cầu của con người ta không chỉ dừng lại ở sự đòi hỏi một chỗ ở có thể gọi là một nơi che mưa nắng. Ngày nay người ta cần ở tổ ấm của mình sự tiện nghi, thoải mái sau những mưu sinh, những căng thẳng, mệt mỏi nơi công sở. Thế là người ta cứ dựng, cứ xây, và cuối cùng là tạo ra một nền kiến trúc Việt Nam vô cùng phong phú bởi sự du nhập của rất rất nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Nhưng thế đâu hẳn đã là phù hợp, là đẹp. Ta không phủ nhận những gì thuộc kiến trúc hiện đại mang lại cho con người, nhưng đâu đó lại xuất hiện những vết mực trên tờ giấy trắng tinh nguyên. Và thế là người ta lại tìm về với cội nguồn. Cuối cùng thì ra đời một phong cách kiến trúc mới, dừng lại ở sự giao thoa của truyền thống và hiện đại, của quá khứ và thực tại . Con người từ thuở hồng hoang đã ý thức được mình cần có sự che chở của một mái nhà và những người thân. Từ hang đá lạnh lẽo của thời nguyên thuỷ, người dân Việt Nam dần tìm cho mình một căn nhà tranh mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Chỉ là những vật liệu hết sức đơn giản, hết sức gần gũi với thiên nhiên mà đem lại cho ta một cảm giác dễ chịu. Đó là sự kết hợp của tre, lá, đất và bàn tay chai sần nhưng vô cùng tài hoa của những người nông dân. Nhưng rồi cuộc sống đâu phải đã bình yên. Thiên tai và chiến tranh đem đến những mất mát không gì bù đắp nổi. Và thế là người dân lại tìm ra những giải pháp mới cho nơi ở của mình. Căn nhà mái ngói ra đời, đánh dấu một bước đi lên của người dân Việt Nam sau bao nhiêu đau thương. Nước ta vốn giàu tài nguyên, rừng vàng biển bạc. Những cánh rừng cho nhiều gỗ tết là nơi khai thác vật liệu làm nhà của người dân. Ngôi nhà giản dị mà nhuần nhị và đẹp xiết bao. Cái đẹp mộc mạc, gần gũi được thể hiện qua từng chi tiết. Người thợ xưa làm nhà chỉ có trong tay gỗ và ngói. Gỗ to chỉ to đến thế, gỗ dài chỉ dài đến thế. ấy mà cái nhà, lòng phải rộng cho đủ ở đủ mát, mái phải rộng và dốc cho đủ kín đủ mát. Người thợ xưa vắt óc, làm bài tính kiến tạo không gian: cột, xà, kẻ, bẩy... Người thợ xưa đắn đo cẩn trọng, dùng khúc gỗ nào vào việc nào. Rồi định đoạt kích thước theo cách tính toán của cha ông truyền cho. Rồi sắp xếp và liên kết chúng lại. Mấy chục cái cột, như những lực sĩ, choài chân, chụm đầu, níu dằng lấy nhau bởi những cánh tay - xà ngang, xà dọc, không gió bão nào suy suyển được. Để tăng vẻ đẹp, vẻ thanh thoát cho căn nhà gỗ, người thợ xưa tạo ra những đường soi nét viền trên những súc gỗ lặng câm, chạm lộng những đầu dư, gắn những bức chạm giữa xà dọc, xà ngang. Cha ông ta xưa kia có sẵn gỗ tốt, chưa phải dùng đến các kĩ thuật nối ghép gỗ bằng sơn keo rồi bọc vải, sơn phủ lên trên như ở xứ khác. Trong căn nhà xưa, tất tật làm bằng gỗ mộc. Sơn thếp dùng hạn chế, chỉ ở những ngôi đền, ở cửa võng, ở các đồ thờ mà thôi. Ngự trị trong kiến trúc truyền thống là màu bạc của gỗ, màu nâu thẫm xen lẫn rêu phong của mái nhà. Căn nhà cổ truyền của cha ông là những bài tính được giải khi chưa xuất hiện những môn sức bền vật liệu và tĩnh học công trình, là sản phẩm của tư duy thiết thực, biết tìm biết tạo cái đẹp với những phương tiện hạn chế nhất, hiểu và đề cao cái đẹp, cái quý đích thực trong cái chân cái mộc. Ngoái lại dĩ vãng, học các nhà nho nghệ thuật dùng ít chữ nói lên nhiều. Ngoái lại dĩ vãng, học người thợ Việt cách tạo nên cái đẹp, cái quý muôn thuở bởi sự hạn chế, hơn thế nữa, tự hạn chế các phương tiện. Ta càng thấm thía câu nói của Le Corbusier "Nghệ thuật lớn được tạo nên bởi những phương tiện giản đơn". Cho đến tận ngày nay, chúng ta - thế hệ hậu sinh vẫn không khỏi tự hào và thán phục trước những công trình có thể gọi là kiệt tác ấy. Trải khắp chiều dài đất nước, đâu đâu cũng có những ngôi nhà, những chùa chiền, đền miếu mang đậm dấu ấn thời gian và văn hoá Việt Nam. Ngày nay, nhịp sống phố phường lại mang một màu sắc mới, không còn mấy nét nhàn tản của những ngày xưa. Những căn nhà cũng khác, cũng thay đổi rất nhiều bởi chính chủ nhân của nó đâu phải là những người xưa cũ. Theo nhu cầu của cuộc sống hiện đại, ngôi nhà dần trở nên tiện nghi hơn để đáp ứng đủ và kịp. Khắp mọi nơi, những ngôi nhà sang trọng được xây dựng, đem lại cho đất nước một gương mặt mới. Khi làm nhà hay mua nhà, người hiện đại thường hay đặt ra câu hỏi: Liệu có hay không nhà ở tốt mang lại hạnh phúc cho gia đình mình? Sự sắp xếp đồ đạc trong nhà khoa học hợp lý có đem lại niềm vui trong cuộc sống? Có thể người ta nói rằng hạnh phúc của cuộc sống là do con người tạo ra, nhà ở chỉ dùng để cư trú, nó làm sao có quan hệ gì với hạnh phúc. Nhưng thực tế nhà ở tốt sẽ đem lại sức khoẻ và hạnh phúc. Những gia đình có nhà ở hợp lí và khoa học có thể mang vận may và cơ hội tốt cho người ở. Cho nên, chọn nhà tốt, cộng thêm trang trí nội thất khoa học không vi phạm những phép tắc và quy luật tự nhiên quả thật có thể đạt tới hiệu quả tốn ít sức mà thành công nhiều. Khi mà mọi yêu cầu về kỹ thuật của một ngôi nhà đã hoàn tất, người ta bắt đầu lưu tâm nhiều hơn đến nội thất, thể hiện trình độ, khiếu thẩm mỹ của chủ nhân. Chương II Phương pháp tổ chức và sáng tác 2.1. Cách tổ chức sáng tác Biệt thự Tây hồ 2.1.1. Sơ lược về biệt thự. Có nhiều cách để giải thích thế nào là một ngôi nhà biệt thự. Theo một ý kiến riêng thì biệt thự được giải thích là "nhà ở biệt lập". Nó xuất hiện từ nhu cầu được sống hưởng thụ của con người, với mục đích giải phóng con người thoát khỏi một cuộc sống tù túng chật hẹp mà chính một xã hội phát triển đã đem lại. Đó là một không gian biệt lập, đẹp từ kiểu dáng đến nội thất bên trong. Biệt thự thường được xây dựng ở các vùng ngoại vi thành phố, các miền quê. Khi xã hội phát triển đô thị hoá thì loại hình biệt thự ngày càng phổ biến. Được xây dựng với cấu trúc có sân vườn bao bọc xung quanh tuỳ mức độ sang trọng khác nhau, Biệt thự phát triển và biểu hiện tính dân chủ hoá trong kiến trúc. Kiến trúc biệt thự được tự do sáng tạo, bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ và thu nhập của từng chủ nhân. Hình thức khác nhau để thoả mãn tối đa nhu cầu, sở thích và đặc biệt là thẩm mỹ của người sử dụng, vì thế mà biệt thự khác với nhà ờ chung cư hay tập thể. Biệt thự với nhiều hình thức phong phú tạo nên nội thất cũng được trang trí đa dạng nhưng vẫn phải đạt hiệu quả ăn nhập. Đồ đạc có thể được thiết kế mang cá tính của chủ nhà và người thiết kế. Biệt thự thường gắn liền với thiên nhiên, phong cảnh để người sử dụng có thể hưởng thụ và thư giãn. Kiến trúc và nội thất thường gắn liền với nhau, tạo nên một tổng thể hài hoà. 2.2 Kỹ thuật và phương pháp thiết kế. Mỗi ngành có một ngôn ngữ riêng. Nhà văn dùng chữ, nhạc sĩ dùng âm thanh còn nhà thiết kế nội thất dùng các nhân tố tạo hình như không gian và hình thể, đường nét và chất liệu, ánh sáng và mầu sắc... những yếu tố tạo hình này nằm trong cảnh vật nhìn thấy xung quan. Dựa vào những mục tiêu, nguyên tắc thiết kế, sử dụng chúng làm phương tiện để tạo nên vẻ đẹp biểu cảm trong thiết kế trang trí một căn nhà. Thiết kế có nhiều nghĩa: mục tiêu hay tổ chức, kế hoạch hay sơ đồ, chọn lựa và phối hợp. Gộp tất cả lại thiết kế là toàn bộ tiến trình quyết định mục tiêu, phát triển một kế hoạch và chọn lựa, phối hợp, tổ chức hình thể và chất liêu thích hợp nhất đối với mục tiêu. Trong qui hoạch và trang trí nhà cửa, thiết kế giới hạn vào sáng tạo hay chọn lựa và tổ chức hình thể, không gian, màu sắc và chất liệu sao cho có thẩm mỹ và có cá tính. Dĩ nhiên cũng không quên hai mục tiêu khác quan trọng không kém là thích dụng và tiết kiệm. Thiết kế mỹ thuật không có luật lệ cố định; nhiều khi do cảm hứng bột phát bất ngờ mà có được kết quả đặc sắc. Nhưng có thể phân tích và tổng hợp để rút kinh nghiệm. Trước khi quyết định một kiểu trang trí cho căn nhà, cần hiểu rõ những mục tiêu và nguyên tắc thiết kế ứng dụng vào qui hoạch và bày biện nhà cửa như thế nào, chúng mở lối cho những thể hiện cá nhân ra sao. * Mục tiêu của thiết kế. Thiết kế nội thất cũng có những mục tiêu và quan niệm như mọi nghệ thuật khác. Đó là hình thức phải đi theo chức năng và dị biệt phải nằm trong thống nhất. Hình thức theo chức năng. Nói cách khác là chức năng quyết định hình thể. Đây là điều dễ hiểu vì thiết kế một vật gì đều xuất phát từ mục tiêu nhằm đến, tức công dụng của nó. Nhưng thực tế không thiếu những nhà bếp kém hiệu quả, phòng tắm lù mù, phòng khách tẻ nhạt, và bàn ăn vướng víu chân người ngồi, cho thấy thiết kế bất hợp lý và phải nghĩ đến điều này khi thiết kế. Nhưng thích dụng không phải là nhân tố duy nhất trong thiết kế, vì mọi đồ vật đều thể hiện tổn phí về tiền bạc, thời gian, công sức bảo trì, chúng có thể là nguồn khoái cảm thẩm mỹ và biểu thị cá nhân. Một cái thìa, một ghế Sofa chỉ hoàn toàn đầy đủ chức năng khi hữu dụng, tiết kiệm và đẹp. Yêu cầu này nâng việc thiết kế đối với chiếc ghế lên cao hơn cung cấp đồ dùng thích hợp với vóc dáng, cơ thể người dùng. Ngoài ra lại có những thứ chỉ nhằm mục đích tinh thần: hội hoạ, điêu khắc, hoa văn tô điểm phụ, chúng hấp dẫn trước hết vì vẻ đẹp của chúng. Chúng thật khác hẳn cái bếp là ích lợi, cái ống nước ngoài vườn, nhưng chúng rất có ý nghĩa đối với cuộc sống toàn diện của con người. Thiết kế hoặc chọn lựa cho đủ mọi chức năng thì rất phức tạp, nhiều khi không thể được. Cần phân tích chi tiết các yêu cầu tổng quát cũng như đặc biệt. Phải cân nhắc các nhân tố và đi đến một dung hoà. Ví dụ đang tìm một cái bàn cà phê ngồi nghỉ và trẻ em có thể nô đùa. Dễ tìm được những cái bàn đúng kích thước, hình dạng, chiều cao nhưng không dễ tìm được cái bàn còn phải hội thêm các điều kiện: giá cả phải chăng, dễ bảo trì, nguy hiểm, trông đẹp và hợp với bộ ghế salon có sẵn... Khó khăn chính là ở chỗ những tiêu chuẩn nhiều khi đối chọi nhau. Khi đó, nên bỏ những yêu cầu ít quan trọng và mua cái bàn có những tính chất phù hợp là quan trọng hơn hết. Dị biệt trong thống nhất. - Trong thiên nhiên và nghệ thuật, đâu đâu cũng thấy rõ tính thống nhất hữu cơ (hay thống nhất trong dị biệt, hay dị biệt trong thống nhất). Bàn tay mỗi phần đều khác nhau nhưng rất thống nhất với toàn thể. Một căn nhà có thể dùng bàn ghế ý, thảm Iran, màn che của Pháp, kính Anh, mỗi thứ có sắc thái riêng nhưng đều có chung vẻ mịn màng, duyên dáng, tạo được thống nhất. Thống nhất có thể được định nghĩa là làm một, hoặc gồm những phần tạo nên một tổng thể. Phân tích kỹ có thể coi như bao gồm các ý sau: - Mỗi phần là cần thiết cho giá trị tổng thể. - Tổng thể không có những thành phần thừa, vô ích. - Những cái gì cần đều hiện hữu trong tổng thể. - Giá trị tổng thể tuỳ thuộc vào các quan hệ hỗ tương giữa các phần tử, không phải là cái gì thêm vào các thành phần mà là do sự hợp tác giữa chúng với nhau. Một ý tưởng mạnh mẽ, sáng sủa cho thấy sự thống nhất Thống nhất trong nghệ thuật ứng với thống nhất trong cảm nhận của con ngươi. Tại sao một căn nhà nên thống nhất? Vì nó thoả mãn ước muốn cái gì toàn thể và mang lại sự an bình không tìm thấy ở tiệm đồ gỗ hoặc ở căn nhà khác. Có thể đạt được sự thống nhất bằng nhiều phương tiện. 1. Lặp lại là cách dễ nhất, chắc chắn nhất, nhưng kém thích thú nhất. Các tường đồng màu và chất liệu tạo được một bối cảnh thống nhất rất mạnh. Giống nhau trong thiết kế đồ đạc cũng tạo thống nhất, nhưng coi chừng dẫn tới đơn điệu, sinh nhàm chán. 2. Chỉ cách lặp lại một bước là tương đồng và hoà hợp, có dựa vào một chút khác biệt nhưng cũng dẫn tới thống nhất: Các tường cũng một sắc màu nhưng đậm nhạt, nóng lạnh, mạnh yếu và chất liệu khác nhau. 3. Tương hợp chặt chẽ khiến vật liệu hệ với nhau một cách tích cực mà không có vẻ gì đồng nhất, cũng là một kiểu thống nhất cao. Hai cái nút áo không nối kết với nhau mạnh bằng một nút với một lỗ khuyết cài nút. Một căn nhà nhiều phòng khác nhau nhưng liên kết chặt chẽ tạo được thống nhất hơn một căn nhà có các phòng giống nhau như cái hộp cũng mở ra một hành lang chung. 4. Nhấn mạnh những phần biểu thị mạnh mẽ tính chất cơ bản chính cũng làm gia tăng tính thống nhất. Đồ đạc nào thể hiện được tác dụng mong muốn sẽ đặt tại những vị trí quan trọng, còn vị trí phụ dành cho những thứ đóng góp ít vào tính thống nhất của căn phòng. 5. Vây bọc, che chắn, ngăn với xung quanh cũng là cách thống nhất các phần tử với nhau. Ví dụ: hàng rào chung quanh nhà, khung viền các hành lang... Dị biệt có thể định nghĩa là làm khác hoặc đa dạng. Nhưng thống nhất không vì thế mà bị ảnh hưởng, vì chính dị biệt (tương phản) cũng là quan hệ căn bản liên kết chặt chẽ các phần tử khác nhau để thành một tổng thể. Thật vậy, có sự hấp dẫn, gây chú ý giữa hai vật giống nhau hoặc khác nhau, chứ nhì nhằng thì chẳng tạo được một liên hệ tương hỗ chặt chẽ. Dị biệt cũng làm thoả mãn nhu cầu khát khao cái mới lạ, không phải cái cũ quen biết của con người. Nó gợi thích thú mang lại sống động, làm ngạc nhiên, nâng cao tác dụng toàn thể. Nhưng nếu đưa quá xa nó phá huỷ thống nhất, dẫn tới lộn xộn, mất trật tự; cũng như thống nhất mà dựa vào đồng nhất nhiều quá sẽ dẫn tới đơn điệu, nhàm chán. Khác biệt về chất liệu, hình thể, màu sắc và tương phản đủ kiểu là những cách để tạo dị biệt. Dị biệt có thể tinh tế như hai mặt vải gối khác nhau trên sofa, hay cũng có thể rõ ràng như một lư đồng bóng loáng trên mặt tủ cẩm lai sẫm màu chạm trổ sần sùi. Nên dùng dị biệt tối đa ở chỗ muốn người ta chú ý; nếu chỉ muốn giảm đơn điệu, giới hạn dị biệt tại những chỗ phụ mà thôi. Dị biệt và thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau trong thực tế, nhưng tương quan giữa chúng thì người ta chưa thất trí. Có người khởi từ biệt để đi đến thống nhất. Có người cho rằng dị biệt là hậu quả của thống nhất, như cây nhiều cành khác nhau phát triển từ một hột giống mà ra. Qui hoạch trang trí, nên khởi đầu từ một ý tưởng, một mục tiêu làm cơ sở cho thống nhất và dị biệt có thể cùng nhau nẩy nở, hơn là có một chuỗi các ý tưởng khác nhau rồi mới tìm cách kéo chúng lại thống nhất với nhau. ít có nhà nào lại quá nhiều tính thống nhất; nếu có thì chỉ cần thêm một khác biệt nổi bật là đủ tạo vẻ sinh động, khởi sắc. Ghế sofa và ghế bành nâng cao tinh thần bằng các kiểu khác nhau của gối dựa lưng, mặt bàn cà phê, thảm hoặc tranh. Thảm trải sàn nhiều khiểu hình kỷ hà quá có thể làm nhẹ đi bằng những chậu cây hoa lá. Có nhà lại đặt dị biệt lên ưu tiên. Khi đó, muốn giữ được thống nhất, có thể chọn cách thiết lập một chủ đề nổi bật rồi tăng cường bằng một hoặc nhiều chủ đề phụ khác. Ví dụ: các đồ đạc kiểu đã khác nhau mà vải phủ; màn che, hoa văn cũng đối chọi, tất cả có thể thống nhất với nhau nhờ giới hạn vào một hai màu chung. Để có dị biệt trong thống nhất theo ý muốn, lợi dụng tính cách chính phụ của thiết bị, đồ đạc để xử lý thích nghi, ví dụ: thống nhất (chính) là dạng chữ nhật, khối vuông gõ cạnh được biểu thị qua hình dáng căn phòng, thảm, cửa ra vào, cửa sổ... Tương phản (phụ) là dạng tròn, bầu dục, đường cong được thể hiện qua hình dáng của sập gụ chân quì, kiểu hình vẽ hoa lá trên thảm, màn che, vải bọc ghế, hoặc bình đựng hoa v.v... Tóm lại bạn thấy rõ ràng thống nhất không phải đồng nghĩa là một, giống nhau; và dị biệt thì liều lượng giảm rất khác nhau . * Nguyên tắc thẩm mỹ của thiết kế. Quan sát thiên nhiên và nghiên cứu nghệ thuật người ta rút ra được một số nguyên tắc để tạo nên cái đẹp. Nhưng nguyên tắc tuy đơn giản nhưng hữu hiệu, luôn luôn có mặt để giúp đạt được hai mục tiêu thiết kế nói trên. Đó là các nguyên tắc: cân bằng, tiết điệu, trọng điểm, hoà hợp, tỉ lệ và qui mô. Cân bằng. Đây là nguyên tắc chính trong mọi mặt cuộc sống, từ việc bày biện bàn ghế đến kế toán ngân hàng. Bản năng con người luôn hướng tới cân bằng, đối xứng (hai chân, hai tay, trước sau, phải trái...) nên mỹ cảm cũng nghiêng về những gì cân đối, hài hoà. Thiên nhiên cho thấy nhiều kiểu cân bằng. Núi non hang động ở vịnh Hạ Long, Hà Tiên điển hình cho kiểu cân bằng tĩnh tại, thường xuyên, có thay đổi cũng không đáng chú ý. Ngược lại, những đụn cát ở miền Trung thì luôn luôn di chuyển nhưng không bao giờ mất cân bằng. Cây cối luôn luôn ở dạng cân bằng biến đổi vì thay hình đổi dạng theo thời gian tăng trưởng, cũng như mưa nắng gió bão tác động. Vậy cân bằng có thể là một giải quyết không ngừng những lực tương tác mà cũng có thể là một quân bình giữa các sức nặng bất động. Cân bằng xuất hiện đủ trong bốn chiều: thời gian, dài, rộng, cao. Trong trang trí nội thất có loại cân bằng về giá trị, do sức nặng biểu kiến là ảnh hưởng tâm lý của vật tác động đến con người. Vật kích thước lớn, chất liệu nặng như đá, sắt, thép tạo được vẻ uy nghi hùng tráng. Các màu sáng chói, các tương phản đối nghịch gây được chú ý và ghi đậm ấn tượng. Tô điểm cầu kỳ, hoặc cái gì khác thường, bất ngờ dù nhỏ nhưng cũng tạo được tác dụng. Mặt khác, cái gì nhỏ, tối, hoà hợp, bình thường thì hay chìm vào bối cảnh. Vậy mỗi vật trong nhà là một nhân tố tâm lý trong thiết kế, nhưng giá trị sức mạnh của chúng rất khác nhau. Một điểm màu sáng nhỏ có thể cân bằng với cả một vùng xám lớn; một bức tranh giá trị có thể "nặng" bằng cả một mảnh tường trống lớn. Trang trí nội thất khéo cân bằng, phải lưu ý đến những lực lượng tương tác này. Người ta thường phân biệt ba loại cân bằng chính: đối xứng, không đối xứng và đối tâm. Cân bằng đối xứng. Có tính cách chính thức, thụ động, phần này là ảnh hình chiếu của phần kia. Quần áo, vật dụng, đồ đạc hầu như đều đối xứng để phù hợp với cơ thể đối xứng của con ngươi. Kiến trúc cổ điển cũng chuộng đối xứng. Hai phía giống nhau cho thấy rõ sự cân bằng, không phải mất công tìm tòi quan sát, cho nên tác dụng thường tĩnh tại, trầm lắng. Khó giải thích được cái vẻ ổn định, chững chạc; nhưng thấy rõ ràng là con người muốn tỏ ra chững chạc, nghiêm trang bao nhiêu thì càng phải đứng ngồi thẳng thắn, đối xứng bấy nhiêu. Cân bằng đối xứng nhấn mạnh đến trung tâm, tạo được một tiêu điểm hợp lý cho vật muốn nhấn mạnh. Nhưng chính sự phân chia thành hai phần bằng nhau lại thường tạo cảm giác kích thước của vật hình như bị giảm đi so với thực sự. Những nhận xét chung nêu trên thường thấy trong các kiểu bày biện đối xứng ở các nhà. Nhưng bạn đừng quên đôi khi nó tác dụng hoàn toàn khác hẳn. Những tiết điệu mạnh bạo, các đường cong uốn lượn cầu kỳ, dù là trong cân bằng đối xứng, nhưng lại không có vẻ gì tĩnh tại, trầm lặng. Ví dụ cái bàn có bốn chân quì cong queo chạm trổ cầu kỳ, đối xứng đấy! nhưng nhìn nó rất "động". Hoặc là có cân bằng đối xứng, nhưng hình thể hay màu sắc lại dẫn dắt mắt người xem hướng ra hai bên thì cũng làm yếu đi tiêu điểm ở giữa, và có tính cách "động". Cân bằng đối xứng về cơ bản rất đơn giản, cho nên được phổ biến. Tuy nhiên có thể xử lý loại cân bằng này một cách tinh tế, phức tạp, mới lạ tuỳ theo trí tưởng tượng. ít nhà hoặc phòng nào hoàn toàn đối xứng vì còn ảnh hưởng của hai yêu cầu thích dụng và dị biệt: nhưng hay gặp đối xứng tại những nơi như tủ thờ, tủ trưng, cửa sổ lớn, hoặc sofa có hai bàn ở hai đầu. Cân bằng loại này thường được sử dụng tuỳ tiện, dễ dãi, lười biếng nên có khi không thích hợp, bất tiện, hoặc tẻ nhạt. Ví dụ: Cửa ra vào ở giữa tường thì khó bày biện, không tiện cho lối đi, trừ trường hợp nhà thật rộng, cho nên thường đặt lệch qua một bên. Cân bằng đối xứng thích hợp khi: - Cần tác dụng chính thức nghỉ ngơi, yên tĩnh - Muốn gây chú ý đến vật gì quan trọng - Công dụng của vật đòi hỏi - Muốn tương phản với bối cảnh tự nhiên xuang quanh. Đối xứng là cách chắc chắn tạo được trật tự, ổn định. Dùng nó khi tự nhiên đòi hỏi, nhưng không bắt buộc phải tìm cho được đối xứng vì tưởng lầm kiểu cân bằng này là nhất. Cân bằng không đối xứng. Có tính cách không chính thức, năng động, xuất hiện trong trường hợp các sức nặng biểu kiến tương đương nhưng không đồng nhất. Đây là nguyên tắc đòn bẩy: sức nặng được nhân với khoảng cách so với tâm. Cả sức nặng biểu kiến lẫn vật lý đều phải tuân theo những qui luật như nhau ở chỗ: Sức nặng lớn gần tâm cân bằng với sức nặng nhỏ ở xa tâm. Cân bằng này thường thấy trong những toà nhà hoặc vườn được thiết kế để cho hoà hợp với ngoại cảnh tự nhiên và sử dụng không gian hữu hiệu nhất; hoặc trong lối bày biện đồ đạc sao cho được thuận tiện. Bất đối xứng tạo tác dụng khác hẳn đối xứng. Nó kích động nhanh chóng, mạnh mẽ và gợi ra chuyển động, một cái gì ngẫu phát không chính thức. Nó khó nhận dịên hơn đối xứng, gây được tò mò xem cân bằng theo cách nào. Loại bất đối xứng muôn hình muôn vẻ, nhưng bạn phải luôn luôn nhớ đến các yêu cầu thích dụng, mỹ quan và cá tính. Cân bằng bất đối xứng thich hợp khi: - Muốn tác dụng không chính thức, linh động - Muốn cho thông thoáng - Công dụng của vật đòi hỏi - Muốn hoà hợp với tự nhiên. Khuynh hướng ngày nay thiên về bất đối xứng, phù hợp với lối sống linh động thoải mái, không cứng nhắc gò bó ước lệ. Cân bằng đối tâm. Có loại cân bằng này khi mọi phần đều cân bằng và lặp lại quanh một trung tâm. Ví dụ: Các nan bánh xe đạp, các cánh hoa hướng dương. Đặc tính chính là chuyển động vòng rời xa, hướng đến, hoặc xoay quanh một trung tâm như chén, đĩa đèn chùm, hoa... Mặc dù ít quan trọng hơn hai loại cân bằng trên, nhưng nó cũng đóng góp đáng kể, nhất là qua những đồ vật nhỏ, trong việc tạo nên hình ảnh toàn thể căn nhà. Cân bằng rất quan trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống, không phải chỉ thấy ở cách bày biện căn nhà, bố cục bức tranh, mà ở cả trong việc qui hoạch khu không gian sao cho cân xứng về kích thước, hình dáng, để được tiện dụng đẹp mắt và thoải mái. Dù ý thức hay vô thức, căn nhà qui hoạch khéo léo, cân xứng sẽ tạo cho bạn cảm giác luôn luôn an toàn, trật tự, mọi vật đâu vào đấy ăn khớp, đúng vị trí của nó. Tiết điệu. Có thể được định nghĩa như là một cái gì liên tục, thường xuyên lặp lại, chuyển động có tổ chức, nhờ đó có thể tạo được thống nhất bao trùm mà vẫn có dị biệt. Trong thời gian, tiết điệu là nhịp đập của quả tim, là những nốt nhạc được xếp đặt trật tự và tỉ lệ, là ngày đêm thay đổi, là xuân hạ thu đông nối tiếp theo nhau. Trong không gian, tiết điệu có trong hình thức những lá cây ít nhiều lập lại giống nhau, những vệt trắng đen xen kẽ trên lưng ngựa vằn, những chỗ uốn lượn của dòng sông. Tiết điệu trong trang trí đóng góp vào vẻ đẹp căn nhà bằng nhiều cách. Thống nhất và hoà hợp chính là kết quả của lặp lại biến đổi theo một tiết diệu nào đó. Đặc điểm và cá tính của căn nhà một phần được xác định do những tiết điệu cơ bản: màu sắc tươi vui sáng sủa, đồ đạc góc cạnh bày biện nhiều tính năng động, hay đồ đạc vuông vắn chính xác bày biện nghiêm túc... tuỳ theo mỗi người. Căn nhà có một vẻ sống động nhờ chuyển động và hướng tiết điệu gợi ra rõ rệt qua những dạng tương thích. Lặp lại và biến đổi là hai cách chính để tiết điệu phát triển. Lặp lại đơn giản nhất như khi giữ nguyên hình dáng chữ nhật, cong hoặc màu sắc, chất liệu chẳng hạn. Nhưng lập lại cũng có thể phức tạp như khi xen kẽ có những hình dáng, màu sắc chất liệu khác. Lặp lại thường không tạo được thích thú. Cho nên cần lưu ý những hướng dẫn sau: - Lặp lại mạnh mẽ liên tục hình thể, màu sắc thì nhấn mạnh được tính chất cơ bản. - Không nên lặp lại những gì bình thường kém đặc sắc. - Quá nhiều lặp lại mà không xen tương phản vào dễ dẫn tới đơn điệu. - Quá ít lặp lại cũng không dẫn tới đâu, không nói lên được điều gì, có khi còn gây lộn xộn. Bíên đổi là một chuỗi những chuyển tiếp, những quá độ, có tăng hoặc giảm một hoặc nhiều tính chất nào đó. Đây là bíên đổi có trật tự, có hệ thống. Vì bíên đổi gợi lên một chuyển động hướng đến một mục tiêu nhất định, nên nó có động tính nhiều hơn là lặp lại nguyên trạng, biến đổi kích thước, hình thể và hứơng tiến của các đồ vật tạo được tác dụng, cũng giống như trường hợp nhạc đề và biến khúc bên âm nhạc vậy. Trọng điểm. Nguyên tắc này còn gọi là tôn ti, chính phụ, thang giá trị... liên quan đến việc gắn bó mỗi thành phần và tổng thể một tầm quan trọng thích ứng, gia tăng chú ý đến những phần chính hơn phụ, đưa vào được vẻ dị biệt mà không biến thành hỗn loạn, tuỳ tiện. Ví dụ, trong bước chân dung thì hình người quan trọng hơn cái nền, và khuôn mặt có ý nghĩa hơn các thứ khác. Trong căn nhà trọng điểm là chính, khu vực tĩnh là phụ, và ở giữa có nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo mức chú ý bạn dành cho những đồ đạc hoặc khu vực khác. Không có trọng điểm, căn nhà sẽ đơn điệu, mờ nhạt như tiếng gõ đều đều của đồng hồ; không có chính phụ, mọi thứ sẽ hỗn độn, ồn ào như đám kẹt xe. Nhiều nhà không để ý đến nguyên tắc chính phụ này: có phòng toàn đồ vô giá trị; phòng khác lại toàn đồ đẹp đắt giá, lôi cuốn quá nhiều sự chú ý. Để cho sống động, tổ chức có nghệ thuật, căn phòng nên dành chú ý cho một vài phần tử quan trọng: tủ thờ, tủ trưng lớn, hoặc cửa sổ rộng trông ra phong cảnh đẹp. Sau đó làm nổi bật hơn những khu vực trầm lặng khác. Như vậy, phòng mới tránh được hai thái cực : hoặc quá tẻ ngắt tầm thường, hoặc quá kích động lôi cuốn. Cần nhớ rằng sự chú ý phải được tính toán liều lượng theo nhiều mức độ khác nhau. Muốn tạo một trọng điểm, cần phải quyết định tầm quan trọng của mỗi khu vực hay đơn vị, rồi ấn định mức chú ý thích hợp cho chúng. Có thể qui định bốn mức độ chú ý: nhấn mạnh, chính, trung bình và phụ. Không nên đơn giản nghĩ rằng chỉ cần phân biệt điểm chú ý và bối cảnh đằng sau là được. Ví dụ: có thể liệt kê mức chú ý các thứ trong phòng như sau: - Nhấn mạnh: tủ bàn thờ - Chính : cảnh vườn và nhóm đồ đạc lớn ( sofa, ghế bành, bàn cafê, hai bàn hai đầu sofa, đèn và tranh lớn) - Trung bình: bàn ghế và tranh nhỏ, cây và hoa trong nhà - Phụ : sàn, trần, màn che, máy hát. Rồi xét đến cách nhấn mạnh tủ bàn thờ thế nào về kích thước, vị trí kiểu mẫu và chất liệu. Cửa sổ lớn cho thấy được cảnh vườn đẹp bên ngoài. Nhóm đồ đạc lớn bày biện sao cho khách quan ngồi chú ý thẳng tới tủ bàn thờ, nhưng cũng có thể nhìn ngắm vườn ngoài cửa sổ. Kích thước các đồ này cũng làm tăng tầm quan trọng của chúng, nhưng có thể làm giảm nhờ kiểu đồ đạc hoặc màu sắc hình vẽ trên vải bọc đệm. Tường có thể sơn một mầu chìm nhưng không có nghĩa là không hồn. Bàn viết đặt tránh lối đi lại có thể kết hợp với những tranh nhỏ. Cây và hoa bài trí những chỗ cần thiết. Sàn trơn hoặc hình giản dị, màu trung hoà; có trần tường thạch cao để tự nhiên. Máy hát lẫn trong hốc kệ trên tường hoặc lẫn vào sách vở trên kệ, hoặc trên bàn đầu ghế sofa cũng được. Nghĩa là tuỳ theo điều kiện và mục đích mà có những giải pháp khác nhau quang cảnh bên ngoài có thể là điểm nhấn mạnh của căn phòng; hoặc đồ đạc cổ quí giá là trọng điểm; hoặc một bức tranh quí hiếm mới là trung tâm chú ý. Có nhiều cách để tạo chú ý trong một căn phòng tẻ nhạt. Tập trung vào một đồ đạc quan trọng, đặt vào một vị trí nổi bật, và tô điểm, hỗ trợ thêm bằng các đồ trang trí phụ khác như một bức tranh, một tấm gương. Nếu tiền bạc cho phép có thể lập một trọng điểm phụ với một hai đồ đạc khá đặc biệt khác ít quan trọng hơn món đồ chính. Một kiểu giấy dán tường đặc sắc, hoặc một bản đồ lớn treo trên tường đều gây được chú ý. Nhiêu khi chỉ bằng một hệ thống màu sắc hoà hợp hay đối chọi khác lạ giữa tường, trần, sàn và đồ đạc, cũng tạo được chú ý. Hoà hợp. Đó là tính hài hoà, phù hợp giữa các phần, là một mặt của thốngnhất. Nó xuất phát từ cùng một nguồn, một chủ để chính. Ví dụ nhấn mạnh một cai gì chính rồi dùng lặp lại và tương đồng phát triển, như thế sẽ có hoa hợp. Giữa các hình thể, tương quan có thể đi từ hoà hợp do lặp lại nguyên trạng tới tương phản đối chọi, như hình vuông đi với hình lồi lõm góc cạnh. Tỷ lệ. Chỉ sự tương quan về số lượng, mức độ, giữa phần này với phần khác hoặc với toàn thể, hoặc giữa vật này với vật khác. Ví dụ tỉ lệ chiều rộng đối với chiều dài ảnh hưởng đến tính chất biểu cảm của hình chữ nhật. Người ta chưa tìm ra được một tỉ lệ nào có giá trị cho mọi trường hợp. Tỉ lệ vàng xuất hiện từ thời cổ Ai Cập được coi là có giá trị lớn: chia một đường thẳng hoặc hình thể sao cho phần nhỏ đối với phần lớn có tỉ lệ bằng phần lớn đối với toàn thể. Ví dụ cấp số 1 2 3 4 5 8 13... mỗi số hạng là tổng hai số hạng đứng trước. Tuy nhiên, tỉ lệ vàng không phải là nhất và cũng chỉ được áp dụng hạn chế. Quy mô. Chỉ khuôn khổ, kích thước hoặc tính chất tương đối của một vật ; hoặc chỉ các phần của vật đó so với những vật khác( toàn thể hay một phần thôi). Ví dụ thìa thì nhỏ, ghế sofa thì lớn. Trong thiết kế, trang trí nội thất, phải để ý đến nhân tố con người để xác định qui mô thích hợp. Chiều cao và trọng lượng con người là thước đo kích thước của căn phòng và đồ đạc. Giữa những khuôn khổ thích hợp ta cảm thấy tự nhiên, thoái mái, bình thường, coi như mặc nhiên chấp nhận không gian và đồ đạc đó là hợp lí thích hợp ta cũng như cho mọi người. Gặp qui mô khác lạ, không thích hợp bạn thấy mất tự nhiên. Ví dụ ngồi vào một cái ghế bành quá lớn cảm giác như bơi trong đó; hoặc vào một căn nhà thấp lè tè tưởng mình là ông khổng lồ; hoặc vào một toà nhà lớn rộng quá thì cảm giác bé bỏng, e dè, sợ sệt. Tuy nhiên con người cũng có thể thích ứng được với một số lớn những qui mô khác nhau; nên lấy qui mô con người làm chuẩn để xác định khuôn khổ bình thường thích hợp. Tóm lại, thiết kế là vấn đề tương quan giữa các phần và cả căn nhà. Khái niệm chức năng quyết định hình thức diễn tả mối liên hệ giữa thiết kế toàn thể và mục tiêu trang trí, còn khái niệm di biệt trong thống nhất cho thấy sự đa dạng của tổng thể. Nguyên tắc cân bằng, tiết diện và trọng điểm chỉ ra những cách thức chọn lựa và liên kết các thành phần khác nhau là những phương tiện để đạt tới cái đẹp trong trang trí. Nhưng các nguyên tắc thẩm mỹ không có tính chất bất di bất dịch mà chỉ có tính cách hướng dẫn, cho nên có nhiều tự do để biểu lộ độc đáo cá nhân. Có thời cái đẹp được quá tôn sùng đến nỗi trở thành đồng nghĩa với vô dụng. Lại có khi cái đẹp độc đáo nhiều cá tính bị đẩy tới chỗ kỳ cục lập dị, bỏ qua hai mặt thực tế khác là thiết dụng và tiết kiệm. Thật ra bốn mục tiêu không đối nghịch, triệt tiêu nhau. Giải quyết tốt vấn đề thíêt kế trang trí căn nhà, phải đáp ứng đủ bốn yêu cầu : thích dụng, tiết kiệm, mỹ quan và cá tính. 2.3. Những hoạt động nghiên cứu sáng tác ở là một nhu cầu căn bản của con người cần để thoả mãn và có thể thoả mãn theo nhiều cách khác nhau. Người ta có thể chọn lựa và biến đổi môi trường xung quanh cho thích hợp với nhu cầu của mình. nếu muốn căn nhà thực sự là của mình ta phải tích cực tham gia vào việc phát triển hoàn thiện nó. Trước hết phải tự hỏi: tôi muốn sống thế nào ? Những hoạt động nào mang lại thoả mãn nhất? Sẽ tốn khoảng bao nhiêu và mầu sắc nào làm hài lòng nhất? Những hình thể chất liệu và màu sắc nào làm hài lòng nhất? Sẽ tốn khoảng bao nhiêu tiền bạc, thời gian và khả năng bảo trì? Khi kiến tạo một khung cảnh thích hợp để sống không phải bắt trước một kiểu bày biện nào, cổ điển hay hiện đại. Cần phân tích và trực tiếp giải quyết những vấn đề hiện tại của chính bản thân. Phải tự suy nghĩ, phán đoán vì có những nguyên tắc cố định. Cần hiểu rõ mình là ai và có những khái niệm rõ ràng về mục tiêu và làm sao đánh giá kết quả hoàn thành. Mỗi hoạt động chung diễn ra không phải chỉ ở một khu vực nhẩt định đó trong nhà hay ngoài sân. Ăn uống có thể ở cả trong phòng khách, nhà bếp, ngoài hiên... nói chuyện có thể ở có thể ở bất cứ chỗ nào trong nhà. Còn nghe nhạc thì vang tận 4 góc nhà. Vậy quy hoạch là tổ chức hợp lý không gian cho các hoạt động này. Xét về mặt ồn ào và năng động có thể chia ra ba loại hoạt động và nếu phân vùng khéo léo, mỗi loại có thể diễn ra thoải mái tự do. Hoạt động tĩnh và yên lặng như đọc sách chơi cờ nên gom lại một khu vực yên tĩnh nhất. Hoạt động ít năng động nhưng ồn ào như ăn uống, nghe nhạc nên cách xa khu vực trên. Còn hoạt động ồn ào mạnh bạo như trẻ em chơi đùa chạy nhảy, bóng bàn nên diễn ra tại phòng dành riêng hoặc ngoài sân. Cá tính và sở thích mỗi người đều được tôn trọng và dung hoà với nhau để tổ chức được các khu vực trong nhà mà ai nấy cũng đều thoải mái. Kiểu rộng thoáng: Không phải ai cũng là chủ nhân một căn nhà nhiều phòng riềng biệt, mà đa số nhà là một phòng lớn. Khi đó, nếu ngăn thành phòng nhỏ thì chật chội, vậy nên phân chia các khu vực nối tiếp nhau từ trong ra ngoài hoặc từ thấp lên cao( bục sàn cao hoặc gác lửng)theo những mục đích, và các hoạt động chung không bị cách biệt mà gắn bó với nhau. Tuy nhiên cũng có bất lợi: khu yên tĩnh bị ảnh hưởng bởi các hoạt động ồn ào; khó tìm được chỗ nghỉ riêng khi cần; toàn cảnh lộn xộn như kho chứa đồ nếu không biết bài trí khéo. Bạn có thể khắc phục bằng mấy biện pháp: - Dùng tủ kệ đồ đạc, bình phong, đặt thẳng góc với tường làm vách ngăn phân chia các khu vực riêng biệt. - Khu ồn ào nên đặt vào chỗ có nhiều mặt chống ồn (màn treo dày ). - Dành hẳn chỗ riêng biệt cho nghỉ ngơi, đọc sách hoặc ăn uống, nghe nhạc. Một phòng rộng chung cho gia đình Trong đó hoạch định khu vực ăn uống cho trẻ em người lớn và cả khách, đồ đạc tiện nghi có thể nằm ngồi đều được; khu vực cho trẻ chơi đùa, cho người lớn giải trí hoặc có những trò tiêu khiển riêng; đồng thời là chỗ lý tưởng để xem ti vi, vi déo, nghe hoặc chơi nhạc. Nhờ thế phòng khách được yên tĩnh, và mọi người trong gia đình có chỗ tụ họp vui vẻ thoải mái hơn là tại phòng khách. Phòng gia đình nên rộng rãi, gần bếp hoặc chỗ ra vào ngoài sân. Phòng biệt lập Phòng này rất cân đối với một vài người, cũng giống như kiểu phòng học hoặc phòng làm việc nhưng không dành riêng cho ai, để khi cần nghỉ ngơi có chỗ biệt lập, xa khu vực hoạt động ồn ào. Phòng chỉ cần nhỏ và có thể dùng cho khách đến ở chơi nhà. Tóm lại, các khu vực hoạt động chung trong nhà rất quan trọng, làm cho mọi người cảm thấy yên ổn thoải mái, có ý thưc trách nhiệm, quan tâm hơn đối với người khác, nhất là chuẩn bị tham gia hội nhập vào các cộng đồng xã hội sau này. Mọi người có dịp quây quần thân mật, không nên mỗi người rút về một phòng hoặc góc nhà riêng rẽ. Chương III Kết quả nghiên cứu sáng tác 3.1. Kết quả đạt được về mặt lý thuyết. Đây là một biệt thự nằm trong khu đô thị mới, tận dụng mặt đường gia chủ đã tách không gian tầng 1 làm không gian bán hàng. Với tổng thể không gian của căn nhà và lối kiến trúc hiện đại, vì diện tích không được lớn nên khu dành cho giải trí cao cấp không được chú trọng lắm, mà tất cả tập trung vào phòng khách. Từ sảnh vào dẫn đến một cầu thang để từ đây sẽ dẫn ta lên phòng khách và phòng ăn. ở đây ánh sáng tràn vào nhà thông qua hệ thống cửa sổ. Nơi góc khuyết này tập trung một khu non bộ tạo một cảm giác thư thái khi ngồi tiếp khách hoặc lúc thanh tịnh. Đây là một không gian lý tưởng để tránh khỏi những ồn ào, xô bồ ngoài kia. Kiến trúc của ngôi nhà rất hiện đại. Hoạ sĩ thiết kế đã dùng những hình vuông và các khối tròn hoà quện vào nhau như mời gọi người ta, nhắc người ta là nhớ tới người bạn cũ đã lâu không gặp, rất thân thiết và mến khách. Cụ thể như không gian bán hàng và phòng khách đã được chú ý nhiều đến trang trí nội thất. Hoạ sỹ nội thất luôn phải gắn những sáng tạo, ý tưởng của mình vào cuộc sống, gợi mở, dung hoà chung cho loại hình nghệ thuật này. Trang trí là phương pháp bố cục trong không gian 3 chiều, ở đó người hoạ sỹ phải giải quyết mối quan hệ tổng hoà giữa không gian, ánh sáng, màu sắc, đường nét, hình khối, chất liệu, âm thanh đến điều hoà không khí sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất cho từng mục đích sử dụng để thoả mãn nhu cầu về công năng vật chất cũng như các công năng tinh thần. Người hoạ sỹ nội thất bên cạnh những sáng tạo của riêng mình, còn phải điều phối, sử dụng các sản phẩm sẵn có như tranh ảnh, thiết bị ánh sáng, âm thanh, cây cảnh để tạo nên một không gian hài hoà, tiện dụng và có tính thẩm mỹ cao. * Không gian phòng khách. Phòng khách nằm ở tầng một của công trình với tổng diện tích 35 m2. ánh sáng tự nhiên là hệ thống cửa sổ, cửa panô quay ra Tây Hồ. Phòng khách là nơi gia chủ tập trung chăm chút từ chi tiết nhỏ nhất,những hình khối những họa tiết dược giảm thiểu tối giản tạo nên môt hệ thống tối giản về mầu sắc và hình thức. Với không gian mở, thiên nhiên như ùa vào trong nhà. Những mảng cây xanh làm dịu đi ánh nắng mặt trời phản chiếu trên những ô cửa kính. Từ đó giúp em hình thành ý tưởng chủ đạo cho phòng khách. Phối cảnh 1 Những đường thăng tạo nên vẻ hiện đại của công trình, những hình khối tối giản về hình thức nhằm tạo nên một hệ thống không gian ổn định về mầu sắc cũng như thiết kế. Với không gian mở diện tích 27 m2, ý tưởng ban đầu tạo cảm giác ngay từ khi đặt chân vào ngôI khu vực dược gia chủ chọn làm phòng khách. Khu vực được chú ý ngay đó là góc khuyết của ngôi nhà. Lợi dụng ánh sáng tràn vào qua cửa kính. ở giữa là mảng tường, ở đây em đã sử dụng những đường thẳng được đặt vuông góc với sàn nhà, những hiệu quả đạt được làm cho không gian ngôI nhà mang một dáng vẻ hiện đại. Với một hệ thống những đồ vật thiết kế nhằm tối giản hoá về hình thức. Bước vào phòng là một bộ bàn ghế mang phong cách hiện đại được kết hợp giữa gỗ và đệm mút, phía đối diện là hệ thống cửa sổ và cửa lớn quay ra biển, đi sâu vào trong là hệ thống ti vi, mặt tường ốp chất liệu. Chất liệu gỗ làm chủ đạo cho bao chùm lên cả không gian. Phối cảnh 2 Mặt tường đã được đặt vật liệu, tạo nên vẻ hiện đại. nhưng đồ vật dược thiết kế tối giản. * Không gian phòng ngủ. Phòng ngủ đươc đạt ở tầng 2 của ngôI nhà, ở đây chủ nhà muốn môt không gian đơn giản về mầu sắc chất liệu. Khác với phòng khách, phòng ngủ mục đích chính là nghỉ ngơi thư giãn và tương đối độc lập, nên nó cần phải yên tĩnh, kín đáo. Nhưng không phải vậy mà ta bố trí sơ sài hơn phòng khách. Do đó khi thiết kế mọi chi tiết trong phòng phải được cân nhắc kỹ càng. Cách bố trí phải thật đơn giản để tạo cảm giác thư giãn cho người sử dụng. Phối cảnh 1 Có những phòng ngủ rất nhẹ nhàng về màu sắc, nhưng cũng có những phòng lại có màu sắc, kiểu dáng mạnh mẽ theo cá tính của từng người. Nhưng ở đây phòng ngủ đã được gợi một cảm giác ấm áp, thoải mái và hơi “độc” về cá tính bởi các chất liệu, hình dáng của giường, tủ, bàn làm việc…trong phòng. Một hệ thống trần hết sức đơn giản bằng các thang gỗ nhắc lại môtuýp của phòng khách đã đem lại hiệu quả cao trong việc giải quyết không gian tĩnh của phòng ngủ. Hiệu quả đó còn được tăng thêm khi được thiết kế các thang gỗ chạy dài xuống đầu giường giúp cho thị giác được cân bằng khi bước vào phòng.Đây cũng là một cách giải quyết không gian tĩnh trong ứng dụng mà có lẽ theo tôi là rất quan trọng. Chỉ bằng vài chi tiết sọc đó mà nó đã phá vỡ đi được bầu không khí ngột ngạt âm u của phòng ngủ, nhưng nó không làm ảnh hưởng một chút nhỏ nào tới việc sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn của chủ nhân.Hệ thống bàn liên hoàn ở cuối giường kéo dài ra gần cửa đã đem lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm diện tích và công năng. Phối cảnh 2 Toàn bộ căn phòng được chiếu sáng bởi đèn ánh sáng mặt trời. Cửa sổ đã được thiết kế cửa sổ đăt để nhận ánh sáng mặt trời. Có những phòng ngủ rất nhẹ nhàng về màu sắc, nhưng cũng có những phòng lại có màu sắc, kiểu dáng mạnh mẽ theo cá tính của từng người. Nhưng ở đây phòng ngủ đã được gợi một cảm giác ấm áp, thoải mái và hơi “độc” về cá tính bởi các chất liệu, hình dáng của giường, tủ, bàn làm việc…trong phòng. Một hệ thống trần hết sức đơn giản bằng các thang gỗ nhắc lại môtuýp của phòng khách đã đem lại hiệu quả cao trong việc giải quyết không gian tĩnh của phòng ngủ. Hiệu quả đó còn được tăng thêm khi được thiết kế các thang gỗ chạy dài xuống đầu giường giúp cho thị giác được cân bằng khi bước vào phòng.Đây cũng là một cách giải quyết không gian tĩnh trong ứng dụng mà có lẽ theo tôi là rất quan trọng. Chỉ bằng vài chi tiết sọc đó mà nó đã phá vỡ đi được bầu không khí ngột ngạt âm u của phòng ngủ, nhưng nó không làm ảnh hưởng một chút nhỏ nào tới việc sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn của chủ nhân.Hệ thống bàn liên hoàn ở cuối giường kéo dài ra gần cửa đã đem lại hiệu quả cao trong việc tiết kiệm diện tích và công năng. Chức năng phòng ngủ là chỉ có thể nghỉ ngơi, vì thế tư thế ngủ cũng như hướng nằm ngủ tốt sẽ giúp ngủ ngon hơn và khi tỉnh dậy tinh thần được thư thái, thoải mái hơn. vì vậy giường đặt như trong phối cảnh rất tốt về hướng và hướng đó tạo được không khí tốt, rất có lợi cho sức khoẻ. Tủ đầu giường là một bộ phận tách rời khỏi giường để bổ sung chức năng cho chiếc giường. Được thiết kế với mẫu mã, kiểu dáng đơn giản, gọn nhẹ, chất liệu bằng gỗ, kích thước 480x380x420, chức năng chính của nó là đặt đèn ngủ trang trí và một số vật dụng phụ trước khi đi ngủ. Chiếc đèn đầu giường này ngoài mục đích dùng để đọc sách nó còn được thiết kế thêm một nấc phụ để khi đi ngủ thì bật chuyển sang chế độ ngủ. Trong phòng ngủ cần phải có những chiếc đèn có kiểu dáng tương tự như vậy để tôn thêm nét duyên dáng, sự ấm cúng, êm dịu trong phòng ngủ. Do hiểu được những điều nên tránh trong thiết kế không gian phòng ngủ như: 3.2. Những kết quả về mặt sáng tạo mới. 3.3. Đánh giá về giá trị của những sáng tác. Giá trị thẩm mỹ. Đây là một biệt thự mới đưa hình kinh doanh vừa. Tổng thể căn nhà đẹp, kiến trúc hiện đại, tạo được cảnh quan theo tổng thể không gian nội ngoại thất, làm cho quy hoạch tổng thể khu vực bán đảo có giá trị về cảnh quan, môi trường và có thẩm mỹ cao cho cả khu phố. Giá trị về mặt thiết kế. Tổng thể ngôi nhà, chất liệu gỗ được dùng chủ đạo. Tất cả đồ đạc được làm một cách tinh vi hiện đại, có một cách nhìn mới mẻ, không lặp lại gây cảm giác nhàm chán, vẫn giữ gìn được bản sắc vốn có, tạo được vẻ đẹp rất riêng cho chủ nhân. Giá trị về nội dung. Nhìn bao quát ta thấy chủ nhân rất yêu thiên nhiên, tận dụng tối đa không gian mở để đưa thiên nhiên ùa vào trong nhà, hoà nhập cùng con người. Kết luận Qua bao biến cố của lịch sử, tự hào thay, Việt Nam vẫn giữ gìn được giá trị vốn có của nó. Để giương cao sức mạnh bất diệt của linh hồn kiến trúc của một đất nước. Các thế hệ mai sau đang cố gắng phát huy sáng tạo không ngừng. Chống lại sự xâm nhập ngoại lai trong nghệ thuật . Chúng ta hãy nói "không" với toàn cầu hoá văn hoá. Chúng ta cần có đa nguyên trong văn hóa và bản sắc trong kiến trúc. Đó chính là sự liên kết giữa bản sắc và phát triển. Mọi thứ phát triển đều dẫn đến toàn cầu hoá. Phát triển làm xói mòn nền văn hoá đa dạng của thế giới. Vì thế thử thách lớn nhất là phải chứng minh cho được bản sắc và phát triển là tương hợp, chúng ta sẽ làm hết mình đêt thực hiện ý tưởng đó. Qua đồ án của mình, em muốn trình bàu ý đồ thiết kế nhằm mang lại một không gian sống thoải mái, hoàn hảo nhất cho con người và đồng thời cũng góp một tiếng nói chung cho sự giữ gìn và phát huy những giá trị vốn có trong kiến trúc của một dân tộc. Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Trúc đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghịêp này. Em xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Đặng thái Hoàng: Kiến trúc nhà ở - Nhà xuất bản xây dựng. 2002 2. Nguyễn Việt Châu, Nguyễn Hồng Thục: Kiến trúc công trình công cộng – Bộ xây dựng. trường đại học kiến trúc hà nội. 1999 3. Trường Đại học Kiến trúc - Hà nội: Âm thanh - ánh sáng trong công trình kiến trúc -1999 4. Hội kiến trúc sư Việt Nam. Tạp chí kiến trúc nhà đẹp. - Số từ tháng 1 -12 . 2005 5. Trường Đại học Kiến trúc - Hà nội: Âm học kiến trúc.1999 6. Phạm Thị Thanh Mai: Phạm trù cái đẹp và sự biểu hiện cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình – nhà xuất bản mỹ thuật -1987 7. Pgs.Ts Nguyễn Đức Thiêm – Ths, Kts Nguyễn Chí Ngọc: Hiệu quả chiếu sáng & nghệ thuật kiến trúc. – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 2002 8. Tuyển tập sách “ Nội thất gia đình và các giải pháp nhà ở ”. – Nhà xuất bản Tứ Thư Thượng Hải. 2003 9. Tô Vân: Nghệ thuật trang hoàng nhà cửa. – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật .1989…………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0156.doc
Tài liệu liên quan