Đề tài Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải hành khách tại Công ty ô tô Vĩnh Phúc

Để đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh vận tải có hiệu quả bộ máy quản lý của công ty cần được tổ chức hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác vận tải. Xây dựng bộ máy quản lý với số lượng ít nhất, chất lượng cao nhất. Hiện tại lực lượng gián tiếp của công ty là 31 nhân viên, thực tế cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp là quá lớn. Trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường, mọi nhu cầu đều được tìm thấy trên thị trường do vậy trước mắt và lâu dài công ty cần tổ chức thêm phòng Marketing nhằm mục đích trong việc mở rộng thị trườngvận tải. Đặc biệt chú ý tới các tuyến vận tải đường dài. Hiện tại công ty đang áp dụng phương thức khoán theo luồng tuyến và trên cơ sở thực trạng kinh tế kỹ thuật của xe như vậy sẽ không đảm bảo chính xác trong công tác hạch toán chi phí và chưa thực sự kích thích lái xe trong công tác phục vụ khách hàng. Theo tôi công ty cần hoàn thiện phương thức khoán dựa vào định mức khoán từng tuyến và trên cơ sỏ các định mức kỹ thuật của từng xe. Tiến hành xây dựng mức khoán cụ thể tới từng đầu xe, có như vậy lái xe mới thực sự yên tâm hoạt động.

doc56 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành vận tải hành khách tại Công ty ô tô Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành phẩm bán phẩm = bán thành + biến bước 2 - dở dang bước 2 bước 2 phẩm bước 1 Giá thành sản Giá thành chi phí chế giá trị bán thành phẩm phẩm hoàn = bán thành + biến bước - dở dang bước (n +1 ) thành phẩm bước n ( n+1 ) Phương pháp này có ưu điểm tính được giá thành BTP của từng giai đoạn sản xuất do đó có tác dụng tăng cường hạch toán kinh doanh nội bộ và tăng cường quản lý BTP. Nhưng có nhược điếm tính toán phức tạp. Tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: Được áp dụng cho các danh nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là thành phẩm SX hoàn thành ở giai đoạn công nghệ SX cuối cùng: Bước 1: Căn cứ số liệu chi phi SX trong kỳ theo từng giao đoạn công nghệ từ đó tính toán phần chi phí SX của từng giai đoạn đó nằm trong giá thành của thành phẩm theo từng khoản mục Bước 2: Chi phí SX của từng giai đoạn công nghệ SX đã tính nằm trong giá thành của SP thì kết chuyển song song từng khoản mục để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị: Sơ đồ kết chuyển song song: Chi phí phát sinh Chi phí phát sinh Chi phí phát sinh ở PX 1 ở PX 2 ở PX n Chi phí SX ở PX 1 Chi phí SX ở PX 2 Chi phí SX ở PX n nằm trong TP nằm trong TP nằm trong TP Kết chuyển song song từng khoản mục Z sx của T.P Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm có ưu điểm là tính giá thành thành phẩm trực tiếp theo từng khoản mục từ bước đầu đến bước cuối, có thể xác định được chi phí từng giai đoạn sản xuất, tính toán nhanh và đơn giản hơn so với phương pháp có tính giá thành của BTP. Nhưng có nhược điểm là không theo dõi được chi tiết bán thành phẩm ở mỗi bước. e. Phương pháp tinh giá thành theo định mức : Theo phương pháp này trước hết phải căn cứ định mức ký thuật hiện hành và dự toán chi phí để tính ra gia thành ĐM SP, được thực hiện trước khi SX SP. Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật cần kịp thời tính toán lại ĐM xác định nguyên nhân để diều chỉnh xây dựng lại ĐM hợp lý. Điều kiện phải có qui trình công nghệ ổn định và sản phẩm đã đI vào nền nếp, định mức kinh tế kỹ thuật chi tiết và hợp lý, đội ngũ kế toán vững vàng hạch toán ban đầu chặt chẽ. Giá thành thực tế Giá thành định Chênh lệch do Chênh lệch của sản phẩm = mức của sản phẩm +(-) thay đổi ĐM +(-) thoát ly ĐM Sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức có ưư điểm : Có thể đánh giá được trình độ, tiến độ kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và tổ chức quản lý xí nghiệp. Có thể đánh giá được mức tiết kiệm chi phí , mức phấn đấu thực hiện giá thành kế hoạch. Bằng cách hạch toán riêng chênh lệch do thay đổi định mức từng khoản mục giúp cán bộ quản lý đánh giá được nguyên nhân tăng, giảm chi phí của từng khoản mục để có những biện pháp khắc phục. Nhưng để sử dụng được phương pháp này đòi hỏi quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã được định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối vững vàng, các định mức xây dựng tương đối chính xác và công nhân viên chức trong nhà máy phải luôn có tinh thần làm chủ tập thể. Tóm lại : Trong các phương pháp tính giá thành đã trình bày ở trên đây, mỗi phương pháp đêu có những ưư nhược điểm nhất định. Do vậy, người vận dụng phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất, dặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của doanh nghiệp mà chọn những phương pháp tính giá thành thích hợp. chương II khái quát tình hình kinh doanh ở công ty cổ phần vận tải vĩnh phúc I. quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1. Quá trình hình thành và phát triển Vĩnh Phúc là một tỉnh mới được tái lập, có địa giới gồm một thị xã và 6 Huyện trực thuộc, có số dân trên 1 Triệu người, là địa bàn gần thủ đô và nối liền các tỉnh phía bắc, nhịp độ phát triển kinh tế XH tăng nhanh, ngoài khu công nghiệp đã và đang phát triển còn có các khu du lịch nhỉ mát, do đó nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài tỉnh ngày càng nhiều, đòi hỏi có lực lượng quốc doanh phát triển để làm chủ đạo và chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của địa phương. Sau khi tỉnh Vĩnh Phú tách ra làm 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thì Công ty vận tải ôtô Vĩnh phúc tiền thân của nó được hình thành từ các đội xe của Công ty vận tải ô tô Vĩnh Phú cũ bao gồm đội xe Vĩnh Yên và đội xe Phúc Yên. Căn cứ vào quyết định 172/UB của UB ND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 01/12/1997 về việc sát nhập các đội xe từ Công ty ô tô Vĩnh Phú vào Xí nghiệp dịch vụ cơ khí nông nghiệp Tam Đảo và chuyển giao cho sở giao thông quản lý. Do chuyển đổi cơ chế và cơ cấu tổ chức để phù hợp với tình hình PTSX. Ngày 01/02/1997 Căn cứ vào quyết định 173 UB của UB ND tỉnh Vĩnh Phúc về việc bổ xung nội dung kinh doanh và lấy tên là Công ty vận tải ô tô và dịch vụ cơ khí Vĩnh Phúc. Công ty được cổ phần hoá theo quyết định số: 2849/ QĐUB ngày 01/11/1999 của Uỷ ban ND tỉnh Vĩnh Phúc và có tên là ”Công ty cổ phần vận tải ô tô Vĩnh Phúc”, công ty chính thức bắt đầu đi vào hoạt từ ngày 01/04/2000. Mục tiêu thành lập Công ty cổ phần nhằm huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn trong kinh doanh về vận tải hành khách nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông đóng góp cho NSNN và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh hơn. * Chức năng kinh doanh của Công ty gồm có: - Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô đường bộ. - Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải bằng đường bộ. - Kinh doanh các loại thiết bị, vật tư, phụ tùng, xăng dầu, mỡ chuyên dùng cho ngành vận tải. - Dịch vụ đại lý ô tô, xe máy các loại. - Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký kinh doanh và phù hợp với quy định của pháp luật. Thời gian hoạt động của Công ty là 20 năm kể từ ngày 01/4/2000 việc chấm dứt hoặc gia hạn thời kỳ hoạt động do đại hội cổ đông quyết định. - Trụ sở chính: Phường Liên Bảo- Thị Xã Vĩnh Yên. - Tài khoản mở tại ngân hàng: 710A00011. Tính đến thời điểm thành lập Công ty cổ phần 01/4/2000 - Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 147 người. - Công ty có 2 đội xe, 1 tổ xe, 2 xưởng xửa chữa với tổng số xe toàn công ty là 60 xe. Vốn điều lệ là: 4.000.000.000đ, được chia thành 40.000 cổ phiếu mỗi cổ phiếu mệnh giá 100.000đ Vốn thuộc sở hữu Nhà nước: 1.200.000.000đ Vốn thuộc các cổ đông ngoài vốn Nhà nước: 2.800.000.000đ Sản lượng chính của công ty là người, Km Tính đến thời điểm 9/2000 số cổ phiếu bán đợt 1 được 24.000 cổ phiếu ứng với 2.400.000.000đ 2. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động KD của công ty. Cơ cấu tổ chức Công ty được mô hình theo sơ đồ sau: Hội đồng quản trị Ban kiểm soát c Giám đốc Phó giám đốc SX KD P. giám đốc kỹ thuật Cấc phòng ban P.tổ chức HC P. kinh doanh P. kỹ thuật vật tư P. tài vụ các đội xe Các xưởng SC SX Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ nghiệp vụ: Quan hệ kiểm soát Quan hệ quá trình SX KD: Quan hệ lãnh đạo chỉ đạo SX: * chức năng nhiệm vụ các bộ phận. + Cơ quan quyết định cao nhất là Đại hội cổ đông, Đại hội cổ đông thành lập, Đại hội cổ đông thường niên, Đại hội cổ đông bất thường có nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Các cổ đông sở hữu tối thiểu 0,15% vốn điều lệ được tham gia vào chương trình nghị sự, tham gia đại hội, các cổ đông không đủ số cổ phần cần thiết thì tự nhóm lại cử đại diện tham dự đại hội. - Đại hội cổ đông thành lập: Chủ toạ là trưởng Ban đổi mới quản lý DN, thành phần là các cổ đông sở hữu ít nhất 0,15% vốn điều lệ. Đại hội này có nhiệm vụ thảo luận và thông qua điều lệ, bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát, thông qua phương án kinh doanh - Đại hội cổ đông thường niên: Mỗi năm họp một lần do chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập trong thời gian 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội cổ đông thường niên coi là hợp lệ khi có số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% vốn điều lệ của Công ty. ý nghĩa của đại hội này nhằm thông qua báo cáo cuả HĐQT về kết quả KD, báo cáo của kiểm soát viên, quyết toán năm tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ và chia cổ tức, quyết định phương hướng nhiệm vụ đầu năm tài chính mới, tăng giảm vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu, bầu HĐQT và ban kiểm soát khi hết nhiệm kỳ, xác định mức thù lao của HĐQT và kiểm soát viên.... - Đại hội cổ đông bất thường: Được chủ tịch HĐQT, hoặc 2/3 số thành viên HĐQT, hoặc nhóm cổ đông sở hữu 1/4 vốn điều lệ đề nghị triệu tập khi có những bất thường ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Công ty. ý nghĩa của đại hội này nhằm xử lý các vấn đề bất thường, bãi miễn hoặc bầu bổ sung các thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giải thể chi nhánh.... + Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty giữa 2 ký đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị gồm có 5 người, nhiệm kỳ là 3 năm. Quyền hạn của HĐQT là có quyền nhân danh Công ty quyết định đến các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp luật trừ những quyền thuộc Đại hội cổ đông...... + Giám đốc công ty: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về trách nhiệm quản lý và điều hành công ty. + Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao, tham mưu cho giám đốc về hoạt động SX KD của đơn vị, chỉ đạo các phòng, ban, đội xe, xưởng sửa chữa theo nhiệm vụ được giao. + Ban kiểm soát : Là tổ chức thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát có 02 người do Đại hội cổ đông bầu và bãi nhiệm. + Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác tổ chức SX KD, công tác khoán trong vận tải, lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hàng kỳ. Nắm bắt thông tin về thị trường để đưa ra phương án SX tối ưu có hiệu quả. + Phòng tài vụ: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác quản lý tài chính, quản lý tài sản, hạch toán giá thành. Lập các kế hoạch tài chính từng kỳ, kịp thời lập báo cáo tài chính cho cấp trên phục vụ công tác lãnh đạo công ty. + Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác quản lý và điều phối lao động phù hợp với nhiệm vụ Kế hoạch SX KD làm công tác về lao động tiền lương. + Phòng vật tư kỹ thuật: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác quản lý phụ tùng, phương tiện, thiết bị, đảm bảo cung cấp vật tư thiết bị đầy đủ với nhu cầu SX KD. Đồng thời tuyên chuyền ứng dụng các tiến bộ khoa học mới vào SX, đưa ra các biện pháp quản lý mới phù hợp, tham gia chỉ đạo đưa xe vào xưởng sủa chữa, SC đúng tiến độ, khám và nghiệm thu chất lượng xe ra vào xưởng. + Đội xe: Là đơn vị trực tiếp SX và quan hệ với thị trường hoạt động theo kế hoạch, nhiệm vụ được giao. Trực tiếp quản lý xe, điều phối xe ra vào các tuyến. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản lượng vận tải, luồng tuyến hoạt động doanh thu tài sản được giao và quan hệ xã hội của đội. + Xưởng sửa chữa: Chịu trách nhiệm cho xe ra vào xưởng đúng tiến độ, chất lượng tốt. áp dụng các thành tựu mới vào SX, luôn cải tiến công cụ LĐ, nâng cao chất lượng SC xe, Đóng mới phương tiện sản phẩm hạ giá thành sản phẩm. II. tình hình kinh doanh của công ty Kết quả KD của Công ty không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ quản lý hoạt động kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của mỗi DN. Trong điều kiện kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là nền móng để mở rộng qui mô SXKD, phát triển kinh tế, hoàn thành nghĩa vụ với NSNN, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động. 1. Đặc điểm qui trình công nghệ Trong hoạt động kinh doanh, kinh doanh vận tải hành khách là hoạt động chính của Công ty, để thích hợp đặc điểm kinh doanh của ngành vận tải và để kinh doanh có hiệu qủa nhất Công ty thực hiện phương thức khoán doanh thu. Căn cứ vào những đánh giá về luồng tuyến từ tổ tiếp thị thuộc phòng kinh doanh. Trên cơ sở phân loại xe hoạt động theo chất lượng, phòng kinh doanh xây dựng mức khoán cụ thể tới từng đầu xe. Với phương thức khoán này, ngoài những khoản mà công ty phải chi, lái xe chi hộ công ty bốn khoản là : lương lái xe, dầu nhờn, xăng dầu, sửa chữa thường xuyên. Căn cứ vào doanh số phải thu trừ đi khoản lái xe đã chi còn lại là khoản lái xe phải nộp công ty. Phương thức khoán này đã là động lực tốt để tăng năng suất lao động, thái độ phục vụ và tinh thần tự bảo quản xe. 2. Trang thiết bị tài sản trong Công ty. Trình độ trang thiết bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, sự tăng giảm TSCĐ có ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh và hiệu quả trong kinh doanh. Đánh giá tình trạng TSCĐ trước và sau khi cổ phần hoá qua bảng sau: Đơn vị tính:1000đ Chỉ tiêu 1999 9 tháng 2000 Giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng I. TSCĐ 6.292.594 100 9.860.686 100 1. Nhà cửa 403.481 6,4 3.425.373 44,3 2. Máy móc thiết bị 255.866 4,1 255.866 3,3 3.phương tiện vận tảI 5.633.247 89,5 6.179.447 52,4 II. TS lưu động 809.416 100 750.486 100 Qua số liệu trên ta thấy: Nguyên giá TSCĐ của Công ty năm 1999 và 10 tháng đầu năm 2000 có sự biến động lớn. Nguyên nhân do Công ty hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà làm việc 4 tầng, mua thêm 03 xe chở khách đầu tư vào kinh doanh đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của nhân dân. Nhìn vào tỷ trọng nhà cửa so với TSCĐ hữu hình đầu năm 2000 là rất lớn, đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp quản lý và phương án kinh doanh có khả năng thực thi nhằm thu lại vốn đã bỏ ra. 3. Kết quả KD của Công ty: Để xem xét kết quả kinh doanh ta so sánh kết quả của 6 tháng đầu năm 1999 với 6 tháng đầu năm 2000 sau khi đã cổ phần hoá: Đơn vị:1000đ Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 1999 6 tháng đầu năm 2000 chênh lệch 6 tháng 2000 - 1999 + - % 1. Doanh thu 4.699.534 4.956.054 256.520 4.5 2. Tổng chi phí 4.504.255 4.738.902 234.647 4.3 2. Lợi nhuận trước thuế 195.279 217.152 21.873 11.2 4. Lợi nhuận sau thuế 115.670 131.652 15.982 13,8 Qua số liệu bảng trên ta thấy doanh thu 6 tháng đầu năm 1999 Công ty chưa cổ phần so với 06 tháng đầu năm 2000 sau khi đã cổ phần có những chuyển biến tích cực, nguyên nhân cơ bản là sau khi cổ phần mỗi thành viên trong Công ty là một cổ đông do vậy quyền lợi và nghĩa vụ đối với Công ty đã gắn kết với nhau hơn, bên cạnh đó Công ty chú trọng nâng cao chất lượng xe, chất lượng phục vụ thu hút khách tăng doanh thu. 3. Phân phối lợi nhuận và lập quỹ sau khi cổ phần hoá. Năm tài chính của Công ty cổ phần bắt đầu từ 01/01/2000 kết thúc 31/12 hàng năm. Cuối mỗi niên khoá, Hội đồng quản trị xem xét thông qua quyết toán để trình Đại hội cổ đông, ngoài 4 báo cáo tài chính còn có Báo cáo tổng hợp kiểm kê tài sản cuối niên độ. Hội đồng quản trị có trách nhiệm xây dựng quy chế phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ trình Đại hội cổ đông quyết định cho từng năm. Lợi nhuận của Công ty gồm: Lợi nhuận chung = Tổng thu nhập – Chi phí Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận chung – Thuế Lợi nhuận ròng sau khi trích lập các quỹ sẽ được phân chia cổ tức cho các cổ đông: Quỹ dự trữ bắt buộc: Từ 5% đến lợi nhuận ròng để bổ sung vốn điều lệ và dự trữ tài chính cho năm sau cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ. Các quỹ khác do Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông gồm có: Quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi. Các quỹ không hình thành từ lợi nhuận gồm có: Vốn khấu hao TSCĐ; vốn khấu hao sửa chữa lớn tài sản. Sau khi trích lập các quỹ số còn lại chia cổ tức cho các cổ đông theo phần vốn góp, tuỳ theo tình hình cụ thể Hội đồng quản trị có thể tạm ứng cổ tức cho các cổ đông theo từng thời hạn quý hoặc 6 tháng, hiện nay ở Công ty thực hiện theo 6 tháng. Trong trường hợp kinh doanh thua lỗ, Đại hội cổ đông có thể có các biện pháp: Trích từ quỹ dự trữ để bù lỗ hoặc chuyển một phần lỗ sang năm sau đồng thời đưa ra các giải pháp để khắc phục. III. tổ chức bộ máy kế toán trong công ty 1 Tổ chức bộ máy kế toán: Cũng như các phòng ban khác phòng tài vụ có chức năng nhiệm vụ riêng: tham mưu cho lãnh đạo về các công việc quản lý tài chính, quản lý TS hạch toán giá thành, lập kế hoạch thu chi tài chính hàng tháng, hàng quý, năm theo kế hoạch SX KD. Cùng với phòng kinh doanh để XD phương án khoán đến từng đầu xe, xưởng SC đóng mới. Nhanh chóng báo cáo kết quả SX KD toàn đơn vị hàng tuần cho lãnh đạo, lập báo cáo quyết toán kịp thời chính xác, cấp vốn kịp thời cho SX KD, quản lý thu chi tài chính theo đúng chế độ nhà nước quy định Cơ cấu tổ chức phòng tài vụ của công ty được diễn biến theo sơ đồ sau. Kế toán trưởng kiêm K.Toán TSCĐ kiêm kế toán TSCĐ Kế toán trưởng kiêm kế toán TSCĐ Kế toán trưởng kiêm kế toán TSCĐ K.Toán V.Liệu và theo dõi công nợ B.Phận T.Kê B.Phận vi tính Thủ Quỹ K.Toán N.Hàng K.Toán tổng hợp Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo. Quan hệ nghiệp vụ. * Chức năng nhiệm vụ: + Kế toán trưởng: Vừa có nhiệm vụ theo dõi chung, vừa theo dõi về TSCĐ, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SX KD, kế hoạch thu chi tài chính kỹ thuật thu nộp thanh toán. kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn. Hướng dẫn các kế toán viên hạch toán đầy đủ chính xác. Thông tin kịp tkời cho lãnh đạo nắm bắt tình hình SXKD của đơn vị. + Có nhiệm vụ làm kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán nội bộ, kế toán tiền lương, kế toán công nợ lái xe, theo dõi chi phí quản lý hành chính. Kiểm tra chứng từ hàng ngài, lập chứng từ và ghi sổ kế toán, cuối tháng làm báo cáo quyết toán. + Kế toán vật liệu và theo dõi công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi nhập xuất và tồn kho nguyên nhiên vật liệu hàng ngày, theo dõi công nợ của cán bộ vật tư, các khoản tạm ứg phải thu, phải trả đối chiếu kịp thời. + Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi thu chi ngân hàng làm thủ tục theo dõi chi ngân hàng, hàng tháng đối chiếu ngân hàng vào sổ cái. Cuối tháng kê chứng từ để kế toán tổng hợp lấy số liệu để hạch toán đồng thời theo dõi doanh thu mức nộp từng đầu xe. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi hàng ngày giữ gìn bảo quản chứng từ thu chi ban đầu, vào sổ quỹ hàng ngày, thường xuyên báo cáo tình hình thu chi cho kế toán. Không tiết lộ tiền quỹ cho người không liên quan. + Bộ phận thống kê: Có nhiệm vụ thu tiền bán vé xe hàng ngày của lái xe vào sổ theo dõi hàng ngày. Thu tiền nợ của lái xe nộp cho công ty. + Bộ phận vi tính: Có nhiệm vụ trình lập các ô biểu phục vụ cho công tác kế toán. Mối quan hệ giữa phòng kế toán với phòng chức năng khác là mối quan hệ hỗ trợ phục vụ lẫn nhau thúc đẩy hoạt động SXKD được tiến hành tốt và làm chức năng tham mưu cho giám đốc, lãnh đạo và toàn bộ hoạt động của công ty. 2. Hình thức tổ chức kế toán. Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập chung. Toàn Công ty chỉ lập một phòng kế toán để tập chung thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở công ty, còn các tổ đội các xưởng, trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu. Định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán công ty, để kiểm tra và ghi sổ kế toán. Phòng kế toán công ty thực hiện ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở tất cả các bộ phận trong công ty nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin kinh tế, về tình hình biến động của tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của công ty nói chung và của từng đội, từng xưởng nói riêng. Nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt quản lý, sự đổi mới của nền kinh tế thị trường, chế độ kế toán không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều và thường xuyên, các chỉ tiêu chủ yếu là các chi phí phát sinh thực tế, đáp ứng yêu cầu của chế độ kế toán và yêu cầu quản lý thực tế Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản Trình tự ghi sổ theo sơ đồ sau:Chứng từ gốc Sổ chi tiết Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ đăng ký Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra: 3. Chứng từ, sổ sách Bộ sổ kế toán của công ty bao gồm : - Sổ quỹ tiền mặt : dùng cho thủ quỹ và kế toán thanh toán để phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt của công ty. - Số theo dõi tiền gửi ngân hàng : dùng để theo dõi tình hình gửi vào, rút ra và còn lại của tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng. - Sổ theo dõi tiền vay ngân hàng : dùng để theo dõi các khoản tiền vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ngân hàng. - Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế quy định trong các tài khoản của hệ thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra giám sát sự biến động của từng loại vốn, nguồn vốn trong công ty. - Sổ TSCĐ : sổ này dùng để theo dõi và quản lý TSCĐ trong công ty từ khi mua sắm đưa vào sứ dụng đến khi giảm tài sản. - Sổ chi tiết các tài khoản thanh toán nội bộ , tạm ứng và phải trả người bán: dùng để theo dõi tình hình thu nộp của các đơn vị trực thuộc, của laí phụ xe (136 ), các khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên vay ( 141 ), và phải trả người bán (331). - Số đăng ký chứng từ ghi sổ : sổ này dùng để đăng ký số hiệu ngày tháng của tất cả các chứng từ ghi sổ đã lập. - Sổ luân chuyển : Dùng để theo dõi số dư hàng tháng của tất cả các tài khoản có mở sổ chi tiết. chương III hạch toán chi phí và tính giá thành vận tải hành khách tại công ty cổ phần ô tô vĩnh phúc 1. Đặc điểm hạch toán chi phí tại Công ty Bản thân vận tải là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn, hoạt động kinh doanh vận tải không có sản phẩm dở dang. Sản phẩm của vận tải không có hình dáng cụ thể, không cất được vào kho. Sản phẩm sản xuất tới đâu tiêu thụ ngay tới đó. Trong hình thức kinh doanh vận tải, công ty thực hiện phương thức khoán doanh thu. Căn cứ vào những đánh giá về luồng tuyến từ tổ tiếp thị thuộc phòng kinh doanh. Trên cơ sở phân loại xe hoạt động theo chất lượng, phòng kinh doanh xây dựng mức khoán cụ thể tới từng đầu xe. Trong phương thức khoán này, ngoài những khoản mà công ty phải chi , lái xe chi hộ công ty bốn khoản là : lương lái xe, dầu nhờn, xăng dầu, sửa chữa thường xuyên. Chi phí vận tải là một loại chi phí sản xuất đặc biệt. Do vậy hạch toán chi phí vân tải cũng phải được tổ chức theo những nguyên tắc chung đồng thời cũng có những đặc điểm riêng của nghành. Chi phí vận tải là loại chi phí có khả năng tận thu lớn trên một số khoản chi : nhiên liệu, dầu nhờn, xăm lốp ......Phấn đấu tận thu trên những khoản chi này sẽ tích cực giảm giá thành vận tải. ở công ty CP vận tải ôtô Vĩnh Phúc vận tải được tập hợp theo khoản mục chi phí nhằm quản lý và sử dụng tốt nhất những chi phí chi ra cho quá trình vận tải . Thực tế tại công ty, chi phí vận tải bao gồm các khoản mục sau: + Tiền lương của lái, phụ xe +BHXH, BHYT, KPCĐ +Nhiên liệu ( xăng dầu ) + Dầu nhờn +Khấu hao cơ bản +Sửa chữa lớn +Chi phí xăm lốp + Chi phí sửa chữa thường xuyên 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của đơn vị Để tập hợp chi phí vận tải và tính giá thành một cách chính xác trước hết công ty phải xác định cho được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành . Do đặc trưng chung của nghành vận tải, do vậy công ty vận tải ôtô Vĩnh Phúc không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa để chỉ tiêu giá thành có thông tin thời sự và giúp đỡ đắc lực cho sản xuất kinh doanh, công ty đã xác lập kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán là một tháng. Phương pháp tính giá thành mà công ty đang áp dụng hiện nay là phương pháp tính giá thành giản đơn. Mỗi tháng kế toán tập hợp số liệu và tính giá thành một lần vào cuối tháng, chi phí được tập hợp theo từng khoản mục và xác định giá thành toàn bộ. Công ty vận tải ôtô Vĩnh Phúc thực hiện phương thức khoán doanh thu. hàng tháng căn cứ vào doanh thu trên tuyến sau khi trừ đi phần lái, phụ xe tự chi, phần còn lại lái xe phải nộp cho công ty theo lịch đã quy định. Dựa trên định mức đã có kế toán giá thành theo dõi sát sao tất cả các khoản chi phí để tập hợp vào cuối tháng và làm cơ sở cho việc tính giá thành xe khách một cách chính xác. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành xe khách của công ty được thực hiện trên từng khoản mục. 3. Hạch toán chi phí và tính giá thành vận tải hành khách 09/2000 a. Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải. Thuộc nhóm nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí sau : +Nhiên liệu ( Xăng dầu ) + Dầu nhờn Doanh thu , các khoản lái xe tự chi: lương lái xe, dầu nhờn, xăng dầu, sửa chữa thường xuyên và khoản lái xe phải nộp được thể hiện trên bảng phân bổ chi phí tháng 9/2000: bảng phân bổ số 04 Tháng 9 năm 2000 Stt Ghi nợ các tài khoản Số tiền 1 Tài khoản 621 - chi phí nhiên liệu , dầu nhờn 309.597.500 2 Tài khoản 622 - lương của lái + phụ xe 144.719.000 3 Tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung xe ca 67.495.700 4 Tài khoản 136- lái xe phải nộp 408.513.784 Cộng - ghi có tài khoản 511 - doanh thu 930.325.984 a1. nhiên liệu Đây là khoản chi phí thực tế tiêu hao trong quá trình vận tải và thường hạch toán trực tiếp cho từng xe. Kế toán sử dụng chứng từ ghi sổ số 04 để phản ảnh khoản mục này. Trong ba khoản lái xe tự chi trừ tiền lương và sửa chữa thường xuyên được tập hợp riêng cho từng xe, còn lại : dầu nhờn, nhiên liệu kế toán tập hợp theo dõi chung thành một khoản mục chi phí vào cuối tháng. Kế toán tính toán như sau : Nhiên liệu được tính dựa vào mức khoán chung đ/ngkm và được nhân cùng với hệ số quy đổi. hàng tháng căn cứ vào bảng kê tập hợp chi phí nhiên liệu để tính tổng chi phí nhiên liệu. Trong tháng 9 tổng chi phí nhiên liệu = 292.862.500 đ bảng kê tập hợp chi phí nhiên liệu xe ca theo tuyến Đội xe 1 - tháng 9/2000 Số xe Tuyến đường Hệ số QĐ Nhiên liệu đ/ngkm sản lượng ngkm Chi phí nhiên liệu 03-11 Vĩnh yên - Sài Gòn 1,027 30,05 82.035 2.531.711 74-01 Vĩnh yên - Đắc lắc 1,046 29,74 88.740 2.760.527 72-34 Vĩnh yên - Móng cái 1,056 30,13 18.860 600.074 ..... ........ ..... ....... ...... ........ Cộng 730.215 154.255.200 Tương tự tính như trên cho đội xe số 2. ( Mức sản lương do phòng kế hoạch xây dựng) Chứng từ ghi sổ số 04 Tháng 09/2000 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Xăng dầu dùng cho xe ca tháng 9 621 292.862.500 511 292.862.500 Cộng 292.862.500 292.862.500 a2. Dầu nhờn : Khoản chi này rất quan trọng để hình thành nên quá trình vận tải. Nó được tính như sau : Dầu nhờn = 3%nhiên liệu (tính bằng lít) * 15.000 đ/lít dầu Ví dụ : trong tháng 9 chi phí nhiên liệu của xe 88H -05-11 là : 2.531.711đ : 4.900đ/lít = 516,68 lít Vậy chi phí dầu nhờn = 516,68 * 3% *15.000 = 232.500 đ Hàng tháng kế toán lập bảng kê chi phí dầu nhờn để làm căn cứ vào chứng từ ghi sổ. Tháng 9 khoản chi phí dầu nhờn =16.735.000 bảng kê chi phí dầu nhờn Tháng 9- 2000 Đội xe số1 Số xe tuyến đường Số lít NL 3% NL Đ.giá dầu nhờn (đ) Chi phí dầu nhờn 05-11 Vĩnh yên - Sài Gòn 516,68 15.5 15.000 232.500 74-01 Vĩnh yên - Đắc lắc 563,37 16.9 15.000 253.500 72-34 Vĩnh yên - Móng cái 122,46 3.67 15.000 55.050 ...... .......... ....... ....... ....... Cộng 9.324.400 Tương tự tính như trên cho đội xe số 2. Chứng từ ghi sổ Số 05 Tháng 9-2000 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Dầu nhờn dùng cho xe ca tháng 9 621 16.735.000 511 16.735.000 Cộng 16.735.000 16.735.000 b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp b1. Tiền lương lái xe Đây là một trong bốn khoản mục lái xe tự chi trong quá trình hoạt động. Dựa trên mức lương khoán chung là 53.000đ/ 10.000ngkm Hàng tháng căn cứ vào bảng kê sản lượng để tính lương của lái xe. Lương phải trả lái xe Sản lượng phụ xe = thực tế (Ngkm) * 53.000đ/ 10.000ngkm Chi phí tiền lương này cuối tháng được tập hợp trực tiếp vào chi phí vận tảixe khách. Cách xác định tiền lương cho lái xe đội 1 như sau: Số xe km người Sản lượng ngkm lương lái xe 78-96 10.938 285 228.685 1.212.030 78-16 10.440 289 216.950 1.149.800 75-22 1.670 422 48.632 257.750 78-41 2.860 982 75.108 398.072 74-83 3.120 118. 106.447 564.169 ..... ..... ..... ...... ...... Cộng 71.514.658 Tương tự như vậy với đội xe số 2 ta có thể tổng hợp tiền lương thực tế của lái xe trong cả tháng 9/2000 Căn cứ vào sản lượng thực tế cuối tháng 9 là : 22.641.509,4ngkm. Ta có thể xác định tổng mức lương phải trả tháng 9 là : 22.641.509,4 *53.000/10.000 = 120.000.000.đ b2. BHXH , BHYT , kinh phí công đoàn Đây là khoản hàng tháng được tính trước vào giá thành vận tải. Theo quy định hiện hành khoản này được tính bằng 19% lương thực tế của lái xe, trong đó : + BHXH =15% +BHYT =2% +KPCĐ =2% Trong tháng ba được tính như sau : + BHXH = 120.000.000 * 15% = 19.515.000 +BHYT = 120.000.000 *2% = 2.602.000 +KPCĐ = 120.000.000. * 2% = 2.602.000 Theo hình thức chứng từ ghi sổ khoản này được phản ánh trên chứng từ ghi sổ số 06: Chứng từ ghi sổ Số 06 Tháng 9/2000 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích BH + phân bổ lương 622 334 1 44.719.000 120.000.000 3383 19.515.000 3382 2.602.000 3384 2.602.000 Cộng 144.719000 144.719.000 c. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí sửa chữa thường xuyên - Khấu hao xe - Sửa chữa lớn - Chi phí xăm lốp c1. Chi phí sửa chữa thường xuyên : Đây là khoản chi phí ( lái xe tự chi ) bỏ ra hàng tháng để tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên phương tiên vận tải. Chi phí SCTX Công ty khoán cho lái xa theo định mức trên cơ sở định ngạch: - Xe đường dài: 240.000km/1lần - Xe đường ngắn: 200.000Km/1lần Tổng Km xe hoạt động Chi phí 1 lần Chi phí SCTX = x sửa chữa Định ngạch Km Căn cứ số liệu định mức SCTX cho từng đầu xe của từng tuyến do phòng kinh doanh lập tháng 9, tổng chi phí SCTX = 67.945.700đ kế toán giá thành sử dụng chứng từ ghi sổ số 10 để phản ánh khoản mục này : Chứng từ ghi sổ Số 07 Tháng 9/2000 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Chi phí sửa chữa thường xuyên tháng 9 627 67.495.700 511 67.495.700 Cộng : 67.495.700 67.495.700 c2. Khấu hao xe : Đây là khoản chi phí thể hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn của xe chuyển vào chi phí vận tải trong kỳ, khoản mục này hàng tháng được tính trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí và tính vào giá thành dịch vụ vận tải đã hoàn thành trong kỳ. Công ty áp dụng hình thức khấu hao tuyến tính, kế toán giá thành căn cứ số liệu khấu hao phương tiện vận tải được trích từ bảng tính và phân bổ KH TSCĐ tháng 9/2000 do kế toán TSCĐ lập Trong tháng 9/2000 trích khấu hao cơ bản phương tiện vận tải là : 61.794.470đ được phản ánh trên nhật ký chứng từ số 10. chứng từ ghi sổ Số 08 Tháng 9/2000 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích khấu hao cơ bản tháng 9 627 59.044.470 214 59.044.470 Cộng 59.044.470 59.044.470 c3. Sửa chữa lớn Đây là chi phí hàng tháng được phân bổ trực tiếp vào giá thành theo đối tượng sử dụng. Kế toán chứng từ ghi sổ số 09 để phản ánh khoản mục này: Chứng từ ghi sổ Số 09 Tháng 9/2000 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích chi phí sửa chữa lớn tháng 9 627 120.500.000 335.2 120.500.000 Cộng 120.500.000 120.500.000 c 4. Chi phí xăm lốp Chi phí xăm lốp bao gồm chi phí về mua săm lốp, sửa chữa, đắp lại lốp, hao mòn lốp, thưởng tiết kiệm lốp ...... chi phí về săm lốp được xác định dựa trên cở sở số km lăn bánh thực tế. Để giá thành vận tải hàng tháng không bị biến động do ảnh hưởng của việc tính chi phí săm lốp vào chi phí vận tải. Công ty tiến hành trích trước chi phí xăm lốp hàng tháng . Số trích trước chi phí xăm lốp được tính trên cơ sở số km lăn bánh thực tế trong tháng x định mức chi phí xăm lốp cho một km lăn bánh . Cuối năm mới tiến hành kiểm kê đánh giá xăm lốp hiện còn của từng đầu xe để tính toán chi phí xăm lốp thực tế. Kế toán sử dụng chứng từ ghi sổ số 10 để phản ánh khoản mục này : chứng từ ghi sổ Số 10 Tháng 9/2000 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích chi phí xăm lốp tháng 9 627 102.500.000 335.3 102.500.000 Cộng 102.500.000 102.500.000 d. chi phí cầu phà, bến bãi Khoản chi phí này Công ty uỷ quyền cho lái xe chi phí, cơ sở để tính là căn cứ vào hợp đồng bến bãi, căn cứ vào từng luồng tuyến cụ thể để tập hợp. Tổng chi phí cầu phà Lệ phí cầu phà Tổng số chuyến bến bãi = bến bãi 1 vòng x hoạt động Căn cứ bảng tập hợp chi phí cầu phà, bến bãi tháng 9/2000 kế toán lập chứng từ ghi sổ số 11. chứng từ ghi sổ Số 11 Tháng 9/2000 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Chi phí cầu phà, bến bãi 627 10.520.000 511 10.520.000 Cộng 10.520.000 10.520.000 Bảng tổng hợp tính giá thành vận tải Tháng 9/2000 Stt các khoản mục tính giá đvt Số tiền 1 Nhiên liệu Đồng 292.862.500 2 Dầu nhờn 16.735.000 3 Lương +BHXH + BHYT + KPCĐ 144.719.000 4 Sửa chữa thường xuyên 67.495.700 5 Khấu hao xe 59.044.470 6 Sửa chữa lớn 120.500.000 7 Chi phí xăm lốp 102.500.000 8 Chi phí cầu phà, bến bãi 10.520.000 Cộng 814.376.670 Sau khi xây dựng giá thành vận tải kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh này và làm cơ sở cho việc ghi sổ cái tài khoản 911. Chứng từ ghi sổ số 14 Tháng 9/2000 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 1. K/C chi phí NVL trực tiếp 631 621. 309.597.500 309.597.500 2. K/C chi phí nhân công trực tiếp 631 622 144.719.000 144.719.000 3. K/C chi phí sản xuất chung 631 627 360.060.170 360.060.170 Cộng 814.376.670 814.376.670 Vì hoạt động vận tải hành khách không có sản phẩm dổ dang nên kế toán không kết chuyển TK 631 về TK 632 mà kết chuyển thẳng về TK 911: Chứng từ ghi sổ số 15 Tháng 9/2000 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 3. K/C giá thành vận tải H. khách 911 631 814.376.670 814.376.670 Cộng 814.376.670 814.376.670 Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tháng 9/2000 Số chứng từ ghi sổ Tài khoản ghi Nợ Số tiền Tài khoản ghi Có Số tiền 04 621 292.862.500 511 292.862.500 05 621 16.735.000 511 16.735.000 06 622 144.719.000 334 120.000.000 3383 19.515.000 3382 2.602.000 3384 2.602.000 07 627 67.495.700 511 67.495.700 08 627 59.044.470 214 59.044.470 09 627 120.500.000 3352 120.500.000 10 627 102.500.000 3353 102.500.000 11 627 10.520.000 511 10.520.000 14 631 814.376.670 621 309.597.500 622 144.719.000 627 360.060.170 15 911 814.376.670 631 814.376.670 Cộng 2.443.130.010 2.443.130.010 Hàng tháng vào cuối tháng kế toán tiến hành vào sổ cái cho từng tài khoản để theo dõi số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng và số dư cuối tháng, làm cơ sở cho việc lập báo cáo kế toán. Sổ cái Tài khoản giá thành sản xuất Số hiệu : 631 Ctừ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày Nợ Có ....... ..... ....... ...... 14 30/9 K/C chi phí NVL TT 621 309.597.500 K/C chi phí NC TT 622 144.719.000 K/C chi phí SXC 627 360.060.170 K/C giá thành vận tải 911 814.376.670 Cộng phát sinh 814.376.670 814.376.670 Chương IV một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản suất và nâng cao hiệu quả kinh doanh 1 Đánh giá việc thực hiện công tác kế toán về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Hệ thống số sách và hệ thống tài khoản tại công ty hầu hết đã sử dụng đồng nhất với hệ thống tài khoản kế toán, sổ sách kế toán quốc gia. Tuy nhiên vẫn còn có những nhược điểm nhất định : Trong hệ thống tài khoản kế toán tại công ty kế toán sử dụng tài khoản 131 ( thanh toán với lái xe ), trong hệ thống tài khoản quốc gia tài khoản 131 có nội dung kinh tế là phải thu của khách hàng với những nghiệp vụ mua bán có tính chất thương mại. Khi hạch toán chi phí một số khoản lái xe tự chi như nhiên liệu, dầu nhờn, sửa chữa thường xuyên kế toán ghi : Nợ TK 621 , 627 Có TK 511 Trên thực tế công ty áp dụng hình thức khoán, các khoản lái xe tự chi nằm trong doanh thu, sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí thì ra khoản lái xe phải nộp laị cho công ty. Nhưng việc hạch toán chi phí và doanh thu như vậy không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Việc sử dụng tài khoản sai mục đích và chế độ như vậy sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm soát nôị bộ và thanh tra tài chính. Theo tôi công ty nên sử dụng tài khoản 136 ( phải thu nội bộ ) để hạch toán khoản doanh thu lái xe phải nộp trên cơ sở : công ty là đơn vị chính, còn lại các đội xe là đơn vị trực thuộc. Khi tính ra tổng doanh thu mà lái xe phải thực hiện kế toán nên ghi như sau: Nợ TK 136 Có TK 511: doanh thu Sau khi trừ đi chi phí lái xe tự chi kế toán ghi : Nợ TK 621, 627 Có TK 136 Như vậy việc theo dõi doanh thu của công ty sẽ dễ dàng hơn. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng.Do vậy ngoài việc hạch toán đúng và đủ các khoản mục trong giá thành cần phân tích chỉ tiêu này trên nhiều góc độ khác nhau. Nhằm mục đích cung cấp cho quản lý một lượng thông tin phong phú và chính xác. bảng phân tích giá thành tháng 9-2000 Stt các khoản mục Tổng giá thành vận tải xe ca chênh lệch (+ ) ( - ) Tỷ trọng chênh lệch kh Tỷ trọng giá thành kh tt kh tt I chi phí giá thành 1 nhiên liệu 300.000.000 292.862.500 -7.137.500 -2,379 35,95 2 dầu nhờn 20.000.000 16.735.000 -3.265.000 -16,325 2.054 3 lương+BHXH+BHYT+KPCĐ 140.000.000 144.719.000 +4.719.000 +3,37 17,76 4 sửa chữa thường xuyên 72.000.000 67.495.700 -4.504.300 -6,25 8,287 5 khấu hao xe 58.000.000 59.044.470 +1.044.470 +1.8 7,25 6 sửa chữa lớn 137.500.000 120.500.000 -17.000.000 -12,36 14,74 7 chi phí xăm lốp 120.000.000 102.500.000 -17.500.000 -14,58 12.57 8 Chi phí cầu, bến bãi 10.000.000 10.520.000 +520.000 +5.2 1,29 cộng 857.500.000 814.376.670 -43.123.330 5,02 Theo bảng phân tích giá thành cho phép ta có những nhận xét : Nhìn chung giá thành thực tế sản phẩm giảm so với giá thành kế hoạch. Tổng mức giá thành kỳ thực tế hạ so với kỳ kế hoạch là : 43.123.330 hay 5,02% chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã thực hiện các biên pháp tiết kiện chi phí, hạ giá thành. Xét chi tiết cho từng khoản mục : Nhiên liệu : khoản mục này chịu ảnh hưởng đáng kể của thị thường dầu lửa thế giới và sự tác động của nhà nước. Nhiên liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành vận tải. Do vậy nếu giảm được tỷ lệ khoản mục này trong giá thành sẽ góp phần đáng kể cho việc hạ giá thành dịch vụ vận tải. Thực tế ở công ty nhiên liệu tiêu hao kỳ thực tế giảm so với kỳ kế hoạch là : 7.173.500đ hay số tương đối là 2,379%. Khoản mục này chiếm 35,95% trong tổng giá thành vận tải. Nhiên liệu tiêu hao giảm chứng tỏ công ty đã thực hiện các biện pháp tiết kiệm xăng dầu hoặc tăng chất lượng phương tiện vận tải. -Dầu nhờn : khoản mục này giảm với tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ của nhiên liệu điều đó chứng tỏ rõ ràng công tyđã thực hiện chính sách hiện đại hoá phương tiện vận tải. Lương lái xe : Tổng mức lương lái xe kỳ thực tế tăng so với kỳ kế hoạch là 4.719.000đ hay 3,37% và chiếm17,76% trong tổng giá thành. Mức lương tăng sẽ làm cho giá thành tăng lên . Nhưng ở khoản mục này lại được đánh giá là nhân tố tích cực : + Mức lương của lái xe luôn luôn tỷ lệ thuận với sản lượng, do vậy khi lương tăng lên một đơn vị chứng tỏ sản lượng tăng lên đảng kể. Điều đó góp phần tích cực vào việc thực hiện kế hoạch sản lượng của công ty + Mức lương tăng thể hiện mức sống của lái phụ xe được tăng lên rõ rệt . + Mức lương lái phụ xe tăng sẽ làm cho giá thành đơn vị sản phẩm giảm Chi phí sửa chữa thường xuyên : Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành vận tải do vậy giảm được tỷ trong chi phí này trong giá thành sẽ tác động đáng kể đến giá thành vận tải. Tuy nhiên đây là một khoản mục chi phí có tính chất thường xuyên nhằm duy trì sự hoạt động đều đặn của phương tiện vận tải do vậy cần xây dựng tỷ lệ tính thích hợp so với tỷ lệ KHCB và SCL. KHCB : kỳ thực tế tăng so với kỳ kế hoạch là 1.044.470đ hay 1,8% khoản mục này chiếm 7,25% trong tổng chi phí giá thành. Đây là khoản mục cơ bản của giá thành, là nguồn quan trọng để hình thành nên nguồn vốn cố định tái đầu tư và hiện đại hoá phương tiện vận tải. Tổng mức khấu hao tăng có thể do tổng giá trị tài sản cố định tăng hoặc công ty thực hiện các biện pháp chống hao mòn vô hình. Sửa chữa lớn và chi phí xăm lốp : cả hai khoản mục này đều giảm rất mạnh, SCL giảm 12,36% chi phí xăm lốp giảm 14,58% so với kế hoạch. Việc giảm SCL chứng tỏ phương tiện vận tải của doanh nghiệp còn mới và doanh nghiệp đã lợi dụng yeéu tố đó cho việc giảm giá thành. Khoản mục chi phí xăm lốp giảm chứng tỏ công ty đã áp dụng thành công các phương pháp tận thu trên các loại xăm lốp. 2. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành vận tải hành khách. Để đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh vận tải có hiệu quả bộ máy quản lý của công ty cần được tổ chức hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác vận tải. Xây dựng bộ máy quản lý với số lượng ít nhất, chất lượng cao nhất. Hiện tại lực lượng gián tiếp của công ty là 31 nhân viên, thực tế cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp là quá lớn. Trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường, mọi nhu cầu đều được tìm thấy trên thị trường do vậy trước mắt và lâu dài công ty cần tổ chức thêm phòng Marketing nhằm mục đích trong việc mở rộng thị trườngvận tải. Đặc biệt chú ý tới các tuyến vận tải đường dài. Hiện tại công ty đang áp dụng phương thức khoán theo luồng tuyến và trên cơ sở thực trạng kinh tế kỹ thuật của xe như vậy sẽ không đảm bảo chính xác trong công tác hạch toán chi phí và chưa thực sự kích thích lái xe trong công tác phục vụ khách hàng. Theo tôi công ty cần hoàn thiện phương thức khoán dựa vào định mức khoán từng tuyến và trên cơ sỏ các định mức kỹ thuật của từng xe. Tiến hành xây dựng mức khoán cụ thể tới từng đầu xe, có như vậy lái xe mới thực sự yên tâm hoạt động. Một vấn đề rất khó đối với công ty hiện nay là khó quản lý phương tiện vận tải của mình. Khi doanh nghiệp thực hiện phương thức khoán, tức là doanh nghiệp đã giao xe của mình cho lái xe và trên thực tế lái xe chỉ chú ý đến doanh thu hoạt động của xe và các bộ phận của xe giúp xe có thể hoạt động trong thời gian trước mắt ( như xăm lốp , ắc quy , .... ) còn lại việc bảo quản giữ gìn phương tiện lái xe chưa hết trách nhiệm của mình mặc dù Công ty đã cổ phần hoá và lái xe cũng là một cổ đông của Công ty. Do tính chất tất yếu của nền kinh tế thị trường, khách hàng rất khắt khe trong việc lựa chọn phương tiện cho mình. Do vậy để đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh với các phương tiện vận tải tư nhân Công ty cần đầu tư, đóng mới hiện đại hoá các phương tiện vận tải. Phòng kế toán - tài vụ của Công ty CP vận tải ôtô Vĩnh phúc hiện tại đã đáp ứng được một phần đáng kể cho công tác quản lý của đơn vị nhưng vãn còn có những nhược điểm nhất định : - Trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn thấp, nhìn chung không đồng đều. Do vậy Công ty cần có chính sách đầu tư thích đáng cho cán bộ công nhân viên đi học nâng cao trình độ quản lý kinh tế, trình độ nghiệp vụ kế toán nhằm tăng cường công tác hạch toán kinh tế. - Hiện tại công việc kế toán hầu như là thực hiện bằng tay, chưa có chương trình kế toán hạch toán riêng bằng máy vi tính. Như vậy sẽ không đảm bảo mức độ nhanh nhạy, chính xác của thông tin cho công tác quản lý kinh tế, quản lý tài chính doanh nghiệp. Công ty cần có chương trình đầu tư các phương tiện kỹ thuật hiện đại, như vậy sẽ góp phần tăng nhanh năng suất lao động kế toán, giảm tới mức thấp nhất lao đông số lượng kế toán và cung cấp kịp thời thông tin chính xác cho quản lý kinh tế và lãnh đạo nghiệp vụ. Trên đây là một số kiến nghị nhằm đóng góp hoàn thiện đối với công tác kế toán của Công ty. Tôi xin được mạnh dạn đề xuất phương hướng hoàn thiện hơn đối với công tác kế toán: - Giao thông vận tải là một nghành kinh tế quan trọng, do vậy khi đất nước chuyển xang kinh tế thị trường nhà nước cần phải thực hiện các chính sách quản lý về vốn phương tiện. Hiện tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Vĩnh Phúc hàng năm vẫn nộp toàn bộ số khấu hao cơ bản vào ngân sách nhà nước, điều đó sẽ gây nhiều bất lợi cho việc đảm bảo tự chủ. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, theo tôi nhà nước nên để lại công ty ít nhất là 50% lượng khấu hao cơ bản. Như vậy, nhà nước vừa có thể thực hiện các chính sách quản lý vốn với doanh nghiệp. Đồng thời giúp doanh nghiệp trong vấn đề tự chủ đổi mới phương tiện. - Trong khâu bán vé xe khách và phạm vi hoạt động của bến hiện nay còn nhiều thiếu sót. Muốn vận chuyển hành khách thì phái có xe mà xe là xe của đơn vị vận tải hay nhà sản xuất mà sản phẩm tính bằng lượng hành khách và Ngkm. Vây thì đơn vị sản xuất phải có quyền bán sản phẩm của mình chứ không thể qua người trung gian . Hiện nay nhà nước cần giao cho bến xe ăn hoa hồng ( trung gian) bán vé. Trong khi các đơn vị vận tải không đồng ý thì không nên để bến xe làm dich vụ thương nghiệp ở dây truyền sản xuất này. Còn vai trò của bến xe chỉ là một đơn vị hành chính sự nghiệp và sản xuất HK và Ng/km là sản phẩm của đơn vị vận tải do vậy nên các bến xe chỉ nên làm dịch vụ cho thuê chỗ đậu xe, cho thuê phòng bấn vé, làm trật tự vệ sinh công cộng bến bãi. Chúng ta đều nhận thấy rằng vận tải là một yếu tố quan trọng hàng đầu của việc phát triển kinh tế đất nước. Nó là khâu nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng, "muốn cải thiện đời sống kinh tế của một nước đang phát triển thì phải giải quyết trước tiên khâu vận tải. Cũng như giá thành của các sản phẩm vật chất khác, giá thành dịch vụ vận tải cũng được cấu thành bởi ba yếu tố C + V + M . Trước hết để giảm được giá thành chúng ta cần giảm các nhân tố cấu thành nên giá thành : - Giảm mức tiêu hao nhiên liệu , vật liệu ...v...v... thể hiện trong vận tải là việc tiết kiệm đến mức thấp nhất các khoản chi phí về xăng dầu, dầu nhờn. đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải. Do vậy chỉ cần giảm đi một tỷ lệ rất nhỏ cũng đã làm cho giá thành vận tải giảm đi một lượng rất lớn. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để tiết kiệm được khoản mục này. Đó là một vấn đề khó khăn cần được sự phối hợp thực hiện giữa nhà nước, xí nghiệp và người lao động ( lái xe ) + Nhà nước cần có chính sách ổn định giá cả xăng dầu tránh hiện tượng (đột biến giá ) xăng dầu. Đảm bảo cung cấp xăng dầu tiện lợi, đúng phấm cấp , chất lượng . + Phía lái xe : nâng cao trình độ tay nghề, phát huy hết hệ số lợi dụng trọng tải, hệ số lợi dụng quãng đường sẽ tiết kiệm được nhiên liệu, vật liệu, cần hạn chế việc xe chạy không khách. - Tăng năng suất lao động : thể hiện ở việc tăng khối lượng phục vụ hành khách cũng như việc nâng cấp chất lượng phục vụ. Công ty thực hiện phương thức khoán doanh thu theo tháng do đó tăng năng suất lao động còn thể hiện ở việc tăng số ngày doanh vận thực tế trong tháng. Việc nâng cao hệ số lợi dụng trọng tải và hệ số lợi dụng quãng đường sẽ làm tăng năng suất của phuương tiện từ đó làm giảm chi phí giá thành/ 1đơn vị sản phẩm. Tóm lại : việc tăng nhanh năng suất lao động sẽ góp phần giảm chi phí hạ giá thành cho 1đơn vị sản phẩm. Vận tải là một trong những ngành có hệ số rủi gio lớn do vậy để khách hàng yên tâm khi đi trên phương tiện của công ty, công ty cần có chế độ bảo hiểm cho hành khách. Do đặc điểm của phương tiện vận tải là sử dụng trong nhiều năm. Cho nên nảy sinh vấn đề là phát triển và bảo toàn vốn sao cho sau khi hết thời hạn sử dụng có thể phục hồi xe với chất lượng và tiện nghi cao hơn. - Ngoài việc tiết kiệm các yếu tố trực tiếp cấu thành nên gía thành. Việc nâng cao chất lượng quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh một cách hợp lý khoa học sẽ góp phần gián tiếp vào việc hạ thấp giá thành. Để làm được việc đó bộ máy quản lý gián tiếp phải gọn nhẹ, cán bộ quản lý có trình độ, Công ty phải áp dụng được các phương tiện quản lý hiện đại. Giảm đến mức tối thiểu các khoản chi phí không cần thiết bất hợp lý. Để hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả và để giá thành dich vụ vận tải được thị trường chấp nhận, Công ty cần ngiên cứu các biện pháp nêu trên và có những giải pháp tích cực hơn nữa nhằm hạ giá thành thấp nhất. Kết luận Qua năm năm học tập nghiên cứu tại trường, tôi đã được các thầy cô trong trường trang bị đầy đủ những kiến thức về tài chính kế toán, đặc biệt là các thầy cô Khoa kế toán đã trang bị cho tôi toàn bộ lý luận về hạch toán kế toán giúp tôi có được sự đánh giá tổng quát đối với toàn bộ nền kinh tế và cái nhìn sâu sắc đối với từng hoạt động kinh tế cụ thể. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vận tải ôtô Vĩnh Phúc tôi đã vận dụng tổng hợp lý luận vào việc nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và trong phạm vi đề tài này tôi đã mô phỏng lại toàn bộ công tác hạch toán chi phí và tính giá thành vận tải hành khách từ khâu ban đầu đến khâu kết thúc. Phân tích và chỉ ra những ưu nhược điểm trong công tác hạch toán chi phí và giá thành tại Công ty, từ đó đề xuất những phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành. Qua chuyên đề nghiên cứu tôi rút ra : Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sản xuất của bất kỳ một doanh nghiệp nào do vậy công việc hạch toán chi phí và giá thành chiếm một vị trí then chốt và xuyên suốt toàn bộ công tác hạch toán kế toán của một doanh nghiệp. Giá thành là một trong những chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và là cơ sở để các cấp quản lý vạch các chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp trong tương lai. Qua đề tài của mình tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô, các các cán bộ nhân viên trong Công ty cổ phần vân tải ô tô Vĩnh Phúc đã hết lòng giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành tốt đẹp đề taì này ./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0482.doc
Tài liệu liên quan