Đề tài Tư tưởng đức trị và pháp trị trong pháp luật phong kiến Việt Nam

Trong Quốc triều hình luật có 52 điều quy định chế tài phạt tiền đối với những vi phạm kỉ luật công vụ của quan lại mà chưa đến mức bị xử phạt biếm, cách hay bãi chức, thường là các vi phạm như chưa hoàn thành định lượng công vụ (Điều 104), làm sai lệch công vụ (Điều 108, 109, 268), không bảo đảm chất lượng công vụ (Điều 154, 328). Trong 52 điều trên, có 7 điều quy định mức tiền phạt 5 quan tiền; có 10 điều quy định phạt từ 50, 100, 150, 200 đến 300 quan tiền (thường áp dụng đối với các quanchức từ tam phẩm trở lên); hầu hết số điều khoản còn lại quy định mức phạt 10, 20, 30 quan tiền. Mức tiền phạt đối với các quan tam phẩm trở lên thường gấp đến 2, 3, 4 lần tiền lương tính theo năm của họ bởi họ còn có nguồn thu lớn khác từ lộc điền được cấp. Mức phạt đối với các quan chức khác thường bằng 1/2 hoặc quá nửa tiền lương tính theo năm nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ bởi họ vẫn có nguồn thu từ ruộng quân điền được chia và những bổng lộc khác. Các mức phạt tiền trên được quy định trong 3 bậc phạt tiền thuộc điều 26 của Quốc triều hình luật. Riêng Điều 233 quy định mức phạt tiền 2 hoặc 3 quan đối với các quan từ tham tri trở xuống làm việc trong triều mà bỏ một buổi không đến họp bàn việc,

doc29 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng đức trị và pháp trị trong pháp luật phong kiến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuật mưu mẹo chưa hiện thực. II. Tư tưởng đức trị và pháp trị trong pháp luật phong kiến Việt Nam . 1. Pháp luật phong kiến Việt Nam đã thể chế tư tưởng kính thiên ái dân của Nho gia. Nho giáo chính thống của Khổng Mạnh ít nói đến trời nhưng đều tin vào "thiên mệnh" và gắn "thiên mệnh" với lòng dân. Kinh điển Nho giáo thường nêu lên mối liên quan chặt chẽ giữa trời và vua, giữa trời và dân, giữa vua và dân, giữa mệnh trời và sự trị loạn của nước. Kinh thư nói: "Vua Vũ Vương chịu mệnh đấng thượng đế ban bố văn đức, giúp dân bốn phương, có thể yên định các con cháu ở hạ giới", "Trời làm ơn cho dân. Làm vua nên vâng theo ý trời", "trời giúp ta bằng lời thành thực cứ xem lòng dân khắc biết". Từ thời Hán Vũ Đế trở về sau tư tưởng quân chủ thần quyền càng phát triển. Các vua lên ngôi đều tuyên bố mình nhận "thiên mệnh" để thế thiên hành đạo. Tư tưởng quân chủ thần quyền đã khẳng định tính thiêng liêng của vương vị và vương quyền khiến quần thần và dân chúng phải hết sức tôn sùng. Đó là sự bảo đảm cho tính lâu dài, bất khả xâm phạm cảu vương vị, vương quyền. Vua nhận mệnh trời thì phải kính trời. Về hình thức, nhà vua kính trời bằng lễ tế Nam giao hàng năm. Theo Phan Huy Chú, thời nhà Lý, năm 1153, Anh Tông mới cho đắp đàn Viên Khâu để tế trời nhưng chưa đặt thành lệ thường. Nhà Trần trong suốt 145 năm cai trị không làm lễ Giao tế trời. Năm 1460 Lê Thánh Tông dụ bảo các quan đô ngự sử: "Ta mới coi chính sự tuân theo điển cũ của thánh tổ thần tôn nên mới đầu xuân tế giao". Từ Lê Thánh Tông, lễ Giao tế trời đặt thành lệ thường, hàng năm "làm lễ vào tháng giêng, hơn 300 năm sau vẫn theo không thay đổi". Đây là nghi thức tế lễ tôn nghiêm và quan trọng nhất vì nó biểu trưng cho thần quyền thiêng liêng duy nhất của nhà vua. Vì vậy, các điều 104, 105 trong Quốc triều hình luật quy định phạt tiền, phạt roi, phạt biếm hay bãi chức các quan chức không cung cấp đủ số lễ vật hoặc lễ vật không được tinh khiết trong những ngày tế lễ lớn. Thậm chí, theo điều 106 thì trước khi có việc tế lễ lớn, các quan dự lễ còn phải ở phòng trai giới, nếu đi viếng tang thăm người ốm, phê hay viết tên vào các văn án tử tội hay cho thi hành án tử hình đều bị phạt tiền. Điều 598 nghiêm trị tội phá huỷ đàn tế Giao: "Phá huỷ đàn tế lớn (như đàn tế giao tế xã) thì xử tội đồ làm khao đinh, phá tường và cửa đàn thì giảm tội một bậc". Tư tưởng kính thiên được các vua thời Lê Mạc noi theo. Trước đó, ngay trong khi tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng gian khổ, Lê Lợi đã dùng tư tưởng "thiên mệnh", tư tưởng "kính thiên" để thực hiện chiến lược công tâm đưa cuộc chiến tranh giải phóng đến thắng lợi. Truyền bá lời sấm: "Lê Lợi vi quân Nguyễn Trãi vi thần", chính ông cũng có niềm tin thiêng liêng vào sự phù trợ của trời cho cuộc chiến tranh giải phóng gian khổ do ông phát động và lãnh đoạ. Và ông đã truyền cho dân chúng Đại Việt niềm tin thiêng liêng ấy. Lập nghiệp bằng cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại đã cới bỏ ách nô lệ lầm thân cho cư dân Đại Việt, với tư tưởng "kính thiê", Lê Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên cho những năm cai trị ngắn ngủi của mình. Con cháu ông sau này tiếp tục noi theo tư tưởng của ông. Trên lí thuyết cũng như tron thực tế cai trị, tư tưởng "kính thiên" luôn gắn với ái dân và đặt ra cho nhà vua nghĩa vụ sửa đức, tu thân. Thiên tại, dịch bệnhđược coi là điềm trời răn bảo vua đã làm sai lệnh thiên đạo, vì thế nhà vua phải biết tự nhận lỗi, sửa đức, chỉnh đốn chính sự. Việc hạ chiếu tự răn mình, nhận lỗi, sửa đức trở thành tập quán chính trị của nhà nước phong kiến Lê sơ cũng như của nhà nước phong kiến Đại Việt nói chung. Ngày can gián: "Ai thất Trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề, hại cho lương dân thưởng công phạt tội không đúng thì hặc tâu lên ngay". Tháng 5/1438 Lê Thái Tông xuống chiếu tự trách mình: "Trẫm không sửa đức mà mọi việc trễ biếng chăng?. Trẫm tự trách mình đại xá cho thiên hạ. Phàm các quan đại thần đều nên chỉ vạch lầm lỗi ra, cứ nói thẳng đừng kiêng nể gì may ra có thể hỏi được lòng trời, hết được tai biến, để cho nhầ nước được hưởng phúc tốt". Vua Lê Nhân Tông trong 17 năm ở ngôi đã 7 lần hạ chiếu tự nhận lỗi sửa đức. Vua Lê Thánh Tông vào năm 1491 cũng xuống chiếu: "Vì chính trị thiếu sót, nên trời làm tai biến đó là lỗi của trẫm". nghĩa vụ đó thường được các vị vua thực hiện đồng thời với các hành vi cai trị tích cực khác như đại xá, xá thuế để chứng tỏ nhà vua đã thành thực kính trời, sửa đức, chỉnh đốn chính sự. Vua Lê Nhân Tông trong đạo chiếu tháng 10/1445 cũng tự nhận lỗi sửa đức đồng thời quy định bớt thuế giảm tội, năm 1447 hạ lệnh thải bớt những cung nữ bị giam kín, năm 1451 đã tha thuế, tha người trốn tòng chinh. Xét ở khía cạnh lợi ích của triều đại, tư tưởng kính thêin ái dân đã phủ vầng hào quang thần bí lên thế quyền tối thượng của nhà vua đồng thời là cách "làm sáng cái đức sáng" của nhà vua trước dân chúng. Sự phục tùng quyền lực huyền bí của dân chúng, sự ngưỡng mộ phẩm cách đạo đức chính trị lí tưởng của dân chúng - tất cả đều góp phần củng cố vững chắc địa vị, quyền lực của nhà vua. Mặt khác, khi đã trở thành phương châm cai trị, tư tưởng "kính thiên" ái dân cũng phát huy tác dụng tích cực và là yếu tố hạn chế phần nào sự độc đoán, chuyên quyền, tàn bạo của nhà vua, là niềm tin nội tâm thúc đẩy họ có những chính sách cai trị tích cực kịp thời đáp ứng được các yêu cầu chính đáng của nhân dân trong những thời điểm cụ thể, góp phần ổn định tình hình kinh tế chính trị, xã hội đương thời. Bởi vậy, trong Pháp luật phong kiến đã có nhiều quy định bảo vệ quyền làm dân tự do của dân đinh, ngăn ngừa nạn nô tì hoá dân đinh và thường dân nói chung (các điều 165, 291, 365, 453). Những quy định trên đã đáp ứng phần nào một yêu cầu xã hội đặt ra cấp thiết cuối thời trần là hạn chế nạn nô tì hoá dân đinh và giải phóng nô tì mà chính sách hạn nô tì của Hồ Quý Lý đã không giải quyết được. Đồng thời, Pháp luật phong kiến cũng quy định trách nhiệm của các qun xã phường phải thu nuôi, cưu mang, chăm sóc những người cô quả, tàn tật, ốm yếu, trẻ mồ côi, người nghèo khổ không nơi nương tựa hoặc không thể tự mưu sống (các điều 294, 295). Bộ Luật còn thể hiện tư tưởng nhân đạo trong chính sách hình sự đối với người già, trẻ em, người tàn tật, phụ nữ (các điều 16, 680). Trong đêm trường trung cổ ngột ngạt, điều đó mang lại lợi ích thiết thực cho dân chúng và cả cho sự phát triển của xã hội. 2. Pháp luật phong kiến Việt Nam quy định chặt chẽ trách nhiệm của quan lại trong từng cương vị cụ thể. Tư tưởng đức trị cho rằng sự an nguy, hưng phế, trị loạn của xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào tư cách, năng lực của người cầm quyền. Kinh thượng Thư khẳng định: "Trong nước trị hay loạn là tại các cơ quan hay hay dở". Đội ngũ quan lại trong chế độ quân chủ là những người phụ tác đắc lực giúp nhà vua thực thi quyền lực trong các lĩnh vực. Mọi chủ trương và chính sách cai trị do nhà vua đề xuất và ban hành thực thi được đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ quan lại có tư chất, năng lực hay yếu kém, suy thoái. Bởi vậy, nhằm xây dựng đội ngũ quan lại vừa trung thành với triều đại vừa có tư cách và năng lực thực hiện được các mục tiêu cai trị của nhà nước, thông qua pháp luật, nhà vua thường quy định chặt chẽ trách nhiệm của quan lại ở từng cương vị cụ thể. Điều đó được thể hiện rất rõ trong Quốc triều hình luật. Thứ nhất, pháp luật phong kiến quy định trách nhiệm của quan lại trước nhà vua. trách nhệim cuả quan lại trước nhà vưa được Quốc triều hình luật quy định thành những nghĩa vụ mà quan lại phải thực hiện. - Nghĩa vụ phải báo cáo trung thực với nhà vua kết quả và tình trạng của công việc, của lĩnh vực được giao thực hệin hay quản lý. Nếu báo cáo sai sự thật dù bằng lời nói hay bằng văn bản đều bị xử tội biếm hay tội đồ; không phải việc cơ mật mà tây là việc cơ mật thì bị xử nặng hơn một bậc (điều 520). Khi tấu trình nhà vua việc gì mà "trước sau điên đảo không giống nhau", việc nặng bị tội đồ hay lưu, việc nhẹ bị biếm (Điều 236). Được nhà vua sai đi công cán, xem xét việc gì khi về tâu trình không đúng sự thực thì phải tội đồ; nếu vì thân tình hay thù oán mà cố ý báo cáo sai sự thật sẽ bị xử gia tội (Điều 120). Những người hầu cận trong cung vì sợ kẻ quyền quý hay muốn che chở người thân mà lại giấu thêm bớt không tâu lên vua tường tận thì bị tội đồ (Điều 211). Các quan sảnh, quan viện dâng sổ ghi những sự siêng lười của các quan chức dưới quyền mà không đúng sự thực thì bị biếm hay bãi chức (Điều 128). - Nghĩa vụ phải tôn kính và quy phục vua trong cả lời nói, việc làm. Vua là người thay trời trị dân và có quyền lực, thần khí thiêng liêng vì vậy các quan phải tôn kính và quy phục vua. Viên quan nào nếu tỏ ra bất kỳ trong lời nói tâu việc gì lầm phạm đén tên vua hay tên huý của vua thì bị phạt xuy; viết phạm vào tên huý thì bị phạt trượng; đặt tên chính hay tên tự phạm vào chữ ký thì bị tội lưu, tội tử (Điều 125). Khi tâu vua việc gì mà nói lầm không nói "tâu" mà nói "thưa", không xưng "thần" mà xưng "tôi" thì bị phạt 5 quan tiền; viết lầm bị phạt 50 roi, biếm một tư; nói những câu đùa bỡn, động chạm đến nhà vua tỏ ra bất kính bị tội đồ hay lưu (Điều 107). Quan lại ở kinh đô hay địa phương mà mưu lết bè đảng thì bị tội lưu, mưu phản nghịch bị tội chém (Điều 103). Tuy nhiên, dưới thời Lê sơ, do ách thống trị tàn bạo của ngoại bang còn nóng hổi trong quá khứ và nguy cơ ngoại xâm vẫn còn hiển hiện trước mắt nên đức trung quân luôn gắn liền với ái quốc. Vì vậy, Quốc triều hình luật trừng phạt các quan chánh phó sứ và nhân viên sứ đoàn tiết lộ công việc nước nhà với người nước ngoài ngang với tội mưu phản nghịch của quan lại (Điều 79). - Nghĩa vụ phải làm tròn bổn phận ở cương vị được giao. Bộ luật có tới 260/722 điều quy định quan lại (cả văn và võ) phải hoàn thành chức trách của mình, mọi vi phạm đều bị nghiêm trị. Những viên quan làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi sẽ bị biếm hoặc phạt tuỳ theo tội nặng nhẹ, nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì tăng thêm tội hai bậc (Điều 174). Các quan sảnh, quan viện biên chép vào sự việc lầm lỗi của các quan chức vào sổ hoặc quan chưởng tịch biên sự thuyên chuyển không kiểm xét trong sổ của mình mà biên bậy ra sổ khác thì bị phạt 20 quan tiền (Điều 160). Các quan sảnh, quan viện và hình quan xét việc thuế sẽ bị phạt 30 quan tiền, thuộc viên bị phạt 80 trượng (Điều 156). Các quan sảnh, quan viện duyệt sổ hộ khẩu, chức sắc nha dịch, nếu có sai lầm hạn trong 100 ngày phải trình lại để cải chính, quá hạn bị tội phạt hay chiếm, thuộc lại bị biếm 1 tư; quá hanh lâu ngày thì quan chủ ty bị bãi chức, thuộc lại bị đồ làm khao đinh (Điều 151). Việc công đáng phải làm mà để chậm lại hay những việc phải định do hội đồng mà làm trái lệ thì xử tội biếm hay bãi chức tuỳ theo tội nặng nhẹ (Điều 121). Các quan đang tại chức mà trễ nhác công việc thì bị phạt 70 trượng, biếm 3 tư và bãi chức (Điều 199). Các quan coi việc thu thuế nếu để quá hạn không nộp vào kho bị xử tội biếm hay phạt (Điều 326). Các quan sảnh, viện trình sổ điệu phát của các làng xã mà chỉ khai tổng số xã, không khai tên từng xã sẽ bị xử phạt 10 quan tiền (Điều 328). Các quan chức ở cương vị nào không những phải làm tròn bổn phận của mình mà còn không được vượt quá chức phận. Pháp luật phong kiến Việt Nam có nhiều điều khoản nghiêm trị hành vi lạm quyền của quan lại. Những người viết sắc mệnh ban chức tước mà cố ý thêm bớt phẩm trật thì bị tội đồ.; người nhận sắc mẹnh mà tự ý tẩy chữa thì bị tội lưu (Điều 202). Quốc triều hình luật những viên thuộc lại ở các sảnh, viện cố ý giữ các sổ phê và sổ lưu trữ lâu ngày không trình quan trên thì bị phạt 60 trượng biếm 2 tư (Điều 195). Những quan chức đòi sô tiền lương quá phận của mình bị xử 50 roi, biếm 1 tư bãi chức; thuộc lại bị tội đồ (Điều 193). Quan chức thấy trong chế thư có chỗ sai lầm không tâu ngay mà tự sửa lại bị xử phạt 80 trượng.; trong văn thư việc quan có chỗ sai lầm không trình quan mà tự sửa chữa bị xử phạt 40 roi (Điều 124). Những quan sảnh, quan viện phê vào sổ bạ không đúng lệ đã định lại thay đổi theo ý riêng thì bị xử như tội thêm bớt tội người tuỳ theo việc nặng nhẹ (Điều 235). Quan lại thêm bớt vào công văn thì xét xem định trốn tránh việc gì mà xử nặng hơn tội ấy hai bậc (Điều 521). Các quan ở lộ, huyện làm các sổ bạc tịch không trình xử biếm hay phạt (Điều 618). Những quy định trên với các chế tài nghiêm khắc đã bảo đảm được trật tự hành chính trong hoạt động công vụ của bộ máy nhà nước, hạn chế được tình trạng lạm quyền vì vụ lợi của quan lại. Thứ hai: Pháp luật phong kiến quy định trách nhiệm của quan lại đối với bản thân và đồng liêu. Trong chế độ quân chủ, quan chức được coi là bậc "phụ mẫu chi dân". Hơn nữa, nguyên tắc tu, tề, trị, bình của tư tưởng đức trị đòi hỏi quan chức phải nêu tấm gương sáng về đạo đức cho dân chúng noi theo. Đòi hỏi đó được pháp luật thể chế thành những nghĩa vụ cụ thể của quan lại đối với bản thân và đồng liêu. Nghĩa vụ giữ mình thanh liêm của quan lại: Cũng như những nghĩa vụ khác, nghĩa vụ này được quy định gián tiếp trong Quốc triều đình luật thông qua các điều khoản nhằm trừng trị quan lại có hành vi tư lợi khi thực hiện công vụ hoặc ăn hối lộ. Các vị quan coi đối việc chở đồ vật cống mà chở lẫn vật riêng để buôn bán thì xử tội đồ, mang những vật cấm xử tội lưu (Điều 224). Các quan vâng mệnh đi sứ nước ngoài mà chỉ chăm về việc mua bán thì phải tômị biếm hay đồ (Điều 221). Những quan mượn cháu người khác để được tập ấm làm hạng sắc dịch thì cũng được coi như tội giấu giếm dân đinh (Điều 214). Những quan coi sóc người làm việc trong cung mà lại tự ý tha quân dân để lấy tiền hay đồ vật, hoặc đem quân dân làm việc riêng cho mình, nếu tha hay dùng riêng một người phải biếm 1 tư, sáu người trở lên bị cách chức và phải trả tiền nhân công (Điều 207). Những quan thu thuế không theo ngạch đã thu lại giấu bớt số thuế thì bị coi như tội giấu đồ vật công; nếu thu thêm thuế để làm của riêng thì tội cũng như thế và phải bồi thường gấp đôi số thuế lạm thu của dân (Điều 206). Những người coi việc đào sông làm cảng và đắp ải mà giấu bớt dân phu, sách nhiễu tiền của thì bị biếm hay đồ hay đồ và phải bồi thường cho dân gấp hai lần. Đặc biệt, hành vi ăn hối lộ, đòi hối lộ làm trái pháp luật của quan lại bị trừng phạt rất nặng. Các quan try làm trái pháp luật ăn hối lộ từ 1 quan đên 9 quan bị xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì bị xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì bị xử tội chém. Những bậc công thần, quý thần và người có tài thuộc diện bát nghị mà ăn hối lộ từ 1 quan đên 9 quan bị xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì bị xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì bị xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên xử tội đồ và phạt gấp đôi số tiền ăn hối lộ sung công(Điều 138). Những quan tướng soái vâng mệnh đuổi bắt những kẻ phạm tội lớn nếu đòi tiền thì bị biếm 2 tư và bồi thường gấp đôi số tiền đó (Điều 173). Những hành vi cậy chức quyền lạm chiếm ruộng đất, tài sản của công cũng bị nghiêm trị. Các quan đại thần và quan chức trong chiều mà lạm chiếm quá phần đất ở đã quy định thì bị tômị 50 roi biếm 1 tư, có vườn ao rồi còn chiếm đất nơi khác bị tăng thêm tội một bậc (Điều 226). Bộ Luật cũng nghiêm trị những hành vi sách nhiễu vay mượn, chiếm đoạt tài sản từ dân chúng của quan lại. Các quan cai quản quân dân mà sách nhiễu vay mượn của cải, đồ vật của dân thì khép vào tội làm trái pháp luật, tài vật phải trả lại cho dân (Điều 638). Thậm chí, nếu đem của cải đồ vật cho dân vay mượn để lấy giá cao hay lãi nặng cũng xử tội như thế, của cải đồ vặt đó bị tịch thu sung công. Các quan ty tự tiện lấy của cải đồ vật của quân dân dùng vào việc riêng bị xử như tội ăn hối lộ và phải bồi thường gấp đôi cho quân dân (Điều 639). Các nhà quyền quý chiếm đoạt nhà cửa ruộng đất ao đầm của lương dânm từ 1 mẫu trở lên xử tội phạt; từ 5 mẫu trở lên xử tội biếm. Quan tam phẩm trở xuống xử tội tăng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định (Điều 370). Những quy định trên cho thấy Quốc Triều hính luật đã quy định chi tiết, chặt chẽ về các tội tham nhũng và trừng phạt nặng quan chức tham nhũng nhằm xây dựng đội ngũ quan chức trong sạch, vì đó là yếu tố quyết định để đảm bảo sức mạnh và hiệu quả hoạt động của nhà nước. - Nghĩa vụ giữ lễ nghi, phép tắc nghiêm cẩn. Lễ đối với từng cá nhân là sự khắc kỉ, tiếp dục, tu thân; là cách tiếp vật, đối nhân xử thế để giữ trọn đạo cương thường. Tư tưởng đức trị của Nho gia cho rằng "đi làm quan thi hành pháp lệnh, không có lễ không uy nghiêmBởi thế cho nên quân tử dung mạo phải cung, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ để làm sáng rõ lễ". Mặt khác, muốn làm tròn bổn phận giáo hoá dân chúng, quan lại càng phải giữ nghiêm lễ nghi, phép tắc. Quốc triều hình luật trừng phạt nghiêm khắc quan lại vi phạm nghĩa vụ này. Các quan viên trong khi hội họp bàn việc ở công đường mà nói càn không hợp lễ hay cười đùa ồn ào làm rối trật tự sẽ bị phạt trượng nếu là lỗi nhẹ, nếu lỗi nặng thì xử biếm hay bãi chức (Điều 239). Các quan viên làm việc ở sở mình mà ngồi đứng không đúng phép thì xử tội biếm hay phạt (Điều 129). Các quan có bổn phận phải làm việc công ở nha môn, nếu làm việc công tại nhà riêng thì xử biếm hay cách chức. Khi ra công đường làm việc quan chức nào để đầu trần, áo chỉnh tề thì bị xử đánh trượng hay biếm (Điều 240). Vì phải nêu tấm gương cho dân chúng trong việc giữ gìn lễ ghi phép tắc nên quan lại bị cấm thực hiện nhiều hành vi như không được lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ (Điều 323), không được say mể tửu sắc làm phương hại việc quan (Điều 637), không được lấy phụ nữ trong hạt mình cai trị làm vợ, làm hầu (Điều 316), không được vay mượn đồ vật của cải của dân(Điều 638). Đội ngũ quan lại của nhà Lê sơ được xác lập theo trật tự thứ bậc bằn chế độ cửu phẩm trong đó quan lại có phẩm hàm thấp hơn phải tôn kính quan lại có phẩm hàm cao hơn và sự hoà mục là tiêu chí cho cách ứng xử giữa đồng liêu với nhau. Duy trì được trật tự và sự hoà mục giữa đồng liêu với nhau. Duy trì được trật tự và sự hoà mục giữa đồng liêu chính là thực hiện lễ nghi, phép tắc chốn quan trường. Vì vậy, quan chức cùng làm việc một nơi mà bất hoà với nhau thì bị tội phạt hay biếm (Điều 620). Quan chức mà lăng mạ hoặc đánh nhau thì bị biếm hoặc phạt.Đương nhiên có thẩm hàm thấp hơn mà đánh hoặc lăng mạ quan có phẩm hàm cao hơn sẽ bị xử nặng hơn quan có phẩm hàm cao hơn mà đánh quan có phẩm hàm thấp hơn và ngược lại (Điều 472, 473). Quan cấp dưới mà ngạo mạn, không có lễ phép với quan cấp trên sẽ bị phạt, bị hiếm hoặc bị đồ tuỳ thuộc phẩm hàm của người bị xúc phạm. Khi tranh luận công việc công với quan trên mà lời lẽ kiêu căng bị xử nhẹ hơn tội ngạo mạn quan trên hai bậc (Điều 216). Những quy định chặt chẽ trên đã xác định đúng danh phận của quan chức khi làm việc tại công sở, qua đó nâng cao ý phận của quan chức đối với bản thân, với đồng liêu và với công vụ; đồng thời xây dựng một tác phong, lề lối làm việc nghiêm túc, cẩn trọng. Qua đó, vừa đề cao tính uy nghiêm của cơ quan công quyền vừa góp phần hình thành một văn hoá ứng xử văn minh chốn công đường. Thứ ba, Pháp luật phong kiến Việt Nam quy định trách nhiệm của quan lại đối với dân. Tư tưởng "kính thiên ái dân" xuất phát từ chủ trương đức trị đã đặt ra cho quan lại - với tư cách là phụ mẫu của dân, là những người thay vua chăm nuôi dân trách nhiệm nặng nề. Điều đố đã được xác định trong kinh điển Nho giáo và Quốc triều hình luật đã có nhiều điều khoản quy định cụ thể và trách nhiệm của quan lại đối với dân qua các nghĩa vụ sau: - Nghĩa vụ phải làm cho dân giàu. Muốn làm cho dân giàu, các quan phải lo bảo vệ tài sản cho dân, trừ diệt trộm cướp, đảm bảo trật tự xã hômị cho dân yên ổn làm ăn, nếu để trộm cướp tụ họp trong hạt thì bị bãi chức hay đồ; không bắt trộm cướp và không tâu trình thì phải xử tăng tội một bậc (Điều 248). Theo điều 458 thì quan xã phường không kịp thời truy bắt kẻ cướp tại bản xã, bản phường khi có vụ việc xảy ra thì bị tội đồ, nếu là trộm thì phải tội hai bậc. Quan chức các địa phương phải khuyến khích dân chăm lo sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chia ruộng công cho dân kịp thời vụ (Điều 347); ruộng đất công hoang hoá phẩi tâu xin để chia cho dân khai khẩn, cày cấy, (Điều 350). Các điều 181, 182 quy định nghĩa vụ quản lý, giữ gìn tôn tạo và đắp đê của các quan nếu để vỡ đê làm mất hoa màu của dân thì quan lộ và quan giám đương bị xử biếm 2 tư, bãi chức. Ngoài ra, quan lại còn phải bảo vệ dân khỏi sự hà hiếp quấy nhiễu của các gia đình quyền thế. Điều 296 quy định: Đầy tớ nhà quyền thế làm hại dân mà xã quan bỏ qua không trình báo sẽ bị tội biếm 1 tư, đã trình báo mà lộ, huyện quan không tâu việc phải gắng sức tâu trình nhà vua bãi bỏ những điều gây tổn hại, bất tiện cho dân, nếu biết mà không can ngăn sẽ bị biếm hay bãi chức (Điều 625). - Nghĩa vụ phải làm cho dân nhiều. Muốn làm cho dân nhiếu, các quan phải biết hưng lợi, trừ hại cho dân để dân an cư lạc nghiệp, không phải lưu tán. Các quan không làm tròn nghĩa vụ này sẽ bị bãi chức hoặc bị đồ (Điều 284). Các nhà vương công quyền thế và quan chức không được tự tiện thích chữ vào dân đinh làm nô tì cho mình, làm trái bị phạt 3 tư, phạt tiền 150 quan; vi phạm nặng thì phạt 5 tư, phạt tiền 500 quan. Điều 294 quy định đối với những người dân thường đau ốm không có nơi nương tựa thì xã quan ở đó phải "dựng lều lên mà giữ gìn, săn sóc và cho họ cơm cháo thuốc men, cốt cao cứu sống họ, không được bỏ mặc họ rên rỉ khốn khổ", trái lệnh thì quan phường xã phải tội biếm hay bãi chức. Những người góa vợ, goá chồng, mồ côi, người tàn tật nặng và người nghèo khổ không thể tự mình nuôi sống được thì quan sở tại phải thu nuôi họ, nếu bỏ rơi họ thì bị xử 50 roi, biếm 1 tư (Điều 295). - Nghĩa vụ giáo hoá dân. Khi thi hành chức trách của mình, các quan nhất là các quan ở phủ huyện, phải luôn chú trọng giáo hoá dân đạo luân thường bằng lễ giáo và bằng chính tư cách của mình. Nếu chưa giáo hoá dân, chưa dạy cho dân điều hay nên làm điều dở nên tránh mà đã trừng phạt dân thì là quan bạo ngược. Khổng Tử trả lời học trò rằng: "Không dạy dân để dân phạm tội mà giết gọi là ngược; không răn bảo trước mà muốn việc thành ngay thì ấy gọi là hung bạo". Theo tinh thần đó, tháng 11/1485 Lê Thánh Tông ban dụ cho các quan thừa hiến, phủ huyện châu trong nước rằng: "Quan phủ huyện châu trong khi đi tuần hành, đến chỗ thôn xóm dân cư nào, tất phải đem hết lời văn của sắc dụ đời trước, lời dạy về lễ nhạc xưa nay, ân cần hiểu bảo, để cho dân biết theo thiện đổi lỗi. Hoặc có điều gì hại hoá, tổn phong tục, tất phải để ý trị răn, có người nào trung tín hiếu đễ, tất phải để lòng khen thưởng. Như thế thì dân đều theo về trung hậu, đều bỏ lòng điêu bạc gian dối". Vì vậy, Điều 297 quy định: Có những người hiếu hữu, cùng đàn bà trinh liệt mà không tâu lên để ban thưởng, hay có những kẻ loạn luân trái đạo mà không tâu lên để trị tội thì quan lộ, quan huyện bị xử tội biếm hay phạt. Nếu quan chức say mê tửu sắc, nêu gương xấu cho dân chúng sẽ bị biếm hay bãi chức (Điều 637). Như vậy, trong hơn 300 điều khoản (trên tổng số 722 điều) quy định về trách nhiệm của quan lại ở từng cương vị cụ thể, Quốc triều hình luật đã đề cập những vấn đề thiết yếu của đội ngũ quan chức nhà nước chống gian dối và trá quyền chiếu lệnhm chống gây bè cánh, chống tham nhũng và hối lộ, chống làm việc bê trễ, cẩu thả, lười biếng, chống cậy quyền thế ức hiếp sách nhiễu dẫn, chống sự tha hoá, suy thoái về lối sống. Hầu hết các điều khoản đều quy định một cách chi tiết, cụ thể về từng hành vi vi phạm, từng trường hợp phạm tộ của quan lại với các chế tài cụ thể tương xứng. Điều đó đã giới hạn rất chặt chẽ những việc không được làm của quan lại trong các hoàn cảnh, trường hợp và ở các cương vị cụ thể. Những quy định chặt chẽ và nghiêm khác đó của Quốc triều hình luật đã đóng vai trò quyết định trong viẹc xây dựng đội ngũ quan lại vừa trung thành với triều đại, vừa có đức có tài, đảm nhiệm tốt các chức trách được giao phó. Qua đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính phong kiến. Trong Quốc triều hình luật có khoảng hơn 180 điều khoản quy định về các tội mà chỉ quan lại phạm phải khi đảm nhiệm chức vụ. Trong đó có 80 điều được quy định tương tự ở Bộ Luật Gia Long sau này nhưng mức chế tài khác nhau. Tội ăn hối lộ trong Quốc triều hình luật bị trừng trị nặng hơn trong Bộ luật Gia Long. Với các tội phạm chức vụ khác, Quốc triều hình luật quy định mức chế tài chính sự thường nhẹ hơn trong Bộ Luật Gia Long nhưng mức chế tài chính thường nặng hơn, có tới 41 điều khoản quy định mức chế tài chính cao nhất là bãi chức đối với các quan lại phạm tội khi đảm nhiệm chức vụ và đó là biện pháp kịp thời nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước trong khi Bộ Luật Gia Long thường vẫn cho lưu quan chiếm (biếm. cách chức). Điều đố cho thấy nhà nước Lê sơ đặt ra tiêu chí cao về phẩm chất tư cách, năng lực của quan lại trong cương vị là "phụ mẫu chi dân": đảm nhiệm cương vị nào phải có đủ tài đức xứng đáng với cương vị đó phải làm tròn chức phận của cương vị, không được lạm quyền. Tiêu chí đó trong thời kỳ đương đại vẫn còn nguyên giá trị và là nét đặc sắc của văn hoá pháp lí phương Đông. Kế thừa chọn lọc tinh hoa văn hoá pháp lí phương Đông, Nguyễn ái Quốc, ngay từ năm 1927, trong mục đầu tiên của cuốn Đường Kách mệnh đã đề ra những phẩm chất cần thiết của người cán bộ cách mạng là cần kiệm, liêm chính chí công vô tư Mối quan tâm lớn nhất của Người là đạo đức, nhân cách của cán bộ chính quyền. Người phê phán nghiêm khắc những "quan cách mạng" và chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ chính quyền. Người giáo dục cán bộ công chức phải coi dân là gốc của nước, phải tự coi mình là công bộc của dân, phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu phải biết tự sửa mình. Với Hồ Chí Minh, phẩm chất của cán bộ công chức nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước. Pháp lệnh cán bộ công chức ban hành ngày 26/12/1998 cũng nhằm mục đích: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tuỵ phục vụ nhân dân trung thành với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". 3. Luật phong kiến đã thể chế hoá lễ để cai trị, giáo hoá dân chúng và trừng phạt nặng những hành vi xâm hại lễ nghi. Đức trị coi lễ là biện pháp chủ yếu để cai trị và giáo hoá dân chúng. Theo nghĩa rộng của lễ thì được sử dụng nhằm 4 mục đích: Một là để hàm dưỡng tính tình con người; khi đặt ra lễ tiết và thực hiện lễ tiết đó sẽ tạo ra một không khí lễ nghĩa khiến tình cảm của con người tự nhiên khuôn theo bầu không khí đó như ở chỗ tang ma thì thương xót, ở công đường thì nghiêm trang. Hai là lễ tiết được đặt ra làm chuẩn mực cho hành vi của con người, giữ cho hành vi của con người không thái quá, không bất cập. Ba là nhằm thiết lập tôn ti trật tự trong gia đình, xã hội, trong quốc gia giữa cha con, vợ chồng, anh em, người sang kẻ hèn, vua tôi. Bốn là nhằm hạn chế những ham muốn thường tình của con người, nói cách khác, để con người biết tự khắc kỉ. Xét đến cùng, trong chế độ phong kiến, lễ và pháp cùng nhằm điều chỉnh hành vi của con người theo hướng thiết lập một trật tự có lợi cho giai cấp thống trị. Như vậy, lễ chính là việc quy tắc hoá những chuẩn mực đạo đức trong gia đình, trong xã hội, những thuần phong mĩ tục nhằm hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách. Làm cho dân giữ được lễ là đã củng cố, bảo vệ được nền tảng đạo đức làm cơ sở cho trật tự phong kiến trong gia đình và xã hội. Vì vậy, lễ nghi Nho giáo được thể chế thành nhiều quy định trong Quốc triều hình luật. - Luật phong kiến Việt Nam quy định chặt chẽ lễ nghi trong gia đình trong xã hội và trừng phạt nghiêm khắc những người xâm hại lễ nghi. Trong gia đình, đạo của con em đối với cha anh là hiếu đễ, đạo của vợ chồng đối với nhau là tiết nghĩa, tam tòng. Lễ giáo trong phạm vi gia đình được luật hoá thành những quy định trong Quốc hình luật nhằm xác định rõ địa vị, quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể trong từng mối quan hệ cụ thể để ai ở địa vị nào phải làm tròn phận sự của mình ở địa vị ấy. Theo Nho gia, trong gia đình, người chồng, người cha giữ vai trò, địa vị gia trưởng và có nhiều quyền đối với vợ con nhưng cũng có trách nhiệm rất lớn và có nhiều quyền đối với vợ con nhưng cũng có trách nhiệm rất lớn với bản thân, với vợ con. Tu thân tề gia vừa là quyền vừa là nghĩa vụ lớn lao mà người gia trưởng phải gánh vác và có tu thân mới tề được gia. Cổ luật Việt Nam mặc nhiên thừa nhận điều đó và gián tiếp quy định nghĩa vụ của người chồng thông qua biện pháp trừng phạt của pháp luật khi có sự vi phạm. Quốc triều hình luật quy định xử phạt người chồng tội lưu, tội tử nếu phạm tội gian dâm hoặc quyến rũ con gái chưa chồng trong khi người vợ chỉ bị phạt lưu với tội gian dâm (Điều 401, 402). Với tội thông gian, Bộ Luật quy định chỉ trừng phạt người chồng trong khi người vợ (Điều 405). Người chồng cũng bị trừng phạt khi có hành vi ngược đãi đánh vợ đến mức bị thương; giết vợ bị khép vào tội bất mục - là một trong 10 trọng tội của cổ luật Việt Nam (Điều 482). Những hành vi xâm hại tôn ti trật tự gia đình phong kiến của người chồng như đưa nàng hầu lên làm vợ, say đắm nàng hầu thời ơ với vợ, giấu giếm không chịu bỏ vợ khi vợ phạm phải thất xuất đều bị xử tội biếm (Điều 309, 310). Trọng trách tề gia của người gia trưởng buộc họ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng dạy bảo con cái đạo luân thường, vì thế khi con cái phạm tội trộm cướp, Quốc trình hình luật xử phạt nặng người cha (Điều 457) và nếu cả nhà cùng phạm tội thì luật chỉ bắt tội người gia trưởng (Điều 35) trừng phạt nặng người vợ nếu vi phạm các nghĩa vụ đối với chồng. Người vợ vi phạm nghĩa vụ tòng phu (theo chồng, phục tùng chồng, tôn kính chồng) như tự tiện bỏ nhà chồng đi (Điều 321),đánh chồng (Điều 481), tố cáo chồng (Điều 504) đều bị đối xử tội đồ, tội lưu; vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ bị tội lưu (Điều 401); vi phạm nghĩa vụ để tang chồng thì tuỳ mức độ sẽ bị xử phạt đồ (Điều 130), phạt biếm, trượng (Điều 130). Tuy nhiên Bộ luật vẫn ghi nhận một số quyền của người phụ nữ trong gia hữu chủ khối tài sản chung trong gia đình cùng với chồng quyền thừa kế tài sản chung trong gia đình cùng với chồng, quyền thừa kế tài sản của chồng của con gái đối với cha mẹ. Nghĩa vụ của các con đối với cha mẹ được Bộ Luật quy định chặt chẽ với những chế tài nghiêm khắc khi có vi phạm. Với cha mẹ, các con có những nghĩa vụ sau: Nghĩa vụ vâng lời dạy bảo của cha mẹ (Điều 506), nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ (Điều 506), nghĩa vụ tôn kính cha mẹ (Điều 475, 504, 511). Người con nào vi phạm các nghĩa vụ trên sẽ bị tội đồ, tội lưu; vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ tôn kính cha mẹ sẽ bị giảo. Trong quan hệ anh em, tông pháp gia trưởng nho gia coi trọng sự hoà thuận và đòi hỏi người em phải kính thuận, phục tùng anh em vì quyền của người anh là" quyền huynh thế phụ". Vì vậy, Quốc triều hình luật xử biếm 2 tư nếu em lăng mạ anh chị; xử đồ, lưu nếu đánh hoặc đánh bị thương anh chị (Điều 477), Bộ luật nghiêm trị những người cố tình gây sự bất hoà giữa anh em đến mức phải kiện cáo nhau (Điều 512). Ngoài ra, Bộ Luật cũng quy định các nghĩa vụ và các biện pháp chế tài trừng phạt các cháu khi vi phạm các nghĩa vụ và các biện pháp chế tài trừng phạt các cháu khi vi phạm các nghĩa vụ đối với ông bà tương tự như đối với cha mẹ; quy định vợ lẽ, phải tôn kính vợ cả như tôn kính chồng (Điều 481); quy định cháu phải tôn kính bác, chú, cô, thím nếu vi phạm bị trừng phạt (Điều 477, 483). Những quy định trên cho thấy Bộ Luật nghiêm trị những hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với các thân thuộc bề trên trong gia đình. Với các vi phạm này chỉ cần dấu hiệu hành vi là đã trừng phạt với các chế tài thích đáng. Trong xã hội, lễ giáo Nho đề cao đạo thầy trò, coi thầy ngang với vua và cha. Luật Lê sơ đã quy định: "Răn con em về đạo thờ thầy học, khi gặp thầy phải kính cẩn lễ phép, không được khinh nhờn, ai trái lệnh sẽ khép vào tội bất kính". Vì thế, Quốc triều hình luật quy định học trò mà đánh hoặc lăng mạ thầy sẽ bị xử nặng hơn đánh hoặc lăng mạ người thường 3 bậc (Điều 489). Đồng thời, tôn ti trật tự giữa đẳng cấp trên với đẳng cấp dưới, giữa chủ và nô tì, giữa quan và dân cũng được Bộ Luật quy định chặt chẽ và bảo vệ nghiêm ngặt; người dưới có hành vi xúc phạm hoặc xâm hại đến người trên thì bị xử phạt nặng (các điều 465, 472, 473, 480). Mặc dù việc quy định chặt chẽ lễ nghi trong gia đình, trong xã hội và trừng phạt nghiêm khắc những người xâm hại lễ nghi đã xác lập trật tự gia trưởng phong kiến trong gia đình và xã hội còn nhiều hạn chế (duy trì sự bất bình đẳng giữa vợ chồng, sự bất bình đẳng trong xã hội, hạn chế nhiều quyền chính đáng của vợ, các con..) Nhưng qua đó Bộ Luật đã bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mĩ tục truyền thống của dân tộc như lòng hiếu thảo, sự tôn kính ông bà cha mẹ của con cháu; sự hoà thuận chung thủy giữa vợ chồng đã được đúc kết bằng thành ngữ "thuận vợ thuận chồng", "trai nể vợ gái sợ chồng"; sự kính nhường hoà thuận giữa anh chị em trong nhà theo lối ứng xử chị ngã em nâng, truyền thống tôn sự trọng đạo. Đồng thời, các chế tài nghiêm khắc kèm theo mỗi vi phạm lễ nghi gia đình trong Bộ luật có tác động rất lớn đến sự tự điều chỉnh hành vi của các thành viên gia đình, khiến họ sớm có ý thức về nghĩa vụ, trách nhệm với bản thân, gia đình và làm tròn bổn phận ở từng địa vị cụ thể trong gia đình. Chính ở khía cạnh này, Bộ luật đã hỗ trợ đắc lực cho sự giáo dục đạo đức trong gia đình trong xã hội đã dùng pháp luật để xây dựng, củng cố những chuẩn mực và giá trị đạo đức truyền thống bởi vì những vi phạm đạo đức lễ nghi gia đình không chỉ bị lương tâm cắn rứt, bị xã hội lên án mà còn bị phát luật trừng phạt bằng các chế tài cụ thể thích đáng. Kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống đó, các điều 93, 104 (chương XII) trong Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy cô giáo của con cháu, của học trò là tình tiết định khung hình phạt cao nhất trong các tội đó; các điều 147, 151, 152 chương XV quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, tội ngược đãi hành hạ ông bà cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng; tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng với các chế tài tương thích. - Thứ hai, đã luật hoá nhiều tập quán lễ nghi trong dân gian Sự quy định của pháp luật là giới hạn vì pháp luật dù có hoàn thiện đến đâu cũng không thể nào tiên liệu hết những tình huống, những trường hợp có thể xảy ra. Để khắc phục điều đó và mở rộng phạm vi tác động của luật nước, Quốc triều hình luật đã luật hoá nhiều tập quán, lễ nghi khi những tập quán, lễ nghi đó không phương hại đến lợi ích của nhà nước tập quyền. Điều 642 Quốc triều hình luật quy định: "Việc không được phép làm mà làm thì việc lớn xử tội đồ hay lưu, việc nhỏ xử tội biếm hay phạt". Tuy luật không quy định rõ nội hàm của "việc không được phép làm mà làm" nhưng qua một số điều trong Hồng Đức thiện chính thư và 24 điều Huấn dân đại cáo do Lê Thánh Tông ban hành năm 1461 thì đó là những hành vi trái ngược với phong tục tập quán, lễ nghi và chuẩn mực đạo đức hướng Nho. Điều 136 Quốc triều hình luật còn quy định những kẻ ương ngạch ngỗ ngược, không theo giáo hoá, không giữ lễ của kẻ bề tôi thì xử tội lưu. Những quy định này đã biến những phong tục tập quán, lễ nghi và chuẩn mực đạo đức Nho giáo thành phép nước, góp phần định hướng hành vi của dân chúng, ổn định trật tự xã hội bởi nó đã kết hợp được sức mạnh và thói quen, áp lực của dư luận cộng đồng với sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Quy định trên góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi tác động của luật nước vì nó đã đưa ra những định hướng, những chuẩn mực cho hành vi của cư dân Việt; phù hợp với trình độ dân trí và sự hiểu biết pháp luật còn rất kém cỏi của cư dân Đại Việt đương thời. Quy định xử phạt những "việc không được phép mà làm" được Bộ luật Gia Long kế thừa tại Điều 351 với mức chế tài nhẹ hơn nhiều. Ngoài những điểm nêu trên, pháp luật phong kiến Việt Nam còn có nhiều quy định thể hiện chính sách nhân đạo với người già, trẻ em, người tàn tật, người phạm tội tự thú, phụ nữ, người lập công chuộc tội, người có tài năng đáng tiếc khi cho các đối tượng trên được giảm hình, miễn hình và chuộc hình phạt bằng tiền trong một số trường hợp (Điều 14, 16, 18). Một số quy định tại các điều 46, 59, 61 và chương X trong Bộ luật Hình sự đã kế thừa chọn lọc tư tưởng nhân đạo của Pháp luật phong kiến Việt Nam. 4. Pháp luật phong kiến quy định nhiều biện pháp buộc quan lại phải thực hiện công vụ kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Nếu tư tưởng đức trị rất chú trọng đến phẩm cách của chủ thể quyền lực nhà nước là vua và quan lại thì tư tưởng pháp trị lại chú ý tới phương thức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công vụ với đội ngũ quan lại. Để đảm bảo thực hiện công vụ kịp thời nhanh chóng và đúng pháp luật, Pháp luật phong kiến Việt Nam đã quy định nhiều biện pháp: - Điều 155 quy định: Các quan sảnh, quan viện làm công văn tước và sổ gốc của từng người mà chỉ bằng vào tờ khai của đương về chế độ trách nhiệm liên đới thuộc loại này là phổ biến nhất căn cứ vào người mắc sai phạm là quan hay lại. Các quy định trong Bộ Luật cho thấy với các quan, chế tài hình sự thường nhẹ hơn so với lại viên nhưng chế tài hành chính thường nặng hơn. Ví dụ, theo Điều 153 quan sảnh, quan viện tự tiện nhận những tờ tâu, tờ cáo trạng hay tự tiện sửa đổi các hạng sắc dịch bị xử đến bãi chức nhưng thuộc viên chỉ bị biếm 2 tư. Theo Điều 154, quan sảnh, quan viện làm tờ tâu về sổ xin cai quản, đối chiếu chưa xong mà đã trình lên ngự phê thì bị phạt tiền 20 quan còn phụ thuộc viên bị đánh đến 80 trượng. Việc quy định chế độ trách nhiệm liên đới đối với quan lại là biện pháp hữu hiệu buộc quan lại phải cùng phối hợp để hoàn thành công vụ và phải tự giám sát lẫn nhau để thực hiện công vụ đúng pháp luật. Đồng thời, nếu lại viên chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới cùng quan chức khi có sai phạm trong quá trình thực hiện công vụ của nhiệm sở thì quan chức còn phải chịu trách nhiệm liên đới khi có vi phạm thuộc lĩnh vực mà họ quản lí từ phía dân chúng. Điều 288 quy định: Các sư và đạo sĩ từ 50 trở lên phải có độ điệp của quan cấp, nếu không có thì phải tội đồ làm khao đinh quan huyện vô tình không xét ra thì bị xử tội trượng hay phạt, quan giám lâm phải biếm một tư. Theo Điều 573, những người làm nhà mở vườn mà xâm lấn vào đường quan lộ thì xử biếm một tư, khai khẩn trồng như cũ; nếu làm bẩn thỉu đường quan lộ thì phải phạt 50 roi. Quan chủ ty không ngăn cấm bị phạt tiền 10 quan, người phường chính phố trưởng cũng phải phạt đánh 50 roi. Các điều 573, 528, 655 cũng quy định trách nhiệm liên đới của quan chức quản lí từng lĩnh vực hay cai trị ở địa phương phải có tác phong làm việc sâu sát, nắm chắc tình hình trong lĩnh vực mà mình quản lý hay địa phương mình cai trị để ngăn chặn kịp thời khi có vi phạm từ phía dân chúng. Trong tình hình hiện nay, khi các vi phạm về môi trường, về trật tự xây dựng đô thị, về quản lí và sử dụng đất đai, về an toàn và trật tự công cộng ngày càng phổ biến thì người việc xử lí người vi phạm cũng cần quy định chế tài cụ thể tương thích đối với người có trách nhiệm quản lí trong lĩnh vực, trong địa phương có vi phạm xảy ra. - Quy định chế độ trách nhiệm tập thể đối với các quan cai trị ở địa phương Các quan cai trị địa phương là những người phụ tá thay mặt triều đình, thay mặt nhà vua được thực thi quyền lực và chính sách cai trị của triều đình, của nhà vua đối với dân chúng. Họ phải chịu trách nhiệm và báo cáo với triều đình, với nhà vua về tất cả các lĩnh vực ở địa phương mình cai trị nhất là các lĩnh vực quân sự, trị an, đinh điền thuế khoá, sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao trách nhiệm của mỗi quan chức và tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa họ, để ngăn chặn tình trạng lạm quyền, lộng quyền, báo cáo sai sự thật của các quan cai trị địa phương, Quốc triều hình luật quy định chế độ trách nhiệm tập thể đối với họ. Điều 196 quy định: Những tấu trạng ở các lộ, huyện mà không viết đủ tên các quan chức đồng liêu với mình thì xử phạt tiền 10 quan. Tuy nhiên, Bộ Luật không cào bằng mức độ xử lý các quan chức khi có sai phạm trong quá trình cai trị, quản lí tại địa phương mà ấn định mức chế tài cụ thể đối với từng quan chức tuỳ theo trách nhiệm quản lý trực tiếp hay gián tiếp của họ đối với lĩnh vực có sai phạm. Điều 176 quy định: Nếu để chậm trễ việc nộp thuế thóc ruộng thì quan lộ bị tội phạt hay biếm, quan huyện phải nặng hơn một bậc, xã quan bị tội độ hay lưu. Theo Điều 367, những tài sản của công mà lộ, huyện, xã quan không để tâm trông nom hay sửa sang làm tổn hại thì huyện, xã quan phải tội biếm, lộ quan phải tội phạt và bồi thường theo thời giá. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính kịp thời của các công vụ khẩn, Quốc triều hình luật cũng quy định thể thức báo cáo nhanh, đặc biệt và trừng phạt sự lẩn tránh trách nhiệm của quan chức địa phương (điều 277). Điều 196 quy định: những việc rất khản cấp thì được một mình tâu lên nếu không tâu ngay thì theo việc nặng nhẹ mà định tội. Theo Điều 275, khi những người cai quản quân dân không có chiếu chỉ mà tự tiện điều động quân dân thành đội ngũ âm mưu phản nghịch thì các quan đồng liêu phải tới điện đình tâu ngay, nếu không tâu lên thì bị xử phạt cùng tội phản nghịch. Những quy định trên là biện pháp hữu hiệu bảo đảm trật tự quản lí hành chính và buộc các quan chức, nhất là các quan chức địa phương phải nâng cao trách nhiệm của mình khi đảm nhiệm và thừa hành bất kì loại công vụ nào. - Quy định việc thưởng hoặc phạt những quan lại tố cáo hoặc che giấu đồng liêu phạm tội khi đảm nhiệm chức vụ. Để ngăn ngừa tình trạng quan lại cùng làm việc một nơi hoặc thông đồng làm sai công vụ hoặc vì nể nang, vì tư lợi, vì sợ trách nhiệm mà bao che cho nhau khi có sai phạm, Quốc triều hình luật quy định trừng phạt quan lại che giấu đồng liêu phạm tội. Điều 157,158 quy định: Các quan giám lâm, quan chủ ty, quan biết thuộc viên phạm tội mà không phát giác bị xử biếm hai tư. Thuộc lại giữ sổ tự tiện biên bậy vào sổ, quan chủ ty biết mà không phát giác bị biếm ba tư. Điều 624 trừng phạt rất nặng các quan chức, thuộc viên làm việc ở các viện, cục tại triều đình biết đồng liêu gian dối khi đảm nhiệm chức vụ mà không tố cáo. Việc trừng phạt quan lại che giấu cho đồng liêu mắc sai phạm khi đảm nhiệm chức vụ còn lại được quy định tại các điều 229, 234, 285, 368, 636, 641, 651, 704, 707 với mức chế tài rất cụ thể tương thích với từng vi phạm. Có thể hiểu qua các quy định trên của Bộ Luật là nếu quan lại biết đồng liêu, cấp trên, cấp dưới mắc sai phạm mà không cáo giác ngay thì sẽ bị liên đới chịu trách nhiệm về sai phạm đó. Quan chức che dấu tội cho nhau sẽ bị trừng phạt nặng hơn so với thuộc lại che giấu tội cho quan chức một bậc (Điều 624). Như vậy, cáo giác đồng liêu, cấp trên cấp dưới phạm tội cũng là một nghĩa vụ của quan lại. Các quy định trên góp phần kịp thời ngăn ngừa được vi phạm của quan lại khi đảm nhiệm chức vụ đồng thời hạn chế được mức độ và hậu quả của các vi phạm đó, bảo đảm cho hd công vụ được thi hành đúng pháp luật. Nếu Quốc triều hình luật quy định phạt quan lại che dấu cho đồng liêu, cấp trên, cấp dưới phạm bất kì tội gì khi đảm nhiệm chức vụ thì việc thưởng cho quan lại tố cáo đồng liêu, cấp trên, cấp dưới phạm tội lại chỉ hạn chế ở một số sai phạm trong các lĩnh vực quan trọng đối với nhà nước. Điều 25 chương Danh lệ quy định nguyên tắc thưởng cho người tố giác tội phạm và nguyên tắc đó được quy định cụ thể trong một số điều khoản thuộc các chương khác như sau: - Tố cáo việc mưu phản, mưu đại nghịch, tiết lộ công việc lớn của nhà nước, bắt được kẻ phạm các tội trên thì thưởng tước ba tư trở lên (Điều 411, 412). - Tố cáo việc phạm cấm lớn (đúc trộm tiền), bắt được kẻ phạm tội đó thì thưởng tước hai tư (Điều 522, 537). - Tố cáo việc phạm cấm hoặc mưu giết người, trộm cắp thì thưởng tiền từ 100 quan trở xuống (Điều 302, 451, 525). - Tố cáo việc giấu giếm ruộng đất được thưởng 1/10 số ruộng ấy trong một đời (Điều 303, 345, 372). Các quy định trên trong Điều 25 đều có điểm chung giống nhau là kẻ phạm tội và người tố giác có thể là bất kì ai (quan hoặc dân) và mức thưởng được ấn định rất cụ thể. Các điều 613, 614, 615, 616 quy định thưởng cho người tố cáo các tội chở lậu người và hàng hoá qua cửa ải Vân Đồn đến 1/3 số tiền phạt hoặc tiền tang vật. Mức thưởng này vượt ngoài quy định của Điều 25, nhằm tăng cường việc giữ gìn, kiểm soát chặt chẽ việc thông thương qua biên giới. Các điều 172, 197, 285 còn quy định thưởng cho người cáo giác các quan chức phạm tội liên quan đến việc quân, việc mật xét quan chức, việc man trá khi làm sổ họ. Các quy định này có một số điểm đặc biệt khác với các quy định của Điều 25; một là, người cáo giác chỉ có thể là quan chức am hiểu hoặc có liên quan đến các lĩnh vực đó vì đây là những lĩnh vực mà thường dân không được tiếp xúc, không thể biết; hai là, mức thưởng không ấn định cụ thể và không thưởng tiền, hiện vật. Ba điều khoản trên đều quy định: Người cáo giác đúng sự thực thì được thưởng tước thì được thưởng tiền, hiện vật. Ba điều khoản trên đều quy định: Người cáo giác đúng sự thực thì được thưởng tước hoặc chức tước tuỳ theo việc nặng nhẹ. Như vậy, quan lại tố cáo đồng liêu mắc sai phạm khi đảm nhiệm công vụ trong lĩnh vực quan trọng đối với nhà nước thì mức thưởng được quy định không hạn chế và chỉ thưởng chức tước - phần thưởng hấp dẫn đối với tâm lý cầu thăng tiến của giới quan trường. Quy định này có tác dụng thiết thực giúp nhà nước kịp thời phát hiện, ngăn chặn được sai phạm hoặc khắc phục, hạn chế được hậu quả từ những vi phạm do quan chức gây ra trong những lĩnh vực quan trọng đối với nhà nước, đối với xã hội. Với xu hướng mở rộng dân dân chủ trong tổ chức, hoạt động của nhà nước hiện nay và trong tình hình thực tế còn nhiều hiện tượng người dám tố cáo sai phạm của quan chức, của cơ quan nhà nước còn bị trù dập, thậm chí bị trả thù thì những quy định trên trong Quốc triều hình luật đã cung cấp những gợi ý thiết thực cho các nhà quản lý đương đại đưa ra những biện pháp để động viên cán bộ, công dân sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo của mình theo hướng tích cực nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước, nâng cao sức mạnh và hiệu quả của các cấp chính quyền. - Quy định biện pháp phạt tiền đối với các vi phạm kỉ luật công vụ của quan lại. Trong Quốc triều hình luật có 52 điều quy định chế tài phạt tiền đối với những vi phạm kỉ luật công vụ của quan lại mà chưa đến mức bị xử phạt biếm, cách hay bãi chức, thường là các vi phạm như chưa hoàn thành định lượng công vụ (Điều 104), làm sai lệch công vụ (Điều 108, 109, 268), không bảo đảm chất lượng công vụ (Điều 154, 328). Trong 52 điều trên, có 7 điều quy định mức tiền phạt 5 quan tiền; có 10 điều quy định phạt từ 50, 100, 150, 200 đến 300 quan tiền (thường áp dụng đối với các quanchức từ tam phẩm trở lên); hầu hết số điều khoản còn lại quy định mức phạt 10, 20, 30 quan tiền. Mức tiền phạt đối với các quan tam phẩm trở lên thường gấp đến 2, 3, 4 lần tiền lương tính theo năm của họ bởi họ còn có nguồn thu lớn khác từ lộc điền được cấp. Mức phạt đối với các quan chức khác thường bằng 1/2 hoặc quá nửa tiền lương tính theo năm nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ bởi họ vẫn có nguồn thu từ ruộng quân điền được chia và những bổng lộc khác. Các mức phạt tiền trên được quy định trong 3 bậc phạt tiền thuộc điều 26 của Quốc triều hình luật. Riêng Điều 233 quy định mức phạt tiền 2 hoặc 3 quan đối với các quan từ tham tri trở xuống làm việc trong triều mà bỏ một buổi không đến họp bàn việc, xử đoán việc kiện, giải quyết tấu trạng; quan đại thần bỏ 1 buổi phạt 10 quan, quan tổng quản, hành khiển phạt 5 quan/1 buổi. Quy định trên cho thấy mọi vi phạm kỉ luật công vụ do chây lười, vô kỉ luật, thiếu tinh thần trách nhiệm dù không gây ra hậu quả vẫn bị phạt tiền nhất là với quan chức làm việc ở triều đình. Quy định đó buộc quan chức phải nâng cao trách nhiệm và ý thức chấp hành kỉ luật công vụ. Như vậy, khi đảm nhiệm chức vụ mà không hoàn thành công vụ được giao dù ở mức độ và khía cạnh nào, quan lại sẽ bị phạt tiền. Và đó là biện pháp để nhà nước thu hồi lại một phần trong số lương bổng trả cho quan lại tương xứng với công vụ mà họ phải đảm nhiệm nhưng lại không hoàn thành. Quy định trên trong Quốc triều hình luật cho thấy chế độ công vụ của nhà nước Lê sơ đã thực hiện chặt chẽ nguyên tắc quyền lợi phải tương xứng với nghĩa vụ của quan lại. Trong Pháp lệnh cán bộ, công chức và trong Nghị định số 97/1998/NĐ/CP của Chính phủ về xử lý kỉ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức không quy định biện pháp phạt tiền, chỉ có hai hình thức kỉ luật khiển trách, cảnh cáo với vi phạm kỉ luật công vụ của cán bộ, công chức chưa tới mức phải chịu hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch. Về mặt kỉ luật công vụ của cán bộ, công chức nhà nước là chưa thể hiện được nguyên tắc quyền lợi phải tương xứng với nghĩa vụ; trên thực tế, hai hình thức kỉ luật khiển trách, cảnh cáo phát huy tác dụng giáo dục, phòng ngừa vì nó không ảnh hưởng đến đời sống kinh tế thiết thực của cán bộ công chức. Kết luận Sự thể chế hoá tư tưởng đức trị và tư tưởng pháp trị trong Luật Phong kiến Việt Nam đã hình thành nên đường lối cai trị truyền thống kết hợp giữa đức và pháp vừa mang bản sắc văn hoá pháp lí phương Đông vừa thể hiện sắc thái riêng của thể chế chính trị - pháp lí quân chủ Đại Việt. Điều đó thể hiện tư duy chính trị cởi mở của phong kiến Việt Nam. Với tư thế của người chiến thắng trong cuộc chiến tranh gian khổ để giải phóng dân tộc, tập đoàn phong kiến Lê sơ không những không bị hạn chế bởi ý thức tự tôn dân tộc cực đoan mà còn biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá pháplí của một quốc gia có nền văn minh chính trị - pháp lí cao hơn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của quốc gia Đại Việt. Thể hiện đường lối cai trị đó, một mặt xác định rất rõ ràng, chặt chẽ tiêu chuẩn cao, khắt khe về năng lực, đặc biệt là về phẩm cách đạo đức của đội ngũ quan lại phong kiến đồng thời quan tâm, bảo vệ quyền lợi thiết thực của người dân trong địa vị người bị cai trị; mặt khác, Bộ Luật cũng chú trọng tới phương thức thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công vụ của quan lại thông qua việc quy định nhiều biện pháp buộc quan lại phải thi hành công vụ kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Nội dung trên là những giá trị quý báu mà chúng ta cần phải kế thừa và phát huy trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân hiện nay. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7414.doc
Tài liệu liên quan