Đề tài Ứng dụng mô hình vecto tự hồi quy VAR kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát Việt Nam

MỤC LỤC CHưƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 1.1. Các quan điểm về lạm phát – cách đo lường lạm phát 1.1.1. Các quan điểm về lạm phát 1.1.1.1. Luận thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ” 1.1.1.2. Luận thuyết “ lạm phát cầu dư thừa tổng quát” 1.1.2. Cách đo lường lạm phát 1.1.2.1. Các đo lường lạm phát trên thế giới 1.1.2.2. Cách đo lường lạm phát của Việt Nam 1.2. Các loại lạm phát 1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát 1.3.1. Lạm phát do cầu kéo 1.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy 1.4. Tác động của lạm phát 1.5.Các nhân tố được xem xét khi nhắc đến lạm phát CHưƠNG 2 THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 2.1. Tình hình lạm phát của Việt Nam từ 2000 đến 201113 2.1.1. Lạm phát trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2003 2.1.2. Lạm phát Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006 2.1.3. Lạm phát giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 2.1.4.Lạm phát Việt Nam từ năm 2010 đến nay 2.2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát ở Việt Nam từ 2000 đến 201119 2.2.1. Nhóm nguyên nhân trong nước 2.2.1.1. Đầu tư công kém hiệu quả 2.2.1.2. Chính sách tiền tệ 2.2.1.3. Chính sách mở cửa của Việt Nam trong tiến trình hội nhập 2.2.1.4.Yếu tố tâm lý, đầu cơ, làm giá 2.2.1.5. Thu nhập của dân cư 2.2.1.6. Vai trò điều hành của NHNN và sự phối hợp của các cơ quan chức năng 2.2.1.7. Tăng giá điện, xăng dầu25 2.2.2. Nhóm nguyên nhân ngoài nước25 2.2.2.1. Tác động của dòng tiền nóng 2.2.2.2. Chi phí nguyên vật liệu nhật khẩu gia tăng 2.2.2.3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới CHưƠNG 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VÀ DỰ BÁO 3.1. Các mô hình đo lường lạm phát 3.1.1. Một số mô hình đo lường lạm phát truyền thống 3.1.1.1. Mô hình đường cong Phillips 3.1.1.2. Mô hình chi phí đẩy 3.1.1.3. Mô hình lạm phát do cầu kéo 3.1.1.4. Mô hình lạm phát theo quan điểm kỳ vọng 3.1.1.5. Mô hình lạm phát theo trường phái tiền tệ 3.1.2. Một số mô hình nghiên cứu lạm phát trong thời gian vừa qua và ý nghĩa của nó 3.2. Giới thiệu mô hình tự hồi quy vecto VAR ( Vecto Autoregression) 3.2.1. Mô hình tự hồi quy vecto VAR 3.2.1.1. Khái niệm 3.2.1.2. Phương pháp ước lượng mô hình Var 3.2.1.3. Một số vấn đề trong xây dựng mô hình Var 3.2.2. Ứng dụng Mô hình VAR cấu trúc nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ trên thế giới 3.2.2.1. Ứng dụng mô hình tự hồi quy vecto VAR ở Mỹ 3.2.2.2. Mô hình VAR cấu trúc nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát trên 7 quốc gia Đông Á 3.3. Ứng dụng mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam 3.3.1. Cơ sở dữ liệu 3.3.2. Xây dựng mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát 3.3.2.1. Lựa chọn biến cho mô hình 3.3.2.2. Mô hình VAR cơ bản phù hợp ở Việt Nam 3.3.3. Dự báo lạm phát trong thời gian sắp tới CHưƠNG 4 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM KIỀM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 4.1. Những giải pháp tình thế 4.2. Các biện pháp chủ yếu chống lạm phát ở Việt Nam PHẦN KẾT LUẬN Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục

pdf92 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng mô hình vecto tự hồi quy VAR kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
… Ý nghĩa của mô hình: Gerlach và Peng đã đưa ra cách hiệu chỉnh nhằm khắc phục các khuyết tật của mô hình bằng biến công cụ mới Z với giả định biến này là biến tự hồi qui theo luật tự hồi qui bậc hai. Từ đó có cách đánh giá xác đáng cho lạm phát Trung Quốc. Ramakrishnan và Vamvakidis (2002): đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm của các yếu tố trong nước và nước ngoài lên lạm phát Indonesia. Mô hình đề cập lạm phát giá tiêu dùng có thể do lạm phát tiền tệ, lạm phát lương, lạm phát nhập khẩu. Lạm phát tiền tệ xuất hiện khi tỷ lệ trăng trưởng tiền vượt quá khả năng của nền kinh tế nên kiểm soát tăng trưởng tiền tệ có thể kiểm soát được lạm phát. Lạm phát trong nước được giải thích bởi các biến như: lương trung bình, tỷ lệ thất nghiệp hay khoảng sản lượng năng suất lao động. Giá hàng hóa nhập khẩu tác động lên lạm phát trong nước hoặc trực tiếp bởi mặt hàng nhập khẩu trong giỏ hàng hóa hoặc gián tiếp bằng ảnh hưởng của chi phí sản xuất do nguyên liệu thô nhập khẩu. Giá nhập khẩu có thể tăng do 2 lý do: lạm phát nước ngoài tăng nên giá nhập khẩu tăng hoặc sự sụt giá của đồng tiền trong nước dẫn đến nhập khẩu gia tăng. Vì vậy, tác giả cho rằng trong ngắn hạn các yếu tố chính xác định lạm phát là cung tiền, lương tối thiểu, năng suất lao động, khoảng chênh lệch sản lượng so với sản lượng tiềm năng, lãi suất, tỷ giá, lạm phát nước ngoài. Để biết vị trí nền kinh tế hiện tại có quan hệ với cấu trúc cân bằng trong dài hạn như thế nào, các tác giả đã ước lượng độ lệch cung tiền, lao động, và các biến ngoại sinh so với cân bằng dài hạn đem 42 các biến đó vào mô hình như là yếu tố xác định lạm phát. Do đó, tác giả đã ước lượng mô hình như sau: (3.12) Trong đó : DCPI: Lạm phát giá tiêu dùng(%), DCPI*: Lạm phát giá tiêu dùng của nước ngoài. DEXC:Tỷ lệ tăng tỷ giá hoái đối, DM: tỷ lệ tăng trưởng tiền danh nghĩa. LWAG: Tỷ lệ tăng trưởng tiền lương tối thiểu, LPRO:sự thay đổi năng suất lao động(GDP/người). OG: Khoảng chênh lệch sản lượng so với sản lượng tiềm năng, DR: phần chênh lệch lãi suất. ecmM: Độ dao động của cung tiền so với trạng thái ổn định dài hạn. ecmL: Độ dao động của lao động so với trạng thái ổn định dài hạn. ecmE: Độ lệch của các cú sốc ngoại sinh so với mức ổn định dài hạn. CRISIS: Biến giả định nhận giá trị 1 trong giai đoạn 1997Q3-1998Q4. SEAS: Các biến giả để kiểm tra mức ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ. Nhóm tác giả đã kết luận rằng tỷ giá hối đoái và lạm phát nước ngoài là yếu tố then chốt ảnh hưởng lạm phát trong nước, cung tiền chỉ có ý nghĩa thống kê còn mức tác động thì ít. 43 Ý nghĩa của mô hình: Nhóm tác giả đã đưa phần chênh lệch của các biến cung tiền, lao động so với mức cân bằng dài hạn vào mô hình lạm phát để xem xét chính xác hơn mức lạm phát của Indonesia. 3.1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Võ Trí Thành (1997) đã dùng mô hình trễ đa thức nghiên cứu các yếu tố xác định lạm phát Việt Nam nữa đầu thập kỷ năm 1990 với mô hình như sau: (3.13) Trong đó: π: tỷ lệ lạm phát, gM: tỷ lệ tăng trưởng cung tiền danh nghĩa. gY: tỷ lệ tăng trưởng sản lượng. ω : đo lường độ lệch giữa tỷ lệ mất giá tiền nội địa và lãi suất. πe: lạm phát kỳ vọng. Kết luận của mô hình: với chuỗi số liệu 1990:12-1994:12, tác giả kết luận ω, gM có ý nghĩa cao nên đây là yếu tố dùng để dự báo lạm phát, gY chỉ tác động trong ngắn hạn. Dương Thị Thanh Mai (2002) đánh giá lạm phát của các nước đang phát triển, phụ thuộc vào ba yếu tố: tăng lượng cung tiền, tăng thu nhập, tỷ giá. Mô hình hồi qui như sau: (3.14) Trong đó: lnMt: logarit cơ số tự nhiên của cung tiền danh nghĩa. lnYt: logarit cơ số tự nhiên của sản lượng trong nước. lnNERt: logarit cơ số tự nhiên của tỷ giá hối đoái. γt: sai số. Với chuỗi dự liệu từ năm 1997-2000, tác giả đi đến các kết luận là tỷ giá không có tính hiệu báo trước cho lạm phát. Khi kiểm định mô hình trong ba giai đoạn từ năm 44 1989-1992, 1993-1996, 1997-2000, tác giả cũng cho kết luận là tỷ giá không có tín hiệu báo trước cho lạm phát. Với các kết quả như trên tác giả khuyên các nhà làm chính sách có thể điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt mà không phải quan tâm đến lạm phát. Viện nghiên cứu VEPR (2011) : Đã xây dựng mô hình VECM dựa trên cơ sở lạm phát được diễn đạt là sự thay đổi trong mức giá logP, phụ thuộc vào sự thay đổi của giá hàng hóa thương mại logPT, giá hàng hóa phi thương mại logPN và giá được kiểm soát logPC. Mối quan hệ này có thể được diễn đạt trong phương trình sau: logP = α1logP T + α2logP N + (1 – α1 + α2)logP C (3.15) trong đó α1+ α2<1. Kết luận của mô hình : trái ngược với những nghiên cứu đã có, kết quả của mô hình VECM cho thấy tỷ giá, cụ thể là việc phá giá, có tác động đáng kể làm tăng áp lực lạm phát. Sự khác biệt trong kết quả này có thể được giải thích một phần là do các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu trong các giai đoạn tỷ giá được giữ tương đối cứng nhắc. Như vậy, thông qua tổng hợp các mô hình nghiên cứu lạm phát, chúng ta có thể nhận thấy: Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng trong những năm đầu thập kỷ 1990, nhịp tăng cung tiền có tác động nhiều đến lạm phát với độ trễ từ 1-2 tháng. Và ngoài cung tiền thì các yếu tố như tỷ giá, lãi suất, GDP, lạm phát nước ngoài, nhu cầu xuất khẩu… cũng có tác động không nhỏ đến lạm phát. Tuy nhiên vẫn chưa có mô hình nào tổng hợp tác động của tất cả yếu tố trên lên lạm phát Việt Nam. Nguyên nhân một phần là do các yếu tố tác động đến lạm phát còn có tác động lẫn nhau và lạm phát còn tác động đến các yếu tố này nên rất khó để xem xét. Xuất phát từ thực trạng trên bài nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình Tự Hồi Quy Vecto VAR nhằm xác định tỷ lệ mà các nhân tố tác động lên lạm phát Việt Nam và dự báo lạm phát cho các kỳ kế tiếp. 3.2. Giới thiệu mô hình tự hồi quy vecto VAR 3.2.1. Mô hình tự hồi quy vecto VAR 45 Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa các biến số kinh tế không đơn thuần chỉ theo một chiều, biến độc lập (biến giải thích) ảnh hưởng lên biến phụ thuộc mà trong nhiều trường hợp nó còn có ảnh hưởng ngược lại. Do đó mà ta phải xét ảnh hưởng qua lại giữa các biến này cùng một lúc. Chính vì thế mô hình kinh tế lượng mà ta phải xét đến không phải là mô hình một phương trình mà là mô hình nhiều phương trình. Tuy nhiên, để ước lượng được các mô hình này ta phải đảm bảo rằng các phương trình trong hệ được định dạng, một số biến được coi là nội sinh (biến mà giá trị được xác định bởi mô hình, là biến ngẫu nhiên) và một số biến khác được coi là ngoại sinh hay đã xác định trước (ngoại sinh cộng với nội sinh trễ). Việc định dạng này thường được thực hiện bằng cách giả thiết rằng một số biến được xác định trước chỉ có mặt trong một số phương trình. Quyết định này thường mang tính chủ quan và đã bị Chrishtopher Sims lên tiếng chỉ trích. Theo Sims, nếu tồn tại mối quan hệ đồng thời giữa một số biến thì các biến này phải được xét có vai trò như nhau, tức là tất cả các biến xét đến đều là biến nội sinh. Dựa trên tinh thần đó mà Sims đã xây dựng mô hình vector tự hồi quy Var. 3.2.1.1. Khái niệm Mô hình Var về cấu trúc gồm nhiều phương trình (mô hình hệ phương trình) và có các trễ của các biến số. Var là mô hình động của một số biến thời gian. Ta xét hai chuỗi thời gian Y1 và Y2. Mô hình Var tổng quát đối với Y1 và Y2 có dạng sau đây: Trong mô hình trên, mỗi phương trình đều chứa p trễ của mỗi biến. Với hai biến mô hình có 2 2 p hệ số góc và 2 hệ số chặn. Vậy trong trường hợp tổng quát nếu mô hình có k biến thì sẽ có k2p hệ số góc và k hệ số chặn, khi k càng lớn thì số hệ số phải ước lượng càng tăng. 46 3.2.1.2. Phương pháp ước lượng mô hình Var Xét tính dừng của các biến trong mô hình. Nếu chưa dừng thì sử dụng kỹ thuật lấy sai phân để đưa về các chuỗi dừng. Lựa chọn khoảng trễ phù hợp. Xem xét mức độ phù hợp của mô hình chạy ra (bằng việc kiểm định tính dừng của phần dư. Nếu phần dư của mô hình dừng thì mô hình nhận được phù hợp với chuỗi thời gian và ngược lại. So sánh các mô hình và lựa chọn mô hình phù hợp nhất. 3.2.1.3. Một số vấn đề trong xây dựng mô hình Var Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mô hình Var : không cần xác định biến nào là biến nội sinh và biến nào là biến ngoại sinh hay là ta có thể sử dụng phương pháp OLS cho từng phương trình riêng rẽ thì mô hình Var còn vướng phải một số hạn chế: Khi xét đến mô hình Var ta còn phải xét đến tính dừng của các biến trong mô hình. Yêu cầu đặt ra khi ta ước lượng mô hình Var là tất cả các biến phải dừng, nếu trong trường hợp các biến này chưa dừng thì ta phải lấy sai phân để đảm bảo chuỗi dừng. Càng khó khăn hơn nữa nếu một hỗn hợp chứa các biến có tính dừng và các biến không có tính dừng thì việc biến đổi dữ liệu không phải là việc dễ dàng. Khó khăn trong việc lựa chọn khoảng trễ thích hợp. Giả sử mô hình Var bạn đang xét có ba biến và mỗi biến sẽ có 8 trễ đưa vào từng phương trình. Như xem xét ở trên thì số hệ số mà bạn phải ước lượng là 32.8+3=75. Và nếu ta tăng số biến và số trễ đưa vào mỗi phương trình thì số hệ số mà ta phải ước lượng sẽ khá lớn. Ngoài ra, khó khăn trong việc lựa chọn khoảng trễ còn được thể hiện ở chỗ nếu ta tăng độ dài của trễ sẽ làm cho bậc tự do giảm, do vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng các ước lượng. 3.2.2. Ứng dụng Mô hình VAR cấu trúc nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ trên thế giới Hơn 15 năm qua, đánh giá thực nghiệm các tác động của động thái chính sách tiền tệ đã sử dụng rộng rãi mô hình Tự Hồi Quy Vecto ( VAR). 47 Ước lượng của mô hình VAR cho các nền kinh tế đóng cửa và hội nhập đã đưa ra một số kết quả hợp lý có thể giải thích được và vì vậy kết quả thường được chấp nhận và một số quy luật thực nghiệm vẫn cần một lời giải thích cuối cùng. Những vấn đề nan giải cũng thúc đẩy một số các lời chỉ trích giải quyết cho phương pháp VAR. Điểm quan trọng trong cách tiếp cận VAR để phân tích chính sách tiền tệ là việc xác định các cú sốc chính sách tiền tệ khác biệt như thế nào với các hành động chính sách tiền tệ. Các nhà hoạch định chính sách hành động để đáp ứng mức độ phát triển hiện tại trong nền kinh tế; hiệu ứng này đạt được nhờ một hàm phản ứng chính sách. Các động thái còn lại trong công cụ chính sách, độ lệch của các cơ quan từ quy tắc của họ, được hiểu như những cú sốc chính sách tiền tệ và tác động của chúng có thể được điều tra bằng phương pháp hàm kỹ thuật phản ứng (the impulse response function techniques). 3.2.2.1. Ứng dụng mô hình tự hồi quy vecto VAR ở Mỹ Bernanke và Mihov (1998) đề xuất một phương pháp VAR có thể bao gồm tất cả các biến chính sách trước đây đề xuất đối với Hoa Kỳ như là chi tiết kỹ thuật cụ thể của mô hình nói chung. Fabio Canova, Luca Gambetti (2008) đã điều tra sự đóng góp của chính sách tiền tệ đến những thay đổi trong tăng trưởng sản lượng và động lực lạm phát ở Mỹ bằng cách xác định một cú sốc chính sách và quy tắc chính sách trong một hệ số thời gian thay đổi VAR sử dụng sự giới hạn dấu hiệu mạnh mẽ. Mô hình VAR với YT là một véc tơ bao gồm lãi suất ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng sản lượng và tốc độ gia tăng M2 theo thứ bật. YT được thể hiện : A0,t có thời gian chặn khác nhau, Ai,t là ma trận hệ số của các thời gian khác nhau. i = 1,..., p và εt là một phép khử nhiễu trắng Gauss (a Gaussian white noise) với số không có nghĩa và các ma trận hiệp phương sai thời gian khác nhau Σt . 48 3.2.2.2. Mô hình VAR cấu trúc nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát trên 7 quốc gia Đông Á Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS,2006) sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) nhằm kiểm định tác động của chính sách tiền tệ vào hoạt động kinh tế và giá cả. Mô hình VAR ( Vector Autoregressions) được sử dụng để phân tích những tác động của chính sách tiền tệ trong bảy nền kinh tế Đông Á. Cụ thể là Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan. Như được mô tả trong Bernanke và Mihov (1998), giả sử rằng cơ cấu kinh tế “đúng” là mô hình động không bị giới hạn truyến tính thì ta có hệ phương trình sau : (1’) (2’) Các Bi , Ci , A y , Di , Gi và A p là ma trận hệ số vuông. Phương trình (1) và (2) phân vùng các biến được xem xét thành hai nhóm : khối phi chính sách (Y) và khối chính sách (P). Các Yt vector bao hàm các biến phi chính sách kinh tế vĩ mô như sản lượng và giá cả, các yếu tố này có phản ứng trước những cú sốc chính sách tiền tệ sẽ được kiểm tra. Các Pt vector bao gồm các biến chính sách hay biến tiền tệ hoặc có tiềm năng thông dụng như là các chỉ báo về chính sách tiền tệ, ví dụ như lãi suất ngắn hạn. Lưu ý rằng các NHTW có thể không hoàn toàn kiểm soát các biến chính sách bởi vì NHTW cũng bị ảnh hưởng bởi những cú sốc khác. Tuy nhiên, NHTW có một tác động đáng kể đến các biến này trong giai đoạn hiện nay. Trong hệ thống này, mỗi biến được phép phụ thuộc vào giá trị hiện tại hoặc trị số trễ (lên đến trễ k) của bất kỳ biến nào trong hệ thống. Các vector Vy và Vp không có tương quan nhiễu lẫn nhau “cấu trúc” hoặc “cơ bản”. Mô hình VAR cơ bản theo BIS sẽ trả lời cho câu hỏi liệu các yếu tố về tiền tệ, như tín dụng cho nền kinh tế và lãi suất nội địa đóng một vai trò quan trọng trong việc xác 49 định lạm phát hay không ngoài tỷ giá VND/USD. Hệ thống VAR cơ bản bao gồm các biến nội địa như : tỷ giá VND/USD, CPI và M2, tín dụng trong nước, lãi suất, giá hàng hóa ( giá xăng, giá gạo) và các biến số như cung tiền Mỹ. 3.3. Ứng dụng mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam 3.3.1. Cơ sở dữ liệu Dữ liệu trong bài nghiên cứu được tổng hợp, thu thập và tính toán từ nhiều nguồn khác nhau. Để đảm bảo sự chính xác cho chuỗi dữ liệu trong quá trình xử lý, đa số dữ liệu được lấy trong các báo cáo của những tổ chức uy tín như : IFS (Tổ chức thống kê tài chính quốc tế thuộc IMF), EIU ( Cơ quan tình báo kinh tế Anh), Tổng cục thống kê VN ( TCTK), báo cáo của NHNN Việt Nam… Biến Ký hiệu Nguồn Chỉ số giá tiêu dùng(%) (năm 2005=100) CPI IFS. Tổng sản phẩm trong nước(giá ss 1994) GDP TCTK, IFS. Giá dầu (USD/thùng) OIL www.eia.gov Tốc độ gia tăng cung tiền M2 (tỷ đồng) M2 IFS, EIU Tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND TG www.oanda.com Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng (%) LSTG TCTK, Báo cáo NHNN Giá gạo Thái Lan (USD/tấn) RICE IFS Dự trữ ngoại hối (triệu USD) IR IFS Tín dụng trong nước (domestic creadit)(tỷ đồng) CREDIT IFS, EIU 50 Cung tiền M2 Mỹ ( tỷ USD) M2US IFS, EIU Xuất nhập khẩu ròng (triệu USD) (CIF) XNK Bộ công thương, TCTK 3.3.2. Xây dựng mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Mục đích chính của phần này là xây dựng một mô hình VAR cơ bản - mô hình được sử dụng phổ biến để dự báo các hệ thống chuỗi thời gian có liên quan với nhau và để phân tích tác động ngẫu nhiên đối với hệ thống của các biến số. Phương pháp VAR khắc phục nhược điểm của mô hình cấu trúc bằng cách xử lý mỗi biến nội sinh như là một hàm các giá trị trễ của tất cả các biến số nội sinh trong hệ thống. Mô hình VAR đánh giá các yếu tố của chính sách tiền tệ tác động đến lạm phát Việt Nam sẽ dựa trên mô hình VAR của Chris Sims và mô hình VAR cơ bản BIS (2006) xác định các yếu tố của chính sách tiền tệ lên lạm phát : 3.3.2.1. Lựa chọn biến cho mô hình Dựa trên cơ sở những khái niệm và những phân tích của chương 1, chương 2, những nhân tố đã được kiểm định trong các mô hình trước. 10 biến được lựa chọn để kiểm định tác động lên lạm phát lần lược là : 1. Chỉ số giá tiêu dùng (kiểm định lạm phát kỳ trước và kỳ vọng lạm phát của người dân tác động đến lạm phát). 2. Tốc độ tăng trưởng cung tiền (xem xét tốc độ gia tăng cung tiền nội tệ có ảnh hưởng lớn đến lạm phát). 3. Tín dụng trong nước(gia tăng trong tín dụng sẽ ảnh hưởng đến lạm phát). 51 4. Tổng sản phẩm trong nước(tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ảnh hưởng đến lạm phát). 5. Dự trữ ngoại hối (xem xét yếu tố thâm hụt ngân sách tác động đến lạm phát). 6. Giá dầu (Việt Nam là một nước nhập cảng xăng dầu nhiều hơn gấp bội lượng xăng dầu xuất khẩu. Hơn hết, xăng là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành kinh tế nên giá xăng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lạm phát). 7. Giá gạo(Việt Nam là nước nông nghiệp, giá gạo là một nhân tố quan trọng trong giỏ hàng hóa của nước ta. Đồng thời, giá lương thực cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát). 8. Tốc độ gia tăng cung tiền M2 Mỹ(kiểm định xem lạm phát nước ngoài có ảnh hưởng đến lạm phát trong nước không). 9. Xuất nhập khẩu ròng( tình hình nhập siêu của nước ta trong nhiều năm gần đây có ảnh hưởng nhiều đến lạm phát không). 10. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng(kiểm định chính sách của NHNN ảnh hưởng lên lạm phát). Mô hình VAR cơ bản dựa trên mô hình VAR của Chris Sims và BIS (2006) kiểm định tác động của chính sách tiền tệ lên lạm phát. Nên trong quá trình xây dựng mô hình, bài nghiên cứu đứng trước sự lựa chọn một trong 2 biến GDP hoặc tỷ giá (chính sách tiền tệ hướng vào tăng trưởng hay chính sách tiền tệ hướng vào tỷ giá). Các nghiên cứu mới đây1 đã chỉ ra tác động của tỷ giá đến lạm phát. Nếu ta xét đến những biến động gần đây trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là thị trường tự do, trong năm 2009 và 2010 do niềm tin của vào tiền đồng bị sụt giảm, do hoạt động đầu cơ và tình trạng đô la hóa đã dẫn đến kỳ vọng về lạm phát trở lại của người dân tăng lên. Điều này có thể đã khiến cho tác động của tỷ giá đối với lạm phát tăng lên. Nhưng mô hình VAR cơ bản xây dựng để kiểm định tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát từ năm 2000 đến cuối năm 2010 mà từ cuối năm 2008, NHNN mới tiến hành phá giá nhiều hơn và với mức độ lớn hơn nên tác động của tỷ giá đến lạm phát gần đây mới thể hiện rõ. 1 Viện nghiên cứu VEPR (2011) 52 Chính vì thế, bài nghiên cứu sẽ lựa chọn biến GDP (chính sách tiền tệ hướng vào tăng trưởng). (Điều này không có nghĩa là tỷ giá không tác động đến lạm phát) 3.3.2.2. Mô hình VAR cơ bản phù hợp ở Việt Nam Mô hình VAR cơ bản 10 biến nhằm kiểm định tác động của các nhân tố đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến cuối năm 2010 và dự báo tình hình lạm phát trong thời gian sắp tới được xây dựng gồm có các biến nội sinh (khối chính sách) : CPI(chỉ số giá tiêu dùng), CREDIT (tín dụng nội địa), GDP (tổng sản phẩm trong nước) , IR (dự trữ ngoại hối), LSTG (lãi suất tiền gửi), XNK (xuất nhập khẩu ròng), M2 và các biến ngoại sinh (khối phi chính sách): OIL(giá dầu), RICE (giá gạo), M2US (cung tiền Mỹ). Tất cả các biến đều được lấy log, riêng xuất nhập khẩu ròng là trừ log trị tuyệt đối của giá trị XHK theo quý, lãi suất không lấy log. Mô hình được ước lượng gồm 1 hệ phương trình với 10 phương trình : (1) Với : k là giá trị trễ. α, β, , z, Ω, ∞, π, £, ω, λ, θ : là ma trận hệ số vuông. CPI : là chỉ số giá tiêu dùng ,CREDIT : là tín dụng nội địa, GDP : Tổng sản phẩm trong nước, IR : là dự trữ ngoại hối, LSTG: là lãi suất tiền gửi, XNK: là 53 xuất nhập khẩu ròng, M2 : tốc độ gia tăng cung tiền, OIL: chỉ số giá dầu, RICE : giá gạo, M2US : cung tiền Mỹ. ε : là sai số ngẫu nhiên. ( 9 phương trình còn lại trong mô hình : phụ lục 1) Kiểm định tính dừng cho chuỗi dữ liệu thu được kết quả các biến trong mô hình dừng ở bậc 2. Tiến hành lấy sai phân bật 2 của các biến và xác định độ trễ 2 cho mô hình. ( kết quả : phụ lục 3). Kiểm định phần dư của mô hình đều dừng (phụ lục 5) điều này chứng tỏ mô hình VAR cơ bản được xây dựng là hoàn toàn phù hợp với chuối dữ liệu và các biến được lựa chọn. Kết quả sử dụng mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010 ( phụ lục 4) như sau : Tác động giải thích lạm phát sau 4 quý Tác động giải thích lạm phát sau 8 quý. CPI 25.31% 5.94% CREDIT 14.32% 3.81% GDP 2,78% 11.42% IR 11.37% 8.89 % M2 21.83% 52.6% OIL 18.12% 6.78% M2US 3.76% 4.06% LSTG 1.47% 1.59% 54 XNK 0.54 % 3.42% RICE 0.5% 1.49% Tổng cộng 100% 100% Từ bảng kết quả, ta chú ý đến nhân tố giải thích nhiều nhất cho lạm phát qua 4 quý đó là cung tiền M2, CPI, tín dụng nội địa, dự trữ ngoại hối và giá dầu. Xếp theo thứ tự mức độ giải thích cho lạm phát sau 4 quý ta có thể thấy rằng : CPI giải thích được lạm phát ở mức 25,31% tức lạm phát của các quý trước và kỳ vọng lạm phát của người dân ảnh hưởng nhiều nhất đến lạm phất sau 4 quý. Tiếp theo sau đó là cung tiền M2(21.81%), giá nguyên liệu đầu vào và cụ thể ở đây là dầu giải thích được 18.12%. tiếp đó là tín dụng nội địa(14.32%) và dự trữ ng oại hối (11.37%). Nhưng sau 8 quý ta có thể thấy rằng M2 là nhân tố giải thích nhiều nhất cho lạm phát, M2 giải thích được 52,6% lạm phát. Theo sau đó là GDP, GDP giải thích được 11.42% lạm phát sau 8 quý. Điều này cho thấy nền kinh tế càng tăng trưởng phát triển thì lạm phát càng tăng cao. Dự trữ ngoại hối cũng góp phần giải thích 8.89% lạm phát sau 8 quý. Sau đó là giá dầu(6.78%) và CPI (5.94%). Tín dụng có tỷ lệ giải thích lạm phát sau 4 quý khá cao, nhưng sau 4 quý nữa tỷ lệ này lại giảm đi đáng kể. So sánh với những biến động thực tế của lạm phát thì chúng ta thấy kết quả mô mình chạy ra phù hợp với những biến động của những yếu tố gây ra lạm phát. 3.3.3. Dự báo lạm phát trong thời gian sắp tới Kết quả mở rộng mẫu và dự báo của mô hình VAR cơ bản cho lạm phát quý 1 năm 2011 và quý 2 năm 2011 ( phụ lục 6) như sau: 55 Thời gian Dự báo Thực tế Sai lệch Quý I năm 2011 5.56% 6%2 9.15% Quý II năm 2011 4.92% Kết quả cho thấy mô hình đã giải thích được sự biến động của lạm phát. Theo dự báo của mô hình thì CPI quý 2 năm 2011 sẽ tăng khoảng 4.92 % so với quý I năm 2011. Thêm vào đó, diễn biến của lạm phát mấy tháng gần đây đang có xu hướng giảm dần cho thấy tính dự báo của mô hình khá chính xác. 2 Nguồn : tổng hợp từ TCTK. 56 Những hạn chế của mô hình : Mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010 chưa kiểm định được yếu tố chi tiêu công và nợ công của chính phủ tác động đến lạm phát ( đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm lạm phát Việt Nam tăng cao). Khi xây dựng mô hình phải đứng trước sự lựa chọn giữa chính sách tiền tệ hướng vào tăng trưởng hay chính sách tiền tệ hướng vào tỷ giá vì nếu lựa chọn cả 2 chính sách thì các biến trong mô hình sẽ có những tác động phức tạp lẫn nhau khiến cho mô hình không còn phù hợp. Điều này đã khiến cho mô hình phải bỏ qua nhân tố tỷ giá ( thời gian gần đây được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát). KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Chương 3 của đề tài đã điểm qua một số mô hình đo lường lạm phát trên thế giới nhằm phân tích các yếu tố cơ bản tác động đến lạm phát, làm nền tảng cơ sở lý thuyết cho việc phân tích và xây dựng mô hình Tự Hồi Quy Vecto (Var) xác định các nhân tố cơ bản tác động đến lạm phát Việt Nam. Qua chương 3 bài nghiên cứu đã đưa ra một mô hình đánh giá tác động của các nhân tố tới sự biến động của lạm phát. Qua đó giúp chúng ta có được một cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố tác động tới sự biến động của lạm phát và hơn hết là nhằm giúp các nhà quản lý có được những biện pháp để kiềm chế lạm phát . 57 CHƢƠNG 4 : NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM KIỀM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 4.1. Những giải pháp tình thế Những biện pháp này được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “cơn sốt lạm phát” trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài . Các biện pháp này thường được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng siêu lạm phát. Thứ nhất : Các biện pháp tình thế thường được chính phủ các nước áp dụng , trước hết là giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền vào lưu thông. Biện pháp này còn gọi là chính sách đóng băng tiền tệ . Tỷ lệ lạm phát tăng cao ngay lập tức ngân hàng trung ương phải dừng các biện pháp có thể đưa đến tăng cung ứng tiền tệ như ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dừng việc mua vào các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách. Nhà nước áp dụng các biện pháp làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế như: NHTW bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ , bán ngoại tệ vàvay , phát hành các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp cho bội chi ngân sách nhà nước , tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là tăng lãi suất tiền gửi tiét kiệm dân cư . Các biện pháp này rất có hiệu lực vì trong một thời gian ngắn nó có thể giảm bớt được một khối lượng khá lớn tiền nhàn rỗi trong dân cư do đó giảm được sức ép lên giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường . Ở Việt Nam các biện pháp này đã dược áp dụng thành công vào cuối những năm 80, đầu những năm 90. Thứ hai : Thi hành chính sách tài chính thắt chặt như tạm hoãn những khoản chi chưa cần thiết trong nền kinh tế , cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể được . Thứ ba : Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước trên cơ sở tăng các khoản thu cho ngân sách một các hợp lý , chống thất thu , đặc biệt là thất thu về thuế , nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước. 58 4.2. Các biện pháp chủ yếu chống lạm phát ở Việt Nam Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, vấn đề chống lạm phát cần được bảo đảm và luôn duy trì ở mức hợp lý. Trong những năm gần đây, cuộc đấu tranh kiềm chế và đẩy lùi lạm phát tuy đã thu được kết quả nhất định, nhưng kết quả chưa thật vững chắc và nguy cơ tái lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn. Do đó kiềm chế và kiểm soát lạm phát vẫn là một nhiệm vụ quan trọng. Để kiềm chế và kiểm soát có hiệu quả, cần áp dụng tổng thể các giải pháp: đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm chi phí sản xuất và lưu thông, triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, tăng nhanh nguồn vốn dự trữ, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế nhằm bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế theo dự kiến, đồng thời phải đẩy mạnh cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, làm cho các yếu tố tích cực của thị trường ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Vậy để thực hiện chống lạm phát chúng ta có những chủ trương và giải pháp sau:  Tập trung mọi nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, triệt để tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất để đẩy mạnh sản xuất. Thủ tướng chính phủ đã giao cho bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với các Bộ các ngành có liên quan nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách chung về quản lý kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững; tập chung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất với hiệu quả ngày càng cao; giữ vững chấn chỉnh hệ thống doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, sắp xếp tốt mạng lưới lưu thông hàng hoá, xây dựng khối lượng dự trữ lưu thông đủ mạnh, nhất là những mặt hàng thiết yếu, để Nhà nước có khả năng can thiệp vào thị trường, bình ổn giá cả, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng, tham gia cạnh tranh lành mạnh, hàng hoá lưu thông thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng.  Các giải pháp tiền tệ tài chính Khống chế tổng phương tiện thanh toán phù hợp vơí yêu cầu của tăng trưởng kinh tế ở mức tăng tối đa trong khoảng 21%; dư nợ tín dụng tăng khoảng 20%-22%, huy 59 động vốn tăng 20% - 25% , trong đó vốn trong nước tăng 10%-15%; tiếp tục điều chỉnh lãi suất phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới. Để thực hiện mục tiêu trên. NHNN phải phối hợp chặt chẽ với bộ kế hoạch và đầu tư. Bộ tài chính và các Bộ, các ngành có liên quan tập trung thực hiện kiên quyết một số giải pháp sau đây: Tiếp tục triển khai phát triển thị trường vốn ngắn hạn, củng cố thị trường tín phiếu kho bạc. Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính tổ chức điều hành có hiệu quả hoạt động của các thị trường này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát nhất là trong dip tết Nguyên Đán. Ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ phương tiện thanh toán đã dự kiến: Thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, không chế hạn mức tín dụng kiểm soát định mức dự trữ bắt buộc theo pháp lệnh Ngân hàng, loại bỏ tín phiếu kho bạc trong cơ cấu dự trữ bắt buộc và tăng tương ứng phần tiền gửi trên tài khoản của Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cần sơ kết kinh nghiệm điều hàng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để có những sửa đổi bổ sung cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với các tổ chức kinh tế. Việc mua ngoại tệ của ngân hàng nhà nước chỉ thực hiện khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường kiểm tra kiểm soát và từng bước thực hiện nhanh hơn chủ trương “ trên đất Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam”. Bên cạnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp, cần áp dụng thành các chuyển gián tiếp để điều hành lãi suất thị trường, điều hoà lưu thông tiền tệ, mở rộng việc thanh toán. Ngân hàng nhà nước theo dõi kiểm tra tại các ngân hàng thương mại việc giảm lãi suất cho vay so với hiện nay để có phương án giảm tiếp lãi suất cho vay kích thích đầu tư.  Các biện pháp về ngân sách nhà nước Phấn đấu tăng thu, thực hiện triệt để tiết kiệm chi nhằm giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng dự trữ tài chính bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước vững chắc, lành 60 mạnh là biện pháp cơ bản để góp phần kiềm chế lạm phát. Các ngành, các cấp phải có việc chỉ đạo thu, chi ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của mình. Đi đôi với việc nghiên cứu chính sách thuế. Bộ tài chính, Tổng Cục hải quan và uỷ ban nhân dân các cấp cần tăng cường công tác quản lý thu và chống thất thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các nghành các cấp quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, đấu tranh chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật, khai man doanh số và chầy ỳ trong việc nộp thuế. Tổ chức thanh tra và kiêmt tra việc thu thuế, cải tiến thủ tục nộp thuế, tránh phiền hà cho người nộp thuế. Các Bộ ngành địa phương và đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện tiết kiêm, chống lãng phí, chốngtham nhũng, chống buôn lậu, tổ chức sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả và phải chịu trách nhiệm đối với khoản chi sai chế độ làm thất thoát tài sản và những khoản chi lãng phí, phô trương hình thức. Tiếp tục sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao năng suất lao động, chống thất thoát, lãng phí vồn tài sản Nhà nước. Bộ tàichính khẩn trương hoàn thành đề án đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ, triển khai rộng rãi chế độ kế toán mới trong các doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn để đưa hoạt động tài chính của doanh nghiệp đi vào nề nếp, đúng chế độ. Nên thực hiện các mô hình hợp tác công tư như PPP (Public - Private Partner) . Hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân  Các biện pháp về điều hành cung cầu thị trường Thực hiện các biện pháp để hàng hoá lưu thông thông suốt trong cả nước nhằm ngăn chặn các hiên tượng đầu cơ, tích trữ khan hiếm giả tạo, kích giá tăng lên thiệt hại 61 cho sản suất và đời sống. Bộ thương mại chủ trì cùng các bộ ngành liên quán sớm có đề án quản lý thị trường, tiêu thụ hàng hoá phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Xây dựng mạng lưới thương nghiệp với sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó doang nghiệp quốc doanh phải chủ động chi phối thị trường Việc quản lý thị trường phải gắn với đặc thù của từng khu vực. Về diều hành cân đối cung cầu hàng hoá. Bộ Kế Hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý ngành hàng phối hợp với cơ quan chức năng chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến cung cầu những mặt hàng thuộc Bộ, cơ quan của mình quản lý. Phát hiện và sử lý kịp thời những mất cân đối phát sinh trong quá trìng điều hành. Bộ thương mại có trách nhiệm điều hoà hàng hoà trong cả nước, nhất là những mặt hàng quan trọng để giải quyết những mất cân đối cục bộ ở từng khu vực. Đối với những mặt hàng quan trọng cho sản xuất và đời sống ( lương thực, đường, xăng dầu, xi măng... ) thì việc cân đối cung cầu phải tiến hành từng quí, từng tháng. Đối với các mặt hàng này, phải xây dựng lực lượng dự trữ lưu thông hàng hoá là công cụ không thể thiếu để điều hoà thị trường. Các Bộ, các cơ quan quản lý ngành hàng, hội đồng quản lý, các tổng công ty này sớm trình Chính phủ đề án về cơ chế lưu thông, bảo mức dự trữ cần thiết, dù sức chi phối khi thị trường phát sinh mất cân đối. Để ngăn chặn ngay từ đầu những dấu hiệu dẫn đến phát sinh biến đổi giá. Ban vật giá Chính Phủ phải theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá, tiền tệ trên thị trường, từ đó đề xuất với Thủ tướng Chính Phủ những biện pháp bình ổn giá cả, giúp các Bộ ngành quản lý sản xuất, kinh doanh, hình thành các mức giá cụ thể theo định hướng của Nhà nước. Để chặn đứng tình trạng giá cả tăng cao thường diễn ra vào những tháng đầu năm, các Bộ ngành cần nghiêm chỉnh chấp hành những yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Bộ lao động thương binh xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ ngành có liên quan tổ chức xem xét tiền lương, năng suất lao động, chi phí sản xuất, lưu thông và việc hình thành giá ở một số đơn vị sản xuất, kinh doanh các loại hàng hoá đại diện cho các ngành kinh tế quốc dân để đề suất chính sách và biện pháp giải quyết tiền lương gắn với năng suất lao động đối với khu vực sản xuất kinh doanh. 62 PHẦN KẾT LUẬN Lạm phát mỗi lần xuất hiện ở mỗi hoàn cảnh và điều kiên khác nhau thì rất khác nhau nên mang màu sắc muôn hình, muôn vẽ. Lạm phát hiện nay đang gây lo ngại lớn cho các cấp hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cho người dân. Tìm hiểu nguyên nhân và định lượng các yếu tố này nhằm tìm ra biện pháp kiểm soát lạm phát, góp phần vào ổn định tình hình kinh tế - xã hội và vấn đề cấp bách. Qua đề tài chúng ta đã phần nào có cái nhìn sâu hơn về những nhân tố tác động đến lạm phát Việt Nam trong những năm gần đây. Đề tài đã xây dựng một mô hình kiểm định hầu hết các nhân tố tác động lên lạm phát và dự báo tình hình lạm phát sắp tới. Thông qua đề tài chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho các nhà hoạch định chính sách một mô hình có thể phân tích được trong những nhân tố tác động đến lạm phát, nhân tố nào là chủ đạo làm lạm phát tăng cao và tác động như thế nào đến lạm phát trong nước. Mô hình VAR cơ bản mà đề tài xây dựng cũng là một công cụ hữu hiệu để dự báo tình hình lạm phát trong thời gian sắp tới. Đề tài vẫn còn một số hạn chế chưa đi sâu vào phân tích các tác động qua lại theo vòng tròn khép kín của các nhân tố và mô hình Var cơ bản vẫn chưa kiểm định được tất cả các yếu tố tác động đến lạm phát. Hơn nữa lạm phát là vấn đề phức tạp, ngạy cảm và biến động liên tục nên bài nghiên cứu không tránh khỏi sai sót. Vì thế chúng tôi rất mong những bạn nghiên cứu sau này sẽ phát triển thêm đề tài và hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến để giúp đề tài khắc phục những thiếu sót và không chỉ dừng lại ở vẫn đề đã đề cập mà còn mở rộng ra nhiều vấn đề khác. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt : 1. GS.TS Trần Ngọc Thơ, PSG.TS Nguyễn Ngọc Định (2011) “Giáo Trình Bộ Môn Tài Chính Quốc Tế ” trường Đại học Kinh tế tp HCM. 2. PGS.TS. Phan Thị Cúc ( 2008) “Diễn Biến Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiềm Chế Linh Hoạt”. 3. Hoàng Ngọc Hà ( 2010) “Giải Pháp Kiềm Chế Lạm Phát Tại Việt Nam”. 4. Trần Quốc Hưng ( 2010) “Giải Pháp Kiểm Soát Lạm Phát Ở Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay”. 5. Võ Trí Thành (1997), “Inflation Stabilization : The Vietnamese Experience In The 1980s And 1990s”, PhD These, Australian National University. 6. Dương Thị Thanh Mai (2002), “ Vận Dụng Mô Hình Phân Tích Chính Sách Tỷ Giá Ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 7. Vương Thị Thảo Bình(2008), “ Tiếp Cận Và Phân Tích Động Thái Giá Cả -Lạm Phát Của Việt Nam Trong Thời Kỳ Đổi Mới Bằng Một Số Mô Hình Toán Kinh Tế”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tiếng anh : 1. Bernanke, B. S. and I. Mihov (1998), “Measuring monetary policy” Quarterly Journal of Economics 2. Ben S C Fung( 2002), “ A VAR analysis of the effects of moneytary policy in East Asia”, BIS working paper. 3. Gerlach, S. and W. Peng (2006) “Output Gaps and Inflation in Mainland China” Working Papers, BIS. 4. Uma Ramakrishnan and Athanasios Vamvakidis (2002), “Forecasting Inflation in Indonesia”, IMF Working Paper. 5. Sajawal Khan And Abdul Qayyum (2004),“Measures of Monetary Policy Stance: a case of Pakistan”. 6. Marshall Carter, Moody’s Analytics (2011) “Vietnam Outlook: Inflation Prompts Policy Tightening”. 7. Nguyen Thi Thu Hang, Nguyen Duc Thanh ( 2011) “Macroeconomic Determinants Of Vietnam’s Inflation 2000-2010: Evidence And Analysis”. 8. Fabio C. Bagliano, Carlo A. Favero(1999), “Information from financial markets and VAR measures of monetary policy”. 9. Chris Sims (2002) “Structural VAR’s”. 10. Bernanke, B and I Mihov (1997): “What does the Bundesbank target?” European Economic Review. 11. Bernanke, B and I Mihov (1998): “Measuring monetary policy”, Quarterly Journal of Economics. 12. Blinder, A (1998): Central banking in theory and practice, Cambridge: MIT Press. 13. Christiano, L, M Eichenbaum and C Evans (2000): “Monetary policy shocks: what have we learned and to what end?” in J Taylor and M Woodford (eds), Handbook of Macroeconomics, North Holland. 14. Crosby, M and G Otto (2001): “Persistence of output fluctuations under alternative exchange rate regimes”, Hong Kong Institute of Monetary Research Working Paper. 15. De Arcangelis, G and G Di Giorgio (1998): In search of monetary policy measures: the case of Italy in the 90’s, mimeo. 16. Fung, B S C and M Kasumovich (1998): “Monetary shocks in the G-6 countries: is there a puzzle?”, Journal of Monetary Economics. 17. Fung, B S C and M Yuan (1999): “The stance of monetary policy”, in Money, Monetary Policy and Transmission Mechanism, proceedings of a conference held by the Bank of Canada, November 1999, Ottawa: Bank of Canada. 18. Leeper, E, C Sims and T Zha (1998): “What does monetary policy do?”Brookings Papers on Economic Activity 19. Mojon, B and G Peersman (2001): “A VAR description of the effects of monetary policy in the individual countries of the euro area”, Working Paper, 92, European Central Bank. 20. Peersman, G and F Smets (2001): “The monetary transmission mechanism in the euro area: more evidence from VAR analysis”, Working Paper, 91, European Central Bank. 21. Sims, C (1980): “Macroeconomics and reality”, Econometrica. 22. Smets, F (1997): “Measuring monetary policy shocks in France, Germany and Italy: the role of the exchange rate”, BIS Working Papers. 23. Turner, P and J Van’t dack (1993): “Measuring international prices and cost competitiveness”, BIS. Các trang Web tham khảo chính: 1. ADB: 2. Bộ công thương: 3. Ngân hàng nhà nước: 4. Tổng cục thống kê: 5. IMF: 6. WB: 7. IEA: PHỤ LỤC 1 Hệ 10 phương trình trong mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010. (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) PHỤ LỤC 2 Dữ liệu sử dụng trong mô hình tự hồi quy vecto VAR cơ bản kiểm định 10 nhân tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010. Quý GDP CPI LSTG M2 XNK 2000-1 70176 101.57 11.12 158723 -247 2000-2 70907 100.01 11.54 170328 -437 2000-3 71040 98.89 10.69 181777 -371 2000-4 71472 99.53 9.29 195353 -130 2001-1 71186 100.17 11.84 213454 -74 2001-2 71027 99.20 9.62 228276 -154 2001-3 71053 99.14 8.22 238895 71 2001-4 70881 99.76 7.74 248660 -742 2002-1 70821 102.73 7.36 253558 -512 2002-2 71120 103.19 7.71 264499 -481 2002-3 71166 103.40 8.47 274004 -497 2002-4 71379 104.20 8.30 281374 -1143 2003-1 70960 106.73 8.82 298614 -783 2003-2 70734 106.90 8.94 324971 -1587 2003-3 71831 106.31 9.17 347353 -1096 2003-4 71678 106.90 8.51 373189 -1585 2004-1 71080 111.33 7.09 401290 -855 2004-2 95954 114.53 6.44 421721 -1340 2004-3 89537 116.64 6.87 453788 -1185 2004-4 105864 117.48 8.33 487576 -2086 2005-1 76371 121.40 9.32 531412 -1194 2005-2 103670 123.76 8.76 547383 -2064 2005-3 97829 125.44 8.72 589148 -550 2005-4 115161 127.46 9.03 636763 -1043 2006-1 81984 131.47 11.07 651139 66 2006-2 111361 132.90 11.11 653676 -1955 2006-3 106416 134.46 11.14 677353 -1470 2006-4 125612 136.02 11.18 710333 -1458 2007-1 88263 140.06 11.18 771219 -1712 2007-2 120257 142.68 11.21 803353 -3065 2007-3 115706 146.78 11.31 849863 -3218 2007-4 137118 152.90 11.41 972480 -4572 2008-1 94901 165.64 12.18 312039 -8350 2008-2 127257 180.46 13.17 310978 -6900 2008-3 123195 189.48 14.17 323417 - 1511 2008-4 122130 188.93 15.16 962167 -1594 2009-1 119342 149.46 14.52 442273 1499 2009-2 120811 150.80 13.27 804501 -3646 2009-3 122628 150.28 12.01 429337 -3809 2009-4 123797 149.86 10.75 294310 -5608 2010-1 122466 160.00 13.37 306438 -3430 2010-2 123160 168.42 13.50 621770 -3188 2010-3 124017 178.36 14.00 561938 -2450 2010-4 124202 180.14 15.27 587811 -3954 Quý OIL RICE CREDIT IR M2US 2000-1 25.81 228.80 119730 3591.62 4703.20 2000-2 28.78 197.86 130069 3531.89 4762.30 2000-3 27.97 178.14 135924 3541.17 4843.10 2000-4 27.13 183.57 155236 3416.51 4914.80 2001-1 23.11 177.09 163569 3330.30 5064.50 2001-2 23.68 167.76 167600 3432.45 5169.20 2001-3 22.73 173.00 177047 3692.22 5345.00 2001-4 16.68 179.38 191204 3674.57 5430.90 2002-1 18.53 189.29 201387 3900.74 5497.30 2002-2 23.021 202.00 211385 3804.54 5545.90 2002-3 25.16 188.48 224637 3851.35 5655.30 2002-4 23.81 185.27 239921 4121.05 5778.70 2003-1 29.19 196.95 246524 5419.14 5857.60 2003-2 23.825 203.67 274776 6330.26 5993.80 2003-3 26.3 202.86 290358 6082.95 6074.00 2003-4 26.88 197.00 317771 6224.18 6067.40 2004-1 29.13 240.35 341468 6278.03 6148.80 2004-2 32.67 244.23 372387 6392.56 6269.20 2004-3 36.45 252.00 391389 6733.87 6334.30 2004-4 38.45 278.43 442978 7041.46 6409.40 2005-1 40.28 295.00 473036 7923.70 6440.70 2005-2 45.2 287.05 511064 7865.06 6496.60 2005-3 55.19 287.41 548234 8609.24 6592.00 2005-4 50.91 277.27 597715 9050.56 6675.50 2006-1 54.52 297.74 607180 10742.20 6758.50 2006-2 62.9 305.59 642557 11293.30 6834.30 2006-3 63.51 312.90 669875 11904.30 6929.30 2006-4 52.71 309.29 734391 13384.10 7072.50 2007-1 53.21 326.18 768309 18317.30 7160.20 2007-2 61.51 326.29 837905 20792.60 7271.90 2007-3 69.6 330.00 927617 22575.40 7404.30 2007-4 82.2 378.00 1100080 23479.40 7502.60 2008-1 90.21 672.64 1198370 26436.10 7685.70 2008-2 113.38 834.60 1252780 22262.40 7746.60 2008-3 113.32 722.00 1251160 23848.30 7894.10 2008-4 54.162 550.75 1403750 23890.30 8255.30 2009-1 40.15 625.25 1501840 23008.20 8409.90 2009-2 55.84 548.60 1706590 20260.40 8453.00 2009-3 66.02 593.67 1888720 18768.70 8459.30 2009-4 71.67 606.00 2040050 16447.10 8542.80 2010-1 74.76 540.13 2063080 13853.90 8519.90 2010-2 74.8 458.55 2244800 14120.80 8604.60 2010-3 72.46 519.95 2421730 14111.20 8709.20 2010-4 80 536.78 2591251.1 14534.54 8836.90 PHỤ LỤC 3 Kết quả kiểm định độ trễ của mô hình VAR 10 biến : VAR Lag Order Selection Criteria Endogenous variables: D(D(LCPI)) D(D(LCREDIT)) D(D(LGDP)) D(D(LIR)) D(D(LM2)) D(D(LM2US)) D(D(LOIL)) D(D(LRICE)) D(D(LSTG)) D(D(LXNK)) Exogenous variables: C Date: 06/25/11 Time: 01:15 Sample: 2000Q1 2011Q2 Included observations: 35 Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 248.8104 NA 5.61e-19 -13.64631 -13.20192* -13.49291 1 377.1996 176.0767 1.38e-19 -15.26855 -10.38031 -13.58113 2 579.7194 162.0158* 2.04e-21* -21.12682* -11.79473 -17.90539* * indicates lag order selected by the criterion LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level) FPE: Final prediction error AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion HQ: Hannan-Quinn information criterion PHỤ LỤC 4 Kết quả kiểm định mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát việt nam giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2010. PHỤ LỤC 5 Kết quả kiểm định phần dư của Mô hình: 1. Kiểm định tính dừng của phần dƣ 1 : Null Hypothesis: RESID01 has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=8) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -4.800280 0.0005 Test critical values: 1% level -3.646342 5% level -2.954021 10% level -2.615817 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. => phần dư 1 của mô hình dừng. 2. Kiểm định tính dừng của phần dƣ 2 : Null Hypothesis: RESID02 has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=8) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -5.641142 0.0000 Test critical values: 1% level -3.646342 5% level -2.954021 10% level -2.615817 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. => phần dư 2 của mô hình dừng. 3. Kiểm định tính dừng của phần dƣ 3 : Null Hypothesis: RESID03 has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 2 (Automatic based on SIC, MAXLAG=8) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -5.058550 0.0003 Test critical values: 1% level -3.679322 5% level -2.967767 10% level -2.622989 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. => phần dư 3 của mô hình dừng. 4. Kiểm định tính dừng của phần dƣ 4 : Null Hypothesis: RESID04 has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 3 (Automatic based on SIC, MAXLAG=8) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.933116 0.0057 Test critical values: 1% level -3.699871 5% level -2.976263 10% level -2.627420 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. => phần dư 4 của mô hình dừng. 5. Kiểm định tính dừng của phần dƣ 5: Null Hypothesis: RESID05 has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=8) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -6.385277 0.0000 Test critical values: 1% level -3.646342 5% level -2.954021 10% level -2.615817 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. => phần dư 5 của mô hình dừng. 6. Kiểm định tính dừng của phần dƣ 6 : Null Hypothesis: RESID06 has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=8) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -5.914532 0.0000 Test critical values: 1% level -3.646342 5% level -2.954021 10% level -2.615817 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. => phần dư 6 của mô hình dừng. 7. Kiểm định tính dừng của phần dƣ 7 : Null Hypothesis: RESID07 has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=8) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -7.395734 0.0000 Test critical values: 1% level -3.646342 5% level -2.954021 10% level -2.615817 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. => phần dư 7 của mô hình dừng. 8. Kiểm định tính dừng của phần dƣ 8 : Null Hypothesis: RESID08 has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=8) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -5.512214 0.0001 Test critical values: 1% level -3.646342 5% level -2.954021 10% level -2.615817 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. => phần dư 8 của mô hình dừng. 9. Kiểm định tính dừng của phần dƣ 9 : Null Hypothesis: RESID09 has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=8) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -5.415968 0.0001 Test critical values: 1% level -3.646342 5% level -2.954021 10% level -2.615817 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. => phần dư 9 của mô hình dừng. 10. Kiểm định tính dừng của phần dƣ 10 : Null Hypothesis: RESID10 has a unit root Exogenous: Constant Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=8) t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -6.891468 0.0000 Test critical values: 1% level -3.646342 5% level -2.954021 10% level -2.615817 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. => phần dư 10 của mô hình dừng. PHỤ LỤC 6 Kết quả dự báo của Mô hình : 2000Q1 101.57 2005Q4 127.46 2000Q2 100.01 2006Q1 131.47 2000Q3 98.89 2006Q2 132.9 2000Q4 99.53 2006Q3 134.46 2001Q1 100.17 2006Q4 136.02 2001Q2 99.2 2007Q1 140.06 2001Q3 99.14 2007Q2 142.68 2001Q4 99.76 2007Q3 146.78 2002Q1 102.73 2007Q4 152.9 2002Q2 103.19 2008Q1 165.64 2002Q3 103.4 2008Q2 180.46 2002Q4 104.2 2008Q3 189.48 2003Q1 106.73 2008Q4 188.93 2003Q2 106.9 2009Q1 149.46 2003Q3 106.31 2009Q2 150.8 2003Q4 106.9 2009Q3 150.28 2004Q1 111.33 2009Q4 149.86 2004Q2 114.53 2010Q1 160 2004Q3 116.64 2010Q2 168.42 2004Q4 117.48 2010Q3 178.36 2005Q1 121.4 2010Q4 180.14 2005Q2 123.76 2011Q1 190.155 2005Q3 125.44 2011Q2 199.518

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfung_dung_mo_hinh_vecto_tu_hoi_quy_var_kiem_dinh_va_du_bao_thuc_trang_lam_ph.pdf