Đề tài Vai trò của các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán

góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.Chúng ta cần đặc biệt tăng cường xây dựng và củng cố việc phát triển TTCK có chất lượng hơn, linh hoạt và hiệu quả hơn, đồng thời quốc tế hoá TTCK - đó là một công cụ giúp nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong đó phải nhấn mạnh đến vai trò to lớn và mối quan hệ mật thiết của CTCP với TTCK. Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh,rõ ràng, hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các CTCP và phát triển TTCK.

doc25 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, theo xu thế hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế. Để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững, chúng ta cần phát huy được nguồn lực nội sinh ở trong nước và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được mô hình huy động vốn hợp lý và hiệu quả. TTCK đã hình thành và bắt đầu phát triển tại Việt Nam trong 6 năm gần đây, nó không chỉ phát huy được nội lực của nền kinh tế mà còn thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.Phát triển TTCK đặt ra yêu cầu thách thức lớn đối với các nhà kinh tế vĩ mô Việt Nam. Trong đó quá trình thành lập các công ty cổ phần đẵ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thị trường chứng khoán. Các công ty cổ phần phát triển rộng rãi đã làm thay đổi căn bản cơ cấu các loại chứng khoán, tạo điêù kiện cho thị trường chứng khoán hoạt động với những sản phẩm đích thực như cổ phiếu, trái phiếu … và tăng thêm sự hưng thịnh của kinh tế và xã hội. Công ty cổ phần đóng vai trò là chủ thể quan trọng tác động cả về phía cung và cầu của thị trường chứng khoán. Vấn đề đẩy mạnh việc thành lập các công ty cổ phần và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời phát triển và mỏ rộng thị trường chứng khoán, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu to lớn về vốn đầu tư và nâng cao chất lượng quản lý kinh tế đang là một vấn đề rất đươc quan tâm. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Vai trò của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán” Phần 1: thị trường chứng khoán và vai trò của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán. 1. thị trường chứng khoán (TTCK). 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. Hình thức sơ khai của thị trường chứng khoán đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Hình thành trong các phiên chợ hội chợ, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng mua bán, trao đổi hàng hoá. Dần dần hình thành nên một thị trường với 3 giao dịch: hàng hoá, ngoại tệ và chứng khoán bất động sản. Sau một thời gian hoạt động, do không đáp ứng được cả 3 yêu cầu giao dịch khác nhau, thị trường này đã tách thành thị trường hàng hoá, thị trường hối đoái và TTCK. Quá trình phát triển của TTCK đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Lịch sử đã ghi nhận 2 đột khủng hoảng lớn, đó là khi các thị trường chứng khoán ở Mỹ, Tây âu, Bắc âu, Nhật bản bị sụp đổ trong vài giờ vào “ngày thứ 5 đen tối”, 29/10/1929 và “ngày thứ 2 đen tối”, 19/10/1987. Song, trải qua các cuộc khủng hoảng,cuối cùng TTCK lại được phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một thế chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Chứng khoán là các giấy tờ có giá trị, ra đời do đòi hỏi của việc huy động vốn (đối với trái phiếu) hoặc do kỹ thuật của việc mua bán trao đổi (đối với thương phiếu). Và các hoạt động trao đổi mua bán trên giấy tờ này hình thành nên TTCK. Đó là TTCK trước khi CTCP. Công ty cổ phần là một sáng kiến trong kinh doanh.Nó giải quyết tình trạng thiếu vốn để mở hoặc phát triển các doanh nghiệp đòi hỏi vốn lớn mà một cá nhân không đủ khả năng tài chính để làm điều đó.Đồng thời những cổ đông tham gia kinh doanh sẽ hi vọng kiếm được lợi nhuận từ việc kinh doanh đó.Và trong tay họ nắm giữ các cổ phiếu,họ có quyền chuyển nhượng chúng cho người khác. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán: công ty cổ phần có một ảnh hưởng mang tính chất cách mạng làm thay đổi toàn bộ hoạt động của TTCK. TTCK gìơ đây có thêm một loại chứng khoán có sức hấp dẫn đầu tư rất lớn là các cổ phiếu và cổ phiếu chiếm tỷ trọng áp đảo trong giao dịch mua bán chứng khoán. 1.2 Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán. Hiện nay, vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về TTCK: Quan điểm thứ nhất cho rắng TTCK và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: Thị trường tư bản (Capital Market). Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán các chứng khoán, TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do đó các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản. Quan điểm thứ hai của các nhà kinh tế cho rằng:”TTCK được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một”. Như vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó TTCK chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi của TTCK. Quan điểm thứ ba, dựa trên những gì quan sát được tại đa số các Sở giao dịch chứng khoán lại cho rằng:”TTCK là thị trường cổ phiếu”, hay là nơi mua bán các cổ phần bán được các công ty phát hành ra để huy động vốn. Theo quan điểm này, TTCK được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền tham gia sở hữu. Các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điêù kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, quan niệm đâỳ đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay, được trình bày trong giáo trình là: TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được biểu hiện là các loại giâý tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại sở giao dịch (Stock Exchange) hay TTCK phi tập trung (Over The Counter Market), ở thị trường giao ngay(Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future Market). Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán và như vậy thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. TTCK không giống với thị trường hàng hoá thông thường khác vì hàng hoá của TTCK là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của TTCK chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. 1.3 Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán. 1.3.1 Vị trí của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính. TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị trí cua TTCK trong tổng thể thị trường tài chính thể hiện: TTCK là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn. Thị trường tiền tệ Thị trường vốn TTCK Như vậy, trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính trên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ. TTCK là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ nợ và công cụ vốn (các công cụ sở hữu). TT trường nợ TT vốn cổ phần TT trái phiếu TT cổ phiếu 1.3.2 Cấu trúc của thị trường chứng khoán. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của TTCK có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.Tuy nhiên, thông thường ta có thể xem xét ba cách thức cơ bản là: phân loại theo hàng hoá,phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuyển vốn. Phân loại theo hàng hoá: theo các loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, ta có thể phân thị trường chứng khoán thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các công cụ dẫn suất. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn: thị trường được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi phát hàng chứng khoán hay là nơi mua bán chứng khoán lần đầu tiên. Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịc mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường: TTCK có thể được tổ chức theo 2 cách là: TTCK tập trung nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán của công ty lớn hoạt động có hiệu quả; và TTCK phi tập trung (OTC) là thị trường của những nhà buôn, những người tạo ra thị trường. 1.4 Các chủ thể trên thị trường chứng khoán. Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể dược chia thành 3 nhóm sau: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. 1.4.1 Chủ thể phát hành: Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa của TTCK. Các chủ thể phát hành bao gồm Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian… Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể phát hành các chứng khoán: trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc. Công ty là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ hưởng thụ… phục vụ cho việc huy động vốn và phù hợp với đặc thù hoạt động của họ theo Luật định. 1.4.2 Chủ thể đầu tư: Chủ thể đầu tư là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng khoán trên TTCK để tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể được chia thành hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuân luôn gắn với rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận càng cao thì mức độ chấp nhận rủi ro càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy, các nhà đầu tư phải luôn lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên TTCK là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm là có thể đa dạng hoá các doanh nghiệp đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm. 1.4.3 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán. 1.4.3.1 Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động thị trường chứng khoán. Lịch sử hình thành và phát triển TTCK đã cho thấy TTCK hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu như chưa có sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảm bảo hoạt động của thị trường được thông suốt, ổn định và an toàn, bản thân các nhà kinh doanh chk và các quốc gia có TTCK hoạt động cho rằng cần phải có cơ quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Chính vì vậy cơ quan quản lý và giám sát TTCK đã ra đời. Cơ quan quản lý và giám sát TTCK đợc hình thành dưới nhiều mô hình tổ chức và hoạt động khác nhau, có nước do các tài chính tư nhân thành lập, có nước cơ quan này trực thuộc chính phủ, nhưng có nước lại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ chức tự quản của Nhà nước. Nhưng nói chung, cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK do Chính phủ các nước thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho TTCK hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững… Cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK có thể có những tên gọi khác nhau tuỳ thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với TTCK. Tại Hàn Quốc, quản lý Nhà nước về TTCK có Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC) và Uỷ ban giám (SSB) được thành lập dưới sự quản lý của Bộ kinh tế – tài chính. Ban giám sát chứng khoán là cơ quan phát hành của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán, thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán. 1.4.3.2 Sở giao dịch chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành TTCK thông qua bộ máy tài chính và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của Luật pháp và Uỷ ban chứng khoán. 1.4.3.3 Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thực hiện một số chức năng chính như sau: Đào tạo, nghiên cứu trong các lĩnh vực chứng khoán. Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định Pháp luật về chứng khoán hiện hành. Giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên. Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán. Hợp tác với Chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề có tác động đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. 1.4.3.4 Tổ chức lưu kí và thanh toán bù trừ chứng khoán: Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán đáp ứng đủ các điều kiện của Uỷ ban chứng khoán sẽ thực hiện lưu kí và thanh toán bù trừ chứng khoán. 1.4.3.5 Các tổ chức hỗ trợ: Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng thị tăng trưởng của TTCK thông qua các hoạt động như: cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau. Có một số nước không cho phép thành lập các loại hình tổ chức này. 1.4.3.6 Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành theo những điều khoản cam kết của tổ chức phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của mình. Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm có vai trò quan trọng trong việc phát hành các chứng khoán, đặc biệt là phát hành các chứng khoán quốc tế. 1.5 Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), của lên minh châu Âu, của các khối thị trường chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đâỷ phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế: Thứ nhất, TTCK với việc tạo ra các công cụ có tính thanh toán cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. ở Hàn Quốc, TTCK đã đóng vai trò không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế trong hơn ba mươi năm cho tới cuối thập kỉ 90. TTCK Hàn Quốc đã lớn mạnh đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với tổng giá trị huy động là 160 tỷ Đô la Mỹ, đã góp phần tạo mức tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân 9%/năm, thu nhập quốc dân bình quân đâù người năm 1995 là trên 10.000 USD. Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối một cách có hiệu quả.Thị trưòng tài chính là nơi tiên phong áp dụng công nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên thay đổi,thực tế trên TTCK tất cả các thông tin được cập nhập và được chuyển tải tới tất cả các nhà đầu tư, nhờ đó, họ có thể nhận được vốn với chi phí rẻ trên thị trường. TTCK tạo một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều này buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính. Việc huy động vốn trên TTCK có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại.TTCK khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường . Sự tồn tại của TTCK trên cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Đây chính là các yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong các quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế. Thứ hai,TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chứng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chủ. Việc giải toả tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn,qua đó tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hưũ và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở nên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. TTCK tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo ra khả năng giám sát chặt chẽ của TTCK đã làm giảm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công. 2. công ty cổ phần (ctcp). 2.1 Sự ra đời của công ty cổ phần. Trong nền kinh tế hàng hoá, muốn tồn tại và thắng lợi trong cạnh tranh, các chủ xí nghiêp buộc phải tìm mọi cách để cải tiến và nâng cao trình độ kĩ thuật, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Các xí nghiệp nhỏ thường kém ưu thế hơn các xí nghiệp lớn, nên để khỏi thua lỗ, thất bại trong cạnh tranh và bị phá sản, các nhà tư bản vừa và nhỏ phải liên minh với nhau, tập trung các tư bản riêng lẻ lại thành tư bản lớn, thành CTCP để có đủ sức đổi mới thiết bị, cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới nhằm dành ưu thế trong cạnh tranh. Các CTCP dần dần đã hình thành và phát triển ngày càng nhiều từ phương thức tập trung vốn như vậy. Thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng đòi hỏi phải xây dựng các công trình lớn rất tốn kém như những nhà máy điện, nhà máy luyện thép, hệ thống giao thông vận tải, đường sắt, đường thuỷ,... đòi hỏi những nguồn tài chính lớn mà không một nhà tư bản riêng lẻ nào có thể đáp ứng được và không có cách nào giải quyết tốt hơn là tập trung vốn của nhiều nhà tư bản lại để thành lập các CTCP. Do khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều ngành nghề mới, nhiều sản phẩm mới, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới có hiệu quả hơn, đem lại những nguồn thu nhập lớn hơn. Trong các cuộc cạnh tranh để giành lợi nhuận siêu ngạch, ngay cả những nhà tư bản lớn cũng không thể bỗng chốc bán ngay các xí nghiệp cũ kém hiệu quả để chuyển vốn sang xây dựng ngay một xí nghiệp mới với công nghệ hiện đại, mà chỉ có thể rút bớt và chuyển dần từng phần vốn mà thôi. Quá trình này rất khó thực hiện vì bị kéo dài thời gian, mất thời cơ và việc bán lại những xí nghiệp cũ, kĩ thuật lạc hậu rất khó khăn ( ít người muốn mua lại những thứ mà người khác đã bỏ đi). Như vậy chỉ còn cách tốt nhất là liên minh với nhau,những người mạo hiểm cùng chung mục đích kiếm lợi nhuận siêu nghạch tìm đến nhau, chia nhau hưởng lợi nhuận siêu ngạch do xí nghiệp mới đem lại. Sản xuất ngày càng phát triển, trình độ kĩ thuật ngày càng cao, những phát minh sáng chế mới ngày càng nhiều thì cuộc cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt, sự rủi ro trong kinh doanh càng lớn và số xí nghiệp bị phá sản ngày càng nhiều. Nếu chỉ kinh doanh trong một ngành thì khi bị phá sản sẽ bị trắng tay. Do đó người ta có kinh nghiệm là phải phân tán vốn của mình, đầu tư vào nhiều ngành khác nhau, góp vốn vào nhiều công ty cổ phần khác nhau để nếu có thể mất vốn ở công ty này thì vẫn còn vốn và lãi ở công ty khác. Mặt khác, một công ty cổ phần do nhiều người cùng tham gia quản lý, tập trung được trí tuệ, có nhiều nguồn thông tin,... nên cũng hạn chế được rủi ro. Như vậy CTCP được ra đời từ hai nguồn gốc chính là:Do trình độ xã hội hoá sản xuất và sự phát triển của các tổ chức công ty. CTCP là một tổ chức kinh tế được thành lập theo luật doanh nghiệp năm 1999, nó tồn tại độc lập với chủ sở hữu và được hưởng một số đặc quyền theo luật. CTCP là một doanh nghiệp do nhiều chủ sở hữu cùng hùn vốn để kinh doanh,lời cùng ăn lỗ cùng chịu..nó là hình thức tổ chức kinh doanh được nhiều người tín hiệu nhất và CTCP đã trở thành phổ biến ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường. 2.2 Điều kiện cần thiết để công ty cổ phần ra đời và hoạt động. Tuy là một tổ chức kinh doanh do nhiều cá nhân, đơn vị thuộc nhiều thành phần kinh tế tự nguyện cùng góp vốn kinh doanh lời ăn, lỗ chịu, nhưng công ty cổ phần chỉ có thể ra đời và hoạt động được sau khi đã có đủ các điều kiện như: Trong nuớc phải có một nền kinh tế hàng hóa tương đối phát triển,trong dân chúng có nhiều nguời có vốn nhàn rỗi muốn đem vốn kinh doanh thu lợi nhuận; Phải có sự nhất trí cao về mục tiêu kinh doanh và các hoạt động khác giữa các thành viên sáng lập công ty; Thu nhập do công ty cổ phần mang lại cho những người góp vốn phải có lãi suất lớn hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng; Nhà nước đã ban hành đầy đủ các Luật về công ty cổ phần, Luật thương mại , Luật cạnh tranh, Luật phá sản , Luật cầm cố ,v.v.. Thiếu một trong bốn điều kiện trên thì công ty cổ phần chưa thể ra đời và hoạt động được. 2.3 Cổ đông. Cổ đông là những cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội có đủ tư cách pháp nhân tự nguyện dùng vốn tự có của mình gộp lại với nhau thành vốn của công ty để thành lập công ty. Số vốn ban đầu của công ty được chia ra nhiều phần nhỏ bằng nhau, mỗi phần nhỏ đó gọi là một cổ phần . Mỗi cổ phần thể hiện bằng một tờ phiếu gọi là cổ phiếu, cổ phiếu la giấy chứng nhận đã bỏ vốn vào công ty, là chủ một phần của công ty và được hưởng lợi tức cổ phần hay cổ tức. Mỗi cổ đông có thể góp một hay nhiều cổ phần, sẽ có một hay nhiều cổ phiếu. Cổ đông có những nhiệm vụ và quyền lợi sau đây: Nhiệm vụ : Góp vốn đầy đủ và đúng hạn theo điều lệ của công ty; Chấp hành đúng toàn bộ điều lệ của công ty,các quyết định của đại hội cổ đông và những quy định của các Luật có liên quan do Nhà Nước đã ban hành ; Cùng chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và những rủi ro xảy ra trong kinh doanh của công ty; Quyền lợi : Tham gia đại hội cổ đông để bàn bạc và quyết định các công viêc của công ty; Được hưởng thu nhập của công ty dưới hình thức lợi tức cổ phần theo tỷ lệ góp vốn vào công ty; Được hưởng quyền ưu tiên mua thêm cổ phần mới mỗi khi công ty được phát hành thêm cổ phiếu mới; Khi công ty bị giải thể, sau khi công ty đã thanh toán hết nợ nần với bên ngoài,còn lại bao nhiêu, được quyền phân chia số tài sản còn lại của công ty,có nhiều cổ phần chia nhiều, ít cổ phần chia ít; Đuợc quyền bán, chuyển nhượng hay chuyển quyền thưà kế cổ phần cho người khác; Có quyền được cung cấp thông tin về hoạt động của công ty; Có quyền được kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các hoạt động khác của công ty khi có lý do chính đáng. 2.4 Ưu, nhược điểm của công ty cổ phần. 2.4.1 Ưu điểm. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn đã góp vào công ty để kinh doanh., khi công ty làm ăn thua lỗ, mắc nợ bên ngoài, họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, còn tài sản cá nhân của họ không hề bị động chạm đến. Vốn lớn, qui mô kinh doanh được mở rộng, lợi nhuận thu được nhiều. Do đó, lợi tức cổ phần của các cổ đông thường cao hơn số thu nhập từ các khoản đầu tư khác đem lại. Việc mua, bán, chuyển nhượng quyền sở hữu của cổ phiếu dễ dàng, thuận tiện. Thời gian hoạt động của công ty là vô hạn (vì hết hạn đại hội cổ đông lại có quyền xin gia hạn cứ thế mãi) nên sự tồn tại của công ty không bị ảnh hưởng bởi sự kiện như: thay đổi ban lãnh đạo, các cổ đông bị tù tội hay qua đời. Công tác quản lý kinh doanh có hiệu quả hơn, vì được tách khỏi quyền sở hữu của cá cổ đông, do những nhà chuyên môn giỏi làm thuê. Do được quyền phát hành cổ phiếu mới hay trái phiếu công ty nên khi cần mở rộng sản xuất kinh doanh, có thêm vốn hoạt động kịp thời. Được hưởng tư cách pháp nhân, mọi việc tiến hành đều nhân danh công ty chứ không nhân danh cá nhân. Các cổ đông (có cổ phiếu thường) đều có quyền bầu cử để chọn người lãnh đạo công ty, ứng cử vào lãnh đạo công ty, kiểm soát hoạt động của công ty, được cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động của công ty. 2.4.2 Nhược điểm: Phải đóng nhiều thuế vì ngoài thuế của công ty, các cổ đông còn đóng thuế thu nhập, do Nhà nước đánh vào cổ tức, lợi tức cổ phần. Chi phí tổ chức thành lập công ty khá tốn kém, bao gồm chi phí về thủ tục thành lập công ty, các lệ phí giấy tờ hợp pháp, chi phí phát hành cổ phiếu, trái phiếu... Luật pháp Nhà nước về hoạt động của công ty rất chặt chẽ, công ty thường xuyên phải báo cáo về hoạt động của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thiếu sự quan tâm và động lực của các cá nhân, được lãi nhiều hay ít mọi người đều cùng hưởng chung, bị thua lỗ mọi người cùng chịu, không ngoài trách nhiệm của riêng ai. Không giữ được bí mật kinh doanh, bí mật tài chính vì thường xuyên phải công khai và báo cáo, xin ý kiến của đại hội cổ đông. Tương đối ít được tín nhiệm trong việc vay vốn ngân hàng vì công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn. Do đó khả năng thu hồi nợ của ngân hàng ít đảm bảo hơn so với việc cho cho vay xí nghiệp tư nhân. Công ty có thay đổi phương hướng mục tiêu kinh doanh vì phải căn cứ vào điều lệ ban đầu, phải có quyết định của đại hội cổ đông, phải xin các cấp Nhà nước có thẩm quyền cho sửa đổi điều lệ… Để tránh nhược điểm này, các công ty thường xin đăng ký kinh doanh nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng, kinh doanh tổng hợp, hoạt động trong nước và quan hệ với nước ngoài… 3. vai trò của công ty cổ phần Trên thị trường chứng khoán. TTCK hoạt động được là nhờ hoạt động của các chủ thể tham gia TTCK. Toàn bộ thao tác hàng ngày của các chủ thể này làm cho thị trường vận động hoàn hảo. Tuy khác nhau về tính chất, mục tiêu và cách làm, hoạt động của họ liên đới và bổ sung chặt chẽ cho nhau, mỗi chủ thể đều đóng vai trò của mình va tập thể sẽ đều vững mạnh và nhờ thế tài sản tài chính từ sở hữu của người này sang sở hữu của người khác một cách hợp lý và hài hoà để nền kinh tế hoạt động với những giá trị mới được tạo ra từng giờ mỗi ngày. Trong đó CTCP đóng vai trò là người đáp ứng nguồn cung về chứng khoán cho thị trường, đồng thời nó cũng là nhà đầu tư tạo ra cầu chứng khoán trên thị trường. 3.1 Đóng vai trò là chủ thể phát hành. CTCP là chủ thể quan trọng nhất hoạt động trên TTCK. Số lượng hàng hoá của TTCK (cổ phiếu và trái phiếu) chủ yếu là do các công ty cổ phần tạo ra. Đóng vai trò là chủ thể bán chứng khoán. Các CTCP phát hành ra chứng khoán để huy động vốn và tăng vốn cho sản xuất kinh doanh bên cạnh nguồn vốn đi vay từ các ngân hàng thương mại. Chỉ có CTCP và doanh nghiệp cổ phần hoá được phép tự do phát hàng cả trái phiếu và cổ phiếu. Doanh nghiệp nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn. Còn lại các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty hợp danh không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào ra thị trường. Các phương thức phát hành chứng khoán được chia theo các tiêu thức khác nhau. Phân loại theo đợt phát hành: được chia thành phát hành chứng khoán lần đầu và phát hành các đợt tiếp theo. Phát hành chứng khoán lần đầu là việc tổ chức phát hành chứng khoán đầu tiên sau khi đã đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định của UBCKNN. Phát hành các đợt tiếp theo là hoạt động phát hành nhằm mục đích tăng thêm vốn của tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành các đợt tiếp theo đã có chứng khoán phát hành và giao dịch trên thị trường thứ cấp. Phân loại theo đối tượng mua bán chứng khoán: Được phân chia thành phát hành riêng lẻ (phát hành mang tính nội bộ) và phát hành ra công chúng (hay còn gọi là hình thức chào bán công khai). Phát hành riêng lẻ là việc phát hành trong đó chứng khoánđược bán trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức), với những điều kiện hạn chế và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định. Phát hành chứng khoán ra công chúng là hình thức phát hành trong đó chứng khoán được phát hành rrộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn các nhà đầu tư nhật định, trong đó phải đảm bảo một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ. Ngoài ra, tổng khối lượng phát hành chứng khoán cũng phải tuân theo một tỷ lệ theo qui định. Đối với sự tồn tại của một công ty,việc phát hành cổ phiéu là một việc bắt buộc đối vào lúc công ty thành lập, sau đó tuỳ thuộc vào nhu cầu phát triển. Chiếm phần quan trọng nhất trên TTCK với 51% tổng giá trị chứng khoán phát hành, các CTCP trở thành khách hàng quan trọng của TTCK. Trong tổng số vốn huy động có khoảng 44% vốn vay chủ yếu dưới hình thức phát hành cổ phiếu, nhưng cũng có một phần phát hành trái phiếu thông qua các trung gian là các tập đoàn kinh tế hoặc các tổ chức tài chính chuyên môn hoá. Chính sự giao lưu vốn này làmcho hoạt động của TTCK phong phú và đa dạng hơn, các nguồn vốn ở các thành phần kinh tế có thể giao lưu thông suốt, từ đó nâng cao tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư của toàn xã hội. 3.2 Đóng vai trò là chủ thể đầu tư. Ngoài ra, CTCP còn là người mua chứng khoán do các công ty khác hay chính phủ phát hành… và bán lại để thu lợi nhuận từ khoản tiền chêch lệch. Lúc nay CTCP trở thành nhà đầu tư chứng khoán. Đầu tư chứng khoán là chỉ việc bỏ vốn tiền tệ ra mua chứng khoán để kiếm lời. Việc kiếm lời trong đầu tư chứng khoán có thể là từ thu nhập cổ tức, trái tức, nhưng cũng có thể do chênh lệc giá do kinh doanh chứng khoán đem lại. CTCP khi đóng vai trò là nhà đầu tư dù được gọi là tham gia vào TTCK nhưng không có mặt cũng như không có quan hệ với sở giao dịch. Công ty môi giới và kinh doanh sẽ phục vụ cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là một loại chủ thể có khả năng cung ứng một lượng tiền tệ rất lớn. CTCP đã góp phần tạo nên cầu về chứng khoán trên TTCK , làm cho TTCK trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. phần ii: vai trò của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán việt nam. 1. Vai trò của công ty cổ phần trên thị trường cổ phiếu việt nam. 1.1 Thị trường cổ phiếu tập trung Trung tâm giao dịch chứng khoán (ttgdck) thành phố Hồ Chí Minh được khai trương ngày20/7/2000 .ttgdck được đưa vào hoạt động với công suất thực hiện 3000.000 lệnh trong một phiên dịch ,mở cửa 3ngày/tuần và thực hiện ghép lệnh 2lần/tuần .Cho đến nay ttgdck nhìn chung còn đóng vai trò nhỏ bé trong việc tài trợ vốn cho các công ty cổ phần và cung cấp cổ phiếu cho nhu cầu đầu tư của công chúng . 1.1.1 Nguồn cung cổ phiếu. Trải qua ba năm hoạt động , từ một thị trường ban dầu chỉ có 4 công ty niêm yết với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là 387 tỷ VND,ttgdck đã thu hút được 21 công ty với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết 1086 tỷVND ,tăng gấp 3 lần số vốn cổ phần ban đầu. Các DNNN được cổ phần hoá là nguồn cung hàng hoá chủ yếu cho TTCK.Trong tổng số21 công ty niêm yết trên ttgdck có tới 20 DNNN cổ phần hoá và duy nhất Công ty giải khát nước Sài Gòn không phải là DNNNcổ phần hoá. Các công ty niêm yết chỉ chiếm khoảng 3%trong tổng số các DNNN được cổ phần hoá (21/828). Nhiều công ty cổ phần, DNNN dược cổ phần hoá không đáp ứng được các điều kiện để niêm yết. Tuy vậy, có khoảng 120 doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện để niêm yết, song không muốn niêm yết trên thị trường cổ phiếu tập trung. Hầu hết các công ty niêm yết trên thị trường có quy mô nhỏ. Trong số các công ty niêm yết chỉ có 2 công ty niêm yết có hệ số P/E lớn hơn mức phổ biến (10). Nhiều công ty niêm yết còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh và chưa sẵn lòng công bố thông tin. Các công ty niêm yết chưa sử dụng TTCK như một kênh quan trọng để huy động vốn cho đầu tư dài hạn. Cho đến 2003, chưa có công ty niêm yết nào phát hành và chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.Tất cả các cổ phiếu được niêm yết là các cổ phiếu dang lưu hành , được phát hành trong quá trình cổ phần hoá của các công ty niêm yết và chỉ có 2 công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu mới thông qua ttgdck 1.1.2 Cầu cổ phiếu. Các nhà đầu tư cá nhân là những người tham gia chính vào các giao dịch cổ phiếu trên thị trường này trong khi các nhà đầu tư có tổ chức còn hạn chế. Đến ngày 30/6/2003 mới có khoảng 14.500 tài khoản giao dịch, trong đó có 91 nhà đầu tư trong nước và 35 nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức. Sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức như công ty bảo hiểm, quĩ dầu tư, công ty tài chính trên thị trường còn ít. 1.1.3 Hàng hoá và giao dịch trên thị trường. Hàng hoá của thị trường cổ phiếu chính thức là cổ phiếu của 21 công ty niêm yết. Các giao dịch cổ phiếu đươc thực hiện tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thông qua các thành viên của thị trường là các công ty chứng khoán. Cơ chế khớp lệnh có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu. Ngay từ dầu TTGDCK đã là một thị trường đấu lệnh. Từ ngày 20/5/2003 tại TTGDCK bắt đầu tăng 2 đợt khớp lệnh và bắt đầu thực hiện lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh, điều này tạo điều kiện tăng lượng cổ phiếu giao dịch, tăng tính thanh khoản cho thị trường, tạo thêm công cụ đặt lệnh cho các nhà đầu tư. 1.1.4 Các công ty chứng khoán. Nhìn chung các công ty chứng khoán đóng vai trò còn khiêm tốn trong việc thực hiện các giao dịch cổ phiếu. Chất lượng của các hoạt động kinh doanh chứng khoán còn thấp. Đa số các công ty chứng khoán chưa sử dụng hết nguồn vốn của mình cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Các hoạt động môi giới và tự doanh là các hoạt động mang lại các hoạt động mang lại thu nhập chính cho các công ty chứng khoán. 1.1.5 Môi trường chính sách và pháp luật. Khung pháp luật điều chỉnh thị trường cổ phiếu chính thức, bao gồm một số nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành, có hiệu lực thấp và không điều chỉnh một cách hiệu quả các vấn đề của thị trường. Các nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành đề cập đến các vấn đề cơ bản của thị trường cổ phiếu như phát hành cổ phiếu ra công chúng, quản lý thành viên TTGDCK, niêm yết cổ phiếu và công bố thông tin. UBCKNN được thành lập theo nghị định 75/CP ngày 28/11/1996 của chính phủ, là cơ quan chính phủ chiu trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành về chứng khoán và TTCK. TTGDCK trực thuộc UBCKNN, có chức năng quản lý, điều hành và giám sát việc mua bán chứng khoán tại thị trường giao dịch tập trung. 1.2 Thị trường cổ phiếu phi chính thức. TTGDCK tập trung là nơi trao đổi cổ phiếu của các công ty niêm yết. Một thị trường khác thực hiện việc mua bán cổ phiếu của các công ty không niêm yết là thị trường phi chính thức. Trên thực tế thị trường phi chính thức ở Việt Nam ra đời sớm hơn TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.1 Nguồn cung, cầu chứng khoán và giao dịch. Nguồn cung cổ phiếu trên thị trường phi chính thức là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, các CTCP thành lập theo luật công ty 1990 và luật doanh nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn và các doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành CTCP. Người mua cổ phiếu trên thị trường phi chính thức có thể là bất cứ tổ chức, cá nhân nào, song chủ yếu là các doanh nhân, các quĩ đầu tư nước ngoài, các nhân viên của các công ty chứng khoán và các nhà môi giới. Cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá chiếm 90% tổng số cổ phiếu được giao dịch trên thị trường phi chính thức. Giá trị các giao dịch cổ phiếu trên thị trường phi chính thức rất lớn. Thị trường phi chính thức ở Việt Nam không có một địa điểm cố định nào để thực hiên việc mua bán lại các cổ phiếu không niêm yết. 1.2.2 Khung pháp luật và quản lí thị trường. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh việc phát hành, mua bán lại trên thị trường cổ phiếu phi chính thức. Việc chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường phi chính thức còn chưa được quản lý và kiểm soát bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Các giao dịch đối với cổ phiếu đang lưu hành được thực hiện mộy cách tự do. Tuy nhiên, việc trao đổi cổ phiếu lần đầu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và các tổ chức tín dụng đã được quản lý bởi một số cơ quan quản lý nhà nước. 2. vai trò của công ty cổ phần trên thị trường trái phiếu tại việt nam. Trái phiếu được phát hành ở Việt Nam bao gồm có 3 loại: trái phiếu chính phủ, trái phiếu đầu tư (công trình)và trái phiếu công ty .Chính phủ là chủ thể phát hành trái phiếu chính của Việt Nam, có nhiều loại trái phiếu nhất được niêm yết tại TTGDCK .Các tổng công ty 90 và 91 của Nhà nước còn rất hạn hữu trong việc phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các dự án đầu tư lớn. Những người nắm giữ trái phiếu có thể trở thành những người cung cấp trái phiếu trong trường hợp họ bán trái phiếu đi để đầu tư vào các tài sản khác. Các lọai trái phiếu được giao dịch trên thị trường trái phiếu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Trái phiếu chính phủ bao gồm trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư (trái phiếu công trình và trái phiếu quỹ hỗ trợ phát triển ). Trái phiếu công ty chỉ có một loại duy nhất, được phát hành bởi Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển. Những người mua trái phiếu chính phủ bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháp ở Việt Nam, các định chế tài chính như các ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ đầu tư .Các tổ chức tín dụngvà các công ty chứng khoán là những người mua trái phiếu chính phủ lớn nhất thông qua các phương thức như bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành. Trái phiếu chính phủ được bán lẻ cho các cá nhân, hộ gia đình chủ yếu thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước trên khắp đất nước. Những người mua trái phiếu công ty bao gồm nhiều chủ thể như các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, người nước ngoài và các nhà đầu tư có tổ chức.số lượng các nhà đầu tư trái phiếu chính phủ lớn hơn nhiều lần số lượng các nhà đầu tư trái phiếu công ty. 2.1 Thị trường trái phiếu sơ cấp. CTCP là một trong những nguồn cung trái phiếu công ty cho TTCK Trái phiếu công ty. Cho đến nay, trái phiếu công ty được phát hành trên trị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn rất ít. Thực tế thì một số tổ chức tài chính đã phát hành trái phiếu ra công chúng như Công Ty Tài Chính Quốc Tế Việt Nam (VILC) phát hành 20 tỷ VND trái phiếu thông qua Ngân Hàng Công Thương Việt Nam làm đại lý phát hành thời hạn 2 năm (2000). Tuy vậy, kỹ thuật phát hành còn hạn chế nên các trái phiếu này không được chuẩn hoá, chỉ giống như kì phiếu có thời hạn và không được giao dịch trên thị trường chứng khoán.Các DNNN mặc dù có nhu cầu lớn về vốn song ít phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn. Ngoài ra, có một vài DNNN và công ty tư nhân phát hành trái phiếu. Chẳng hạn, trái phiếu công ty Thép miền Nam được phát hành với thời hạn 25-30 năm và lãi suất được công bố hàng năm .Tương tự các DNNN, các công ty thành lập theo Luật Doanh Nghiệp còn ít chú trọng đến việc phat hành trái phiếu.Cả nước và sau khi ban hành Luật Doanh Nghiệp chỉ một vài công ty ,chẳng hạn Công ty cổ phần Cơ điện lạnh và Công Ty Cổ Phần công nghệ thông tin , huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu. Đối với trái phiếu quốc tế thì cho đến nay vẫn chưa có NHTM nhà nước và DNNN nào phát hành . 2.2 Thị trường trái phiếu thứ cấp Các loại trái phiếu chính phủ và nhất là trái phiếu công ty được niêm yết tại thị trường giao dịch tập trung còn ít. Đến cuối năm 2003 có 100 loại trái phiếu chính phủ, 2 loại trái phiếu công ty và 1 loại trái phiếu địa phương được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trái phiếu ít được giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung hơn cổ phiếu. Các giao dịch trái phiếu chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% tổng số giao dịch trên thị trường này. Ngoại trừ 2 loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu vô danh của ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) được niêm yết và giao dịch tại TTGDCK như đã nêu trên, phần lớn các trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty khác được giao dịch trên thị trường phi chính thức. 3. Đẩy mạnh quá trình thành lập công ty cổ phần. Đẩy mạnh việc CPH các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Tiến trình cổ phần hoá phải gắn với việc củng cố và phát triển thị trường vốn và TTCK, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước phải gắn với việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK. Các doanh nghiệp cổ phần hoá là nguồn hàng háo chủ yếu hiện nay của TTCK. Cần quan tâm hơn nữa tới việc CPH các doanh nghiệp tư nhân. Đây là hình thức doanh nghiệp phù hợp với Việt Nam do tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, tăng thu ngân sách, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế… Nhà nước cần tạo điều kiện CPH các doanh nghiệp tư nhân làm ăn có hiệu quả, chuyển thành các CTCP. Khuyến khích thành lập các CTCP công cộng do các sáng lập viên tiến hành trong các ngàng nghề được pháp luật cho phép.0 Hiện nay trên TTCK đã có 21 công ty niêm yết, 3 công ty cổ phần và 8 công ty chứng khoán. 4. Tăng cường sự hỗ trợ giữa TTCK và CTCP. Thành lập và mở rộng thêm các sở giao dịch chứng khoán trên cả nước,tạo điều kiện thuận lợi để các CTCP niêm yết giá cổ phiếu trên thị trường và giúp bán cổ phiếu rộng rãi. Hiện nay trên cả nước đã có 2 TTGDCK tại Tp. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cần tăng cường hơn nữa việc xây dựng và phát triển TTCK đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng mạnh và đảm bảo tốt khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Hạn chế những sự cố như việc sập sàn giao dịch gần đây. Phần 3: kết luận. TTCK là một bộ phận không thể thiếu cuả nền kinh tế thị trường, nhất là trong điều kiện Việt Nam vừa gia nhập WTO và xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ. TTCK giúp hoạt động huy động vốn đạt được hiệu quả hơn, làm cho quá trình tái sản xuất và mở qui mô sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ, tận dụng được mọi nguồn lục trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.Chúng ta cần đặc biệt tăng cường xây dựng và củng cố việc phát triển TTCK có chất lượng hơn, linh hoạt và hiệu quả hơn, đồng thời quốc tế hoá TTCK - đó là một công cụ giúp nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong đó phải nhấn mạnh đến vai trò to lớn và mối quan hệ mật thiết của CTCP với TTCK. Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh,rõ ràng, hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các CTCP và phát triển TTCK. Tài liệu tham khảo: Giáo trình TTCK – Trường ĐH Kinh tế quốc dân – NXB Thống kê/2002 Giáo trình TTCK – Học viện ngân hàng – NXB Thống kê/ 2004 Giáo trình TTCK – Trường ĐH Kinh tế TP. HCM – NXB Thống kê/2004 TTCK – GS.TS Lê Văn Tư – NXB Thống kê TTCK – Nguyễn Anh Dũng – Tạ Văn Hùng - NXB Tài chính TTCK Việt Nam – 5 năm hình thành và phát triển – Bộ Tài chính – UBCK nhà nước - NXB Tài chính/2005 Thị trường tài chính Việt Nam – Thực trạng,vấn đề và giải pháp chính sách – Võ Chí Thành (CB) - NXB Tài chính/2004 Thời báo kinh tế www.vnn.vn www.dddn.com.vn www.vnprex.com.vn www.tintuc-tinnhanh.com Mục lục Lời nói Đầu. 1 Phần 1: Thị trường chứng khoán và vai trò của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán. 2 1. Thị trường chứng khoán (TTCK). 2 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK. 2 1.2 Khái niệm và bản chất của TTCK. 3 1.3 Vị trí và cấu trúc của TTCK. 4 1.4 Các chủ thể trên TTCK. 5 1.5 Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế. 9 2. Công ty cổ phần (CTCP). 10 2.1 Sự ra đời của CTCP.. 10 2.2 Điều kiện cần thiết để CTCP ra đời và hoạt động. 11 2.3 Cổ đông. 12 2.4 Ưu, nhược điểm của CTCP. 13 3. Vai trò của CTCP trên TTCK. 14 3.1 Đóng vai trò là chủ thể phát hành. 15 3.2 Đóng vai trì là chủ thể đầu tư. 16 Phần 2:Vai trò của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 17 1. Vai trò của CTCP trên thị trường cổ phiếu việt nam. 17 1.1 Thị trường cổ phiếu tập trung 17 1.2 Thị trường cổ phiếu phi chính thức. 19 2. Vai trò của CTCP trên thị trường trái phiếu tại việt nam. 20 2.1 Thị trường trái phiếu sơ cấp. 20 2.2 Thị trường trái phiếu thứ cấp. 21 3. Đẩy mạnh quá trình thành lập CTCP. 21 4. Tăng cường sự hỗ trợ giữa TTCK và CTCP. 22 Phần 3: Kết luận 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0966.doc
Tài liệu liên quan