Đề tài Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Tùy theo các góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tổ chức quyền lực, nhà nước có các chức năng thống trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và đối ngoại. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. * Chức năng thống trị chính trị của giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp của giai cấp đối với toàn thể xã hội. Ví dụ nhà nước tư sản được lập ra để bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản, nhà nước phong kiến được lập ra dùng để bảo vệ sự thống trị của giai cấp phong kiến: Quan lại, địa chủ, . Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó.

doc31 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nước. Vì vậy, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích của họ. Tiêu biểu cho thuyết khế ước xã hội ( dựa trên cơ sở Thuyết về quyền tự nhiên ) là các nhà tư tưởng tư sản như Jean Bodin(1530-1596), Thomas Hobben (1588-1679), John Locke(1632-1704), SL.Montesquieu (1689- 1775), DideRot(1713-1784), Jean Jacques Ruossau(1712- 1778). Mặc dù khi phát triển quan niệm của mình các nhà tư tưởng tư sản có các lý giải khác nhau về nội dung của khế ước, nhưng quan niệm của họ có nhiều điểm chung, đặc biệt là đều xuất phát từ luận đề chung về nguồn gốc Nhà Nước là khế ước xã hội, của quyền trong nhà Nước thuộc về nhân dân.Theo Diderot, trong trường hợp Nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ Nhà nước và kí khế ước mới. Thuyết khế ước xã hội đã có vai trò quan trọng là tiền đề cho thuyết dân chủ cách mạng và cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản để lật đổ ách thống trị phong kiến. Với ý nghĩa đó, nó có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn. Nhưng học thuyết này vẫn có những hạn chế căn bản, là nó vẫn giải thích nguồn gốc Nhà Nước trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy tâm, coi Nhà Nước được lập ra do ý muốn, nguyện vọng chủ quan của các bên tham gia khế ước, không giải thích được cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của Nhà Nước. Một số học thuyết khác tuy mức độ phổ biến có hạn chế hơn so với thuyết khế ước xã hội, nhưng đã xuất hiện nhiều tập đoàn thống trị đã sử dụng làm cơ sở lý luận để giải thích nguồn gốc bản chất Nhà Nước như: Thuyết bạo lực cho rằng, Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng “nghĩ ra” một hệ thống cơ quan đặc biệt (Nhà Nước) để nô dịch kẻ chiến bại (đại diện của thuyết này là Gumblôvích, E.Đuyring). Các học giải của thuyết tâm lý lại cho rằng, Nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩVì vậy, Nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội ( đại diện của thuyết này như: L.petơrazitki, Phơreder). Thậm chí ở đâu đó còn tồn tại quan niệm “Nhà nước siêu trái đất” giải thích sự xuất hiện xã hội của loài người và Nhà nước là sự du nhập, thử nghiệm những thành tựu của một nền văn minh ngoài trái đất Do nhiều nguyên nhân khác nhau, những học thuyết và quan điểm trên chưa giải thích đúng nguồn gốc Nhà nước. Chủ nghĩa Mac- Lênin về nguồn gốc Nhà nước. Lịch sử đã cho thấy chúng ta đã và đang trải qua các thời kỳ từ công xã nguyên thủy đến chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa. Nhưng không phải lúc nào xã hội cũng có Nhà nước. Trong xã hội nguyên thủy, kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, nên chưa có Nhà nước, mọi người đều bình đẳng và hưởng thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu, người nghèo, không có sự phân chia giai cấp. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do nhân dân bầu ra, quyền lực của người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng các quy tắc chung. Trong tay họ không có và cũng không cần một công cụ nào. Những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc không có đặc quyền nào họ cùng sống, lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác và chịu sự kiểm tra của cộng đồng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng xuất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong xã hội lúc này bắt đầu xuất hiện các dư thừa và phần này bị những người đứng dầu thị tộc và bộ lạc, chiếm giữ làm của riêng. Sau ba lần phân công lao động trong xã hội, chế dộ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu người nghèo, thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được xuất hiện. Vậy nguồn gốc sâu xa của sự ra đời Nhà nước là do sự ra đời của quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất làm xuất hiện giai cấp. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lãn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt ra đời đó là Nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là Nhà nước Chiếm hữu nô lệ, tiếp đó là Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của Nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì Nhà nước xuất hiện và ngược lại sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được”. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự xuất hiện xã hội và sẽ mất đi cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Như vậy, Nhà nước xuất hiện một cách khách quan “ một lực lượng nãy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho xung đột đó vẫn nằm trong vòng trật tự” Bản chất Nhà nước. Nhà nước tựa hồ như đứng ngoài xã hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định nhưng trên thực tế, chỉ có giai cấp thế lực nhất- Giai cấp thống trị về kinh tế mới có đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy Nhà nước. Nhờ có Nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mọi mặt chính trị và do đó có thêm những phương tiện để đàn áp và bóc lột giai cáp khác. Nhà nước có bản chất giai cấp sâu sắc, Nhà nước là bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác, là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối vơúi giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Nhà nước là công cụ sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp. VD Trong các xã hội bóc lột, Nhà nước của giai cấp bóc lột (Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư bản) đều có bản chất chung là bộ máy thực hiện nền chuyên chính của giai cấp của giai cấp bóc lột là giai cấp chiếm thiểu số trong xã hội. Ngược lại, trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ máy cũng cố địa vị lãnh đạo và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, lực lượng chiếm đa số trong xã hội, trấn áp những lực lượng thống trị cũ đã bị lật đổ và những phần tử chống đối, xây dựng một xã hội xây dựng một xã hội công băng dân chủ và bình đẳng. Bản chất của nhà nước không phải là của chung của mọi giai cấp trong xã hội mà chỉ là của một giai cấp, giai cấp nắm quyền về thồng trị kinh tế, do giai cấp này thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Bản chất nhà nước thực hiện chuyên chính về mặt giai cấp của giai cấp thống trị đối với giai cấp khác trong xã hội. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị. Như vậy, theo bản chất của nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp mà trái lại nó càng làm cho giai cấp mẫu thuẩn ngày càng gay gắt. Nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất của kinh tế thị trường trong xã hội có giai cấp. Tất cả những họat động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành, xét cho cùng đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Thực tế lịch sử đã chứng minh dù được che dấu dưới hình thức tinh vi như thế nào, cho dù bị khúc xạ qua lăng kính phức tạp ra sao, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà thôi. Ví dụ như trong cuộc cách mạng tư sản nổ ra với khẩu hiệu là bình đẳng, tự do, công bằng nhưng khi cách mạng thắng lợi thì những khẩu hiệu đó không được thực hiện, những tư sản được thiết lập để phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản, giai cấp vô sản thậm chí còn bị bóc lột nặng nề hơn. Đặc trưng cơ bản của nhà nước. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Nhà nước hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú, quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ, không phân biệt huyết thống. Mỗi nhà nước được xác định bằng một viên giới quốc gia xác đụnh. Nhà nước có bộ máy quyền lưc chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội. Nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có bộ máy quyền lực chuyên nghiệp: Quân đội cảnh sát, . Và bộ máy quản lý hành chính. nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức đã nuôi sống bộ máy cai trị. Bằng các hình thức khác nhau, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp mà còn là công cụ thực hiện sự bọc lột các giai cấp bị áp bức. Chức năng của nhà nước. Tùy theo các góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tổ chức quyền lực, nhà nước có các chức năng thống trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và đối ngoại. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. * Chức năng thống trị chính trị của giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp của giai cấp đối với toàn thể xã hội. Ví dụ nhà nước tư sản được lập ra để bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản, nhà nước phong kiến được lập ra dùng để bảo vệ sự thống trị của giai cấp phong kiến: Quan lại, địa chủ,. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. * Chức năng xã hội của nhà nước : Là chức năng nhà nước thể hiện sự quản lý những hành động chung vì sự tồn tại xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Nhà nước là người đề ra luật pháp để ổn định trật tự xã hội, thực hiện việc thu thuế để phục vụ cho các hoạt động chung của xã hội. Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là chức năng cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Giai cấp thống trị chính trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song chức năng giai cấp chỉ được thực hiện thông qua chức năng xã hội. Ph. Anghen đã viết : “ ở khắc nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị về chính trị và sự thống trị về chính trị cũng chỉ kéo dài và chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội của nó”. Khi xã hội không còn giai cấp nữa thì những nội dung thuộc chức năng xã hôi sẽ do xã hội tự đảm nhiệm và khi đó chế độ tự quản của nhân dân được xác lập. Chức năng đối nội và đối ngoại. Căn cứ vào phạm vi hành động, chức năng của nhà nước được chia thành: Chức năg đối nội và đối ngoại. Sự thống trị chính trị và thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại. *)Chức năng đối nội của nhàn nước : Thực hiện những nhiệm vụ bên trong của đất nước. Nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ sau. Gĩư gìn trật tự an ninh xã hội. Quản lý xã hội về mọi mắt kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục. Thông tin tuyên truyền nhằm đưa hệ tư tưởng của giai cấp thống trị lên thành thống trị xã hội. *) Chức năng đối ngoại nhà nước: Nhà nước thể hiện nhiệm vụ bên ngoài của đất nước. Tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Gĩư vững và không ngừng phát huy địa vi của nhà nước đó trên trường quốc tế. Thực hiện sự hợp tác song phương và đa phương về mọi mặt trên cơ sở hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi. Ngày nay trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày nay thì chức năng đối ngoại của nhà nước ngày có tầm quan trọng. Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là hai mặt câ một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước và ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội. Các kiểu và hình thức nhà nước. Các kiểu hình thúc nhà nước trong lịch sử. Định nghĩa: Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào. tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế này, tương ứng với hình thái kinh tế xã hội này. Tương ứng với ba chế độ xã hội có 3 hình thái kinh tế xã hội là. Hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế xã hội phong kiến và hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa là ba kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. *) Nhà nước chiếm hữu nô lệ: Đây là nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ đại mà tiêu biểu là các hình thức lịch sử nhà nước chủ nô ở Hy Lạp - La Mã mà cổ đại như chính thể quân chủ và chình thể cộng hòa, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Đây là kiểu nhà nước ra đời đầu tiên trong lịch sử - Đó là nhà nước của giai cấp chủ nô, thực hiện sự bóc lột đối với nô lệ bằng sự cưỡng bức trực tiếp sức lao động của những người nô lệ. *) nhà nước phong kiến: Đây là nhà nước của giai cấp phong kiến thực hiện sự bóc lột thông qua địa tô và lao dịch. Nhà nước phong kiến cũng được tgổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói chung ở phương tây ở hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước phổ biến, quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập và phân tán. mỗi Chúa phong kiến là Ông Vua trên lãnh thổ của mình. Chúa phong kiến nhỏ chỉ là chủ hầu của Chúa phong kiến lớn. Hoàng Đế là chúa phong kiến lớn nhất nhưng chỉ có thực quyền trên lãnh thổ của mình, ít có khã năng chi phối lãnh địa khác. ở phương đông (tiêu biểu là Trung Quốc và ấn Độ), hình thức quân chủ tập quyền là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của Vua được tăng cường rất mạnh, Hoàng Đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của Vua là pháp luật. Dù dưới hình thức nào, nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô. *) Nhà nước tư sản: Đây là nhà nước của giai cấp tư sản thực hiện sự bóc lột đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động bằng cách bóc lột giá trị thặng dư, bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp tư sản.nhà nước tư sản có hai hình thức chính, đó là hình thức cộng hòa và hình thức quân chủ lập hiến. V.I LêNin đã chỉ rằng “ Những hình thức của tư sản thì hết thức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một, chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào cũng tất nhiên là nền chuyên chính tư sản”. *) Nhà nước vô sản: Chủ nhĩa Mac-Lênin đã chỉ ra rằng nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt “ Nhà nước không còn nguyên nghĩa” là nhà nước nửa nhà nước. Sau khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất hiện và tồn tgại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đicủa nhà nước vô sản không phải bằng con dường thủ tiêu , xóa bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trình rất lâu dài Hình thức nhà nước Khái niệm: Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất của giai cấp nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp xã hội, bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước. Hình thức nhà nước bao gồm hai yếu tố: hình thức chính thể và hình thức cấư trúc: *) Hình thức chính thể: Có hai dạng cơ bản là hình thức quân chủ và chính tghể cộng hòa * Chính thể quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần trong tay ngươì đứng đầu nhà nước, hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi ( thế tập). Nhà nước theo chính thể quân chủ được gọi là nhà nước quan chủ. + Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể quân chủ mà quyền lực xã hội được tập trung hết trong tay nhà vua và được duy trì theo kiểu cha truyền con nối ( ví dụ nhà nước phong kiến Trung Quốc ). + Quân chủ lập hiến ( quân chủ hạn chế): Là hình thức chính thể quân chủ mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao một phần cho người đúng đầu nhà nước và một phần được trao cho cơ quan khác ( Như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến). + Quân chủ đại nghị: Quyền lực của các nguyên thủ Quốc gia ( Vua Hoàng Đế) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mạng tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, sự thống nhất của một quốc gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế “ nhà vua trị vì nhưng không cai trị” hiện đang tồn tại ở một số nước như Nhật Bản, Anh, Thụy Điển * chính thể cộng hòa là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuọc về một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định. chính thể cộng hòa có hai hình thức chủ yếu: cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ. + Chính thể cộng hòa đại nghị: Nghị viện là một thiết chế quyền lực trung tâm, nghị viện có vai trò rất lớn trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước. ở đây các nguyên thủ quốc gia ( tổng thống) do nghị viện bầu ra và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ do các đảng và chính trị chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu trách nhệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm chính phủ. Có một số nước theo chính thể cộng hòa đại nghị là cộng hòa Liên Bang Đức, Cộng hòa áo, Italia + Chính thể cộng hòa tổng thông: Nguyên thủ quốc gia ( tổng thống) có vai trò và vị trí rất quan trọng. Tổng thống do nhân dân truc tiếp bầu ra, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, nghị viện không có quyền lật đổ ví dụ nước Mỹ theo chính thể cộng hòa. Ngoài ra, còn tồn tại hình thức cộng hòa lưởngtính vừa mang tính chất cộng hòa đại nghị vừa mạng tính chất cộng hòa tổng thống. chính thể cộng hòa lưỡng tính có đặc điểm sau: Nghị viện do nhân dân bầu ra Trung tâm bộ máy quyền lực là tổng thống. Tổng thống cũng do nhân dân bầu, có quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán nghị viện, quyền thành lập chính phủ, hoạch định chính sách quốc gia. Chính phủ có thủ tướng đứng đầu đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống và nghị viện *) Hình thức cấu trúc nhà nước: là sự cấu taọ của nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập các mối quan hệ giữ các đơn vị ấy với nhau, cũng như giữa các cơ quan nhà nước ở Trung Ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Có hai hình thức cấu trúc nhà nước: Là nhà nước liên bang và nhà nước đơn nhất. + Nhà nước đơn nhất: Là nhà nước có chủ quyền chung, là nhà nước có hệ thống pháp luật thống nhất, có một quốc hội và một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ Trung ương tới địa phương. + Nhà nước liên bang: Là nhà nước được hình thành từ hai hay nhiều nước thành viên ( hay nhiều bang hợp lại). Trong nhà nước liên bang ngoài các cơ quan nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống pháp luật nói chung toàn liên bang, thì mỗi nhà nước thành viên còn có hệ thống pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước riêng. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân, là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, quản lý kinh tế bằng kế hoạch, ba chính sách kinh tế và các công cụ điều tiết khác. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh công nông và đội ngủ trí thức làm nền tảng đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Trong tổ chức và hoạt động của mình, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhât nhưng có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong viêc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tổ chức và hoạt động của nhà nước thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm sự thống nhất tổ chức và hành động phát huy đồng bộ, kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cả cộng đồng và từng cá nhân, của cả nước và từng địa phương, của cả hệ thống bộ máy và của từng yếu tố cấu thành nó. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự thống nhất hữu cơ chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Trước mắt chúng ta càn đổi mới cần nâng cao chất lượng công tác lập phapa và giám sát tối cao của quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của nhà nươc, cải cách nền hành chính của đất nước, bao gồm các thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngủ cán bộ, công chức, cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp. vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam trong nền kinh tế thị truờng hiện nay Quan điẻm của chủ nghĩa Mac Lênin về những pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nhà nước pháp quyền là: Nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật giữ vai trò quan trọng, mọi cơ quan nhà nươc, tổ chức xãc hội, người có chức vụ và công dân đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thưc hiện pháp luật. Nhà nước trong đó không chỉ có công dân có trách nhiệm với nhà nước mà nhà nước cũng phải có trách nhiệm đầy đủ với công dân. Nhà nước trong đó các quyền dân chủ tự do và lợi ích chính đáng của con người được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn, mọi hành vi lộng quyền của bất kì cơ quan nhà nước và người có chức vụ nào, cũng như mọi hành vi phạm pháp khác vi phạm quyền tự do, lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm trị. Nhà nước trong đó có ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân định rõ ràng và hợp lý cho các hệ thống cơ quan tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, phối hợp và chế ước lẩn nhau tạo thành cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam là xây dựng nhà nước lý tưởng dân chủ, nhân đạo và công bằng nhất, là nhà nước mà nhân dân nói chung cũng như mỗi công dân nói riêng không chỉ là khách thể của quyền lực đó. ở nhà nước pháp quyền Việt Nam quy định mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân đều trở thành hiện thực sinh động của đời sống chính trị xã hội, pháp lựât thực sự bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân và phục vụ cho nhân dân, là chế độ nhà nước mà công dân là trung tâm, nhà nước được tổ chức văn minh, trật tự có cơ chế an toàn và hiệu quả, ngăn chăn mọi sự lạm quyền vi phạm quyền công dân, mọi mặt tổ chức và hoạt động của nhà nước đều đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự chi phôi, thống nhất của pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhận thức sâu sắc về vấn đề nhà nước, Đảng ta đặc biệt coi trọng việc đề ra đường lối và hoàn thiện bộ máy nhà nước – trụ cột của hệ thống chính trị. Ngày nay trong điều kiện lý tưởng của cách mạng tháng 10 Nga và của chủ nghiac Mac Lênin về xây dựng một nhà nước kiểu mới thật sự của dân, do dân, vì dân lại được nhân dân ta trang trọng tuyên bố trong hiến pháp 92 “ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” ( Điều 2 hiến pháp 92). Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả , đủ sức giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, thực hiện dân chủ, giữ vững độc lập, tự chủ và chủ động tích cực vào đời sống quốc tế. Với nhận thức đó,nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước hết là xây dựng một quốc hội thực thi đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định, xứng đáng với vị trí và vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Theo đó quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vẫn đề trọng đại của đất nước và giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng quốc hội mạnh về lập pháp và giám sát tối cao. Phương thức hoạt động của quốc hội về tổng thể phải dựa trên hai cột chính là ủy ban, hội đồng dân tộc và các đại biểu quốc hội phải chuyển trọng tâm hoạt động của quốc hội về các ủy ban và các hội đồng dân tộc. Tại đây công việc trước khi trình quốc hội quết định phải được thẩm tra xem xét kỹ lưỡng. Vai trò của đại biểu quốc hội phải được tăng cường bằng cách phát huy bản lĩnh, trí tuệ chuyên sâu, chuyên trách và trách nhiệm của người đại biểu đối với nhân dân. Đồng thời phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về cách thức làm việc tại nghị trường, phải chuyển từ tham luận minh họa, hỏi để biết song tranh luận phản diện, chất vấn. Đối với một chỉnh phủ, một quốc hội mạnh luôn gắn với một chính phủ mạnh. Vì thế phải xây dựng một chính phủ mạnh đứng đầu hệ thống hành pháp, hoạt động thông suốt có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng điều kiện quản lý đất nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế. Về mặt phân công quyền lực nhà nước, chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đó là chấp hành hiến pháp các đạo lập và nghị quyết đo quốc hội ban hành và báo cáo công tác tgrức quốc hội, chịu sự chấp vấn giám sát của quốc hội. chính phủ phải trong sạch vững mạnh và được sự tin tưởng tín nhiệm của nhân dân. đồng thời chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất đững đầu hệ thống cơ quan hành pháp, đáp ứng các yêu cầu tổ chức tốt việc thực thi hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của Quốc Hội ban hành va thực thi kịp thời phù hợp với hệ thống chính sách và pháp luật và chính sách phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt các chức năng vĩ mô đối với nền kinh tế thị trường. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, chính phủ phải có cơ cấu tổ chức đa ngành, gọn nhẹ, đa năng, hiệu lực và hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghã, chính phủ phải tạp trung vào nhiệm vụ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế quốc dân, không can thiệp cụ thể vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Trong quan hệ với quyền tư pháp chính phủ không có quyền can thiệp vào hoạt độn xét xử các vụ án, kể cả các vụ án hành chính. đó là những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với đổi mới Quốc Hội chính phủ và cải cách tư pháp, phải coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện chinh quyền địa phương. việc phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp qyền ở nước ta về phương diện tổ chức quyền lực nhà nước đòi hỏi một mặt phảI mở rộng quyền chủ động cho các địa phương tham gia tích cực vào giải quyết các công việc của chính mình, mà không dựa dẩm ỷ lại vào các cơ quan câp trên. Mặt khác phải cũng cố kỷ cương, tăng cường quản lý nhà nước thống nhất trong phạm vi cả nước chống mọi biểu hiện cục bộ địa phương, đảm bảo cho nền hành pháp thống nhất, thông suốt, vững mạnh và hiệu qủa. Vì thế cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp phù hợp với việc đòi hỏi của việc phát huy dân củ và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang tiến hành ở nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt Nam của dân, do dân và vì dân. nhà nước pháp quyền là khái niệm trước đây bị coi là xa lạ với học thuyết nhà nước và pháp luật đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Hiện nay quan điểm về nhà nước pháp quyền được thừa nhận chính thức và Đảng ta khẳng định quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng phap luật, nâng cao đạo đức ( Đảng Cộng Sản Việt Nam - Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ 8 ) khái niệm nhà nước pháp quyền được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Với tư cách là một học thuyết nhà nước pháp quyền là toàn bộ các quan điểm về vai trò thống trị của pháp luật hay tư tưởng pháp trị không phải xa lạ với truyên fthống lịch sử của đất nước ta. Tư tưởng về pháp quyền cũng đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đề cập cách đây 80 năm Nhà nước pháp quyền với tư cách là một thể chính trị được hiểu như là một nhà nước mà trong đó mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước mà trong đó mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, dù ở cấp cao hay cấp thấy đều được thực hiện trên cơ sở của pháp luật. Lý luận vè nhà nước đưa ra nhiều đặc điểm khac nhau của nhà nước ơpháp quyền. Các đặc điểm đó bao gồm: * Trong nhà nước pháp quyền, hiến pháp, pháp luật, dược sử dụng như là công cụ điều tiết chủ yếu đối với mọi quan hệ xã hội, nhất là quan hệ có sự tham gia của nhà nước. * Pháp luật phải công khai rõ ràng, phải rõ ràng đối với mọi thành viên trong xã hội. * Các cơ quan xét xử phải được tổ chức một cách độc lập, được trao quyền hạn xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. * Các cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. * Giữa các cơ quan nhà nước phải có sự phan định thẩm quyền và chế ước giám sát lẩn nhau. * Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Đảng ta xây dựng cũng có đặc điểm tương tự. Tuy nhiên do cơ sở kinh tế xã hội của nhà nước pháp quyền Việt Nam có những điểm đặc trưng riêng nên những biểu hiện của một nhà nước pháp quyền, được thể hiện trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có khác hơn. từ quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền và thực tiển xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa chúng ta rút ra những đặc điểm sau đây: * Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có hệ thông pháp luật được xây dựng trên nền tảng các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Pháp luật của nhà nước quyền Việt Nam XHCN phản ánh lợi ích của đa số tức của quần chúng nhân. * Khác với nhà nước tư sản, ttrong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không có sự phân lập quyền lực nhà nước và đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan quyền lực. Quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là thông nhất và tập trung. Sự phân công rành mạch giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không mang tính phân lập chế ước với nhau. Nguyên tắc tập trung dan chủ được quán triệt trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước. Tất cả quyền hành pháp, tư pháp và tư pháp cuối cùng đề tập trung ở Quốc Hội. Các cơ quan đại diện cao nhất và cũng là cơ quan quyền lực cao nhất của nước XHCN Việt Nam. * Các cơ quan xét xử của nhà nước pháp quyền Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc thẩm phán độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Dấu hiệu này của nhà nước pháp quyền XHCN về cơ bản cũng giống biểu hiện của nhà nước pháp quyền nói chung. để có hệ thống cơ quan xét xử độc lập, đảng và nhà nước ta đã liên tục đổi mới hệ thống tư pháp. thành công đáng chú ý nhất là việc chuyển thẩm phán từ chế độ bầu sang chế độ bổ nhiệm, nâng cao thẩm quyền của tòa án sơ thẩm, hoàn thiện các thủ tục tố tụng. Trong hệ thống cơ quan xét xử của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Các chế định khác liên quan tới việc đảm bảo chất lượng xét xử của tòa án cũng được nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đặc biệt quan tâm. Để thực sự xây dựng được một nhà nước pháp quyền còn không ngừng cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Các cơ quan nhà nước phải có sự phân công hợp lý đồng thời phải đảm bảo hợp tác và phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tăng cường pháp chế XHCN phải được chú trọng đặc biệt. Sự cần thiết chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam. Do nhận thức còn đơn giản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã thiết lập thể chế kinh tế kế hoạch và cơ chế vận hành nền kinh tế là co chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Mô hình Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Do đó, hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu phải dựa vào chỉ tiêu pháp lệnh hoặc là quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên từ phương hướng sản xuất, nguyên vật liệu, địa chỉ tiêu thụ sản phẩm, đến việc định giá, sắp xếp bộ máy Thứ hai, các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại do các quyết định không đúng gây ra thì ngân sách nhà nước phải chịu. Hậu quả do hai điểm nói trên mang lại là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc, vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên, vì không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Thứ ba, trong cơ chế củ quan hệ hàng hóa – tiền tệ, bị coi thườn, nhà nước quản lý nền kinh tế và kế hạch hó hàng hóa bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu, do đó hoạch toán kinh tế chỉ là kinh tế. chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức. Bao cấp qua giá là hình thức phổ biến và nghiêm trọng nhất. Nhà nước định giá tài sản, thiết bị vật tư hàng hóa thấp hơn giá trị của chúng. Với giá trị thấp như vậy, coi như một phần của thứ đó được cho không. Bao cấp qua chế độ tem phiếu ( tiền lương hiện vật ). Chế độ cung cấp tem phiếu với giá quá thấp đã biến thành một loại tiền lương hiện vật đã phá vở nguyên tắc phân phối theo lao động. Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, mà không ràng buộc trách nhiệm về vật chất đối với người được cấp vốn đã tạo ra gánh nặng cho ngan sách nhà nước. Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian và yếu kém năng động, từ đó sinh ra một đội ngủ cán bộ kém năng lực quản lý, nhưng phong cách thì của quyền, quan liêu. mô hình kinh tế chỉ huy, mà điển hình là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp với những đặc trương nêu trên có những ưu điểm là tập trung được nguồn lực vào những mục tiêu chủ yếu, nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh nên đã kìm hảm tiến bộ khoa học – kỉ thuật. Mô hình kinh tế đó không có tiêu chuẩn khách quan đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế, bởi lẽ giá cả gần như không có quan hệ gì với giá trị hàng hóa, cũng như là tương quan cung – cầu, nên mọi sự tính toán đều sai lệch làm mất đI động lực cua sự phát triển kinh tế, làm triệt tiêu tính năng động sáng tạo của các đơn vị kinh tế – xã hội. Khi đó chủ thể phá triển kinh tế theo bề rộng chứ không phải theo chiều sâu. Vì vậy, với sự đổi mới tư duy về kinh tế Đảng ta đã đề ra phương án đổi mới kinh tế là chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng XHCN. Thực trạng và hạn chế của nền kinh tế thị trường ở việt nam. *) Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai. đó là do các nguyên nhân: + Cơ sở vật chất –kỷ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kỷ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế giới ( có lĩnh vực 4-5 thể giới ). Lao động thủ công vẩn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới ( năng suất lao động của nước ta chỉ băngf 30% mức trung bình của thế giới). + Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạccòn lạc hậu, kém phát triển ( mật độ đường giao thông/km banừg 1% so với mức trung bình của thế giới, tốc độ truyền thông trung bình cả nước chậm hơn thế giới 3o lần). Hệ thống giao thông kém phát triển làm cho các địa phương, các vùng bị chia cắt, tách biệt nhau, do đó làm cho nhiều tiềm năng của các địa phương không thể được khai thác, các địa phương không thể chuyên môn hóa sản xuất để phát huy thể mạnh. + Do cơ sở vật chất – kỷ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao động kém phát triển, sự chuyển dich cơ cấu kinh tế chậm. Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ. Nông nghiệp vẩn sử dụng khoàng 70% lực lượng lao động, nhưng chỉ sản xuất khoảng 26% GDP, các ngành kinh tế công nghiệp cao chiếm tỷ trọng thấp. + Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, cung như thị trường nước ngoài còn rất yếu. Do cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, nên năng suất lao động thấp, do đó khối lượng hàng hóa nhỏ bé, chủng loại hàng hóa còn nghèo nàn, chất lượng hàng hóa thấp, giá cả cao vì thế khả năng cạnh tranh còn yếu. *) Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ. Do giao thông vận tải kém phát triển nên chưa lôi cuốn được tấc cả các vùng trong nước vào một mạng lưới lưu thông hàng hóa thống nhất. Thị trường hàng hóa – dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn chế và còn nhiều hiện tượng tiêu cực ( hàng hóa giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhản hiệu vẩn làm rối loạn thị trường). Thị trường hàng hóa sức lao động mới manh nha, một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khảu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng. Nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn cầu rất nhiều, trong khi đó cũng vê sức lao động giản đơn lại vượt quá xa cầu, nhiều người có sức lao động không tìm được việc làm. Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẩn còn nhiếu trác trở, như nhiếu doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vây được vì vướng mắc thủ tục, trong khi đó nhiều ngân hàng thương mại huy động được tiền gửi mà không thể cho vay để ứ đọng trong két dư nợ quá hạn trong nhiều ngân hàng thườn mại đến mức báo động. Thị trường chứng khoán ra đời nhưng cũng chưa có nhiều hàng hóa để mua – bán và mới có rất ít doanh nghiệp đử điều kiện tham gia thị trường này. *) Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường Do vậy nền kinh tế ở nước ta có nhiều loại hình sản xuất hàng hóa cùng tồn tại, đan xen nhau, trong đó sản xuất hnàg hóa nhỏ phân tán còn phổ biến. *) Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của nước ta còn thấp xa co với hầu hết các nước khác. Toàn cầu hàng hóa và khu vực kinh tế đang đắt ra chung cho các nước cũng như nước ta nói riêng những thách thức hết sức gay gắt. Nhưng nó là xu thế tất yếu khách quan, nên không đặt vấn đề tham gia hay không tham gia mà chỉ có thể đặt vấn đề: Tìm cách xử sự với xu hướng đó như thế nào? phải chủ động hội nhập, chuẩn bị tốt để chủ động tham gia vào khu vực văn hóa và toàn cầu hóa, tìm ra “ cái mạnh tương đối” của nước ta, thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực, nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. *) Quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội còn yếu. Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Các giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để pháp triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. dưới đây là những giải pháp chủ yếu nhất: *) Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiếu thành phần. Trước đây khi xây dựng kinh tế kế hoạch, xóa bỏ kinh tế thị trường, chúng ta đã thiết lập một cơ cấu sở hữu đơn giản với hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Vì vậy, khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, cần phải đổi mới cơ cấu sở hữu cũ, bằng cách đa dạng hóa các hình thức sở hữu, điều đó sẽ đưa đến hình thành những chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, tức là khôi phục một trong những cơ sở của kinh tế hàng hóa. Trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức sở hữu, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Lấy việc phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu quan trọng để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Theo tinh thần đó tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, đều được khuyến khích phát triển. Trong những năm tới cần phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Muốn vậy cần tập trung nguốn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước khjông cần nắm 1000% vốn. Xây dựng và cũng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. đẩy mạnh việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh có vốn của nhà nước doanh nghiệp thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh. Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Nhà nước cần giúp đở hợp tác xã về đào tạo cán bộ, xây dựng phương sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiện tốt việc chuyển đổi hợp tác xã theo Luật hợp tác xã. Khuyến khích kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tê cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân) phát triển cả ở thành thị và nông thôn. nhà nước tao điều kiện giúp đỡ kinh tếcá thể, tiểu chủ phát triển có hiệu quả. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giũa kinh tế tư nhân trong và ngoài nước; tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hướng vào mục tiêu phát triển các sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, gắn thu hút vốn với thu hút công nghệ hiện đại. *) Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ; trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vì vậy, để phát triển kinh tế hàng hóa, phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Nhưng sự phát triển của phân công lao động xã hội do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định, cho nên muốn mở rộng phân công lao động xã hội, cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng cơ sở vất chất – kĩ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại. Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, tận dụng mọi khả năng để đại trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ; ứng dụng nhanh và phổ biến hơn ở mức độ cao hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Cùng với việc trang bị kĩ thuật và công nghệ hiện đại cho các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến hành phân công lại lao động và phân bố dân cư trong phạm vi cả nước, cũng như từng vùng, từng địa phương; Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực của đất nước, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế. *) Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các nền kinh tế đều thông qua thị trường mà được phân bố vào các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế một cách tối ưu. Vì vậy, để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải hình thành và phát triển đồng bộ các loại thi trường. Trong những năm tới chúng ta cần phải: + Phát triển kinh tế hàng hóa và dịch vụ. Thu hẹp những lĩnh vực nhà nước độc quyền kinh doanh; Xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp ; Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá. Phát triển mạnh thương mại trong nước, tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu. + Phát triển vững chắc thị trường tài chính. bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh. Mở rộng và nâng cao chất lượng thị trường vốn và thị trường chứng khoán. + Phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất. + Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề. + Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn các sản phẩm khoa học công nghệ hàng hóa. `*) Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Trong điều kiện ngày nay, chỉ có mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, mới thu huta được vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại để khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước nhằm phát triển kinh tế. Khi mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải quán triệt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa các hình thức kinh tế đối ngoại. Hiện nay, cần đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Giảm dần nhập siêu, ưu tiên nhập khẩu tư liệu sản xuát để phục vụ sản xuất. Tranh thủ mọi khả năng bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp vốn của nước ngoài, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần hướng vào những lĩnh vực, những sản phẩm có công nghệ tiên tiến, có tỷ trọng xuất khẩu cao. Việc sử dụng vốn vay phải có hiệu quả để trả được nợ, cải thiện được cán cân thanh toán. chủ động tham gia tổ chức thương mại quốc tế, các diển đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp. *) Giữ vững sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp. Sự ổn định chính trị bao giờ cũng là nhân tố quan trọng đầu tiên để phát triển. Nó là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. Muốn giữ vững sự ổn định chính trị ở nước ta hiện nay cần phảI giữ và tăng cường vai trog lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ để nhà nước quản lý nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nó tạo ra hnàh lang luật pháp cho hoạt động kinh tế, buộc các doanh nghiệp chấp nhận sự điều tiết của nhà nước. *) Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước. Việc xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hàng hóa nước ta. Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, cần nâng cao năng lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia. Nhà nước thực hiện định hướng sự phát triển kinh tế; có hệ thống chích sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho cac hoạt động kinh tế; hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện đúng chúc năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công, không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh để cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế là chính để điều tiết nền kinh tế, chứ không phải mệnh lệnh. Vì vậy phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách tiền lương và giá cả. Kết luận Qua việc nghiên cứu lý luận nhà nước và vai trò của nhà nước xã hội chủ nhĩa trong nền kinh tế thị trường, ta thấy được vị trí vai trò hết sức quan trọng của các chính sách vi mô, vĩ mô của nhà nước nhằm điều tiết nền kinh té để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. đặc biệt là trong xu thế hội nhập và mở của của thế giới hiện nay thì mổi nước phải phát huy vai trò năng động của mình. Vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội, không ai ngoài nhà nước có thể giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường. Là nước đi sau trong quá trình phát triển kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tiếp thu và học hỏi những thành tựu của các nước phát triển đi trước. Thực hiện đi tắt đón đầu và rút gắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu, là nước được đánh gá là nền kinh tế năng động trong khu vựctuy nhiên bên cạnh đó còn tồn ttại khuyết điểm yếu kém như tình trạng tham nhũng cửa quyền, thủ tục hành chính rườm rà hệ thông pháp luật còn lõng lẽo chúng ta cần phải sữa đổi để nâng cao vai trò của nhà nước đồng thời kích thích tính năng động của thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các đặc khu kinh tế. là thế hệ trẻ của đất nước em thấy mình cần phải học tập trao dồi tri thức để làm giàu không chỉ cho bản thân mà con cho đất nước, góp phần xây dựng nước Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Danh mục tài liệu tham khảo C Mac và Ph. Ăngghen toàn tập 19,21,22 NXB CTQG Hà Nội,1995 Giáo trình và bài giảng triết học Mac Lênin NXB CTQG 2006 Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mac Lênin NXBCTQG 2007 Giáo Nghĩa Xã Hội Khoa Học NXBCTQG 2006 Giải pháp, tạp chí Cộng Sản 2007 Lenin toàn tập 1996 tập 33 Lý luận nhà nước và pháp luật PGS TS Lê Minh Tâm NXB CAND Nguyễn Duy Quý: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Nguyễn Phú Trọng: Kinh tế thị trường định hướng XHCN Nguyễn Hợp Toàn: Pháp luật đại cương NXB ĐH KTQD Nguyễn Thế Nghĩa: Những chuyên đề triết học NXB KH- XH 2007 Văn kiên Đại Hội Đảng toàn quốc IV, X Việt Nam tạp chí triết học số 11/2007 www.google.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7382.doc
Tài liệu liên quan