Đề tài Vấn đề về vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh – tức là mục đích tích luỹ, không phải mục đích tiêu dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp. Vốn kinh doanh phải có trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta đã nói vốn là số tiền phải được ứng trước cho kinh doanh. Song khác với một số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp, vốn kinh doanh sau khi ứng ra, được sử dụng vào kinh doanh, và sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động sau. Vốn kinh doanh không thể bị tiêu mất như một số “quỹ” khác trong doanh nghiệp. Mất vốn đối với doanh nghiệp đồng nghĩa với nguy vơ phá sản.

doc10 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề về vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.phần mở đầu Trong thực tế nhiều năm qua, các doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng góp quan trọng cho việc phát triển kinh tế – xã hội, nhưng mặt khác doanh nghiệp nhà nước cũng bộc lộ nhiều nhược điểm, nổi bật là hoạt động kém hiệu quả so với các lợi hình doanh nghiệp khác. Việc xác định đầy đủ phạm vi hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước và tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nói chung và vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nói riêng đang trở thành vấn đề bức xúc. Cần sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, xoá bỏ những bao cấp không thoả đáng của nhà nước đối với khu vực kinh tế quốc doanh qua vốn, qua tín dụng. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn trong mọi tình huống của nền kinh tế thị trường. Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài : “Vấn đề về vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. Trong bài viết này đối tượng nghiên cứu là những doanh nghiệp nhà nước nói chung, nhưng em đặc biệt trọng tâm vào nghiên cứu các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh bởi trong nền kinh tế thị trường có sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế thì doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn cả, họ vừa phải vừa theo định hướng từ trên xuống vừa phải cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong khi trình bày bài viết không khỏi còn mắc nhiều khiếm khuyết, em rất mong đựoc sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo.Em xin chân thành cảm ơn. b.phần nội dung I.Doanh nghiệp Nhà nước và vốn kinh doanh trong các doanh Nghiệp Nhà nước I.1. Khái niệm đặc điểm và phân loại doanh nghiệp nhà nước “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ kinh doanh trong phạm vi số vốn do mình quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Từ định nghĩa trên cho thấy doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau đây. Một là, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế được nhà nước thành lập để thực hiện những mục tiêu do nhà nước giao. Hai là, doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn cho nên tài sản trong doanh nghiệp là thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của chủ sở hữu là nhà nước. Ba là, doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật. Bốn là, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản của doanh nghiệp quản lý. Từ theo từng tiêu chí khác nhau ta có thể phân loại doanh nghiệp nhà nước ra các loại khác nhau. Dựa vào quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp, có thể chia doanh nghiệp nhà nước thành Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước độc lập và doanh nghiệp nhà nước thành viên. Tổng công ty nhà nước là doanh nghiệp có quy mô lớn, được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, ứng dụng, tiêu thụ… Doanh nghiệp nhà nước độc lập là doanh nghiệp nhà nước không nằm trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhà nước độc lập còn được phân biệt thành doanh nghiệp nhà nước độc lập có quy mô lớn và doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ. Doanh nghiệp nhà nước thành viên là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu của Tổng công ty nhà nước. Nếu dựa vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp thì có thể phân biệt doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.v..v.. I.2. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước: Trong nội dung hoạt động của tài chính doanh nghiệp, quản lý sử dụng vốn là khâu trọng tâm nhất, có tính chất quyết định tới mức độ tăng trưởng hoặc suy thoái của một doanh nghiệp. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh bao gồm nhiều khâu như: xác định nhu cầu vốn kinh doanh, khai thác tạo lập vốn kinh doanh, đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh. Trước khi đi vào những nội dung cụ thể, cần thiết phải trở lại một vấn đề có tính nguyên lý: vốn kinh doanh là gì, những đặc trưng của nó trong quá trình hoạt động. Nhận thức rõ vấn đề này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa trong việc định ra những luận cứ các phương pháp quản lý ấy. I.2.1) Vốn kinh doanh và những đặc trưng của nó: Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh – tức là mục đích tích luỹ, không phải mục đích tiêu dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp. Vốn kinh doanh phải có trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta đã nói vốn là số tiền phải được ứng trước cho kinh doanh. Song khác với một số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp, vốn kinh doanh sau khi ứng ra, được sử dụng vào kinh doanh, và sau một chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động sau. Vốn kinh doanh không thể bị tiêu mất như một số “quỹ” khác trong doanh nghiệp. Mất vốn đối với doanh nghiệp đồng nghĩa với nguy vơ phá sản. ở đây cần có sự phân biệt giữa tiền và vốn. Muốn có vốn thì thường phải có tiền. Song có tiền thậm chí có những khoản tiền rất lớn cũng không phải là vốn. Tiền được coi là vốn phải đồng thoả mãn những điều kiện sau: Một là, tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất địn. Hay nói cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực. Hai là, tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Sự tích tụ và tập trung một lượng tiền nhất định. Sự tích tụ và tập trung một lượng tiền đến một hạn độ nào đó mới làm cho nó có đủ sức để đầu tư vào một dự án kinh doanh, cho dù là nghèo nhất. Vốn tiền nằm dải dác ở khắp nơi, không được thu gom lại thành “món lớn” thì chẳng đã làm được việc gì. Vì thế một doanh nghiệp muốn khởi nghiệp thì nhất thiết phải tìm các biện pháp khai thác, thu hút các nguồn tiền tệ nhàn rỗi thành một món lớn để đầu tư kinh doanh. Ba là, khi dã có đủ số lượng tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Cách vận động và phương thức vận động của tiền lại do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định. Những nhận thức trên đây về vốn điều kiện không chỉ giúp cho việc xác định được giá trị thực của một doanh nghiệp mà còn giúp cho công tác quản lý vốn có một tầm nhìn mở rộng để khai thác, sử dụng những tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp phục vụ cho việc đầu tư kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. I.2.2) Đầu tư vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước Căn cứ vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, vốn đầu tư được đồng nghĩa với vốn kinh doanh. Đó là số vốn được dùng vào kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định nhằm mục đích sinh lời. Còn đầu tư vốn là hành động chủ quan có cân nhắc của người quản lý trong việc bỏ vốn vào mục tiêu kinh doanh nào đó với hy vọng là sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong tương lai. I.2.3).Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước Việc nghiên cứu nội dung, tính chất của các nguồn vốn sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn, khai thác, huy động vốn phù hợp với nhu cầu vốn và khả năng cho phép của mỗi doanh nghiệp . Vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có thể hình thành từ các nguồn khác nhau, tuy nhiên mỗi một loại hình thành doanh nghiệp cũng chỉ khai thác, huy động vốn trên một số nguồn nhất định. Vì thế người ta có thể căn cứ vào nguồn hình thànhvốn kinh doanh để nhận biết doanh nghiệp đó thuộc loại nào. Chẳng hạn, doanh nghiệp có vốn kinh doanh chủ yếu thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước thì đó là doanh nghiệp nhà nước; hoặc một doanh nghiệp khác lại có vốn kinh doanh từ nguồn tự có và cổ phần thì nó lại là một doanh nghiệp tư nhân, một công ty cổ phần. Tuy nhiên, một doanh nghiệp cho dù là thuộc loại hình nào đi chăng nữa thì vốn kinh doanh của chúng cũng được huy động, khai thác từ một số trong những nguồn vốn sau. 3.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước Nguồn vốn này được cấp phát cho các doanh nghiệp công – doanh nghiệp nhà nước. Đó là nguồn vốn được hình thành từ quỹ tích luỹ của ngân sách và được dùng vào mục đích chi phí phát triển kinh tế. Trong thời kỳ bao cấp, tuy thu không đủ chi nhưng ngân sách nhà nước đã phải tài trợ hầu như toàn bộ số vốn điều kiện cho hàng vạn xí nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế. 3.2. Nguồn vốn tự có Là nguồn vốn do cá nhân chủ doanh nghiệp bỏ ra để drr kinh doanh. Nguồn gốc của loại vốn này là phần để dành, tiết kiệm trong ngân sách gia đình hoặc vốn cổ phần bằng cách phát hành cổ phiếu. Theo luật doanh nghiệp, để được kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định, số vốn tự có của doanh nghiệp phải đạt đến một mức độ tối thiểu. Một doanh nghiệp ít nợ, nhiều vốn tự có sẽ dễ làmcho cho các bạn hàng tin tưởng bỏ vốn ra đầu tư cho vay, hoặc góp cùng đầu tư. Do vậy, chủ doanh nghiệp nên có một phần dự trữ để đề phòng bất trắc, hoặc để phát triển, khuyếch trương kinh doanh khi có thời cơ. Mặt khác, việc xác định quy mô số vốn tự có ở mức vừa phải còn có tác dụng tranh thủ được các khoản nợ, làm tăng mức doanh lợi vốn và san sẻ rủi ro khi vấp phải trong kinh doanh. 3.3.Nguồn vốn liên doanh. Là những nguồn đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng kinh doanh và cùng hưởng lợi nhuận. Việc góp vốn liên doanh có thể được hình thành từ nhiều nguồn tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp: Có thể là liên doanh giữa nguồn vốn ngân sách với các nguồn vối tự có của tư nhân, liên doanh giữa vốn ngân sách Quốc gia này vớiQuốc Gia khác. Hình thức góp vốn liên doanh thích hợp với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, tổ chức quản lý vốn, chia lãi đơn giản. Tuy nhiên ,hạn chế của hình thức này là khả năng huy động vốn khó khăn vì số hội viên góp vốn là có hạn . 3.4.Các nguồn vốn tín dụng . Là các khoản vốn mà doanh nghiệp nhà nước có thể vay dài hạn của các ngân hàng thương mại ,công ty tài chính ,công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác ,cũng có thể bằng hình thức doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh . 3.5.vốn cố định của doanh nghiệp . Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp .Để có thể quản lý vốn cố định ,điều cần thiết trước tiên là phải tìm hiểu những đặc điểm về mặt hiện vật của chúng. Có thể nói một cách khái quát ,tài sản cố định của doanh nghiệp là nhữngtài sản:Có giá trị lớn ,thời gian sử dụng lâu dài ,có chức năng là tư liệu lao động chứ không phải là để bán 3.6).vốn lưu động của doanh nghiệp Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư được ứng ra để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất, và tài sản lưu động nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định, doanh nghiệp phải có tài sản lưu động. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của tài sản lưu động cũng khác nhau. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tài sản lưu động thường được cấu tạo bởi hai phần là tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông. 3.7)Vốn đầu tư tài chính Trong nền kinh tế thị trường, hướng đầu tư của một doanh nghiệp không chỉ khép kín, giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp mà còn có thể đầu tư một bộ phận vốn kinh doanh ra bên ngoài. Một bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư dài hại ra bên ngoài nhằm mục đích sinh lời và phân tán rủi ro được gọi là đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Để có thể tìm được những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề về vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nhằm có hướng giải quyết thì sang phần tiếp theo ta sẽ nghiên cứu về vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và những điều tồn tại cần giải quyết. II. Tình hình vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay Trước hết phải khẳng định rằng hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều thiếu vốn kinh doanh. Nguyên nhân chính của sự thiếu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước chính là từ trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ quản lý tập trung trước đây khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước hầu hết các doanh nghiệp nhà nước không bắt nhịp được, thể hiện qua sự thụ động về huy động vốn kinh doanh, không năng động trong hoạt động kinh doanh dẫn đến sự khó khăng về tài chính cho rất nhiều doanh nghiệp nhà nước.. Khi đã ra đời cơ chế bảo toàn vốn, rõ ràng DNNN nào có nhu cầu phát triển cao vốn tích luỹ chưa đủ đáp ứng, thì thực sự thiếu vốn, còn tất cả các trường hợp khác đều thiếu vốn do chủ quan, do làm ăn kém hiệu quả, bất luận từ những nguyên nhân cụ thể nào. Song, đối với các DNNN sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cần vốn cho phát triển kinh doanh, thì thực tế có rất nhiều nguồn cung cấp. Họ sẵn sàng đi vay, mà các ngân hàng, các tổ chức tín dụng … cũng sẵn sàng cho họ vay. Tuy nhiên, vấn đề lại ở các DNNN sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. III.Giải pháp về vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay Cùng với sự chuyển dịch của nền kinh tế từ tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trờng có sự quản lý của nhà nước, nhà nước đã có một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước làm cho các doanh nghiệp này pháp huy được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân. Tổ chức và cải tạo lại các doanh nghiệp nhà nước Giải pháp nơi lỏng cơ chế tín dụng Giải pháp bổ sung vốn luư động Giải pháp đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp nhà nước Giải pháp về cơ chế chính sách và môi trường kinh doanh. Trong đó, nhà nước chú trọng nhất vào giả pháp tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước bởi đây là vấn đề cấp thiết nhất nó quyết định đến quá trình hoạt động, sử dụng, quản lý và bảo toàn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước một cách có hiệu quả. Đồng thời, với tư cách người chủ sở hữu, nhà nước cũng cần đầu tư thêm vào các doanh nghiệp này để tăng thêm nguồn thu. Tuy nhiên, cơ cấu của nguồn vốn tự có cũng không nên ở mức quá cao, vì như thế sẽ là mạo hiểm nếu công cuộc làm ăn bị thất bại. c.phần kết luận Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định con đường phát triển của mình, hoặc tiến lên hoặc doanh nghiệp sẽ tụt hậu trượt khỏi quỹ đạo kinh doanh dẫn đến thất bại, phá sản. Để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp đều phải tạo cho mình một lượng vốn nhất định. Đồng thời đồng vốn tạo ra phải được sử dụng sao cho có hiệu quả. Đó chính là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng vốn tại các DNNN cho thấy việc huy động và sử dụng vốn mặc dù đã được chú trọng hơn và đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn trong thực tế. Với thời gian có hạn, cùng với kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế em mong được sự góp ý chân thành của thầy giáo. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành với các thầy cô giáo đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT35.DOC