Đề tài Vận dụng kết quả nghiên cứu để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng ở công ty xây dựng công trình giao thông 842

Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên cuối mỗi tháng, mỗi quí công ty không tiến hành kiểm kê khối lượng công việc dở dang mà chỉ đến ngày 31/12 mới tiến hành kiểm kê định kỳ theo qui định. Việc tính giá thành sản phẩm chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá sản phẩm dở dang. Vì vậy việc đánh giá sản phẩm làm dở phải thật chính xác và hợp lý không để tình trạng đánh giá sai làm cho giá thành sản phẩm xây dựng tăng quá cao hoặc bị tụt quá thấp. Để tính toán được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành của các công trình QL 9 Quảng Trị, công trình QL 1 Phủ Lý, CT Cống Quốc Lộ 18 Sao Đỏ, CT trạm soát vé QL 18 Sao Đỏ, CT tỉnh lộ 293 Lục Nam - Bắc Giang. Đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Cuối mỗi kỳ, đại diện phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch cùng với cán bộ kỹ thuật các công trình xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công việc cụ thể. Phòng tài chính - kế toán sau khi nhận được bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang sẽ tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức:

doc117 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng kết quả nghiên cứu để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng ở công ty xây dựng công trình giao thông 842, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HXH, BHYT, KPCĐ 627 338 5.046.000 5.046.000 220 30/112 Tính BHXH, BHYT, KPCĐ cho CT trạm soát vé 627 338 1.276.451 1.276.451 ..... .......... .............................. .......... .......... .......... .......... * Tính chi phí bằng tiền khác 627 111 24.976.500 24.976.500 230 30/12 Tính chi phí bằng tiền khác cho CT trạm soát vé 627 111 6.090.527 6.090.527 ..... .......... .............................. .......... .......... .......... .......... Sổ cái TK 627 “Chi phí sản xuất chung” Cho công trình Trạm soát vé Sao Đỏ Tháng 12/1998 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 10/12 289 - Xuất NVL cho CT trạm soát vé Sao Đỏ 28 152 21.145.442 - Xuất CCDC cho CT trạm soát vé Sao Đỏ 153 221.452 12/12 - Trích KHTSCĐ cho CT trạm soát vé SĐ 29 214 22.068.401 30/12 - Tính lương cho nhân viên CT trạm soát vé 30 334 6.718.163 30/12 - Tính BHXH, BHYT, KPCĐ 31 338 1.276.451 30/12 - Tính chi phí bằng tiền khác cho CT trạm soát vé Sao Đỏ 32 111 6.090.527 Kết chuyển 154 5.720.436 Cộng 5.720.436 5.720.436 5-/ Tập hợp chi phí sản xuất ở công ty XDCTGT 842: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty XDCTGT 842 là từng công trình, hạng mục công trình vì vậy các chi phí sản xuất có liên quan đến hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho hạng mục công trình đó kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình. Sau khi có số liệu kế toán ở các khâu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy. Chi phí sảm xuất chung của các hạng mục công trình. Kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp chi phí ở công ty, chi phí được tập hợp hàng tháng, việc tập hợp chi phí sản xuất dựa vào số liệu ở các bảng phân bổ. + Bảng phân bổ nguyên liệu và công cụ dụng cụ. + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. + Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. + Bảng phân bổ chi phí sản xuất chính. Vì công ty áp dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên nên việc tập hợp chi phí sản xuất sẽ được ghi vào TK 621, TK 622, TK 627. Và được kết chuyển vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tháng 12/1998 công ty kết chuyển chi phí vào TK 154. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154. Nợ TK 154 : 3.250.208.000 Có TK : 3.250.208.000 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154. Nợ TK 154 : 399.263.000 Có TK 622 : 399.263.000 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154. Nợ TK 154 : 234.701.700 Có TK 627 : 234.701.700 6-/ Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ ở Công ty XDCTGT 842: Đối tượng tính giá thành ở công ty được xác định là công trình (hạng mục công trình) hoàn thành bàn giao toàn bộ. Vì vậy sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty chính là công trình (hạng mục công trình) chưa hoàn thành tới khâu cuối cùng để nghiệm thu bàn giao. Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên cuối mỗi tháng, mỗi quí công ty không tiến hành kiểm kê khối lượng công việc dở dang mà chỉ đến ngày 31/12 mới tiến hành kiểm kê định kỳ theo qui định. Việc tính giá thành sản phẩm chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá sản phẩm dở dang. Vì vậy việc đánh giá sản phẩm làm dở phải thật chính xác và hợp lý không để tình trạng đánh giá sai làm cho giá thành sản phẩm xây dựng tăng quá cao hoặc bị tụt quá thấp. Để tính toán được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành của các công trình QL 9 Quảng Trị, công trình QL 1 Phủ Lý, CT Cống Quốc Lộ 18 Sao Đỏ, CT trạm soát vé QL 18 Sao Đỏ, CT tỉnh lộ 293 Lục Nam - Bắc Giang. Đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Cuối mỗi kỳ, đại diện phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch cùng với cán bộ kỹ thuật các công trình xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công việc cụ thể. Phòng tài chính - kế toán sau khi nhận được bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang sẽ tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: = x Trên cơ sở số liệu của phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật chuyển sang và các số liệu kế toán khác có liên quan. Kế toán tiến hành đánh giá chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của từng công trình. Các số liệu tính đến ngày 31/12/1998 T T Chỉ tiêu Tên công trình Chi phí dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Sản lượng thực hiện Sản lượng dở dang cuối kỳ Ghi chú 1 Công trình QL 9 Quảng Trị 1.161.550.000 986.982.800 897.959.000 415.719.000 2 Công trình QL 1 Phủ Lý 1.052.735.000 479.664.000 457.612.000 737.612.000 3 Công trình Cống QL 18 SĐ 21.632.000 397.541.400 363.478.000 312.511.000 4 Công trình trạm soát vé SĐ 515.626.000 939.257.000 697.564.000 612.653.000 5 Công trình tỉnh lộ 293 BG 1.264.179.000 1.084.135.000 998.799.000 512.615.000 Tổng cộng 4.015.722.000 3.884.580.200 3.415.412.000 2.591.110.000 áp dụng công thức trên ta tính được: = x 415.719.000 = 679.912.300 = x 737.612.000 = 189.365.240 = x 312.511.000 = 189.365.240 = x 612.653.000 = 680.298.300 = x 512.615.000 = 796.460.070 Chi phí sản xuất dở dang của các công trình, hạng mục công trình là số dư nợ TK 154 - Sản phẩm dở dang. Sổ cái TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” 12/1998 Ngày ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 4.015.722.000 30/12 Kết chuyển chi phí NVL TT Cộng có TK 621 621 3.250.208.000 30/12 Kết chuyển chi phí NC TT Cộng có TK 622 622 399.263.000 30/12 Kết chuyển chi phí SXC Cộng có TK 627 627 234.701.700 30/12 Giá thành công tác xây lắp hoàn thành bàn giao 4.611.572.500 Cộng phát sinh 3.887.580.500 Dư cuối kỳ 3.291.729.500 III-/ Nội dung, đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty XDCTGT 842: Chi phí sản xuất đã tập hợp được là cơ sở để bộ phận kế toán tính giá thành thực tế sản phẩm xây dựng của công ty. Việc tính giá thành sản phẩm chính xác sẽ giúp xác định và đánh giá chính xác kết quả hoạt động sản xuất của công ty giúp cho ban lãnh đạo có những giải pháp kịp thời phù hợp để mở rộng hay thu hẹp phạm vi sản xuất,... Do đó trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được theo các đối tượng hạch toán tập hợp chi phí sản xuất. Việc tính giá thành sản phẩm ở công ty XDCTGT 842 được tiến hành vào cuối niên độ kế toán. Trên cơ sở khối lượng công việc xây lắp dở dang thực tế của công ty vào cuối kỳ kế toán (cuối tháng, cuối quí, cuối năm) là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành, chưa xây dựng xong hoặc mới xây dựng được một phần của công trình hạng mục công trình. Căn cứ vào đơn giá dự toán để tính ra chi phí thực tế cho khối lượng dở dang của từng công trình, hạng mục công trình. - Giá thành sản phẩm xây lắp của công ty được tính dựa trên các khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung. - Cuối mỗi tháng, mỗi quý công ty không tiến hành kiểm kê khối lượng dở dang thực tế mà cuỗi mỗi năm mới tiến hành tính giá thành sản phẩm xây lắp. Nếu trong tháng, quý có khối lượng thực tế hoàn thành bàn giao thì các bên có liên quan vẫn tiến hành nghiệm thu, bàn giao, bộ phận kế toán vẫn tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của khối lượng sản phẩm xây lắp đó. Đến cuối năm trên cơ sở kiểm kê đánh giá khối lượng xây lắp dở dang thực tế và chi phí sản xuất xây lắp đã tập hợp, kế toán sẽ tính giá thành thực tế theo từng công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành trong giai đoạn cuối năm và xác định kết quả xây lắp của công ty năm đó. - Đối tượng tính giá thành của công ty XDCT GT 842 là công trình (hạng mục công trình) và việc thanh toán khối lượng xây dựng của công ty được hạch toán qua TK 131 “Phải thu của khách hàng”. Đây chính là khoản công ty thu của bên chủ đầu tư (hay trong hợp đồng kinh tế là Bên A). Trong việc thanh toán khối lượng xây dựng của công ty gồm hai trường hợp: + Trường hợp 1: Thanh toán theo điểm dững kỹ thuật tức là khi tiến hành thi công một công trình chưa hoàn thành mà muốn nghiệm thu thanh toán và chỉ thanh toán theo từng đợt nghiệm thu. + Trường hợp 2: Thanh toán dựa vào dự toán thiết kế và căn cứ vào thời giá của các khối lượng thi công từng giai đoạn, công ty lập dự toán để làm cơ sở quyết toán công trình. - Phương pháp tính giá thành: Một trong những mục đích cơ bản, chủ yếu nhất của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định được giá thành một cách đúng đắn, đầy đủ, chính xác nhằm cung cấp thông tin kinh tế cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó tập hợp chi phí và xác định được giá thành của các công trình, hạng mục công trình là việc cần thiết. Công ty cần tính toán xác định giá thành thực tế của các công trình và hạng mục công trình. Vì vậy muốn tính đúng giá thành cho các công trình và hạng mục công trình thì nên áp dụng phương pháp tính giá thành nào cho phù hợp với đặc thù của ngành xây dựng. Hiện nay công ty KDCTGT 842 áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn: Ztt = Dđk + Ctk - Dck Trong đó: Ztt : Giá thành thực tế của công trình hoặc hạng mục công trình. Dđk : Chi phí khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ. Dck : Chi phí khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ctk : Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Khi tính và kết chuyển giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp kế toán tiến hành kết chuyển như sau: Nợ TK 632 : 4.611.672.500 Có TK 154 : 4.611.672.500 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là không thể đưa vào để nhập kho nên khi tính giá thành thực tế của sản phẩm xây dựng kế toán sẽ kết chuyển các khoản chi phí từ TK 154 sang TK 632 để tính giá thành sản phẩm xây lắp. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty XDCTGT 842 621 622 627 154 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí sản xuất chung Kết chuyển Ztt của SPXL hoàn thành bàn giao 632 Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành Tháng 12/1998 TT Tên công trình Mã Chi phí SXKD DD đầu kỳ Chi phí SXKD trong kỳ Chi phí SXDD cuối kỳ Ztt sản phẩm xây dựng hoàn thành Trong đó Tổng cộng CPTT NVL NC SXC 1 Công trình QL 9 Quảng Trị 1.161.550.000 826.048.500 102.131.700 58.802.660 986.982.860 679.912.930 1.468.620.500 2 Công trình QL 1 Phủ Lý 1.052.735.000 410.548.500 43.104.180 26.011.405 479.664.000 945.693.740 586.705.300 3 Công trình Cống QL 18 Sao Đỏ 21.632.000 317.347.800 49.393.000 30.800.644 397.541.440 189.365.240 229.808.200 4 Công trình trạm soát vé SĐ 515.626.000 779.741.700 101.995.000 57.520.436 939.257.000 680.298.300 774.584.700 5 Công trình tỉnh lộ 293 1.264.179.000 919.930.000 102.638.700 61.566.555 1.084.135.200 796.460.070 1.551.854.200 Tổng cộng 4.015.722.000 3.250.208.000 399.263.000 234.701.700 3.887.580.500 3.291.729.500 4.611.572.500 IV-/ Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty xây dựng công trình giao thông 842 là các khoản chi phí phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính... Các khoản chi phí này gồm tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ củ nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ đồ dùng văn phòng, khấu hao TCSĐ phục vụ cho công tác quản lý, thuế vốn, thuế môn bài, thuế nhà đất các khoản lệ phí, tiền điện, nước, tiền công tác phí, tiền trả lãi vay. Cụ thể hàng tháng khi hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi: + Tính tổng số tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 642 (6421) : 22914400 Có TK 334 : 22914400 + Tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền lương phát sinh: Nợ TK 642 (6421) : 4354000 Có TK 334 (3382, 3383. 3384) : 4354000 + Chi phí vật liệu dùng cho công tác quản lý (chi phí nhiên liệu chạy xe, văn phòng phẩm...) Nợ TK 642 (6422) : 16000000 Có TK 152 : 16000000 + Giá trị công cụ dụng cụ lao động, đồ dùng văn phòng: Nợ TK 642 (6423) : 25000000 Có TK 152 : 2500000 + Tính khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp: Nợ TK 642 (6424): 40.870.000 Có TK 214 : 40.870.000 + Các khoản thuế vốn, thuế đất, thuế môn bài,... phải nộp cho ngân sách. Nợ TK 642 (6425) : 13.000.000 Có TK 333 (3335,3338) : 13.000.000 + Lệ phí giao thông, cầu phà : Nợ TK 642 (6425) : 2.350.000 Có TK 111 : 2.350.000 + Các khoản chi phí về tiếp khách, hội nghị, công tác phí, tầu xe, chi phí đào tạo, in ấn tài liệu, chi phí dân quân tự vệ, chi phí hội nghị tổng kết. Nợ TK 642 (6428) : 48000.000 Có TK 111, 112 : 48.000.000 + Trả lãi vay trong hạn. Nợ TK 642 (5428) : 125.200.000 Có TK 112 : 125.200.000 + Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả: Nợ TK 911: 275.188.400 Có TK 642 (6421, 6422, 6423,6424, 6425, 6428 ) : 275188400 Nhật ký chung Tháng 12/1998 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Nợ Có Chi lương cho nhân viên quản lý 642 334 22914400 22914400 Chi lương BH cho nhân viên QLý 642 338 4354000 4354000 Chi phí VL quản lý 642 152 16000.000 16.000.000 Chi phí CC-DC đồ dùng VP 642 153 8500.000 2500.000 Chi phí khấu hao TSCĐ 642 214 40870000 40870.000 Chi phí các khoản thuế 642 333 130000 13000000 Chi phí các khoản thuế 642 111 2350000 2350000 Trả lãi vay ngân hàng 642 112 125200000 1252000000 Chi phí bằng tiền khác 642 111 48000000 48000000 Cộng phát sinh 275188400 275188400 - Cuối tháng kết toán tổng hợp tính toán phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng công trình, hạng mục công trình theo quy thức: Chi phí quản lý DN Tổng chí phí QLDN Tiền lương chính: = * Bảng tổng hợp chi phí QLDN Phân bổ cho từng công trình (hạng mục công trình ) TT Đối tượng phân bổ Giá trị phân bổ Ghi chú 1 Công trình QL 9 Quảng trị 68.600.600 2 Công trình QL 1A Phủ lý 30.345.600 3 Công trình cống QL 18 Sao Đỏ 35.932.800 4 Công trình trạm soát vé QL 18 SĐỏ 67.104.600 5 Công trình tỉnh lệ 293. B-G 73.204.800 Tổng cộng 275.188.400 Sổ cái TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" Ngày Chứng từ Diễn giải Trung TK Phát sinh Sổ Đối ứng Nợ Có 30/12 Trả lương cho NVQL 334 22.914.400 30/12 Chi phí BH của NVQL 338 4.354.000 30/12 Chi phí vật liệu đồ dùng cho công tác quản lý 152 16.000.000 30/12 Chi phí dụng cụ đồ dùng cho văn phòng 153 2.500.000 30/12 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 40.870.000 30/12 Nộp thuế với Nhà nước 333 13.000.000 30/12 Chi phí lệ phí phải nộp 111 2.350.000 30/12 Chi phí trả lãi vay ngân hàng 112 125.200.000 30/11 Chi phí bằng tiền khác 111 48.000.000 Kết chuyển 275.188.400 Cộng phát sinh 275.184.4 00 275.188.400 V-/ Hạch toán kết quả tiêu thụ : Cuối kỳ kinh doanh (thường là cuối năm) Công ty XDCTGT 842 tiến hành xác định két quả (lỗ hay lãi) của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng tài khoản 911. Đây là tài khoản dùng để xác định toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên nợ: + Trị giá vốn hàng bán sản phẩm lao vụ dịch vụ kết chuyển. + Chi phí hoạ động tài chính hoặc chi phí hoạt động bất thường kết chuyển đến. + Chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển đến. + Thực lãi về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Bên có: + doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ được kết chuyển đến. + Thu nhập thuần về hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường kết chuyển đến. + Thực lỗ về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Tài khoản 911 sẽ được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình Cụ thể với công trình : Đường 9 Quảng Trị - Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm: Nợ TK 511 : 1.574.113.900 Có TK 911 : 1.574.113.900 - Kết chuyển giá vốn bán sản phẩm đã tiêu thụ : Nợ TK 911 : 1468.620.000 Có TK 632 : 1.468.620.000 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911 : 68.600.600 Có TK 642 : 68.600.000 - Kết quả tiêu thụ : Lãi Nợ TK 911 : 36.893.300 Có TK 421 (4212) : 36.893.300 VI-/ Thuế GTGT và một số sửa đổi trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất xây dựng. Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia để đầu tư cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, văn hoá, xã hội... Vì vậy đóng nộp thuế đầy đủ là nghĩa vụ của các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong diện phải nộp thuế đối với Nhà nước. Để công tác thu thế đối với các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh được công bằng và chặt chẽ, tránh những nhược điểm trước đây của thuế doanh thu như chưa công bằng cho các đối tượng chịu thuế, còn nhiều kẻ hở dẫn đến việc trốn thuế, lậu thuế. Khai khôngđúng doanh thu chịu thuế của doanh nghiệp đơn vị mình và thuế donh thu bị đánh trùng lặp cho một loại sản phẩm hàng hoá, tất cả những điều này gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế của Nhà nước. Để thay thế luật thuế doanh thu chính phủ đã ban hành luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 02/1997, QH9 ngày 10/5 /1997 và Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành thuế GTGT. 1-/ Định nghĩa: Theo điều 1 chương I của NĐ 28/1998 /NĐ-CP của Chính phru thì : Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Căn cứ vào luật thuế GTGT số 02/1997 /QĐ9 ngày 10/5/1997. Căn cứ vào Nghị định số 18/`998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ. Bộ tài chính đã ra thông tư số 89/1998 ?TT-BTC gnày 27/6/1998 hướng dẫn thực hiện nghị định 78 CP. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng chó sản xuất kinh doanh và tiêu thụ ở Việt nam, trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định của điều 4 chương I NĐ 28/1998/NĐ -CP của Chính phủ. Đối tựơng phải nộp thuế theo qui định tại điều 3 luật GTGT và Điều 3 : Nghị định số 28 /1998 TNĐ-CP thì tất cả các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở Việt nam, không phần biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chúng là cơ sở kinh tế) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. Như vậy các doanh nghiệp xây lắp, các công ty xây dựng công trình giao thông trong cả nước đều nằm trong đối tượng nộp thuế GTGT. 2-/ Căn cứ vào phương pháp tính thuế : a-/ Giá tính thuế giá trị gia tăng: Theo quy định tại điều 7 luật thuế GTGT và điều 6 của Nghị định síi 28/1998 /NĐ - CP, giá tính thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ được xác định cụ thể đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng (không phân biệt có bao thầu hay không có bao thầu vật tư, nguyên nhần gía tính toán thuế GTGT là giá xây dựng, lắp đặt của các thuế GTBT. Trường hợp xây dựng lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo đơn và tiến độ hạng mục công trình, phần việt làm thành bàn giao thì thuế GTGT tính đến phần giá trị hoàn thành bàn giao. b-/ Thuế suất GTGT: Các doanh nghiệp xây dựng lắp đặt nói chung và doanh nghiệp xây dựng giao thông 82 nói riêng đều áp dụng mức thuế 10% trên tổng giá thanh toán chưa có thé. Đối với các nguyên nhân vật liệu như cát, đá, sỏi, xi măng sắt thép.. nhập vào trong qúa tình sản xuất của công ty đều. áp dụng mức thuế suất 10% 3-/ Phương pháp tính thuế GTGT: Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp là phương pháp khấu trứ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Công ty CDCTGT 842 áp dụng phương pháp khấu trừ. a-/ Phương pháp khấu trừ thuế : * Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nưcớ ngàoi, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác trừ các đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp * Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào Trong đó: + Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế suất GTGT của hàng hoá dịch vụ đó. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra, khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT phải nộp và tổng số tiền người mua phải thanh toán. trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính thêm giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Riêng đối với hàng hoá, dịch vụ đặc thù dùng loại chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế thì giá chưa có thuế và thuế GTGT được tính như sau : Giá chưa có thuế = Giá ghi hoá đơn = Thuế GTGT Thuế GTGT = a% : thuế suất GTGT đối với mặt hàng đó. * Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu. * Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vao sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ. Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sịnh trong tháng được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp trong tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Riêng đối với TSCĐ mua vào lớn khấu trừ 3 tháng mà chưa hết thì được xét hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ. b-/ Phương pháp tính thuế trực tiếp GTGT. * Đối tượng áp dụng : + Các cá nhân sản xuất kinh doanh người Việt nam. + tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế:. + Cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc đã quí, ngoại tệ * Xác định thuế GTGT phải nộp. = x = - - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra la giá thực tế bên mua phải trả cho bên bán, bao gồm cả GTGT và các khoản phụ thu phí thu thêm mà bên mua phải trả. - Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào (gồm cả thuế GTGT ) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng vao sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. Đối với xây dựng lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng,lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ đi chi phí vật tư, nguyên liệu, chi phí máy thi công động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phụ vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình. - Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế : + Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xac định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ. + Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đru hoá đơn chứng từ bán hàng hoá dịch vụ, xác định được đúng doanh nghiệp bán hàng hoá dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ nhưng không có đầy đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu (x) với tỉ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. Tổng cục thuế hướng dẫn các cục thuế xác định tỉ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế GTGT phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các ngành nghề. Tất cả những qui định trên đây được Nhà nước qui định thi hành thống nhất trong cả nưcớ bắt đầu từ ngày 1/1/1999. Đối với Công ty xây dựng công trình giao thông 842 công tác thực hiện NĐ số 28/1998 NĐ-CP của Chính phủ được tiến hành rất tốt, phòng TC-KT của Công ty đã tập hợp các văn kiện hướng dẫn của Nhà nước, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện đối với tất cả các phòng ban, tổ đội sản xuất một cách rất dễ hiểu cho các cán bộ CNV trong Công ty. Để thự hiện tốt công tác kế toán thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp bộ tài chính đã ra thông tư số 10/1998 /TT- BTC ngày 15/7/1998. - Căn cứ luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997 QH 9 ngày 10/5/1997. - Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành thuế GTGT - Căn cứ thống tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 và thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 18/1998 /NĐ-CP. Bộ tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT như sau: 1-/ Cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo qui định của chế độ kế toán hiện hành và quid dịnh tại thông tư này. - Đối với doanh nghiệp xây lắp thực hiện theo phương pháp khấu trừ thuế thực hiện luật thuế GTGT, doanh thu bán hàng thu nhập hoạt độngt ài chính, bất thường và giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mùa vào được kế toán qui định : + Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. + Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (chưa có thuế GTGT). + Giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có GTGT đầu vào. 2-/ Các cơ sở kinh doanh phải kế toán chính xác, trung thực theo các chỉ tiêu: - Thuế GTGT đầu ra phát sinh - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. - Thuế GTGT phải nộp đã nộp và còn phải nộp. - Thuế GTGT được hoàn lại - Thuế GTGT được giảm 3-/ Hoá đơn chứng từ: Doanh nghiệp xây lắp phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo qui định của Bộ tài chính theo phương pháp khấu trừ, dùng hoá đơn GTGT do bộ tài chính phát hành trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá cả thuế GTGT ) khi lập hoá đơn chứng từ cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các yếu tố qui định và ghi rõ. - Giá bán (chưa có thuế GTGT). - Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá ban (nếu có) - Thuế GTGT - Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT 4-/ Tài khoản kế toán : Doanh nghiệp xây lắp cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh khác tính theo phương pháp khấu trừ được bổ sung tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ " và đổi tên tài khoản 3331 "thuế donh thu " thành TK 3331 " thuế GTGT phải nộp". 4.1- Thuế GTGTđược khấu trừ - TK 133, tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đã khấu trừ và còn được khấu trừ và được hạch toán theo qui định sau : 4.1.1- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nếu không hạch toán riêng được thì số GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133 cuối kỳ xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỉ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra số GTGT đầu vào khôngđược tính vào giá vốn hàng hoá bán ra trong kỳ. - Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng hoá ra của kỳ kế toán sau: - Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hợp đồng sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trài bằng các nguồn kinh phí khác thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào TK 133, số thuế GTGT đầu vào khôngđược khấu trừ được tính vào giá của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào. 4.1.2- Kết cấu và nội dung phản sánh của TK 133. Bên nợ : số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Bên có : - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. - Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại. Số dư bên nợ : Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn alị nhưng NSNN chưa hoàn trả. TK 133 có 2 TK cấp 2: + TK 1331 - thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ + TK 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. 4.1.3- Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu : - Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt độn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế, kế toán phải ánh giá trị vật tư hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào, chi phí thu mua, vận chuyển bốc xếp, thuê kho bãi... từ nơi mua về doanh nghiệp kế toán ghi : Nợ TK 152 Nguyên vật liệu Nợ TK 153 Công cụ dụng cụ Nợ TK 156 hàng hoá Nợ TK 211 TSCĐ Nợ TK 611 Mua hàng Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán ) - Khi đưa ngày vào sản xuất kế toán ghi Nợ TK 621, 641, 642, 241... Nợ TK 133, thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331(Tổng giá thanh toán ). - Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, KT ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có 133 - Thuế GTGT được khấu trừ - Khi nộp thuế GTGT vào NSNN Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có TK 111, 112... - Nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn so thuế GTGT đầu ra thì được cơ quan thuế xét hoàn vốn, khi nhận được tiền kế toán ghi : Nợ TK 111, 112 Có KT 133 - thuế GTGT được khấu trừ. - Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách viên được ghi : Nợ TK 152, 153, 156, 211... giá mua chưa có thuế GTGT Có TK 111, 112, 331... Cuối kỳ kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu : Số thuế đầu vào được tính khấu trừ theo % giữa doanh thu chịu thuế GTGT với tổng doanh thu trong kỳ ghi : + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. + Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ. + Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ : Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ 4.2- Thuế GTGT phải nộp: 4.2.1- Để hạch toán thuế GTGT đầu ra, sẽ sử dụng tài khoản 43331 " thuế GTGT phải nộp" Bên nợ: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN - Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nợ. - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại. Bên có : - Thuế GTGT đầu ra phải nộp Dư có : số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ Dư nợ : Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3. - Tài khoản : 33311 - Thế GTGT đầu ra : dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp,đã nộp còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm dịch vụ tiêu thụ. - Tài khoản 333`2 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu. 4.2.2- Một số nghiệp vụ sẽ toán chủ yếu : - Khi bán hàng hoá, dịch vụ trước dã tương chị thuế GTGT năm cũ vào hoá đơn (GTGT) sẽ toán phải các **** là tổng số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ (chưa có thuế GTGT ) và thuế GTGT đưa ra. Nợ TK 111, 112 (tổng giá thanh toán ) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - doanh thu bán hàng (giá đưa thúê GTGT) - Đối với trường hợp thuế tài sản theo hình thức trả tiền thuê từng ** hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuế, kế toan các định doanh thu cung cấp dịch vụ và gái cho thuế chưa cso thuế GTGT và thuế GTGT ghi : Nợ TK 111, 112 (tổng số tiền nhận trước) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 511 - Donh thu bán hàng (tiền thu chưa có thuế GTGT) - Thời kỳ**** xác dịnh số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT giải phải nộp trong kỳ. + Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ với số thu GTGT đầu ra ghi : Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu tfừ + Khi thực nộp thuế GTGT vào ngân sách ghi Nợ TK 3331 - thuế GTGT phải nộp Có các TK 111, 112... 5-/ Một số sửa đổi trong công tác về toàn tập hợp chi phí sản xuất theo QĐ 1864/1998. QĐ/BTC ngày 16/12/1998. 5.1- Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (kế toán sử dụng TK 621) - Khi mua hoặc xuất nguyên vật liệu sử dụng cho hạot động xây lắp, hoạt động dịch vụ trong kỳ ghi : + Khĩ xuất nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất (qua kho). Nợ TK 621 Khi phí nguyên liệu, vật liệut rực tiép (giá cho có thuế GTGT) Có TK 152, 153. + Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngàoi (không qua kho) Nợ TK 621 - chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp Có K 111, 112, 331. 5.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (kế toán sử dụng TK 622 chi phí nhân công trực tiếp). Theo qui định mới đối với hoạt động xây lắp thì không hạch toán vào tài khoản này khoảnt ính BHXH. BHYT KPCĐ (nếu quỹ lương nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp). - Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp cho hoạt động xây lắp (lương chính, lương phụ, phụ cấp lương kể cả khoản phải trả về tiền công cho nhân công thuê ngoài). ghi : Nợ TK 622 chi phí nhân công trực tiếp Có TK 334 - phải trả công nhân viên Có TK 111, 112 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng tập hợp chi phí : Nợ TK 154 - chi phí SX kinh doanh dở dang Có TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp. 5.3- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công : Kế toán sử dụng TK 623 chi phi sử dụng máy thi công. Bên nợ : Các chi phí liên quan đến máy thi công, chi phí nguyên vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cầp lương, tiền công của công nhân trực tiếp đều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công...) Bên có : Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nự tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 623 khoản có số chi cuối kỳ. Tài khoản 623 có 6 khoản cấp 2 - TK 6231 - chi phí nhân công - TK 6232 - Chi phí vật liệu - TK 6233 - Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6234 -Chi phí khấu hao máy thi công - TK 6237 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6238 - Chi phí bằng tiền khác. Phương pháp để tính cụ thể, (không tổ chức độ máy thi công riêng biẹt hoặc có tổ chức đội thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho độimáy thi công). - Căn cứ vào số tiền lương (không bao gồm khoản tiền BHXH, BHYT, KPCĐ), tiền công phải trả cho công nhân điều khiển máy, phục vụ máy ghi : Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (6231) Có TK 334 - Khoản nợ công nhân viên Có TK 111 - Tiền mặt. - Khi xuất kho hoặc mua nguyên, nhiên liệu, vật liệu phụ sư dụng cho xe, amáy thi công ghi : Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (TK 6232) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 152, 153, 111, 112... - Khấu hao xe máy thi công sử dụng ở đội máy thi công Nợ TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công (TK 6234) Có TK 214- Hao mòn TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh Nợ TK 623 (TK 6237) chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331. - Kinh phí bằng tiền phát sinh Nợ TK 623 (TK 6238) chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112.. - Căn cứ vào bảng phân bố chi phí sử dụng máy chi phsi thực tế ca máy ) tính cho từng công trình, hạng mục công trình ghi : Nợ TK 154 chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 612 Chi phí sử dụng máy thi công 5.4- Kế toán chi phí sản xuất chung: Kế toán sử dụng TK 627 chi phí sản xuất chugn: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội xây dựng gồm : Lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản tiền bảo hiểm xã hội, HBYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy đinh 19% trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đôị... Phương pháp kế toán cụ thể chi phí sản xuất chung vẫn được giữ nguyên theo quy định cũ thì nghiệp vụ sau đây : - Chi phí điện, nước, điện thoại.... thuộc đội xây dựng Nợ TK 627 (TK 6278) chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 335... Phần III Một số kiến nghị về tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng ở Công ty xây dựng công trình giao thông 842 I-/ Nhận xét tình hinh công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây dựng công trình giao thông 842 Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng công trình giao thông 842. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng công trình giao thông 842 đang có xu hướng phát triển đi lên, các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng ổn định và vững chắc. Qua thực tế tình hình ở Công ty cho thấy việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác kế toán nới chung đã cso những cải tiến và hoàn thiện từng bước theo sự phát triển và yêu cầu quản lý của Công ty đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Hoà nhập với sự đổi mới trong công tác quản lý, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên có trình dộ nghiệp vụ vững vàng đảm đương tốt chức năng do bộ phận mình phụ trách. Kế toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm là công cụ để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty một cách hưũ hiệu nhất, đáp ứng được yêu cầu quản lú mà Công ty đặt ra. Đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận khác có liên quan cũng như nội dung công tác kế toán. Đồng thời đảm bảo số liệu kế toán phản ánh trung thực, rõ ràng, và dễ hiểu. Trong quá trình hạch toán đã hạn chế ghi chép những trùng lặp do đó việc tổ chức công tác kế toán của công ty đã đáp ứng được tình hình hiện tại. Công ty luôn chấp hành đầy đủ các các chế độ chính sách Nhà nước qui định. Tổ chức mở các sổ sách phù hợp để phản ánh chính với lãnh đạo công ty tình hình chi phí chí x và giá thành sản phẩm chấp hành ghi chép đầyd dủ hợp thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhờ đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty góp phần đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như công tác kế toán nói chung Công ty kiểm tra và phân tích một cách toàn diện tình hình chi phí vật tư tài sản, tiền vốn là tiết kiệm hay lãng phí trong quá trính sản xuất xây dựng, nhằm phát huy những khả năng tiềm tàng, hạ giá thành công tác xây lắp. Công tác kế toán của công ty đã có nhiều cải tiến nhằm hoàn thiện hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục. - Việc xử lý thông tin chưa nhạy bén về công ty chưa đưa được việc sử dụng máy vi tính vào thay thế cho hệ thống sổ sách như hiện nay, điều này có ảnh hưởng đến chất lượng kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung. - Do tính chất của công tác kế toán và yêu cầu của công tác tập hợp báo cáo kế toán vào cuối mỗi kỳ kế toán mà công việc của nhân viên kế toán không đều trong năm, có những phần hành kết toán không thể tách rời nhau do đó có những nhân viên kế toán phải đảm nhiệm chất lượng công việc rất lớn nhưng có nhân viên lại ít việc. - Các khoản mục chi phí của các công trình, hạng mục công trình tập hợp hàng tháng không kịp thời trong khi giá cả thị trường luôn thay đổi do đó dẫn đến đánh giá xử lý thông tin thiếu chính xác. - Đối với tài sản cố định Công ty chưa có chế độ kiểm tra, bảo dưỡng hợp lý kịp thời thường xuyên, do vây các tài sản cố định này bị khai thác quá lớn, độ hao mòn co trong khi mức khấu hao vẫn ở tỷ lệ bình thường dẫn đến việc phản ánh giá trị còn lại của tài sản vào chi phí sản xuất, tính giá thành thiếu chính xác. - Việc ghi chép các tài khoản trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn rất chung chung không phản ánh được các số liệu chi tiết khi cần kiểm tra đối chiếu. II-/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua thời gian thực tế nghiên cứu tại Công ty xây dựng công trình Giao thông 842. Được tiếp xúc với các phòng ban đặc biệt là sự giúp đxơ tậnt ình của các cán bộ, nhân viên phòng tài chính - kế toán kết hợp với những kiến thức đã được học trong trường đã giúp em nâng cao về người mặt trong những nghiệp vụ kế toán và công tác quản lý doanh nghiệp. Với một kiến thức còn non yếu và thời gian thực tập không nhiều nhưng em cố gắng sao cho thực hiện tốt chuyên đề này và mong muốn góp một phần kiến thức đã họ ở trường vào công tác quản lý hoạch toán ở Công ty. Xuất phát từ tình hình thực tế công tác hạch toán ở Công ty và yêu cầu của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện nay em xin có một số ý kiến nhận xét và kiến nghị như sau : 1-/ Công tác tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất. 1.1- Khoản mục vật liệu : - Quá trình tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liẹu cho các đối tượng sử dụng. Về cơ bản Công ty đã thực hiện nguyên tắc vật liệu xuát dùng cho đối tượng nào thì tính chi phí cho đối tượng đó. Về việc hạch toán nguyên vật liệu xuất dùng cho các công trình (hạng mục công trình ) kế toán hạch toán theo giá hạch toán cuối tháng tính hệ số chênh lệch rồi điều chỉnh theo giá thực tế. Theo em công ty nên mở sổ chi tiết cho TK 621 để thuận lợi hơn cho việc theo dõi nguyên vật liệu, CC - DC, khi cần tìm hiệu, kiểm tra đối chiếu thì có thể thực hiện dễ dàng. Nhìn vào những sổ chi tiết này ta có thể biết được công trình (hạng mục công trình ) đso chiếm tỉ lệ nguyên vật liệu chính, vật liệu phj, CC - DC như thế nào, có hợp lý hay không theo em TK 621 nên mở 5 sổ chi tiết. Sau đây em xin trích mẫu sổ chi tiết TK 621 của công trình trạm soát vé QL18 Sao Đỏ để thấy được sự hợp lý của vấn đề này. 1.2- Khoản mục nhân công : Việc tập hợp và phân bổ tiền lương của Công ty theo chế độ qui đinh hàng tháng các bảng chấm công, các bảng thanh toán lương, các chứng từ khác có liên quan các bảng thanh toán không cho cán bộ công nhân viên trong các đội được tập hợp gửi vèe phòng tài chính kế toán, kế toán tiền lương tiến hành kiểm tra xem xét, lập các bảng kê tổng hợp và bảng phân bổ tiền lương BHXH và theo dõi các sổ sách có liên quan. Tuy nhiên trong hạch toán tiền lương, kế toán không trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trong khi công nhân nghỉ phép ở Công ty không đều đặn. Đây là điều bất hợp lý cần xem xét điều chỉnh. việc nghỉ phép của công nhân viên ở tháng nào thì hạch toán chi phí công nhân tháng đó, theo tiền lương của họ tháng đó làm cho giá thành không phản ánh chính xác chi phí thực tế bỏ ra. Kế toán tiền lương phải tính thước tiền lương nghỉ phép của công nhân hàng tháng như sau : Nợ TK 622 (chi phí NCTT) Có TK 335 (Chi phí phải trả) Ngoài ra trong việc khoán của Công ty và theo chế độ chính sách tiền lương cho công nhân viên sản xuất trong đơn giá khoán đôi khi có mức khoán cao hơn đơn giá cho phép dẫn tới chi phí cao và lợi nhuận của Công ty sẽ bị giảm. Trong khi đó cty chưa có chế độ khuyến khích cho bộ phận gián tiếp của từng tổ đội sản xuất để họ có mức tăng thu nhập khi giá trị sản lượng ở những tháng rất cao hoặc đạt tiến độ thi công nước rút ở những công trình trọng điểm. Việc mở sổ theo dõi nhân công, Công ty cũng nên mở các sổ chi tiết TK 622. Vì trong một số tổ đội xây dựng công trình có nhiều tổ mà bảng giao khoá và thanh toán lương là theo từng tổ gửi lên vì vậy tg từng sổ chi tiết nên phản ánh theo các tổ của từng công trình (hạng mục công trình ) nếu không nhìn vào sổ cái tài khoản 622 ta chỉ biết được tổng số tiền lương tính cho từng công trình mà không biết được các tổ thực hiện được là bao nhiêu khối lượng công việc và được thanh toán là bao nhiêu. Trong chuyên dề này thì có 5 sổ chi tiết nêu theo 5 công trình. Sổ chi tiết TK 622 Công trình QL 9 Quảng Trị Tháng 12 năm 1998 Chứng từ Diễn giải Trang TK Số phát sinh Số Ngày Sổ đối ứng Nợ Có - Tính lương cho Nguyễn Văn Sơn 334 13830000 - tính BHXH, BHYT của Tổ Nguyễn Văn Sơn 228 760.650 - Tính lương cho tổ Lê Thanh Minh 334 12.758.000 - Tính BHXH, BHYT cho tổ Lê Thanh Minh 338 750.480 - Kết chuyển 154 102131.000 Cộng 102.131.000 102.131.000 Các công trình còn lạ cũng mở sổ chi tiết như vậy 1.3- Khoản mục sử dụng máy: Các máy móc thiết bị của công ty đều giao khoán cho các đơn vị trực thuộc sử dụng nên khi tính khấu hao kế toán tính theo tỉ lệ hàng năm đã quy định rồi chia cho 12 tháng để tính số khấu hao tài sản cố định trong tháng. Như vậy việc tính khấu hao chưa chính xác, những máy móc không hoạt động cũng tính khấu hao như những máy móc hoạt động quá nhiều. Do vậy theo em nên tính tỷ lệ khấu hao hàng năm như đã qui định rồi căn cứ vào cá máy đã thực hiện năm trước và tình hình thực tế kế hoạch sản lượng năm kế toán để lập kế hoạch, thời gian sử dụng (hoạt động của máy) tính mức khấu hao đến từng ca hoạt động. Sau đó căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng theo nhật trình theo dõi hoạt động của từng mày (phiếu theo dõi) của các tổ đội báo lên, kế toán kiểm tra xem xét và tính mức khấu hao theo từng tháng trên cơ sở thời gian hoạt động của máy đó. 1.4- Khoản mục chi phí sản xuất chung : Chi phí chung được phân bổ theo tiền lương chính của công nhân sản xuất, về nguyên tắc chỉ phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân sản xuất khi các đơn vị thi công công trình chủ yếu bằng biện pháp thủ công. Nhưng ở công ty xây dựng công trình giao thông 842 máy móc thiết bị thi công đã tham gia đắc lực trong quá trình sản xuất xây dựng,đẩy nhanh tiến độ thi công nâng cao năng suất chất lượng công trình. Theo em nên lấy tiêu chuẩn phân bổ chi phí sản xuất chung là tiền lương chính của công nhân sản xuất cộng vơí chi phí sử dụng máy là hợp lý công thức như sau : = x + Công ty nên mở thêm sổ chi tiết tài khoản 627 để theo dõi khoản mục chi phí sản xuất chung một cách đơn giản, rõ ràng. 2-/ Công ty tính giá thành sản phẩm dở dang: Theo em Công ty nên tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở vào cuối mỗi tháng để thông tin cho ban lãnh đạo nhằm nắm được tình hình sản xuất và đảm bảo giá thành sản phẩm được chính xác và công trình khi hoàn thành là tính được giá thành thực tế luôn làm như vậy sẽ đảm bảo chính xác hơn trong việc xác định giá trị thực tế công trình (hạng mục công trình ) hoàn thành khi tính giá thành sản phẩm dở dang vào cuối năm như hiện nay của Công ty. Việc theo dõi chi tiết các tài khoản phản ánh chi phí và TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" Cần được chú trọng và chi tiết hơn nữa. Công ty nên mở thêm sổ chi tiết TK 154 cho từng công trình (hạng mục công trình) để biết chi phí dở dang là bao nhiêu và giá thành hoàn thành của mỗi công trình là bao nhiêu: Sổ chi tiết TK 154 Công trình QL 9 Quảng trị Tháng 12/1999 Ngày ghi sổ Diễn giải TK Số phát sinh đối ứng Nợ Có 30/12 Số dư đầu kỳ (Cộng có TK 621) 1.161.550.000 30/12 Kết chuyển chi phí NCTT Cộng có TK 622 622 102.131.700 30/12 Kết chuyển CP SXC Cộng có TK 627 627 58.802.600 30/12 Giá thành (CP') xe máy hoàn thành bàn giao 30/12 Cộng phát sinh 30/12 Dư cuối kỳ. 3-/ Về bộ máy kế toán: Công ty nên đặt ra trách nhiệm đối với từng nhân viên kế toán để đảm bảo sự trung thực chính xác của công tác kế toán. Phòng tài chính kế toán nên tiến hành làm quyết toán càng sớm càng tốt với yêu cầu, chặt chẽ đúng qui định từ khâu thu thập chứng từ từ các tổ đội sản xuất. Theo em để tránh được sai sót và giảm bớt được công việc của người kế toán trong việc tìm kiếm, xử lý thông tin công ty nên đưa máy tính vào để thay thé dần chế độ sổ sách như hiện nay. 4-/ Về tổ chức công tác hạch toán kế toán. Công tác hạch toán kế toán ở công ty sẽ trở nên đơn giản và nhịp nhàng nếu công ty đưa hệ thống máy tính vào thay thế cho những phương pháp tính toán ghi chép thông thường hiện nay, máy vi tính sẽ cho những tính năng ưu việt đáng kể như lưu trữ, xử lý, trung cập thông tin một cách nhanh chóng, máy vi tính có thể nối mạng để tạo thành hệ thống có thể trao đổi và xử lý thông tin. Việc đưa máy tính vào sẽ phục vụ đắc lức công tác kế toán đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, để tránh sự xáo trộn lớn mang tính nguyên tắc ảnh hướng tới hoạt động chung của Công ty, có thể triển khai, việc ứng dụng những thành tựu về tin học vào tông tác kế toán một cách từ từ, từng bước sau khi đã thích nghi dần thì tiến hành tin học hoá tất cả các khâu trong quá trình kế toán. 5-/ Hình thức sổ kế toán : Nhìn chung hệ thống sổ sách của Công ty luên tuân theo chế độ kế toán hiện hành. Hình thức sổ Nhật ký chung của Công ty rất thuận tiện cho việc ghi chép đối chiếu, kiểm tra tránh được nhiều tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý. Nhưng để thuận tiện hơn nữa cho việc ghi ghép vào sổ nhật ký chung, công ty nên mở một số sổ nhật ký chung chuyên dùng để ghi vào sổ nhật ký chung. Ngoài ra như đã nói ở các phần trên, công ty nên mở các sổ chi tiết cho TK 621, 622, 627, 154 để theo dõi chặt chẽ và khi vào sổ cái các số liệu không bị nhầm lẫn và việc kiểm tra đối chiếu tiện dễ dàng. Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài " kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm " Em thấy rằng đây là một đề tài hết sức bổ ích cho một ký sư kinh tế xây dựng khi bước vào công tác sau này. Hiệu quả hoạt động sản xuất xây dựng chỉ được đánh giá thông qua công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đối với Công ty xây dựng thì kế táon chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng giúp ban giám đốc thường xuyên nắm bắt được tình hình sử dụng định mức vật tư, lao động, xe máy... trong quá trình sản xuất để có quyết định điều chỉnh kíp thời tránh lãng phí không cần thiết nhằm từng bước hạ giá thành sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm là yêu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trên cơ sở hạ giá thành sản phẩm một cách có hệ thống nhằm nâng cao tích luỹ một cách vững chắc đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Như vậy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công cụ vô cùng quan trọng không chỉ đối với ngành xây dựng cơ bản còn quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất kinh doanh khác trong cơ chế thị trường hiện nay. Do thời gian thực hiện đề tài tài hạn chế và trình độ chuyên môn đối với công việc kết toán còn hạn hẹp nên khi thực hiện hiện đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ đóng góp cùa các thẩy, cô giáo trong bộ môn kinh tế xây dựng để em được hiểu biết và hoàn thiện hơn nữa về chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng tài chính kế toán và các phòng ban trong Công ty. Em xin cảm ơn cô giáo Lê Thanh Lan đã hướng dẫn em thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp này./. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0569.doc
Tài liệu liên quan