Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngoài việc đưa ra các biện pháp tăng thu nhập, giảm chi phí một cách hợp lý thì sự cân đối giữa khối lượng, lãi suất huy động vốn và cho vay đều là cần thiết trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Quản trị kinh doanh Ngân hàng an toàn, hiệu quả là vấn đề bức xúc hiện nay. Giải quyết triệt để mâu thuẫn về chi phí, lợi nhuận, đảm bảo thu nhập ổn định và ngày càng tăng lên tức là hoàn thành kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng.

doc53 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả có thể là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, GO,VA. + Hiệu suất chi phí tiền lương = + Chi phí tiền lương bình quân = một đơn vị kết quả 2.1.3.2. HQKT chung của chi phí thường xuyên * Chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối: gồm những chỉ tiêu như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và giá trị tăng thêm. * Chỉ tiêu hiệu quả tương đối: + Hiệu suất tổng chi phí = Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đơn vị chi phí, ngân hàng thu được bao nhiêu đơn vị kết quả. + Chi phí bình quân một đơn vị kết quả = 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh HQKT của nguồn lực 2.2.1. Khái niệm nguồn lực: Là lực lượng sản xuất được sử dụng trong quá trình sản xuất Nguồn lực bao gồm: + Nguồn nhân lực: là lao động (T) + Nguồn vật lực: là tài sản (G) + Nguồn tài lực: là vốn (V) 2.2.2. Lựa chọn chỉ tiêu kết quả để đánh giá HQKT của nguồn lực * Nếu đánh giá HQKT của nguồn lực và từng bộ phận của nguồn lực (T, G, V) theo: + Quan điểm doanh nghiệp: chọn LN + Quan điểm xã hội: chọn VA, GDP 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá HQKT của nguồn lực trong ngân hàng 2.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh HQKT bộ phận của nguồn lực * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản + Hiệu suất tổng tài sản = Chỉ tiêu kết quả có thể là lợi nhuận sau thuế,VA, GO,…Nếu tính theo lợi nhuận sau thuế ta có chỉ tiêu + Hiệu suất tổng tài sản theo = lợi nhuận sau thuế * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tự có + Hiệu suất vốn tự có = + Hiệu suất tổng tài sản theo tổng thu nhập + Tỷ lệ sinh lời hoạt động * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động + Hiệu suất vốn huy động = + Hiệu suất vốn huy động = theo lợi nhuận sau thuế * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định + Hiệu suất tài sản cố định = * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động + Năng suất lao động = 2.2.3.2. Các chỉ tiêu HQKT chung của nguồn lực Hiệu suất nguồn lực = 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh HQKT tổng hợp chi phí nguồn lực Ta có thể sử dụng 2 cách: * Đưa về đơn vị tiền tệ: HQKT = * Đưa về đơn vị lao động: HQKT = II. Một số phương pháp thống kê cơ bản dùng để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 1. Chỉ số 1.1. Khái niệm: Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ nào đó của hiện tượng kinh tế theo không gian và thời gian. Trong thực tế đối tượng nghiên cứu của chỉ số là hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều đơn vị, nhiều phần tử có tính chất khác nhau. a. Đặc điểm của phương pháp chỉ số Phải chuyển các đơn vị hoặc phần tử có tính chất khác nhau thành dạng giống nhau để có thể so sánh được Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào tính chỉ số , phải giả định có 1 nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác không đổi. Việc giả định này để loại trừ khả năng ảnh hưởng của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh. b. Tác dụng của phương pháp chỉ số Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian được gọi là chỉ số phát triển. Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian được gọi là chỉ số không gian. Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch. Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng. c. Phân loại Trong nghiên cứu chỉ số người ta căn cứ vào nội dung, phạm vi tính toán và tính chất của chỉ tiêu để phân chia thành các loại chỉ số cơ bản sau: *Theo nội dung chỉ số bao gồm: Chỉ số phát triển Chỉ số không gian Chỉ số kế hoạch * Theo phạm vi tính toán chỉ số bao gồm: Chỉ số đơn Chỉ số tổng hợp * Theo tính chất chỉ số bao gồm: Chỉ số chỉ tiêu chất lượng Chỉ số chỉ tiêu khối lượng 1.2. Các loại chỉ số chủ yếu 1.2.1. Chỉ số phát triển a. Chỉ số đơn Chỉ số đơn là tỉ lệ giữa trị số của hiện tượng kỳ nghiên cứu với kỳ gốc nào đó. * Chỉ số đơn giá cả: i = * Chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ: i = Trong đó: p: Giá hàng hoá q: lượng hàng hoá tiêu thụ 0: kỳ gốc 1: kỳ nghiên cứu i: Chỉ số đơn b. Chỉ số tổng hợp * Chỉ số tổng hợp về giá cả: Doanh thu = giá bán đơn vị x lượng hàng hoá tiêu thụ D = p x q = Ipq = (1) Trong chỉ số 1 cả hai nhân tố là giá và lượng đều biến động do đó để nghiên cứu sự biến động của giá cả thì phải cố định lượng hàng hoá tiêu thụ ở 1 kỳ nhất định và việc cố định đó được gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp giá cả. Do việc cố định thời kỳ quyền số mà ta có các công thức tính chỉ số tổng hợp giá cả như sau: Nếu chọn quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ gốc (qo), ta có chỉ số tổng hợp của Laspeyres: Nếu chọn quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ nghiên cứu (q1), ta có chỉ số tổng hợp của Paache: 2 chỉ số tổng hợp Laspeyres và Paache có bất lợi là không có tính nghịch đảo và tính liên hoàn nên ta có chỉ số tổng hợp của Fisher: = = * Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ: Cần phải cố định giá cả tại 1 thời kỳ nhất định được gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ. Nếu chọn quyền số là giá cả hàng hoá kỳ gốc, ta chọn chỉ số tổng hợp Laspeyres: Nếu chọn quyền số là giá cả hàng hoá kỳ nghiên cứu , ta chọn chỉ số tổng hợp Pasche: Và ta cũng có chỉ số tổng hợp Fisher là trung bình nhân của 2 chỉ số trên: = = 1.2.2. Chỉ số không gian a. Chỉ số đơn * Chỉ số đơn về giá: phản ánh sự biến động về giá cả của từng mặt hàng ở thị trường này so với thị trường kia. ip (A/B) = hoặc ip (B/A) = = * Chỉ số đơn về lượng hàng hoá tiêu thụ: phản ánh sự biến động về lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng ở thị trường này so với thị trường kia, iq(A/B) = hoặc iq (B/A) = = b. Chỉ số tổng hợp * Chỉ số tổng hợp về giá cả: phản ánh sự biến động chung về giá cả của một số mặt hàng ở thị trường này so với thị trường kia. Quyền số thường được sử dụng là lượng hàng hoá tiêu thụ chung của 2 thị trường tính riêng cho từng mặt hàng. Q = qA + qB Ip(A/B) = Hoặc Ip(B/A) = = * Chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ: (Quyền số là giá cả) + Dùng giá cố định: Pn Iq(A/B) = Hoặc Iq(B/A) = = + Dùng giá bình quân của từng mặt hàng tính chung cho 2 thị trường: Iq(A/B) = Hoặc Iq(B/A) = = 1.2.3. Chỉ số kế hoạch a. Chỉ số đơn * Chỉ số đơn về giá thành sản phẩm + Nhiệm vụ kế hoạch: iZ nv = + Hoàn thành kế hoạch: iZ ht = * Chỉ số đơn về khối lượng sản phẩm + Nhiệm vụ kế hoạch: iq nv = + Hoàn thành kế hoạch: iq ht = b. Chỉ số tổng hợp * Chỉ số tổng hợp giá thành sản phẩm + Quyền số là khối lượng sản phẩm kế hoạch(qKH) khi việc thực hiện giảm giá thành đơn vị sản phẩm gắn liền với việc hoàn thành kế hoạch sản phẩm. IZ ht = + Quyền số là khối lượng sản phẩm thực tế hay thực hiện. Nó phản ánh tình hình thực tế về chi phí. IZ ht = * Chỉ số tổng hợp về khối lượng sản phẩm + Nhiệm vụ kế hoạch: Iq nv = + Hoàn thành kế hoạch: Iq ht = 1.3. Hệ thống chỉ số Các chỉ số đơn , chỉ số tổng hợp chỉ có thể đánh giá ảnh hưởng riêng lẻ của từng yếu tố tới hiện tượng kinh tế mà ta nghiên cứu. Vì vậy cần phải có một phương pháp có thể nêu lên được ảnh hưởng của từng nhân tố cũng như ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tới hiện tượng nghiên cứu. Vậy: Hệ thống chỉ số là một đẳng thức phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ số với nhau. 1.3.1. Hệ thống chỉ số phát triển a. Hệ thống chỉ số đơn Ta có: Doanh thu = giá bán đơn vị x lượng hàng hoá tiêu thụ Từ đó có chỉ số doanh thu = chỉ số giá cả x chỉ số lượng hàng hoá tiêu thụ i pq = ip x iq b. Hệ thống chỉ số tổng hợp * Phương pháp liên hoàn Dựa trên cơ sở cho rằng sự biến động của chỉ số toàn bộ do ảnh hưởng biến động của các chỉ số nhân tố mà các chỉ số nhân tố biến động trong đIũu kiện khác nhau , do đó quyền số của các chỉ số nhân tố được chọn ở những thời kỳ khác nhau I pq = Ipp x Ilq => = x I pq = Ilp x Ipq => = x Với chỉ số nhân tố lớn hơn 3 chỉ số nhân tố (a, b, c). Mỗi nhân tố đều có 2 mặt chất và lượng được sắp xếp theo thứ tự là chất giảm dần và lượng tăng dần. Khi nghiên cứu biến động về chất thì quyền số là lượng kỳ nghiên cứu, khi nghiên cứu biến động về lượng thì quyền số là chất kỳ gốc. => = x x * Phương pháp biến động riêng biệt Do ảnh hưởng biến động riêng biệt của từng nhân tố và ảnh hưởng tác động đồng thời của các nhân tố I pq = Ilp x Ilq x Ir Ir = => = x x Ir là chỉ số liên hệ phản ánh tác động đồng thời của giá và lượng NgoàI ra người ta còn có thể xây dựng hệ thống chỉ số dựa vào chỉ số Fisher I pq = => = x 1.3.2. Hệ thống chỉ số bình quân: = phụ thuộc vào 2 nhân tố: lượng biến xi và tần số fi phụ thuộc vào sự biến động của 2 nhân tố trên -> sử dụng chỉ số để phân tích biến động này. 2. Phương pháp dãy số thời gian 2.1. Khái niệm Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian Một dãy số thời gian gồm 2 thành phần:thời gian và chỉ tiêu hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tháng, quý, năm…, độ dài giữa 2 thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Trị số của chỉ tiêu nghiên cứu được gọi là mức độ của dãy số thời gian. Khi thời gian thay đổi thì các mức độ của dãy số cũng thay đổi. a. Đặc điểm của dãy số thời gian Phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh một cách khách quan sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Cụ thể là: + Nội dung, phương pháp tính chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian phải thống nhất. + Phạm vi của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải thống nhất, có thể là phạm vi địa lý hay hành chính của một địa phương, có thể là đơn vị thuộc hệ thống quản lý. + Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là dãy số thời kỳ. b. Tác dụng của phương pháp dãy số thời gian Dùng để phân tích đặc điểm và tính qui luật , sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Dự đoán sự phát triển của hiện tượng trong tương lai. c. Phân loại Có 2 loại: Dãy số thời điểm: phản ánh qui mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. Dãy số thời kỳ: phản ánh qui mô của hiện tượng trong độ dài khoảng thời gian nhất định 2.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian Để nêu đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, người ta thường tính các chỉ tiêu: 2.2.1. Mức độ trung bình qua thời gian Phản ánh mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. * Đối với dãy số thời kỳ: = = yi (i = ) là các mức độ của dãy số thời kỳ * Đối với dãy số thời điểm + Trường hợp 1: Có khoảng cách thời gian bằng nhau = + Trường hợp 2: Có khoảng cách thời gian không bằng nhau = = yi (i=) là các mức độ dãy số ti (i= ) là độ dài khoảng cách thời gian có yi (i= 1,n) 2.2.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Phản ánh sự thay đổi về quy mô của hiện tượng qua thời gian a. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ (liên hoàn): phản ánh sự thay đổi về quy mô của hiện tượng giữa 2 thời gian liền nhau = yi - yi-1 (i = ) b. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: phản ánh sự thay đổi về qui mô của hiện tượng trong khoảng thời gian dài = yi - y1 Mối liên hệ giữa i và i: i = i => n = yn – y1 c. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: đại diện cho lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ = = = 2.2.3. Tốc độ phát triển Là một số tương đối biểu hiện bằng lần hoặc % , phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. a. Tốc độ phát triển liên hoàn: phản ánh sự biến động của hiện tượng qua 2 thời gian liền nhau ti = (lần,%) (i = ) b. Tốc độ phát triển định gốc: phản ánh sự biến động của hiện tượng trong thời gian dài Ti = (lần,%) (i =) Mối quan hệ giữa ti và Ti Quan hệ tích: t2.t3…….tn = Tn (= ) Quan hệ thương: = ti (i = ) c. Tốc độ phát triển bình quân: là một con số đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn = = = 2.2.4. Tốc độ tăng (giảm) Cho biết qua thời gian , hiện tượng được nghiên cứu tăng (+) hoặc giảm (-) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. a. Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ (liên hoàn): là tỉ số so sánh giữa lượng tăng (giảm) liên hoàn với mức độ kỳ gốc liên hoàn. ai = (lần,%) (i = ) ai = b. Tốc độ tăng (giảm) định gốc: là tỉ số so sánh giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định Ai = (lần,%) (i= ) Ai = c. Tốc độ tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: là chỉ tiêu tương đối nói lên nhịp điệu tăng hoặc giảm đại diện trong 1 thời kỳ. = - 1 (lần) - 100 (%) 2.2.5. Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm) Phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) từng kỳ thì tương ứng với nó 1 quy mô cụ thể là bao nhiêu gi = = = (i = ) Chỉ tính chỉ tiêu này cho tốc độ tăng (hoặc giảm) từng kỳ chứ không tính cho tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc vì nó luôn là một số không đổi (= y1/100) 2.3. Phương pháp biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng Sự vận động của hiện tượng qua thời gian là do tác động của nhiều nhân tố, người ta chia làm 2 loại: * Nhóm nhân tố chủ yếu: xác lập nên xu hướng phát triển cơ bản. Xu hướng được hiểu là chiều hướng biến đổi chung nào đó, một sự tiến hoá kéo dài theo thời gian . Xu hướng này nếu được biểu hiện bằng một hàm hồi quy thì được gọi là hàm xu thế. * Nhóm nhân tố ngẫu nhiên: Tác động vào mặt lượng của hiện tượng làm mặt lượng của hiện tượng lệch khỏi xu hướng cơ bản vì vậy sử dụng một số phương pháp nhằm loại bỏ tác động của những yếu tố ngẫu nhiên, nêu lên xu hướng phát triển cơ bản. Khi sử dụng phương pháp này cần phải xem xem mức độ các dãy số có đảm bảo tính chất so sánh được với nhau không . 2.3.1. Mở rộng khoảng cách: Được áp dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu hướng biến động của hiện tượng. 2.3.2. Số trung bình trượt Là số trung bình cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách loại dần các mức độ đầu , đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho tổng giá trị các mức độ tham gia tính số trung bình trượt không đổi. Thứ tự thời gian Mức độ (yi) Dãy số trung bình trượt = 1 y1 2 y2 = 3 y3 4 y4 . . n - 2 yn-2 n – 1 yn-1 = n yn 2.3.3. Xây dựng hàm xu thế Biểu diễn các mức độ của dãy số thời gian bằng một hàm số và hàm số đó được gọi là hàm xu thế ŷt = f(t) t: thứ tự thời gian (t = 1, 2, 3…..) +Xu thế tuyến tính + Phương trình Parabol: ŷt = b0 + b1t + b2t2 = + Hàm mũ: ŷt = b0b1t 2.3.4. Biến động thời vụ Sự biến động của một số hiện tượng kinh tế xã hội thường có tính thời vụ nghĩa là hàng năm trong từng thời gian nhất định sẽ biến động lặp đi lặp lại. Có nhiều phương pháp biến động thời vụ: * Chỉ số thời vụ (ít nhất là 3 năm) Ii = x 100 : trung bình ở thời gian i : trung bình chung Nếu Ik = x 100 > 100: Mở rộng Nếu Il = x 100 < 100: thu hẹp 2.4. Phân tích các thành phần của mức độ trong dãy số thời gian 2.4.1. Các thành phần: * Xu thế (ft): xu hướng chủ yếu của sự biến động hiện tượng qua thời gian , kéo dài theo thời gian. * Thời vụ (St): Sự biến đổi của hiện tượng lặp đI lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm. * Ngẫu nhiên: Các kết hợp (Zt) + Cộng: Yt = ft + St + Zt + Nhân: Yt = ft x St x Zt 2.4.2. Phân tích các thành phần theo dạng cộng: Giả thiết: - Xu thế tuyến tính: ft = b0 + b1t - Zt có trung bình = 0 - Biến động thời vụ: St = Sj (4 nếu tài liệu quý, 12 nếu tài liệu tháng) - Kết hợp cộng: Ŷt = b0 + b1t + Sj b1 = ( - T) với T = m . n b0 = - Sj = - - b1 (j - ) với j = 2.4.3. Phân tích các thành phần theo dạng nhân Ŷt = ft x St x Zt * Xác định ft: + Tính trung bình trượt + Xác định hàm xu thế tốt nhất: SE = = => Min + Tính giá trị của ft * Xác định St: St . Zt = + Loại Zt bằng cách tính trung bình xén (loại bỏ giá trị lớn nhấ và nhỏ nhất của tỉ số trong từng quý + Tính hệ số điều chỉnh chung: H = Tống trung bình mong đợi: - Quý: 4 (hoặc 400%) - Tháng: 12 (hoặc 120%) + Chỉ số thời vụ điều chỉnh: St = TB xén x H (lần) * Tính Zt Zt = (lần) => Yt = ft x St x Zt Chương II: Vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam I. Tổng quan về ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Được thành lập ngày 26/04/1957, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong 4 NHTM quốc doanh lớn nhất Việt Nam. Khi mới thành lập cho tới năm 1981, ngân hàng được mang tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc bộ tài chính, với nhiệm vụ chủ yếu là nhận vốn đầu tư và phát triển của ngân sách nhà nước để tài trợ cho các dự án phát triển kinh tế của đất nước. Sở giao dịch 1 (SGDI)- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐT & PT – tên giao dịch BIDV)được thành lập theo thông báo số 572 TCCB/DT ngày 26/12/1990 của Ngân hàng nhà nước về tổ chức bộ máy của BIDV và quyết định số 76 QĐ/TCCB ngày 28/03/1991 của tổng giám đốc BIDV. SGDI là một đơn vị thành viên lớn nhất của hệ thống BIDV, thực hiện hạch toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng, có con dấu riêng và thực hiện kinh doanh như một NHTM. Trụ sở của SGDI đặt tại 191 toà nhà Vincom – Bà Triệu – Hà Nội, là một trung tâm tập trung nhiều cơ quan, các doanh nghiệp thuộc tổng công ty 90 , 91, các doanh nghiệp lớn và các tầng lớp dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế nên có đIều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút khách hàng, thời gian qua SGDI đã chú trọng phát triển kinh doanh theo hướng phục vụ tốt nhất mọi khách hàng. Bên cạnh đó, SGDI cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tham gia các khoá đào tạo, đưa số lượng cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm phần lớn trong số hơn 264 người của SGDI, với trên 14 % cán bộ có trình độ trên đại học. Trên cơ sở nhu cầu khách hàng trong năm 2004, SGDI đã mở thêm 5 điểm giao dịch là các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, nâng tổng số đIểm giao dịch lên trên 12 điểm ở hầu hết các quận nội thành, trong quý I / 2005 SGDI đã thành lập thêm chi nhánh ở 53 Quang Trung nhằm mở rộng địa bàn kinh doanh khu vực phía Bắc thủ đô. Cùng với việc mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng, ngân hàng rất chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ như mở rộng dịch vụ ngân hàng tại nhà (HomeBanking, InternetBanking), phát triển dịch vụ trả lương cho các cán bộ công nhân viên của các tổ chức, phát triển mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM). Bên cạnh đó, SGDI còn làm đại lý thanh toán thẻ Visa, Master, chuyển tiền nhanh (Western Unions), đưa Website giao dịch vào hoạt động, triển khai các hình thức tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm ngoại tệ, tiết kiệm bảo hiểm, … Song song với việc mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng, thời gian qua SGDI đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000 trên các mặt nghiệp vụ chính là thanh toán, tín dụng và bảo lãnh đã được tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia. 1. Cơ cấu tổ chức của SGDI – BIDV Ban Giám đốc Phòng nguồn vốn Phòng GDKHCN Phòng GDKHDN Phòng tín dụng 1 Phòng tín dụng 2 Phòng tín dụng 3 SGDI Phòng TT quốc tế Phòng TCKT Phòng điện toán Phòng tổ chức HC Phòng QL kho quỹ Phòng thẩm định QLTD Phòng Giao Dịch 1 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGDI 2.1. Về công tác huy động vốn SGDI đã huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển, đạt mức tăng trưởng cao từ 6986 tỉ đồng (2001) đã tăng lên 9325 tỉ đồng (2004) với chính sách lãi suất cạnh tranh linh hoạt và các sản phẩm huy động phong phú phù hợp với thị trường. Đối với một ngân hàng hay một xí doanh nghiệp, các yếu tố đầu ra có tác động chính đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của đơn vị. Vốn huy động chính là đầu vào quan trọng nhất của một ngân hàng và ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu của xã hội hay không , có đưa được một “ mức giá” cạnh tranh hay không do đó công tác huy động vốn là hoạt động có ý nghĩa quyết định. Với mạng lưới phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm rộng và mức lãi suất hợp lý cho các loại tiền gửi, đảm bảo tính cạnh tranh, SGDI đã thu hút được một lượng vốn lớn, thể hiện sự phát triển nhanh chóng vững chắc trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảng 1: Tình hình nguồn vốn huy động của SGDI qua các năm Đơn vị tính: tỉ đồng Năm Nguồn vốn huy động Biến động Tuyệt đối (tỉ đ) Tương đối (%) 2001 6986 - - 2002 8255 1269 18,16 2003 9208 953 11,54 2004 9325 117 1,27 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của SGDI – BIDV năm 2003 – 2004) Qua số liệu trên cho thấy, mức độ huy động vốn của SGDI tăng nhanh qua các năm. Cụ thể: Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 1269 đồng (ứng với 18,16%), năm 2003 tăng so với năm 2002 là 953 tỉ đồng (ứng với 11,54%), năm 2004 tăng so với năm 2003 là 117 tỉ đồng (ứng với 1,27%). Với mức tăng trưởng liên tục như trên, chứng tỏ SGDI đã nỗ lực rất lớn phát huy các khả năng của mình trong việc thu hút vốn nhàn rỗi của nền kinh tế. Nhờ tăng được nguồn vốn đã giúp SGDI tăng lượng tài sản của mình lên nhanh chóng. Thị phần huy động vốn trên địa bàn vẫn giữ vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SGDI theo đối tượng huy động Đơn vị tính: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 15/12/2004 Biến động tuyệt đối Tổng nguồn vốn huy động Trong đó 9208 9325 117 1. Huy động từ dân cư Trong đó: - Tiền gửi tiết kiệm - Phát hành GTCG 5447 2766 2681 5402 2663 2739 - 45 - 103 58 2. Tiền gửi các TCKT thông thường 2015 1579 - 436 3. Tiền gửi của TCTC 1746 2344 598 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2004 của phòng nguồn vốn SGDI – BIDV) Nguồn vốn huy động của SGDI gồm 3 phần chủ yếu: tiền gửi dân cư, tiền gửi TCTK thông thường và tiền gửi TCTC. Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy tiền gửi dân cư giảm không đáng kể (45 tỉ đồng), chủ yếu nguồn huy động vốn tăng từ tổ chức (162 tỉ đồng) trong đó tiền gửi của TCTC tăng mạnh (598 tỉ đồng) và tiền gửi TCKT thông thường giảm (436 tỉ đồng). Nguồn vốn huy động dân cư giảm , chủ yếu tại các quỹ tiết kiệm tại Hàng Vôi do nguyên nhân chính là các điểm có số dư huy động cao, hơn nữa trên địa bàn có nhiều cạnh tranh của các TCTD khác do vậy việc giữ vững nền vốn gặp rất nhiều khó khăn . Tại các đIểm huy động vốn còn lại đều duy trì và có tốc độ tăng trưởng ổn định. SGDI đã mở thêm 3 đIểm huy động vốn mới và triển khai nhiều hình thức huy động tiết kiệm tích luỹ, dự thưởng nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức huy động, phát tờ rơi quảng cáo, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của công tác huy động vốn tới từng cán bộ SGDI. 2.2. Về hoạt động tín dụng Ngân hàng đã cung ứng vốn tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, tốc độ tăng trưởng tín dụng khá. Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, đơn vị đã từng bước điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng lành mạnh và nâng cao chất lượng, tín dụng thương mại được đẩy mạnh, chiếm tỉ trọng ngày càng cao và SGDI đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ cung ứng cho khách hàng nên công tác tín dụng có những chuyển biến tốt thể hiện ở kết quả sau: Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của SGDI – BIDV Đơn vị tính: tỉ đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 15/12/2004 Tỉ trọng trong dư nợ(%) 2003 2004 Thị phần trên địa bàn năm 2004 (%) Tổng dư nợ tín dụng 5186 5174 12,87 1.Dư nợ ngắn hạn 917 1148 17,68 22,21 6,04 2.Dư nợ trung,dài hạn 4269 4026 82,32 77,81 13,97 - Tài trợ uỷ thác 685 685 13,21 13,24 61,36 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của SGDI – BIDV năm 2004) Ta có thể rút ra nhận xét qua bảng số liệu trên: - Tổng dư nợ tín dụng năm 2004 đạt 5174 tỉ đồng, so với năm 2003 có sự giảm sút (12 tỉ đồng). Sự giảm sút đó chủ yếu là do chính sách tiền tệ của NHNN và bản thân SGDI thực hiện việc củng cố để nâng cao chất lượng tín dụng. - Tín dụng ngắn hạn có xu hướng tăng lên 231 tỉ đồng so với năm 2003, chiếm tỉ trọng 22,21 % trong tổng dư nợ tín dụng. Sự tăng này vẫn chưa cân đối với nguồn vốn huy động. 2.3. Tình hình thu – chi của SGDI – BIDV Hệ thống BIDV trong đó có SGDI, hai năm qua đã cố gắng nỗ lực trong việc cải tiến và nâng cao thu nhập. Các ngân hàng muốn tạo ra thu nhập bằng cách cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng thì cùng lúc cũng phải bỏ ra chi phí cho các hoạt động đó. Vì vậy song song với các biện pháp tăng thu nhập , giảm chi phí cũng là vấn đề mà các nhà quản lý ngân hàng rất chú trọng. Điều này được thể hiện qua số liệu của bảng 4 dưới đây: Bảng 4: Tình hình thu – chi tiền mặt của SGDI – BIDV Đơn vị tính: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Biến động Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập 809 899,5 90,5 11,19 Tổng chi phí 645 771,5 126,5 19,61 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 – 2004 của SGDI – BIDV) Thu nhập của ngân hàng tăng lên không nhiều, năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 90,5 tỉ đồng ứng với 11,19 %. Đồng thời tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng 19,61 % ứng với 126,5 tỉ đồng và tăng nhanh hơn mức tăng của tổng thu nhập. Do đó ngân hàng cần quan tâm đến việc giảm chi phí để thu được lợi nhuận tối ưu nhất. 2.4. Về hoạt động kinh doanh đối ngoại: Mạng lưới thanh toán quốc tế của SGDI không ngừng được mở rộng và tăng nhanh qua các năm. Năm 2004 doanh số thanh toán quốc tế đạt 451 triệu USD, bằng 101,2% so với năm 2003, đạt 96,06% kế hoạch. Chuyển tiền đi và chuyển tiền đến thanh toán mậu dịch năm 2004 tăng lên 120% so với năm 2003 về số món. Thu phí dịch vụ từ thanh toán quốc tế đạt 6,5 tỉ đồng, bằng 148,09% năm 2003 và đạt 116,07% kế hoạch năm.Ngoài ra, SGDI còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, phát hành Bank Draf, sec du lịch, thực hiện chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất đối với khách hàng có uy tín, có hạn mức tín dụng thường xuyên. Đây là điều kiện để SGDI thu hút thêm khách hàng, tạo cơ sở để tăng thêm thu nhập. II. Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 1. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả chi phí thường xuyên và nguồn lực 1.1. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả chi phí thường xuyên 1.1.1. Chỉ tiêu hiệu suất tổng chi phí theo lợi nhuận sau thuế Bảng 5: Chỉ tiêu hiệu suất tổng chi phí theo lợi nhuận sau thuế của SGDI giai đoạn 2001 - 2004 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 2002 2003 2004 Lợi nhuận sau thuế tỉ đồng 38,4748 56,826 111,152 93 Tổng chi phí tỉ đồng 434,4 603 645 771,5 H/suất tổng chi phí theo lợi nhuận sau thuế tỉ đồng/tỉ đồng 0,0886 0,0942 0,1723 0,1205 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của SGDI - BIDV) Kết quả tính toán được biểu thị lên đồ thị hình 1.1 Hình 1.1: Đồ thị hiệu suất tổng chi phí theo lợi nhuận sau thuế của SGDI - BIDV giai đoạn 2001 - 2004 Qua kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí tại SGDI tăng qua 3năm 2001 - 2003 nhưng đến năm 2004 lại giảm đáng kể. Có thể thấy năm 2004 tình hình kinh tế của cả nước gặp khó khăn hơn so với năm 2003 neen hoạt động ngân hàng trong bối cảnh chung gặp nhiều trở ngại. Một mặt do chương trình cải cách DNNN và cải cách hệ thống tài chính ngân hàng tiến hành chậm, mặt khác do ảnh hưởng biến động của thị trường, trong năm thị trường huy động vốn bị cạnh tranh mãnh liệt, dân cư chuyển dịch từ đầu tư vào bất động sản sang tiền gửi Ngân hàng, các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động đồng thời các NHTM Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của thế giới có nhiều biến động như thiên tai, biến động chính trị dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm trong khi chi phí vẫn tăng. Để phản ánh mức độ nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, ta có các chỉ tiêu sau: Bảng 6: Biến động chỉ tiêu tổng chi phí theo lợi nhuận sau thuế của SGDI - BIDV giai đoạn 2001 - 2004 Năm H/suất tổng cphí theo lợi nhuận sau thuế (tỉ đ/tỉ đ) Lượng tăng tuyệt đối (tỉ đ/tỉ đ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2001 0,0886 - - 100,0000 100,0000 - - 2002 0,0942 0,0056 0,0056 106,3205 106,3205 6,3205 6,2305 2003 0,1723 0,0781 0,0837 182,9087 194,4695 82,9087 94,4695 2004 0,1205 - 0,0518 0,0319 69,9362 136,0045 -30,0638 36,0045 BQ 0,1189 0,0106 119,7218 19,7218 Như vậy trong giai đoạn từ 2001 - 2004, bình quân mỗi năm SGDI - BIDV thu 0,1189 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế từ 1 tỉ đồng chi phí. Mỗi năm hiệu suất tổng chi phí theo lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 19,7218 % tức là tăng 0,0106 tỉ đồng từ 1 tỉ đồng chi phí. Ta thấy hiệu suất tổng chi phí theo lợi nhuận sau thuế liên tục tăng từ 0,0886 tỉ đồng / tỉ đồng năm 2001 lên 0,1205 tỉ đồng/tỉ đồng năm 2004 tức là tăng 36,0045 % ứng với tăng tuyệt đối 0,0319 tỉ đồng/tỉ đồng. Cụ thể năm 2002 so với năm 2001, hiệu suất tổng chi phí tăng 6,3205 % ứng với tăng 0,0056 tỉ đồng/tỉ đồng. Năm 2003 so với năm 2002, hiệu suất tổng chi phí tăng 82,9087 % ứng với tăng 0,0781 tỉ đồng/tỉ đồng. Năm 2004 so với năm 2003, hiệu suất tổng chi phí giảm 30,0638 % ứng với giảm 0,0518 tỉ đồng/tỉ đồng. 1.1.2. Chỉ tiêu chi phí bình quân một đơn vị tổng thu nhập Chỉ tiêu tổng thu nhập phản ánh kết quả trung gian của Ngân hàng và cơ cấu tổng thu nhập có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Nỗ lực của các Ngân hàng trong tìm kiếm lợi nhuận là hạ thấp chi phí và xác định một cơ cấu tổng thu nhập tối ưu. Bảng 7: Một số chỉ tiêu hiệu quả của SGDI - BIDV giai đoạn 2001 - 2004 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Tổng tài sản (tỉ đồng) 7852 10332 11342 11658 Tổng chi phí (tỉ đồng) 434,4 603 645 771,5 Tổng thu nhập (tỉ đồng) 492,4 688 809 899,5 H/suất tổng cphí theo tổng thu nhập (tỉ đ/tỉ đ) 0,8822 0,8765 0,7973 0,8577 H/suất tổng cphí theo tổng tài sản (tỉ đ/tỉ đ) 0,05532 0,05836 0,05686 0,0662 Tài sản bq 1 đơn vị tổng thu nhập (tỉ đ/ tỉ đ) 15,9464 15,0174 14,0198 12,9605 (Nguồn: báo cáo tài chính hàng năm của SGDI - BIDV) Để đo lường mức độ biến động, tìm quy luật biến động của chỉ tiêu hiệu quả theo thời gian, ta có kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 8 Bảng 8: Kết quả phân tích biến động của chỉ tiêu hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập của SGDI-BIDV giai đoạn 2001 - 2004 Năm H/suất tổng cphí theo tổng thu nhập (tỉđ/ t ỉđ) Lượng tăng tuyệt đối (tỉ đ/ tỉ đ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2001 0,8822 - - 100,0000 100,0000 - - 2002 0,8765 - 0,0057 - 0,0057 99,3539 99,3539 - 0,6461 - 0,6461 2003 0,7973 - 0,0792 - 0,0849 90,9641 90,3763 - 9,0359 - 9,6237 2004 0,8577 0,0604 - 0,0245 107,5756 97,2229 7,5756 - 2,7791 BQ 0,853425 - 0,0082 99,2979 - 0,7021 Bảng tính toán trên cho thấy việc hạ thấp chi phí của SGDI - BIDV không ổn định. Bình quân mỗi năm để thu được 1 tỉ đồng thu nhập, SGDI đã phải bỏ ra 0,853425 tỉ đồng. Điều này được biểu hiện cụ thể qua mô hình: (0,8577 - 0,8822) = (0,8765 - 0,8822) + (0,7973 - 0,8765) + (0,8577 - 0,7973) (- 0,0245) = (- 0,0057) + (- 0,0792) + (0,0604) Hay: 0,97229 = 0,99353888 x 0,9096406 x 1,075756 Từ năm 2001 - 2004, hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập giảm từ 0,8822 tỉ đồng/tỉ đồng xuống 0,8577 tỉ đồng/tỉ đồng tức là giảm 2,7771 % ứng với giảm tuyệt đối 0,0245 tỉ đồng/tỉ đồng. Trong đó, năm 2002 so với năm 2001, hiệu suất tổng chi phí giảm 0,6461 % ứng với 0,0057 tỉ đồng/tỉ đồng.Năm 2003 so với năm 2002, hiệu suất tổng chi phí giảm 9,0359 % ứng với 0,0792 tỉ đồng/tỉ đồng. Năm 2004 so với năm 2003, hiệu suất tổng chi phí tăng 7,5756 % ứng với 0,0604 tỉ đồng/tỉ đồng - Hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập (X) chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Hiệu suất tổng chi phí theo tổng tài sản (Y) + Tài sản bình quân 1 đơn vị tổng thu nhập (Z) Ta có mô hình: * Năm 2002 so với năm 2001: Biến động tuyệt đối: tỉ đồng/tỉ đồng tỉ đồng/tỉ đồng tỉ đồng/tỉ đồng Biến động tương đối: Kết luận: Hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,6461% tức là giảm 0,0057 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do hiệu suất tổng chi phí theo tổng tài sản tăng 5,5007 % làm hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập tăng 0,0457 tỉ đồng/tỉ đồng. Do tài sản bình quân 1 đơn vị thu nhập giảm 0,1175 % làm hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập giảm 0,0514 tỉ đồng/tỉ đồng. * Năm 2003 so với năm 2002: Biến động tuyệt đối: tỉ đồng/tỉ đồng tỉ đồng/tỉ đồng tỉ đồng/tỉ đồng Biến động tương đối: Kết luận: Hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập năm 2003 so với năm 2002 giảm 9,0359 % tức là giảm 0,0792 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do hiệu suất tổng chi phí theo tổng tài sản giảm 2,5544 % làm hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập giảm 0,0209 tỉ đồng/tỉ đồng. + Do tài sản bình quân 1 đơn vị tổng thu nhập giảm 6,6515 % làm hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập giảm 0,0583 tỉ đồng/tỉ đồng. * Năm 2004 so với năm 2003 Biến động tuyệt đối: tỉ đồng/tỉ đồng tỉ đồng/tỉ đồng tỉ đồng/tỉ đồng Biến động tương đối: Kết luận: Hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập năm 2004 so với năm 2003 tăng 7,5756 % tức là tăng 0,0604 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do hiệu suất tổng chi phí theo tổng tài sản tăng 16,3929 % làm cho hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập tăng 0,1208 tỉ đồng/tỉ đồng. + Do tài sản bình quân 1 đơn vị tổng thu nhập giảm 7,5756 % làm cho hiệu suất tổng chi phí theo tổng thu nhập giảm 0,0604 tỉ đồng/tỉ đồng. 1.2. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả chi phí nguồn lực Nguồn lực của Ngân hàng được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Mỗi chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng 1 hay các nguồn lực. ở phần này đề án thực hiện phân tích chỉ tiêu hiệu quả tổng tài sản theo lợi nhuận sau thuế (ROA).Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng Bảng 9: Chỉ tiêu ROA của SGDI- BIDV giai đoạn 2001 - 2004 2001 2002 2003 2004 Lợi nhuận sau thuế (tỉ đ) 38,4748 56,826 111,152 93 Tổng tài sản (tỉ đồng) 7852 10332 11342 11658 ROA (tỉ đ/tỉ đ) 0,0049 0,0055 0,0098 0,00798 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của SGDI-BIDV) Số liệu trên được biểu hiện trên đồ thị hình 1.2 Hình 1.2: Đồ thị chỉ tiêu ROA của SGDI - BIDV giai đoạn 2001 - 2004 Căn cứ vào số liệu trên ta thấy hiệu quả tổng tài sản theo lợi nhuận sau thuế của SGDI tăng nhanh qua các năm từ 0,0049 tỉ đồng/tỉ đồng năm 2001 lên 0,00798 tỉ đồng/tỉ đồng năm 2004. Tuy nhiên so với năm 2003 thì hiệu quả này giảm đáng kể. Đây là dấu hiệu của sự không ổn định trong kinh doanh của SGDI. Bảng 10: Kết quả phân tích biến động của chỉ tiêu ROA Năm ROA (tỉ đ/tỉ đ) Lượng tăng tuyệt đối (tỉ đ/tỉ đ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2001 0,0049 - - 100,0000 100,0000 - - 2002 0,0055 0,0006 0,0006 112,2449 112,2449 12,2449 12,2449 2003 0,0098 0,0043 0,0049 178,1818 200 78,1818 100 2004 0,00798 -0,00182 0,00308 81,4286 162,8571 -18,5714 62,8571 BQ 0,007045 0,00103 123,9518 23,9518 Qua các năm 2001 - 2004, bình quân mỗi năm ROA tăng 23,9518 % ứng với 0,00103 tỉ đồng /tỉ đồng. Năm 2004 so với năm 201, ROA tăng từ 0,0049 tỉ đồng/tỉ đồng lên 0,00798 tỉ đồng / tỉ đồng tức là tăng 62,8571 % ứng với tăng tuyệt đối 0,00308 tỉ đồng /tỉ đồng. Ngoài ra để phân tích biến động của ROA theo thời gian, cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của ROA. Bảng 11: Một số chỉ tiêu hiệu quả của SGDI - BIDV giai đoạn 01 - 04 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Tổng thu nhập (tỉ đ) 492,4 688 809 899,5 Lợi nhuận sau thuế (tỉ đ) 38,4748 56,826 111,152 93 Tổng tài sản (tỉ đ) 7852 10332 11342 11658 ROA (tỉ đ/ tỉ đ) 0,0049 0,0055 0,0098 0,00798 * ROA (X) chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: + Tỉ lệ sinh lời hoạt động (Y) + Hiệu suất tổng tài sản theo tổng thu nhập (Z) Từ bảng 11 ta có: Bảng 12: Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ROA của SGDI Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Tỉ lệ sinh lời hoạt động(tỉ đ/tỉ đ) 0,0781 0,0826 0,1374 0,1034 Hiệu suất tổng tài sản theo tổng thu nhập (tỉ đ/tỉ đ) 0,0627 0,0666 0,0713 0,0772 ROA (tỉ đ/tỉ đ) 0,0049 0,0055 0,0098 0,00798 Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới ROA, ta sử dụng mô hình sau: Dựa vào mô hình trên ta có bảng phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới ROA như sau: Bảng 13: Biến động của chỉ tiêu ROA do ảnh hưởng của tỉ lệ sinh lời hoạt động và hiệu suất tổng tài sản theo tổng thu nhập So sánh Biến động ROA Do tỉ lệ sinh lời hđ Do h/suất tổng tài sản theo tổng TN Tuyệt đối (tỉđ/tỉđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỉđ/tỉđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỉđ/tỉđ) Tương đối (%) 2002/2001 0,0006 12,2449 0,0003 5,7692 0,0003 6,1224 2003/2002 0,0043 78,1818 0,0039 66,1017 0,0004 7,2727 2004/2003 -0,00182 -18,5714 -0,00262 -24,7169 0,0008 8,1633 Kết luận: * ROA năm 2002 so với năm 2001 tăng 12,2449 % tương ứng với 0,0006 tỉ đồng/ tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do tỉ lệ sinh lời hoạt động tăng 5,7692 % làm ROA tăng 0,0003 tỉ đồng/tỉ đồng + Do hiệu suất tổng tài sản theo tổng thu nhập tăng 6,1224 % làm ROA tăng 0,0003 tỉ đồng/tỉ đồng. * ROA năm 2003 so với năm 2002 tăng 78,1818 % tức là tăng 0,0043 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do tỉ lệ sinh lời hoạt động tăng 66,1017 % làm ROA tăng 0,0039 tỉ đồng/tỉ đồng. + Do hiệu suất tổng tài sản theo tổng thu nhập tăng 7,2727 % làm ROA tăng 0,0004 tỉ đồng/tỉ đồng. * ROA năm 2004 so với năm 2003 giảm 18,5714 % tức là giảm 0,00182 tỉ đồng/tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do tỉ lệ sinh lời hoạt động giảm 24,7169 % làm ROA giảm 0,00262 tỉ đồng/tỉ đồng + Do hiệu suất tổng tài sản theo tổng thu nhập tăng 8,1633 % làm ROA tăng 0,0008 tỉ đồng/tỉ đồng. 1.3. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối 1.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh , là điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bảng 14: Lợi nhuận sau thuế của SGDI giai đoạn 2001 - 2004 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Lợi nhuận sau thuế (tỉ đ) 38,4748 56,826 111,152 93 Lợi nhuận sau thuế được phân tích cụ thể hơn với sự kết hợp: (93- 38,4748) = (56,826 - 38,4748) + (111,152 - 56,826) + (93 - 111,152) 54,5252 = 18,3512 + 54,326 + (- 18,152) hay 2,4172 = 1,4769 x 1,956 x 0,8367 Như vậy, lợi nhuận sau thuế năm 2004 tăng so với 2001 là 141,72%ứng với 54,5252tỉ đồng là do: + Lợi nhuận sau thuế năm 2002 so với 2001 tăng 18,3512 47,69% ứng với 18,3512 tỉ đồng + Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với 2002 tăng 95,6% ứng với 54,326 tỉ đồng + Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với 2003 giảm 16,33% ứng với 18,152 tỉ đồng * Lợi nhuận sau thuế = ROA x Tổng tài sản Bảng 15: Lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản của SGDI giai đoạn 01 - 04 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Lợi nhuận sau thuế (tỉ đ) 38,4748 56,826 111,152 93 Tổng tài sản (tỉ đ) 7852 10332 11342 11658 ROA (tỉ đ/tỉ đ) 0,0049 0,0055 0,0098 0,00798 Gọi X là lợi nhuận sau thuế Y là ROA Z là tổng tài sản Ta có mô hình sau: (X1- X0) = (Y1 - Y0) Z1 + (Z1- Z0)Y0 Bảng 16:Biến động của lợi nhuận sau thuế do ảnh hưởng của ROA và tổng tài sản giai đoạn 2001 - 2004 Năm Biến động lợi nhuận sau thuế Do ROA Do tổng tài sản Tuyệt đối (tỉ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỉ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỉ đồng) Tương đối (%) 2002/2001 18,3512 47,69 6,1992 12,2449 12,152 31,5843 2003/2002 54,326 95,6 48,771 78,1825 5,555 9,7755 2004/2003 - 18,152 -16,33 -21,2484 -18,5984 3,0964 2,7857 2004/2001 54,5252 141,72 35,8758 62,8 18,6494 48,48 Qua bảng tính toán trên ta có thể rút ra kết luận sau: * Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2001 tăng 141,72 % ứng với 54,5252 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do chỉ tiêu ROA tăng 62,8 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 35,8758 tỉ đồng + Do tổng tài sản tăng 48,48 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 18,6494 tỉ đồng Được biểu hiện cụ thể: * Lợi nhuận sau thuế năm 2002 so với năm 2001 tăng 47,69 % tức là tăng 18,3512 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do chỉ tiêu ROA tăng 12,2449 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 6,1992 tỉ đồng + Do tổng tài sản tăng 31,5843 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 12,152 tỉ đồng * Lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với năm 2002 tăng 95,6 % tương ứng với 54,326 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do chỉ tiêu ROA tăng 78,1825 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 48,771 tỉ đồng + Do tổng tài sản tăng 9,7755 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 5,555 tỉ đồng * Lợi nhuận sau thuế năm 2004 so với năm 2003 giảm 16,33 % tức là giảm 18,152 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do chỉ tiêu ROA giảm 18,5984 % làm lợi nhuận sau thuế giảm 21,2484 tỉ đồng + Do tổng tài sản tăng 2,7857 % làm lợi nhuận sau thuế tăng 3,0964 tỉ đồng. 1.3.2. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA) Bảng 17: Giá trị chỉ tiêu VA của SGDI giai đoạn 2001 - 2004 2001 2002 2003 2004 VA (tỉ đồng) 77,9736 85,2393 161,702 143,1514 Với số liệu ở bảng 17, ta có đồ thị hình 1.3 Hình 1.3: Đồ thị chỉ tiêu VA của SGDI giai đoạn 2001 - 2004 Đồng thời ta cũng có bảng phân tích biến động chỉ tiêu VA sau Bảng 18: Kết quả phân tích biến động chỉ tiêu VA Năm VA (tỉ đ) Lượng tăng tuyệt đối (tỉ đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2001 77,9736 - - 100,0000 100,0000 - - 2002 85,2393 7,2657 7,2657 109,3182 109,3182 9,3182 9,3182 2003 161,702 76,4627 83,7284 189,7036 207,3804 89,7036 107,3804 2004 143,1514 -18,5506 65,1778 88,5279 183,5895 -11,4721 83,5895 BQ 117,0165 21,7259 129,1832 29,1832 VA của SGDI liên tục tăng mạnh qua các năm , bình quân mỗi năm VA tăng 29,1832 % tức là tăng 21,7259 tỉ đồng. Năm 2002 so với năm 2001, VA tăng 9,3182 % ứng với tăng tuyệt đối 7,2657 tỉ đồng. Năm 2003 so với năm 2002, VA tăng 89,7036 % tức là tăng 76,4627 tỉ đồng. Năm 2004 so với năm 2003, VA giảm 11,472 % ứng với giảm 18,5506 tỉ đồng. 1.2.2.1:Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu VA * VA biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do năng suất lao động bình quân () Do tổng số lao động () Ta có mô hình sau: Bảng 19: Chỉ tiêu VA và năng suất lao động của SGDI giai đoạn 2001 - 2004 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 VA (tỉ đồng) 77,9736 85,2393 161,702 143,1514 NSLĐ bq (tỉ đ/người) 0,3879 0,3465 0,5923 0,5402 Tổng số lao động (người) 201 246 273 265 Từ mô hình và số liệu của bảng 19, ta có: Bảng 20: Phân tích biến động của chỉ tiêu VA do ảnh hưởng của NSLĐ bq và tổng số lao động So sánh Biến động VA Do NSLĐ bq Do tổng số lao động Tuyệt đối (tỉ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỉ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỉ đồng) Tương đối (%) 2002/2001 7,2657 9,3182 -10,1841 -10,6725 17,4498 22,3791 2003/2002 76,4627 89,7036 67,1075 70,9422 9,3552 10,9752 2004/2003 -18,5506 -11,4721 -13,8081 -8,7972 -4,7425 -2,9329 2004/2001 65,1778 83,5895 40,3579 39,2611 24,8199 31,8312 Kết luận: *VA của SGDI năm 2002 so với năm 2001 tăng 9,3128 % tương ứng với tăng tuyệt đối 7,2657 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do NSLĐ bình quân giảm 10,6725 % làm VA giảm 10,1841 tỉ đồng Do tổng số lao động tăng 22,3791 % làm VA tăng 17,4498 tỉ đồng *VA năm 2003 so với năm 2002 tăng 89,7036 % tức là tăng 76,4627 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do NSLĐ bình quân tăng 70,9422 % làm VA tăng 67,1075 tỉ đồng Do tổng số lao động tăng 10,9752 % làm VA tăng 9,3552 tỉ đồng * VA năm 2004 so với năm 2003 giảm 11,4721 % ứng với giảm 18,5506 tỉ đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do NSLĐ bình quân giảm 8,7972 % làm VA giảm 13,8081 tỉ đồng Do tổng số lao động giảm 2,9329 % làm VA giảm 4,7425 tỉ đồng. * VA năm 2004 so với năm 2001 tăng 83,5895 % tức là tăng 65,1778 tỉ đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do NSLĐ bình quân tăng 39,2611 % làm VA tăng 40,3597 tỉ đồng Do tổng số lao động tăng 31,8312 % làm VA tăng 24,8199 tỉ đồng. * VA biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định (= ) + Do tài sản cố định bq () Ta có mô hình sau: Bảng 21: Chỉ tiêu VA và hiệu suất sử dụng tài sản cố định của SGDI giai đoạn 2001 - 2004 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 VA (tỉ đồng) 77,9736 85,2393 161,702 143,1514 (tỉ đ/tỉ đ) 5,9 4.4 4,5 5,0 (tỉ đồng) 13,2159 19,3726 35,9338 28,6303 Qua số liệu bảng 21, ta có kết quả: Bảng 22: phân tích biến động của chỉ tiêu VA do hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tài sản cố định bình quân So sánh Biến động VA Do Do Tuyệt đối (tỉ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỉ đồng) Tương đối (%) Tuyệt đối (tỉ đồng) Tương đối (%) 2002/2001 7,2657 9,3182 -29,059 -25,4238 36,3247 46,5859 2003/2002 76,4627 89,7036 3,5933 2,2737 72,8694 85,4880 2004/2003 -18,5506 -11,4721 14,315 11,111 -32,8656 -20,3248 2004/2001 65,1778 83,5896 -25,7674 -15,2543 90,9452 116,6359 Kết luận: * VA năm 2002 so với năm 2001 tăng 9,3182 % tức là tăng 7,2657 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm 25,4238 % làm VA giảm 29,059 tỉ đồng Do tài sản cố định bq tăng 46,5859 % làm VA tăng 36,3247 tỉ đồng *VA năm 2003 so với năm 2002 tăng 89,7036 % ứng với tăng tuyệt đối 76,4627 tỉ đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng 2,2737 % làm VA tăng 3,5933 tỉ đồng Do tài sản cố định bq tăng 85,4880 % làm VA tăng 72,8694 tỉ đồng *VA năm 2004 so với năm 2003 giảm 11,4721 % tức là giảm 18,5506 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng 11,111 % làm VA tăng 14,315 tỉ đồng Do tài sản cố định bq giảm 20,3248 % làm VA giảm 32,8656 tỉ đồng *VA năm 2004 so với năm 2001 tăng 83.5896 % tức là tăng 65,1778 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm 15,2543 % làm VA giảm 25,7674 tỉ đồng Do tài sản cố định bqtăng 116,6359 % làm VA tăng 90,9452 tỉ đồng. 2. Phân tích ảnh hưởng của chỉ tiêu chi phí đến chỉ tiêu kết quả Để nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu kết quả, ta cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến chỉ tiêu kết quả. Chỉ tiêu kết quả được biểu hiện thông qua chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO). Bảng 23: Chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) và các chỉ tiêu có liên quan giai đoạn 2003-2004 Chỉ tiêu 2003 2004 VA(tỉ đồng) 161,702 143,1514 Chi phí trung gian (IC) (tỉ đ) 76,8684 85,6934 GO (tỉ đồng) 238,5704 228,8448 Tổng số lao động(người) 273 265 NSLĐ bq 0,8739 0,8636 TSCĐ bq 35,9338 28,6303 Hiệu suất sd TSCĐ (tỉ đ/tỉđ) 6,6392 7,9931 Mức trang bị TSCĐ bq(tỉ đ/ người) 0,1316 0,1080 * Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu GO - GO chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do năng suất lao động bình quân () + Do tổng số lao động () Ta có mô hình sau: Thay số ta được: (228,8448 - 238,5704) = (228,8448 - 231,5835) + (231,5835 - 238,5704) (- 9,7254) = (- 2,7387) + (- 6,9869) * Biến động tuyệt đối: tỉ đồng tỉ đồng tỉ đồng * Biến động tương đối: % % % Kết luận: GO của SGDI năm 2004 so với năm 2003 giảm 4,0766 % tức là giảm 9,7254 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do năng suất lao động bình quân giảm 1,1826 % làm GO giảm 2,7387 tỉ đồng Do tổng số lao động giảm 2,9287 % làm GO giảm 6,9869 tỉ đồng. - GO chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H = ) + Do tổng số lao động () + Do mức trang bị tài sản cố định bình quân cho 1 lao động (TR =) Mô hình: Thay số ta được: (- 9,7256) = (38,8309) + (- 41,5216) + (- 7,0349) * Biến động tuyệt đối: tỉ đồng tỉ đồng tỉ đồng tỉ đồng * Biến động tương đối: % % % % Kết luận: GO của SGDI năm 2004 so với năm 2003 giảm 4,0766 % ứng với 9,7256 tỉ đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng 20,4358 % làm GO tăng 38,8309 tỉ đồng Do mức trang bị tài sản cố định bình quân cho một lao động giảm 17,9331 % làm GO giảm 41,5216 tỉ đồng Do tổng số lao động giảm 2,9488 % làm GO giảm 7,0349 tỉ đồng. Khuyến nghị: Nhà nước cần ban hành hệ thống văn bản pháp l‏‎ đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng tham gia quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, khi hiệp định Việt Mỹ đã được thực thi và thời điểm hội nhập AFTA đang đến. Tiến hành quy hoạch NHTM phát triển theo hướng đa sở hữu đặc biệt là sở hữu đan xen thông qua việc Cổ phần hoá 1 phần các NHTM quốc doanh, tạo môi trường tài chính vừa đủ mạnh, vừa nhạy bén với sự diễn biến của cơ chế thị trường Xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia và chính sách tỉ giá ổn định đảm bảo sự yên tâm cho người gửi tiền NHNN nên tạo điều kiện cho các NHTM áp dụng dịch vụ mới bằng việc nới rộng các quy định về quản l‏‎ ngoại hối, quản lý lãi suất và phát hành các công cụ nợ. Phát triển hoạt động của thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng bằng nới lỏng và cho phép 1 số cá nhân, tổ chức được tham gia vào thị trường ở 1 mức độ giới hạn thông qua các đại diện của mình là các Ngân hàng. Điều này thu hút một lượng lớn ngoại tệ nằm trong dân cư và hạn chế hoạt động của tổ chức ngầm. NHNN cần hoàn thiện hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng để đây thực sự trở thành đầu mối thông tin quan trọng giúp các tổ chức tín dụng nắm được thông tin về khách hàng để có quyết định chính xác trong việc cấp tín dụng. Hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ, kỹ thuật hoạt động trong cơ chế thị trường nhất là các kiến thức về công tác quản trị điều hành, quản ly kinh doanh và marketing Ngân hàng Kết luận SGDI là 1 đơn vị hạch toán độc lập và cũng như mọi doanh nghiệp khác đều phải không ngừng nâng cao khả năng tài chính của mình để tiến hành kinh doanh có lãi. Mục tiêu trước mắt và lâu dài của NHTM Việt Nam là " ổn định, an toàn và hiệu quả ". Kinh doanh Ngân hàng là lĩnh vực đặc thù nên phải chịu nhiều rủi ro, tuỳ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế. Ngoài việc đưa ra các biện pháp tăng thu nhập, giảm chi phí một cách hợp l‏‎ thì sự cân đối giữa khối lượng, lãi suất huy động vốn và cho vay đều là cần thiết trong cơ chế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Quản trị kinh doanh Ngân hàng an toàn, hiệu quả là vấn đề bức xúc hiện nay. Giải quyết triệt để mâu thuẫn về chi phí, lợi nhuận, đảm bảo thu nhập ổn định và ngày càng tăng lên tức là hoàn thành kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Lý thuyết thống kê - Chủ biên PGS.TS Tô Phi Phượng 2. Giáo trình Thống kê kinh tế - TS Phan Công Nghĩa 3. Bài giảng Môn Thống kê kinh tế 4. Báo cáo Tổng kết năm 2003 - 2004 của Phòng nguồn vốn SGDI- BIDV 5. Tạp chí Ngân hàng 6. Tạp chí tài chính tiền tệ 7. Báo cáo kế hoạch kinh doanh 2005 - 2007 của SGDI - BIDV Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0017.doc
Tài liệu liên quan