Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình thu chi ngân sách phường Trung Tự thời kỳ 2003-2007

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay Ngân sách nhà nước nói chung, ngân sách địa phương nói riêng có vai trò rất quan trọng. Ngân sách là nguồn huy động tài chính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, chống lạm phát; là công cụ định hướng sản xuất; là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Những vai trò đó cho thấy tính chất quan trọng của Ngân sách nhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế. Với vai trò quan trọng như vậy nên chúng ta cần nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp để tăng thu, giảm chi ngân sách, giảm bội chi ngân sách. Với những phân tích bằng các phương pháp thống kê ở trên ta em xin đưa ra một vài kiến nghị về thu chi ngân sách địa phương ở phường Trung Tự: - Các nguồn thu ngân sách trên địa bàn phường có quy mô nhỏ, không ổn định do đó cần tăng cường khuyến khích mọi người dân, tổ chức khai thác triệt để các tiềm lực phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh; đổi mới công tác thu thuế. - Chi ngân sách còn cao do đó cần nâng cao hiệu quả chống thất thoát trong quá trình thực hiện chi ngân sách. - Chi ngân sách cho hoạt động của bộ máy hành chính còn cao do đó cần: nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong bộ máy hành chính trong UBND nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả làm việc. - Cần quy định rõ trách nhiệm vật chất của những người đứng đầu các bộ phận trong cơ quan trước kết quả quản lý ngân sách.

doc89 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình thu chi ngân sách phường Trung Tự thời kỳ 2003-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian không dài, phường đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Về kinh tế Ngay từ sau Đại hội Đảng bộ phường lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1996 – 2000) dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy phường, các chi bộ đã thảo luận quán triệt hai văn bản hướng dẫn số 50 và 52/HD/TU của Thành ủy Hà Nội quy định lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trung tâm thường xuyên của Đảng bộ phường. Đảng ủy phường xác định: với đặc điểm riêng dân cư chủ yếu là cán bộ viên chức sống trong các khu nhà cao tầng nên nhiệm vụ chủ yếu là chăm lo đời sống cho nhân dân nhưng không vì thế mà không chú trọng việc phát triển kinh tế. Phường đã thực hiện tốt luật ngân sách, đảm bảo thu chi đúng quy định, thuế hàng năm thu đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp đối với Nhà nước, góp phần phục vụ cho sự nghiệp chung của phường. Đã tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân phát triển kinh doanh dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, giải quyết công ăn việc làm và góp phần cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư. Đã khai thác và tận dụng khả năng sẵn có của phường như chợ tạm Trung Tự, chợ A12 Khương Thượng, đất lưu không và sử dụng có hiệu quả các vốn vay của các tổ chức cựu chiến binh, phụ nữ. Từ năm 1996 đến nay đã có hơn 400 lượt người được vay vốn với số tiền hơn 800 triệu đồng, số hộ nghèo giảm từ 22 hộ xuống còn 5 hộ nghèo và 1 hộ cận nghèo. Đã sửa chữa và làm mới một số cơ sở hạ tầng các khu tập thể. Năm 1997, phường đã chỉ đạo lắp đặt hệ thống nước sạch, đến nay các hộ đều đã được dùng nước sạch. Mạng lưới cung cấp điện cũng được cải tạo. Là phường đông dân cư, chủ yếu sống ở nhà chung cư, đường phố ít đối tượng sản xuất kinh doanh, chủ yếu là buôn bán nhỏ. Phường đã tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh phát triển. Việc kiểm tra cấp phát đăng ký kinh doanh đầy đủ, được Ủy ban nhân dân quận đánh giá cao. Về công tác thu thuế, phí và lệ phí tuy kế hoạch được giao năm sau cao hơn năm trước từ 30% cho tới 100% nhưng nhờ UBND phường luôn có sự chủ động khắc phục khó khăn, mở rộng nguồn thu nên các sắc thuế đều đạt và vượt kế hoạch. Như vậy về mặt kinh tế kể từ năm 1996 đến nay, phường Trung Tự đã có những biến chuyển rõ rệt. 3.1.4.2 Về quản lý trật tự xây dựng và quản lý đô thị Xác định đây là một công việc hết sức phức tạp nên UBND phường đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo công an, lực lượng quản lý trật tự xây dựng tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật. Quản lý chặt chẽ đất lưu không giữa các nhà cao tầng, do vậy hạn chế được lấn chiếm, tranh chấp trong nội bộ nhân dân. Từ năm 2003 UBND phường đã thành lập tổ quản lý xây dựng đô thị thường xuyên phối kết hợp với công an, dân phòng và các lực lượng chức năng ngăn chặn các trường hợp xây nhà không phép, trái phép, xử phạt hành chính và áp dụng nhiều biện pháp bắt buộc như đình chỉ tuyệt đối, dỡ bỏ tại chỗ, đình chỉ yêu cầu đi xin cấp phép xây dựng … Được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Thành phố, của Quận, phường đã đầu tư kinh phí hàng trăm triệu đồng để sửa chữa nâng cấp đường nội bộ, sân chơi, cống thoát nước… Trong 5 năm (1998 – 2003) phường đã nâng cấp được 8400m2 đường nội bộ, xây dựng 9 sân chơi và lắp đặt thiết bị đèn chiếu sáng. Hệ thống cấp điện, cấp nước thường xuyên được tu sửa, nâng cấp. Thực hiện chủ trương của thành phố, phường đã tổ chức xây ốp được 9 nhà cao tầng và tiếp tục hợp tác với Công ty xây dựng số 1 và nhân dân hoàn tất thủ tục để tiến hành xây ốp các nhà còn lại; nới rộng diện tích cho 500 hộ (thêm từ 20m2 đến 42m2 cho mỗi hộ). Giải tỏa nhiều ban công chuồng cọp, chỉnh trang bộ mặt kiến trúc, tạo cảnh quan môi trường thoáng đẹp, khắc phục lấn chiếm đất công, tranh chấp sử dụng diện tích chung, thực hiện tái định cư tại chỗ. UBND phường đã xây dựng và ban hành qui chế quản lý trật tự xây dựng của phường, đã in sao gửi tới các đồng chí các bộ cơ sở để biết và cùng thực hiện. Do vậy kết quả trong công tác quản lý trật tự xây dựng và thanh tra vệ sinh được duy trì đều đặn có hiệu quả, công tác vệ sinh môi trưòng có nhiều chuyển biến tích cực, đường phố được giữ gìn sạch đẹp hơn. Việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định trong lĩnh vực này mang tính tự giác và tích cực hơn. Trong giai doạn 2003 đến nay, nhân dịp diễn ra các sự kiện lớn như Seagames 22, Đại hội Đảng toàn quốc, Hội nghị cấp cao APEC, và các ngày lễ lớn của đất nước Phường đã tổ chức nhiều đợt ra quân cải tạo cảnh quan môi trường, đồng thời hàng tuần tổ chức công tác vệ sinh tại các cơ quan, trường học, cụm dân cư trên địa bàn Phường. Nhờ những công tác này được làm tốt và duy trì thường xuyên đã tạo nên môi trường cảnh quan xanh, sạch đẹp góp phần tổ chức thành công các sự kiện lớn của đất nước cũng như của Thủ đô Hà Nội. 3.1.4.3 Về công tác giáo dục Thực hiện tốt kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương, các trường học đóng trên địa bàn phường đã đạt được những thành tích đáng kể: Nhiều trường đạt tiên tiến xuất sắc cấp quận và thành phố, một số trường đạt chuẩn quốc gia (trường Tiểu học Trung Tự đạt chuẩn quốc gia năm học 1999-2000). Trường mẫu giáo Việt-Triều được nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhì. Trường Đại học y được nhà nước trao Huân chương độc lập hạng Nhất (2000) và huân chương Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 100 trăm năm thành lập trường (2002) Tỷ lệ học sinh giỏi năm sau cao hơn năm trước, số học sinh trung học thi đỗ đại học ngày một tăng (80% - 85% học sinh lớp 12). Đặc biệt có em Lương Tuấn Thành E4Y khoa đạt huy chương Bạc trong kỳ thi vật lý quốc tế. Tỷ lệ các thầy cô giáo được công nhận là giáo viên giỏi các cấp tăng. Nhiều thầy cô là giáo viên tiêu biểu của Thủ đô. Đã tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương. Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong công tác giáo dục và đào tạo, quán triệt chủ trương “Nói không với tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích trong thi cử”. Nhờ vậy liên tục nhiều năm không có vụ tiêu cực nào xảy ra. 3.1.4.4 Về công tác y tế cơ sở Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ ban đầu Phường đã chỉ đạo Trạm y tế tăng cường công tác chuyên môn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh phát sinh trên địa bàn phường. Cụ thể: Hàng năm khám và tư vấn sức khỏe cho hơn 3000 lượt người. Tổ chức tập huấn, khám sức khoẻ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn đường phố. Hàng năm tổ chức 2 đợt chiến dịch vệ sinh môi trường thu gom phế liệu phòng chống dịch sốt xuất huyết. Phối hợp với trung tâm y tế Quận tổ chức nhiều đợt khám sức khoẻ cấp thuốc miễn phí cho các gia đình chính sách, thương bệnh binh, người cao tuổi trong các ngày lễ lớn. Phối hợp với bộ phận y tế phường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, bắt giữ và tiêu huỷ 86kg gia cầm, khống chế kịp thời có hiệu quả 4 ổ dịch bệnh tiêu chảy cấp. Hàng năm phối hợp chi cục thú y tổ chức tiêm phòng dại cho chó mèo được nuôi trên địa bàn phường. 3.1.4.5 Về công tác thương binh xã hội Với đặc điểm phường Trung Tự chủ yếu là cán bộ hưu trí và đối tượng chính sách, do vậy công tác thương binh xã hội hàng năm được Đảng, chính quyền địa phương hết sức quan tâm thực hiện tốt. Phường đã chỉ đạo, phối hợp với các đoàn thể tổ chức thăm hỏi tặng quà khi ốm đau, phúng viếng khi qua đời đối với các gia đình chính sách, các hộ nghèo. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật. Việc chi trả lương hưu, các loại phụ cấp trợ cấp cho cán bộ hưu trí và các đối tượng chính sách khác luôn luôn kịp thời đầy đủ, không có sai sót tiêu cực. Mặc dù hàng tháng phường phải lo chính sách cho hơn 2500 đối tượng với số lượng tiền mặt khá lớn, trên 7 tỉ đồng, trong khi lực lượng ít, kinh nghiệm thiếu, chế độ chính sách thường xuyên có sự thay đổi… nhưng Đảng uỷ, UBND phường luôn xác định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng và nhạy cảm nên luôn hết sức chú trọng, chu đáo. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo đã triển khai nhiều biện pháp giúp đỡ các hộ nghèo như: tổ chức hội nghị tư vấn trực tiếp cho các hộ nghèo, tặng quà, phối hợp với Ngân hàng chính sách cho vay lãi suất thấp, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, giới thiệu việc làm cho con em hộ nghèo. Vận động cơ quan, trường học, tổ dân phố, hộ gia đình trên địa bàn Phường ủng hộ xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Vận động quyên góp 140 triệu đồng xây dựng nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong khuôn viên trụ sở UBND phường (1998), ngoài việc chỉnh trang nhỏ hàng năm thì năm 2006 phường còn chỉnh trang lớn nhà bia liệt sĩ trên 40 triệu đồng bằng nguồn Quỹ đền ơn đáp nghĩa và Lao động công ích. 3.1.4.6 Về lĩnh vực an ninh, quốc phòng, thi hành pháp luật Là một phường nằm ở cửa ngõ Thủ đô, tiếp giáp với 6 phường bạn, có nhiều cơ sở kinh doanh (15 cơ quan doanh nghiệp), trường học (14 trường), lại có khu ngoại giao đoàn, nhiều ngõ nhỏ thông nhau, lưu lượng người tham gia giao thông lớn…. số hộ diện KT2, KT3, KT4 ngày một đông… nên vấn đề bảo vệ an ninh trật tự ở Trung Tự rất phức tạp. Nắm rõ thực tế hàng ngày diễn ra trên địa bàn nên từ nhiều năm nay, Công an phường đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND thành lập các ban bảo vệ, đội dân phòng, đội tuần tra chuyên trách và ban hoà giải gồm hàng trăm thành viên cư trú ở tất cả 9 cụm dân cư, 103 tổ dân phố; đồng thời tập trung sức lực vào những nhiệm vụ cụ thể sau: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW của bộ Chính trị về bảo vệ an ninh quốc gia, thực hiện 9 giải pháp trong chương trình 05 xây dựng thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, giữ vững ổn định an ninh chính trị, kiên quyết không bị bất ngờ, không để xảy ra gây rối. Thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa công an Phường với Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh,Hội phụ nữ. Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch theo tinh thần kế hoạch 17/TU của Thành uỷ về chống phá hoại chính trị, tư tưởng. Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc gắn kết hợp với các phong trào khác của phường nhằm xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Kịp thời đề ra những yêu cầu mới về an ninh trật tự, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Đẩy mạnh tuyên truyền vận động đối tượng phạm pháp ra đầu thú, cảm hoá giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư, hoà giải mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ngăn chặn, bài trừ tệ nạn ma tuý. Làm tốt công tác nắm tình hình các tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự của phường, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp giải quyết có hiệu quả, ngăn chặn không để phát sinh các tụ điểm phức tạp mới, giải quyết các tụ điểm về hình sự, ma tuý như tụ điểm khu vực Trường Đại học Y khoa Hà Nội, vuờn hoa Trung Tự… Xây dựng, thực hiện có hiệu quả các chuyên đề: “Phối hợp hành động giữa cảnh sát khu vực và hội cựu chiến binh”, “Liên kết giữa công an phường với các trường học phòng ngừa đấu tranh chống các hành vi cướp, cưỡng đoạt tài sản và xâm hại sức khỏe học sinh trên địa bàn phường Trung Tự”, chuyên đề này đã được Công an Thành phố và Bộ Công an nhân điển hình trong toàn ngành… Chăm lo xây dựng lực lượng nòng cốt ở cơ sở, chú trọng lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng công an phường trong sạch, vững mạnh theo tinh thần chỉ thị 01 của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội…Do quán triệt được vai trò, vị trí của công tác an ninh, trật tự trên địa bàn, được sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên, cho đến nay phường Trung Tự đã giữ vững được an ninh chính trị, không có tờ rơi, khẩu hiệu có nội dung phản động, không để xảy ra cháy nổ và các hoạt động khủng bố, góp phần bảo vệ an toàn cuộc bầu cử quốc hội khoá XI, XII, các ngày kỷ niệm lớn, các dịp lễ tết hội hè; đặc biệt gần đây nhất là SEAGAME 22, PARAGAMES II, đại hội Đảng toàn quốc và hội nghị cấp cao APEC. Theo báo cáo năm 2007 của UBND phường thì công tác xây dựng phong trào quần chúng đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn trong thời gian qua đạt nhiều thành tích rất đáng khích lệ. Về đấu tranh phòng chống tội phạm về kinh tế: riêng năm 2007 công an phường được sự phối hợp của quần chúng đã kiểm tra tạm giữ 3200 đĩa CD không rõ nguồn gốc, 5 kiện hàng quần áo trốn thuế, một vụ tiêu thụ tiền giả… tổng giá trị khoảng 40 triệu đồng. Về công tác chống tội phạm ma tuý và tệ nạn xã hội: phường đã tổ chức hội nghị tổng kết phòng chống tội phạm ma tuý, mại dâm, HIV; xây dựng kế hoạch phòng chống mại dâm trên địa bàn phường và tổ chức các cuộc hội thảo giữa người nghiện ma tuý, các bậc cha mẹ, người thân của người nghiện về tác hại của ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội; đồng thời thảo luận các biện pháp cai nghiện, tái hoà nhập sau cai nghiện… Kết quả: Bắt 5 vụ, 6 đối tượng mua bàn tàng trữ ma tuý, chuyển Quận truy tố 4 vụ; điều tra khám phá 39 vụ phạm pháp hình sự, bắt 64 đối tượng thu 5 xe máy, 8 xe đạp, 39 triệu đồng và nhiều tài sản có giá trị khác; lập biên bản và phạt hành chính 986 trường hợp vi phạm trật tự đô thị thu và nộp kho bạc gần 40 triệu đồng; duy trì 38 buổi tối chống đua xe trái phép mỗi năm. Kết quả 87/103 tổ dân phố không có người nghiện ma tuý, 100% học sinh, sinh viên các trường đóng trên địa bàn phường không mắc ma tuý. Với những thành tích trên trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, phường đã được Chính phủ, UBND thành phố, Quận và ngành trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó có bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng bộ công an và UBND Thành phố tặng cán bộ chiến sĩ công an phường Trung Tự về những thành tích trong phong trào bảo vệ an ninh trật tự và phòng chống tội phạm. Công an phường Trung Tự cũng được quận uỷ, UBND và Công an Quận công nhận là tập thể tốt nhiều năm, chi bộ công an phường 5 năm liền là chi bộ trong sạch vững mạnh. Bên cạnh công tác bảo vệ an ninh trật tự và phòng chống tội phạm, công tác quân sự địa phương cũng được phường hết sức chú trọng. Lực lượng bảo vệ dân phòng duy trì công tác tuần tra, phát hiện bắt giữ nhiều vụ phạm pháp. Tổ chức dân quân được củng cố, tham gia hội thao tập huấn quân sự cấp quận đạt kết quả cao, việc quản lý khám tuyển nghĩa vụ quân sự được tiến hành nghiêm túc và đảm bảo chỉ tiêu giao quân hàng năm. 3.1.4.7 Về công tác cải cách hành chính – xây dựng chính quyền Công tác cải cách hành chính bắt đầu được triển khai từ năm 2003, đến nay đã được hoàn thiện và đi vào nền nếp. Năm 2007 công tác cải cách hành chính tiếp tục được duy trì tại các bộ phận công tác trực thuộc UBND và đặc biệt là bộ phận hành chính “một cửa” với việc ngiêm túc thực hiện Nghị quyết 32/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, kỷ luật kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới cách thức, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa UBND phường với công dân và tổ chức, giảm phiền hà và chi phí cho công dân, tổ chức, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước. Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. 3.1.5 Những khó khăn tồn tại - Do tình trạng quá tải về nhà ở nhiều hộ dân đã tự ý cơi nới, đục phá tường chịu lực tại các căn hộ nhà chung cư gây nguy hiểm, mất mỹ quan song khi lực lượng quản lý trật tự xây dựng phường đến kiểm tra xử lý thì trốn tránh, không tự giác thực hiện các quyết định xử lý của UBND phường gây khó khăn trong công tác quản lý. - Nội quy quản lý và sử dụng sân chơi đã được ban hành và thực hiện điểm ở khu vực Trung Tự và Khương Thượng nhưng đến nay hiệu quả còn hạn chế do một số các hộ gia đình, cá nhân chưa nghiêm túc thực hiện các nội dung trong quản lý và sử dụng sân chơi. - Việc thực hiện tổng vệ sinh hàng tuần vào chiều thứ 6 và sáng thứ 7 tại một số khu vực dân cư chưa nghiêm túc thực hiện, một số ít các hộ gia đình chưa nghiêm túc chấp hành việc đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định gây mất vệ sinh, mỹ quan đô thị. - Một số cửa hàng Internet, kinh doang ăn uống trên địa bàn phường còn hoạt động quá giờ quy định gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt nghỉ ngơi của các hộ dân trong khu vực mặc dù lực lượng chức năng đã thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, xử lý nhưng vẫn thường xuyên tái diễn. - Chợ dân sinh tại khu vực sân “Con voi” hiện đang triển khai theo quy định để thực hiện song tiến độ còn quá chậm, mặc dù UBND phường rất tích cực đề nghị và phối hợp với cơ quan chức năng để triển khai sớm. - Việc thực hiện Nghị định 79 CP về công chứng và chứng thực tại phường với số lượng và yêu cầu của nhân dân rất lớn, mặc dù bộ phận “một cửa” của phường rất tích cực thực hiện song tình trạng quá tải về công việc xảy ra thường xuyên. 3.1.6 Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới 3.1.6.1 Về kinh tế Tiếp tục hoàn thành tốt công tác thu, chi ngân sách hàng năm. Tập trung thu đúng, thu đủ các chỉ tiêu thuế, phí, lệ phí, tăng cường công tác quản lý thị trường, tăng cường kiểm tra phòng dịch, vệ sinh thực phẩm… góp phần ổn định thị trường, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và sức khoẻ nhân dân. 3.1.6.2 Về văn hoá xã hội Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho các đối tượng chính sách, người cao tuổi cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn phường, các hộ gia đình nghèo trong phường. Triển khai tốt kế hoạch chi trả lương hưư, phụ cấp hàng tháng trực tiếp và qua thẻ ATM cho các đối tượng được hưởng trong năm 2008. Nâng cao vai trò của ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu, ban dân số gia đình và trẻ em trong việc thực hiện các mục tiêu dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, người cao tuổi và nhân dân trên địa bàn phường. Thực hiện có hiệu quả 32 chương trình y tế nhằm ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiếp tục phối hợp có hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục góp phần duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường. Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” ; “Người Hà Nội văn minh – thanh lịch” Quy chế xây dựng tổ dân phố “Văn minh – An toàn - Sạch đẹp”; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nội quy quản lý và sử dụng sân chơi; nghị quyết 32 của Chính phủ về “Các giải pháp kìm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông”. 3.1.6.3 Về an ninh – quốc phòng Duy trì có hiệu quả các phong trào liên kết giữa Công an phường và các đoàn thể, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc góp phần có hiệu quả trong việc tấn công triệt phá các loại tội phạm hình sự, ma tuý, mại dâm; thực hiện văn minh thương mại, an toàn giao thông. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ Quốc phòng thường xuyên và đột xuất trong năm, phấn đấu đạt đơn vị quyết thắng năm 2008. 3.1.6.4 Về quản lý trật tự xây dựng đô thị và nhà đất Tiếp tục kiện toàn và phát huy vai trò của tổ quản lý trật tự xây dựng phường trong công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn phường, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng và trật tự đô thị. Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp quản lý, duy tu, chỉnh trang các hạng mục hạ tầng cơ sở trong phường như vệ sinh môi trường, cây xanh, đèn chiếu sáng… đảm bảo duy trì văn minh đô thị, cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. Tích cực đề nghị và phối hợp các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng chợ dân sinh tại khu vực sân Con Voi đáp ứng nhu cầu mua bán nhu yếu phẩm của người dân. 3.1.6.5 Về cải cách hành chính, xây dựng chính quyền Duy trì và nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính theo hướng phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn, đáp ứng các nhu cầu của nhân dân trong các lĩnh vực: hành chính, thị thực, chứng thực… theo thẩm quyền. Tiếp tục công tác kiện toàn bồi dưỡng chuyên viên, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên UBND đảm bảo tinh thông nghiệp vụ, nhiệt tình, trách nhiệm. 3.2 Phân tích thu chi ngân sách phường Trung Tự 3.2.1 Thu ngân sách 3.2.1.1 Tổng quan tình hình thu ngân sách phường Trung Tự giai đoạn 2003 - 2007 Bảng 3.1: Thu Ngân sách phường Trung Tự Đơn vị: triệu đ 2003 2004 2005 2006 2007 TỔNG THU 1,760 1,810 1,907 1,956 1,878 I. Tổng thu nsnn trên địa bàn phường 57 70 118 113 45 Phí và lệ phí 37 36 84 58 15 Thu khác 20 34 34 55 30 II. Tỷ lệ % phân chia các khoản thu cho phường 178 203 245 241 249 Thuế nhà đất (100%) 109 122 156 150 110 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 11 11 13 8 34 Thuế môn bài 14 15 16 16 28 Lệ phí trước bạ 29 35 40 46 52 Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng 15 19 20 21 25 III. Tổng thu ns phường 1,432 1,446 1,460 1,527 1,584 Thu bổ sung từ cấp trên 1,432 1,446 1,460 1,527 1,584 IV. Thu lao động công ích 92 91 83 75 0 Nhìn chung giai đoạn 2003 2007 thu ngân sách trên địa bàn phường tăng, tổng thu ngân sách thu được thấp nhất là 1760 triệu đồng vào năm 2003, tổng thu ngân sách thu được cao nhất là 1956 triệu đồng năm 2006. Các khoản thu ngân sách của phường không ổn định, chẳng hạn thu từ phí và lệ phí năm 2003 đạt 37 triệu đồng thì đến năm 2005 đã đạt 84 triệu đồng nhưng 2 năm sau đó liên tục giảm sút và đến năm 2007 chỉ thu được 15 triệu đồng. Phần thu từ nguồn ngân sách của cấp trên luôn lớn hơn rất nhiều so với các nguồn thu khác, chẳng hạn năm 2003 tổng thu ngân sách phường đạt 1760 triệu đồng thì có tới 1432 triệu đồng là thu bổ sung từ ngân sách nhà nước hay năm 2006 thu ngân sách cao nhất trong thời kỳ 2003-2007 đạt 1956 triệu đồng thì thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 1527 triệu đồng. 3.2.1.2 Biến động quy mô của tổng thu ngân sách theo thời gian Bảng 3.2 Biến động quy mô thu ngân sách Năm Thu NSĐP (triệu đ) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối (triệu đ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm) liên hoàn (triệu đ) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2003 1,760 - - - - - - - 2004 1,810 50 50 102.84 102.84 2.84 2.84 18 2005 1,907 97 147 105.34 108.33 5.34 8.33 18 2006 1,956 50 196 102.62 111.16 2.62 11.16 19 2007 1,878 (79) 118 95.97 106.68 (4.03) 6.68 20 Bình quân 1,862 29 x 101.63 x 1.63 x x Qua Bảng 3.1 ta thấy: trong giai đoạn từ 2003 đến 2007, tổng thu ngân sách địa phương bình quân một năm đạt 1862 triệu đồng với tốc độ phát triển bình quân hằng năm đạt 101.63% hay tốc độ tăng bình quân hằng năm 1.63% tương ứng với 29 triệu đồng. Để có những phân tích chi tiết hơn ta xem thêm Biểu đồ 3.1 sau đây: Trong giai đoạn 2003-2006 hàng năm thu ngân sách địa phương đều tăng khá ổn định do thời kỳ này nguồn thu của phường được duy trì và phát triển. Năm 2003 thu ngân sách đạt 1760 triệu đồng thì năm 2006 đã tăng thêm 197 triệu đồng đạt mức 1956 triệu đồng, đạt tốc độ phát triển 111.162%. Đây là một biểu hiện khá tốt với điều kiện của phường chủ yếu là các khu tập thể cao tầng, đường phố ít, đối tượng kinh doanh chủ yếu là buôn bán nhỏ, không có cơ sở sản xuất lớn nào. Tuy nhiên sang năm 2007 thu ngân sách của phường đã giảm xuống chỉ còn 1878 triệu đồng, giảm gần 79 triệu đồng so với năm 2006 tốc độ giảm 4.03%. Có sự giảm sút này là do năm 2007 có một số điều chỉnh trong các khoản thu ngân sách sau khi nước ta gia nhập WTO, đồng thời chịu ảnh hưởng của biến động chung trên toàn đất nước. Tuy có sự giảm sút cả về giá trị tuyệt đối và tương đối, nhưng giá trị tuyệt đối 1% tăng liên hoàn của thu ngân sách địa phương năm 2007 vẫn tăng hơn so với năm trước. Năm 2006 đạt 19 triệu đồng trên 1% tăng thì năm 2007 tuy giá trị tuyệt đối giảm nhưng vẫn đạt 20 triệu đồng trên 1% tăng. Điều này chứng tỏ tuy thu ngân sách năm 2007 có giảm nhưng vẫn nằm trong xu hướng tăng thu ngân sách. 3.2.1.3 Cơ cấu tổng thu ngân sách Bảng 3.3: Cơ cấu thu ngân sách theo nguồn thu Nguồn thu ngân sách (triệu đ) Tỷ trọng (%) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng thu 1,760 1,810 1,907 1,956 1,878 100 100 100 100 100 Thu bổ sung từ cấp trên 1,432 1,446 1,460 1,527 1,584 81.39 79.91 76.60 78.03 84.34 Thuế, phí và lệ phí 236 273 363 355 294 13.38 15.07 19.06 18.13 15.66 Thu khác 92 91 83 75 0 5.23 5.02 4.35 3.83 0.00 Từ kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy: phần thu ngân sách mà phường Trung Tự tự chủ được (bao gồm phần thu từ thuế, phí, lệ phí và phần thu khác trong bảng trên) chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu ngân sách hàng năm. Trong giai đoạn 2003-2007 phần ngân sách mà phường thu được chỉ ở mức từ 15.66% (2007) cho đến 23.40% (2005) so với tổng thu ngân sách; phần lớn mà thậm chí là tất cả phần ngân sách mà phường tự chủ được đều thuộc về phần thu từ thuế, phí và lệ phí (từ 13.38% đến 19.06% tổng thu ngân sách của phường). Trong hai năm gần đây phần thu ngân sách mà phường tự chủ được giảm cả về số tuyệt đối và tương đối, trong khi phần thu ngân sách do quận, thành phố bổ sung đều tăng. Đây là một xu hướng không phù hợp với hướng phát triển của đất nước khi mà Đảng và nhà nước ta đang từng bước cải cách bộ máy hành chính. Tuy nhiên việc thu ngân sách của phường giảm là điều không thể tránh khỏi khi mà trên địa bàn phường Trung Tự không có cơ sở sản xuất lớn nào, đa số các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, thêm vào đó đa số dân cư sống trên địa bàn phường đều là cán bộ hưu trí và cán bộ công chức nhà nước nên việc phát triển nguồn thu và tăng thu cho ngân sách phường là rất khó khăn. 3.2.1.4 Xác định xu hướng thu ngân sách Để xác định xu hướng phát triển cơ bản của thu ngân sách ta dùng hàm xu thế, để xác định dạng cụ thể của hàm xu thế đầu tiên ta thăm dò qua đồ thị Qua đồ thị ta thấy hàm xu thế có thể có các dạng sau: - Hàm xu thế tuyến tính: - Hàm xu thế parabol: - Hàm xu thế hyperbol: Không có dạng hàm mũ vì tốc độ phát triển liên hoàn của thu ngân sách không đồng đều (Bảng 3.2). Sử dụng SPSS để xác định sai số chuẩn của các dạng hàm xu thế trên ta có kết quả như sau: Dependent variable.. THUNS Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .77469 R Square .60015 Adjusted R Square .46686 Standard Error 56.86380 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 14559.566 14559.566 Residuals 3 9700.476 3233.492 F = 4.50274 Signif F = .1240 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 38.157000 17.981913 .774691 2.122 .1240 (Constant) 1747.659000 59.639259 29.304 .0001 _ Dependent variable.. THUNS Method.. INVERSE Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .85779 R Square .73581 Adjusted R Square .64775 Standard Error 46.22146 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 17850.771 17850.771 Residuals 3 6409.271 2136.424 F = 8.35544 Signif F = .0630 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -205.941922 71.245916 -.857793 -2.891 .0630 (Constant) 1956.176811 38.546755 50.748 .0000 _ Dependent variable.. THUNS Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .93437 R Square .87305 Adjusted R Square .74610 Standard Error 39.24141 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 21180.267 10590.133 Residuals 2 3079.776 1539.888 F = 6.87721 Signif F = .1269 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 168.635571 64.138138 3.423761 2.629 .1193 Time**2 -21.746429 10.487707 -2.700088 -2.074 .1739 (Constant) 1595.434000 84.163440 18.956 .0028 _ Qua kết quả trên ta thấy hàm xu thế dạng hàm parabol (QUADRATI) là phù hợp nhất với SE=39.24141 là hàm phù hợp nhất. Vậy xu thế biến động của thu ngân sách có thể biểu hiện qua hàm bậc hai như sau: Như vậy có thể thấy xu thế thu ngân sách đang có xu hướng giảm trong thời gian tới. Tuy nhiên do số liệu dùng để phân tích xu hướng thu ngân sách còn hạn chế về số lượng các mức độ của dãy số thời gian (chỉ trong vòng 5 năm) nên xu hướng này có độ chính xác rất hạn chế. 3.2.2 Chi ngân sách 3.2.2.1 Tổng quan tình hình chi ngân sách phường Trung Tự giai đoạn 2003 - 2007 Bảng 3.4: Chi Ngân sách phường Trung Tự Đơn vị: triệu đ 2003 2004 2005 2006 2007 TỔNG CHI NGÂN SÁCH PHƯỜNG 1,745.9 1,710.4 1,795.3 1,865.1 1,877.6 $ Chi bảo đảm xã hội 162.2 178.0 183.9 189.7 185.6 chi hoạt động dân số trẻ em 25.0 19.7 25.3 26.2 19.0 chi thăm hỏi cứu tế 2.6 3.1 3.5 4.1 4.0 quà tết cán bộ hưu, mất sức 134.5 155.3 155.1 159.4 162.6 $ chi quản lý hành chính nhà nước 1,218.4 1,168.3 1,267.3 1,256.5 1,398.7 lương, sinh hoạt phí, phụ cấp 352.7 318.0 283.3 248.6 213.9 bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội 26.1 27.1 28.1 29.0 30.0 mua sắm tài sản 130.1 70.1 10.1 29.9 150.0 sữa chữa tài sản cố định 40.7 12.5 88.4 80.1 15.0 hoạt động phí 506.5 594.5 687.3 714.0 805.3 chi cho cán bộ tổ dân phố 162.3 146.2 170.1 154.8 184.5 $ chi sự nghiệp văn hóa văn nghệ 21.1 29.8 18.6 24.5 20.0 $ chi sự nghiệp thể dục thể thao 2.3 2.5 2.6 2.7 3.0 $ chi quản lý trật tự chợ 13.6 13.7 13.8 15.8 10.0 $ hoạt động đảng ủy 198.1 192.7 186.6 180.0 160.0 $ hoạt động đoàn thể 98.7 90.1 85.5 83.2 62.0 $ hoạt động tổ chức xã hội 9.7 11.7 13.9 15.9 18.0 $ hoạt động an ninh quốc phòng 1.8 2.3 2.8 5.0 0.4 $ chi khác 20.1 21.2 20.3 21.8 20.0 $ chi công trình vốn lao động công ích 0.0 0.0 0.0 70.1 0.0 Nhìn chung tổng chi ngân sách phường tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2003-2007. Năm 2004 tổng chi ngân sách phường thấp nhất với 1710.4 triệu đồng giảm hơn 30 triệu đồng so với năm trước, năm chi ngân sách phường đạt giá trị cao nhất là năm 2007 đạt 1877.6 triệu đồng tăng hơn 160 triệu đồng so với năm 2004. Trong các khoản chi thì chi quản lý hành chính nhà nước luôn là khoản chi lớn nhất, năm 2004 tổng chi 1710.4 triệu đồng thì chi quản lý hành chính nhà nước là 1168 triệu đồng, năm 2007 tổng chi đạt giá trị lớn nhất thì chi quản lý hành chính nhà nước cũng đạt giá trị lớn nhất với 1398.7 triệu đồng. Chi quản lý hành chính nhà nước tăng trong giai đoạn 2003-2007 nhưng một số khoản mục trong đó thì có xu hướng giảm. Chẳng hạn khoản mục chi cho lương, sinh hoạt phí, phụ cấp giảm từ 352.7 triệu đồng năm 2003 xuống còn 213.9 triệu đồng năm 2007. Tuy khoản mục chi cho lương, sinh hoạt phí, phụ cấp tăng chứng tỏ bộ máy hành chính của phường đang được tinh giảm nhưng khoản mục hoạt động phí có xu hướng tăng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính của phường ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Chi bảo đảm xã hội của phường tăng đều qua các năm, năm 2003 chi bảo đảm xã hội đạt 162.2 triệu đồng thì năm 2007 đạt 185 .6 triệu đồng chứng tỏ công tác chăm lo đời sống xã hội cho nhân dân trong phường luôn được nhà nước quan tâm. Đặc biệt do đặc thù của địa bàn phường có số lượng đối tượng chính sách lớn nên công tác chăm lo cho đời sống của các đối tượng này luôn được quan tâm nhất là vào dịp lễ tết, vì thế khoản mục chi cho quà lễ tết cán bộ hưu trí và mất sức có giá trị lớn nhất trong các khoản mục chi bảo đảm xã hội, và luôn tăng đều trong giai đoạn 2003-2007. 3.2.2.2 Biến động quy mô của tổng chi ngân sách theo thời gian Bảng3.5: Biến động quy mô chi ngân sách Năm Chi NSĐP (triệu đ) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối (triệu đ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (hoặc giảm) liên hoàn (triệu đ) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2003 1,746 - - - - - - - 2004 1,710 (36) (50) 97.96 97.18 (2.04) (2.82) 17 2005 1,795 85 35 104.96 102.00 4.96 2.00 17 2006 1,865 70 105 103.89 105.97 3.89 5.97 18 2007 1,878 12 118 100.67 106.68 0.67 6.68 19 Bình quân 1,862 33 x 101.83 x 1.83 x x Qua Bảng 3.3 ta thấy: trong giai đoạn từ 2003 đến 2007, tổng chi ngân sách địa phương bình quân một năm là 1862 triệu đồng với tốc độ phát triển bình quân hằng năm đạt 101.83% hay tốc độ tăng chi bình quân năm đạt1.83% tương ứng với 33 triệu đồng. Giai đoạn 2003-2007 chi ngân sách địa phương tăng thêm 132 triệu đồng, từ 1746 triệu đồng năm 2003 lên 1876 triệu đồng năm 2007. Tốc độ tăng chi ngân sách bình quân là 1.83% vẫn lớn hơn tốc độ tăng thu ngân sách 1.63%, tuy UBND phường Trung Tự là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nhưng do đặc thù của địa bàn phường nên nguồn thu của phường rất hạn chế với khả năng tăng thu, tăng nguồn thu kém. Thêm vào đó nhiệm vụ chi của phường lại ngày một tăng cũng chính do đặc thù của địa bàn phường nên chi ngân sách hàng năm tăng nhanh hơn thu ngân sách. Tuy tốc độ tăng chi ngân sách cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách nhưng giai đoạn này tốc độ tăng chi ngân sách đang có xu hướng chậm lại. Năm 2005 tốc độ tăng chi ngân sách là 4.96% thì năm 2007 tốc độ tăng chi ngân sách chỉ còn 0.67%, thậm chí năm 2004 chi ngân sách của phường còn giảm 2.04% so với năm 2004 ứng với giảm 36 triệu đồng. 3.2.2.3 Cơ cấu tổng chi ngân sách Bảng 3.6: Cơ cấu chi ngân sách theo khoản chi Chi ngân sách (triệu đ) Tỷ trọng (%) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng chi 1746 1710 1795 1865 1878 100.0 100.0 100.0 100.0 100 Chi quản lý hành chính nhà nước 1218 1168 1267 1256 1399 69.8 68.3 70.6 67.4 74.5 Chi bảo đảm xã hội 162 178 184 190 186 9.3 10.4 10.2 10.2 9.9 Chi khác 365 364 344 419 293 20.9 21.3 19.2 22.5 15.6 Ta thấy trong giai đoạn 2003-2007 trong cơ cấu chi ngân sách của phường Trung Tự, chi cho quản lý hành chính nhà nước luôn chiếm tỷ trọng hơn 60%, thấp nhất là năm 2004 chiếm 68.3% cao nhất là năm 2007 chiếm 74.5% tổng chi ngân sách. Tuy nhiên xem xét lại Bảng 3.4 về chi tiết các khoản chi cho quản lý hành chính nhà nước ta có thể nhận thấy khoản mục chi hoạt động phí là khoản mục tăng chi nhiều nhất từ 506.5 triệu đồng năm 2003 lên tới 805 triệu đồng năm 2007, trong khi khoản mục lương sinh hoạt phí và phụ cấp lại liên tục giảm từ 352.7 triệu đồng năm 2003 xuống còn 213.9 triệu đồng năm 2007. Điều này chứng tỏ bộ máy hành chính của phường đã được tinh giảm gọn nhẹ hơn, đồng thời lại hoạt động hiệu quả hơn (chi phí hoạt động tăng). Như vậy phường đã thực hiện có hiệu quả công việc cải cách hành chính mà nước ta đang thực hiện. Trong Bảng 3.6 khoản mục chi bảo đảm xã hội chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ khoảng trên dưới 10% so với tổng chi. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối đây thì đây là một khoản mục khá lớn so với tình hình trên địa bàn phường Trung Tự. Theo thống kê mới nhất phường Trung Tự có khoảng 14650 nhân khẩu, trong đó đối tượng thuộc diện chủ yếu của chi đảm bảo xã hội là trẻ em và người già chiếm tỷ trọng không lớn, vì thế trong tình hình hiện nay thì mức độ chi cho đảm bảo xã hội của phường là khá phù hợp. 3.2.2.3 Xác định xu hướng chi ngân sách Để xác định xu hướng phát triển cơ bản của chi ngân sách ta dùng hàm xu thế, để xác định dạng cụ thể của hàm xu thế đầu tiên ta thăm dò qua đồ thị Qua đồ thị ta thấy hàm xu thế có thể có các dạng sau: - Hàm xu thế tuyến tính: - Hàm xu thế parabol: - Hàm xu thế hyperbol: Không có dạng hàm mũ vì tốc độ phát triển liên hoàn của chi ngân sách không đồng đều (Bảng 3.5). Sử dụng SPSS để xác định sai số chuẩn của các dạng hàm xu thế trên ta có kết quả như sau: Dependent variable.. CHINS Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .90719 R Square .82300 Adjusted R Square .76400 Standard Error 35.39316 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 17473.711 17473.711 Residuals 3 3758.028 1252.676 F = 13.94911 Signif F = .0335 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 41.801568 11.192301 .907193 3.735 .0335 (Constant) 1673.448552 37.120662 45.081 .0000 _ Dependent variable.. CHINS Method.. INVERSE Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .69859 R Square .48803 Adjusted R Square .31737 Standard Error 60.19435 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 10361.659 10361.659 Residuals 3 10870.080 3623.360 F = 2.85968 Signif F = .1894 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -156.902878 92.783771 -.698589 -1.691 .1894 (Constant) 1870.505571 50.199555 37.261 .0000 _ Dependent variable.. CHINS Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .91928 R Square .84508 Adjusted R Square .69017 Standard Error 40.55325 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 17942.607 8971.3033 Residuals 2 3289.132 1644.5662 F = 5.45512 Signif F = .1549 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 7.077933 66.282284 .153608 .107 .9247 Time**2 5.787273 10.838312 .768099 .534 .6468 (Constant) 1713.959460 86.977035 19.706 .0026 _ Qua kết quả trên ta thấy hàm xu thế dạng hàm tuyến tính (LINEAR) là phù hợp nhất với SE=35.39316 là hàm phù hợp nhất. Vậy xu thế biến động của thu ngân sách có thể biểu hiện qua hàm bậc nhất như sau: Như vậy có thể thấy xu thế chi ngân sách đang có xu hướng tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên do số liệu dùng để phân tích xu hướng chi ngân sách còn hạn chế về số lượng các mức độ của dãy số thời gian (chỉ trong vòng 5 năm) nên xu hướng này có độ chính xác rất hạn chế. 3.2.3 Phân tích mối liên hệ giữa tổng chi và tổng thu ngân sách Bước 1. Kiểm tra tính chất tự tương quan của 2 dãy số năm thứ tự năm Tổng chi (xt) Thu ngân sách (yt) A  1 2 3 2003 1 1745.9 1760.0 2004 2 1710.4 1810.0 2005 3 1795.3 1906.6 2006 4 1865.1 1956.5 2007 5 1877.6 1877.6 Dùng các kết quả tính toán được ở Bảng 3.7 thay số vào công thức tính độ lệch chuẩn ta tính được , , , . Tiếp tục thay số vào công thức: ta tính được các hệ số tương quan của 2 dãy số: Dãy xt: R xt, xt+1 = 0,71307 và dãy yt: Ryt, yt+1 = 0,55196 Bảng 3.7: Các giá trị tính toán năm t 2003 1 1745.9 1760.0 1710.4 1810.0 2986187.4 3185600.0 1107.2 9658.0 10342.9 6033.4 2004 2 1710.4 1810.0 1795.3 1906.6 3070681.1 3450946.0 4730.0 2330.5 282.2 358.2 2005 3 1795.3 1906.6 1865.1 1956.5 3348414.0 3730262.9 260.0 2335.3 2809.0 4736.9 2006 4 1865.1 1956.5 1877.6 1877.6 3501911.8 3673524.4 7383.1 9648.2 4290.3 101.5 2007 5 1877.6 1877.6 x x x x x x x x Tổng  7116.7 7433.1 7248.4 7550.7 12907194.3 14040333.3 13480.3 23971.9 17724.4 11229.9 Bình quân  1779.2 1858.3 1812.1 1887.7 3226798.6 3510083.3 x x x x Kết quả tính toán này chứng tỏ cả 2 dãy số đều có tính chất tự tương quan khá mạnh. Do đó hệ số tương quan giữa hai dãy xt và yt không thể tính trực tiếp theo các mức độ thực tế (xt và yt) mà theo các độ lệch giữa mức độ thực tế (xt, yt) và mức độ lý thuyết tương ứng (, ). Bước 2. Tiến hành hồi quy hai dãy số về tổng thu và tổng chi theo các dạng hàm:. Kết quả tính toán cho thấy: Dãy số về tổng thu phù hợp nhất với hàm bậc hai (kết quả tính toán ở mục 3.2.1.4), vậy hàm được chọn để điều chỉnh dãy số như sau: Dãy số về tổng chi phù hợp nhất với hàm bậc nhất (kết quả tính toán ở mục 3.2.2.4), vậy hàm được chọn để điều chỉnh dãy số như sau: Bước 3. Từ hai dạng hàm lý thuyết trên, lần lượt thay giá trị t từ 1 đến 4 vào tính được các giá trị lý thuyết về tổng chi ngân sách () và tổng thu ngân sách () như số liệu cột 3 và 4 bảng 3.8. Bảng 3.8: Độ chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị lý thuyết của tổng thu và tổng chi đv tính: triệu đồng Năm Giá trị thực tế Giá trị lý thuyết Độ chênh lệc giữa thực tế và lý thuyết Tổng chi Tổng thu Tổng chi Tổng thu Tổng chi Tổng thu A 1 2 3 4 5 6 2003 1745.9 1760.0 1715.3 1742.3 30.7 17.7 2004 1710.4 1810.0 1757.1 1845.7 -46.7 -35.7 2005 1795.3 1906.6 1798.9 1905.6 -3.6 1.0 2006 1865.1 1956.5 1840.7 1922.0 24.5 34.4 Từ số liệu theo giá trị thực tế và giá trị lý thuyết của tổng chi ngân sách và tổng thu ngân sách ta tính được các độ lệch tương ứng ở cột 5 và 6 bảng 3.8. Bước 4. Tính hệ số tương quan giữa tổng chi và tổng thu. Từ số liệu bảng 3.8 về các giá trị và ta tiếp tục lập bảng xác định các đại lượng để tính hệ số tương quan. Bảng 3.9: Xác định các đại lượng để xác tính hệ số tương quan STT 1 30.7 17.7 942.2 313.8 543.7 2 -46.7 -35.7 2180.0 1277.2 1668.6 3 -3.6 1.0 12.9 1.0 -3.5 4 24.5 34.4 599.0 1185.6 842.7 Tổng X X 3734.2 2777.6 3051.6 Theo số liệu bảng 3.9, áp dụng công thức ta tính được hệ số tương quan: Rxy = = 0,94753 Hệ số tương quan bằng 0,94753 chứng tỏ mối quan hệ giữa tổng chi ngân sách và tổng thu ngân sách phường Trung Tự có quan hệ rất chặt chẽ. Như vậy tổng chi ngân sách của phường có tác động tới tổng thu ngân sách trên địa bàn phường. Những khoản chi ngân sách đã có tác động nhất định tới nguồn thu, làm cho thu ngân sách của phường có sự thay đổi. 3.3 Kiến nghị và giải pháp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay Ngân sách nhà nước nói chung, ngân sách địa phương nói riêng có vai trò rất quan trọng. Ngân sách là nguồn huy động tài chính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, chống lạm phát; là công cụ định hướng sản xuất; là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Những vai trò đó cho thấy tính chất quan trọng của Ngân sách nhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế. Với vai trò quan trọng như vậy nên chúng ta cần nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp để tăng thu, giảm chi ngân sách, giảm bội chi ngân sách. Với những phân tích bằng các phương pháp thống kê ở trên ta em xin đưa ra một vài kiến nghị về thu chi ngân sách địa phương ở phường Trung Tự: Các nguồn thu ngân sách trên địa bàn phường có quy mô nhỏ, không ổn định do đó cần tăng cường khuyến khích mọi người dân, tổ chức khai thác triệt để các tiềm lực phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh; đổi mới công tác thu thuế. Chi ngân sách còn cao do đó cần nâng cao hiệu quả chống thất thoát trong quá trình thực hiện chi ngân sách. Chi ngân sách cho hoạt động của bộ máy hành chính còn cao do đó cần: nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong bộ máy hành chính trong UBND nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả làm việc. Cần quy định rõ trách nhiệm vật chất của những người đứng đầu các bộ phận trong cơ quan trước kết quả quản lý ngân sách. KẾT LUẬN Bản chuyên đề thực tập đã hoàn thành, nhưng chủ yếu mới dừng lại ở phương pháp luận và phân tích được một phần nhỏ của vấn đề. Để có thể ứng dụng chắc chắn còn phải cần một quá trình nghiên cứu cụ thể và kỹ lưỡng hơn. Do còn hạn chế về hiểu biết thực tế và lý luận cũng như phương pháp phân tích nên những vấn đề được nêu ra trong chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý nhận xét từ các thầy cô giáo cũng như các cô chú trong cơ quan. Một lần nữa em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Nguyễn Công Nhự cùng các cô chú trong cơ quan đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! MỤC LỤC Trang Mục lục……………………………………………………………………………………….. 1 Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………………………….. 1 Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ…………………………………………………………. 1 Lời mở đầu………………………………………………………………………………………………. 1 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG…………………………….. 1 1.1 Những vấn đề cơ bản…………………………………………………………… 1 1.1.1 Ngân sách nhà nước (NSNN)…………………………………… ………… …….. 1 1.1.1.1 Khái niệm NSNN………………………………………………………………….. 1 1.1.1.2 Hệ thống NSNN ở Việt Nam………………………………………………………. 3 1.1.2 Ngân sách địa phương (NSĐP)………………………………………………… 8 1.1.3 Vị trí, vai trò của NSĐP…………………………………………………… 9 1.2 Thu và chi NSĐP……………………………………. 11 1.2.1 Thu NSĐP……………………………. 11 1.2.2 Chi NSĐP…………………………………………………………………. 12 1.2.3 Cân đối NSĐP……………………………………………………………………. 13 1.3 Thực trạng ngân sách nhà nước hiện nay………………………………………… 14 1.3.1 Thực trạng ngân sách nhà nước thời gian qua………………………………………. 14 1.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với ngân sách nhà nước………………………………… 16 Chương 2 XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NSĐP………………… 21 2.1 Xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình thu chi NSĐP………. 21 2.1.1 Yêu cầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê………………………………. 21 2.1.2 Nguyên tắc xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê……………………………. 22 2.1.3 Xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình thu chi NSĐP…………… 23 2.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách địa phương……………………………. 23 2.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách địa phương…………………………………. 25 2.2 Xác định một số phương pháp thống kê phân tích thu chi NSĐP…………………. 26 2.2.1 Phương pháp phân tổ…………………………………. 26 2.2.2 Phương pháp bảng thống kê………………………………………………………. 27 2.2.3 Đồ thị thống kê………………………………………………………. 27 2.2.4 Phương pháp dãy số thời gian…………………………. 28 2.2.4.1 Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian…………………… 29 2.2.4.2 Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng bằng phương pháp hàm xu thế……………………………………………………………………. 33 2.2.5 Phương pháp hồi quy tương quan…………………………. 34 Chương 3 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NSĐP Ở PHƯỜNG TRUNG TỰ (thời kỳ 2003-2007)…… … ………… 38 3.1 Tổng quan chung về phường Trung Tự…………. 38 3.1.1 Sơ lược về vị trí địa lý và lịch sử hình thành và phát triển của Phường Trung Tự….. 38 3.1.1.1 Vị trí địa lý……………………. 38 3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 38 3.1.2 Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND phường Trung Tự…………………………………… 40 3.1.3 Chức năng nhiệm vụ của UBND phường Trung Tự…………………………. 42 3.1.3.1 Trong lĩnh vực kinh tế……………………………… 43 3.1.3.2 Trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp………………………………. 43 3.1.3.3 Trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị………………………. 44 3.1.3.4 Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao…………… 45 3.1.3.5 Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luậ 45 3.1.3.6 Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo………… 46 3.1.3.7 Trong việc thi hành pháp luật…………………………… 46 3.1.4 Khái quát hoạt động của Phường trong những năm vừa qua…………… 46 3.1.4.1 Về kinh tế 47 3.1.4.2 Về quản lý trật tự xây dựng và quản lý đô thị……… 48 3.1.4.3 Về công tác giáo dục…………………………………………………… 49 3.1.4.4 Về công tác y tế cơ sở……………………………………………………… 50 3.1.4.5 Về công tác thương binh xã hội……………………………… 51 3.1.4.6 Về lĩnh vực an ninh, quốc phòng, thi hành pháp luật……………. 52 3.1.4.7 Về công tác cải cách hành chính – xây dựng chính quyền……. 55 3.1.5 Những khó khăn tồn tại…………………………………………. 55 3.1.6 Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới…………………. 56 3.1.6.1 Về kinh tế………………………………………………………………………. 56 3.1.6.2 Về văn hoá xã hội…………………………………………………………. 57 3.1.6.3 Về an ninh – quốc phòng……………………………………………. 57 3.1.6.4 Về quản lý trật tự xây dựng đô thị và nhà đất…………………………………. 58 3.1.6.5 Về cải cách hành chính, xây dựng chính quyền… 58 3.2 Phân tích thu chi ngân sách phường Trung Tự…… 59 3.2.1 Thu ngân sách……………………. 59 3.2.1.1 Tổng quan tình hình thu ngân sách phường Trung Tự giai đoạn 2003 - 2007 59 3.2.1.2 Biến động quy mô của tổng thu ngân sách theo thời gian……………. 61 3.2.1.3 Cơ cấu tổng thu ngân sách…………………………………………………………. 63 3.2.1.4 Xác định xu hướng thu ngân sách…………………… 65 3.2.2 Chi ngân sách……………………………………………………………… 68 3.2.2.1 Tổng quan tình hình chi ngân sách phường Trung Tự giai đoạn 2003 - 2007 68 3.2.2.2 Biến động quy mô của tổng chi ngân sách theo thời gian………………….. 70 3.2.2.3 Cơ cấu tổng chi ngân sách…………… 72 3.2.2.3 Xác định xu hướng chi ngân sách………………………………………………… 73 3.2.3 Phân tích mối liên hệ giữa tổng chi và tổng thu ngân sách 76 3.3 Kiến nghị và giải pháp…………………………………………………………… 80 Kết luận…………………………………….. 81 Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………………………….. - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT NSNN Ngân sách nhà nước NSĐP Ngân sách địa phương NSTW Ngân sách trung ương UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân GDP Tổng sản phẩm trong nước CNXH Chủ Nghĩa Xã Hội DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các khoản mục thu, chi Ngân sách nhà nước 5 Bảng 3.1 Thu Ngân sách phường Trung Tự 59 Bảng 3.2 Biến động quy mô thu ngân sách 61 Bảng 3.3 Cơ cấu thu ngân sách theo nguồn thu 64 Bảng 3.4 Chi Ngân sách phường Trung Tự 68 Bảng 3.5 Biến động quy mô chi ngân sách 70 Bảng 3.6 Cơ cấu chi ngân sách theo khoản chi 72 Bảng 3.7 Các giá trị tình toán 77 Bảng 3.8 Độ chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị lý thuyết của tổng thu và tổng chi 78 Bảng 3.9 Xác định các đại lượng để xác tính hệ số tương quan 79 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mối quan hệ giữa NSNN với tổ chức bộ máy chính quyền 4 Hình 1.2 Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay 9 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Thu ngân sách phường Trung Tự giai đoạn 2003-2007 62 Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng các khoản thu trong ngân sách phường Trung Tự giai đoạn 2003-2007 64 Biểu đồ 3.3 Chi ngân sách phường Trung Tự giai đoạn 2003-2007 71 Biểu đồ 3.4 Tỷ trọng các khoản chi trong ngân sách phường Trung Tự giai đoạn 2003-2007 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Ngọc Phác, Trần Thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội. Tô Phi Phượng (1999), Giáo trình Thống kê xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội. Dương Thị Bình Minh, Sử Đinh Thành (2004), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB Thống kê, Hà Nội. Một số tài liệu trên các trang web: www.vietlaw.gov.vn www.ebook.edu.net.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11939.doc
Tài liệu liên quan