Đề tài Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ngô quyền thành phố Hải Phòng

Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, được phép lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào nhưng không lập bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hóa là nông sản, lâm sản, thủy sản của người sản xuất đánh bắt trực tiếp bán ra, mua sản phẩm thủ công là bằng đay, cói, tre, nứa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra, mua đất đá cát sỏi của người dân tự

doc77 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ngô quyền thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến động riêng biệt Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng tất cả các nhân tố cấu thành nên hiện tượng nghiên cứu đều có vai trò ngang nhau và cùng biến động. Do đó, tất cả các chỉ số nhân tố đều được xây dựng theo cùng một nguyên tắc là thời kỳ quyền số của tất cả các chỉ số nhân tố phải giống nhau và được chọn là kỳ gốc để sao cho mỗi chỉ số nhân tố biểu hiện được ảnh hưởng biến động riêng của nhân tố. 1.3.4.3. Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức. Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân. Chỉ tiêu bình quân chịu ảnh hưởng biến động của hai nhân tố: Tiêu thức nghiên cứu và kết cấu của tổng thể. Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân theo phương pháp liên hoàn sẽ bao gồm một chỉ số toàn bộ phản ánh biến động của chỉ tiêu bình quân và hai chỉ số nhân tố phản ánh ảnh hưởng biến động của các nhân tố trên đối với chỉ tiêu bình quân. x1 và x2 - Lượng biến của tiêu thức kỳ nghiên cứu và kỳ gốc; f1 và f0 - số đơn vị trong tổng thể kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Các chỉ số hợp thành hệ thống chỉ số phân tích chỉ tiêu bình quân như sau: Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến Tổng lượng biến tiêu thức trong phân tích thống kê được biểu hiện ở nhiều chỉ tiêu như: Tổng sản lượng, tổng chi phí sản xuất, tổng doanh thuNhân tố ảnh hưởng đến tổng lượng biến tiêu thức có thể được biểu hiện như sau: Tổng lượng biến tiêu thức (T) = = Trong đó: xi là lượng biến tiêu thức với fi là số đơn vị (tần số) tương ứng. Ví dụ ta có hệ thống chỉ số được biểu hiện theo công thức sau: Để phân tích sâu hơn, có thể tách chỉ số chỉ tiêu bình quân thành hai chỉ số để thiết lập mô hình phân tích như sau: Với T: doanh thu thuế : thuế tính trên một hộ kinh doanh ∑h: tổng số hộ tham gia kinh doanh PHẦN HAI PHÂN TÍCH THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ QUẬN NGÔ QUYỀN- THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2004-2008 Đặc điểm tình hình hoạt động của Chi cục Thuế Quận Ngô Quyền- Hải Phòng. Qúa trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền- Hải Phòng Căn cứ vào Quyết định số 315 TC/TCCB ngày 21 tháng 8 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thành lập hệ thống thu thuế nhà nước quận, huyện, thị xã, Chi cục Thuế quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng đã được thành lập. Chi cục thuế quận Ngô Quyền là hạt nhân trong phong trào thi đua yêu nước của Thành phố, là đơn vị dẫn đầu của ngành thuế thành phố trên các lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí thuế: Thanh tra và xử lí tố tụng về thuế, quản lí các doanh nghiệp dân doanh ( khu vực kinh tế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh)Có nhiều đóng góp cho ngành về biện pháp quản lí thu thuế tạo điều kiện để xây dựng chính sách thuế hợp lí sát thực tiễn của Hải Phòng và xây dựng kế hoạch, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của các phường trên địa bàn quận Ngô Quyền. Để ghi nhận những thành tích trên, trong 18 năm qua Chi cục thuế Quận Ngô Quyền đã được các cấp, các ngành trao tặng bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 2008, Chi cục thuế được Thành Phố, Quận Ngô Quyền, Ủy ban nhân dân Thành phố trao tặng đơn vị lá cờ đầu vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kì đổi mới, góp phần vào việc xây dựng CNXH. Hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền. Tính đến năm 2008, Chi cục thuế Ngô quyền - Hải phòng có 108 cán bộ, trong đó Ban lãnh đạo chi cục có 1 chi cục trưởng và 2 chi cục phó. Tiếp đó là đến các Đội tham mưu và các Đội trực thu. Đội tham mưu được chia thành 6 đội nhỏ và đứng đầu mỗi đội là các đôi trưởng: Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Đội Nghiệp vụ- Dự toán Đội Kê khai, kế toán thuế và Tin học Đội Quản lí nợ và Cưỡng chế nợ thuế Đội Hành chính- Quản trị- Ấn chỉ và Tài vụ Đội trực thu gồm có: - Các đội thuế liên phường, chợ: có 4 đội thuế liên phường và 1 đội thuế chợ Ga. Đội thuế liên phường số 1 quản lí phường Cầu Đất, phường Lạch Tray, phường Lương Khánh Thiện. Đội thuế liên phường số 2 quản lí phường Lê Lợi, phường Gia Viên, phường Máy Tơ. Đội thuế liên phường số 3 quản lí phường Lạc Viên, phường Cầu Tre, phường Vạn Mỹ, phường Máy Chai. Đội thuế liên phường số 4 quản lí phường Đổng Quốc Bình, phường Đằng Giang, phường Đông Khê. Đội thuế trước bạ và thu khác Đội kiểm tra thuế Thực trạng, nguyên nhân kết quả chi cục đạt được Kết quả chi cục đạt được trong năm 2008 Năm 2008, Ngành thuế nói chung và Chi cục thuế quận Ngô Quyền nói riêng thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện gặp nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt từ quý IV năm 2008, khi cơn bão khủng hoảng kinh tế tràn vào các nước châu Âu và châu Á thì Việt Nam cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi nước ta đã gia nhập vào tổ chức quốc tế WTO. Chính vì thế, Đảng ủy cùng Ban lãnh đạo Chi cục đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều biện pháp cùng với sự đoàn kết thống nhất và nổ lực của cán bộ, công chức Chi cục đã đạt được những thành tích đáng kể. Đến hết ngày 31/12/2008 Chi cục đã thu được 253,067 tỉ đồng tiền thuế các lọai, đạt 115% dự toán pháp lệnh và bằng 113% dự toán phấn đấu trong đó thuế ngoài quốc doanh thu được 75,200 tỉ đồng, đạt 94% dự toán năm., nhiều sắc thuế đạt cao so với năm 2007 như thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp, thuế Môn bàiNhiều đơn vị có số thu cao như: Đội Kiểm tra đạt trên 200%, Đội thu thuế đạt nhiều % so với năm 2007. Điều đáng nói là kết thúc 31/3/2008 toàn chi cục đã hoàn thành chỉ tiêu thu thuế Môn bài năm 2008. Đây là chỉ tiêu khá nặng nề mà chi cục đã vượt qua. Về công tác ủy nhiệm thu: Chi cục đã tiến hành ủy nhiệm thu 100% đối tượng nộp thuế nhà đất, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh của hộ khoán thuế cho Ủy ban nhân các phường thu theo quy định của luật quản lí thuế. Kết quả cho thấy tăng cả về số hộ quản lí và số thuế ghi thu, nhiều đơn vị đã đạt 100% thuế thu trên ghi thu trong tháng như: Đội thuế Chợ Ga, Gia Viên, Cầu Tre, Lạch Tray Trong những năm qua thành tích ngành thuế đạt được rất đáng khích lệ Trong những năm qua, Chi cục thuế quận Ngô Quyền luôn là đơn vị dẫn đầu trong ngành thuế của thành phố Hải Phòng. Tỉ trọng số thu của Chi cục thuế trong tổng doanh thu thuế của thành phố là 8%, và với 30% tỉ trọng số thu của riêng khối quận huyện thì Chi cục thuế quận Ngô Quyền đã là chi cục có số thu lớn nhất trong 14 quận, huyện thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng. Chi cục thuế luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước với số thu năm sau cao hơn năm trước (doanh thu thuế trong giai đoạn 2001-2008 được thể hiện trong bảng 3.2). Doanh thu năm 2001 là 22.1 tỉ đồng, năm 2002 là 26.5 tỉ đồng, và từ năm 2005 trở đi doanh thu thuế có mức tăng vượt bậc. Năm 2006 doanh thu thuế là 80.2 tỉ đồng gấp 1.2 lần doanh thu năm 2005, doanh thu năm 2007 tăng gấp 2.3 lần doanh thu thuế năm 2006. Năm 2008 doanh thu thuế đã đạt mức 3 con số (253 tỉ đồng) tăng gấp 3.15 lần doanh thu năm 2007, gấp 11 lần doanh thu năm 2001 và tăng gấp 12 lần năm 1990). Không những vậy, 6 năm liên tục chi cục đều hoàn thành dự toán thu thuế môn bài đến ngày 5/1. Chi cục thuế đã góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính sách tài chính vĩ mô, động viên và huy động nguồn lực phục vụ cho việc phát triển đồng thời thiết thực đóng góp tăng trưởng kinh tế của thành phố, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, đầu tư nhiều công trình về hạ tầng, tích lũy và thực hiện chế độ lương mới. BẢNG 2.1: DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC GIAI ĐOẠN 2001-2008 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Thuế (tỉ đồng) 22.1 26.5 28.5 42.6 65.7 80.2 184.2 253 ĐỒ THỊ 2.1: DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC GIAI ĐOẠN 2001-2008 Một số mặt tồn tại cần được khắc phục - Một số cán bộ còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò- nhiệm vụ của cơ quan thuế- của nhân viên thuế trong giai đoạn mới thực hiện chiến lược cải cách hành chính thuế- lấy doanh nghiệp và người nộp thuế làm trung tâm, là đối tượng cần được hỗ trợ và hướng dẫn mà vẫn còn quan niệm người nộp thuế là đối tượng chịu sự quản lí nên có những việc làm gây phiền hà cho Doanh nghiệp. - Một số cán bộ còn chưa hiểu biết đầy đủ về vị trí nhiệm vụ của ngành để nỗ lực cống hiến, hăng hái đi đầu với quyết tâm cao- nhiệt tình lớn. - Ở một vài đội thuế còn chưa nhất trí cao trong công tác và sinh hoạt. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Chi cục trong năm 2009 Thực hiện hướng dẫn tại công văn số 1676/CT-THNVDT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Cục Thuế thành phố Hải Phòng về việc quản lí và thu thuế môn bài năm 2008, Chi cục đã có thông báo số 230/TB-CCT ngày 20 tháng 11 năm 2008 về việc tăng cường công tác quản lí thuế 2 tháng cuối năm 2008, môn bài năm 2009, chi cục xây dựng kế hoạch thống kê, rà soát các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh công thương nghiệp trên địa bàn quận. Trong năm 2009 tới, Cục Thuế thành phố Hải Phòng giao cho Chi cục thuế quận Ngô Quyền chỉ tiêu pháp lệnh tổng thu là 262,2 tỉ đồng tiền thuế các loại. Trong đó thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là 90 tỉ đồng, tổng số tăng so với kế hoạch dự toán thu năm 2008 là 13%, các khoản thu về đất là 77,7 tỉ đồng trong khi đó dự toán năm 2008 là 78,3 tỉ đồng tức là giảm 0.77%. Thuế trước bạ là 78,5 tỉ đồng; thuế thu nhập cá nhân là 16 tỉ đồng (Dự toán giao thực thu thuế thu nhập cá nhân năm 2008 chỉ là 1,5 tỉ đồng như vậy năm 2009 đã tăng lên gấp 10.66 lần so với năm 2008). Sở dĩ có sự thay đổi lớn trong khoản thu thuế thu nhập cá nhân là do Luật thuế thu nhập cá nhân đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Từ ngày 1/1/2009 thưc hiện luật thuế thu nhập cá nhân, hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nữa mà chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu phát sinh từ hoạt động sản xuất- kinh doanh- dịch vụ. Để công tác thu thuế thu nhập cá nhân được tiến hành nhanh, gọn và chính xác chi cục dự định giao việc theo dõi thuế Thu nhập cá nhân cho 1 bộ phận cụ thể. Trong khi chờ chỉ đạo của Cục thuế thành phố chi cục tạm giao cho Đội nghiệp vụ- dự toán. 2.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG DOANH THU THUẾ CỦA CHI CỤC GIAI ĐOẠN 2004-2008 Phân tích mối liên hệ giữa số hộ tham gia sản xuất kinh doanh, doanh thu chịu thuế với doanh thu thuế. Trong quá trình thực tập tại Chi cục Thuế Quận Ngô Quyền- thành phố Hải phòng, tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu ta có bảng như sau: BẢNG 2.2: DOANH THU CHỊU THUẾ, DOANH THU THUẾ CỦA THUẾ GTGT, THUẾ TNDN VÀ SỐ HỘ THAM GIA KINH DOANH NĂM 2008 Chỉ tiêu Số hộ tham gia kinh doanh Thuế GTGT Thuế TNDN Đơn vị Doanh thu chịu thuế (triệu đồng) Doanh thu thuế (triệu đồng) Doanh thu chịu thuế (triệu đồng) Doanh thu thuế (triệu đồng) Đội 1 5404 50365 3528 20259 1897 Đội 2 2291 16549 1474 6546 792 Đội 3 1875 10273 786 5317 423 Đội 4 851 4634 597 983 321 Chợ Ga 3255 9053 857 3901 462 Từ bảng trên, vận dụng phương pháp hồi quy tương quan bằng SPSS ta có kết quả như sau (kết quả chi tiết được đính kèm trong PHỤ LỤC 1/trang 62). Mô hình 1 là mô hình về Thuế giá trị gia tăng, mô hình 2 là mô hình về Thuế thu nhập doanh nghiệp. Tóm tắt mô hình 1 Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số của ước lượng Kiểm đjnh F Xác suất 1 .997(a) .993 .986 141.34753 145.123 .007a Hệ số Mô hình Hệ số không chuẩn Hệ số chuẩn Kiểm định t Xác suất B Sai số chuẩn Beta 1 (Hệ số tự do) 280.723 146.466 1.917 .195 HO -.013 .092 -.018 -.139 .902 DT .066 .009 1.013 7.695 .016 a Giá trị phụ thuộc: GTGT Tóm tắt mô hình 2 Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số của ước lượng Kiểm đjnh F Xác suất 2 .986(a) .972 .943 154.52168 34.329 .028a Hệ số Mô hình Hệ số không chuẩn Hệ số chuẩn Kiểm định t Xác suất B Sai số chuẩn Beta 2 (Hệ số tự do) 156.446 163.114 .959 .439 HO -.009 .106 -.024 -.085 .940 DT .087 .024 1.008 3.571 .070 a Giá trị phụ thuộc: TNDN Nhìn vào các bảng trên ta có mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mối liên hệ giữa số hộ tham gia kinh doanh và doanh thu chịu thuế tới doanh thu thuế như sau: Mô hình 1: T1= 280.723-0.013 HO+0.066 DT1 Ý nghĩa của các hệ số như sau: b1=-0.013 cho biết khi doanh thu chịu thuế không thay đổi nếu có thêm 1 hộ tham gia kinh doanh thì doanh thu thuế GTGT sẽ giảm 0.013 triệu đồng. b2=0.066 cho biết khi giữ nguyên số hộ tham gia kinh doanh cứ thêm 1 triệu đồng doanh thu chịu thuế thì doanh thu thuế lại tăng thêm 0.066 triệu đồng. Mô hình 2: T2= 156.446-0.009 HO+0.087 DT2 Cho biết khi doanh chịu thuế không thay đổi, nếu có thêm 1 hộ tham gia kinh doanh thì doanh thu thuế TNDN sẽ giảm 0.009 triệu đồng và khi giữ nguyên số hộ tham gia kinh doanh cứ thêm 1 triệu đồng doanh thu chịu thuế thì doanh thu thuế TNDN lại tăng thêm 0.087 triệu đồng. Trong cả hai mô hình trên hệ số b1 đều âm, có nghĩa là dù tăng số hộ tham gia kinh doanh nhưng doanh thu thuế lại giảm. Có hiện tượng này là do dù số hộ tăng nhưng doanh thu tính trên một hộ lại giảm sẽ làm cho doanh thu thuế giảm. Mặt khác, đối với những hộ kinh doanh những nhóm mặt hàng khác nhau thì tỉ lệ doanh thu tính thuế cũng sẽ khác nhau. Nếu số hộ tăng, nhưng kết cấu hộ thay đổi theo hướng tăng những hộ kinh doanh nhóm mặt hàng có tỉ lệ doanh thu tính thuế thấp, đồng thời giảm số hộ kinh doanh nhóm mặt hàng có tỉ lệ doanh thu tính thuế cao thì như vậy doanh thu thuế cũng không thể tăng được cho dù số hộ có tăng. Nhìn vào bảng hệ số của cả hai mô hình ta thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến doanh thu tính thuế luôn cao hơn hệ số hồi quy chuẩn hóa của biến số hộ tham gia kinh doanh, điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của doanh thu tính thuế lớn hơn mức độ ảnh hưởng của số hộ tham gia kinh doanh đối với doanh thu thuế của hộ. Trong bảng kết quả ta cũng thấy mức xác suất lớn hơn 0.05 là do giữa biến doanh thu chịu thuế và biến số hộ tham gia kinh doanh xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, như vậy mô hình hồi quy ta đã chọn như trên không phù hợp. Trong hai biến phụ thuộc thì mức độ ảnh hưởng của biến doanh thu chịu thuế lớn hơn mức độ phụ thuộc của biến số hộ kinh doanh, do đó ta sẽ bỏ bớt biến số hộ kinh doanh để nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa doanh thu chịu thuế và doanh thu thuế. Ta có kết quả như trong mô hình 3 (mô hình về thuế giá trị gia tăng ) và mô hình 4 (mô hình về thuế thu nhập doanh nghiệp) đính kèm trong PHỤ LỤC 1/trang 63. Cả hai mô hình thì mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp nhất vì có giá trị SE nhỏ nhất. SE3= 78.52569 SE4= 58.91641 Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính phản ánh mối liên hệ giữa doanh thu chịu thuế và doanh thu thuế là: TGTGT= 119.576+0.075DT TTNDN= 233.967+0.082DT Khi doanh thu chịu thuế Giá trị gia tăng tăng thêm 1 triệu đồng thì doanh thu thuế GTGT sẽ tăng thêm 0.075 triệu đồng. Tương tự nếu doanh thu chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp tăng thêm 1 triệu đồng thì doanh thu thuế Thu nhập sẽ tăng 0.082 triệu đồng. Nhìn vào trong bảng kết quả ta cũng thấy hệ số tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức trên ở cả hai mô hình đều tiến đến 1 (r3=0.998 và r4=0.997) có nghĩa là mối liên hệ giữa doanh thu chịu thuế và doanh thu thuế là rất chặt chẽ và là mối liên hệ thuận. Điều này rất phù hợp với thực tế bởi Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hộ chủ yếu dựa vào doanh thu kinh doanh của hộ. Doanh thu thuế được tính bằng doanh thu kinh doanh nhân với tỉ lệ % thuế tính trên doanh thu nhân với thuế suất. Đối với mỗi nhóm ngành kinh doanh khác nhau, mỗi loại thuế khác nhau thì tỉ lệ % thuế tính trên kinh doanh được quy định khác nhau và mức thuế suất cũng khác nhau. Phân tích biến động doanh thu thuế của chi cục giai đoạn 2004-2008 Phân tích đặc điểm biến động của doanh thu thuế. Tổng hợp số liệu về doanh thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của hộ trong giai đoạn 2004-2008 ta có bảng như sau: BẢNG 2.3: DOANH THU THUẾ GÍA TRỊ GIA TĂNG GIAI ĐOẠN 2004-2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Thuế (triệu đồng) 1911 3787 5662 6923 7242 BẢNG 2.4: DOANH THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2004-2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Thuế (triệu đồng) 785 1716 2479 3254 3895 Các số liệu thu thập được ở trên là các số thời kì cho nên khi phân tích ta sử dụng các công thức áp dụng cho dãy số thời kì. Từ số liệu ở hai bảng trên, vận dụng phương pháp phân tích dãy sô thời gian ta thu được kết quả như ở PHỤ LỤC 2/ trang 67. Nhìn vào Bảng 1 trong phụ lục ta thấy, doanh thu thuế GTGT của hộ bình quân hàng năm từ năm 2004-2008 đạt 5105 triệu đồng. Doanh thu trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 đều đạt trên mức doanh thu trung bình này. Trong giai đoạn 2004-2008, doanh thu thuế luôn có xu hướng tăng và lượng tăng bình quân đạt 1332.75 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân 5 năm về doanh thu thuế GTGT là 139.52%. Như vậy từ năm 2004-2008, doanh thu thuế GTGT của hộ có xu hướng tăng. Nhưng hai chỉ tiêu trên được tính toán chỉ dựa vào giá trị doanh thu thuế năm thứ nhất và giá trị doanh thu năm cuối, do vậy xu hướng tăng cụ thể của nó như thế nào ta vẫn chưa biết, tăng đều qua các năm hay lúc tăng lúc giảmĐể đánh giá xu hướng tăng của doanh thu thuế một cách chính xác, ta phải đi xét biến động giữa các năm. Đi từ năm 2004 đến năm 2008 thì doanh thu thuế GTGT năm sau đều cao hơn năm trước. Doanh thu thuế GTGT đạt cao nhất vào năm 2008 là 7242 triệu đồng. Tuy doanh thu năm sau có cao hơn năm trước nhưng lượng tăng giữa các năm lại có xu hướng giảm, trong giai đoạn 2004-2006 lượng tăng năm sau so với năm trước ở trạng thái ổn định xấp xỉ nhau (năm 2005 so với năm 2004 là 1876 triệu đồng, năm 2006 so với năm 2005 là 1875 triệu đồng). Từ năm 2007 trở đi, lượng tăng có xu hướng giảm mạnh, năm 2007 lượng tăng là 1261 triệu đồng, và đến năm 2008 chỉ còn 319 triệu đồng. Về tốc độ phát triển doanh thu thuế GTGT, tốc độ phát triển định gốc từ năm 2004-2008 đều tăng và đạt tốc độ cao, phần lớn đều có tốc độ phát triển trên 200%; nhưng tốc độ phát triển liên hoàn thì lại có xu hướng giảm. Tốc độ tăng liên hoàn năm 2005 là 98.17% đến năm 2008 chỉ còn 4.61% (đã giảm gần 21.3%). Nhìn vào Bảng 2, kết quả tính toán đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp, ta có doanh thu thuế TNDN bình quân 5 năm là 2425.8 triệu đồng. Cũng như Thuế Giá trị gia tăng, doanh thu thuế Thu nhập doanh nghiệp năm sau cũng cao hơn năm trước và lượng tăng doanh thu thuế giữa các năm cũng có xu hướng giảm tuy nhiên đồng đều hơn (lượng tăng của năm 2005 so với năm 2004 là 931 triệu đồng, lượng tăng năm 2008 so với năm 2007 là 641 triệu đồng, như vậy ở 2 mốc thời gian này lượng tăng đã giảm 1.45 lần trong khi đó đối với Thuế GTGT thì giảm 5.38 lần). Tốc độ phát triển định gốc có xu hướng tăng, năm 2008 đạt 496.18% cao nhất nhưng tốc độ phát triển liên hoàn lại ở mức thấp nhất 119.70% (giống như Thuế giá trị gia tăng). Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến công việc kinh doanh dẫn đến doanh thu tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Mà doanh thu kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến thuế bởi thuế được xác định chủ yếu vào doanh thu kinh doanh, do vậy doanh thu thuế có tăng nhưng không nhiều đối với cả Thuế Giá trị gia tăng lẫn Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Mặt khác, do công tác quản lí các hộ tham gia kinh doanh cũng như doanh thu phát sinh của hộ ở Chi cục thuế chưa được chặt chẽ, vẫn còn bỏ sót. Phân tích xu hướng phát triển cơ bản của doanh thu thuế. Sử dụng phương pháp phân tích xu hướng phát triển cơ bản bằng SPSS ta thu được kết quả được đính kèm trong PHỤ LỤC 3/ trang 68. Theo kết quả đó ta thấy SE của hàm QUADRATI- hàm bậc hai là nhỏ nhất (đối với cả hai loại thuế). Như vậy để phân tích xu hướng phát triển cơ bản của doanh thu thuế ta sử dụng hàm bậc hai. Đọc kết quả trong PHỤ LỤC 2 ta có phương trình hàm xu thế như sau: Thuế Giá trị gia tăng: SE= 211.788 Thuế Thu nhập doanh nghiệp SE= 28.582 Dựa vào hàm xu thế ta có thể dự đoán được doanh thu thuế trong những năm tiếp theo, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp để đạt được chỉ tiêu đó. Dự đoán doanh thu thuế trong 2 năm tới. Có rất nhiều phương pháp được sử dụng trong dự đoán thống kê, nhưng do hạn chế của nguồn số liệu có ít mức độ nên để dự đoán được doanh thu thuế trong 2 năm tới ta sử dụng ba phương pháp dựa trên những công thức tính toán thống kê, đó là dự đoán dựa vào lượng tăng bình quân, dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình và dự đoán dựa vào hàm xu thế. Ta có kết quả như trong bảng sau: BẢNG 2.5: KẾT QỦA SAI SỐ CỦA CÁC MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN Mô hình Thuế Dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân (1) Dựa vào tốc độ phát triển bình quân (2) Hàm xu thế (3) Thuế GTGT y^2008+l =7242+1332.75*l y^2008+l =7242*1.3952l y^t= -898.4+2977.514*t-266.286*t2 2009 l=1 8575 l=1 10104 t=6 7380 2010 l=2 9908 l=2 14097 t=7 6896 Thuế TNDN y^2008+l =3895+777.5*l y^2008+l=3895*1.4925l y^t= -185.6+1019.229*t-40.571*t2 2009 l=1 4673 l=1 5813 t=6 4469 2010 l=2 5450 l=2 8676 t=7 4961 Kết quả dự đoán mỗi năm của cả ba mô hình trên đều có sự khác biệt rõ rệt, và mức chênh lệch dự đoán giữa năm 2009 với năm 2010 của ba mô hình cũng khác nhau, đặc biệt ở mô hình 2 mức chênh lệch giữa 2 năm khá lớn trong khi đó theo mô hình 3 thì không đáng kể. Đối với Thuế Giá trị gia tăng kết quả dự đoán của mô hình 1 và mô hình 2 đều có xu hướng tăng dù lượng tăng có khác nhau, nhưng ở mô hình 3 kết quả dự đoán có xu hướng giảm. Vậy trong 3 mô hình đó thì nên sử dụng mô hình nào cho kết quả dự đoán tốt nhất- tức là mức độ dự đoán sát với mức độ thực tế hơn. Để lựa chọn mô hình dự đoán, ta có thể sử dụng một trong hai tiêu chuẩn: tổng bình phương sai số dự đoán (SSE) hoặc sai số chuẩn của mô hình dự đoán (SE). Nhìn vào kết quả tính toán ở PHỤ LỤC 4/trang 72, ta thấy SE của mô hình dự đoán dựa vào hàm xu thế là nhỏ nhất (với cả hai loại thuế GTGT và thuế TNDN). Như vậy, dự đoán dựa vào mô hình hàm xu thế sẽ cho kết quả tốt hơn. Theo kết quả dự đoán và số liệu doanh thu thuế các năm trước ta thấy doanh thu thuế GTGT sẽ có xu hướng giảm, doanh thu thuế TNDN vẫn có xu hướng tăng nhưng mức tăng của năm sau sẽ giảm đi so với mức tăng của năm trước. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu thuế 2.2.4.1. Biến động của doanh thu thuế GTGT Biến động của doanh thu thuế GTGT năm 2008 so với năm 2007 do ảnh hưởng của số thuế GTGT bình quân của cả quận và tổng số hộ quản lí. Từ số liệu thu thập được ta tính được các chỉ tiêu như ở PHỤ LỤC 5/trang 73 Ta có mối quan hệ giữa chỉ tiêu tổng doanh thu thuế GTGT với các chỉ tiêu số thuế GTGT bình quân cả quận và chỉ tiêu tổng số hộ đóng thuế như sau: Tổng doanh thu thuế GTGT= Thuế GTGT bình quân cả quận x Tổng số hộ đóng thuế. Từ đó ta xây dựng được hệ thống chỉ số như sau: IT = I x I 1.0461 = 1.0486 x 0.9975 Biến động tương đối: =1.0461-1 = 0.0461 lần (hay 4.61%) =1.0486-1 = 0.0486 lần (hay 4.86%) =0.9975-1 = -0.0025 lần (hay 0.25 %) Biến động tuyệt đối: (7242-6923) = (7242-6906) + (6906-6923) 319 triệu đồng = 336 triêụ đồng + (-17) triệu đồng 4.61% = 4.85 % + (- 0.24) % Qua kết quả tính toán ta thấy, tổng doanh thu thuế GTGT năm 2008 tăng 4.16% so với năm 2007 về lượng tuyệt đối tăng 319 triệu đồng do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do thuế GTGT bình quân năm 2008 tăng 4.86% so với năm 2007 làm cho tổng doanh thu thuế GTGT tăng 336 triệu đồng. Do tổng số hộ tham gia kinh doanh năm 2008 giảm 0.25% so với năm 2007 làm cho tổng doanh thu thuế GTGT giảm 17 triệu đồng. Trong 4.16% tăng của tổng doanh thu thuế GTGT thì ảnh hưởng của thuế GTGT bình quân làm tăng 4.85%, ảnh hưởng của số hộ tham gia kinh doanh làm giảm 0.24%. Như vậy nguyên nhân chính làm cho tổng doanh thu thuế GTGT tăng là do thuế GTGT bình quân năm 2008 tăng so với năm 2007. Biến động của doanh thu thuế GTGT năm 2008 so với năm 2007 do ảnh hưởng của số thuế GTGT bình quân từng đội và số hộ từng đội quản lí. Từ mối quan hệ giữa chỉ tiêu tổng doanh thu thuế GTGT với các chỉ tiêu thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội và số hộ từng đội là: ta có hệ thống chỉ tiêu như sau: IT = Ii x Ihi 1.0461 = 1.0555 x 0.9910 Biến động tương đối: = 1.0461-1=0.0461 lần (hay 4.61%) = 1.0555-1=0.0555 lần (hay 5.55%) = 0.9910-1= - 0.0090 lần (hay 0.90%) Biến động tuyệt đối : (7242-6923) = (7242-6861) + (6861-6923) 319 triệu đồng = 381 triệu đông + (-62) triệu đồng 4.61 % = 5.51 % + (- 0.9)% Trong phân tích này, tổng doanh thu thuế GTGT tăng là do hai nhân tố sau: - Do thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội tăng 5.55% làm cho tổng doanh thu thuế GTGT tăng 381 triệu đồng. - Do số hộ tham gia kinh doanh của mỗi đội giảm 0.90% làm cho tổng doanh thu thuế GTGT giảm 62 triệu đồng. Trong 4.61% tăng của tổng doanh thu thuế GTGT thì ảnh hưởng của thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội làm tăng 5.51%, ảnh hưởng của số hộ tham gia kinh doanh mỗi đội làm giảm 0.9%. Vậy nguyên nhân chính làm tăng doanh thu thuế GTGT là do số thuế GTGT tính trên một hộ kinh doanh năm 2008 tăng so với năm 2006. c. Biến động của của doanh thu thuế GTGT năm 2008 so với năm 2007 do ảnh hưởng của số thuế GTGT bình quân từng đội, kết cấu hộ và tổng số hộ quản lí. Kết hợp hai hệ thống chỉ tiêu ở trên ta sẽ có hệ thống chỉ tiêu sau: () 1.0461 = 1.0555 x 0.9970 x 0.9940 Biến động tương đối: = 1.0461-1=0.0461 lần (hay 4.61%) = 1.0555-1=0.0555 lần (hay 5.55%) = 0.9970-1 = (-0.0030) lần (hay 0.30%) =0.9940-1 = -0.0060 lần (hay 0.60 %) Biến động tuyệt đối: (7242-6923) = (7242-6861)+(6861-6881)+(6881-6923) 319 triệu đồng= 381 triệu đồng +(-20) triệu đồng +(-42) triệu đồng 4.61% = 5.51 % + (-0.29) % +(-0.61)% Hệ thống chỉ tiêu này cho thấy tổng doanh thu thuế GTGT năm 2008 tăng 4.61% so với năm 2007 về lượng tăng 319 triệu đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố sau: Do số thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội tăng 5.55% làm cho tổng doanh thu thuế GTGT tăng 381 triệu đồng. Do kết cấu của số hộ từng đội năm 2008 thay đổi so với năm 2007 làm cho tổng doanh thu thuế GTGT giảm 20 triệu đồng. Do tổng số hộ tham gia kinh doanh của quận giảm làm cho tổng doanh thu thuế GTGT giảm 42 triệu đồng. Trong 4.61% tăng của tổng doanh thu thuế GTGT năm 2008 so với năm 2007 thì ảnh hưởng của số thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội làm tăng 5.51%, ảnh hưởng của kết cấu số hộ từng đội làm giảm 0.29%, ảnh hưởng của tồng số hộ tham gia kinh doanh làm giảm 0.61%. Như vậy nguyên nhân chính làm tăng tổng doanh thu thuế GTGT là do số thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội tăng. 2.2.4.2. Biến động của doanh thu thuế TNDN Biến động của doanh thu thuế TNDN năm 2008 so với năm 2007 do ảnh hưởng của số thuế GTGT bình quân của cả quận và tổng số hộ quản lí IT = I x I 1.1970 = 1.2017 x 0.9960 Biến động tương đối: =1.1970-1 = 0.1970 lần (hay 19.70%) =1.2017-1 = 0.2017 lần (hay 20.17%) =0.9960-1 = -0.0040 lần (hay 0.40 %) Biến động tuyệt đối: (3895-3254) = (3895-3241) + (3241-3254) 641 triệu đồng = 654 triêụ đồng + (-13) triệu đồng 19.70% = 20.10 % + (- 0.4) % Qua kết quả tính toán ta thấy, tổng doanh thu thuế TNDN năm 2008 tăng 19.70% so với năm 2007 về lượng tuyệt đối tăng 641 triệu đồng do ảnh hưởng của hai nhân tố: Do thuế GTGT bình quân năm 2008 tăng 20.17% so với năm 2007 làm cho tổng doanh thu thuế GTGT tăng 654 triệu đồng. Do tổng số hộ tham gia kinh doanh năm 2008 giảm 0.40% so với năm 2007 làm cho tổng doanh thu thuế GTGT giảm 13 triệu đồng. Trong 19.70% tăng của tổng doanh thu thuế GTGT thì ảnh hưởng của thuế GTGT bình quân làm tăng 20.10%, ảnh hưởng của số hộ tham gia kinh doanh làm giảm 0.4%. Như vậy nguyên nhân chính làm cho tổng doanh thu thuế GTGT tăng là do thuế GTGT bình quân năm 2008 tăng so với năm 2007. Biến động của doanh thu thuế GTGT năm 2008 so với năm 2007 do ảnh hưởng của số thuế GTGT bình quân từng đội và số hộ từng đội IT = Ii x Ihi 1.1970 = 1.2078 x 0.9911 Biến động tương đối: = 1.1970-1=0.1970 lần (hay 19.70%) = 1.2078-1=0.2078 lần (hay 20.78%) = 0.9911-1= - 0.0089 lần (hay 0.89%) Biến động tuyệt đối : (3895-3254) = (3895-3225) + (3225-3254) 641 triệu đồng = 670 triệu đồng + (-29) triệu đồng 19.70% = 20.6 % + (- 0.89)% Trong phân tích này, tổng doanh thu thuế GTGT tăng là do hai nhân tố sau: - Do thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội tăng 20.78% làm cho tổng doanh thu thuế GTGT tăng 670 triệu đồng. - Do số hộ tham gia kinh doanh của mỗi đội giảm 0.89% làm cho tổng doanh thu thuế GTGT giảm 29 triệu đồng. Trong 19.70% tăng của tổng doanh thu thuế GTGT thì ảnh hưởng của thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội làm tăng 20.6%, ảnh hưởng của số hộ tham gia kinh doanh mỗi đội làm giảm 0.89%. Vậy nguyên nhân chính làm tăng doanh thu thuế GTGT là do số thuế GTGT tính trên một hộ kinh doanh năm 2008 tăng so với năm 2006. Biến động của của doanh thu thuế GTGT năm 2008 so với năm 2007 do ảnh hưởng của số thuế GTGT bình quân từng đội, kết cấu hộ từng đội quản lí và tổng số hộ quản lí. 1.1970 = 1.2078 x 0.9970 x 0.9940 Biến động tương đối: = 1.1970-1=0.1970 lần (hay 19.70%) = 1.2078-1=0.2078 lần (hay 20.78%) = 0.9970-1 = (-0.0030) lần (hay 0.30%) =0.9940-1 = -0.0060 lần (hay 0.60 %) Biến động tuyệt đối: (3895-3254) = (3895-3225) + (3225-3235) +(3235-3254) 641 triệu đồng= 670 triệu đồng +(-10) triệu đồng +(-19) triệu đồng 4.61% = 5.51 % + (-0.29) % +(-0.61)% Hệ thống chỉ tiêu này cho thấy tổng doanh thu thuế GTGT năm 2008 tăng 19.70% so với năm 2007 về lượng tăng 641 triệu đồng là do ảnh hưởng của 3 nhân tố sau: Do số thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội tăng 20.78% làm cho tổng doanh thu thuế GTGT tăng 670 triệu đồng. Do kết cấu của số hộ từng đội năm 2008 thay đổi so với năm 2007 làm cho tổng doanh thu thuế GTGT giảm 10 triệu đồng. Do tổng số hộ tham gia kinh doanh của quận giảm 0.60% làm cho tổng doanh thu thuế GTGT giảm 19 triệu đồng. Trong 19.70% tăng của tổng doanh thu thuế GTGT năm 2008 so với năm 2007 thì ảnh hưởng của số thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội làm tăng 20.6%, ảnh hưởng của kết cấu số hộ từng đội làm giảm 0.31%, ảnh hưởng của tồng số hộ tham gia kinh doanh làm giảm 0.58%. Như vậy nguyên nhân chính làm tăng tổng doanh thu thuế GTGT là do số thuế GTGT tính trên một hộ của từng đội tăng. Nhìn chung, cả hai loại thuế GTGT và thuế TNDN đều chịu ảnh hưởng của nhân tố thuế tính bình quân trên một hộ của từng đội cũng như của cả quận và đây cũng là nhân tố chủ yếu trong nhân tố tác động tới tổng doanh thu thuế (thuế tính bình quân trên một hộ của từng đội, số hộ từng đội, tổng số hộ, số thuế tính bình quân trên một hộ của cả quận, kết cấu hộ của từng đội). Khi thuế tính trên một hộ kinh doanh tăng thì tổng doanh thu thuế GTGT và thuế TNDN cũng tăng. Mà thuế tính bình quân trên một hộ lại phụ thuộc được tính bởi doanh thu chịu thuế của hộ kinh doanh nhân với thuế suất. Mức thuế suất đối với từng nhóm hàng, mặt hàng là cố định được quy định bởi Chính phủ như đã nêu trong phần 2.1 và 2.2 mục II-PHẦN MỘT, nếu Chính phủ tăng thuế suất thì sẽ làm cho thuế tăng, nhưng tăng thuế suất không phải là đơn giản và cũng không thể nói tăng là tăng ngay được. Như vậy, thuế tăng chủ yếu là do doanh thu chịu thuế tăng. Hiện nay, với sự cải tiến của khoa học công nghệ, cũng như sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài công việc kinh doanh không chỉ của các doanh nghiệp lớn mà thậm chí của các hộ nhỏ cũng rất phát triển. Điều này được thể hiện ở doanh thu của hộ ngày càng tăng, góp phần không nhỏ vào việc tăng thuế. Các cơ quan thuế Nhà nước cụ thể là Chi cục thuế Ngô quyền cần xát xao trong việc thống kê doanh thu của hộ, xác định rõ các khoản doanh thu được miễn cũng như được giảm một cách chính xác không dẫn đến tình trạng thất thu thuế. Để từ đó tính được khoản doanh thu chịu thuế đầy đủ. Bên cạnh, nhân tố doanh thu ta cũng không thể bỏ xót nhân tố hộ, như trên ta phân tích số hộ giảm cũng làm cho tổng doanh thu thuế giảm. Chi cục thuế cần phải kiểm tra, kiểm soát số hộ tham gia kinh doanh bằng cách kết hợp chặt chẽ với các ủy ban nhân dân phường, công an phườngtrên địa bàn quận để nắm bắt kịp thời những hộ mới đăng kí tham gia kinh doanh, và những hộ xin tạm nghỉ, tạm ngừng kinh doanh để tránh bỏ xót gây tổn thất về thuế. Phân tích tình hình thực hiện thu thuế trong 3 năm gần đây. Ta có bảng thực hiện thu thuế trong 3 năm 2006-2008 như sau: BẢNG 2.6: CHỈ TIÊU DOANH THU THUẾ KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2008 Năm Thuế 2006 2007 2008 2009 KH TH %Thực hiện KH TH % Thực hiện KH TH % Thực hiện KH Thực hiện Quý I Thuế GTGT 6500 5662 87.1 7000 6923 98.9 8300 7242 87.3 9000 2384 Thuế TNDN 3000 2479 82.6 4000 3254 81.4 4500 3895 86.6 5000 1279 Nhìn trên bảng ta thấy, phần trăm thực hiện so với kế hoạch của cả 3 năm đối với cả hai loại thuế đều ở mức dưới 100% tức là vẫn chưa đạt so với kế hoạch. Có tình trạng này là do 2 nguyên nhân: nguyên nhân thứ nhất là do Chi cục thuế chưa đánh giá đúng tình hình thực hiện thuế ở từng phường, cũng như không lương trước được ảnh hưởng của tình hình kinh tế nên đã vội vã đưa ra con số kế hoạch quá cao. Nguyên nhân thứ hai là ở công tác kiểm tra và thu thuế chưa triệt để còn bỏ xót bỏ thiếu đối tượng dẫn đến tình trạng thất thu thuế và nợ đọng thuế. Đối với thuế Giá trị gia tăng, năm 2007 doanh thu thuế đạt được so với kế hoạch ở mức cao nhất 98.9% trong khi đó năm 2006 chỉ đạt có 87.1%. Nhìn chung phần trăm thực hiện theo kế hoạch của thuế Thu nhập doanh nghiệp luôn thấp hơn đối với thuế Giá trị gia tăng, tỉ lệ phần trăm thực hiện đạt cao nhất 86.6% vào năm 2008 nhưng vẫn dưới mức thấp nhất của thuế Giá trị gia tăng. Bước vào đầu năm 2009 đầy khó khăn do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính giữa năm 2008, nhưng Chi cục thuế quận Ngô quyền đã khắc phục được những nguyên nhân đã nêu ở trên và với quyết tâm của toàn thể chi cục ngay trong quý I, chi cục đã thu được từ hộ tổng số thuế GTGT là 2384 triệu đồng, thuế TNDN là 1159 triệu đồng. Từ đó ta ước tính được doanh thu thuế GTGT cả năm 2009 vào khoảng 9536 triệu đồng so với kế hoạch đặt ra tăng 5.96%, và doanh thu thuế TNDN khoảng 5116 triệu đồng, ước tỉ lệ % thực hiện đạt 102.32% tức là tăng 2.32%. Và ta tin chắc rằng doanh thu thuế sẽ không chỉ dừng ở những con số này mà vẫn còn tiếp tục tăng nữa, hứa hẹn một năm 2009 công tác thực hiện thu thuế ở Chi cục thuế Quận Ngô Quyền với đầy khởi sắc. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ kết quả đã tính toán được ở trên, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu thuế. Thứ nhất ta có thể tăng tỉ lệ doanh thu chịu thuế hoặc tăng mức thuế suất tính trên một đơn vị hàng hóa. Điều này đối với giới hạn của một chi cục thì khó có thể thực hiện được vì việc tăng hay giảm hai chỉ tiêu hoàn toàn phụ thuộc vào các chính sách của Chính phủ. Thứ hai, Chi cục cần tăng cường rà soát, kiểm tra, nắm bắt kịp thới những đối tượng mới tham gia vào sản xuất kinh doanh tránh bỏ xót. Đồng thời phải điều tra lập bảng kê khai doanh thu một cách chính xác và đầy đủ bởi đây chính là cơ sở để tính thuế về sau. Qua quá trình thực tập tại Chi cục thuế Quận Ngô Quyền- Hải phòng, đặc biệt tại Đội Nghiệp vụ- Dự toán em nhận thấy rằng thống kê và thuế có mối liên hệ chặt chẽ mật thiết với nhau. Nếu biết kết hợp cả hai thì sẽ rất dễ dàng trong việc dự đoán, dự báo doanh thu thuế một cách chính xácTa đã có thống kê du lịch, thống kê công nghiệp, thống kê nông nghiệp, thống kê dân sốnhưng chưa có thống kê về thuế. Mà năm 2009 là năm bước chuyển của ngành thuế ở Chi cục Thuế Quận Ngô Quyền nói riêng và ngành thuế nói chung sang một giai đoạn mới với nhiều chính sách mới và luật thuế mới. Chính vì vậy, để đáp ứng với sự thay đổi của ngành thuế em xin kiến nghị khoa thống kê sẽ có những hệ thống chỉ tiêu thống kê thuế riêng, những phương pháp phân tích riêng phù hợp với đặc điểm của thuế để có thể nghiên cứu đầy đủ bản chất và quy luật của các hiện tượng trong các hoạt động thuộc lĩnh vực thuế. PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY BẰNG SPSS MÔ HÌNH 1 Variables Entered/Removed(b) Model Variables Entered Variables Removed Method 1 DT, HO(a) . Enter a All requested variables entered. b Dependent Variable: GTGT Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .997(a) .993 .986 141.34753 a Predictors: (Constant), DT, HO ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 5798842.954 2 2899421.477 145.123 .007(a) Residual 39958.246 2 19979.123 Total 5838801.200 4 a Predictors: (Constant), DT, HO b Dependent Variable: GTGT Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 280.723 146.466 1.917 .195 HO -.013 .092 -.018 -.139 .902 DT .066 .009 1.013 7.695 .016 a Dependent Variable: GTGT MÔ HÌNH 2 Variables Entered/Removed(b) Model Variables Entered Variables Removed Method 2 DT, HO(a) . Enter a All requested variables entered. b Dependent Variable: TNDN Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 2 .986(a) .972 .943 154.52168 a Predictors: (Constant), DT, HO ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 2 Regression 1639328.098 2 819664.049 34.329 .028(a) Residual 47753.902 2 23876.951 Total 1687082.000 4 a Predictors: (Constant), DT, HO b Dependent Variable: TNDN Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 2 (Constant) 156.446 163.114 .959 .439 HO -.009 .106 -.024 -.085 .940 DT .087 .024 1.008 3.571 .070 a Dependent Variable: TNDN MÔ HÌNH 3 Dependent variable.. GTGT Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99841 R Square .99683 Adjusted R Square .99578 Standard Error 78.52569 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 5820302.4 5820302.4 Residuals 3 18498.8 6166.3 F = 943.89150 Signif F = .0001 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T DT .074763 .002433 .998415 30.723 .0001 (Constant) 119.575785 55.713506 2.146 .1211 _ Dependent variable.. GTGT Method.. INVERSE Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .81673 R Square .66705 Adjusted R Square .55607 Standard Error 804.99095 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 3894769.9 3894769.9 Residuals 3 1944031.3 648010.4 F = 6.01035 Signif F = .0915 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T DT -16665850.56012 6797943.975 -.816731 -2.452 .0915 (Constant) 2985.838295 723.101931 4.129 .0258 _ Dependent variable.. GTGT Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99887 R Square .99773 Adjusted R Square .99547 Standard Error 81.33907 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 5825569.1 2912784.6 Residuals 2 13232.1 6616.0 F = 440.26069 Signif F = .0023 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T DT .060973 .015660 .814256 3.894 .0601 DT**2 2.60445079E-07 2.9191E-07 .186592 .892 .4664 (Constant) 228.162440 134.692976 1.694 .2324 MÔ HÌNH 4 Dependent variable.. TNDN Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99691 R Square .99383 Adjusted R Square .99177 Standard Error 58.91641 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 1676668.6 1676668.6 Residuals 3 10413.4 3471.1 F = 483.03057 Signif F = .0002 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T DT .082049 .003733 .996909 21.978 .0002 (Constant) 233.966889 36.183189 6.466 .0075 _ Dependent variable.. TNDN Method.. INVERSE Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .67347 R Square .45357 Adjusted R Square .27142 Standard Error 554.34037 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 765202.28 765202.28 Residuals 3 921879.72 307293.24 F = 2.49014 Signif F = .2127 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T DT -1148291.228504 727679.9764 -.673473 -1.578 .2127 (Constant) 1237.180930 381.789407 3.240 .0478 _ Dependent variable.. TNDN Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99693 R Square .99388 Adjusted R Square .98775 Standard Error 71.87094 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 1676751.1 838375.57 Residuals 2 10330.9 5165.43 F = 162.30503 Signif F = .0061 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T DT .078811 .026011 .957569 3.030 .0938 DT**2 1.46031494E-07 1.1550E-06 .039957 .126 .9110 (Constant) 241.756710 75.792293 3.190 .0858 PHỤ LỤC 2: BẢNG TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN BẢNG 1: KẾT QUẢ ĐỐI VỚI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Chỉ tiêu Năm Y (triệu đồng) Lượng tăng (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (triệu đồng) Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn 2004 1911 - - - - - - - 2005 3787 1876 1876 198.17 198.17 98.17 98.17 19.11 2006 5662 3751 1875 296.28 149.51 196.28 49.51 37.87 2007 6923 5012 1261 362.27 122.27 262.27 22.27 56.62 2008 7242 5331 319 378.96 104.61 278.96 4.61 69.23 Bình quân 5105 1332.75 139.52 39.52 - BẢNG 2: KẾT QUẢ ĐỐI VỚI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Chỉ tiêu Năm Y (triệu đồng) Lượng tăng (triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (triệu đồng) Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn 2004 785 - - - - - - - 2005 1716 931 931 218.60 218.60 118.60 118.60 7.85 2006 2479 1694 763 315.80 144.46 215.80 44.46 17.16 2007 3254 2469 775 414.52 131.26 314.52 31.26 24.79 2008 3895 3110 641 496.18 119.70 396.18 19.70 32.54 Bình quân 2425.8 777.5 149.25 49.25 - PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN BẰNG SPSS THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Curve Fit MODEL: MOD_1. _ Dependent variable.. GTGT Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .97273 R Square .94620 Adjusted R Square .92827 Standard Error 600.67229 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 19038480.4 19038480.4 Residuals 3 1082421.6 360807.2 F = 52.76635 Signif F = .0054 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1379.800000 189.949256 .972730 7.264 .0054 (Constant) 965.600000 629.990413 1.533 .2229 _ Dependent variable.. GTGT Method.. INVERSE Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .95716 R Square .91616 Adjusted R Square .88821 Standard Error 749.88132 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 18433936.0 18433936.0 Residuals 3 1686966.0 562322.0 F = 32.78182 Signif F = .0106 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -6617.977825 1155.869497 -.957162 -5.726 .0106 (Constant) 8127.209873 625.369433 12.996 .0010 _ Dependent variable.. GTGT Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99777 R Square .99554 Adjusted R Square .99108 Standard Error 211.78817 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 20031193.5 10015596.8 Residuals 2 89708.5 44854.2 F = 223.29214 Signif F = .0045 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 2977.514286 346.157288 2.099086 8.602 .0132 Time**2 -266.285714 56.602769 -1.148048 -4.704 .0423 (Constant) -898.400000 454.235018 -1.978 .1866 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Curve Fit MODEL: MOD_2. _ Dependent variable.. TNDN Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99796 R Square .99592 Adjusted R Square .99456 Standard Error 90.69803 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 6018656.4 6018656.4 Residuals 3 24678.4 8226.1 F = 731.65072 Signif F = .0001 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 775.800000 28.681237 .997956 27.049 .0001 (Constant) 98.400000 95.124900 1.034 .3770 _ Dependent variable.. TNDN Method.. INVERSE Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .92615 R Square .85775 Adjusted R Square .81034 Standard Error 535.30355 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 5183685.1 5183685.1 Residuals 3 859649.7 286549.9 F = 18.08999 Signif F = .0238 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -3509.421859 825.118624 -.926149 -4.253 .0238 (Constant) 4028.435982 446.420610 9.024 .0029 _ Dependent variable.. TNDN Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99986 R Square .99973 Adjusted R Square .99946 Standard Error 28.58171 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 6041701.0 3020850.5 Residuals 2 1633.8 816.9 F = 3697.87937 Signif F = .0003 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1019.228571 46.715395 1.311092 21.818 .0021 Time**2 -40.571429 7.638784 -.319167 -5.311 .0337 (Constant) -185.600000 61.300944 -3.028 .0940 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ SO SÁNH SE CỦA CÁC MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Năm Yt Mô hình dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân Y^n+l=7242+1332.75*l Mô hình dựa vào tốc độ phát triển bình quân Y^n+l=7242*1.3952l Hàm xu thế l Y^n+l e2t l Y^n+l e2t 2004 1911 -4 1911.00 0.00 -4 1911.23 0.05 2005 3787 -3 3243.75 295120.56 -3 2666.55 1255416.65 2006 5662 -2 4576.50 1178310.25 -2 3720.37 3769945.30 2007 6923 -1 5909.25 1027689.06 -1 5190.65 3001023.81 2008 7242 0 7242.00 0.00 0 7242.00 0.00 SSE=∑e2t 2501119.88 8026385.81 89708.5 SE 790.75 1416.54 211.788 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Năm Yt Mô hình dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân Y^n+l=3895+777.5*l Mô hình dựa vào tốc độ phát triển bình quân Y^n+l=3895*1.4925l Hàm xu thế l Y^n+l e2t l Y^n+l e2t 2004 785 -4 785.00 0.00 -4 784.96 0.00 2005 1716 -3 1562.50 23562.25 -3 1171.56 296415.19 2006 2479 -2 2340.00 19321.00 -2 1748.55 533552.93 2007 3254 -1 3117.50 18632.25 -1 2609.72 415102.85 2008 3895 0 3895.00 0.00 0 3895.00 0.00 SSE=∑e2t 61515.50 1245070.96 1633.8 SE 124.01 557.91 28.582 PHỤ LỤC 5: BẢNG TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Đơn vị Số hộ (h) Thuế bình quân (t) Thuế Giá trị gia tăng (T) 2007 2008 2007 2008 2007 2008 t0h1 Đội 1 5549 5404 0.598 0.653 3320 3528 3233 Đội 2 2206 2291 0.645 0.643 1422 1474 1477 Đội 3 2016 1875 0.402 0.419 810 786 753 Đội 4 906 851 0.614 0.702 556 597 522 Chợ ga 3030 3255 0.269 0.263 815 857 876 Tổng 13707 13676 0.505 0.530 6923 7242 6861 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Đơn vị Số hộ (h) Thuế bình quân (t) Thuế Thu nhập doanh nghiệp (T) 2007 2008 2007 2008 2007 2008 t0h1 Đội 1 5549 5404 0.281 0.351 1560 1897 1519 Đội 2 2206 2291 0.303 0.346 669 792 695 Đội 3 2016 1875 0.189 0.226 381 423 354 Đội 4 906 851 0.288 0.377 261 321 245 Chợ ga 3030 3255 0.126 0.142 383 462 411 Tổng 13707 13676 0.237 0.285 3254 3895 3225 MỤC LỤC Lời mở đầu trang 1 Phần một: Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích doanh thu Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp và một số phương pháp phân tích thống kê 1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê 3 1.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu 3 1.1.2. Yêu cầu 3 1.1.3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu 3 1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.1. Thuế giá trị gia tăng 4 1.2.1.1. Khái niệm 4 1.2.1.2. Căn cứ tính thuế GTGT 5 1.2.1.3. Thời điểm xác định thuế GTGT 7 1.2.1.4. Phương pháp tính thuế GTGT 7 1.2.1.5. Thuế suất thuế GTGT 11 1.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 13 1.2.2.1. Khái niệm 13 1.2.2.2. Căn cứ tính thuế TNDN 14 1.2.2.3. Phương pháp tính thuế TNDN 15 1.2.2.4. Thuế suất thuế TNDN 22 1.3. Một số phương pháp phân tích thống kê 23 1.3.1. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan 23 1.3.1.1. Nhiệm vụ của phân tích hồi quy và tương quan 23 1.3.1.2. Hồi quy và tương quan giữa hai tiêu thức số lượng 24 1.3.1.3. Hồi quy và tương quan tuyến tính bội 24 1.3.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian 24 1.3.2.1. Khái niệm 25 1.3.2.2. Phân tích đặc điểm của hiện tượng qua thời gian 27 1.3.2.3. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 29 1.3.3. Phương pháp dự đoán 29 1.3.3.1. Khái niệm 29 1.3.3.2. Một số phương pháp dự đoán thống kê đơn giản 31 1.3.4. Phương pháp chỉ số 31 1.3.4.1. Khái niệm chỉ số và hệ thống chỉ số 32 1.3.4.2. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số 33 1.3.4.3. Hệ thống chỉ số phân tích chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức 35 Phần hai: Phân tích thống kê biến động doanh thu thuế của Chi cục thuế Quận Ngô quyền- Hải phòng giai đoạn 2004-2008 2.1. Đặc điểm, tình hình hoạt động của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền- Hải phòng 35 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền- Hải Phòng 36 2.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ của Chi cục thuế 36 2.1.3. Thực trạng, nguyên nhân và kết quả chi cục đạt được 36 2.1.4. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Chi cục trong năm 2009 37 2.2. Phân tích thống kê biến động doanh thu thuế của Chi cục giai đoạn 2004-2008 2.2.1. Phân tích mối liên hệ giữa số hộ tham gia sản xuất kinh doanh, doanh thu chịu thuế với doanh thu thuế 41 2.2.2. Phân tích biến động của doanh thu thuế giai đoạn 2004-2008 44 2.2.2.1. Phân tích đặc điểm biến động của doanh thu thuế 44 2.2.2.2. Phân tích xu hướng phát triển cơ bản của doanh thu thuế 47 2.2.3. Dự đoán doanh thu thuế trong 2 năm tới 47 2.2.4. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu thuế 49 2.2.4.1. Biến động của doanh thu thuế GTGT 49 2.2.4.2. Biến động của doanh thu thuế TNDN 54 2.2.5. Phân tích tình hình thực hiện thuế trong 3 năm gần đây 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 PHỤ LỤC 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2122.doc
Tài liệu liên quan