Đề tài Văn hoa văn minh Trung Quốc

Mở Đầu Trung Quốc, đất nước rộng lớn nằm ở phía Đông châu Á, bờ tây Thái Bình Dương. Địa hình Trung Quốc rất phong phú với nhiều khu vực ruộng đất bao la, phì nhiêu màu mỡ cùng nhiều dãy núi lớn nhỏ chạy ngang dọc khắp toàn đất nước. Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại hình thành sớm nhất. Lịch sử Trung Quốc đã trải qua nhiều triều đại, theo các tư liệu thì triều đại đầu tiên là nhà Hạ, nhưng người đầu tiên thống nhất Trung Quốc lập nên một quốc gia là Tần Thuỷ Hoàng.Chế độ phong kiến của Trung Quốc gồm các nhà nước Tần-Hán-Tuỳ-Đường-Tống-Nguyên-Minh-Thanh. Như đã nói trên, đây là đất nước rộng lớn, đất đai màu mỡ kết hợp với sự phì nhiêu, dồi dào của các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.Từ lâu, đã tạo cho Trung Quốc rất nhiều những nét đẹp văn hoá mang phong cách rất riêng của đất nước này, từ văn hoá vật chất như ăn, ở, mặc, đi lại đến văn hoá tinh thần như văn chương, kĩ thuật, nghệ thuật . Nhưng có lẽ độc đáo và mang “cái tôi” của dân tộc nhiều nhất và đáng kể đến đó chính là Rượu - văn hoá rượu. Đây một trong những điểm nổi bật làm cho ta phải nghĩ ngay đến Trung Quốc. Rượu được xem là một trong những phát minh lớn của Trung Quốc (la bàn, thuốc súng, giấy, nghề in và rượu). Rượu đã có lịch sử lâu đời cách đây 6000-7000 năm từ thời thần Nông, ông vua truyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược. Vì thế, việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu. Nếu ai đã từng làm quen với những bộ lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa như: "Tam Quốc chí", "Tây Hán chí", "Thủy Hử truyện" . đều thấy rượu là thức uống quan trọng làm tăng thêm hào khí của những câu chuyện dã sử. Hay tiếng tăm của một số thi nhân, nho sĩ cũng gắn liền với rượu như: Lý Bạch là người từng được mệnh danh là thi tiên, là tửu thánh và tục truyền ông say rượu nên nhảy xuống sông ôm bóng trăng chết đuối, Lưu Linh đời Tam Quốc cũng được sách vở nhắc đến nhiều với tài uống hàng trăm chén mà không say. Ngay trong các huyền thoại, không hiếm những tiên đồng ngọc nữ vì vô ý làm vỡ chén lưu ly của Ngọc Hoàng mà bị đày xuống trần. Đủ nói lên rằng văn hóa uống rượu đã đi sâu vào Thế giới tâm linh cũng như Thế giới trần thực của người Trung Quốc. Tìm hiểu về văn hóa rượu cũng chính là con đường đi đến khám phá những nét đẹp trong nền văn hóa Trung Hoa đồ sộ qua mấy nghìn năm lịch sử. MỤC LỤC Mở Đầu 1 Nội dung 3 Chương I : Giới thiệu chung về rượu Trung Quốc 3 1. Nguồn gốc rượu Trung Hoa 3 1.1 Các truyền thuyết,giả thiết về nguồn gốc rượu 3 1.2 Những nghiên cứu của khảo cố học 4 2. Rượu Trung Hoa 5 2.1 Nguyên liệu chính và Cách nấu rượu 5 2.2 Danh tửu Trung Hoa 6 2.2.1 Mao đài tửu và Ngũ Lương Dịch 6 2.2.2 Các danh tửu khác 8 2.2.3 Rượu thuốc Trung Quốc 9 Chương II : Văn Hóa Rượu Trung Quốc 11 1. Rượu và tửu khí 11 2. Các quảng cáo rượu và chợ rượu 12 2.1 Các hình thức quảng cáo 12 2.2 Tửu tứ, tửu lầu 12 3. Tửu đức, tửu lễ và tửu lệnh của người xưa 13 3.1 Tửu đức,tửu lễ 13 3.2 Tửu lệnh 14 4. Thưởng rượu 14 5. Rượu trong văn hóa nghệ thuật Trung Hoa 15 5.1 Rượu và mỹ học 15 5.2 Rượu và văn chương 15 5.3 Rượu và thư họa 17 5.4 Rượu và âm nhạc 17 5.5 Rượu và kinh kịch: 17 5.6 Rượu trong võ thuật và điện ảnh Trung Hoa: 18 6. Rượu trong đời sống của người Trung Quốc 19 7. Liên hệ Việt Nam 20 Kết luận 23 Tài liệu tham khảo 24 Một số tửu khí 25

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn hoa văn minh Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu T rung Quốc, đất nước rộng lớn nằm ở phía Đông châu Á, bờ tây Thái Bình Dương. Địa hình Trung Quốc rất phong phú với nhiều khu vực ruộng đất bao la, phì nhiêu màu mỡ cùng nhiều dãy núi lớn nhỏ chạy ngang dọc khắp toàn đất nước. Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại hình thành sớm nhất. Lịch sử Trung Quốc đã trải qua nhiều triều đại, theo các tư liệu thì triều đại đầu tiên là nhà Hạ, nhưng người đầu tiên thống nhất Trung Quốc lập nên một quốc gia là Tần Thuỷ Hoàng.Chế độ phong kiến của Trung Quốc gồm các nhà nước Tần-Hán-Tuỳ-Đường-Tống-Nguyên-Minh-Thanh. Như đã nói trên, đây là đất nước rộng lớn, đất đai màu mỡ kết hợp với sự phì nhiêu, dồi dào của các dòng sông lớn, đặc biệt là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang.Từ lâu, đã tạo cho Trung Quốc rất nhiều những nét đẹp văn hoá mang phong cách rất riêng của đất nước này, từ văn hoá vật chất như ăn, ở, mặc, đi lại đến văn hoá tinh thần như văn chương, kĩ thuật, nghệ thuật... Nhưng có lẽ độc đáo và mang “cái tôi” của dân tộc nhiều nhất và đáng kể đến đó chính là Rượu - văn hoá rượu. Đây một trong những điểm nổi bật làm cho ta phải nghĩ ngay đến Trung Quốc. Rượu được xem là một trong những phát minh lớn của Trung Quốc (la bàn, thuốc súng, giấy, nghề in và rượu). Rượu đã có lịch sử lâu đời cách đây 6000-7000 năm từ thời thần Nông, ông vua truyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược. Vì thế, việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu. Nếu ai đã từng làm quen với những bộ lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa như: "Tam Quốc chí", "Tây Hán chí", "Thủy Hử truyện"... đều thấy rượu là thức uống quan trọng làm tăng thêm hào khí của những câu chuyện dã sử. Hay tiếng tăm của một số thi nhân, nho sĩ cũng gắn liền với rượu như: Lý Bạch là người từng được mệnh danh là thi tiên, là tửu thánh và tục truyền ông say rượu nên nhảy xuống sông ôm bóng trăng chết đuối, Lưu Linh đời Tam Quốc cũng được sách vở nhắc đến nhiều với tài uống hàng trăm chén mà không say. Ngay trong các huyền thoại, không hiếm những tiên đồng ngọc nữ vì vô ý làm vỡ chén lưu ly của Ngọc Hoàng mà bị đày xuống trần. Đủ nói lên rằng văn hóa uống rượu đã đi sâu vào Thế giới tâm linh cũng như Thế giới trần thực của người Trung Quốc. Tìm hiểu về văn hóa rượu cũng chính là con đường đi đến khám phá những nét đẹp trong nền văn hóa Trung Hoa đồ sộ qua mấy nghìn năm lịch sử. Nội dung Chương I : Giới thiệu chung về rượu Trung Quốc 1. Nguồn gốc rượu Trung Hoa Các truyền thuyết,giả thiết về nguồn gốc rượu Rượu có từ bao giờ? Có từ trước khi có loài người? Theo chữ tượng hình và suy luận của Trung Quốc, chữ Tửu là rượu gồm 2 bộ phận. Một bộ phận là chữ Thuỷ là nước, ghép với bộ phận là chữ Dậu. Chữ Dậu có nghĩa là rượu lên men. Hai chữ được ghép với nhau có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành rượu . Chữ Dậu ghép thêm chữ Tích là để lâu, thành ra chữ Thố, nghĩa là Giấm. Người ta đã đưa ra nhiều truyền thuyết và giả thiết khác nhau. Có những giả thiết mộc mạc và đơn giản . Sách Tử đào tạp xuyết ghi, Hoàng sơn có nhiều vượn khỉ, mùa xuân và mùa hạ hái hoa quả về để trong vách đá,ủ thành rượu, hương phát ra,thơm khắp nơi. Thuyết vượn và khỉ tạo ra rượu ,ủ rượu mới nghe qua có vẻ hoang đường nhưng xét kỹ cũng có những điều hợp lý. Vì trong núi sâu có nhiều hoa quả khi chín tự rơi rụng ,nhiều quả chín lên men biến thành rượu… Theo các nhà nghiên cứu ,vượn khỉ chỉ tạo ra rượu một cách ngẫu nhiên . Từ sự ngẫu nhiên ấy mà con người đã học tập để phát minh ra rượu. Có những quan niệm khác thì đơn giản hơn mang màu sắc thần tiên như cho rằng trên trời có sao Rượu ,Tửu tinh ,thì dưới hạ giới có rượu ,người tạo ra rượu chính là Thượng đế. Nhưng có hai truyền thuyết đáng chú ý là Nghi Địch và Đỗ Khang –những người phát minh ra rượu. Sách Chiến Quốc sách của Lưu Hướng,đời Tây Hán (666 TCN) nói: Con gái của vua Vũ là Nghi Địch làm rượu ngon, đem dâng cho vua, Vũ uống vào thấy ngọt,khen ngon nhưng lại truyền không cho Nghi Địch làm rượu nữa vì sợ người đời sau sa đà mà làm mất nước. Còn theo sách Bác vật chí cuả Trương Hoa ,đời Tây Tấn cho rằng : Đỗ Khang, đời Hán đã phát minh ra rượu là bậc thầy trong nghề làm rượu . Thuyết này mang đậm màu sắc dân gian hoặc dựa vào truyền thuyết dân gian để lập luận vì trong dân gian có những con sông ,hòn đá,thôn trang tên là Đỗ khang. Ở Nhữ Dương,Hà Nam thì lại có một hòn đá lớn gọi là đá Đỗ Khang,còn có một thôn gọi là Đỗ Khang tiên trang. Đỗ Khang nấu rượu ngon ,đến nổi Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng mời lên thiên đình để nấu ngự tửu. Sau đó đến đời Tấn ,Đỗ Khang mới phụng chỉ xuống trần lập tửu quán ở Long Môn Sơn gần thành Lạc Dương . Lúc ấy,có Lưu Linh –đồng tử của Vương Mẫu xuống trần. Lưu Linh uông mấy đấu rượu cũng không hề say,được phong là thánh rượu . Nhưng khi đến tửu quán của Đỗ Khang uống mới ba chén đã say khướt,say đến 3 năm mới tỉnh. Vì thế có câu :”Đỗ Khang túy Lưu Linh”.Có thể nói rằng, Đỗ Khang là người có kinh nghiệm có tay nghề nấu rượu cao lương ngon,được mọi người ca ngợi. Bên cạnh đó, nhân vật này còn được nhiều người phủ lên những truyền thuyết làm cho nhân vật này trở nên huyền ảo, đậm màu sắc thần kỳ. Những nghiên cứu của khảo cố học Dựa theo khảo cổ học, các nhà nghiên cứu cho rằng rượu đã ra đời cách đây từ rất lâu từ thời Tân Thạch Khí ,cách đây 7 đến 8 nghìn năm với hai loại rượu là rượu quả (quả tửu ) và rượu sữa(thế lạc). Quả tửu ,có lẽ do người ta hái hoa quả về trữ lâu ngày hoa quả lên men ngẫu nhiên trở thành rượu. Từ đó ,con người ngày càng có kinh nghiệm phát minh loại rượu quả. Thế Lạc ,người ta suy luận rằng thời đó săn bắt được thú có sữa dùng không hết để lâu lên men thành rượu. Trải qua năm tháng người ta chế ra rượu sữa. Hai loại rượu này được xem là thủy tổ của các loài rượu. Trong thời gian gần đây,các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở huyện Phượng Tường,Thiểm Tây năm 1983, được 1 bình đựng rượu,4 cái chén nhỏ,1 cái chén cao,dùng để uống rượu và 1 cái hồ lô đựng rượu . Các nhà nghiên cứu cho rằng cách đây 5800-6000 năm. Trải qua thời gian dài,từ Nhà Hạ phát hiện ra rượu đầu tiên đến các triều Ân-Thương đã chế các loại mỹ tửu dùng trong việc tế tự. Đến nhà Chu, rượu mới được phổ biến,phân loại và có nhiều tên gọi khác nhau như Nguyên tửu,Trừng Thanh… Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc trở về sau dân tộc Trung Hoa đã định cư với nền nông nghiệp khá phát triển tạo nên những nguyên liệu của rượu và nghề làm gốm cũng tiến bộ đã hình thành nên nền văn hóa rượu. 2. Rượu Trung Hoa 2.1 Nguyên liệu chính và Cách nấu rượu Rượu không chỉ bình đạm,tự nhiên,ngọt ngào trong đó còn có chua cay cả đoạn trường và khổ lụy. Nhưng cũng có lúc hương vị của rượu làm cho con người ngây ngất và thăng hoa. Có 3 thành phần nguyên liệu chính tạo nên các đặc tính của các loại rượu Trung Hoa là ngũ cốc, nước, và bánh men rượu . Các nguyên liệu khác có thể làm thay đổi màu sắc và mùi vị của rượu trong sản phẩm sau cùng cũng có thể được thêm vào sau đó. Rượu Trung Hoa theo phong tục được làm từ ngũ cốc, rượu chính là con đẻ của nền nông nghiệp,nói một cách khác từ công sức con người lao động mới có nên bầu rượu. Từ các loại ngũ cốc ,người ta tạo nên men rượu (gọi là khúc) ,quyết điịnh đến phẩm chất ,hương vị của rượu .Sách Tiếu thư ghi lại rằng, muốn làm được tửu phải dùng đến duy khúc nghiệt. Nghiệt là chồi ,mầm của ngũ cốc,mạch nha và cốc nha. Men rượu nổi tiếng có đến 8 loại ,men loại bánh ,gọi là phu (trấu cám) là được dùng nhiều nhất. Ngoài ra, người ta còn chế men và cho thực vật để làm tửu dược. Đặc biệt, thời Bắc Ngụy ,đã chế men dưới dạng nước,gọi là lự dịch (lự là lọc),chứng tỏ việc ứng dụng vi sinh học của thời đó cũng rất cao.Trải qua thời gian, với những bước cải tiến từ lên men khô đến hồng khúc môi ,kỹ thuật phức tạp và khác nhau. Ngày nay,có 3 loại men rượu chính là đại khúc,tiểu khúc và phu khúc- men lớn,men nhỏ,men trấu cám. Các loại men rượu này đã được truyền bá rộng rãi đến các nước đồng văn như Nhật Bản,Triều Tiên hay các nước khác như ở vùng Đông Nam Á. Nước là 1 thành phần quan trọng trong việc sản xuất rượu, không chỉ đơn thuần nó giúp gạo ngậm nước và giúp việc lên men rượu xảy ra, mà nó còn góp phần vào hương vị và chất lượng của rượu. Nhiều khu vực nổi tiếng không những chỉ vì loại rượu được sản xuất tại đó mà con cả mùi vị và chất lượng của nguồn nước tại đó. Rượu của Người Trung Hoa được tạo nên bằng cách chưng cất . Rượu cất theo lối cũ chỉ có chừng 15 đên 16% alcohol và phải mất một thời gian chừng ba tháng từ khi bắt đầu sửa soạn gạo tới khi nấu xong. Rượu nấu xong còn phải để từ 6 tháng tới 1 năm. Ngày xưa,người ta chỉ tự nấu lấy rượu để uống trong nhà nhưng hiện nay rượu trở thành một loại kỹ nghệ quan trọng sản xuất. Rượu Tàu về cách chế tác ,gạo đồ thành xôi,có thể bằng nước lạnh hay chỉ để ngoài trời cho hạ nhiệt độ. Đôi khi người ta cũng dùng rượu cũ ,đã cất từ lâu,bỏ thêm men để thành rượu mới. 2.2 Danh tửu Trung Hoa 2.2.1 Mao đài tửu và Ngũ Lương Dịch Mao đài tửu Nói đến rượu của dân tộc Trung Hoa,có lẽ ta phải nói tới rượu Mao Đài đầu tiên. Rượu Mao Đài là một trong những loại rượu trắng nổi tiếng nhất của Trung Quốc ,cũng như là trên thế giới. Nó là thứ đồ uống không thể thiếu được trong các bữa tiệc chiêu đãi khách quý. Ở Trung Quốc,rượu Mao Đài được tôn vinh là loại rượu “đệ nhất mỹ tửu”. Tên của loại rượu này được lấy theo tên quê hương của nó- thị trấn Mao Đài, thành phố Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Nơi đây có con sông Xích Thủy với dòng nước trong vắt suốt 4 mùa từ trong hang núi chảy qua. Rượu Mao Đài được sản xuất trực tiếp từ nước sông Xích Thủy và chính nó đã làm thành hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị của rượu Mao Đài : “Chất rượu thuần tuý, hương vị kéo dài, không gây nhức đầu, gắt cổ”. Đây chính là lý do tại sao, đối với đất nước Trung Quốc, rượu Mao Đài luôn là số 1 và được coi là “quốc tửu”. Lịch sử phát triển của rượu Mao Đài tính đến nay đã hơn 2.000 năm, song loại rượu Mao Đài được biết đến ngày nay lại có xuất xứ từ thời nhà Thanh và chỉ thực sự nổi tiếng khắp thế giới từ năm 1915. Rượu Mao Đài được chế biến từ những loại nguyên liệu tốt nhất như lúa mỳ và cao lương sau khi được ủ lên men ,phân ra làm tám lần chưng cất. Mỗi tháng thì chưng cất một lần. Rượu muốn ủ ngon thì cần phải đựng trong bình gồm và cất giữ mấy năm liền,mới có thể lấy ra để uống đươc. Thời gian để ủ rượu Mao Đài nhiều nhất là khoảng từ 5 tới 6 năm .Rượu khi mới mở nút ra ,thì hương thơm bay khắp phòng. Việt Nam ta có câu :vô tửu bất thành lễ-không có rượu thì không thể gọi là lễ nghi được,nhiều người Trung Quốc lại nói,vô tửu bất Mao Đài . Tức lúc lễ lạc ,biếu xén ,tặng nhau ,phải dùng rượu Mao Đài .Rượu Mao Đài không những người Trung Hoa thích mà con được xuất khẩu đến 50 nước trên thế giới. Có nhà thơ đã nói rằng: Phong lai cách tường tam gia túy Vũ qua khai bình thập lý phương (Mùi hương theo gió bay xa Cách bờ tường nọ,ba nhà khướt say) Ngũ lương dịch Rượu có lịch sử 600 năm bắt đầu từ thời nhà Minh. Ngũ lương dịch do các vùng Kim Sa Hà,Dân giang,Trường giang,thuộc tỉnh Tứ Xuyên sản xuất. Ban đầu rượu có tên thường gọi là Tạp Lương Tửu nhưng sau này có một nhà văn tên là Dương Huệ cho rằng tên đó nghe không văn nhã lắm,nên đổi tên là Ngũ Lương Dịch. Khi mở vò rượu thì hương nồng bốc lên,khi uống hương rượu vẫn lưu luyến ở cổ họng,vị ngọt thuần hậu,làm cho tinh thần sảng khoái,uống cả vò rượu cũng không say. Những người làm rượu rất chú trọng đến nguồn nước,nguồn nước quyết định đến phẩm chất của ngũ lương dịch . Nước trong veo của Dân Mân Giang,từ xưa đến nay được xem là tim của các dòng sông,chính là cái hồn của rượu Ngũ Lương Dịch. Ngũ Lương Dịch vừa ngon lại có lịch sử lâu đời và được đầu tư cho việc quảng cáo nên người trong nước rất ưa chuộng. Rượu Ngũ Lương Dịch không những đi vào thơ văn mà con đi vào đời sống người dân Trung Hoa, trở thành một nét văn hóa đặc sắc của đất nước này. 2.2.2 Các danh tửu khác Mỗi vùng đều có một loại rượu nổi tiếng,có cách thức chế biến khác nhau. Họ có những loại riêng đã nổi tiếng từ lâu : Ô trình tửu : rượu sản xuất tại Ô Trình, nay thuộc huyện Ngô Hưng,Chiết Giang,vẫn được thiên hạ cho rằng đây là loại rượu ngon của Trung Hoa Phần tửu : do Hạnh Hoa thôn,phủ Phần Châu,Phần Dương thành sản xuất. Được người đời gọi là cam tuyền giai nhưỡng hay dịch thể bảo thạch. Phần tửu là rượu ngon của đất Sơn Tây và cũng là một loại rượu danh tiếng của Trung Hoa đã có hơn 1500 năm. Rượu Phần có mùi thơm,uống vào có hậu vị được nấu bằng cao lương nổi danh của thôn Hạnh Hoa và nước suối Cam Tuyền. Thiệu Hưng tửu: là một loại rượu nếp nổi tiếng nhất của Trung Hoa. Rượu Thiệu Hưng phải để ít nhất là ba năm mới cho vào bình ,thường hâm lên trước khi uống. Nếu rượu để trên 5 năm ,người ta gọi là Trần Niên tửu , hương càng nồng và thơm. Cũng có sách chép là rượu Thiệu Hưng nấu cho khi sanh con trai thì gọi là Trạng Nguyên Hồng,cho con gái thì gọi là Nữ Nhi Hồng ,dùng trong dịp đội mũ hay cài trâm (là một lễ khi họ đến tuổi trưởng thành). Hồng Lộ tửu : Vốn là đặc sản của hai đất Mân Đài( Phúc Kiến và Đài Loan),hương rất thơm ,vị lại ngon. Rượu này dùng gạo nếp trộn với gạo đang lên men,ủ kín,sau đó mới cất vào bình tàng trữ trong khoảng từ 3 đến 8 năm. Rượu càng để lâu thì càng đậm đà nên người ta gọi là Bát Niên Hồng Lão Tửu. Phúc tửu : là loại rượu cất theo phương pháp của tỉnh Phúc Kiến,dùng gạo nếp ,tiểu mạch,sau khi nấu xong phải bỏ thịt gà vào ngâm,để một năm trước khi cho vào bình. Hoa điêu tửu: gốc từ rượu Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang,đã có từ nhiều ngàn năm và là một loại danh tửu của Trung Hoa. Người ta chọn loại gạo ngon nấu thành rượu,để lâu có màu vàng. Theo Lâm Ngữ Đường ,ông giải thích hoa điêu tửu cũng chỉ là rượu Thiệu Hưng nhưng là một loại rượu mà người ta nấu lên khi sanh một đứa con gái,để sau này khi cô ta đi lấy chồng sẽ đem ra đãi khách và hoa điêu chỉ để miêu tả những hình vẽ trang trí trên bình rượu hơn là loại rượu. 2.2.3 Rượu thuốc Trung Quốc Sách xưa ghi Rượu có vị cay đắng ngọt, tính nóng và có thể thông huyết mạch. Chính vì thế mà người xưa đã biết dùng Rượu để chiết suất thuốc và dẫn thuốc trong cơ thể. Văn tự giáp cốt (chữ viết trên xương và mai rùa) thời cổ ở Trung Quốc có chép “ngâm thuốc vào rượu”, đó là nói đến loại rượu thuốc có hương vị thơm ngon dùng vào việc cúng tế và chữa bệnh. Thần y Hoa Đà là người đã sử dụng rượu để gây mê thực hiện phương pháp mổ đầu tiên. Hai phương rượu thuốc sớm nhất được ghi trong các y thư cổ là “Kê thỉ lễ” (Nội kinh) và “Hồng lam hoa tửu” (Kim quỹ yếu lược). Các sách thuốc kinh điển khác như Thương hàn tạp bệnh luận, Trửu hậu bị cấp phương, Thánh tễ tổng lục... đều đã đề cập đến rượu thuốc trên mọi phương diện. Đặc biệt, cuốn Bản thảo cương mục đã ghi lại kinh nghiệm sử dụng men rượu, rượu trắng, rượu nho, bã rượu, rượu ủ... trong hầu hết các chuyên khoa lâm sàng như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa và ngũ quan khoa. Các loại rượu thuốc đươc ứng dụng rất nhiều như : Vân nam xà tửu : trong y học từng nghiên cứu các loài động vật để làm thuốc trong đó có các loại rắn . Theo các nhà nghiên cứu ,rắn có nhiều chất dinh dưỡng,phong phú công dụng bồi bổ cơ thể ngừng đau thanh nhiệt Hoa đài bổ tửu cùng quê hương vơi rượu Mao Đài được thêm các dược liệu chế thành rượu bổ Hùng tàm nga đại bổ tửu được gọi là thần trùng quốc bảo ,dành cho cung đình ,có công dụng trị liệu thần kinh suy nhược… Trúc diệp thanh :là loại rượu nổi tiếng đất Sơn Tây,nấu bằng cao lương,tiểu mạch và đậu xanh cùng một số dược thảo. Sau khi thành rượu lại đem ngâm thuốc bắc và lá tre Ngũ gia bì: dùng cao lương nấu với thuốc bắc,thêm mật ong,mạch nha làm cho thân thể khỏe mạnh Hổ cốt tửu : dùng rượu trắng để ngâm thuốc bắc có thể trị được bệnh đau nhức,phong thấp. Chương II : Văn Hóa Rượu Trung Quốc Rượu và tửu khí Người Trung Hoa quan niệm, uống rượu phải biết dùng đồ đựng rượu, từng lọai rượu với từng lọai chén, “mỹ tửu phối hảo bôi”. Nghề làm đồ dùng rượu , gọi là tửu khí hoặc tửu cụ qua các thời đại không ngừng phát triển. Thời đại Tân thạc khí: Năm 1983, khảo cổ tìm thấy ở Thiểm Tây 5 cái chén uống rượu và một hồ lô đựng rượu bằng gốm, được xác định là xuất hiện cách đây 5800-6000 năm. Thời nhà Chu: Người ta dùng đồng xanh là tửu cụ. Những cổ vật này được tìm thấy ở huyện Giang Đồng, Triết Giang. Thời Xuân Thu: Đồ gốm sứ phát triển nên chậu đựng rượu và chén rượu xuất hiện khá nhiều. Thời Tần – Hán: Xuất hiện chén uống rượu bằng pha lê và chén uống rượu bằng ốc biển, đặc biệt là “Nhĩ bôi” (chén rượu hình tai) được nhiều người ca ngợi và ưa dùng (tìm thấy ở Vân Mộng, Hồ Bắc). Thời Tam quốc, lưỡng Tấn – Nam bắc triều: Thời kì này, thói quen uống rượu cực thịnh nên những tửu cụ này rượu rất đặc sắc và sinh động như chén rượu hình con chim, đuôi cong như sắp bay lên không trung, bầu được biến hóa đẹp mắt và tiện dụng, gọi là “chấp hồ”. Thời Tống – Nguyên: Nổi tiếng với các tửu cụ như: Ngọc hồ xuân bình, Đè lương hồ, Hàn bình, bình lăng trụ, Thang tửu hồ, thang tửu bôi…. Những vật liệu để làm tửu cụ, tửu khí thường là gỗ, tre, sừng động vật, hồ lô, vỏ ốc bằng đất nung, đồng, sứ, pha lê, ngọc, bạc, vàng, thủy tinh, sắt, nhôm… Những tửu cụ nổi tiếng của Trung Hoa: Dạ quang bôi, Uyên ương chuyển hương hồ (chén rượu có hai vòi chảy ra cùng một lựợt), Cửu Long công đạo bôi. Các quảng cáo rượu và chợ rượu 2.1 Các hình thức quảng cáo Ban đầu người ta dùng rượu để cúng bái tổ tiên, nhưng khi nông nghiệp ngày càng phát triển thì người dùng rượu và nghề bán rượu ngày càng xuất hiện nhiều, cùng với nó là những hình thức quảng cáo phổ biến tửu từ thời xưa như: dùng cờ xí, câu đối, thơ văn, chữ nghĩa… Tửu kỳ: Là cờ rượu, hay còn gọi là hoàng tửu, tửu liêm, tửu vọng, xí…. Tửu kỳ là mảnh vài, lớn nhỏ khác nhau, hai màu thường dùng là xanh hoặc trắng, trên viết chữ tửu thật to , treo cao, ngay trước quán , tung bay trong gió mời gọi khách. “Thiên ý oanh đề lục ánh hồng. Thủy thôn sơn quách tửu kì phong” (Nhà thơ Đỗ Mục đã viết). Doanh liên và thơ: Trước quán, ngoài cờ thì thường treo Doanh liên (câu đối) là các câu thơ của các nhà thơ nổi tiếng. Những câu đối tiêu biểu như: “Lưu linh tá vấn thùy gia hảo. Lí Bạch hoàn ngôn thử xử giai”, “Nhất túy thiên nộ giải, Tam bôi vạn sự hưu”… 2.2 Tửu tứ, tửu lầu “Tửu tứ” nguyên là chợ rượu, thường gọi là tửu điếm hoặc tửu lầu, nó phản ánh nền kinh tế thành thị đã phát đạt và một trong những sinh họat của tầng lớp thị dân giàu có. Nam Tống: Các tửu lầu nổi tiếng như Hy xuân lau, Hoa Nguyệt lâu, Gia Khánh lâu… còn được ghi chép vào sách vở. Quán xá này dùng âm nhạc, trống kén rầm rộ để thu hút khách. Vào đời Lưỡng Tống, Triều đình độc quyền về làm rượu với các tửu lầu được các quán trông coi, thu rất nhiều lợi nhuận và các quan cũng trở nên giàu có. Đời Minh: Chu Nguyên Chương cho xây 10 tửu lầu ở Giang Đông, với các tên như Hạc Lâu, Túy Tiên, Âu ca, Lai Tân… mở ngày đêm đón khách. Tửu đức, tửu lễ và tửu lệnh của người xưa 3.1 Tửu đức,tửu lễ Tửu đức là đức của người uống rượu, được đề cập rất sớm trong lịch sử văn hóa Trung Hoa. Chu Công thời Tây Chu đã viết “Tửu cáo” rất nổi tiếng, ông cho rằng , Vương triều nào suy yếu hoặc thất bại có một phần lỗi ở những người uống rượu, nên người uống rượu phải biết hạn chế.Khổng Tử, thời Xuân Thu cũng từng rất chú ý đến tử đức. Ông nói uống rượu mới thành lễ, nhưng không được say sưa sinh loạn, sinh dâm… Để tửu đức được thịnh hành, thời nhà Chu có đặt một quan chức gọi là “bình dân”, chuyên lo về tửu đức. Luật nghiêm cấm uống rựou về ban đêm vì dễ phạm tửu đức hoặc “tửu hậu bất khả sắc”.Một số Vua chúa như Phù Tiên đời Tiên Tân, Nguyên Thái Tông đời Nguyên cũng có lúc ham mê uống rựợu, đã được các quan như Triệu Chỉnh, Gia Luật Sở Tài can ngăn. Để giữ gìn tửu đức thì cũng có nhiều điều cấm kị như không nên kéo dài tiệc rượu, không nên nài ép, không nên tranh chấp cãi cọ, không nên né tránh việc uống rượu, không khôi hài có ác ý, không nói phun cả rượu vào thức ăn hay không nên giả say… Cần lưu ý những điều như không ngồi chửi đổng, chửi trời, không cay nghiệt hà khắc Tửu lễ: Sách “Lễ ký” viết: Việc uống rượu là lễ, chủ vào khách bái nhau một trăm bái thì uống cả ngày cũng không say. Ý muốn nói khác mời mọc nhau chân tình, kính trọng thì không say, kính trọng nhau chính là tửu lễ. 3.2 Tửu lệnh Vua Kiệt nhà Hạ, Vua Trụ nhà Ân vì ham mê tửu sắc mà mất nước. Xuất phát từ bài học cay đắng của lịch sử, từ nhà Chu trở về sau, các Vua Chúa thường cảnh giác trong việc uống rượu và hạn chế việc uống rượu. Nhà Chu đã đặt ra một chức quan coi về việc uống rượu trong các yến tiệc và chiếu rượu của Cung đình, gọi là “Tửu chính”. Ban đầu những quy định này dùng trong Triều đình, sau lan dần ra các quan chức và cả trong dân chúng. Ngoài việc hạn chế, còn là một trò chơi, giúp cho việc uống rượu hứng thú, kéo dài bữa tiệc, gọi là “Tửu lệnh”. Theo các nhà nghiên cứu, tửu lệnh đã ra đời cách đây trên 2600 năm, phát triển, thịnh hành qua các triều đại Chiến quốc, Tần, Lưỡng hán, Tam quốc, Nam Bắc Triều, nhà Đường. Đến đời nhà Tống, thời Chu Nguyên Chương cấm rượu, thì tửu lệnh lắng xuống, đến thời Minh – Thanh thì tửu lệnh lại được khôi phục. Tửu lệnh có công dụng làm việc uống rượu gây hứng thú, làm cho cuộc vui thêm vui hơn; giảm bớt lượng rượu và say rượu; sản sinh nhiều tác phẩm văn chương và mở mang kiến thức khi đối văn, thơ… Thưởng rượu Cách thưởng rượu của người Trung Hoa đã được nâng lên thành những kĩ thuật riêng như khi mời rượu,chủ nhân phải rót đầy tràn ly vì rót vơi sẽ bị cho là không tôn trọng khách. Phải mời bậc trưởng thượng uống trước. Chủ nhân của tiệc rượu nâng ly uống rượu thì mọi người phải nâng theo, nếu ngồi trên bàn thì chủ nhân phải đứng dậy nâng cốc chúc tụng khách khứa, khi chạm cốc thì phải nhìn vào mắt người đối diện, trong tiệc rượu chỉ nên nâng cốc, chạm cốc khỏang 3 lần, tránh cho khác uống quá nhiều rượu trở nên say sưa, mất vui…..Người Trung Quốc, khi nâng cốc hoặc chạm cốc thường nói “Cung hỷ”,hay những lời chúc tụng qua lại như “Chúc ngài phúc như Đông Hải Thọ Tý Nam Sơn”. Lúc uống thì phải làm một hơi cạn ly. Không uống được thì phải nhờ người khác uống thay để giữ thể diên. Tửu lượng kém thì nên nói trước để mọi người thông cảm bằng không đến lượt uống mà từ chối sẽ bị trách là xem thường mọi người. Rượu trong văn hóa nghệ thuật Trung Hoa 5.1 Rượu và mỹ học Người Trung Hoa thường gọi rượu có tính hài hòa, u nhã , nhu hòa, tinh tế là mỹ tửu, bao hàm giá trị thẩm mỹ, cái đẹp. Cái đẹp của rượu cũng như cái đẹp ở nghệ thuật khác là cái đẹp ở hình thức, cái đẹp của nội dung được kết hợp một cách hài hòa, thành một chính thể thống nhất và tự nhiên, hồn nhiên. Đó là cái đẹp về kết cấu, sự hài hòa giữ hương và vị. Gồm 5 vị chua, ngọt, đắng, cay và chát , kết hợp lại trong sự hài hòa là cả một nghệ thuật.. Đó là cái đẹp của cá tính: Linh hồn của rượu phải có tính điển hình, phong cách riêng, cá tính riêng. Ví dụ, hương của rượu Mao Đài khác hương của rượu Tây Phong… Đó là cái đẹp của ý cảnh: Tức là rượu cũng có linh tính của trời đất, linh tính của con người. Mỗi người uống rượu có một tinh phẩm khác nhau. Có người uống rượu thì trở thành tửu tiên, thi thánh, mua bút làm thơ, ngược lại cũng có người trầm luân trong bể rượu, say sưa và hèn kém… Tóm lại, không thể không biết cái đẹp của rượu, cái đẹp của người uống rượu và cái đẹp của một tiệc rượu. 5.2 Rượu và văn chương Chữ rượu xuất hiện lần đầu được khắc trên giáp cốt văn (mai rùa, xương thú), cách đây 5-6 ngàn năm, đó là mối lương duyên giữa rượu và lịch sử, văn hóa, văn học, văn chương. Rượu có mặt trong bộ tuyển tập ca dao sớm nhất của Tung Quốc là “Kinh Thi” và nêu lên quan niệm “Túy tửu bảo đức”, tức là người quân tử say vẫn giữ được tửu đức, tửu hạnh. Nếu không có tửu thì chưa chắc đã có thi thánh Lý Bạch thơ thần Đỗ Phủ, túy ông Âu Dương Tu… Nếu không có tửu hứng chưa chắc có những bài thơ nổi tiếng như “Lương Châu từ” của Vương Hàn, “Điền viên thi tửu” của Đào Uyên Minh, “Túy hoa Nguyệt của Lý Thanh Chiếu”…. Nhà thơ Tô Đông Pha còn viết một cuốn sách tên là “Tửu Kinh” về nghệ thuật uống rượu… Và nói đến việc văn chương giao hòa với rượu, xin dẫn ra đây bài thơ tiêu biểu của Thánh thi Lý Bạch, người mà đã được kể lại 360 ngày, mỗi ngày ông uống 300 chén rượu, dù nợ nần hay kham khổ đến mấy, trên thuyền ông cũng đầy rượu “Lý Bạch đấu tửu thi bách thiên Trường An thị thượng tửu gia miên Thiên tử hô lai bất thượng thuyền Tự xưng thần thị tửu trung tiên” “Đấu rượu thơ tuôn một trăm bài Quán rượu thường say những giấc dài Vua gọi không về còn lẩm bẩm Thần là một vị tửu tiên đây” Nếu không có men rượu thì những nhân vật trong tiểu thuyết như Lưu Bị, Trương Phi, Tào Tháo, Vương Duy (“Tam Quốc chí”) mất đi phong thái hào hùng; Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm, Tống Giang, Lý Qùy (“Thủy Hử”) mất đi cốt cách ngang tàng của những hảo hán Lương Sơn Bạc; các nhân vật như Giả mẫu, Đại Ngọc (“Hồng Lâu Mộng”) mất đi vẻ sang trọng, cao nhã. Có lẽ vì thế mà các nhà nghiên cứu cho rằng, rượu như là dòng huyết quản, thấm vào trong mạch lạc của cơ thể văn chương, dưới hình thức “ý tại tửu ngoại”, ý ở ngoài rượu và được biểu hiện qua thi ca, tiểu thuyết và kho tàng điển cố. 5.3 Rượu và thư họa Rượu làm cho người nghệ sĩ thăng hoa, từ hữu pháp thành vô pháp, có thể đưa người ta đến cảnh giới vừa thực vừa mộng, tạo nên năng lực sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm bất hủ. Ví như các họa sĩ Ngô Đạo Tử, Trịnh Bản Kiều, các nhà thư pháp Trương Húc, Nhan Chân Khanh người Trung Hoa vẫn có thói quen uống rượu trước khi sáng tác. Tương truyền Trương Húc được tôn là thánh thảo, trong các tác phẩm thư pháp của ông như có hình mặt trời, mặt trăng, vạn vật…. là do ông viết trong lúc đang say rượu. Trong cuốn “Ngu sơ tân chí”, đời Thanh có nhắc đến học sĩ họ Vương sau khi uống rượu xong, vận bút như có thần, vẽ nhân vật rất sinh động. Đời Đường thì có họa sĩ Ngô Đạo Tử, họa sĩ Vương Hiệp… trước khi vẽ thường uống thật say rồi vẩy mực lên tấm lụa, khiến tác phẩm như sống trên từng thớ lụa. Các họa sĩ Trung Hoa không chỉ uống rượu để lấy cảm hứng mà còn thể hiện cái nhìn của người say qua cách nhìn sự vật, sự việc. Hòang Vinh Ngọc, một họa sĩ hiện đại đã từng tổng kết, trong 100 bức danh họa Trung Hoa thì có đến 99 bức liên quan đến việc uống rượu. 5.4 Rượu và âm nhạc Tiệc rượu từ xa xưa vẫn luôn gắn liền với âm nhạc. Âm nhạc làm cho không khí bữa tiệc trong nghiêm hoặc trở nên vui vẻ. Người ta đã nghiên cứu âm nhạc vào trong lãnh vực pha chế rượu và kinh doanh rượu. Tại Hương Cảng, Trung Quốc, có những tửu lầu đã nghiên cứu các lọai nhạc có tần suất, tiết tấu thích hợp cho các tiệc rượu. Người Trung Quốc cho rằng: Nhạc biểu hiện những sắc thái của rượu, rượu biểu hiện sự lưu động của nhạc. 5.5 Rượu và kinh kịch: Kinh kịch là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời Vua Càn Long của vương triều nhà Thanh, là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch  Những vở kinh kịch có chữ “tửu” thật nhiều, chẳng hạn: “Thanh mai chữ tửu luận anh hung” do Viện Thế Hải thủ vai chính, “Tửu cái” do Trưởng Xuân Hoa thủ vai chính, “Quý Phi túy tửu” và “Bảo thiềm tống tửu” do Mai Lan Phương thủ vai chính, và vở “Giám tửu lệnh” của Diệp Thịnh Lan… Còn các tình tiết trong kịch liên quan đến “tửu” lại càng nhiều. Chúng ta thường nghe thấy trên sân khấu các diễn viên hay hô: “Bày rượu ra”, thực tế mỗi lần như vậy là “mời khách ăn cơm”. Nhưng thường là người hầu bưng ra một chiếc mâm, bên trong đặt sẵn một bình rượu, vài chiếc cốc, chứ không hề có đũa và đồ nhắm bao giờ. Đây chính là hình thức điêu luyện trong nghệ thuật Kinh kịch. Nhưng chỉ với một lần “bày rượu ra” mà nội tâm của nó lại phong phú vô cùng. Trong một số vở kịch thần tiên cũng có nhiều cảnh diễn liên quan đến rượu, như Bát tiên quá hải gần như 8 vị trên đều uống rượu. Trong Thập bát La Hán đến Ngộ Không trên bình rượu: Bình rượu to nhất to bằng bình nước, biến đi biến lại càng trở nên nhỏ, bình rượu nhỏ nhất chỉ to bằng ngón tay cái. Người xem vô cùng thích thú, đặc biệt người nước ngoài càng thích. Bởi quá trình diễn giàu hình ảnh dễ dàng lý giải. 5.6 Rượu trong võ thuật và điện ảnh Trung Hoa: Nhắc đến nền văn hóa Trung Hoa, ngòai văn hóa uống rượu, Thế giới còn phải nghiêng mình trước văn hóa võ thuật của Trung Hoa, nơi được mệnh danh là cái nôi của nền võ thuật tinh anh nhất Thế giới. Điều độc đáo hơn là trong nền võ thuật với hàng ngàn môn phái, thế võ và quyền cước đó, người Trung Hoa đã biết kết hợp giữa võ và rượu.Người tỉnh đi võ đánh quyền còn chưa ăn ai nữa là người say, đó là suy nghĩ của không ít người về luyện tập và tỉ thí võ nghệ, hoạt động đòi hỏi con người phải bỏ ra một cường độ lao động lớn và sự tập trung, tỉnh táo cao độ. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng có một chiêu thức tên gọi Túy quyền đã hạ gục không ít võ sĩ trên võ đài tỉ thí. Túy quyền là bài quyền đặc biệt, nghệ thuật đỉnh cao trong quyền pháp mô phỏng. Nếu như Xà quyền, Hầu quyền hay Hổ hạc song hình lợi hại với những đòn, miếng võ mô phỏng các động tác của các loài mãnh thú, rắn độc hay các loài côn trùng trong tự nhiên thì Túy quyền lại hoàn toàn dựa theo những động tác, chuyển động của người say rượu. Khi đi bài Túy quyền, toàn thân người luyện võ cứ lảo đảo, lắc lư như người say rượu, ấy nhưng đối phương chớ có coi thường bởi đằng sau vẻ bề ngoài ấy là những ngón đòn thủ pháp, bộ pháp và thân pháp cực kì lợi hại. Môn võ đặc biệt này cũng được dựng thành nhiều bộ phim nổi tiếng, quảng bá cho rượu và võ thuật Trung Hoa. Đặc biệt, có những bộ phim đã trở thành huyền thọai như : “Túy quyền” do Lý Tiểu Long đóng vai chính hay “Túy quyền 2” do Thành Long thủ vai. Đây là những bộ phim đã đưa tên tuổi của diễn viên cũng như hình ảnh võ thuật Túy quyền và rượu Trung Hoa ra khắp Thế giới. 6. Rượu trong đời sống của người Trung Quốc Rượu trong văn hoá nhân loại hình như đã trở thành mẫu số chung gắn liền với nhiều hoạt động. Từ những cộng đồng nguyên thuỷ sơ khai cho đến những hội đã thấm đẫm tư duy triết học, họ đều gặp nhau ở quan niệm “Vô tửu bất thành lễ”. Đó là chưa nói đến vai trò của rượu trong các mặt của đời sống. Mà tiêu biểu là ở người Trung Hoa. Rượu là một phần không thể thiếu trong đời sống người Trung Quốc từ xưa đến nay. Ngày xưa ,người ta thường tự nấu lấy rượu để uống trong nhà. Hiện nay rượu đã trở thành một loại kỹ nghệ quan trọng sản xuất tại những hãng rượu sử dụng nhiều chuyên viên được huấn luyện kỹ càng. Rượu đã được xuất cảng sang những quốc gia khác,nhất là những nơi có đông Hoa kiều cư ngụ. Người ta dùng rượu để cúng tế, để tiếp đãi bạn bè (khi gặp gỡ hoặc khi li biệt) hoặc trong những dịp đặc biệt: tết Nguyên Đán,Tết Trùng Dương hay lễ chúc thọ, kết hôn, tang chế… Đặc biệt, ở một số vùng, gia đình khi có một đứa trẻ ra đời luôn chọn rượu ngon cho vào bình, trát kín bùn rồi chôn xuống đất, chờ đến lúc đứa trẻ trưởng thành, kết hôn sẽ đào rượu lên mời khách. Rượu là thứ văn hóa gắn bó với đời sống, nên những đồ đựng rượu cũng vô cùng phong phú. Hay đó cũng chính là minh chứng cho tới ngày nay của người Trung Quốc. Rượu vẫn luôn đồng hành cùng họ trong suốt cuộc sống hằng ngày, nó gắn với người dân như một thứ không thể thiếu. Trải qua nhiều thế hệ cùng những biến động của lịch sử, rượu luôn là bạn đồng hành đối với mỗi cá nhân và cộng đồng trong cuộc sống. Từ một loại hình văn hoá ẩm thực trong lễ hội, cũng như trong cuộc sống thường ngày, rượu trở thành một thứ kết nối vô hình giữa con người với các thế lực siêu nhiên, giúp họ có niềm tin và thêm sức mạnh để đối diện với sự khắc nghiệt của cuộc sống. Bên cạnh đó, rượu chính là sứ giả của giao tiếp, biểu hiện lên tính nhân văn của họ trước những vị khách quý, trong mối quan hệ sui gia, những cuộc kết nghĩa, hoà giải, hay những cuộc viếng thăm của anh em họ hàng ở xa và cả những người lạ mặt đến thăm. 7. Liên hệ Việt Nam Ở mỗi vùng đất,rượu lại mang những đặc trưng riêng ghi lại dấu ấn của con người ,thiên nhiên nơi đó. Với thời gian đằng đẳng ,rượu đã đi vào từng ngõ ngách cuộc sống,hình thành văn hóa rượu. Đối với người Phương Tây,rượu là mặt trời soi sáng tình bạn,mặt trăng soi sáng tình yêu,còn đối với phương Đông rượu là bạn của anh hùng,hảo hán,là người tình của thi nhân. Ngoài ẩm thực rượu của đất nước Trung Hoa nổi tiếng ,thì đất nước Việt Nam ta cũng không thua kém. Tuy chỉ là đất nước nhỏ nhưng đã có nền văn hóa rượu lâu đời mà chủng loại rượu cũng rất phong phú. Người Việt Nam đã tiếp thu những cách chưng cất rượu của người Trung Quốc, và những bài rượu thuốc,với những chợ rượu nhưng mang đậm phong cách của người dân Việt. Việt Nam có nhiều vùng cất rượu ngon nổi tiếng như là làng Vân(Bắc Ninh,Kẻ Diên(Quảng Trị),Gò đen,Củ Chi…Nhiều loại rượu được đặc chế bằng gạo,dừa ,nếp,đậu nành…khác với Trung Quốc,rượu được nấu bằng ngũ cốc,cao lương. Với những loại rượu nổi tiếng như Rượu Đế còn gọi là nước mắt quê hương. Rượu dừa chế bằng cách cấy men vào gốc dừa mới trổ ,sủi bọt nhưng ngon hơn bia. Đặc biệt, đó là loại rượu cần của các đồng bào dân tộc thiểu số . Các chất lam nên rượu không phải là thứ cao sang,cầu kỳ. Tất cả đều là sản vật của đất và nước của núi và rừng. Đó là gạo,nếp,bắp,mì … hòa quyện với chất men được cất lên từ tinh túy của một số lá cây,rễ cây rừng quý. Rượu cần có nồng độ nhẹ,hương vị nồng nàn của men lá rừng khiến ta có cảm giác lâng lâng ngây ngất,dẫu say nhưng vẫn muốn được uống thêm,vui mãi. Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết,yêu thương. Nếu như trước kia rượu cần chỉ là thứ đồ uống đặc trưng của núi rừng,của các dân tộc ít người thi ngày nay nó đã xuất hiện rất nhiều và được yêu thích tại chốn thị thành. Ở Trung Quốc,rượu không thể thiếu trong đời sống cũng như không vắng bóng trong thơ,kinh kịch,điện ảnh thì Việt Nam,rượu đã đi vào ca dao ,tục ngũ và bằng cách này hay cách khác nó đã tồn tại trong cộng đồng người Việt. Rượu gắn liền nghi lễ,là câu nói chất men để con người thổ lộ tâm tình,trao gửi nguyện ước,xem rượu như là nhuệ khí,cho sự thăng hoa,hay men và tình hòa quyện làm cho chàng trai ngất ngây: Con tằm bối rối vì tơ Anh say vì rượu,em ngẩn ngơ vì tình Thế mới hay,uống rượu là nét đáng quý của người Việt,nó bao hàm cả những phong tục đáng trân trong cả những hủ tục đáng chê cười. Có thể nói, văn hóa rượu nước ta không to lớn sống động như Trung Hoa nhưng lại mang nét đẹp chân thành,dân dã , đậm vẻ đẹp quê hương ta. Kết luận Cùng với thời gian rượu đã đi sâu vào cuộc sống và tiềm thức của mỗi người, trở thành một nét văn hóa riêng biệt của dân tộc Trung Hoa. Không những thế, nét văn hóa này còn lan rộng ra Thế giới và được nhiều nước yêu mến, đón nhận và chuyển biến cho phù hợp với nước mình. Rượu là bạn của các anh hùng, hào kiệt, rượu là người tình của thi nhân, họa sỹ…hay nói chung rượu là bạn của con người chúng ta. Uống rượu trước tiên là một sinh hoạt văn hóa, phương tiện giao tiếp, một sinh hoạt giữa con người với con người, như cố nhân có câu “Trà tam rượu tứ” hoặc “Rượu ngon phải có bạn hiền”. Rượu là chất men của thế giới văn chương, rượu là công cụ đắc lực của các nhà chính trị, rượu đi vào những trận chiến ác liệt, có chén rượu hân hoan chiến thắng, có chén rượu đắng cay mùi thất bại. Mỗi loại rượu được làm từ những cách khác nhau song đều có những ý nghĩa riêng của nó, mục đích khơi nguồn sáng tạo ở con người. Nó trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi bữa tiệc, hay đơn giản là trong cả cuộc sống thường ngày, rượu là người bạn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn là người cùng gánh vác những vất vả cuộc đời cùng con người. Song, uống rượu cũng trở thành một nghệ thuật, cũng cần có sự hiểu biết và uống cần đúng cách. Mặc dù có những mặt xấu nhất định nhưng chúng ta không thể cấm uống rượu, bởi đó là một nhu cầu, một tập quán giao tiếp trong xã hội, nhiều nơi rượu còn là phương tiện bày tỏ lòng hiếu khách. Vấn đề là mỗi khi tham gia vào bàn rượu, mỗi người hãy tôn trọng giá trị văn hóa của rượu mà giới hạn liều lượng uống và đừng lạm dụng rượu cho những mục đích xấu. Tài liệu tham khảo Gia Lộ (2009), Văn Hóa Rượu ,Nhà xuất bản văn hóa thông tin. Đông A Sáng(biên dịch),Rượu và văn hóa Trung Hoa,NXB văn hóa thông tin. 3. Will Duran, Nguyễn Hiến Lê dịch,Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa,NXB Văn hóa thông tin. 4.Các tài liệu tham khảo trên Internet: Một số tửu khí Một số loại rượu Rượu Đỗ Khang Rượu Bạch tửu Tuý quyền Rượu thuốc Trung Quốc tại Đà Nẵng MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom_4_2_bai_thi_ruou_va_van_hoa_ruou_2803.doc
Tài liệu liên quan