Đề tài VỊ THẾ ĐỒNG EURO

Đồng EURO đánh giá một bước phát triển mới của liên minh Châu Âu và hoạt động liên kết kinh tế quốc tế nói chung. Từ khi ra đời đến nay, đồng EURO đã trải qua nhiều bước thăng trầm, và đến nay, vị thế của đồng EURO ngày càng được khẳng định trên thị trường tiền tệ thế giới. Tương lai của EU đầy lạc quan sẽ là nhân tố tích cực của EU trở thành một sức mạnh mới, sức mạnh tổng hợp từ sự thống nhất tiền tệ tạo điều kiện cho Châu Âu phát triển hợp tác và cạnh tranh hiệu quả hơn vơí các nền kinh tế quốc gia đặc biệt là các khu vực kinh tế. Bên cạnh đó sự ra đời của đồng EURO cũng đã tạo ra những thác thức cho EU và các nước bên ngoài trong đó có Việt Nam. Vì vậy cần phải có sự quan tâm nghiên cứu của các nước trong và ngoài EU kể cả Việt Nam để thấy được triển vọng chung của đồng EURO và xu hướng tác động của nó đến nền kinh tế trong và ngoài EU. Tuỳ thuộc vào quan hệ với các nước EU mà xu hướng tác động có sự khác nhau. Từ đó có cách tiếp cận khác nhau và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất để tận dụng tốt nhất các cơ hội và hạn chế tối thiểu của nó tới nền kinh tế nước mình. Riêng đối với EU còn nghiên cứu không những để đưa ra giải pháp cho nền kinh tế của mình mà còn phải đưa ra các giải pháp để ngày càng nâng cao vị thế của đồng EURO.

doc54 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài VỊ THẾ ĐỒNG EURO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng hơn, không chỉ là việc viện trợ, hay những chuyến thăm viếng lẫn nhau, hoặc chỉ buôn bán hàng dệt và may mặc. Ngày 31 - 5 - 1995, xuất phát từ lợi của hai bên, Hiệp định hợp tác giữa Châu Âu và Việt Nam được ký kết (Hiệp định khung) tại Brussels gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục quy định những quy tắc chung trong quan hệ giữa hai bên. Đây là hiệp định bao hàm một nội dung hợp tác phong phú đa dạng, từ việc hai cam kết sẽ dành cho nhau quy chế tối huệ quốc trong thương mại đế việc thúc đẩy đầu tư, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, quyền sơ hữu trí tuệ, hợp tác về bảo vệ môi trường, thông tin truyền thông, kiểm soát lạm dụng ma tuý,... Ngày 7 - 7 - 1995, bản Hiệp định khung này đã được ký kết chính thức. Kể từ đó quan hệ Việt Nam - EU chuyển sang một giai đoạn mới trong phạm vi rộng hơn. Để thực hiện hiệp định chung (ký năm 1995), EU và Việt Nam đã khẳng định mục tiêu hợp tác thời kỳ 1996 - 2000 là EU tiếp tục giúp Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, đồng thời thúc đẩy tăng cường và phát triển bền vững. Sáu mục tiêu hợp tác đã được xác định cho thời kỳ này là : 1) Hỗ trợ các khu vực xã hội bị ảnh hưởng bởi việc chuyển sang kinh tế thị trường (chủ yếu là y tế và phát triển nguồn nhân lực). 2) Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến môi trường. 3) Hỗ trợ và phát triển các vùng nông thôn và miền núi ít thuận lợi nhất. 4) Tạo những điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi công nghệ ở các khu vực trọng tâm của khu vực kết cấu hạ tầng công nghiệp và kinh tế, và cho việc tăng cường buôn bán hai chiều và đầu tư của các nước EU vào Việt Nam. 5) Tiếp tục hỗ trợ các cải cách kinh tế và hành chính. 6) Hỗ trợ sự hội nhập của Việt Nam vào khuôn khổ kinh tế khu vực và toàn cầu. Hiệp định khung được ký kết đã mở ra triển vọng mới và tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển quan hệ không chỉ giữa Việt Nam và EU mà cả những nước thành viên của tổ chức này. Việc thực hiện hiệp định đã ký cũng sự công nhận quy chế đối tác và bình đẳng cùng có lợi theo đúng thông lệ quốc tế. Đây cũng được xem là khuôn mẫu cho sự hợp tác giữa nước ta và các tổ chức khu vực khác trong tương lai. Với Hiệp định Amsterdam, EU trong tiến trình nhất thể hoá hết sức đề cao "... Những nguyên tắc tự do, dân chủ, tôn trọng quyền con người...". Thấm nhuần các nguyên tắc căn bản này trong quan hệ đối ngoại. EU đã gắn vấn đề nhân quyền và dân chủ vào các chính sách hơp tác của mình. Tuy nhiên, nếu các giá trị dân chủ và quyền con người được hiểu một cách cứng nhắc không tính đến những đặc điểm văn hoá - xã hội và truyền thống dân tộc ở mỗi quốc gia cụ thể trong bối cảnh cụ thể sẽ có tác dụng ngược, cản trở sự phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi. Hiệp định khung hợp tác giữa Việt Nam và EU được xếp vào phạm trù hiệp định thuộc thế hệ thứ ba của tiến trình nhất thể hoá Châu Âu đang phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác hai bên. Tiến trình nhất thể hoá Châu Âu hiện nay với hoạt động của thị trường thống nhất, sự hình thành EMU và đồng tiền chung EURO chắc chắn có tác động nhiều mặt đến Việt Nam. Một EU mạnh hơn và mở rộng hơn sẽ là thị trường thương mại lớn bậc nhất thế giới, là nơi cung cấp các nguồn vốn dồi dào và là nơi đầu tư hấp dẫn. Hiện nay, khi Châu Á chưa thoát khỏi hẳn khủng hoảng tài chính - tiền tệ và cuộc khủng hoảng này đang tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta thì EU - một thị trường ưu thế, cần đẩy mạnh khai thác. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này ngày càng tăng nhất là các mặt hàng dệt may, giầy dép, gốm sứ mỹ nghệ, nhiều loại nông sản thô và chế biến... EU đang phát triển theo hướng mạnh hơn và mở rộng hơn. Do đó, đang và sẽ là thị trường rất có triển vọng cho các hàng hoá Việt Nam. Trong số các thành viên EU hiện nay, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước có trình độ phát triển kinh tế chưa cao cùng với một số nước Trung Đông Âu, thành viên tương lai gần của EU, sẽ là các thị trường mà các sản phẩm của ta có nhiều khả năng thâm nhập. Ngoài ra cũng phải thấy EU mạnh hơn còn là nơi cung cấp công nghệ nguồn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.1.2.2 Tác động của đồng EUR tới Việt Nam Bản Báo cáo của các Tham tán Thương Mại Liên Minh Châu Âu (EU) năm 2009 khẳng định rằng xét trên cân bằng tổng thể, EU tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong năm 2008.  Số liệu của Eurostat khẳng định rằng EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thêm vào đó, số liệu của Cục Đầu Tư Nước Ngoài cũng cho thấy EU là nhà đầu tư lớn thứ hai, xét trên tổng vốn đầu tư được giải ngân vào Việt Nam hiện đang ở mức 7 tỉ đô la Mỹ, với tỉ lệ vốn đầu tư giải ngân lên tới 60% tổng vốn đầu tư (mà EU) cam kết. Tỉ lệ này gấp bốn lần tỉ lệ trung bình (vốn giải ngân so với vốn cam kết) của cả nước trong năm 2008, điều này khẳng định cam kết của cộng đồng doanh nghiệp EU với Việt Nam, thậm chí ngay cả vào thời điểm khủng hoảng. Theo ước tính của Cục Đầu Tư Nước Ngoài Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, EU tiếp tục là nhà đầu tư lớn thứ hai chỉ sau Nhật Bản xét trên tổng vốn FDI giải ngân, đầu tư khoảng 7 tỉ đô la Mỹ vào các dự án FDI ở Việt Nam. Tương tự, EU có tỉ lệ cao nhất xét trên nền tảng cộng dồn mức đầu tư được giải ngân trên tổng mức đầu tư cam kết (EU cam kết đầu tư 11.8 tỷ đô la và triển khai giải ngân 7 tỉ đô la) - tỉ lệ này cao hơn gấp bốn lần mức trung bình (vốn giải ngân so với vốn cam kết) của cả nước trong năm 2008 (các nhà đầu tư nước ngoài cam kêt 64 tỉ đô la/ giải ngân 11.5 tỉ đô la). 2.1.2.2.1 Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu Theo Eurostat, EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ khoảng 8,3 tỉ euro hàng xuất khẩu của Việt Nam, tương đương khoảng 12,2 tỉ đô la, vượt cả thị trường Mỹ (nhập khẩu 11,86 tỉ đô la hàng từ Việt Nam). Xét tới các hoạt động nhập khẩu, EU chỉ là đối tác lớn thứ tư của Việt Nam (chiếm 7,97% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam) đứng sau ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản. Việt Nam phải chịu thâm thủng thương mại chủ yếu với hai đối tác chính là Trung Quốc và ASEAN (khoảng 11,2 tỉ đô la và 9,38 tỉ đô la). Ngược lại, quan hệ giữa EU-Việt Nam trên quy mô lớn có lợi cho Việt Nam với mức thặng dư thương mại Việt Nam được hưởng khoảng 5,41 tỉ đô la (theo GSO) và 5,17 tỉ euro (tương đương 7,66 tỉ đô la theo Eurostat). Điều này theo đúng xu hướng những năm trước với mức thâm thủng thương mại EU phải chịu vào khoảng 4 tỉ euro trong các năm 2006 và 2007. EU đã nâng cao hơn nữa vai trò là đối tác chính của Việt Nam đứng trên giác độ kinh tế: EU không chỉ là đối tác thương mại và nhà đầu tư quan trọng nhất, đáng lưu ý là hàng hóa EU nhập từ Việt Nam tiếp tục tập trung vào những sản phẩm thâm dụng lao động, hầu hết các sản phẩm này đều có tăng trưởng mạnh (về xuất khẩu sang EU). Giầy dép tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất giữa hai thị trường naỳ (khoảng 2,094 tỉ euro, tăng 6,4% so với năm 2007) bất chấp các mức thuế chống bán phá giá. Những ngành hàng khác cũng tiếp tục theo kịp với mức tăng đầy lạc quan xét về kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008 chứng kiến Việt Nam trải qua hai “khủng hoảng” liên tiếp. Trong suốt nửa đầu của năm, nền kinh tế Việt Nam phát triển quá nóng gây ra bởi nguồn vốn lớn đổ vào nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng mạnh, lạm phát cao và thâm thủng thương mại lớn. Trong nửa cuối của năm, khủng  hoảng kinh tế toàn cầu đã châm ngòi cho sự xuống dốc trong xuất khẩu và thu hút FDI của Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã thành công trong kiềm chế lạm phát thông qua chính sách thắt chặt tiền tệ và thắt chặt tài khóa đối phó với tăng trưởng nóng. Vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009, chính phủ đã áp dụng những biện pháp kích cầu nhằm duy trì mức tăng trưởng, thông qua hai gói kích cầu, mà tác động của nó vần chưa rõ nét. Kết quả là, năm 2008 đã chứng kiến tăng trưởng GDP khá đẹp ở mức 6,18%, và tất cả các dự đoán của chính phủ và các tổ chức tư nhân cho năm 2009 vẫn xem Việt Nam nằm trong số mười hai nền kinh tế trên thế giới có mức tăng trưởng dương trong giai đoạn này. EU đồng tình với nhiều nhà phân tích rằng “con rồng” đã bay chậm lại, và chắc chắc sẽ bị tổn thương; tuy nhiên, nền kinh tế vẫn trong tình trạng sức khỏe hợp lý và hoàn toàn có thể hồi sức đầy đủ ngay khi các điều kiện bên ngoài - nói cách khác là các thị trường nước ngoài - cho phép (điều đó xẩy ra). EU hy vọng trên cương vị là đối tác thương mại và hợp tác (phát triển), sẽ đóng góp cho sự phục hồi và phát triển (của nền kinh tế). Giải pháp quan trọng trong tương lai đối với nước ta gồm việc hạn chế quan liêu - bởi lẽ vấn đề này góp phần tạo ra khoảng cách giữa FDI giải ngân và cam kết tới 81% -, tiếp tục quá trình tự do hóa thương mại bao gồm các cuộc đàm phán về FTA với các đối tác thương mại lớn như là EU, và việc tiếp tục tăng cường hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực cũng như cơ chế phá sản nhằm thu hút hơn nữa nguồn đầu tư có chất lượng cao đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Việc triển khai đúng thời hạn các cam kết WTO cần được lưu tâm đặc biệt, và cụ thể là hệ thống thuế suất đối với đồ uống có cồn nên được điều chỉnh để xóa tan nguy cơ có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Không kể nhiều nội dung khác, bản báo cáo còn đề cập tới những đề suất về định giá quyền sử dụng đất, một vấn đề nên được thị trường tự do quyết định, và việc khấu trừ đầy đủ thuế áp dụng đối với các chi phí quảng cáo và xúc tiến thương mại, một điều đã được nêu một cách chắc chắn trong luật Việt Nam nhằm mục đích tạo ra động lực đúng đắn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam: Mặc dù thế giới đang vẫn đang trong giai đoạn khủng khoảng, nhưng năm 2008 vừa qua, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng trong xuất khẩu hàng hoá trên thị trường quốc tế. Tổng doanh thu từ xuất khẩu đạt 62.7 tỷ đô la Mỹ tăng 29.5% so với năm 2007. Và hàng hoá chủ yếu đem lại trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam là nhóm hàng công nghiệp nặng và các sản phẩm khai thác than đá chiếm 31% và tổng giá trị xuất khẩu của nông-lâm-thuỷ hải sản chiếm 16.3% Dầu thô vẫn tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu 2008 của Việt Nam mang lại 10.5 tỷ đô la Mỹ. Tiếp theo đó là Dệt may với doanh thu là: 9.1 tỷ đô la Mỹ tăng 17.5% so với năm 2007 và Thị trường Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này. Giá trị xuất khẩu mặt hàng Dệt may sang thị trường Mỹ lên tới 5.1 tỷ đô la Mỹ tăng 14.2% so với năm 2007. Đứng thứ hai trong thị trường xuất khẩu Dệt May của Việt Nam là EU với doanh thu là 1.7 tỷ đô la Mỹ tăng 13.8% so với năm 2007. Mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam chính là mặt hàng Giầy dép với doanh thu là 4.7 tỷ đô la Mỹ tăng 17.6% so với năm 2007 và Thị trường Châu Âu tiếp tục là thị trường lớn nhất của Việt Nam đối với sản phẩm này. Doanh thu từ giầy dép của Việt Nam tại thị trường EU là 2.094 tỷ euro (khoảng 3.1 tỷ đô la Mỹ) chiếm 66% tổng doanh thu xuất khẩu của mặt hàng này. Ngoài ra, EU còn là thị trường hệt sức quan trọng với Việt Nam về lĩnh vực xuất khẩu thuỷ hải sản, doanh thu lên tới 1.2 tỷ đô la Mỹ trên tổng giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt nam là: 4.5 tỷ đô la Mỹ năm 2008. Giá trị xuất khẩu vào thị trường EU tăng 26.5% so với năm 2007 EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam chiếm 20.32% tổng giá trị xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ là 11.6 tỷ USD và sang EU là 10 tỷ USD. Giá trị thương mại của EU với Việt Nam tăng qua các năm. Hoạt động thương mại của Việt Nam: Tổng giá trị thương mại của Việt Nam-EU tăng trưởng dần qua các năm từ 2003-2008. Tổng giá trị thương mại trao đổi giữa Việt Nam-EU năm 2003 là: 6460.025 triệu euro và đến năm 2008 đã lên đến 11,285.06 triệu euro. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu cũng có sự tăng trưởng, biến động rõ nét. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu năm 2003 là 10.55% nhưng lại giảm nhẹ vào những năm 2004 và 2005, đến năm 2005 tỷ lệ tăng trưởng âm -12.40%. Tuy nhiên đến năm 2006-2007 tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu dần phục hồi và có sự gia tăng rõ nét. Năm 2006 tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu là 14.56% và đạt đỉnh cao nhất là vào năm 2007 là 53.10%. Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 vừa qua đã làm cho tình hình kinh tế thế giới rơi vào thời kỳ suy thoái, các hoạt động xuất khẩu đã hạn chế rất nhiều tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu giảm mạnh dưới -8% Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Vì đây là thị trường cung cấp rất nhiều loại hàng hoá, dịch vụ với đa dạng chủng loại mẫu mã với nhiều mức giá phù hợp với điều kiện cũng như văn hoá, phong tục của Việt Nam. Việt Nam chỉ nhập khẩu 7.97% từ EU trong cơ cấu nhập khẩu, chủ yếu là máy móc thiết bị công nghệ cao. Hoạt động nhập khẩu của Việt Nam 2.1.2.2.2 Tác động đến hoạt động đầu tư Việt Nam-EU Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những tháng đầu năm 2009 giảm mạnh so với những năm trước, nhưng vẫn ở mức cao nhất thế giới. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam của các doanh nghiệp thuộc EU lên tới 60% tổng vốn cam kết. Đây được xem là con số ấn tượng vì tỉ lệ giải ngân vốn FDI trung bình của cả nước năm 2008 chỉ đạt 17%. FDI của EU vào Việt Nam vẫn tăng trong thời gian qua là do: ÆMôi trường đầu tư của Việt Nam thời gian gần đây trở nên hấp dẫn hơn, các thủ tục đã được cải thiện, Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường thu hút FDI. ÆQuan hệ kinh tế Việt Nam -EU ngày càng được củng cố hơn. ÆĐặc trưng FDI của EU tại Việt Nam mang tính đặc thù: Họ đầu tư vào các ngành dầu khí, giao thông vận tải, ngân hàng, nông nghiệp là các ngành mà EU chiếm tỷ trọng đầu tư lớn trong tổng FDI của Việt Nam. Do vậy, đồng EURO giảm giá trong thời gian qua ít tác đông tới quan hệ đầu tư Việt Nam -EU Trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì Pháp, Anh, Hà Lan, Đức là những quốc gia lớn nhất. Cụ thể là Pháp có 104 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 1,8 tỷ USD, tương ứng như vậy Anh có 29 dự án đầu tư với hơn 1 tỷ USD, Hà Lan có 36 dự án với 587 triệu USD và Đức có 29 dự án với 370 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư của các nước EU vào Việt Nam còn hiệu lực đăng ký là 4.831 triệu USD song chỉ mới thực hiện khoảng 1.906 triệu USD. Phần lớn các nước EU tham gia đầu tư vào các lĩnh vực dầu khí, giao thông vận tải, bưu điện, công nghiệp, khách sạn, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Hiện nay, hầu hết các dự án đều được tính toán dựa trên đồng USD, chỉ một số ít những dự án của các nước như Anh, Pháp, Đức sử dụng đồng nội tệ của mình để thanh toán, vì vậy đồng EURO biến động sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với cả những dự án đang thực hiện và dự án mới. -Đối với những dự án đang thực hiện, đồng EURO giảm giá làm cho phía các nhà đầu tư dao động, gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Lúc này vốn ứ đọng, các hoạt động liên quan như nhân lực, việc làm, môi trường,... sẽ bị ảnh hưởng gây tác động tới sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, đồng USD đang được sử dụng để tính toán các dự án EU cũng là một điểm bất lợi cho quan hệ Việt Nam - EU, khi USD lên giá so với EURO thì các nhà đầu tư EU phải chịu chi phí đầu vào cao hơn so với các nhà đầu tư nước ngoài khác tại Việt Nam. Vì vậy nguy cơ các nhà đầu tư rút vốn của mình thì ngoại tệ vào Việt Nam giảm đáng kể, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế xã hội. Một quốc gia không thể phát triển khi thiếu các dự án đầu tư trực tiếp vào quốc gia mình. Tóm lại Việt Nam cần có những dự báo cũng như có những thoả thuận trước khi thực hiện dự án đầu tư với các nhà đầu tư EU khi mà đồng EURO thực sự ra đời. Vấn đề một đồng tiền mạnh đại diện cho cả một châu lục, lại là một đồng tiền có tính quốc tế cao chắc chắn sẽ có những biến động tích cực và tiêu cực. Việt Nam cần phải biết những điểm mạnh để khai thác và tránh những tác động tiêu cực trong quá trình sử dụng đồng EURO. Việt Nam có động lực để thúc đẩy nhanh FTA nhằm giành được lợi thế xuất khẩu vào EU so với các đối thủ trong ASEAN. Hiện vẫn còn tới 59 phần trăm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU phải chịu thuế, trong khi với Thái Lan là 50 phần trăm, Maylaysia với 21 phần trăm và Singapore chỉ 10 phần trăm. EU đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai xét trên tổng vốn được giải ngân hiện ở mức 07 tỷ USD 2.1.2.2.2 . Tác động của đồng EURO đến dự trữ ngoại tệ và tỷ giá hối đoái. Theo các số liệu thống kê hiện nay Việt Nam có khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU nhưng chỉ có tỷ lệ rất nhỏ vài phần trăm tỷ lệ dự trữ ngoại tệ của Việt Nam là bằng đồng tiền của các quốc gia đó. Vì vậy, đồng EURO ra đời và giảm giá chỉ gây ra một tác động nhỏ tới dự trữ ngoài tệ của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước chỉ chuyển đổi một phần nhỏ dự trữ ngoại tệ bằng đồng tiền của các quốc gia EU sang đồng EURO để tiện cho việc giao dịch và thanh toán trực tiếp với các nước EU mặt khác giảm được hơn phí giao dịch trong thanh toán và trao đổi ngoại tệ. Trong việc xác định tỷ giá hối đoái Việt Nam đang khai thác thế mạnh của đồng EURO xây dựng một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát linh hoạt, gắn với một tập hợp các đồng tiền mạnh có nhiều quan hệ với khu vực như EURO, USD và JPY. Chế độ tỷ giá gắn chặt với một tổ chức các đồng tiền mạnh như vậy sẽ tăng được tính ổn định tỷ gía hối đoái hiện hữu danh nghĩa do giảm bớt được các giao động giá trị đồng tiền các đối tác thương mại cũng như tránh được một số biến động của giá hàng nhập khẩu. Sự hợp tác ngày càng chặt chẽ về kinh tế đầu tư và thương mại giữa Việt Nam và các nước Châu Âu nói chung và các nước thuộc EU 11 nói riêng đã thúc đẩy phương án sử dụng đồng EURO bên cạnh đồng USD và đồng JPY trong rổ tiền tệ thay vì tỷ giá đồng Việt Nam theo một tỷ giá duy nhất là đồng USD. Trước năm 1999, tỷ trọng đồng EUR trong dự trữ quốc tế của Việt Nam chỉ dưới 5%, 3 năm sau con số này đã tăng gấp đôi và hiện đang khoảng từ 15 – 20%. Bên cạnh đó, trong quản lý dự trữ quốc tế của Việt Nam, NHNN có quan hệ tài khoản tiền gửi và quan hệ đại lý với 60% các ngân hàng trung ương Châu Âu. Sự hợp tác đó ngày càng được củng cố cùng với đà tăng lên của vị thế đồng EUR trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế. Có thể nói EUR đóng vai trò quan trọng thứ 2, sau đô la Mỹ trong lĩnh vực tiền tệ ở Việt Nam. Về lâu dài, trong quản lý dự trữ quốc tế, NHNN sẽ tiếp tục nâng tỷ trọng đồng EUR. Còn về chính sách tỷ giá, hiện nay do đặc thù của VN cũng như nhiều nước khác trong khu vực, đồng nội tệ vẫn chỉ được gắn chặt vào USD. Nhưng sau này, quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU được tăng cường và cùng với sự gia tăng của EUR, chính sách điều hành tỷ giá sẽ linh hoạt hơn, có thể theo chế độ tỷ giá đa biên (trên cơ sở một rổ tiền tệ gồm 3 đồng chủ yếu là USD, EUR, JPY; chứ không chỉ hoàn toàn vào đồng USD như hiện nay. Sự điều hành này cũng phải căn cứ trên tỷ trọng nhập khẩu và vay nợ quốc tế của nước ta. 2.1.3 Tình hình biên động của đồng EUR từ khi ra đời đến nay Kể từ ngày 1-1-1999, đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) chính thức ra đời và được đưa vào lưu hành thay thế cho đồng NCU của EU . Quá trình ra đời và đưa vào vận hành được chia thành hai giai đoạn như sau: -Giai đoạn thứ nhất (từ ngày 1-1-1999 đến ngày 31-12-2001), trong giai đoạn này đồng EURO được sử dụng song song bên cạnh đồng NCU của các quốc gia thành viên trong tất cả các giao dịch. Tuy nhiên, các đồng NCU không được yết giá trực tiếp trong các giao dịch ngoại hối, tỷ giá của đồng NCU được tính chéo qua tỷ giá của đồng EURO trên cơ sở yết giá trực tiếp giữa EURO và ngoại tệ cùng với tỉ giá EURO/NCU. -Giai đoạn thứ hai (từ ngày 1-1-2002 trở đi). Đồng EURO là đồng tiền chung duy nhất được sử dụng trong mọi giao dịch trên toàn khối EMU (thực chất từ ngày 1-1-2000 vẫn có thể dùng các đồng NCU song rất hạn chế đây là thời gian chuyển từ đồng NCU sang EURO). 2.1.1.1 Giai đoạn 1999-2001 Trước khi ra đời từ ngày 01 - 01 - 1999, đồng tiền này được người ta tiên lượng đây là một đồng tiền siêu hạng mới và có thể hạ bệ được đồng USD. Các chuyên gia dự đoán đồng tiền này sẽ lên giá so với đồng USD. Vì vậy một số nhà đầu tư đã đổ xô vào đồng tiền này, cùng với đó là các ngân hàng thương mại và ngân hàng Châu Á cũng chuyển một phần dự trữ của mình từ USD sang EURO, một số ngân hàng đã tiến hành các giao dịch thăm dò đồng EURO, chẳng hạn Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thực hiện một giao dịch chuyển đổi trị giá 20 triệu USD. Chính tiên lượng đó mà xu hướng sùng bái đồng EURO trước khi ra đời là nguyên nhân làm cho đồng tiên này lên giá trong ngày giao dịch đầu tiên. Với việc lên giá 20 điểm so với đồng USD và đạt mức cao nhất là 1,1906 USD vào ngày 4 - 1 - 1999, tỷ giá giữa đồng EURO và đồng JPY cũng tăng lên tới 134,9 JPY/1EURO. Tại châu Âu, từ các ngân hàng lớn đến các ngân hàng bình dân đều quan tâm đến vấn đề này và cho rằng sự ra đời của đồng tiền chung sẽ tạo cho họ một tương lai tốt đẹp hơn. Theo tờ báo của nhóm nghiên cứu kinh tế Economist Intelligene Unit: ở Luân Đôn có 70% các liên hiệp công ty châu Âu đã đánh giá lại quan hệ của mình với các ngân hàng và có tính đến vai trò của người cung cấp dịch vụ chuyển đổi sang đồng EURO. Song không lâu tình hình diễn biến theo chiều ngược lại và một tốc độ không kém kéo dài trong 2 năm liền. Sau 2 năm giá trị của đồng tiền này đã giảm đi 30% so với giá ban đầu. Sau đây là diễn biến của quá trình giảm giá đó. Giá trị đồng EURO giảm liên tục từ 1,1675 USD/1EUR giá ngày 1 - 1 - 1999 thì chỉ sau một tháng đến ngày 1 - 2 - 1999 tỷ giá này là 1,0964 USD/1 EURO tức là đã giảm hơn 6% giá trị trong một tháng. Tiếp theo trong tháng 3 năm 1999 đồng EURO tiếp tục giảm giá so với đồng USD, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn. Ngày 1 - 3 - 1999, tỷ giá chính thức được công bố trên thị trường là 1,0706 USD/1 EURO. Sau đó đồng tiền này lên xuống bấp bênh và vào ngày 2- 6 - 1999 đồng tiền này xuống mức thấp nhất trong 6 tháng đầu kể từ khi ra đời tỷ giá EURO/USD là 1,0330, giảm 15% so với giá trị ban đầu. Tuy nhiên, sang tháng thứ 7 có lên giá chút ít so với USD song vẫn ở mức thấp. Ngày 1 - 7 - 1999, 1 EURO bằng 1,0724 USD lên 3,8% so với tháng 6. Sáu tháng cuối năm 1999 đồng EURO tiếp tục giảm xuống so với đồng đôla Mỹ. Đến ngày 1 - 12 - 1999, 1 EURO đổi được 1,001 USD, tức đã giảm 14,2% so với giá trị ban đầu và đến ngày 31 - 12 - 1999 là 0,987 USD tức là đã giảm 15,5% sau một năm ra đời. Sang năm 2000 tình hình đồng EURO cũng không ngừng biến động. Trong 3 tháng đầu năm đồng EURO có xu hướng lên nhẹ. Tăng 1 EURO bằng 0,9731 USD ngày 1 - 1 - 2000 lên 0,9990 USD vào ngày 2 - 3 - 2000. Tiếp đó đồng EURO liên tục giảm nhẹ. Trong 9 tháng đầu năm đồng EURO giảm 12% so với giá trị đầu năm, tức là đã giảm 27% so với giá trị ban đầu. Và diễn biến càng tồi tệ hơn trong tháng 10 của năm 2000 đồng EURO rớt giá với mức kỷ lục chưa từng có từ khi ra đời đến nay: đạt mức 0,8228 USD. Sau đó đồng EURO có xu hướng tăng nhẹ và tỏ ra ổn định hơn trong mấy tháng cuối năm 2000 và 3 tháng đầu năm 2001. Bảng 1: Diễn biến tỷ giá EURO/USD (1999 - 2000) Ngày Tỷ giá EURO/ USD Tỷ lệ tăng giảm trong 1 tháng (%) Tỷ lệ tăng giảm so với giá trị ban đầu (%) 01/01/1999 1,167 01/02/1999 1,138 -2,5 -2,5 01/03/1999 1,076 -5,8 -8 01/04/1999 1,074 - -8 02/05/1999 1,054 -1,9 -10 02/06/1999 1,033 -2,0 -12 02/07/1999 1,073 3,9 -8 01/08/1999 1,003 -6,5 -14 01/09/1999 0,946 -5,7 -19 01/10/1999 1,071 13,2 -8,2 01/11/1999 1,054 -1,6 -9,7 01/12/1999 1,001 -5,0 -14,2 01/01/2000 0,973 -2,8 -16,7 02/02/2000 0,976 - -16,4 02/03/2000 0,990 1,4 -15,1 01/04/2000 0,956 -3,4 -18 02/05/2000 0,894 -6,5 -23,4 01/06/2000 0,937 4,8 -19,7 01/07/2000 0,955 1,9 -18,2 01/08/2000 0,927 -2,9 -20,6 01/09/2000 0,938 1,0 -19,6 01/10/2000 0,883 -5,9 -24,3 01/11/2000 0,848 -4,0 -27,3 01/12/2000 0,875 3,2 -25 01/01/2001 0,907 3,6 -22 01/02/2001 0,941 3,7 -19,4 01/03/2001 0,933 - -20 01/04/2001 0,936 - -19,7 02/05/2001 0,893 -5,0 -23,5 (Nguồn: EUROSTAT: Số liệu thống kê của Văn phòng EU tại Hà nội) Ghi chú: - Những ngày 1 trong tháng là ngày nghỉ thì được thay bằng ngày 2 của tháng đó. -Dấu (-) thể hiện sự biến động nhỏ hơn 1% 2.1.1.2 Giai đoạn từ 2002-2009: Sau năm 2002 với mức tỷ giá: 1EUR chưa đổi được 1 USD. Mãi cho đến cuối năm 2003 tỷ giá EUR/USD mới tiến gần đến mốc 1. Đồng EURO giảm giá cũng do sự tăng giá mạnh của đồng đôla Mỹ. Trong thời kỳ diễn ra cuộc vận động tranh cử tổng thống và tất cả các bên đều muốn đạt được sự tín nhiệm của công chúng bằng chủ trương tiếp tục duy trì chính sách đồng đôla mạnh đã được Tổng thống Mỹ Bill Clinton đề ra như một nền tảng vững chắc trong sách lược kinh tế của mình trong những năm trước đó. Mặc dù có một vài lo ngại xung quanh vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ chiếm 4,4% GDP của Mỹ (USD) sẽ có những vấn đề trong thời hạn gần bởi luồng vốn đầu tư vào USD tiếp tục gia tăng. Tiền đầu tư đổ vào Mỹ ở mức cao đáng kinh ngạc đã gây thiệt hại tới đồng EURO. Hơn nữa, hiện nay giai đoạn này, kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn hưng thịnh và đồng USD vẫn tiếp tục bá chủ trên tế giới. GDP của EU là tiềm lực kinh tế hậu thuẫn cho đồng EURO- chỉ tương đương 78% GDP của Mỹ. Cùng với sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế Mỹ đã không có lợi cho đồng EURO. Mặc dù khoảng cách giữa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Mỹ và Châu Âu đang dần được thu hẹp, song tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ vẫn vượt khu vực EURO, 1,6% năm. Biểu đồ 1: Sự biến động của tỷ giá EUR/USD từ năm 2002-2009 (Nguồn: EUROSTAT: Số liệu thống kê của Văn phòng EU tại Hà nội) Tuy nhiên, từ năm 2003-2005 Tỷ giá giữa đồng EUR/USD đã có xu hướng tăng dần lên. Ngày 01/01/2003 tỷ giá EUR/USD là 1.05 tăng dần và đạt điểm cao nhất sau hai năm là 1.35 vào ngày 01/01/2005. Năm 2008 là năm cả thế giới bước vào khủng hoảng kinh tế mà bắt đầu khơi mào là sự suy giảm, khủng hoảng nền kinh tế của Mỹ. Chính điều đó là làm cho đồng Đô la Mỹ xuống giá chưa từng có. Các nhà đầu tư không còn ưa thích và tin tưởng đồng bạc xanh nữa, họ chuyển sang giữ những đồng tiền có giá trị ổn định khác. Trong thời gian khủng hoảng này, đồng EUR cũng bị biến động nhưng không bi giảm mạnh như đồng Đô la Mỹ. Tháng 07/2008 là thời kỳ mà tỷ giá EUR/USD đạt mức cao nhất, trên mức 1.550 Biểu đồ 2: Sự biến động của tỷ giá EUR/USD từ năm 2006-2009 (Nguồn: EUROSTAT: Số liệu thống kê của Văn phòng EU tại Hà nội) Các kết quả thống kê, thăm dò của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết 5 năm sau khi được lưu hành trên thị trường (từ 1-1-2002), đồng tiền chung châu Âu - euro - đã trở thành một phần trong cuộc sống và sinh hoạt của những người dân châu Âu trong khu vực sử dụng đồng tiền chung (eurozone). Ngoài eurozone, tiền giấy euro cũng đã khá thông dụng. Euro đã trở thành đồng tiền mạnh Sau những tháng trầm trong 4 năm đầu tiên, đồng EUR đã tạo được vị thế đáng kể, đánh bại các chỉ trích, nghi ngờ về tính cạnh tranh của nó với đồng đô la Mỹ, đồng bảng Anh và đồng yên Nhật. Theo thống kê của EC, tổng giá trị euro giấy lưu hành trên thị trường đã tăng gấp ba lần so với thời điểm mới được lưu hành, từ 221 tỷ euro trong tháng 1-1999 lên 595 tỷ vào tháng 10-2006. Nhưng lượng tiền xu lưu hành có xu hướng hạn chế hơn, từ 13 tỷ euro lên 17,6 tỷ euro. Khởi đầu, thậm chí trước khi đồng tiền này chính thức ra thị trường, mọi người đã nghi ngờ và có cái nhìn tiêu cực về mọi điều, nhưng thực tế thời gian qua, đồng euro tiếp tục mạnh lên. Các nhà phân tích thị trường tiền tệ cho rằng cái nhìn tiêu cực giờ đây đã là chuyện lịch sử. Euro giờ được xem là đồng tiền mạnh. Đồng euro ngày càng được các công ty cũng như các chính phủ từ Trung Quốc đến Trung Đông chấp nhận nhiều hơn như một ngoại tệ dự trữ . Đồng đô la Mỹ có lúc trồi sụt, gây thiệt hại kinh tế, mất an toàn cho nền tài chính tiền tệ các nước và nhiều nước chủ trương thay thế vị trí độc tôn của USD bằng euro. Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), dự trữ ngoại tệ toàn cầu trong quí 1 -2006 xấp xỉ 4,34 ngàn tỷ USD. Trong số đó, đồng USD chiếm 66,3% và đồng euro 24,8%. Tháng 10 -2006, Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc cho biết sẽ giảm đồng USD trong kho dự trữ ngoại tệ, tăng dự trữ các ngoại tệ khác, trong đó phần lớn là euro. Các ngân hàng trung ương của Qatar, Thụy Điển, Nga và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất những tháng gần đây cũng cho biết đang chuyển USD khỏi kho dự trữ ngoại tệ. Có thể nói rằng vị thế của đồng USD có thể chịu tổn thất do sự thâm hụt mậu dịch lớn của Mỹ và thúc đẩy sự chuyển hướng. Và đồng euro là ứng cử viên hàng đầu cho sự chuyển hướng đó. Biểu đồ 3: Sự biến động của tỷ giá EUR/USD từ năm 2008-2009 (Nguồn: EUROSTAT: Số liệu thống kê của Văn phòng EU tại Hà nội) Ngày 01/01/2009 vừa qua, đúng thời điểm kỷ niệm "sinh nhật" lần thứ 10 năm của đồng Euro, khối các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã kết nạp thêm Slovakia. Như vậy, Euro hiện là đồng tiền chung của 16 nước, với dân số hơn 300 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên 4.000 tỉ Euro. 10 năm qua, tỉ giá giữa Euro với các đồng tiền chủ chốt khác ngày càng tăng. Euro đang dần thay thế vị trí độc tôn của đồng USD để trở thành ngoại hối dự trữ của toàn cầu. Khi mới đưa vào lưu hành, giá trị 1 Euro bằng 1.167 USD. Tuy nhiên, đồng tiền này đã  từng đạt mức kỷ lục 1 Euro đổi được 1,6 USD trong năm 2008. Khu vực Eurozone chỉ chiếm 16,5% sản lượng kinh tế toàn cầu, nhưng đồng Euro lại chiếm tới 27% dự trữ ngoại hối của thế giới. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang nghiêm trọng như hiện nay, các chuyên gia nhận định sức hấp dẫn của đồng Euro chính là chỗ đồng tiền này đã tạo được cảm giác tin tưởng và là nơi "trú ẩn an toàn" cho nguồn vốn của giới đầu tư. Nhiều nhà phân tích tin tưởng rằng Euro có thể thay thế USD trở thành đồng tiền giao dịch chính trong buôn bán thế giới trong vòng 5 năm tới. Đồng Euro còn là biểu tượng cho sự hội nhập của châu Âu. Trong 10 năm qua, Euro đã góp phần tạo thêm 15 triệu việc làm mới khiến thương mại và du lịch trở nên dễ dàng hơn. Các nước khu vực Eurozone  đã thành lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), góp phần quan trọng điều tiết, bảo đảm ổn định thị trường tài chính khu vực và thế giới. Bất chấp những vấn đề bất cập của một chính sách tiền tệ chung, không một quốc gia thành viên nào tìm cách rút khỏi Eurozone. Các nước từng không mấy tin tưởng vào đồng Euro như Thụy Điển, Anh, hiện đã bắt đầu xem xét khả năng gia nhập Eurozone. Đối mặt nhiều thách thức Tuy nhiên, đồng Euro nói riêng và kinh tế châu Âu nói chung đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong bối cảnh kinh tế khu vực đang lâm vào suy thoái. Trong năm 2008, kinh tế EU liên tục phải đối mặt với nhiều khó khăn như tốc độ lạm phát, tỷ lệ lạm phát cao khiến cho việc lựa chọn đối sách của khu vực EU trở nên phức tạp. Lạm phát ở khu vực Eurozone tăng lên mức kỷ lục vào tháng 6/2008 với 4%,  vượt cả mức dự đoán xấu nhất là 3,9% và gấp đôi so với mục tiêu 2% mà ECB đặt ra. Cuối năm 2008, EU lại lâm vào suy thoái kinh tế. Số liệu của EU công bố mới đây cho thấy, kinh tế các nước Eurozone lần đầu tiên kể từ ngày được thành lập năm 1999, đã rơi vào giai đoạn suy thoái, do tăng trưởng âm (GDP đều giảm 0,2%) trong hai quý liên tiếp. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), kinh tế của khu vực Eurozone sẽ giảm 0,5% vào năm 2009 sau khi chỉ tăng 1,1% năm 2008. Các nền kinh tế EU đã phải đưa ra dự thảo chương trình kích thích kinh tế trong vòng 2 năm trị giá 130 tỉ Euro. Một thách thức nữa với sự phát triển của đồng Euro và kinh tế khu vực là sự khác biệt về trình độ phát triển trong khu vực có chiều hướng gia tăng. Trong khi các nước Nam Âu hiện tăng trưởng ỳ ạch, thì kinh tế Đức ngày càng vững mạnh hơn và trở thành “đầu tàu kinh tế” của châu Âu. Thực tế này đòi hỏi ECB phải đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp cho các nền kinh tế trong khu vực. Eurozone cũng đang đứng trước yêu cầu phải cải cách để năng động hơn. Khu vực này đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong tương quan so sánh với nền kinh tế Mỹ. Nhưng xét về mức độ năng động,  lại tụt hậu so với Mỹ cũng như khu vực châu Á. So với hệ thống tài chính của Mỹ, hệ thống tài chính của khu vực Eurozone có truyền thống dựa nhiều vào ngân hàng và kém phát triển, kém hội nhập hơn. Một khó khăn nữa đối với châu Âu là sự tụt dốc của nền kinh tế Mỹ đã góp phần đẩy đồng Euro tăng giá so với đồng USD, khiến xuất khẩu hàng hóa của EU vào thị trường Mỹ khó khăn hơn. Ngoài ra, một số chuyên gia lo ngại, đồng Euro còn phải cạnh tranh với các đối thủ đang nổi lên là đồng tiền của Trung Quốc và Ấn Độ. Sự lớn mạnh của hai nền kinh tế nói trên sẽ làm giảm mức độ quan trọng của đồng Euro trong vai trò là đồng tiền toàn cầu. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH GIÁ TRỊ ĐỒNG EUR VÀ XỬ LÝ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO TỚI VIỆT NAM 1. Đối với ngân hàng Trung ương Châu Âu. Căn cứ vào quy luật cung cầu nếu giá của một hàng hoá giảm thì nó có ít người mua hơn người bán. Quy luật cung cầu cũng có giá trị đối với những ngoại tệ. Ngân hàng trung ương Châu Âu lúc đó có thể mua đồng EURO và bán đồng USD. Khi cầu của đồng EURO tăng nhất định sẽ đẩy giá của nó lên. Nhưng liệu làm thế họ có thể đảo ngược được chiều hướng thị trường không? Việc đồng EURO có được người tiêu dùng ưa chuộng hay không còn tuỳ thuộc vào niềm tin của họ vào đồng tiền này, vào những chính sách mà ECB đưa ra. Sự mất giá nhanh chóng của đồng EURO sau gần hai năm kể từ khi ra đời có thể giữ được niềm tin cho người tiêu dùng không, điều này ECB cần phải sớm xem xét. Mặc dù, ECB vẫn nắm giữ một nguồn dự trữ lớn, và có thể ra tay can thiệp vào thị trường bất cứ lúc nào nhưng cần phải nhận rõ rằng bất cứ can thiệp nào của ECB đều có nguy cơ thất bại. 2. Đối với bản thân các nước thành viên EU. Tăng tốc những cải cách cơ cấu, chính sách trong toàn EU sẽ không dễ dàng gì để đạt được sự hồi phục ổn định của đồng EURO đã được hình thành vững chắc trên các thị trường trong những năm qua. Song mục tiêu này vẫn có thể đạt được nếu các thành viên trong khu vực EURO đẩy mạnh các cuộc cải cách kinh tế như kiến tạo ra các thị trường lao động linh hoạt hơn, cơ cấu lại hệ thống bảo hiểm xã hội và thực hiện cắt giảm thuế hơn nữa. Công cụ này được các nước ưu tiên nhằm vào dài hạn. Đó là tìm cách để có thể nhất thể hoá cao nhất đồng EURO. Đồng EURO là đồng tiền không điển hình bởi vì nó không phải là nền tảng của một quốc gia duy nhất, sẽ gặp khó khăn do tính đa dạng của luật lệ tài chính và xã hội riêng của mỗi nước. Để tăng cường lòng tin vào đồng tiền chung cần phải làm cho luật pháp và các quy tắc của các quốc gia xích lại gần nhau. Kể từ khi liên minh tiền tệ ra đời, chỉ có chính sách tiền tệ được thống nhất trong phạm vi toàn EU, còn chính sách tài chính vẫn do các nước thành viên độc lập thực hiện. Thực ra chính sách tài chính có ý nghĩa to lớn không kém chính sách tiền tệ, hơn nữa nó còn có tác dụng phối hợp với chính sách tiền tệ trong việc ổn định giá trị đồng tiền. Mâu thuẫn này tất yếu sẽ gây bất lợi cho việc phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, và theo đó chúng có ảnh hưởng nhất định đến hậu quả lạm phát của EU. Chính sách tiền tệ của ECB có nhiệm vụ trước hết là ổn định giá trị đồng EURO và nó được trang bị đầy đủ những công cụ có hiệu lực để làm việc đó như: Quy định trong toàn liên minh tỷ lệ thâm hụt ngân sách thấp, mức nợ thấp, tỷ giá hối đoái cố định... Nhưng tất cả những biện pháp đó lại có xu hướng kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế trong EURO. Vì vậy, sự tăng trưởng kinh tế của EU giờ đây phải chuyển sang cho chính sách tài chính. Nếu như chính sách tài chính vẫn chưa được phối hợp trong toàn EU thì mục đích tăng trưởng kinh tế trong toàn liên minh vẫn còn là vấn đề khó khăn. Trong liên minh tiền tệ (EMU), cuộc cạnh tranh nhằm giảm chi phí sản phẩm ngày càng trở lên căng thẳng hơn. Thuế là nhân tố chi phí của doanh nghiệp, nên cũng nằm trong tâm điểm của cuộc cạnh tranh này. Nhưng thuế cũng là nguồn thu quan trọng của Nhà nước. Với xu hướng cạnh tranh ngày càng làm giảm mức thuế trong toàn EU, nguy cơ tồn tại một mức thuế thấp không đủ khả năng tài chính cho những nhiệm vụ của nhà nước đã có thể xuất hiện. Chỉ có sự phối hợp chính sách thuế giữa các nước thành viên của EMU mới loại trừ được khả năng nói trên. Trong khu vực đồng EURO, sự khác biệt về trình độ phát triển của các nước còn rất lớn. Một trong những biện pháp để giảm phân cực đó là sự tái phân phối lại thu nhập quốc dân trên toàn liên minh Châu Âu để viện trợ cho những khu vực tài chính yếu kém. Đem thu nhập của một nước giàu có để chu chuyển không hoàn lại cho một nước nghèo hơn, sẽ rất khó được thực hiện nếu như trong phạm vi toàn EU không có một chính sách ngân sách thống nhất, một cơ chế tổ chức và một cơ sở luật pháp hài hoà. Như vậy, để có được một đồng tiền chung ổn định và được sử dụng rộng rãi trên thị trường đòi hỏi các quốc gia thành viên phải điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp với mục tiêu chung của toàn liên minh. Phối hợp các chính sách kinh tế tài chính sẽ tạo cho đồng EURO một môi trường thuận lợi trong quá trình phát triển của đồng tiền chung này. Tóm lại, mỗi biện pháp trên đều có tính hai mặt của nó, việc sử dụng chúng nhằm ổn định giá trị đồng EURO đòi hỏi các nước thành viên phải kết hợp chặt chẽ với ECB. Trong từng giai đoạn khác nhau, với từng bối cảnh kinh tế thế giới, ECB có thể lựa chọn phương sách thích hợp nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình, ổn định giá trị đồng EURO 3. Một số giải pháp nhằm xử lý tác động của đồng EURO đối với Việt Nam. Qua nghiên cứu ở tất cả phần trên đây, chúng ta đã thấy được bao quát về hình ảnh đồng EURO, về tác động của nó tới nền kinh tế toàn cầu cho tới toàn khu vực và cho tới từng quốc gia trong đó có nền kinh tế Việt Nam. Tuy Việt Nam là một quốc gia nhỏ xong quan hệ Việt Nam và EU lại là lớn và ngày càng phát triển, vì vậy nền kinh tế Việt Nam không thể tránh khỏi sự tác động của đồng EURO mà chỉ là nhiều hay ít mà thôi. Vì vậy, Việt Nam cũng cần chuẩn bị trước cho mình tình huống và cách xử lý để tránh gây ra sự bất ngờ đối với những tác động của đồng EURO. 3.1. Về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cho tới thời điểm này thì EU là một trong những thị trường trọng điểm của các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam, vì vậy đồng EURO ra đời không chỉ có vai trò đồng tiền dự trữ mà nó còn tạo ra những lợi ích khi được sử dụng trong trao đổi buôn bán, vay mượn với chính các nước EU theo thoả thuận song phương. Một là: hầu hết các nhà xuất khẩu của Việt Nam đang trong tình trạng thiếu vốn do vậy Việt Nam có thể đàm phán cấp Nhà nước với các nước EU để ký kết các hợp đồng về việc các ngân hàng thương mại của các nước EU cho Việt Nam vay các khoản tiền bằng đồng EURO để hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như các cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu sang EU. Các khoản vay này có thể là trung hạn hoặc dài hạn với lãi suất ưu đãi từ 3 - 5 năm đầu. Hai là, Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK trên thị trường EU. Chẳng hạn như tổ chức những cuộc hội thảo mang tính chất quốc gia để giúp cho các doanh nghiệp làm quen dần với hệ thống tiền tệ mới, giúp cho các doanh nghiệp có được những thông tin về thị trưòng tiền tệ EURO... để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện đón nhận các cơ hội và xử lý các thách thức một cách tốt nhất trong quan hệ buôn bán với EU khi EU sử dụng đồng EURO. Thực tế trước khi đồng EURO ra đời có rất nhiều cuộc hội thảo về sự ra đời của đồng EURO nhưng khi đồng EURO thực sự ra đời thì hầu như không có ai quan tâm đến vấn đề mà cả thế giới đang sôi sục. Phải chăng do đồng EURO giảm giá liên tục nên không thu hút được sự chú ý của các nhà xuất nhập khẩu, nhà nước cũng ít quan tâm tới một đồng tiền đại diện cho cả một khu vực kinh tế mà Việt Nam đang có quan hệ buôn bán chủ yếu và là một thị trường tốt cho sự phát triển của thương mại Việt Nam. Ba là, để doanh nghiệp có những cơ hội tham gia các hoạt động đầu tư, thương mại với các quốc gia EU, nhà nước cần giúp các doanh nghiệp làm quen với đồng EURO. Trong khoảng thời gian mà mọi giao dịch còn chưa bắt buộc phải thanh toán bằng đồng EURO nên hướng cho các doanh nghiệp mở những tài khoản bằng đồng EURO để kịp với những thời cơ đầu tiên khi đồng EURO thật ra đời. Bốn là, về phía các doanh nghiệp cần soát xét các hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp thuộc EMU và còn hiệu lực đối với các hợp đồng thanh toán trong giai đoạn "không bắt buộc, không cấm đoán", cần cân nhắc , tính toán và đàm phán với nước ngoài có nên quy đổi sang đồng EURO hay không? Nếu có việc quy đổi sẽ thực hiện như thế nào? Đối với các hợp đồng còn hiệu sau cả giai đoạn quy đổi trên, thì việc quy đổi sang đồng EURO là bắt buộc, vậy bài toán quy đổi sẽ được giải quyết ra sao? Để trả lời được những câu hỏi trên thì trước hết là Nhà nước cần có những phương hướng chỉ đạo cơ bản chung để cho các doanh nghiệp hiểu được những ích lợi cũng như những thách thức của đồng EURO. Hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam đại diện cho nhà nước cần sớm có hệ thống tỷ giá của đồng EURO để giúp cho các doanh nghiệp theo dõi những biến chuyển của đồng EURO. Ngân hàng cũng cần mở những tài khoản hoặc cũng nên có những phương thức thanh toán bằng đồng EURO tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường EU sớm làm quen với đồng EURO để tới khi đồng EURO thật ra đời doanh nghiệp đã quen và có thể dựa vào được những lợi thế của đồng EURO như: lợi thế về chi phí giao dịch ngoại hối, chi phí chuyển đổi... từ đó hạ giá thành sản phẩm chiếm lĩnh thị trường EU. Năm là, bản thân doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với EU cũng cần phải có sự chuẩn bị đón chào đồng EURO. Phải cho đội ngũ nhân viên mình làm quen với đồng EURO, tận dụng tối đa những thời cơ thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá của mình trên thị trường này khi mà cả EU là một khối duy nhất. Doanh nghiệp sẽ có được sự so sánh giữa các thị trường của các nước EU để lựa chọn cho mình những thị trường thích hợp nhất mà còn tiết kiệm được chi phí marketing - một khoản chi phí khá lớn khi xâm nhập vào thị trường mới. 3.2. Về lĩnh vực đầu tư. Đầu tư của các nước EU vào Việt Nam được xem xét trên hai hình thức: ODA và FDI. Hiện nay ODA của các nước EU cho Việt Nam đang trong top đầu trong số các nước thực hiện ODA cho Việt Nam. FDI có xu hướng phát triển mạnh, vì vậy để thu hút được nhiều dự án đầu tư của các nước EU nên có những biện pháp sau: Một là, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU sử dụng đồng EURO trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có đội ngũ nhân viên thành thạo trong việc tính toán hoặc trao đổi đồng tiền này đảm bảo cho việc tính toán các dự án đầu tư được thuận lợi, giảm thiểu tối đa các chi phí giao dịch, chi phí chuyển đổi, Hai là, đối với các dự án đầu tư đang thực hiện cần phải có những cuộc trao đổi bàn bạc để đưa ra những quyết định chính xác về việc có nên chuyển đổi đồng tiền tính toán của dự án sang đồng EURO hay không? Việt Nam cần phải có những thái độ tích cực để các dự án đầu tư được thực hiện trọn vẹn, tránh tình trạng bỏ dở hay rút lại các hợp đồng đã ký kết vì nền kinh tế muốn phục hồi và phát triển cần phải thu hút được nhiều dự án đầu tư. Ba là, các nhà đầu tư của Việt Nam cần phải chớp thời cơ, nhanh chóng xâm nhập vào EU, so sánh và tính toán các dự án đầu tư của mình bằng đồng EURO để lựa chọn nơi đầu tư hiệu quả nhất. Các nhà đầu tư Việt Nam cũng cần trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ nhất về một đồng tiền mới khi sự dụng nó trong tính toán, trao đổi. Phải dự báo được trước những biến động có thể xảy ra, nắm bắt thời cơ nhanh và chính xác sử dụng hết những điểm tích cực của đồng tiền như chi phí giao dịch, chi phí trao đổi tiền tệ đã được cắt giảm để đạt tối đa lợi nhuận. 3.3. Về dự trữ ngoại tệ: Hiện nay, quan hệ đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển nhưng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bằng đồng tiền của các EU còn rất ít gây khó khăn cho các hoạt động này trong thanh toán và giao dịch. Những kiến nghị được đề ra cho lĩnh vực này như sau: Một là, Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá cơ cấu dự trữ ngoại tệ, trên cơ sở đó có những điều chỉnh tương ứng. Cần sớm chuyển đổi một phần dự trữ ngoại tệ của mình sang đồng EURO. Tính toán cẩn thận để tránh trường hợp thiếu hụt ngoại tệ khi trao đổi với các nước EU gây thiệt hại cho các dự án đầu tư và cản trở hoạt động thương mại Việt Nam - EU. Hai là, không chỉ là Nhà nước mà ngay cả các doanh nghiệp có quan hệ với EU cũng cần phải làm quen và có dự trữ bằng đồng tiền này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mình khi thực hiện trao đổi thương mại. 3.4. Về tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái giữa VND và đồng EURO là một yếu tố quan trọng quyết định việc thực hiện các quan hệ kinh tế Việt Nam - EU, vì thế cần có những việc làm như sau: Một là, ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, đề xuất với chính phủ về quyết định cho phép chấp nhận đồng EURO trong giao dịch quốc tế cũng như công bố tỷ giá EURO/ VND cùng với các loại ngoại tệ mạnh khác. Hai là, các ngân hàng thương mại cần xem xét, tính toán đối với việc tập trung các tài khoản bằng các loại ngoại tệ của các nước thuộc EMU và quy định mở tài khoản bằng đồng EURO tại một hoặc một số ngân hàng do mình lựa chọn. Ba là, ngân hàng Nhà nước cần xây dựng một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát linh hoạt, gắn với một tập hợp các đồng tiền mạnh bao gồm cả đồng EURO, đồng USD, đồng JPY, giảm được rủi ro và tăng tính ổn định cho tỷ giá hối đoái khi Việt Nam không còn chỉ theo một tỷ giá duy nhất là đồng USD. 3.5. Về chính sách lãi suất. Khi quan hệ kinh tế Việt Nam - Eu ngày càng phát triển, Chính phủ Việt Nam nên có những chính sách lãi suất thích họp với đồng EURO. Cần coi đồng EURO như một ngoại tệ mạnh với đúng vị trí của nó, thu hút được nhiều ngoại tệ mạnh, tăng dự trữ, và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chu chuyển vòng quay của vốn nhanh hơn, cải thiện tình hình kinh tế chậm phát triển hiện nay của nước ta. Chúng ta cần tin tưởng vào xu thế lớn mạnh của đồng EURO cũng như sự hợp tác ngày càng chặt chẽ về kinh tế, đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và các nước Châu Âu nói chung và các nước EMU nói riêng, càng củng cố phương án sử dụng đồng EURO bên cạnh đồng USD và đồng JPY trong rổ tiền tệ để xác định tỷ giá VND thay vì ấn định tỷ giá VND duy nhất theo đồng USD như từ trước tới nay. Tỷ giá của VND khi đó sẽ không chỉ phụ thuộc vào đồng USD mà còn phụ thuộc cả vào giá trị đồng JPY và đồng EURO. Tất nhiên tỷ giá VND còn có các mức độ khác nhau. Hệ thống ngân hàng là nơi cần đối phó những tác động của đồng EURO, bởi vậy hệ thống ngân hàng Việt Nam cần thấy rõ vị trí và nhiệm vụ của mình trước sự ra đời của đồng EURO. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang có quan hệ đại lý, thanh toán., bảo lãnh, vay nợ, thương mại,... với hàng trăm ngân hàng thuộc khối EU. Doanh số thanh toán, mức vay nợ và bảo phát lãnh hành tín dụng của các ngân hàng Việt Nam với khu vực này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số thanh toán và vay nợ quốc tế. Vì thế sự ra đời của đồng EURO sẽ có những tác động đáng kể nền kinh tế Việt Nam. Những thuận lợi cơ bản khi đồng EURO ra đời sẽ làm giảm đi các chi phí giao dịch hối đoái, thanh toán, giảm rủi ro về tỷ giá và lãi suất. Song các ngân hàng Việt Nam cần có những biện pháp chủ động, cụ thể để nắm bắt và khai thác ngay được những thuận lợi đó, chủ động ứng phó với các tác động ngược trở lại của đồng EURO. Ngân hàng Nhà nước cần chuẩn bị đối phó với những tác động về dự trữ ngoại tệ và tỷ giá hối đoái và chính sách lãi suất trong điều hành. Chính phủ tiền tệ quốc gia thích hợp để khai thác triệt để lợi thế của đồng EURO trong cuộc cạnh tranh quốc tế với đồng USD và đồng JPY từ đó bước xây dựng một chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp. KẾT LUẬN Đồng EURO đánh giá một bước phát triển mới của liên minh Châu Âu và hoạt động liên kết kinh tế quốc tế nói chung. Từ khi ra đời đến nay, đồng EURO đã trải qua nhiều bước thăng trầm, và đến nay, vị thế của đồng EURO ngày càng được khẳng định trên thị trường tiền tệ thế giới. Tương lai của EU đầy lạc quan sẽ là nhân tố tích cực của EU trở thành một sức mạnh mới, sức mạnh tổng hợp từ sự thống nhất tiền tệ tạo điều kiện cho Châu Âu phát triển hợp tác và cạnh tranh hiệu quả hơn vơí các nền kinh tế quốc gia đặc biệt là các khu vực kinh tế. Bên cạnh đó sự ra đời của đồng EURO cũng đã tạo ra những thác thức cho EU và các nước bên ngoài trong đó có Việt Nam. Vì vậy cần phải có sự quan tâm nghiên cứu của các nước trong và ngoài EU kể cả Việt Nam để thấy được triển vọng chung của đồng EURO và xu hướng tác động của nó đến nền kinh tế trong và ngoài EU. Tuỳ thuộc vào quan hệ với các nước EU mà xu hướng tác động có sự khác nhau. Từ đó có cách tiếp cận khác nhau và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất để tận dụng tốt nhất các cơ hội và hạn chế tối thiểu của nó tới nền kinh tế nước mình. Riêng đối với EU còn nghiên cứu không những để đưa ra giải pháp cho nền kinh tế của mình mà còn phải đưa ra các giải pháp để ngày càng nâng cao vị thế của đồng EURO. Đối với Việt Nam có nhiều quan hệ với EU, cần phải nghiên cứu và chuẩn bị trước cho vấn đề đồng EU. Sự ra đời đồng EURO là một cơ hội cho Việt Nam tăng cường, mở rộng hoạt động kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế mở theo hướng đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ kinh tế, bước kịp vào thời đại khu vực hoá toàn cầu hoá, tham gia hoạt động kinh tế quốc tế hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế quốc tế - Trường đại học KTQD. Giáo trình Kinh tế phát triển - Trường đại học KTQD. Giáo trình Kinh tế đầu tư - Trường đại học KTQD. Giáo trình Thanh toán quốc tế - Trường đại học Ngoại thương. Giáo trình Kinh tế thương mại - Trường đại học KTQD. Giáo trình Tổ chức nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu - Trường đại học KTQD. Giáo trình Tài chính quốc tế - Trường đại học KTQD. Giáo trình Tài chính quốc tế - Học viện ngân hàng. Chính sách kinh tế đối ngoại - Trường đại học KTQD. Thời báo Ngân hàng. Thời báo tài chính Việt Nam. Thời báo kinh tế www.vneconomy.com Thời báo kinh tế Sài Gòn www.sbv.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26200.doc
Tài liệu liên quan