Đề tài Vốn cố định và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Lắp Máy và Xây Dựng 10

Cơ chế thị trường với những quy luật cạnh tranh gay gắt đã thực sự tạo ra môi trường tôi luyện cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để đứng vững và không ngừng vươn lên trong cơ chế đó đòi hỏi nỗ lực của toàn công ty, trước hết phải kể đến sự năng động, sáng tạo của ban lãnh đạo trong điều hành và sản xuất kinh doanh, sau đó là sự vận dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế trong đó có phương pháp sử dụng VCĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ nói chung và hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng là một biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh ttranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong thời gian thực tập tại công ty lắp máy và xây dựng số 10, qua tìm hiểu nghiên cứu tài liệu và tiếp xúc thực tế em thấy đây là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, trình độ khoa học công nghệ tương đối hiện đại nhưng hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty vẫn chưa thực sự tốt vì còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục. Do vậy em mạnh dạn nghiên cứu đề tài này và đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động sử dụng VCĐ của công ty. Đó chỉ là nhưng suy nghĩ bước đầu thu thập được trong quá trình thực tập của em nhằm góp phần vào quá trình quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty, từ đó giúp cho công ty đứng vững và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, từ đó giúp cho công ty đứng vững và ngày càng phát triển trong điều kiện cơ chế thị trường với sự cạnh tranh lẫn nhau rất gay gắt giữa các doanh nghiệp.

doc50 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn cố định và các giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần Lắp Máy và Xây Dựng 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình. Thiết kế các dự án đầu tư, kết cấu các chi tiết máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và thi công của công ty kiểm tra giám sát các công trình, lập hồ sơ nhiệm vụ bàn giao các phần việc của từng hạng mục công trình, lập biểu đối chiếu tiêu hao vật tư và biểu thu hồi vốn. Tổng hợp báo cao khối lượng công việc của tưng hạng mục theo từng tháng quý năm. - Phòng Đầu tư dự án: Giúp việc cho ban giám đốc công ty về tiếp thị, khai thác dự án và trình các luận chứng kinh tế kỹ thuật, kế hoặch đầu tư và hiệ quả đầu tư các dự án của công ty trong năm kế hoặch. Thu thập, phân tích và xử lý phân tiến các thông tin nhận được các dự án, thiết kế các khu lám trị tạm phân trợ. Trực tiếp giao dịch, quan hệ, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị có liên quan để tiến hành các công việc. Cùng với các bên có liên quan đến công trình các bộ định mức, đơn giá dự toán các công trình thủy điện. Tham mưu với ban giám đốc quan hệ với đơn vị bạn hình thành các hợp đồng liên doanh, nắm bắt được các thông tin về các dự án đầu tư, báo cáo với ban giám đốc để có kế hoặch dự thầu. Nắm bắt tình hình biến động của thị trường xây dựng trong từng thời kỳ, đồng thời đưa ra những chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn. - Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận tham mưu cho Ban giám đốc về quản lý và chỉ đạo công tác Tài chính_Kế toán, thống kê theo chế độ hiện hành của nhà nước và của tông Công ty. Về lĩnh vực tài chính phòng Tài chính_Kế toán có nhiệm vụ: + Tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện quyền quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn đất đai, các tài nguyên khác do nhà nước giao, giúp ban giám đốc bảo quản điều tiiét vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tìm kiếm vận dụng và phát huy mọi nguồn vốn, kểm soát việc sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm hoặch định chiến lược tài chinh của công ty và lựa chọn phương án tối ưu về mặt tài chính. Về lĩnh vực kế toán Tài chính_Kế toán có nhiệm vụ: + Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê theo đúng quy định của nhà nước, ghi chép chứng từ đầy đủ, cấp nhật sổ sách kế toán, phản ánh các hoạt động của công ty một cách trung thực, chính xác khách quan. + Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo công khai tài chính theo chế độ hiện hành, thường xuyên báo cáo với Ban giám đốc tình hình tài chính của công ty. + Kết hợp với các phòng ban trong công ty nhằm nắm vững tiến độ, khối lượng thi công các công trình, theo dõi khấu hao máy móc trang thiết bị thi công, thanh quyết toán với chủ đàu tư, lập kế hoặch thức hiện nhĩa vuh với ngân sách nhà nước, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của nhà nước. - Phòng tổ chức lao động: Nghiên cứu lập phương án tổ chức, điều chỉnh khi thay đổi tổ chức biên chế bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và các xí nghiệp nhà máy, tham gia viết và thông qua phân cấp quản lý, quy mô của các tổ chức trong công ty dể trình các cơ quan có thẩm quyền thông qua, làm thủ tục về phân hạng công ty, xí nghiệp nhà máy, quy hoặch và đào tạo người cán bộ, kiểm tra việc thực hiện biên chế chế bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc, quản lý hồ sơ của các cán bộ công nhân viên trong công ty. - Phòng Hành chính_Y tế: Tổ chức thực hiện, phản ánh và phân công trách nhiệm cho từng nhân viên thực hiện đúng chức năng và quyền hạn của mỗi người trong một lĩnh vực nhiệm vụ được giao, nắm bắt tình hình đời sốn nơi ăn chốn ở, nhà cửa đất đai, quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, tình hình sức khỏe, mua bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng các thiết bị văn phòng. - Phòng vật tư thiết bị: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật tư thiết bị chính, quản lý mua sắm vật liệu, phương tiện và dụng cụ công cụ cung cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình. Nhà máy chể tạo thiết bị và kết cấu thép, Xí nghiệp 10-1, 10-2, 10-3: Có mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điều hánh sản xuất kinh doanh tương tự các phòng ban của công ty nhưng số lượng cán bộ công nhan viên ít hơn, riêng đối với các công trình được tổ chức thành các tiểu ban nhỏ có chức năng nhiệm vụ giống như các phòng ban thu nhỏ của Công ty. Sơ đồ 1.2 : bộ máy tổ chức quản lý Công ty cổ phần LILAMA 10 1.2.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty. Công ty CP LILAMA 10 thực hiện việc tập trung quản lý vốn, tài sản của Công ty và giao tr ách nhiệm quản lý cho từng đơn vị sử dụng. Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng là sổ nhật ký chung, xác định giá trị hàng tồn kho theo giá trị tực tế, hoặch toán hàng tôn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tinh thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức và mô hình sản xuất kinh doanh của công ty gồm nhiều đơn vị xí nghiệp thành viên có trụ sở giao dịch ở nhiều nơi trên cả nước, cho đến bộ máy kế toán của công ty được tổ chức vừa tập trung vừa phân tán nhờ đó mà công ty phát huy đầy đủ khả năng trình độ của các cán bộ tài chính kế toán, sử dụng hợp lý đảm bảo hiệu quả và chất lượng công tác tài chính công ty. Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tiền lương BHXH, BHYT Kế toán vật tư hàng hóa Kế toán tiền gửi, tiền vay, tiền theo dõi công trình Kế toán tiền mặt, tiền tạm ứng thanh toán Kế toán doanh thu, thuế GTGT Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ, nguồn vốn Các tổ, bộ phận ở đơn vị, xí nghiệp Kế toán các phần hành khác Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương Kế toán TSCĐ Kế toán vật tư * Cụ thể, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau: - Kế toán trưởng: Kế toán trưởng phải trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin cho giám đốc công ty, đề xuất các ý kiến về tình hình phát triển của công ty, về chính sách huy động vốn,… chịu trách nhiệm chung về thông tin do phòng tài chính kế toán cung cấp, thay mặt giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán của công ty và thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước hướng dẫn nhân viên cảu mình thực hiện ghi sổ sách, thực hiện công việc kế toán. - Kế toán vật tư hàng hóa: Thực hiện các công việc liên quan đến vật tư hang hóa như: + Phản ánh tình hình Nhập-Xuất-tồn vật tư hàng hóa ở các kho trực tiếp do công ty quản lý. + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của các phiếu nhập, phiếu xuất, hướng dẫn các bộ phận trong công ty thực hiên đúng quy định của nhà nước. + Mở thẻ kho, kiểm tra thẻ kho, chốt thẻ kho của từng kho của công ty thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. + Đối chiếu với kế toán tổng hợp vào cuối tháng, căn cứ vào sổ kế toán của mình, cuối tháng đối chiếu với số liệu kế toán do máy cung cấp. + Thực hiện việc kiểm kê khi có quyết đinh kiểm kê. - Kế toán tiền lương: Thực hiện các công việc liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương gồm: + Lập, ghi chép, kiểm tra và theo dõi công tác chem. Công và bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. + Tính số tiền lương, số tiền BHXH, HBYT, KPCĐ theo đúng quy định của nhà nước. + Căn cứ vào bảng duyệt lương của cả đội và khối lượng gián tiếp của công ty kế toán tiến hành thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Kế toán tiền mặt, tạm ứng: + Theo dõi chi tiết tiền mặt, đối chiếu với quỹ của từng phiếu thu, phiếu chi, xác định số dư cuối tháng. + Theo dõi chi tiết số tạm ứng, kiểm tra hoàn ứng, đôn đốc thu hoàn ứng nhanh. + Nắm số liệu tồn quỹ cuối tháng của đơn vị trực thuộc. + Lập bảng kê tiền mặt cuối tháng. - Kế toán gửi ngân hàng, tiền vay: + Có kế hoặch rút tiền mặt, tiền vay để chi tiêu. + Theo dõi tiền gửi, các khoản tiền gửi, tiền vay của các ngân hàng trong công ty. + Báo cáo số dư hàng ngày tiền gửi và tiền vay của công ty cới trưởng phòng và giám đốc. + Báo cáo với trưởng phòng kế hoặch trả nợ vay đối với từng ngân hàng. + Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của chứng từ dùng để chuyển tiền, kiểm tra lại tên đơn vị, số tài khoản, mã số thuế, tên ngân hàng mà mình chuyển tiền vào đó, báo cáo với Trưởng phòng những trường hợp bất hợp lý, sai sót. - Kế toán TSCĐ: + Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc gìn giữ, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoặch đầu tư đổi mới TSCĐ trong toàn công ty. + Tính và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn TSCĐ. + Mở thẻ theo dõi đối với từng TSCĐ. + Kiểm kê TSCĐ khi có quyết định. - Kế toán thuế: Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước về các khoản thuế GTGT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, phí, lệ phí… - Kế toán tổng hợp: Theo dõi khối lượng công trình, là người tổng hợp số liệu kế toán để lập báo cáo tài chính, đưa ra các thông tin kế toán do phần hành kế toán khác cung cấp. - Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập các báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt. - Tại các xí nghiệp trực thuộc: Cũng tổ chức các bộ phận kế toán riêng tương tự như vậy, thực hiện toàn bộ công tác kế toán sau đó lập các báo cáo gửi lên phòng Tài chính kê toán của công ty. Phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp số liệu chung toàn công ty và lập báo cáo kế toán định kỳ. CHương 2 : Thực trạng quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty Cổ Phần LILAMA 10. 2.1 Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty cổ phần lilama 10. Bảng 2.1: cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty cổ phần Lilama 10 Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 So sánh năm 2008 với 2007 Số tiền Tỷ Trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền ( ± ) Tỷ lệ % % ( ± %) A. Tổng Tài sản 146,237,724,054 100 204,179,543,452 100 57,941,819,389 39.62 I. Tài sản cố định và đầu t dài hạn 27,407,966,085 18,74 26,349,843,159 12,91 -1,058,122,926 3.86 II.Tài sản ngắn hạn và đầu t dài hạn 118,829,757,969 81,26 177,829,700,293 87,09 58,999,942,324 49.65 B.Tổng nguồn vốn kinh doanh 146,237,724,054 100 204,179,543,452 100 57,941,819,398 39.62 I. Chia theo nguồn hình thành 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 29,937,724,354 20,47 31,461,111,292 15,41 1,523,386,938 5.09 - Vốn góp của chủ sở hữu 24,892,763,155 83,15 21,477,659,722 68,27 -3,415,103,433 -13.72 - Tự bổ sung 5,044,961,200 16,85 9,983,451,570 31,73 4,938,490,370 97.89 2. Nợ phải trả 116,299,999,700 79,53 172,718,432,160 84,59 56,418,432,460 48.51 - Nợ ngắn hạn 110,413,212,719 94,94 168,478,629,341 97,55 58,065,416,622 52.59 - Nợi dài hạn 5,886,786,981 5,06 4,239,802,819 2,25 -1,646,984,162 -27.98 - Nợ khác II. Chia theo thợi gian huy động và sử dụng vốn 1. Nguồn vốn tạm thời 110,413,212,719 75,5 168,478,629,341 82,5 5,806,516,622 52.6 2. Nguồn vốn thờng xuyên 35,824,511,335 24,5 35,700,914,111 17,5 -123,597,224 -0.35 2.1.1. Tình hình vốn kinh doanh. Qua số liệu ở bảng 01 cho thấy tình hình vốn kinh doanh của công ty trong 2 năm 2007-2008: Như vậy, tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2008 tăng 39.62% với năm 2007 về số tuyệt đối là 57,941,819 ngàn đồng. Nhìn chung, tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng cho thấy doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn. Điều này tạo thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất của công ty Xét về cơ cấu thì vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh. Vốn cố đinh năm 2008 là 26,349,843,159 đồng, giảm 3,86 so với năm 2007 về số tuyệt đối là 1,058,122,926 đồng. Tài sản cố định thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, vốn của công ty ngày càng lớn, với nghành xây dựng các công trình xây dựng và lắp máy thì thường vốn cố định phải chiếm một tỷ trong tương đội lớn so với tổng vốn kinh doanh. Tuy đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty đòi hỏi một lượng vốn lưu động khá lớn, nhưng tỷ trọng VCĐ của công ry rất thấp, điều này buộc công ty còn phải đầu tư nhiều hơn nữa cho TSCĐ, nâng cao tỷ trọng vốn cố định nhằm phát huy nội lực vốn có của công ty. 2.1.2.Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty. Với vị thế là một công ty cổ phần chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà song ngay cả khi chưa chuyển đổi thì trong nền kinh tế thị trường ngày nay, yêu cầu doanh nghiệp phải tự chủ trong mọi vấn đề vốn sản xuất kinh doanh, do đó việc thực hiện tốt công tác huy động và tổ chức vốn sản xuất kinh mdoanh sẽ là một trong những điều kiện để công ty có thể tồn tại, đứng vững và phát triển. Dựa vào bảng ta thấy, vốn kinh doanh của công ty đa số là vốn vay ( 79.53% năm 2007 và 84,59% năm 2008 ). Vốn chủ sở hưu chiếm tỷ trọng thấp ( 20,47% năm 2007 và 15,41% năm 2008 ). Trong khi vốn vay năm 2008 tăng 48,51% so với năm 2007 thì vốn chủ sở hữu giảm chỉ tăng 5,09%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tăng cường đi chiếm dụng vốn, dẫn đến tính tự chủ trong kinh doanh ít nhiều bị hạn chế. Đó là do vốn cả công ty bị khách hàng chiếm dụng, để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty buộc phải vay vốn ngân hàng và huy động thêm từ nguồn khác. Bảng 2.2: Kết cấu tài sản cố định chỉ tiêu 31/13/2007 31/12/2008 so sánh năm 2008với 2007 Nguyên giá Tỷ trọng (%) Nguyên giá Tỷ trọng (%) Nguyên giá tăng, giảm (± ) Tỷ lệ tăng, giảm (± %) A. TSCĐ đang dùng 77,733,240 100 71,086,973 100 -6,646,267 -8.55 I. TSCĐ đang dùng trong sản xuất 77,579,078 99.8 70,932,811.00 99.78 -6,646,267 -5.57 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 17,891,318 23.06 8,295,642 11.7 -9,595,676 -53.63 2. Máy móc thiết bị 22,295,918 28.74 23,459,563 33.07 1,163,645 5.22 3. Phơng tiện vận tải 32,058,544 41.32 33,844,308 47.71 1,785,764 5.57 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 1,285,988 1.66 1,285,988 1.81 0 0 5. Quyền sử dụng đất 4,047,300 5.22 4,047,300 5.71 0 0 II. Tài sản cố định khác 154,162 0.2 154,162 0.22 0 0 B. TSCĐ cha cần dùng 0 0 0 0 C. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý 0 0 0 0 Tổng cộng 77,733,240 100 71,086,973 100 -6,646,267 -8.55 2.1.3. Cơ cấu tài sản cố định. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp máy xây dựng, lại tổ chức theo các đơn vị thi công TSCĐ tại công ty CP LILAMA 10 được phân loại theo nguồn hình thành kết hợp với đăc trưng kỹ thuật. Cách phân loại này khá phù hợp với đặc điểm vận động, tính chất và yêu cầu quản lý TSCĐ, giúp cho việc hoặch toán chi tiết, cụ thể từng loại, nhóm TSCĐ và có kế hoặch sử dụng quỹ khấu hao theo nguồn vốn đã hình thành nên TSCĐ theo chế độ quy định. Qua bảng số liệu ta thấy, công ty đã sử dụng một lượng vốn cố định tương đối lớn. Năm 2007 lượng vốn sử dụng của công ty là 77,733,240 ngàn đồng và năm 2008 là 71,086,973 ngàn đồng. Như vậy, so sánh giữa năm 2007 và 2008 ta thấy lượng vốn giảm là 6,646,267 đồng, tương ứng là 8,55%. Phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng nguyên giá năm 2008 là 33,844.308 ngàn đồng, tăng 5,57% so với năm 2007. Như ta đã biết phương tiện vận tải chiếm một vị trí quan trọng trong công ty, địa bàn hoạt đọng rộng, công trình thi công phân tán ở khắp mọi miền đát nước, cùng lúc ấy công ty không thể thi công nhiều công trình khác nhau nên phương tiện vận tải rất cần cho việc di chuyển các máy móc thiết bị, nếu thiếu sẽ gây ra nhiều khó khăn như việc di chuyển máy móc không kịp thời làm gián đoạn thi công, làm chậm tiến độ hoàn thành công trình. Máy móc thiết bị thi công chiếm 28,74% năm 2007 và năm 2008 chiếm 33,07% tăng thêm 5,22%, do đặc thù của nghành nên máy móc thiết bị thường chiếm tỷ trọng cao, trong khi đó TSCĐ như nhà cửa, TSCĐ khác chỉ cần chiếm một tỷ trọng hợp lý với sự phát triển của doanh nghiệp, có tác dụng bổ trợ cho sản xuất kinh doanh. 2.1.4. Tình hình huy động năng lực sản xuất của TSCĐ. Trong quá trình hoạt động, toàn bộ TSCĐ của công ty đã được huy động hết phục vụ sản xuất kinh doanh, số TSCĐ chưa cần dùng hay không cần dùng chờ thanh lý là hoàn toàn không có. Điều này có ý nghĩa to lớn, khi tất cả các TSCĐ được trang bị hay mua sắm mới đều tham gia vào sản xuất, giúp công ty tiết kiệm được chi phí bảo quản bảo dưỡng. Bởi vì, việc bảo quản máy móc thiết bị do bản thân quá trình lao động thực hiện là một cống hiến tự nhiên, không mất tiền của. Ngoài ra, những TSCĐ không cần dùng được công ty kịp thời thanh lý để thu hồi vốn và tái đầu tư TSCĐ. Mặt khác, việc huy động toàn bộ TSCĐ vào sản xuất, điều này chứng tỏ định hướng đúng đắn của công ty ngay từ khi lập kế hoặch mua sắm TSCĐ, nhằm tránh trình trạng TSCĐ mua về mà chưa có nhu cầu sử dụng, gây ứ đọng, lãng phí vốn. Để có thể huy dộng tối đa năng lực sản xuất của TSCĐ, nhất là máy móc thiết bị, kế hoặch thi công của từng công trình phải được lập và theo dõi chặt chẽ, đảm bảo điều động kị thời máy móc thiết bị phục vụ thi công trên các công trình, không làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công, và han chế thời gian chết của máy. Hiện nay, có một số máy móc thiết bị có giá trị đầu tư lớn, công ty dùng nguồn vốn huy động khác để đầu tư, nhưng số lần sử dụng trong năm không nhiều, số giờ chết của máy cao, gây nên tình trạng lãng phí. Do vậy, công ty nên tính toán xem nên đầu tư mua sắm mới hay sử dụng hình thức đi thuê TSCĐ. Ngoài ra, công ty có những máy cẩu chuyên dụng với công suất cao, ngoài thời gian phục vụ thi công, công ty có thể cho thuê để tận dụng hết công suất của máy, góp phần nâng cao hiệu quả san xuất kinh doanh. 2.2. Phân tích tình quản lý và sử dụng VCĐ của LILAMA 10 2.2.1. Tình hình đầu tư TSCĐ năm 2008 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tăng cường đổi mới trang thiết bị được coi là một lợi thế để chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp trong nghành xây lắp cũng nằm trong số đó. Một hệ thống trang bị máy móc hiện đại đồng bộ và lợi thế trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác đê tồn tại và phát triển. Nắm bắt được tình hình này LILAMA 10 đã nỗ lực cố gắn không ngừng để đổi mới trang thiết bị. Qua biểu trên ta thấy giá trị TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của LILAMA 10 năm 2007 la 77,733,240 ngàn đồng, năm 2008 giảm xuống 71,086,973 ngàn đồng. Toàn bộ nguyên giá TSCĐ năm 2008 giảm 6,646,267 ngàn đồng so với năm 2007, tỷ lệ giảm là 8,55%. - Nguyên giá nhà cửa vật kiến trúc năm 2008 giảm 9,595,676 ngàn đồng, giảm -53,63% so với năm 2007. - Nguyên giá máy móc thiết bị của công ty năm 2008 tăng 1,163,645 ngàn đồng tăng 5,22% so vói năm 2007 2.2.2. Tình hình thực hiện khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao. 2.2.2.1. Tình hình khấu hao. Việc xác định một cách chính xác số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ là căn cứ quan trọng, từ đó công ty biết được tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, và điều chỉnh cơ cấu TSCĐ cũng như cơ cấu đầu tư ở từng thời điểm cho hợp lý. Vì vậy, quản lý tốt công tác khấu hao TSCĐ cũng là một yếu tố góp phần năng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Như ta đã biết, khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị sử dụng TSCĐ bị giảm dần, để hiểu rõ thêm về tình hình ta nghiên cứu về vấn đề khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ thông qua bảng sau: Loại TSCĐ Nguyên giá Số tiền khâu hao lũy kế giá trị còn lại Hệ số hao mòn 31/12/07 31/12/08 31/12/07 31/12/08 số tiền Tỷ trọng (%) 31/12/07 31/12/08 so sánh năm 08/07 A. TSCĐ đang dùng 77,733,240 71,086,973 46,653,162 49,681,671 21,405,305 43.09 0.6 0.7 0.1 I. TSCĐ đang dùng trong sản xuất 77,579,078 70,932,811 46,515,252 49,527,509 21,405,305 43.229 0.6 0.7 0.1 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 17,891,318 8,295,642 8,120,110 5,517,672 2,777,970 50.35 0.45 0.67 0.21 2. Máy móc thiết bị 22,295,918 23,459,563 19,600,472 19,227,416 4,232,147 22.01 0.88 0.82 -0.06 3. Phơng tiện vận tải 32,058,544 33,844,308 17,176,561 23,520,603 10,323,705 49.9 0.55 0.7 0.14 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 1,285,988 1,285,988 1,118,109 1,261,818 24,180 1.92 0.87 0.98 0.11 5. Quyền sử dụng đất 4,047,300 4,047,300 0 0 4,047,300 II. TSCĐ khác 154,162 154,162 137,910 154,162 0 0 0.89 1 0.11 B. TSCĐ cha cần dùng C. TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý Tổng cộng 77,733,240 71,086,973 46,653,162 49,681,671 21,405,305 43.05 0.6 0.7 0.1 Bảng 2.3: Khấu hao tài sản cố định Theo số liệu tính toán của Lilama 10 tại thời điểm 31/12/2008 thì nguyên giá trị TSCĐ của công ty là 71.681.671 ngàn đồng chiếm 69,89% tổng TSCĐ cụ thể là: - Nhà cửa vật kiến trúc: Nguyên giá trị 8,295,642 ngàn đồng, số kháo hao lũy kế 31/12/2008 là 5.517.672 ngàn đồng chiếm 66.51% so với nguyên giá trị, giá trị còn lại 2.777.970 ngàn đồng. Nhìn chung loại tài sản này của công ty đang còn mới vì đa số được xây dựng trong những năm gần đây. - Máy móc thiết bị: Nguyên giá là 23.459.563 ngàn đồng, số khấu hao lũy kế đến cuối kỳ là 19.227.416 ngàn đồng, chiếm 81.96% so với nguyên giá trị, giá trị còn lại 4.232.147 ngàn đồng. Hầu hết máy móc của công ty quá cũ kỹ đã được khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng. - Phương tiện vận tải: Nguyên giá trị là 33.844.308 ngàn đồng, số khấu hao lũy kế đến cuối kỳ là 23.520.603 ngàn đồng chiếm 69.5% so với nguyên giá, giá trị còn lại là 10.323.705 ngàn đồng. Hầu hết các máy móc thiết bị chuyên dùng đã cũ kỹ lạc hậu nhưng vẫn sử dụng nhưng vì nhu cầu vốn đầu tư vào máy móc rất lớn, nhưng nguồn vốn của công ty lại có hạn. - Đối với dụng cụ quản lý: Nguyên giá trị là 1.285.998 ngàn đồng, số khấu hao lũy kế cuối kỳ là 1.261.818 ngàn đồng, chiếm 98.12% so với nguyên giá.Như vậy, so với khấu hao 69.89% so với nguyên giá TSCĐ thì CVĐ của công ty còn để sử dụng vào trong SXKD thì không nhiều chỉ còn 21.405.302 ngàn đồng chiếm 28.9%. Tuy nhiên theo quy định của Bộ tài chính thì nguồn vốn khấu hao cơ bản để lại 100% cho doanh nghiệp đầu tư. Với lượng khấu hao cơ bản đạt 53.492.524 ngàn đồng công ty sẽ có công ty sẽ có cơ hội đầu tư theo chiều sâu nhằm tăng năng lực SXKD trong những năm tiếp theo. 2.2.2.2.Tình hình sử dụng quản lý khấu hao tài sản cố định ở Công ty Lilama 10 được thể hiện ở bảng sau: Nhìn vào bảng trên ta thấy, toàn bộ TSCĐ của công ty được hình thành từ 2 nguồn chính. Theo Quyết định 206/TC/QĐ/BTC, thì công ty Lilama 10 được sử dụng toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách mà không phải nộp lại cho Nhà nước. Đây là giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu vốn hiện nay của các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lắp máy. Như vậy, công ty đượ chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao thu được. Thực tế, Công ty LILAMA 10 đã khai thác chủ yếu từ quỹ khấu hao. Trong năm 2008 công ty mua sắm TSCĐ phần lớn số tiền này được lấy từ quỹ khấu hao, còn lại lấy thêm ở nguồn khác, nguồn khác ở đây được hiểu bao gồm: Nguồn khấu hao, nguồn vay… Hàng tháng, căn cứ vào kế hoặch mua sắm TSCĐ và khả năng đáp ứng từ quỹ khấu hao, Công ty tiến hành mua sắm TSCĐ. Việc công ty chỉ khai thác nguồn vốn cố định từ quỹ khấu hao là chính đã giúp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn vay bên ngoài, nhưng cũng chính điều này đã hạn chế phần nào năng lực tiềm tàn của công ty, vì quỹ khấu hao không nhiều. Đó là lí do chính vì sao trong năm 2008, công ty mới đầu tư vào những TSCĐ có giá trị nhỏ, máy móc thiết bị có hàm lượng chất xám thì giảm xuống so với 2007. 2.2.3. Tình hình quản lý TSCĐ, bảo toàn vốn cố định. Để đảm bảo cho TSCĐ của công ty hoạt động liên tục và có hiệu quả, công ty có hệ thống chứng từ sổ sách theo dõi việc tiến hành quản lý phân loại, đánh giá, hoặch toán tình hình tăng giảm, khấu hao, phân bổ TSCĐ cho từng xí nghiệp sử dụng và nguồn hình thành, cũng như xây dựng quy chế xây dựng, xác định rõ trách nhiệm vật chất. Từ đó giúp công ty theo dõi được tình hình hoạt động năng lực sản xuất của TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, công suất làm việc của từng TSCĐ để xác định và phân bổ mức khấu hao phù hợp. Bên cạnh đó, còn có thể TSCĐ làm cơ sở để quản lý TSCĐ, thông qua đó công ty có thể biết được mức độ hao mòn của TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ. Tại công ty, thẻ TSCĐ được lưu và theo dõi trên máy vi tính trong suốt thời gian sử dụng, mỗi loại TSCĐ theo đặc tính kỹ thuật được mở một sổ riêng. Qua đó công ty thấy được những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ, cũng như trách nhiệm vật chất trong quá trinh sử dụng, bảo quản TSCĐ. Đây là căn cứ để công ty cải tiến, đổi mới TSCĐ, phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ cho các đơn vị sử dụng, năng cao trách nhiệm cá nhân và tập thể trong việc giữ gìn bảo quản TSCĐ. TSCĐ được công ty giao cho các xí nghiệp sử dụng và quản lý để tạo điều kiện cho các xí nghiệp chủ động hơn trong SXKD. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn chú trọng đến việc thực hiện đúng quy trình sử dụng, thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị và bảo dưỡng định kỳ. Theo dõi chặt chẽ tránh tình trạng mất mát và hư hỏng trước thòi hạn sử dụng nhằm đảm bảo năng lực SXKD. Ngoài ra, công ty cũng cố gắng trong việc đỏi mới TSCĐ, mặc dù chua đáp ứng được nhu cấu SXKD hiện nay, công ty đã kịp thời thanh lý những TSCĐ không cần dùng, tận dụng triệt đẻ thời gian và công suất làm việc của máy móc, bằng cách tổ chức quá trình sản xuất hợp lý, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời. Tuy nhiên, công ty cần phải thực hiện đánh giá lại TSCĐ để bảo toàn VCĐ, hàng năm có thể tổ chức kiểm kê TSCĐ. Hơn nữa công ty chua chú trọng đến phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn. 2.2.4. Đánh giá về hiệu quả sủ dụng VCĐ của công ty 2 năm 2007- 2008. Thông qua kết quả đã tính ở biểu 4 ta nhận thấy: Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VCĐ STT chỉ tiêu ĐVT năm 2007 năm 2008 so sánh năm 2008 với 2007 số tăng giảm tỷ trọng (%) 1 Doanh thu thuần Nghìn đồng 156,380,228 170,908,283 14,600,055 9.34 2 Lợi nhuận trớc thuế Nghìn đồng 3,46,533 4,877,372 1,408,839 40.33 3 Nguyên giá TSCĐ bình quân Nghìn đồng 65,908,885 74,988,539 9,079,654 13.78 4 VCĐ bình quân Nghìn đồng 22,617,904 26,878,905 4,261,001 18.84 5 Hiệu suất sử dụng VCĐ = ( 1 : 4 ) 6.914 6.361 -0.553 -7.998 6 Hiệu suất sử dụng VCĐ = ( 1 : 3 ) 2.373 2.28 -0.093 -3.92 7 Hàm lợng VCĐ = ( 4 : 1 ) 0.1446 0.1572 0.0126 8.71 8 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = ( 2 : 4 ) 0.1534 0.1815 0.0281 18.32 Là một doanh nghiệp hoạt động trong nghành xây dựng đặc trưng cơ bản sản phẩm có giá trị lớn đòi hỏi vốn đầu tư lớn. LILAMA 10 có cơ cấu VCĐ chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tỷ trọng VLĐ trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh và tập trung chủ yếu vào các phương tiện phục vụ cho thi công lắp ráp. Thông qua các kết quả đã tính ở biểu trên ta thấy: Qua biêu ta thấy VCĐ bình quân năm 2008 tăng 18,84% ao với năm 2007 - Hiệu suất sử dụng VCĐ: Năm 2008 hiệu suất sử dụng VCĐ đạt 6,361 giảm đI giảm đi 0,553 so với năm 2007. Như vậy ở năm 2008 cứ một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh thi tạo ra 6,261 đồng doanh thu. - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Năm 2008 con số này la 0,1815 tăng 0,0281 so với năm 2007 với tỷ trọng tăng 18,32%. Trong điều kiện mà doanh thu trên một đồng VCĐ giảm đi mà một đồng trên VCĐ lại tăng lên chưnngs tỏ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất tốt. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Trong năm 2008 la 2,28 và giảm đi so với năm 2007 là 0,0093 và giảm với tỷ lê 3,92%. Điều này chứng tỏ công ty chưa thực sự sử dung VCĐ và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Hàm lượng VCĐ: Năm 2008 hàm lượng này là 0,1572 tăng so với năm trước 0,0126 chứng tỏ công ty đã gặp khó khăn trong việc sử dụng TSCĐ. 2.3. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, công ty LILAMA 10 đã và đang khẳng định được tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả nội lực, tiềm năng sẵn có của mình mà trong đó TSCĐ ( mà thể hiện là hình thái vật chất của VCĐ ) là yếu tố quan trọng. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo công ty đã có những biện pháp tích cực để năng cao hiệu quả sử dụng, quản lý TSCĐ, VCĐ. Qua thời gian thực tập tại công ty, với những điều ghi nhận được, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Phòng Tài Chính Kế Toán, em xin phép được nhận xét những thành tựu và những nhược điểm còn tồn tại trong quá trình sử dụng vốn cố định: 2.3.1. Về ưu điểm: a/. Đảm bảo thực hiện đúng quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước và quy chế tài chính của tổng công ty. b/. theo dõi chặt chẽ tình hình biến động TSCĐ, tình hinh sử dụng TSCĐ, tình hình trích khấu hao, cũng như quản lý TSCĐ với hệ thống chứng từ, sổ sách tương đối đầy đủ. c/. Lựa chọn tiêu thức phân loại TSCĐ phù hợp với loại hình doanh nghiệp, tính chất nghành nghề đặc điểm sản xuất cũng như yêu cầu quản lý nên dễ theo dõi đánh giá. d/. Công ty đã thực hiện phân cấp quản lý TSCĐ đến từng đơn vị thi công, tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. e/. Đảm bảo việc tái đầu tư TSCĐ, công ty còn thường xuyên thực hiện tính, trích khấu hao TSCĐ. Hàng năm công ty tiến hành trích khấu hao theo đúng kế hoặch nhằm bổ sung vào quỹ khấu hao, thực hiện bảo toàn được VCĐ, để tái đầu tư cho TSCĐ. Qua đó, thực hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định đã tăng lên rõ rệt. Trong năm qua, TSCĐ của công ty đã được đổi mới một phần nào, mặt khác hệ số sử dụng TSCĐ qua 2 năm qua cho thấy, khả năng tiếp tục phục vụ TSCĐ vẫn dồi dào. Trong những năm tới doanh nghiệp sẽ thực hiện đầu tư chiều sâu, mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại, máy phục vụ cho kiểm tra, thiết kế công trình. f./ Việc mua sắm TSCĐ phải bám vào nhu cầu thực tế, không xảy ra tình trạng TSCĐ mua về ma chua có nhu cầu sử dụng, đồng thời công ty cũng kịp thời thanh lý những TSCĐ không cần dùng, hỏng hóc để thu hồi vốn. g/. Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sủa chữa dự phòng, không để xảy ra tình trang TSCĐ hỏng trước thời hạn, hay hư hỏng bất thường hay thiệt hại cho sản xuất. 2.3.2. Về hạn chế: Mặc dù trong quá trình sử dụng VCĐ, công ty co nhiều cố gắng và đạt được những thành tựu đáng kể, song quá trình sử dụng vốn của công ty cũng còn bộc lộ hạn chế, thiếu sót nhất định. Để có thể nâng cao được hiệu quả dụng VCĐ trong quá trình SXKD của mình, trong thời gian tới, công ty phải nghiêm túc xem xét và phân tích kỹ lượng những thiếu sót, tìm ra nguyên nhân để từ đó tìm ra cách khắc phục phù hợp. Sau đây là những hạn chế chủ yếu trong quá trình sử dụng VCĐ của công ty: a/. Về công tác thị trường, đối với công ty thì việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng, thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, nhằm duy trì và phát triển thị trường còn chua được xác định đúng tầm quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty chưa xác định điểm yếu của mình trên thị trường, các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng và về các nhà đầu tư cũng như về sự biến động của thị trường còn hạn chế, mạc dù các đơn vịthi công nằm ở khắp mọi miền đất nướ. b/. Về lập kế hoặch khấu hao TSCĐ, công ty vẫn tiến hành mua sắm TSCĐ, nhưng lại không tiến hành lập kế hoặch khấu hao TSCĐ. Do đó, công ty không thấy được nhu cầu tăng giảm VCĐ trong năm kế hoặch, khả năng về tài chính để đáp ứng các nhu cầu đó. Chỉ khi nao TSCĐ mua về đưa vào sử dụng thì bắt đầu tính và trích khấu hao. Như vậy, quỹ khấu hao tăng nguyên giá TSCĐ dự kiến trong năm kế hoặch là bao nhiêu không được biết đến, dẫn đến nhu cầu tăng giảm VCĐ chưa rõ ràng. d/. Về vấn đề baot toàn VCĐ, trong quá trình sử dụng, những biến động về giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho sức mua của VCĐ ở nhiều thời điểm hiện tại và thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu có sự chênh lệch. Cho đến nay, công ty LILAMA 10 chưa thực hiện việc đánh giá lại TSCĐ bảo toàn vốn, tránh để mất vốn, hạn chế tối đa những bất lợi của hao mòn vô hình. e/. Về phương pháp khấu hao TSCĐ, hiện nay công ty trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính như quy định của nhà nước. Do vậy, chưa phản ánh được hao mòn vô hình và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nhanh máy móc thiết bị để tránh tụt hậu. Nguyên nhâ của những vấn đề trên: Việc phân tích tình hình sử dụng, quản lý TSCĐ, VCĐ phần nào đã nêu rõ nguyên nhân của từng mặt, nhưng ở đây có thể nêu một cách tổng quát như sau: - Việc nắm bắt yêu cầu thời đại mới, thời đại khoa học công nghệ phát triển cao, nhân loại đang tiến tới một nền công nghệ trí thức, chưa cập nhật được. Do đó, công ty chậm đổi mới TSCĐ, nhất là thiết bị máy móc. - Công ty chưa tận dụng nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn để đầu tư đổi mới TSCĐ, trong khi đó công ty lại vay ngắn hạn nhiều để bổ sung nguồn vốn lưu động, mặc dù nguồn trung và dài hạn hiện nay là rất khó, sonng với nỗ lực của công ty: Lập các dự án khả thi, hay uy tín của công ty bằng cách trả bớt nợ ngắn hạn… Thì ciệc huy động từ vốn này không phải khó. - Công tác phân tích tình hình quản lý tài chính chưa được đặt ra đúng yêu cầu của nó, biểu hiện cụ thể là : Công tác kế toán được quan tâm, ghi chép nhưng việc chăm lo tạo dựng nguồn vốn, đánh giá hiệu qua sử dụng vốn, quản lý tài chính chưa thật rõ ràng. CHƯƠNG 3 : Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty lilama 10. 3.1. Phương pháp phát triển của công ty lilama 10 trong thời gian tới. Trong nhưng năm vừa qua, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty không ngừng được nâng cao, công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định. Song bên cạnh đó thì công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cũng còn gặp phải một số hạn chế, thiếu sót như đã phân tích đánh giá. Từ thực tế đó, bước sang năm 2009 đẻ quản lý và sử dụng tốt TSCĐ, tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, công ty đã có các phương hướng sau: - Tiếp tục tăng cương đầu tư chiều sâu, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ dựa trên nhu cầu về sản lượng, sản phẩm của công ty và trên cơ sở phát huy có hiệu quả năng lực của cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty. Quá trình đầu tư có trọng điểm đảm bảo yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Hoàn thiệnn hơn về việc phân cấp, phân công quản lý TSCĐ, quản lý chi phí sửa chữa, chi phí sử dụng TSCĐ, tiếp tục thực hiện sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ một cách kịp thời, cố gắng khắc phục nhưng tồn tại trong công tác sửa chữa TSCĐ, để hoàn thiện hơn công tác này như: lập kế hoặh về chi phí sửa chữa trong năm tới nhằm đảm bảo chi phí cho việc sửa chữa trong năm để đánh giá phân tích. - Tận dụng triệt để hơn công suất TSCĐ hiện có, có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp nhằm huy động TSCĐ vào sản xuất với thời gian và công suất tối đa. - Tận dụng triệt để quỹ khấu hao để tái đầu tư TSCĐ. Toàn bộ quỹ khấu hao cùng một phần quỹ đầu tư phát triển của công ty để mua máy móc thiết bị, đỏi mới dây chuyền công nghệ sản xuất. Đồng thời tiến hành vay thêm vốn để đảm bảo có đủ vốn đầu tư đổi mới TSCĐ. - Mục tiêu chủ yếu của công ty năm 2009: + Sản lượng thực hiện 251 tỷ đồng. Trong đó doanh thu là 175.5 tỷ đồng +Lợi nhuận gộp phấn đáu đạt 7,9 tỷ 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ở công ty LILAMA 10. Qua xem xét tình hinh sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty LILAMA 10 trong những năm qua vừa cho thấy. Mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, nhưng do có sự cố gắng của cả tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc tổ chức SXKD nên công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Hoạt động SXKD ngày càng có lãi và càng được mở rộng, đã đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, đồng thời đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được công ty còn bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại trong quá trinh kinh doanh đặc biệt là quá trinh sử dụng VCĐ. Để góp phần giải quyết một số tồn tại của công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty em xin đề xuất một số giả pháp sau: - Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. -Tăng cường nguồn vốn tài trợ và đổi mới TSCĐ. - Cải tiến phương pháp khấu hao TSCĐ. - Lập kế hoặch khấu hao TSCĐ. - Tiến hành phân tích tình hình sử dụng VCĐ và đánh giá lại TSCĐ. - Coi trọng công tác bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý VCĐ. 3.2.1. Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nước ta đã qua hơn chục năm phát trị theo cơ chế thị trường nhưng công tác tiếp cận, mở rộng thị trường đã trở thành công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Hiện nay, ở hầu hết các doanh nghiệp dù ít hay nhiều cũng đã chú ý đến công tác tiếp cận mở rộng thị trường tạo ra chất lượng hiệu quả giá cả và sự phục vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường. Công ty LILAMA 10 có thị trường là xây dựng các công trình công nhiệp và dân dụng. Công ty muốn nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ thì phải : Tiếp cận và mở rộng thị trừơng. Do đó, công ty phải gây được uy tín với khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Qua đó tạo được lợi thế cho mình trong công tác đấu thầu xây dựng các công trình, có công trình để thi công tài sản máy móc thiết bị mới được sử dụng triệt để, tăng cường hiệu quả sử dụng VCĐ. Mặc dù phòng thị trường và phòng kinh doanh đã có song vẫn chưa thực sự thực hiện được chức năng đúng nghĩa của nó. Công tác tiếp cận và mở rộng thị trường trong lĩnh vực xây dựng thực ra cho đến nay vẫn chưa định hình một cách cụ thể. Các doanh nghiệp thường tùy theo nhận thức của mình mà tổ chức hoạt động tiếp cận, mở rông thị trường. Theo em để tiếp cận và mở rộng thị trường một cách hiệu quả và phù hợp với yêu cầu tình hình thực tế hoạt động của công ty phải tiến hành như sau: - Thứ nhất, mở thêm các chi nhánh, văn phong đại diện ở các địa bàn quan trọng, vì thị trường các công trình xây dựng ngày một tăng công ty có thể mở thêm các chi nhánh ở miền trung và phía nam, việc này được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho công ty tiếp cận nắm bắt thông tin về các công trình xây dựng ở các tỉnh, thành phố. - Thứ hai, phòng phát triển kinh doanh cần được bổ sung thêm nhân viên để tiến hành tìm kiếm thông tin về thị trường, tìm kiếm các nguồn tin về công trình đấu thầu. Phòng phát triển kinh doanh còn có nhiệm vụ thu thập thông tin về khả năng và hạn chế của đối thủ cạnh tranh, nắm bắt được khả năng và hạn chế của họ trên các phương diện trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật tìm năng lực về vốn, về máy móc thiết bị… từ đó có kế hoặch cho phát triển kinh doanh. Việc thu thập và nắm bắt thông tin về đối các đối thủ cạnh tranh của công ty được tiến hành trên các phương diện sau: - Xem xét khả năng về trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên kỹ thuật. - Xem xét về khả năng máy móc thiết bị của họ ra sao. - Cách tổ chức lập dự toán, thi công, hoàn thiện của họ như thế nào để từ đó xác định chất lương, giá cả mà họ thực hiện. - Tiếp cận và mở rộng thị trường liên tục, có hiệu quả và qua đó nâng cao được hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty. 3.2.2. Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ. Trong các doanh nghiệp sự nhạnh cảm việc đầu tư đổi mới, bổ sung TSCĐ là nhân tố quan trọng để năng cao hiệu quả sử dụng VCĐ thông qua giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động… Mặt khác, nó cũng giải phóng lao động thủ công đảm bảo an toàn cho người lao động. Do đó công ty thường xuyên đổi mới thay thế các TSCĐ đã quá cũ, hư hỏng đặc biệt là phần máy móc thiết bị phương tiện vì chúng có độ hao mòn cao. Việc thay thế đổi mới các máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng có thể tiến hành cho mỗi loại máy móc thiết bị khi chúng được khấu hao hết giá trị, phải đánh giá được tốc độ phát triển của các công trình xây dựng qua đó xác định được mức độ khấu hao. Để đáp ứng nhu cầu lập dự toán, thi công, hoàn thiện, trong thời gian tới công ty tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị mới có tính năng, tác dụng cao đáp ứng được đòi hỏi cao về chất lượng, đúng về tiến độ thi công. Đặc biệt máy móc thiết bị dùng để thi công, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Về công tác tìm kiếm nguồn tài trợ cho đầu tư, đổi mới TSCĐ: Để có thể đầu tư mua sắm thay thế TSCĐ máy móc thiết bị cần thiết phải có nguồn tài trợ cho hoạt động này. Hiện nay vốn tài trợ của công ty gồm: vốn ngân sách và vốn khác trong khi đó ngân sách chỉ chiếm một lượng rất nhỏ. Theo quy định của bộ tài chính phải kể từ năm 1996, phần vốn ngân sách cấp đầu tư vào nhà cửa vật kiến trúc thì công ty không được phép tính trích khấu hao phần tài sản này, thực chất đây là số tài sản không trực tiếp tham gia vào sử dụng kinh doanh. Để đáp ứng được yêu cầu cho TSCĐ, máy móc thiết bị, trong thời gian tới công ty cần thực hiện các việc sau: - Hàng năm, ngoài số vốn công ty tự bổ sung hàng năm, công ty cần tích cực hy động như : vay vốn tín dụng, dù phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định, nhưng đây là biện pháp duy nhất đáp ứng được nhu cầu trang bị TSCĐ, máy móc thiết bị cho công ty, trong khi hiện nay công ty huy động còn hạn chế. Công ty còn có thể đi thuê tài chính, hình thức này rất phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. ở Việt Nam hiện nay, các công ty thuê tài chính đã bắt đầu xuất hiện và ngày càng phát triển. Mặc dù cho thuê tài chính chưa phải là hình thức được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay, nhưng trong tương lai đây là phương thức quan trọng để đầu tư, dổi mới máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, công ty có thể tạo vốn thông qua việc mua thiết bị theo phương thức trả dần phát hành trái phiếu… - Đối với phần TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc không trực tiếp vào SXKD, công ty cần phân định riêng phần giá trị TSCĐ này. Công việc vay vốn trung và dài hạn hiện nay rất khó ở các ngân hàng, để làm được điều này một việc đầu tư vào TSCĐ phải đạt được dự án khả thi, bên cạnh đó việc tăng uy tín của công ty đối với các nhà đầu tư, tạo chữ “tín” cũng chính là một hình thức huy động vốn như : doanh nghiệp có thể nên trả bớt các khoản nợ ngắn hạn, hay nợ cán bộ, nốp thuế cho Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt chất lượng… Trong kinh doanh, vốn không chỉ là tiền mà còn là lòng tin, tạo được chữ tín trong quan hệ bạn hàng, chữ tín còn mạnh hơn cả thế chấp. Bằng sự làm ăn trung thực, giữ được chữ tín với đối tác, công ty có thê huy động được vốn them chí có thể vay vốn với lãi suất trả chậm hoặc ưu đãi. Tạo chữ tín cũng là cơ sở phát triển lâu dài của công ty. Song song với việc lập các nguồn vốn nêu trên, việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả cũng là một phương thức tạo vốn đối với công ty, và đây cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu công ty đặt ra trong quá trình sử dụng vốn đầu tư của mình. 3.2.3. Cải tiến phương pháp khấu hao TSCĐ. Như ta đã biết, khấu hao cơ bản là một trong những nội dung quan trọng của quản lý và sử dụng VCĐ. Việc trích khấu hao hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tái đầu tư TSCĐ được thông suốt. Trong những năm qua, công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của nhà nước. Vớ tỷ lệ khấu hao trên, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc trích khấu hao TSCĐ trong những năm cuối, điều này là do năng lực sản xuất cố định giảm dần theo quá trình hoạt động. Việc này cũng làm giảm tốc độ thu hồi vốn để đầu tư, đổi mới TSCCĐ. Điều này không thích hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, có nhiều loại máy móc thiết bị văn phòng mới ra đời làm giá cả biến động mạnh, TSCĐ dễ bị hao mòn vô hình. Do đó, có thể đảm bảo được quỹ khấu hao thực hiện tái đầu tư TSCĐ nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị tin học, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất thì trong công tác khấu hao TSCĐ cần tính đến các yếu tố như: sự phát triển khoa học kỹ thuật, giá cả biến động. 3.2.4. Lập kế hoặch khấu hao TSCĐ. Công ty cần sớm thực hiện viêc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ. Đây là một phương pháp giúp công ty thấy rõ nhu cầu tăng giảm vốn cố định trong năm kế hoặch và khả năng nguồn tài chính để đáp ứng các nhu cầu đó. Từ đó, công ty xem xét lựa chọn các dự án đầu tư TSCĐ trong tương lai. Để lập kế hoặch khấu hao TSCĐ, công ty thực hiện các bước sau: - Xác định các loại TSCĐ cần trích khấu hao và nguyên giá TSCĐ phải trích khấu hao trong năm kế hoặch. - Dự kiến tăng giảm TSCĐ trong năm kế hoặch. - Trên cơ sở nguồn vốn hình thành nên TSCĐ để có kế hoặch phân phối, sử dụng tiền khấu hao. 3.2.5. Tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn cố định và đánh giá lại TSCĐ. Trong quá trình sử dụng, những biến động về giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa hoc kỹ thuật, làm cho sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại và thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu có sự chênh lệch, đặc biệt có những TSCĐ mà khi đánh giá lại thì có giá trị nhỏ hơn quy định cho phép. Do vậy, để bảo toàn cho nguồn vốn của mình, Công ty cổ phần LILAMA 10 cần thực hiện việc đánh giá lại TSCĐ, tránh để mất vốn, hạn chế tối đa những bất lợi hao mòn vô hình. Trong những năm tới công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của mình tạo cơ sở cho việc lập kế hoặch, phương án SXKD, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Việc đánh giá phân tích chưa đầy đủ các chỉ tiêu, nhưng nó cũng đáp ứng được một cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty. 3.2.6. Coi trong công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý TSCĐ. Lao động là một nhân tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả quản lý và sử dụng vốn cố định nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế TSCĐ máy móc thiết bị càng tiên tiến thì người lao động phải được đào tạo cẩn thận, họ phải qua trường lớp để có thê sử dụng và quản lý chúng có hiệu quả. Các doanh nghiệp cũng cần có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động và triệt để khai thác nguồn lực này. Thời gian qua, trình độ công nhân viên trong công ty là cao song chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng công việc. để phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong thời gian tới, công ty cần thực hiện như sau: - Trong việc tuyển dụng bổ sung cán bộ, nhân viên mới, công ty cần có chính sách tuyển dụng hợp lý. Theo đó chỉ tuyển dụng những người đã được đào tạo đúng chuyên môn kỹ thuật vào làm việc, tuyệt đối không tiếp nhận những đội tượng không đúng chuyên môn nghiệp vụ. - Công ty cần tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, qua đó nâng cao trình độ quản lý, sử dụng VCĐ, tài sản, máy móc thiết bị cũng như chất lượng công trình. + Với đội ngũ cán bộ quả lý: Công ty có thể tổ chức các khóa học ngắn hạn, hoặc cử nguòi đi học bằng mọi hình thức để họ có thê tiếp cận với trình độ quản lý mới, có biện pháp nâng cao hiệu quả sư dụng VCĐ của công ty, đáp ứng được sự đổi mới ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. + Với đội ngũ chuyên môn kỹ thuật: Những người trực tiếp làm việc với máy móc, thiết bị văn phòng… trước yêu cầu mở rộng kinh doanh trong những năm tới, công ty câng tuyển dụng hoặc cử đi học thêm ở các trường kỹ thuật. Công ty cũng nên có kiến thức cập nhật về kỷ thuật để tổ chức các buổi giới thiệu về kỹ thuật mới trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, huấn luyện sử dụng máy móc thiết bị đúng quy trình kỹ thuật cho đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, công ty cần bố trí những lao động giỏi hướng dẫn kèm kặp lao động còn non kém, mới tuyển dụng để họ có thể thích nghi nhanh chóng với máy moc thiết bị và sử dụng chúng có hiệu quả cao nhất, kinh phí này có thể lấy từ quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó việc tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là trình độ quản lý sử dụng VCĐ, tài sản máy móc thiết bị, công ty cũng nên có chính sách tăng lương cho cán bộ, nhân viên chịu khó học hỏi, nâng cao trình độcung như khen thưởng xúng đáng những ngừoi có ý thức trong việc bảo quản, có sáng kiếnn tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản máy móc thiết bị làm lợi cho tập thể, đồng thời xử phạt nghiêm minh những người nào thiếu ý thức trách nhiệm làm hỏng, mất tài sản, máy móc của công ty. Kết luận Cơ chế thị trường với những quy luật cạnh tranh gay gắt đã thực sự tạo ra môi trường tôi luyện cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để đứng vững và không ngừng vươn lên trong cơ chế đó đòi hỏi nỗ lực của toàn công ty, trước hết phải kể đến sự năng động, sáng tạo của ban lãnh đạo trong điều hành và sản xuất kinh doanh, sau đó là sự vận dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế trong đó có phương pháp sử dụng VCĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ nói chung và hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng là một biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh ttranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong thời gian thực tập tại công ty lắp máy và xây dựng số 10, qua tìm hiểu nghiên cứu tài liệu và tiếp xúc thực tế em thấy đây là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, trình độ khoa học công nghệ tương đối hiện đại nhưng hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty vẫn chưa thực sự tốt vì còn nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục. Do vậy em mạnh dạn nghiên cứu đề tài này và đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động sử dụng VCĐ của công ty. Đó chỉ là nhưng suy nghĩ bước đầu thu thập được trong quá trình thực tập của em nhằm góp phần vào quá trình quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty, từ đó giúp cho công ty đứng vững và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, từ đó giúp cho công ty đứng vững và ngày càng phát triển trong điều kiện cơ chế thị trường với sự cạnh tranh lẫn nhau rất gay gắt giữa các doanh nghiệp. Để hoàn thành bài luận văn này, em đã được sự hướng dẫn tận tình của các cô, chú, anh chị trong công ty và giáo viên hướng dẫn thực tập. Nhưng do trình độ nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên chuyên đề này của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và thông cảm của các cô chú trong công ty và của thầy giáo. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Bằng cùng các anh chị phòng tài chính kế toán công ty LILAMA 10 đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Vinh, tháng 3 / 2009 Sinh viên Trần Văn Thành Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31290.doc
Tài liệu liên quan