Đề tài Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty giầy Ngọc Hà

Trong những năm qua, công ty giầy Ngọc Hà đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi. Lợi nhuận luôn tăng, đời sống của CBCNV ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, công ty giầy Ngọc Hà vẫn không ngừng vươn lên phát huy nội lực và tận dụng mọi tiềm năng để đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu góp phần trong sự nghiệp CNH HĐH đất nước. Cụ thể trong những năm tới công ty đề ra phương hướng tăng trưởng hàng năm khoảng từ 18% - 20%. Ngoài ra công ty còn tìm những biện pháp tổ chức quản lý, sản xuất, khai thác nhiều đơn đặt hàng trực tiếp để luôn nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho phát triển doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho CBCNV, tăng đóng góp vào NSNN và tăng thu nhập bình quân hàng năm. Về thị trường, trong những năm tới, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường có sức tiêu thụ lớn như Pháp, Hà Lan, Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng đến các thị trường truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, đây là những khách hàng có bề dày trong quan hệ làm ăn và công ty chủ yếu dưới hình thức gia công chính vì vậy, công ty giầy Ngọc Hà sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm khách hàng ở các nước phát triển, duy trì mối quan hệ tốt đẹp đã có với các bạn hàng cũ và mở rộng thêm thị trường ở một số nước ASEAN và Đông Âu. Về công nghệ và quy mô sản xuất công ty từng bước cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Đây là mục tiêu lâu dài của công ty, sản phẩm hiện nay của công ty chủ yếu là các loại giầy, túi, mũ với máy móc thiết bị hiện có, cộng thêm dây chuyền sản xuất giầy da mũ hiện đại sẽ đảm bảo chỉ tiêu tăng từ 15-20% giá trị tổng sản lượng mỗi năm.

doc60 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động ở Công ty giầy Ngọc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục đổi mới, phát triển nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động nói riêng, vốn sản xuất nói chung. II. Thực trạng tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ của Công ty giầy Ngọc Hà. 2.1 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của Công ty trong việc sử dụng VLĐ Để công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm bắt được tình hình thức tế của đơn vị mình, những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp đang gặp phải để nhằm tận dụng những nhân tố thuận lợi, hạn chế những nhân tố khó khăn. Qua nghiên cứu tình hình thực tế của Công ty giầy Ngọc Hà có thể khái quát một số thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty như sau: a. Những thuận lợi. - Công ty giầy Ngọc Hà là một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm giầy vải, cặp, túi sách, vali, mũ… là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân và sản phẩm của Công ty đã tạo được uy tín đối với người tiêu dùng. - Công ty có đội ngũ CBCNV trẻ năng động, yêu công việc; với đội ngũ kỹ thuật tương đối mạnh và được đào tạo tại các trường dạy nghề, trường kỹ thuật; đội ngũ cán bộ và người quản lý có trình độ, có chuyên môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc tổ chức HĐSXKD. - Quy trình sản xuất khép kín với nguồn cung cấp nguyên vật liệu có tính chất ổn định, phong phú, chất lượng cao giá cả vừa phải tạo điều kiện để Công ty chủ động trong sản xuất giảm chi phí giá thành, tăng lợi nhuận. - Về mặt pháp lý, Công ty là đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, Công ty mở tài khoản tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, nhờ ngân hàng này làm trung gian giao dịch thanh toán thu chi nội ngoại tệ với khách hàng, người mua, người bán, ký kết các đơn đặt hàng… Bên cạnh đó công ty còn được nhà nước hỗ trợ về vốn, được sự giúp đỡ trong việc mở rộng xây dựng cơ sở SXKD, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng mở rộng thị trường. b. Những khó khăn Khó khăn lớn nhất hiện nay của Công ty là vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh; chuyển sang cơ chế thị trường, cũng như các DNNN khác, Công ty giầy Ngọc Hà không còn được bao cấp về vốn phải tự chủ trong SXKD và đảm bảo có lãi. Nhu cầu vốn cho sản xuất là rất lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, không đủ đáp ứng do đó công ty phải đi vay một lượng vốn khá lớn, việc trả lãi cho các khoản đi vay dẫn tới làm giảm lợi nhuận. HĐSXKD ngày càng mở rộng trong khi nguồn vốn có hạn, chính vì thế công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức nguồn vốn nói chung,VLĐ nói riêng để đem lại hiệu quả cao. Mặt khác công ty cũng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm vì sự cạnh tranh của các công ty khác nh giầy Thượng Đình, giầy Thuỵ Khuê, giầy da Hà Nội và hàng nhập lậu, hàng Trung Quốc với giá rẻ hơn. Hơn nữa, người tiêu dùng việt nam và những người luôn ưa dìng hàng ngoại nên để chiếm được cảm tình của người tiêu dùng cũng không thực sự dễ dàng. 2.2. Thực trạng tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ ở Công ty năm2000, 2001. 2.2.1. Nguồn tài trợ VLĐ của Công ty. Vốn là nhân tố cơ bản đối với mọi hoạt động kinh doanh, tương ứng với mỗi quy mô sản xuất đòi hỏi phải có một lượng VLĐ thường xuyên ở mức độ nhất định. Lượng vốn này thể hiện nhu cầu VLĐ thường xuyên mỗi doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được bình thường liên tục. Ta có thể xem xét cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua các thời điểm. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch I. tài sản 1. Tài sản lưu động 2. Tài sản cố định II. nguồn vốn 1. Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn - Nợ khác 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 17557548 5201334 12356214 17557548 9897282 1375647 2078996 6442639 7660266 17737881 4622492 13115389 17737881 10036093 1693220 4097114 4245759 7701788 180330 -578842 759175 180333 138811 317573 2018118 -2196886 41522 Xét về tài sản: Qua số liệu trong bảng, cho thấy cơ cấu tài sản của công ty trong 2 năm 2000 - 2001 có sự thay đổi đáng kể. Tổng tài sản năm 2001 đã tăng thêm 180.333 nđ với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,02% (đơng nhiên mức tăng và tỷ lệ tăng của tổng nguồn vốn cũng đạt tương tự). Số tăng nói trên phản ánh số tăng về quy mô tài sản của doanh nghiệp, dựa vào số liệu chi tiết việc tăng quy mô của tài sản chủ yếu là tăng về TSCĐ với mức tăng là 759.175nđ, với tỷ lệ tăng 6,14% việc tăng này phản ánh trong kỳ doanh nghiệp đã tăng mức đầu tư vào TSCĐ cụ thể là năm 2001 Công ty đã đầu tư mua mới máy móc thiết bị (6.964.027 nđ) nhằm trang bị thêm cho dây chuyền sản xuất giầy nữ xuất khẩu với mục đích đa dạng hoá sản phẩm và đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, TSLĐ của doanh nghiệp lại có chiều hướng giảm mức giảm 578.842nđ với tỷ lệ giảm 11,12% chủ yếu là do giảm hàng tồn kho và TSLĐ khác. Về nguồn vốn: So với năm 2000 tổng nguồn vốn năm 2001 đã tăng thêm 180.333nđ với tỷ lệ tăng 1,02%, trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả tăng 138.811nđ tương ứng với tỷ lệ tăng 1,4% chiếm tới 76,97% tổng số tăng của nguồn vốn trong đó đặc biệt là nợ dài hạn tăng với tỷ lệ 97,07% là mức tăng khá lớn, việc tăng khoản vay dài hạn chủ yêu là để đầu tư vào dài hạn ( mua sắm TSCĐ, đầu tư tài chính) nhưng đối chiếu với mức tăng thêm của TSCĐ thì mức tăng của vay dài hạn lớn hơn nhiều 2.018.118 nđ so với 759.175 nđ như vậy số chênh lệch 1.258.94 nđ của khoản vay dài hạn được sử dụng vào mục đích khác. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 đã tăng thêm 41.522nđ trong đó chủ yếu là tăng của nguồn vốn quỹ. Trên đây là một vài nét tổng quan về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trước khi xem xét sâu hơn về công tác quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty. Công ty giầy Ngọc Hà có tổng vốn kinh doanh năm 2001 là 17.737.881 Nđ. Trong đó:TSLĐvà ĐTNH: 4.622.492 nđ chiếm 26,06% tổng vốn TSCĐvà ĐTDH: 13.115.389 nđ chiếm 73,94% Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguồn tài trợ VLĐ của công ty được chia thành Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng TSLĐ - Nợ ngắn hạn Nguồn VLĐ tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + vốn chiếm dụng hợp pháp. Ta có thể xem xét cụ thể nguồn VLĐ của Công ty được sắp xếp bằng số liệu: Nguồn tài trợ vốn lưu động của công ty Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Số tiền % Số tiền % Tài sản lưu động Nguồn VLĐ Nguồn VLĐ tạm thời Nguồn VLĐ thường xuyên 5.201.334 5.201.334 1375647 3825.687 100 100 26,45 73,55 4.622.492 4.622.492 1693.220 2929272 100 100 36,63 63,37 Vào thời điểm 31/12/2000, nguồn VLĐ thường xuyên chiếm tỷ trọng 73,55% trong tổng VLĐ, tuy nhiên đến 31/12/2001 nguồn VLĐ thường xuyên chỉ còn chiếm 63,73%, ở Công ty giày Ngọc Hà, các khoản nợ của Công ty chiếm 56,58% chủ yếu là nợ dài hạn và nợ khác. Nguồn VLĐ thường xuyên cần thiết của Công ty được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn dài hạn, và nguồn VLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Đây là mô hình tài trợ cho VLĐ khá phổ biến ở các doanh nghiệp vì có ưu điểm là xác lập được sự cân bằng về thời hạn sử dụng vốn và nguồn vốn hạn chế bớt các chi phí sử dụng phát sinh thêm trong kinh doanh, mô hình tài trợ này còn phù hợp và đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu của Công ty. Nguồn vốn lưu động thường xuyên Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Nợ dài hạn Vay dài hạn Nợ dài hạn Nợ khác Nguồn vốn chủ sở hữu TSCĐ Nguồn VLĐ thường xuyên (1+2+3-4) 2.078.996 1.730.892 348.104 6.442.639 7.660.266 12.356.214 3.825.687 4.097.114 3.701.300 395.814 4.245.759 7.701.788 13.115.389 2.929.272 2.018.118 1.970.408 47.710 -2.196.880 41.522 759.175 -896.415 Trong năm 2000 công ty chưa khai thác hết khả năng vay ngắn hạn mà tập trung vay dài hạn điều này thể hiện ở khoản vay dài hạn nhiều hơn 4 lần khoản vay ngắn hạn. Như vậy, công ty phải chịu khoản chi phí trả lãi tiền vay lớn hơn do lãi tiền vay dài hạn thường cao hơn lãi tiền vay ngắn hạn. Cũng như vậy năm 2001 nguồn VLĐ của công ty được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn thường xuyên (chiếm 63,37% tổng số VLĐ). Nợ dài hạn năm 2001 có xu hướng tăng thêm cũng làm tăng thêm một phần chi phí cho các khoản vay dài hạn bên cạnh đó việc giảm các khoản nợ khác do giảm bớt các chi phí về đầu tư máy móc thiết bị và sửa chữa nhà xưởng. Trong quá trình hoạt động SXKD, các doanh nghiệp ngoài số vốn tự có, phải huy động thêm nguồn vốn khác nữa vay nợ là một hình thức tài trợ về vốn khá phổ biến. Đối với Công ty Giầy Ngọc Hà để đảm bảo đủ lượng VLĐ cho sản xuất, Công ty phải huy động thêm vốn từ các nguồn có thể khai thác được. Đến ngày 31/12/2001 số nợ ngắn hạn của Công ty là 1.643.220 nđ tăng 317.573nđ chiếm một phần đáng kể trong nguồn vốn tài trợ VLĐ của Công ty, nên cần phải xem xét kỹ từng khoản, số tiền và tỷ trọng trong tổng số để qua đó thấy rõ hơn tầm quan trọng của từng loại đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Nguồn vốn lưu động tạm thời Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Vay ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả trước Thuế và khoản phải nộp Phải trả CNV Phải trả, nộp khác Cộng 493.842 12.505 124.081 (450.819) 819.115 376.933 1.375.647 35,9 0,91 9,02 (32,77) 59,54 27,40 100 394.450 242.259 112.015 (301.594) 895.144 350.946 1.693.220 23,4 14,31 6,62 17,82 52,87 20,73 100 -99.392 299.754 -12.056 (-149.225) 76.029 -25.987 +317.573 Năm 2001 nợ ngắn hạn là 1693220 nđ so với năm 2000 là 1375.647 nđ đã tăng 317.573nđ chủ yếu là do tăng nợ phải trả nguời bán và phải trả công nhân viên. Công ty vay ngắn hạn Ngân hàng là 394450 nđ chiếm tỷ trọng 23,4% trong tổng nợ ngắn hạn, trong năm 2000 là 493.842 nđ chiếm 35,9%, như vậy khoản vay ngắn hạn năm 2001 đã giảm đi 99.392 nđ, việc giảm khoản vay này sẽ giảm bớt được chi phí vay và trả lãi. Khoản phải trả người bán ở năm 2000 là 12.505 nđ chiếm tỷ trọng 0,91% đến năm 2001, đã đạt tới 242.259 nđ chiếm tỷ trọng 14,31%, số tăng thêm là do trong năm Công ty nhận được hình thức tín dụng thương mại của các đối tác làm ăn, của người cung cấp song chưa phải thanh toán ngay. Khoản người mua trả tiền trước tại thời điểm 31/12/2000 là 124.081 nđ chiếm 9,02% đã giảm xuống còn 112.015 nđ vào năm 2001, nguyên nhân là do các đơn đặt hàng của Công ty đã giảm xuống công ty không còn nhận gia công các sản phẩm mũ, túi sách…mà chỉ nhận các đơn đặt hàng về giầy da nữ và giầy vải. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, Công ty đã có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, tại thời điểm năm 2000, Công ty đã nộp cho Nhà nước 450.819 nđ và sang năm 2001 là 301.594 nđ. VLĐ của Công ty được tài trợ đáng kể từ khoản nợ phải trả công nhân viên, năm 2000 là 819.115nđ đến năm 2001 tăng thêm lên 76.029 nđ. Đây là nguồn tài trợ không phải trả lãi, tuy nhiên nếu Công ty trì hoãn việc trả lương sẽ giảm tinh thần làm việc của công nhân. Tóm lại, việc huy động nguồn tài trợ cho VLĐ của Công ty Giầy Ngọc Hà có chiều hướng tốt hơn, nhưng Công ty nên khai thác thêm các nguồn tài trợ có chi phí thấp và cân đối cơ cấu vốn hợp lý hơn giữa nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên. 2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty năm 2000,2001 Cơ cấu VLĐ của công ty năm 2000 và 2001 Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch S T % ST % STĐ STgĐ % I. Tiền 145.882 2,8 367.498 7,95 221.616 151,9 5,15 1. Tiền mặt 2. TGNH II. Các khoản phải thu 1.Phải thu của khách hàng 2Thuế VAT được khấu trừ 3. Phải thu khác III. Hàng tồn kho 1. NVL tồn kho 2. CCDC 3. CPSXKDD 4 .Thành phẩm IV. TSLĐ khác Tạm ứng 2. Chi phí trả trước Cộng 119.034 26.848 1.184.602 1.130.545 54.057 - 2.137.608 266.476 2.385 306.285 1.562.462 1.733.242 890.178 843.064 5.201.334 81,6 18,4 22,77 95,44 4,56 - 41,11 12,47 0,11 14,33 73,09 33,32 51,36 48,64 100 98862 268636 1.654.275 1.329.914 319.223 5.138 1.877.023 181.222 2.385 397.172 1.296.244 723.696 128.210 595.486 4.622492 26,9 73,1 35,79 80,39 19,3 0,31 40,61 9,65 0,13 21,16 69,06 15,65 17,72 82,28 100 -20172 241788 469.673 199.369 265.166 5.138 -260.585 -85.254 - 90.887 -266.218 -1.009.546 -761.968 -246.578 -578.842 -16,95 900,58 39,65 17,63 490,53 100 -12,19 -31,99 - 29,67 -17,04 -58,25 -85,6 -29,67 -11,13 -54,7 54,7 13,02-15,05 14,74 0,31 -0,5 -2,82 0,02 6,83 -4,03 -17,67 -33,64 33,64 - Theo số liệu ở bảng cho thấy, toàn bộ VLĐ của Công ty ở thời điểm năm 2000 là 5201334 nđ trong đó bộ phận vốn bằng tiền 145.882 nđ, chiếm tỷ trọng 2,8%, các khoản phải thu: 1.184.602nđ tương ứng với tỷ trọng 22,77%, hàng tồn kho:2.137.608nđ chiếm 41,11%, và tài sản lưu động khác là: 1.733.242nđ cũng vẫn các chỉ tiêu này đến năm 2001 thì những con số đã có thay đổi lần lượt như sau: 4.622.492 nđ là tổng số VLĐ của Công ty, trong đó 367.498 nđ dành cho vốn bằng tiền, các khỏan phải thu tăng lên 1.654.275nđ , hàng tồn kho giảm còn 1.877.023nđ và tài sản lưu động khác chiếm 723.696nđ . Với 100% tỷ trọng tổng số VLĐ của Công ty tại năm 2001 đã giảm 578842 nđ tương ứng với tỷ lệ giảm 11,13% sở dĩ VLĐ của Công ty giảm là do hai bộ phận vốn hàng tồn kho và tài sản lưu động khác giảm, trong khi vốn bằng tiền và các khoản phải thu tăng có chiều hướng tăng lên nhưng số tăng này nhỏ hơn so với mức giảm làm cho tổng VLĐ của Công ty giảm. Để hiểu rõ hơn, ta lần lượt đi phân tích sự biến động của từng bộ phận VLĐ. - Đối với vốn bằng tiền so với thời điểm năm 2000, số vốn bằng tiền năm 2001 đã tăng từ 145.882 nđ lên 367.498 nđ tức là tăng thêm 221.616 nđ với mức tăng 51,9% làm cho tỷ trọng của vốn bằng tiền chiếm trong tổng VLĐ tăng 5,15%. Vốn bằng tiền tăng chủ yếu là do sự tăng lên của tiền gửi Ngân hàng, tính đến 31/12/2001 số dư tiền gửi Ngân hàng của Công ty là 268.636 nđ chiếm 73,1% tổng vốn bằng tiền đã tăng thêm so với đầu năm 241.788 nđ ( với tỷ lệ tăng 900,58%). Việc tăng này chủ yếu do Công ty thu được tiền bán hàng về làm cho tỷ trọng tiền gửi Ngân hàng trong vốn bằng tiền tăng 54,7%, việc duy trì lượng TGNH rất thuận lợi vì nó an toàn, sinh lời và đáp ứng nhu cầu chi trả qua ngân hàng của doanh nghiệp thuận tiện. Trong khi đó tiền mặt tại quỹ lại giảm đi 20.172 so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ giảm 16,95%. Trong tổng vốn bằng tiền năm 2001, tiền mặt tồn quỹ chỉ chiếm 26,9% trên cơ sở xem xét các luồng nhập xuất ngân quỹ của Công ty cho thấy tiền mặt giảm bớt là do Công ty trang trải cho việc mua sắm mới một số máy móc thiết bị một số khoản phải trả nộp khác, và gửi bớt tiền vào Ngân hàng. Việc duy trì một lượng tiền mặt vừa phải như vậy tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong thanh toán, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Các khoản phải thu ở thời điểm 31/12/2000 là 1.184.602nđ chiếm tỷ trọng 22,77% còn ở thời điểm 31/12/2001 là 1.654.275nđ chiếm 35,79% trong năm 2001 trị giá các khoản phải thu tăng 469.673nđ tỷ lệ tăng tương ứng 39,65% ; tỷ trọng này tăng lên là do các khoản phải thu của khách hàng, phải thu khác, thuế VAT được khấu trừ tăng. Việc xuất hiện các khoản phải thu khác trong năm 2001 nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (0,31% tổng vốn trong thanh toán) chủ yếu là khoản phải thu từ thuế Công ty đã nộp thừa. Khoản thu về thuế gtgt được khấu trừ tăng 265.166 nđ (tỷ lệ tăng 14,74%) đây là khoản thu của Công ty đối với Nhà nước nên rủi ro của nó rất thấp, sự biến động tăng giảm của khoản này ít ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty vì nó là một khoản VLĐ của Công ty ứng để trả tiền thuế cho khối lượng vật tư đầu vào và được thu hồi về sau khi khấu trừ với thuế đầu ra để xác định số thuế phải nộp. Số dư các khoản phải thu khách hàng đến cuối năm 2001 là 1.329.914 nđ chiếm 80,39% tổng vốn lưu động đã tăng thêm 199.369nđ so với năm 2000 (tốc độ tăng 17,63%) việc gia tăng các khoản phải thu khách hàng đồng nghĩa với việc VLĐ của Công ty bị chiếm dụng khá lớn chắc chắn công tác quản lý thu hồi nợ của Công ty chưa phát huy hết làm công nợ dây dưa tăng kéo theo hàng tồn kho khá lớn, các khoản nợ thì chưa thu hồi được Công ty rơi vào tình trạng thiếu VLĐ giả tạo, dự trữ vốn bằng tiền của Công ty phải tăng thêm lên để có thể hạn chế sự suy giảm và duy trì khả năng thanh toán của Công ty. Hàng tồn kho của công ty ở thời điểm 31/12/2000 đạt trị giá 2.137.608nđ chiếm tỷ trọng 41,11%, trong năm 2001 trị giá hàng tồn đã giảm 260.585nđ, tỷ lệ giảm tương ứng là 3,69% nên đến thời điểm 31/12/2001 trị giá hàng tồn kho là 1.877.023nđ, việc giảm này chủ yếu do thành phẩm tồn kho và nguyên vật liệu giảm. Thành phẩm tồn kho là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất và sự biến động của nó cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến vốn vật tư hàng hoá. Thành phẩm tồn kho của Công ty đã giảm được 266.578 nđ từ 1562462 nđ xuống còn 1296244 với tỷ lệ giảm 17,04%. Tuy nhiên mức thành phẩm tồn kho như hiện nay vẫn còn khá cao, số lượng sản phẩm tiêu thụ chậm sẽ gẩy ứ đọng vốn và phát sinh thêm các chi phí lưu kho bảo quản, do vậy Công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường, đảm bảo tiêu thụ hàng hoá ngày càng nhiều, phấn đấu giảm tới mức hợp lý số vốn thành phẩm này. Nằm trong hàng tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho năm 2001 đã giảm 85.254 nđ với tỷ lệ giảm 31,99%; cũng là doanh nghiệp sản xuất nhưng Công ty giầy Ngọc Hà chủ yếu sản xuất hàng gia công cho nước ngoài theo các đơn đặt hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm do bên đặt gia công yêu cầu, nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất của Công ty chủ yếu do bên đặt hàng cung cấp. (tức là khách hàng của Công ty đồng thời là nhà cung cấp) dựa trên khối lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng, Công ty nước ngoài cùng với phòng kế hoạch của Công ty lên kế hoạch vật liệu cần thiết, dựa vào đó để Công ty nước ngoài cung cấp nguyên liệu. Nguyên vật liệu đựơc cung cấp tuỳ thuộc vào đơn đặt hàng và được cung cấp một lần; chính việc cung cấp nguyên vật liệu một lần cho toàn bộ khối lượng cần dùng của đơn đặt hàng đã giúp cho Công ty chủ động hơn trong sản xuất, nhưng cũng làm phát sinh thêm một số chi phí bảo quản, chi phí hao hụt, mất mát. Bên cạnh đó do chưa áp dụng kế toán quản trị nên công ty chưa tính cụ thể chi phí tồn kho cho một lần đặt hàng nên đã hạn chế lượng tồn kho tối ưu để giảm bớt chi phí tồn kho. Mặt khác do các mặt hàng sản xuất tại công ty rất đa dạng và thời gian sản xuất các mặt hàng khác nhau nên công ty chưa tính được thời gian giao hàng bình quân đối với từng đơn đặt hàng cũng như từng mặt hàng đã sản xuất làm cho chi phí SXKD dở dang của Công ty trong năm 2001 cũng tăng thêm 5,82%. Trước năm 2000, Công ty nhận gia công các sản phẩm mũ túi vải, va li, giầy.. cho Đài Loan, Hàn Quốc nhưng từ khi Công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền sản xuất giầy da nữ mới, Công ty chỉ nhận gia công 2 mặt hàng chính là giầy vải và giầy nữ nên đã làm cho lượng nguyên vật liệu tồn kho giảm xuống. Hàng tồn kho giảm cũng đồng nghĩa với việc chi phí hàng tồn kho giảm , điều đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty và sự tăng trưởng trong kinh doanh tạo vị trí vững chắc trên thương trường. Đây là bước thành công trong công tác quản lý hàng tồn kho của công ty trong năm 2001, tuy nhiên công ty cần xác định rõ chi phí tồn kho, chu kỳ sản xuất cho một đơn đặt hàng để từ đó hoàn thiện hơn công tác quản lý hàng tồn kho. Các khoản tài sản lưu động khác của công ty gồm khoản tạm ứng và chi phí trả trước ở năm 2000 chiếm 33,32% VLĐ nhưng đến năm 2001 đã giảm xuống còn 15,65%. Khoản tạm ứng gồm có tiền tạm ứng cho người đi mua nguyên vật liệu, tạm ứng cho CBCNV đi công tác chưa hoàn lại; tạm ứng năm 2001 giảm 761.968nđ với tỷ lệ giảm 85,6% số giảm như vậy là khá lớn công ty đã thu hồi lại được phần lớn số tiền tạm ứng để tránh thất thoát vốn lưu động. Năm 2001, nền kinh tế trong nước tăng trưởng cao, với tốc độ tăng 6,8% việc áp dụng các chính sách mới của Nhà nước đã đi vào ổn định, môi trường kinh doanh của công ty thuận lợi hơn, việc ổn định của thị trường hàng hoá và giá cả làm cho các khoản chi phí trả trước về chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, thuê lao vụ dịch vụ phát sinh trong năm phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty giảm, theo số liệu tính được năm 2001 là 596.486 nđ đã giảm 246.578 nđ so với năm 2001 và tỷ lệ giảm tương ứng là 29,67%. Qua việc nghiên cứu về VLĐ của Công ty ta thấy trong cơ cấu VLĐ các khoản vốn bằng tiền tăng, các khoản phải thu tăng còn hai bộ phận vốn hàng tồn kho, tài sản lưu động khác có chiều hướng giảm bớt, vấn đề nổi lên trong quản lý VLĐ của Công ty chính là việc quản lý đối với bộ phận vốn trong thanh toán mà đặc biệt là công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và quản lý các khoản phải thu khách hàng của Công ty. 2.2.3. Đánh giá tình hình tổ chức sử dụng VLĐ của Công ty. Mỗi doanh nghiệp hoạt động SXKD đều cónhững khoản phải thu, phải trảđể quá trình SXKD diễn ra thuận tiện, liên tục; các doanh nghiệp thường xuyên bị chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn lẫn nhau, nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa kéo dài công ty không có khả năng thanh toán thì sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản, vì vậy để làm rõ hơn tình hình tổ chức, sử dụng VLĐ chúng ta cũng xem xét tình hình công nợ khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty. Tình hình và khả năng thanh toán của công ty Đơn vị tính: 1000đ. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền % ICác khoản phải thu 1. Phải thu khách hàng 2Thuế GTGTđược khấu trừ 3Phải thu khác 4Tạm ứng IICác khoản phải trả 1Vay ngắn hạn 2Phải trả cho người bán 3Người mua trả trước 4Thuế và các khoản phải nộp 5Phải trả CNV 6Phải trả phải nộp khác 7Chi phí trả trước(nợ khác) 2074780 1130545 54057 - 890178 7818289 493842 12505 124071 (450819) 819115 376933 6442639 1782485 1329914 319223 5138 128210 5938979 394450 242259 112015 (301594) 895144 350946 4245759 -292295 119369 265166 5138 -761968 -1879307 -99392 229754 -12056 (-149225) 76029 -25987 -2196880 -14,09 17,634490,53 100 -85,6 -24,04 -20,13 1837,3 -9,72 (-33,1) 9,28 -6,89 -34,1 Có thể thấy năm 2001, Công ty gặp nhiều khó khăn về vốn, tình hình công nợ gia tăng thiếu vốn vẫn tồn tại trong suốt quá trình kinh doanh của Công ty. Khi so sánh các khoản phải thu của Công ty với các khoản phải trả thì kết quả nghiên cứu về phái các khoản phải trả là số vốn mà Công ty huy động được từ bên ngoài vẫn lớn hơn so với số vốn bị chiếm dụng. Trong năm mặc dù các khoản phải thu và khoản phải trả đều có xu hướng giảm tương ứng với tỷ lệ giảm là 14,09% và 24,04%, trong các khoản phải trả, khoản vay ngắn hạn giảm 99.392 nđ với tỷ lệ giảm 20,13%, khoản vay ngắn hạn giảm 99.392 nđ với tỷ lệ giảm 20,13%, khoản người mua trả trước giảm 12.056 nđ, phải trả khác giảm 25.987 còn các khoản phải trả người bán, phải trả CBCNV lại tăng Công ty đã chiếm dụng được một phần vốn để làm nguồn vốn kinh doanh, việc sử dụng vốn chiếm dụng này lại không phải trả chi phí nhưng Công ty phải xem xét cân đối giữa vốn chiếm dụng với vốn tự có cho hợp lý để giữ được uy tín, vừa có khả năng trả khi đến hạn vừa đảm bảo cho nhu cầu SXKD. Phương hướng hoạt động của Công ty là ngày càng mở rộng và phát triển hơn nữa, điều này nghĩa là nhu cầu về vốn của Công ty sẽ này càng tăng lên, do đó để gảim thiếu chi phí sử dụng vốn thì phải nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ nói chung và vốn vay nói riêng, nên Công ty phải quản lý, giám sát chặt chẽ các khoản bị chiếm dụng, đốc thúc thực hiện sát sao việc thu nợ, giải phóng vốn ứ đọng, có kế hoạch vay phù hợp cân đối giữa vay vốn ngắn hạn với vay dài hạn. Về khả năng thanh toán của Công ty được biểu hiện rõ qua số vốn và tài sản hiện có mà doanh nghiệp dùng để trang trải các khoản nợ. Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty ta so sánh giữa số tiền phải thanh toán với số tiền dùng để thanh toán. Nếu số tiền dùng thanh toán lớn hơn số tiền phải thanh toán thì tình hình tài chính của Công ty bình thường và có khả quan và ngược lại; khả năng thanh toán của Công ty chi làm 2 loại khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng TSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền hiện có Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán nhanh 3,78 0,12 2,73 0,22 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty năm 2000 và 2001 đều lớn hơn 1 là dấu hiệu tốt. Cứ 1đ nợ ngắn hạn của Công ty có hơn 1đ TSLĐ để đảm bảo, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của năm 2001 so với năm 2000 có thấp hơn nhưng vẫn ở mức cao. Hệ số này khá lớn, chưa hẳn là đã tốt vì khi đó có một lượng TSLĐ tồn trữ lớn phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ phận này không vận động, không sinh lời. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2001 cũng lớn hơn năm 2000, hiện nay ở nước ta thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn phát triển nên việc dự trữ các loại chứng khoán thanh khoản cao chưa phổ biến, do vậy vốn bằng tiền của Công ty chủ yếu là tiền mặt và tiều gửi Ngân hàng, xu hướng chung của các Công ty là giữ tiền mặt tối thiểu để giảm chi phí tối đa cho việc nắm tiền mặt. Tỷ trọng tiền trong năm 2001 đã tăng lên là 7,45% trong tổng VLĐ so với 2,8% trong năm 2000, nh vậy sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, mặt khác làm cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty mạnh hơn. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng là kết quả cuối cùng đánh giá chất lượng công tác tổ chức, quản lý vốn của doanh nghiệp. Công ty giầy Ngọc Hà là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa nhận gia công, do đó việc đánh giá tình hình quản lý sử dụng VLĐ là rất cần thiết thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ. Trong năm 2001 vừa qua hiệu quả sử dụng VLĐ mà Công ty đã đạt được thể hiện khá rõ và đầy đủ qua các chỉ tiêu trong bảng: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 1. Doanh thu thuần 2. Giá vốn hàng bán 3. Tổng mức luân chuyển 4. Lợi nhận trước thuế 5. VLĐ bình quân 6. Số vòng quay VLĐ (1/5) 7. Kỳ luân chuyển VLĐ (360/6) 8. HTK bình quân 9. Số vòng quay HTK (2/8) 10. Số dư bình quân các khoản phải thu 11. Vòng quay các khoản phải thu (1/10) 12. Kỳ thu tiền trung bình (360/11) 13.Tỷ suất VLĐ trước thuế (4/5) 14. Hàm lượng VLĐ (1/6) N.đ N.đ N.đ N.đ N.đ Vòng Ngày N.đ Vòng N.đ Vòng Ngày 46783671 45468675 46783671 51955 5225534 8,9 40 2299321 19,77 1208801 38,70 9 0,019 0,11 60694789 58799298 60694789 192058 4911913 12,3 29 2007315 29,29 1449438,5 42,76 8 0,039 0,08 113911118 13330623 113911118 140103 -313621 3,4 -11 -292005,5 9,52 210637,5 4,06 1 0,02 -0,03 Doanh thu tiêu thụ tăng 113.911.118 nđ so với năm 2000 làm cho tổng mức luân chuyển tăng, từ đó tác động tích cực đến các chỉ tiêu kinh tế của Công ty, cụ thể là tốc độ luân chuyển VLĐ của Công ty đã tăng từ 8,9 vòng năm 2000 lên 12,3 vòng làm kỳ luân chuyển rút ngắn còn 29 ngày. Do tốc độ luân chuyển tăng nên số VLĐ mà Công ty tiết kiệm được là: Số VLĐ tiết kiệm = Mức luân chuyển x Số ngày giảm 1 vòng bình quân ngày quay VLĐ Số VLĐ tiết kiệm được năm 2001 = 60.694.789 360 x (-11) = -1.854.563 nđ Như vậy, năm 2001 do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên Công ty đã tiết kiệm được 150.089 nđ, hy vọng Công ty sẽ tiếp tục phát huy được đà này để tiết kiệm hơn số VLĐ một cách hợp lý. Doanh lợi VLĐ trước thuế cũng tăng lên, năm 2000 1đ VLĐ làm ra được 0,019đ lợi nhuận nhưng sang năm 2001 1đ VLĐ làm ra được 0,039đ lợi nhuận tăng 0,02đ so với năm 2000. Song hàm lượng VLĐ giảm, 1đ VLĐ tham gia vào quá trình SXKD tạo ra 0,11đ doanh thu vào năm 2000, đến năm 2001 chỉ tạo ra 0,08đ doanh thu, việc giảm đi 0,03 đ này là do năm 2001 lượng VLĐ tham gia vào sản xuất giảm 313.261 nđ, như vậy kết quả trên có được là do lợi nhuận của năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 140.103 nđ. Vòng quay vốn vật tư hàng hoá tăng 9,52 vòng cho thấy công tác mua sắm dự trữ vật tư, phân bổ vật tư cho khâu sản xuất của Công ty năm 2001 là rất tốt. Bên cạnh đó, kỳ thu tiền của năm 2000 là 8 ngày giảm 1 ngày so với năm 2000 cũng cho thấy khả năng thu hồi vốn trong thanh toán đã tăng lên, mặc dù số dư bình quân các khoản phải thu năm 2001 đã tăng thêm 210.637,5 nđ so với năm 2000, Công ty chưa thu được hết nợ cũ lại tăng thêm các khoản thu mới, song do doanh thu tiêu thụ tăng lên, sản lượng tiêu thụ tăng, thành phẩm tồn kho giảm nên vốn không bị ứ đọng nhiều. Trên thực tế, kỳ thu tiền bình quân của Công ty so với các doanh nghiệp sản xuất khác là tương đối ngắn bởi vì Công ty không cho thấy khách hàng hưởng chính sách tín dụng thương mại. Qua số liệu ở trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VLĐ, lợi nhuận có mối quan hệ thuận chiều với mức doanh lợi VLĐ, doanh thu có mối quan hệ ngược chiều với kỳ thu tiền bình quân tức là doanh thu tăng thì sẽ nhanh chóng thu hồi được vốn trong thanh toán vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty cũng đồng nghĩa với việc tăng doanh thu lợi nhuận và các yếu tố tác động tích cực làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Để tăng cường hiệu quả của số vốn bỏ ra, điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là phải xác định được nhu cầu VLĐ tối thiểu. Đó là lượng VLĐ tối –thiểu cần thiết vừa đảm bảo cho quá trình SXKD được liên tục, hiệu quả vừa giúp cho công tác sử dụng VLĐ được chủ động, hợp lý, tiết kiệm. Thực trạng sử dụng VLĐ của Công ty giầy Ngọc Hà cho thấy Công ty chưa thực sự chủ động trong công tác tổ chức và sử dụng vốn. Điều này thể hiện ở số vay dài hạn lớn hơn gấp nhiều lần so với vay ngắn hạn, nguyên vật liệu nhập về khi có hợp đồng được ký kết, các khoản phải thanh toán chủ yếu phụ thuộc vào luồng thu từ bán hàng, vay của công nhân qua quỹ lương hay chiếm dụng. Thực tế cho thấy nếu hoạt động như vậy thì sẽ không có hiệu quả bền vững, do đó việc xác định nhu cầu VLĐ là rất cần thiết. Công ty giầy Ngọc Hà tính toán nhu cầu VLĐ theo phương pháp căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch. Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch = Tổng mức luân chuyển VLĐ nặm kế hoạch Số vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch Năm 2000, tổng mức luân chuyển VLĐ là 46783671 nđ vòng quay VLĐ là 8,95 vòng nên nhu cầu VLĐ năm kế hoạch Công ty xác định được là 5..227.226 nđ. Thực tế trong năm 2001, tổng mức luân chuyển tăng và số vòng quay vốn lưu động tăng nên so với năm 2000 nên công ty đã tiết kiệm được một lượng lớn VLĐ trong sản xuất đáp ứng đầy đủ VLĐ cho quá trình sản xuất kinh doanh. 2.3Những biện pháp chủ yếu công ty đã và đang áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động. a. Quan hệ tốt với ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toán. Để đáp ứng nhu cầu cần thiết về VLĐ phát sinh thêm trong quá trình sản xuất, ngoài các khoản chiếm dụng hợp pháp, công ty thường đi vay ngắn hạn ngân hàng. Hiện nay công ty có mối quan hệ trực tiếp và mật thiết với một số ngân hàng như Ngoại thương Việt nam; Công thương Việt nam; chi nhành Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà nội. Đây là nguồn VLĐ cơ bản linh hoạt và thuận tiện, ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn này công ty xác định phải luôn giũa mối quan hệ tốt đối với các đối tác ngân hàng. Cụ thể như thanh toán đúng thời hạn qui định, tuyệt đối không để nợ quá hạn, sử dụng tiền vay đúng mục đích, các thủ tục vay muợn được công ty một cách nghiêm túc..điều đó đã tạo được uy tín của công ty đối với các ngân hàng, về phía ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty huy động vốn đáp ứngnhu cầu SXKD và việc thanh toán qua ngân hàng diễn ra thuận lợi. b.Giữ quan hệ tốt với khách hàng . Một trong những điều quan trọng quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là phải có khách hàng, sớm nhận biết được vấn đề này nên công ty rất chú ý đến việc quan hệ với khách hàng; công ty không ngừng nâng cao uy tín với khách hàng, luôn giao hàng đúng thời hạn, đủ số lượng, chất lượng mẫu mã quy cách...như trong hợp đồng giao ước; trường hợp có hàng bị lỗi không đúng như yêu cầu công ty sẵn sàng bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện giảm giá số hàng đó. c.Chú trọng công tác tổ chức sản xuất và đẩy mạnh việc tiết kiệm nguyên vật liệu . Khi tổ chức sản xuất điều mà công ty quan tâm nhất là chất lượng, kích thước, mẫu mã, chủng loại các loại giầy. Nguyên vật liệu chính của công ty là vải bạt, chỉ, cao su, hoá chất …vấn đề công ty đặt ra phải quan tâm quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu dùng vào sản xuất tránh hao hụt, mất mát nguyên vật liệu dẫn đến vốn phân xưởng nào khi có lệnh sản xuất mới lên kho nguyên liệu về và tự mình quản lý số vật liệu đó, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cho sản xuất, nhờ đó phát huy được tinh thần tự giác trong sản xuất, có trách nhiệm với công việc của công nhân viên. Bên cạnh đó, công ty phải tiết kiệm nguyên vật khi đưa vào sản xuất nên đã đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại, công ty đã đầu tư hai dây chuyền giầy da nữ hiện đại từ năm 2000; năm 2001 công ty tiếp tục mua sắm mới thêm một số máy móc khác. Ngoài ra công ty còn tăng cường công tác đào tạo tay nghề chuyên môn cho công nhân, nên với đội ngũ kĩ thuật và lao động lành nghề hiện có, chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. 2.4 Những vấn đề cần đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ ở công ty. Công ty giầy Ngọc Hà là một DNNN với hoạt động chủ yếu là sản xuất và gia công giày các loại, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như nhiều doanh nghiệp khác công ty gặp rất nhiều khó khăn trong huy động tổ chức sử dụng VLĐ phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Hiện nay công ty huy động VLĐ từ các nguồn: nguồn vốn vay là lớn nhất, nguồn vốn chiếm dụng của người bán, các khoản phải trả công nhân viên..,các nguồn vốn này không lớn nhưng cũng góp phần quan trọng đảm bảo nhu cầu VLĐ cho công ty. Tuy nhiên, công ty cũng gặp phải những khó khăn trong việc huy động vốn đó là: điều kiện vay của ngân hàng, ngoài thủ tục ra thì ngân hàng chỉ cho vay số tiền không quá tổng vốn kinh doanh tự có; công ty gặp khó khăn về tỷ giá ngoại tệ khi quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài, sự biến động về tỷ giá ngoại tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của công ty. Một vấn đề khó khăn là chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến vốn tự có của công ty Bên cạnh những kết quả đạt được công ty còn có một số tồn tại, đặc biệt trong công tác tổ chức sử dụng VLĐ cụ thể là: - Công ty chưa tìm kiếm những nguồn tài trợ tối ưu cho VLĐ thể hiện ở chỗ cơ cấu vốn VLĐ chưa thật hợp lý tỷ lệ vay dài hạn còn chiếm tỷ lệ cao trong khi đó lại chưa khai thác nguồn vay ngắn hạn để giảm chi phí sử dụng vốn. -Thực trạng công tác quản lý các khoản phải thu còn phải làm tốt hơn nữa (đặc biệt là khoản thu của khách hàng) các khoản thu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng VLĐ gây ứ đọng vốn ở khâu thanh toán làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. - Công ty chưa xác định được chi phí tồn kho và công tác tiêu thụ sản phẩm chưa tốt, thành phẩm tồn kho còn lớn làm giảm bớt doanh thu tiêu thụ. -Vấn đề tồn tại cuối cùng là một trong nhiều nguyên nhân của các tồn tại trên là do công ty chưa biết phát huy hết nhân tố con người, công ty quản lý nhân sự chỉ trên góc độ hành chính nên hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả mà chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn cao. Trên đây là những vấn đề cần đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ ở công ty giầy Ngọc Hà, từ thực tế này, công ty cần phải nhìn nhận lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng VLĐ nói riêng để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ mang lại doanh lợi ngày càng cao cho công ty, đưa công ty phát triển lên những tầm cao mới . Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty giầy Ngọc Hà 3.1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Trong những năm qua, công ty giầy Ngọc Hà đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi. Lợi nhuận luôn tăng, đời sống của CBCNV ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, công ty giầy Ngọc Hà vẫn không ngừng vươn lên phát huy nội lực và tận dụng mọi tiềm năng để đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu góp phần trong sự nghiệp CNH HĐH đất nước. Cụ thể trong những năm tới công ty đề ra phương hướng tăng trưởng hàng năm khoảng từ 18% - 20%. Ngoài ra công ty còn tìm những biện pháp tổ chức quản lý, sản xuất, khai thác nhiều đơn đặt hàng trực tiếp để luôn nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho phát triển doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho CBCNV, tăng đóng góp vào NSNN và tăng thu nhập bình quân hàng năm. Về thị trường, trong những năm tới, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường có sức tiêu thụ lớn như Pháp, Hà Lan,… Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng đến các thị trường truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, đây là những khách hàng có bề dày trong quan hệ làm ăn và công ty chủ yếu dưới hình thức gia công chính vì vậy, công ty giầy Ngọc Hà sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm khách hàng ở các nước phát triển, duy trì mối quan hệ tốt đẹp đã có với các bạn hàng cũ và mở rộng thêm thị trường ở một số nước ASEAN và Đông Âu. Về công nghệ và quy mô sản xuất công ty từng bước cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Đây là mục tiêu lâu dài của công ty, sản phẩm hiện nay của công ty chủ yếu là các loại giầy, túi, mũ… với máy móc thiết bị hiện có, cộng thêm dây chuyền sản xuất giầy da mũ hiện đại sẽ đảm bảo chỉ tiêu tăng từ 15-20% giá trị tổng sản lượng mỗi năm. Về cơ sở vật chất lao động: Công ty luôn quan tâm đến độ an toàn lao động vì thế trong năm 2001 và trong thời gian tới công ty tiếp tục tiến hành đầu tư, trang bị máy móc hiện đại, hiện đại hóa trong sản xuất và đảm bảo an toàn trong lao động. Một mặt công ty tuyển chọn những công nhân, cán bộ kỹ thuật có nghiệp vụ chuyên môn, mặt khác công ty tổ chức cho công nhân, cán bộ đi học hỏi, nắm bắt về kỹ thuật, công nghệ tại các đơn vị bạn có mối quan hệ hợp tác sản xuất với công ty. Đồng thời áp dụng những hình thức khen thưởng theo sản xuất, theo chất lượng hoàn thành công việc. Về quản lý nguồn lực tài chính, công ty chủ trương phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển sản xuất trong đó đặc biệt quan tâm đến phát huy nguồn nội lực bên trong công ty, củng cố công tác quản lý VLĐ, tránh ứ đọng vốn nhất là trong khâu tồn trữ và giảm các khoản chi phí. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 3.2.1. Khai thác nguồn tài trợ ngắn hạn cho VLĐ với chi phí thấp. Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn bằng tiền cho HĐSXKD là mong muốn của tất cả các nhà quản lý, tuy nhiên không có một doanh nghiệp nào có đủ khả năng ấy trong khoảng thời gian ngắn, buộc các doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng các tổ chức tín dụng hoặc trì hoãn các khoản phải trả phải nộp. Đó chính là các nguồn tài trợ ngắn hạn cho nhu cầu VLĐ trong doanh nghiệp, trong những năm vừa qua, công ty giầy Ngọc Hà chưa khai thác thác hết nguồn tài trợ ngắn hạn thể hiện ở chỗ công ty đã tập trung vào các khoản vay dài hạn trong khi đó các khoản vay ngắn hạn lại ở mức rất thấp. Bên cạnh đó, các nguồn tài trợ ngắn hạn không phải trả chi phí sử dụng như các khoản ứng trước của khách hàng để trang trải chi phí sản xuất, phải trả người bán…chiếm tỷ lệ nhỏ Cơ cấu VLĐ được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn và nguồn dài hạn, nên công ty cần cân đối giữa các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn để giảm bớt chi phí sử dụng vốn, bởi vì hiện nay nợ dài hạn thường có tỷ lệ lãi suất cao hơn nợ ngắn hạn. Hơn nữa, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ công ty nên tận dụng tối đa các nguồn tài trợ không phải trả chi phí sử dụng; ngoài việc ứng trước nguyên vật liệu cho sản xuất, công ty nên yêu cầu khách hàng ứng trước một khoản tiền nhất định đủ để trang trải một phần chi phí trong quá trình sản xuất. Trong năm 2001 công ty đã khai thác thêm nguồn tài trợ cho VLĐ từ khoản phải trả người bán và phải trả công nhân viên đã tăng, đây là nguồn tài trợ không phải trả chi phí sử dụng.Mặt khác trong nền kinh tế thị trường quan hệ nợ nần lẫn nhau là rất phổ biến ngay như trong công ty giầy Ngọc Hà thì VLĐ cũng bị đọng ở các khoản phải thu chiếm tỷ lệ cao, sử dụng thêm các khoản phải trả để tài trợ cho VLĐ là việc nên làm để giảm bớt gánh nặng về chi phí tiền lãi cho các khoản vay. Tuy nhiên việc sử dụng các khoản này đòi hỏi nhà quản lý phải hết sức linh hoạt vì thời gian các khoản phải trả không thể kéo dài gây mất lòng tin đối với bạn hàng. 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Trong năm 2001, mặc dù đã thu được một số khoản nợ song VLĐ của công ty còn bị chiếm dụng khá lớn, thành phẩm tồn kho còn nhiều; điều đó cho thấy công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng, thu hồi công nợ còn cần phải khắc hơn nữa, công ty chưa đề ra các biện pháp khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán ngay từ đầu hoặc thanh toán nhanh. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng và ứ đọng là: trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty ký kết với khách hàng chưa có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ về mặt thanh toán, về số tiền ứng trước, công ty chưa có các hình thức khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm và ngay khi giao hàng. Do đặc điiểm SXKD của công ty giầy Ngọc Hà là chuyên nhận làm hàng gia công cho các công ty nước ngoài (Đài loan, Hàn quốc) nên công ty không áp dụng chính sách thương mại đối với khách hàng sau mỗi lần đặt hàng, công ty sản xuất song và giao hàng thì phía khách hàng mới thanh toán tiền chi phí gia công của công ty bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội. Để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả, công ty cần có biện pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng nợ nần dây dưa không thanh toán của khách hàng công ty cần áp dụng một số biện pháp như: -Trước khi kí kết hợp đồng tiêu thụ công ty phải xem xét kỹ lưỡng từng đối tượng, từng khách hàng công ty có thể từ chối ký hợp đồng với những khách hàng nợ nần dây dưa hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc những đơn đặt hàng có số tiền trả trước quá nhỏ. -Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn. Nếu có nhiều khách hàng mua chịu, sổ tài khoản kế toán phải ghi chi tiết cho từng khách hàng đã mua đã trả được bao nhiêu và số tiền công ty còn phải thu hồi để từ các sổ chi tiết đó công ty có thể lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi và có phương hướng xử lý. - áp dụng chính sách tín dụng thương mại để có thể ký kết được nhiều hợp đồng hợp tác sản xuất hơn từ đó tạo điều kiện tăng thu nhập cho công nhân, khai thác được hết công suất và sử dụng hiệu quả hơn máy móc thiết bị, tài sản cố định, hạn chế được hao mòn vô hình. 3.2.3 Sử dụng có hiệu quả các biện pháp giảm chi phí tồn kho và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Giá trị hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng VLĐ, trong đó nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho luôn chiếm tỷ lệ cao. Khối lượng hàng tồn kho bao giờ cũng tỷ lệ thuận với chi phí tồn kho, vấn đề đặt ra cho công ty phải làm sao để giảm bớt chi phí tồn kho; khác với các doanh nghiệp khác công ty Giầy Ngọc Hà chuyên sản xuất và gia công cho các công ty nước ngoài, để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu, khách hàng đặt hàng tại công ty cũng chính là nhà cung cấp, việc cung cấp nguyên vật liệu lại được cung cấp một lần cho toàn bộ khối lượng vật liệu cần dùng trong một đơn đặt hàng, công ty hầu như không tự bỏ vốn để mua nguyên vật liệu nhưng công ty phải chịu chi phí tồn kho lớn nhất là trong những trường hợp có nhiều đơn đặt hàng cùng một lúc. Công ty lại chưa tính toán và tách riêng chi phí tồn kho cho từng đơn đặt hàng để khắc phục hạn chế này công ty cần. - Tính toán, lập kế hoạch xác định khối lượng nguyên vật liệu tồn kho tối ưu để đảm bảo cho việc sản xuất không bị gián đoạn mà vẫn giảm được chi phí tồn kho. - Thay đổi phương thức nhận nguyên vật liệu chẳng hạn thay vì nhận nguyên vật liệu một lần cho toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu sản phẩm cần dùng trong một đơn đặt hàng, công ty nên yêu cầu nhà cung cấp chuyển nguyên vật liệu theo từng đợt. - Còn đối với thành phẩm tồn kho của công ty trong năm 2001 có giảm bớt nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao điều đó không những làm tăng chi phí tồn kho mà còn làm giảm doanh thu. Không giống như nguên vật liệu là công ty không phải bỏ vốn đầu tư tồn kho thành phẩm càng nhiều thì vốn của công ty bị ứ đọng và chậm luân chuyển. Để giải quyết tốt vấn đề này công ty luôn tổ chức hoạt động sản xuất sao cho phù hợp với thời gian đã ký kết theo hợp đồng với khách hàng, tính toán thời gian giao hàng hợp lý giữa các đơn đặt hàng khi được ký kết hợp đồng mới, đồng thời hỗ trợ các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ khác như: thông qua quảng cáo tuyên truyền để khách hàng nắm rõ hơn về HĐSXKD và sản phẩm của công ty; quảng cáo thông qua Catalogue là một biện pháp rẻ tiền và khá hữu hiệu, Catalogue in và trình bày đẹp, giới thiệu những nét khái quát nhất về công ty, đặc biệt là giới thiệu chi tiết có ảnh minh hoạ các loại sản phẩm của công ty kèm theo để khách hàng biết và lựa chọn. Có thể phát những quyển Catalogue này cho khách hàng khi họ mua hàng trong hội chợ hay đưa lên trang web trên mạng internet... Ngoài ra công ty cũng nên tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để giới thiệu quảng cáo trực tiếp với khách hàng. 3.2.4 Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Khi kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể lường hết được mọi vấn đề bất thường xảy ra như thị trường, lạm phát, khủng hoảng tiền tệ, về phía người cung cấp.. để hạn chế phần nào những tổn thất trên công ty cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Để hạn chế ảnh hưởng của rủi ro công ty nên lập quỹ dự phòng tài chính, mua bảo hiểm cho hàng hoá để khi vốn bị hao hụt thì đã có nguồn bù đắp, khi tổn thất xảy ra sẽ được bồi thường. Định kỳ tiến hành kiểm kê đánh giá lại số vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, xác định số VLĐ hiện có theo giá trị hiện tại; trên cơ sở kiểm kê đánh giá lượng vật tư hàng hoá mà đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh sao cho hợp lý, những vật tư hàng hoá tồn đọng lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất phải chủ động giải quyết, phần chênh lệch thiếu hụt phải xử lý kịp thời để bù lại. Đôn đốc các khoản nợ, thường xuyên đối chiếu thu hồi công nợ, giải quyết tích cực các khoản vốn bị chiếm dụng quá hạn dây dưa, tiền thu về nhanh chóng sử dụng vào sản xuất nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, những khoản nợ xét thấy khách hàng không có khả năng trả thì lập danh sách theo dõi để có kế hoạch bù kế hoạch bù đắp đảm bảo VLĐ. Những khoản tạm ứng phải thu hồi, thanh toán ngay khi đến hạn; có biện pháp xử lý đối với những người nợ dây dưa chiếm dụng vốn của công ty. Để bảo toàn vốn trong điều kiện lạm phát khi phân phối lợi nhuận cho các mục đích tích luỹ, tiêu dùng phải để giành lại một phần để bù đắp số vốn hao hụt do lạm phát có như vậy mới đảm bảo giá trị hiện tại của vốn. Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh là biện pháp rất cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và với công ty giầy Ngọc Hà nói riêng nhất là trong thương trường đầy những cạnh tranh và rủi ro. 3.2.5 Chú trọng phát huy nhân tố con người. Dù bất cứ ở môi trường nào nhân tố con người vẫn luôn được đặt lên hàng đầu; trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay người ta không chỉ cần có vốn, công nghệ mà quan trọng hơn cả là con người. Trong nhiều năm qua cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty chưa tận dụng được hết sức lực, trí tuệ của CBCNV trong công ty, chưa phát huy được hết tiềm năng con người. Đây là một vấn đề tồn tại cần phải có biện pháp khắc phục; để làm tốt công tác phát huy nhân tố con người công ty cần phải xem xét các vấn đề như: Xoát xét lại cơ cấu nhân sự của công ty, tìm hiểu đánh giá năng lực trình độ của từng CBCNV để có biện pháp quản lý thích hợp. Công tác quản lý cán bộ một cách nghiêm khắc, công minh nhìn nhận rõ những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động trong công ty để phát huy hơn nữa những điểm tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực. Định kỳ tổng kết quá trình hoạt động của công ty kịp thời khuyến khích những người có phát minh sáng kiến những đóng góp cho sự phát triển của công ty đồng thời nghiêm khắc phê bình nhữnghành vi sai trái làm cản trở cho sự đi lên của công ty. Làm tốt công tác nhân sự là một nhân tố quan trọng giúp cho việc sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả hơn, do vậy công ty cần xem xét nhân tố con người trong định hướng phát triển của mình. kết luận Sau hơn 10 năm phát triển công ty đã khắc phục khó khăn đạt được những kết quả to lớn; đặc biệt ban lãnh đạo đã năng động sáng tạo trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cấp nhà xưởng, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tạo ra nhiều mặt hàng đa dạng phong phú có uy tín nhờ đó thị trường ngày càng được mở rộng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống của CBCNV được cải thiện; đồng thời công ty còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, tăng nguồn thu cho ngân sách góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với những thành tích đó, hiện nay công ty đã và đang khẳng định vị trí, uy tín của mình trên thị trường; đạt được những thành tích trên trước hết phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ dẫn sát sao của Sở công nghiệp Hà Nội và sự giúp đỡ của các đơn vị bạn, của phường sở tại. Bên cạnh đó là sự nhạy bén, nhận thức nắm bắt thị trường, khắc phục khó khăn của Ban giám đốc cùng toàn thể CBCNV của Công ty. Song song với quá trình phát triển, công tác tổ chức và sử dụng VLĐ cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Tuy nhiên công tác tổ chức sử dụng VLĐ vẫn còn nhiều bất cập, những giải pháp được đưa ra trong bài chuyên đề sẽ góp một phần nào giải quyết những tồn tại và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Vũ Thị Yến cùng toàn thể các cô chú nơi em thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề này. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0046.doc
Tài liệu liên quan