Đề tài Xây dựng chương trình quảng cáo, khuyến mại xúc tiến bán cho sản phẩm Halida của nhà máy bia Đông Nam Á

Qua thời gian thực tập tại Liên doanh Nhà máy bia Đông Nam Á, được trực tiếp tham gia vào một số công việc tại phòng Marketing cũng như có điều kiện tìm hiểu thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Nhà máy. Qua đó em rút ra một số nhận định sau. *Về các mặt tích cực: - Điều đầu tiên phải nói đến, trong các lợi thế của Nhà máy đó là trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo và một tập thể năng động trong Nhà máy. Nhà máy đã xây dựng được cho toàn thể cán bộ công nhân viên mình một tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất và đã tạo dựng được một thói quen về giờ giớc làm việc cũng như tinh thần thái độ nghiêm túc trong thời gian làm việc. - Trong các công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành sản xuất kinh doanh thì Nhà máy đã sử dụng rất hiệu quả các nguồn lực của mình, đặc biệt là vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động, đúng người đúng việc, và đề ra được các chế độ đãi ngộ hợp lý cho người lao động, điều này đã phát huy tác dụng đáng kể trong sự phát triển và lớn mạnh của Nhà máy. - Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, điều quyết định sống còn của các doanh nghiệp trên thương trường, thì Nhà máy cũng có các hoạt động khá tốt, điều làm được lớn nhất của Nhà máy trong công tác này không chỉ là liên tục tăng sản lượng tiêu thụ mà còn tăng được uy tín của Nhà máy trên thương trường và tạo được niềm tin với khách hàng.

doc54 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình quảng cáo, khuyến mại xúc tiến bán cho sản phẩm Halida của nhà máy bia Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sạn, nhà hàng, các trung tâm du lịch, giải trí và các quầy Bar,... Qua việc phân tích lựa chọn thị trường, từ đó Nhà máy xây dựng chiến lược tiêu thụ cho mình nhằm tối ưu hoá lợi nhuận. Trong phần này, thông qua phân tích một số chỉ tiêu cụ thể, từ đó đánh giá được phần nào triển vọng của Nhà máy trong một vài năm tới cũng như cố gắng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để không ngừng đẩy mạnh khả năng tiêu thụ và phát triển của Nhà máy. 1.4 Chính sách sản phẩm . Nhà máy xác định chính sách sản phẩm theo các quan điểm Marketing hiện đại và xem nó là chính sách nền tảng cho chiến lược Marketing. Sản phẩm bia của Nhà máy khi tung ra thị trường phải là một loại hàng hoá hoàn chỉnh, nó không chỉ được sản xuất ra đảm bảo chất lượng mà còn được bảo quản trong bao bì hoàn chỉnh về bao gói, nhãn hiệu. Hơn nữa sản phẩm còn được bảo đảm những điều kiện để đến với người tiêu dùng theo cách thức thuận tiện nhất. Chính sách sản phẩm do Nhà máy xây dựng với mục tiêu làm cho sản phẩm của mình trở thành một chỉnh thể hình thức, kiểu dáng, tên nhãn hiệu, điểm mua hàng, .. có hiệu quả cao. Sản phẩm bia chai và bia lon có đặc điểm là loại sản phẩm sử dụng một lần và thời gian bảo quản ngắn, khoảng 6 tháng. Sản phẩm được người tiêu dùng mua một cách có lựa chọn, cân nhắc và so sánh về chất lượng, giá cả và hình thức với các sản phẩm tương tự mang nhãn hiệu khác. 1.4.1 Nhãn hiệu sản phẩm. Phân tích thị trường bia Việt Nam cho thấy tính đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng, nhãn hiệu. Người tiêu dùng sẽ hoàn toàn mất phương hướng nếu thiếu những thông tin từ phía nhà sản xuất. Do những đặc thù trong quá trình hình thành Nhà máy, hai chủng loại sản phẩm mang những nhãn hiệu của những người sở hữu khác nhau. Sản phẩm bia HALIDA do nhà máy bia Việt Hà sản xuất trước đây nay vẫn được Nhà máy bia Đông Nam Á tiếp tục sản xuất với đúng chỉ tiêu chất lượng cũng như nhãn hiệu đã có. Sản phẩm CARLSBERG lại được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng và kiểu dáng, nhãn hiệu theo đúng những yêu cầu của hãng CARLSBERG. Cả hai nhãn hiệu của hai loại sản phẩm đều là nhãn hiệu riêng biệt, chúng được tách khỏi tên tuổi của Nhà máy. Đây là một sự lựa chọn mang tính lâu dài, trong tương lai khi năng lực sản xuất được mở rộng Nhà máy có thể tung ra những loại sản phẩm mới mà không bị che lấp bởi tên tuổi, uy tín của hai loại sản phẩm hiện thời. 1.4.2. Bao bì sản phẩm Bao bì trong sản xuất bia có vai trò cực kỳ quan trọng. Tầm quan trọng của bao bì trong ngành bia do những chức năng mà nó thực hiện quy định. Trên bao bì được trình bày nhãn hiệu sản phẩm của chúng. Với sản phẩm là bia lon thì nhãn hiệu được in trên vỏ lon, nhãn hiệu bia chai in trên giấy dán ngoài vỏ chai. Trên nhãn hiệu của sản phẩm trình bày những thông tin về nó. Mỗi một sản phẩm của nhà máy đều có những đặc điểm riêng của nó. Đối với bia HALIDA thì in nổi bật hình tượng con voi, nhãn hiệu in trên bao bì bia CARLSBERG in hình chiếc vương niệm và dòng tên truyền thống với kiểu chữ riêng CARLSBERG. Mầu sắc trang trí vỏ lon bia cho phép nhanh chóng nhận ra 2 loại bia này giữa các loại bia lon khác : Bao bì lon HALIDA có màu ánh bạc, bao bì CARLSBERG có màu xanh lục tươi tắn. Ngoài ra thì ở trên nhãn hiệu cũng ghi rõ nhà sản xuất bằng hai thứ tiếng Việt, và tiếng Anh. 1.4.3. Chủng loại sản phẩm Nhà máy hiện nay duy trì 2 chủng loại bia hướng vào hai thị trường mục tiêu khác nhau là bia HALIDA và bia CARLSBERG. Cơ cấu sản phẩm của Nhà máy khá ổn định, tuy trong năm 1996 tỷ trọng sản phẩm CARLSBERG có giảm chút ít. Trong năm 1997, Nhà máy vẫn giữ cơ cấu sản phẩm: - Bia HALIDA: 70% tổng sản lượng, trong đó: lon chiếm 51-52%. - Bia CARLSBERG: 30% tổng sản lượng, trong đó lon chiếm 30-32%. - Bia HALIDA: được sản xuất theo các chủng loại như bia lon HALIDA 330 ml, chai HALIDA 330 ml và bia chai 500ml là sản phẩm mà nhà máy vừa sản xuất năm 1998 vừa qua. - Bia CARLSBERG được sản xuất ở Nhà máy theo 3 loại: CARLSBERG lon 330 ml, CARLSBERG chai 330 ml, CARLSBERG chai 640 ml. 1.5 Chính sách giá. Giá cả luôn là yếu tố quyết định việc lựa chọn của người mua, điều này càng đúng với những nhóm dân cư có mức thu nhập không cao khi mua sắm các loại hàng tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay việc lựa chọn của người mua bắt đầu chịu ảnh hưởng nhiều hơn của những yếu tố khác như phân phối, kích thích, các dịch vụ cho khách hàng. Chiến lược hình thành giá của Công ty chủ yếu do những quyết định trước đó về xác định vị trí trên thị trường. Mặt khác Công ty phân tích các yếu tố liên quan đến chính sách giá để có thể kích thích tiêu thụ và đạt được một mức lợi nhuận hợp lý nhất. Các yếu tố đó là: - Chi phí : Công ty cố gắng định cho hàng hoá một mức giá đảm bảo đủ bù đắp chi phí sản xuất, phân phối, tiêu thụ, bao gồm cả định mức lợi nhuận vì công sức và rủi ro phải gánh chịu. - Phân tích giá cả của đối thủ cạnh tranh : Giá cả của đối thủ cạnh tra và phản ứng của thị trường đều có ảnh hưởng tới việc công ty xác định khoảng giá của mình. Công ty sử dụng những thông tin về giá cả hàng hoá của đối thủ cạnh tranh làm điểm xuất phát hình thành giá của mình. Về thực chất công ty sử dụng giá để xác định vị trí chào bán của mình so với hàng chào bán của đối thủ. - Phương pháp định giá: Công ty tính giá trên cơ sở phân tích điiểm hoà vốn và đảm bảo lợi nhuận mục tiêu đề ra. 1.5.1 Mục tiêu định giá của nhà máy. Nhà máy Bia Đông Nam Á hay bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào khi hoạt động cũng đòi hỏi phải có lợi nhuận để đầu tư phát triển mở rộng sản xuất và bù đắp được những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Nhận thấy tầm quan trọng của việc định giá bán sản phẩm như vậy nên nhà máy Bia Đông Nam Á đã đề ra một số mục tiêu của việc định giá như sau: Đối với sản phẩm HALIDA. 1, Không ngừng tăng lợi nhuận cho nhà máy: mục tiêu này có tầm quan trọng rất lớn đối với nhà máy. Bởi vì khi hoạt động sản xuất kinh doanh co lợi nhuận thì nhà máy có thể đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sản lượng, mở rộng thị trường 2, Không ngừng mở rộng thị trường: khi thị trường của nhà máy mở rộng thì sản lượng tiêu thụ tăng lên nên có thể giảm được chi phí, sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ nâng cao trên thị trường. Với hai mục tiêu đặt ra như trên cần được giải quyết sao cho phù hợp bởi vì nếu nhà máy muốn tăng nhuận thì phải định giá bán cao nhưng mặt khác thì để mở rộng thị trường thì phải giảm giá bán, tăng các chi phí cho những hoạt động Marketing. Đối với sản phẩm CARLSBERG. Mặc dù cũng là sản phẩm của nhà máy Bia Đông Nam Á sản xuất nhưng mục tiêu của sản phẩm CARLSBERG lại đặt theo một hướng khác do đặc thù của sản phẩm. Mục tiêu định giá đối với sản phẩm CARLSBERG là. Tăng thị phần của nhà máy trên thị trường và khẳng định được chất lượng sản phẩm của nhà máy trên thị trờng Việt Nam. Mục tiêu này đặt ra là do ở Việt nam CARLSBERG hiện nay đang bị các sản phẩm cạnh tranh gay gắt như Heineken, Tiger, bia Hà Nội về chất lượng cũng như giá cả. 1.5.2 Định giá. Từ những mục tiêu trên thì cấp quản lý của nhà máy sẽ quyết định giá bán sản phẩm nhằm thoả mãn những mục tiêu đó. Việc định giá được hội đồng quản trị của Nhà máy thông qua trong kỳ họp cuối năm tài chính và mức giá này sẽ áp dụng trong suốt năm tiếp theo.Trong một số trường hợp đặc biệt thì Tổng giám đốc của Nhà máy có thể quyết định điều chỉnh giá sao cho phù hợp với sự biến động của thị trường. Do đặc thù về kênh phân phối của nhà máy Bia Đông Nam Á đó là phân phối sản phẩm của nhà máy đến người tiêu dùng thông qua mạng lưới đại lý cấp I. Do vậy nhà máy đã sử dụng chính sách giá đối với các đại lý cấp I là giảm 3% so với tổng giá bán mà nhà máy đề ra, ngoài ra thì nhà máy chỉ quy định mức giá bán tối thiểu cho các đại lý nhằm tránh hiện tượng là các đại lý bán ở mức giá thấp hơn để phá giá nhưng nhà máy lại không quy định mức giá tối đa cho các đại lý cấp I mà cho phép các đại lý cấp I có thể nâng cao mức giá bán tuỳ theo sự biến động của thị trường. Bảng 10: Giá sản phẩm áp dụng trong năm 2000. Loại sản phẩm Đơn vị Giá bán (đồng) HALIDA lon 330 ml Thùng (24) 130.000 HALIDA lon 330 ml Thùng (18) 104.000 HALIDA chai 330 ml Két 24 97.000 HALIDA chai 330 ml Két 20 100.000 HALIDA chai 640 ml Két 12 90.000 CARLSBERG lon 330 ml Thùng 24 170.000 CARLSBERG chai 330 ml Két 24 145.000 CARLSBERG chai 640 ml Két 12 120.000 [Nguồn: Bảng giá bán hàng của nhà máy Bia Đông Nam á năm 2000, tháng 12/2000] Thông qua một số quy định về chính sách giá của nhà máy như trên thì chúng ta thấy rằng là do đặc thù trong việc phân phối của nhà máy là thông qua mạng lưới tiêu thụ cấp I và các quy định của nhà máy về giá bán thì chúng ta thấy một số vấn đề cần quan tâm đó là nhà máy chỉ quy định mức giá bán tối thiểu mà không quy định mức giá bán tối đa do vậy mà trong một số trường hợp là các đại lý sẽ nâng giá lên khi thiếu hàng cung cấp, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng sản phẩm của nhà máy và tạo cho họ một suy nghĩ về sự bất ổn của giá bán sản phẩm do nhà máy sản xuất. Vì vậy mà nhà máy nên cần có những quy định cụ thể hơn nhằm tránh được tình trạng là làm cho người tiêu dùng có các quan niệm không tốt về việc định giá bán của nhà máy. 1.6 Mạng lưới tiêu thụ. Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm của SEAB Liên doanh Nhà máy bia Đông Nam Á Đại lý Đại lý cấp I cấp I Kênh gián tiếp hai cấp. Đại lý Các Các Kênh gián tiếp một cấp. cấp II shop cửa hàng Kênh trực tiếp. người tiêu dùng [Nguồn: Tài liệu giới thiệu về nhà máy Bia Đông Nam Á,tháng12/2000] Kênh phân phối sản phẩm là toàn bộ những tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc cả quá trình chuyển giao sản phẩm của Nhà máy tới tay người tiêu dùng và tham gia triển khai các hoạt động Marketing của Nhà máy. Với một mức sản lượng sản phẩm sản xuất rất lớn hàng năm của nhà máy thì mạng lưới phân phối là một trong những khâu rất quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy. Hiện nay trong kênh phân phối của Nhà máy được chia thành hai cấp như sau. - Cấp I: Thành phần là các đại lý cấp I gồm những doanh nghiệp hoặc các cá nhân có tư cách pháp nhân, được Nhà máy lựa chọn ký kết hợp đồng đại lý. Đại lý cấp I được Nhà máy cung cấp sản phẩm theo hợp đồng và có nhiệm vụ cung ứng lượng sản phẩm đó trong một địa bàn nhất định do Nhà máy quy định. Đại lý cấp I có nhiệm vụ dự trữ lượng sản phẩm theo thoả thuận với Nhà máy, Đại lý cấp I có mối liên hệ trực tiếp với Nhà máy. Đồng thời với việc cung ứng sản phẩm, đại lý cấp I còn tham gia thực hiện chính sách giá, triển khai các hoạt động kích thích tiêu thụ. Theo thống kê hiện nay thì tổng số đại lý của nhà máy trên khắp cả nước với số lượng là 83 đại lý. Bảng 11: Sự phân bố đại lý cấp I TT Khu vực Số đại lý cấp I 1 Hà Nội 8 2 Hải Phòng 3 3 Hải Hưng 1 4 Vĩnh Phúc 2 5 Nam Định 2 6 Ninh Bình 1 7 Hà Tây 2 8 Hoà Bình 1 9 Hà Bắc 2 10 Yên Bái 1 11 Lào Cai 1 12 Quảng Ninh 3 13 Tuyên Quang 2 14 Hà Giang 1 15 Lạng Sơn 1 16 Cao Bằng 1 17 Thái Nguyên 2 18 Lai Châu 1 19 Thái Bình 1 20 Thanh Hoá 2 21 Nghệ An-Hà Tĩnh 3 22 Quảng Bình 2 23 Quảng Trị 1 24 Thừa Thiên-Huế 2 25 Đà Nẵng 2 26 Nha Trang – Khánh Hoà 2 27 Phú Yên 1 28 Bình Định 1 29 Lâm Đồng - Đà Lạt 2 30 Buôn Ma Thuật 2 31 TP Hồ Chí Minh 8 32 Sông Bé – Thủ Dầu Một 3 33 Vũng tàu - Bà Rịa 3 34 Đồng Nai – Biên Hoà 3 36 Đồng Tháp 2 37 Tiền Giang - Mỹ Tho 2 38 Trà Vinh 1 39 Vĩnh Long 1 40 Long An 2 41 Bình Thuận - Phan Thiết 2 Tổng cộng 83 [Nguồn: Báo cáo công tác hoạt động Marketing nhà máy Bia Đông Nam Á, tháng12/2000] - Cấp II: là những khách hàng phân phối sản phẩm của Nhà máy và liên hệ trực tiếp với đại lý cấp I. Cấp II của kênh tiêu thụ bao gồm các cửa hàng bán lẻ thực phẩm đồ hộp, Các nhà hàng ăn uống và các tụ điểm vui chơi giải trí. Các thành viên cấp II của kênh tiêu thụ là những người trực tiếp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Các thành viên cấp II hoàn thành quá trình phân phối sản phẩm bằng việc nhận chúng từ đại lý cấp I và bán chúng cho người tiêu dùng ở khu vực họ sinh sống. Cấp tiêu thụ thứ II i có vai trò rất lớn trong kênh phân phối bởi vì họ phân bố rộng rãi với mật độ lớn đồng thời họ trực tiếp liên hệ với người tiêu dùng. Với cơ cấu của kênh phân phối như trên của nhà máy Bia Đông Nam Á thì mặc dù là nó giảm bớt được khối lượng công tác quản lý của nhà máy nhưng bên cạnh đó thì nó cũng tạo cho nhà máy một số những khó khăn trong khâu tiêu thụ đó là tạo một sự phụ thuộc vào các đại lý cấp I của nhà máy. Mặt khác thì đối với các nhà phân phối cấp hai mà nhà máy không trực tiếp quản lý thì họ sẽ không phản hồi được một các trực tiếp những thông tin từ khách hàng đến cấp quản lý của nhà máy mà phải thông qua các đại lý cấp I. Do vậy mà tạo một sự phản hồi không linh hoạt và nhanh nhạy trong kênh 1.7 Các hoạt động xúc tiến bán hàng. Hoạt động tiến bán hàng của nhà máy gồm các chương trình được nhà máy quản lý, sử dụng những phưng pháp, phương tiện thông tin để giới thiệu với khách hàng về hình ảnh của nhà máy, về sản phẩm bia do nhà máy sản xuất và về những nỗ lực của nhà máy thoả mãn người tiêu dùng. Mục đích của các hoạt động nàylà: nhằm khẳng định uy tín của nhà máy và giới thiệu hình ảnh sản phẩm bia HALIDA và CARLSBERG của nhà máy trên thị trường . Các hoạt động xúc tiến bán hàng được nhà máy triển khai bằng các chương trình quảng cáo, các chương trình kích thích tiêu thụ, tài trợ các hoạt động văn hoá xã hội và một số hoạt đông khuyếch trương khác. 7.1.1 Các chương trình quảng cáo. Các hoạt động quảng cáo mà nhà máy thực hiện nhằm thông tin với người tiêu dùng và thuyết phục họ mua sản phẩm do nhà máy sản xuất. Thông thường thì các chương trình quảng cáo của nhà máy đều được gắn với một sản phẩm nhất định nhưng vẫn phải được đảm bảo được những mục đích chung đặt ra. Quảng cáo gắn với sản phẩm HALIDA Với mức giá bán như hiện nay đối với sản phẩm HALIDA thì các chương trình quảng cáo được Nhà máy xây dựng hướng vào đối tượng rất rộng rãi bao gồm những người đã dùng bia HALIDA, những người đang dùng các loại bia khác và cả những người sẽ dùng bia. Các chương trình quảng cáo của nhà máy được triển khai trong suốt cả năm và thường chú trọng vào các dịp lể, tết trong năm nhưng đặc biệt là các chương trình quảng cáo tập trung vào dịp Tết nguyên đán vì đây là thời điểm mà sản lượng tiêu thụ của nhà máy đạt mức cao nhất trong năm. Ngoài ra thì các chương trình quảng cáo vào dịp Tết còn có nhiệm vụ thông tin rộng rãi về đợt khuyến mại của nhà máy đến người tiêu dùng. Nhận thấy được tầm quan trọng như vậy nên nhà máy đã chia các chương trình quảng cáo thành hai loại chương trình quảng cáo là quảng cáo thông thường và quảng cáo đặc biệt vào dịp Tết: Quảng cáo thông thường: các chương trình quảng cáo này nhằm mục đích là tạo ấn tượng về bia HALIDA trong người tiêu dùng. Hoạt động quảng cáo theo loại này mang lại hiệu quả lâu dài và có ý nghĩa với hiện tại cũng như tương lai của bia HALIDA. Chương trình quảng cáo này được nhà máy chọn với khẩu hiệu là "HALIDA niềm tự hào bia nội". Quảng cáo vào dịp Tết: Theo tập quán của người Việt Nam chúng ta thì Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm. Vào dịp này thị trường các mặt hàng phục vụ sinh hoạt trở nên phong phú, mức cầu các loại đồ uống tăng rất mạnh. Nắm bắt cơ hội này Nhà máy đã triển khai một chương trình khuyến mại dành cho người tiêu dùng bia HALIDA lon. Đây là một chương trình khuyến mại rất hấp dẫn, được biết thì năm nay nhà máy triển khai một chương trình khuyến mại có quy mô lớn hơn các năm trước với tổng cộng là 2615 giải thưởng. Thông tin về đợt khuyến mại này được truyển tải qua các chương trình quảng cáo giúp người tiêu dùng nắm được những đặc điểm của đợt khuyến mại để từ đó kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của nhà máy. Quy mô giải thưởng là 2615 giải có giá trị gồm 15 xe máy YAMAHA, 100 TV LG, 500 thùng bia HALIDA, 2000 áo phông. Cách thức dự thưởng: kết quả giải thưởng sẽ được in trong nắp hộp bia, người tiêu dùng chỉ cần giật nắp hộp bia sẽ biết kết quả. Điều kiện tham gia: Phải giao nắp và vỏ hộp có in kết quả. Để truyền những thông tin như trên thì nhà máy sử dụng đồng thời cả 3 phương tiện quảng cáo thông dụng là truyền hình, áp phích, báo chí, là những hình thức quảng cáo bằng hình ảnh trực quan. Trên truyền hình thì nhà máy xây dựng một đoạn phim quảng cáo để phát trên truyền hình. Để quảng cáo cho đợt khuyến mại Tết yếu tố không khí vui tươi ngày Tết được khai thác triệt để. Đoạn phim mô tả khung cảnh ấm cúng xung quanh mân cỗ Tết gia đình. Các thành viên gia đình gồm cả ba thế hệ ai nấy vẻ mặt hân hoan, trên tay họ là lon bia HALIDA. Phương tiện quảng cáo thứ hai để truyền thông tin khuyến mại là áp phích, Nhà máy phát hành một số lượng lớn áp phích. Nhà máy còn sử dụng cả báo chí để thông tin về chương trình khuyến mại Tết. Hình thức của trang quảng cáo trên báo tương tự như hình thức áp phích. Với việc sử dụng cả 3 phương tiện cùng một lúc nhà máy đã tận dụng những ưu điểm của từng phương tiện và khắc phục những nhược điểm của chúng. Thời gian triển khai chương trình quảng cáo Tết kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 1 của năm tiếp theo. Nhà máy chọn thời gian trên xuất phát từ việc tính toán nhu cầu của thị trường và có xem xét tới các chương trình khuyến mại tương tự của đối thủ. Quảng cáo gắn với sản phẩm CARLSBERG Sản phẩm bia CARLSBERG là sản phẩm truyền thống của Hãng Bia CARLSBERG Quốc tế. Đây là một trong những loại bia đã từ lâu nổi tiếng khắp toàn cầu. Do có những đặc điểm về uy tín, chất lượng, giá cả nên nhà máy đã xác định thị trường mục tiêu cho sản phẩm CARLSBERG là bộ phận người tiêu dùng mức thu nhập cao. Với những đặc thù như trên cho nên các chương trình quảng cáo gắn với bia CARLSBERG có những sự khác biệt và được tách riêng với hoạt động quảng cáo bia HALIDA. Các phương tiện được sử dụng cho các chương trình quảng cáo sản phẩm CARLSBERG là truyền hình, báo chí, áp phích và truyền thanh. Qua việc thực hiện và áp dụng các hình thức quảng cao như trên thì nó có những ưu điểm đó là nhà máy sẽ thông tin đến mọi người tiêu dùng rất thuận tiện và với các hình thức phong phú làm kích thích được sự tiêu dùng sản phẩm của nhà máy. Bên cạnh những ưu điểm đó thì một vấn đề mà phía nhà máy cũng cần phải được quan tâm đó là chi cho việc quảng cáo rất lớn, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình. Vì vậy nhà máy cần có những biện pháp hợp lý như chọn thời gian phát sóng, nội dung của băng quảng cao... để đảm bảo được hiệu quả mang lại như ý muốn. 7.1.2 Các hình thức khuyến mãi . Chương trình khuyến mại của sản phẩm HALIDA . Thông thường thì nhà máy tập trung các đợt khuyến mại vào các dịp tết hàng năm và thường có những chương trình khuyến mại sau: + Chương trình khuyến mại dành cho các cơ quan xí nghiệp vào dịp tổng kết cuối năm. Nắm bắt được nhu cầu dùng bia của các cơ quan trong dịp cuối năm khá lớn, Nhà máy triển khai chương trình này nhằm khuyến khích các cơ quan, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội mua sản phẩm của Nhà máy sử dụng trong các cuộc liên hoan tổng kết năm và làm quà cho cán bộ công nhân viên trong dịp Tết. Hình thức khuyến mại: Nhà máy áp dụng hai chế độ khuyến mại để các cơ quan lựa chọn hoặc hưởng giá ưu đãi bằng 90% giá bán trên thị trường hoặc hưởng thêm 1 thùng bia khi mua 10 thùng cùng loại. Thông tin về đợt khuyến mại được truyền đến các cơ quan thông qua hai kênh: gửi thư qua bưu điện và giao dịch trực tiếp. Người được nhận thông tin là người có trách nhiệm ở cơ quan như giám đốc, phó giám đốc hoặc trưởng phòng hành chính quản trị. Trong các cuộc tiếp xúc có thể tặng quà cho đối tượng để tăng hiệu quả tiếp xúc. Thời gian: đợt khuyến mại triển khai trong tháng 12, đây là thời gian các cơ quan xí nghiệp tiến hành hội nghị tổng kết cuối năm cũng như khen thưởng tặng quà cho cán bộ công nhân viên. Điều kiện tham gia: chương trình chỉ áp dụng cho các cơ quan, doanh nghiệp có liên hoan tổng kết cuối năm. Thực chất của đợt khuyến mại này là đợt giảm giá cho đối tượng cơ quan xí nghiệp mua với số lượng lớn phục vụ sinh hoạt. + Chương trình khuyến mại đám cưới: Từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm thì đây là thời gian mà có rất nhiều đám cưới. Thường thì các đám cưới đều có tiệc mặn và do đó nhu cầu sử dụng đồ uống lớn. Hình thức khuyến mại: Nhà máy sẽ tặng món quà cưới cho đám cưới có sử dụng bia của Nhà máy, cùng với hiện vật, quà cưới còn có một đôi vé dự thưởng, giải thưởng là một tivi màu JVC. Vào ngày 1 và ngày 15 hàng tháng Nhà máy tổ chức mở thưởng cho những đám cưới tổ chức vào 15 ngày từ lần mở thưởng trước. Thông tin về đợt khuyến mại được cán bộ Marketing trực tiếp chuyển đến các phòng tiệc, nhà hàng nơi thường tổ chức đám cưới, đồng thời thông báo cho các đại lý cấp I để họ chuyển đến những đám cưới để họ tổ chức tại nhà trong khu vực đại lý đó quản lý. Nhà máy cũng có quà tặng cho các nhà hàng, phòng tiệc có nhiều đám cưới tổ chức sử dụng bia của Nhà máy. Thời gian triển khai đợt khuyến mại kéo dài từ 1/10 đến hết tháng 2 năm tiếp theo tức là kéo dài trong suốt mùa cưới. Chi phí cho chương trình này tuỳ thuộc vào từng năm mà có các giá trị khác nhau và không ngừng nâng cao. Chương trình khuyến mại của sản phẩm CARLSBERG Chương trình khuyến mại này được thông tin rộng rãi trên các báo thường quảng cáo bia CARLSBERG như báo "Văn hoá - thể thao", "Thời báo kinh tế", ... Hình thức khuyến mại là tặng quà: là tặng 1 bộ cốc nếu mua một thùng CARLSBERG lon. Chương trình khuyến mại cho các cơ quan trong dịp tổng kết cuối năm cũng được áp dụng cho sản phẩm CARLSBERG với nội dung và hình thức tương tự như chương trình cho sản phẩm HALIDA. Nhận xét: Liên doanh Nhà máy bia Đông Nam Á đã xây dựng được cho mình một thị trường tiêu thụ sản phẩm vững chắc và không ngừng mở rộng ra các thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó Nhà máy có một đội ngũ nhân viên Marketing tương đối mạnh luôn đi sâu sát thị trường, có khả năng nghiên cứu thị trường cũng như nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để không ngừng giúp cho ban Giám đốc Nhà máy đưa ra các quyết định, các chiến lược marketing & bán hàng phù hợp trong từng giai đoạn. Theo đánh giá chung thì sản lượng tiêu thụ của Nhà máy trong các năm tới ước tính tăng trung bình khoảng 11-12%/năm và thị phần của Nhà máy trên thị trường toàn quốc cũng tăng lên tương ứng khoảng 10-12%. Và thị trường miền bắc vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu của Nhà máy trong những năm tới. 2. Tình hình lao động, tiền lương : 2.1 Tình hình lao động. Liên doanh Nhà máy Bia Đông Nam Á hiện nay có tổng số cán bộ công nhân viên trong biên chế nhà nước của nhà máy là 425 người trong đó có 183 người là nữ chiếm 43%, 242 người là nam chiếm 57%. Bên cạnh đó Nhà máy còn có hàng trăm nhân viên nữ xúc tiến bán hàng, làm việc hợp đồng ngắn hạn với nhà máy. Theo thống kê của phòng quản lý nhân sự thì tình hình số lượng và chất lượng lao động của Nhà máy hiện nay như sau. Bảng 12: Cơ cấu về độ tuổi của cán bộ nhân viên nhà máy. Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%) . Dưới 30 . 30 – 35 . 36 – 40 . 41 – 45 . Trên 45 237 102 53 19 14 55,76 24,0 12,47 4,47 3,3 [Nguồn: Bản tổng kết tình hình lao động nhà máy Bia Đông Nam Á, tháng 12/2000] . Bảng 13: Trình độ văn hoá của cán bộ nhân viên nhà máy. Trình độ Số người Tỷ lệ (%) Đại học & trên Đại học. Trung cấp, cao đẳng & học nghề 171 254 40,23 59,77 [Nguồn: Bản tổng kết tình hình lao động nhà máy Bia Đông Nam Á, tháng 12/2000]. Dựa vào các số liệu báo cáo trên cho thấy Nhà máy có đội ngũ lao động tương đối trẻ và phần lớn đều được đào tạo cơ bản. Ngoài ra theo các cán bộ tại phòng nhân sự thì hàng năm đội ngũ nhân viên đều được tham dự các chương trình đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cả ở trong nước và ở nước ngoài, nhằm đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời kỳ mới. Cơ cấu cũng như trình độ lao động của Nhà máy bia Đông Nam Á vì thế nếu xét về lâu dài thì vẫn đủ khả và phù hợp với yêu cầu công việc cũng như đáp ứng được các sự thay đổi của nền kinh tế. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài tại Nhà máy bia Đông Nam Á thì hiện nay cán bộ công nhân viên Việt Nam trong Liên doanh đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ sản xuất bia tiến và phần nào nắm bắt được trình độ quản lý sản xuất kinh doanh hiện đại. 2. 2 Tình hình tiền lương của Nhà máy. Theo các cán bộ tại phòng Lao động tiền lương thì Nhà máy Bia Đông Nam Á đã và đang áp dụng hình thức trả lương cho cán bộ nhân viên theo hình thức là trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho cả khối hành chính sự nghiệp và cho công khối nhân sản xuất. Tuy nhiên, đối với bộ phận Marketing thì nhà máy áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và các mức thưởng theo sản lượng luỹ tiến. Bảng 14. Tình hình sử dụng thời gian lao động năm 1999. TT Nội dung Tổng số (ngày) 1 Ngày công theo lịch Ngày lễ, chủ nhật và nửa ngày thứ bảy Ngày công theo chế độ 155125 36550 118575 2 Ngày công vắng mặt. Nghỉ phép định kỳ ốm đau, thai sản Học tập, hội họp Việc riêng không lương 13005 5100 680 3825 3400 3 Ngày làm việc thực tế Số ngày làm việc của một CN 105570 248 [Nguồn: Bảng tổng kết tình hình lao động của nhà máy Bia Đông Nam Á, tháng 12/2000]. Để có thể đánh giá được ngày công lao động trong việc trả lương cho nhân viên thì Nhà máy áp dụng phương pháp chấm công, bảng phân loại thi đua, đơn giá lương theo cấp bậc đối với khối hành chính và đơn giá lương thời gian theo bậc thợ đối với công nhân sản xuất và một số các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà máy. Khoản tiền thưởng của nhà máy nhằm mục đích khuyến khích tăng năng suất lao động, làm thêm ngoài giờ để tăng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của nhà máy. Chẳng hạn như đối với các nhân viên phòng Marketing thì với một mức sản lượng tiêu thụ nào đó tuỳ theo khu vực nếu các nhân viên này vượt mức quy định thì sẽ được thưởng 20USD nếu vượt 20thùng/tháng, và 30 USD nếu vượt hơn 20 thùng/tháng. Về phần hạch toán tổng quỹ lương của nhà máy Bia Đông Nam Á thì phòng tiền lương dựa trên mức tăng về số lượng lao động và mức tăng tiền lương bình quân qua các năm của cả nhà máy là tăng từ 8 – 9% so với tổng số lao động thực tế của năm trước. Từ đó dự báo được các mức kế hoạch như số lượng lao động ( Skh ) và tiền lương bình quân của một công nhân ( Lbq ). Theo dự báo thì nhà máy có các định mức như sau: Skh = 430 người. Lbq = 1.700.000 VNĐ/ tháng. Và từ đó tính tổng quỹ lương cho toàn nhà máy theo biểu thức: CL = Skh x Lbq x 12 tháng Vậy: C Lkh = 430 x 1.700.000 x 12 = 8.772.000.000 VNĐ. Nhưng theo số liệu tổng hợp thì tổng quỹ lương thực tế của cả năm 1999 là CL tt = 8.043.857.091 đồng và Stt = 425 người. Từ công thức CL tt = Stt x Ltt x 12 CL tt ® Lbq = = 1.577.226,88 VNĐ/tháng Stt x 12 Qua các số liệu tính toán trên ta thấy tiền lương bình quân của một cán bộ công nhân viên giảm so với kế hoạch của nhà máy đề ra, điều này có thể là do một số các yếu tố ảnh hưởng như thời gian lao động, số công nhân, sản lượng hoàn thành giảm. Do vậy nhà máy cần có những biện pháp để nâng cao tiền lương bình quân của mỗi công nhân viên trong nhà máy hơn nữa nhằm nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. 3. Phân tích tình hình tài sản cố định, vật tư. 3.1 Tình hình sử dụng tài sản cố định. Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Nhà máy cũng như yêu cầu về sản xuất và đầu tư cho sự phát triển của nhà máy trong tương lai nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy có giá trị rất lớn và rất nhiều chủng loại khác nhau. Kể từ khi đi vào hoạt động cho tới nay Nhà máy liên tiếp mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng, thiết kế và lắp đặt đây truyền công nghệ nâng cao công xuất, vì vậy tài sản của Nhà máy liên tục tăng qua các năm. Dưới đây là bảng thống kê tài sản cố định của Nhà máy tính đến cuối năm 1999. Bảng 15. Một số tài sản cố định chủ yếu của nhà máy Bia Đông Nam Á TT Tên tài sản Trị giá 1 2 3 Đất đai, nhà xưởng Máy móc, thiết bị sản xuất (Dây chuyền) Phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 12.312.087.620 89.235.190.637 14.967.803.120 [Nguồn: Báo cáo tình hình tài sản vật tư cuối năm 1999, tháng 12/2000] Bảng 16. Một số thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ sản xuất. TT Tên máy móc thiết bị SL Nước sản xuất Công suất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Máy xay nghiền Malt Máy rang Malt Máy xay gạo NT 200 Máy nghiền gạo Nồi nước nóng + bơm Nồi nấu cháo/ hèm bia Máy lạnh làm hèm Thùng chứa men Thùng ủ men Bơm men Thùng chứa bia Hệ thống chiết Máy điện cơ học 1 1 1 1 1 2 1 2 9 1 2 1 2 Đan Mạch Đan Mạch Việt Nam Đan Mạch Đan Mạch Đan Mạch Đan Mạch Đan Mạch Đan Mạch Đan Mạch Đan Mạch Đan Mạch Đan Mạch 800kg/h 1000kg/h 230kg/h 250kg/h 100Hl 24HI 50HI/h 300HI 175HI 50HI/h 175HI - - [Nguồn: Báo cáo tình hình tài sản vật tư cuối năm 1999, tháng12/2000] Hiện tại để thuận tiện quản lý các loại tài sản cũng như dễ dàng trong việc hạch toán và tính khấu hao các tài sản này thì Nhà máy Bia Đông Nam Á đã đăng ký với nhà nước và hiện đang sử dụng phương pháp khấu hao đều cho các loại tài sản của nhà máy. Phương pháp khấu hao đều được tính cho N năm như sau: P - SV Với: Dx = Chi phí khấu hao hàng năm. Dx = P = Nguyên giá của TSCĐ N SV = Giá trị còn lại của TSCĐ cuối kỳ báo cáo. 3.2. Tình hình sử dụng vật tư . Nhà máy bia Đông Nam Á có rất nhiều loại vật tư nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Bên cạnh các loại tài sản có giá trị lớn thì để đảm bảo cho quá trình sản xuất của nhà máy không bị gián đoạn và đảm bảo chất lượng sản phẩm của nhà máy sản xuất ra và mang lại hiệu quả kinh doanh cao thì khâu quản lý vật tư của Nhà máy cũng rất được chú trọng trọng. Để thuận tiện trong quản lý thì các loại vật tư của nhà máy được chia thành các nhóm chính như sau: Nguyên vật liệu chính của quá trình sản xuất như bột Malt, bột gạo, hoa Houblon, đường, CaCL2, H3PO4... để tạo ra chất liệu chính của bia. Trong đó Malt và hoa Houblon được nhập từ Đan Mạch và Pháp, bột gạo được mua trong nước. Nguyên vật liệu phụ để tăng cường thêm giá trị cũng như chất lượng của sản phẩm đó là các loại bao bì đựng sản phẩm như chai, lon, két nhựa, thùng các tông... Các loại vật tư như vỏ chai loại 635ml, vỏ lon loại 330ml và két nhựa được nhập từ Malaysia và Thái Lan còn thùng các tông thì được mua trong nước. Nhiên liệu, dầu mỡ để phục vụ cho các quá trình vận hành các máy móc thiết bị của nhà máy. Bảng 17: Định mức nguyên vật liệu cho 1000 lít HALIDA. Tên nguyên vật liệu Đơn vị Định mức I. Nguyên vật liệu chính. Malt. Gạo. Hoa Houblon. CaCL2. H3PO4. II.Vật liệu phụ. Vỏ lon. Vỏ hộp. CO2. Trợ lọc. Nước Javen. III. Nhiên liệu. Kg Kg Kg Kg Kg Lon Cái Kg Tờ Lít Lít 129 57 1,5 0,32 0,2 3040 126,6 8,5 2,5 0,5 70 [Nguồn: Hồ sơ công nghệ của nhà máy Bia Đông Nam Á, tháng 12/2000] Với các định trên Nhà máy sẽ tiến hành tính toán được sự chênh lệch giữa định mức vật tư và thực tế sử dụng vật tư, trên cơ sở các dự báo về sản lượng tiêu thụ của năm kế hoạch để từ đó tính ra được các nhu câù vật tư của từng loại vật tư cho năm kế hoạch của nhà máy như sau: Vnc = å Qkhi x Vđmi. Trong đó : Vnc : Tổng lượng nhu cầu vật tư năm kế hoạch. Qkhi : Tổng sản lượng kỳ kế hoạch. Vđmi : Định mức vật tư cho một đơn vị sản phẩm . Các loại vật tư của Nhà máy hiện nay chủ yếu được mua từ nước ngoài do các loại vật tư dùng trong sản xuất bia chưa sản xuất được trong nước, bên cạnh đó do vấn đề chất lượng nên nhiều loại vật tư bắt buộc phải nhập từ nước ngoài.Theo các cán bộ của phòng vật tư cho biết thì các nguồn cung cấp vật tư cho Nhà máy tương đối ổn định và chưa bao giờ Nhà máy bị thiếu vật tư cho sản xuất. Công tác bảo quản và cấp phát vật tư của Nhà máy cũng rất được quan tâm, hàng năm Nhà máy luôn có dự báo mức sản lượng sản xuất từ đó sẽ có dự báo mức vật tư cần dùng cho sản xuất và có kế hoạch dự trữ , bảo quản hợp lý các loại vật tư cần dùng cho sản xuất. 4. Chi phí , giá thành. Đối tượng tính giá thành sản phẩm của Nhà máy bia Đông Nam Á là các sản phẩm bia chai CARLSBERG, HALIDA và bia lon CARLSBERG, HALIDA, đây cũng là hai loại sản phẩm mà Nhà máy sản xuất ra. Để tính giá thành cho các sản phẩm thì Nhà máy bia Đông Nam Á tập hợp và chia chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế. Những nguồn lực được sử dụng vào cùng một mục đích thì được xếp chung vào một loại gọi là khoản mục chi phí không kể nó thuộc yếu tố nào. Chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm năm khoản mục sau. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm có, nguyên vật liệu chính ( Bột Malt, gạo tẻ, hoa Houblon, đường...), vật liệu phụ ( các chất phụ gia trong quá trình sản xuất) phục vụ cho quá trình tạo ra sản phẩm bia, Nhiên liệu (xăng dầu , mỡ...) cho dây chuyền và các thiết bị vận chuyển trong hoạt động. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm, tiền lương, phụ cấp lương, thưởng thường xuyên, ăn giữa ca và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm, các khoản chi phí nhân viên quản lý (lương và các khoản trích theo lương ) ở các phân xưởng sản xuất của nhà máy như các quản đốc phân xưởng, tổ trưởng đội trưởng sản xuất hay vận chuyển sản phẩm trong nhà máy, chi phí vật liệu quản lý, chi cho sửa chữa tài sản cố định, chi phí dụng cụ đồ dùng, khấu hao tài sản cố định sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất và chi phí bằng tiền trong quá trình sản xuất. Tập hợp ba khoản mục chi phí sản xuất và trên cơ sở các thông số về các mức tiêu hao của các khoản mục tương ứng với tổng sản lượng cụ thể thì bộ phận hạch toán của nhà máy sẽ tiến hành tính giá thành cho sản phẩm HALIDA và CARLSBERG. Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng như chi phí cho nhân viên bán hàng (Lương , BHXH...), chi phí cho việc thúc đẩy bán hàng. 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí về tổ chức và quản lý và những chi phí chung cho toàn nhà máy. Hai khoản chi phí này được trừ vào lãi gộp của nhà máy chứ không tính vào giá thành sản xuất. Kỳ tính giá thành cho các sản phẩm của Nhà máy bia Đông Nam Á sản xuất ra được tính hàng tháng, trên cơ sở các số chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch của tháng này thì nhà máy lập kế hoạch giá thành cho tháng tiếp theo. Bảng 18. Chi phí sản xuất bia lon HALIDA tháng 12 năm 1999. đơn vị: VNĐ/thùng 24lon. TT Nội dung chi phí CP cho một thùng theo KH Tỷ lệ (%) CP cho một thùng theo thị trường Tỷ lệ (%) Chênh lệch thị trường so với KH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nguyên vật liệu chính Vật liệu phụ Nhiên liệu Điện nước Tiền lương CNSX BHXH của CNSX Khấu hao TSCĐ Chi phí quản lý PX Lãi vay 10.539 40.021 2.000 492 288 49 6.392 2.669 6886 15,19 57,77 2,08 0,61 0,41 0,07 9,21 3,84 9,93 10.539 40.021 2.000 492 720 122 6.392 893,8 6.886 15,48 5,79 2,93 0,72 1,05 0,17 0,39 1,31 10,11 0 0 0 0 423 73 0 -1775,2 0 Tổng cộng 69.336 100 68.065,8 100 -1.270,2 [Nguồn: Bảng hạch toán giá thành sản phẩm tháng 12/2000.] Chi phí tính cho một thùng HALIDA theo kế hoạch tháng 12 năm 1999 mà nhà máy Bia Đông Nam Á đặt ra là 69.3360đồng nhưng chi phí thực tế sản xuất ra một thùng là 68.065,8 đồng. Điều này là do một số tác động của các yếu tố như tiền lương và BHXH của CNSX, chí phí quản lý PX. Từ bảng phân tích tình hình thực hiện giá thành trên cũng như định mức mà nhà máy đặt ra thì nếu nhà máy muốn giảm giá thành sản xuất đòi hỏi phải có những biện pháp phù hợp như tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, tránh sai hỏng trong sản xuất, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế có chi phí thấp hơn. 5. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Nhà máy Bia Đông Nam Á là Liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài nên các vấn đề tài chính của nhà máy được quản lý, hạch toán và kiểm tra, theo luật đầu tư nước ngoài. Tất cả các vấn đề quản lý tài chính đều do phía nước ngoài đảm nhận và hàng năm thì Nhà máy chịu sự thanh tra tài chính của các Công ty Kiểm toán vào thanh tra. Trong năm 1999 vừa qua tình hình tài chính của Nhà máy được tổng kết qua hai Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau. Bảng 19. Đơn vị: LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM Á BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Ngày 31 tháng 12 năm 1999) Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Số Đầu Năm Số Cuối năm 1 2 3 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 21269916971 21933835624 I. Tiền 1572893520 1735176888 1.tiền mặt tại quỹ 879673140 955345810 2.tiền gửi ngân hàng 693220380 779831078 3.Tiền đạng chuyển II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 5383010391 5985557024 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 2134564512 2458045814 2Đầu tư ngắn hạn khác 3248445879 3527511210 3. Dự phòng giảm giá ngắn hạn III. Các khoản phải thu 9181800582 9220591792 1. Phải thu khách hàng 383036492 362449840 2.trả trớc cho người bán 3. Phải thu nội bộ 9059776 10355272 4. Các khoản phải thu khác 8789704314 8847786680 5.Dự phòng các khoản thu khó đòi IV. Hàng tồn kho 4744946662 4642347332 1. Hàng mua đi đường 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 3560228324 3730258722 3. Công cụ dụng cụ trong kho 53818518 48163674 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 1130899820 863924937 5. Thành phẩm tồn kho 6. Hàng hoá tồn kho 7. Hàng gửi bán 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác 387265816 350162588 1. Tạm ứng 387265816 350162588 2. Chi phí trả trước 3.chi phí chờ kết chuyển 4.Tài sản thiếu chờ xử lý 5. Các khoản thế chấp , ký cực ngắn hạn VI. Chi sự nghiệp 1.chi sự nghiệp năm trước 2. Chi sự nghiệp năm nay B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 227525551148 237941559506 I. Tài SảnCố Định 123092779980 127012629728 1. Tài sản cố định hữu hình 123046506980 126963564881 - Nguyên giá 132216179944 136657749861 - Giá trị hao mòn luỹ kế -9169672964 -9694184980 2.TSCĐ thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế 3. TSCĐ vô hình 46273000 49064847 - Nguyên giá 46273000 49064847 - Giá trị hao mòn luỹ kế II. Các khoản Đầu Tư Dài Hạn 104178449278 110710252514 1. Đầu tư tài chính dài hạn 2.góp vốn liên doanh 104178449278 110710252514 3.các khoản đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 254321890 218677264 IV. Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn TỔNG CỘNG TÀI SẢN 248795468119 259875395129 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 64799484608 63244882505 I. Nợ Ngắn hạn 7898459390 7140251945 1. Vay ngắn hạn 3468441004 3250218257 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3.Phải trả cho người bán 81822894 73214115 4. Người mua trả tiền trước 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 1883258272 1624310260 6.Phải trả công nhân viên 7. Phải trả cho các đơn vị nbộ 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 2464937220 2192509313 II. Nợ dài hạn 56901025218 56104630560 1. Vay dài hạn 56901025218 56104630560 2.Nợ dài hạn III. Nợ khác 1.chi phí phải trả 2. Tài sản thừa chờ xử lý 3. Nhận ký quỹ ký cược dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu 183995983511 196630512625 I. Nguồn vốn quỹ 183995983511 196630512625 1.Nguồn vốn kinh doanh 172046925890 182415139085 2. Chênh lệch đánh gia lại tài sản 3.Chênh lệch tỷ giá 4. Quỹ đầu tư phát triển 568177974 652911079 5.quỹ dự phòng tài chính 3487968988 4007124218 6. Quỹ dự phòng trợ cấp mát việc làm 7. Lãi chưa phân phối 1536971720 2377995973 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 3250166197 3654868359 9.nguồn vốn đầu tư XDCB 3105772742 3522473911 II. Nguồn kinh phí 1. Quỹ quản lý của cấp trên 2. Nguồn kinh phí sự ngiệp chi sự nghiệp năm trước Chi sự nghiệp năm nay 3. Nguồn kinh phí đã hình thành Tài sản cố định TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 248795468119 259875395129 [Nguồn :Báo cáo tình hình tài chính của Nhà máy Bia Đông Nam Á năm 1999, tháng 12/2000] Bảng 15. Đơn vị: LIÊN DOANH NHÀ MÁY BIA ĐÔNG NAM Á KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH PHẦN I : LÃI, LỖ Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu năm 1999 năm1998 1 Doanh thu 417427000000 381909423605 2 Thuế tiêu thụ 104356750000 95477355901 3 Chiết khấu 4 Giảm giá 5 Hàng bán trả lại 6 Doanh thu thuần 313070250000 286432067704 7 Giá vốn hàng bán 257908228227 235963612285 8 Lợi tức gộp 55162021773 50468455419 9 Chi phí bán hàng 28176322500 26016918283 10 Chi phí quản lý 25045620000 22914565416 11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1940079273 1536971720 12 Lợi tức từ hoạt động tài chính 13 Lợi tức từ hoạt động bất thường 14 Lợi tức trước thuế 1940079273 1536971720 15 Thuế lợi tức 620825367 491830950 16 Lợi tức sau thuế 1319253906 1045140770 [Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính của nhà máy Bia Đông Nam Á năm 1999, tháng 12/2000] Để thấy được rõ hơn nữa về tình hình tài chính của Nhà máy Bia Đông Nam Á trong 1999 thì phải lập các bảng phân tích, so sánh một số tình hình tài chính của Nhà máy như khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý vốn vay thông qua một số chỉ số tài chính, phân tích sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, phân tích tình hình biến động nguồn vốn của nhà máy trong năm 1999 vừa qua. Từ đó có thể thấy được một cách tổng quát tình hình cân đối của nguồn vốn kinh doanh cũng như các vấn đề khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý tài chính của Nhà máy. Dưới đây là bảng phân tích một số chỉ số quan trọng mà qua đó có thể thấy được phần nào tình hình tài chính của Nhà máy. *Phân tích khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản và khả năng quản lý vốn vay. Dựa vào các số liệu của bảng 18 và 19 ta lập bảng tính các chỉ số tài chính của Nhà máy trong năm 1999 như sau. Bảng 20: Các chỉ số tài chính của nhà máy Bia Đông Nam á . TT Chỉ số tài chính Đầu năm Cuối Năm Chênh lệch ( +,-) 1 2 3 4 5 6 7 Chỉ số lưu động ( khả năng thanh toán hiện thời ) Chỉ số nhanh(khả năng thanh toán nhanh) Vòng quay hàng tồn kho Kỳ thu nợ Vòng quay TSCĐ Vòng quay tổng TS Chỉ số nợ 2,69 2,09 80,48 8,65 ngày 3,10 1,54 26,05% 3,07 2,42 89,91 7,95 ngày 1,75 1,61 24,34% + 0,38 + 0,33 +9,43 - 0,7 ngày -1,35 +0,07 - 1,71% Với các chỉ số trên được tính theo các công thức sau: Tài sản lưu động Chỉ số lưu động = ( Khả năng thanh toán hiện thời) Tổng nợ ngắn hạn Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Chỉ số nhanh = (Khả năng thanh toán nhanh) Tổng nợ ngắn hạn Doanh thu Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho Khoản phải thu Kỳ thu nợ = Doanh thu / 360 Doanh thu Vòng quay tài sản cố định = Tài sản cố định Doanh thu Vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản Tổng nợ Chỉ số nợ = Tổng tài sản Nhận xét : Từ các tính toán trên cho ta thấy chỉ số lưu động cuối năm so với đầu năm tăng thêm 0,38 và bằng 3,07 điều này có nghĩa là khả năng thanh toán các khoản nợ của Nhà máy tăng và có lợi. Đến cuối năm thì cứ 1 VNĐ nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 3,07 VNĐ giá trị tài sản lưu động. Bên cạnh đó khả năng thanh toán nhanh cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 0,33 và bằng 2,42 cho thấy khả năng thanh toán thực sự của Nhà máy cũng rất tốt nhưng điều này cũng cho thấy một điều là Nhà máy có khá nhiều tài sản lưu động nằm dưới dạng hàng hoá tồn kho, khả năng của Nhà máy thực sự chỉ có2,42VNĐ để sẵn sàng đáp ứng cho1 VNĐ nợ ngắn hạn. Vòng quay hàng tồn kho cuối năm cũng tăng thêm 9.43và đạt 89,91 điều này cho thấy cuối năm hàng hoá tồn kho so với doanh thu đã giảm xuống đáng kể, với tỷ số này của Nhà máy khá cao cho thấy hàng tồn kho khá thấp so với doanh số bán. Cuối năm kì thu nợ của Nhà máy đã giảm 0,7 ngày so với đầu năm và kì thu nợ cuối năm là 7,95 ngày cho thấy Nhà máy không bị tồn đọng vốn trong khâu thanh toán luôn thu nhanh được các khoản nợ bns hàng. Hiệu quả sử dụng tài sản của Nhà máy được đánh giá thông qua hai tỷ số là vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản. Vòng quay tài sản cố định của Nhà máy cuối năm là 1,75 và vòng quay tổng tài sản là 1,61 để có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng và tổng tài sản nói chung thì phải dựa vào các tỷ số này của ngành để so sánh đánh giá. Tỷ số nợ phản ánh tổng số nợ trong tổng tài sản, đối với Nhà máy bia Đông Nam Á thì tỷ số nợ cuối năm đã giảm so với đầu năm là 1,71% và đang ở mức 24,34% với mức nợ này thì được đánh giá là mức trung bình. * Phân tích tình hình biến động nguồn vốn. Bảng 17. Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM CUỐI NĂM CHÊNH LỆCH Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) A. NỢ PHẢI TRẢ 64799484608 26.05% 63244882505 24.34% -1554602103 -1.71% I. Nợ Ngắn hạn 7898459390 3.17% 7140251945 2.75% -758207445 -0.43% 1. Vay ngắn hạn 3468441004 1.39% 3250218257 1.25% -218222747 -0.14% 2.Phải trả cho người bán 81822894 0.03% 73214115 0.03% -8608779 0.00% 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1883258272 0.76% 1624310260 0.63% -258948012 -0.13% 4. Các khoản phải trả phải nộp khác 2464937220 0.99% 2192509313 0.84% -272427907 -0.15% II. Nợ dài hạn 56901025218 22.87% 56104630560 21.59% -796394658 -1.28% 1. Vay dài hạn 56901025218 22.87% 56104630560 21.59% -796394658 -1.28% B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 183995983511 73.95% 196630512625 75.66% 12634529114 1.71% I. Nguồn vốn quỹ 183995983511 73.95% 196630512625 75.66% 12634529114 1.71% 1.Nguồn vốn kinh doanh 172046925890 69.15% 182415139085 70.19% 10368213195 1.04% 2. Quỹ đầu tư phát triển 568177974 0.23% 652911079 0.25% 84733105 0.02% 3.quỹ dự phòng tài chính 3487968988 1.40% 4007124218 1.54% 519155230 0.14% 4. Lãi chưa phân phối 1536971720 0.62% 2377995973 0.92% 841024253 0.30% 5. Quỹ khen th]ởng phúc lợi 3250166197 1.31% 3654868359 1.41% 404702162 0.10% 6.nguồn vốn đầu tư XDCB 3105772742 1.25% 3522473911 1.36% 416701169 0.11% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 248795468119 100% 259875395129 100% 11079927010 0.00% Nhận xét: Trên cơ sở tính toán các tỷ số ở bảng trên và được phân tích thông qua tình hình biến động của nguồn vốn , tình hình phân bổ vốn và nguồn vốn của nhà máy Bia Đông Nam Á trong năm 1999 thì thấy rằng, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên một cách rõ rệt thì các khoản nợ của nhà máy lại giảm xuống, đặc biệt là những khoản như vay ngắn hạn, nộp cho ngân sách nhà nước, phải trả cho người bán, và các khoản phải trả phải nộp khác. Điều này chứng tỏ là nhà máy đang có một tình hình tài chính khá khả quan. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại Liên doanh Nhà máy bia Đông Nam Á, được trực tiếp tham gia vào một số công việc tại phòng Marketing cũng như có điều kiện tìm hiểu thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Nhà máy. Qua đó em rút ra một số nhận định sau. *Về các mặt tích cực: Điều đầu tiên phải nói đến, trong các lợi thế của Nhà máy đó là trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo và một tập thể năng động trong Nhà máy. Nhà máy đã xây dựng được cho toàn thể cán bộ công nhân viên mình một tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất và đã tạo dựng được một thói quen về giờ giớc làm việc cũng như tinh thần thái độ nghiêm túc trong thời gian làm việc. Trong các công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành sản xuất kinh doanh thì Nhà máy đã sử dụng rất hiệu quả các nguồn lực của mình, đặc biệt là vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động, đúng người đúng việc, và đề ra được các chế độ đãi ngộ hợp lý cho người lao động, điều này đã phát huy tác dụng đáng kể trong sự phát triển và lớn mạnh của Nhà máy. Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, điều quyết định sống còn của các doanh nghiệp trên thương trường, thì Nhà máy cũng có các hoạt động khá tốt, điều làm được lớn nhất của Nhà máy trong công tác này không chỉ là liên tục tăng sản lượng tiêu thụ mà còn tăng được uy tín của Nhà máy trên thương trường và tạo được niềm tin với khách hàng. *Về các mặt còn hạn chế: Hạn chế lớn nhất và cũng là vấn đề khó khăn nhất của Nhà máy hiện nay là làm sao để các sản phẩm bia của Nhà máy có thể tiêu thụ được ở tất cả các thị trường từ thành phố đến nông thôn cũng như có thể phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Theo đánh giá của Nhà máy nếu làm được điều này thì ước tính sản lượng tiêu thụ của Nhà máy sẽ tăng thêm khoảng 70-80% so với sản lượng tiêu thụ hiện nay. Để có thể giải quyết được vấn đề này và dựa vào đặc điểm của thị trường Việt Nam cũng như các phân tích, đánh giá em mạnh dạn đưa ra giải pháp như sau. Trước tiên Nhà máy phải đẩy mạnh công tác quảng cáo giới thiệu sản phẩm, các chương trình khuyến mại hấp dẫn vào các thị trường mục tiêu này. Song song với các hoạt động này thì việc mở rộng các đại lý, các điểm tiêu thụ kể cả các cửa hàng bán lẻ cũng cần được mở rộng và cần có các hình thức bán hàng phù hợp. Vấn đề giá cả cũng cần được nghiên cứu cho phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dùng nhưng chất lượng sản phẩm vẫn phải được đảm bảo. *Định hướng đề tài tốt nghiệp: Qua tìm hiểu thực tế thuận lợi và khó khăn tại phòng Marketing của Nhà máy bia Đông Nam Á, được sự giúp đỡ của anh Nguyễn Minh Tú Phó giám đốc Marketing & Bán hàng, định hướng đề tài của em là: Xây dựng chương trình quảng cáo, khuyến mại xúc tiến bán cho sản phẩm HALIDA của Nhà máy bia Đông Nam Á. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Philip kotler, Marketing căn bản, NXB Thống Kê, 1997, 584tr. 2. Ngô Trần Ánh (chủ biên), Kinh Tế & Quản Lý, Khoa Kinh Tế & Quản Lý, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 1999. 3. Đỗ Hoàng Toàn (Chủ biên), Lý Thuyết Quản Lý Kinh Kế ,NXB Giáo Dục1997,248 tr. 4. Nguyễn Thế Khải, Phân Tích Hoạt Động Kinh Tế Của Doanh Nghiệp,NXB Tài Chính,1997, 260 tr 5. Nguyễn Năng Phức, Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp, NXB Thống Kê, 1998, 327tr 6. Nguyễn Hải Sản, Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Thống Kê, 1996, 573 tr. 7. Nghiêm Sĩ Thương, Cơ Sở Của Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp, Khoa Kinh Tế & Quản Lý, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 1999. 8. Nguyễn Hữu Thân, Quản Trị Nhân Sự, NXB Thống Kê, 1999, 454tr. 9. Nguyễn Văn Công, Kế Toán Doanh Nghiệp, NXB Thống Kê, 1998, 468tr. 10. Ian Chaston, Marketing Định Hướng Vào Khách Hàng, NXB Đồng Nai, 1999, 344tr. 11. Nguyễn Hải Sản, Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Thống Kê, 1996, 600tr. 12. Gérard Chevalier & Nguyễn Văn Nghiến, Quản Lý Sản Xuất, NXB Thống kê,1998, 279tr.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8522.doc
Tài liệu liên quan