Đề tài Xây dựng khu công nghiệp sinh thái Việt Nam

Ðến thời điểm này, Shinec thực hiện thí điểm tại 30 hộ dân của bốn xã Kiền Bái, Lâm Ðộng, Hoàng Ðộng, Thiên Hương (Hải Phòng) thuộc Dự án KCN Nam Cầu Kiền (Vinashin - Shinec), bước đầu mở ra hướng làm ăn cho bà con nông dân trong việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt ngay trên mảnh đất của gia đình, giải quyết tại chỗ số lao động của địa phương. Ở các địa phương này, Shinec vừa tổ chức đào tạo nghề cho 400 thanh niên trong độ tuổi lao động để đón đầu các dự án khi đi vào hoạt động, vừa tạo thu nhập cho gia đình nông dân có đất bị thu hồi mà các thành viên không có đủ điều kiện, trình độ chuyển sang làm công nhân. Trên phần diện tích đất nông nghiệp còn lại, sau khi được tập huấn kỹ năng sản xuất mới, các hộ gia đình sẽ kết hợp chặt chẽ với các hoạt động nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, theo mô hình VAC, với kỹ thuật, công nghệ sạch. Như vậy, mô hình này không đòi hỏi đầu tư lớn, song lại cho hiệu quả do được thâm canh và không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm do nông dân làm ra được KCN tiêu thụ ổn định thông qua mạng lưới thu mua, chế biến và phân phối. Ưu điểm của cách làm này là người nông dân không có khả năng đào tạo chuyển đổi nghề vẫn có việc làm tại vùng đệm các KCN, tận dụng diện tích đất còn lại chung quanh KCN. Ngoài ra, chủ đầu tư cam kết xây dựng hạ tầng KCN phù hợp địa hình vùng và lập vành đai xanh chống ô nhiễm môi trường khu vực; xử lý triệt để các nguồn chất thải trong KCN, hỗ trợ xử lý chất thải cho dân cư vùng đệm, tổ chức các hoạt động thân thiện với môi trường. Như vậy, KCN được định hướng để xây dựng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùng. Ðể bảo vệ môi trường, chủ đầu tư KCN hình thành các doanh nghiệp (DN) chuyên trách bảo đảm công tác môi trường trong KCN; ràng buộc, giám sát các nhà đầu tư bằng những hợp đồng kinh doanh với điều khoản cụ thể để bảo đảm môi trường tại KCN tốt, đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ISO 14.001. Hiện tại KCN Nam Cầu Kiền đã thành lập công ty chuyên xử lý nước thải, thu dọn công nghiệp. Vành đai rộng 40 m chạy suốt chiều dài 24 km ranh giới và đường trục chính trong KCN được trồng cây xanh. Trên diện tích 9,6 ha đất của vành đai này thành lập một DN trồng cây, có sự tham gia góp vốn, làm việc trực tiếp của những cư dân bản địa và hỗ trợ kỹ thuật của KCN.

doc50 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng khu công nghiệp sinh thái Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riệu USD. Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các KCNST trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu. Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và các lĩnh vực liên quan khác, với các tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới cho phát triển công nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu. KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại. KCNST được hình thành dựa trên các nghiên cứu và thử nghiệm trong các lĩnh vực cấp thiết hiện nay như: sinh thái học công nghiệp, sản xuất sạch; quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững; tiết kiện năng lượng; hợp tác doanh nghiệp. Các lĩnh vực này đang tạo nên một trào lưu rộng khắp bằng các nghiên cứu, chính sách và dự án cụ thể nhằm chứng tỏ các nguyên tắc của phát triển bền vững. Mục tiêu của KCNST là cải thiện hoạt động kinh tế đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường của các doanh nghiệp thành viên (DNTV) trong KCNST. Song hành với phát triển công nghiệp truyền thống, suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là điều không tránh khỏi. Mặc dù hiệu quả kinh tế do SXCN đem lại đã rõ, nhưng không thể không tính đến chữa trị môi trường. Nhiều nước phát triển và đang phát triển phải trả giá đắt cho sự phá huỷ môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình. Chi phí này có thể chiếm từ 1 đến 7% tổng thu nhập quốc nội của mỗi quốc gia, ở Việt Nam là 7,2%. Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Không thể có một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững trong một thế giới còn nghèo đói, đại dịch và suy thoái môi trường. 1.2 Mô hình khu công nghiệp sinh thái (KCNST) Khái niệm KCNST được hai nhà khoa học Mỹ là FROSCH và GALLOPOULOS đề xuất vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. KCNST hình thành trên cơ sở Sinh thái học Công nghiệp (STHCN), sản xuất sạch, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh nghiệp (DN). GIA CÔNG CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU XỬ LÝ CHẤT THẢI KHU VỰC TIÊU THỤ NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG NGUYÊN THUỶ Hình 1. Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp Các nhà khoa học cho rằng: Hệ thống CN không phải là các thực thể đơn lẻ mà là tổng thể các hệ thống giống như hệ sinh thái tự nhiên (STTN). STHCN tìm cách loại trừ khái niệm "chất thải" trong SXCN. Mục tiêu của STHCN là bảo vệ sự tồn tại sinh thái của hệ thống tự nhiên, đảm bảo chất lượng sống của con người và duy trì sự tồn tại mang tính kinh tế của hệ thống CN, kinh doanh, thương mại, với các nguyên tắc cơ bản: - Tập hợp các doanh nghiệp độc lập vào Hệ Sinh thái công nghiệp (STCN). - Thiết lập chu trình khép kín tái sử dụng và tái chế, cân bằng đầu ra và đầu vào với khả năng cung cấp và tiếp nhận của Hệ STTN. - Tìm ra các giải pháp mới cho việc sử dụng năng lượng và nguyên - vật liệu trong CN. Thiết kế hệ thống CN hoà nhập với sự phát triển kinh tế và xã hội quanh vùng. Sơ đồ trên hình 1 phản ánh mô hình hoạt động SXCN theo hệ thống, các dòng năng lượng và vật chất luân chuyển tuần hoàn. Những bán thành phẩm, chất thải hoặc năng lượng thừa có cơ hội quay vòng tối đa ngay bên trong hệ thống, giảm đến mức thấp nhất các chất thải phát tán vào môi trường tự nhiên. Do vậy mô hình này đáp ứng hai mục tiêu: - Các cơ sở sản xuất thu được nguồn lợi về kinh tế do trao đổi, chuyển nhượng hoặc bán các sản phẩm phụ của mình cho các XN khác trong cùng hệ thống trong mối quan hệ Cung - Cầu, đôi bên cùng có lợi. - Giảm đáng kể những chi phí xử lý, khắc phục sự cố môi trường đối với chất thải. Từ đó có thể hiểu một cách đầy đủ KCNST là tập hợp các CSSX và dịch vụ tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường sống và hiệu quả kinh tế bằng cách phối hợp quản lý môi trường và tài nguyên. Bằng cách này, các CSSX trong cùng KCNST sẽ thu được lợi ích chung lớn hơn nhiều so với tổng lợi ích mà từng cơ sở đạt được khi tối ưu hoá hiệu quả hoạt động riêng cơ sở mình. Mục tiêu của KCNST là cải thiện hiệu quả kinh tế của các DN tham gia KCNST đồng thời giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường. Như vậy, yêu cầu đặt ra với KCNST là: - Phải tương thích về quy mô diện tích chiếm đất, sử dụng nguyên - nhiên liệu, bán thành phẩm, chất thải,... - Giảm khoảng cách giữa các cơ sở sản xuất. - Hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi. - Kết hợp giữa phát triển CN với các Hệ STTN lân cận: vùng nông nghiệp, cộng đồng dân cư. So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình KCN truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc: cộng sinh CN, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế đồng thời đạt được hiệu quả môi trường là không phủ nhận. Phân tích và tổng hợp các quan điểm về STCN của nhiều nhà khoa học từ nhiều quốc gia, nhận thấy có sự đồng thuận: Các nhà khoa học không nhìn nhận SXCN thông qua một công ty riêng lẻ hoặc viễn cảnh một dây chuyền sản xuất đơn lập, mà nhận thức SXCN như là Hệ sinh thái của mọi tổ chức - trao đổi thông tin, năng lượng và vật chất với nhau và với môi trường của chúng. 1.3 Phương pháp luận xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam Mô hình kỹ thuật. Theo Diệu (2003), mô hình kỹ thuật xây dựng hệ sinh thái KCN không chất thải (hay gọi tắt KCNST) gồm có bốn bước chính. Bước thứ nhất là phân tích dòng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu. Bước thứ hai tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn. Bước thứ ba chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn. Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn, sẽ được tái sinh tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN. Bước cuối cùng đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Công nghệ xử lý cuối đường ống rất hữu dụng trong việc xử lý hoàn toàn các chất ô nhiễm còn lại này. Sự tổ hợp của 4 bước nói trên hình thành một phương pháp có tính hệ thống cho phép chúng ta phân tích và xây dựng mô hình kỹ thuật của hệ sinh thái công nghiệp không chất thải hay KCNST. Trong điều kiện kinh tế-xã hội và công nghệ hiện có của nước ta, với nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường hiện tại của các nhà sản xuất cũng như thực tế khó khăn và hạn chế về tài chánh, việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và xử lý chất thải theo thứ tự ưu tiên nói trên sẽ ít khả thi. Hiển nhiên để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, chiến lược quản lý chất thải và bảo vệ môi trường của nước ta cuối cùng sẽ phải tiến tới mô hình nói trên. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, để khắc phục và hạn chế quá trình hủy hoại môi trường đang diễn ra hàng ngày hàng giờ do chất thải công nghiệp đã và đang phát sinh, giải pháp tình thế có tính khả thi nhất, dễ áp dụng nhất sẽ phải theo thứ tự ưu tiên khác với mô hình đã trình bày trong Hình 6: (1) tái sinh và tái sử dụng chất thải, (2) xử lý cuối đường ống, và (3) dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến. Phương pháp luận xây dựng mô hình khu công nghiệp không chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và công nghệ hiện tại của Việt Nam được đề xuất xây dựng theo bốn bước cơ bản như sau: Bước 1 – Xác định thành phần và khối lượng chất thải: Trong bước này, thành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy thuộc khu công nghiệp nghiên cứu, các phương pháp xử lý và quản lý hiện tại cũng như các tác động của chúng đến môi trường phải được xác định. Bên cạnh đó, nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho dây chuyền sản xuất của các nhà máy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng tái sử dụng chất thải từ nhà máy để thay thế một phần nguyên liệu của các nhà máy khác trong cùng khu công nghiệp hay khu vực. Các số liệu thu này là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp khắc phục trong các bước tiếp theo. Bước 2 – Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải: Một cách tổng quát, việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một nhà máy này cho các nhà máy khác (offsite reuse and recycling) có thể phân thành hai dạng chính: (1) tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác và (2) xử lý hoặc tái chế thành nguyên liệu mới trước khi tái sử dụng. Điều quan trọng cần xác định là loại và lượng chất thải cần xử lý và nhu cầu cần thiết của các cơ sở có khả năng tiếp nhận các chất thải này làm nguyên liệu sản xuất. Một cách cụ thể, để xây dựng mạng lưới tái sinh – tái sử dụng chất thải giữa các nhà máy trong khu công nghiệp, những thông tin sau đây cần thu thập: - Nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cũng như sản phẩm và chất thải tạo ra của tất cả các nhà máy trong khu công nghiệp (bao gồm cả các nhà máy phát sinh chất thải và các nhà máy có thể sử dụng chất thải làm (một phần) nguyên liệu sản xuất). Trong đó: + Thành phần và đặc tính của dòng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả năng tái chế (tính ổn định của chúng theo thời gian) + Lượng vật liệu và năng lượng thải; + Sự phân bố của các dòng vật liệu và năng lượng thải này theo thời gian. (liên tục, gián đoạn, thỉnh thoảng). - Các cơ sở (bao gồm cả nhà máy công nghiệp, khu trồng trọt, nguồn nước mặt,…) có khả năng tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải. Những thông tin sau đây cần xác định: + Tiềm năng tái sinh tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải; + Công nghệ xử lý sơ bộ hay chế biến cần thiết để chuyển chất thải thành nguyên liệu theo yêu cầu của cơ sở tái chế; + Nhu cầu về vật liệu và năng lượng thải của các cơ sở hiện có trong khu công nghiệp hay khu vực.... Bước 3 – Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải phát sinh đến môi trường và tiến tới mô hình khu công nghiệp không chất thải. Để lựa chọn công nghệ xử lý hợp lý, những nội dung sau cần được xem xét, đánh giá: - Đặc tính và khối lượng chất thải; - Tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm; - Công nghệ xử lý sẵn có; Yếu tố môi trường đối với công nghệ xử lý, ví dụ ưu tiên phương án ít sử dụng thêm hóa chất; - Hiệu quả kinh tế. Sự thành công và thất bại của các hệ thống (công nghệ) xử lý chất thải hiện có là bằng chứng thực tế và kinh nghiệm hữu ích nên xem xét khi đề xuất giải pháp công nghệ mới. Bước 4 - Tổ hợp các giải pháp lựa chọn Hình 3: Các bước cơ bản trong phương pháp luận xây dụng mô hình kỹ thuật KCNST tại Việt Nam (tham khảo Dieu, 2003). Vai trò của các cơ quan chức năng và thể chế chính sách. Để đưa mô hình kỹ thuật đã thiết kế vào thực tế áp dụng, điều quan trọng là cần xem xét và hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình với các yếu tố kinh tế, xã hội và thể chế chính sách hiện tại ở nước ta. Chỉ có hiểu rõ mối quan hệ giữa KCNST xây dựng với các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và môi trường, về kinh tế tài chính, về chính sách luật lệ và các tổ chức xã hội khác, chúng ta mới có thể (i) xác định những yếu tố cản trở việc áp dụng mô hình đã xây dựng vào thực tế .Mô hình triad-network do Mol (1995) phát triển được áp dụng để phân tích mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng này và các thành phần của KCNST xây dựng theo ba lĩnh vực chính: (1) kinh tế (economic network), (2) chính sách (policy network), và (3) xã hội (social network). Economic network phân tích mối quan hệ giữa hệ công nghiệp với (i) các nhà cung cấp nguyên vật liệu và người tiêu thụ sản phẩm; (ii) với các hệ công nghiệp khác sản xuất cùng mặt hàng, cũng như các hiệp hội ngành hay chi nhánh; (iii) với các cơ quan tài chính khác (như thuế, ngân hàng, bảo hiểm,…) và các viện nghiên cứu, trường đại học,… và (iv) với các yếu tố tự nhiên khác trong khu vực. Policy network phân tích mối tương quan giữa hệ công nghiệp và nhà nước (industry – government), tập trung vào chính sách, luật lệ, quy định, tiêu chuẩn đang được áp dụng và thực tế thực thi. Social network nhằm phân tích vai trò của các tổ chức xã hội (như cộng đồng dân cư, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…) trong việc thúc đẩy các cơ sở công nghiệp quan tâm đến môi trường. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình , quy định, tiêu chuẩn,…) và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm đưa mô hình kỹ thuật KCNST đã xây dựng vào thực tế ứng dụng 1.4 Hiệu quả ứng dụng mô hình KCNST Các KCNST đem lại lợi ích nhiều mặt, thiết thực, cụ thể: a. Đối với các DN thành viên và chủ đầu tư KCNST - Giảm chi phí, tăng hiệu quả SX bằng cách tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên - vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải. - Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. - Những lợi ích cho các Doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư KCNST. b. Đối với SXCN nói chung - KCNST là một động lực phát triển kinh tế CN của toàn khu vực: tăng giá trị SXCN, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơ hội tạo việc làm cho người lao động. - Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành CN nhỏ địa phương, làng nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển. - Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới. c. Lợi ích cho xã hội - KCNST là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực lân cận, thu hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực CN và dịch vụ. - Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống HTKT,... - Tạo một bọ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, làm thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của cộng đồng đối với SXCN lâu nay. - KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập các chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững. d. Lợi ích cho môi trường - Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về SXS, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác. - Đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCNST: từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, XD, tổ chức hệ thống HTKH, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,... đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất XD và khu vực xung quanh. - Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về BVMT. 1.5 Cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình KCNST Cơ hội - Chuyển đổi từ mô hình KCN truyền thống thuộc VKTTĐPN sang mô hình KCNST trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần hình thành trên một địa điểm mới, do vậy không ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị và không bị chi phối bởi sự bành trướng của quá trình đô thị hoá và không xâm phạm tới đất đai nông nghiệp có giá trị. - Sử dụng có hiệu quả của hệ thống Hạ tầng kỹ thuật có sẵn. - Sử dụng mạng lưới giao thông vận chuyển hiện hữu của Vùng và kết nối với mạng lưới giao thông thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường hàng không quốc gia và quốc tế. Thách thức Trường hợp trên khu đất của KCN cũ: - Khó xây dựng được Hệ STCN đối với bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải nguyên liệu và năng lượng ở đầu vào, đầu ra, vận chuyển trong một số DN hiện hữu và chuyển đổi thành công nghệ Bảo vệ môi trường. - Khó giải quyết mâu thuẫn giữa các DN có sẵn hay tham dự mới vào KCNST. - Khó xác định chính xác năng lực của Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống dịch vụ khác để chuyển đổi sang Hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. Thật sự khó khăn đối với các DN không đủ tiêu chuẩn là DN thành viên của KCNST phải di dời hay chuyển đổi ngành nghề SX để trở thành các STCN. Trường hợp trên khu đất hoàn toàn mới: - Thuận lợi triển khai Hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. - Chi phí đầu tư cho hệ thống này sẽ rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực Hạ tầng kỹ thuật toàn vùng. - Tối ưu hoá dòng năng lượng và nguyên liệu còn phụ thuộc khả năng tổ chức. Hệ STCN trên quy mô toàn VKTTĐPN. Sự hỗ trợ Xây dựng mô hình KCNST cho các Khu / Cụm CN hiện hữu đòi hỏi sự hỗ trợ của Nhà nước về chính sách, chủ trương và các giải pháp cụ thể, như: - Miễn giảm chi phí thuê đất cho các DN và người thuê đất. - Hỗ trợ tài chính trong quá trình thay đổi công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. - Khuyến khích các DN tham gia KCNST. - Các tiêu chí định hướng phát triển bền vững CN của Bộ Công Nghiệp. 2.Khu công nghệ cao Hòa Lạc: thành phố khoa học Phối cảnh Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh của Ban quản lý. Theo bản quy hoạch tổng thể mới được Chính phủ phê duyệt cuối tháng 5 vừa qua, Khu công nghệ cao Hòa Lạc có tổng diện tích 1.586 ha, với 4 khu chức năng chính là Nghiên cứu triển khai (sẽ là "trái tim" của cả khu), Khu công nghiệp công nghệ cao, Công viên phần mềm và khu Giáo dục đào tạo. So với quy hoạch cũ, Hòa Lạc mới đặt nhiệm vụ quan trọng nhất là nghiên cứu triển khai, là nơi tập trung các viện nghiên cứu ứng dụng và đào tạo, trong khi yếu tố này trước đây rất mờ nhạt và không cụ thể. Đây là điểm khác biệt chính", ông Lạng, Trưởng ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc, cho biết Hiện tại đã có 18 viện và trung tâm nghiên cứu đăng ký xây dựng trụ sở tại đây, và ước tính sẽ có ít nhất 30 đơn vị đăng ký. Một điều chỉnh nữa so với quy hoạch cũ là Hòa Lạc sẽ có riêng một khu đào tạo nhân lực, điều trước kia chưa được đề cập tới hoặc không rõ ràng. Tới nay đã có hai trường đại học đặt trụ sở, gồm Đại học FPT và Đại học khoa học công nghệ Hà Nội (do Viện Khoa học Việt Nam là chủ đầu tư), với mục tiêu trở thành một trường đại học đẳng cấp quốc tế. Hòa Lạc mới cũng sẽ có công viên phần mềm - là nơi nghiên cứu, sản xuất và gia công phần mềm - cũng như có các chung cư và biệt thự cho những người sống và làm việc ở đây, điều chưa từng có trong các khu công nghiệp khác. Ngoài hạ tầng cơ sở đồng bộ và hiện đại, chính sách một cửa một dấu, các nhà đầu tư vào khu công nghệ này còn được ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật hiện nay, như miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, chỉ phải nộp 10% trong 15 năm đầu tiên chịu thuế... Điều duy nhất khiến các nhà đầu tư còn e dè là hạ tầng nối từ Hà Nội lên chưa hoàn chỉnh. Dự kiến sau 2010, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc sẽ hoàn thành mở rộng, đồng bộ với hệ thống điện, nước, cáp... Đến nay, tại đây đã có 28 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 587 triệu USD, bước đầu có một số nhà máy hoạt động, sản xuất ra các loại sản phẩm như chip điện tử, cáp quang, pin năng lượng mặt trời, đèn led, thiết bị cơ khí chính xác... 2.1 Hiện trạng khu công nghệ cao Hào Lạc Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc Loại hình : Khu công nghiệp Địa chỉ : H. Thạch Thất, Hà Tây Diện tích tổng thể : 1600 ha Số tầng : Ngày khởi công : Ngày hoàn thành : Hiện trạng : Đang mở rộng Chủ đầu tư : BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC Đơn vị t i công : Đơn vị quản lý : Đơn vị thiết kế : Theo đó, phạm vi quy hoạch KCNC là 1.586 ha gồm các xã Phú Cát, Tân Xã, Hạ Bằng, Thạch Hòa, Bình Yên, Đồng Trúc, tỉnh Hà Tây. KCNC sẽ mang dáng dấp của một “đô thị công nghệ cao” với 10 khu chức năng liên quan đến công nghệ cao và các khu nhà ở, văn phòng, chung cư, giải trí, thể dục thể thao. Dân số trong KCNC sẽ tăng từ khoảng 11.100 người hiện nay lên 143.500 người (năm 2015), 229.000 người (năm 2020). Trong đó, Khu Công nghiệp công nghệ cao chiếm diện tích lớn nhất (549.5 ha hay khoảng 35%). Đây là nơi tập trung các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao. KCNC Hòa Lạc cũng dành nhiều không gian cho các dịch vụ tiện ích như khu biệt thự cao cấp, sân golf, trung tâm thể dục thể thao, rạp chiếu phim, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cảnh quan, cây xanh Lần điều chỉnh này, tuyến đường sắt nội vùng kết nối với đường sắt nội đô Hà Nội - Hòa Lạc (tuyến UMRT số 3) dự kiến được xây dựng là một phương tiện vận chuyển hành khách hiệu quả nối KCNC Hòa Lạc và Hà Nội .   MỘT PHẦN CỦA DỰ ÁN Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học cung cấp cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cần thiết hỗ trợ  và thế giới.Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại nhất, tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất nhằm thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ cao. Trong cố gắng đó, chúng tôi mong muốn nhận được sự chỉ đạo, lãnh đạo của Chính phủ, các bộ ngành, sự hỗ trợ và hợp tác của các đối tác trong nước và cho các hoạt động sản xuất và nghiên cứu - triển khai công nghệ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thúc đẩy quá trình hình thành nền kinh tế tri thức, giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách về kinh tế và khoa học-công nghệ với các nước trong khu vựcnước ngoài vì sự thành công của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nói riêng và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Khu Công nghệ cao Hoà Lạc chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên như Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; Công nghệ thân môi trường, công nghệ năng lượng mới ... và một số công nghệ đặc biệt khác.Với tổng diện tích 1600 ha, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc sẽ được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích. 2.2 Mô hình tổng thể khu công nghệ cao Hào Lạc  TỔNG DIỆN TÍCH : 549.5 (ha)  Đã sử dụng : 48.3 (ha) Chưa sử dụng : 501.2 (ha) Khu công nghiệp công nghệ cao nơi bố trí các nhà máy là trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ cao và đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế của Việt Nam.Theo quy hoạch Khu công nghiệp công nghệ cao sẽ được bố trí tại khu đất phía Đông Nam của Khu CNC Hòa Lạc cách xa hồ Tân Xã gần với đường cao tốc Làng- Hoà Lạc và đường vành đai Hoà Lạc. Tổng diện tích đã phân bổ cho Khu công nghiệp công nghệ cao là 550 ha và 140 ha sẽ được Phát triển trong giai đoạn 1. Tổng diện tích 550 ha chiếm khoảng gần 34,7 % tổng diện tích phát triển của Khu CNC Hòa Lạc. Khu công nghiệp công nghệ cao nơi bố trí các nhà máy là trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ cao và đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo quy hoạch Khu công nghiệp công nghệ cao sẽ được bố trí tại khu đất phía Đông Nam của Khu CNC Hòa Lạc cách xa hồ Tân Xã gần với đường cao tốc Làng- Hoà Lạc và đường vành đai Hoà Lạc. Tổng diện tích đã phân bổ cho Khu công nghiệp công nghệ cao là 550 ha và 140 ha sẽ được Phát triển trong giai đoạn 1. Tổng diện tích 550 ha chiếm khoảng gần 34,7 % tổng diện tích phát triển của Khu CNC Hòa Lạc. Các không gian chức năng của khu công nghiệp công nghệ cao gồm các khu vực sau: Nhà máy sản xuất sản phẩm CNC Nhà máy Trung tâm sản xuất Kho ngoại quan Hải quan, kiểm định, kho hàng... Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho khu công nghiệp công nghệ cao được quy định cụ thể như sau: Ký hiệu Diện tích (ha) TC tối đa MĐXD (%) HSSĐ tối đa Diện tích sàn (m2) Tỉ lệ CN 549,5 5->5 điểm nhấn 40-60 3,0 16.485.000 34,65 Cấu trúc thành phần không gian của khu vực là công trình kiến trúc phục vụ công nghiệp công nghệ cao, khu sản xuất, kho ngoại quan, các vùng cây xanh, đường dạo, để phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Với các công trình điểm nhấn có thể cao hơn 5 tầng, nhưng không được vượt quỏ chiều cao tầng tối đa của Khu Trung tâm. Có 2 phần chính để áp dụng qui định: (1) Các công trình kiến trúc, (2) dải cây xanh, ranh giới xác định trong bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Các công trình xây dựng, cây xanh, công trình hạ tầng kĩ thuật phải tuân thủ theo tổng mặt bằng quy hoạch và theo các qui định chung. Sử dụng đất và kích thước lô đất: Các công trình kiến trúc Được phép xây dựng các công trình tạo điểm nhấn nhưng không được vượt quá chiều cao tầng tối đa của khu trung tâm phù hợp với công nghiệp công nghệ cao... chức năng chính theo lô đất quy hoạch xác định. Không được phép có các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm không khí, nước và rác thải, xây dựng các công trình lưu trú, nhà ở, dịch vụ thương mại, ăn uống. Khuyến khích trồng cây xanh, thảm cỏ và các tiện ích đô thị tạo cảnh quan góp phần làm tăng hiệu quả khu CNC. Dải cây xanh là phần hai bên đường D, chiều rộng 10m- 20m, song song với đường D và hai bên đường Láng Hoà Lạc xác định trong tổng mặt bằng quy hoạch khu CNC. Được phép xây dựng các không gian xanh theo chức năng lô đất quy hoạch đã được xác định. Không được phép có các hoạt động sản xuất công nghiệp- thủ công nghiệp và các hoạt động gây ô nhiễm không khí, nước và rác thải, xây dựng cơ sở lưu trú, nhà ở, dịch vụ thương mại, ăn uống. Khuyến khích trồng cây xanh, thảm cỏ và các tiện ích phục vụ cộng đồng có đóng góp tốt vào hiệu quả cảnh quan khu CNC. Chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, chiều cao công trình: Các công trình trong khu công nghiệp công nghệ cao đều phải tuân thủ các chỉ giới xây dựng và khoảng lùi theo từng cấp loại đường giao thông, theo chiều cao công trình xây dựng (khối kiến trúc chính) và phù hợp với tổ chức không gian quy hoạch khu trung tâm. Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới, nhưng khoảng lùi tối thiểu phải thỏa mãn“Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01: 2008/BXD” được quy định trong bảng dưới đây. Bảng Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng tương ứng của mỗi phần tính từ mặt đất (cốt vỉa hè). Mật độ xây dựng: Mật độ xây dựng các công trình kiến trúc là tỉ lệ diện tích mặt bằng công trình trên diện tích lô đất khuôn viên công trình, đạt tối thiểu 40% tối đa 60% đối với các công trình trong khu vực này. Phần không xây dựng còn lại là không gian ngoài công trình và các tiện ích phụ trợ công trình (sân, thềm, sân có mái che di động, bồn cây, thảm cỏ, bể cảnh, và chỗ để xe) yêu cầu có hình thức thẩm mỹ cao, không che chắn khối chính của công trình. Hình khối kiến trúc và màu sắc công trình: Yêu cầu chung là hình thức kiến trúc hiện đại, hình khối đơn giản, xây dựng bền vững, hạn chế các khối tường đặc hoặc mảng kính lớn, không sử dụng các chi tiết kiến trúc rườm rà, hoài cổ. Khuyến khích sử dụng nhiều không gian bán mở tiếp cận với đường phố cửa có kích thước rộng. Hạn chế sử dụng các màu tối hoặc màu gây chói cho bề mặt ngoài công trình. Các yêu cầu về tổ chức cây xanh, ngoại thất và không gian ngoài công trình: Không gian xung quanh công trình thuộc khuôn viên khu đất xây dựng yêu cầu trồng cây có hình thức trang trí đẹp, trồng tự nhiên hoặc trồng trong bồn. Hàng rào cho khuôn viên các công trình khuyến khích sử dụng hình thức ước lệ, bằng bồn cây xanh, mảng cỏ…Không được sử dụng hàng rào có mảng đặc cao che tầm nhìn giữa công trình và đường phố. Cổng và sảnh đón có thể tiếp giáp với chỉ giới đường đỏ song phải đảm bảo không ảnh hưởng đến luồng giao thông trên đường phố bên ngoài công trình. Khuyến khích sử dụng màu sáng cho công trình, hạn chế các mảng màu tối, màu gây chói. Có thể sử dụng các gam màu mạnh đối với các tiện ích của công trình như biển hiệu, mái che. Các yêu cầu khác: Các lối đi bộ và khoảng mở trong Khu Công nghiệp Công nghệ cao được xác định độ rộng và chỉ giới đường đỏ trong các dự án quy hoạch chi tiết. Trong khu vực trên không được phép hoạt động của ô tô và xe máy (trừ xe chuyên dụng). Các lối đi và khoảng mở sử dụng các mặt lát có yêu cầu trang trí cao, được phép bố trí các ghế nghỉ chân, bể cảnh, bồn cây di động, mái che nắng. Sử dụng cây chủng loại phù hợp tại các vị trí không ảnh hưởng đến luồng đi bộ. Theo quy hoạch tổng thể, Khu công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng thành một đô thị công nghệ cao tầm cỡ quốc gia, với 10 khu chức năng gồm: các khu liên quan đến phần mềm, nghiên cứu triển khai, công nghiệp và công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, trung tâm, dịch vụ tổng hợp, khu nhà ở kết hợp văn phòng, chungcưDiện tích đất còn lại được quy hoạch phát triển không gian, đất hồ và vùng đệm, đất cây xanh để bố trí và bảo tồn cảnh quan tự nhiên, giữ gìn không khí trong lành cho toàn khu. Đồng thời, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng được xây dựng với hệ thống giao thông, liên lạc đường bộ, đường sắt và đường thủy. Chủ trương của Chính phủ hình thành khu CNC Hoà Lạc đã xác định: Khu công nghệ này có vai trò và trọng trách hết sức quan trọng trong sự phát triển quốc gia, thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng phát triển ngành công nghệ cao Việt Nam Hiện tại đã có 18 viện và trung tâm nghiên cứu đăng ký xây dựng trụ sở tại đây, và ước tính sẽ có ít nhất 30 đơn vị đăng ký. Một điều chỉnh nữa so với quy hoạch cũ là Hòa Lạc sẽ có riêng một khu đào tạo nhân lực, điều trước kia chưa được đề cập tới hoặc không rõ ràng. Tới nay đã có hai trường đại học đặt trụ sở, gồm Đại học FPT và Đại học khoa học công nghệ Hà Nội (do Viện Khoa học Việt Nam là chủ đầu tư), với mục tiêu trở thành một trường đại học đẳng cấp quốc tế. Hòa Lạc mới cũng sẽ có công viên phần mềm - là nơi nghiên cứu, sản xuất và gia công phần mềm - cũng như có các chung cư và biệt thự cho những người sống và làm việc ở đây, điều chưa từng có trong các khu công nghiệp khác. Ngoài hạ tầng cơ sở đồng bộ và hiện đại, chính sách một cửa một dấu, các nhà đầu tư vào khu công nghệ này còn được ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật hiện nay, như miễn thuế 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, chỉ phải nộp 10% trong 15 năm đầu tiên chịu thuế... Điều duy nhất khiến các nhà đầu tư còn e dè là hạ tầng nối từ Hà Nội lên chưa hoàn chỉnh. Dự kiến sau 2010 2.3 Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng khu công nghệ cao Hòa Lạc Thu hút nhiều nhà đầu tư Song song với công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng, công tác xúc tiến đầu tư cũng được đẩy mạnh với những đoàn đi xúc tiến đầu tư cùng với Chính phủ và Bộ KH&CN tới nhiều quốc gia. Nhờ đó, trong thời gian qua đã có nhiều nhà đầu tư từ Nhật, Mỹ, Canada, Phần Lan, Đức, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan… đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại đây. Và chỉ trong 6 tháng đầu năm, số vốn đăng ký đầu tư đạt trên 1,2 tỷ USD, chủ yếu là các nhà đầu tư công nghệ cao như: Tập đoàn V-Cap Hoa Kỳ dự định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chíp điện tử với số vốn 185 - 225 triệu USD; Tập đoàn Samsung xây dựng nhà máy sản xuất máy in và các thiết bị điện tử (50 triệu USD); Công ty TNHH Nobble sản xuất linh kiện điện tử, kỹ thuật số, robot tự động hoá trong công nghiệp (10triệu USD); Công ty Thuận Phát sản xuất bo mạch điện tử và điện thoại di động (70triệu USD); Công ty cổ phần tin học và tư vấn xây dựng (CIC) liên doanh với Hàn Quốc sản xuất màn hình tinh thể lỏng và thiết bị điện tử… Các dự án trên dự tính được khởi công xây dựng vào Quý III, IV và chậm nhất là đầu năm sau. Chủ động khắc phục khó khăn Mặc dù Khu CNC Hoà Lạc đã đạt được những bước tiến vững chắc, song trở ngại phía trước cũng không nhỏ. Hiện công tác GPMB cũng gặp nhiều khó khăn, do thiếu về tài chính, thiếu dự án tái định cư. Hiện tượng tái chiếm đất vẫn diễn ra. Các dự án xây dựng hạ tầng bên ngoài kết nối với Khu Hòa Lạc cũng chậm tiến độ. Kết nối giữa Hòa Lạc với Hà Nội vẫn rất kém. Mất gần một tiếng đồng hồ mới vượt qua được quãng đường xóc dài 30 km. Không biết bao giờ đường cao tốc Láng – Hòa Lạc mới hoàn thành, bởi khi Hòa Lạc trở thành nơi làm việc của hàng trăm nhà máy, viện nghiên cứu, trường học…, thì hàng ngày sẽ có rất nhiều lượt người đi về. Rồi đường từ Hòa Lạc đi Nội Bài, làm sao thuận tiện hơn để thu hút đầu tư của các tập đoàn nước ngoài cũng như Việt kiều ? Điện không ổn định cũng là một bất lợi cho khu CNC như Hòa Lạc. Cơ chế chính sách cho CNC chưa rõ ràng, đến nay Luật CNC chưa ra đời. Khi Hà Tây sát nhập về Hà Nội, khó khăn trong giải phóng mặt bằng sẽ nhiều lên nữa. Đến hết năm nay, tổng lượng vốn của Chính phủ bỏ vào đây để xây dựng cơ sở hạ tầng là 1.001 tỷ đồng. Nhưng toàn bộ đường sá, nhà cửa, điện nước, hệ thống xử lý nước thải chỉ chiếm 434 tỷ đồng, còn lại là giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn. Giải phóng nốt gần 800 ha đất cho Hòa Lạc từ nay đến 2010 sẽ “ngốn” một lượng tiền không nhỏ của Nhà nước. Thủ tục rườm rà cũng khiến những người nghiên cứu khoa học ở Hòa Lạc nản lòng. Một nhóm nghiên cứu công nghệ sinh học tại Trung tâm ươm tạo công nghệ Hòa Lạc xin xử lý miễn phí nước Hồ Văn (Văn Miếu, Hà Nội) cũng phải họp ba bốn lần mới quyết định được. Nhưng, mối lo lớn nhất là nguồn nhân lực. Một nhà máy sản xuất chip khi đầu tư vào đây yêu cầu phải đào tạo cho họ ít nhất 1.500 kỹ sư điện tử bán dẫn. Ông Lạng cho biết, sắp tới ông sẽ phải làm việc với Thứ trưởng GD-ĐT Bành Tiến Long và 10 trường ĐH về công nghệ về vấn đề này. Nhưng đó mới chỉ là một nhà máy, còn một loạt dự án khác cũng yêu cầu cung cấp từ 500 đến 1.000 nhân công. Rồi sắp tới, khi Công ty VinaGame khởi công xây dựng trung tâm sản xuất phần mềm, nghiên cứu và sản xuất các trò chơi điện tử mang thương hiệu Việt Nam, dự kiến hoạt động dịp 30-4 năm sau với tổng vốn đầu tư 22 triệu USD, sẽ cần tới 680 kỹ sư phần mềm. Ai sẽ đào tạo ra lực lượng này? Công nhân sản xuất chip có thể lấy người ngay tại địa phương rồi đào tạo vài tháng, nhưng khi Công viên phần mềm với 37.000 kỹ sư lập trình đi vào hoạt động thì nguồn nhân lực ở đâu? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời. Mối lo cuối cùng là đội ngũ quản lý. “Mặc dù được đi tham khảo rất nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, sang cả Đài Loan, Ấn Độ…học tập mô hình tổ chức, hoạt động các Khu CNC…của họ, nhưng chúng tôi vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm”, ông Lạng nói – “Nhiều nước trên thế giới cũng mới bắt đầu triển khai khu CNC, rất thiếu kinh nghiệm để học hỏi, thêm nữa mỗi nước lại làm một kiểu. Mô hình của Khu CNC Hòa Lạc hơi giống mô hình Khu CNC của Tân Trúc (Đài Loan) cũng là một mô hình đang triển khai thành công. Để khắc phục các khó khăn trên giúp Dự án Khu CNC Hòa Lạc nhanh chóng phát huy vai trò, bên cạnh những hỗ trợ của Chính phủ, việc phối hợp nhịp nhàng giữa Bộ KH&CN, UBND tỉnh Hà Tây, Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc và các ban ngành khác có liên quan là rất cần thiết. Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Ban quản lý khu CNC Hoà Lạc với sự tham gia của UBND tỉnh Hà Tây và các bên có liên quan, Thứ trưởng Bộ KH&CN kiêm Trưởng Ban quản lý khu CNC Hòa Lạc Nguyễn Văn Lạng đã khẳng định sẽ nhanh chóng hoàn thành Quy hoạch tổng thể điều chỉnh; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Hà Tây để thúc đẩy nhanh công tác GPMB; làm việc với các đối tác thứ 3 để đảm bảo việc xây dựng hạ tầng kết nối (điện, đường, nước, viễn thông) đảm bảo đúng tiến độ; hợp tác với tập đoàn FPT để triển khai xây dựng chi tiết chức năng của công ty phát triển công nghệ Hòa Lạc - FPT; hợp tác với Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản Jetro để tăng cường xúc tiến đầu tư. Các biện pháp an ninh và an toàn cháy nổ cho Khu CNC cũng sẽ được thực hiện. Công tác GPMB và đầu tư hạ tầng sẽ được làm đồng bộ cuốn chiếu, tập trung cho những dự án sẽ được triển khai ngay trong thời gian tới. Ngoài ra, các chính sách xã hội đối với những người dân chịu ảnh hưởng của Quy hoạch GPMB cũng sẽ được thực hiện như: đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm trong Khu CNC, tái định cư và cơ chế đền bù thỏa đáng cho người dân. Ông Lạng cũng cho biết, trong thời gian tới, những giải pháp mang tính đột phá sẽ đệ trình lên Chính phủ để Khu CNC Hòa Lạc nhanh chóng phát triển, trở thành địa chỉ hấp dẫn với các nhà đầu tư, là nơi sản xuất các sản phẩm công nghệ cao với giá trị xuất khẩu lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước 3.Một vài khu công nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển Đan Mạch, KCNST Lalundborg Thành phần chính trong Hệ STCN này là nhà máy điện Asnaes công suất 1.500 MW. Hầu hết các trạm phát điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, hiệu suất cực đại để chuyển hoá năng lượng từ quá trình đốt than thành điện năng chỉ đạt 40%, còn lại 60% năng lượng bị thải ra môi trường bên ngoài dưới dạng nhiệt và phần lớn ở dạng hơi nước và khí Ethane và Methane, nhiệt thừa, dung môi, thạch cao, xỉ than, bùn thải, tro bụi,... Những năng lượng dư thừa và chất thải được sử dụng có hiệu quả cho các nhà máy trong cùng KCN, tránh thải bỏ vào môi trường tự nhiên. Kinh nghiệm này có nhiều khả năng áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện trong các KCN thuộc VKTTĐPN. Thái Lan Đó là các KCNST: Amata Nakorn I.E, Khon Kean, Learm Chabang, Pin Thong, Amata City I.E,... Thái Lan đứng thứ hai trên thế giới về số lượng KCNST (29) chỉ sau Mỹ (40). Thành công của mô hình KCNST Thái Lan là bài học kinh nghiệm thiết thực cho phát triển bền vững VKTTĐPN. 4.Kết luận Mô hình KCN truyền thống bộc lộ những hạn chế nhất định xét từ góc độ môi trường. Mô hình KCNST ngày càng khẳng định vai trò quan trọng không chỉ trong tăng trưởng kinh tế bền vững mà còn là công cụ bảo vệ môi trường hữu hiệu mang tính toàn cầu. Kinh nghiệm phát triển thành công mô hình KCNST ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt của Thái Lan cho thấy khả năng ứng dụng hiệu quả mô hình KCNST tại VKTTĐPN. Ứng dụng thành công mô hình KCNST VKTTĐPN là có cơ sở: các điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH và các tiềm năng KHCN. Khu công nghiệp sạch và đô thị sinh thái kêu cứu Theo quy hoạch của tỉnh Hưng Yên, khu vực thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm có khu công nghiệp sạch (CNS) và khu sinh thái đô thị (STĐT). Tuy nhiên, người dân nơi đây đang khốn đốn vì ô nhiễm Dự án Khu chung cư STĐT rộng gần 9 ha, do Cty CP Cao Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm chủ đầu tư, với tổng vốn dự toán gần 200 tỷ đồng, được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt ngày 14/12/2001. Từ tháng 4/2002 đến giữa năm 2005, chủ đầu tư đã thực hiện xong việc đền bù và giải phóng mặt bằng, san nền toàn bộ diện tích, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây 1 nhà chung cư cao tầng (40 căn hộ), khu xử lý nước sạch, hệ thống điện chiếu sáng và hạ áp, đường nội bộ, trồng cây xanh... Hiện nhiều gia đình đã đến thuê và mua căn hộ, một số hộ đã dọn đến ở, dẫu biết Dự án vài năm nữa mới hoàn thành. Nhưng thật oái oăm: Từ tháng 10/2004, liền kề tường rào khu STĐT, chỉ cách nhà chung cư đã xây 30m và cách nhà sắp xây 15m, bỗng lừ lừ mọc lên một ống khói cao hơn 60m. Đã xây dựng không phép, chủ ống khói còn tự ý phá tường bao, nống ra xây dựng hầm thoát khí thải, lấn chiếm con mương đang là của công. Các hộ trong chung cư STĐT cảm thấy bất an, đi hỏi dò mới biết: Công trình ô nhiễm đó là nhà máy sản xuất kính của Cty TNHH kính Việt Hưng (trụ sở Văn Lâm, Hưng Yên). Theo giấy phép ban đầu Tỉnh cấp và quy hoạch chung khu vực này, nhà máy của Cty Việt Hưng chỉ được gia công lắp ráp kính. Nhưng nay Cty quay sang sản xuất kính, ngày đêm nhà máy này nhả khói ra môi trường, khiến khu STĐT và khu CNS bị ô nhiễm nghiêm trọng; đồng nghĩa với việc quy hoạch bị phá vỡ. Tại khu chung cư STĐT, tiếng ồn từ nhà máy không lúc nào ngớt. Chủ thuê căn hộ 101/K1 phàn nàn: Nhà máy sản xuất kính đêm ngày xả khói đen đặc, mùi khét lẹt, khiến ai cũng tức ngực, khó thở, ho. Nhiều khi không dám mở cửa phòng. Đi vắng, quên đóng cửa sổ 1-2 ngày, đồ đạc bị bụi phủ dày đến độ quệt ngón tay cũng nên hình vẽ. UBND, các cơ sở y tế, trường học cùng nhiều người dân thị trấn Như Quỳnh và các xã xung quanh đã nhiều lần có văn bản gửi huyện, tỉnh; nêu rõ: “Khói, bụi, tiếng ồn nhà máy kính gây ô nhiễm toàn bộ thị trấn cùng các xã xung quanh; nhiều lúc, nhà máy còn xả dầu cặn vào cả khu nghĩa trang của dân...”. Xã Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) liền kề thị trấn Như Quỳnh. Phó chủ tịch xã Dương Xá - Phùng Văn Mạnh kể: “Từ nhiều tháng nay, khói, bụi, khí thải, nước thải từ nhà máy xả trực tiếp sang nhà ở và ruộng của dân Dương Xá, ảnh hưởng nghiêm trọng cả mùa màng lẫn sức khỏe...”. Khu chung cư STĐT Như Quỳnh bấy nay phải dừng xây dựng; một số gia đình đã mua và thuê căn hộ ngao ngán bỏ đi; Cty Cao Hà phải lo bảo quản công trình dang dở... Ngay từ khâu quy hoạch, cấp phép kinh doanh đã có sự bất ổn. Ba năm trước, ông Chủ tịch tỉnh Hưng Yên ký quyết định cho xây dựng khu chung cư STĐT và khu CNS. Ba năm sau, khi ông chủ tịch này vẫn tại vị thì một ông phó chủ tịch (bây giờ là chủ tịch) lại ra quyết định cho nhà máy sản xuất kính liền kề khu chung cư STĐT và khu CNS. Dự án nhà máy kính Việt Hưng trước khi được Sở KH&ĐT trình cấp trên duyệt đã không qua Sở KH&CN, nên nỗi UBND tỉnh duyệt một đằng, Cty Việt Hưng thực thi một nẻo-cứ xây dựng nhà máy khi không có hồ sơ kỹ thuật, thuyết minh công nghệ. Trước khi vào sản xuất, nhà máy kính đã bị dân sở tại phản đối. UBND tỉnh, ngày 8/4/2005 đã sửa sai bằng cách ra quyết định giao cho Cty Việt Hưng 35.000m2 đất tại xã Trưng Trắc (một xã khác trong tỉnh) để sản xuất kính, tránh gây ô nhiễm cho khu STĐT và khu CNS. Nhưng khi giao đất tại xã Trưng Trắc, “Ông tỉnh” lại không hủy quyết định cho sản xuất kính tại thị trấn Như Quỳnh, nên đến nay nhà máy kính Việt Hưng vẫn điềm nhiên hoạt động tại Như Quỳnh, còn 35.000m2 đất kia Cty Việt Hưng dùng vào việc gì không hay. Khi dân tiếp tục kêu cứu thì thay vì đôn đốc Cty Việt Hưng chuyển nhà máy đi nơi khác, UBND tỉnh chỉ giao Sở TN&MT thanh tra nơi đang sản xuất. Cấp sở thanh tra mấy lần. Vẫn không khắc phục được “nồng độ bụi, khí CO, SO2, NOx... vượt chuẩn cho phép nhiều lần”. Dân kiện lên TƯ. Tỉnh lại cho thanh tra liên ngành... Vậy là chỉ tìm cách giải quyết phần ngọn chứ không giải quyết phần gốc?! Theo nhiều chuyên gia các ngành hữu quan thì rắc rối bắt nguồn từ quyết định mâu thuẫn, trái nguyên tắc, không khoa học của UBND tỉnh, trên cơ sở báo cáo lệch lạc, không đầy đủ của Sở KH&ĐT và Sở TN&MT. Nay, để sửa sai, chỉ có cách duy nhất là UBND tỉnh Hưng Yên phải cho dời nhà máy sản xuất kính đi nơi khác. Bởi nếu không thì quy hoạch cả khu vực sạch này sẽ bị phá hoàn toàn, và nghiêm trọng hơn thế là sức khỏe của hàng ngàn hộ dân ở khu vực này đang bị hủy hoại hằng ngày hằng giờ. Các mô hình gia trại ở xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, trong vùng đệm khu công nghiệp SHINEC. Mô hình KCN sinh thái, hài hòa, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững, do Công ty CP công nghiệp tàu thủy Shinec triển khai xây dựng tại Cầu Kiền (Hải Phòng) được người dân đón nhận và khẳng định đây là hướng đi tích cực. Hiện cả nước có khoảng 219 KCN, với tổng diện tích hơn 61.470 ha. Việc phát triển các KCN bên cạnh mặt tích cực còn nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có bảo vệ môi trường. Nhiều dự án ở các KCN chưa xử lý tốt các chất thải rắn, lỏng và khí thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng an sinh xã hội, nhất là đối với người nông dân sống gần kề các KCN. Lượng chất thải của các KCN này gây ô nhiễm môi trường nước, vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư. Hoạt động của các khu công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn, nhưng các KCN cũng đang phá vỡ kết cấu xã hội nông thôn truyền thống. Sự phát triển của các KCN cũng khiến không ít lao động không có việc làm, đời sống khó khăn do mất đất canh tác và không đủ điều kiện tìm việc làm mới. Từ thực tế trên cho thấy, việc quản lý, phát triển các KCN ở nước ta cần có sự thay đổi từ quan niệm xây dựng mô hình KCN phát triển theo hướng hài hòa, an sinh nông thôn, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Phát triển KCN hài hòa, thân thiện môi trường được thể hiện qua dự án xây dựng KCN Nam Cầu Kiền của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy (Shinec). Dự án khi đi vào thực hiện sẽ tạo việc làm ổn định cho khoảng 20 nghìn lao động thường xuyên là công nhân trong KCN, hàng nghìn lao động phổ thông làm trang trại tại nhà (gia trại) và dịch vụ ngoài KCN, tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nông dân các địa phương chung quanh KCN. Ðến thời điểm này, Shinec thực hiện thí điểm tại 30 hộ dân của bốn xã Kiền Bái, Lâm Ðộng, Hoàng Ðộng, Thiên Hương (Hải Phòng) thuộc Dự án KCN Nam Cầu Kiền (Vinashin - Shinec), bước đầu mở ra hướng làm ăn cho bà con nông dân trong việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt ngay trên mảnh đất của gia đình, giải quyết tại chỗ số lao động của địa phương... Ở các địa phương này, Shinec vừa tổ chức đào tạo nghề cho 400 thanh niên trong độ tuổi lao động để đón đầu các dự án khi đi vào hoạt động, vừa tạo thu nhập cho gia đình nông dân có đất bị thu hồi mà các thành viên không có đủ điều kiện, trình độ chuyển sang làm công nhân. Trên phần diện tích đất nông nghiệp còn lại, sau khi được tập huấn kỹ năng sản xuất mới, các hộ gia đình sẽ kết hợp chặt chẽ với các hoạt động nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, theo mô hình VAC, với kỹ thuật, công nghệ sạch. Như vậy, mô hình này không đòi hỏi đầu tư lớn, song lại cho hiệu quả do được thâm canh và không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm do nông dân làm ra được KCN tiêu thụ ổn định thông qua mạng lưới thu mua, chế biến và phân phối. Ưu điểm của cách làm này là người nông dân không có khả năng đào tạo chuyển đổi nghề vẫn có việc làm tại vùng đệm các KCN, tận dụng diện tích đất còn lại chung quanh KCN. Ngoài ra, chủ đầu tư cam kết xây dựng hạ tầng KCN phù hợp địa hình vùng và lập vành đai xanh chống ô nhiễm môi trường khu vực; xử lý triệt để các nguồn chất thải trong KCN, hỗ trợ xử lý chất thải cho dân cư vùng đệm, tổ chức các hoạt động thân thiện với môi trường... Như vậy, KCN được định hướng để xây dựng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùng. Ðể bảo vệ môi trường, chủ đầu tư KCN hình thành các doanh nghiệp (DN) chuyên trách bảo đảm công tác môi trường trong KCN; ràng buộc, giám sát các nhà đầu tư bằng những hợp đồng kinh doanh với điều khoản cụ thể để bảo đảm môi trường tại KCN tốt, đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ISO 14.001. Hiện tại KCN Nam Cầu Kiền đã thành lập công ty chuyên xử lý nước thải, thu dọn công nghiệp. Vành đai rộng 40 m chạy suốt chiều dài 24 km ranh giới và đường trục chính trong KCN được trồng cây xanh. Trên diện tích 9,6 ha đất của vành đai này thành lập một DN trồng cây, có sự tham gia góp vốn, làm việc trực tiếp của những cư dân bản địa và hỗ trợ kỹ thuật của KCN... Ðể hướng khu vực chung quanh vào vùng ảnh hưởng của mình một cách hiệu quả, Shinec đưa ra định hướng cách làm. Ðó là: Quy hoạch, xây dựng quỹ đất ổn định đi kèm với định chế tài chính để bảo đảm phát triển sản xuất và chế biến theo hướng sản xuất hàng hóa lớn các loại nông sản. Áp dụng khoa học kỹ thuật và hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm theo cơ chế thị trường cho nông dân quanh vùng KCN. Ðể thực hiện được yêu cầu này, hệ thống chính quyền cần vào cuộc và cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân phù hợp tập quán địa phương. Ðể các gia đình nông thôn có mức thu nhập bằng lao động tại chỗ, ít nhất là sáu triệu đồng/tháng trên diện tích sau khi bị thu hồi còn 720 m2. Theo đó, sẽ xây dựng chuỗi gia trại theo mô hình kinh tế vườn được hỗ trợ bởi một hệ thống phân phối hoàn thiện và thị trường tiêu thụ lớn về thực phẩm. Khi khu vực chung quanh được biến thành vệ tinh của dự án KCN và phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ cho chính nhu cầu của KCN, thì quyền lợi của người nông dân sẽ gắn chặt với quyền lợi của DN, bao gồm cả quyền lợi của DN đầu tư KCN, của DN thuê hạ tầng KCN và DN hoạt động dịch vụ trong KCN. Cụ thể hơn, khi số lượng lớn người dân địa phương trong độ tuổi lao động được giải quyết việc làm, thì số lượng lao động còn lại không còn khả năng đào tạo sẽ được giải quyết việc làm, thu nhập thông qua hình thức hoạt động nông nghiệp và dịch vụ phục vụ nhu cầu của KCN. Từ đó mục đích ổn định xã hội thông qua giải quyết thu nhập, việc làm sẽ đạt được. Số lượng việc làm được giải quyết thông qua hình thức này không chỉ bó hẹp trong công nhân KCN, mà là hàng chục nghìn lao động khác phục vụ nhu cầu hoạt động của KCN đó. Ðây chính là mô hình KCN thân thiện với môi trường, đúng với nghĩa an sinh nông thôn. Ðể thực hiện thành công mô hình này, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về chế độ, chính sách đối với nhân dân khu vực có đất bị thu hồi cũng như với chủ đầu tư xây dựng KCN sinh thái, do tỷ suất đầu tư lớn. Bên cạnh đó là các chính sách ở tầm vĩ mô như quy hoạch"vùng đệm"ổn định, lâu dài và không bị phá vỡ bởi các dự án khác. Quy hoạch phát triển KCN phải hài hòa với quy hoạch chung và quy hoạch sử dụng đất để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài việc xử lý nước thải trong KCN, cần xử lý nước thải trong khu dân cư liền kề; quản lý đầu tư vào KCN để không phá vỡ quy hoạch và mục tiêu môi trường đặt ra; quan tâm xây dựng nhà ở cho người lao động trong KCN; xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ chung quanh các KCN để đời sống người lao động ngày càng tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxay dung KCN sinh thai.doc
Tài liệu liên quan