Đề tài Xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn tại xã Tân Thạch huyện Châu Thành – Bến Tre

Theo số liệu thống kê thì năm 2005 tổng số giường bệnh trên toàn tỉnh là 2107 giường, trung bình có khoảng 688 người / giường bệnh. Dự đoán đến năm 2020 thì trung bình có khoảng 400 người/ giường bệnh. Vậy đến năm 2020 tổng số giường bệnh của tỉnh dự đoán khoảng 4385 giường. Như vậy trong vòng 17 năm số giường bệnh tăng là 2426 giường bệnh. Giả sử số giường bệnh là tăng tuyến tính, nghĩa là tăng điều trong các năm, khi đó mỗi năm tăng khoảng 151 giường bệnh.

doc118 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn tại xã Tân Thạch huyện Châu Thành – Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày, để tăng hiệu quả ủ phân và rút ngắn thời gian người ta có thể bổ sung các chất hũu cơ để tăng hoạt động của các vi sinh vật hoặc bổ sung trực tiếp các vi sinh vật phân hủy khi ủ phân. Thời gian ủ phân có thể rút ngắn còn 20-40 ngày. 4.2.1.2 Diễn biến quá trình ủ phân Phân ủ compost cũng như quá trình trong đất nhưng xảy ra nhanh hơn do các điều kiện của đống ủ. Các vi sinh vật hoạt động làm nhiệt độ tăng đáng kể khoảng 45-70oC sau 4-5 ngày đầu và lúc này pH acid khoảng 4-4,5. Với nhiệt độ và pH này các vi sinh vật gây bệnh hầu hết là kém chịu nhiệt dễ dàng bị tiêu diệt, ngoài ra các trứng ký sinh trùng, hạt cỏ dại cũng bị phá hủy. Quá trình còn làm thoát ra một lượng lớn hơi nước và khí CO2 ra môi trường, sự thoát khí nhiều hay ít còn phụ thuộc vào diện tích đống ủ. Quá trình kết thúc, hợp chất hữu cơ bị phân hủy trở nên xốp, màu nâu sậm và có mùi đất. Hợp chất nitơ hữu cơ được nitrate hoá thành dạng các muối nitrate là nguồn đạm cho cây trồng. Hình 4.4: Đống phân ủ compost 4.2.1.3. Hệ vi sinh vật tham gia vào quá trình ủ phân Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy phân rất phức tạp, bao gồm các vi sinh vật có sẵn trong phân, trong đất và nguồn vi sinh vật đưa vào trong quá trình ủ. Nhìn chung có thể chia thành các nhóm sau: Nhóm vi khuẩn lactic: đây là nhóm vi sinh vật tùy nghi có thể sống trong môi trường hiếu khí hay kỵ khí. Chúng phân giải nhanh các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản thông qua sự lên men. Nhóm Bacillus: các Bacilli đóng vai trò quan trọng trong việc vô cơ hóa các hợp chất hữu cơ chứa nitrogen. Trong quá trình phân hủy thường gặp các loại sau: Bacillus subtilis, Bacillus mesentericus, Bacillus simplex, Bacillus megaterium, Bacillus brevis (Nguyễn Lân Dũng, 1983). Nhóm xạ khuẩn (Actinomyces): Xạ khuẩn chuyển hóa và phân giải các chất hữu cơ phức tạp (cellulose, kitin, lignin) mà nhiều vi sinh vật khác không hấp thu được. Nhóm nấm: Các loại phổ biến trong đất: Mucor, Rhizopus, Saccharomyces, Lipomyces, Trichoderma, Cladosporium 4.2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân Trong khi thực hiện ủ phân cần lưu ý đến một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình compost. Tỉ lệ C/N: Cần phải đạt khoảng 25-30:1 để thúc đẩy quá trình ủ phân nhanh. Do đó phải sử dụng chất độn hợp lý cho từng loại phân. Độ ẩm và độ thông thoáng: Độ ẩm tối ưu đạt 50-60%. quá trình phân hủy sẽ ngưng khi độ ẩm xuống đến 15%. Tuy nhiên khi độ ẩm quá cao sẽ giới hạn sự thông thoáng tạo điều kiện kỵ khí ức chế các vi sinh vật hiếu khí. Chất mồi: thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy. Thường có thể bổ sung chất mồi dạng chế phẩm hỗn hợp vi sinh vật hoặc sử sụng phân đã ủ trộn chung với phân mới. Kích thước hạt của chất độn: kích thước nhỏ sẽ làm tăng độ bám của vi sinh vật và diện tích tiếp xúc, như ng phải lưu ý đến độ xốp của đống ủ. Nhiệt độ: Nhiệt độ đống phân ủ cao chứng tỏ quá trình diễn ra tốt, có thể diệt được các mầm bệnh trong phân. thường nhiệt độ tăng 45-60oC trong 4-6 ngày. Nếu nhiệt độ trên 70oC sẽ ức chế thậm chí tiêu diệt các vi sinh vật có lợi. Nhiệt độ đống phân ủ thấp có thể là do các nguyên nhân sau: Đống ủ quá nhiều nước, thiếu nitrogen, khích thước đống ủ quá nhỏ không đủ oxy, không thoáng. 4.2.1.5 Một số dạng composting qui mô gia đình Tận dụng nguồn carbon sẵn có như rác, lá cây, giấy trộn ủ với phân chuồng theo các cách sau: Đống ủ xây bằng ciment hay gỗ cố điïnh Đống ủ dạng lưới hay gỗ rời Dạng rời có thể giúp cho việc di chuyển đống phân được dễ dàng nhất là khi trộn bằng cách đưa đống phân qua vị trí mới. Đống ủ dạng lưới, gỗ nhiều ngăn Để giúp quá trình trộn phân được dễ dàng, tăng điều kiện hiếu khí, loại nhiều ngăn được thiết kế. Phân ủ ở ngăn này theo định kỳ được đưa qua ngăn kế bên. Thùng ủ kín Dạng thùng dễ dàng sử dụng hơn, sạch sẽ. Thành của thùng được đục lổ giúp tạo điều kiện hiếu khí Thùng ủ hai lớp Thùng có tay quay 4.2.2 Mô hình ủ Biogas 4.2.2.1 Biogas là gì ? Biogas hay cịn gọi là cơng nghệ sản xuất khí sinh học là quá trình ủ phân rác, phân hữu cơ, bùn cống rãnh để tạo nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia đình. Biogas là hỗn hợp bao gồm mêtan (CH4), cacbondioxit(CO2), nitơ(N2) và hydro sunphat (H2S). CH4 cung cấp nhiệt lượng lớn nhất ( # 9000 kcal/m3 ) ; thơng thường trong sản phẩm biogas cung cấp nhiệt lượng khoảng 4.500 – 6.300 kcal/m3. Hình 4.5: Sơ đồ tổng quát của quá trình lên men metan chất hữu cơ phức tạp (hydratcacbon,protein,lipit) chất hữu cơ đơn giản (đường, peptit, a.amin) Các axit (propionic, butyric, axetic, lactic) CH4,CO2 ACETAT H2, CO2 Hình 4.6:Cĩ thể chia quá trình lên men metan thành ba giai đoạn sau : Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Chất hữu cơ, cacbohydrates, chất béo, protein. H2,CO2, Acid acetic Acid propionic Acid butyric, Các rượu khác và các thành phần khác. H2,CO2, Acid acetic Methane CO2 Khối vi khuẩn Khối vi khuẩn Khối vi khuẩn Vi khuẩn lên men và thuỷ phân VK acetogenic VK sinh khí methane ( nguồn internet ) 4.2.2.2 Lựa chọn và thiết kế hầm Biogas Các tiêu chí để xây dựng hầm biogas Người dân muốn xây dựng một hầm biogas phải có ít nhất 4 con bò hoặc 1 con trâu và 10 con lợn nái. Người dân phải có 1 chuồng trại cố định không quá 20m từ khu vực xây dựng hầm biogas. Vật nuôi phải được nhốt trong chuồng vào ban đêm và ít nhất là 20 tiếng. Phải có một cống thoát nối thẳng vào hầm biogas. Phải có nước giếng quanh năm và nguồn nước không được xa hơn 20m từ hầm biogas. Các khu vực để sử dụng khí biogas ví dụ bếp không được xa hơn 100m tính từ hầm. Gia đình người dân phải quan tâm đến việc sử dụng khí, phân đã phân huỷ và muốn xây dựng một hầm biogas để giảm ô nhiễm môi trường. Người dân phải có đủ khả năng kinh tế, nguyên vật liệu và nhân công để xây hầm biogas. Người dân phải có thời gian và nhân công để chăm sóc và bảo dưỡng hầm. Vị trí của hầm biogas Vị trí của hầm biogas không được xa hơn 5m tính từ chuồng. Hầm phân huỷ phải ở khu vực thoáng và không được gần nguồn nước hoặc nước tự nhiên. Một phần nhỏ phân có thể ngấm vào nước ngầm. Đất phải ở khu vực cáo không ở vùng đất thấp để tránh bị lụt. Phân dư thừa từ bể áp lực phải chảy vào đồng ruộng hoặc bể chứa. Nếu để chảy vào nguồn nước tự nhiên thì nó sẽ gây ô nhiễm nguồn nước này. Kích cỡ của hầm biogas thích hợp cho nông trại Xem xét số lượng gia cầm và nhu cầu sử dụng khí : Thể tích Gia súc 8m3 12m3 16m3 Bò sữa 3 5 7 Bò thịt 6 12 18 Trâu 3 8 13 Lợn 15 25 38 (Nguồn : Văn phòng phát triển nông nghiệp khu vực phía Bắc. Cục phát triển Nông Nghiệp. Chương trình biogas Thái Lan - Đức) Tính kích thướt của hầm biogas : Kích thướt của hầm biogas được tính theo công thức : Phân tươi/ngày x số gia súc x 2 (với bò/trâu) hoặc x 3 (với lợn) x thời gian lưu trữ (60 ngày) Ví dụ : có một trang trại có 45 con lợn nái trên 60kg (một con lợn nái sản xuất 2kg phân tươi/ngày). Tính kích thướt của hầm ? Trả lời : Công thức: Phân lợn x số lợn x 3 x thời gian lưu trữ 2 x 45 x 3 x 60 = 16.200 (kg) Hầm nên có kích thướt là 16m3. LỰA CHỌN HẦM BIOGAS PHÙ HỢP VỚI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Hiện nay có rất nhiều kiểu hầm sinh khí được sử dụng tuỳ vào từng vùng. Ở đây ta nhận thấy loại hầm vịm cố định kiểu Trung Quốc (hầm sinh khí kiểu vịm cố định) thích hợp cho chăn nuơi cĩ quy mơ vừa và lớn, vì thế ta chọn loại hầm này để thiết kế. Các hầm sinh khí hộ gia đình có quy mô nhỏ khoảng 8 – 10m3, được xây dựng ở vùng nông thôn và tùy thuộc vào từng chức năng của họ, sự kiểm soát và sử dụng các đầu ra. Giới thiệu Bao gồm một bể kín khơng khí xây dựng bằng vật liệu gạch đá hoặc bêtơng, đỉnh hầm và đáy cĩ dạng bán cầu và tường thẳng được làm kín khơng cho thốt, thấm khí ra ngồi bằng cách trát một lớp vữa ở phía trong của hầm. Khí thẩm thấu qua các hầm thường là vấn đề chính của loại hầm sinh khí kiểu vịm cố định. hầm sinh khí được cung cấp chất liệu trên cơ sở bán liên tục; thường một lần một ngày, khí sản ra tăng lên và được tích lại ở phần vịm phía trên. Áp xuất khí lên vịm cĩ thể đạt tới 1 ÷ 1,5m áp lực nước. Các chất liệu cung cấp cho các loại hầm sinh khí này là phân súc vật, phân người và chất thải trong nơng nghiệp. Sản lượng khí sinh ra trong các hầm vào khoảng 0,1 ÷ 0,2 dung tích khí trên một dung tích khối lượng tương đương trong ngày, thời gian ủ trong hầm là 60 ngày ở 25oC. Ưu điểm: + Không cần nắp chụp nên vốn đầu tư chỉ bằng 30 - 40% loại có nắp chụp. + Có thể vận hành từng đợt, nên ủ được cả phân xanh, do đó cung cấp được nhiều phân bón hơn. +Không chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. Nhược điểm: + Khó khuấy trộn phân ở trong hầm. + Mau bị đầy bã nên mỗi năm phải 2- 3 lần lấy bã. + Khó xây và tô trét kín, nên thợ xây phải khéo và có kinh nghiệm. + Aùp lực khí không cố định. Hình 4.7: Hầm sinh khí kiểu vòm cố định có buồng trữ gas riêng biệt (kiểu Trung Quốc) Dung tích của hầm sinh khí Dung tích của hầm sinh khí được xác định trên cơ sở dự tính lượng khí cần thiết cho việc tiêu thụ và khí được dùng ra sau. Kinh nghiệm cho thấy một gia đình 5 người sẽ cần 1m3 khí trong một ngày để nấu ăn hoặc thắp sáng. Vào mùa Hè mỗi mét khối hầm sẽ sản ra được 0,15 – 0,2m3 khí mỗi ngày. Còn vào mùa Đâông chỉ được 0,1 – 0,15m3 mỗi ngày. Để cải tiến kĩ thuật quản lí, sản lượng này có thể còn nâng lên tốt hơn. Vì thế, khi xây dựng hầm sinh khí ta phải đi tới một quy tắc là mỗi đầu người phải có dung tích hầm sinh khí là 1,5 – 2m3. Ta tính toán một dung tích thích hợp của hầm sinh khí bằng quy tắc sau: Đối với gia đình 2 người dung tích hầm không lớn hơn 3m3/đầu người. Gia đình 3 người đến 5 người dung tích hầm không lớn hơn 2m3 /đầu người. Trên 5 người thì lấy không hơn 1.5m3/đầu người. Với quy mô như vậy và quản lí thích hợp sẽ sản xuất khí vi sinh một cách bình thường đủ sử dụng quanh năm để nấu ăn và thấp sáng trong gia đình. Vào mùa Đông khi nhiệt độ thấp hơn (8 –10 oC) lượng khí sản xuất ít hơn thì nhu cầu nấu ăn vẫn đảm bảo. Hầm sinh khí càng lớn thì khí sản ra càng nhiều, nhưng cũng cần lưu ý hiệu quả của hầm còn phụ thuộc vào việc quản lí khai thác như thế nào cho tốt.Tuy dung tích hầm có nhỏ, nhưng với cách quản lí khoa học hợp lí thì có thể sản ra nhiều khí vẫn đảm bảo cung ứng. Ngay khi có hầm sinh khí to mà chất liệu không đủ đưa vào một cách ổn định và ủ chưa hợp lí thì sản lượng khí có thể kém hơn một hầm nhỏ.Hơn nữa với hầm lớn, tốn vật liệu và công suất nhiều, tăng giá thành đầu tư tốn kém.Vì vậy có ý tưởng rằng một hầm dung tích lớn tốt hơn là hầm nhỏ thì cần phải suy nghĩ lại. Tuy vậy khi làm hầm khí để dùng vào việc chạy máy nông nghiệp, công nghiệp nhỏ, hoặc bơm nước , phát điện thì luôn luôn có những hầ mtương đối lớn. Dung tích của hầm trong những trường hợp như thế phụ thuộc vào công suất và loại máy sử dụng, lượng khí tiêu thụ hằng ngày và nguồn nguyên liệu để ủ men. Tính tốn thiết kế - Chuẩn bị vật liệu và thời gian thi cơng Trước khi bắt đầu cơng việc, ta phải tính tốn từ dung tích hầm ra số lượng vật liệu cần cho xây dựng. các vật liệu này phải được chuẩn bị sẳn sàng đầy đủ. cơng việc nên tiến hành vào thời gian nơng nhàn, nên kết hợp với sự giúp đỡ của đội sản xuất và các hộ gia đình hàng xĩm. Cửa đưa vật liệu vào Qua cửa này vật liệu để ủ được đưa vào ngăn lên men. Cửa phải đủ rộng để đưa vật liệu vào dễ dàng. Thơng thường là một ống xiên, đầu cuối kết thúc vào khoảng giữa chiều cao của ngăn ủ men. Cửa vào cũng được nối với các lỗ dẫn phân từ các nhà vệ sinh và chuồng gia súc. Cửa vào làm nghiên đủ đảm bảo cho chất thải ở các chuồng gia súc chảy vào ngăn ủ. Cửa ra Cửa ra là nơi chất bã thải từ quá trình ủ đẩy ra.Kích thước cửa tùy thuộc vào thể tích hầm, phải cĩ đủ khoảng cách giữa cửa vào và ra để ngăn khơng cho chất thải tươi đi vào cửa ra. Tường ngăn Ở hầm vuơng tường ngăn tạo nên một ngăn chứa khí. Đối với hầm trịn, thành ngăn chính là tường trên miệng cửa vào và ra. Độ sâu của tường tính từ đỉnh hầm xuống dưới sao cho khoảng cách nữa chiều sâu. Nếu cửa vào quá thấp, chất bã tích tụ ở đáy hầm, cĩ thể gây ra hiện tượng tắt nghẽn cửa vào và cửa ra. Tường ngăn nếu xây quá thấp, cĩ thể cản trở lưu thơng khơng khí và tạo nên sự nguy hiểm, ngạt thở cho nhân viên vào hầm làm vệ sinh và bảo dưỡng hầm. Nếu tường ngăn quá cao, sẽ làm giảm lượng khí tích trữ trong bể, đặc biệt trong thời gian lấy phân bĩn. Nếu lấy phân bĩn ra hơi nhiều một chút và dịch thể chảy xuống phía dưới tường ngăn, nĩ sẽ gây ra sự thốt khí khỏi bể trữ. Ngăn ủ và bể chứa khí Hai ngăn này thực ra là một chúng nối cửa vào và ra để tạo nên một dung tích mà khí sản sinh và trữ lại đoạn giữa và đoạn thấp hơn chính là ngăn ủ phân, đoạn trên cùng là bể tích khí cĩ nắp đậy ở trên. Khi vật liệu ủ được đưa vào ngăn ủ, khí được sản sinh thơng qua hoạt động của vi sinh vật và phân rã quá trình ủ men, khí sẽ đi lên phần trên cùng và đi vào bể chứa khí.Ngăn này và bể chứa khí là phần cơ bản của hầm sinh khí. Do đĩ phải được xử lí hồn tồn kín nước và kín khơng khí. Bể tạo áp lực nước Bể tạo áp lực nước được xây dựng ở trên bể trữ khí cĩ nắp đậy hầm tạo thành trần của bể trữ khí và đồng thời là đáy của bể áp lực nước.Chu vi nắp đậy hầm cĩ xây thêm một gờ cao khoảng 40cm với một lỗ đường kính 5cm qua nắp ngay trên cửa vào. Khi khí dâng lên bể trữ,dịch thể phía dưới bị nén ép, làm cho nĩ dâng cao ở cửa ra. Khi nĩ vượt quá chiều cao của nắp,dịch thể sẽ chãy ngược lại ra khỏi bể tạo áp lực nước.Khi áp lực của khí giảm đi, nĩ sẽ chảy ngược lại ra khỏi bể tạo áp lực nước để đi vào hầm sinh khí. Do đĩ khí được tạo ra, nên dịch thể dâng cao ; khi khí được tiêu thụ, dịch thể hạ xuống, do đĩ tự động thay đổi áp lực nước ở bên trên, khí trong bể trữ sẽ duy trì một áp lực khơng đổi.Thơng qua kinh nghiệm thực tế ở nhiều vùng, người ta thường tăng diện tích ở cửa ra đồng thời tăng độ cao cửa vào và cửa ra ở trên nắp cho tới khi duy trì được chứa năng của một bể tạo áp lực nước, như vậy khơng cần phải xây riêng một bể tạo áp. Hơn nữa, cĩ cho phép đặt nắp đậy ở trong đất, giúp cho việc tăng áp lực trên nắp đậy và cũng duy trì nhiệt độ ổn định bên trong hầm sinh khí. Ống dẫn khí ra Ống dẫn khí ra được đặt ở trong nắp bể trữ khí đáy ống được đặt vào trong bể chứa khí cùng với cao trình đáy nắp đậy.Đầu ống phía trên nối với một đoạn ống chất dẻo hoặc cao su để dẫn khí tới nơi sử dụng. Ống cĩ thể làm bằng thép, chất dẻo, thường dài 1 ÷ 1,5cm tùy thuộc vào lớp đất ở trên nắp, đường kính của ống bằng đường kính ống nối. Que trộn Bộ phận này khơng được thể hiện rõ trên sơ đồ, thường làm bằng các thanh gỗ.Thanh gỗ này dùng để khuấy dịch thể ủ, làm tan các váng hình thành trên mặt vật thể ủ, tạo cho khí lọt qua bình thường.Đối với các hầm sinh khí loại nhỏ xây dựng với quy mơ gia đình, thì khơng cần que trộn cố định.Với loại hầm cĩ thể tích trên 100m3, cần phải làm que trộn để đảm bảo việc sản xuất khí bình thường và điều đặn. Một số mô hình hầm sinh khí: Hầm sinh khí dạng vòm làm bằng các phiến đá Hầm sinh khí dạng chum 4.2.2.3 Mục đích, lợi ích và giới hạn của cơng nghệ Tạo ra nguồn năng lượng Việc phát triển khí sinh vật là một con đường quan trọng để tiến tới giải quyết ở nơng thơn. Sử dụng biogas, một chất đốt thu được từ các nguồn sinh vật dồi dào trong tự nhiên, là một nguồn thay thế cho các nhiên liệu rắn như than và củi. Đĩ là một sự sáng tạo trong kỹ thuật quan trọng khơng chỉ giải quyết chất đốt cho nơng dân và các dân cư ở nơng thơn mà cịn tiết kiệm được một lượng than lớn cho quốc gia. Ngồi ra cịn giải quyết được một số vấn đề nảy sinh do thiếu chất đốt. Rơm rạ để làm chất đốt cĩ thể đưa ra cánh đồng làm phân bĩn cải thiện chất lượng đất trồng trọt và cho phép thâm canh nơng nghiệp, chúng cịn làm thức ăn khơ cho gia súc. Một lượng lớn lao động trước đây dùng để kiếm củi và vận chuyển than, bây giờ cĩ thể đưa vào sản xuất nơng nghiệp. Việc giảm nhu cầu đun củi đã tránh được nạn phá rừng và tăng thêm diện tích rừng. Đồng tiền để mua than và nhiên liệu khác cĩ thể tiết kiệm được và giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho người nơng dân. Số lượng lớn than nhà nước cung cấp cho nơng thơn và chi phí khổng lồ vào việc vận chuyển cũng sẽ tiết kiệm được để đưa vào xây dựng cơng nghiệp. Sau khi phát triển Biogas người phụ nữ được giải phĩng các việc vặt trong gia đình, cĩ thể tham gia vào sản xuất nơng nghiệp nhiều hơn. Kích thích sản xuất nơng nghiệp Phát triển Biogas là con đường quan trọng để kích thích sản xuất nơng nghiệp, khơng chỉ bằng việc đưa rơm rạ trở lại cánh đồng và tiết kiệm lao động, mà cịn làm tăng trưởng đáng kể số lượng và chất lượng phân hữu cơ. Phân người và súc vật,rơm rạ và chất thải thực vật, các loại lá cây đều cĩ thể trở thành phân bĩn sau khi lên men qua phân hủy ở hầm Biogas đậy kín khơng khí.Thành phần Nitơ của chúng được chuyển hĩa thành Amoniac dễ dàng hấp thụ hơn đối với các cây trồng, như vậy đã cải thiện được phân bĩn. Theo kết quả nghiên cứu của 1 viện nơng nghiệp,thành phần amoniac của phân hữu cơ được ủ men trong 30 ngày ở một hầm Biogas đã tăng lên 19,3% và thành phần Photphat hữu ích tăng lên 31,8%.Ủ kín phân hữu cơ này ở trong các hầm Biogas cũng ngăn cản được sự bốc hơi và mất mát amoniac. Theo nghiên cứu của Viện Nơng nghiệp Quảng Đơng – Trung Quốc thì lượng amoniac của phân bĩn thơng thường đã được lưu trữ trong hầm biogas sẽ tăng lên 147,2% trong 30 ngày, trong khi đĩ cũng loại phân này sẽ bị mất mát đến 84,1% amoniac nếu như nĩ trữ ở những đống ủ phân cổ truyền và hầm khơng làm kín. Phân được ủ trong các hầm biogas đã chứng tỏ làm tăng năng suất nơng nghiệp. theo thực nghiệp, năng suất ngơ cĩ thể tăng lên 28%, lúa nước tăng lên 10%, lúa mì tăng 12,5%, bơng tăng 24,7%. Các kết quả thực nghiệm so sánh năng suất của bốn loại cây trồng khi bĩn bằng phân khơng ủ và bã của hầm biogas. Ngơ Lúa nước Bơng Lúa mì Phân khơng ủ 100% 100% 100% 100% Bã hầm biogas 128 110 124,7 112,5 Các thân cây, các loại cỏ dại mọc ở nước, lá cây và các chất thải khác đều là những vật liệu tốt cho việc sản xuất biogas người nơng dân cĩ thể trữ được các vật liệu này để đưa vào hầm biogas trong bất kì thời gian nào, do vậy làm tăng nguồn phân bĩn cho cây trồng. Biogas là sự cải thiện sức khỏe cộng đồng Phát triển chương trình biogas cũng là con đường hiệu quả để giải quyết vấn đề phân bĩn và cải thiện vệ sinh mơi trường, tiêu chuẩn sức khỏe ở nơng thơn.Nĩ là biện pháp để thủ tiêu các trứng sán, giun mĩc và các loại kí sinh trùng khác sống trong các loại phân. Thu gom tất cả phân thải của gia súc và người vào một hầm biogas là giải quyết vấn đề chất thải rắn tốt nhất.Nếu việc ủ phân trong hầm kín và đủ thời gian, số lượng trứng sán, giun mĩc và các ấu trùng tìm thấy cĩ thể giảm tới 99% thời kì ủ men cĩ thể chết cá trứng giun, sán kí sinh như sau: Các trứng sán: sau 37 ngày Các trứng giun mĩc: sau 30 ngày trên 90% chết Các trứng giun khác: sau 70 ngày trên 90% chết. Theo thực nghiệm, thời gian sống của một số vi trùng ở mơi trường hầm biogas như sau: Các vi trùng tá lị: 30h. Các vi trùng sốt rét, thương hàn:44 ngày. Nơi nào phát triển hầm khí sinh vật tốt, nơi đĩ sẽ kiểm sốt cĩ hiệu quả về các bệnh kí sinh trùng và bệnh sán; vệ sinh nơng thơn được biến đổi tốt hơn, người làm nơng nghiệp được bảo vệ, tiêu chuẩn chung về sức khỏe được nâng lên rõ rệt. Biogas và vấn đề cơ giới hĩa nơng nghiệp Phát triển biogas cũng cĩ thể tạo nên một nguồn nhiên liệu mới cho việc cơ giới hĩa nơng nghiệp.Hiện nay, ở một số quốc gia, biogas được dùng với một số lượng lớn khơng chỉ để nấu ăn, thấp sáng, mà cịn để kéo các máy nơng nghiệp. Theo báo cáo của một đội cơng nhân nơng nghiệp ở Tứ Xuyên – Trung Quốc, tháng 3/1973 họ đã xây dựng một hầm biogas dung tích 81m3 đến giữa tháng 4 họ cĩ thể dùng biogas để vận hành một động cơ cơng suất 3 sức ngựa kéo của một máy bơm nước tưới làm việc từ 8 đến 10h mỗi ngày. Với cách như vậy họ đã tưới trên 100 mẫu đất trồng trọt (1 mẫu = 1/6 ha ≈ 1666,6 m2). Cũng ở một xã thuộc Tứ Xuyên, họ đã sử dụng biogas chạy một động cơ 3 sức ngựa để sản xuất điện năng cung cấp cho một hệ thống truyền thanh của tồn xã. Biogas được dùng như một loại nhiên liệu chất lượng cao được dùng để nấu ăn và thấp sàng, cung như cơ giới hĩa, điện khí hĩa nơng nghiệp. Ta cĩ thể nêu một con số tổng quát để lập kế hoạch khi cần thiết. Một mét khối biogas khi thấp sáng một ngọn đèn 60W trong 6 – 7 h, hoặc chạy động cơ đốt trong 1 mã lực làm việc được hai giờ, tương đương với năng lượng của 0,6 – 0,7 kg xăng. Cũng cĩ thể sản ra được 1,25kWh điện năng. 4.3 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 4.3.1 Thành lập Ban chỉ đạo chương trình phân loại rác thải tại nguồn Bao gồm: Trưởng ban: sở Khoa Học Công Nghệ Bến Tre Phó Ban thường trực: Đại diện của cơ quan nghiên cứu Phó Ban: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Chủ tịch UBND Xã Tân Thạch Đài truyền hình Bến Tre Mặt trận tổ quốc Bến Tre Đoàn thanh niên Mặt trận tổ quốc xã Hội phụ nữ xã Hội cựu chiến binh 4.3.2 Thành lập các đội, nhóm tuyên truyền Để quản lý và bảo vệ môi trường trong sạch, bền vững, vấn đề “Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường” là giải pháp hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi thái độ của con người với môi trường, vì nó giúp cho “việc hình thành quan niệm về một đạo đức môi trường đúng đắn, một xã hội có trách nhiệm và sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của môi trường”. 4.3.2.1. Cơ cấu tổ chức Trưởng nhóm :Bí thư đoàn phường Số người của đội: 32 người là các đoàn viên thanh niên của phường Đây là lực lượng chính trong công tác tuyên truyền vận động PLRTN do các bạn còn trẻ, có thời gian cũng như khả năng hoạt động trong những phong trào. Đội có quy chế hoạt động riêng, là tổ chức hoạt động tự nguyện của mọi người trong khu phố, có tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ môi trường. 4.3.2.2. Mục tiêu Nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường, bằng cách triển khai các hoạt động tuyên truyền, an sinh xã hội và cải thiện môi trường; từ đó phát triển ý thức và hành vi có trách nhiệm đối với môi trường, nhất là các vấn đề môi trường cấp bách tại địa phương, làm tiền đề cho việc triển khai mô hình “ phân loại rác tại nguồn”. 4.3.2.3.Nội dung tuyên truyền Giúp người dân hiểu mục đích và ý nghĩa của việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn để có ý thức và tự nguyện tham gia một cách tích cực nhất vào việc phân loại: Mục đích chính của việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn là nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong chất thải rắn mà chúng có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn có một số ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trước hết, nó góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái sinh. Điều này kéo theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế việc khai thác tài nguyên sơ khai, giảm bớt chất thải phải vận chuyển, xử lý và do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải, kể cả tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp rác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần không có khả năng tái chế. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đều vướng phải những vấn đề nan giải về môi trường (nước rỉ rác, mùi hôi, khí thải ) mà nguyên nhân sâu xa của nó là do chưa thực hiện tốt việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn. Góp phần vào việc giữ gìn đường phố sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị: tạo cho cộng đồng thói quen bỏ rác đúng nơi đúng chỗ giảm tình trạng xả rác bừa bãi; đối với người thu gom thì hạn chế và chấm dứt treo các bao phân loại xung quanh xe thu gom. Một ý nghĩa quan trọng khác của việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn là kích thích sự phát triển của ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất phân compost, nếu việc Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cũng như tính ổn định của sản phẩm phân compost, qua đó sẽ góp phần mở rộng thị trường phân compost vốn chưa được ưa chuộng lắm hiện nay. 4.3.2.4. Hoạt động Thực hiện một số các hoạt động: Tổ chức tuyên truyền giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức, nhận định tầm quan trọng của việc phân loại rác nhằm bảo vệ môi trường sống cho nhiều người dân. Ra quân phát phiếu bướm có nội dung tuyên truyền về việc không xả rác gây ô nhiễm môi trường và cách thức PLRTTN Phổ biến, hướng dẫn người dân Phân loại Chất thải rắn đô thị tại và một nhiệm vụ khá quan trọng khác là theo lực lượng thu gom trong ngày đi thu gom phần chất thải rắn còn lại, nhắc nhở người dân đem rác ra đổ, đặt thùng rác đúng chỗ, góp ý người dân về cách tách rác (thậm chí có thể xin phép vào nhà hộ dân giúp họ đặt lại thùng rác, dán lại tờ bướm như là một cách tuyên truyền) và thống kê quá trình phân loại rác từ hộ gia đình. Mỗi cặp đoàn viên sẽ quay lại hộ gia đình cách nhật 3 tuần 1 lần để thực hiện các vấn đề trên Phối hợp cùng Ban Văn Hóa Thông Tin và Công ty Công Trình Đô Thị ra quân dọn dẹp lòng lề đường và vận động các hộ dân buôn bán trên các tuyến đường không gây mất vệ sinh môi trường (tặng sọt rác cho các hàng quán trên các tuyến đường nhằm giúp các điểm kinh doanh này cam kết bảo vệ tốt môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm và buôn bán và thực hiện tốt PLRTTN); Công tác của nhóm tuyên truyền cũng được hỗ trợ kinh phí hoạt động như là công việc bán thời gian. 4.3.3 Thành lập các trưởng nhóm kiểm tra công tác phân loại rác tại nguồn Gồm các thành viên như sau: Tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố; Hội trưởng hội phụ nữ; Nhóm hành động (thành lập từ đoàn thanh niên); Mặt trận tổ quốc Phường; Công đoàn các đơn vị; Giáo viên các trường; Ban quản lý chợ; Nhân viên công ty CTĐT Nhiệm vụ chính của các trưởng nhóm là phối hợp với các lực lượng tuyên truyền viên để vận động, hướng dẫn người dân thực hiện Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn và kiểm tra hiệu quả của việc thực hiện, xử lý những trường hợp vi phạm các qui định về Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn.Các trưởng nhóm cũng là đối tượng phổ biến và hướng dẫn việc đăng ký Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn đến các hộ dân. Các trưởng nhóm được phân công như sau: Tổ trưởng và tổ phó tổ dân phố: họp và phổ biến kế hoạch với dân, đốc thúc dân cư qua các kỳ họp tổ dân phố. Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm vụ họp dân và cùng với “đội xung kích” (lực lượng đoàn viên thanh niên) thực hiện phổ biến chương trình Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn. Tổ trưởng tổ dân phố cũng nhắc nhở công việc phân loại qua các buổi họp dân phố định kỳ, nhắc nhở công việc người dân đặt thùng đúng chỗ, đồng thời thông báo những điều chỉnh về lịch trình thu gom từ Ban thực hiện dự án. Trong công tác triển khai tổ trưởng tổ dân phố có hỗ trợ kinh phí hoạt động từ chương trình vì đây là công tác chiếm khá nhiều thời gian. Hội trưởng hội phụ nữ: tuyên truyền Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn trong hội thông qua các kỳ họp; Chuyên viên tư vấn: tập huấn các thành phần nòng cốt (đoàn thanh niên, hội phụ nữ) để hiểu rõ mục tiêu của dự án cũng như cách phân loại. Để giúp lực lượng này tăng thêm kỹ năng tuyên truyền và thuyết phục người dân tham gia phân loại, các đợt tập huấn ngắn về công tác tuyên truyền vận động có sự tham gia của người dân sẽ được nhóm tư vấn (ENDA) hoặc phối hợp với các chuyên gia môi trường trong các trường đại học, Viện nghiên cứu, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Các đoàn thể khác (hội cựu chiến binh, Công đoàn các đơn vị, giáo viên, ban quản lý chợ .): mỗi lực lượng sẽ tham gia vận động, hướng dẫn đối tượng do mình phụ trách. Đại diện nhân viên Công ty CTĐT: phổ biến lợi ích của việc phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn và cách thu gom hợp lý đối với lực lượng thu gom rác. Tập huấn cho các đại diện cán bộ phường, đại diện nhóm tuyên truyền, đại diện các hộ dân, lực lượng thu gom rác chương trình Phân loại chất thải rắn tại nguồn a. Mục đích Giúp cho các cho cán bộ địa phương, đại diện các tổ thu gom rác của địa phương, các ban ngành, đoàn thể và đại diện người dân địa phương đại diện các cá nhân hiểu rõ và thực hiện đúng những tiêu chí của chương trình Phân loại Chất thải rắn đô thị tại nguồn. Thực hiện tốt công tác thu gom và phân loại: không nhập chung 2 loại rác vô cơ và hữu cơ. Hình thức thực hiện Tổ chức tập huấn và phổ biến cách thực hiện phân loại, kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ của phía lãnh đạo phường. Thành phần tham dự Khoảng 30 người, bao gồm: Đại diện chính quyền địa phương Đại diện các ban ngành, đoàn thể (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Dân quân tự vệ ) Đại điện các Đội thu gom rác của địa phương Đại điện người dân địa phương Nội dung của chương trình Tổ chức tập huấn cho cán bộ địa phương, đại diện các tổ thu gom rác của địa phương, các ban ngành, đoàn thể và đại diện người dân địa phương. Nội dung tập huấn liên quan đến các vấn đề sau: Vệ sinh môi trường là gì? Tại sao phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trừơng tại khu vực công cộng và trong các cộng đồng dân cư? Rác thải và nguồn phát sinh rác thải tại các khu vực dân cư. Tác hại của việc vứt rác bừa bãi và tại sao chúng ta phải thực hiện tốt công tác quản lý rác thải trong khu vực? Vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý rác thải; Tại sao phải thực hiện phân loại rác tại nguồn? Những lợi ích đạt được khi thực hiện phân loại rác tại nguồn (lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường); Aùp dụng phương pháp quản lý môi trường dựa vào cộng đồng để thực hiện phân loại rác tại nguồn. .. (Do tính chất của các đối tượng tham gia tập huấn là cán bộ và người dân ở các xã nên các báo cáo viên khi trình bày trong buổi tập huấn phải chú trọng đến vấn đề vai trò của người dân trong các chương trình BVMT, vấn đề nhận thức về công tác BVMT của cộng đồng dân cư, nhưng phải trình bày thật cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu để những kiến thức tập huấn có thể áp dụng ngay trong thực tế khi triển khai phát động “Ngày ra quân tổng vệ sinh trong khu vực và bước đầu hướng dẫn người dân cách phân loại rác tại nguồn”) Các báo cáo viên trình bày trong buổi tập huấn: Chủ nhiệm đề tài và cán bộ tham gia Sở Khoa học & Công nghệ Bến Tre Sở Tài nguyên & Môi trường Công ty Môi trường Đô thị Bến Tre 4.3.5 Kiểm tra và đánh giá mô hình Các trưởng nhóm sẽ theo dõi và kiểm tra việc thực hiện mô hình phân loại rác ở các hộ dân, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp ở phường, thông qua các kỳ họp tổ dân phố (1 lần/ tuần ). Các tổ trưởng tổ dân phố sẽ đưa ra danh sách các đối tượng thực hiện tốt hay không thực hiện đúng PLRTTN. Sau đó các trưởng nhóm sẽ ghi nhận lại kết quả Sau 3 tháng triển khai,sẽ tổ chức kiểm tra và đánh giá mô hình.Đưa ra các hình thức khen thưởng đối với các hộ dân, cơ quan thực hiện tốt PLRTN và xử phạt đối với các hộ dân, cơ quan chưa thực hiện tốt công tác PLRTTN. Khen thưởng: Tuyên dương và trao giấy khen cho các hộ dân và các cơ quan đã thực hiện tốt PLRTTN. Xử phạt: Cảnh cáo và có thể cưỡng chế tài chính (sau này) đối với các hộ dân và các cơ quan đã không thực hiện tốt PLRTTN. 4.3.6 Tiến hành phỏng vấn cộng đồng để có thể điều chỉnh mô hình thu gom, phân loại phù hợp Lực lượng tuyên truyền sẽ phối hợp cùng sở Tài Nguyên và Môi Trường điều tra phỏng vấn cộng đồng. Tiến hành phát phiếu điều tra gồm 40 câu hỏi điều tra khảo sát cộng đồng. Qua các phiếu điều tra thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ có được những số liệu thực tế về tình hình kinh tế, xã hội, hiện trạng môi trường tại địa phương cũng như phân tích, đánh giá được mức độ nhận thức người dân về bảo vệ môi trường, làm dữ liệu, cơ sở cho việc đưa ra mô hình PLRTTN phù hợp hơn với địa phương. Kết quả được thể hiện trong bảng tổng kết các kết quả phiếu điều tra trong đối tượng hộ gia đình (bảng 3.13) Bảng 3.13: Bảng tổng kết các kết quả phiếu điều tra trong đối tượng hộ gia đình Câu hỏi Aáp Câu 3 Câu 4 Câu 7 Câu 8 a b c d a b c d e f g a b c d e f g 3 22 0 13 8 6 7 8 0 0 0 0 8 1 18 0 5 1 0 6 78 0 76 2 35 35 7 1 0 0 0 14 23 20 1 19 2 3 7 80 0 44 5 26 40 10 0 1 0 0 9 16 38 3 22 0 3 8 36 0 30 0 5 10 14 0 1 1 0 9 28 0 0 12 0 0 9 23 0 19 0 14 7 2 0 0 0 0 3 14 0 0 7 3 0 Câu hỏi Aáp Câu 10 Câu 11 Câu 12 a b c d a b c d a b c d e f g h 3 10 2 0 5 7 0 0 18 22 0 0 18 0 3 0 3 6 22 1 0 0 52 0 1 20 50 10 0 22 21 1 0 0 7 43 17 0 2 24 0 0 51 50 13 2 61 0 5 0 7 8 0 23 28 5 30 0 0 7 36 0 0 2 7 1 0 11 9 12 10 0 3 20 0 0 2 23 0 0 3 0 16 0 4 Câu hỏi Aáp Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 a b c d e a b c a b c d a b c d e f g 3 0 0 11 5 6 0 20 4 0 3 15 5 0 2 1 7 14 13 1 6 4 9 43 1 16 40 8 3 18 32 5 8 7 22 4 2 14 15 3 7 0 0 60 0 20 4 44 0 15 24 0 10 7 40 26 16 44 35 12 8 0 0 12 0 25 0 25 0 0 25 11 1 1 32 24 0 2 28 3 9 0 0 0 0 22 0 22 0 0 0 22 0 0 1 0 22 0 0 0 Câu hỏi Aáp Câu 17 Câu 18 Câu 19 a b c d a b c d e a b c d 3 0 14 4 5 1 3 17 2 4 12 18 3 2 6 9 37 13 0 24 7 13 6 5 33 14 9 6 7 4 20 25 0 22 0 24 30 52 26 45 3 26 8 1 18 16 0 8 6 15 34 31 21 31 12 11 9 0 22 0 0 20 0 22 1 1 7 21 1 0 Câu hỏi Aáp Câu 20 Câu 21 Câu 22 a b c d a b c d e f g h a b c d 3 22 11 0 4 2 5 10 14 2 0 14 1 23 1 0 2 6 51 10 1 2 25 4 15 7 6 0 8 2 39 3 0 0 7 60 30 3 18 20 31 48 12 15 10 29 9 60 8 3 9 8 34 26 4 6 1 33 32 16 24 9 14 6 18 0 0 1 9 18 18 0 0 0 22 0 18 20 0 0 0 21 0 0 0 Câu hỏi Aáp Câu 23 Câu 24 Câu 25 a b c d e a b c d a b c d e 3 1 8 2 18 0 8 1 10 1 2 1 2 17 1 6 3 5 4 37 3 34 4 13 1 21 16 15 2 2 7 5 6 7 40 5 36 2 14 3 24 18 13 4 4 8 8 2 1 31 0 30 1 0 4 2 3 21 1 9 9 6 0 0 22 0 18 7 0 0 0 22 0 0 1 Câu hỏi Aáp Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 a b c d e f g a b c d a b c a b 3 4 2 1 1 0 0 0 0 0 1 14 0 1 0 1 2 6 19 22 3 6 0 4 0 5 15 15 12 2 4 41 6 34 7 16 25 6 4 0 3 0 6 16 16 31 3 8 45 9 38 8 32 30 10 2 13 28 8 20 14 18 0 0 0 35 11 23 9 1 21 22 0 11 0 0 1 19 2 0 0 1 23 0 20 Câu hỏi Aáp Câu 30 Câu 31 Câu 32 a b c d e a b c d a b c d e 3 0 3 16 0 1 0 13 0 8 4 18 17 4 19 6 8 5 15 22 6 3 34 4 10 7 8 4 36 4 7 11 7 20 24 8 6 36 9 8 9 7 6 38 7 8 17 27 23 5 18 0 34 2 34 33 36 29 36 33 9 30 1 24 17 15 0 22 0 1 0 23 25 23 0 Câu hỏi ấp Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 a b a b c d a b a b c d e 3 11 9 8 3 0 2 1 10 1 0 1 0 7 6 11 38 28 3 1 8 8 41 22 5 3 6 9 7 15 42 30 6 3 9 8 45 27 5 6 9 11 8 2 30 20 13 16 19 1 32 19 34 5 0 1 9 0 22 21 1 0 0 1 12 22 0 0 0 0 Câu hỏi Aáp Câu 37 Câu 38 Câu 39 a b a b a b c d e f 3 11 1 6 0 8 2 0 2 1 6 6 48 2 48 2 20 3 3 5 10 11 7 56 4 53 4 23 6 4 7 12 16 8 35 0 33 0 32 3 8 19 2 21 9 21 0 22 0 22 22 0 20 1 22 NHẬN XÉT: Y thức của người dân: Tổng số phiếu phát ra là: 239 phiếu. Tổng số phiếu thu lại là 100%. Tuy nhiên do người dân chưa có nhận thức nhiều về môi trường do vậy họ cũng chưa có ý thức về xả bỏ cũng như xử lý rác thải và nước thải. Hầu hết các chất thải người dân đều thải ra vườn hoặc kênh rạch. Tỷ lệ thu gom: Hiện nay trên địa bàn xã do điều kiện giao thông còn kém, hơn nữa đây là vùng nông thôn nên tỷ lệ thu gom rác chưa cao. Người dân sợ tốn kém phí xả rác, các đội thu gom không thể đi sâu vào trong các ấp. Hiện tại, chính quyền xã, các cấp và các đoàn thể cũng có họp tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường. 4.3.7 Đề xuất các giải pháp nhằm duy trì và hiệu chỉnh mô hình PLRTTN phù hợp với xã Tân Thạch Tiếp tục công tác tuyên truyền, tổ chức lớp học về bảo vệ môi trường, giúp người dân nâng cao ý thức, nhận định được tầm quan trọng của việc phân loại rác nhằm bảo vệ môi trường sống UBND xã, ban văn hóa thông tin, ban điều hành khu phố phát động phong trào thi đua giữa các ấp với các giải thưởng nhất định. Từ đó phong trào sẽ được các tổ trưởng các ấp phố phát động đến từng hộ dân. Sau mỗi tháng tổng kết, tuyên dương những ấp thực hiện tốt việc phân loại và kiểm toán trao giải, làm điển hình cho các hộ khác. Điều này sẽ khuyến khích người dân hăng hái thực hiện phân loại; Giao cho Công ty CTĐT thu gom phần rác vô cơ (trong đó có nhiều phế liệu có thể bán được) vào một ngày nhất định trong tuần ở các nhà dân, tiền bán được sẽ được trích để mua túi nylon phát cho các hộ dân. Lập một quỹ “Môi trường” nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng như chi phí cho hoạt động tuyên truyền, trao giải thi đua, do tổ môi trường quản lý; nhà nước sẽ hỗ trợ một phần, số còn lại do doanh nghiệp tài trợ và do các hoạt động sinh lợi của địa phương như thu gom rác bán được của Công ty CTĐT; Tổ chức các cuộc tham quan, hội thảo giữa các tập thể, cá nhân tiêu biểu có những đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; Bên cạnh các hoạt động khuyến khích UBND xã cần ban hành các qui định, qui chế như : Bắt buộc tất cả các hộ gia đình đều phải nộp phí thu gom rác để tránh tình trạng bỏ rác bừa bãi, Xây dựng cơ chế giám sát, khiếu nại tố cáo, xử phạt và cưỡng chế các hành vi xả rác bừa bãi (thể chế hoá ở cấp phường) và không thực hiện đúng công tác PLRTTN. Cần có những chính sách khuyến khích các cơ sở tái chế, tái sinh thu mua phế liệu hoạt động. Muốn thực hiện tốt được các công tác trên chúng ta cần : Tiếp tục huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về môi trường, phân loại rác tại nguồn cho đội viên của nhóm tuyên truyền xứng đáng là lực lượng tiên phong trong các hoạt động bảo vệ môi trường và có khả năng giải đáp các thắc mắc của người dân về các vấn đề trên; Cần có biện pháp thích đáng đối với những người thu gom không làm đúng theo hợp đồng thu gom đã ký kết với các hộ dân; có biện pháp hành chính xử lý những người vứt rác bừa bãi; Thống nhất quy cách làm việc của công ty CTĐT: Giờ lấy rác Phương tiện thu gom: sạch sẽ, rác hữu cơ nên để trong thùng, các loại rác còn lại bước đầu đựng trong bịch nylong, từng bước cải tiến thành thùng thu gom rác 2 ngăn; Cần huy động cộng đồng địa phương cùng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường: Đối với các doanh nghiệp: huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, nếu có công ty nào tài trợ thì sẽõ dán logo của công ty đó, hình thức như quảng cáo. Học sinh: Các em học sinh cũng là lựïc lượng nòng cốt tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng cùng với các thành phần dân cư khác; mặt khác còn là đội viên tuyên truyền nhỏ của mỗi gia đình một cách hiệu quả, do đó: Phối hợp với Ban Giám Hiệu các trường trong địa bàn phường, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về môi trường vào trường, cung cấp kiến thức về môi trường, giúp học sinh hiểu được những vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường đang tồn tại trong khu phố và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường địa phương; Giúp các em có thái độ, hành động tích cực bảo vệ môi trường trong trường học và môi trường địa phương, khởi đầu với những thói quen tốt như giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng chỗ, tiết kiệm nước, bảo vệ cây xanh; Hoạt động tuyên truyền có hiệu quả cần: Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn đến các hộ gia đình phân loại và kiểm toán rác hoàn chỉnh hơn thông qua các buổi họp tổ dân phố; Mở rộng công tác tuyên truyền đến những người thu gom rác; Thực hiện các hoạt động tuyên truyền bằng các hoạt động làm sạch đường phố, các ngày lễ lớn trong năm như ngày thống nhất đất nước 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày môi trường 5/6. Sau mỗi tháng tổng kết, tuyên dương những hộ gia đình thực hiện tốt việc phân loại, làm điển hình cho các hộ khác. 4.3.8 Cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn phù hợp với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn liên quan đến việc cải tiến hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn hiện đang vận hành trên địa bàn để phù hợp với chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, để đảm bảo thu gom và vận chuyển kịp thời cũng như thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh trong suốt các lộ trình thu gom và các tuyến vận chuyển rác. Với mục tiêu phân loại chất thải rắn tại nguồn để nâng cao hiệu quả xử lý các thành phần khác nhau trong chất thải rắn đô thị, hệ thống thu gom cải tiến sẽ bao gồm hai hệ thống riêng biệt: một hệ thống thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy và một hệ thống thu gom các thành phần còn lại. Nội dung này liên quan đến một số họat động chính sau: Tổ chức, sắp xếp lại hoạt động của lực lượng thu gom – vận chuyển rác trên địa bàn (kể cả lực lượng thu gom rác dân lập và công lập); Hoạch định các tuyến và lộ trình thu gom – vận chuyển rác phù hợp với yêu cầu thực tế; Lập kế hoạch về thời gian lấy rác dọc các tuyến và điều chỉnh lại sự phối hợp nhịp nhàng giữa các xe vận chuyển rác và xe thu gom rác; Đầu tư bổ sung các phương tiện thu gom, vận chuyển; KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Giải quyết vấn đề rác thải ở các đô thị nói chung và trên địa bàn xã Tân Thạch-H.Châu Thành nói riêng là một thách thức về quản lý môi trường đô thị với các cơ quan, ban, ngành liên quan thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của tỉnh Bến Tre. Hiện tại với tình trạng rác thải như hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre nói chung và xã Tân Thạch nói riêng đã ở mức báo động, bãi chôn lấp thì quá tải. Chính vì thế, việc “xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xừ lý rác thải tại nguồn tại xã Tân Thạch – h. Châu Thành” mà sở khoa học công nghệ Bến Tre đưa ra cùng với một số địa điểm khác trong toàn tỉnh đang tiến hành thực hiện có ý nghĩa rất lớn trong công tác giải quyết rác thải trong toàn tỉnh. Chương trình này đã mang lại cho người dân có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc thải bỏ rác. Từ đó giúp cho các cơ quan có trách nhiệm dễ dàng hơn trong khâu thu gom, tái chế và xử lí rác thải. Qua kết quả khảo sát thì ý thức của người dân về môi trường chưa cao.hầu hết người dân đều cho rằng môi trường ít quan trọng. Do đó, cần tạo điều kiện và cơ sở để áp dụng một mô hình mới (mô hình CBEM) thành công hơn. Từ những cải tiến đề xuất cho mô hình thu gom, phân loại hiệu quả tại xã Tân Thạch thì việc xử lý rác thải làm sao vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa không gây ô nhiễm môi trường và ít tốn kém là một vấn đề kèm theo. Do đó,việc xử lí rác thải bằng biện pháp ủ phân qui mô gia đình và ủ biogas là có thể thực hiện được và mang lại lợi ích cho người dân. Là một giải pháp góp phần tạo ra nguồn nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu thiên nhiên đang bị cạn kiệt dần do sự khai thác quá mức. Tuy vậy, làm sao có thể duy trì chương trình được mới là vấn đề đặt ra. Chính quyền phải có trách nhiệm nhắc nhở người dân thực hiện đúng việc phân loại rác tại nguồn và tận dụng nguồn rác thải để phục vụ cho đời sống của mình. Nếu gia đình nào không thực hiện đúng thì phải hình phạt thích đáng để giáo dục cho mọi người. Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ, nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư. KIẾN NGHỊ Chính quyền địa phương cần linh hoạt và chủ động hơn trong công tác tuyên truyền và các hoạt động thu gom rác: Về công tác tuyên truyền Hoạt động tuyên truyền cần phải được phổ biến rộng rãi, xuyên suốt và thường xuyên không phải chỉ ở khu vực thực hiện dự án mà toàn khắp kể cả những khi không có dự án. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan lãnh đạo địa phương, đặc biệt là khu phố và tổ dân phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm tuyên truyền thực hiện hoạt động của mình. Cần hỗ trợ kinh phí cho nhóm tuyên truyền. Phải thường xuyên thông tin về các vấn đề môi trường thông qua các phương tiện đại chúng. Đối với hoạt động thu gom Hệ thống thu gom cần phải được cải tiến để tiện lợi cho quá trình thu gom. Nhà nước phải tạo điều kiện cho các đơn vị thu gom rác, trang bị những trang thiết bị cần thiết cho việc phân loại, thu gom rác, cần khuyến khích các dự án đầu tư tái chế. Tăng cường việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Đây là một mô hình có tính khả thi cao sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế và môi trường trong tương lai. Đối với việc xử lí rác thải Cần thực hiện việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công đồng dân cư về lợi ích khi sử dụng biogas vì trong tất cả các hệ thống quản lí, yếu tố con người luôn luôn là yếu tố quan trọng bật nhất. Tạo điều kiện về kinh tế tại các ấp trong xã phát triển mô hình khí sinh học và có thể mở rộng ra các địa bàn xung quanh, nhất là các vùng quê có ngành chăn nuôi là nguồn thu nhập chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
Tài liệu liên quan