Đề tài Xây dựng xã hội học tập ở nước ta

Xây dựng xã hội học tập (XHHT) vừa là một nhiệm vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của nền giáo dục nước nhà, quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HÐH ở nước ta, của quá trình đưa nền kinh tế Việt Nam thành một nền kinh tế tri thức, đưa dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái như Bác Hồ hằng mong muốn, đưa xã hội Việt Nam thành một xã hội trí tuệ, hiện đại, hội nhập kinh tế thế giới

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng xã hội học tập ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c kỳ quan trọng vì đây là lứa tuổi trực tiếp tạo ra sản phẩm, năng suất lao động cho xã hội. Nhưng sự bất cập trong chính sách đầu tư giáo dục hiện nay là chỉ có gần 25 triệu học sinh, sinh viên theo học hệ thống giáo dục trong nhà trường (chính quy) được đầu tư, còn hệ thống giáo dục ngoài nhà trường (giáo dục thường xuyên) không có bất cứ một chế độ, chính sách nào. Mặt khác, cũng phải sòng phẳng mà nói rằng, mặc dù phát triển với số lượng lớn nhưng các TTGDCÐ hiện còn rất nhiều điều phải bàn. Thứ nhất, đa phần các TTGDCÐ mới chỉ nảy nở và "khôn lớn" ở vùng nông thôn các xã gắn với ruộng đồng, người lao động chủ yếu là nông dân được thụ hưởng. Còn ở vùng đô thị, thành phố, các TTGDCÐ rất khó sinh sôi, định hình bởi nhu cầu học tập của người lao động ở đô thị, thành phố, dường như mang tính đặc thù mà các TTGDCÐ chưa tìm ra lối đi. Thứ hai, phổ biến các TTGDCÐ tồn tại và phát triển được là nhờ vào cơ chế xin - cho, thậm chí có nhiều nơi gọi đùa là nhờ vào lòng "từ thiện" của các cấp ủy, chính quyền, trong khi có nhiều TTGDCÐ hoạt động khá tốt, nội dung giáo dục của các trung tâm gắn chặt chẽ với việc tăng năng suất lao động, đổi  mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Ðể giáo dục có thể cống hiến cho sự phát triển kinh tế - xã hội khi tri thức đã trở thành yếu tố quyết định hàng đầu trong cạnh tranh, các quốc gia đều cần đến một hệ thống giáo dục mềm dẻo, đáp ứng được mọi yêu cầu học tập của từng con người, của từng cộng đồng, tạo ra được ngày càng nhiều cơ hội học tập cho con người trong mọi thời gian và không gian khác nhau. Người ta đã mở rộng nhiều khái niệm trên cơ sở đó, định ra những chiến lược giáo dục và đào tạo. GS TS  PHẠM TẤT DONG (Hội Khuyến học Việt Nam)   Thứ ba, cơ chế quản lý của TTGDCÐ hiện không rõ ràng, chương trình học của các TTGDCÐ không thống nhất. Có trung tâm học về vật nuôi, cây trồng, nhưng có trung tâm lại chỉ học tập, sinh hoạt chính trị, tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách. Thứ tư, đội ngũ giảng viên các TTGDCÐ không ổn định, các TTGDCÐ lại không thể khai thác hoặc tận dụng chất xám của đội ngũ này (kỹ sư, cán bộ khuyến nông, khuyến ngư...) vì không có bất cứ chế độ kinh phí, tài chính nào thù lao cho họ. Thứ năm, sự phát triển của các doanh nghiệp, các khu chế xuất nhập công nghệ  mới đòi hỏi đội ngũ công nhân ở đây phải được đào tạo lại, hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề. Vậy vấn đề học tập của đội ngũ này được đặt ra như thế nào?. Thứ sáu, xã hội ta có đội ngũ cán bộ về hưu, người già, người cao tuổi ngày càng đông, việc tổ chức và tập hợp khuyến học của họ gắn với đặc điểm lứa tuổi, môi trường sinh hoạt của họ làm sao để họ thấy mình vẫn hữu ích, không trở thành gánh nặng cho xã hội, gia đình, con cháu? Cũng theo các chuyên gia giáo dục, XHHT không chỉ là xã hội học chữ, mà sâu xa hơn, XHHT làm tăng ba loại vốn. Ðó là vốn con người (Nghĩa hẹp: mỗi con người nhờ có giáo dục mà có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, có thu nhập tiền lương và địa vị xã hội. Nghĩa rộng: nền kinh tế mỗi nước tồn tại và phát triển nhờ vốn vật chất như tài nguyên, đất đai, song chủ yếu nhờ vốn con người, kết quả tổng hợp của giáo dục tạo ra trình độ lành nghề của đội ngũ lao động). Ðó là vốn xã hội (mức độ đoàn kết xã hội, tinh thần sẵn sàng hành động vì những điều tốt đẹp, phản ánh niềm tin xã hội, các quy tắc hợp tác và quan hệ giữa các cá nhân. Vốn xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quan hệ giữa Nhà nước và xã hội dân sự). Ðó là vốn tổ chức (mọi người trong tổ chức làm việc theo luật và quy chế, đối xử nhân ái, gắn bó với  nhau theo tinh thần đồng đội). Ðất nước ta đang là đất nước phát triển, tổng thu nhập kinh tế quốc dân và mức sống bình quân chưa cao, nền tảng dân trí còn thấp. Giáo dục phi chính quy - học tập suốt đời là phương thức chủ yếu mang tính then chốt của chiến lược phát triển giáo dục ở  nước ta trong thế kỷ 21. Xây dựng và phát triển hệ thống này không cần phải có một mô hình riêng biệt, vì nó vô cùng linh hoạt và mềm dẻo, nó không cần trường lớp chính quy theo nghĩa truyền thống. Nó là một hệ thống mang tính tổng hợp bao gồm tất cả các phương thức để học tập suốt đời kể cả chính quy và không chính quy. Với đặc thù như vậy, nền giáo dục phi chính quy - học tập suốt đời được coi là một nhu cầu có tính cấp thiết trong một thị trường lao động đầy biến động trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó phù hợp sự phát triển và tiến bộ nhanh chóng của khoa học, công nghệ, của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HÐH và của cả truyền thống văn hóa lâu dài, lòng hiếu học của dân tộc ta. GS, TSKH VŨ NGỌC HẢI (Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục) Ðể XHHT thật sự từ lượng biến thành chất, từ phong trào mang tính bề nổi trở thành thiết chế giáo dục có chiều sâu, thành hiện thực sinh động và có  hiệu quả, đem lại lợi ích văn hóa - kinh tế cho đất nước, nhưng trước hết cho mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ,  thì mô hình này bên cạnh sức sống nội tại, tự thân của nó còn rất trẻ trung, non nớt, rất cần sự trợ lực. Trước hết là sự trợ lực của hệ thống giáo dục chính quy, ban đầu (trong nhà trường). Công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục đại học cần được đẩy mạnh, đổi mới triệt để, tạo ra sự chuyển biến về chất lượng giáo dục và đào tạo, có thế mới không làm nảy sinh những hệ lụy khiến hệ thống giáo dục thường xuyên (ngoài nhà trường) vốn đang còn yếu ớt phải gánh đỡ. Quan trọng nữa, Nhà nước có chính sách đầu tư thống nhất, nhất quán tạo điều kiện các TTGDCÐ hoạt động, bởi cách đầu tư cho các TTGDCÐ hiện ở trạng thái "trăm hoa đua nở". Có tỉnh đầu tư một triệu đồng/trung tâm. Có tỉnh không đầu tư một đồng nào (!). Các TTGDCÐ phải tự xoay sở, tùy tâm huyết, nhiệt tình mà tồn tại và phát triển. Sự đầu tư còn thể hiện có chính sách, chế độ cụ thể cho giảng viên, cán bộ điều hành các TTGDCÐ. Các TTGDCÐ cần được trang bị những thiết bị tối thiểu, hoặc cơ bản để người học được cập nhật thông tin gắn với xóa đói, giảm nghèo, với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, với sinh nở có kế hoạch, xây dựng gia đình văn hóa, làng xóm và xã hội văn minh... Ðặc biệt, cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương phải có sự nhận thức đúng và thấu hiểu về bản chất XHHT đem lại lợi ích trước hết cho địa phương mình, thông qua các hình thức dạy nghề, các TTGDCÐ... mà phát triển ba loại vốn nói trên: vốn con người, vốn xã hội, vốn tổ chức. Ðó cũng là thấu hiểu sự đòi hỏi của thời đại về XHHT với khái niệm  hiện đại "xóa nghèo trước hết là xóa nghèo tri thức", góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương mình và cả đất nước đi nhanh hơn trong thời hội nhập. KIM DUNG Theo Nhân dân - TTTT&CTGGD Theo www.hcm.edu.vn Người gửi : NTH 20/04/2007 10:21:16 Xây dựng xã hội học tập và phát triển trung tâm học tập cộng đồng (VOV) - Hiện cả nước có hơn 9.000 trung tâm giáo dục cộng đồng; phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển rộng khắp tới tất cả các tỉnh, thành, thôn, bản. Sáng 27/10 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục-Đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập và phát triển trung tâm học tập cộng đồng”. Đến dự hội nghị có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân và gần 200 đại biểu là cán bộ ngành Giáo dục. Sau 3 năm thực hiện đề án, phong trào Khuyến học, khuyến tài của Hội Khuyến học Việt Nam đã phát triển nhanh chóng với tốc độ kỷ lục: 100% các tỉnh, thành đều có Hội Khuyến học, Quỹ Khuyến học; hơn 9.000 trung tâm giáo dục cộng đồng với trên 6 triệu hội viên sinh hoạt trong hơn 250.000 chi hội. Cả nước có hơn 3 triệu gia đình được công nhận là “Gia đình hiếu học” và đã có hơn 50.000 dòng họ được công nhận là “Dòng họ khuyến học”. Hàng năm, Quỹ Khuyến học ở các cấp và địa phương dành từ 250-300 tỷ đồng vào các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên giỏi vượt khó, trợ giúp nhiều thầy, cô giáo gặp hoàn cảnh khó khăn… Từ năm 2005-2008, cả nước đã huy động được trên 163.000 người ra lớp học xoá mù chữ và trên 123.000 người tiếp tục theo học các lớp giáo dục sau khi biết chữ. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những kết quả đạt được của ngành Giáo dục-Đào tạo nói chung và Hội Khuyến học các địa phương khi triển khai đề án. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Đề án “Xây dựng xã hội học tập và phát triển trung tâm học tập cộng đồng” đã góp phần kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân tham gia học tập, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nâng cao dân trí của người dân. Theo Phó Thủ tướng, để đề án có hiệu quả, Bộ Giáo dục-Đào tạo và Hội Khuyến học Việt Nam cần tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các địa phương phát triển phong trào Khuyến học khuyến tài; Gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học. Đặc biệt, ưu tiên chú trọng tới phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa khó khăn, biên giới hải đảo để tất cả người dân đều có quyền được đi học. Tại hội nghị, bà Vibeke Jesen, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành Giáo dục Việt Nam khi thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập và phát triển trung tâm học tập cộng đồng”. Bà Vibeke Jesen cho rằng, trên cơ sở những thành quả đạt được, Việt Nam cần tiếp tục phát triển mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng và các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người dân và trẻ em bị khuyết tật, tàn tật và những người có hoàn cảnh khó khăn. Có như vậy, việc xây dựng phong trào “Cả nước trở thành một xã hội học tập” của Việt Nam mới thực sự thiết thực và có hiệu quả. Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: Từ nay đến năm 2010, Bộ Giáo dục-Đào tạo và Hội Khuyến học sẽ cùng với các địa phương tiếp tục triển khai đề án với các hoạt động: Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý giáo dục; Ưu tiên dành ngân sách cho việc xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất tại những vùng khó khăn, vùng có đông dân tộc thiểu số; Mở rộng các hình thức học tập tới người dân không có điều kiện trực tiếp đến trường học…/. Chu Miên Động lực xây dựng xã hội học tập 1 2 3 4 5 (4 phiếu) 12/01/2008 (HNM) - Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 11 -CT/TƯ ngày 13-4-2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 20-12-2007 và Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổ chức hội nghị triển khai tới lãnh đạo các ban đảng, các sở, ngành, đoàn thể, các quận, huyện và cán bộ làm công tác khuyến học... vào ngày 28-12. Con cháu họ Hoàng ở xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm) tìm hiểu truyền thống hiếu học của dòng họ.  Ảnh: Bích Ngọc Kế hoạch hoạt động của Hội khuyến học Hà Nội nhằm triển khai Chỉ thị và Chương trình này cũng đã xác định mục tiêu: phát huy mọi nguồn lực, từng bước chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, nâng cao dân trí, phát triển  nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Theo đánh giá của đồng chí Phan Đăng Long- Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, công tác khuyến học, khuyến tài luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm, đặc biệt từ sau khi có Chỉ thị 50-CT/TƯ (năm 1999) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Sau 8 năm, công tác khuyến học cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng đã đạt được nhiều kết quả, góp phần vào những thành tựu lớn của sự nghiệp GD-ĐT. Mặc dù vậy, hoạt động này vẫn cần được phát triển rộng, sâu, thiết thực hơn nữa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong điều kiện hiện nay, công tác khuyến học sẽ phải gắn liền với việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, tạo cơ hội cho mọi người dân được học tập thường xuyên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chính vì vậy, Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị 11-CT/TƯ yêu cầu các cấp ủy đảng tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, với 4 nội dung cơ bản. Đây là một cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài nhằm huy động nguồn lực, sự quan tâm, sự đầu tư cũng như trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục. Để triển khai có hiệu quả Chỉ thị của Bộ Chính trị, biến đường lối, chủ trương của Đảng thành những mục tiêu, giải pháp cụ thể, Thành ủy đã ban hành Chương trình hành động. Mục tiêu chung được đặt ra là làm cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân Thủ đô nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện Chỉ thị 11. Từ đó, các cấp ủy đảng chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm phát huy nguồn lực xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục, từng bước chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở-mô hình xã hội học tập theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng; nâng cao vị thế của ngành GD-ĐT Thủ đô, đi đầu cả nước trong thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài; phấn đấu xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm giáo dục, đào tạo có uy tín và chất lượng tiêu biểu của cả nước. 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cũng đã được Chương trình vạch ra đồng thời phân công trách nhiệm rất cụ thể để thực hiện cho được những mục tiêu đã đề ra. Hội Khuyến học Hà Nội - đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp triển khai công tác này đã xây dựng kế hoạch,  xác định 3  nhiệm vụ chủ yếu: tuyên truyền, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu làm nòng cốt cho việc liên kết các lực lượng xã hội. Theo ông Vũ Mạnh Kha - Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội, sự quan tâm thiết thực của các cấp đã một lần nữa được thể hiện cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ, chính sách, tổ chức bộ máy, kinh phí hoạt động cho hội khuyến học các cấp. Cùng với những mục tiêu, nhiệm vụ đã được vạch rõ, đây sẽ là động lực để những người làm công tác khuyến học nỗ lực hơn nữa, góp phần phấn đấu xây dựng Thủ đô thực sự trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo có uy tín và chất lượng tiêu biểu của cả nước. Minh Đức Một số chỉ tiêu chủ yếu trong Chương trình hành động - Duy trì, giữ vững kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục. - Trên 90% cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ văn hóa bậc THPT hoặc tương đương. - 100% cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước  được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị… phù hợp với yêu cầu công tác. - Trên 95% người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, dịch vụ được tiếp cận và thụ hưởng các chương trình bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết, khả năng lao động sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Chỉ đạo để các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động đều, có chất lượng. Nâng cấp từ 2 đến 4 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp quận, huyện lên thành phố. - Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác khuyến học cho 100% cán bộ hội từ thành phố tới phường, xã, thị trấn. Nguồn: hanoimoi.com.vn 3 năm xây dựng xã hội học tập: Bộ GD-ĐT “đơn thương độc mã” 29/10/2008 07:13 Giờ học của học sinh tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình. Ảnh: Dương Ngọc (HNM) - Đề án “Xây dựng xã hội học tập” (XHHT) được ban hành theo Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg giai đoạn 2005-2010 đã đi được hơn nửa chặng đường, đã góp phần nâng cao dân trí, phát triển đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tuy nhiên, theo phản ánh từ các địa phương tại hội nghị sơ kết về vấn đề này do Bộ GD-ĐT vừa tổ chức ở Hà Nội, thì sau 3 năm triển khai việc xây dựng XHHT dường như vẫn chỉ là phong trào… 3 năm mới xây dựng được một quy chế Về việc chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng XHHT, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Các văn bản, Chỉ thị về xây dựng XHHT của các bộ, ngành Trung ương rất cặn kẽ, vấn đề còn lại là việc triển khai thực hiện ra sao. Báo cáo của Bộ GD-ĐT cũng thẳng thắn chỉ rõ, xây dựng XHHT là nhiệm vụ rất cấp thiết, song nhận thức của các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên còn hạn chế, ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức thực hiện. Thực tế cho thấy, điều khiến cho việc triển khai xây dựng XHHT chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cơ sở là do cấp bộ, ngành coi đây là việc của riêng ngành Giáo dục. Một minh chứng cụ thể, dù đã qua 3 năm triển khai, song đến nay chưa có chương trình mục tiêu nào hỗ trợ phát triển hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) - nơi gánh vác các nhiệm vụ xây dựng XHHT như Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg đã đề ra. Vì thế, Nhà nước chưa tập trung ưu tiên kinh phí xây dựng các TTGDTX ở vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người; chưa có hỗ trợ kinh phí cho việc biên soạn chương trình, tài liệu cho các TTGDTX, trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), dẫn đến tình trạng hầu hết TTGDTX, TTHTCĐ còn phải thuê mượn địa điểm, dạy chay, học chay, không có kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên… Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, thì trước hết cần thành lập ban chỉ đạo của Chính phủ để chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tham gia xây dựng XHHT” như đã làm với các cuộc vận động về thi đua làm kinh tế, thi đua xây dựng đời sống văn hóa theo tinh thần Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ VII khóa IX, làm tiền đề triển khai tới năm 2020. 3 năm đã trôi qua, Bộ GD-ĐT gần như đơn thương độc mã trong việc triển khai xây dựng XHHT. Từ năm 2005, Bộ đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc thực hiện Đề án, song đến nay chưa có bộ, ngành nào có kế hoạch triển khai cụ thể, chưa có cơ chế phối hợp, phân công rõ trách nhiệm của các cấp, ngành và tổ chức xã hội trong việc phát triển hệ thống GDTX, xây dựng TTHTCĐ - nền tảng của phong trào xây dựng XHHT. Sau hơn 2 năm từ khi có Quyết định 112/2005/QĐ-TTg, Đề án mới ban hành được Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ; chưa có hướng dẫn về chế độ phụ cấp trách nhiệm các chức vụ lãnh đạo của TTHTCĐ; chế độ chính sách cho giáo viên, học viên học xóa mù chữ (XMC) không khích lệ được người dạy, người học… Giải tỏa nỗi băn khoăn này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sắp tới, Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ ban đầu cho mỗi TTHTCĐ 30 triệu đồng/năm, những nơi khó khăn hơn có thể được hỗ trợ thêm từ 20 đến 25 triệu đồng/TTHTCĐ, ngoài ra còn có chế độ phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ tham gia... Một nhiệm vụ cũng không xong Khó khăn là vậy, nhưng các địa phương vẫn xác định, để xây dựng XHHT phải xây dựng và phát triển hệ thống TTHTCĐ, coi đây là công cụ thiết yếu để xây dựng XHHT từ cơ sở. Đến nay, cả nước đã có 9.010 TTHTCĐ, chiếm 81,93% số xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ (vượt chỉ tiêu Đề án đã đề ra) trong đó 24 tỉnh, thành phố đã đạt tỷ lệ 100% số xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ. Cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX), các TTHTCĐ đã thực hiện tốt nhiệm vụ XMC, tổ chức chuyên đề nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thực sự trở thành “trường học của nhân dân”. Tuy nhiên, do thiếu cơ chế, thiếu sự quan tâm đầu tư, hoạt động của TTHTCĐ nhiều nơi vẫn chỉ mang tính phong trào, chỉ có khoảng 30% số TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả; chất lượng dạy học bổ túc văn hóa rất thấp – chỉ có 6,5% học viên xếp loại khá, giỏi, đa phần đều xếp loại trung bình, thậm chí có tới 28% xếp loại yếu, kém. Thực tế ấy ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai công tác XMC- một nhiệm vụ đến thời điểm này vẫn là cấp bách và nặng nề. Nếu như năm học 2005-2006, cả nước vận động được 86.125 người đến lớp học XMC, năm học sau giảm còn 75.896 người, tới năm học 2007-2008 chỉ còn 34.494 người mà không phải do số người mù chữ ít, trái lại vẫn cao hơn nhiều so với số người đến lớp. Các địa phương đều phản ánh việc vận động người mù chữ ra lớp ngày càng khó khăn do không có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng xã hội trong khi nhiệt huyết của những người thực thi nhiệm vụ có hạn… Rõ ràng, nếu không có sự chuyển biến về ý thức, trách nhiệm của các bộ, ngành và sự vào cuộc của các lực lượng ngoài ngành GD để vạch ra những cơ chế phối hợp cụ thể, đồng bộ thì nhiệm vụ XMC cũng không thể hoàn thành chứ chưa thể nói đến việc đạt được mục tiêu của Đề án xây dựng XHHT: đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân. Hồng Hạnh Xã hội học tập và nguồn nhân lực ở Việt Nam 10/1/2008 7:42:07 AM Học để biết , học để làm, học để chung sống và học để tồn tại . Nền giáo dục trong xã hội học tập hướng vào việc xây dựng cho con người năng lực đón nhận, xử lý, sản xuất, truyền bá, sử dụng… những thông tin để xã hội có những tri thức mới. Do vậy, nền giáo dục phải tập trung vào sự phát triển và sự tự chủ của mỗi con người, làm cho con người phát huy cao độ năng lực sáng tạo, năng động về các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội. Việc đề cao phương thức học tập suốt đời phải đồng thời đề cao năng lực tự học mà chủ yếu học cách học (Learning how to learn). Chủ đề cơ bản của “xã hội học tập” là phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Vào thập kỷ 90 của thể kỷ XX, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước được xác định là nhiệm vụ cơ bản của Việt Nam hướng vào mục tiêu hoàn thành về cơ bản một nước công nghiệp mới vào năm 2020. Chiến lược ở giai đoạn này là thực hiện một nền kinh tế có những bước phát triển tuần tự, đồng thời lại kết hợp với những bước nhảy vọt. Nói cách khác, phảitiến hành công nghiệp hoá rút ngắn để tránh tình trạng tụt hậu ngày càng xa với những nước trên thế giới, trước hết là những nước trong khu vực. Sau một thời gian tìm kiếm cơ hội để mục tiêu phát triển nói trên thành hiện thực, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định phải đi vào kinh tế tri thức (Knowledge Economy) ngay trong quá trình chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Văn kiện Đại hội IX của Đảng có đoạn ghi rõ, phải phát huy lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Từ sự khẳng định trên, những quan điểm về kinh tế tri thức được xác định như sau: - Trong kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là những công nghệ cao. - Tỷ trọng GDP hoặc tỷ trọng ngành nghề đều có sự dịch chuyển dần từ sản xuất vật chất sang hoạt động xử lý thông tin là chủ đạo. - Sản xuất ra công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất. - Từ tổ chức sản xuất theo quy mô lớn, nhất thể hoá chuyển dần sang tổ chức sản xuất phân tán theo cấu trúc mạng và linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng. - Xu thế toàn cầu hoá, nhất thể hoá các nền kinh tế quốc gia và khu vực tăng nhanh kèm theo hai mặt: cạnh tranh khốc liệt và hợp tác hiệu quả. - Quá trình tin học các khâu sản xuất, dịch vụ và quản lý là cốt lõi của quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức. - Tri thức là vốn quý nhất; quyền sở hữu trí tuệ trở thành quan trọng nhất; sáng tạo là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển. - Giáo dục thường xuyên (Continuing Education), học tập suốt đời (lifelong Learning) là đặc điểm nổi bật của xã hội và nền kinh tế tri thức. Học tập suốt đời là nội dung cốt lõi của khái niệm xã hội học tập (Learning Society). Khái niệm này được bàn đến từ rất lâu, ít ra cũng phải đến 50 năm nay, khi Đô-na, A-lan Xcôn (Donal Alan Schon) bàn đến giáo dục công lập và tư thục trong một xã hội với những thay đổi lớn lao và nhanh chóng. Nói đến xã hội học tập, nhiều nhà khoa học cho rằng, giáo dục cho người trưởng thành (Adult Education) là công việc rất “hiệu nghiệm” để đẩy nhanh quá trình phát triển xã hội, từ đó, họ đi vào việc nghiên cứu tổ chức học cho người lớn. Trong số những người này phải kể đến Rô-bớt M.Hút-chin (Robert M.Hutchins) và Tu-ten Hu-xen (Turten Husen). Để thực hiện phương thức “học tập suốt đời” cho mỗi người, xã hội học tập phải tạo ra nhiều cơ hội khác nhau để ai cũng có thể tìm được một hình thức học trong những thời gian và không gian khác nhau. Mô hình tổng quát của xã hội học tập bao gồm, hệ thống giáo dục trong nhà trường (School Education), với những trường lớp dưới hình thức giáo dục chính quy (Formal Education) và những cơ sở giáo dục ngoài nhà trường (Out of School Education); dưới những hình thức không chính quy (Non-formal Education), trong đó, có giáo dục cận chính quy (Quasiformal Education), giáo dục bán chính quy (Paraformal Education) và giáo dục phi chính quy (Informal Education). Nền giáo dục trong xã hội học tập hướng vào việc xây dựng cho con người năng lực đón nhận, xử lý, sản xuất, truyền bá, sử dụng… những thông tin để xã hội có những tri thức mới. Do vậy, nền giáo dục phải tập trung vào sự phát triển và sự tự chủ của mỗi con người, làm cho con người phát huy cao độ năng lực sáng tạo, năng động về các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội. Việc đề cao phương thức học tập suốt đời phải đồng thời đề cao năng lực tự học mà chủ yếu học cách học (Learning how to learn). Trong cuốn sách “Learning to be” (Học để tồn tại - cũng có người dịch là Học để làm người), Ét-ga Phau-ơ (Edgar Faure) cho rằng, trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, không ai có thể coi kiến thức của giáo dục ban đầu (Initial Education) - tức là giáo dục từ nhà trẻ đến đại học - lại có thể đủ cho hết đời. Vì vậy, phải học tập không bao giờ ngừng. Trong khi đó, Phơ-đi-ri-cô Ma-gô (Federico Magor), nguyên Tổng Giám đốc UNESCO cũng cho rằng, phải thay đổi tư duy giáo dục, coi giáo dục như một nhân tố then chốt để phát triển, và mặt khác, giáo dục phải thích ứng với những xu thế mới, chuẩn bị cho con người luôn sẵn sàng trước những thay đổi. Về xã hội học tập, chúng ta cần lưu ý đến bản báo cáo có tiêu đề “Học tập: một kho báu tiềm ẩn” (Learning: The Treasure Within) của Uỷ ban quốc tế về phát triển giáo dục thế kỷ XXI do Giắc-quyn Đơ-lớt (Jacques Delors) thực hiện. Trong báo cáo này, Giắc-quyn Đơ-lớt nêu lên 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết (Learning to know); Học để làm (Learning to do); học để chung sống (Learning to live together) và học để tồn tại (Learning to be). Cùng báo cáo này còn có một văn kiện quan trọng khác dùng trong hội nghị quốc tế “Giáo dục đại học trong thế kỷ XXI: tầm nhìn và hành động”. Việc đào tạo trong thế kỷ mới này được Hội nghị lưu ý đến những xu thế lớn của thời đại: Toàn cầu hoá (Globalization); Quốc tế hoá (Internalization); Khu vực hoá (Arealization); Sự dịch chuyển về mặt địa lý (Delocalization); Sự đẩy ra ngoài lề (Marginalization); Sự phân mang hoá (Flagmentation); Sự công nghệ hoá (Technologization). Với những vấn đề đặt ra trước xã hội học tập, có thể kết luận rằng, chủ đề cơ bản ở đây là phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hướng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng xã hội học tập đã được trong văn kiện Đại hội X của Đảng ghi: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho mọi người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”. Với đường lối trên, việc đào tạo nhân lực ở Việt Nam phải bám sát phương thức giáo dục thường xuyên (Continuing Education), đào tạo liên tục (Permanent Formation) và học tập suốt đời (Lifelong Learning). Mục tiêu cần đạt được đối với sự hình thành nguồn nhân lực (Human Resource) là: Xây dựng năng lực thích ứng (adaptableness) với những thay đổi nhanh chóng của sản xuất, của công nghệ, của đời sống xã hội để đáp ứng (Responsiveness) với những yêu cầu xã hội của phát triển trong tương lai. Xây dựng năng lực tự học sáng tạo trong quá trình học tập suốt đời và biết tự đánh giá nhằm đào tạo những nhân lực biết tư duy (thingking Manpower). Xây dựng năng lực chung (Competences generales) để vượt qua sự đào tạo chuyên môn hoá hẹp. Để có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và từng bước phát triển kinh tế tri thức thì việc đầu tiên là phải chuẩn bị điều kiện cơ sở đáp ứng con người cho công việc này. Theo nhiều chuyên gia, phải thực hiện nhanh chóng và vững chắc việc phổ cập một trình độ giáo dục như: Phổ cập giáo dục trung học vào năm 2015 hoặc sau đó một thời gian, chuẩn bị để đào tạo đại trà sau trung học dưới nhiều hình thức và phát triển mạnh hệ thống đại học. Phổ cập công nghệ thông tin, trước hết là trong nhà trường, bắt đầu từ tiểu học. Phổ cập ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh), dạy ngoại ngữ ngay từ tiểu học. Phổ cập nghề với ý nghĩa tất cả lao động đều phải qua đào tạo nghề ngắn hạn hoặc dài hạn. Ngoài ra cần phải tính đến một vấn đề lớn đó là, trong quá trình phát triển hệ thống giáo dục cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì hội nhập quốc tế lại là một yêu cầu không thể xem nhẹ. Do vậy, thái độ đối với phát triển cần được xác định: Thứ nhất, chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình xã hội học tập thực chất là một cuộc cải cách triệt để, thay thế hệ thống giáo dục mà hiện nay đã trở nên lạc hậu bằng một hệ thống giáo dục mới hướng vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo và khả năng học hỏi không ngừng trong suốt cuộc đời. Thứ hai, hiện đại hoá hệ thống giáo trình và trang thiết bị dạy học để người học có được năng lực tư duy sáng tạo để thích ứng (adaptation) với yêu cầu của những công việc luôn luôn thay đổi và những kỹ năng cơ bản (nhất là kỹ năng sử dụng máy tính và internet). Thứ ba, mở rộng và nâng cấp chất lượng mạng lưới dạy và học ngoại ngữ, coi đây là công cụ cần cho mỗi người trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thứ tư, bảo đảm sự công bằng cho mọi người trong việc tiếp cận và hưởng thụ nền giáo dục cơ sở, mở rộng giáo dục cộng đồng, tạo nhiều cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học. Từ những vấn đề trên đây, việc xây dựng một nguồn nhân lực ở Việt Nam cần có một quy hoạch theo hướng: Tăng quy mô đào tạo đại học, song phải thật sự coi trọng chất lượng đào tạo để có những chuyên gia có trình độ tay nghề cao trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật, an ninh và quốc phòng, sản xuất và kinh doanh. Nhanh chóng đào tạo những công nhân có trình độ học vấn và tay nghề cao - những lao động tri thức (Knowledge Worker) mà người ta gọi là công nhân cổ áo trắng (White collar) cho khu vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao (Hi – tech). Mở rộng đào tạo nghề ngắn hạn để tận dụng nguồn lao động trong nước. Mở ra thật nhiều cơ hội học tập để nông dân nhanh chóng nâng cao học vấn, làm cơ sở cho việc tiếp cận với những kỹ thuật mới, những công nghệ mới. Sau đây là những số liệu nói lên thực trạng việc đào tạo nguồn nhân lực sau khi có Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam (Số liệu năm học 2007 – 2008). Các trường lớp chính quy (chủ yếu) - Trường mầm non (gồm nhà trẻ và trường mẫu giáo) : 11.629 - Trường phổ thông (từ tiểu học đến trung học) : 27.900 - Trường trung cấp nghề : 204 - Trường cao đẳng nghề : 80 - Trung tâm dạy nghề : 961 - Trường trung cấp chuyên nghiệp : 276 - Trường cao đẳng và đại học : 369 Các trường lớp không chính quy (chủ yếu) - Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh : 66 - Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện : 583 - Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã : 9030 - Trung tâm ngoại ngữ, tin học : 700 - Trung tâm học tập từ xa (trong trường đại học) : 12 - Trường bổ túc văn hóa : 29 Ngoài ra còn có hàng vạn cơ sở dạy nghề tư nhân, hàng ngàn câu lạc bộ, văn hoá, hàng ngàn bưu điện văn hóa xã, hàng ngàn lớp dạy nghề trong các làng nghề truyền thống và làng nghề mới v.v… Một số số liệu về người học a. Đào tạo chính quy - Học trẻ em trường lớp mầm non : 3.057.718 - Học sinh tiểu học : 6.850.567 - Học sinh trung học cơ sở : 5.859.526 - Học sinh trung học phổ thông : 3.070.023 - Học sinh học nghề ngắn hạn : 1.268.150 - Học sinh học nghề dài hạn : 1.400.000 - Học sinh cao đẳng nghề : 39.4350 - Học sinh trung cấp chuyên nghiệp chính quy : 614.516 - Sinh viên cao đẳng chính quy : 400.000 - Sinh viên đại học chính quy : 1.200.000 b. Đào tạo không chính quy - Học viên các lớp chống mù chữ : 34.494 - Học viên bổ túc tiểu học : 40.130 - Học viên bổ túc trung học cơ sở : 119.981 - Học viên bổ túc trung học phổ thông : 346.717 - Học viên các lớp tin học : 207.240 - Học viên các lớp ngoại ngữ : 268.812 - Học viên theo học từ xa : 127.758 - Học viên các lớp chuyên đề : 9.215.116 - Học viên các lớp dạy nghề ngắn hạn tư nhân : 173.720 - Học viên trung cấp chuyên nghiệp tại chức : 207.240 - Học viên học cao đẳng tại chức : 65.988 - Học viên học đại học tại chức : 410.753 c. Giáo dục dành cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt - Trẻ khuyết tật học các trường chuyên biệt cấp tỉnh và huyện : 6.000 - Học sinh khuyết tật học trong các lớp tại cơ sở sản xuất : 13.000 - Học sinh mồ côi cha mẹ trong các làng SOS : 1.200 - Học sinh khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ xã hội : 11.000 - Học sinh được nuôi tại các cơ sở từ thiện : 5.000 Với học sinh nghèo, để bảo đảm phần nào công bằng xã hội về giáo dục, Nhà nước đã có chế độ trợ cấp thường xuyên cho 10.281 trẻ, giảm miễn học phí cho 10.315.177 em, cấp thẻ khám bệnh miễn phí hoặc bảo hiểm y tế cho hơn 10.000.000 em. Những con số thống kê trên đây là chưa đầy đủ do chưa có một tài liệu nghiên cứu nào có được những số liệu thật chính xác. Hơn nữa cũng chưa tính được số sinh viên và nghiên cứu sinh đang ở nước ngoài (hiện chỉ biết có khoảng 5.000 người). Số học viên cao học hiện vào khoảng trên 33.000/năm và số nghiên cứu sinh khoảng trên 4.500/năm. Theo kế hoạch thì đến năm 2010, quy mô đào tạo thạc sỹ là 38.000 người/năm và đào tạo tiến sỹ sẽ đạt 8.000 người/năm và mỗi năm sẽ tuyển từ 800 đến 1.000 người đi đào tạo tiến sỹ ở nước ngoài. Nhìn chung, trong điều kiện còn rất khó khăn về kinh tế, việc đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam là rất tích cực. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng đào tạo vẫn là vấn đề phải tính đến trong chiến lược đào tạo./. Phạm Tất Dong GS.TS, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam (Theo Tạp chí CSĐT Xây dựng một xã hội học tập Thứ năm, 02.10.2008, 08:01am (GMT+7)  - Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 1271/QĐ-TTg lấy ngày 2/10 hàng năm là “Ngày Khuyến học Việt Nam”. Nhân sự kiện này, phóng viên đã phỏng vấn Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm. PV: Thưa Chủ tịch, việc Chính phủ ra Quyết định lấy ngày 2/10 hàng năm là Ngày Khuyến học Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào Khuyến học, khuyến tài? Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm: Việc Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định lấy ngày 2/10 là Ngày Khuyến học Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng nhằm động viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác Khuyến học, khuyến tài. Quyết định này cũng là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với những kết quả mà Hội Khuyến học Việt Nam đạt được trong suốt 12 năm qua, đưa hoạt động Khuyến học, khuyến tài phát triển nhanh chóng, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng với những mô hình độc đáo nổi bật như: “Gia đình hiếu học”, “dòng họ khuyến học”, “cụm dân cư khuyến học”. Hiện nay, trong cả nước đã có hơn 5 triệu gia đình đăng ký phấn đấu trở thành “Gia đình hiếu học”, trong đó hơn 3 triệu gia đình đã được công nhận và gần 30.000 dòng học đã được công nhận là “dòng họ khuyến học”. Mô hình này vừa động viên mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời, vừa hỗ trợ hệ thống giáo dục chính quy trong nhà trường bằng cách xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dạy tốt, học tốt; khắc phục tình trạng học sinh lưu ban bỏ học; ngăn chặn tiêu cực xã hội xâm nhập vào nhà trường. Quyết định lấy ngày 2/10 là ngày Khuyến học Việt Nam chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng xã hội học tập triển khai nhanh chóng và rộng khắp hơn nhằm thực hiện tốt 3 mục tiêu: Nâng cao dân trí, Đào tạo nhân lực, Bồi dưỡng nhân tài. Đây là 3 yếu tố cần thiết cho sự phát triển của một quốc gia, sự đi lên của một dân tộc, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cách mạng thông tin bùng bổ như hiện nay. PV: Trong 12 năm hình thành và phát triển, Hội Khuyến học Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ cho giáo dục trong nhà trường của hệ thống giáo dục chính quy. Theo Chủ tịch, phong trào nào là nổi bật nhất và cần được nhân rộng?   Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm: Xã hội học tập mà chúng ta chủ trương xây dựng sẽ là sự liên kết chặt chẽ giữa hệ thống giáo dục chính quy trong nhà trường (hệ thống giáo dục ban đầu) và hệ thống giáo dục ngoài nhà trường (hệ thống giáo dục tiếp tục). Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, Hội Khuyến học Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục-Đào tạo như “hai anh em sinh đôi”, tích cực hỗ trợ lẫn nhau. Cho đến nay, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo xây dựng được hơn 9.000 trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường trên tổng số hơn 10.600 xã, phường trong cả nước. Các trung tâm này ra đời với mục đích tạo điều kiện cho những người nông dân ở nông thôn và những người lao động ở thành thị được học tập, nâng cao kiến thức, nâng cao tay nghề, tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng vào sản xuất. Bằng cách đó và bằng việc liên kết với các trường học trong công tác đào tạo, Hội Khuyến học đã góp phần cùng với ngành Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Để từng bước tạo điều kiện cho mọi người được đi học, thực hiện công bằng trong giáo dục, Hội đã thành lập Quỹ Khuyến học từ Trung ương đến cơ sở. Các Quỹ Khuyến học này hoạt động với sự tài trợ của các doanh nhân thành đạt, các nhà hảo tâm cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo được đến trường, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên học giỏi vượt khó đi lên; đồng thời hỗ trợ những thầy, cô giáo dạy tốt nhưng có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, Quỹ Khuyến học Trung ương bao gồm cả Quỹ Vòng tay đồng đội (dành cho con em liệt sĩ, thương binh, bộ đội có hoàn cảnh khó khăn), Quỹ Khuyến học các địa phương (kể cả Quỹ của “dòng họ khuyến học”) đã chi khoảng 250-300 tỷ đồng cho các mục đích trên. Đây là một số hoạt động nổi bật và thiết thực cần tiếp tục thực hiện và nhân rộng trong thời gian tới vì lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập. PV: Năm nay là năm đầu tiên nước ta có ngày Khuyến học Việt Nam. Theo Chủ tịch, các tổ chức, đoàn thể và từng người dân phải làm gì để xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập? Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm:  Xã hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của nhân loại ở thời kỳ hậu công nghiệp, trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin. Đó cũng là đòi hỏi của yêu cầu phát triển đất nước, của tiến bộ khoa học công nghệ và cũng là đòi hỏi của sự phát triển con người ở thời đại mới. Như vậy, xã hội học tập là rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của đất nước, sự đi lên của dân tộc ta. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều người về vấn đề này còn chưa đầu đủ. Vì thế, việc công bố “Ngày Khuyến học Việt Nam” đặt mọi người trước yêu cầu nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn tính chất quan trọng và sự cần thiết của xã hội học tập. Trên cơ sở đó tham gia tích cực hơn vào phong trào khuyến học, khuyến tài theo đúng tinh thần Chỉ thị 11CT/TW của Bộ Chính trị xem “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”. Mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi lực lượng xã hội cần nâng cao nhận thức, tích cực tham gia vào các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập sẽ góp phần thực hiện mong muốn của Bác Hồ: “Dân tộc ta phải là một dân tộc thông thái”. (NGuồn VOV)-TT Xây dựng một xã hội học tập Thứ năm, 02.10.2008, 08:01am (GMT+7)  - Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 1271/QĐ-TTg lấy ngày 2/10 hàng năm là “Ngày Khuyến học Việt Nam”. Nhân sự kiện này, phóng viên đã phỏng vấn Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm. PV: Thưa Chủ tịch, việc Chính phủ ra Quyết định lấy ngày 2/10 hàng năm là Ngày Khuyến học Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào Khuyến học, khuyến tài? Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm: Việc Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định lấy ngày 2/10 là Ngày Khuyến học Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng nhằm động viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác Khuyến học, khuyến tài. Quyết định này cũng là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước đối với những kết quả mà Hội Khuyến học Việt Nam đạt được trong suốt 12 năm qua, đưa hoạt động Khuyến học, khuyến tài phát triển nhanh chóng, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng với những mô hình độc đáo nổi bật như: “Gia đình hiếu học”, “dòng họ khuyến học”, “cụm dân cư khuyến học”. Hiện nay, trong cả nước đã có hơn 5 triệu gia đình đăng ký phấn đấu trở thành “Gia đình hiếu học”, trong đó hơn 3 triệu gia đình đã được công nhận và gần 30.000 dòng học đã được công nhận là “dòng họ khuyến học”. Mô hình này vừa động viên mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời, vừa hỗ trợ hệ thống giáo dục chính quy trong nhà trường bằng cách xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dạy tốt, học tốt; khắc phục tình trạng học sinh lưu ban bỏ học; ngăn chặn tiêu cực xã hội xâm nhập vào nhà trường. Quyết định lấy ngày 2/10 là ngày Khuyến học Việt Nam chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng xã hội học tập triển khai nhanh chóng và rộng khắp hơn nhằm thực hiện tốt 3 mục tiêu: Nâng cao dân trí, Đào tạo nhân lực, Bồi dưỡng nhân tài. Đây là 3 yếu tố cần thiết cho sự phát triển của một quốc gia, sự đi lên của một dân tộc, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cách mạng thông tin bùng bổ như hiện nay. PV: Trong 12 năm hình thành và phát triển, Hội Khuyến học Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ cho giáo dục trong nhà trường của hệ thống giáo dục chính quy. Theo Chủ tịch, phong trào nào là nổi bật nhất và cần được nhân rộng?   Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm: Xã hội học tập mà chúng ta chủ trương xây dựng sẽ là sự liên kết chặt chẽ giữa hệ thống giáo dục chính quy trong nhà trường (hệ thống giáo dục ban đầu) và hệ thống giáo dục ngoài nhà trường (hệ thống giáo dục tiếp tục). Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, Hội Khuyến học Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục-Đào tạo như “hai anh em sinh đôi”, tích cực hỗ trợ lẫn nhau. Cho đến nay, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo xây dựng được hơn 9.000 trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường trên tổng số hơn 10.600 xã, phường trong cả nước. Các trung tâm này ra đời với mục đích tạo điều kiện cho những người nông dân ở nông thôn và những người lao động ở thành thị được học tập, nâng cao kiến thức, nâng cao tay nghề, tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng vào sản xuất. Bằng cách đó và bằng việc liên kết với các trường học trong công tác đào tạo, Hội Khuyến học đã góp phần cùng với ngành Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Để từng bước tạo điều kiện cho mọi người được đi học, thực hiện công bằng trong giáo dục, Hội đã thành lập Quỹ Khuyến học từ Trung ương đến cơ sở. Các Quỹ Khuyến học này hoạt động với sự tài trợ của các doanh nhân thành đạt, các nhà hảo tâm cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo được đến trường, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên học giỏi vượt khó đi lên; đồng thời hỗ trợ những thầy, cô giáo dạy tốt nhưng có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, Quỹ Khuyến học Trung ương bao gồm cả Quỹ Vòng tay đồng đội (dành cho con em liệt sĩ, thương binh, bộ đội có hoàn cảnh khó khăn), Quỹ Khuyến học các địa phương (kể cả Quỹ của “dòng họ khuyến học”) đã chi khoảng 250-300 tỷ đồng cho các mục đích trên. Đây là một số hoạt động nổi bật và thiết thực cần tiếp tục thực hiện và nhân rộng trong thời gian tới vì lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập. PV: Năm nay là năm đầu tiên nước ta có ngày Khuyến học Việt Nam. Theo Chủ tịch, các tổ chức, đoàn thể và từng người dân phải làm gì để xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập? Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm:  Xã hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của nhân loại ở thời kỳ hậu công nghiệp, trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin. Đó cũng là đòi hỏi của yêu cầu phát triển đất nước, của tiến bộ khoa học công nghệ và cũng là đòi hỏi của sự phát triển con người ở thời đại mới. Như vậy, xã hội học tập là rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của đất nước, sự đi lên của dân tộc ta. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều người về vấn đề này còn chưa đầu đủ. Vì thế, việc công bố “Ngày Khuyến học Việt Nam” đặt mọi người trước yêu cầu nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn tính chất quan trọng và sự cần thiết của xã hội học tập. Trên cơ sở đó tham gia tích cực hơn vào phong trào khuyến học, khuyến tài theo đúng tinh thần Chỉ thị 11CT/TW của Bộ Chính trị xem “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”. Mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi lực lượng xã hội cần nâng cao nhận thức, tích cực tham gia vào các phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập sẽ góp phần thực hiện mong muốn của Bác Hồ: “Dân tộc ta phải là một dân tộc thông thái”. (NGuồn VOV)-TT Làm rõ thêm về khái niệm Xã hội học tập     03:51' PM - Thứ năm, 20/11/2003 Có thể khẳng định đối với ta đây là một việc mới, khi bắt tay vào cuộc cần có sự thống nhất về quan niệm thế nào là mô hình chung của GDXHHT thích hợp của nước ta? Để xây dựng XHHT phải dựa trên những tư tưởng chỉ đạo nào? Ta có thuận lợi gì và đang đứng trước những thách thức thế nào ? Từ đó mà xác định phương châm, mục tiêu cụ thể và lộ trình. Về khái niệm: XHHT là một khái niệm mới gắn với khái niệm “học suốt đời” (HSĐ). Căn cứ vào quan niệm được trình bày trong các tài liệu của UNESCO và OECD vận dụng vào hoàn cảnh nước ta, theo chúng tôi có thể nêu nội dung của khái niệm này như sau: “XHHT" là mô hình hiện đại của nền GD trong đó GD và XH có sự thống nhất , thực hiện chế độ GD cho mọi người và HSĐ- chìa khóa mở cửa vào thế kỷ XXI; bao gồm sự  học tập liên tục mà sự phân biệt chỉ có tính tương đối của hai loại đối tượng tức thế hệ đang lớn lên (GD thế hệ  trẻ) thực hiện “đào tạo ban đầu” theo hình thức học “chính quy” trong  nhà trường truyền thống và giáo dục người lớn (GDNL) thực hiện “học tập thường xuyên” hay “GDNL” theo hình thức “không chính quy” và  “phi chính quy” tiến hành ngoài nhà trường truyền thống; theo bốn trụ cột của GD thế kỷ XXI “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”; nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của cá nhân và XH với các mục tiêu nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, để mỗi người tự khẳng định mình tham gia thị trường lao động và có cơ hội việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) đất nước và tham gia đời sống XH trong nước và hội nhập quốc tế. Quan niệm về phạm vi và nhiệm vụ xây dựng XHHT ở nước ta: Xuất phát từ khái niệm trên thì phạm vi XHHT gồm ba thành khâu như sau, khâu I: GD trong nhà trường chính quy truyền thống cung cấp trình độ học vấn và tiền nghề nghiệp ban đầu chủ yếu cho thế hệ trẻ theo hình thức học tập  chính quy (đổi mới theo tiếp cận HSĐ) và cho một bộ phận người lớn đang tham gia sản xuất, công tác (học không tập trung, tại chức, từ xa, tự học) theo kiểu bán chính quy; khâu II: GD thường xuyên, học tập  không chính quy (học “mặt giáp mặt”, GD mở, GD từ xa, tự học) để nâng cao và bổ túc một cách liên tục trình độ học vấn và nghề nghiệp tiếp nhận được từ nhà trường cho thanh niên không có điều kiện học tiếp  con đường chính quy mà chưa có việc làm và chủ yếu cho bộ phận người lớn đang lao động nghề nghiệp; và khâu III: sự học tập thiết dụng và học tập tùy hoàn cảnh (Learning environments) theo phương thức GD không chính quy và chủ yếu GD phi chính quy rất đa dạng của nguời lớn đang tham gia thế giới  việc làm và đời sống xã hội (và người cao tuổi) cũng như những đối tượng dân cư khác có nhu cầu học tập cá nhân hoặc theo yêu cầu xã hội (học tập cộng đồng, gia đình, cá nhân). Đối với nước ta hai khâu I và II về cơ bản đã được quy định trong Luật GD (1998) nhưng nay vận dụng tiếp cận XHHT-HSĐ thì phải có nhiều đổi mới mạnh mẽ, còn khâu III là mới mẻ. Bởi vậy công việc xây dựng XHHT phạm vi toàn quốc phải nhằm mục tiêu chung là tạo điều kiện thuận lợi nhất (có thể được phù hợp khả năng KT-XH) đáp ứng quyền được học tập cho mọi người có nhu cầu học. Xây dựng XHHT là cơ hội thực hiện hoài bão của Hồ Chủ tịch và cũng là khao khát ngàn đời của dân tộc Việt Nam “học để nên người” “ai cũng được học hành”, bởi vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và triết lý GD của những tư tưởng và những lời huấn thị của Hồ Chủ tịch trong việc Người đã đề ra các đường lối,chủ trương,chính sách cũng như chỉ đạo thực tiễn sự nghiệp xây dựng “nền GD hoàn toàn Việt Nam” nói chung và phong trào bình dân học vụ“diệt giặc dốt” nói riêng để quán triệt vào hoạt động xây dựng XHHT hôm nay. Đó là các tư tưởng độc lập dân tộc, về chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn của sự nghiệp GD Việt Nam độc lập, vai trò của GD trong công cuộc xây dựng lại đất nước được Người phát biểu trong nhiều trường hợp khác nhau như sau ngày độc lập Người nêu rõ 4 mục tiêu của “kế hoạch kiến quốc”: Làm cho dân có ăn, Làm cho dân có mặc,Làm cho dân có chỗ ở, Làm cho dân có học hành và “Một dân tộc dốt là một dân tôc yếu”. Người bày tỏ về lòng ham muốn tột bậc của mình: “làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Còn về ý nghĩa thiêng liêng của sự học cho thanh niên (cũng là cho  nhân dân) lời Bác dạy vốn đã trở thành bất hủ nay đặc biệt càng có ý nghĩa thời sự trong bối cảnh hòa nhập và cạnh tranh quốc tế. Nguyễn Như Ất, Hà Nội Mới  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxa_hoi_hoc_tap_8431.doc
Tài liệu liên quan