Đề tài Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chủ yếu

Bộ Thuỷ sản chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương Mại (Cục Xúc tiến Thương Mại, các cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài), Bộ Ngoại giao và các ngành khác có liên quan để làm tốt công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trường như: - Tổ chức và tham gia hội chợ triễn lãm - Quảng cáo với trình độ quốc tế. Chi phí để ta tự tổ chức một hội chợ triển lãm ở các thị trường khác có thể rất tốn kém, chúng ta nên mở hội chợ ngay trong nước và mời các đối tác tiềm năng nước ngời tham gia tìm hiểu và đánh giá. Như thế nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong nước có cơ hội để tham gia và cạnh tranh với nhau hơn. Khi có các cuộc triễn lãm mà nước ngoài tổ chức, chúng ta nên tham gia để khách hàng và người tiêu dùng biết đến sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Bộ Thuỷ sản có thể chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu để tham dự. Chi phí cho mỗi cuộc triển lãm có thể là rất cao, do đó Bộ Thuỷ sản nên hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triễn lãm. Quảng cáo ở trình độ quốc tế có thể vượt quá khả năng của từng doanh nghiệp, Bộ Thuỷ sản nên trích một phần kinh phí để tiến hành quảng cáo cho sản phẩm thuỷ sản.

doc36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chủ yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à một số nước khác có kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh khá lớn sang thị trường Mỹ. Ngoài tôm đông lạnh, mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu lớn thứ hai là cá philê tươi và ướp đông. Mặc dù Mỹ có khả năng sản xuất cá philê nhưng do người Mỹ rất ưa chuộng cá philê của Tây Âu và Canada, vì vậy Mỹ phải xuất khẩu sản phẩm của mình và nhập khẩu sản phẩm của các nước khác (Canada, Chi Lê, Na uy, Tây Ban Nha...). Sau tôm đông lạnh và cá philê, các mặt hàng khác như : cá ngừ nguyên con, cá hồi nguyên con và ướp lạnh, cá ngừ đống hộp...được nhập khẩu vào Mỹ với giá trị hàng năm tương đối lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân nước này và để tái chế rồi xuất sang nước khác. c. Thị trường Trung Quốc Năm 2000, sản lượng thuỷ sản các loại của Trung Quốc đạt 42.785 ngàn tấn trong đó sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên là 17.400 ngàn tấn và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 25.385 ngàn tấn. Dự kiến đến năm 2001, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc sẽ tăng lên đến trên 50 ngàn tấn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng và nhu cầu cho xuất khẩu với khối lượng lớn. Về tiêu thụ, do mức sống của nhân dân Trung Quốc tiếp tục tăng lên và nhu cầu về thuỷ sản tươi sống cũng tăng theo, dưới đây là số liệu thống kê của Trung Quốc cho ta thấy. Bảng 1: Cơ cấu tiêu dùng và xuất nhập khẩu thuỷ sản Trung Quốc. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 Mức tiêu thụ bình quân. - Thành thị: - Nông thôn: Nhập khẩu. Xuất khẩu. kg/người ,, ,, Tấn ,, 5,82 10,3 3,28 626.000 1.296.000 6,74 11,7 3,92 1.251.000 1.485.000 Tính đến hết tháng 4/2001, khối lượng thuỷ sản mậu dịch của Trung Quốc dự tính tăng 13% so với cùng kỳ năm 2000. Nga là thị trường chính xuất khẩu chính đối với mặt hàng cá ướp đông của Trung Quốc. Trên 50% khối lượng cá đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc là từ thị trường Nga, phần còn lại được nhập khẩu từ ấn Độ và các thị trường khác. Hầu hết cá đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc được lọc xương và tái xuất. Mực là loài nhuyễn thể thân mềm được giao dịch với khối lượng lớn, phần lớn mực nhập khẩu vào Trung Quốc được chế biến và tái xuất sang Nhật, Mỹ và Hàn Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng xuất khẩu một khối lượng lớn mực sống, tôm đông lạnh, lươn sống và đông lạnh. d. Thị trường EU Liên minh Châu Âu hiện nay bao gồm 15 quốc gia với hơn 365 triệu người tiêu dùng. Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất về hải quan, có định mức thuế hải quan chung cho tất cả các nước thành viên. Ngày 7/2/1992 hiệp ước Masstricht được ký kết tại Hà Lan mở đầu cho sự thống nhất về chính trị, kinh tế tiền tệ giữa các nước thành viên EU. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu thông sức lao động, hàng hoá dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Riêng đối với mặt hàng thuỷ sản, EU là một trong ba thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản và Mỹ. Hàng năm Liên minh Châu Âu chiếm từ 25-30% nhập khẩu thuỷ sản của toàn thế giới. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người ở EU là 17kg/năm và tăng dần hàng năm khoảng 3%. Giá cả mặt hàng thuỷ sản ở thị trường EU cũng cao hơn các thị trường Châu á trung bình khoảng từ 1,1 đến 1,4 lần và có tính ổn định. Thị trường thuỷ sản EU có tính ổn định cao, với nhiều nhóm cư dân có nhiều yêu cầu khác nhau trong thói quen tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản. Trong khi nhu cầu về hàng thuỷ sản đang ngày càng tăng, Uỷ ban nghề cá của EU mới đây đã ra tuyên bố cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác hải sản từ năm 1997-2010, nhằm để bảo vệ nguồn lợi hải sản. Chính điều này làm cho nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên thị trường EU thật sự là một thị trương khó tính, có tính chọn lọc cao với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.1.3 Tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam a. Đánh bắt tự nhiên Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài 3260km với 112 cửa sông, lạch; vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 với hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra nhiều eo, vịnh và đầm phá tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và duy trì nguồn lợi thuỷ sản. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, hàng năm Việt Nam có thể khai thác 1,2-1,4 triệu tấn hải sản các loại mà không ảnh hưởng đến tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản. Trong khai thác tự nhiên, nhờ có khoa học công nghệ hiện đại nên có thể xác định trử lượng và xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý đối với từng loại thuỷ sản, từng vùng biển và từng mùa vụ vừa đảm bảo khai thác tối đa nguồn lợi thuỷ sản vừa đảm bảo khả năng tái tạo để ổn định khai thác lâu dài. Những tàu lớn được trang bị hiện đại, có khả năng mở rộng khai thác hải sản xa bờ và hình thành nghề cá viễn dương trong tương lai. b. Nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng là rất lớn. Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, trong đó gần 30 vạn ha là nơi thích hợp để nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra Việt Nam còn có hơn 800 ngàn ha eo, vùng, vịnh biển, đầm phá tự nhiên có thể sử dụng vào công tác nuôi trồng thuỷ sản. Các chương trình nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển khá mạnh mẽ và vững chắc, từng bước đẩy lùi viêc nuôi trồng manh múm, tự phát theo lối thủ công truyền thống dưa vào thiên nhiên sang nuôi trồng có quy hoạch với khoa học công nghệ hiện đại hơn, đưa diện tích từ 295.000 ha năm 1990 lên 535.000 ha năm 1999. Nếu năm 1998 sản lượng nuôi chỉ được 500 ngàn tấn thì đến năm 1999 đã tăng lên 600 ngàn tấn và còn có nhiều khả năng phát triển hơn nữa trong những năm tới. c. Xuất khẩu thuỷ sản Mỗi năm Việt Nam xuất sang 62 nước hàng ngàn tấn thuỷ sản trong đó chủ yếu là các loại tôm đông, mực, cá đông, cá hộp, thịt tôm hỗn hợp và một số loại thuỷ sản khác như nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Bộ Thuỷ sản Việt Nam đã sớm có chủ trương đẩy mạnh khai thác, chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu vì vậy hàng thuỷ sản Việt Nam đến nay đã có thể xâm nhập các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU....Bộ Thuỷ sản Việt Nam tiếp tục đổi mới trang thiết bị hiện đại, tiếp thu nhưng kỹ thuật tiên tiến đồng thời kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực quan trọng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Do đó, ngành Thuỷ sản Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: c. Chế biến thuỷ sản Đã từng bước khắc phục tình trạng lao động thủ công là chính sang sử dụng máy móc công nghệ khá hiện đại và đồng bộ. Một số công nghệ mới được đưa vào sản xuất, nhờ đó kéo dài thời gian giữ chất lượng và độ tươi sống của hàng thuỷ sản; tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá, trọng lượng, mẩu mã với chất lượng tốt, số lượng nhiều, giá thành hạ phục vụ yêu cầu ăn ngay, nấu ngay rất tiện lợi của người tiêu dùng và nâng cao giá trị hàng hoá thuỷ sản của Việt Nam, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ví dụ: ở An Giang trước đây xuất khẩu cá ba sa sang Phi- lê đông lạnh đạt hiệu quả thấp, nhưng khi áp dụng kỷ thuật xông khói nguội của trung tâm công nghệ và thuỷ sản sinh học thuỷ sản của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, đã đưa giá trị thương mại tăng từ 1,5- 2 lần và mở rộng thị trường tiêu thụ. Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang chuyển từ công nghệ đông tiếp xúc sang đông rời nhanh IQF đã thu chênh lệch giá bán từ 0,03- 0,05 USD/kg tôm đông, nếu mổi năm sản xuất 2.000 tấn sản phẩm sẻ thu chênh lệch từ 60.000- 100.000 USD. Nhiều sản phẩm thuỷ sản trước đây không có giá trị kinh tế, nay nhờ có công nghệ chế biến tiên tiến đã tạo ra nhiều hàng hoá có giá trị kinh tế cao, thị trường được mở rộng; nhờ đó đã thúc đẩy việc nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và cả trong dịch vụ hậu cần nghề cá cũng phát triển theo. . Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua. Tình hình chung. Trong chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 được Thủ tướng phê duyệt vào cuối năm 1998, mục tiêu giá trị xuất khẩu thuỷ sản được xác định phải phấn đấu đạt 1,1 tỷ USD vào năm 2000 và 2,5 tỷ USD vào năm 2005. Những năm qua, vượt qua biết bao thử thách gian nan của cả thiên nhiên lẫn thị trường, ngành Thuỷ sản Việt Nam đã ghi được một dấu ấn quan trọng vào năm 2000, năm hoạt động xuất khẩu thuỷ sản cả nước: kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã gia tăng vượt bậc, đạt trên 1,3 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm, cả năm đạt 1,478 tỷ USD, đứng thứ 3 trong các ngành xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam chỉ sau dầu thô và dệt may. Bảng 2. Cơ cấu một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Đơn vị tính: tỷ USD 1998 1999 2000 7T/2001 Tổng kim ngạch XK Mặt hàng Dầu thô Hàng dệt may Hải sản Dày dép Gạo 9,32 2,76 1,45 0,86 1,03 0,70 11,54 3,37 1,75 0,974 1,39 0,86 14,45 3,502 1,892 1,478 1,464 0,667 9,13 2,10 1,14 1,02 0,89 0,41 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổng sản lượng thuỷ sản cả nước năm 2000 đạt 1.951.350 tấn, vượt 15,54% so với cùng kỳ năm 1999. Trong đó, khai thác đạt 1.308.975 tấn, vượt 15% so với cùng kỳ, nuôi trồng đạt 642.375 tấn, tăng 16,6%. Theo nghiên cứu của FAO, trong số 20 nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm từ 1 triệu tấn trở lên, nước ta đứng hàng thứ 17. Nếu tính 10 nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cao thì Việt Nam đứng hàng thứ 7 ( trên Mỹ). Từ năm 1990 đến năm 2000, mặc dù tổng sản lượng thuỷ sản ( kể cả khai thác và nuôI trồng chỉ tăng gần gấp đôi ( từ 1.019.800 tấn lên 1.950.000 tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp gần 7 lần ( từ 205 triệu USD lên 1,478 tỷ USD). Nếu tính từ năm 1998, xuất khẩu đạt 858 triệu USD trở lại đây, thì nhịp độ tăng trưởng bình quân mỗi năm trên 20%, trong khi đó sản lượng thuỷ sản tăng bình quân gần 5%/năm. Bảng 3: Tình hình sản xuất – xuất khẩu thuỷ sản từ năm 1998-2000 Danh mục 1998 1999 2000 2001 2005 Sản lượng thuỷ sản(Tr. tấn) 1,676 1,80 1,9 1,95 2,2 Trong đó: Khai thác hải sản 1,138 1,18 1,3 1,20 1,2 Nuôi trồng thuỷ sản 0,538 0,62 0,7 0,75 1,0 Kim ngạch xuất khẩu(Tỷ USD) 0,585 0,971 1,47 1,55 2,5 Bộ Nguồn: Bô Kế hoạch và Đầu tư. Nhưng thành tựu cơ bản nhất là ngành công nghiệp chế biến đã chuyển biến mạnh mẽ về chất, việc cải thiện sản xuất, nâng cao chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản theo HACCAP đã có những tiến bộ rõ rệt, được ghi nhận bằng việc Việt Nam chính thức vào danh sách I xuất khẩu thuỷ sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang EU đã tạo thế đứng và uy tính vững chắc cho thuỷ sản Việt Nam vươn xa hơn nữa trên thị trường thế giới. Về cơ cấu sản phẩm: các nhóm sản phẩm xuất khẩu đều tăng. Nhóm sản phẩm tôm đạt giá trị cao nhất (641,3 triệu USD), chiếm 47,1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước, và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (tăng 168 triệu USD) so với cùng kỳ năm 1999), với sự tham gia của 160 doanh nghiệp chế biến kinh doanh tôm trong cả nước. Hai thị trường dẫn đầu về nhập khẩu sản phẩm này từ Việt Nam là Nhật và Mỹ. Thị trường Nhật đứng đầu về kim ngạch, đạt 271,1 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái, còn Mỹ tuy ở vị trí thứ hai, đạt 201 triệu USD, nhưng lại có mức tăng trưởng bất ngờ, bằng 220% so với cùng kỳ năm trước, báo hiệu sự tăng tốc trong năm 2001 về sản phẩm tôm. Nhóm sản phẩm cá tuy chỉ chiếm tỷ trọng 14,9% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, với kim ngạch 193,878 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, nhưng có mức tăng 49,9% so với cùng kỳ năm trước. Cá là sản phẩm thu hút nhiều nhất số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong cả nước tham gia: 300/600 doanh nghiệp. Năm 2000 là năm chúng ta mở được nhiều thị trường tiêu thụ nhất, huy động được nhiều nhất nguồn nguyên liễu cá các loại đưa vào chế biến xuất khẩu hoặc xuất các sản phẩm tươi, ướp đá. Mỹ là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ cá của Việt Nam , đạt 56,1 triệu USD, chiếm xấp xỉ 30% tổng giá trị xuất khẩu cá các loại của cả nước. Đây là mức kỷ lục, bằng 260% so với cùng kỳ năm 1999, khiến cho Nhật Bản phải nhường vị trí dẫn đầu trong việc nhập khẩu nhóm hàng này cho Mỹ, vì mới đạt 20,2% trong tổng giá trị xuất khẩu cá. Cơ cấu sản phẩm năm 1999-2000 Nhóm hàng khô có mức tăng trưởng cao nhất trong các nhóm sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu năm 2000, tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 1999, đạt giá trị 184,5 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2000, xấp xỉ mức giá trị của sản phẩm cá, đưa tỷ trọng mặt hàng này vượt lên vị trí thứ 3 sau tôm và cá. Càng về cuối năm nhóm mặt hàng nay càng có sự tăng trưởng nhanh. Đóng góp đáng kể và có tỷ trọng ngày càng lớn vào bức tranh sáng sủa của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam còn có vai trò tích cực của các nhóm sản phẩm khác, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua ghẹ, đặc sản biển. Trong năm 2000, các nhóm sản phẩm nay đạt kim ngạch trên 230 triệu USD, tăng trên 59% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 16,2% trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản . Đây là thắng lợi của việc đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, xu hướng tích cực cần được tiếp tục duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo. Nhuyễn thể chân đầu là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (1,1%/năm), trước hết vì lý do biến động nguồn lợi, song cũng còn do tác động của việc giảm sức mua nhóm sản phẩm này của 2 thị trường Nhật Bản và Mỹ. b. Về giá thành xuất khẩu Như ta đã biết, việc tăng sản lượng thuỷ sản của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu hy vọng vào việc tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, còn khả năng tăng đánh bắt cá tự nhiên là rất hạn chế, nhất là đối với nguồn hải sản đánh bắt ven bờ, vì nguồn tài nguyên ở đây đã được khai thác quá công suất cùng với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chi phí đánh bắt đã tăng cao hơn mức có thể chấp nhận, nên quan hệ cung cầu đã mất cân đối. Bởi vậy, giá cả của hầu hết các loại thuỷ sản ngày càng tăng cao, theo dự báo của các nhà kinh tế thế giới, giá của các mặt hàng thuỷ sản tăng ở mức 20%-25%/năm. Đây là nhân tố thuận lợi góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong những năm qua. Tình hình xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu Đến năm 2000, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở 62 nước ở trên thế giới, tương đương với số lượng thị trường xuất khẩu của năm 1999, song kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính đều tăng trưởng vượt bậc. Thị trường Mỹ –thị trường có mức tăng trưởng nhanh nhất. Trước năm 1994, Mỹ đang thực hiện chính sách cấm vận đối với Việt Nam, trong thời gian này, xuất khẩu thuỷ sản trực tiếp vào Mỹ hầu như không đáng kể. Năm 1996, hàng thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ chỉ có 8 triệu USD, năm 1987 tăng 4,5 lần và năm 1988 tăng 10 lần so với năm 1986. Hàng thuỷ sản Việt Nam muốn xuất khẩu sang Mỹ phải qua một nước trung gian thứ 3 ( chủ yếu là Singapore). Đến năm 1994, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam , xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và thuỷ sản nói riêng đã tăng lên đáng kể. Các mặt hàng hải sản đứng thứ 2 (đạt 52 triệu USD/năm) sau cafê với kim ngạch là100triệu USD/năm . Trong suốt giai đoạn 1994-1999, xuất khẩu sang thị trường Mỹ chỉ chiếm 4-5% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu từ Mỹ chỉ đạt 2,4% tổng kim ngạch nhập khâủ của Việt Nam . Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước trong khu vực mà Mỹ đã áp dụng quy chế quan hệ bình thường như Thái Lan là 17,4% và 10,3% và Malaixia là19,4% và 11,9%. Năm 1999, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã tăng gần 18 lần so với năm 1986, và đây là một bước tiến bộ trong quá trình xâm nhập vào thị trường Mỹ. Năm 1997, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thi trường Mỹ đạt 273 triệu USD, trong đó thuỷ sản đạt 42,8 triệu USD, chiếm 15,7%, trong hai năm sau, tỷ trọng thuỷ sản xuất khẩu tăng dần và kim ngạch tăng manh (năm 1998 tăng gần gấp đôi năm 1997, còn năm 1999 gấp 3 lần ). Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường đã có những bước tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên do 2 nước chưa được ký Hiệp định thương mại nên chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của thuỷ sản Việt Nam . Thị trường Mỹ là một thị trường tiêu thụ nhập khẩu và tiêu thụ thuỷ sản lớn thứ hai thế giới (sau Nhật) , đây là một thị trường đa dạng và có tiềm năng rất lớn. So với các thị trường có mức tiêu dùng bình quân đầu người tương đương Mỹ như EU hay Nhật Bản thì xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn. Do thuế nhập khẩu trung bình đối với sản phẩm nông nghiệp của các thị trường này cao hơn rất nhiều so với Mỹ, ví dụ đối với EU là 45% trong khi Mỹ là 13% nên khi mà Hiệp định thương mại được thi hành thì xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ có cơ hội tăng lên đáng kể. Bảng 4: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ thời kỳ 1997-2001. Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 6T/2001 Tổng kim ngạch XK sang Mỹ (Tr.USD) Trong đó: Thuỷ sản. Tỷ trọng (%) 273,3 42,9 15,7 468,6 81,5 17,4 540,1 125,6 23,3 732,5 304,4 41,6 502,2 203,4 40,5 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2000, khi thực hiện Hiệp định thương mại, Mỹ sẽ áp dụng thuế suất phù hợp với quy định của WTO (ước tính thuế nhập khẩu trung bình của hàng hoá Việt Nam vào Mỹ sẽ giảm từ 40 xuống còn 4%), loại bỏ hàng rào phi thuế quan, các hạn chế định lượng và mở đường cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường Mỹ. Về phía mình, Việt Nam cam kết sẽ loại bỏ các rào cản, phi thuế quan, giảm mức thuế đối với hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam; do đó, tạo điều kiện cho người tiêu dùng Việt Nam mua hàng hoá của Mỹ với giá rẻ hơn. Hiệp định thương mại không những thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào một trong những thị trường lớn nhất thế giới mà còn tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đối với ngành thuỷ sản, trước đay phải chịu mức thuế nhập khẩu cao, khó khăn thâm nhập thị trường Mỹ nay đã có một cơ hội để phát triển và thu được nhiều lợi nhuận do thuế nhập khẩu giảm mạnh. Điều này được minh chứng qua kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ năm 2000 và 6 tháng đầu năm 2001. Ngay đầu tháng 10/2000, Bộ Thuỷ sản đã họp báo công bố đến hết tháng 9/2000, xuất khẩu thuỷ sản đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 90,90% kế hoạch năm, tăng 52,4% so với cùng kỳ năm 1999. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của ngành thuỷ sản Việt Nam. Nhưng đến cuối năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản đã đạt tới1,478 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước và gấp 1,35 lần kế hoạch năm.Trong đó, Mỹ chiếm 305 triệu USD ( 20,6%), xếp thứ 2 sau Nhật, vượt qua EU. Trong bước phát triển mới của ngành thuỷ sản Việt Nam thì việc chiếm lĩnh thị trường Mỹ có một ý nghĩa hứa hẹn mở ra triển vọng cho xuất khẩu thuỷ sản các năm sau, vì thế mà chỉ trong 6 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đã lên tới 204 triệu USD, chiếm 40,5% tồng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam được người Mỹ ưa chuộng là cá basa, cá tra, tôm sú, rôphi đơn tính… Hiện có tới 130 nước đang bán hàng thuỷ sản sang Mỹ, Việt Nam là nhà cung cấp tôm đứng hàng thứ 10 cho thị trường Mỹ. Được biết, sau khi kiểm tra chất lượng nguồn và môi trường nuôi cá basa ở Châu Đốc (An Giang), các doanh nghiệp Mỹ đã ký hợp đồng cá basa với lố lượng gấp 2 lần theo dự tính. Đặc điểm của thị trường Mỹ là yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao và phải đảm bảo các tiêu chuẩn cam kết. Thị trường này có sức mua lớn đối với những đặc sản có giá trị. Theo dự báo, doanh số xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng nhanh nhờ quy chế tối huệ quốc. Các nhà đầu tư va các công ty nước ngoài từ Mỹ và các nước khác sẽ cùng với các đỗi tác Việt Nam tổ chức sản xuất những mặt hành để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Các mốc chính trong quan hệ thuỷ sản Việt – Mỹ 1994 - Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam - Lô hàng thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam do công ty xuất nhập khẩu cảng biển tiểu bang Florida của Mỹ, mở quan hệ thương mại thuỷ sản chính thức giữa hai nước 1995 - Thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước. 1998 - Hội thảo về qui dịnh HACCP của Mỹ do Bộ thuỷ sản Việt Nam phối hợp với công ty Darden (Mỹ) và Amanda (Xingapo) tổ chức cho trên 100 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. - Chuyến thăm Mỹ của Đoàn Thuỷ sản Việt Nam do thứ trưởng Bộ thuỷ sản Nguyễn Thị Hồng Minh dẫn đầu và làm việc với Cục Nghề cá Biển Quốc gia (NMFS), gặp gỡ Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ (NFI), tham quan Hội chợ Quốc tế Boston. - Chuyến thăm Việt Nam của Đoàn Thuỷ Sản Mỹ, do Cục trưởng Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ Schmitten dẫn đầu. - Tọa đàm Việt – Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản tại Hà Nội. - Toạ đàm giữa Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ (NH) và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) - Ký biên bản thoả thuận gợp tác giữa nghề cá 2 nước. 1998 – Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Mỹ đạt trên 80 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 1997 (40 triệu USD). 1999 - Đoàn Thuỷ sản Việt Nam có gian hàng tham gia Hội chợ Triển lãm Thuỷ sản Quốc tế Boston lần đầu tiên - Đoàn thanh tra FDA sang Việt Nam làm việc với Bộ Thuỷ sản, NAFIQACEN, khảo sát việc áp dụng HACCP của các doanh nghiệp Việt Nam, toạ đàm về quy định HACCP với các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đào tạo về thẩm định chất lượng thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản phối hợp với Cục Nghề cá Biển Quốc gia Hoa Kỳ (NMIS) tổ chức. - Kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ vượt qua ngưỡng 100 triệu USD/năm, đạt 130 triệu USD, tăng 62,5% so với năm 1998. 2000 - Ký kết Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ - Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ trong tháng 7 đạt trên 45 triệu USD, vượt Nhật Bản, dẫn đầu các thị trường. - Dự báo năm 2000 – Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ vượt con số 250 triệu USD, chiếm trên 22% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước. Nhật Bản – thị trường nhập khẩu lớn nhất Đầu những năm 90, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu có mặt với khối lượng đáng kể tại thị trường Nhật Bản. Đối với Việt Nam, đây là thị trường có tỷ trọng lớn nhất, luôn giữ mức 80% thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Là thị trường số một của ngành thuỷ sản Việt Nam, với tỷ trọng đó, thuỷ sản Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, nền kinh tế Nhật là một nền kinh tế rất nhạy cảm, dễ bị biến động do đó Việt Nam cần phải xây đựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường. Từ những năm sau đó, tỷ trọng của thị trường Nhật Bản giảm dần trong khi kim ngạch vẫn tăng đều. Năm 1997, tỷ trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Nhật Bản giảm đến còn 50,3%, với kim ngạch là 360,4 triệu USD chiếm 22,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản. Thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này và luôn chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch (xem cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản năm 1997). Năm 1998, thuỷ sản xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 3,7% nhưng tỷ trọng vẫn tăng lên do tổng kim ngạch giảm.Sở dĩ như vậy là do trong thời gian này, Nhật Bản bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu á, người tiêu dùng Nhật Bản trở nên mẫn cảm với giá cả, giá của các hải sản cao cấp giảm xuống do người tiêu dùng không trả giá cao. Bảng 5: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Nhật thời kỳ 1997-2001. Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 6T/2001 Tổngkimngạch(Tr. USD) Trong đó:Thuỷ sản Tỷ trọng (%) 1614,6 360,4 22,3 1481,3 347,1 23,4 1786,3 421,4 23,0 2621,7 488,0 18,6 1249,7 227,0 18,2 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Năm 1999, nền kinh tế Nhật Bản vẫn trì trệ, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh (tăng 14,5% so với năm 97) nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang thị ttường Nhật Bản trong cơ cấu thị trường lại giảm đến mức 40,9%. Đến thời điểm này thì có thể dễ dàng thấy rõ kết quả của quá trình đa dạng hoá thị trường, giảm sự lệ thuộc vào một thị trường duy nhất của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Với thành tựu đặc biệt xuất sắc trong năm 2000 (kim ngạch đạt 488 triệu USD, chiếm 18,6% trong tổng kim ngạch, chiếm 33% tỷ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu) ngành thuỷ sản Việt Nam đã đạt được mục tiêu về đa dạng hoá để tạo sự cân bằng thị trường, giảm tỷ trọng của thị trường Nhật Bản xuống dưới mức 35% như chiến lược xuất khẩu đến năm 2001 đã hoạch định. c. Thị trường EU- thị trường khó tính nhất. Thị trường EU vừa mang các yếu tố của một thị trường tiêu thụ thông thường, vừa mang yếu tố giúp nâng cao uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời nó còn là công cụ nhằm giúp đa dạng và làm cân bằng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Thị trường EU đang ngày càng phát triển và khẳng định là một trung tâm kinh tế lớn của thế giới, hơn thế nữa EU đang tích cực trong công tác kết nạp thêm thành viên, tạo ra điều kiện mở rộng thêm thị trường và nhu cầu tiêu thụ. Chắc chắn trong tương lai thị trường EU vẫn sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì vậy, để tiếp tục chiếm lĩnh và mở rộng thị phần tại EU, ngành thuỷ sản Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa, bên cạnh đó cũng cần có sự hợp tác, giúp đỡ của các Bộ, ban ngành có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ ngoại giao… và nhất là của Chính phủ. Nói đến khối lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU , nếu chỉ nêu số lượng doanh nghiệp code xuất khẩu sang thị trường này có lẻ là chưa đủ .Các chính sách thương mại, hàng rào thương mại của EU cùng với sự biến động của đồng euro đều có vai trò quan trọng chi phối hoạt động xuất nhập khẩu của 15 nước thành viên EU và dĩ nhiên củng tác động mạnh dến hoạt động xuất khẩu trong đó có Việt Nam . Từ tháng 11-1999 các sản phẩm thuỷ sản Made in Việt Nam đã chính thức được công nhận về mặt pháp lý để khảng định chổ đứng tại 15 nước EU. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành khối mậu dịch thống nhất mạnh nhất thế giới ,có sức mua lớn ổn định ,và củng là một thị trường khó tính nhất thế giới về tiêu dùng thuỷ sản, nhưng trong 3 năm gần đây mổi năm đã nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam vói giá trị xấp xỉ 100 triệu USD. Thị trường này, với sở thích tiêu dùng sản phẩm tôm , cá, nghêu ..,chất lượng vừa phải đã bổ sung cho thị trường Nhật Bản và Mỹ về cơ cấu hàng hoá,tạo thế cân bằng cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, tuy kim ngạch đứng sau 2 thị trường lớn này vì vậy , những yếu tố bên trong thị trường EU tác động đến tăng giảm nhập khẩu thuỷ sản rất đáng được quan tâm, nhất là từ tháng 7 –2000 đến nay, khi số doanh Việt Nam trong danh sách 1 được phép xuất khẩu thuỷ sản sang EU đã lên tới con số 49, tạo tiền đề tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Từ năm 1997, hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU chếm tỷ trọng 9,8% trong tổng gía trị của cả nước, với 23.777 tấn trị giá 74,8 triệu USD .Thời gian này chúng ta đang trong quá trình xây dựng hệ thống luật cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Châu Âu, và hệ thống các phòng kiểm nghiệm ( NAFIQACEN):Điều kiện sản xuất và hệ thống kiểm soát chất lượng của các doanh nghiệp cũng chưa được nâng cấp đạt yêu cầu theo quy định của Chỉ thị 91/493/EEC của Uỷ ban Liên minh Châu Âu. Lúc đó, trong 54 nước xuất khẩu thuỷ sản sang Châu Âu, Việt Nam được xếp ở nhóm 2, gồm 27 nước, tuy đã được thanh tra EU khảo sát nhưng chưa hội đủ các điều kiện tương đương về luật pháp, về cơ quan thẩm quyền và về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ sở chế biến. Do vậy, chúng ta chỉ được xuất khẩu theo quan hệ song phương với từng thành viên EU. Cũng trong thời gian này, hàng thuỷ sản Việt Nam bị kiểm soát gắt gao tại các nước Bỉ, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, với danh sach 14 lô hàng bị cảnh báo. Năm 1998, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang EU đã đạt 11,4% tổng giá trị kim ngạch, với khối lượng 23.000 tấn, trị giá 93,3 triệu USD. Bình quân mỗi tháng đạt giá trị xuất khẩu 7,7 triệu USD, tăng so với mức 6,2 triệu USD cùng kỳ năm trước. Thị trường Hà Lan dẫn đầu đạt 5.350 tấn, tiếp theo là Bỉ (3.630 tấn). Hà Lan tuy dẫn đầu về nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhưng chỉ mang ý nghĩa tương đối vì cảng Rotterdam (Hà Lan) là cảng quá cảnh lớn nhất hàng nhập khẩu vào một số nước Châu Âu trong đó có Bỉ (cung cấp 1/3 lượng nhập khẩu của Bỉ). Trong khối EU, Bỉ tuy là nước lớn thứ hai về nhập khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam, nhưng thị trường này rất đáng quan tâm vì sức tiêu thụ ở đó ngày càng tăng mạnh. Chúng ta là nước cung cấp tôm lớn thứ tư cho Bỉ, sau ấn Độ, Bănglađet, Thái Lan. Năm 1999, đây là năm căng thẳng nhất trong cả chặng đường vốn đã rất gian nan vất vả, với bao nhiêu biến động thăng trầm khiến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản phải chịu sức ép từ nhiều phía. Do cơ quan thú y của một số nước EU kiểm tra quá khắt khe, nhiểu doanh nghiệp ngại xuất hàng sang thị trường này, làm cho lượng hàng xuất giảm đi. Tỷ trọng hàng xuất khẩu thuỷ sản sang EU giảm hẳn, chỉ còn chiếm 8,82% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước, đạt 22.000 tấn (giảm 1.000 tấn) và 82,7 triệu USD (giảm 10,6 triệu USD) so với năm 1998. Song xuất khẩu sang Italia lại tăng đột ngột lên 5,600 tấn, dẫn đầu về lượng hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU, Bỉ vẫn ổn định ở vị trí thứ hai (5.300 tấn), Hà Lan thứ ba (3.400 tấn). Bảng 6: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU thời kỳ 1997-2001. Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 6T/2001 Tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU (Tr.USD) Trong đó: Thuỷ sản. Tỷ trọng (%) 1535,4 61,6 4 2108,8 91,2 4,3 2333,0 88,4 3,8 98,2 61,9 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2000 và 6 tháng năm 2001, mặc dù những tháng cuối năm, số doanh nghiệp được công nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang EU đã tăng lên con số 49, gần gấp đôi số doanh nghiệp được công nhận cuối năm 1999, nhưng dường như còn chưa đủ thời gian để sự thay đổi về lượng này tạo nên sư tăng trưởng đáng kể cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này trong năm 2000. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng rất lớn của việc đồng euro sụt giá đến 20% so với đồng đôla Mỹ so với năm ngoái. Dẫu sao, với 100 triệu USD năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản vào EU vẫn đạt mức tăng trưởng 112% so với năm 1999, chiếm tỷ trọng 7,4% trong xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Một chặng đường khó khăn nhất đã qua. Đối với Việt Nam, trong năm 2001, thị trường EU sẽ khởi sắc. Nhưng điều quan trọng hơn cả là với “chứng chỉ EU” cánh cửa của thị trường thuỷ sản thế giới đã mở rộng để các hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hội nhập theo xu hướng toàn cầu hoá. Sự gia tăng này có lẽ chưa tương xứng với sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp có code, mà một phần nguyên nhân có thể tìm thấy nếu xem xét từ phía EU. Các nhân tố chính có thể đề cập đến đó là chính sách thương mại trong nội bộ EU đã ảnh hưởng đến hoạt động xuát nhập khẩu của mỗi thành viên EU, các hàng rào thương mại quan thuế và phi quan thuế, hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh, sự mất giá của đồng euro, đã tác động trực tiếp đến cả các nhà nhập khẩu và xuất khẩu thuỷ sản. Chính sách thương mại nội khối, Hiệp ước chung của EU xoá bỏ kiểm soát biên giới giữa 15 nước Châu Âu, hàng hoá tự do lưu thông trong khối theo phương châm 4 xoá: xoá thuế đánh vào hàng nhập khẩu giữa các nước thành viên, xoá hạn ngạch trong thương mại nội khối, xoá rào cản về thuế giữa các thành viên và xoá các biện pháp bạn chế dưới mọi hình thức như quy chế, quy định. EU cũng áp dụng nguyên tắc hài hoà theo các chuẩn mực thống nhất và nguyên tắc công nhận lẫn nhau trên cơ sở chuẩn mực đó, bảo đảm chuẩn mực đó, bảo đảm đáp ứng quy định tối thiểu về an toàn và sức khoả cho người tiêu dùng của EU. Theo chính sách này, sự điều hoà trong khối là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao trong thời gian qua lươngj hàng xuất của ta tăng chưa tương xứng với việc tăng số doanh nghiệp có code xuất khẩu sang EU. Trong số các nước EU, Hà Lan và Bỉ thể hiện rõ vai trò là thị trường trung chuyển, tái chế và phân phối lại trong nội bộ EU. Hai thị trường lớn này chiếm tới 45,6% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của ta sang EU. Do điều kiện địa lý thuận lợi và hệ thống cảng biển hiện đại, Hà Lan là cửa ngõ đường biển của Châu Âu, với cảng Rotterdam là trung tâm trung chuyển và phân phối hàng hoá lớn nhất thế giới. Từ đây, hàng thuỷ sản có thể vận chuyển đi tiếp bằng đường biển đến nhiều cảng khác trên thế giới, hoặc bằng đường sắt, đường bộ cao tốc ngay trong ngày đi khắp các trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn ở Châu Âu. Chính vì vậy, Hà Lan và Bỉ trở thành cảng đến lớn nhất của hảng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang EU. Hàng rào thuế quan, Uỷ ban EU chỉ đạo các hoạt đọng thương mại quốc tế của các nước thành viên theo hướng các mục tiêu chiến lược kinh tế của EU. Họ thực thi chính sách tự do hoá thương mại thông qua việc cắt giảm dẩn thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ hạn ngạch, ưu tiên hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua hàng rào quan thuế. Từ năm 1968, EU áp dụng biểu thuế quan chung cho các nước thành viên đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Sản phẩm thuỷ sản khi nhập khẩu vào EU phụ thuộc nhiều vào hạn ngạch và một số điều khoản hạn chế. Uỷ ban Châu Âu, người đại diện duy nhất của cả khối trong mọi đàm phán, ra quyết định, ký kết các hiệp định thương mại… đã điều hoà mâu thuẫn giữa sự hạn chế về đất đai của EU với sự gia tăng về tiêu dùng trong khối bằng cách đề ra những hạn ngạch về nhập khẩu thuỷ sản, hạn ngạch về khai thác ở một số vùng biển và một số loài không chỉ dành cho EU mà cho cả những nước xuất khẩu thuỷ sản sang EU. Đối với các nước đang phát triển, từ 7/1999 – 2/2001. họ áp dụng Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) theo 4 nhóm và tuỳ theo nước nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và những quan hệ thoả thuận song phương để quy định mức thuế. EU có chính sách hạn chế nhập khẩu cao nhất đối với nhóm sản phẩm rất nhạy cảm như chuối, dứa, quần áo may sẵn, nguyên liệu thuốc lá, lụa tơ tằMỹ…; không khuyến khích nhập khẩu nhóm sản phẩm nhạy cảm gồm: đồ uống, hàng điện tử dân dụng, xe đạp, đồ chơi. Hàng thuỷ sản của ta thuộc nhóm sản phẩm nhạy cảm, hưởng mức thuế ưu đãi bằng 35% thuế suất tối huệ quốc (MFN) và được EU khuyến khích nhập khẩu, do đó không có khó khăn về hạn ngạch. Căn cứ vào quy định trên, sản phẩm tôm xuất khẩu sang EU có mức thuế nhập khẩu ưu đãi khác nhau tuỳ từng nước: Đối với sản phẩm tôm, Bănglađet hưởng mức thuế 0%, Việt Nam 4%, Thái Lan 14%. Vì vậy, thời gian qua tôm sú Bănglađét, Malaixia, ấn Độ, Mianma đã ồ ạt xuất sang EU làm cho sản phẩm của ta khó có khả năng cạnh tranh về giá so với họ. Như vậy, kết quả sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu vào EU, kể cả những nước có nguồn cung cấp lớn, có tiếng nói mạnh trên bàn đàm phán như Thái Lan, cũng chịu sự chi phối từ chính sách quan thuế – hàng rào thương mại của EU. Hàng rào phi quan thuế, đó là hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh được xếp vào loại nghiêm ngặt nhất thế giới. Tất cả các sản phẩm xuất khẩu sang đây đều phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng theo quy định rất nghiêm ngặt của EU. Nếu phát hiện hàng nhập vào một nước thành viên bất kỳ nào của EU có vấn đề về chất lượng, lập tức sẽ được đưa lên hệ thống cảnh báo nhanh (RAS) cho tất cả các nước thành viên cùng biết. Từ ngày 12/1/2000, Uỷ ban EU ban hành Sách trắng về An toàn Thực phẩm, mở đầu cho một chương trình cải tổ cơ bản các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Đây là sự kiện được coi là một cuộc cách mạng toàn diện trong lĩnh vực này, thay đổi toàn bộ khung luật pháp và các quy định cụ thể theo hướng lạt mềm buộc chặt. Như vậy là trong khi chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập của EU có vẻ mở rộng cửa cho các nước kém phát triển để thâm nhập vào thị trường này, thì các rào cản phi quan thuế chặt chẽ lại không chừa bất kỳ ai, mà trước hết là nhằm vào các nước chậm phát triển. EU dùng biện pháp này để sắp xếp các nước trong danh sách được phép xuất khẩu hàng thuỷ sản và nông sản, tuỳ theo mức độ nóng lạnh trong quan hệ chính trị giữa EU với từng nước. Sự đưa nước này ra, nước khác vào Danh sách 1 tạo ra sự bất ổn đối với các nước cung cấp thuỷ sản cho EU, nhằm buộc các nước này phải luôn duy trì, giữ vững và chấp hành tốt các quy định về kỹ thuật của EU. Cách đây một vài năm, chúng ta cũng phải gánh chịu rào cản phi quan thuế. Đó là hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh của EU. Điều này dẫn đến việc tôm của ta xuất khẩu sang EU mặc dù chất lượng được đánh giá cao, song cũng gặp phải không ít trở ngại và cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực. Tác động của việc đổng euro giảm giá, sự mất giá của đồng euro là nguyên nhân chính khiến EU giảm mua hàng từ các nước thứ ba. Tháng 5/2000, tỷ giá 1 euro = 1USD, đến tháng 6,7,8/2000, mỗi euro chỉ còn bằng 0,86USD. Do sự mất giá của đồng euro cộng với lợi thế cạnh tranh về thuế nhập khẩu lại đang vào vụ thu hoạch rộ, nên hàng thuỷ sản của Bănglađet, ấn Độ tràn ngập thị trường Châu Âu. Ngay trong khối EU, nhiều sản phẩm thuỷ sản khác được thay bằng sản phẩm cá làm sẵn với giá tương đương. Đây là thời điểm Châu Âu mua cầm chừng hàng thuỷ sản Việt Nam. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp của ta vẫn bán tôm sơ chế sang EU với giá rẻ để giữ khách. d. Trung Quốc – thị trường mới nổi Thị trường Trung Quốc với số dân 1,2 tỷ người, mức sống ngày càng được nâng cao, ẩm thực đa dạng, mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người đạt từ 25-30 kg tôm, cá/người, các tầng lớp giàu có đang ngày càng ưa dùng loại thuỷ sản có chất lượng cao. Do đó, Trung Quốc là một thị trường mục tiêu cho chính sách đa dạng thị trường của ngành thuỷ sản Việt Nam. Trước năm 1997, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, mặt hàng thuỷ sản đối với người dân Trung Quốc là một thứ xa xỉ phẩm. Thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng trong nước chủ yếu để chế biến xuất khẩu. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc là 32,8 triệu USD, chỉ chiếm 4,2% trong tỷ trọng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 1998 tăng lên 6,3% (51,7 triệu USD trong tổng kim ngạch 818 triệu USD) và năm 1999 con số này lại giảm xuống 5,3%. Bảng 7: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc thời kỳ 1997-2001. Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 6T/2001 Tổng kim ngạch XK sangTrungQuốc(Tr.USD) Trongđó:Thuỷ sản Tỷ trọng (%) 521,4 32,8 6,3 478,9 51,6 10,7 855,9 51,8 6,1 1534,0 223,0 14,5 794,0 126,2 15,9 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2001, ta đã xuất khẩu sang thị trường này 126,2 triệu USD, giá trị hàng thuỷ sản tăng 360% so với cùng kỳ năm ngoái. Những dự báo từ năm trước đã trở thành hiện thực: Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của ngành thuỷ sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 15,1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước trong năm 2000 và 6 tháng đầu năm 2001. Thị trường Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh, sát nút với thị trường Mỹ đã khẳng định vị trí quan trọng của mình. Khó có thể hình dung được rằng xuất khẩu cá sang thị trường này trong năm 2000 đã đạt 40 triệu USD, ngang ngửa với thị trường Nhật Bản vốn là thị trường truyền thống lớn nhất của ta. Riêng mực và bạch tuộc đạt 12 triệu USD, vượt cả 13 nước EU cộng lại. Nhưng điều bất ngờ nhất là xuất khẩu hàng khô các loại đạt 151 triệu USD, chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc, vượt xa giá trị xuất khẩu của một số ngành kinh tế mạnh và có nhiều lợi thế của Việt Nam như: cao su, hạt tiêu, hạt điều, hàng điện tử (những ngành hàng này đạt thấp hơn 150 triệu USD). Chương II Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường chủ yếu 1.Những tồn tại Sau những bước phát triển nhảy vọt vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90, hoạt động đánh bắt thuỷ sản đã có dấu hiệu chững lại do hiệu quả giảm sút: năm 1990, năng suất khai thác tàu thuyền là 0,92 tấn hải sản/mã lực, đến năm 1995 giảm xuống còn 0,62 tấn/ mã lực do các nguyên nhân tự nhiên (khai thác hải sản ven bờ đã vượt mức cho phép 10%) và các nguyên nhân chủ quan (máy móc và trang thiết bị lạc hậu, thiếu phương tiện và kinh nghiệm đánh bắt hải sản đại dương, trình độ lực lượng lao động còn thấp…). Trong thời gian tới, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khó có thể trông đợi sự phát triển nhanh hơn của sản lượng đánh bắt (cho dù có những khoản đầu tư lớn vào xây dựng cảng cá, đóng tàu, tín dụng ưu đãi…) mà chủ yếu phải tập trung tận dụng tối đa sảu lượng hiện có cho hoạt động xuất khẩu có giá trị cao bằng các biện pháp nâng cao chất lượng và giắ trị sản phẩm xuất khẩu, hạn chế tối đa hư hỏng trong quá trình đánh bắt, vận chuyển, chế biến hải sản. Cần tăng cường đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thuỷ sản hiện đại đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe về chất lượng của các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU. Hiện nay, gần 80% số nhà máy chế biến thuỷ sản chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng chế biến sản phẩm xuất khẩu, do đó tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm dưới 15% tổng giá trị xuất khẩu. Hầu hết hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam hiện nay dưới dạng thô (ướp lạnh, ướp đông…) với giá rất thấp. Việc hiện đại hoá và nâng công suất chế biến là vấn đề rất cấp bách không chỉ đối với lĩnh vực đánh bắt thuỷ sản mà còn phục vụ cho khu vực nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển mạnh mẽ. Khu vực nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về các chính sách thuế, luật pháp của Chính phủ, vốn, xông nghệ nuôi trồng, chế biến, thị trường xuất khẩu… Trong khi Việt Nam mới bắt đầu phát triển lĩnh vực này thì một quốc gia xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới là Thái Lan đã xây sựng hoàn chỉnh lĩnh vực nuôi thuỷ sản xuất khẩu công nghiệp từ sản xuất giống - thức ăn – nuôi trồng – phòng bệnh – thu hoạch – chế biến – xuất khẩu. Xuất khẩu tôm của Thái Lan dựa chủ yếu vào nguồn nuôi tôm thâm canh (chiếm 80%) với 100% là nuôi công nghiệp có năng suất và chất lượng cao. Trong khi đó, thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam từ nuôi trồng chỉ chiếm 63% trong đó hơn 90% là nuôi quảng canh và bán thâm canh có chất lượng không ổn định và năng suất rất thấp, chỉ bằng 15% so với Thái Lan. Với khả năng hiện nay, các hộ kinh doanh cá thể Việt Nam khó có khả năng đầu tư nuôi tôm công nghiệp mà phải kết hợp họ lại theo hình thức hợp tác xã tự nguyện hay công ty cổ phần nông nghiệp mới đảm bảo sự thành công trong lĩnh vực đòi hỏi nhiều vốn, trình độ kỹ thuật và quản lý cao như nuôi tôm xuất khẩu. Những người có vốn và kinhnghiệm kinh doanh quốc tế cũng sẽ bị hấp dẫn bởi lãi suất cao trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu hải sản Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa giá xuất khẩu thuỷ sản cùng chủng loại và chất lượng của Thái Lan do Thái Lan là nước xuất khẩu có uy tín trên thế giới từ nhiều năm nay và trình độ marketing quốc tế tốt hơn. Vì vậy, một phần không nhỏ thuỷ sản Việt Nam được xuất khẩu đến Hồng Kông, Thái Lan, Singapo với mức giá rất thấp, sau đó tái xuất đi Mỹ, EU, và Nhật Bản. 2. Các giải pháp và kiến nghị Theo kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 của Bộ Thuỷ sản và Bộ Thương Mại, sản lượng thuỷ sản tăng 3%/năm, và kim ngạch xuất khẩu tăng 11%/năm . Trong thời kỳ 2001 – 2005, dự kiến thị trường xuất khẩu như sau: Nhật Bản chiếm tỷ trọng 30%, Mỹ 30%, Trung Quốc 10%, EU 10%. Đây là một mục tiêu khó khăn đối với ngành thuỷ sản, đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới đang đà tăng trưởng chậm lại. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ lãnh đạo, kỹ thuật và công nhân lao động trong ngành hiểu được cơ hội và thách thức đặt ra đối với kinh tế đất nước nói chung và ngành chế biến thuỷ sản nói riêng. Mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của mình, sẵn sàng vượt qua khó khăn mà xu thế mới đặt ra, chủ động tìm các biện pháp hữu hiệu phát huy lợi thế nhằm không ngừng nâng cao sức cạnh tranh cuả các doanh nghiệp. Vậy để đạt được mục tiêu, tăng nhanh xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu trong thời gian tới, cần thực hiện một số biện pháp xúc tiến thương mại chủ yếu sau: a. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại thuỷ sản Đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thuỷ sản của các thị trường chủ lực về tiêu chuẩn, sở thích, thói quen tiêu dùng của từng khu vực thị trường để từ đó có những cơ chế, chính sách và biện pháp cụ thể để phát triển, điều chỉnh cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu. Tiếp tục xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng, giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp, có nhu cầu thuỷ sản lớn. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan Bộ Thuỷ sản chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương Mại (Cục Xúc tiến Thương Mại, các cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài), Bộ Ngoại giao và các ngành khác có liên quan để làm tốt công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trường như: Tổ chức và tham gia hội chợ triễn lãm Quảng cáo với trình độ quốc tế. Chi phí để ta tự tổ chức một hội chợ triển lãm ở các thị trường khác có thể rất tốn kém, chúng ta nên mở hội chợ ngay trong nước và mời các đối tác tiềm năng nước ngời tham gia tìm hiểu và đánh giá. Như thế nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong nước có cơ hội để tham gia và cạnh tranh với nhau hơn. Khi có các cuộc triễn lãm mà nước ngoài tổ chức, chúng ta nên tham gia để khách hàng và người tiêu dùng biết đến sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Bộ Thuỷ sản có thể chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu để tham dự. Chi phí cho mỗi cuộc triển lãm có thể là rất cao, do đó Bộ Thuỷ sản nên hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triễn lãm. Quảng cáo ở trình độ quốc tế có thể vượt quá khả năng của từng doanh nghiệp, Bộ Thuỷ sản nên trích một phần kinh phí để tiến hành quảng cáo cho sản phẩm thuỷ sản. Trách nhiệm của các doanh nghiệp Dựa trên các thông tin vè các thị trường được Bộ ngành cung cấp, đồng thời tự mình khai thác thông tin, tìm bạn hàng (thông qua Interner), nghiên cứu kỹ thói quen, nhu cầu của từng đối tác, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm để dần tạo uy tín làm ăn lâu dài. Trách nhiệm của các Hội và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Hướng dẫn và tổ chức các hội viên của mình tham gia tích cực vào việc thực hiện Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thường xuyên phối hợp với Bộ Thuỷ sản tổ chức tốt thông tin thị trường, giới thiệu khách hàng cho các doanh nghiệp, tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thành lập văn phòng đại diện tại các thị trường chính để làm đầu mối giao dịch. Nâng cao năng lực hoạt động của Hội nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam , Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam để tập hợp các nhà sản xuất và kinh doanh thuỷ sản , giúp đỡ nhau về công nghệ, vốn kinh doanh, thông tin kinh tế – thương mại, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của ngành thuỷ sản Việt Nam . b. Nâng cao khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Nếu không có thay đổi lớn, thời hạn áp dụng thay đổi thuế quan của EU giành cho Việt Nam sẽ kết thúc vào năm 2004, nghĩa là lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ giảm nhiều sau thời điểm đó. Trong khi phần lớn thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện nay vẫn ở dạng nguyên liệu hoặc chế biến thô. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố có tính quyết định đối với sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới. Trách nhiệm của Bộ Thủy sản Bộ Thuỷ sản và các cơ quan Nhà nước hữu quan cần rà soát lại các chính sách liên quan đến hoạt động chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, loại bỏ những quy dịnh cản trở sự phát triển và ban hành những quy định mới nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngành. Tăng cường năng lực của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản về nhân lực và trang thiết bị, không ngừng củng cố, nâng cao uy tín của Trung tâm và tạo cơ chế thuận lợi cho Trung râm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và phát triển xuất khẩu. Đẩy nhanh việc áp dụng thương mại điện tử (e-commercer) vào các hoạt động thương mại thuỷ sản nước ta. Nhanh chóng hỗ trợ các biện pháp về công nghị và kỹ thuật để đưa e-commercer trở thành một công cụ hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt thông tin trực tiếp, biết người, biết ta để chủ động kinh doanh trên trường thế giới. Trách nhiệm của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuỷ sản cần đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch, nâng cao trình độ quản lý, tổ chức tốt công tác thu mua nguyên liệu, nâng cao số lượng và chất lượng thuỷ sản, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, mở rộng đại lý tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng cần nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên tr trong nước, người dân Việt Nam có truyền thống tiêu thụ thuỷ sản, nhu cầu sẽ ngày càng tăng do đời sống được cải thiện. c.Điều chỉnh lại cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Đây là trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản. Hiện nay, thành phần kinh tế tư nhân đang phát triển rất nhanh. Các doanh nghiệp tư nhân chế biến xuất khẩu thuỷ sản đã đạt kim ngạch trên 40 triệu USD/năm Nhà nước cần khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực chế biến thuỷ sản thông qua việc thiết lập một hành lang pháp lý thuận lợi với những ưu đãi thích hợp về vốn, thuế, phí… Những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả nên sớm tiến hành cổ phần hoá để có thể tuy động vốn bên ngoài đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất. Mặt khác cũng đã đến lúc xem xét và quyết định việc giải thể, phá sản những doanh nghiệp nhiều năm làm ăn thua lỗ, mất vốn, không có khả năng trả nợ, góp phần lành mạnh hoá hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khu vực này. Quy hoạch phát triển nuôi trồng và khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng và phướng hướng lâu dài là phải sản xuất thâm canh. Bởi vậy, Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ dịch vụ cung ứng vốn, giống, cơ sở vật chất, kỹ thuật nuôi trồng, tiêu thị sản phẩm..cho nhân dân là yếu tố có tính quyết định để tăng nhánh sản lượng và chất lượng thuỷ sản . Thực hiện tốt chương trình đánh bắt hải sản xa bờ; đây là chương trình có ý nghĩa về nhiều mặt. Để thực hiện tốt chương trình này cần phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước, vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn khác để phát triển các đội tàu lớn và có khả năng ra khơi dài ngày, đánh bắt xa bờ, có phương tiện chế biến tại chổ. Tổ chức ngư dân, các xí nghiệp đánh cá thành từng cụm ra khơi đánh bắt để hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo an ninh. Xây dựng và phát triển hệ thống cảng cá, chợ cá phù hợp với sản lượng thuỷ sản của từng địa phương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29329.doc
Tài liệu liên quan