Đề thi môn: Vật lý 1 - Mã môn học: PHYS 130102

Câu 2:(2 điểm) Một vật trượt theo đường cong như hình 2. Trên đoạn cong AB không có ma sát. Trên đoạn nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là k = 0,6. Chênh lệch độ cao giữa A và B là 1,1 m. Tốc độ ban đầu của vật tại điểm A là 6 m/s. a. Tính vận tốc của vật khi đến B. b.Tính đoạn đường vật trượt từ B đến khi dừng lại. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Câu 3:(2 điểm) Một khối khí lý tưởng biến đổi theoquá trình abc (hình 3), trong đó ab là quá trình đẳng áp, bc là quá trình đẳng nhiệt. Đối với từng quá trình,hãy cho biết nội năng của khối khí tăng, giảm hay không đổi;khối khí nhậncông, sinh công hay không trao đổicông; khối khí nhậnnhiệt, tỏa nhiệt hay không trao đổi nhiệt

pdf1 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn: Vật lý 1 - Mã môn học: PHYS 130102, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT Tp. HCM ĐỀ THI MÔN: VẬT LÝ 1 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN Mã môn học: PHYS 130102 BỘ MÔN VẬT LÝ Ngày thi: 31/12/2014 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ THI Câu 1: (2điểm)Hai vật khối lượng m1 và m2 đặt tiếp xúc với nhau trên một mặt phẳng nằm ngang có ma sát như hình 1. Dùng tay đẩy vật m1 một lực F  để cho hai vật chuyển động trên mặt phẳng ngang. a. Hãy vẽ sơ đồ lực (hình vẽ các lực) tác dụng lên hai vật. b. Viết phương trình cơ bản của chuyển động đối với mỗi vật (phương trình của định luật 2 Newton). c.Chỉ ra phản lực (theo định luật 3 Newton) của tất cả các lực xuất hiện trên sơ đồ. Câu 2:(2 điểm) Một vật trượt theo đường cong như hình 2. Trên đoạn cong AB không có ma sát. Trên đoạn nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là k = 0,6. Chênh lệch độ cao giữa A và B là 1,1 m. Tốc độ ban đầu của vật tại điểm A là 6 m/s. a. Tính vận tốc của vật khi đến B. b.Tính đoạn đường vật trượt từ B đến khi dừng lại. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Câu 3:(2 điểm) Một khối khí lý tưởng biến đổi theoquá trình abc (hình 3), trong đó ab là quá trình đẳng áp, bc là quá trình đẳng nhiệt. Đối với từng quá trình,hãy cho biết nội năng của khối khí tăng, giảm hay không đổi;khối khí nhậncông, sinh công hay không trao đổicông; khối khí nhậnnhiệt, tỏa nhiệt hay không trao đổi nhiệt. Câu 4:(2 điểm) Một hệ hai bản phẳng rất rộng, mang điện tích phân bố đều với mật độ điện mặt là + và -được đặt trong không khí, song song với nhau và cách nhau một khoảng d = 5 mm. Xác định cường độ điện trường tại một điểm nằm giữa hai bản phẳng và một điểm nằm ngoài hai bản phẳng khi  = 1,5×10-5 C/m2. Kết quả bài toán này có cho ta biết được điều gì về khả năng gây nhiễu điện trường của một tụ điện phẳng lên các thành phần khác trong một mạch điện hay không?Biết hằng số điện 0 = 8,8510 -12 F/m. Câu 5:(2 điểm) Hai dây dẫn rất dài, được đặt trong không khí, song song với nhau và cách nhau một khoảng d = 10 cm. Cho dòng điện I1 = 2 A chạy qua một dây và I2 = 3 Achạy qua dây còn lại. Hai dòng điện cùng chiều. a. Hai dây dẫn hút nhau hay đẩy nhau? Vì sao? b. Hãy tính từ lực mà mỗi dây tác dụng lên một đoạn l = 1 m của dây kia. c. Nếu thay đổi chiều dòng điện chạy trên một dây thì tác dụng của hai dây thay đổi thế nào? Biết hằng số từ μ0 = 4π × 10 -7 H/m. Đề thi có 01 trang. Không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trưởng bộ môn Đỗ Quang Bình m1 m2 F  Hình 1 A B Hình 2 1,1m Hình 3 p V 0 b c a

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdephys130102_5245.pdf