Đề thi vào các ngân hàng - Phần 2

1. Tại sao nợ xấu của Ngân hàng thương mại Việt nam lại thấp hơn so với đánh giá của các tổ chức quốc tế? Nợ xấu có phải là tiêu thức đánh giá độ rủi ro và xếp hạng tổ chức tín dụng không? (1 điểm) Với sự hỗ trợ của Chính phủ, sự tích cực xử lý tài sản thế chấp và trích lập dự phòng rủi ro, nợ xấu của các ngân hàng đang giảm về tỷ lệ trên tổng dư nợ. Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu nợ xấu năm 2002 vượt quá 20.000 tỉ đồng (chiếm 7,2% tổng dư nợ), thì sang năm 2004 chỉ còn khoảng 13.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, số lượng nợ xấu tuyệt đối lại tăng, năm 2005 khoảng 17.500 tỉ đồng, nhưng tỷ lệ giảm xuống, chỉ còn 3,18% (trên 7% đối với ngân hàng quốc doanh) do tổng dư nợ tăng cao. Ngay trong giới tài chính, con số 3,18% không được tin tưởng hoàn toàn bởi nó thấp hơn cả thông lệ quốc tế cho phép là 5% trở lại. Còn Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong các bản báo cáo định kỳ, thường trích dẫn ý kiến cho rằng nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam không thấp hơn hai con số. Do đâu có sự chênh lệch này? Cho đến nay không thể phủ nhận là khái niệm nợ xấu của Việt Nam đã tiếp cận những chuẩn mực quốc tế. Điều khác cơ bản chính là cách phân loại nợ. Các ngân hàng Việt Nam phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn, thiếu hẳn sự đánh giá kết hợp các yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ (vào các nhóm 1 - Tốt, 2 - Xấu, 3 - Trung bình, 4 - Yếu, 5 - Kém) không phản ánh đúng thực chất khoản nợ. Một thí dụ điển hình là công ty A trả nợ tốt, nhưng đang làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu âm, vẫn được ngân hàng xếp vào nhóm 1, trong khi theo thông lệ quốc tế, khoản nợ của công ty A phải nằm ở nhóm 3 hoặc 4. Công ty B là khách hàng của nhiều ngân hàng, có thể lấy khoản vay ở ngân hàng sau trả nợ khoản vay ngân hàng trước. Vậy là họ chỉ có nợ xấu ở một ngân hàng, còn với những ngân hàng khác là nợ tốt . Một nguồn tin đáng tin cậy từ giới ngân hàng nói rằng chưa có ngân hàng quốc doanh nào xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Phân loại nợ nhất nhất dựa vào thời gian, định lượng mà thiếu định tính. Đây là điểm xuất phát sự khác nhau trong đánh giá nợ xấu giữa Việt Nam và quốc tế.

doc9 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi vào các ngân hàng - Phần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tại sao nợ xấu của Ngân hàng thương mại Việt nam lại thấp hơn so với đánh giá của các tổ chức quốc tế? Nợ xấu có phải là tiêu thức đánh giá độ rủi ro và xếp hạng tổ chức tín dụng không? (1 điểm) Với sự hỗ trợ của Chính phủ, sự tích cực xử lý tài sản thế chấp và trích lập dự phòng rủi ro, nợ xấu của các ngân hàng đang giảm về tỷ lệ trên tổng dư nợ. Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu nợ xấu năm 2002 vượt quá 20.000 tỉ đồng (chiếm 7,2% tổng dư nợ), thì sang năm 2004 chỉ còn khoảng 13.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, số lượng nợ xấu tuyệt đối lại tăng, năm 2005 khoảng 17.500 tỉ đồng, nhưng tỷ lệ giảm xuống, chỉ còn 3,18% (trên 7% đối với ngân hàng quốc doanh) do tổng dư nợ tăng cao. Ngay trong giới tài chính, con số 3,18% không được tin tưởng hoàn toàn bởi nó thấp hơn cả thông lệ quốc tế cho phép là 5% trở lại. Còn Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong các bản báo cáo định kỳ, thường trích dẫn ý kiến cho rằng nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam không thấp hơn hai con số. Do đâu có sự chênh lệch này? Cho đến nay không thể phủ nhận là khái niệm nợ xấu của Việt Nam đã tiếp cận những chuẩn mực quốc tế. Điều khác cơ bản chính là cách phân loại nợ. Các ngân hàng Việt Nam phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn, thiếu hẳn sự đánh giá kết hợp các yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ (vào các nhóm 1 - Tốt, 2 - Xấu, 3 - Trung bình, 4 - Yếu, 5 - Kém) không phản ánh đúng thực chất khoản nợ. Một thí dụ điển hình là công ty A trả nợ tốt, nhưng đang làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu âm, vẫn được ngân hàng xếp vào nhóm 1, trong khi theo thông lệ quốc tế, khoản nợ của công ty A phải nằm ở nhóm 3 hoặc 4. Công ty B là khách hàng của nhiều ngân hàng, có thể lấy khoản vay ở ngân hàng sau trả nợ khoản vay ngân hàng trước. Vậy là họ chỉ có nợ xấu ở một ngân hàng, còn với những ngân hàng khác là nợ tốt... Một nguồn tin đáng tin cậy từ giới ngân hàng nói rằng chưa có ngân hàng quốc doanh nào xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Phân loại nợ nhất nhất dựa vào thời gian, định lượng mà thiếu định tính. Đây là điểm xuất phát sự khác nhau trong đánh giá nợ xấu giữa Việt Nam và quốc tế. 2. Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng từ phía khách hàng là gì? (1 điểm) P Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các khách hàng khác P Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi khách hàng vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít khách hàng nào dám mạnh dạng đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kết toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. P Tình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé là đặc điểm chung của hầu hết các khách hàng vay vốn Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các khách hàng tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các khách hàng cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các khách hàng cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. 3. Trái phiếu Chính phủ - Kỳ hạn 5 năm, mệnh giá là 200 tr, lãi suất là 8,5 %/năm, trã lãi cuối năm. Ngân hàng mua lại trái phiếu đó với giá 180 tr, thời hạn còn lại là 4 năm. Xác định lãi suất thực của trái phiếu nếu ngân hàng giữ lại đến đáo hạn? Căn cứ để Ngân hàng mua lại trái phiếu với giá 180 triệu là gì? (2 điểm) Câu 1: Để thực hiện đầy đủ 5 điều kiện cho vay theo quy định hiện hành, về phía doanh nghiệp có khó khăn gì? (MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH) Câu 2: Hiện nay, ngân hàng ưa chuộng những loại tài sản bảo đảm nào? Câu 3: Hiện nay, một số ngân hàng cho rằng tài sản thế chấp là điều kiện tiên quyết để vay vốn ngân hàng? Quan điểm này đúng hay sai? Tại sao? Câu 4: Đối với doanh nghiệp, khi thực hiện vay vốn ngân hàng thì vấn đề nào là quan trọng nhất? Giải thích? (QUY TRÌNH VAY VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP) Câu 5: Sử dụng tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay hiện nay có những vướng mắc khó khăn gì? hầu như tất cả các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa đều xin thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đấy chính là thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. Hiện nay quy định về vấn đề này rất ít, tôi biết là chỉ có mỗi quy chế về tín dụng với khách hàng do Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành thì có quy định được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay nhưng cũng chỉ có dăm bẩy câu thôi. Mặc dù có quy định như thế nhưng việc vay vốn bằng thế chấp tài sản hình thành bằng vốn vay là cực kỳ khó, tôi xin lấy 1 ví dụ từ quy định của thống đốc ngân hàng nhà nước, trong trường hợp vay vốn bằng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay thì chủ đầu tư phải có ít nhất 15% vốn tự có nhưng chẳng bao giờ các ngân hàng áp dụng tỷ lệ này mà thông thường tỷ lệ là 30% và ngay cả Quỹ hỗ trợ phát triển mang tiếng hỗ trợ nhưng cũng phải có tỷ lệ 50%. Như vậy 1 dự án 20 tỷ thì anh phải có 10 tỷ và anh phải thế chấp toàn bộ tài sản của anh chứ không chỉ tài sản được hình thành từ vốn mà tôi cho anh vay, điều này rất vướng cho các doanh nghiệp. Vậy đề nghị BST bằng cách nào đấy đưa điều khoản này vào và hướng dẫn cụ thể hơn để tháo gỡ khó khăn hiện nay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn vì nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này rất lớn nhưng nguồn cho vay thì rất ít và để vay được thì phải qua cực kỳ nhiều cửa ải và vô cùng gian khổ.      Câu 6: Trường hợp thế chấp bằng chính lô hàng nhập khẩu trong phương thức L/C thì ngân hàng gặp những rủi ro gì? Ngân hàng sẽ quản lý lô hàng nhập khẩu như thế nào để hạn chế rủi ro? Câu 7: Những ưu và nhược điểm đối với hình thức cho vay có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay? Câu 8: Vì sao Ủy nhiệm chi áp dụng phổ biến ở Việt Nam? Câu 9: Vì sao Séc & Ủy nhiệm thu áp dụng hạn chế ở Việt Nam? Phần tín dụng NHNT: 1. Ngày 25/9/06 tiền gửi thanh toán của DNA là 350 tr và Dn có khoản nwoj phải trả là 320 tr (được NH gian hạn nợ 2 lần). DN sao thông báo của cơ quan thuế gửi NH số thuế lDN phải nộp trước ngày 30/9 là 300tr. DN đề nghị NH cho vay 300tr để nộp thuế, hoặc gia hạn tiếp 320tr. Cán bộ tín dụng xử lý NTN? 2. Khi tính toán hạn mức tín dụng 12 tháng cho DN cán bộ tín dụng xác định được tổng nhu cầu VLD của DN là 10 ty và giám đốc chi nhánh NH đã ký với DN hợp đồng tín dụng với hạn mức 10 tỷ trong 12 tháng với số liệu sau: Hạn mức TD = Nhu cầu VLD 20ty - VCSH tham gia 10tyDN ko vay các tổ chức tín dụng khác) Ngày 27/9 DN xin vay 6 tỷ trong hạn mức TD đã duyệt. Lúc đó dư nơ tại chi nhánh là 4 tỷ và cán bộ tín dụng phát hiện dư nợ của DN tại các tổ chức DN khác lên đến 10 tỷ đồng. Cán bộ tín dụng giải quyết thế nào? Câu 1: Nêu hiểu biết của mình về Tín dụng NH. Những yêu cầu đặt ra cho người làm nghề tín dụng. Đưa ra những cơ sở chứng minh mình có đủ điều kiện làm cán bộ tín dụng VPBANK. (20đ) Câu 2: Vốn lưu động của một Doanh nghiệp bao gồm những thành phần nào? Cách xác định nhu cầu vay vốn lưu động? (20đ) Câu 3: Khi thẩm định cho vay, để đánh giá về tư cách đạo đức & năng lực quản lý điều hành của người chủ DN cần xem xét những vấn đề gì? Tại sao? (30đ) Câu 4: Thẩm định năng lực tài chính của DN dựa trên những báo cáo tài chính cơ bản nào? Nêu nội dung của những báo cáo đó. (20đ) 1 vài bài tập về Hạn mức tín dụng       bài 1 : . 1 bảng cân đối kế toán công ty A : 1.1 Nguồn vốn kinh doanh 12.000.000 Trong đó, nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn : 1.200.000 1.2Quỹ phát triễn kinh doanh 50.000 1.3 Quỹ dự trữ 30.000 1.4 Quỹ phúc lợi 42.000 1.5 Lãi chứ phân phối 450.000 1.6 Vay ngắn hạn 1.470.000 Trong đó vay đố tượng khác 30.000 2 Chỉ tiêu kế hoạch : 2.1 Dự toán : tổng chi phí 6.900.000 , trong đó chi phí phi SX 150.000 2.2 KH tài chính Tốc độ luân chuyển vốn LD9 : 2.5 vòng/quý => tính hạn mức và nhận xét Bài 2: 1 Số liệu thực tế : 1.1 Doanh thu 5.000.000 1.2 vốn kinh doanh 6.500.000 Trong đó, vốn lưu động : 1.100.000 1.3 Quỹ phát triễn 206.000 1.4 Lãi chưa phân phối 198.000 1.5 Quỹ khen thưởng 126.000 1.6 Vay ngắn hạn ngân hàng 1.000.000 trong đó , vay NH khác 41.000 2 Chì tiêu KH 2.1Tổng chi phí 6.840.000 Chi phí sản xuất 270.000 Khấu hao TS 630.000 Tăng vòng quay vốnLD : 10% 3. chỉ tiêu bổ sung : 3.1 Vốn LD bình quân quý trứoc : 2.450.000 3.2 Thuế Doanh thu 2% Doanh thu => tính toán & nhận xét HMTD... Bài 3 : Giả định doanh nghiệp chỉ vay 2 ngân hàng, xem lại số dư Nợ trên TK 311 (NH), các em phân bổ tỷ lệ dư Nợ vay của NH A đang nộp hồ sơ là 90% có nghĩa là DN vay NH A là chủ yếu (để sau này tính ra vay NH khác) - Còn về TSBĐ em coi lại trên TK 211 và phần khấu hao cơ bản, phân bổ TSBĐ cho 2 NH hợp lý (kết hợp với tình hình thực tế về TSCĐ). Yêu cầu : sau khi xếp hạng xong 1. Xác định giới hạn tín dụng 2. Tính hạn mức tín dụng cho năm 2008 kế tiếp trên cơ sở giả định doanh thu bán ra tăng 20%. Xét hạn mức tín dụng 2008 3. Lập phương án vay Hạn mức tín dụng 4. Giải ngân – thu nợ - tính lãi Chú ý : Nếu tình hình DN không như cô giả định cho các em, thì các em sẽ tự giả định cho hợp lý. 1. Ngày 25/9/06 tiền gửi thanh toán của DNA là 350 tr và Dn có khoản nwoj phải trả là 320 tr (được NH gian hạn nợ 2 lần). DN sao thông báo của cơ quan thuế gửi NH số thuế lDN phải nộp trước ngày 30/9 là 300tr. DN đề nghị NH cho vay 300tr để nộp thuế, hoặc gia hạn tiếp 320tr. Cán bộ tín dụng xử lý NTN? 2. Khi tính toán hạn mức tín dụng 12 tháng cho DN cán bộ tín dụng xác định được tổng nhu cầu VLD của DN là 10 ty và giám đốc chi nhánh NH đã ký với DN hợp đồng tín dụng với hạn mức 10 tỷ trong 12 tháng với số liệu sau: Hạn mức TD = Nhu cầu VLD 20ty - VCSH tham gia 10tyDN ko vay các tổ chức tín dụng khác) Ngày 27/9 DN xin vay 6 tỷ trong hạn mức TD đã duyệt. Lúc đó dư nơ tại chi nhánh là 4 tỷ và cán bộ tín dụng phát hiện dư nợ của DN tại các tổ chức DN khác lên đến 10 tỷ đồng. Cán bộ tín dụng giải quyết thế nào Hạn mức tín dụng 1/. Khái niệm: Cho vay theo hạn mức tín dụng là một trong hai phương thức cho vay ngắn hạn áp dụng phổ biến hiện nay tại các ngân hàng thương mại. Điểm cơ bản của loại cho vay này là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay. Hạn mức tín dụng được định nghĩa là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khác với loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng. Đối với loại vay này, một hợp đồng tín dụng được sử dụng cho cả quý. Đến cuối quý, hợp đồng tín dụng sẽ được thanh lý và sang đầu quý sau, khách hàng muốn vay phải nộp bộ hồ sơ xin vay mới. Phạm vi áp dụng : áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm. Thường khi cho vay loại này, ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng có những ưu và nhược điểm sau : Ưu điểm : Thủ tực đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay trả cho ngân hàng thấp. Nhược điểm : Ngân hàng dễ bị ứ đọng vốn kinh doanh, thu nhập lãi cho vay thấp. 2/. Cách xác định hạn mức tín dụng : Cho vay ngắn hạn thực chất là loại cho vay bổ sung nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Do vậy, xác định hạn mức vốn lưu động phải căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và trên cơ sở khai thác hết các nguồn vốn phi ngân hàng khác. Có như vậy mới xác định đúng và hợp lý nhu cầu vốn vay, tránh tình trạng cho vay quá mức cần thiết làm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ. Mặc khác, không vì thế mà xác định quá khắt khe không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp. Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn. Các khoản mục trong bảng kế hoạch tài chính có thể liệt kê ở bảng dưới đây : Dựa vào kế hoạch tài chính nhận từ khách hàng nhân viên tín dụng sẽ tiến hành xác định hạn mức tín dụng theo từng bước như sau : Bước 1 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của tổng tài sản. Bước 2 : Xác định và thẩm định tính chất hợp lý của nguồn vốn. Bước 3 : Xác định hạn mức tín dụng theo công thức sau : Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động - vốn chủ sở hữu tham gia. Trong đó : Nhu cầu vốn lưu động = giá trị tài sản lưu động - nợ ngắn hạn phi ngân hàng (1) - Nợ dài hạn có thể sử dụng (2) (1) gồm : Phải trả người bán, Phải trả công viên, Phải trả khác (2) Chính là giá trị tài sản lưu động do nguồn dài hạn tài trợ. Để minh hoạ cho việc thu thập thông tin từ kế hoạch tài chính do khách hàng lập và áp dụng công thức trên để xác định hạn mức tín dụng, chúng ta xem xét ví dụ sau đây khi một nhân viên tín dụng của Ngân hàng TMCP X nhận được kế hoạch tài chính của khách hàng . VPBank Chi nhánh Đông Đô tuyển dụng vị trị Tín dụng Thời gian: 180 phút Ngày 9/3/2008 Câu 1: 20 điểm /10 câu 1.1 Bảng cân đối kế toán của một Doanh nghiệp có khoản mục TSLĐ nhỏ hơn Nợ ngắn hạn. Điều đó nói lên: A. Thua lỗ, mất sạch vốn B. Sử dụng vốn sai mục đích C. Sử dụng vốn vay linh hoạt, có hiệu quả D. Thua lỗ hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích. 1.2 Ngân hàng có Vốn tự có là 1000 tỷ. Như vậy Ngân hàng có thể cho vay và bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng là: A. 300 tỷ B. 250 tỷ C. 150 tỷ D. 100 tỷ 1.3 Một khách hàng có kế hoạch sản xuất kinh doanh như sau: - Doanh thu 140 tỷ - Giá vốn hàng bán 120 tỷ - Thời gian quay vòng vốn lưu động bình quân là 3 tháng - Vốn lưu động hiện có (tự có , chiếm dụng) 10 tỷ. Khách hàng đề nghị Ngân hàng cấp Hạn mức tín dụng 50 tỷ để bổ sung vốn lưu động. Giả sử Khách hàng đủ điều kiện cấp HMTD. Vậy HMTD được cấp hợp lý sẽ là: A. 50 tỷ B. 40 tỷ C. 30 tỷ D. 20 tỷ 1.4 Nguyên tắc cho vay đối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là: A. Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi cho Ngân hàng,. B. Có tài sản đảm bảo , hoàn trả gốc và lãi đúng hạn C. Sử dụng vốn đúng mục đích, có TSĐB D. Sử dụng vốn đúng mục đích, luôn trả nợ trước hạn. 1.5 Các tổ chức tín dụng không cho Doanh nghiệp Việt Nam vay đối với các khoản vay: A. Ngắn hạn B. Trung và dài hạn C. Đầu tư góp vốn với công ty nước ngoài D. Đầu tư góp vốn với công ty trong nước 1.6 Đối với bảo lãnh dự thầu, Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh thay cho nhà thầu khi: A. Nhà thầu trượt thầu B. Nhà thầu vi phạm quy chế đấu thầu C. Ngân hàng không bị ràng buộc bởi các điều kiện đã kí kết trong hợp đồng D. Tất cả câu trên đều đúng 1.7 Trong phương thức thanh toán D/P, Ngân hàng sẽ trả chứng từ khi: A. Khi khách hàng kí chấp nhận thanh toán B. Khách hàng phải thanh toán toàn bộ giá trị lô hàng khi nhận chứng từ C. Có chứng từ xác nhận hàng đã về đến cảng D. Ngay khi bộ chứng từ về đến Ngân hàng 1.8 Nguyên giá Tài sản cố định bao gồm cả: A. Thuế VAT phả trả khi mua hàng B. Chi phí lưu kho của Tài sản trước khi đưa vào sử dụng C. Tiền thuê vận chuyển về khi trước khi sử dụng D. Tất cả yếu tố trên 1.9 Câu nào sau đây đúng: A. Giá vốn hàng bán bao gồm cả chi phí khấu hao + Chi phí bảo hiểm B. Giá vốn hàng bán bao gồm cả chi phí khấu hao + chi phí quản lý C. Giá vốn hàng bán bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp D. Giá vốn hàng bán bao gồm cả chi phí khấu hao + chi phí quản lý + chi phí bảo hiểm 1.10. Cơ sở duy nhất xác định lãi suất cho vay là: A. Chi phí huy động vốn B. Thời hạn cho vay C. Mục đích vay D. Cả 3 đều sai Câu 2: 25 điểm 2.1 Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp bao gồm những loại báo cáo gì? (5 điểm) 2.2 Nêu ý nghĩa và kết cấu của từng loại báo cáo. (20 điểm) Câu 3: 30 điểm 3.1 Một khách hàng muốn được Ngân hàng cho vay cần đáp ứng những yêu cầu gì? (10 điểm) 3.2 Phân tích tầm quan trọng của từng yếu tố. (20 điểm) Câu 4: 25 điểm 4.1 Dự án đầu tư? (5 điểm) 4.2 Cho dự án đầu tư như sau: (20 điểm) Năm Năm 0 Năm 1 Năm 2 Dòng tiền thuần - 1000 560 627,2 Đơn vị : tỷ đồng a. Tính NPV của dự án (10 điểm) b. Tính IRR của dự án (5 điểm) c. Xét về hiệu quả tài chính, với chi phí vốn thực tại Việt Nam hiện nay theo bạn có nên thực hiện dự án hay không? (5 điểm)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan doi.doc
Tài liệu liên quan