Đi sâu tìm hiểu vai trò người cán bộ giám sát công trình

Đánh giá tài liệu hồ sơ thiết kế kỹ thuật về mức độ chính xác và chi tiết theo yêu cầu triển khai xây dựng tại thực địa. Đ Xác định các nội dung công việc cần thiết triển khai của bước thiết kế bản vẽ thi công Nói chung các tài liệu hồ sơ thiết kế kỹ thuật sau khi được phê duyệt đã đảm bảo các yêu cầu về mức độ chi tiết , mức độ chính xác và có thể sử dụng cho việc triển khai thi công ngoài thực địa . Vì vậy mỗi loại hồ sơ (bình đồ , mặt cắt dọc , mặt cắt ngang .) chỉ cần triển khai thiết kế bản vẽ thi công đối với một số chi tiết kết cấu chưa có trong thiết kế kỹ thuật để có thể thực hiện triển khai xây dựng công trình. Tuỳ theo tình hình thực tế của hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã thực hiện , xác định các nội dung công việc của thiết kế cơ bản vẽ thi công và thuyết minh các nội dung sau đây: - Bình đồ tuyến : Bổ xung các cọc chi tiết còn thiếu của bản vẽ thiết kế kỹ thuật bình đồ tuyến , cắm cọc chi tiết ở các đoạn cong tròn và đường cong chuyển tiếp với cự li các cọc là 5 ,10,15 m tuỳ theo hệ số góc chuyển hướng và bán kính đường cong theo qui trình thi công đường .

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đi sâu tìm hiểu vai trò người cán bộ giám sát công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Hạng nhất, Hạng nhì, Hạng ba và được Chủ tịch nước tăng thưởng Huân chương độc lập Hạng 3. 1.2. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Viện Viện Trưởng: Tiến sỹ Đỗ Hữu Trí Phó Viện trưởng: Tiến sỹ Nguyễn Hữu Đẩu, là một chuyên gia đầu ngành với hơn 25 năm kinh nghiệm về lĩnh vực công trình cảng biển của Việt Nam. Tiến sỹ Đặng Gia Nải, là một trong những chuyên gia có uy tín với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cầu của Việt nam. Kỹ sư Lâm Hữu Đắc, là một trong những chuyên gia có uy tín với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cầu của Việt nam. Tiến sỹ Doãn Minh Tâm, là một chuyên gia đầu ngành với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng đường ô tô Việt Nam Là cơ sở hội thảo trong nước và quốc tế về khoa học công nghệ công trình GTVT Viện Khoa học Công nghệ GTVT có 269 người, trong đó có 01 Giáo sư, 01 Phó Giáo sư, 31 Tiến sỹ và hơn 200 Kỹ sư, thí nghiệm viên được đào tạo ở trong nước và nước ngoài. Tất cả các Trưởng phòng đều có học vấn cao. Rất nhiều các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu đã được cử ra nước ngoài tham gia các dự án hợp tác nghiên cứu trong các trương trình hợp tác Quốc tế, học tập, tham gia các khoá đào tạo trong tất cả các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải và đặc biệt là trong lĩnh vực thí nghiệm, xây dựng và quản lý chất lượng xây dựng các công trình đường bộ, cầu. Một lợi thế lớn của Viện là có khả năng lôi cuốn và hợp tác với các Chuyên gia hàng đầu để cùng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng là các kỹ sư, các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm, có khả năng làm người lãnh đạo cho các dự án đảm bảo tuân thủ theo các quy chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật và công nghệ mới với chất lượng cao nhất. 1.3. Các chức năng và công việc chính 1. Nghiên cứu và hoạch định kế hoạch phát triển và chiến lược về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải. 2. Phát triển các dự án về khoa học và công nghệ giao thông vận tải. Dự báo xu hướng phát triển các công nghệ cao và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải. 3. Nghiên cứu về khoa học và công nghệ, về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải. Phát triển và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất và bảo vệ môi trường. 4. Biên soạn các tiêu chuẩn kỹ thuật, các thiết kế điển hình, các thủ tục, các quy tắc và các chỉ dẫn kỹ thuật phục vụ cho ngành giao thông vận tải. 5. Hướng dẫn và chỉ đạo các ứng dụng khoa học và công nghệ mới và giải quyết các vấn đề đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông. 6. Đảm nhận công tác kiểm định chất lượng các công trình giao thông trọng điểm của ngành giao thông vận tải. 7. Hợp tác với các tổ chức khoa học, công nghệ trong và ngoài nước để phát triển khoa học và công nghệ giao thông vận tải. 8. Đào tạo Tiến sĩ, đào tạo Tư vấn giám sát và đào tạo kỹ thuật viên thí nghiệm. 9. Hoạch định chiến lược phát triển và thiết lập các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải theo định hướng phát triển. 10. Cung cấp các dịch vụ khoa học và công nghệ bao gồm thiết kế, đánh giá, tư vấn đầu tư trong phát triển khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ và sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nếu như trong chiến tranh, Viện đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giao thông ra mặt trận thì ngày nay hơn bao giờ hết RITST đang có mặt trong rất nhiều các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trên toàn lãnh thổ Việt nam. Trong một số năm gần đây, Viện đóng một vai trò quan trọng và có hiệu quả trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam. Đặc biệt, trên con đường hội nhập với chính sách mở cửa của Chính phủ, RITST đã tạo lập được các mối quan hệ tốt với nhiều các nhà Tư vấn ở trên 36 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các tổ chức khác như Ngân hàng thế giới-WB, Ngân hàng phát triển châu á-ADB, và nhiều các đại diện chính phủ của nhiều nước để phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt nam và nhận sự trợ giúp về đào tạo. Viện đã tham gia vào công việc Tư Vấn cho các công ty Tư vấn nước ngoài trong tiến trình thực thi các dự án phát triển cơ sở hạ tầng với nguồn vốn WB, ADB, KOREA, JAPAN trên các công trình cải tạo và xây dựng QL1A, QL18, QL5, Cầu sông Gianh. Trong thời gian ngắn đội ngũ cán bộ của Viện đã nắm vững các thông lệ quốc tế, địa phương và được các tổ chức tư vấn nước ngoài tin tưởng và đánh giá cao. 1.4 Nhữnh thành quả của Viện. Viện có đội ngũ nhân lực được đào tạo tốt, có kinh nghiệm về mặt chuyên môn trong nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thiết kế kỹ thuật ,TKKTTCCT và các lĩnh vực liên quan kỹ thuật phục vụ cho đường bộ, đường sắt, giao thông thành thị và nông thôn , công trình dưới đất, móng các dự án thuộc mạng lưới giao thông Việt Nam. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo : Những năm gần đây, Viện đã hợp tác với các trường đại học và các cán bộ đầu ngành để thực hiện các công tác đào tạo sau: Đào tạo tiến sĩ trong lĩnh vực cầu, đường, kết cấu xây dựng. Tổ chức các khoá học tư vấn giám sát và quản lý chất lượng thi công của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Giao Thông Vận Tải. Tổ chức các khoá học đào tạo quản lý Cầu - Đường. Tổ chức các khoá học thí nghiệm viên. Tổ chức các buổi thảo luận về những chủ đề đặc biệt. Tổng cộng, trong 2 năm gần đây hơn 1200 Tư Vấn được đào tạo cho nhiều các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT. Những công nghệ hiện đại được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng , sửa chữa, quản lý chất lượng đường bộ và đường sân bay: Vật liệu mới phục vụ cho xây dựng đường. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm và đấnh giá chất lượng nền đường, móng, mặt đường đường ô tô và đường sân bay. Đảm bảo an toàn giao thông đô thị. Giao thông nông thôn. Thiết kế đặc biệt các công trình chống sụt trượt , ổn định bờ dốc. Dầm thép với khe hở lớn. Hệ thống treo và cầu dây văng với nhịp lớn Cầu và hầm tại các nút giao thông. Thiết kế và giải pháp công nghệ cho nền đắp cao và bảo bờ biển của đảo ngoài khơi. Giải pháp công nghệ cho việc sửa chữa , nâng cấp, cải tạo, bảo vệ cầu ,xây dựng cảng biển , xử lý nền mòn, và các công trình ngầm. Công nghệ tiên tiến trong kiểm tra đánh giá chất lượng cọc khoan nhồi. Các giải pháp kỹ thuật để sửa chữa, nâng cấp và bảo vệ cầu và các công trình cảng; xử lí nền móng và bề mặt kết cấu công trình, Các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xem xét đánh giá và kiểm tra các trụ dẫn Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các dự án với môi trường xung quanh, Thiết kế, sản xuất thiết bị cho việc đo lường và điều khiển các quá trình kỹ thuật, điều khiển giao thông và quản lí sản xuất, Bảo dưỡng các bộ phận máy móc và kết cấu công trình (phun, mạ, hàn), Kiểm tra và đánh giá các cây cầu và các cấu trúc khác bởi các kỹ thuật hiện đại (Tĩnh và động) bao gồm phần mềm để đánh giá các cây cầu và hệ thống quản lí các cây cầu hiện đại Trong những năm gần đây, Viện KHCN-GTVT đã hết sức chú ý đến việc cung cấp các nhà tư vấn về giám sát, thiết kế và điều hành thi công trong những công trình chính liên quan đến đường bộ, cầu và cảng 1.5 Giới thiệu về trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ Cùng với sự phát triển lớn mạnh của viện, Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong bề dày thành tích của Viện. Hiện nay với cơ cấu tổ chức của trung tâm gồm: Giám đốc :TS: Nguyễn Hữu Đẩu Phó giám đốc kiêm trưởng ban kỹ thuật :KS.Trần Như Vang Phó giám đốc:KS.Đàm Gia Phú Cùng tập thể đội ngũ thạc sỹ ,kỹ sư và cán bộ chuyên môn trình độ cao giầu kinh nghiệm,thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Tập thể cán bộ trong phòng đã tham gia thiết kế, khảo sát, thẩm định nhiều công trình lớn mang tính chiến lược của quốc gia ; tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước góp phần hoàn thiện hơn các quy chuẩn tiêu chuẩn ngành giúp cho quá trình thiếi kế cũng như thi công được chính xác và thuận tiện hơn. Với trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm luôn hiện đại hoá có thể cung cấp một cách hoàn hảo các dịch vụ tư vấn thiết kế , thẩm định nghiệm thu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Tham gia hướng dẫn đào tạo ra nhiều lớp thí nghiệm viên phục vụ cho các đơn vị trong cả nước . Lĩnh vực hoạt động & chức năng nhiệm vụ của trung tâm Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ứng dụng trong nghành GTVT. Triển khai ứng dụng tiến bộ kĩ thuật Xây dựng, khai thác các công trình GTVT. Xác định chất lượng sản phẩm thí nghiệm và kiểm nghiệm phương tiện chuyên dùng cho ngành GTVT. Tư vấn và dịch vụ GTVT; khảo sát thiết kế kiểm định và giám sát chất lượng công trình, dịch vụ khoa học công nghệ, kể cả dịch vụ kỹ thuật cao , thông tin tư vấn. Đào tạo tiến sỹ chuyên ngành cầu – hầm , đường ô tô, sân bay, kết cấu xây dựng, đào tạo tiếp tục và hiện đại hoá kiến thức cho cán bộ khoa học kỹ thuật GTVT, đào tạo thí nghiệm viên , giám sát viên công trình GTVT. cơ cấu tổ chức của viện Hệ thống tổ chức của viện khoa học -công nghệ GTVT Viện trưởng Phó Viện trưởng Phó Viện trưởng Phó Viện trưởng Phó Viện trưởng Phó Viện trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng cầu hầm Các phòng quản lý mghiệp vụ Phòng kế hoạch tổng hợp Các phòng nghiên cứu khoa khoa học và công nghệ Phòng đường ô tô -sân bay Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng vât liệu Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng cảng ,đường thuỷ Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng phòng địa kỹ thuật Phòng chuẩn đoán c trình Phòng móng ct ngầm TT tư vấn thiết kế CGCN và XDCT GTVT Các trung tâm TT kiểm định chất lượng CTGTVT Phòng khai thác đá ,phá nổ TT KHCN bảo vệ CT và PTGTVT Phòng công nghệ kim loại Phòng đường sắt Phòng điện tử và công nghệ Phòng khai thác phương tiện vận tảI TT KHCN máy XD và ôtô TT đào tạo,tập huấn và quản lý kỹsư TT KHCN bảo vệ MT trong GTVT Phòng thí nghiệm trọng điểm I TT Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Phân viện KHCN GTVT miền trung Phân viện KHCN GTVT Miền nam Phần ii tìm hiểu vai trò của người cán bộ kỹ thuật Người cán bộ kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động sản xuất của cơ quan đặc biệt trong các cơ quan làm các dự án thiết kế tư vấn trong công trình giao thông vận tải . Với đặc điểm cơ quan em đang thực tập là ban tư vấn trung tâm tư vấn thiết kế chuyển giao công nghệ xây dựng công trình giao thông vận tải thì vai trò của người kỹ sư thiết kế là trực tiếp tham gia vào giải quyết các dự án do công ty giao cho . Vì các dự án công trình giao thông vận tải đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội cũng như sự quan tâm của nhà nước với nguồn kinh phí đầu tư và xây dựng là rất lớn và công việc thiết kế và xây dựng có nhiều giai đoạn khác nhau mỗi giai đoạn có những sự phức tạp khó khăn khác nhau : Ví dụ : Đối với dự án thiết kế đường : Khảo sát tuyến đường Lập dự án tiền khả thi Lập dự án khả thi Khảo sát thiết kế Lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật thi công Đòi hỏi người kỹ sư xây dựng thiết kế đường : Những kiến thức chuyên nghành rất nắm vững Có cái nhìn tổng quát và sâu sắc về mỗi giai đoạn Sự chăn chỉ và cẩn thận trong công việc … Vì vậy vai trò người kỹ sư trong cơ quan thiết kế là hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất của công ty và sự phát triển của xã hội . Phần iii : các giai đoạn thực hiện dự án I.khảo sát tuyến đường ô tô a. Giới thiệu chung I. Theo nghị định 42 CP các công trình xây dựng được phân thành các nhóm sau: - Công trình đặc biệt: Có vốn > 10.000 tỷ VNĐ phải được Quốc Hội thông qua. - Các dự án nhóm A: Đối với các cônh trình Giao thông, Thuỷ lợi có tổng mức đầu tư 200 tỷ VNĐ phải được Chính Phủ hoặc Bộ kế hoạch Đầu tư thông qua. - Các dự án nhóm B: Đối với các Công trình Giao thông, Thuỷ lợi có tổng mức đầu tư từ 25 đến 200 tỷ VNĐ phải được cấp bộ thông qua. - Các dự án nhóm C: Là các dự án không thuộc diện trên, có thể thông qua cấp tỉnh. II. Trình tự thiết kế: Tuỳ theo quy mô của Dự án mà trình tự thiết kế gồm các bước sau: Nghiên cứu tiền khả thi, Nghiên cứu khả thi, Thiết kế kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi được áp dụng cho các trường hợp sau: - Các dự án nhóm A. - Các dự án nhóm B nếu người có thẩm quyền quyết định đầu tư yêu câu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập với các trường hợp sau. - Các dự án nhóm A đã được chính phủ và quốc hội phê duyệt về chủ trương đầu tư. - Các dự án nhóm B mà người có thẩm quyền không yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. - Dự án nhóm C có mức vốn từ 1tỷ đồng trở lên. Lập báo cáo đầu tư mà không cần lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. - Các dự án có mức vốn nhỏ hơn 1tỷ đồng. - Dự án sửa chữa bão dưỡng theo vốn sự nghiệp. - Các dự án đã có thiết kế mẫu và áp dụng các tiêu chuẩn hiện hành. III. Mục đích các bước KSTK. 1. KSTK lập Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi: Là thu thập những tài liệu cần thiết để đánh giá sơ bộ sự cần thiết phải đầu tư công trình, các thuận lợi và khó khăn, sơ bộ đánh giá vị trí - quy mô công trình và ước đoán tổng mức đầu tư, chọn hình thức đầu tư cũng như sơ bộ đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt Kinh tế Xã hội của Dự án. 2.KSTK lập Báo cáo NCKT: Là thu thập những tài liệu để xác định sự cần thiết phải đầu tư công trình, chọn hình thức đầu tư, xác định vị trí cụ thể - quy mô công trình, lựa chọn phương án công trình tối ưu, đề xuất phương án hợp lý, tính tổng mức đầu tư và đáng giá hiệu quả đầu tư về mặt Kinh tế Xã hội. Khảo sát để lập TKKT: Mục đích: thu thập những tài liệu cần thiết trên phương án công trình đã đựơc cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập hồ sơ TKKT và dự toán công trình cũng như hồ sơ đấu thầu phục vụ công tác mời thầu hay chỉ định thầu. 5. Khảo sát để lập bản vẽ Thi công (đối với đường cấp cao): Được thực hiện để phục vụ cho công tác thi công các công trình Cầu-Đường theo các phương án đã duyệt theo TKKT. Thường áp dụng cho các Công trình có vốn đầu tư vay của ngân hàng thế giới (WB). B. Khảo sát để lập luận chứng kinh tế kỹ thuật Nhiệm vụ của khảo sát lập để luận chứng kinh tế kỹ thuật là thu thập các tài liệu cần thiết cho việc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, nhằm làm sáng tỏ sự cần thiết phải đầu tư tuyến đường, tính hợp lý về kinh tế và ý nghĩa về quốc phòng do tuyến đường đem lại, khả năng về kỹ thuật đồng thời quy định những tiêu chuẩn kỹ thuật hợp lý nhất của tuyến đường sẽ thiết kế và xây dựng. Công tác trên được tiến hành theo bước sau: - Khảo sát để so sánh và chọn phương án . - Khảo sát để chọn phương án kiến nghị . I. Khảo sát để so sánh và chọn phương án Nhiệm vụ của bước này là xác minh lại các phương án đã được nghiên cứu trên bản đồ, bổ sung thêm các phương án cục bộ phát hiện trong quá trình đi thực địa, sơ bộ lựa chọn phương án tuyến, loại bớt các phương án bất hợp lý và phát hiện các công trình có liên quan đến tuyến. Sau đó tiến hành đo đạc lập bình đồ địa hình khu vực dự định đặt tuyến, thu thập các tài liệu để so sánh và chọn phương án tuyến . Nội dung : - Công tác điều tra kinh tế - Công tác chuẩn bị trong phòng - Công tác thị sát và đo đạc ngoài thị trường 1. Công tác điều tra kinh tế Kết thúc điều tra kinh tế phải cung cấp các tài liệu sau: - Bản thuyết minh, luận chứng và tính hợp lý của việc xây dựng đường - Bảng tổng hợp lưu lượng xe của đường trong năm tương lai và năm tính toán - Bảng lưu lượng xe trên đường theo từng đoạn và chiều đi về trong năm tương lai . II. Khảo sát trên phương án kiến nghị Nhiệm vụ là tiến hành đo đạc trên hướng tuyến đã được duyệt để chọn giải pháp thiết kế các công trình trên hướng đó và lập khái toán Nội dung : - Khảo sát tuyến - Khảo sát các công trình 1. Khảo sát tuyến Trên cơ sở tuyến đã kẻ trên bình đồ ta xác định vị trí tuyến và đo đạc ngoài thực địa Tuyến kẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của cấp đường. Công việc kẻ bình đồ tuyến : - Định đỉnh : Các đỉnh của tuyến được xác định trên cơ sở bình đồ đường sườn đã kẻ tuyến - Đo góc : có thể dùng máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc điện tử - Dải cọc chi tiết : Phải phản ánh khái quát địa hình dọc tuyến và 2 bên tuyến - Đo dài : Dùng thước thép hay thước vải - Cao đạc : Đo cao tiến hành 2 lần bằng máy đo cao , 1 lần tổng quát để đặt mốc , một lần chi tiết để xác định độ cao các cọc chi tiết - Đo hình cắt ngang tuyến: Đo ở tất cả các cọc chi tiết và cọc đỉnh có thể bằng thước chữ A hoặc bằng máy. Hướng đo phải thẳng góc với tim tuyến. 2. Khảo sát các công trình - Thu thập số liệu cần thiết cho việc lựa chọn loại công trình. - Đồ thị cường độ hàng hoá của đường trong năm tính toán và năm tương lai. 3. Công tác chuẩn bị trong phòng 4. Công tác thị sát và đo đạc ngoài thực địa a) Thị sát - Tìm hiểu tình hình nguyên vật liệu tại chỗ, điều kiện sản xuất, vận chuyển đến công trình. - Tìm hiểu tình hình dân cư ở hai bên tuyến , quy hoạch xây dựng ở địa phương. - Lập các văn bản với các cơ quan có công trình liên quan đến tuyến. b) Đo đạc ngoài thực địa - Lập bình đồ khu vực định đặt tuyến, so sánh chọn phương án tuyến . - Để đo độ dốc dùng máy đo đơn giản, các cọc đường sườn phải dùng máy có sai số nhỏ. - Khoảng cách các cọc đường sườn đo bằng thước vải 1 lần. - Đo góc dùng địa bàn hoặc dụng cụ đo đơn giản. - Đo mặt cắt ngang dùng thước chữ A hoặc Clíimẻte và thước vải chỉ đo những cọc đại diện cho địa hình từng đoạn tuyến . - Cọc đường sườn là cọc tạm chỉ dùng để lập bình đồ địa hình và dựa vào đó để định tuyến sau này. +Kết quả : Bình đồ đường sườn có đường đồng mức, có phác hoạ địa hình ở phạm vi đo đạc nếu cần thiết và có ghi chú các công trình 2 bên tuyến. - Hình cắt ngang đại diện cho từng đoạn tuyến tỷ lệ 1:200. - Thuyết minh tình hình tuyến, công trình địa chất thuỷ văn. . . - Sơ bộ xác định số lượng và vị trí cầu nhỏ cống, thống kê theo loại khẩu độ cống. - Dự kiến số lượng và loại nhà xây dựng để phục vụ công tác xây dựng tuyến - Dự kiến các đường giao. - Xác định khả năng triển tuyến trên những đoạn dốc lớn và vượt đèo. - Dự kiến sử dụng lại những đoạn đường cũ, xác định các yếu tố hình học, loại và tình trạng mặt đường, cao độ nền đường, phát hiện những yếu tố cần xử lý, tình trạng tải trọng từ đó đề ra các yêu cầu cần tiến hành. - Xác định vị trí tuyến qua vùng dân cư, giới hạn điểm đầu, điểm cuối, dự kiến mặt cắt ngang đường phố, điều kiện thoát nước, phương án di chuyển nhà ở. * Kết thúc bước khảo sát để lập luận chứng kinh tế kinh tế kỹ thuật cần có: - Thuyết minh về tình hình điều tra và khảo sát tuyến. - Các tài liệu thị sát và đo đạc về thực địa. - Các tài liệu về khảo sát tuyến và công trình trên tuyến được chọn . - Biên bản nghiệm thu đo đạc và nghiệm thu tài liệu. - Các văn bản thủ tục đã lập với các cơ quan . - Bình đồ cao độ tuyến . - Hình cắt dọc tuyến. - Hình cắt ngang tuyến. c. khảo sát để lập thiết kế kỹ thuật Nội dung : - Công tác chuẩn bị . - Công tác khảo sát tuyến. - Khảo sát tuyến qua các vùng đặc biệt. - Khảo sát các công trình liên quan đến tuyến. - Khảo sát các công trình thoát nước nhỏ. - Thu thập các tài liệu để lập thiết kế tổ chức thi công và dự toán. I. Công tác chuẩn bị . Nội dung : - Nghiên cứu kỹ luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt và những tài liệu đã khảo sát trước, ngoài ra còn thu thập thêm các tài liệu còn thiếu hoặc trình bày chi tiết trong luận chứng và sửa lại các tài liệu điều tra trước đây không thích hợp. - Tìm hiểu các tài liệu về mốc cao độ và toạ độ tự nhiên, về khí tượng thuỷ văn của vùng khảo sát, về cấp sông và các cầu cũ . II. Công tác khảo sát tuyến - Nghiên cứu chi tiết thi công đã được duyệt trong luận chứng có chỉnh lý những đoạn cá biệt. - Xác định và củng cố tuyến tại thực địa: phóng tuyến, đo góc, rải cọc chi tiết. - Cao đạc. - Lập bình đồ cao độ những khu vực đặc biệt. - Thu thập các số liệu để thiết kế thoát nước. - Điều tra chi tiết địa chất trong phạm vi xây dựng đường và những mỏ đất để đắp đường. - Điều tra bùn lầy. - Điều tra chi tiết địa chất và thuỷ văn, những đoạn bất lợi không ổn định . . - Thu thập các tài liệu để thiết kế cống, cầu nhỏ. - Thăm dò mỏ vật liệu đề suất trong quá trình khảo sát sơ bộ và những mỏ bổ xung. - Thu thập các số liệu để thiết kế thi công và lập dự toán . - Công tác lấy ý kiến thoả thuận của cơ quan địa phương về tuyến và các giải pháp thiết kế. III. Khảo sát tuyến đi qua các vùng đặc biệt: - Những khu vực đặc biệt cần lập bình đồ cao độ : - Những đoạn sụt trượt, sói lở, dốc lớn có bán kính tối thiểu, đoạn có khe xói đang hoạt động.v.v. IV. Khảo sát các công trình liên quan đến tuyến: Các công trình liên quan đến tuyến gồm : nhà cửa trong phạm vi thi công nền đường, các cột điện, đường ống dẫn dầu, khí đốt, công trình ngầm, mỏ vật liệu, đường công vụ . . . V. Khảo sát các công trình thoát nước nhỏ: Gồm : Cống, cầu có chiều dài 20m, nền đường thấm ,đường tràn. Xác định vị trí công trình, chọn loại công trình, tính toán thuỷ lực, thuỷ văn. VI. Thu thập số liệu: - Cần thu thập các số liệu để lập thiết kế thi công và lập dự toán. - Các số liệu về đơn giá, khối lượng thiết kế . . . Kết thúc : - Thuyết minh về tình hình chung khảo sát tuyến. - Thuyết minh về điều kiện địa chất công trình. - Thuyết minh về điều tra thuỷ văn . - Bình đồ tuyến tỉ lệ1/2000 -1/ 1000. - Bình đồ cao độ những khu vực đặc biệt. - Hình cắt dọc 1/1000 -1/100, có mặt cắt địa chất và sơ bộ kẻ đường đỏ. - Hình cắt ngang tuyến tỉ lệ 1/200. - Bản đồ tổng hợp khu vực tụ nước. - Tính toán khẩu độ công trình thoát nước nhỏ . - Đồ thị cung cấp vật liệu xây dựng . - Thống kê đất bị chiếm, công trình phải di chuyển, mốc cao độ, công trình thoát nước, vị trí làm nhà phục vụ khai thác, mỏ vật liệu xây dựng, đường giao . . . d. khảo sát để lập bản vẽ thi công Nhiệm vụ : - Khôi phục lại tuyến trên thực địa. - Bổ sung những chi tiết cần thiết, chính xác cho việc thiết kế và lập bản vẽ thi công các hạng mục công trình, khảo sát lập bản vẽ thi công. được tiến hành sau khi thiết kế kỹ thuật đã được duyệt. I. Khôi phục tuyến trên thực địa : - Đảm bảo đặt tuyến phù hợp với tuyến chung, chỉnh sửa những đoạn có thể, làm cho tuyến hài hoà hơn. - Khôi phục cọc đỉnh. - Đo góc đỉnh. - Đóng các cọc chủ yếu trên đường cong. - Khôi phục lại các cọc chi tiết cũ. - Đo cao chi tiết. - Trắc ngang tại những cọc bổ sung. II. Bổ xung những chi tiết cần thiết. - Xác định vị trí số lượng các công trình cắt qua đường. - Vẽ chi tiết sơ đồ chiếm đất. - Đo đạc bổ xung để thiết kế các yếu tố nền đường . . . Kết quả khảo sát; - Thuyết minh khảo sát. - Bình đồ tỷ lệ :1/1000 - 1/2000. - Trắc dọc tỷ lệ : 1/100 - 1/1000. - Trắc ngang tỷ lệ : 1/200. - Các tài liệu bổ sung. - Các văn bản thoả thuận bổ sung. ii : hồ sơ các giai đoạn thực hiện dự án A . giai đoạn chuẩn bị I . Thành phần và nội dung hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi . Báo cáo thuyết minh tổng hợp 1 . Tên công trình , tên chủ đầu tư và địa chỉ liên lạc 2 . Giới thiệu chung 3 . Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 4 . Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 . Hiện trạng mạng lưới giao thông trong vùng nghiên cứu 6 .Tình hình vận tải của những năm gần đây và dự báo nhu cầu vận tải trong tương lai 7 .Phân tích sự cần thiết phải đầu tư xây dựng mới hay cải tạo nâng cấp tuyến đường hiện có 8 . Đặc điểm về tự nhiên của vùng nghiên cứu 9 . Sơ bộ xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật 10 . Sơ bộ lựa chọn các giải pháp kỹ thuật về tuyến đường và các công trình trên đường 11 . Xác định sơ bộ khối lượng xây dựng 12 . Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động các nguồn vốn , phương án phân kỳ đầu tư , phân đoạn xây dựng 13 . Sơ bộ ước tính nhu cầu lao động và tổ chức thực hiện thời gian khởi công , thời gian hoàn thành 14 . Sơ bộ phân tích tính hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế và xã hội của dự án 15. Sơ bộ đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường 16. Kết luận và kiến nghị B . Hồ sơ bản vẽ 1 . Bản vẽ các phương án tuyến 2 . Bản vẽ mặt cắt dọc đường Tỷ lệ ngang : Theo tỷ lệ của bản đồ Tỷ lệ đứng : Bằng 10 lần lớn hơn tỷ lệ ngang 3.Bản vẽ mặt cắt ngang : Tỷ lệ 1:200(1:100) 4.Cống và cầu 5.Các công trình khác nều có C.Phụ lục Bảng thống kê các cống Bảng thống kê các cầu Bảng thống kê các công trình phòng hộ Bảng thống kê các nút giao nhau Bảng thống kê các công trình an toàn Bảng thống kê các công trình khác Các tài liệu thu thập trong thời gian điều tra Các văn bản làm việc với địa phương Bảng thống kê các đơn giá , định mức các căn cứ sử dụng để tính tổng mức đầu tư. Ii . Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi A . Báo cáo thuyết minh tổng hợp: 1. Giới thiệu chung: -Tên dự án: chủ đầu tư và địa chỉ liên lạc -Đối tượng thực hiện dự án : phân công tổ chức thực hiện -Tổ chức thực hiện dự án: phân công tổ chức thực hiện giữa các đơn vị tư vấn khảo sát – thiết kế -Căn cứ pháp lý xác định quy mô và sự cần thiết đầu tư -Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư -Quyết định thông qua báo cáo nctkt và cho phép tiến hành bước NCKT -Căn cứ vào tờ trình về việc xin chủ trương lập dự án và chỉ định đơn vị lập dự án đầu tư nâng cấp đưa . Các thông tư, quyết định và các văn bản khác có liên quan tới dự án. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng 2.Đặc điểm kinh tế xã hôi: -Dân số khu vực tuyến đi qua . -Phân bố dân số theo giới tính và tuổi . -Tỉnh hình lao động và việc làm. Nông lâm nghiệp : Loại cây trồng, hình thức sở hữu, quy mô, diện tích, tình hình phát triển năm gần đây và dự kiến trong tương lai. Công nghiệp: Phân loại xí nghiệp nhà máy trong khu vực nghiên cứu và trong khu vực phụ cận thuộc khu vực hấp dẫn của đường. Thương nghiệp, dịch vụ ,hành chính sự nghiệp: Phân loại theo các nhóm có tính chất tương tự về nhu cầu đi lại như hành chính, giáo dục, đào tạo và buôn bán nhỏ buôn bán lớn và trung bình, thương cảng, sân bay. Tình hình pháp triển những năm gần đây và dự báo trong tương lai. Tình hình kinh tế xã hội của các khu vực phụ cận với dự án 3. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của khu vực tuyến đi qua: - Định hướng phát triển kinh tế xã hội . - Định hướng phát triển kinh tế xã hội theo quy họach dài hạn, trung hạn và ngắn hạn - Dự báo phát triển dân số và lao động. - Đinh hướng phát triển kinh tế – xã hôi của các vùng lân cận và các vùng thuộc khu vực hấp dẫn của đường 4. Các quy hoạch xây dựng có liên quan tới dự án - Quy hoạch phát triển khu đô thị, khu công nghiệp khu chế xuất, khu kinh tế mới. - Quy hoạch phát triển của các dự án giao thông khác có liên quan tới dự án (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ). - Quy hoạch phát triển các dự án thuỷ lợi, nông nghiệp và phát triển nông thôn, lâm nghiệp. - Quy hoạch khác có liên quan như du lịch, bảo tồn…. 5. Hiện trạng mạng luới giao thông trong vùng nghiên cứu - Đánh giá chung về mạng luới giao thông. - Tình hình chung về mạng lưới giao thông vận tải trong vùng nghiên cứu - Chức năng của đường trong mạng lưới đường chung và cấp đường , chiều dài đường - Điều tra hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ. - Mạng quốc lộ , tỉnh lộ và các đường liên xã, liên huyện, đặc biệt đối với các đường nối trực tiếp với dự án đang được nghiên cứu, (tốt nhất là có được số liệu đếm xe trong khoảng 5 năm trở lại đây). Điều tra mạng giao thông đường thuỷ: Bao gồm sông lớn, các nhánh nối, các bến neo đậu , trả khách…có liên quan tới dự án. -Bảng thống kê các công trình trên đường và các đặc trưng kỹ thuật cầu lớn, cầu trung, cầu nhỏ cống, đánh giá chất lượng công trình ,tình hình khai thác - Bảng thống kê các công trình đặc biệt trên đường (kè tường chắn …) - Bảng thống kê các công trình an toàn giao thông và các công trình phục vụ khác trên đường - Đường sắt - Đường sông, đường biển - Đường hàng không - Đánh giá chung về tình hình GTVT vùng nghiên cứu 6. Dự báo nhu cầu vận tải của tuyến đường thiết kế: - Xác định điểm hấp dẫn và điểm lập hàng hoá. - Dự báo nhu cầu vận tải và phân công vận tải giữa các loại hình vận tải (thuỷ , bộ). - Dự báo giao thông cục bộ địa phương. - Dự báo nhu cầu vận tải:xác định số lượng xe, thành phần xe chạy, tính toán cho (20, 15, 10 và 5 năm). Trong báo cáo thuyết minh cần thiết phân tích phương pháp dự báo các thành phần lưu lượng xe chạy trên đường xe trong các thời kì tính toán và kết quả dự báo lưu lượng xe chạy. Giao thông nội bộ của vùng thiết kế Giao thông cục bộ giao thông quá cảnh 7. Phân tích sự cần thiết cho việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường. ý nghĩa tầm quan trọng và tính cấp bách của việc triển khai dự án đường đối với quy hoạch phát triển kinh tế vùng nghiên cứu và các vùng lân cận ý nghĩa phục vụ giao thông vận tải của tuyến đường trong quy hoạch phát truyển, hoàn chỉnh mạng lưới đường quốc gia ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng chính trị , văn hoá xã hội - Những khó khăn và thuận lợi khi triển khai dự án 8. Điều kiện tự nhiên vùng tuyến đi qua. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn : nhiệt độ lượng mưa, độ ẩm, tốc độ và hướng gió, vùng bị ngập thời gian nước ngập, tốc độ nước chảy, tình hình sói nở ……. - Khảo sát địa hình : Điều tra địa hình khu vực bao gồm độ dốc địa hình, vị trí khe suối, sông hồ, vị trí vượt sông dự kiến. - Khảo sát điều kiện địa chất: Cấu tạo địa chất thổ nhưỡng trên khu vực tuyến đi qua, khoan thăm dò những vị trí nền yếu. - Điều tra vật liệu xây dựng: Loại vật liệu xây dựng , vị trí mỏ , trữ lượng, chỉ tiêu cơ lý. - Giá trị nông nghiệp của khu vực tuyến đi qua , cây nông nghiệp, cây công nghiệp ….. - Xác định điểm khống chế trên bình đồ : Tuyến cũ, rừng cây có giá trị kinh tế và môi sinh cao, vùng đất yếu hay khu vực đền chùa… 9. Lựa chọn quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của đường và các công trình trên đường. Trên cơ sở kết quả khảo sát, tính toán lưu lượng xe tương đương dự kiến, kết hơp với điều kiện địa hình ,địa chất, thuỷ văn cũng như ý nghĩa của con đường, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của đường và các công trình trên đường sẽ được đề xuất bao gồm - Các tiêu chuẩn, quy trình thiết kế áp dụng. - Lựa chọn cấp đường và các tiêu chuẩn thiết kế hình học cho đường. - Lựa chọn khổ cống, cầu và tải trọng tính toán - Lựa chọn kết cấu mặt đường và tải trọng xe tính toán 10. Các giải pháp kỹ thuật, thiết kế sơ bộ, phương án đề nghị. - Phương án vị trí tuyến đường, thiết kế sơ bộ bình đồ tuyến đường các yếu tố hình học của từng đoạn tuyến . - Thiết kế sơ bộ mặt cắt dọc. - Thiết kế sơ bộ mặt cắt ngang. - Thiết kế sơ bộ hệ thống thoát nước của đường : Cống, cầu nhỏ, rãnh biên , rãnh đỉnh. - Thiết kế sơ bộ mặt đường. - Thiết kế sơ bộ cấu tạo cống và cầu nhỏ. - Các phương án xử lý đặc biệt: Kè, chống sạt lở, xử lý đất yếu… - Thiết kế sơ bộ nút giao thông. - Thiết kế sơ bộ các công trình an toàn và tổ chức giao thông. - Thiết kế sơ bộ các công trìng phục vụ. 11. Giải phóng mặt bằng và tái định cư 12. Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường . 13. Tổng mức đầu tư dự án - Tổng mức đầu tư và phương án phân kì đầu tư - Nguồn vốn, khả năng tài chính, nhu cầu vốn theo tiến độ, nhu cầu vật tư máy móc thiết bị lao động - Tổ chức triển khai dự án và lao động. -Các mốc thời gian thực hiện đầu tư, kế hoạch đấu thầu, thời gian khởi công, thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng. 14. Phân tích hiệu quả kinh tế và tài chính. 15. Kết luận và kiến nghị - Những kết luận chính: + Tên dự án . + Phạm vi và nội dụng nghiên cứu + Sự cần thiết đầu tư. + Các giải pháp kiến nghị về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, các phương án về vị trí và kết cấu công trình. + Tổng mức đầu tư. + Kế hoạch triển khai dự án, hình thức quản lý dự án. + Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường. + Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đến dự án. - Kiến nghị. B . Hồ sơ bản vẽ Khổ giấy vẽ, kích thước khung bản vẽ, khung tên, các quy định về chữ viết, kí hiệu , mặt cắt dọc, mặt cắt ngang phải tuân theo các hướng dẫn (tiêu chuẩn quy định bản vẽ) - Bình đồ tổng thể tuyến : Tỷ lệ 1:50.000 Bình đồ tuyến : Tỷ lệ 1: 25.000 Trắc dọc tuyến : Tỷ lệ ngang 1: 1000, tỷ lệ đứng 1: 100 Trắc ngang đường : Tỷ lệ 1:200 ( 1: 200 ) Bản vẽ cống : Tỷ lệ 1:50 Bản vẽ cầu nhỏ : Tỷ lệ 1: 50 ( 1: 100) Bản vẽ kết cấu áo đường : Tỷ lệ 1:50 Bản vẽ công trình phòng hộ : Tỷ lệ 1:100 Bản vẽ nút giao cắt : Tỷ lệ 1:100 Bản vẽ công trình an toàn giao thông : Tỷ lệ 1:10(1:50). Bản vẽ công trình ngầm, khai thác, dịch vụ nếu có. C . Phụ lục Các văn bản pháp lý: Quyết định cho phép tiến hành đầu tư, đề cương nghiên cứu khả thi được duyệt, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế…. Và các văn bản khác có liên quan tới dự án. Các bảng thuyết minh tính toán : Yếu tố hình học, thuỷ văn, mặt đường, khái toán… Các hồ sơ khảo sát phục vụ nghiên cứu khả thi. Bảng mốc toạ độ khống chế trên bình đồ và cao độ của phương án tuyến đã chọn. B . Giai đoạn thực hiện đầu tư : thiết kế và thi công I . Thành phần và nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật Báo cáo thuyết minh tổng hợp Chương I . Giới thiệu chung 1 .Tên dự án , Chủ đầu tư và địa chỉ liên lạc 2 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 . Tổ chức thực hiện dự án 4 . Những căn cứ pháp lý để tiến hành thiết kế kỹ thuật Quyết định thông qua báo cáo NCKT và cho phép tiến hành bước thiết kế kỹ thuật Quyết định duyệt đề cương thiết kế kỹ thuật có kèm theo đề cương đã thông qua , tờ trình của chủ đầu tư xin duyệt đề cương thiết kế . Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn khảo sát , thiết kế thực hiện triển khai TKKT Các thông tư , quyết định và các văn bản khác có liên quan tới dự án 5 . Các quy chuẩn , tiêu chuẩn áp dụng 6 . Các nguồn tài liệu sử dụng để triển khai thiết kế kỹ thuật Chương II . Đăc điểm về quy hoạch xây dựng có liên quan tới TKKT . Nội dung báo cáo của chương này tương tự nội dung báo cáo của NCKT nhưng chính xác và cụ thể hơn trên cơ sở các tài liệu khảo sát chi tiết trong giai đoạn KSTKKT Phần cuối của chương này cần thuyết minh những nhận xét kết luận chỉ đạo áp dụng đối với TKKTTC về bình đồ , mặt cắt dọc , mặt cắt ngang và các công trình trên đường như xác định các điểm khống chế khi thiết kế bình đồ . Chương III . Điều kiện tự nhiên vùng tuyến đi qua Nội dung báo cáo của chương này tương tự như nội dung báo cáo của NCKT nhưng chính xác và chi tiết hơn trên cơ sở phân tích các tài liệu khảo sát thu nhập trong giai đoạn KSTKKT . Phần cuối của chương này cần thuyết minh những nhận xét , kết luận chỉ đạo về các giải pháp thiết kế bình đồ , mặt cắt dọc , mặt cắt ngang , cầu , cống … Đối với từng đoạn tuyến đặc trưng và cung cấp những số liệu thăm dò , khảo sát và thí nghiệm cần thiết phục vụ việc TKCT . Chương IV. Thiết kế kỹ thuật bình đồ , mặt cắt dọc và mặt cắt ngang 1 . Cấp đường và các tiêu chuẩn thiết kế hình học chủ yếu của đường 2 . Thiết kế kỹ thuật bình đồ tuyến : Thuyết minh các điều kiện khống chế , các căn cứ , lập luận đã vận dụng khi thiết kế bình đồ đối với mỗi đoạn tuyến đặc trưng , chọn vị trí các đỉnh đường cong , chọn bán kính đường cong theo điều kiện địa hình đoạn tuyến thiết kế , sự phối hợp giữa bình đồ mặt cắt dọc và mặt cắt ngang đường . Lập bảng tổng hợp theo lý trình đoạn thẳng , đoạn cong tròn , đoạn cong chuyển tiếp và các yếu tố của đường cong tròn và đường cong chuyển tiếp . Đối với các đoạn tuyến có yêu cầu phải so sánh các phương án tuyến cục bộ thì phải thuyết minh ưu khuyết điểm của mỗi phương án và bảng tổng hợp kết quả so sánh theo các chỉ tiêu kinh tế , kỹ thuật và kiến nghị phương án chọn 3 . Thiết kế mặt cắt dọc đường : Đối với mỗi đoạn tuyến đặc trưng thuyết minh các cao độ khống chế khi thiết kế mặt cắt dọc , chiều cao đào đắp mong muốn dự trên cơ sở phân tích điều kiện địa hình , mực nứơc điều tra dọc tuyến ở những vùng bị ngập ở hai bên đường , mực nước ngầm , điều kiện địa chất dọc tuyến ; chọn độ dốc dọc thiết kế và bán kính đường cong đứng ; phối hợp đương cong đứng và đường cong nằm … 4 . Thiết kế mặt cắt ngang đường : Thuyết minh chi tiết các mặt cắt ngang có yêu cầu thiết kế đặc biệt , các phương án so sánh và kết quả thiết kế , lý trình , các đoạn đường áp dụng các mặt cắt ngang thiết kế đặc biệt , bảng tổng hợp các kế quả tính toán ổn định và khối lượng các vật liệu chủ yếu . Chương V . Thiết kế áo đường Thuyết minh các phương án kết cấu áo đường , kết quả tính toán chiều dài các lớp áo đường , phân tích ưu khuyết điểm của mỗi phương án và kiến nghị phương án chọn cho từng giai đoạn quy hoạch và cho các đoạn đường đặc trưng có modun đàn hồi nền đường thay đổi . Chương VI . Thiết kế thoát nước dọc tuyến Thuyết minh các hạng mục sau đây Hệ thống rãnh dọc , rãnh đỉnh , rãnh tập trung nước . Quy hoạch hệ thống rãnh thoát nước . Tính toán thuỷ văn , thuỷ lực rãnh Thiết kế hệ thống công trình thoát nước ngầm (Nếu có ) 2.1. Quy hoạch vị trí hệ thống rãnh thoát nước ngầm . 2.2. Tính toán lưu lượng chảy về các công trình thoát nước ngầm , xác định chiều sâu rãnh ngầm và kích thước công trình thoát nước ngầm , cấu tạo rãnh và ống thoát nước Chương VII . Thiết kế cầu cống . Thuyết minh các hạng mục sau Tính toán thuỷ văn Quy hoạch hệ thống thoát nước ngang dọc tuyến Xác định lưu lượng thiết kế cho mỗi công trình thoát nước Chọn các loại công trình (cầu hay cống tròn hay cống vuông ) và tính toán khẩu độ công trình và các yếu tố thuỷ lực , căn cứ vào kết quả tính toán thuỷ lực tính chiều cao nền đường , chiều cao tối thiểu và chọn biện pháp gia cố ở phía thượng và hạ lưu công trình . Chọn kết cấu công trình . Thiết kế cầu lớn và vừa : chỉ cần thuyết minh những tài liệu có liên quan tới bình đồ , mặt cắt dọc , mặt cắt ngang đường như lý trình cầu , chiều dài cầu , cao độ khống chế tại mặt cắt cầu và đường đắp qua bãi sông . Chương VIII. Các công trình đặc biệt Lý trình đoạn đường sử dụng công trình đặc biệt Điều kiện về địa hình , địa chất , thuỷ văn , chiều cao đào đắp …Và các số liệu thăm dò , thí nghiệm Các phương án kết cấu , các kết quả tính toán ổn định , các ưu khuyết điểm của phương án và kết quả so sánh phương án tối ưu Công trình ngầm dọc tuyết nếu có . Chương IX . Thiết kế nút giao nhau Các tài liệu : Lưu lượng xe và thành phần xe theo các hướng . Tốc độ thiết kế của các đường vào nút . Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế nút giao nhau . Các thông số kỹ thuật Thiết kế bình đồ nút giao nhau Thiết kế mặt cắt dọc đường khu vực nút giao nhau Thiết kế mặt cắt ngang đường khu vực nút giao nhau Quy hoạch mặt đứng nút giao nhau và thiết kế hệ thống thoát nước Chương X . Giải phóng mặt bằng và cắm lộ giới . Thuyết minh khối lượng công việc di dân , di chuyển các công trình hiện có , kế hoạch tái định cư và kết quả tính toán phạm vi giải phóng mặt bằng , cắm cọc lộ giới hai bên đường . Chương XI . Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường Đánh giá tác động môi trường Thiết kế các công trình giảm thiểu ảnh hưởng Các biện pháp phòng chống cháy , nổ , an toàn lao động Chương XII . Tổng dự toán và phương án phân kì đầu tư Các định mức , đơn giá và việc vận dụng mức các đơn giá Kết quả tính toán các khối lượng Xác định giá trị tổng dự toán Tổ chức triển khai dự án Chương XIII . Kết luận và Kiến nghị Những kết luận chính Kiến nghị B .Các bản vẽ Các quy định về bản vẽ theo tiêu chuẩn về đường ô tô hiện hành Bình đồ tuyến : Tỷ lệ 1: 1000 (1: 2000) Bình đồ tổng hợp vị trí tuyến trong bước NCKT Bản vẽ lưới khống chế mặt bằng và cao độ Mặt cắt dọc đường Tỷ lệ chiều ngang 1:1000(1: 2000) , chiều đứng 1: 100(1: 200) Mặt cắt ngang đường : Tỷ lệ 1 : 100 (1: 200) tuỳ theo chiều rộng nền đường Kết cấu áo đường Hệ thống rãnh thoát nước dọc tuyến Cống : Tỷ lệ 1 : 50 Cầu nhỏ : Tỷ lệ 1 : 50 (1: 100) Các công trình đặc biệt (Nếu có ) Nút giao nhau : Bản đồ địa hình tỷ lệ không nhỏ hơn 1 : 500 Bản vẽ sơ đồ các luồng giao thông tại nút Bản vẽ thiết kế bình đồ , mặt cắt ngang , mặt cắt dọc , quy hoạch mặt đứng … Các công trình an toàn giao thông dọc tuyến Các công trình ngầm (nếu có) 13. Các công trình phục vụ khác dọc tuyến . C. Phụ lục 1 . Các văn bản pháp lý : Quyết định duyệt NCKT và cho phép tiến hành thiết kế kỹ thuật . Tờ trình của chủ đầu tư xin duyệt đề cương TKKT . Quyết định duyệt đề cương TKKT có kèm theo đề cương TKKT. Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế . Các văn bản làm việc với các ngành hữu quan , với UBND các tỉnh , thành phố có liên quan tới hướng tuyến 2. Các bảng biểu thuyết minh tính toán : Các yếu tố hình học của tuyến . Thuỷ văn cầu cống và các cônh trình thoát nước . Mặt đường . Các công trình đặc biệt . Giải phóng mặt bằng đền bù . Bảng thống kê khối lượng công trình . Tổng dự toán . Hồ sơ khảo sát phục vụ TKKT : Các tài liệu đã thu thập , đo đạc , khảo sát trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật . ii . thành phần và nội dung hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công A . Báo cáo thuyết minh tổng hợp Chương I . Giới thiệu chung Tên dự án , chủ đầu tư và địa chỉ liên lạc Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tổ chức thực hiện thiết kế bản vẽ thi công Những căn cứ pháp lý để tiến hành thiết kế bản vẽ thi công Quyết định thông qua bản vẽ kỹ thuật và cho phép thiết kế bản vẽ thi công Quyết định duyệt đề cương thiết kế bản vẽ thi công , tờ trình của cơ quan chúng thầu xin duyệt đề cương thiết kế bản vẽ thi công. Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị chúng thầu thực hiện triển khai thiết kế bản vẽ thi công Hợp đồng kinh tế giữa đơn vị chúng thầu và đơn vị khảo sát – thiết kế bản vẽ thi công. Các thông tư , quyết định và các văn bản khác có liên quan tới dự án và bước lập bản và thiết kế thi công . Các Qui chuẩn , Tiên chuẩn áp dụng . Các nguồn tài liệu để triển khai thiết kế bản vẽ thi công. Chương II . Nội dung thiết kế bản vẽ thi công Đánh giá tài liệu hồ sơ thiết kế kỹ thuật về mức độ chính xác và chi tiết theo yêu cầu triển khai xây dựng tại thực địa. Xác định các nội dung công việc cần thiết triển khai của bước thiết kế bản vẽ thi công Nói chung các tài liệu hồ sơ thiết kế kỹ thuật sau khi được phê duyệt đã đảm bảo các yêu cầu về mức độ chi tiết , mức độ chính xác và có thể sử dụng cho việc triển khai thi công ngoài thực địa . Vì vậy mỗi loại hồ sơ (bình đồ , mặt cắt dọc , mặt cắt ngang ...) chỉ cần triển khai thiết kế bản vẽ thi công đối với một số chi tiết kết cấu chưa có trong thiết kế kỹ thuật để có thể thực hiện triển khai xây dựng công trình. Tuỳ theo tình hình thực tế của hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã thực hiện , xác định các nội dung công việc của thiết kế cơ bản vẽ thi công và thuyết minh các nội dung sau đây: Bình đồ tuyến : Bổ xung các cọc chi tiết còn thiếu của bản vẽ thiết kế kỹ thuật bình đồ tuyến , cắm cọc chi tiết ở các đoạn cong tròn và đường cong chuyển tiếp với cự li các cọc là 5 ,10,15 m tuỳ theo hệ số góc chuyển hướng và bán kính đường cong theo qui trình thi công đường . Bổ xung các mốc cao độ các điểm đặc trưng và các vị trí công trình các mốc cao đạc còn thiếu . Tính toán lưới tạo độ định vị tuyến và các công trình . Mặt cắt dọc : Bổ xung các số liệu về lí trình , cao độ mặt đất tự nhiên , cao độ thiết kế , chiều cao đào đắp của các cọc chi tiết chưa có trong mặt cắt dọc kỹ thuật . Mặt cắt ngang : Bỏ sung đầy đủ các bản vẽ mặt cắt ngang tại tất cả các cọc địa hình và các cọc chi tiết chưa có trong bản vẽ kỹ thuật theo tài liệu khảo sát lập bản vẽ thi công . Thiết kế bản vẽ chi tiết bình đồ , mặt cắt dọc , mặt cắt ngang , thoát nước tại các đoạn đường có thiết kế đường cong chuyển tiếp , đường cong nối siêu cao , các đoạn đường ra vào nút giao nhau . Thiết kế chi tiết qui hoạch thoát nước mặt bằng rãnh đỉnh , rãnh tập trung nước , dốc nước ,bậc nước . Cống và cầu nhỏ: đối với mỗi công trình cống hay cầu nhỏ cần thiết kế chi tiết bình đồ, mặt cắt ngang, mặt cắt dọc và các chi tiết kết cấu, thuyết minh đặc điểm của mỗi công trình, biện pháp thi công xây lắp, quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng. Trong trường hợp áp dụng các thiết kế định hình cũng cần thiết lập các bản vẽ chi tiết nói trên có xét đến điều kiện địa hình, địa chất và thuỷ văn cụ thể đối với mỗi công trình. Các bản vẽ thi công phải có đầy đủ các kích thước để có thể triển khai ngoài thực địa. Các công trìng đặc biệt (kè , tường chắn , xử lý nền đường trên đất yếu , công trình bảo vệ chóng sói ..). Đối với các công trình đặc biệt trên đường cũng cần thiết triển khai các nội dung thiết kế chi tiết , cung cấp các bản vẽ thiết kế thi công và các hướng dẫn công nghệ thi công xây lắp , quản lý kỹ thuật , chất lượng xây dựng như đối với công trình và cầu nhỏ . Mặt đường : Ngoài các yêu cầu như đối với thiết kế kỹ thuật cần thiết thuyết minh chi tiết về các yêu cầu đối với vật liệu , và các biện pháp sử lý lớp móng nền đường và các lớp vật liệu mặt đường , biện pháp quản lý chất lượng trong xây dựng đối với mỗi loại đường đặc trưng . Các công trìng ngầm (nếu có ) Giải phóng mặt bằng và cắm cọc lộ giới . Dựa trên các tài liệu bản vẽ thi công , tính toán chính xác phạm vi giải phóng mặt bằng , lập bản vẽ triển khai cắm cọc lộ giới hai bên đường , xác định chính xác khối lượng công tác di dân , di chuyển các công trình hiện có nằm trong phạm vi lộ giới , kế hoạch đền bù và tái định cư . Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường , các biện pháp phòng cháy , nổ , an toàn lao động vệ sinh công nhgiệp . Khối lượng các hạng mục công trình và tổng dự toán thuyết minh nhưng căn cứ tính toán , xác định chính xác khối lượng các hạ mục công trình cho từng km , giá tri tổng dự toán . So sánh kết quả tính toán khối lượng các hạ mục công trình và tổng dự toán trong bước lập bản vẽ thi công với các giá trị được tính toán trong thiết kế kỹ thuật và tổng mức đầu tư đã được duyệt trong bước NCKT . Tổ chức triển khai dự án : Nội dung thuyết minh phần này cũng tương tự như các nội dung đề cập trong thuyết kế kỹ thuật , những yêu cầu có các tính toán chi tiết và chính xác hơn trên cơ sở các tài liệu điều tra , khảo sát và kết quả thiết kế chi tiết lập bản vẽ thi công . Chương III : Kết luận và kiến nhgị 3 . Những kết luận chính Đánh giá tài liệu hồ sơ thiết kế kỹ thuật , những nội dung công việc đã thực hiện trong bước thiết kế bản vẽ thi công Kết quả tính toán chính xác khối lượng các hạ mục công trình , tổng dự toán Kế hoạch triển khai dự án , hình thức quản lý dự án , tiến độ thi công Đánh giá tác động môi trường , những biện pháp giảm thiểu môi trường Kế hoạch đền bù , giải phóng mặt bằng thi công thực hiện tái định cư Những vấn đề tồn tại 3 . Các kiến nhgị B . CáC BảN Vẽ THI CÔNG 1 . Bình đồ , mặt cắt dọc , mắt cắt ngang đường đã bổ xung và sửa chữa hoặc thiết kế mới , lưới khống chế mặt bằng và cao độ. 2 . Các bản vẽ thiết kế chi tiết cống , cầu nhỏ , các công trình đặc biệt , hệ thống thoát nước mặt , mặt đường nút giao nhau , công trình an toàn và tổ chức giao thông 3 . Thiết kế chi tiết các đoạn tuyến có bố chí siêu cao và đường cong chuyển tiếp . 4 . Các bản vẽ triển khai cắm lộ giới , giải phóng mặt bằng , vị trí các mốc toạ độ và mốc cao đạc . 5 . Các bản vẽ tổ chức thi công . C . PHụ LụC 1 . Các văn bản pháp lý 2 . Các bảng biểu thuyết minh tính toán : Các yếu tố hình học của tuyến . Các công trình thiết kế bổ sung mà trong bước thiết kế kỹ thuật chưa thực hiện . Giải phóng mặt bằng , đền bù . Lưới toạ độ định vị bình đồ tuyến . Bảng tính toán khối lượng các hạng mục công trình . Tổng dự toán . 3.Các tài liệu thu thập , điều tra , khảo sát trong giai đoạn khảo sát chi tiết lập bản vẽ thi công iii . thi công và biên bản nghiệm thu C . giai đoạn kết thúc : Thuyết minh hoàn công I . Căn cứ để thi công Căn cứ chủ trương xây dựng Căn cứ hồ sơ thiết kế KTTC-dự toán Căn cứ hợp đồng kinh tế Căn cứ biên bản bàn giao mặt bằng II . Thiết kế a.Bình đồ,trắc dọc b.Nền – mặt đứng Cấp đường Trắc ngang tuyến Các chỉ tiêu tính toán Các giải pháp kỹ thuật Công trình trên tuyến Hệ thống an toàn giao thông III . Thi công Phần nền đường Mặt đường Cọc tiêu, biển báo … + . Biên bản nghiệm thu Tên công trình Hạng mục Địa điểm xây dựng Chủ đầu tư Đơn vị tư vấn thiết kế Cơ quan thẩm định và phê duyệt Đơn vị thi công Thời gian tiến hành nghiệm thu Các bên tham gia nghiệm thu : + . Biên bản nghiệm thu kỹ thuật Tên công trình và các căn cứ Đại diện các bên tham gia Nội dung : + vị trí công trình hoàn thành + Nền đường + Mặt đường + Cao độ của tuyến đường Kết luận Các kết quả kiểm tra + . Biên bản nghiệm thu khối lượng Tên công trình và các căn cứ Đại diện các bên tham gia Nội dung : các hạ mục công tác Biên bản kiểm tra công trình Biên bản bàn giao mặt bằng + . Biên bản nghiệm thu xây lắp Tên công trình và các căn cứ Đại diện các bên tham gia Nội dung : các hạ mục xây lắp Phần iv : đi sâu tìm hiểu vai trò người cán bộ giám sát công trình Các công trình trong xd nói chung và công trình GTVT nói riêng đóng vai trò quan trọng trong XH , đối với CT GTVT nó giúp vận chuyển hàng hoá , đi lại , giao lưu giữa các vùng miền với nhau .., chính vì vậysự cần thiết của CT GTVT phải được đảm bảo về chất lượng và tiến độ trong suốt quá trình thi công , người giám sát công trình đóng một vai trò quan trọng trong công việc này , họ là người được chủ đầu tư thuê để giám sát quyền tác giả (TVTK). Để có công trình hoàn thiện như bản vẽ thiết kế yêu cầu cán bộ giám sát phải nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế nắm vững qui trình thí nghiệm đường … để kiểm tra công trình trong suốt quá trình thi công . Các nội dung chính cán bộ giám sát công trình cần làm : +. Thi công nền đường : Đảm bảo bề rộng nền đường yêu cầu Đảm bảo độ chặt yêu cầu Chiều cao nền đường Các biện pháp sử lý nền đường … +. Thi công mặt đường Đảm bảo bề rộng mặt đường yêu cầu Đảm bảo độ chặt yêu cầu - Chiều cao mặt đường … … Tóm lại : Vai trò người các bộ giám sát công trình rất quan trọng trong việc đảm bảo đúng quyền tác giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC393.doc
Tài liệu liên quan