Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội

Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cho đến nay, nó không chỉ phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang mở rộng ra các huyện lân cận. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người, được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Thanh Oai là một huyện nằm liền kề với quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Huyện có đường giao thông thuận lợi, lại tiếp giáp với thủ đô nên các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng thu hút một lượng lớn lao động ở các tỉnh, huyện khác.Dân số trong huyện tăng lên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. Các chợ, quán xá, các dịch vụ phục vụ người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng. dẫn đến lượng rác thải tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc xử lý các nguồn rác thải phát sinh này. Nếu có thì cũng chỉ là rác thải được thu gom tập trung ở một bãi rác lộ thiên, không tiến hành xử lý, chôn lấp, làm mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Đặc biệt, những bãi rác này còn là nguy cơ gây bệnh dịch, nguy hại đến sức khoẻ con người. Xuất phát từ thực trang trên, nhằm tìm ra biện pháp quản lý, xử lý phù hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, Hà Nội”. PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1.2 Mục đích nghiên cứu. 1.3. Yêu cầu. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Khái niệm rác thải 2.1.2 Rác thải sinh hoạt 2.1.3 Quản lý chất thải 2.1.4 Quản lý môi trường 2.2 Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải 2.2.1 Nguồn gốc 2.2.2 Phân loại rác thải 2.2.3 Thành phần của rác thải 2.4.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người 2.4.3 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị 2.5 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 2.5.1 Khái niệm về xử lý rác thải 2.5.2 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu 2.5.2.1 Phương pháp chôn lấp 2.5.2.2 Phương pháp đốt rác 2.5.2.3 Phương pháp ủ sinh học 2.5.2.4 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện 2.5.2.5 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex 2.5.2.6 Xử lý rác bằng công nghệ Seraphin 2.6 Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam 2.6.1 Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới 2.6.1.1 Phát sinh rác thải trên thế giới 2.6.1.2 Quản lý, xử lý rác thải trên thế giới 2.6.2 Tình hình quản lý, xử lý rác thải ở Việt Nam 2.6.2.1 Phát sinh rác thải ở Việt Nam 2.6.2.2 Quản lý, xử lý rác thải tại Việt Nam 2.6.2.2.1 Quản lý rác thải tại Việt Nam 2.6.2.2.2 Xử lý rác thải tại Việt Nam 2.6.2.2.3 Những hạn chế trong công tác quản lý, xử lý rác thải tại Việt Nam PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.3 Phương pháp nghiên cứu: 3.3.1Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 3.3.3 Phương Pháp chuyên gia: 3.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 4.1.1.3. Khí hậu 4.1.1.4. Thuỷ văn 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất b) Tài nguyên nước 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Phát triển kinh tế 4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm 4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 4.1.3. Đánh giá chung 4.1.3.1. Thuận lợi 4.1.3.2. Khó khăn 4.2. Thực trạng rác thải sinh hoạt thị trấn Kim Bài 4.2.1 Nguồn phát sinh rác thải 4.2.2 Thành phần rác thải 4.2.3 Khối lượng rác thải phát sinh 4.3 Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Kim Bài 4.3.1 Thực trạng quản lý rác thải tại thôn Cát Động và thôn Kim Lâm 4.3.2 Thực trạng quản lý rác thải tại thôn Kim Bài 4.3.3 Thực trạng quản lý rác thải tại khu Phố 4.4 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Kim Bài 4.4.1 Khả năng đáp ứng của công tác thu gom 4.4.2 Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của từng thôn 4.5 Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt 4.5.1 Thái độ của nhà quản lý 4.5.2 Thái độ của người thu gom 4.5.3 Thái độ của hộ gia đình 4.6 Dự báo lượng rác thải phát sinh của thị trấn đến năm 1015 4.7 Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài 4.7.1 Những hạn chế trong công tác quản lý, xử lý rác thải 4.7.2 Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.2 Đề nghị

doc78 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bình 80%. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm 700 – 900 mm, lượng nước bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 01 năm sau, lớn nhất vào tháng 5 – 6. - Nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm là 1700 – 1800 giờ, số giờ nắng cao nhất trong năm là 2000 giờ, số giờ nắng thấp nhất trong năm là 1500 giờ. Hình 4.1 Biểu đồ diễn biến một số yếu tố khí hậu huyện Thanh Oai 4.1.1.4. Thuỷ văn Hệ thống thuỷ văn của huyện gồm hai sông lớn là sông Đáy, sông Nhuệ và hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương… Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện có chiều dài khoảng 20,5 km với độ rộng trung bình 100 – 125m, hiện tại bề mặt sông đã bị người dân trong vùng thả bè rau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua. Đây là tuyến sông quan trọng có nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng. Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,5 km lấy nước từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ở ven sông như Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động… và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thuỷ lợi La Khê. 4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất Trong phạm vi của huyện có các loại đất chính sau: - Đất phù sa được bồi là loại đất có màu nâu thẫm, diện tích 618,90 ha được phân bố chủ yếu ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn. - Đất phù sa không được bồi có màu nâu tươi, diện tích 6.445,64 ha đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, hàm lượng mùn trung bình, lân khá, kali cao, lân dễ tiêu thấp. Đây là loại đất chủ yếu của huyện phân bố rộng khắp trong khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa – màu, lúa – rau, lúa – cá, và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi như ở Hồng Dương, Dân Hoà, Tam Hưng… - Đất phù sa gley có diện tích 1.264,85 ha phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình úng trũng và canh tác ruộng nước. Đây là loại đất chuyên để trồng lúa, ở những chân tương đối cao dễ thoát nước, có thể sản xuất 3 vụ/năm và có vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực của huyện, phù hợp với mô hình lúa – cá, lúa – cá - vịt như ở Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động… Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, đặc biệt là khu vực ngoài đê có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. b) Tài nguyên nước Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm. - Nước mặt: chủ yếu là sông Hồng vào sông Nhuệ qua hệ thống thuỷ nông La Khê, và sông Đáy. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ, đầm, ao rất rộng lớn (hơn 300 ha), đặc biệt là đầm Thanh Cao – Cao Viên. Nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây trồng, còn vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn chua đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho cây trồng vùng bãi. - Nước ngầm: tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30 - 60m, bao gồm 2 lớp cát và sỏi cuộn. - Về chất lượng nước: theo kết quả phân tích mẫu nước thô ở nhà máy Bia Kim Bài ngày 15/09/1999 cho thấy hàm lượng sắt và mangan cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của huyện sẽ rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên vào mùa mưa hệ thống kênh mương và ao hồ cũng gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, vào mùa khô lại thường bị thiếu nước ở các vùng bãi ven sông. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Phát triển kinh tế Năm 2009 tổng giá trị sản xuất thực hiện đạt: 3450 tỷ đồng, tăng 21,9 % so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 27,19 %; công nghiệp xây dựng 18,71 %, thương mại-dịch vụ 21,62 %. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 3,7 triệu đồng. Bảng 4.1 Tổng giá trị sản xuất của huyện trong 3 năm 2007, 2008, 2009 Năm 2007 2008 2009 Chỉ tiêu SL(tỷ đồng) C(%) SL(tỷ đồng) C(%) SL(tỷ đồng) C(%) Tổng GTSX 2068 100 2830 100 3450 100 1.Ngành nông nghiệp 678 32,79 698 24,66 938 27,19 Trồng trọt 315 15,23 330 11,66 492 14,26 Chăn nuôi 365 17,55 368 13,00 444 12,87 1.Ngành công nghiệp 659 31,87 1079 38,13 1123 32,55 3.Ngành xây dựng cơ bản 321 15,52 582 20,57 645 18,71 4.Thương mại-dịch vụ 410 19,83 417 16,64 764 21,62 GTSX/hộ/năm 0,049 0,0671 0,0781 GTSX/khẩu/năm 0,0121 0,0161 0,0198 (Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thanh Oai,2009) a. Nông nghiệp Năm 2009, sản xuất nông nghiệp thực hiện đạt 938 tỷ đồng, tăng 34,38 % so với năm 2008. - Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực 99,197 tấn (trong đó thóc 94.133 tấn), bình quân lương thực đạt 514kg/người. Giá trị sản xuất 1 ha gieo trồng đạt 38,4 triệu đồng. - Chăn nuôi: So với năm 2008 thì hiện tại đàn trâu có 720 con, giảm 21,57%, đàn bò 6209 con, giảm 11,85% và đàn lợn 211.412 con tăng 10,15%, đàn gia cầm tổng số có 955.800 con tăng 43,3%. - Công tác chuyển đổi mô hình canh tác: Thực hiện 80,1 ha (trong đó có 23,5 ha cây ăn quả; 56,6 ha lúa - cá). b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản - Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có sản lượng đạt 1123 tỷ đồng tăng 4,07 % so với năm 2008. - Huyện có 38 làng nghề, việc duy trì hoạt động của các làng nghề truyền thống đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Xây dựng cơ bản thực hiện đạt 645 tỷ đồng, trong đó các công trình xây dựng thuộc Nhà nước quản lý trên địa bàn huyện đạt 367,428 tỷ đồng, các công trình dân sinh 277,572 tỷ đồng. c. Dịch vụ - thương mại Ngành dịch vụ thương mại trong huyện tăng mạnh và phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện, hoạt động có hiệu quả, phục vụ kịp thời cho sản xuất, đời sống của nhân dân và đặc biệt tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp khá phát triển. Giá trị dịch vụ thương mại năm 2009 thực hiện 746 tỷ đồng, tăng 78,89 % so với năm 2008. 4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm Theo thống kê năm 2009 dân số của huyện là 179.763 người, được phân ra 20 xã và 1 thị trấn, với mật độ dân số 1.368 người/km2, tốc độ tăng dân số khoảng 1%. Tổng số lao động toàn huyện là 106.415 người chiếm 59,19 % tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 68,45% tổng lao động xã hội trong toàn huyện. Lao động làm trong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại chiếm 31,55 %. Tỷ lệ công nhân lành nghề, kỹ thuật viên còn ít. Bảng 4.2 Dân số huyện Thanh Oai tính đến 30/12/2009 STT Tên xã, thị trấn Số hộ Dân số (người) 1 Thị trấn Kim Bài 1677 6223 2 Cự Khê 1485 5580 3 Bích Hòa 2577 8782 4 Cao Viên 4280 16536 5 Thanh Cao 2465 9474 6 Bình Minh 3122 12433 7 Tam Hưng 2833 10407 8 Mỹ Hưng 1587 6585 9 Thanh Thùy 1965 6920 10 Thanh Mai 2273 9229 11 Kim An 860 3537 12 Kim Thư 1447 4880 13 Phương Trung 3963 16154 14 Đỗ Động 1500 5521 15 Thanh Văn 1500 5651 16 Cao Dương 2174 9873 17 Xuân Dương 1379 5788 18 Dân Hòa 2234 7915 19 Hồng Dương 2935 12023 20 Tân Ước 2108 8202 21 Liên Châu 2235 8050 Tổng số 46599 179763 (Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Thanh Oai, 2009) 4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông Giao thông của huyện bao gồm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã và đường dân sinh. + Quốc lộ: Tuyến quốc lộ 21B từ thành phố Hà Đông chạy dọc theo chiều dài huyện đi hầu hết các xã và là tuyến đường huyết mạch chính của huyện hiện tại đã được nâng cấp, cải tạo nhưng lòng đường vẫn còn hẹp. + Tỉnh lộ: có 02 tuyến là tỉnh lộ 71 và tỉnh lộ 73 với tổng chiều dài khoảng 15 km, đảm bảo thông thương giữa trung tâm huyện với các xã Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Thanh Thuỳ, Cao Dương, Xuân Dương… Các tuyến tỉnh lộ nói trên đều đã được nâng cấp, cải tạo và trải nhựa, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hoá, đi lại của nhân dân. + Hệ thống đường liên xã, liên thôn: có tổng chiều dài hàng trăm km, tất cả các xã đều có đường ô tô vào tận thôn, xóm. Hiện tai đường trong các thôn xóm hầu hết đã được bê tông hoá, việc đi lại của người dân khá thuận tiện. b. Thuỷ lợi Hệ thống kênh La Khê có chiều dài khoảng 20 km, phục vụ tưới nước cho hầu hết các xã trên địa bàn huyện, tất cả 21 xã, thị trấn đều có trạm bơm tưới tiêu nước và hàng trăm km kênh mương chính lớn, nhỏ. Trong năm 2009 huyện đã tiến hành tu sửa 16 trạm bơm, lắp đặt 53 máy bơm công suất cao ở 18 vị trí nâng tổng số 66 trạm bơm trên toàn huyện, trong đó nhà nước quản lý 25 trạm bơm với 213 máy bơm. Đồng thời huyện cũng đã lắp thêm 3 trạm biến áp tại các trạm bơm Nhân Hiền, Phương Trung II, Đầu kênh N9 để phục vụ chống hạn. c. Bưu chính viễn thông Huyện có tổng số 17 điểm bưu điện văn hoá xã, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương. Hệ thống truyền thanh của huyện được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ chương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. d. Năng lượng Mạng lưới điện của huyện được phát triển đến tất cả các thôn, xóm. Ngành điện đã đầu tư 1,9 tỷ đồng xây mới 11 trạm biến áp với tổng công suất 2.110 KVA và 5,7 km đường dây cao thế cho 09 xã, đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. e. Y tế Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trong huyện được tăng cường với hệ thống mạng lưới y tế cơ sở khá hoàn thiện. Ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đã có đội ngũ y, bác sỹ. Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện huyện, 1 phòng khám đa khoa, 100% xã có trạm y tế xã. Tuy nhiên cán bộ y tế làm y, bác sỹ còn ít với chủ yếu là y tá và nữ hộ sinh, 100% trạm y tế xã có đủ giường bệnh; 100% trạm y tế xã có trang thiết bị chuyên môn từ tối thiểu đến hoàn thiện. f. Giáo dục – đào tạo Thanh Oai có 03 trường Trung học phổ thông đó là Nguyễn Du, Thanh Oai A, Thanh Oai B. Huyện có 25 trường Trung học cơ sở; 56 trường tiểu học; 100% các xã, thị trấn có trường mầm non, lớp mẫu giáo. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được kiện toàn, nâng cao chất lượng. Số lượng giáo viên của các bậc học ngày một tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống trang thiết bị cũng được tăng cường, ngoài thiết bị được cấp theo quy định, huyện còn đầu 33.87 tỷ đồng để cải tạo nâng cấp các trường và đã có 4 trường THCS công nhận đạt chuẩn quốc gia: Dân Hoà, Hồng Dương, Tam Hưng, Bình Minh. g. Văn hoá thông tin Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá được tăng cường, các dịch vụ văn hoá hoạt động đúng pháp luật, phong trào xây dựng làng văn hoá được triển khai đồng đều trên các địa phương, đơn vị. Kết quả năm 2009 huyện vinh dự được đón nhận 8 bằng di tích lịch sử văn hoá, trên toàn huyện có 35.925 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá, có 5 làng, 7 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu làng, cơ quan văn hoá nâng tổng số làng, cơ quan đơn vị đạt danh hiệu văn hoá lên 58 làng, 74 cơ quan, đơn vị. h. Thể dục thể thao Trong năm 2009 huyện đã tổ chức 18 giải thi đấu thể thao với 3087 vận động viên tham gia. Tham gia 10 giải thi đấu thể thao ở tỉnh, thành phố đạt 7 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, 10 huy chương đồng. Thành lập mới 11 câu lạc bộ thể dục thể thao nâng tổng số trên toàn huyện là 71 câu lạc bộ. Phong trào thể dục, thể thao của huyện trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, từng bước được mở rộng và phát triển góp phần vào nâng cao đời sống tinh thần của người dân. 4.1.3. Đánh giá chung 4.1.3.1. Thuận lợi + Huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội có vị trí thuận lợi nằm tiếp giáp với thành phố Hà Đông và thành phố Hà Nội, có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu thông thương hàng hoá với các địa bàn trong thành phố và trong cả nước. Trong thời gian tới huyện được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều công trình hạ tầng cơ sở, mở rộng, phát triển đô thị và tiếp nhận các dự án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch… + Là huyện có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi phù hợp với một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: lúa, ngô, khoai lang, đậu tương. . . Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng có điều kiện phát triển. + Thanh Oai có lực lượng lao động dồi dào, các làng nghề truyền thống vẫn được duy trì và ngày càng mở rộng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, hơn thế nữa trình độ dân trí ngày được nâng cao, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. 4.1.3.2. Khó khăn + Việc khai thác tài nguyên bừa bãi không chỉ lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên mà hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. + Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được thực hiên trong những năm vừa qua cũng đã tạo ra được những hiệu quả đáng kể cho sự phát triển kinh tế song tốc độ còn chậm. + Lực lượng lao động dồi dào chủ yếu là lao động nông nghiệp nên tình trạng lao động nông nhàn vẫn còn phổ biến, hiện tượng lao động nông nhàn đi làm thêm ở thành phố lớn vẫn còn nhiều. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý nhân khẩu và lao động. + Nhiều mặt hàng sản xuất truyền thống mới chỉ phục vụ cho nhu cầu của người dân trong huyện và các huyện liền kề chứ chưa được tiêu thụ rộng rãi gia cả nước và quốc tế. 4.2. Thực trạng rác thải sinh hoạt thị trấn Kim Bài 4.2.1 Nguồn phát sinh rác thải Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn thị trấn được thể hiện ở bảng 4.3 Bảng 4.3. Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn Kim Bài Nguồn Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ (%) RTSH hộ gia đình 3,92 62,32 Rác thải từ các chợ 0,83 13,24 Rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công cộng... 0,95 15,07 Rác thải từ trường học, cơ quan, công ty 0,59 8.98 Tổng 6,29 100 ( Nguồn:UBND thị trấn Kim Bài) Từ bảng trên cho thấy: Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất (62,32%). Rác thải từ các chợ: thị trấn Kim Bài có 3 thôn và một khu phố, mỗi nơi có 1 chợ để phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân nên lượng rác thải cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (13,24%); nhất là ở khu vực bán rau, hoa quả và các hàng ăn uống. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra còn một lượng lớn các loại bao bì, túi nilon. Thêm vào đó là rác thải từ các hoạt động dịch vụ, nhà hàng và các quán ăn. Do khu phố thuộc thị trấn có tuyến quốc lộ 21B chạy qua, mặt khác ở đây tập trung toàn bộ các cơ quan hành chính của huyện nên việc kinh doanh buôn bán rất phát triển đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn.... Vì vậy, lượng rác thải phát sinh từ nguồn này cũng chiếm một lượng đáng kể (15,07%). Rác thải từ khu vực trường học, cơ quan, công sở chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (8,98%), do ở đây chủ yếu là giấy, bao bì plastic... 4.2.2 Thành phần rác thải Theo kết quả điều tra hộ gia đình, rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài chủ yếu là chất hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng 40% bao gồm: vỏ rau củ, thức ăn thừa; tỷ lệ chất thải phi hữu cơ là 60% bao gồm chủ yếu túi nilon, vỏ hến, vỏ trai, giấy, giẻ vụn, các loại vỏ hộp…được thể hiện ở bảng 4.4 dưới đây: Bảng 4.4. Thành phần RTSH tại thị trấn Kim Bài Thành phần rác Tỷ lệ Chất hữu cơ 40% giấy, giẻ rách 12% nhựa, cao su, bao nilon 15% kim loại, vỏ đồ hộp 3% thuỷ tinh, mảnh vụn kiến trúc 5% đất cát, xỉ than,và các tạp chất khác 25% (Nguồn: Điều tra hộ gia đình - 2010) Hình 4.2.Thành phần RTSH tại thị trấn Kim Bài Sau quá trình phân loại rác tại các hộ gia đình thấy được rằng tỷ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải ở các thôn nhìn chung rất khác nhau. Bảng 4.5. Tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải STT Tên thôn Chất hữu cơ (%) Chất vô cơ (%) 1 Cát Động 43 57 2 Kim Lâm 24 76 3 Kim Bài 28 72 4 Khu Phố 65 35 Kết quả cho thấy khu Phố có tỷ lệ chất hữu cơ cao nhất (65%) do ở đây chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, công nhân viên chức có mức thu nhập khá cao và ổn định. Chợ ở đây cũng rất phong phú với nhiều loại hàng hóa chủ yếu là thực phẩm. Không có hoạt động chăn nuôi nên thực phẩm, thức ăn thừa không được tận dụng mà thải bỏ toàn bộ. Do vậy tỷ lệ chất hữu cơ trong rác thải ở đây là rất cao chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, còn thành phần chất vô cơ không đáng kể chủ yếu là túi nilon, đất cát. bụi đường( do có tuyến đường 21B chạy qua). Tiếp đến là thôn Cát Động với tỷ lệ chất hữu cơ là 43%. Cát Động là thôn thuần nông với ngành sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu do vậy thực phẩm dư thừa của các hộ gia đình được tận dụng hầu hết cho chăn nuôi. Tuy nhiên, các hộ gia đình ở đây đều có nghề trồng rau mùng tơi trên diện tích đất màu rất lớn. Lá rau già bị bỏ đi khi thu hoạch rau (2 lần/tuần) không sử dụng được cho chăn nuôi, người dân cũng không tận dụng làm phân bón luôn cho rau mà thải bỏ chung cùng với rác thải sinh hoạt. Vì thế mà tỷ lệ chất hữu cơ trong rác thải của thôn vẫn khá cao. Tại hai thôn Kim Bài và Kim Lâm do không thuận lợi về giao thông nên ở đây không có các dịch vụ ăn uống cũng như có rất ít các ngành dịch vụ khác. Người dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, thực phẩm thừa hàng ngày được tận dụng cho chăn nuôi là chính, lá cây rụng người dân thường đốt ngay tại vườn. Do đó thành phần chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt ở hai thôn này thấp, thôn Kim Bài (28%), thôn Kim Lâm (24%). Mặt khác khi đi điều tra thực địa, quan sát thấy tại 2 thôn này người dân đun nấu bằng than tổ ong rất phổ biến nên lượng xỉ than thải ra ở hai thôn này là khá caovà nhìn chung thì rác thải tại đây chủ yếu là rác vô cơ (túi nilon, xỉ than, đất cát, rẻ rách….). Hình 4.3. Tỷ lệ rác hữu cơ và vô cơ tại các thôn của thị trấn Kim Bài Việc phân tích số liệu và khảo sát thực địa cho thấy các thôn có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau thì lượng rác thải phát sinh cũng khác nhau kể cả về khối lượng và thành phần các chất nhưng nhìn chung chủ yếu vẫn là các chất hữu cơ. Tỷ lệ các chất hữu cơ cao rất thuận lợi cho việc tận dụng rác thải để sản xuất phân bón nếu rác thải được phân loại đúng cách. Tuy nhiên đây cũng là bất lợi cho công tác thu gom và xử lý vì rác thải không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi khó chịu gây ô nhiễm môi trường không khí và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. 4.2.3 Khối lượng rác thải phát sinh Theo kết quả điều tra hộ gia đình, bình quân mỗi người dân của thị trấn thải ra lượng rác là 0,63 kg/người/ngày. Như vậy với tổng số dân là 6223 người thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các thôn trên địa bàn thị trấn khoảng 3,92 tấn/ngày. Đó là chưa kể một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu chợ, các hoạt động thương mại dịch vụ và từ các cơ quan, công ty, trường học trên địa bàn thị trấn. Theo số liệu thống kê của UBND thị trấn thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn này khoảng 2,37 tấn/ngày. Như vậy rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn phát sinh khoảng 6,29 tấn/ngày. Vào những ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày lễ hội thì khối lượng rác thỉa phát sinh lại tăng lên, nếu lượng rác này không được thu gom thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Bảng 4.6 Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt của thị trấn Kim Bài STT Thôn Số khẩu Khối lượng RTSH ( tấn/ngày) Tỷ lệ (%) 1 Cát Động 1805 1,79 28,4 2 Kim Lâm 1409 1,30 20,8 3 Kim Bài 1586 1,52 24,2 4 Khu Phố 1463 1,68 26,6 5 Tổng 6223 6,29 100 ( Nguồn : UBND thị trấn Kim Bài và điều tra hộ gia đình) Hình 4.4 Khối lượng RTSH của các thôn tại thị trấn Kim Bài Từ hình trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cao ở nơi có số dân cư đông (thôn Cát Động) và nơi có mức thu nhập của người dân cao (khu Phố). Còn các thôn khác dân số ít thì lượng rác thải sinh hoạt cũng ít hơn. Kết quả cân rác của 20 hộ gia đình trong 30 ngày liên tục trên địa bàn thị trấn cho thấy lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ở các hộ khác nhau thì khác nhau. Bảng 4.7. Lượng rác thải của hộ/ngày (Điều tra 20 hộ) Lượng RTSH bình quân (kg/người/ngày) Tần suất lặp lại Tỷ lệ (%) 0,30 - 0,50 60 10 0,51 - 0,60 168 28 0,61 - 0,70 191 31,8 0,71 - 0,80 132 22 0,81 – 1 40 6,7 > 1 9 1,5 Tổng 600 100 ( Nguồn: Điều tra hộ - 2010) Từ bảng trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt bình quân trên địa bàn thị trấn dao động phổ biến ở mức 0,51 – 0,8 kg/người/ngày ( chiếm 81,8% ). Lượng rác thỉa bình quân ở mức 0,3 – 0,5 kg/người/ngày và mức 0,81 – 1 kg/người/ngày chiếm tỷ lệ nhỏ ( chiếm 18,2%). Tốc độ phát thải tuỳ thuộc vào đối tượng hộ gia đình vì mỗi hộ có sức mua, tiêu thụ hàng hoá khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, số nhân khẩu trong hộ gia đình. 4.3 Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Kim Bài Công tác quản lý rác thải trên địa bàn thị trấn ở mức thấp. Tại đây chưa có sự quản lý đồng bộ chung cho toàn thị trấn mà từng thôn có sự quản lý riêng. Do vậy, không có biện pháp quản lý hoạt động của đội thu gom cũng như không theo dõi được tình hình phát sinh rác thải của thị trấn. 4.3.1 Thực trạng quản lý rác thải tại thôn Cát Động và thôn Kim Lâm Công tác quản lý rác thải trên địa bàn 2 thôn này đang ở mức rất thấp, mới chỉ dừng lại ở việc thôn đưa ra quyết định thành lập đội thu gom rác thải mà không có biện pháp quản lý hoạt động của đội thu gom cũng như không theo dõi được tình hình phát sinh rác thải của thôn. Thôn chọn ra địa điểm làm bãi đổ rác, sau đó tiến hành thành lập đội thu gom rác của từng thôn. Những người thu gom rác là những người dân tự nhận trách nhiệm thu gom và đăng kí với chính quyền thôn. Các ông trưởng thôn sẽ xác định ranh giới Và số hộ gia đình trong từng thôn giao cho người thu gom rác phải chịu trách nhiệm thu gom, sau đó các ông trưởng thôn sẽ có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc người thu gom hoàn thành công việc của mình nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường trong toàn thôn. Do không quản lý lượng rác thải phát sinh hàng ngày đã dẫn đến việc lựa chọn bãi đổ rác không thích hợp cả về quy mô lẫn vị trí gây ra những bất cập trong đời sống hàng ngày của người dân như: bãi rác nhỏ không đáp ứng được lượng rác thải phát sinh, bãi rác quá gần khu vực sinh sống của người dân, gần đường giao thông gây ô nhiễm mùi rất lớn đặc biệt các ngày có gió lớn. Đây chính là mặt yếu kém trong công tác quản lý rác thải tại 2 thôn này. 4.3.2 Thực trạng quản lý rác thải tại thôn Kim Bài Công tác quản lý rác thải tại thôn Kim Bài đã có sự khác biệt. thôn đưa ra quyết định thành lập đội thu gom gồm 2 người tham gia vào công tác thu gom với những điều khoản thỏa thuận giữa người thu gom và thôn. Tại đây, rác thải sau khi thu gom sẽ được đưa đến 1 thùng côngtennơ đặt ở một địa điểm do thôn đã chọn, cách xa khu dân cư. Khi rác đầy thùng côngtennơ này thì xe của công ty môi trường đô thị Hà Nội sẽ đến chở đi. Do vậy đã theo dõi được lượng rác thải phát sinh hàng ngày trên địa bàn thôn. Tuy nhiên, việc quản lý tần xuất thu gom rác ở đây chưa được chặt chẽ. Theo phản ánh của người dân ở thôn Kim Bài thì người đi thu gom rác thường xuyên không đi thu gom đúng lịch như thôn đã quy định là 3 lần/tuần, có những khi 4 hay 5 ngày mới đi thu gom 1 lần. Đây là lỗi do sự quản lý thiếu chặt chẽ của những người có trách nhiệm tại thôn mới để xảy ra hiện tượng như trên. 4.3.3 Thực trạng quản lý rác thải tại khu Phố Khu phố được coi như là bộ mặt của thị trấn, vì thế công tác quản lý rác thải tại đây diễn ra rất chặt chẽ. Thị trấn trực tiếp quản lý, chọn địa điểm đặt côngtennơ để chứa rác sau thu gom. UBND thị trấn đã kí hợp đồng với 2 người chịu trách nhiệm thu gom rác ở khu Phố. Họ đi thu gom rác hàng ngày vào buổi sáng sớm kết hợp với quét dọn đường phố khi xe cộ chưa lưu thông qua lại nhiều để trách gây ách tắc giao thông. Ở chợ lại có một người thu gom rác chợ riêng. Khi rác đầy thùng côngtennơ người chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường ở thị trấn sẽ thông báo cho công ty môi trường đô thị Hà Nội về vận chuyển đi. Do có sự quản lý tốt và chế độ đãi ngộ đối với người thu gom rác phù hợp nên thị trấn đã quản lý được tần xuất thu gom cũng như lượng rác thải phát sinh hàng ngày trên địa bàn khu phố. 4.4 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Kim Bài 4.4.1 Khả năng đáp ứng của công tác thu gom a. Thiết bị và phương tiện thu gom + Thôn Cát Động Thiết bị và phương tiện thu gom của thôn rất đơn giản gồm: 1 chổi, 1 xẻng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 1 đôi ủng, 2 đôi găng tay, 1 xe bò kéo. Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho 1 người thu gom/năm. + Thôn Kim Bài Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 1 chổi, 1 xẻng, 2 đôi ủng, 2 mũ, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi găng tay, 1 xe thu rác chuyên dụng. Những trang thiết bị này cũng do thôn đầu tư cho 1 người thu gom/năm. + Thôn Kim Lâm Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 1 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi găng tay, 1 xẻng, 1 chổi, 1 đôi ủng, 1 mũ , 1 xe bò kéo dùng chung cho cả 2 người thu gom của thôn. Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho người thu gom/năm. + Khu Phố Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 3 xe chuyên dụng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động/năm, 2 đôi găng tay/tháng, 2 đôi ủng/năm, 2 chổi, 2 xẻng. b. Thành phần và tiền công thu gom + Thôn Cát Động Thôn có 4 người tham gia vào công tác thu gom. Toàn thôn được chia làm 4 đội, mỗi người chịu trách nhiệm thu gom 1 đội. Do thôn có dân số đông nhất, lại có diện tích lớn nên số người tham gia vào công tác thu gom cũng nhiều hơn các thôn khác. Trong thôn không có chợ lớn mà chỉ chỉ có chợ nhỏ rải rác vì thế rác ở chợ thuộc địa bàn đội nào thì người thu gom ở đội đó có trách nhiệm thu gom. Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong thôn. Mỗi người thu gom được trả 500 nghìn đồng/tháng. + Thôn Kim Bài Thôn có 2 người tham gia vào công tác thu gom. Thôn được chia làm đôi, mỗi người chịu trách nhiệm thu gom một nửa thôn. Chợ trên địa bàn của ai người đó chịu trách nhiệm thu gom. Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong thôn. Mỗi người thu gom được trả 1 triệu đồng/tháng. + Thôn Kim Lâm Thôn có 2 người tham gia vào công tác thu gom. Hai người này cùng đi thu gom ở cả thôn do diện tích của thôn nhỏ. Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong thôn. Mỗi người thu gom được trả 500 nghìn đồng/tháng. + Khu Phố Khu phố có 3 người tham gia vào công tác thu gom trong đó có 2 người chịu trách nhiệm thu gom rác từ các hộ gia đình và 1 người chịu trách nhiệm thu gom rác chợ. Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong khu Phố. Mỗi người thu gom được trả 1triệu 450 nghìn đồng/tháng. Ngoài ra, mỗi tháng còn được trợ cấp thêm 2 kg xà phòng. c. Tần xuất thu gom rác thải + Thôn Cát Động Theo kết quả điều tra hộ hộ gia đình được biết tần xuất thu gom là 3 lần/tuần.mỗi người thu gom đi thu gom hết đội của mình sẽ vận chuyển rác ra bãi rác chung của thôn. Sau thu gom rác được đổ trực tiếp ra bãi mà không qua phân loại cũng như không có xử lý sơ bộ. + Thôn Kim Bài Tại đây tần xuất thu gom cũng là 3 lần/tuần. Thời gian thu gom vào buổi sáng. Người thu gom sau khi thu gom rác sẽ vận chuyển rác đến vị trí đặt côngtennơ đổ vào đó. + Thôn Kim Lâm Tần xuất thu gom của thôn Kim Lâm là 3 lần /tuần. Thời gian thu gom vào buổi chiều. Người thu gom sau khi thu gom rác sẽ vận chuyển đến bãi rác của thôn. Bãi rác của thôn Kim Lâm là một ao nhỏ đã không sử dụng, lại ngay gần đường đi và nguồn nước tưới cho nông nghiệp, khi rác ngấm nước bốc mùi rất khó chịu khi đi qua đây, có nguy cơ ô nhiễm không khí và nguồn nước nghiêm trọng. + Khu Phố Tần xuất thu gom của khu Phố là 1 lần/ngày. Thời gian thu gom vào buổi sáng sớm. Người thu gom sau khi thu gom rác sẽ vận chuyển rác đến vị trí đặt côngtennơ đổ vào đó. Riêng chợ Kim Bài thuộc khu phố có 1 người đảm nhận việc thu gom và cũng đi thu gom hàng ngày. Bảng 4.8 Lượng người, tần suất và tiền công của người thu gom rác Tên thôn Số người thu gom Tần suất thu gom (lần/tuần) Tiền công (nghìn đồng/người/tháng) Cát Động 4 3 500 Kim Bài 2 3 1 triệu Kim Lâm 2 3 500 Khu Phố 3 7 1 triệu 450 4.4.2 Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của từng thôn a. Thôn Cát Động + Tự tiêu hủy: Hình thức này diễn ra tại đây ít, tuy nhiên hiện tượng vứt rác bừa bãi ra ven ao, bờ mương còn khá phổ biến. Tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 16.8 %. + Tái sử dụng: Các hộ gia đình thường có thói quen giữ lại những loại rác thải có thể tái chế được như hộp giấy, vỏ lon, chai lọ, đồ nhựa, kim loại để bán cho người đi thu mua đồng nát. Hình thức tái sử dụng thứ hai là người dân tận dụng thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt hàng ngày vào chăn nuôi.Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 42,2%. + Thu gom: đây là hình thức xử lý cuối cùng đối với nguồn rác thải trên địa bàn thôn Cát Động. Rác thải không được tận dụng từ các hộ gia đình, các chợ, trường học… được người thu gom rác thu gom và vận chuyển đến bãi rác chung của thôn. Bãi rác của thôn rộng khoảng 200 m2 (theo số liệu của trưởng thôn Cát Động), bãi rác này nằm ở cách đồng gần chân đê (cách đê khoảng 150m). Đây chỉ là vùng đất được thôn chọn để đổ rác chứ chưa hề có nghiên cứu, đánh giá để lựa chọn vị trí xây dựng bãi rác hợp vệ sinh. Biện pháp xử lý duy nhất được áp dụng tại bãi rác là khi mà rác thải nhiều họ sẽ tiến hành đốt rác. Khói khi đốt rác theo chiều gió sẽ đưa vào trong thôn gây ô nhiễm không khí. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 41%. Hình 4.5 Tỷ lệ % cách xử lý rác thải của người dân thôn Cát Động b. Thôn Kim Bài + Tự tiêu hủy: đây vẫn còn là hình thức khá phổ biến của người dân trong thôn, việc tự tiêu hủy diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đổ tại góc vườn, đổ tại các khu đất trống, đổ ra vên bờ mương… Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 22%. + Tái sử dụng: là hình thức khá phổ biến đang diễn ra trong thôn. Họ giữ lại những vật liệu có thể bán được và bán cho người thu mua phế liệu. Bên cạnh việc tận dụng phế liệu để bán là hình thức tận dụng nguồn thực phẩm dư thừa của nhiều hộ gia đình vào chăn nuôi. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 41%. +Thu gom: rác sau khi thu gom được vận chuyển đến vị trí đặt côngtennơ để đổ. Vị trí đặt côngtennơ cách đường 21B khoảng 500m, cạch đường lớn thuận tiện cho xe ô tô vào vận chuyển đi. Mỗi khi côngtennơ chứa đầy rác, thôn sẽ báo với người chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường ở UBND thị trấn vận chuyển rác đi xử lý. Rác sẽ được công ty môi trường đô thị vận chuyển đến bãi rác Lam Sơn để xử lý. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 37%. Hình 4.6 Tỷ lệ % cách xử lý rác thải của người dân thôn Kim Bài c. Thôn Kim Lâm +Tự tiêu hủy: là hình thức phổ biến đang diễn ra trong thôn. Do ở thôn Kim Lâm mới bắt đầu áp dụng thu gom rác thải vảo tháng 1/2010 nên người dân chưa quen hẳn với việc tập trung rác thải chờ người thu gom đến đem đi mà thường tự tiêu hủy tại nhà như đốt rác trong vườn, đổ ra bờ ao, mương trong làng… gây ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 26,5%. + Tái sử dụng: Ngay trong thôn có hộ chuyên thu mua sắt vụn nên những phế liệu có thể tận dụng như: vỏ lon, đồ nhựa hỏng, đồ kim loại… họ đều tận dụng để đem bán. Trong thôn các hộ chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình là phổ biến nên thực phẩm dư thừa hầu như được giữ lại cho chăn nuôi. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 39 %. +Thu gom: là hình thức sử lý cuối cùng đối với nguồn rác thải trên địa bàn thôn. Rác thải không tận dụng được người thu gom vận chuyển ra bãi rác của thôn.Bãi rác của thôn được chọn là một thùng ngoài cách đồng của làng. Hình thức xử lý duy nhất tại đây là đốt rác và chỉ một phần rác thải cháy được. Bãi rác của thôn là một bãi rác lộ thiên nằm ngay cạch đường đi ra đồng nên khi người dân đi làm đồng sẽ phải ngửi mùi ở bãi rác bốc lên rất khó chịu. Mặt khác thùng cũng nằm cạch mương tưới tiêu nước nên nước chảy sang bên thùng chứa rác rất nhiều làm cho rác một phần bị dìm trong nước phân hủy và bốc mùi gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường nước, môi trường không khí tại đây. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 34,5% Hình 4.7 Tỷ lệ % cách xử lý rác thải của người dân thôn Kim Lâm d. Khu Phố + Tự tiêu hủy: Hình thức xử lý này diễn ra rất ít tại đây do ý thức người dân tham gia vào việc bảo vệ môi trường là khá cao. Theo khảo sát thực địa thì rất ít hộ vứt rác ra đường, phần rác tồn tại trên đường giao thông chủ yếu là do việc vứt rác bừa bãi của người qua đường. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 5,5%. + Tái sử dụng: Hình thức này diễn ra cũng không đáng kể. Việc tái sử dụng chủ yếu là việc giữ lại các phế thải có thể bán được để bán đồng nát nhưng hình thức này cũng không nhiều. Hình thức tái sử dụng thứ hai là tận dụng thực phẩm thừa làm thức ăn chăn nuôi là hầu như không có do các hộ gia đình tại Khu Phố hầu hết không chăn nuôi. Vì thế tại đây rác thải có thể tận dụng được hầu hết không được tận dụng mà đều bị thải bỏ. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 10%. + Thu gom: đây là hình thức xử lý chính tại khu Phố. Rác thải được người đi thu gom rác thu gom hàng ngày vận chuyển đến vị trí đặt côngtennơ và đổ ở đó. Sau đó thì công ty môi trường đô thị Hà Nội sẽ đến vận chuyển rác đến bãi rác Lam Sơn để xử lý. Tuy nhiên do vị trí đặt côngtennơ nằm ngay cạch đường 21B mà tuyến đường này xe cộ hàng ngày lưu thông qua lại rất đông nên gây ô nhiễm không khí và làm mất mỹ quan đô thị. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 84,5%. Hình 4.8 Tỷ lệ % cách xử lý rác thải của người dân khu Phố 4.5 Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt 4.5.1 Thái độ của nhà quản lý Theo điều tra thực tế cho thấy, những người có trách nhiện trong việc quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn cũng như ở thị trấn chưa có sự quan tâm sát xao đến công việc của mình dẫn đến tình trạng quản lý chưa chặt chẽ vấn đề thu gom, xử lý rác thải. Mặt khác những người chịu trách nhiệm quản lý này thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc của mình. Do đó việc tuyên truyền cho người dân hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường là rất kém. 4.5.2 Thái độ của người thu gom Theo kết quả phỏng vấn người thu gom rác thải của các thôn họ đều phản ánh là nhận được mức lương chưa thỏa đáng, cụ thể: ở thôn Cát Động là 500 nghìn đồng/người/tháng; thôn Kim Bài là 1 triệu đồng/người/tháng; thôn Kim Lâm là 500 nghìn đồng/người/tháng; khu Phố là 1triệu 450 nghìn đồng/người/tháng. Ngoài lương ra họ chưa có chế độ đãi ngộ nào trong khi phải tiếp xúc với mùi hôi thối từ rác thải. Khi được hỏi về ý thức của người dân trên địa bàn thị trấn thì đa số người dân chấp hành tốt việc đổ rác bên cạch đó vẫn có hành vi đổ rác ra những nơi công cộng một cách bừa bãi không đúng nơi quy định. 4.5.3 Thái độ của hộ gia đình + Mức phí vệ sinh hàng tháng: Các thôn trên địa bàn thị trấn đều thu mức phí chi trả cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Tuy nhiên có thôn thu theo nhân khẩu (thôn Kim Lâm 2.000 đồng/người/tháng; thôn Cát Động 1.500 đồng/người/tháng; khu Phố 3.000 đồng/người/tháng); có thôn thu theo hộ gia đình (thôn Kim Bài 5.000 đồng/hộ gia đình/tháng) không phân biệt các hộ các hộ sản xuất, kinh doanh và hộ không sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên có một vài hộ lại không đóng phí vệ sinh vì cho rằng họ không có mấy rác thải và họ có thể tự xử lý được không cần thu gom. Có 27% số hộ điều tra cho rằng mức phí đó là cao do các hộ đó thu nhập chính từ nông nghiệp. Có 48% số hộ cho rằng mức phí đó là phù hợp. Và 25% số hộ đánh giá mức phí đó thấp. + Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy địa điểm thường xuyên đổ rác của các hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của người dân, quy định chung của từng thôn. Nhìn chung các hộ gia đình thường để rác ở khu vực xung quanh nhà mình như trước ngõ, lề đường nơi xe đẩy rác đi qua... sau đó có người đến thu gom. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp đổ rác sai quy định, tiện đâu đổ đó. + Tham gia vào hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường: Đa số người dân được hỏi đều trả lời có tham gia don dẹp vệ sinh xung quanh nhà ở và tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào các buổi sáng thứ 7 hàng tuần. + Ý kiến của người dân về chất lượng của dịch vụ thu gom rác thải: Theo kết quả điều tra người dân về chất lượng của hoạt động thu gom rác thải tại thôn mình thì có 40% số người được hỏi cho là tốt, 20% cho là bình thường, 33% cho là chưa tốt, 7% có ý kiến khác. Một phần nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của người thu gom còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của các hộ gia đình để ở túi nilon, xô hoặc bao tải, không quét dọn đường làng, ngõ xóm và rác rơi vãi… Như vậy, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục. Hình 4.9 Đánh giá của người dân về chất lượng thu gom RTSH 4.6 Dự báo lượng rác thải phát sinh của thị trấn đến năm 1015 Nền kinh tế phát triển và sự gia tăng dân số là hai yếu tố quyết định đến lượng rác thải phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. Khi kinh tế phát triển đời sống người dân được nâng cao, dân số tăng lên làm cho lượng rác thải cũng tăng lên. Theo quan điểm quy hoạch kinh tế - xã hội của huyện thì tốc độ đô thị hóa của huyện nói chung và của thị trấn nói riêng trong những năm tới là rất lớn, do vậy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh sẽ tăng lên rất đáng kể do dân số tăng lên từ việc gia tăng dân số tự nhiên, do dân di cư từ nơi khác đến và do kinh tế phát triển hơn. Bảng 4.9 Dự báo dân số thị trấn Kim Bài đến năm 2015 Năm Tỷ lệ gia tăng dân số (%)(*) Dân số dự báo (người) 2009 1,05 6223 2010 1,15 6295 2011 1,07 6362 2012 1.20 6438 2013 1,18 6514 2014 1,13 6588 2015 1,11 6661 (Nguồn: (*) Báo cáo tổng hợp cơ cấu dân cư UBND thị trấn Kim Bài giai đoạn 2005-2015) Dựa vào dân số dự báo và tình hình tăng trưởng kinh tế của thị trấn, ta có thể ước tính giả sử trung bình mỗi năm lượng rác thải phát sinh sẽ tăng 0,05 kg/người/ngày. Ta có dự báo lượng rác thỉa phát sinh đến năm 2015 ở bảng dưới đây: Bảng 4.10 Dự báo lượng rác thải phát sinh của thị trấn Kim Bài đến năm 2015 Năm Dân số dự báo (người) Lượng rác phát sinh theo đầu người (kg/ngày) Khối lượng rác phát sinh (tấn/ngày) 2009 6223 0,63 3,92 2010 6295 0,68 4,28 2011 6362 0,73 4,65 2012 6438 0,78 5,02 2013 6514 0,83 5,41 2014 6588 0,88 5,8 2015 6661 0,93 6,2 Với sự gia tăng về lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày ở năm 2009 là 3,92 tấn/ngày và đến năm 2015 là 6,2 tấn/ngày. Cùng với sự phát triển ngày càng tăng của kinh tế, mức sống tăng cao và sự đa dạng về các ngành nghề dịch vụ… thì thành phần và tính chất của rác thải sinh hoạt cũng sẽ thay đổi đa dạng phong phú hơn nhiều. Như vậy chắc chắn sẽ gây áp lực về diện tích bãi đổ thải, áp lực đến cảnh quan và môi trường. Vì vậy thị trấn cần có những biện pháp về quản lý và xử lý thích hợp để có thể kiểm soát được lượng rác thải phát sinh hàng ngày và giữ gìn được môi trường sống trong lành. 4.7 Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Kim Bài 4.7.1 Những hạn chế trong công tác quản lý, xử lý rác thải a. Hạn chế trong công tác quản lý + Chưa có hệ thống quản lý chất thải chung cho toàn thị trấn mà vẫn là từng thôn tự quản lý, thị trấn chỉ có một cán bộ chuyên trách về môi trường nên vấn đề thu gom và phản ánh của người dân chưa được chú ý giải quyết. + Thiếu sự đầu tư cho công tác quản lý chất thải. Cụ thể là trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu, cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Mức phí vệ sinh môi trường còn chưa hợp lý, chưa công bằng, chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho công tác quản lý rác thải. + Công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ dẫn đến không theo dõi được tần xuất thu gom có đúng như quy định hay không, và vũng không theo dõi được lượng rác thải phát sinh trên toàn thị trấn. + Hoạt động tuyên truyền vấn đề rác thải nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung mới chỉ mang tính chất phát động, chưa được triển khai liên tục. Công tác tuyên truyền chủ yếu là đọc trên loa phát thanh. Kết quả điều tra hộ gia đình cho thấy có 35% số hộ gia đình được hỏi thường xuyên nghe hệ thống phát thanh của thôn tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường; 22% trả lời thỉnh thoảng nghe; 29% không để ý và 14% chưa từng nghe. Hình 4.10 Hiệu quả của phương tiện truyền thanh Như vậy, có thể thấy công tác giáo dục, tuyên truyền chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế. b. Hạn chế trong công tác xử lý + Việc thu gom rác thải mới chỉ dừng lại ở việc đổ rác từ các dụng cụ chứa rác của các hộ gia đình, chưa chú ý đến việc quét dọn đường làng, ngõ xóm (trừ khu Phố). + Trên địa bàn thị trấn hoàn toàn chưa được phổ biến về phân loại rác thải nên nhận thức của người nhân còn kém. Nhiều người còn cho rằng rác là thứ bỏ đi không cần mất công phân loại. Một số hộ nhận thức được tầm quan trọng của phân loại rác thì cho rằng khó có thể thực hiện trong điều kiện hiện nay khi mà có phân loại thì lúc thu gom các loại rác vẫn được đổ chung với nhau. + Ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn hiện tượng đổ rác không đúng quy định làm mất mỹ quan, tăng thêm sự vất vả của công nhân thu gom. + Rác thải chưa được đem đi xử lý toàn bộ, mới chỉ có thôn Kim Bài và khu Phố là được công ty môi trường đô thị vận chuyển rác đi xử lý, còn lại rác thải sau thu gom chỉ được đổ tại bãi rác lộ thiên của thôn. Mặt khác việc đốt rác tại những bãi rác này đã gây nên tình trạng ô nhiễm không khí mà đối tượng phải chịu sự ô nhiễm này chính là người dân sống trong thôn làm tổn hại đến sức khỏe người dân. + Việc áp dụng các văn bản pháp luật trong công tác quản lý và xử lý rác thải chưa phát huy được trong thực tế, chưa áp dụng các hình phạt đối với người đổ rác không đúng nơi quy định. 4.7.2 Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải a. Biện pháp quản lý Với dự báo lượng rác thải phát sinh trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu cấp bách trong công tác quản lý rác thải tại thị trấn chính vì vậy cần phải có những biện pháp quản lý thích hợp. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng, ta có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng…nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn thị trấn. + Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững được tình hình môi trường chung của thị trấn, nâng cao hiệu quả quản lý Mỗi thôn có người phụ trách quản lý về môi trường. Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác thải về kĩ thuật thu gom, phân loại rác, có trách nhiệm trong công việc của mình và chịu sự quản lý của cán bộ quản lý môi trường của từng thôn. Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý mình. + Thực hiện quản lý chung cả thị trấn chứ không quản lý riêng từng thôn như hiện nay. Như vậy sẽ nắm bắt được tình hình phát sinh rác của thị trấn và cũng sẽ dễ dàng lựa chọn biện pháp quản lý thích hợp. + Tăng ngân sách nhà nước cho hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường, phải có quỹ môi trường để chi trả cho các hoạt động khuyến khích và giải quyết sự cố môi trường ngay tại địa phương. + Công nhân trực tiếp làm việc thu gom rác phải được xếp ở ngành lao động độc hại từ đó có chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động cho phù hợp. + Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực hiện nếp sống văn minh, không đổ rác và vứt rác bừa bãi. Đối tượng mà công tác tuyên truyền giáo dục nên hướng đến là: trẻ em và thanh thiếu niên; những người làm chủ doanh nghiệp, cửa hàng, trung tâm thương mại..; hành chính công cộng… và tất cả các tầng lớp nhân dân trong thị trấn. Đối với vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng thì nâng cao nhận thức cũng như ý thức của người dân việc làm rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của vấn đề bảo vệ môi trường sống bởi để có được môi trường trong sạch thì không chỉ là sự cố gắng của một vài người mà cần có sự quan tâm của toàn xã hội thì mới có thể thực hiện được. + Tiến hành phân loại rác tại nguồn, tuyên truyền cho người dân biết cách phân loại rác thải trước khi đem thải bỏ. Thực hiện quản lý rác theo phương thức 3R (reduce - giảm thiểu, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế). Reduce: Giảm thiểu, đó là việc hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các loại túi nilon, các loại đồ hộp phục vụ ăn uống…. Reuce: Tái sử dụng, đó là việc phân loại và tận dụng những phế liệu bán cho người thu mua và tái chế, thực phẩm dư thừa tận dụng cho chăn nuôi. Recycle: Tái chế, tận dụng các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy để sản xuất phân bón, sản xuất khí sinh học. + Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa. Những gia đình có ý thức trách nhiêm trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương và những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị lêu tên trên loa phát thanh hàng ngày. b.Biện pháp xử lý Theo xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp. + Đối với rác thải hữu cơ như: thực phẩm thừa, lá cây, phế thải nông nghiệp… Sử dụng biện pháp làm phân ủ: đây là biện pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mang lại hiệu quả rất cao trong xử lý rác thải. Có thể kết hợp phương pháp này với việc ủ phân chuồng, bùn thải biogas cũng như tận dụng được nguồn rác làm phân bón ruộng hoặc bón cho cây trồng lâu năm giúp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Tuy nhiên loại phân ủ này vẫn còn chứa nhiều vi sinh vật có hại sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe con người nếu không được xử lý cẩn thận. Có thể sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình vào những vụ thu hoạch, tận dụng phế thải đồng ruộng, chất thải chăn nuôi và một phần chất thải sinh hoạt. Xây dụng nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh chung cho cả huyện sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phục vụ nhân dân trong huyện như vậy sẽ tận dụng được triệt để nguồn rác thải hữu cơ. + Đối với rác thải không tái chế được như: gạch ngói, đất đá, thủy tinh…biện pháp xử lý thích hợp là chôn lấp. Hiện nay, biện pháp mà thị trấn áp dụng là thuê công ty môi trường đô thị Hà Nội về vận chuyển đi, do phí vận chuyển đi như vậy rất cao (1 triệu 200 nghìn đồng/chuyến ) nên khó có thể áp dụng biện pháp này lâu dài. Mặt khác do nguồn kinh phí cho việc xử lý có hạn nên không thể áp dụng cho toàn thị trấn ( chỉ áp dụng cho khu Phố và thôn Kim Bài). Trước tình hình đó thì việc xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh chung cho toàn huyện là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp xóa bỏ những bãi rác lộ thiên đang tồn tại ở các thôn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận sau: + Thanh Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội có tiềm năng phát triển kinh tế cao, tốc độ đô thị hóa nhanh nên lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày cao. Thị trấn Kim Bài là nơi có kinh tế và mức sống cao nhất trong huyện nên lượng rác thải phát sinh tại đây là rất lớn, trung bình một ngày phát sinh 6,29 tấn rác. Lượng rác thải bình quân theo đầu người năm 2009 là 0,63kg/người/ngày. Vào các ngày cuối tuần, các ngày lễ tết lượng rác thải phát sinh lại tăng mạnh. Hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình chiếm 62,32% tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn. + Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đã được thực hiện trong khu vực nhưng hiệu quả thu gom mới chỉ đạt ở mức trung bình. Mặt khác công tác xử lý rác thải trên địa chưa được quan tâm về nhân lực, đầu tư công nghệ và quản lý. Các bãi đổ rác chỉ mang tính chất tình thế nên làm nảy sinh nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới lỹ quan, các thành phần môi trường và sức khỏe của người dân. + Tại khu vực nghiên cứu, công tác quản lý rác thải hầu như chưa được quan tâm đúng mức, chưa triển khai đến các đơn vị, các cơ quan hành chính cũng như cộng đồng dân cư. + Rác thải chưa được phân loại tại nguồn, chưa áp dụng phương pháp phân loại và thu gom hợp vệ sinh. Theo kết quả điều tra thì người dân sẵn sàng phân loại rác thải nếu được hướng dẫn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiến tới thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thị trấn. + Hiện nay, trên địa bàn thị trấn chưa có khu xử lý rác tập trung, rác thải vẫn được đổ lộ thiên gây ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân. + Công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường cho người dân đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, dẫn đến ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường còn thấp gây khó khăn cho công tác quản lý. 5.2 Đề nghị Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn, tôi xin đưa ra một số đề nghị như sau: + Tăng cường hiệu quả của công tác phân loại , thu gom và đổ thải rác có hiệu quả. + Cần có cán bộ chuyên trách về vệ sinh môi trường ở cấp cơ sở, nâng cao năng lực quản lý rác thải từ cấp huyện đến cấp xã. + Thành lập các tổ hoạt động bảo vệ môi trường, phát huy vai trog của các tổ chức quần chúng như hội phụ nữ, hôi người cao tuổi, đoàn thanh niên… + Tổ chức phổ biến kiến thức về môi trường cho người dân đồng thời cần có chế tài xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định nhằm nâng cao ý thức của người dân. + Xây dựng kế hoạch xử lý tổng hợp rác thải cho toàn khu vực như xây dựng khu xử lý rác làm phân vi sinh, xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh vận hành đúng quy trình kỹ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272i7873u tra th7921c tr7841ng v 2737873 xu7845t m7897t s7889 b.doc
Tài liệu liên quan